Kế hoạch bài dạy Tin học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

I. MỤC TIÊU:

1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:

- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu

- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin

- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu

- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

2. Năng lực:

a. Năng lực tin học:

- Năng lực C (Nlc)

+ Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc

+ Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

b. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin

- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập? bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.

3. Phẩm chất:

- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm

- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:

1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.

2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

docx 196 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

Kế hoạch bài dạy Tin học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc
Tuần 1
Tiết 1
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU

Ngày soạn: 3/9/2023
Ngày dạy: 5/9/2023
Lớp: 6

I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
- Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
2. Năng lực:
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc 
+ Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập? bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập cho hoạt động 1.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu - Nghe gì? Thấy gì?
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải.
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Nghe gì? Thấy gì?
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại

- Có nguy cơ mất an toàn giao thông
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.


- Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu - Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- ...p đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 2
Tiết 2
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 2: XỬ LÍ THÔNG TIN 

Ngày soạn: 10/9/2023
Ngày dạy: 12/9/2023
Lớp: 6

I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nêu được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin
- Giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin.
2. Năng lực tin học:
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực giao tiếp, hòa nhập, hợp tác phù hợp với thời đại thông tin và nền kinh tế tri thức
+ Phát triển tư duy công nghệ dựa trên sự mô phỏng hoạt động thông tin của con người, của máy tính.
- Năng lực A (Nla): Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
+ Biết thế nào là thông tin và dữ liệu.
+ Biết thế nào là biểu diễn thông tin trong đời sống.
+ Biết lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về xử lí thông tin và xử lí thông tin trong máy tính
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, bài tập (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên:
- Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.
- Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tiếp nhận thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành.
- GV mời HS ngồi xuống, tiếp lời: Câu chuyện trên của Minh liên quan đến việc xử lí thông tin, và để hiểu hơn các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 2: Xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Hoạt động 1: Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lí ở mỗi hoạt động xử lí thông tin cơ bản.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng.
- Sau khi đọc xong, GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Bộ nào của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
+ Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
+ Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
+ Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
+ Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe bạn đọc, các nhóm tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm bảng thông tin trong SGK. Sau khi kết thúc, GV hướng dẫn HS phân tích các bước xử lí thông tin.
- Sau đó, GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về hoạt động có ý thức của con người để phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó.
- GV lưu ý HS: Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với quá trình xử lí thông tin.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trang 9 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin, tiếp nhận kiến thức và lấy ví dụ và t...h giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện bài tập 1 phần vận dụng trang 11, sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung
Câu 1.
+ Thu nhận thông tin: Trả lời các câu hỏi: Đi đâu? Với ai? Xem gì? Chơi gì? Ăn gì? Mặc gì?...
+ Lưu trữ thông tin: Ghi chép nội dung chuẩn bị vào giấy hoặc số để không bị quên vì có nhiều chỉ tiết cụ thể.
+ Xử lí thông tin: Chuyển nội dung phức tạp thành dạng sơ đồ hoá, kẻ bảng.... để hình dung được toàn thể kế hoạch (như sơ đồ tư duy chẳng hạn).
+ Truyền thông tin: Trao đổi với người lớn, cô giáo để củng cố kế hoạch. Chia sẻ với bạn trong lớp để hoàn thiện kế hoạch và tổ chức hoạt động.
Câu 2: (Thực hiện ở nhà) Em hãy liệt kê những lợi ích của máy tính ở một trong các lĩnh vực sau đây để thấy rõ hiệu quả của việc xử lí thông tin bằng máy tính.
a. Y tế. b. Giáo dục. c. Âm nhạc. d. Hội họa.
e. Xây dựng. f. Nông nghiệp. g. Thương mại. h. Du lịch.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 3
Tiết 3

BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH

Ngày soạn: 17/9/2023
Ngày dạy: 19/9/2023
Lớp: 6

I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.
- Biết được đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là bit và các bội của nó như Byte, KB, MB,
- Nêu được sơ lược khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa cứng, đĩa CD, các loại thẻ nhớ,...
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (NLc):
+ Hình thành tư duy về mã hoá thông tin.
+ Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ..
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về biểu diễn thông tin trong máy tính và đơn vị đo thông tin
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, thuật toán ở hoạt động 2.2, bài tập 1,2 (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: SGK, máy chiếu
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Giúp các em hình dung được rằng một số thập phân có thể được biễn diễn dưới dạng một dãy các ký hiệu 0 và 1. 
b. Nội dung: GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của HĐ trước toàn lớp. HS thực hiện hoạt động trò chơi theo nhóm (4 HS). 
c. Sản phẩm: Kết quả biểu diễn của dãy 0 và 1 của các nhóm. Nhóm dành được điểm cộng khi có kết quả biểu diễn đúng. Mỗi biễu diễn đúng thì mỗi thành viên được cộng 1 điểm.. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
1. Chúng ta biết rằng máy tính có khả năng xử lí thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?
2. Cho các số từ 0 đến 7 được viết theo thứ tự tăng dần. em hãy mã hóa số 4 thành dãy các kí hiệu số 0 và 1 theo hướng dẫn của giáo viên.
Chuẩn bị: 
0
1
2
3
4
5
6
7
- Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Các nhóm thảo luận câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Báo cáo kết quả thảo luận:
1. Con người dùng các chữ số, chữ cái, kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho ...ành tư duy về mã hoá thông tin.
+ Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ..
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về biểu diễn thông tin trong máy tính và đơn vị đo thông tin
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập ?, thuật toán ở hoạt động 2.2, bài tập 1,2 (luyện tập), bài tập 1,2 (vận dụng)
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ, kiên trì và cẩn trọng trong học và tự học
- Trung thực: Sẵn sàng chia sẻ sản phẩm của mình cho các bạn góp ý, đánh giá.
- Nhân ái, trách nhiệm: Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
- Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: SGK, máy chiếu
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước cho HS, giúp học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập nhanh.
b. Nội dung: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các cách biểu diễn thông tin trong máy tính, hs trao đổi trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1: Ở tiết học trước, chúng ta đã được học mấy cách biểu diễn thông tin trong máy tính? Đó là những cách nào?
Câu 2: Hai học sinh lên bảng chuyển đổi mỗi dòng trong hình dưới đây thành dãy bit?
- Hs tiếp nhận câu hỏi, xung phong trả lời
Câu 1: Có 4 cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Câu 2: 
=> GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS vào tiết học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Hoạt động 1: Đơn vị đo thông tin 
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi:
- Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Và được lưu trữ trong các thiết bị nào? 
- Để đo dung lượng thông tin người ta dùng đơn vị nào?
- Hãy nêu một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin mà em biết?
-  Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu ở đâu?
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa?
Câu 2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lượng của mỗi tệp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi
- GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trả lời câu hỏi
- GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- HS ghi chép bài đầy đủ vào vở.
2. Đơn vị đo thông tin
- Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng tệp.
- Đực lưu trữ trong các thiết bị như thẻ nhớ, đĩa cứng...
- Để đo dung lượng thông tin người ta thường dùng đơn vị byte (dãy 8 bit liên tục).
- Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin khác: 
- Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ...Trong đó, thẻ nhớ là loại được sử dụng ưa thích vì nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Dung lượng của từng ổ đĩa
- Ổ đĩa C: 109 GB
- Ổ đĩa E: 111 GB
- Ổ đĩa F: 169 GB
- Ổ đĩa G: 186 GB
Câu 2: Dung lượng của từng tệp
- IMG_0013.jpg: 372 KB
- IMG_0014.jpg: 408KB
- IMG_0023.jpg: 482 KB
- IMG_0024.jpg: 512 KB
- IMG_0038.jpg: 372 KB
- IMG_0039.jpg : 372 KB
- IMG_0041.jpg : 372 KB
- IMG_0046.jpg : 372 KB.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 trong sgk:
Câu 1. Một GB xấp xỉ bao nhiêu byte?
A. Một nghìn byte 
B. Một triệu byte
C. Một tỷ byte
D. Một nghìn tỉ byte.
Câu 2. Giả sử một bức ảnh được chụp bằng một máy ảnh chuyên nghiệp có dung lượng khoảng 12MB. Vậy một thẻ nhớ 16GB có thể chứa bao nhiêu bức ảnh như vậy?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. C là đáp án đúng: Một GB tương đương với khoảng một tỉ byte
Câu 2. Không cần đưa ra con số chính xác (1333) mà chỉ cần ước lượng khoảng 1300 bức ảnh là đạt yêu cầu.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm họ... động thảo luận trả lời ba câu hỏi Sgk trang 16: 
1. Em hãy kể ra một số mạng lưới, giống như mạng giao thông đường bộ.
2. Những gì được vận chuyển trên mạng lưới đó?
3. Em hãy chọn các phương án đúng
Điểm chung của những mạng lưới đó là gì?
a. Có nhiều thành viên
b.Chia sẻ tài nguyên
c. Kết nối các thành viên
d. Có nhiều đường cắt nhau
- NV2: GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng phần kiến thức mới ở SGK. Sau đó, giữ nguyên các nhóm được phân chia ở NV1, HS tiếp tục đọc, thảo luận và hoàn thành “?” trang 17 SGK.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi 
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả
+GV chiếu một số hình ảnh mạng lưới cho HS qua sát.
+ GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
1. Mạng máy tính là gì?
Hai hay nhiều máy tính và các thiết bị được kết nối để truyền thông cho nhau tạo thành mạng máy tính
Lợi ích của mạng máy tínhpn: Người sử dụng có thể liên lạc 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học. 
b. Nội dung: - GV củng cố kiến thức thông qua bài tập trắc nghiệm
 - HS trả lời câu hỏi củng cố kiến thức..
c. Sản phẩm: Biết máy tính kết nối với nhau để làm gì? 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chọn các phương án đúng
Câu 1: Máy tính kết nối với nhau để:
A. Chia sẻ các thiết bị
B. Tiết kiệm điện
C. Trao đổi dữ liệu
 D. Thuận lợi cho việc sửa chữa
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Học sinh liên hệ với mạng máy tính trong thực tiễn, lợi ích từ mạng, thuận lợi khi sử dụng mạng không dây so với mạng có dây.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của nhóm
d. Tổ chức thực hiện:
? Mạng máy tính chia sẻ những gì?
? Em hãy nêu một số ví dụ về lợi ích của mạng máy tính?

