Kế hoạch bài dạy Số học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận dạng các hình trong bài.

- Mô tả một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều( cạnh, góc, đường chéo).

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

docx 380 trang Cô Giang 18/11/2024 680
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Số học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Số học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

Kế hoạch bài dạy Số học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG I: TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
§1: TẬP HỢP 
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS:
- Nhận biết: + Một tập hợp và các phần tử của nó.
 + Tập các số tự nhiên ( N ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( N*)
- Biết cách sử dụng các kí hiệu về tập hợp ( “∈” , “∉”) 
- Hiểu và trình bày được cách mô tả hay viết một tập hợp.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng được các kí hiệu về tập hợp.
+ Sử dụng được các cách mô tả ( cách viết) một tập hợp.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 - GV: Một số đồ vật hoặc tranh ảnh minh họa cho khái niệm tập hợp ( bộ sưu tập đồ vật, ảnh chụp tập thể HS, bộ đồ dùng học tập, ..)
2 - HS : Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: HS cảm thấy khái niệm tập hợp gần gũi với đời sống hàng ngày. 
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chiếu hình ảnh và giới thiệu “tập hợp gồm các bông hoa trong lọ hoa”, “ tập hợp gồm các con cá vàng trong bể”, “ tập hợp học sinh lớp 6/1”... và yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm các ví dụ tương tự trong đời sống hoặc mô tả tập hợp trong tranh ảnh mà mình đã chuẩn bị.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Từ các ví dụ trên chúng ta sẽ đi tìm hiểu rõ hơn về tập hợp, các kí hiệu và cách mô tả, biểu diễn một tập hợp”
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tập hợp và phần tử của tập hợp
a) Mục tiêu: 
+ Từ hình ảnh thực tế HS có thể chuyển sang hình ảnh trực quan về tập hợp .
+ Nhớ lại cách sử dụng các kí hiệu “∈” và “∉”.
+ Hình thành kĩ năng nhận biết phần tử của một tập hợp.	 
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nêu được ví dụ về tập hợp và hiểu được các phần tử trong tập hợp.
+ HS viết được kí hiệu phần tử thuộc hoặc không thuộc tập hợp.
+ HS hoàn thành được phần Luyện tập 1.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV cho HS quan sát Hình 1.3 SGK-tr6: 
* Tập hợp M gồm các phần tử nào?
+ GV ví dụ về 1 tập hợp B gồm các chữ cái viết thường trong tiếng việt và nêu những phần tử của tập hợp B.
+ GV tổng kết và giới thiệu kí hiệu về tập hợp và phần tử của tập hợp.
* Em hãy tìm ví dụ về tập hợp và chỉ ra các phần tử thuộc tập hợp.
* Quan sát lại H1.3 SGK- tr6, em có nhận xét gì về số 7 và tập hợp M?
* HS hoàn thành Luyện tập 1: Gọi B là tập hợp các bạn tổ trưởng trong lớp em. Em hãy chỉ ra một bạn thuộc tập B và một bạn không thuộc tập B.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS hoạt động cá nhân rồi sau đó thảo luận cặp đôi nói cho nhau nghe.
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại :
- Một tập hợp ( tập ) bao gồm những đối tượng nhất định. Các đối tượng ấy được gọi là những phần tử của tập hợp.
+ x là một phần tử của tập A
KH: x ∈ A 
+ y không là phần tử của tập A.	
KH: y ∉ A
Hoạt động 2: Mô tả một tập hợp
a) Mục tiêu: 
+ HS biết và sử dụng được hai cách mô tả ( viết) một tập hợp. 
+ Giới thiệu kí hiệu tập hợp số tự nhiên ( N ) và tập các số tự nhiên khác 0 ( N*)
+ Củng cố cách viết các kí hiệu “∈” và “∉”.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV giảng và nêu yêu cầu:
Mô tả tập hợp là cho biết cách xác định các phần tử của tập hợp đó. 
* Quan sát H1.4, tập hợp P gồm những phần tử nào?
+ GV phân tích: Ta biểu diễn tập hợp P bằng cách liệt kê các phần tử theo 2 cách như sau:
+ Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
P = {0; 1; 2; 3 ; 4; 5}
Lưu ý viết các phần tử của tập hợp trong dấu ngoặc { } theo thứ tự tùy ý nhưng mỗi phần tử chỉ được viết một lần.
+ Cách 2: Nêu dấu hiệu đặc trưng cho các phần tử của tập hợp
P = { n | n là số tự nhiên nhỏ hơn 6}
* GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận ?.SGK-tr7
+ GV chú ý thêm cho HS: 
1. N là tập hợp số tự nhiên 0; 1; 2; 3;... Ta có thể viết tập N như sau: N = { 0; 1; 2; 3;...}.
2. Viết n ∈ N có n...c nhau qua giai đoạn, năm tháng.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV giới thiệu và chiếu một số hình ảnh liên quan đến cách viết số tự nhiên từ thời nguyên thủy ( hình ảnh dưới phần hồ sơ dạy học) “ Trong lịch sử loài người, số tự nhiên bắt nguồn từ nhu cầu đếm và từ rất sớm. Các em quan sát hình chiếu và nhận xét về cách viết số tự nhiên đó.”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Cách ghi số tự nhiên đó như thế nào, có dễ đọc và sử dụng thuận tiện hơn không?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Hệ thập phân
a) Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được cách viết số tự nhiên trong hệ thập phân và mối quan hệ giữa các hàng.
+ HS hiểu giá trị mỗi chữ số của một số tự nhiên viết trong hệ thập phân.	 
+ HS nhận thấy kết luận thu được rất gần gũi với thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
* GV cho HS quan sát và đọc trong SGK -> đọc hiểu cặp đôi để hiểu và ghi nhớ.
* GV lưu ý về chữ số đầu và về cách viết:
1. Với các số tự nhiên khác 0, chữ số đầu tiên ( từ trái sang phải) khác 0.
2. Đối với số có 4 chữ số trở lên, ta viết tách riêng từng lớp. Mỗi lớp là một nhóm ba chữ số kể từ trái sang phải.
* GV phân tích kĩ ví dụ: số 221 707 263 598 đọc là “ Hai mươi mốt tỉ, bảy trăm linh bảy triệu, hai trăm sáu mươi ba nghìn, năm trăm chín mươi tám) có các lớp, hàng như trong Bảng 1-SGK-tr9.
