Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
*HSKT: Không yêu cầu
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- KHBD, SGK, SGV, SBT.
- PHT số 1,2.
- Tranh ảnh.
- Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Lê Ngọc Giá
Tuần 1 Tiết 1 GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN NS: 01/09/2023 ND: 06/09/2023 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất; - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; - Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB; - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước; - Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân; - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. *HSKT: Không yêu cầu - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước; - Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân; II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT. - PHT số 1,2. - Tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: HS lắng nghe/ quan sát để chia sẻ kinh nghiệm của bản thân. c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: Trình chiếu hình ảnh: Và hỏi: Em biết gì về những hình ảnh trên (tên bộ phim, tên nhân vật). Em có cảm nhận gì về hai nhân vật này? Cách 2: Trình chiếu video "10 năm cõng bạn đi học”: https://www.youtube.com/watch?v=xkLNlzeZUv0 Và hỏi: Em có cảm xúc và suy nghĩ gì sau khi xem đoạn video trên? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời. - GV quan sát, lắng nghe. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận. Các nhóm thuyết minh sản phẩm của nhóm mình. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức, dẫn dắt vào bài: Một trong những thứ tình cảm thiêng liêng nhất của cuộc đời con người là tình bạn. Tình bạn sẽ nâng đỡ tâm hồn chúng ta, là nơi để chúng ta chia sẻ những vui buồn của cuộc sống. Có lẽ vì thế mà ai lớn lên cũng có ít nhất một người bạn tâm giao, tri kỉ. Chủ đề "Tôi và các bạn" sẽ giúp các em có thêm những góc nhìn khác nhau về tình bạn. - Nghe và chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ - Quan sát và chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc cá nhân. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề của bài học. b. Nội dung: Gv sử dụng phương pháp gợi mở để hướng dẫn HS tìm hiểu giới thiệu bài học c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv sử dụng kĩ thuật tia chớp kết hợp với câu hỏi gợi mở: Các con quan sát SGK trang 10 và cho cô biết + Tên bài, đề từ của văn bản hướng đến vấn đề nào? Qua đó con hiểu gì về chủ đề? + Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? Thể loại chính của các ngữ liệu? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, lắng nghe. - HS quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân. - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức I. Tìm hiểu giới thiệu bài học - Chủ đề tình bạn - Ngữ liệu: + Bài học đường đời đầu tiên + Nếu cậu muốn có một người bạn + Bắt nạt + Những người bạn - Thể loại chính: Truyện đồng thoại. Hoạt động 2: Tìm hiểu Tri thức Ngữ văn Mục tiêu: - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất; b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Gv yêu cầu học sinh quan sát video "Đôi cánh của Ngựa Trắng" kết hợp PHT số 1 (*) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức (*) Từ phiếu học tập, Gv hướng học sinh đến + Khái niệm truyện đồng thoại: viết cho trẻ em, nhân vật là đồ vật, loài vật. Nhân vật mang đặc tính của loài vật (hí, chạy, màu lông...), vừa mang đặc tính của con người (nói chuyện, xưng hô, có cả...g: - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh? Đại Bàng đáp: - Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh. Thế là Ngựa Trắng xin phép mẹ lên đường cùng Đại Bàng. Thoáng cái đã xa lắm... Chưa thấy "đôi cánh" đâu nhưng Ngựa Trắng đã gặp nhiều cảnh lạ, Ngựa thích thú vô cùng nhưng chỉ phiền là trời mỗi lúc một tối, thấp thoáng đâu đây những vệt sáng sao trời..." (Trích Đôi cánh của Ngựa Trắng- Thy Ngọc) Câu 1: Theo em, câu chuyện trên viết cho đối tượng nào? Cho trẻ em Cho người lớn Cả hai đáp án A, B đều sai Câu 2: Nhận xét nào sau đây nói đúng về đặc điểm của các nhân vật trong truyện? Các nhân vật vừa mang đặc tính vốn có của loài vật, vừa mang đặc điểm con người Nhân vật là loài vật Cả hai đáp án A, B đều đúng Câu 3: Đâu là câu nói của nhân vật Ngựa Trắng? - Con phải ở cạnh mẹ đây. Con hãy hí to lên khi gọi mẹ nhé! B. - Anh Đại Bàng ơi! Làm thế nào để có cánh như anh? C. - Phải đi tìm! Cứ quanh quẩn bên mẹ mãi thì bao giờ mới có cánh. Câu 4: Câu "Mẹ chú yêu chú lắm" là lời của ai? Ngựa mẹ Ngựa Trắng Người kể chuyện Câu 5: Câu "Bộ lông chú trắng nõn nà như một đám mây bồng bềnh trên nền trời xanh thẳm" nói đến yếu tố nào của nhân vật? Hành động Ngoại hình Ngôn ngữ Câu: "Ngựa Trắng mê quá, chú cứ ước ao như anh Đại Bàng" thể hiện: Cảm xúc, suy nghĩ Cử chỉ Hành động IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 1 Tiết 2,3 BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIỀN (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài) NS: 01/09/2023 ND: 08/09/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất; - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; 2. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. *HSKT không yêu cầu: - Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật; II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT. - PHT số 1,2,3,4,5,6. - Tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ. - Dự án giới thiệu về tác giả, tác phẩm (tranh vẽ,video, Iforgraphic, ppt...). III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Dẫn dắt vào bài mới. b. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề/ Tổ chức hoạt động trải nghiệm. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS, câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách 1: Hãy chia sẻ với bạn về lỗi lầm mà em từng gây ra cho người khác? (có thể xem video truyện cổ tích: Sự tích cây vú sữa hoặc Cậu bé Tích Chu) Cách 2: Gv tổ chức trải nghiệm theo nhóm 4-6 học sinh: Gv yêu cầu học sinh mang theo bộ đồ dùng học tập (hộp màu, giấy, kéo, keo, băng keo...) Em hãy lấy ra 2 tờ giấy giống nhau và xé một tờ giấy làm đôi. Sau khi học sinh xé tờ giấy Gv yêu cầu học sinh nối lại, sử dụng những đồ dùng mà các em hiện có. Gv yêu cầu hs nhận xét về hai tờ giấy? Lưu ý yêu cầu học sinh giữ lại sản phẩm để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe, quan sát, hoạt động nhóm, thảo luận - GV quan sát, lắng nghe, gợi mở Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động - HS báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, dẫn dắt vào bài: Cách 1: Trong cuộc sống, có những lúc chúng ta phạm phải những lỗi lầm và khiến chúng ta phải ân hận. Những vấp ngã đó khiến chúng ta nhận ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống của mình. Tiết học hôm nay:"Bài học đường đời đầu tiên" trích trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của nhà văn Tô Hoài là sẽ giúp các em chiêm nghiệm điều này. - HS chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân - Tờ giấy xé đi rồi, làm cách nào đi chăng nữa cũng không thể nguyên vẹn như ban đầu. Cho dù có thể dán lại, nhưng dấu vết vẫn còn nguyên đó. =>Dẫn dắt vô bài theo cách 2: Các con ạ, tờ giấy bị rách rồi không thể lành lại được, nó cũng giống như lỗi lầm mà chúng ta gây ra cho người khác. Nhẹ thì làm họ tổn thương, đau khổ, nặng thì làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh mạng của người khác. Tiết học hôm nay sẽ mang lại cho các con một bài học ý nghĩa về những lỗi lầm với tựa đề "Bài học đường đời đầu tiên" trích trong DMPLK của nhà văn Tô Hoài 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản, tìm hiểu chung a. Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm. *HSKT: Chỉ cần nắm được một số nội dung như tác giả, ngôi kể, thể loại. b. Nội dung: Gv hướng dẫn học sinh đọc văn bản; học sinh báo cáo dự án về tác giải, tác phẩm đã chuẩn bị c. Sản phẩm học tập: Cách đọc của HS, dự án của h...ế Mèn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ + GV yêu cầu HS thảo luận theo Phiếu học tập số 2 (phần phụ lục) + Em có nhận xét gì về cách miêu tả của Dế Mèn về ngoại hình chính mình và ngoại hình Dế Choắt? Em rút ra cho bản thân mình được bài học gì?(*) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi; Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức GV bổ sung: - Qua lời nói, thái độ của DM với DC, ta thấy DM là người ích kỉ, hẹp hòi ; Vô tình, thờ ơ, không rung động, lạnh lùng trước hoàn cảnh khốn khó của đồng loại. -(*) Khi miêu tả về bản thân, DM dùng những từ ngữ tốt đẹp để nâng tầm của bản thân, tự khen ngợi chính mình. Nhưng khi miêu tả Dế Choắt thì Dế Mèn lại chỉ nhìn thấy khuyết điểm. Đây là cách đánh giá cảm tính, không khách quan. Bản thân chúng ta khi đánh giá về mình thì phải biết khiêm tốn, tránh phô trương. Đặc biệt đừng nên chỉ biết nhìn vào khuyết điểm, hạn chế của người khác mà nên ghi nhận những mặt tốt của họ. Cũng không nên vì tâng bốc bản thân mà hạ thấp người khác, vì mỗi người có giá trị riêng, thế mạnh riêng. NV4: Cảm xúc và suy nghĩ của DM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ + Gv phát PHT số 3 để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cái chết của Dế Choắt, học sinh làm việc cá nhân Câu 1: Vì sao Dế Choắt lại chết? Vì cơ thể DC vốn ốm yếu. Vì DC bị tai nạn. Vì DM trêu chị Cốc, chị Cốc nổi nóng và mổ chết DC để trút giận. Câu 2: Thái độ của DC trước khi chết Oán hận. Không hề trách móc mà còn ân cần khuyên nhủ. Im lặng. Câu 3: DC đã khuyên nhủ DM điều gì khiến DM xúc động và tỉnh ngộ? Ở đời không được ngông cuồng dại dột sẽ chuốc vạ vào thân. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ và mình. Trong cảm nhận của em, Dế Choắt là người như thế nào?(*) .......................................................................................................................................................................................... + Gv tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm bằng kĩ thuật khăn trải bàn: Chứng kiến cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn đã có những cảm xúc, suy nghĩ gì? Suy nghĩ đó cho thấy sự thay đổi nào ở Dế Mèn? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, gợi mở - HS làm việc cá nhân sau đó thảo luận nhóm để thống nhất kết quả. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động: gọi 3-4 nhóm chia sẻ kết quả. - HS trình bày sản phẩm thảo luận; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. (*) - Dù thái độ của Dế Mèn là coi thường, hống hách, trịch thượng với mình nhưng Dế Choắt vẫn luôn tôn trọng, thậm chí có phần kính nể người hàng xóm này " Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang...". Ngay cả lúc sắp chết vì trò nghịch dại và thói ích kỉ, ngạo mạn của Dế Mèn nhưng DC đã không trách móc, oán hận mà còn ân cần khuyên nhủ. Hình ảnh thương tâm và sự bao dung, độ lượng của DC đã khiến DM phải nhìn lại chính mình. NV5: Tìm hiểu về bài học đường đời đầu tiên Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ Gv phát PHT số 4 để học sinh làm việc nhóm đôi: Theo em, từ những trải nghiệm đáng nhớ, Dế Mèn đã rút ra được bài học gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS thảo luận để hoàn thiện PHT Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV6: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Hs làm việc cá nhân + Gv phát Sơ đồ tư duy để học sinh tìm hiểu về đặc trưng truyện đồng thoại được thể hiện qua Bài học đường đời đầu tiê 1. Người kể chuyện và ngôi kể - Người kể chuyện: Dế Mèn. - Ngôi kể: Thứ nhất. 2. Ngoại hình, hành động, tính cách của Dế Mèn: - Ngoại hình + Đôi càng: mẫm bóng + Vuốt: cứng, nhọn hoắt + Cánh dài, + Răng đen nhánh + Râu dài uốn cong, hùng dũng.... - Hành động + Đạp phanh phách + Nhai ngoàm ngoạm, + Trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu. + Đi đứng oai vệ - Quan hệ của Dế mèn với bà con trong xóm + Cà khịa, to tiếng với tất cả mọi người + Quát chị Cào Cào + Ghẹo anh Gọng Vó + Tính cách. - Dế mèn tự đánh giá về bản thân + Tự tin, biết chăm sóc bản thân, có ý thức ăn uống điều độ. + Tự nhận mình là người t...HT số 6 Những điều em nhận biết và làm được Những điều em còn băn khoăn Lưu ý: Hướng dẫn ghi căn cứ vào mục tiêu ở đầu bài, không đi sâu tổng kết nội dung và nghệ thuật - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ hoàn thiện phiếu học tập. - Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động: Gọi 4-5 học sinh chia sẻ PHT, sau đó Gv thu phiếu, đọc lướt. - Chia sẻ, lắng nghe. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh băn khoăn, chốt lại kiến thức. - Hs chia sẻ những điều mình nhận biết và làm đc, những điều còn băn khoăn 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Viết kết nối với đọc) a. Mục tiêu: - Vận dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn. *HSKT: Không yêu cầu b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để viết đoạn văn ngắn. c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu Viết đoạn văn ( khoảng 5-7 dòng) kể lại một sự việc trong đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên’’ bằng lời của một nhân vật do em tự chọn. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, viết - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Hs báo báo kết quả - Hs khác lắng nghe, bổ sung, phản biện Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - HS viết đúng hình thức và dung lượng - Phù hợp với sự việc và nhân vật được lựa chọn, thể hiện đúng cách nhìn và giọng kể của người kể chuyện, đảm bảo tính chính xác của các chi tiết, sự kiện - Gợi ý: Một hôm, nhìn thấy chị Cốc bỗng ta nghĩ ra một trò nghịch dại và rủ Choắt chơi cùng. Nhưng khi nghe nhắc đến tên chị Cốc thì Choắt lại hoảng sợ xin thôi, đã thế còn khuyên tôi đừng trêu vào, phải biết sợ. Nghe thật tức cái tai.Tôi nào đâu biết sợ ai. Tức giận, tôi quay lại cất tiếng trêu chị Cốc, chứng minh cho Choắt thấy sự dũng cảm của mình. Nhưng chị Cốc không phải hiền lành. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Lúc bấy giờ, tôi không hề nghĩ đến anh bạn Dế Choắt tội nghiệp và cũng không thể tưởng tượng được chuyện sắp xảy ra. Đến hôm nay nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy rùng mình. Phụ lục PHT số 4 Bài học đường đời đầu tiên của DM IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần: 1 Tiết: 4 THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT NS: 01/09/2023 ND: 09/09/2023 I. MỤC TIÊU Năng lực - Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn; - Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản. *HSKT: Không yêu cầu - Tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn; - Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản. 2. Phẩm chất: - Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT. - PHT số 1,2. - Tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề. c. Sản phẩm: câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh đọc Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu: Hs lấy ra một mẩu giấy, trả lời câu hỏi: Cách 1: Nếu được gặp Dế Mèn, em sẽ khuyên Dế Mèn điều gì? (Viết 1 câu) - Gv yêu cầu học sinh chỉ ra các từ có trong câu mới ghi bằng cách gạch chéo vào giữa các từ. Tiếp đến, em hãy gạch chân vào từ đơn Cách 2: Ghi lại câu nói mà em thích nhất trong đoạn trích Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra các từ có trong câu mới ghi bằng cách gạch chéo vào giữa các từ. Tiếp đến em hãy gạch chân vào các từ mà em cho rằng đó là từ đơn Cách 3: Em hãy kể tên các đồ dung học tập. Nhận xét về mặt hình thức các từ mà em vừa ghi? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ: - HS lắng nghe, quan sát và thực hiện nhiệm vụ. - Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Cách 1+ 2: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt. Cách 3: Nhận xét: từ có một tiếng, từ có hai tiếng. Vậy từ có một tiếng được gọi là gì, từ có hai tiếng được gọi là gì? Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu tiết học...ức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. *HSKT: Không yêu cầu làm b. Nội dung: Viết đoạn văn nêu suy nghĩ về nhân vật Dế Mèn có từ ghép và từ láy c. Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 : Khái quát lý thuyết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -Gv: Viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong VB Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn. - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi HS lắng nghe nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV khích lệ, động viên, nhận xét - HS viết được đoạn thể hiện suy nghĩ của mình về nhân vật Dế Mèn, chỉ ra các từ láy, từ ghép có trong đoạn văn IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 2 Tiết 5, 6 NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN (Trích Hoàng tử bé,ĂNG-TOAN ĐƠ XANH- TƠ Ê-XU-PE-RI) NS: 07/09/2023 ND: 11/09/2023 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đầu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật; - HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v - HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương. 2. Phẩm chất: - Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt. *HSKT không yêu cầu - HS nhận biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đầu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật; - HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - KHBD, SGK, SGV, SBT. - PHT số 1,2. - Tranh ảnh. - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0. 2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học. b. Nội dung: Tổ chức cuộc thi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ trả lời câu hỏi: Kể tên các tác phẩm viết về con cáo. Hãy dùng 3 tính từ thể hiện cảm nhận của em về con cáo. Các nhóm làm ra giấy A0 sau đó treo lên bảng. c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. d. Tổ chức thực hiện: Cách 1: Tổ chức cuộc thi "Nhìn tranh đoán tác phẩm". Điểm chung của các bức tranh này là gì? Trong quan niệm của chúng ta, cáo là một loài động vật như thế nào? Con cáo và chùm nho Cáo và gà trống Con cáo và bầy ong Cáo và cò HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ Cách 2: Tổ chức cuộc thi "Tinh thần đồng đội", chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm sẽ trả lời câu hỏi: Kể tên các tác phẩm viết về con cáo. Hãy dùng 3 tính từ thể hiện cảm nhận của em về con cáo. Các nhóm làm ra giấy A0 sau đó Cách 3: - Hãy ghi lại một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân. Điều gì khiến các em trở thành đôi bạn thân? - Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau như thế nào? Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày ý kiến - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vô bài: - Con cáo có lẽ là một trong những loài vật xuất hiện nhiều nhất trong các tác phẩm văn học. Trong quan niệm của chúng ta, cáo là loài động vật tinh ranh, gian xảo, máu lạnh vì thế chẳng mấy ai có thiện cảm với loài động vật này. Liệu có phải lúc nào con cáo cũng xấu xa như thế hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu tiết học hôm nay để đưa ra câu trả lời. * Cách 2: Các tác phẩm - Cáo và gà - Cáo và quạ - Cáo và thỏ - Con cáo và chùm nho - Con cáo và bầy ong - Cáo và cừu... * Cách 3 - Chia sẻ cảm xúc, trải nghiệm cá nhân: vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc. - HS kể lại ngắn gọn hoàn cảnh làm quen với bạn thân của mình. 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung Mục tiêu: Biết cách đọc văn bản; Nắm được những thông tin về tác giả, tác phẩm. b. Nội dung: Gv tổ hướng dẫn, gợi mở, tổ chức thảo luận nhóm theo hình thức cặp đôi để hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và...