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 6
Tiết 6

CHỦ ĐỀ 2. MẠNG MÁY TÍNH 
VÀ INTERNET
BÀI 4: MẠNG MÁY TÍNH (tt)

Ngày soạn: 08/10/2023
Ngày dạy: 10/10/2023
Lớp: 6

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết khái niệm mạng máy tính là gì.
- Giúp HS hiểu vì sao cần mạng máy tính. 
- Lợi ích của mạng trong cuộc sống.
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung 
- Năng lực tự học: 
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
+ Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các
thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác: 
+ Biết chủ động đề xuất mục đích hợptác khi được giao nhiệm vụ; 
+ Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm 
2.2. Năng lực thành phần
- Nla: Sử dụng và quản lý các phương tiện công nghệ thông tin và truyền thông.
- Nld: Sử dụng được một số phần mềm học tập; sử dụng được môi trường mạng máy tính
- Nle: Có khả năng làm việc nhóm tạo sự thay đổi trên trang tính.
3. Phẩm chất
- Rèn luyện phẩm chất nhân ái, trung thực và kỷ luật.
- Tôn trọng và tuyệt đối thực hiện các yêu cầu, quy tắc an toàn khi thực hành trong phòng máy.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập
2. Đối với học sinh: 
- Bảng hoặc giấy khổ rộng để các nhóm ghi kết quả thảo luận.
- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tự đọc và khám phá kiến thức qua tình huống, phát hiện làm rõ vấn đề, đề xuất và lựa chọn đáp án phù hợp; nhận ra và chỉnh sửa sai sót của bản thân thông qua phản hồi. Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học..
b. Nội dung: Tìm hiểu phần khởi động.
c. Sản phẩm học tập: Trả lời các câu hỏi.
d Tổ chức thực hiện.
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
− GV cho học sinh tự tìm hiểu tình huống học tập trong vòng 2 phút.
- Gv đặt câu hỏi giải quyết vấn đề và đưa ra bảng kiểm yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 5 phút.
* Hướng dẫn:
o Làm việc cá nhân...g?
Trả lời: Dùng mạng dây trên máy tính để bàn có tốc độ ổn định nhất nhưng không thuận tiện bằng dùng mạng không dây trên các thiết bị Wifi. Các thiết bị không dây sẽ có chất lượng không đều ở các vị trí khác nhau do bị chắn sóng hoặc nhiễu bởi nhiều nguyên nhân.
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm và tuyên dương những nhóm có bài làm tốt nhất.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học - Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Phiếu học tập
Câu hỏi: Trong các thiết bị dưới đây, đâu là các thiết bị kết nối:
TT
Nội dung
TBKN
1
Máy quét

o
2
Máy tính để bàn

o
3
Bộ định tuyến (Router)

o
4
 Bộ chia (Hub)

o
5
Phần mềm google

o
6
Bộ chuyển mạch (Switch)

