Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm

Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN

Số tiết: 15 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;

- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;

- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;

- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;

- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;

- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.

docx 619 trang Cô Giang 28/10/2024 590
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn 6 Sách Kết nối tri thức - Chương trình cả năm
Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN
 Số tiết: 15 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
 Tuần 1
 Tiết 1,2,3 
GIỚI THIỆU BÀI HỌC VÀ TRI THỨC NGỮ VĂN
VĂN BẢN 1:
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
(Trích Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)
NS: 3/9/2023 
 ND: 6/1: 5&9/9/2023
 6/2: 6&8/9/2023 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 
1. Năng lực
a. Năng lực chung:
- Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đồng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể
chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Những nét tiêu biểu về nhà văn Tô Hoài.
- Đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ
- Tính chất của truyện đồng thoại được thể hiện trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.
2. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy tính, ti vi .
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập số 1, 2, 3, 4,5.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập 
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Trải qua 5 năm học Tiểu học, em có bạn thân nào không? Theo em những người bạn có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của chúng ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung.
Bước 4: : Kết luận, nhận định
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1: Giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài học.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập 
- GV giới thiệu: Bài học gồm hai nội dung: khái quát chủ đề và nêu thể loại các văn bản đọc chính. Với chủ đề Tôi và các bạn, bài học tập trung vào một số vấn đề thiết thực, có ý nghĩa quan trọng: khám phá bản thân trong mối quan hệ với bạn bè, kết bạn và ứng xử với bạn, nhận thức về vẻ đẹp và vai trò của tình bạn 
-HS lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nghe và đặt câu hỏi liên quan đến bài học.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: : Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng

Hoạt động 2.2 Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được các khái niệm về cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời người kể chuyện.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm:
Hãy chọn một truyện và trả lời các câu hỏi sau để nhận biết từng yếu tố:
+ Ai là người kể chuyện trong tác phẩm này? Người kể ấy xuất hiện ở ngôi thứ mấy?
+ Nếu muốn tóm tắt nội dung câu chuyện, em sẽ dựa vào những sự kiện nào
+ Nhân vật chính của truyện là ai? Nêu một vài chi tiết giúp em hiểu đặc điểm của nhân vật đó.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức ghi lên bảng.
GV bổ sung:
Nhân vật là con người, thần tiên, ma quỷ, con vật, đổ vật,... có đời sống, tính cách riêng được nhà văn khác hoạ trong tác phẩm. Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của truyện kể, gắn c...gôi thứ nhất (lời kể của Dế Mèn). 
- Văn bản chia làm 2 phần
+ P1: Từ đầu sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
à Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn.
+ P2: còn lại: 
à Bài học đường đời đầu tiên.

Hoạt động 2.3.2. Khám phá văn bản. 
1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được những chi tiết nói về ngoại hình, hành động, suy nghĩ và ngôn ngữ của Dế Mèn.
- Đánh giá nét đẹp và nét chưa đẹp của Dế Mèn.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm để hoàn thiện nhiệm vụ.
- HS trình bày sản phẩm, theo dõi, nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
c) Sản phẩm: Phiếu học tập của HS đã hoàn thành, câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Giao nhiệm vụ học tâp 
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3 (nếu 3 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6 (nếu 6 nhóm)...
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Nhóm 1,2: Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Mèn.
Nhóm 3,4: Tìm những chi tiết miêu tả hành động của Dế Mèn.
Nhóm 5,6: Tìm những chi tiết nói về suy nghĩ của Dế Mèn.
* Vòng mảnh ghép (8 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Chỉ ra biện pháp NT được sử dụng khi miêu tả Dế Mèn?
3. Lối miêu tả Dế Mèn thường được sử dụng ở loại truyện nào?
4. Nhận xét về hình dáng, hành động và suy nghĩ của nhân vật Dế Mèn (chỉ ra nét đẹp và nét chưa đẹp của nhân vật)?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
* Vòng chuyên sâu 
HS: 
- Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
- Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS:
 - Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức & chuyển dẫn sang mục 2
Hình dáng
Hành động
Suy nghĩ
Ngôn ngữ
Chàng dế thanh niên cường tráng
+ càng: mẫm bóng
+ vuốt: cứng, nhọn hoắt
+ cánh: dài tận chấm đuôi
 một màu nâu bóng mỡ
+ đầu: to, rất bướng
+ răng: đen nhánh
+ râu: dài, cong
- Đạp phanh phách 
- Vũ lên phành phạch
- nhai ngoàm ngoạp
- Trịnh trọng vuốt râu
- cà khịa, quát nạt, đá ghẹo
- Tôi tợn lắm
- Tôi cho là tôi giỏi.
- Tôi tưởng: lầm cử chỉ ngông cuồng là tài ba, càng tưởng tôi là tay ghê ghớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi.

- Gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “anh”. Gọi chị Cốc là “mày” xưng “tao”.

NT: Miêu tả, nhân hoá, giọng kể kiêu ngạo
=> Dế Mèn khỏe mạnh, cường tráng, có vẻ đẹp hùng dũng của con nhà võ (nét đẹp).

=> Dế Mèn kiêu căng tự phụ, xem thường mọi người, hung hăng hống hách, xốc nổi (nét chưa đẹp).