ó, chúng ta cần lịch sự, chân thành, thân thiện, nhìn vào những điều tố đẹp NV3: Tìm hiểu về cảm hóa Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu Hs đọc đoạn tiếp theo đến trên đồng lúa mì và + Hoàn thiện phiếu học tập PHT số: Em hãy ghi lại những điều mà hai nhân vật nói đến trong cuộc trò chuyện và hãy cho biết từ nào được cả hai nhân vật nhắc đến Hoàng tử bé Con cáo Nhận xét: + Từ “cảm hoá” xuất hiện bao nhiêu lần trong đoạn trích? + Cáo đã giải thích “Cảm hoá” là gì? + Vậy em hiểu “làm cho gần gũi hơn” nghĩa là gì? + Cách cảm hóa mà cáo nói có gì đặc biệt? Khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì mối quan hệ của họ sẽ thay đổi như thế nào? + PHT số: Tìm các chi tiết miêu tả sự thay đổi về cuộc sống của cáo trước và nếu được hoàng tử bé Cảm nhận của cáo trước khi được cảm hóa Nếu được cảm hóa Về tiếng bước chân Cánh đồng lúa mì Cuộc sống Cảm nhận của em + Theo em, tình bạn mang lại giá trị gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ, thảo luận - Gv quan sát, gợi mở, hỗ trợ - Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV bổ sung: + Từ “cảm hoá” đã xuất hiện 15 lần gắn với nhiều chi tiết, sự kiện, ý nghĩa quan trọng. Có nhiều bản dịch với các từ khác nhau: thuần dưỡng, thuần hoá, thuần phục. nhưng ở đây có thể hiểu đó là niềm khao khát được đón nhận, thấu hiểu, được sống với phần tốt lành, đẹp đẽ, được thay đổi và hoàn thiện bản thân. + Khi chưa cảm hoá được nhau, hoàng tử bé và cáo chỉ là những kẻ xa lạ, chẳng cần gì đến nhau nhưng khi hoàng tử bé cảm hoá cáo thì “tụi mình sẽ cần đến nhau” và mỗi người sẽ trở thành “duy nhất trên đời”. + Cần nâng niu, trân trọng những người bạn *HSKT chỉ cần nắm được cảm hóa là gì? NV4: Tìm hiểu về cuộc chia tay Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? Những cảm xúc ấy có khiến cáo hối tiếc về việc kết bạn với hoàng tử bé không? Vì sao? + GV đặt câu hỏi kết nối với trải nghiệm cá nhân: Em có người bạn thân nào đang ở phương xa không? Mỗi khi nghĩ đến bạn em cảm thấy như thế nào? + GV tổ chức thảo luận nhóm: Yêu cầu HS đọc đoạn kết của văn bản, liệt kê lại những lời nói được hoàng tử bé nhắc lại “để cho nhớ”. Mỗi nhóm sẽ nêu cảm nhận về ý nghĩa của một lời nói. - Từ đó hãy cho biết "bí mật" mà cáo muốn gửi gắm là gì? + GV đặt tiếp câu hỏi: Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Em thấy bài học nào gần gũi và có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình?(kết nối trải nghiệm cá nhân) - Theo em, nhân vật cáo có phải là một nhân vật của truyện đồng thoại không? Vì sao? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV bổ sung *HSKT chỉ cần nắm được cảm xúc của Cáo khi chia tay hoàng tử bé? II. Khám phá văn bản 1. Hoàn cảnh gặp gỡ - Hoàn cảnh: hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới trái đất. Hoàng tử bé thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của mình không phải duy nhất. - Con cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người à Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã. Trò chuyện và làm quen - Hoàng tử bé cư xử với cáo rất lịch sự, thân thiện "bạn dễ thương quá"; khác với nhiều người trên Trái Đất vẫn coi cáo là tinh ranh, xảo quyệt, xấu tính nên cáo thiết tha mong được kết bạn với hoàng tử bé. -> Cáo nhận thấy ở hoàng tử bé là sự ngây thơ, trong sáng, luôn hướng tới cái thiện 3. Cảm hóa - “Cảm hoá” chính là kết bạn, là tạo dựng mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn kết và cần đến nhau. - Cáo đã nói cho hoàng tử về cách cảm hoá: cần phải kiên nhẫn à giúp họ có thể xích lại gần nhau hơn. Hoàng tử bé Con cáo - Sự thay đổi của cáo: cảm nhận của cáo trước khi được cảm hóa Nếu được cảm hóa Tiếng bước chân Những tiếng bước chân khác chỉ khiến mình trốn vào lòng đất Bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. Về cánh đồng lúa mì Cánh đồng lúa mì chẳng gợi mở gì cho mình cả...buồn quá ...lúa mì vàng óng sẽ làm mình nhớ đến bạn và mình sẽ thích gió trên đồng lúa mì Về cuộc sống "Mình săn gà, con người săn mình. Mọi con gà đều giống nhau, mọi con người đều giống nhau" "Đời mình được chiếu sáng Cảm nhận của em - Sợ hãi, lo lắng, trốn chạy - Ảm đạm, nghèo nàn, tẻ nhạt - Quẩn quanh, bế tắc, cô đơn - Hân hoan, reo vui - Tười vui, giàu có, đẹo đẽ - Rực rỡ, ấm áp, hạnh phúc à Hoàng tử bé đã cảm hoá được con cáo họ đã trở nên thân thiết với nhau. => Tình bạn sẽ khiến cho cuộc đời của cáo thay đổi, trở nên tươi sáng, đẹp đẽ, tràn đầy hạnh phúc như thể được chiếu sáng. Không có sự...ột câu nói không chỉ đúng với người nước ngoài khi học tiếng Việt mà ngay cả người bản xứ chúng ta. Để có thể hiểu và sử dụng đúng, hay tiếng Việt, cô và các con cùng tìm hiểu tiết Thực hành tiếng Việt hôm nay. - Học sinh chia sẻ, lí giải - Truy vết: Lần theo, tìm theo dấu vết - Phong tỏa: bao vây một khu vực để cô lập, cắt đứt giao thông liên lạc với bên ngoài 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khái quát về lí thuyết a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1 : Khái quát lý thuyết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đưa ra ví dụ, HS giải nghĩa các từ: hoàng tử, thi nhân - Em đã dùng những cách nào để giải nghĩa được các từ trên? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hướng dẫn - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức *HSKT chỉ cần cho được ví dụ về từ đơn, từ phức I. Khái quát lý thuyết - Hoàng tử: con của vua. - Thi nhân: nhà thơ - Để giải nghĩa từ, có thể dựa vào từ điển, nghĩa của từ dựa vào câu văn, đoạn văn mà từ đó xuất hiện, với từ Hán Việt, có thể giải nghĩa từng thành tố cấu tạo nên từ. 