o
7
Dây điện

o
8
Máy in

o
9
Điểm truy cập không dây

o
10
Bộ định tuyến không dây

o
----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 7
Tiết 7

BÀI 5: TNTERNET 
Ngày soạn: 14/10/2023
Ngày dạy: 17/10/2023
Lớp: 6

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết Internet là gì?
- Biết một số đặc điểm và lợi ích chính của Internet
2. Năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích được tình huống trong hoạt động mở đầu và đưa ra cách thực hiện phù hợp.
- Năng lực tự chủ, tự học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong các hoạt động
2.2. Năng lực Tin học
- Năng lực d (NLd): Sử dụng được môi trường mạng máy tính để tìm kiếm, thu thập, cập nhật và lưu trữ thông tin phù hợp với mục tiêu học tập, chủ động khai thác các tài nguyên hỗ trợ tự học.
3. Phẩm chất: 
- Trách nhiệm: Hoàn thành các nhiệm vụ của nhóm và nhiệm vụ giáo viên giao. Tham gia, kết nối Internet và mạng xã hội đúng quy định; không tiếp tay cho kẻ xấu phát tán thông tin ảnh hưởng đến danh dự của tổ chức, cá nhân hoặc ảnh hưởng đến nếp sống văn hoá, trật tự an toàn xã hội.
- Trung thực: Khách quan, công bằng đánh giá chính xác bài làm của bạn, của nhóm mình và nhóm bạn
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, một số hình ảnh về Internet, nội dung hoạt động nhóm, phiếu đánh giá, bảng nhóm cho hoạt động nhóm, máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: Sgk, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về Internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu
Đặt vấn đề về việc cần thiết sử dụng Internet trong thực tiễn cuộc sống.
b. Nội dung
- Định hướng bài học.
- Tìm hiểu tình huống học tập.
c. Sản phẩm: 
- Học sinh hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Gv cho học sinh tự tìm hiểu tình huống học tập trong vòng 2 phút.
- Gv đặt câu hỏi giải quyết vấn đề và đưa ra câu hỏi ngắn yêu cầu học sinh hoàn thành trong vòng 1 phút.
Câu hỏi: Những công việc có sử dụng internet?
Những công việc có sử dụng Internet
Có
Không
Quét nhà


Đọc báo


Xem phim


Nấu cơm


Trò chuyện với bạn bè


* Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Làm việc cá nhân tìm hiểu tình huống.
HS: Quan sát và trả lời câu hỏi trong 1 phút
* Báo cáo, thảo luận: 
HS: Trả lời
Những công việc có sử dụng internet?
Những công việc có sử dụng internet
Có
Không
Quét nhà

x
Đọc báo
x

Xem phim
x

Nấu cơm

x
Trò chuyện với bạn bè
x

* Kết quả, nhận định:
Gv: Nhận xét, tuyên dương quá trình làm việc của học sinh
Gv: Dẫn dắt định hướng về nội dung mục tiêu bài học
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Hoạt động 1: Internet
a. Mục tiêu: Biết được Internet là gì?
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập NV1
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6) bạn, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi vào bảng nhóm:
+ Em hiểu Internet là gì?
+ Người sử dụng Internet có thể làm được gì khi truy cập Internet?
NV2
- GV gọi HS đứng dậy đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
+ Muốn truy cập Internet thì máy tính cần phải làm gì?
+ Em hãy nêu một số nhà cung cấp dịch vụ Internet?
+ Các dịch vụ thông tin phổ biến trên Internet là gì?
NV3
- Tiếp đó, GV yêu cầu HS hoàn thành nhanh câu hỏi trang 21 sgk vào phiếu học tập 1.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm nhận yêu cầu của GV, tổ chức thảo luận, đưa ra kết quả.
+ GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả của nhóm.
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
1. Internet NV1:
- Internet là mạng máy tính toàn cầu kết nối các máy tí...ực hiện bài tập 1 + 2 phần vận dụng trang 22 sgk:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các nhóm đứng dậy trình bày kết quả của nhóm.
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
Câu 1. Internet là một kho học liệu vô tận. Mọi người đều có thể tra cứu tài liệu để học tập và nghiên cứu, chia sẻ và tìm kiếm thông tin, dạy và học trực tuyến, đào tạo từ xa... Internet mang lại rất nhiều lợi ích của các bạn Hs trong việc học tập, trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ....
Câu 2. Internet là mạng máy tính toàn cầu, nhờ đó mà thông tin được trao đổi và truyển tải đi khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho con người và cho sự phát triển của xã hội. Ngày nay, Internet có vai trò quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực và góp phần thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn cầu. Các công ty về máy tính và phần mềm không ngừng nâng cấp, sáng tạo và dành các khoản đầu tư lớn để cho ra mắt các sản phẩm mới, các phiên bản tốt hơn. Các nhà mạng cũng ngày càng nâng cao chất lượng các dịch vụ để Internet được sử dụng phổ biến và hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà Internet được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ 
đánh giá
Ghi Chú
-Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
-Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Phiếu học tập số 1:
Em hãy thay các số trong mỗi câu bằng một từ hoặc cụm từ thích hợp.
chia sẻ
liên kết
thông tin
dịch vụ
mạng
a) Internet là mạng ...(1)... các ...(2)... máy tính trên khắp thế giới.
b) Người sử dụng truy cập Internet để tìm kiếm, ...(3)... lưu trữ và trao đổi ...(4)...
c) Có nhiều ...(5)... thông tin khác nhau trên Internet.
-----------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 8
Tiết 8