2. Bài học đường đời đầu tiên
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Tìm được chi tiết miêu tả bức chân dung của Dế Choắt. 
- Thấy được thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt. 
- Hiểu được bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
- Rút ra bài học cho bản thân từ nội dung bài học.
b) Nội dung: 
- GV sử dụng KT đặt câu hỏi, tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
- HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm, trình bày sản phẩm, quan sát và bổ sung (nếu cần)
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS và phiếu học tập của HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Giao nhiệm vụ học tâp
- Chia nhóm.
- Phát phiếu học tập số 2 & giao nhiệm vụ:
1. Tìm những chi tiết thể hiện hình dánh, cách sinh hoạt và ngôn ngữ của Dế Choắt?
2. Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì khi tái hiện hình ảnh Dế Choắt? 
3. Em có nhận xét gì về nhân vật Dế Choắt? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: 
- 2 phút làm việc cá nhân
- 3 phút thảo luận cặp đôi và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Dự kiến KK: câu hỏi số 2
- Tháo gỡ KK ở câu hỏi (2) bằng cách đặt câu hỏi phụ (Tác giả đã sử dụng biện pháp kể hay tả để tái hiện hình ảnh Dế Mèn?).
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
HS
- Đại diện 1 nhóm lên trình bày sản phẩm.
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định 
- Nhận xét về thái độ làm việc và sản phẩm của các nhóm.
- Chốt kiến thức lên màn hình, chuyển dẫn sang mục sau.
a) Nhân vật Dế Choắt
Hình dáng
Cách sinh hoạt
Ngôn ngữ
- Chạc tuổi: Dế Mèn
- Người: gầy gò, dài lêu ngêu như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh: ngắn củn  như người cởi trần mặc áo ghi nê.
- Đôi càng: ... nhận định: GV đánh giá bài làm của HS bằng điểm số.
4 Hoạt động 4. VẬN DỤNG.
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: đoạn văn của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) kể lại một sự việc trong câu chuyện Bài học đường đời đầu tiên bằng lời của nhân vật đó.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV gợi ý HS có thể lựa chọn lời của nhân vật Dế Mèn hoặc Dế Choắt. Ngôi kể phải phù hợp với sự việc và nhân vật được lựa chọn, thể hiện đúng cách nhìn và giọng kể của người kể chuyện, đảm bảo tính chính xác của các sự kiện. 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá
*Dặn dò: - Đọc lại văn bản
 - Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu.
 - Xem các bài tập phần Thực hành tiếng Việt.
Phiếu học tập số 1
Hình dáng
(Dế mèn)
Hành động
(Dế mèn)
Suy nghĩ
(Dế mèn)



Nhận xét:.
Nhận xét:.
+ Phiếu học tập số 2
Làm việc nhóm
Tái hiện lại hình ảnh dế Choắt qua hình ảnh và ngôn ngữ trong 3 phút. 
a/ Hình ảnh Dế Choắt
-Trạc tuổi ..
-Người ., cánh .., càng ..., râu
-Mặt mũi: ...
-Xưng hô:
-Ăn ở: .
Choắt: ...
Đối lập với ..

+ Phiếu học tập số 3
b. Thái độ của Mèn đối với Choắt như thế nào?
Gọi Choắt là: 
Khi sang thăm nhà Choắt:
Khi Choắt nhờ giúp đỡ: 
Dế Mèn: 

+ Phiếu học tập số 4

Trước khi trêu chị Cốc
Sau khi trêu chị Cốc

Kết quả

Hành động



Thái độ



+ Phiếu học tập số 5
Nghệ thuật

Nội dung

Ý nghĩa


Tuần 1 
Tiết 4

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
 NS: 3/9/2023 
 ND: 6/1: 9/9/2023
 6/2: 8/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung
- Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được các kiểu cấu tạo của từ tiếng Việt: từ đơn và từ phức (từ đơn, từ láy), chỉ ra được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong câu, đoạn văn;
- Nhận biết được nghĩa của từ ngữ, hiểu được nghĩa của một số thành ngữ thông dụng, nhận biết và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản.
2. Phẩm chất: 
- Có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, SBT
- Máy tính, ti vi.
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu bài tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề.
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:
- GV đặt yêu cầu nhớ lại kiến thức tiếng Việt từ tiểu học và trả lời: Phân loại theo cấu tạo, tiếng việt có những từ loại nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, nghe và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Dự kiến sản phẩm: Theo cấu tạo: từ đơn, từ ghép, từ láy;
Bước 4: Kết luận, nhận định: Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở Tiểu học, các em đã được học về tiếng và từ. Tuy nhiên để giúp các em có thể hiểu sâu hơn và sử dụng thành thạo hơn từ tiếng việt, cô sẽ hướng dẫn cả lớp tìm hiểu trong bài Thực hành tiếng Việt.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Từ đơn và từ phức
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Trình bày được thế nào là từ đơn, từ phức.
- Phân biệt được từ ghép và từ láy.
b) Nội dung: GV hỏi, HS trả lời
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
 DỰ KIẾN SẢN PHẨM
NV1
B1: Giao nhiệm vụ học tập
- Chia nhóm lớp & đặt câu hỏi:
- Giao nhiệm vụ: 
? Hãy kẻ bảng và điền các từ in đậm trong đoạn văn vào ô phù hợp?
? Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Đọc phần nhận biết từ đơn và từ phức T20
- Kẻ bảng điền từ và hoàn thiện bảng.
B3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- Chốt kiến thức 
NV2:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp: tìm các từ láy mô phỏng âm thanh trong VB Bài học đường đời đầu tiên, ví dụ như véo von, hừ hừ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
NV3: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm và phân tích các từ láy trong các câu văn;
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận đị...Từ đơn: ta, ơi, đâu, trời, đẹp, hơn
- Từ ghép: Việt Nam, đất nước, biển lúa
- Từ láy: mênh mông
Bài tập 2
* Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh:
+ Trẻ em như búp trên cành. 
* Các sự vật, sự việc được so sánh:
+ Trẻ em đc ss với búp trên cành. 
* Cơ sở để so sánh:
Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác.
+ Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng.
- Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt

4 Hoạt động 4: VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong VB Bài học đường đời đầu tiên. Chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn, chỉ ra từ đơn, từ ghép, từ láy có sử dụng trong đoạn văn.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày đoạn văn.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò: - Về nhà làm các bài tập còn lại, xem lại những bài tập đã thực hành.
 - Đọc và trả lời các câu hỏi bài Nếu cậu muốn có một người bạn..
Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN
 Số tiết: 15 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
Tuần 2 
Tiết 5, 6
Văn bản 2:
NẾU CẬU MUỐN CÓ MỘT NGƯỜI BẠN
 (Trích Hoàng tử bé, Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri)
NS: 8/9/2023 
ND 6/1:11/9/2023
 6/2: 13/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- HS biết được các chi tiết miêu tả lời nói, cảm xúc, suy nghĩ của các nhân vật hoàng tử bé và cáo; bước đẩu biết phân tích một số chi tiết tiêu biểu để hiểu đặc điểm nhân vật;
- HS nhận biết được những yếu tố cơ bản làm nên sức hấp dẫn của truyện đồng thoại: nhân vật con vật (con cáo) được nhân cách hoá - vừa mang đặc tính của loài vật, vừa gợi tính cách con người; ngôn ngữ đối thoại sinh động; giàu chất tưởng tượng (hoàng tử bé đến từ một hành tinh khác, con cáo có thể trò chuyện, kết bạn với con người), v.v
- HS hiểu được nội dung của đoạn trích; cảm nhận được ý nghĩa của tình bạn; có ý thức về trách nhiệm với bạn bè, với những gì mình gắn bó, yêu thương.
2. Phẩm chất: 
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV. 
- Máy tính, ti vi.
- Tranh ảnh về nhà văn Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pê-ri; và văn bản “Nếu cậu muốn có một người bạn”
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 . Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời:
1. Hãy ghi lại một số từ miêu tả cảm xúc của em khi nghĩ về một người bạn thân. Điều gì khiến các em trở thành đôi bạn thân?
2. Em và người bạn thân ấy đã làm quen với nhau như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ cảm xúc về người bạn thân: vui vẻ, thoải mái, hạnh phúc. HS kể lại ngắn gọn hoàn cảnh làm quen với bạn thân của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời của mình.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bạn thân là những người bạn đã gắn bó thân thiết với chúng ta, cùng nhau chia sẻ được mọi niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Bài học hôm nay của chúng ta sẽ hiểu hơn về giá trị của tình bạn với mỗi người.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: ...c chiếu sáng. Không có sự gắn bó, niềm yêu thương thì mọi người, mọi vật trong thế giới này sẽ hoá thành nhạt nhẽo, vô nghĩa, ai cũng giống ai.
NV4
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi:
+ Khi chia tay hoàng tử bé, cáo đã có những cảm xúc gì? 
+ Theo em, cáo đã “được” những gì khi kết bạn với hoàng tử bé?
- GV đặt câu hỏi mở rộng: Em đã từng chia tay một người bạn của mình đi xa chưa? Tâm trạng của em khi chia tay như thế nào?
GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm
- GV yêu cầu HS đọc đoạn kết của văn bản, liệt kê lại những lời nói được hoàng tử bé nhắc lại “để cho nhớ”. Em ấn tượng với lời nói nào? Nêu cảm nhận về lời nói đó
- GV đặt tiếp câu hỏi: Cáo đã chia sẻ với hoàng tử bé nhiều bài học về tình bạn. Đó là những bài học gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
- GV bổ sung 
Câu nói: người ta chỉ thấy rõ với trái tim, Điều cốt lõi vô hình trong mắt trần – câu nói chứa đựng “bí mật” mà cáo dành cho hoàng tử mang ý nghĩa ẩn dụ và mang ý nghĩa triết lí. Con người cần biết nhìn nhận, đánh giá mọi thứ bằng tình yêu và sự tin tưởng, thấu hiểu. Chỉ khi nhìn bằng trái tim, con người mới nhận ra và biết trân trọng, gìn giữ những điều đẹp đẽ, quý giá... Đó cũng là bí mật của tình yêu làm nên sự kết nối giữa con người với con người, con người với vạn vật.
NV5
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hãy rút ra nội dung và nghệ thuật văn bản.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hoàng tử bé gặp gỡ con cáo 
- Hoàn cảnh: hoàng tử bé từ một hành tinh khác vừa đặt chân tới trái đất.
- Hoàng tử bé thất vọng, đau khổ khi ngỡ rằng bông hồng của mình không phải duy nhất.
- Con cáo thì đang bị săn đuổi, sợ hãi, chạy trốn con người
 Hai nhân vật đều đang cô đơn, buồn bã.
- “Cảm hoá” chính là kết bạn, là tạo dựng mối liên hệ gần gũi, gắn kết tình cảm để biết quan tâm, gắn kết và cần đến nhau.
- Cáo nhận thấy ở hoàng tử bé là sự ngây thơ, trong sáng, luôn hướng tới cái thiện
- Cáo đã nói cho hoàng tử về cách cảm hoá: cần phải kiên nhẫn giúp họ có thể xích lại gần nhau hơn.
- Khi chưa có bạn, cáo sống trong tâm trạng buồn tẻ, quẩn quanh sợ hãi.
- Khi được kết bạn với hoàng tử bé, mọi thứ sẽ thay đổi: tiếng bước chân bạn sẽ vang lên như tiếng nhạc gọi cáo ra khỏi hang, cánh đồng lúa mì sẽ hoá thân thương, ấm áp với cái màu vàng óng như màu tóc bạn
- Hoàng tử bé đã cảm hoá được con cáo họ đã trở nên thân thiết với nhau.
2. Hoàng tử bé chia tay con cáo
- Cáo thể hiện tâm trạng buồn khi sắp phải xa người bạn của mình.
- Hoàng tử bé đã lặp lại lời của cáo 3 lần “để cho nhớ”
- Bài học rút ra:
+ Bài học về cách kết bạn: cần thân thiện, kiên nhẫn, dành thời gian để cảm hoá nhau; về ý nghĩa của tình bạn: mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, khiến cho cuộc sống trở nên phong phú, đẹp đẽ hơn.
+ Bài học về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm đối với bạn bè: biết lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu, chia sẻ, bảo vệ...
III. Tổng kết
1. Nội dung – ý nghĩa
- Truyện kể về hoàng tử bé và con cáo.
- Bài học về cách kết bạn cần kiên nhân và dành thời gian cho nhau; về cách nhìn nhận, đánh giá và trách nhiệm với bạn bè.
2. Nghệ thuật
- Kể kết hợp với miêu tả, biểu cảm
- Xây dựng hình tượng nhân vật phù hợp với tâm lí, suy nghĩ của trẻ thơ.
- Nghệ thuật nhân hoá đặc sắc.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập:- GV yêu cầu HS: Nhập vai nhân vật hoàng tử bé để ghi lại “nhật kí” về cuộc gặp gỡ với người bạn mới – báo cáo theo phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
1. Nhập vai nhân vật hoàng tử bé để ghi lại “nhật kí” về cuộc gặp gỡ với người bạn mới -theo sơ đồ gợi ý sau:
b. Lần đầu gặp cáo, tôi cảm nhận về cáo:
.......................................................................
a. Trước khi gặp cáo tâm trạng của tôi là: ..........................................................................
.........
Cuộc gặp gỡ với người bạn mới- Cáo
c.Cáo đã giải thích cho tôi “cảm hóa” nghĩa là .................. ..........................................
d. Bí mật mà cáo tặng cho tôi là: ....................
.......................................
đ. Cáo đã giúp tôi nhận ra điều quan trọng ở bông hồng của mình và nhận thức về bản thân: ...
.......................................
e. Cáo nói rằng nếu tôi cảm hóa cáo, cuộc đời cáo sẽ thay đổi: ............
.........................................
............................... chú thích nghĩa trong văn bản để đặt câu phù hợp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS đặt câu theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm 
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
NV3: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi;
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến 
NV4: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc bài tập 4, yêu cầu HS đọc lại văn bản Nếu cậu muốn có một người bạn và chỉ ra những lời thoại được lặp lại trong VB.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và trả lời từng câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức 
Bài tập 1/ trang 26
Một số từ có mô hình cấu tạo như từ cảm hoá: tha hoá, nhân cách hoá, đồng hoá, trẻ hoá, công nghiệp hoá....
- Tha hoá: biến thành cái khác, mang đặc điểm trái ngược với bản chất vốn có.
- Nhân cách hoá: gán cho loài vật hoặc vật vô tri hình dáng, tính cách hoặc ngôn ngữ của con người.
- Công nghiệp hoá là quá trình phát triển, nâng cao tỉ trọng ngành công nghiệp ở một vùng hay một quốc gia.
Bài 2/ trang 26
Đặt câu với từ đơn điệu, kiên nhẫn, cốt lõi
Bài 3/ trang 26
- Câu văn sử dụng BPTT so sánh: Còn bước chân của bạn sẽ gọi mình ra khỏi hang, như là tiếng nhạc.
 Tác dụng: so sánh tiếng bước chân của hoàng tử bé với tiếng nhạc, một thứ âm thanh du dương, mang cảm xúc, gợi ra sự gần gũi, quen thuộc, ấm áp với cáo.
Bài 4/ trang 26
- Những lời thoại được lặp lại: vĩnh biệt, điều cốt lõi trong mắt trần, chính thời gian mà bạn bỏ ra cho bông hồng của bạn, bạn có trách nhiệm với bông hồng của bạn... tác dụng: nhấn mạnh nội dung câu nói, vừa tạo nhạc tính và chất thơ cho VB.
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5-7 câu) rình bày cảm nhận của em về nhân vật hoàng tử bé hoặc nhân vật cáo. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 từ ghép và 2 từ láy.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày đoạn văn.
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá.
*Dặn dò:
 - Xem lại các bài tập đã thực hành, làm các bài tập còn lại.
 - Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu.
 - Đọc văn bản Bắt nạt và trả lời các câu hỏi phần Sau khi đọc.
Tuần 2,3 
 Tiết: 8, 9
 Văn bản 3: BẮT NẠT 
 (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
NS: 8/9/2023 
ND 6/1:12&18/9/2023
 6/2: 15&20/9/2023