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Gv tổ chức thảo luận nhóm đôi, nhóm 4 học sinh +kĩ thuật khăn trải bàn, câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh làm bài tập c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm ngôn ngữ nói, PHT, vở ghi d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Bài tập 1 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1 và làm theo nhóm đôi - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, gợi mở - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Bài tập 2 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2 GV hướng dẫn HS dựa vào câu văn chứa các từ và phần chú thích nghĩa trong văn bản để đặt câu phù hợp. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, gợi mở - HS suy nghĩ, đặt câu Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs đọc câu văn của mình - Hs trình bày sản phẩm; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Bài tập 3 Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó theo hình thức nhóm đôi (có thể tạo cặp đôi mới so với bài 1) - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hỗ trợ - HS suy nghĩ, thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 2-3 nhóm trình bày kết quả thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Bài tập 4: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV tổ chức thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn. Yêu cầu HS đọc bài tập 4 và văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn và chỉ ra những lời thoại được lặp lại trong VB, nêu tác dụng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - GV quan sát, hỗ trợ - HS suy nghĩ làm phần cá nhân, thảo luận để hoàn thiện phần nhóm Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Gv tổ chức hoạt động, gọi 3-4 nhóm báo cáo kết quả - HS trình bày sản phẩm thảo luận; nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức *HSKT làm bài tập 1,2 Bài tập 1: Trang 26 Một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá.... - Tha hoá: biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có. - Nhân cách hoá: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người. - Công nghiệp hoá là quá trình phát triển, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp ở một vùng hay một quốc gia. Bài 2: Trang 26 Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi Gợi ý: - Tiết học rất đơn điệu - Cô giáo rất kiên nhẫn với bạn A. - Muốn học giỏi không khó, điều cốt lõi là phải chăm chỉ. Bài 3: Trang 20 - Câu văn sử dụng BPTT so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc. à Tác dụng: so sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc, gợi ra sự gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo. Bài 4: Trang 20 - Những...3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Tìm hiểu về cụm từ "đừng bắt nạt" Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ bằng phương pháp gợi mở đàm thoại + Cụm từ “đừng bắt nạt” xuất hiện bao nhiêu lần trong bài thơ? Một cụm từ xuất hiện nhiều lần trong văn bản là dấu hiệu của biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của việc lặp lại đó? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, gợi ý - Hs suy nghĩ, quan sát, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức - GV chuẩn kiến thức: NV3: Tìm hiểu về yếu tố hài hước của bài thơ Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ -Gv chuyển giao nhiệm vụ: Tổ chức thảo luận nhóm 4-6 học sinh + Theo em, bắt nạt người khác là hành vi như thế nào? Với những người có hành vi đó, ta cần thể hiện thái độ ra sao? + Bài thơ bắt nạt còn thái độ, cảm xúc gì khác? Em hãy tìm những câu thơ thể hiện điều đó? Em hãy lí giải tại sao tác giả lại có thái độ như vậy? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hướng dẫn - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. NV4: Hướng dẫn học sinh rút ra bài học Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên cho học sinh xem video " Bạn sẽ làm gì khi nhìn thấy nữ sinh đánh hội đồng". Em hãy nhận xét về thái độ của mọi người trước sự việc? Đã bao giờ em là nạn nhân hoặc chứng kiến cảnh người khác bị bắt nạt như thế chưa? Em đã làm gì trong tình huống đó? Nếu gặp lại tình huống đó, em có thay đổi cách ứng xử không? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - Gv quan sát, hướng dẫn - HS thảo luận Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. *HSKT chỉ cần rút ra được các bài học để bảo vệ bản thân. Thái độ của nhân vật “tớ” Đối tượng Khía cạnh Các bạn bắt nạt Các bạn bị bắt nạt Từ ngữ, hình ảnh, câu thơ Bắt nạt là xấu lắm, bất cứ ai trên đời/ Đều không cần bắt nạt; Vẫn không thích bắt nạt/Vì bắt nạt rất hôi; Đừng bắt nạt bạn ơi; Sao không trêu mù tạt; Tại sao không học hát/Nhảy híp-hóp cho hay Những bạn nào nhút hát/ Thì là giống thỏ non/Trông đáng yêu đấy chứ; Bạn nào bắt nạt bạn/Cứ đưa bài thơ này/Bảo nếu thích bắt nạt/Thì đến gặp tớ ngay. Thái độ của tác giả thẳng thắn phê bình, phủ định mạnh mẽ chuyện bắt nạt Tôn trọng, yêu mến, sẵn sàng bênh vực những bạn bị bắt nạt. Cụm từ " đừng bắt nạt" - Cụm từ "đừng bắt nạt" xuất hiện 7 lần -> Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ để nhắc nhở, thể hiện thái độ phủ định đối với thói xấu bắt nạt,.. 