* GV yêu cầu HS lấy ví dụ về 1 số bất kì -> nói cho nhau nghe cách đọc và phân tích các lớp, hàng của số đó.
* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành “?”
* GV chốt đáp án và chú ý lại những đáp án sai. 
( GV lưu ý HS không viết 012; 021)
* GV cho HS phát biểu theo mẫu câu đã cho và phân tích cho HS
* GV cho HS thảo luận theo nhóm đôi thực hiện yêu cầu của HĐ1.
* GV chốt đáp án và lưu ý lại những trường hợp sai.
a. Cách ghi số tự nhiên trong hệ thập phân
+ Trong hệ thập phân, mỗi số tự nhiên được viết dưới dạng một dãy những chữ số lấy trong 10 chữ số: 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8 và 9. Vị trí của các chữ số trong dãy gọi là hàng.
+ Cứ 10 đơn vị ở một hàng thì bằng 1 đơn vị ở hàng liền trước nó. Chẳng hạn : 10 chục = 1 trăm; 10 trăm = 1 nghìn.
* GV viết đầy đủ trên bảng cho thẳng cột để cộng lại theo cột đi đến HĐ2 => Kết luận.
b. Giá trị các chữ số của một số tự nhiên
- Mỗi chữ số tự nhiên viết trong hệ thập phân đều biểu diễn được thành tổng giá trị các chữ số của nó.
Ví dụ: 
236 = (2 × 100) + (3 × 10) + 6
*TQ:
ab = ( a × 10) + b, với a ≠ 0
abc = (a × 100) + ( b × 10) + c
34 604 = ( 3 × 10 000) + ( 4 × 1000) + (6 × 100) + 4
* GV phân tích ví dụ trong SGK -> Tổng quát lại cho HS.
* GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân hoàn thành phần Luyện tập: 
Viết số 34 604 thành tổng giá trị các chữ số của nó.
* GV yêu cầu HS viết số 492 thành tổng giá trị các chữ số của nó sau đó hoàn thành phần Vận dụng.
492 = (4 × 100) + ( 9 × 10) + 2
=> 4 tờ 100 nghìn, 9 tờ 10 nghìn và 2 tờ 1 nghìn đồng.
Hoạt động 2: Số La Mã
a) Mục tiêu: HS viết được số La Mã từ 1 đến 30..
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV chiếu bảng số La Mã kí hiệu và giá trị 5 thành phần để ghi số La Mã.
Thành phần
I
V
X
IV
IX
Giá trị
1
5
10
4
9

+ GV giới thiệu và cho HS đọc và ghi nhớ các thành phần chính trong bảng trên.
+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn các số từ 1 đến 10
I
II
III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
+ GV giới thiệu rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.
+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn số từ 11 đến 20:
XI
XII
XIII
XIV
XV
XVI
XVII
XVIII
XIX
XX
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
+ GV giới thiệu rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.
+ GV chiếu các số La Mã biểu diễn các số từ 21 đến 30 hoặc cho HS quan sát SGK-tr11.
+ GV giới thiệu cách viết rồi cho HS đọc đồng thanh, đọc thầm cá nhân rồi ghi nhớ cách viết.
+ GV kết hợp xóa đi 1 số ô trống ở trong từng loại bảng để kiểm tra ghi nhớ của HS.
+ GV cho HS đọc nhận xét trong SGK- tr11 và lưu ý lại cho HS.
Nhận xét
1. Mỗi số La Mã biểu diễn một số tự nhiên bằng tổng giá trị các thành phần viết trên số đó. Chẳng hạn, số XXIV có ba thành phần là X, X và IV tương ứng với các giá trị 10, 10 và 4. Do đó XXIV biểu diễn số 24.
2. Không có số La Mã nào biểu diễn số 0.
* GV yêu cầu HS hoàn thành phần “?”
+ GV chia cả lớp theo nhóm đôi hoàn thành thử thách nhỏ, thi xem nhóm nào sử dụng 7 que tính xếp được nhanh và nhiều số La Mã đúng nhất.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi màn chiếu, SGK, chú ý ng... nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV nhắc lại về tập hợp N và tia số:
Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu bởi N 
N = { 0; 1; 2; 3; ...}.
 Mỗi phần tử 0; 1; 2; 3;... của N được biểu diễn bởi một điểm trên tia số gốc O như Hình 1.5 – SGK - tr13.
+ GV phân tích tia số: Trên tia số, điểm biểu diễn số tự nhiên a gọi là điểm a. VD: Điểm 2, điểm 6, điểm 9... 
+ GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các hoạt động : HĐ1; HĐ2; HĐ3 như trong SGK.
HĐ1: Trong hai điểm 5 và 8 trên tia số, điểm nào nằm bên trái, điểm nào nằm bên trái, điểm nào nằm bên phải điểm kia?
HĐ2: Điểm biểu diễn số tự nhiên nào nằm ngay bên trái điểm 8? Điểm biểu diễn số tư nhiên nào nằm ngay bên phải điểm 8?
+ GV cho HS đọc phần chú ý và gọi 1HS giải thích.
+ GV giới thiệu kí hiệu “≤” hoặc “≥”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu, thảo luận nhóm đôi và hoàn thành các yêu cầu
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá, chốt lại kết luận sau mỗi hoạt động.
1. Thứ tự các số tự nhiên
- Tia số là hình ảnh trực quan giúp chúng ta tìm hiểu về thứ tự của các số tự nhiên.
+ Trong hai số tự nhiên khác nhau, luôn có một số nhỏ hơn số kia. Nếu số a nhỏ hơn số b thì trên tia số nằm ngang điểm a nằm bên trái điểm b. Khi đó, ta viết a a. Ta còn nói: điểm a nằm trước điểm b, hoặc điểm b nằm sau điểm a.
+ Mỗi số tự nhiên có đúng một số liền sau. VD: 9 là số liền sau của 8 ( còn 8 là số liền trước của 9). Hai số 8 và 9 là hai số tự nhiên liên tiếp.
+ Nếu a a < c ( tính chất bắc cầu)
VD: a a < 7
* Chú ý: Số 0 không có số tự nhiên liền trước và là số tự nhiên nhỏ nhất.
2. Các kí hiệu “≤” hoặc “≥” :
- Ta còn dùng kí hiệu a ≤ b (đọc là “a nhỏ hơn hoặc bằng b” ) để nói “a < b hoặc a = b”.