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được sự khác nhau về thể loại của văn bản truyện và văn bản thơ.
- HS hiểu được hiện tượng bắt nạt.
2. Phẩm chất: 
- Giúp học sinh có thái độ đúng đắn trước hiện tượng bắt nạt, xây dựng môi trường học đường lành mạnh, an toàn, hạnh phúc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Phiếu bài tập
- Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh;
- Bảng phụ, máy tính, ti vi.
- SGK, SBT Ngữ văn 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 
b. Nội dung: HS chia sẻ kinh nghiệm, cảm xúc của bản thân.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Em đã từng chứng kiến hoặc đọc thông tin về hiện tượng bắt nạt trong trường học chưa? Hãy chia sẻ suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong môi trường học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của mình.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày trải nghiệm và cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
- GV gọi hs nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong trường học, có những bạn thường bị bắt nạt như phải chia sẻ đồ ăn, đồ dùng học tập khi bạn khác yêu cầu. Hiện tượng bắt nạt đó là tốt hay xấu? Chúng ta nên cư xử như thế nào cho phù hợp? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
a. Mục tiêu: Nắm được các thông tin về tác giả, tác phẩm, cách đọc và hiểu nghĩa những từ khó.
b...ng điệu: hồn nhiên, dí dỏm, thân thiện, khiến câu chuyện dễ tiếp nhận mà còn mang đến một cách nhìn thân thiện, bao dung.
Hoạt động 3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: viết đoạn văn (5 – 7 câu) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng bắt nạt trong học đường.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS viết đoạn văn theo yêu cầu
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày đoạn văn
- HS nhận xét, bổ sung
Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, đánh giá
Hoạt động 4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận và nêu ý kiến của mình trong các tình huống:
Tình huống 1: Nếu em bị bắt nạt, em im lặng chịu đựng, chống lại kẻ bắt nạt hay chia sử, tìm sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, gia đình?
Tình huống 2: Nếu chứng kiến chuyện bắt nạt: em thờ ơ, không quan tâm vì đó là chuyện không liên quan đến mình, có thể gây nguy hiểm cho mình hoặc “vào hùa” để cổ vũ hay can ngăn kẻ bắt nạt và bênh vực nạn nhân bị bắt nạt?
Tình huống 3: Nếu mình là kẻ bắt nạt, em coi đó là chuyện bình thường, thậm chí là cách khẳng định bản thân hay nhận ra đó hành vi xấu cần từ bỏ, cảm thấy ân hận và xin lỗi người bị mình bắt nạt.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và nêu ý kiến.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định: - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thứ
*Dặn dò: - Học thuộc đoạn thơ mà mình yêu thích. Viết hoàn chỉnh đoạn văn theo yêu cầu.
 - Đọc và chuẩn bị bài: Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
Bài 1: TÔI VÀ CÁC BẠN
 Số tiết: 15 tiết

