Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
1. Kiến thức:
-Thông qua các hoạt động, học sinh nhận biết được nội dung cơ bản của cuốn sách giáokhoa Ngữ văn 6- bộ “ Cánh diều”.
-Biết được một số phươg pháp học đọc, học viết, học nghe và nói theo từng thể loại.
-Chia sẻ được tâm tình khi nói về môi trường học tập mới, những niềm vui và sự hồi hộpkhi gặp thầy mới, bạn mới.
-Biết cấu trúc một bài học trong SGK và cách tiếp cận từng hoạt động trong từng bài.
2. Năng lực:
-Giải quyết vấn đề: nêu được những khó khăn của học sinh khi tiếp cận chương trìnhSGK mới và hướng giải quyết.-Hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp.-Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng mộtcách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp.
3. Phẩm chất:
-Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam thể hiện qua các nội dung bài học: cảm thu văn học, sử dụng tiếng mẹ đẻ, ...
-Luôn trung thực, có trách nhiệm, biết vươn lên tự hoàn thiện bản thân.
-Tự học: khám phá nội dung SGK - liên hệ - trao đổi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học Ngữ văn 6 Sách Cánh diều - Năm học 2022-2023
1 KẾ HOẠCH BÀI HỌC NGỮ VĂN 6 Bộ sách: CÁNH DIỀU (Năm học 2022-2023) Ngày dạy: Tiết 1,2,3,4: BÀI MỞ ĐẦU NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH NGỮ VĂN 6 Thời gian thực hiện: 4 tiết ---------------- A.MỤC TIÊU 1.Kiến thức: - Thông qua các hoạt động, học sinh nhận biết được nội dung cơ bản của cuốn sách giáo khoa Ngữ văn 6- bộ “ Cánh diều”. - Biết được một số phươg pháp học đọc, học viết, học nghe và nói theo từng thể loại. - Chia sẻ được tâm tình khi nói về môi trường học tập mới, những niềm vui và sự hồi hộp khi gặp thầy mới, bạn mới. - Biết cấu trúc một bài học trong SGK và cách tiếp cận từng hoạt động trong từng bài. 2. Năng lực: - Giải quyết vấn đề: nêu được những khó khăn của học sinh khi tiếp cận chương trình SGK mới và hướng giải quyết. - Hợp tác: tham gia hoạt động nhóm, điều chỉnh thái độ, cách ứng xử phù hợp. - Năng lực giao tiếp: Khiêm tốn, lắng nghe tích cực trong giao tiếp. Diễn đạt ý tưởng một cách tự tin; thể hiện được biểu cảm phù hợp với đối tượng và bối cảnh giao tiếp. 3. Phẩm chất: -Yêu Tổ quốc: Có ý thức tìm hiểu và gìn giữ các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam thể hiện qua các nội dung bài học: cảm thu văn học, sử dụng tiếng mẹ đẻ, ... - Luôn trung thực, có trách nhiệm, biết vươn lên tự hoàn thiện bản thân. -Tự học: khám phá nội dung SGK - liên hệ - trao đổi tìm kiếm sự giúp đỡ. II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU - Giáo viên: Thiết bị, học liệu: Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập, tài liệu tham khảo. - Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước bài. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: (1) Hát tập thể bài “ Em yêu trường em.” (2)Quan sát các hình ảnh, thông tin trên bìa cuốn SGK Ngữ văn 6, tập 1 và cho biết: Cảm nhận của em về tên bộ sách và cuốn Ngữ văn 6 tập 1, tập 2? * Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát, trả lời câu hỏi. 2 * Báo cáo kết quả: Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá, bổ sung. * Đánh giá nhận xét, dẫn vào bài: Ngữ văn là môn học công cụ. Các văn bản khiến chúng ta rung động trước những cảnh, những người được tái hiện để rồi trái tim mình biết yêu thương nhiều hơn, biết sống nhân hậu và lương thiện hơn, biết phấn đấu vượt qua mọi khó khăn để đạt mục tiêu trong cuộc sống... Ngữ văn còn giúp chúng ta nghe, nói, đọc viết đúng hơn, hay hơn, thuyết phục hơn... Vì vậy, có thể nói, môn Ngữ văn giúp ta làm giàu trí tuệ, làm đẹp tâm hồn, làm giàu tình cảm... Vậy chương trình ngữ văn 6 gồm những gì? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức *CÁC NỘI DUNG CẦN THỰC HIỆN: Phần 1: Tìm hiểu nội dung Sách Ngữ văn 6 I. HỌC ĐỌC 1. Đọc hiểu văn bản truyện 2. Đọc hiểu văn bản thơ 3. Đọc hiểu văn bản kí 4. Đọc hiểu văn bản nghị luận 5. Đọc hiểu văn bản thông tin 6. Rèn luyện Tiếng Việt II. HỌC VIẾT III. HỌC NÓI VÀ NGHE Phần 2: Tìm hiểu cấu trúc của sách và cấu trúc của mỗi bài học trong sách. Phần 3: Hướng dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị bài học, ghi bài, tự đánh giá, hướng dẫn tự học. * THỜI LƯỢNG THỰC HIỆN: 4 tiết NỘI DUNG 1: TÌM HIỂU NỘI DUNG SÁCH NGỮ VĂN 6 a) Mục tiêu: Nhận biết được nội dung cơ bản về sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân để hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân vào phiếu học tập đã hoàn thiện của mình. d) Tổ chức thực hiện hoạt động. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: *Trước khi đọc nội dung sgk Ngữ văn 6 - HS hoàn thiện bảng sau: Phiếu số 1: Bảng KWL Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 6 Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 6 Những điều học được (Cuối tiết học sẽ điền cột này) ... ... ... ... - GV chiếu cho HS xem video Giới thiệu Sách giáo khoa Ngữ văn GV yêu cầu HS chú ý lắng nghe, nắm được các thông tin để trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt GV yêu cầu HS đọc phần Nội dung Sách Ngữ văn 6 (tr A. TÌM HIỂU NỘI DUNG 3 5/SGK).Yêu cầu đọc to, rõ ràng. SÁCH NGỮ VĂN 6 Phiếu học tập số 2: Tìm hiểu nội dung I. Đọc của sách Ngữ văn 6 Nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nội dung tìm hiểu 1. Đọc hiểu văn bản truyện 2. Đọc hiểu văn bản thơ 3. Đọc hiểu văn bản kí 4. Đọc hiểu văn bản thông tin và 5. Đọc hiểu văn bản thông tin Câu hỏi tìm hiểu Thống kê các văn bản và nội dung của các văn bản trong từng thể loại. GV tổ chức trò chơi Liệt kê nhanh. * Chuyển giao nhiệm vụ: Mỗi em sẽ hoàn thành nhanh nhiệm vụ trên phiếu học tập 02 trong thời gian 5 phút. + Liệt kê tên các văn bản được học trong chương trình theo thể loại. + Nêu nội dung chính của các văn bản đó. * Thực hiện nhiệm vụ. Các nhóm thảo luận, hoàn thành nhanh sản phẩm PHT. * Báo cáo sản phẩm. * GV nhận xét, chốt kiến thức I. HỌC ĐỌC 1. Các thể loại văn bản đọc hiểu: Thể loại Các văn bản tìm hiểu Văn bản t...