VD: 
{ x ϵ N | x < 4} ={ 0; 1; 2; 3}
{ x ϵ N | x ≤ 4} ={ 0; 1; 2; 3; 4}
- Tương tự, kí hiệu a ≥ b ( đọc là “ a lớn hơn hoặc bằng b”) có nghãi là a > b hoặc a = b.
- Tính chất bắc cầu còn có thể viết: nếu a ≤ b và b ≤ c thì a ≤ c
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Luyện tập, Bài 1.13 ; 1.14 ; 1.15
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Luyện tập :
a. Có : 12 036 001 > 12 035 987 => m > n.
b. m> n => n điểm n nằm trước.
Bài 1.13: 

3 532
3 529
Số liền trước
3 531
3 528
Số liền sau
3 533
3 530
Bài 1.14. a < b< c
Bài 1.15. 
a) M = { 10 ;11 ; 12 ; 13 ; 14}
b) K = { 1 ; 2 ; 3}
c) L = { 0 ; 1 ; 2 ; 3}
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : vận dụng ; Bài 1.16
Vận dụng
Buổi sáng > buổi chiều > buổi tối
Bài 1.16
Có : 148 thứ tự theo chiều cao ( từ thấp đến cao ) của ba bạn là Cường, An, Bắc. Vậy thứ tự các điểm từ dưới lên là C, A, B.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập.
- Chuẩn bị bài mới “Phép cộng và phép trừ các số tự nhiên”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §4: PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được số hạng, tổng; số bị trừ, số trừ, hiệu.
- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng để tính nhẩm, tính hợp lí.
+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Bài giảng , đồ dùng dạy học.
2 - HS : Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS nhận thức nhu cầu sử dụng các phép tính cộng, trừ.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: HS hình thành nhu cầu sử dụng phép tính cộng, trừ.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu hoặc một bài toán khác phù hợp với nội dung kiến thức “ Mai đi chợ mua cà tím hết 18 nghìn đồng, cà chua hết 21 nghìn đồng và rau cả...
Vận dụng 2: Giải:
Tổng số tiền Mai phải trả là:
18 + 21 = 39 ( nghìn đồng )
Mai được trả lại số tiền là:
100 - 39 = 61 ( nghìn đồng)
Đ/s: 61 000 đồng.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1.17 ; 1.22
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 1.17 :
a) 63 548 + 19 256 = 82804
b) 129 107 – 34 693 không thể thực hiện được trong tập số tự nhiên. Vì 129 107 < 34 693.
Bài 1.22 : 
a) 285 + 470 + 115 + 230	b) 571 + 216 + 129 + 124
= (285 + 115) + (470 + 230)	= ( 571 + 129) + ( 216 + 124)
= 400 + 700	= 700 + 340
= 1100	= 1040
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.20 ; 1.21
Bài 1.20 :
Dân số Việt Nam năm 2020 là :
96 462 106 + 876 473 = 97 338 579 ( người)
Đ/s : 97 338 579 người
Bài 1.21 :
Nhà ga số 3 tiếp nhận được số người là :
22 851 200 – ( 6 526 300 + 3 514 500) = 12 810 400 ( người)
Đáp số : 12 810 400 người
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm Bài 1.18; 1.19.
- Chuẩn bị bài mới “ Phép nhân và phép chia số tự nhiên”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §5: PHÉP NHÂN VÀ PHÉP CHIA SỐ TỰ NHIÊN
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được thừa số, tích; số bị chia, số chia, số dư trong phép chia hết và phép chia có dư.
- Nhận biết được tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép nhân; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân ( dấu “ ×” hoặc dấu “.”
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Sử dụng linh hoạt các kí hiệu của phép nhân ( a × b; a.b; ab) tùy hoàn cảnh cụ thể).
+ Tìm được tích của hai thừa số; tìm được thương và số dư ( nếu có) của một phép chia.
+ Vận dụng được các tính chất của phép nhân và phép cộng trong tính toán.
+ Giải được một số bài toán có nội dung thực tiễn.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. GV: Giáo án PPT, đồ dùng dạy học
2 . HS : Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS biết sử dụng phép nhân, phép chia trong thực tế cuộc sống.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: HS hình thành nhu cầu sử dụng phép tính cộng, trừ.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV đặt vấn đề qua bài toán mở đầu hoặc một bài toán khác phù hợp với nội dung kiến thức “ Mẹ em mua một túi 10kg gạo ngon loại 20 nghìn đồng một kilogam. Hỏi mẹ em phải đưa cho cô bán hàng bao nhiêu tờ 50 nghìn đồng để trả tiền gạo?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu ra nháp.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để giải được bài toán trên, cũng như hiểu rõ hơn về các tính chất của phép nhân, phép chia, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Phép nhân số tự nhiên
a) Mục tiêu: 
+ Giúp HS nhớ, nhận biết lại và sử dụng được các thuật ngữ phép nhân: thừa số, tích.
+ Nhận biết được khi nào trong một tích có thể không sử dụng dấu phép nhân.
+ Củng cố phép đặt tính nhân và kĩ năng tính nhẩm.
+ Giúp HS trải nghiệm dẫn đến nhận biết các tính chất quen thuộc của phép nhân.
+ Giải quyết được bài toán thực tiễn.
+ Giúp HS hình thành thói quen quan sát, lập kế hoạch tính toán hợp lí.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS: Phiếu học tập.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS phát biểu về khái niệm nhân hai số tự nhiên.
+ GV phân tích khái niệm, nêu thêm ví dụ và cho HS áp dụng để tính toán:
5 . 4 = 5 + 5 + 5 + 5 = 20
16. 3 = 16 + 16 + 16 = 48
+ GV cho HS đọc phần chú ý và phân tích.
+ GV yêu cầu HS áp dụng làm Ví dụ 1.