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
- Nhận biết được một số yếu tố của truyện đổng thoại (cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện, lời nhân vật) và người kể chuyện ngôi thứ nhất;
- Nhận biết và phân tích được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật;
- Nhận biết được từ đơn và từ phức (từ ghép và từ láy), hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ láy trong VB;
- Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân, biết viết VB bảo đảm các bước;
- Kể được một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân;
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: Nhân ái, chan hoà, khiêm tốn; trân trọng tình bạn, tôn trọng sự khác biệt.
Tuần: 3, 4
Tiết: 10,11,12,13 
VIẾT BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
NS: 15/9/2023 
ND 6/1: 18, 19, 25/9 /2023
 6/2: 20, 22, 27/9/2023
 
 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực: 
a. Năng lực chung:
 - Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- HS biết viết bài văn bảo đảm các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; chỉnh sửa bài viết, rút kinh nghiệm.
- HS biết viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể.
2. Về phẩm chất: 
- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, máy tính, ti vi.
- Phiếu học tập.
- Video do GV tự làm để kể về trải nghiệm của bản thân thời thơ ấu.
 PHIẾU TÌM Ý
Họ và tên HS: .
Nhiệm vụ: Tìm ý cho bài văn Kể lại một trải nghiệm của bản thân
Gợi ý: Để nhớ lại các chi tiết, hãy viết tự do theo trí nhớ của em bằng cách trả lời vào cột bên phải ở các câu hỏi ở cột trái.
Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

.
Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?

Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?

Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

 I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức: 
2. Về năng lực: 
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
b. Năng lực riêng biệt: 
- Nhân ái, trân trọng trải nghiệm của bản thân.
- SGK, SGV, máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
- Video do GV tự làm để kể về trải nghiệm của bản thân thời thơ ấu.
 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
HĐ 1: Xác định vấn đề
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
 a) Mục tiêu: 
- Biết được kiểu bài kể về một trải nghiệm.
- Nhận biết được ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện.
 b) Nội dung:
- GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:
? Trong “Bài học đường đời đầu tiên” Dế Mèn đã kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào...HS báo cáo sản phẩm.
HS:
- Đọc sản phẩm của mình.
- Theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho bài của bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ học tập và sản phẩm của HS. Chuyển dẫn sang mục sau.
1. Trước khi viết
a) Lựa chọn đề tài
b) Tìm ý
Đó là chuyện gì? Xảy ra khi nào?