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 21/10/2023
Ngày dạy: 24/10/2023
Lớp: 6
 
I. MỤC TIÊU:
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Hệ thống hóa lại kiến thức đã học trong các bài 1,2,4,5.
- Nắm vững kiến thức cơ bản về mạng máy tính.
2. Năng lực:
a. Năng lực tin học:
- Năng lực C (Nlc)
+ Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc 
+ Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
b. Năng lực chung: 
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm hiểu thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu vấn đề về thông tin và dữ liệu, tầm quan trọng của thông tin.
- Năng lực giáo tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện, giải quyết bài tập? 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sáng tạo và xử lí tốt trong mọi tình huống được đặt ra trong tiết học.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm.
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra 15 phút
Đề:
Câu 1. Theo em, bệnh “nghiện Internet” có những biểu hiện như thế nào và hậu quả của nó ra sao? Em có giải pháp gì đề tránh bị rơi vào tình trạng đó?
Trả lời:
- Người bị nghiện Internet có các biểu hiện sau:
+ Sử dụng Internet quá nhiều, luôn “dính chặt" lấy điện thoại, máy tính.
+ Sao nhãng học tập, làm việc.
+ Không thích các hoạt động rèn luyện thề chất, ngày càng ít giao tiếp với mọi người, với cuộc sống bên ngoài.
+ Nề nếp sinh hoạt bị đảo lộn, thức rất khuya, dậy muộn.
+ Thay đồi tâm trạng, dễ căng thẳng, bức xúc và thường bứt rứt khi không sử dụng Internet.
- Hậu quả: Nghiện Internet có thề để lại nhiều di chứng nặng nề về tâm lí, thề chất. Người nghiện Internet dễ có thái độ tiêu cực như căng thẳng, tranh cãi, nói dối, thành tích học tập, làm việc kém, tách rời xã hội, mệt mỏi thường xuyên, sức khoẻ giảm sút, không vui vẻ, dễ bị trầm cảm. Nhiều hệ luy. khác cũng bắt đầu từ đây.
- Một số giải pháp đề phòng tránh “nghiện Internet”:
+ Hoàn thành tốt việc học tập và giúp bố mẹ làm việc nhà.
+ Nâng cao nhận thức, hiểu rõ tác hại của bệnh “nghiện Internet”.
+ Giới hạn thời gian sử dụng Internet (dưới 2 giờ một ngày) với sự cho phép của bố mẹ, hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử.
+ Tích cực tham gia hoạt động ngoài trời, tăng cường rèn luyện thề chất và các hoạt động khác.
+ Tăng cường giao tiếp trực tiếp với bạn bè, người thân và tham gia sinh hoạt tạp thề, cộng đồng.
A. Trắc nghiệm:
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái (A, B, C hoặc D) đứng trước c...Q
TL
1
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng.
Bài 1: Thông tin và dữ liệu
1TN

1TN





10%
Bài 2: Xử lí thông tin
2TN




2TL


40%
Bài 3: Thông tin trong máy tính


1TN


2TN


1TL
35%
2
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet.
Bài 4: Mạng máy tính


2TN





10%
Bài 5: Internet
1TN







5%
Tổng
2
2
4
2
10
Tỉ lệ %
20%
20%
40%
20%
100%

BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023-2024
 MÔN TIN HỌC 6
TT
Chương/
chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

1
Chủ đề 1. Máy tính và cộng đồng.
1. Thông tin và dữ liệu.
Nhận biết
Trong các tình huống cụ thể có sẵn: 
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu. 
- Nêu được các bước cơ bản trong xử lí thông tin.
Thông hiểu
- Nêu được ví dụ minh hoạ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu. 
- Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin.

1TN

1TN

2. Biểu diễn thông tin và lưu trữ dữ liệu trong máy tính.
Nhận biết 
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin. 
- Nêu được tên và độ lớn (xấp xỉ theo hệ thập phân) của các đơn vị cơ bản 
đo dung lượng thông tin: Byte, KB, MB, GB, quy đổi được một cách gần đúng giữa các đơn vị đo lường này. Ví dụ: 1KB bằng xấp xỉ 1 ngàn byte, 1 MB xấp xỉ 1 triệu byte, 1 GB xấp xỉ 1 tỉ byte. 
Thông hiểu
- Giải thích được có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kí hiệu 0 và 1.
Vận dụng
- Giải thích được máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu ví dụ minh họa cụ thể.
Vận dụng cao
- Xác định được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, đĩa cứng, USB, CD, thẻ nhớ,
2TN
3TN
2TL
1TL
2
Chủ đề 2: Mạng máy tính và Internet.
3. Giới thiệu về mạng máy tính và Internet.
Nhận biết
- Nêu được khái niệm và lợi ích của mạng máy tính. 
- Nêu được các thành phần chủ yếu của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, cáp nối, Switch, Access Point,... 
- Nêu được các đặc điểm và ích lợi chính của Internet. 
Thông hiểu
- Nêu được ví dụ cụ thể về trường hợp mạng không dây tiện dụng hơn mạng có dây. 