(GV gợi ý cách trình bày phép đặt tính nhân -> chữa và phân tích kĩ cách làm)
+ GV yêu cầu HS làm Luyện tập 1
(GV lưu ý lại cho HS cách trình b...thêm 1 xe nữa để chở hàng hết những người này.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1.23 ; 1.25 ; 1.27
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 1.23 :
 1 3 5 6
× 1 2 5
 6 7 8 0
 2 7 1 2
 3 3 9 0 0 
 8 4 5
× 2 5 3
 2 5 3 5
 4 2 2 5
 4 4 7 8 5 
 2 7 3
× 4 7
 1 9 1 1
 1 0 9 2
 1 2 8 3 1 
 9 5 1
× 2 3
 2 8 5 3
 1 9 0 2
 2 1 8 7 3 
a) b) 	 c) 	 d) 
Bài 1.25 :
a) 125 . 101 = 125 . ( 100 + 1) = 125 . 100 + 125 . 1
b) 21 . ( 50 – 1) = 21. 50 – 21 . 1= 1050 – 21 = 1029
Bài 1.27 :
a)	b)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.26 ; 1.29
Bài 1.26 : HD : 50 × 11 × 4 = 2 200 ( chỗ ngồi). Vậy trường có thể nhận nhiều nhất 2 200 HS để tất cả các em đều có chỗ ngồi học.
Bài 1.29 : HD : Ta có 997 : 5 = 199 ( dư 2). Vậy xếp 995 HS vào 199 ghế, mỗi ghế 5 em ; 2 em còn lại xếp vào ghế thứ 200.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập và làm thêm bài tập 1.24; 1.28; 1.30.
- Chuẩn bị trước bài “ Luyện tập chung”: Ôn lại toàn bộ kiến thức từ Bài 1 -> Bài 5 và xem trước các bài tập.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: TIẾT 7 : LUYỆN TẬP CHUNG
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Củng cố và gắn kết các kiến thức từ bài 1 đến bài 5. 
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao kĩ năng giải toán
+ Gắn kết các kĩ năng bài học lại với nhau.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu, 5 bút dạ ( 4 màu xanh hoặc đen và 1 màu đỏ)
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập; giấy A1 theo tổ.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại kiến thức từ Bài 1 -> bài 5.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và trả lời
c) Sản phẩm: Nội dung kiến thức từ bài 1 ->bài 5.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
GV chia lớp thành 4 nhóm hoạt động, trình bày vào giấy A1 đã chuẩn bị và hoàn thành theo yêu cầu như sau:
+ Nhóm 1 và nhóm 3 : Hai cách mô tả một tập hợp và ví dụ; nội dung kiến thức phép cộng, phép nhân và các tính chất.
+ Nhóm 2 và nhóm 4: Tập hợp số tự nhiên và tập hợp các số tự nhiên trong hệ thập phân.( Tùy cách chia của mỗi GV)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý , thảo luận nhóm hoàn thành yêu cầu.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Sau khi hoàn thành thảo luận: Các nhóm treo phần bài làm của mình trên bảng và sau khi tất cả các nhóm kết thúc phần thảo luận của mình GV gọi bất kì HS nào trong nhóm đại diện trình bày.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các e hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa bài tập 1.31 ; 1.32 ; 1.33 đã đc giao về nhà làm từ các buổi trước. ( 3 HS lên bảng)
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài Ví dụ 1-tr20-SGK và Bài 1.34- tr21- SGK ).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
Bài 1.31 :
a) C1: A = { 4; 5; 6; 7}
C2: A = {x ∈ N| 3 < x ≤ 7}
b) B = { x ∈ N| x < 10, x ∉ A} = { 0; 1; 2; 3; 8; 9}
Bài 1.32 :
a) 1000
b) 1023
c) 2046
d) 1357
Bài 1.33: Chữ số 0
Bài 1.34 :
Giải :
Khối lượng của 30 bao gạo là :
50 × 30 = 1500 ( kg)
Khối lượng của 40 bao ngô là :
60 × 40 = 2400 (kg)
Ô tô chở tất cả số kilogam gạo và ngô là :
1500 + 2400 = 3900(kg)
 Đáp số : 3900kg.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.35 (GV có thể tổ chức dự án nhỏ giao cho HS tiếp tục tìm hiểu về cách tính hóa đơn điện bậc thang và nâng cao ý thức tiết kiệm điện)
Bài 1.35 : Có 115 = 50 + 50 + 15
Ông Khánh phải trả số tiền điện cho 115 số điệ...nh phương ( hay bình phương của a).
a3 cũng được gọi là lập phương (hay lập phương của a).
Ví dụ 1:
a) 3.3.3.3.3 = 35 = 243
cơ số là 3, số mũ là 5.
b) 112 = 11.11 = 121.
Luyện tập 1 : HS tự hoàn thành bảng vào vở.
12 = 1
52 = 25
82 = 64

22 = 4
62 = 36
92 = 81

32 = 9
72 = 49
102 = 100

42 = 16



Vận dụng:
1. Số hạt thóc trong ô thứ 7 là: 
7.7.7.7.7.7 = 76
2. a) 23 197 = 2. 104 + 3. 103 + 1. 102 + 9.10 + 7
b) 203 184 = 2. 105 + 3. 103 + 1. 102 + 8.10 + 4
TIẾT 2
Hoạt động 2: Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số.
a) Mục tiêu: 
+ HS củng cố và vận dụng quy tắc nhân hai lũy thừa cùng cơ số.
+ Khám phá và vận dụng quy tắc chia hai lũy thừa cùng cơ số.
b) Nội dung:
 HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức, kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS làm theo các yêu cầu trong HĐ2.
GV có thể dùng đồ dùng dạy học đã chuẩn bị gồm 10 miếng bìa, trong đó có 5 miễng bìa ghi chữ số 7; 2 miếng ghi dấu “=”, một miếng ghi 72; 1 miếng ghi 73 và 1 miếng ghi 72+3 (GV ghim sẵn các miếng bìa lên bảng để thể hiện giả thiết. Rồi yêu cầu HS trả lời câu hỏi. Khi có câu trả lời đúng GV ghim tiếp các miếng bìa còn lại.
+ GV phân tích và chốt nội dung chính thứ hai của bài học. ( chiếu đọan nội dung lên màn hình, vừa giảng vừa bao quát lớp ghi chép.)
+ GV cho HS vận dụng hoàn thành Ví dụ 2 ( GV costheer bổ sung những ví dụ tương tự tổ chức theo hình thức cá nhân, nhóm.)
+ GV yêu cầu học sinh làm Luyện tập 2
+ GV cho HS hoàn thành các yêu cầu của HĐ3 ( GV có thể thay đổi hình thức tổ chức của HĐ3 bằng cách tổ chức thi viết kết quả)
+ GV phân tích, chốt nội dung chính thứ 3 của bài học. (chiếu ND kiến thức lên màn chiếu vừa giảng vừa bao qát lớp ghi chép)
+ GV lưu ý cho HS phần chú ý.