Những ai có liên quan đến câu chuyện? Họ đã nói gì và làm gì?

Điều gì xảy ra? Theo thứ tự thế nào?

Vì sao truyện lại xảy ra như vậy?

Cảm xúc của em như thế nào khi câu chuyện diễn ra và khi kể lại câu chuyện?

c) Lập dàn ý
- Mở bài: giới thiệu câu chuyện.
- Thân bài: kể diễn biến câu chuyện.
+ Thời gian
+ Không gian
+ Những nhân vật có liên quan
+ Kể lại các sự việc
- Kết bài: kết thúc câu chuyện và cảm xúc của bản thân.
2. Viết bài
- Kể theo dàn ý
- Nhất quán về ngôi kể
- Sử dụng những 
3. Chỉnh sửa bài viết
- Đọc và sửa lại bài viết theo. 

Tiết: 11,12.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Thực hành viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em.
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS: HS thực hành viết bài theo hướng dẫn, bám sát dàn ý đã lập.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Tiết 13)
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. G
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS: HS rà soát, đánh giá chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
TRẢ BÀI
 a) Mục tiêu: Giúp HS
- Thấy được ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Chỉnh sửa bài viết cho mình và cho bạn.
 b) Nội dung:
- GV trả bài, yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét bài của mình và bài của bạn.
- HS đọc bài viết, làm việc nhóm.
c) Sản phẩm: Bài đã sửa của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 Trả bài cho HS & yêu cầu HS đọc, nhận xét.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV giao nhiệm vụ
- HS làm viện theo nhóm 
B3: Báo cáo thảo luận
- GV yêu cầu HS nhận xét bài của bạn.
- HS nhận xét bài viết.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.

Bài viết đã được sửa của HS

 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
GIỚI THIỆU KIỂU BÀI 
 a) Mục tiêu: 
- Biết được kiểu bài kể về một trải nghiệm.
- Nhận biết được ngôi kể thứ nhất trong văn kể chuyện.
 b) Nội dung:
- GV hỏi, HS trả lời.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV hỏi:
? Trong “Bài học đường đời đầu tiên” Dế Mèn đã kể lại trải nghiệm đáng nhớ nào? 
? Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ mấy?
? Em có một trải nghiệm nào đáng nhớ không? Hãy kể lại trải nghiệm đó một cách ngắn gọn ?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS:
- Quan sát vb “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Suy nghĩ cá nhân 
- HS kể lại trải nghiệm của bản thân.
GV: 
- Dự kiến KK HS gặp: không biết kể về trải nghiệm của bản thân.
- Tháo gỡ bằng cách đặt thêm câu hỏi phụ:
? Trải nghiệm đó tên là gì (kỉ niệm, lỗi lầm)? Trải nghiện đó ở thời điểm nào? Diễn ra như thế nào?
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV chỉ định 1 – 2 HS trả lời câu hỏi 
- HS trả lời
B4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét câu trả lời của HS
- Kết nối với mục “Tìm hiểu các yêu cầu đối với bài văn kể lại một trải nghiệm”.
Vb: “Bài học đường đời đầu tiên”
- Dế Mèn kể về bài học đường đời đầu tiên của bản thân từ sự việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
- Dế Mèn xưng “tôi”.
=> Kiểu bài kể lại một trải nghiệm. Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
Hoạt động 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TÌM HIỂU CÁC YÊU CẦU
ĐỐI VỚI BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM 
 a) Mục tiêu: HS biết được các yêu cầu đối với kiểu bài kể lại một trải nghiệm:
- Sử dụng ngôi kể thứ nhất.
- Biết cách kể trải nghiệm của bản thân
b) Nội dung:
- GV chia nhóm lớp
- Cho HS làm việc nhóm trên phiếu học tập
c) Sản phẩm: Phiếu học tập sau khi HS đã hoàn thành.
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chia nhóm lớp & giao nhiệm vụ:
? Kiểu bài yêu cầu chúng ta làm gì?
? Người kể sẽ phải sử dụng ngôi kể thứ mấy? Vì sao?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS nhớ lại văn bản “Người bạn nhỏ”.
- Làm việc cá nhân 2’.
- Làm việc nhóm 3’ để thống nhất ý kiến và ghi vào phiếu học tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS lên trình bày sản phẩm.
 HS:
- Trình bày sản phẩm nhóm.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét sản phẩm của HS và chốt kiến thức.
- Kết nối với đề mục sau

- Kể về một trải nghiệm của bản thân.
- Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện.
- Người kể: sử dụng ngôi kể thứ nhất (xưng “tôi).
- Cảm xúc của bản thân

ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BÀI VIẾT THAM KHẢO
 a) Mục tiêu: 
- Bài viết tham khảo kể về kỉ niệm với một người bạn ...i bài viết theo. 
3. Hoạt động 3: HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 GV yêu cầu HS tự đọc lại bài viết và chỉnh sửa theo định hướng, sửa chữa của GV.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện cá nhân, tự đọc lại bài viết, đánh giá và sửa chữa.
B3 : Báo cáo thảo luận
HS báo cáo kết quả thực hiện
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
HS đọc lại bài viết và tự chỉnh sửa.
4. Hoạt động 4: . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi, sửa chữa bài viết. 
c. Sản phẩm học tập: Bài làm hoàn chỉnh của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
 Yêu cầu HS hoàn thiện bài viết sau đánh giá.
B2: Thực hiện nhiệm vụ
HS làm việc cá nhân.
B3: Báo cáo thảo luận
- Bài viết hoàn chỉnh sau chỉnh sứa.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- GV chốt lại những ưu điểm và tồn tại của bài viết.
- Nhắc HS chuẩn bị nội dung bài nói dựa trên dàn ý của bài viết.
- GV yêu cầu HS: HS rà soát, đánh giá chỉnh sửa bài viết theo gợi ý.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
*Dặn dò: 
 - Viết bài văn hoàn chỉnh theo yêu cầu.
 - Đọc lại bài viết chuẩn bị cho tiết: Nói và nghe.
Tuần 4
Tiết: 14, 15
NÓI VÀ NGHE
KỂ LẠI MỘT TRẢI NGHIỆM CỦA EM
NS: 15/9/2023 
ND 6/1: 26/9 /2023
 6/2: 29/9/2023
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1.Năng lực: 
a. Năng lực chung:
- Biết tiếp nhận thông tin và giải quyết vấn đề; lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp, thực hiện được các nhiệm vụ học tập theo nhóm.
- Biết phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.
b. Năng lực đặc thù:
- HS biết sử dụng ngôi kể thứ nhất để kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. 
- Ngôi kể và người kể chuyện
2. Về phẩm chất: 
- Biết sống nhân ái, trân trọng kỉ niệm và yêu cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV.
- Máy tính, ti vi
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHÍ
Nhóm:.
Tiêu chí
Mức độ
Chưa đạt
Đạt
Tốt
1. Chọn được câu chuyện hay, có ý nghĩa
Chưa có chuyện để kể.
Có chuyện để kể nhưng chưa hay.
Câu chuyện hay và ấn tượng.
2. Nội dung câu chuyện phong phú, hấp dẫn
ND sơ sài, chưa có đủ chi tiết để người nghe hiểu câu chuyện.
Có đủ chi tiết để hiểu người nghe hiểu được nội dung câu chuyện.
Nội dung câu chuyện phong phú và hấp dẫn.
3. Nói to, rõ ràng, truyền cảm.
Nói nhỏ, khó nghe; nói lắp, ngập ngừng
Nói to nhưng đôi chỗ lặp lại hoặc ngập ngừng 1 vài câu.
Nói to, truyền cảm, hầu như không lặp lại hoặc ngập ngừng.
4. Sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp.
Điệu bộ thiếu tự tin, mắt chưa nhìn vào người nghe; nét mặt chưa biểu cảm hoặc biểu cảm không phù hợp.
Điệu bộ tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt biểu cảm phù hợp với nội dung câu chuyện.
 Điệu bộ rất tự tin, mắt nhìn vào người nghe; nét mặt sinh động.
5. Mở đầu và kết thúc hợp lí
Không chào hỏi/ và không có lời kết thúc bài nói.
Có chào hỏi/ và có lời kết thúc bài nói.
Chào hỏi/ và kết thúc bài nói một cách hấp dẫn.
TỔNG ĐIỂM: ../10 điểm

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a) Mục tiêu: HS kết nối kiến thức của cuộc sống vào bài học
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS quan sát video và giao nhiệm vụ cho HS.
- HS quan sát video, lắng nghe câu chuyện được kể và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: 
- HS xác định được nội dung của tiết học là nói về một trải nghiệm của bản thân
d) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu video và giao nhiệm vụ cho HS:
? Nội dung của đoạn video? Nhân vật trong đoạn video kể về điều gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS quan sát, lắng nghe đoạn video và suy nghĩ cá nhân
- GV chấn chỉnh những HS chưa tập trung vào video (nếu có).
B3: Báo cáo, thảo luận
- HS trả lời câu hỏi của GV
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét và kết nối vào bài
Hoạt động 2 : HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TRƯỚC KHI NÓI
 a) Mục tiêu: 
- HS xác định được mục đích nói và người nghe
- Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói
 b) Nội dung:
- GV hỏi & nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS.
- HS trả lời câu hỏi của GV & nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện
HĐ CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
? Mục đích nói của bài nói là gì? 
? Những người nghe là ai?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ câu hỏi của GV.
- Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi.
- Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ.
? Em sẽ nói về nội dung gì?
B3: Thảo luận, báo cáo
- HS trả lời câu hỏi của GV.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b.
1. Chuẩn bị nội dung 
- Xác định mục đích nói và người nghe (SGK).
- Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng.
...ặc trưng cơ bản của thơ là cảm xúc, ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ... 
 - Xác định được chủ đề của bài thơ;
 - Nhận biết được số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong bài, vần của bài thơ Chuyện cổ tích về loài người;
 - Nhận biết và bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.
2. Phẩm chất:
- Hình thành và phát triển HS những tình cảm tốt đẹp: tình cảm, yêu thương, có ý thức, trách nhiệm vun đắp hạnh phúc gia đình,
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
 - Những đoạn phim ngắn (ngâm thơ, đọc thơ), tranh ảnh liên quan đến chủ đề bài học;
 - Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
 - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
 - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; máy tính, ti vi.
+ Phiếu học tập số 1:
STT
Đặc điểm
Ghi chú
 Thể thơ


Ngôn ngữ


Biện pháp tu từ


Phương thức biểu đạt


Nội dung 



+ Phiếu học tập số 2:
 Hình ảnh Trái đất trước khi trẻ con được sinh ra?
Nêu sự thay đổi của trái đất sau khi trẻ con được sinh ra? Vì trẻ em mà thế giới đã thay đổi, điều đó nói lên ý nghĩa gì của trẻ em đối với thế giới?