ược cấu trúc của sách và các bài học trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6. b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện hoạt động HĐ của GV và HS Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG THEO CẶP: * Chuyển giao nhiệm vụ: B. TÌM HIỀUCẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6 7 HS đọc phần CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 6 (Tr 13/SGK) trả lời các câu hỏi sau. + Sách Ngữ văn 6 (2 tập) có tổng sô bao nhiêu bài học? + Cấu trúc của một bài học trong sách gồm những phần chính nào? Những nhiệm vụ mà các em cần làm ở lớp và ở nhà là gì? + Theo em, tại sao cần biết cấu trúc của sách trước khi học? * Thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ nhiệm vụ. + GV quan sát, động viên. * Báo cáo, thảo luận: + Đại diện các em báo cáo sản phẩm thảo luận. + HS nhận xét lần nhau. * Kết luận, nhận định: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức. - Sách Ngữ văn 6 gồm 10 bài học. - Mỗi bài học đều giúp HS thực hành 4 kĩ năng: Đọc hiểu văn bản - Viết - Nói và nghe. - Cuối mỗi bài học có phần Tự đánh giá và Hướng dẫn tự học. NỘI DUNG 3: HƯỚNG DẪN HỌC SINH SOẠN BÀI, CHUẨN BỊ BÀI HỌC, GHI BÀI, TỰ ĐÁNH GIÁ. a) Mục tiêu: học sinh nắm được khâu soạn bài, chuẩn bị bài học, ghi bài, tự đánh giá, hướng dẫn tự học. b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập. c) Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm. d) Tổ chức thực hiện hoạt động ? Trước khi học bài mới, em cần phải có công đoạn gì? - Công đoạn soạn bài, chuẩn bị bài học ?Công đoạn soạn bài, chuẩn bị bài học em cần tiến hành như thế nào? - Đọc trước nội dung bài học, trả lời các câu hỏi sau mỗi bài học vào vở soạn bài ở nhà. - Thực hiện các phiếu học tập thầy cô giao trước về nhà. - Trao đổi, thảo luận với bạn về nội dung sẽ học. Tìm kiếm thông tin có liên quan đến bài học trên mạng để phục vụ cho bài học. 1, Hướng dẫn học sinh soạn bài, chuẩn bị bài học 1.1 Chuẩn bị đầy đủ phương tiện học tập: a. Sách: - Bắt buộc: Sách giáo khoa (quyển tập 1 và tập 2) - Sách tham khảo: (Khuyến khích học sinh đọc thêm để mở rộng hiểu biết) Ví dụ: + Truyện dân gian Việt Nam + Dế Mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài + Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” – Trần Đăng Khoa ... b. Chuẩn bị đủ vở ghi 3 quyển: - Vở trên lớp: ghi chép nội dung học trên lớp và những dặn dò cho bộ môn - Vở soạn: dùng để soạn phần nhiệm vụ ở nhà 8 + Đối với truyện: tóm tắt văn bản (có thể làm miệng), tìm bố cục, trả lời câu hỏi trong SGK (theo khả năng tìm hiểu của bản thân) + Đối với thơ: không soạn tóm tắt, chỉ tìm bố cục, trả lời câu hỏi SGK - Vở bài tập: Làm bài tập của bài học GV giao. 1.2. Sự chuẩn bài trước tiết học - Mang đầy đủ sách, vở bộ môn khi đến lớp; - Đọc bài (ít nhất 3 lần), soạn bài, làm bài đầy đủ trước khi đến lớp; - Tập kể lại truyện nhiều lần không nhìn vào sách, vở; - Sưu tầm tài liệu liên quan bài học (video, clip, hình ảnh, bài hát,...) - Thường xuyên đọc sách, báo, truyện, ... phù hợp với lứa tuổi và có tính nhân văn; - Cần đọc nhiều để mở rộng kiến thức, trau dồi vốn từ, mở rộng kiến thức; - Chia sẻ những thắc mắc, những tâm đắc cho bạn bè (qua mail, điện thoại, ...) Với Đọc hiểu văn bản: - Tóm tắt, nắm được nội dung, nghệ thuật; - Đọc thêm nguyên tác để hiểu rõ về đoạn trích. Với Thực hành Tiếng Việt: - Thực hành nhiều bài tập; - Tìm thêm ví dụ. Với kĩ năng Viết: - Lập dàn ý, học cách viết theo từng thể loại (tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng); - Tập viết nhiều để rèn kĩ năng tạo lập văn bản (viết từng đoạn vàviết thành bài). Với kĩ năng Nói và nghe: Tập điều chỉnh thái độ, cảm xúc và kĩ năng nói/nghe cho phù hợp; tích cực khắc phục các lỗi mắc phải. ? Em cần ghi chép như thế nào? 2, Hướng dẫn học sinh ghi bài -Ghi bài theo nội dung giáo viên trình bày trên bảng: - Chú ý lắng nghe để ghi chép chắt lọc nội dung thầy cô truyền tải. -Tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ . 9 ? Em cần tự đánh giá như thế nào sau mỗi bài học? 3, Hướng dẫn học sinh tự đánh giá -Học sinh nhận rõ những sai lầm của mình và tìm cách giải quyết vấn đề một cách chính xác -Đánh giá mới để tiếp tục ghi nhận sự tiến bộ của bản thân. -Lưu giữ hồ sơ học tập của cá nhân. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để thực hiện bài tập giáo viên giao. b) Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân hoàn thành phiếu KWL và sơ đồ tư duy bài học. c) Sản phẩm học tập: - Mục L trong phiếu KWL - Sơ đồ tư duy cá nhân về nội dung bài học. d) Tổ chức thực hiện: * Chuyển giao nhiệm vụ: - Hoàn thành phiếu KWL (Cột Những điều học được) Phiếu học tập số 1: Bảng KWL Những điều em đã biết về SGK Ngữ văn 6 Những điều em mong đợi học được ở SGK Ngữ văn 6 Những điều học được ...p dẫn của thiên truyện? 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Nội dung 1: Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết a) Mục tiêu: Giúp hs nhận diện thể loại truyền thuyết. b) Nội dung hoạt động: Tìm hiểu đặc điểm cơ bản của truyền thuyết. c) Sản phẩm học tập: Khái niệm truyện truyền thuyết d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK trang 14, 15 để nêu những hiểu biết về thể loại. + Khái niệm của truyện truyền thuyết? + Phân loại truyền thuyết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập I, Tìm hiểu về thể loại truyền thuyết 1, Khái niệm: - Truyện truyền thuyết là loại truyện dân gian, có yếu tố hoang đường, kì ảo, kể về các sự việc và nhân vật liên quan đến lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc phong tục, 12 HS đọc Tri thức đọc hiểu trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập - HS trình bày cá nhân. - Các HS khác nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ: - GV nhận xét và chuẩn kiến thức. cảnh vật địa phương theo quan niệm của nhân dân. 2, Phân loại truyền thuyết + Truyền thuyết thời Hùng Vương – thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Đặc điểm: gắn với việc giải thích nguồn gốc dân tộc và công cuộc dựng nước, giữ nước thời đại vua Hùng. + Truyền thuyết của các triều đại phong kiến. Đặc điểm: bám sát lịch sử hơn, và sử dụng ít yếu tố hoang đường, kì ảo hơn các truyền thuyết thời Hùng Vương. Nội dung 2: Phân tích văn bản Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt a) Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được những nét khái quát về văn bản. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ , bằng phiếu học tâp. d) Tổ chức hoạt động: *PP, kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, động não, làm việc nhóm thông qua phiếu bài tập. GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, nhấn giọng ở những chi tiết kì lạ. Chú ý lời nói của các nhân vật. GV đọc mẫu. Gọi 3 HS đọc Nhận xét cách đọc của các bạn? GV nhận xét bổ sung Gọi HS đọc chú thích (Sgk) - GV phát phiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc nhóm để điền thông tin vào phiếu bài tập. - Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Văn bản : Bố cục văn bản Nhận vật chính Sự việc chính Phương thức BĐ Gv chiếu các sự việc , yc hs tóm tắt. Tóm tắt. Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng làm ruộng. Một hôm bà vợ ra đồng, ướm chân mình vào vét chân lạ, rồi có thai, sau sinh ra một cậu bé khôi ngô, nhưng 3 tuổi mà chẳng biết I. II. Tìm hiểu chung văn bản Thánh Gióng 1, Đọc 2, Tác phẩm * Phương thức BĐ: Tự sự * Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 4 phần - Phần 1: Từ đầu đến “đặt đâu nằm đấy” (Sự ra đời của Thánh Gióng) -Phần 2: Tiếp đến“cứu nước”(Sự lớn lên của Thánh Gióng) - Phần 3: Tiếp đến“...bay lên trời” (Thánh Gióng đánh giặc và về trời) - Phần 4: Còn lại ( các dấu tích còn lại) * Nhân vật và sự việc: - Nhận vật chính: Thánh Gióng - Truyền thuyết Thánh Gióng liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương: + Đã có những cuộc chiến tranh ác liệt diễn ra giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc. + Người Việt thời bấy giờ đã chế tạo ra vũ khí bằng sắt, thép. + Người Việt cổ đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. - Sự việc chính: 13 nói, biết cười. Khi giặc Ân xâm lược nước ta. Giống bỗng cất tiếng nói yêu cầu nhà vua sắm roi sắt, ngựa sắt để đi đánh giặc. Sau đó, Gióng ăn rất khỏe, bà con xóm làng góp gạo, nuôi chú. Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành một tráng sĩ cao lớn, hùng mạnh. Nhận được các thứ cần thiét, Gióng nhảy lên ngựa, vung roi đi dánh giặc. Giặc tan, Gióng lên núi Sóc và bay về trời. Nhân dân nhớ ơn, lập đền thờ, Hùng Vương phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Đến bây giờ vẫn còn các dấu tích: ao, hồ, tre đằng ngà, làng Cháy và Hội làng Phù Đổng- hội Gióng để kỉ niệm. Tìm hiểu chú thích: + Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK. + HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. - HS đọc chú thích SGK trang 16, 17 - Giải thích các từ khó trong phần chú thích. + Hoàn cảnh ra đời khác thường của Gióng. + Gióng xin đi đánh giặc và lớn nhanh như thối. + Gióng ra trận đánh thắng giặc và bay về trời. + Vua và dân làng ghi nhớ công ơn của Gióng; những dấu tích Gióng để lại.. C, Từ khó ( SGK-T15, 16, 17, 18) III, Đọc – hiểu văn bản . a) Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự ra đời của Thánh Gióng vừa bình thường vừa khác thường. b) Nội dung hoạt động: Đọc và tìm các chi tiết trong văn bản c) Sản phẩm học tập: Sự ra đời của Thánh Gióng vừa bình thường vừa khác thường. d) Tổ chức thực hiện: - Sử dụng kĩ thuật động não - PP: Thảo luận nhóm, Giải quyết vấn đề * Ch...lá rách đã trở thành truyền thống tốt đẹp ngàn đời của cha ông ta. Bên canh đó, ai cũng mong chú giết giặc cứu nước, họ gặp nhau ở 1 điểm đó là tình thần yêu nước và mong muốn có 1 ng ah sẽ bảo vệ đất nước. Chi tiết này cho ta thấy ty thương đoàn kết đồng lòng của nhân dân trong hoàn cảnh đất nước gặp khó khăn thử thách Người anh hùng Gióng được sinh ra từ nhân dân, được nhân dân nuôi lớn trường thành bởi vậy sẽ mang theo sức mạnh của G không chỉ là sức mạnh của 1 người, không phải là sức mạnh của thần linh mà chính là sức mạnh từ ý chí, từ tinh thần, và cả từ vật chất hành động của đông đảo toàn dân trên đất nước ta đó là sức mạnh của toàn dân và khi người người hợp sức lại giống như 1 bó đũa lớn không thể nào bẻ gãy nó tạo nên một sức mạnh phi thường không thể nào bẻ gãy tạo nên một sức mạnh đồng hành cùng người chiến sĩ ấy trong qúa trình đánh giặc. Vậy Gióng đã đánh giặc như thế nào? Chúng ta cùng sang phần 3 a) Mục tiêu: hs hiểu được sự anh hùng, dũng cảm, khí thế tiến công mãnh liệt của Thánh Gióng, sự ra đi bắt tử của Tgióng. b) Nội dung hoạt động: Đọc và tìm các chi tiết trong văn bản c) Sản phẩm học tập: Hình ảnh, chi tiết Thánh Gióng đánh giặc d) Tổ chức thực hiện: 3. Thánh Gióng đánh giặc - Sử dụng kĩ thuật động não. - PP: giải quyết vấn đề. HĐ cá nhân: *Chuyển giao nhiệm vụ - GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi, hoạt động nhóm 1. Chỉ bức tranh trong SGK. Bức tranh trên vẽ lại cảnh gì? Bằng lời văn của mình, em hãy kể lại đoạn Gióng ra trận đánh giặc? 2. Nhận xét cách miêu tả trong đoạn văn? 3. Khi roi sắt gãy Gióng đã làm gì? 4. Chi tiết Gióng nhổ những bụi tre bên đường quật vào giặc khi roi sắt gãy có ý nghĩa gì? 5. Qua đây em hiểu thêm gì về nhân vật Thánh Gióng? * Hđ nhóm: Theo em, nguyên nhân nào giúp Gióng có chiến công này? ➔* Thực hiện nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân, hoạt động nhóm, suy nghĩ, trả lời. - HS hình thành kĩ năng khai thác văn bản. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. * Báo cáo kết quả: - Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi Giặc đến chân núi sứ giả mang ... Gióng vươn vai thành một tráng sĩ... - Mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu, đánh giết 17 hết lớp này đến lớp khác - Chi tiết tưởng tưởng, kì ảo. - Roi sắt gẫy, nhổ những bụi tre bên đường quật vào giặc. - Sinh động, cụ thể như mở ra trước mắt ta bức tranh hoành tráng, kỳ vĩ về người anh hùng đánh giặc, cứu nước. - Nhổ tre làm vũ khí đánh giặc. - Tinh thần tiến công mãnh liệt của người anh hùng. Thảo luận nhóm: ? Theo em nguyên nhân nào giúp Gióng có chiến công này? Dự kiến: Người anh hùng Gióng, sự chung sức của nhân dân, vũ khí: hiện đại, thô sơ.. + Sức mạnh của tổ tiên, thần thánh( sự ra đời thần kì) + Sức mạnh của tập thể, cộng đồng ( bà con, làng xóm góp gạo nuôi Gióng) + Sức mạnh của thiên nhiên, văn hoá, kĩ thuật( núi non khắp vùng trung châu, tre và sắt) Là nhân vật anh hùng thần thoại tiêu biểu cho sức mạnh tiềm tàng của lòng yêu nước quật cường của dân tộc Việt Nam thời đại Hùng Vương * Đánh giá nhận xét: - HS khác theo dõi, đánh giá, nhận xét, bổ sung. - GV chốt và chuyển ý: G đánh giặc bằng những hành động rất mạnh mẽ, dứt khoát quyết đoán ..Và có một hành động roi sắt gãy Gióng đã vận dụng ngay những loài cây rất thân thuộc của nhân dân ta đó là cây tre, Gióng nhổ tre để quật vào giặcnhư vậy chúng ta thấy không chỉ có sức mạnh của con người mà còn có cả sức mạnh của thiên nhiên, cũng góp phần làm nên chiến thắng của Gióng. Sự oai phong, lẫm liệt chính là những từ khóa mà ta có thể thấy được khi chững kiến Gióng đánh giặc. Sức mạnh của Gióng là sức mạnh không gì có thể địch nổi: đó là sức mạnh của nhân dân, sức mạnh của ý chí, của tinh thần đoàn kết và đồng lòng quyết tâm cùng đánh giặc và làm mạnh thêm sức mạnh ấy là thiên nhiên cây cỏ cũng góp phần vào đánh giặc. - Là nhân vật anh hùng thần thoại tiêu biểu cho sức mạnh tiềm tàng của lòng yêu nước quật cường của dân tộc Việt Nam thời đại Hùng Vương. a) Mục tiêu: hiểu được hành động Gióng không ở lại mà bay về trời là hành động không màng danh lợi, và bất tử trong lòng dân tộc. b) Nội dung hoạt động: Đọc và tìm các chi tiết trong văn bản c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời cá nhân bằng ngôn ngữ d) Tổ chức thực hiện: *Chuyển giao nhiệm vụ 1. Sau khi đánh tan giặc, anh hùng Gióng đã làm gì? Chi tiết ấy gợi cho em suy nghĩ như thế nào? 2. Hình tượng Gióng có ý nghĩa gì? Gợi cho em suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân? * Thực hiện nhiệm vụ: 4. Gióng về trời: - Sau khi thắng giặc, Gióng cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay thẳng lên trời. => Là người có công đánh giặc. - Không màng danh lợi - Bất tử trong lòng dân tộc. - 18 - Học sinh đọc ngữ liệu văn bản. - HS hoạt động cá nhân kết quả ghi vào phiếu bài tập. - GV quan sát, hỗ ...nào? Tên truyện Thánh Gióng gợi cho em những suy nghĩ gì về thái độ của người kể đối với nhân vật? 3, Chi tiết: “Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng.” Đã thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần trên? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. 1, Tìm các chi tiết cho thấy truyện có liên quan đến lịch sử? Truyền thuyết “Thánh Gióng” liên quan đến sự thật lịch sử ở thời đại Hùng Vương: - Cuộc chiến tranh ác liệt giữa dân tộc ta và giặc ngoại xâm từ phương Bắc là những trận chiến có thật trong lịch sử. - Người Việt đã cùng đoàn kết đứng lên chống giặc ngoại xâm, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc. 2, Trong truyện, Thánh Gióng bộc lộ những phẩm chất dũng cảm, mưu trí và có sức khỏe vô song, đánh giặc cứu nước, hoàn thành nhiệm vụ là quay về trời, không ham vinh hoa phú quý. Thái độ của người kể đối với nhân vật Gióng đó là thái độ trân trọng, nể phục và ngợi ca vị Phù Đổng Thiên Vương đánh giặc cứu nước. 3, Chi tiết: “Bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng.” Đã thể hiện tinh thần đoàn kết của dân tộc. Hãy viết đoạn văn từ 6-8 câu nêu suy nghĩ của em về tinh thần trên? Viết đoạn văn: Đoàn kết là một trong những phẩm chất cần có của mỗi con người(1). Đoàn kết giúp huy động được nhiều nguồn lực cả về vật chất, trí tuệ và tinh thần, tạo nên sức mạnh to lớn giúp cho tổ chức, tập thể dễ dàng vượt qua khó khăn, thử thách để chinh phục mục tiêu(2). Đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc(3). Tinh thần đoàn kết là sức mạnh quý giá của mỗi tập thể, mỗi quốc gia, dân tộc mà chúng ta cần phải có, cần phải bồi đắp(4). Phê phán những tư tưởng, hành động chia rẽ, phá hoại tập thể(5). Đồng thời, cần phân biệt đoàn kết với a dua, kết bè kết phái và bao che(6). Cần sống đoàn kết, chan 21 hòa với mọi người và hành động tích cực vì lợi ích chung của tập thể(7). Tóm lại, tinh thần đoàn kết là một trong những điều kiện để tạo nên thành công(8). ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐOẠN VĂN Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Nội dung - Đoạn văn có chủ đề rõ ràng, thống nhất. - Các câu liên kết chặt chẽ. - Sử dụng từ ngữ hợp lý, tự nhiên. (5,5 – 7,0 điểm) - Đoạn văn có chủ đề tương đối rõ ràng. - Các liên kết khá chặt chẽ. - Sử dụng từ ngữ tương đối hợp lý. (3,0 – 5,25 điểm) - Đoạn văn chưa rõ chủ đề. - Các câu còn rời rạc. - Có xuất hiện từ ngữ (0 – 2,75 điểm) Hình thức - Diễn đạt linh hoạt, trôi chảy. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (2,0 – 3,0 điểm) - Diễn đạt rõ ràng. - Mắc rất ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (1,25 – 1,75 điểm) - Diễn đạt chưa rõ ràng. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (0 – 1,0 điểm) 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: Giúp HS khắc sâu kiến thức đã học. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: GV nêu yêu cầu bài tập. * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện điều gì? Nêu một vài hiểu biết của em về hội Gióng? 2. Tại sao hội thi thể thao trong nhà trường mang tên“Hội khỏe Phù Đổng”? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: 1, Việc lập đền thờ và hàng năm mở hội Gióng thể hiện tấm lòng tri ân người anh hùng bất tử, hướng về cội nguồn. Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng rõ một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao “nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc”. 