+ GV hướng dẫn HS làm Ví dụ 3 ( GV có thể bổ sung thêm những ví dụ tương tự, tổ chức thi cá nhân, nhóm.)
+ GV cho HS áp dụng kiến thức làm Luyện tập 3 ( GV có thể bổ sung thêm những ví dụ tương tự tổ chức cá nhân, nhóm)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS theo dõi SGK, chú ý nghe, hiểu và hoàn thành các yêu cầu.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Theo dõi, lắng nghe, phát biểu, lên bảng, hoàn thành vở.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV tổng quát lưu ý lại kiến thức trọng tâm và gọi 1 học sinh nhắc lại.
2. Nhân và chia hai lũy thừa cùng cơ số
a. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ:
am . an = am+n
Ví dụ 2:
56 . 53 = 56+3 = 59
105 . 104. 102 = 105+4+2 = 1011
Luyện tập 2
a. 53 . 57 = 53+7= 510
b. 24 . 25. 29 = 24+5+9 = 218
c. 102 . 104. 106 . 108 = 102+4+6+8 = 1020
b. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
Khi chia ha lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và lấy số mũ của số bị chia trừ số mũ của số chia:
am : an = am-n ( a≠0, m ≥ n)
* Chú ý: 
Người ta quy ước a0 = 1 ( a≠0)
Ví dụ 3: 
26 : 23 = 26-3 = 23
107: 104 = 107-4 = 103
Luyện tập 3: 
a) 76 : 74 = 72
b) 1 091100: 1 091100= 1 091100-100 = 1 0910 = 1
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Bài 1.36 ; 1.37 ; 1.38 ; 1.42 ; 1.43- tr24- SGK ).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
Bài 1.36 :
a) 9.9.9.9 = 94
b) 10.10.10.10 = 104
c) 5.5.5.25 = 5.5.5.5.5 = 55
d) a.a.a.a.a.a = a6
Bài 1.37:
Lũy thừa
Cơ số
Số mũ
Giá trị của lũy thừa
43
4
3
64
35
3
5
243
27
2
7
128
Bài 1.38:
a) 25 = 2.2.2.2.2 = 32
b) 33 = 3.3.3 = 27
c) 52 = 5.5 = 25
d) 109 = 10.10.10.10.10.10.10.10.10 = 1 000 000 000
Bài 1.42:
a) 57 . 53 = 510
b) 58 : 54 = 54
Bài 1.43:
a) 1 + 3 + 5 + 7 = 16 = 42
b) 1 + 3+ 5 +7 + 9 = 25 = 52
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.39 ; 1.40 ; 1.41
Bài 1.39 : 
215 = 2. 102 + 1.10 + 5
902 = 9. 102 + 2
2 020 = 2. 103 + 2.102 
883 001 = 8. 105 + 8. 104 + 3. 103 + 1
Bài 1.40 : 
112=121 ; 1112=12 321 ; 
Dự đoán 1 1112 = 1 234 321
Bài 1.41 : 
29 = 210-1= 210 : 2 = 1024 : 2 = 512
211 = 210+1= 210 . 2 = 1024 : 2 = 2048
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm Bài 1.44 + 1.45 – SGK- trang20
- Chuẩn bị bài mới “ Thứ tự thực hiện các phép tính”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: TIẾT 10 - §7: THỨ TỰ THỰC HIỆN CÁC PHÉP TÍNH
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian...au là:
9 × 2 = 18 (km)
b) Quãng đường người dó đi được trong 5 giờ là:
42 + 18 = 60 (km)
 Đáp số: 60km.
* Chú ý:
Trong một biểu thức có thể có chứa chữ. Để tính giá trị của biểu thức đó khi cho giá trị của các chữ, ta thay thế giá trị đã cho vào biểu thức rồi tính giá trị của biểu thức nhận được.
Luyện tập 2:
a) Biểu thức tính diện tích của HCN ABCD là: 2a2 + a (đvdt)
b) a = 3 
=> ShcnABCD = 2. 12 + 1 = 2.1 + 1 = 2 + 1 = 3 ( cm2)
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập: Luyện tập, Bài 1.46 ; 1.47
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 1.46
a. 235 + 78 – 142 = 313 – 142 = 171
b. 14 + 2 . 82 = 14 + 2. 64 = 14 + 128 = 142
c. { 23 + [ 1 + ( 3 – 1)2]} : 13
= { 8 + [ 1 + 22]} : 13
= { 8 + [ 1 + 4]} : 13
= { 8 + 5} : 13
= 13 : 13
= 1
Bài 1.47 :
1 + 2( a+ b) – 43 
Thay a = 25 và b = 9 vào biểu thức ta có :
1+ 2.(25 + 9) – 64
= 1 + 2. 34 – 64
= 1 + 68 – 64
= 69 – 64
= 5
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để và khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 1.48 ; Bài 1.49
Bài 1.48 :
Trong cả năm, trung bình mỗi tháng cửa hàng đó bán được số chiếc ti vi là :
( 1 264 + 164 . 4) : 12 = 160 ( ti vi)
 Đáp số : 160 ti vi.
Bài 1.49 :
18. 350 + (105-30-18).170+ 30.(105-30)
Diện tích sàn cần lát : ( 105 – 30) m2 ;
Tổng tiền công là : (105-30). 30 ( nghìn đồng) ;
18m2 gỗ loại 1 có giá : 18. 350 ( nghìn đồng) ;
Còn lại [(105-30)-18] m2 gỗ loại 2 có giá là : [(105-30)-18].170 (nghìn đồng)
Tổng chi phí : (105-30). 30 + 18. 350 + [(105-30)-18].170 = 18 240 ( nghìn đồng)
Đáp số :18 240 000 đồng.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
1. Nhiệm vụ cá nhân
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học từ Bài 1 đến Bài 7.
- Xem trước các bài tập phần Luyện tập chung và Ôn tập chương I.
- Làm trước các bài tập 1.50; 1.52; 1.53; 1.56.