3. Yếu tố hài hước của bài thơ - Bắt nạt là một thói xấu có thể gây ra những tồn thương, nỗi sợ hãi, nỗi ám ảnh, thậm chí cả những hậu quả nặng nề nhưng bài thơ lại nói chuyện bắt nạt bằng giọng điệu hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện: cách nói hài hước, hình ảnh ngộ nghĩnh (Sao không ăn mù tạt/ Dối diện thử thách đi?; Sao không trêu mù tạt?; Tại sao không học hát/ Nhảy hip-hop cho hay?; Vì bắt nạt dễ lây; Vì bắt nạt rất hôi!...). -> Tác dụng của tiếng cười hài hước: không chỉ khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung. Bài học * Các tình huống - Tình huống bị bắt nạt: Em im lặng chịu đựng; chống lại kẻ bắt nạt hay chia sẻ và tìm trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình? - Tình huống chứng kiến chuyện bắt nạt: Em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình, hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt? - Tình huống mình là kẻ bắt nạt: Em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là một cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt? GV khuyến khích HS bày tỏ ý kiến cá nhân. GV nêu nhận xét, bổ sung, hướng HS đến những quan điểm đúng đắn, tích cực, nhất là khi các em đã hiểu “Bắt nạt là xấu lắm...” 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: GV PHT số để học sinh tổng kết bài - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ trả lời câu hỏi - ...có mun SV 3 Ngôi nhà nhỏ đã thay đổi từ khi có mun SV 2 Bà ngoại gửi cho ba mẹ con một con mèo mun. SV 1 Ngôi nhà mới của ba mẹ con rất xinh xắn nhưng có nhiều chuột - GV yêu cầu HS đọc, chỉ ra những từ ngữ quan trọng trong bài viết và tóm tắt lại sự việc. - GV đặt tiếp câu hỏi: + Vì sao em biết câu chuyện này được kể theo ngôi thứ nhất? + Phần nào của bài viết đã giới thiệu câu chuyện? + Bài viết tập trung vào sự việc nào? + Những từ ngữ nào thể hiện cảm xúc của người viết trước sự việc được kết thúc? - HS lắng nghe. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. *HSKT: Chỉ cần nắm được yêu cầu của một bài văn kể lại trải nghiệm I. Tìm hiểu chung 1. Yêu cầu với đối bài văn kể lại một trải nghiệm - Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. - Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ. - Tập trung vào sự việc đã xảy ra. - Thể hiện được cảm xúc của người viết trước sự việc được kể. Phân tích bài viết tham khảo + Người kể chuyện xưng tôi; + Mở bài đã giới thiệu câu chuyện; + Bài viết tập trung vào sự việc: ngôi nhà có thêm chú mèo Mun và lũ chuột đã biến mất, nhưng rồi mèo Mun mất tích; + Những từ ngữ đã thể hiện cảm xúc: buồn, khóc, chẳng ai quên được Mun, v.v Hoạt động 2: Thực hành viết theo các bước a. Mục tiêu: Nắm được các viết bài văn. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM NV1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bước trước khi viết Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS xác định mục đích viết bài, người đọc. - Hướng dẫn HS lựa chọn đề tài. - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, tìm ý cho bài viết theo Phiếu học tập sau: Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em Đó là câu chuyện gì? Xảy ra khi nào? Ở đâu? ............ Những ai liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói và làm gì? ............ Điều gì đã xảy ra, theo thứ tự thế nào? ............ Vì sao câu chuyện lạ xảy ra như vậy? ............ Cảm xúc của em ntn khi âu chuyện diễn ra và khi kể lại? ............ - HS lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Hướng dẫn học sinh viết bài, sửa bài Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ + Yêu cầu học sinh viết thành một bài văn hoàn chỉnh (ở nhà hoặc trên lớp) + Hướng dẫ dùng bảng kiểm để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết; sau đó dùng bảng kiểm để nhận xét bài của bạn - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi - Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức *HSKT: Chỉ cần nắm được dàn ý chung của bài văn kể lại trải nghiệm. II. Các bước tiến hành 1. Trước khi viết - Lựa chọn đề tài - Tìm ý - Lập dàn ý Viết bài, chỉnh sửa bài viết - Dựa bào dàn ý viết thành một bài văn hoàn chỉnh - Cần đảm bảo đặc điểm của kiểu bài kể lại một trải nghiệm C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học. b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: Bảng kiểm bài viết kể lại một trải nghiệm Các phần của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt Mở bài Dùng ngôi thứ nhất để kể Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm Dẫn dắt chuyển ý, gợi sự tò mò, hấp dẫn với người đọc Thân bài Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan Trình bày các sự việc theo trình tự rõ ràng, hợp lí Kết hợp kể và tả Sự việc này nối tiếp sự việc kia một cách hợp lí Kết bài Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 3 Tiết 12 NÓI VÀ NGHE: KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM. NS: 14/09/2022 ND: 23/09/2022 I. MỤC TIÊU 1. Năng lực - Biết nói bài viết bảo đảm các bước: xác định đề tài, người nghe, mục đích; tìm ý và lập dàn ý; luyện tập và trình bày; trao đổi và đánh giá - Kể lại một câu chuyện cổ tích 2. Phẩm chất: - Chăm chỉ: có ý thức tự giác, tích cực trong học tập. *HSKT: Biết xác định đề tài, biết giới thiệu vào mở đầu, cảm ơn khi kết thúc. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ...S. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chuyển giao nhiệm vụ: Cách 1: - GV cho học sinh nghe hoặc hát bài " Cả nhà thương nhau"/ "Ba ngọn nến trong đêm"/ "Gia đình nhỏ, hạnh phúc to" / "Nhật kí của mẹ" và đặt câu hỏi: Bài hát trên gợi cho em cảm xúc, suy nghĩ gì? Cách 2: Cho học sinh chơi trò chơi 6-4-2. Luật chơi như sau: (L1)Em hãy ghi 6 người quan trọng với em.(L2) Em hãy ghi 4 người quan trọng với em.(L3) Em hãy ghi 2 người quan trọng nhất với em. Học sinh sẽ ghi vào một mảnh giấy nhỏ ->Những người mà các em giữ lại sau cùng đó chúng ta sẽ gọi là "gia đình". Cách 3: - Gv đặt câu hỏi: Theo em, điều gì quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi con người? HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS nghe và trả lời - GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV tổ chức hoạt động, quan sát, lắng nghe, gợi ý - HS trình chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung => Gv hướng đến từ khóa gia đình và dẫn dắt vào bài - lắng nghe, bày tỏ cảm xúc cá nhân - Tham gia trò chơi 2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học a. Mục tiêu: Nắm được chủ đề của bài học. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ Gv đặt câu hỏi: Các con quan sát SGK trang 38 và cho cô biết: Tên bài, đề từ của văn bản hướng đến vấn đề nào? Qua đó con hiểu gì về chủ đề? Để thể hiện chủ đề, bài học đưa vào mấy ngữ liệu? Thể loại chính của các ngữ liệu? HS lắng nghe Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát sách giáo khoa tìm câu trả lời - GV quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm cá nhân - GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức *HSKT: Chỉ cần nắm được chủ đề của bài 2: Tình cảm gia đình - Chủ đề: Tình cảm gia đình - Ngữ liệu: + Chuyện cổ tích về loài người + Mây và sóng + Bức tranh của em gái tôi + Những cánh buồm - Thể loại chính: Thơ Hoạt động 2: Khám phá tri thức ngữ văn a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học, một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,... b. Nội dung: GV tổ chức thảo luận nhóm bằng PHT c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức thông qua sự hướng dẫn của GV, câu trả lời của HS. d. Tổ chức thực hiện: Ví dụ 1 Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, các y, bác sĩ luôn là lực lượng ở tuyến đầu. Căng thẳng, áp lực và nguy cơ lây nhiễm luôn thường trực nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn lặng thầm "gánh trên vai" sứ mệnh cao cả, chữa bệnh cứu người của người...Dù bao khó khăn, gian khổ nhưng những "chiến sĩ áo trắng" vẫn lao vào "cuộc chiến với tâm thế sẵn sàng và một trái tim nhiệt huyết nhất vì người dân và đất nước (Thông tấn xã Việt Nam) Ví dụ 2 "Chiến sĩ áo trắng thương yêu Tuyến đầu chống giặc bao điều khó khăn Hết mình vì Đảng vì dân "Lương y từ mẫu" mười phân vẹn mười Trên môi luôn nở nụ cười Chăm sóc giường bệnh như người thân thương ... Kiên cường tỏa sáng thanh cao, Phục hồi sức khỏe biết bao nhiêu người" (Phạm Thị Tuyết) Điểm chung Điểm riêng HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Gv phát PHT hoặc trình chiếu hai ví dụ lên máy chiếu cho học sinh. Học sinh thảo luận nhóm đôi. - Từ kết quả thảo luận, gv hỏi: Thơ có đặc điểm gì? - Mỗi nhóm đôi tiếp tục lấy ví dụ hoặc đặt câu về các biện pháp nghệ thuật: so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ - HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS trình bày sản phẩm thảo luận; - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ *HSKT: Chỉ cần nắm được số tiếng, số dòng của mỗi kiểu thơ. 1. Một số đặc điểm của thơ - Mỗi bài thơ thường được sáng tác theo một thể thơ nhất định với những đặc điểm riêng về số tiếng trong mỗi dòng, số dòng trong mỗi bài, - Ngôn ngữ thơ cô đọng, giàu nhạc điệu và hình ảnh, sử dụng nhiều biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hóa v.v) - Nội dung chủ yếu của thơ là tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước cuộc sống. Thơ có thể có yếu tố tự sự (kể lại một sự kiện, câu chuyện) và miêu tả (tái hiện những đặc điểm nổi bật của đối tượng) nhưng những yếu tố ấy chỉ là phương tiện để nhà thơ bộc lộ tình cảm, cảm xúc. IV. RÚT KINH NGHIỆM Tuần 4 Tiết 14,15 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI. Xuân Quỳnh NS: 21/09/2023 ND: 27/09/2023 I. MỤC TIÊU Kĩ năng - Xác định được chủ đề của bài thơ; - Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài,
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_202.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.docx
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.docx
- Tuần 10.docx
- Tuần 11.docx
- Tuần 12.docx
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.docx
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17.docx
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.docx
- Tuần 23.docx
- Tuần 24.docx
- Tuần 25.docx
- Tuần 26..docx
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30.docx
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.docx
- Tuần 33.docx
- Tuần 34.docx
- Tuần 35.docx