1TN
2TN


Tổng

2
2
4
2
Tỉ lệ %

20%
20%
40%
20%

UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN 	 KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I
 TRƯỜNG PTDTBT	 Năm học 2023-2024
TH & THCS PHƯỚC LỘC 	 Môn: Tin học 6
 Ngày kiểm tra:......./....../....
 Thời gian: 45 phút (Kktggđ)
Họ và tên:.............................
Lớp: 6

Điểm:
Nhận xét của giáo viên:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm)
Hãy khoanh tròn một câu đúng nhất (A, B, C, D) trong các câu sau đây
Câu 1. Phát biểu nào sau đây không phải là đặc điểm của Internet?
A. Thông tin chính xác tuyệt đối.
B. Phạm vi hoạt động trên toàn cầu.
C. Không thuộc quyền sở hữu của ai.
D. Có nhiều dịch vụ đa dạng và phong phú.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Không có sự phân biệt giữa thông tin và dữ liệu.
B. Dữ liệu chỉ có trong máy tính, không tồn tại bên ngoài máy tính.
C. Mọi thông tin muốn có được, con người sẽ phải tốn rất nhiều tiền.
D. Thông tin là kết quả của việc xử lí dữ liệu để nó trở nên có ý nghĩa.
Câu 3. Thứ tự các hoạt động của quá trình xử lý thông tin bao gồm
A. thu nhận, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin.
B. thu nhận, xử lý, lưu trữ và truyền thông tin.
C. thu nhận, xử lý, truyền thông tin và lưu trữ.
D. xử lý, thu nhận, lưu trữ và truyền thông tin.
Câu 4. Đơn vị đo dung lượng thông tin nhỏ nhất là gì?
A. Byte. B. Digit. C. Kilobyte. D. Bit.
Câu 5. Một bit được biểu diễn bằng
A. một chữ cái. B. kí hiệu 0 hoặc 1. 
C. chữ số bất kì. D. một kí hiệu đặc biệt.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không chính xác? 
A. Mạng không dây nhanh và ổn định hơn mạng có dây.
B. Mạng không dây thuận tiện cho những người di chuyển nhiều.
C. Mạng không dây dễ dàng lắp đặt hơn vì không cần khoan đục và lắp đặt đường dây.
D. Mạng không dây thường được sử dụng cho các thiết bị di động như máy tính bảng, điện thoại...
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Mạng không dây có thể kết nối ở mọi địa hình.
B. Mạng có dây kết nối các máy tính bằng dây dẫn mạng.
C. Mạng có dây dễ sửa và lắp đặt hơn mạng không dây vì có thể nhìn thấy dây dẫn.
D. Mạng không dây không chỉ kết nối các máy tính mà còn cho phép kết nối các thiết bị thông minh khác như điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh...
Câu 8. Công cụ nào sau đây không phải là vật mang tin?
A. Giấy. B. Cuộn phim. C. Thẻ nhớ.        D. Xô, chậu.
Câu 9. Khả năng lưu trữ của một thiết bị nhớ được gọi là 
A. thể tích nhớ.  B. năng lực nhớ.
C. dung lượng nhớ.    D. khối lượng nhớ.
Câu 10. Một thẻ nhớ 4 GB lưu trữ được khoảng bao nhiêu ảnh 512 KB?
A. 2 nghìn ảnh.    B. 8 nghìn ảnh.    
C. 4 nghìn ảnh. D. 8 triệu ảnh.
B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm)
Câu 11. Tại sao nói máy tính và các thiết bị số là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin. Nêu ví dụ minh hoạ cụ thể?
Câu 12. Nêu một công việc mà c....
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu mục đích, yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước toàn lớp. Chia nhóm Hs.
- Nội dung thảo luận: 
+ Thông tin trong một cuốn sách được tổ chức thế nào?
+ Em đã xem thông tin trên Internet chưa
+ Trên Internet có những dạng thông tin gì?
Trả lời các câu hỏi: 
1. Em hãy chọn phương án đúng. Trang siêu văn bản là:
A. Trang văn bản thông thường không chứa liên kết.
B. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và chứa các liên kết.
C. Trang văn bản đặc biệt tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và không chứa liên kết.
2. Hãy nêu địa chỉ một số Website có nội dung phục vụ việc học tập.
* HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi vào bảng nhóm.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
* Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Kết thúc thảo luận, GV cho các nhóm báo cáo kết quả
+ GV gọi một số HS đứng dậy nhận xét, đánh giá bài làm của các nhóm.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét từng nhóm -> đưa ra kết quả chính xác, chốt kiến thức chuyển nội dung bài học.
1. Tổ chức thông tin trên Internet
+ Trong một cuốn sách, thông tin được sắp xếp tuần tự.
+ Trên Internet (các trang web) có thông tin ở các dạng: Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, các liên kết
- GV giải thích các khái niệm: website, liên kết (link), WWW.
- Trang siêu văn bản (Hypertext) là trang văn bản đặc biệt, tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hỉnh ảnh, âm thanh, video,... vã các liên kết trỏ đến vị trí khác trong trang hay các trang web khác. Mỗi trang web là một trang siêu văn bản được gán cho một địa chỉ truy cập trên Internet.
- Mỗi website là tập hợp các trang web liên quan và được truy cập thông qua một địa chỉ.
- Mỗi website do một người hoặc một tổ chức quản lí. Trang chủ (homepage) của website là trang được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó. Địa chỉ của trang chủ chính là địa chỉ của website.
- Hệ thống các website trên Internet tạo thành Mạng thông tin toàn cầu.
Đáp án
1. B
2.  là địa chỉ của website báo Thiểu niên Tiền phong.
https://vi.wikipedia.org là địa chỉ trang chủ của website Bách khoa toàn thư tiếng Việt.
https://vi.wikipedia.org/wiki/lnternet là địa chỉ của trang web về Internet trong website Bách khoa toàn thư tiếng Việt.