2. Nhiệm vụ theo tổ
- Thiết kế sơ đồ tư duy theo sáng tạo riêng của mỗi nhóm để tổng hợp kiến thức từ Bài 1 -> Bài 7 ( GV hướng dẫn 4 nhóm các nội dung lớn cần hoàn thành) trình bày ra giấy A0 hoặc A1 và báo cáo vào buổi học sau.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: TIẾT 11 + 12 : LUYỆN TẬP CHUNG VÀ 
ÔN TẬP CHƯƠNG I
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Tổng hợp, kết nối các kiến thức của nhiều bài học nhằm giúp HS ôn tập toàn bộ kiến thức của chương.
- Giúp HS củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nâng cao các kĩ năng đã hoàn thành trước đó.
+ Giúp HS trong việc giải và trình bày giải toán.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án tài liệu.
2 - HS : SGK; đồ dùng học tập; sản phẩm sơ đồ tư duy theo tổ GV đã giao từ buổi học trước.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
Giúp HS tổng hợp, liên kết kiến thức của các bài học từ Bài 1->Bài 7.
b) Nội dung: Đại diện các nhóm HS trình bày phần chuẩn bị của mình, các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và cho ý kiến.
c) Sản phẩm: Sơ đồ tư duy đầy đủ nội dung kiến thức từ Bài 1 -> Bài 7 một cách đầy đủ, ngắn gọn, trực quan.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chỉ định đại diện nhóm trình bày ( Theo thứ tự lần lượt từ Tổ 1 -> Tổ 4 hoặc thứ tự GV thấy hợp lý)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: Đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe để đưa ra nhận xét, bổ sung.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Các nhóm trao đổi, nhận xét và bổ sung nội dung cho các nhóm khác.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của các nhóm HS, trên cơ sở đó cho các em hoàn thành bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa bài tập Bài 1.51; Bài 1.52 ; 1.53 đã đc giao về nhà làm từ các buổi trước. ( 4 HS lên bảng)
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập chưa làm xong ( GV có thể đến từng bàn quan sát và giúp đỡ HS). HS nào xong rồi sẽ làm các bài tập Cuối chương I : Bài 1.54 ; 1.55 ; 1.56 ; 1.57.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hoàn thành bài tập và lên bảng trình bày.
- HS nhận xét, bổ sung và giáo viên đánh giá tổng kết.
Bài 1.5...ạn đề nghị chia đều phần thưởng cho 4 tổ. Nếu không biết số bút trong mỗi hộp, ta có thể chia đều số bút đó cho 4 tổ được không?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý lắng nghe , thảo luận nhóm và dự đoán trả lời
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Để biết ta có thể chia đều số bút đó cho 4 tổ được không? Cách chia như thế nào? Ta sẽ tìm hiểu trong bài ngày hôm nay.” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1
Hoạt động 1: Quan hệ chia hết
a) Mục tiêu: 
+ Hình thành khái niệm chia hết và biết sử dụng kí hiệu “⋮” ; “”
+ Hình thành khái niệm ước và bội của một số tự nhiên và cách tìm ước và bội.
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS thực hiện phép chia 15 : 3 và 16 : 3
Và xét xem phép chia nào là phép chia hết, phép chia nào là phép chia có dư.
+ GV yêu cầu HS đọc to Hộp kiến thức
+ GV yêu cầu HS điền dấu “⋮” ; “” trong mục câu hỏi ?.
+ GV lưu ý tính chất trong mục trao đổi kinh nghiệm đề cập đến tính chất chia hết của một tích: “ Trong một tích, nếu có một thừa số chia hết cho một số thì tích chia hết cho số đó”
+ GV có thể đặt câu hỏi về việc có thể chia đều “ nhanh” 12 gói kẹo cho các HS trong tổ mà không cần biết số kẹo.
+ GV dẫn dắt hình thành khái niệm mới là ước và bội của một số tự nhiên.
+ GV có thể lấy thêm nhiều ví dụ khác.
+ GV yêu cầu HS trả lời và giải thích bạn Vuông hay Tròn đúng?
( GV gợi ý: Để giải thích 6 không là ước của 15, ta thực hiện phép chia 15 cho 6)
+ GV cho HS tìm hiểu cách tìm ước và bội qua việc thực hiện các HĐ1 và HĐ2.
HĐ1: Lần lượt chia 12 cho các số từ 1 đến 12, em hãy viết tập hợp tất cả các ước của 12.
HĐ2: Bằng cách nhân 8 với 0; 1; 2; ... em hãy viết các bội của 8 nhỏ hơn 80.
+ GV kết luận tập các ước của 12 và tập các bội của 8 nhỏ hơn 80.
+ GV yêu cầu HS là Ví dụ 2.
+ HS vận dụng kiến thức hoàn thành Luyện tập 1
+ GV cho HS làm việc theo nhóm hoàn thành Thử thách nhỏ. ( GV thưởng cho nhóm làm nhanh nhất). GV cho HS liệt kê các ước và từ đó chọn các số phù hợp.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Khái niệm chia hết; Ước và Bội; Cách tìm Ước và Bội.
1. Quan hệ chia hết
Cho hai số tự nhiên a và b ( b≠ 0).
+ Nếu có k ∈ N : a = kb, ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a ⋮ b
+ Nếu a không chia hết cho b ta kí hiệu a b.
VD: 15 = 3 . 5 => 15 ⋮ 3
16 : 3 = 5 dư 1 => 16 3 
? 
24 ⋮ 6
35 ⋮ 5
45 10
42 4
Ví dụ 1:
Việt có số kẹo là 12. 35. Vì 35 ⋮ 5 nên ( 12.35) ⋮ 5, do đó Việt có thể chia đều số kẹo cho mỗi tổ.
* Ước và bội:
- Nếu a chia hết cho b, ta nói b là ước của a và a là bội của b.
Ta kí hiệu Ư(a) là tập hợp các ước của a và B(b) là tập hợp các bội của b.
VD: 15 ⋮ 3 => Ta nói 3 là ước của 15 và 15 là bội của 3.
?:
Bạn Vuông trả lời đúng. Vì 15 ⋮ 6 => 5 là ước của 15.
* Cách tìm ước và bội:
+ Ư(12) = { 1; 2; 3; 4; 6; 12}
+ B (8) = { 8; 16; 24; 32; 40; 48; 56; 64; 72}
- Muốn tìm các ước của a ( a> 1), ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 -> a, ta lần lượt chia a cho các số tự nhiên từ 1 đến a để xem a chia hết cho những số nào thì các số đó là ước của a.
- Ta có thể tìm các bội của một số khác 0 bằng cách nhân lần lượt số đó với 0; 1; 2; 3;..
Ví dụ 2:
a) Ta thấy 15 chia hết cho 1; 3; 5; 15 nên Ư ( 15) = { 1; 3; 5; 15}
b) Các bội của 6 nhỏ hơn 30 là: 0; 6; 12; 18; 24.
Luyện tập 1
a) Ư ( 20 ) = { 1; 2; 4; 5; 10; 20}
b) Các bội nhỏ hơn 50 của 4 là:
4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36; 40; 44; 48.
Thử thách nhỏ: 
Ba số là 2; 4; 6.
TIẾT 2
Hoạt động 2: Tính chất chia hết của một tổng
a) Mục tiêu: 
+ HS hình thành tính chất chia hết của một tổng.
b) Nội dung: HS quan sát SGK, chú ý lắng nghe và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: Hs nắm vững kiến thức, kết quả của HS
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho HS tìm hiểu nội dung qua HĐ3 và HĐ4.
+ GV rút ra kết luận cho HS rút ra kết luận.
+GV có thể cho HS làm thêm hoạt động về tính chất chia hết của một tổng ( 3 số; 4 số) hay về tính chất chia hết của một hiệu.
+ GV hướng dẫn, cho HS làm Ví dụ 3.
+ GV cho HS hoàn thành Luyện tập 2 ( Gọi HS trình bày bảng, dưới lớp làm vở) -> GV rút ra kết luận.
+ GV yêu cầu HS làm Vận dụng 1 làm bài vào vở và gọi 1 HS lên trình bày lời giải. ( GV gợi ý). 
+ GV cho HS thực hiện HĐ5 và HĐ6.
+ GV rút ra kết luận cho HS rút ra kết luận.( GV có thể cho HS làm thêm hoạt động về tính chất không chia hết của một tổng 3 số, 4 số hay về tính chất không chia hết của một h...ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Bài giảng, giáo án.
2 - HS : Đồ dùng học tập; Ôn tập về phép chia hết và phép chia có dư.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
+ Gợi mở vấn đề sẽ được học trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV đặt vấn đề qua bài toán: “Tìm số dư của phép chia 71 001 cho 9?”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS hoán thành bài toán ra nháp.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Có một cách khác, không thực hiện phép chia, chúng ta có thể biết được 71 001 có chia hết cho 9 không. Để biết được đó là cách nào?” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
TIẾT 1
Hoạt động 1: Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
a) Mục tiêu: 
+ HS nhận ra được một số có tận cùng là 0 thì luôn chia hết cho cả 2 và 5.
+ HS nhận ra được dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
+ Củng cố vận dụng dấu hiệu chia hết kết hợp tính chất chia hết của một tổng (hiệu).
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho một vài số, có tận cùng là 0 (có thể giống hoặc khác sách), yêu cầu HS kiểm tra có chia hết cho 2 và 5 hay không.
+ GV yêu cầu HS thực hiện HĐ1, HĐ2.
+ Cho HS kết luận nội dung trong Hộp kiến thức.
+ GV cho HS đọc Ví dụ 1 để củng cố kiến thức vừa học về dấu hiệu chia hết cho 2 và cho 5 → Phân tích.
+ GV yêu cầu HS tìm hiểu ví dụ 2 và trình bày lời giải ý a mẫu trên bảng. Tương tự HS tự trình bày ý b.
+ GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân củng cố qua Luyện tập 1 (GV gọi 2 HS lên bảng trình bày mỗi câu.)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Chú ý, thảo luận và phát biểu, nhận xét và bổ sung cho nhau.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại nội dung chính: Dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.
1. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
+ Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
+ Các số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
Ví dụ 1: SGK - tr 34
Ví dụ 2:
a) 1985 + 2020
1985 có tận cùng là 5 => 1985 2
2020 có tận cùng là 0 nên chia hết cho 2. 
Vậy tổng 1985 + 2020 không chia hết cho 2.
b) 1 968 - 1930
+ 1968 có tận cùng là 8 nên 1968 => 1968 ⋮ 2.
+ 1930 có tận cùng là 0 nên 1930 => 1930 ⋮ 2.
Vậy Hiệu 1968 -1930 ⋮ 2.
Luyện tập 1:
1.
a) 1954 + 1975
+ 1954 có tận cùng là 4 
=> 1954 ⋮ 2.
+ 1975 có tận cùng là 5 
=> 1975 2.
b) 2020 – 938
+ 2020 có tận cùng là 0 => 2020 ⋮ 2
+ 938 có tận cùng là 8 => 938 ⋮ 2
Vậy tổng 2020 - 938 ⋮ 2.
2. 
a) 1945 + 2020
+ 1945 có tận cùng là 5 => 1945 ⋮ 5
+ 2020 có tận cùng là 0 => 2020 ⋮ 5
Vậy 1945 + 2020 ⋮ 5.
b) 1954 -1930
+ 1954 có tận cùng là 4 => 1954 5
+ 1930 có tận cùng là 0 => 1930 ⋮ 5
Vậy 1954 – 1930 2.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 2.10 ; 2.14 a,c SGK – tr37
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án
Bài 2.10 :
+ Các số chia hết cho 2 là : 324 ; 248 ; 2020 ( vì các số đó có tận cùng là các số chẵn.)
+ Các số chia hêt scho 5 là : 2020 và 2025 ( vì các số đó có tận cùng là 0 và 5
Bài 2.14 :
a) * ∈ { 0 ; 2 ; 4 ; 6 ; 8}
c) * ∈ { 0 ; 5}
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2.15
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ và ôn lại Các dấu hiệu chia hết cho 2; 5.
- Chuẩn bị tiết mới “ Dấu hiệu chia hết cho 9, cho 3”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §9: DẤU HIỆU CHIA HẾT
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được các dấu hiệu chia hết.
- Nhận biết một số chia hết cho 2; 5; 3 và 9.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vận dụng được các dấu hiệu chia hết cho 2; 5; 3...ia hết cho 3).
+ Các số chia hết cho 9 là : 450 ; 2025 ( vì 2 số đó có tổng các chữ số chia hết cho 9).
Bài 2.12: Cô không chia nhóm được như vậy. Vì 290 không chia hết cho 9.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 2.13 .