2, Lí do đặt tên: – Hội thi dành cho lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi Thánh Gióng trong thời đại mới. – Hình ảnh Thánh Gióng là hình ảnh của sức mạnh, của tinh thần chiến thắng rất phù hợp với ý nghĩa của một hội thi thể thao. 22 - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. – Mục đích của hội thi là rèn luyện thể lực, sức khoẻ để học tập, lao động, góp phần bảo vệ và xây dựng Tổ quốc sau này. • Tiếp tục đọc và soạn bài: Thạch Sanh tiết sau học .................................................................................. Ngày dạy: Tiết 8,9 : Đọc hiểu văn bản: THẠCH SANH I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: a. Đọc- hiểu - Hiểu, cảm nhận đượ...i trước truyện cổ tích. • Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ; truyện cổ tích phản ánh cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta. • Truyền thuyết có cốt lõi là những sự thực lịch sử còn cổ tích hoàn toàn hư cấu. • Trong truyền thuyết, yếu tố kì ảo đóng vai trò thần kì hóa để ngợi ca các nhân vật lịch sử còn trong cổ tích, yếu tố hoang đường, kì ảo đóng vai trò cán cân công lí, thể hiện khát vọng công bằng, mơ ước và niềm tin của nhân dân về sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt với cái xấu. • Truyền thuyết thể hiện quan điểm, thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể; truyện cổ tích biểu hiện cách nhìn hiện thực của nhân dân đối với thực tại, đồng thời nói lên những quan điểm đạo đức, những quan niệm về công lí xã hội và ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn cuộc sống hiện tại. Nội dung 2: Phân tích văn bản Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *PP, kĩ thuật: Giải quyết vấn đề, động não, GV hướng dẫn HS đọc: to, rõ ràng, nhấn mạnh những chiến công của Thạch Sanh. Thể hiện giọng của từng nhân vật: Thạch Sanh thật thà, tin người; mẹ con Lí Thông nham hiểm, độc ác. Gv cho học sinh đọc phân vai Sau đó nhận xét và tuyên dương em nào nhập vai tốt. Gọi HS đọc chú thích (Sgk) - GV chiếu bài tập số 1, yêu cầu HS làm việc điền thông tin vào phiếu bài tập. - Sau khi HS thực hiện xong từng nhiệm vụ, GV nhận xét và chốt lại. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Văn bản : Bố cục văn bản Nhận vật chính Sự việc chính Phương thức BĐ II. II. Tìm hiểu chung văn bản Thạch Sanh 1, Đọc 2, Tác phẩm * Bố cục văn bản: Văn bản chia làm 3 phần +Phần 1: Từ đầu đến “mọi phép thần thông”: Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. +Phần 2: Tiếp đến “kéo nhau về nước”: Những thử thách và chiến công của TS +Phần 3: Còn lại: Thạch Sanh được vua nhường ngôi * Nhân vật và sự việc: - Nhận vật chính: Thạch Sanh - Sự việc chính: - Sự ra đời của Thạch Sanh. - Thạch Sanh lớn lên học võ và phép thần thông. 25 Tìm hiểu chú thích: + Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích SGK. + HS trao đổi với bạn bên cạnh về những từ ngữ mình không hiểu hoặc hiểu chưa rõ ràng. - HS đọc chú thích SGK trang 16, 17 - Giải thích các từ khó trong phần chú thích. - Thạch Sanh kết nghĩa anh em với Lí Thông. - Mẹ con Lí Thông lừa Thạch Sanh đi chết thay cho mình. - Thạch Sanh giết được chằn tinh, bị Lí Thông cướp công. - Thạch Sanh giết đại bàng, cứu công chúa lại bị cướp công một lần nữa. - Thạch Sanh giết được chằn tinh, bị Lí Thông cướp công một lần nữa. - Thạch Sanh diệt Hồ Tinh, cứu thái tử- con trai Thủy Tề và bị bắt vào ngục. - Thạch Sanh được giải oan. - Chiến thắng quân 18 nước chư hầu. - Thạch Sanh được lên ngôi vua. C, Từ khó( SGK) III, Đọc – hiểu văn bản . a) Mục tiêu: Giúp hs hiểu được sự ra đời của Thạch Sanh kì lạ, khác thường . Thấy được những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh thông qua những chiến công và thử thách. b) Nội dung hoạt động: Đọc và tìm các chi tiết trong văn bản c) Sản phẩm học tập: sự ra đời của Thạch Sanh và những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. d) Tổ chức thực hiện: III, Đọc – hiểu văn bản . 1. Nhân vật Thạch Sanh. a, Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh: * Chuyển giao nhiệm vụ: Gv chiếu tranh và hỏi: Bức tranh minh họa cho sự việc gì? Sự việc đó nằm ở phần nào của câu chuyện? Hãy nhìn tranh kể lại phần đó? ? Em hiểu “ tứ cố vô thân” là gì? Gv nhấn mạnh đây là một thành ngữ hán việt các em sẽ được tìm hiểu kĩ hơn ở bài học Từ hán việt. Làm việc cá nhân( 5p)- sử dụng kĩ thuật công đoạn Liệt kê các chi tiết kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? Em có nhận xét gì về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? GV chiếu Phiếu học học tập số 2 Sự ra đời của Thạch Sanh bình thường Sự ra đời của Thạch Sanh khác thường 26 Nhận xét về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? * Thực hiện nhiệm vụ: Suy nghĩ trả lời * Báo cáo kết quả: Đáp án Sự ra đời của Thạch Sanh bình thường Sự ra đời của Thạch Sanh khác thường - Sinh ra trong một gia đình nghèo, sống bằng nghề kiếm củi. - Là Thái Tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. - Mẹ mang thai nhiều năm mới sinh ... - Được thần dạy võ nghệ và phép thần thông. -> xuất thân gần gũi với người dân -> sinh ra đã có tài, sinh ra là để lập công, để cứu giúp dân lành. => Nguồn gốc xuất thân cao quý, nhưng sống giản dị, gần gũi. - Nguồn gốc xuất thân: đẹp đẽ, cao quí. - Lớn lên: sống giản dị, gần gũi. ->Ra đời kì lạ, khác thường * Kết luận, đánh giá: - HS, GV đánh giá, nhận xét. Truyên cổ tích thường có yếu tố tưởng tượng kì ào, em hãy chỉ rõ yếu tố đó trong đoạn truyện nó về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? * Chi tiết tưởng tượng kì ảo - Là Thái Tử do Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai. - Mẹ mang thai nhiều năm mới s...rồi bị hóa kiếp thành bọ hung có ý nghĩa như thế nào? Câu 4: Chi tiết tiếng đàn thần, niêu cơm trong phần kết chuyện Thạch Sanh gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: +Tổ chức cho HS tìm hiểu. + GV quan sát, khích lệ HS. Bước 3: Báo cáo + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung Bước 4: Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. kết thúc có hậu: + Thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về công lý xã hội, sự chiến thắng cuối cùng của những con người chính nghĩa lương thiện (ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác) và ước mơ của nhân dân về sự đổi đời + Thể hiện thái độ kiên quyết của nhân dân muốn trừng phạt cái ác: Cái ác sẽ bị trừng trị đích đáng. Nếu chết đi thì chưa đủ. Hai mẹ con còn bị biến thành bọ hung, loài vật bẩn thỉu. Những kẻ xấu xa bạc ác như mẹ con LT không chỉ bị trừng trị ở đời này kiếp này, mà mãi mãi về sau, cho dù có đầu thai kiếp khác cũng vẫn bị người đời xa lánh khinh rẻ. * Chi tiết tiếng đàn thần kì: - Tiếng đàn giúp cho nhân vật được giải oan, giải thoát. Nhờ tiếng đàn mà công chúa khỏi câm, giải thoát cho TS, Lí Thông bị vạch mặt. Đó là tiếng đàn của công lí. Tác giả dân gian đã sử dụng chi tiết thần kì để thể hiện quan niệm và ước mơ công lí của mình. - Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cuốn giáp xin hàng. Nó là vũ khí đặc biệt để cảm hoá kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân ta. * Chi tiêt niêu cơm thần kì: - Niêu cơm có sức mạnh phi thường cứ ăn hết lại đầy, làm cho quân 18 nước chư hầu phải từ chỗ coi thường, chế giễu, phải ngạc nhiên, khâm phục - Niêu cơm và lời thách đố đã chứng tỏ sự tài giỏi của Thạch Sanh. - Niêu cơm thần kì là tượng chưng cho tấm lòng nhân đạo, tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân. HĐ cá nhân, trình bày 1 phút: * GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau : Em hãy khái quát nghệ thuật và IV, Tổng kết. 1, Nghệ thuật: - Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, 30 nội dung chính của văn bản? khéo léo . - Sử dụng những chi tiết thần kỳ giàu ý nghĩa như : + Tiếng đàn . + Niêu cơm thần . 2, Nội dung: Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin vào đạo đức, công lý xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta . 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức đã học vào giải bài tập b) Nội dung hoạt động: - HS luyện đọc kĩ một đoạn trích trong văn bản và thực hiện các nhiệm vụ/trả lời các câu hỏi, bài tập để rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản. c) Sản phẩm học tập: - Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS làm bài tập sau: Bài tập 1 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “ Ngày xưa ở quận Cao Bình, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Tuy nhà nghèo, hằng ngày phải lên rừng chặt củi về đổi lấy gạo nuôi than, họ vẫn thường giúp mọi người. Thấy họ tốt bụng, Ngọc Hoàng bèn sai thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó người vợ có mang, nhưng đã qua máy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh, chết. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai. Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống thui thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.” ( Thạch Sanh) Câu 1: Truyện “ Thạch sanh” thuộc thể loại truyện cổ tích gì? So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Gợi ý: Bài 1 Câu 1: “Thạch Sanh” là truyện cổ tích về người dũng sĩ cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa, chiến thắng quân xâm lược. **Sự giống nhau và khác nhau giữa truyện truyền thuyết và truyện cổ tích Giống nhau: – Đều có yếu tố hoang đường, kì ảo. – Đều có mô típ như sự ra đời kì lạ và tài năng phi thường của nhân vật chính. Khác nhau: – Nếu truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện được kể thì truyện cổ tích kể về cuộc đời của các nhân vật nhất định và thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí xã hội. Câu 2: Nội dung: Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh. Câu 3: Những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh 31 truyện truyền thuyết và truyện cổ tích. Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trích? Câu 3: Tìm những chi tiết nói về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh? Câu 4: Kể về sự ra đời của Thạch Sanh, nhân dân muốn thể hiện điều gì? (quan niệm gì) về người anh hùng dũng sĩ? * Thực hiện nhiệm vụ: - HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: - GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày...ng được trình bày trong quá trình thảo luận. 2. Về năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về từ, cấu tạo của từ. Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề về từ, cấu tạo của từ. Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp. b. Năng lực đặc thù: - Nhận diện phân biệt được: - Từ và tiếng + từ đơn – từ phức - Từ ghép – từ láy - Phân tích cấu tạo từ. 3.Về phẩm chất: - Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày. - Trách nhiệm: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. Thiết bị dạy học và học liệu. - Giáo viên: Học liệu: Kế hoạch bài dạy, Ngữ liệu/Sách giáo khoa, phiếu học tập. - Học sinh: Đọc, tìm hiểu trước bài. III. Tiến trình dạy học. 1. Hoạt động 1: Mở đầu a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh; tạo vấn đề vào chủ đề b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chức hoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Em hiểu từ của tiếng Việt dùng để làm gì ?Từ của tiếng Việt được phân loại như thế nào ? * Thực hiện nhiệm vụ: Hs trả lời câu hỏi * Báo cáo kết quả: HS trình bày kết quả (cá nhân). * Đánh giá nhận xét, dãn vào bài: đó là những kiến thức các em đã học ở bậc tiểu học . Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về những đơn vị kiến thức này 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt a) Mục tiêu: hs nhớ lại kiến thức về từ loại đã học ở tiểu học. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ I, Nhắc lại kiến thức về từ đơn, từ phức (từ ghép, từ láy) *Từ đơn là từ được cấu tạo bởi chỉ một tiếng. VD: Ông, bà , nói, cười, đi , mừng 34 d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận theo cặp trong bàn: - Giáo viên yêu cầu HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và kiến thức bậc Tiểu học, nhắc lại khái niệm, dấu hiệu nhận biết của từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy). * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng. - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét *Báo cáo, thảo luận kết quả: HS trả lời miệng, trình bày kết quả. *Đánh giá kết quả: GV nhận xét, chốt kiến thức. Phiếu học tập số 1: Em hiểu về từ trong tiếng việt. STT Câu hỏi Câu trả lời Cho câu sau: Bạn An trông thật xinh xắn. 1 Câu văn trên có bao nhiêu tiếng? Câu trên có bao nhiêu từ? Tìm một từ đơn trong câu văn trên? Tìm một từ phức trong câu văn trên? 2 Điểm giống nhau của từ ghép và từ láy là gì? Lấy ví dụ? 3 Phân biệt từ ghép và từ láy, lấy ví dụ? Dự kiến: Tiếng Từ Câu Bạn, An, trông, thật, xinh, xắn Bạn, An, trông, thật, xinh xắn Bạn An trông thật xinh xắn. Kiểu cấu tạo Ví dụ Từ đơn Ông, bà , nói, cười, đi , mừng Từ phức Từ ghép cha mẹ, hiền lành * Từ phức là từ có hai hay nhiểu tiếng ví dụ: cha mẹ, hiền lành, hợp tác xã, sạch sẽ, sạch sành sanh * Phân biệt các loại từ phức: Từ phức đựoc chia ra làm hai loại là Từ ghép và Từ láy. + Từ ghép: là từ phức do hai hay nhiều tiếng có quan hệ về nghãi với nhau toạ thành. Ví dụ: cha mẹ, hiền lành Căn cứ vào quan hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ VD: sách vở, bàn ghế, quần áo ( từ ghép đẳng lập) Xe đạp, lốp xe, ( từ ghép chính phụ) + Từ láy: là những từ được cấu tạo bởi hai tiếng trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm. Trong từ láy chỉ có một tiếng gốc có nghĩa, các tiếng khác láy lại tiếng gốc VD: Lung linh, xinh xinh, đo đỏ.. Từ láy chia ra làm hai loại: Láy bộ phận ( láy âm và láy vần) và láy toàn bộ 6 tiếng 5 tiếng 1 câu 35 Từ láy Lung linh, xinh xinh, đo đỏ, nhanh nhẹn, sáng sủa, tươi tắn SO SÁNH TỪ GHÉP VỚI TỪ LÁY Giống nhau Khác nhau Từ ghép Từ phức Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy Các tiếng có quan hệ với nhau về mặt hình thức: láy lại âm đầu, vần, hoặc cả âm đầu và vần. Gv chiếu sơ đồ cấu tạo từ Tv. a) Mục tiêu: Giúp hs củng cố lí thuyết thông qua các bài tập. b) Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ d) Tổ chứchoạt động: * Chuyển giao nhiệm vụ: Thảo luận theo cặp trong bàn: - Giáo viên yêu cầu HS dựa vào phần Kiến thức ngữ văn và kiến thức bậc Tiểu học, nhắc lại khái niệm, dấu hiệu nhận biết của từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy). * Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh:suy nghĩ và trả lời miệng. - Giáo viên: nghe, quan sát, gọi nhận xét *Báo cáo, thảo luận kết quả: HS trả... đầu của hai tiếng nhưng đây chỉ là sự ngẫu nhiên. - Từ “mặt mũi ”được cấu tạo bằng cách ghép hai tiếng có nghĩa “mặt +mũi dùng để chỉ vẻ mặt nói chung. - Từ “trăm trứng” là một tổ hợp từ gồm hai từ : + “trăm” là số từ, “trứng”là danh từ + “trăm trứng” là một cụm danh từ Viết một đoạn văn ngắn có sử dụng từ láy và từ ghép. Chỉ ra các từ ghép và từ láy đước sử dụng Tk: Buổi sáng mùa hè ở quê hương thật yên lành và trong trẻo. Sau một đêm dài, ông mặt trời thức giấc từ từ nhô lên sau lũy tre làng, chiếu những tia nắng yếu ớt đầu tiên đánh thức nhân gian. Vạn vật đang ngủ say bỗng bừng lên trong nắng sớm. Những giọt sương 38 như hạt ngọc trời long lanh vẫn còn đọng lại trên những chiếc lá, giăng mắc trên những lùm cây tạo một sự huyền ảo mơ hồ. Chú gà trống dường như cũng thức giấc cùng ông mặt trời, đứng trên đống rơm gáy vang bài ca quen thuộc chào đón ngày mới. Màu xanh của cây được ánh nắng chiếu vào trở nên tươi tắn, rực rỡ hơn, tràn đầy nhựa sống. Những chú chim cũng rời tổ bay lượn khắp trời, vui vẻ hót lên những khúc ca hay nhất để ca ngợi quê hương yên bình và hạnh phúc. • Từ láy: vui vẻ, long lanh,.. • Từ ghép: mặt trời, ánh nắng,... • RUBRIC ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM ĐOẠN VĂN Tiêu chí Mức 3 Mức 2 Mức 1 Nội dung - Đoạn văn có chủ đề rõ ràng, thống nhất. - Các câu liên kết chặt chẽ. - Sử dụng từ láy, từ ghép hợp lý, tự nhiên. (5,5 – 7,0 điểm) - Đoạn văn có chủ đề tương đối rõ ràng. - Các liên kết khá chặt chẽ. - Sử dụng từ láy, từ ghép tương đối hợp lý. (3,0 – 5,25 điểm) - Đoạn văn chưa rõ chủ đề. - Các câu còn rời rạc. - Có xuất hiện từ láy, từ ghép (0 – 2,75 điểm) Hình thức - Diễn đạt linh hoạt, trôi chảy. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (2,0 – 3,0 điểm) - Diễn đạt rõ ràng. - Mắc rất ít lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (1,25 – 1,75 điểm) - Diễn đạt chưa rõ ràng. - Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. (0 – 1,0 điểm) • 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS mở rộng kiến thức. b) Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập. c) Sản phẩm học tập: câu trả lời d) Tổ chức thực hiện: * Giao nhiệm vụ học tập: 1, Có khoảng bao nhiêu từ trong kho tàng từ vựng tiếng Việt? - Rất nhiều không thống kê được con số chính xác. Theo từ điển Tiếng Việt của viện Ngôn ngữ học thống kê được khoảng 40.000 từ thông dụng. 2, Trong kho từ vựng tiếng Việt, có xuất hiện các từ ngữ mới không? Em biết những từ ngữ mới nào? Có Nhu cầu của đời sống thay đổi, đòi hỏi những từ vựng mới để diễn tả nhwungx khái niệm, sự vật, sự việc mới) VD: Phượt, cơm bụi, đường cao tốc, chát chít. 3, Có hiện tượng rơi rụng bởi từ ngữ trong kho tàng tiếng Việt không? - Trước đây, có những từ như: tác( tuổi), chiền( chùa), hoặc những từ như: thái y, thái giám,nông hội, khổ chủ - - Ngày nay, trong đời sống giao tiếp thường nhật, chúng gần như vắng bóng hẳn, hoặc hoàn toàn không còn nữa. * Thực hiện nhiệm vụ: HS suy nghĩ, hình thành và triển khai ý tưởng, tư duy độc lập * Báo cáo kết quả: GV gọi bất kì cá nhân nào trình bày kết quả. 39 * Hướng dẫn học: Về nhà học bài, hoàn thành bài tập, tìm hiểu trước y/c bài: Sự tích Hồ Gươm .............................................................................. Ngày dạy : Tiết 11,12: Thực hành đọc hiểu: “SỰ TÍCH HỒ GƯƠM” I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: a. Đọc- hiểu - Nêu được ấn tượng chung về truyền thuyết, nhận biết được các chi tiết tiêu biểu của câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm. - Nhận biết được chủ đề của văn bản. - Tóm tắt được văn bản một cách ngắn gọn. - Nhận biết được một số yếu tố của truyền thuyết, cốt truyện, nhân vật - Nhận biết được tình cảm, thái độ của tác giả dan gian thể hiện qua văn bản. - Nêu được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử của cá nhân do văn bản gợi ra. b. Viết. - Viết được đoạn văn phân tích hình ảnh tiêu biểu trong tác phẩm - Viết bài văn bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm 2. Về năng lực a.Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm: Nhân vật, sự kiện trong tác phẩm thuộc truyền thuyết địa danh; Cốt lõi lịch sử trong một tác phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hùng Lê Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nắm được sơ lược vẻ đẹp của một số hình ảnh, chi tiết kì ảo giàu ý nghĩa trong tác phẩm. - Năng lực giải quyết ... + Tổ chức trao đổi, trình bày nội dung đã thảo luận. + HS nhận xét lẫn nhau. * Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. III. II, Đọc- hiểu văn bản 1. Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần a. Hoàn cảnh lịch sử - Giặc Minh đô hộ. - Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần bị thua. b. Cách Long Quân cho mượn gươm - Lê Thận là người đánh cá nhặt được lưỡi gươm dưới nước. - Lê Lợi đến nhà Lê Thận thanh gươm sáng lên 2 chữ “Thuận thiên” - Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên rừng ( gươm sáng trên ngọn cây đa) . - Gươm tra vào vừa như in. → Chi tiết kì ảo, hoang đường c. Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi và nói: “ Đây là ý trời theo minh công”: - Lê Thận tin tưởng vào Lê Lợi - Thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời. ➔Việc Long Quân cho mượn gươm thần chứng tỏ cuộc khởi nghĩa được tổ tiên, thần thiêng ủng hộ → Tính chất toàn dân trên dưới một lòng tham gia đánh giặc.. d. Sức mạnh của gươm thần: * Trước khi có gươm : - Non yếu. - Trốn tránh. - Ăn uống khổ sở * Sau khi có gươm : - Nhuệ khí tăng tiến - Xông xáo tìm địch - Đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch 43 → Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân quét giặc ngoại xâm. b) Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được Long quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần trong hoàn cảnh lịch sử giặc Minh đô hộ. Nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhiều lần bị thua. b) Nội dung hoạt động: Làm việc cá nhân c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, phần chốt kiến thức cần đạt của GV. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4 Long Quân đòi gươm Hoàn cảnh lịch sử .. Cách thức hành động Ý nghĩa * Thực hiện nhiệm vụ: +Tổ chức cho HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. + GV quan sát, khích lệ HS. * Báo cáo,: + hs trình bày nội dung . + HS nhận xét lẫn nhau. * Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. 2. Long Quân đòi gươm a. Hoàn cảnh lịch sử - Đất nước thanh bình. - Lê Lợi lên làm vua. b. Cảnh trả gươm: - Ở hồ Tả Vọng - Một năm sau khi đuổi giặc Minh - Nhân vật đòi gươm: Vùa vàng - Vua nâng gươm → Rùa vàng đớp lấy rồi chìm xuồng đáy hồ. - Chi tiết đòi gươm: + Giải thích tên gọi của Hồ Hoàn Kiếm + Đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn. + Phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của nhân dân ta. IV. + Ý nghĩa cảnh giác răn đe với những kẻ có ý dòm ngó nước ta. HĐ cá nhân: + Em biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trongtruyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai và cho cái gì? ➔ Truyền thuyết An Dương Vương, Mị Châu – Trọng Thuỷ cũng có hình ảnh Rùa Vàng. - Hình ảnh Rùa Vàng là sử giả của Long Quân, tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm, trí tuệ của nhân dân. V. HĐ cá nhân – KT trình bày 1 phút: * GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu sau : Em hãy khái quát nghệ thuật và nội dung chính của văn bản? VI. III, Tổng kết 1, Nghệ thuật : - Các chi tiết tưởng tượng kì ảo nhiều ý nghĩa. (như Rùa Vàng, gươm thần...), nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian. 44 - Kết cấu chặt chẽ, các chi tiết nghệ thuật thực - ảo đan xen hợp lí khiến cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, tô đậm hình ảnh người anh hùng Lê Lợi – linh hồn của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. 2, Nội dung : + Ca ngợi tính chất toàn dân, chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê. + Giải thích nguồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm. 3. Hoạt động 3: Luyện tập a) Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để thực hiện bài tập giáo viên giao. b) Nội dung hoạt động: HS làm việc cá nhân hoàn thành bài tập GV giao. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Chuyển giao nhiệm vụ: 1. Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng? Điều đó có ý nghĩa gì? 2. Vẽ tranh về chủ đề của truyện hoặc sân khấu hoá 1 cảnh trong tác phẩm truyện (Bài tập về nhà). * Thực hiện nhiệm vụ: + HS suy nghĩ, hoàn thiện sản phẩm. + GV quan sát, khích lệ HS. * Báo cáo, thảo luận: + Tổ chức trao đổi, trả lời câu hỏi. + HS nhận xét lẫn nhau. * Đánh giá, kết luận: GV tổng hợp ý kiến, chốt kiến thức. 1. Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng? Điều đó có ý nghĩa gì? 2. Vẽ tranh về chủ đề của truyện hoặc sân khấu hoá 1 cảnh trong tác phẩm truyện (Bài tập về nhà). 4. Hoạt động 4: Vận dụng a) Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học để vận dụng vào thực tế. b) Nội dung: HS làm việc cá nhân, đưa ra suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về một vấn đề GV đặt ra. c) Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d) Tổ chức thực hiệ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_hoc_ngu_van_6_sach_canh_dieu_nam_hoc_2022_2023.pdf