Hoạt động 2.2: Trình duyệt
a. Mục tiêu
- Hiểu được cách truy cập vào 1 trang web cần phải sử dụng tới trình duyệt web.
- Biết được các trình duyệt web hay sử dụng hiện nay.
- Biết cách sử dụng một trình duyệt để truy cập trang web.
b. Nội dung.
- Trình duyệt.
c. Sản phẩm.
- Hs nắm được các thông tin của bài học.
d. Tổ chức hoạt động.
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn để giới thiệu trình duyệt. Chiếu các hình ảnh biểu tượng của một số trình duyệt như Mozilla, Google Chrome, Cốc cốc, Opera
- GV minh họa máy tính, chỉ rõ trình duyệt đang dùng, quá trình duyệt web.
- Hs thực hiện truy cập vào trang web  qua trình duyệt Cốc Cốc.
- Đề nghị học sinh xác định: 
Câu 1: Trình duyệt web là gì?
Câu 2: Để truy cập vào một trang web ta làm như thế nào?
Câu 3: Trên trang web thường có các siêu liên kết. Em hãy cho biết cách nhận biết về siêu liên kết ở trên trang web.
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Làm việc theo nhóm: 
Phân nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm hoạt động
Nhóm 1, 2: Thực hiện câu hỏi 1 
Nhóm 3: Thực hiện câu hỏi 2
Nhóm 4: Thực hiện câu hỏi 3
- Học sinh tự suy nghĩ và viết câu trả lời vào bảng nhóm.
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng dậy trình bày lại quy trình để truy cập vào trang web bất kì.
a) Trình duyệt web:
- Người sử dụng muốn truy cập các website cần phải sử dụng một phần mềm ứng dụng được gọi là trình duyệt web.
- Một số trình duyệt web được sử dụng phổ biến hiện nay: Firefox, Google Chrome, Safari, côc côc, Microsoft Edge,
b) Để truy cập vào một trang web ta làm như thế nào?
- Để truy cập một trang web, ta có thể nhập địa chỉ của trang đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt.
c) Trên trang web thường có các siêu liên kết. Em hãy cho biết cách nhận biết về siêu liên kết ở trên trang web.
- Nhận biết bằng cách quan sát con trỏ chuột: Nếu thay đổi từ hình mũi tên thành hình bàn tay thì nơi đó có siêu liên kết.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Trình duyệt
- Duyệt web là hoạt động truy tìm theo các liên kết để tìm thông tin.
- Muốn truy cập vào một trang web, ta cần sử dụng một trình duyệt: Mozilla, Google Chrome, Cốc cốc, Opera
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt.
+ Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ của trình duyệt.
+ Nhấn phím Enter.