Bài 2.13: Vì 162 chia hết cho 9 nên các đội đều có đủ 9 học sinh.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ghi nhớ và ôn lại các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
- Đọc hiểu thêm mục “ Em có biết?” cuối bài ( SGK –tr37)
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp và làm thêm Bài 2.15; 2.16
- Chuẩn bị bài mới “Số nguyên tố”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §10: SỐ NGUYÊN TỐ
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
( Tiết 17 - 18)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS.
- Nhận biết được các khái niệm về số nguyên tố, hợp số và cách phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được một số nguyên tố, hợp số.
+ Phân tích được một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Bài giảng, giáo án, chuẩn bị sẵn đáp án bảng 2.1 ( trình chiếu hoặc bản giấy)
2 - HS : Đồ dùng học tập; Giấy, kéo thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu: 
+ Gây hứng thú và gợi động cơ học tập cho HS.
+ Gợi mở vấn đề khái niệm số nguyên tố sẽ được học trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu. 
c) Sản phẩm: Từ bài toán HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV đặt vấn đề qua bài toán: “Mẹ mua một bó hoa có 11 bông hoa hồng. Bạn 
Mai giúp mẹ cắm các bông hoa này vào các lọ nhỏ sao cho số hoa trong mỗi lọ là như nhau. Mai nhận thấy không thể cắm đều số bông hoa này vào các lọ hoa (mỗi lọ có nhiều hơn 1 bông) cho dù số lọ hoa là 2; 3; 4; 5; ... Nhưng nếu bỏ ra 1 bông còn 10 bông thì lại cắm đều được vào 2 lọ, mỗi lọ có 5 bông hoa.
Vậy, số 11 và số 10 có gì khác nhau, điều này có liên quan gì đến số các ước của chúng không ?”
+ GV cho HS thực hành cắt một mảnh giấy thành 11 mảnh giấy nhỏ cho HS hoạt động:
- Bỏ ra một mảnh thì chia được thành 2, thành 5.
- Bỏ ra 2 mảnh thì chia được thành 3.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
+ HS đọc, suy nghĩ, thảo luận nhóm và suy đoán, giải thích.
+ HS thực hành cắt theo HD của GV.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Tiết 1
Hoạt động 1: Số nguyên tố và hợp số
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết được khái niệm số nguyên tố, hợp số.
+ Vận dụng dấu hiệu chia hết để kiểm tra số nào là hợp số và số nào là số nguyên tố.
+ Giải thích đươc một số lớn là hợp số bằng cách sử dụng dấu hiệu chia hết và phát triển khả năng suy luận cho HS.
b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và làm được các bài tập ví dụ và luyện tập.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV yêu cầu HS thực hiện lần lượt các HĐ1; HĐ2; HĐ3
+ GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm cho HS thực hiện HĐ1, HĐ2, HĐ3 bằng cách yêu cầu từng nhóm HS vẽ lại bảng 2.1 vào bảng nhóm và tự điền vào bảng 2.1.
+ Yêu cầu các nhóm điền các số có hai ước và nhiều hơn hai ước vào bảng do GV kẻ sẵn trên bảng.
+ GV phân tích, cho HS đọc kết luận nội dung 
+ GV yêu cầu 2 HS lên bảng điền các số nguyên tố, hợp số vào bảng mà GV đã kẻ sẵn trên bảng.
+ GV cho hs nhận xét và đưa ra kết luận.
+ GV yêu cầu HS nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. Từ đó chỉ ra số nào là số nguyên tố hay hợp số.
+ GV phân tích và chữa mẫu cho HS Ví dụ 1.
+ GV yêu cầu HS tự làm và gọi một HS lên bảng trình bày lời giải.
+ GV đưa ra kết luận.
+ GV tổ chức cho HS thực hiện “ Thử thách nhỏ” bằng cách chia nhóm và thi đua xem nhóm nào làm nhanh nhất. ( Kết hợp với bóng nói của nhân vật để tra bảng số nguyên tố nhỏ hơn 1000.
+ GV đưa ra các kết luận đúng sai của từng phương án.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS chú ý lắng nghe, tìm hiểu nội thông qua việc thực hiện yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
 - Bước 3: Báo cáo, thả

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_so_hoc_6_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_truong.docx
  • docxTiết 1.docx
  • docxTiết 2.docx
  • docxTiết 3.docx
  • docxTiết 4.docx
  • docxTiết 5-6.docx
  • docxTiết 7.docx
  • docxTiết 8-9.docx
  • docxTiết 10.docx
  • docxTiết 11-12.docx
  • docxTiết 13-14.docx
  • docxTiết 15-16 (T1).docx
  • docxTiết 15-16 (T2).docx
  • docxTiết 17-18.docx
  • docxTiết 19.docx
  • docxTiết 20-21.docx
  • docxTiết 22-23.docx
  • docxTiết 24.docx
  • docxTiết 25.docx
  • docxTiết 26.docx
  • docxTiết 27-28.docx
  • docxTiết 29-31.docx
  • docxTiết 32.docx
  • docxTiết 33-34.docx
  • docxTiết 35-36.docx
  • docxTiết 37.docx
  • docxTiết 38-39.docx
  • docxTiết 40.docx
  • docxTiết 41.docx
  • docxTiết 42.docx
  • docxTiết 42-43.docx
  • docxTiết 44-45.docx
  • docxTiết 46-47.docx
  • docxTiết 48-50.docx
  • docxTiết 51-52.docx
  • docxTiết 53-54.docx
  • docxTiết 55.docx
  • docxTiết 56-57.docx
  • docxTiết 58.docx
  • docxTiết 59.docx
  • docxTiết 60-63.docx
  • docxTiết 64.docx
  • docxTiết 65-66.docx
  • docxTiết 67.docx
  • docxTiết 68.docx
  • docxTiết 69.docx
  • docxTiết 70.docx
  • docxTiết 71-72.docx
  • docxTiết 73-74.docx
  • docxTiết 75-76.docx
  • docxTiết 77-78.docx
  • docxTiết 79.docx
  • docxTiết 80.docx
  • docxTiết 81-82.docx
  • docxTiết 83.docx
  • docxTiết 84.docx
  • docxTiết 85+89.docx
  • docxTiết 86-87.docx
  • docxTiết 88.docx
  • docxTiết 90.docx
  • docxTiết 91-92.docx