Mặt trời


Cây, cỏ, hoa

Tiếng chim, làn gió

Sông

 Biển

Đám mây, con đường

Thầy giáo

Phiếu học tập số 3: 
Mẹ, bà, bố đã đem đến cho trẻ món quà nào?
Sự ra đời của gia đình
Mẹ 


Bà


Bố


Phiếu học tập số 4:
	Người thầy cùng với những phương tiện dạy học mang đến cho trẻ những gì?
Sự ra đời của xã hội






III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, HS xác định nhiệm vụ học tập của mình. Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học
b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát video, lắng nghe bài hát, qun sát SGK trả lời câu hỏi của GV.
HS quan sát, lắng nghe video bài hát “Tình bạn tuổi thơ” suy nghĩ cá nhân và trả lời.
c. Sản phẩm: Những suy nghĩ, chia sẻ của HS sau khi quan sát, lắng nghe.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
- GV chuyển giao nhiệm vụ: 
GV cho Hs nghe bài hát: ”Ba ngọn nến lung linh”, kết hợp xem video.
(1)Nội dung bài hát em vừa nghe? Cảm nhận của em về nội dung bài hát, hình ảnh em vừa xem?
(2) Từ các bài đọc SGK, em hãy nêu chủ đề bài học số 2?
- HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ:HS quan sát video, lắng nghe bài hát, SGK suy nghĩ trả lời câu hỏi 
- HS báo cáo: Hs báo cáo dưới hình thức cá nhân
- Nhận xét, đánh giá Nhận xét sản phẩm, khái quát ý dẫn vào chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề
(1) Bài hát nói về tình cảm gia đình ấm áp, ngập tràn yêu thương, hạnh phúc-> cảm động
(2) Các VB đọc hiểu có nội dung xoay quanh chủ đề tình cảm gia đình
2. Hoạt động 2: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 2.1 Tìm hiểu Giới thiệu bài học
a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung của bài học
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, tìm hiểu kiến thức qua phần giới thiệu bài học, mục tiêu để tiến hành trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện một trong số hoặc một số nhiệm vụ sau:
(1)Đọc phần giới thiệu bài học
(2) Nêu cách hiểu của em về ý nghĩa câu ca dao: “ Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
( 3) Kể tên những văn bản đọc trong bài số 2
( 4) Những văn bản đọc nói về chủ đề gì?
Bước 2: Hs tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe câu hỏi, chuẩn bị ra giấy, trả lời
Bước 3: HS báo cáo: Hs báo cáo dưới hình thức cá nhân
Bước 4: Nhận xét, đánh giá Nhận xét sản phẩm, khái quát chủ đề, nêu mục tiêu chung của chủ đề

( 2) Câu ca dao nói về công ơn cha mẹ, và đạo làm con phải ghi nhớ, biết ơn, đền đáp công lao đó
(3) Các văn bản: 
- Chuyện cổ tích về loài người
- Mây và sóng
- Bức tranh của em gái tôi
( 4) Tình cảm gia đình, giúp ta cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu của những người thân trong gia đình, đánh thức những yêu thương trong trái tim mình, để ta biết trân trọng và vun đắp hạnh phúc gia đình.
Hoạt động 2.2. Khám phá Tri thức ngữ văn
a. Mục tiêu: Nắm được một số yếu tố của thơ như thể thơ; ngôn ngữ thơ; nội dung chủ yếu của thơ; yếu tố miêu tả, tự sự trong thơ,...
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, hoàn thành bảng kiến thức
c. Sản phẩm học tập: Bảng tổng hợp kiến thức của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS đọc phần Tri thức ngữ văn trong SGK, qua các bài thơ mà em biết và thảo luận theo nhóm, hoàn thiện bảng khái quát đặc điểm của thơ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ.
- HS trao đổi, thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận và hoàn thiện bảng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận.
- HS trình bày sản phẩm thảo luận;
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung cho câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
(1)Đặc điểm của thơ
(2)Khi đọc một bài thơ cần quan tâm đến các yếu tố:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ngu_van_6_sach_ket_noi_tri_thuc_chuong_trin.docx
  • docxTiết 1-4.docx
  • docxTiết 5-9.docx
  • docxTiết 10-15.docx
  • docxTiết 16-20.docx
  • docxTiết 21-26.docx
  • docxTiết 27-32.docx
  • docxTiết 33-36.docx
  • docxTiết 37-40.docx
  • docxTiết 41-43.docx
  • docxTiết 44-48.docx
  • docxTiết 49-55.docx
  • docxTiết 56-61.docx
  • docxTiết 62-68.docx
  • docxTiết 69-72.docx
  • docxTiết 73-76.docx
  • docxTiết 77-84.docx
  • docxTiết 85+86.docx
  • docxTiết 87-92.docx
  • docxTiết 93-98.docx
  • docxTiết 99-104.docx
  • docxTiết 105-109.docx
  • docxTiết 110-115.docx
  • docxTiết 116-120.docx
  • docxTiết 121-128.docx
  • docxTiết 129-131.docx
  • docxTiết 132-140.docx