3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để khai thác thông tin trên Internet.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học thực hiện khai th...ước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hành, báo cáo kết quả trả lời câu hỏi
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Kết thúc phần thực hành, GV cùng Hs nhận xét, đánh giá buổi học.

Đáp án: 1-c, 2-d, 3-a, 4-b
3. HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để khai thác thông tin trên Internet.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học thực hiện khai thác được thông tin.
c. Sản phẩm học tập: HS truy cập và khai thác được thông tin trên một số trang web.
d. Tổ chức thực hiện:
Câu 1. Phần mềm giúp người sử dụng truy cập các trang web trên Internet gọi là gì?
A. Trình duyệt web.	B. Địa chỉ web.
C. Website.	D. Công cụ tìm kiếm.
Câu 2. Trong các tên sau đây, tên nào không phải là tên của trình duyệt web?
A. Internet Explorer.	B. Mozilla Firefox.
C. Google Chrome.	D. Windows Explorer.
4. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng. 
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học thực hiện truy cập trang web thông qua các trình duyệt
c. Sản phẩm học tập: HS truy cập và khai thác được thông tin trên một số trang web
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trả lời các câu hỏi:
- GV Có điểm gì khác nhau giữa cách tổ chức thông tin trong cuốn sách với cách tổ chức thông tin trên Internet?
- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Hs báo cáo kết quả thực hành
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và cho điểm và tuyên dương những hs có bài làm tốt nhất.

Đáp án
- Trong sách: Sắp xếp tuần tự theo chủ đề hoặc chương, bài, phần, nội dung từng phần. Khi người dùng cần tìm kiếm thông tin thì phải theo tuần tự, xem nội dung đó thuộc bài nào, chương mấy, ở trang nào trong sách. Đây là cách tổ chức tuyến tính.

IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học.
- Tạo cơ hội thực hành cho người học.
- Thu hút được sự tham gia. tích cực của người học.
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung.
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Trao đổi, thảo luận.

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm...)
Tuần 12
Tiết 12

BÀI 7. TÌM KIẾM THÔNG TIN 
TRÊN INTERNET

Ngày soạn: 18/11/2023
Ngày dạy: 21/11/2023
Lớp: 6
 
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm.
- Xác định được từ khóa ứng với mục đích tìm kiếm cho trước.
- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên internet.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung: 	
- Năng lực tự chủ và tự học: (Tự lực, tự học, tự hoàn thiện) Biết chủ động tìm tòi các kiến thức liên quan phục vụ việc học tập của bản thân thông qua việc sử dụng các từ khóa để tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm trên internet.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thể hiện qua các hoạt động thảo luận nhóm để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết tóm tắt, phân tích nhiều nguồn thông tin liên quan để sử dụng được từ khóa tìm kiếm thông tin trên internet thông qua máy tìm kiếm; lưu trữ được thông tin dạng văn bản, dạng hình ảnh đã tìm kiếm được về máy tính của mình.
2.2. Năng lực tin học:
- Nla: Sử dụng được máy tìm kiếm trên internet để tìm kiếm thông tin.
- NLc: Sử dụng được máy tìm kiếm để khai thác thông tin một cách hiệu quả, an toàn và hợp pháp, tìm kiếm, lựa chọn được thông tin phù hợp và tin cậy.
3. Về phẩm chất:
- Yêu nước: Biết tìm kiếm thông tin tìm hiểu về các truyền thống tự hào của đất nước và dân tộc.
- Ham học: Có ý thức tìm các tư liệu học tập trên mạng internet thông qua máy tìm kiếm để ứng dụng vào học tập và cuộc sống hằng ngày.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: 
- Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập.
- Chuẩn bị một số tình huống để yêu cầu HS dựa vào đó đưa ra cách giải quyết vấn đề.
- Phòng thực hành đảm bảo kết nối mạng để HS truy cập mạng tốt nhất.
2. Đối với học sinh: 
- Bảng hoặc giấy khổ rộng để các nhóm ghi kết quả thảo luận.
- Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: 
- Tự đọc và khám phá kiến thức qua tình huống, phát hiện làm rõ vấn đề, đề xuất và lựa chọn đáp án phù hợp.
b. Nội dung: Phiếu học tập số 1.
c. Sản phẩm: Học sinh đưa ra một số phương án mà các em đã tìm kiếm được thông tin nhờ internet hoàn thành phiếu học tập số 1.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: Yêu cầu học sinh đọc và hoàn thành phiếu học tập số 1.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập: Đọc và hoàn thành cá nhân phiếu học tập số 1.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời.
- GV cùng toàn lớp thảo luận đáp án
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên Internet
a. Mục tiêu: HS biết được các khái niệm về máy tìm kiếm, t

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_6_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truon.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docTuần 27.doc
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx