Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 6 (Mĩ thuật) Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2 - Năm học 2023-2024

I-MỤC TIÊU

1. Mức độ, yêu cầu cần đạt

- Chỉ ra được cách lựa chọn vật liệu và thiết kế trang phục cho nhần vật 3D.

- Thiết kế được trang phục thể hiện đặc điểm của nhân vật theo ý tưởng.

- Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình dáng, màu sắc trên trang phục của nhân vật và nhận biết được nét đặc trưng văn hoá truyền thống trong các lễ hội.

2. Năng lực

- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.

- Năng lực riêng:

+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.

+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.

3. Phẩm chất

- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học

- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học

- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4

2. Chuẩn bị của học sinh

  • SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, vải vụn, băng dính hai mặt, kéo, đất nặn,…
docx 58 trang Cô Giang 13/11/2024 30
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 6 (Mĩ thuật) Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 6 (Mĩ thuật) Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Nghệ thuật 6 (Mĩ thuật) Sách Chân trời sáng tạo - Học kỳ 2 - Năm học 2023-2024
Tiết 17, 18: Bài 2: TRANG PHỤC TRONG LỄ HỘI
I-MỤC TIÊU 
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được cách lựa chọn vật liệu và thiết kế trang phục cho nhần vật 3D.
- Thiết kế được trang phục thể hiện đặc điểm của nhân vật theo ý tưởng.
- Phân tích được sự hài hoà, cân đối của hình dáng, màu sắc trên trang phục của nhân vật và nhận biết được nét đặc trưng văn hoá truyền thống trong các lễ hội.
2. Năng lực
- Năng lực chung:Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng:
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển năng lực, tìm hiểu mục tiêu bài học
- Một số hình ảnh, clip liên quan đến bài học 
- Máy tính, máy chiếu, bảng, phấn, giấy A3, A4
2. Chuẩn bị của học sinh
SGK, đồ dùng học tập, giấy A4
Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV : giấy màu, vải vụn, băng dính hai mặt, kéo, đất nặn,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Tiết 17:Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát, nhận xét trang phục trong các lễ hội.
b. Nội dung: Nhận xét, phân tích , tìm hiêủ về trang phục trong lễ hội: Kiểu dáng, màu sắc, cách trang trí.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày phần tìm hiểu về trang phục lẽ hội
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
- Giáo viên cho HS xem video tổng hợp về các lễ hội, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
-Em hãy kể tên các lễ hội trong video mà e biết?
-Em thấy ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội?
- Trang phục của lễ hội đõ như thế nào?
-Hình dáng, màu sắc của trang phục nào trong lễ hội phù hợp với nhân vật 3D bằng dây thép của em ?
- Học sinh quan sát video và trả lời câu hỏi.
-Giáo viên lắng nghe và chốt lại kiến thức cho học sinh.
1.Khám phá trang phục trong lễ hội.
-Lễ hội cầu mưa, hội quan họ, hội Đền Hùng..
-Các trò chơi trong lễ hội rất ấn tượng 
- Mỗi lễ hội lại có trang phục khác nhau và mỗi vùng miền kiểu dáng trang phục trong lễ hội cũng khác nhau.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được cách thiết kế trang phục.
b. Nội dung: HS quan sát hình minh hoạ ở trang 37 SGK nghệ thuật 6 để nhận biết các bước thiết kế trang phục cho nhân vật 3D.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật 3D.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
GV hướng dẫn HS cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật 3D.
Giáo viên cho HS quan sát hình minh họa các bước thiết kế trang phục chon v 3D: 
-Để thiết kế trang phục cho nhân vật 3D ta phải làm như thế nào?
-Cần làm gì để trang phục vừa với nhân vật 3D 
- Học quan sát hình trong SGK và trả lời câu hỏi của GV.
GV chốt kiến thức.
2. Cách thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật 3D.
B1: Lựa chọn vật liệu phù hợp.
B2:Vẽ và cắt hình trang phục phù hợp với tỉ lệ nhân vật.
B3: Thêm chi tiết hoàn thiện trang phục và tạo đặc điểm riêng cho nhân vật.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: Học sinh tạo được trang phục lễ hội cho nhân vật.
b. Nội dung: Học sinh thực phần luyện tập trong SGK.
c. Sản phẩm: SP mĩ thuật của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
 - Khuyến khích HS lập nhóm và lựa chọn hoạt động của lễ hội yêu thích để xây dựng
hình tượng cụ thể cho các nhân vật 3D của nhóm.
- GV gợi ý để HS nhận biết đặc điểm của nhân vật để xác định hình dáng, màu sắc trang phục phù hợp với tính cách, với vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội.
- Hướng dẫn để HS có thêm kinh nghiệm và kĩ thuật cắt, khâu, trang trí nhằm hoàn thiện trang phục cho nhân vật.
 + Hoạt động của lễ hội trà nhóm em định thể hiện có trấy nhân vật?
+ Em thể hiện nhân vật nào trong hoạt động của lễ hội?
+ Nhân vật đó là nam hay nữ, già hay trẻ?
+ Chất liệu, màu sắc nào phù hợp với vai trò và hoạt động của nhân vật trong lễ hội ?
+ Cần trang trí thêm phụ kiện nào để thể hiện rõ vai trò của nhân vật trong lễ hội ?
GV bao quát lớp, hướng dẫn hs gặp khó khăn.
HDVN: GV yêu cầu hs hoàn thiện bài ở nhà, chuẩn bị nội dung chia sẻ ở tiết học sau.
3. Thiết kế trang phục lễ hội cho nhân vật.

Tiết 18: Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH- ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận về trang phục lễ hội.
b. Nội dung: Học sinh giới thiệu trang phục lễ hội của mình với các bạn và nêu cảm nhận về các trang phục lễ hội 
c. Sản phẩm: Học sinh trưng bày sản phẩm và nêu cảm nhận, phân tích trang phục về hình dáng, màu sắc, cách thiết kế và trang trí trang phục 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
 Giáo viên yêu cầu học sinh sắp xếp, trưng bày các nhân vật theo nhóm , theo một hoạt động của lễ hội định thể hiện.
- Học sinh trưng bày sản phẩm.
- GV mời HS tự trình bày về ý tưởng thiết kế của bản thân về trang phục của c...i hoà, hợp lí? 
- GV Khuyến khích HS nhắc lại và ghi nhớ các bước tạo hoạt cảnh.
2. Cách tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D. 
- Kết hợp mô hình dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được nét văn hóa trong các hoạt động của con người.
- Các bước tạo mô hình hoạt cảnh với nhân vật 3D :
+ Tạo cảnh vật phù hợp với hoạt động của nhân vật.
+ Sắp xếp nhân vật và cảnh vật tạo mô hình hoạt cảnh.
+ Thêm chi tiết và hoàn thiện mô hình hoạt cảnh.
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS dựa trên kiến thức và kĩ năng đã học.
b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV Khuyến khích HS: 
- Thảo luận để tìm phân đoạn của câu chuyện trong hoạt cảnh phù hợp với các nhân vật của nhóm. 
- Chia sẻ những cảnh vật hình dung được trong phân đoạn câu chuyện đã chọn và xác định cảnh vật tiêu biểu của hoạt cảnh.
- HS lựa chọn vật liệu phù hợp để thể hiện hoạt cảnh theo ý tưởng của nhóm.
- Hướng dẫn HS phân chia công việc làm hoạt cảnh cho các thành viên trong nhóm.
HS thực hành.
GV bao quát lớp hướng dẫn hs gặp khó khăn.
HDVN: GV yêu cầu hs hoàn thiện bài ở nhà, chuẩn bị phàn trưng bày và chia sẻ ở tiết học sau.
3.Tạo hoạt cảnh ngày hội từ các nhân vật có sẵn.
HS tạo hoạt cảnh ngày hội từ các nhân vật có sẵn trên cơ sở: 
· Xác định cảnh vật cần có trong mô hình hoạt cảnh 
· Lựa chọn vật liệu, xác định kích thước và hình thức tạo hình 
· Thực hiện theo ý tưởng của nhóm 
Lưu ý: có thể kết hợp dáng người và cảnh vật có thể diễn tả được nét văn hóa trong các hoạt động của con người.
Tiết 20 : Ngày dạy :
HOẠT ĐỘNG 4 : PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ 
a. Mục tiêu: HS trưng bày sản phẩm và chia sẻ sản phẩm của mình.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Phân tích – đánh giá trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV Yêu cầu HS trưng bày các hoạt cảnh thuận tiện cho việc phân tích và thảo luận. 
- GV Khuyến khích HS thay đổi vị trí của các nhân vật, cảnh vật trong hoạt cảnh để có thêm trải nghiệm về không gian, nhịp điệu, sự phong phú, đa dạng trong biểu cảm của hình khối và không gian. 
- Học sinh trưng bày hoạt cảnh.
- GV Gợi ý để HS thảo luận về nhịp điệu, tlệ và không gian giữa các nhân vật, cảnh vật trong hoạt cảnh, từ đó nhận biết ngôn ngữ của khối, hình và không gian trong nghệ thuật tạo hình 3D. 
• Em ấn tượng với hoạt cảnh nào? 
• Hoạt cảnh để diễn tả nội dung gì? 
• Các nhân vật có tỉ lệ như thế nào so với cảnh vật trong hoạt cảnh? 
• Không gian, nhịp điệu trong hoạt cảnh gợi cảm giác gì? 
• Khi thay đổi vị trí của các nhân vật thì nội dung của hoạt cảnh sẽ như thế nào?
• Cần thay đổi hình khối, vị trí nhân vật nào để nội dung hoạt cảnh hấp dẫn hơn?
- Học sinh giới thiệu hoạt cảnh của mình với các bạn
 – Học sinh nêu cảm nhận về hoạt cảnh của bạn 
GV nhận xét. 
4.Trưng bày sản phẩm và chia sẻ 
Học sinh thực hiện và trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích dựa trên các yếu tố sau 
· Hoạt cảnh em ấn tượng 
· Hình khối tỉ lệ của nhân vật với cảnh vật 
· Không gian, nhịp điệu của hình khối, màu sắc trong hoạt cảnh 
· Cách điều chỉnh để mô hình hoạt cảnh hoàn thiện hơn
HOẠT ĐỘNG 5 : VẬN DỤNG – PHÁT TRIỂN
a. Mục tiêu: Tạo cơ hội cho HS sử dụng các nhân vật 3D để khám phá nghệ thuật sân khấu kịch rối. 
b. Nội dung: HS xem một số tác phẩm khắc gỗ có hình ảnh về trang phục trong lễ hội truyền thống của Việt Nam
c. Sản phẩm: Ý tưởng Kể chuyện với hoạt cảnh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
 Giáo viên giới thiệu với học sinh một số nhóm lên giới thiệu 1 số hoạt cảnh nhóm mình
Câu chuyện em sẽ kể là gì? 
• Hoạt cảnh sẽ bắt đầu với nhân vật nào?
• Nhân vật nào là nhân vật chính trong hoạt cảnh? 
• Ai sẽ là người di chuyện?
- Học sinh trưng bày hoạt cảnh và kể chuyện về sản phẩm của mình
HDVN: GV nhắc nhở học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau: Bài 4: hội xuân quê hương.
5. KỂ CHUYỆN VỚI HOẠT CẢNH
 - Kể chuyện với hoạt cảnh Sau khi có sản phẩm với nhân vật và hoạt cảnh, học sinh có thể tưởng tượng ra câu chuyện và bối cảnh của sân khấu kịch như sau
· Nhân vật: nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật làm người xem kịch 
· Sân khấu: trang trí một số đạo cụ dùng cho sân khấu (rèm, hoa,...) 
· Tóm tắt câu chuyện trong hoàn cảnh: nhân vật (học sinh) biểu diễn (hát) trên sân khấu nhân dịp chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, khán giả xem và cổ vũ.

TIẾT 21, 22: BÀI 4: HỘI XUÂN QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Chỉ ra được cách bố cục hình, màu tạo không gian, nhịp điệu trong tranh.
- Vẽ được bức tranh theo để tài lễ hội quê hương.
- Phân tích được nhịp điệu của nét, hình, màu và không gian trong sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
- Nhận biế...ý để HS suy nghĩ, thảo luận.
+ Bức tranh thể hiện hoạt động gì của lễ hội?
+ Cách vẽ nét, hình, màu trong tranh dân gian Đông Hồ có điểm gì đặc biệt?
+ Người và cảnh vật trong tranh được sắp xếp như thế nào?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
+ Các hoạt động trong tranh:
Múa rồng
Múa lân
Rước trống
+ Cách thể hiện nét, hình, màu: tranh sử dụng ít màu, hình được viền bằng nét đen, chắc khỏe
+ Cách sắp xếp người, cảnh vật: các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

5. TÌM HIỂU ĐỀ TÀI LỄ HỘI TRONG TRANH DÂN GIAN ĐÔNG HỒ.
- Tranh dân gian Đông Hồ thường diễn tả các nhân vật có tỉ lệ tương đương với nhau, nhân vật xa ở phía trên, nhân vật gần ở phía dưới. Tranh sử dụng ít màu, hình được viền bằng nét đen chắc khỏe.
HDVN: Gv nhắc học sinh chuẩn bị dồ dùng học tập cho tiết học sau: Bài 1: Ai Cập cổ đại trong mắt em.
CHỦ ĐỀ 4: NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
A.NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
Bài
Tên bài
Nội dung
Số tiết
1
Ai cập cổ đại trong mắt em. 
- Vẽ tranh về Ai Cập cổ đại.
- Sản phẩm của HS.
- Thể loại: Hội họa
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
2
Họa tiết trống đồng 
- Tạo họa tiết trống đồng bằng hình thức in.
- Sản phẩm của HS.
- Thể loại: Đồ họa.
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
3
Thảm trang trí với họa tiết trống đồng. 

- Trang trí thảm với họa tiết trống đồng.
- Sản phẩm của HS
- Thể loại: Hội họa
- Chủ đề: Văn hóa – xã hội
2
MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA CHỦ ĐỀ:
1-Kiến thức: Học sinh chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật cổ đại, biết thêm một số kiến thức cơ bản của nền mĩ thuật cổ đại thế giới và Việt Nam. 
2-Năng lực: Năng lực mỹ thuật, năng lực thuyết trình, năng lực hợp tác nhóm.
- Năng lực chung: 
-Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
-Năng lực riêng: 
+ Biết cách cách sắp đặt nhân vật, hình khối tạo nhịp điệu, không gian trong sản phẩm mĩ thuật. 
 +Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm. 
3. Phẩm chất: 
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- Học sinh biết yêu quý, trân trọng cái đẹp. 
- Nhận ra sự đa dạng, phong phú của nền mĩ thuật 
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam và thế giới.
C. THIẾT BỊ DẠY HỌC 
1. GV chuẩn bị:
- Máy tính
- Hình ảnh phù hợp với chủ đề:
+ Tranh, ảnh minh họa các bước mô phỏng, trang phục có họa tiết trang trí hình ảnh họa tiết trống đồng
- Sách học mĩ thuật 6.
2. HS chuẩn bị:
- Sách học mĩ thuật 6.
- Giấy vẽ, bút chì, màu vẽ, khuôn in... 
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 23, 24: BÀI 1: AI CẬP CỔ ĐẠI TRONG MẮT EM ( 2 tiết )
I-MỤC TIÊU:
1. Mức độ, yêu cầu cần đạt 
- Học sinh chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật Cổ đại và cách vẽ tranh qua ảnh.
- Học sinh nhận biết được hình, màu, tỉ lệ, không gian và cách vẽ tranh, sử dụng các hình ảnh nghệ thuật Ai Cập cổ đại vào tranh vẽ.
2. Năng lực:
- Năng lực chung.
+ Năng lực hoạt động hợp tác nhóm.
+ Năng lực tự học và sáng tạo.
+ Năng lực thuyết trình.
- Năng lực Mỹ thuật. 
+ Học sinh vẽ được bức tranh có hình ảnh nghệ thuật Ai Cập Cổ đại.
+ Biết phân tích được nét độc đáo, giá trị của nghệ thuật Cổ Đại thế giới và nhận biết được một số công trình, tác phẩm tiêu biểu của thời kỳ này.
3. Phẩm chất: 
 - Học sinh biết yêu quý, trân trọng cái đẹp.
 - Biết yêu quý, trân trọng những giá trị nghệ thuật Ai Cập Cổ đại.
II. THIẾT BỊ
1. Giáo viên: 
- Sưu tầm: tranh ảnh, video về thời kỳ Ai Cập cổ đại
- Thiết kế bài dạy, máy tính, máy chiếu.
2. Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về thời Ai Cập cổ đại
- ĐDHT: Màu vẽ, xốp, giấy, bút
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Tiết 23: Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG 1: Khám phá
a. Mục tiêu: Học sinh quan sát, nhận xét tranh vẽ nhận ra hình ảnh, bố cục, màu sắc, không gian, chất liệu tạo hình và công trình kiến trúc, điêu khắc của Ai Cập Cổ đại được thể hiện trong tranh. 
b. Nội dung: Nhận xét, phân tích , tìm hiểu về các công trình kiến trúc, nội dung, bố cục, màu sắc, đường nét và chất liệu tạo hình.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày phần tìm hiểu: chỉ ra được nét đặc trưng của nghệ thuật Ai Cập Cổ đại.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
- Giáo viên chiếu tranh một số công trình kiến trúc điêu khắc của Ai Cập Cổ đại trong tranh vẽ , yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi
-Em hãy kể tên các công trình kiến trúc và điêu khắc em vừa quan sát?
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
- Bên cạnh các công trình điêu khắc và kiến trúc em còn quan sát thấy những hình ảnh nào khác?
- Các bức tranh tranh trên được thể hiện bằng chất liệu gì?
- Em thích bức tranh nào nhất? Điều gì làm em thích thú nhất ở bức tranh đó?
- Trong các bức tranh trên con thấy có những đặc điểm gì chung?( gợi ý: Hình ảnh kim tự tháp, sa mạc....)
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ và hỏi đáp nếu còn thắc mắc
-Giáo viên lắng nghe và chuẩn lại kiến thức cho học sinh .
1. KHÁM PHÁ NGHỆ THUẬT CỔ ĐẠI TRONG TRANH VẼ 
-Các công trình: Kim tự tháp, Tượng nhân sư.....
- Màu sáp..., phân tích , tìm hiểu về hình , cách sắp xếp họa tiết trên trống đồng.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày phần tìm hiểu về họa tiết trên trống đồng.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
- Học sinh trưng bày giới thiệu chia sẻ về các tư liệu, hình ảnh trống đồng mình đã sưu tầm 
- Giáo viên giới thiệu hình ảnh trên máy chiếu, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi:
-Em hãy cho cô biết mặt trống đồng có những họa tiết gì?
- Đường nét của các họa tiết có đặc điểm như thế nào?
- Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
-Giáo viên lắng nghe và chốt lại kiến thức cho học sinh. 
GV tích hợp di sản văn hóa: Trống đồng không chỉ là di sản văn hóa quý giá của dân tộc Việt Nam, mà còn là di sản văn hóa quý giá của nhân loại. Những hình vẽ trên mặt và thân trống là những căn cứ khoa học xác đáng, giúp người xem hiểu rõ trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn coi trống đồng là vật báu, vật thiêng. Vì vậy, trống đồng rất được ông cha chúng ta trân trọng, giữ gìn và tôn thờ.
1.KHÁM PHÁ HÌNH HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG 
- Trên mặt trống có họa tiết là hình người giã gạo, trèo thuyền, con chim hạc, hươu, con cóc, ngôi sao...
- Đường nét uyển chuyển , có nét thẳng kết hợp nét cong...
- Họa tiết được sắp xếp cân đối, tỉ lệ hài hòa, hợp lí.

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Học sinh trình bày được các bước tạo hình bằng kĩ thuật in.
b. Nội dung: HS quan sát cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày cách tạo hình bằng kĩ thuật in.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
Học sinh quan sát SGK trang 52 thảo luận ( 2 HS cùng bàn) để trả lời câu hỏi.
Theo em có thể tạo khuôn in trên bề mặt của vật liệu nào?
Có thể sử dụng loại màu gì để in?
Cách mô phỏng họa tiết bằng kĩ thuật in được thực hiện như thế nào?
-GV nghe và chốt kiến thức cho học sinh:
+ Mô phỏng hình họa tiết trống đồng lên mặt xốp. Ấn nhẹ đầu bút chì theo nét đã vẽ để tạo khuôn in.
+ Bôi màu lên khuôn in.
+ Đặt giấy lên khuôn, dùng tay hoặc giấy mềm xoa đều lên mặt giấy tạo hình in.
+ Nhấc giấy ra khỏi khuôn in.
2.CÁCH MÔ PHỎNG HỌA TIẾT BẰNG KĨ THUẬT IN
- Học sinh trình bày cách tạo hình bằng kĩ thuật in:
+ Mô phỏng hình họa tiết trống đồng lên mặt xốp. Ấn nhẹ đầu bút chì theo nét đã vẽ để tạo khuôn in.
+ Bôi màu lên khuôn in.
+ Đặt giấy lên khuôn, dùng tay hoặc giấy mềm xoa đều lên mặt giấy tạo hình in.
+ Nhấc giấy ra khỏi khuôn in.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu mô phỏng được họa tiết trên trống đồng lên khuôn in.
b. Nội dung: Học sinh thực hành cá nhân lựa chọn được họa tiết mình thích để mô phỏng 
c. Sản phẩm: Thực hiện mô phỏng được 1 hay một nhóm họa tiết trên trống đồng theo ý thích.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
GV đặt câu hỏi gợi ý:
Em sẽ chọn họa tiết nào trên trống đồng để mô phỏng?
Em chọn một hay nhiều họa tiết để tạo khuôn in?
Em sẽ sử dụng chất liệu nào để in?
Em sẽ vẽ thêm hay lược bớt chi tiết nào của họa tiết? Vì sao?
GV thực hiện mẫu.
* Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành : Lựa chọn họa tiết trên trống đồng để mô phỏng.
-Hs thực hiện mô phỏng họa tiết trên tống đồng lên khuôn in.
HDVN: HS hoàn thiện bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
3. MÔ PHỎNG HỌA TIẾT TRÊN TRỐNG ĐỒNG BẰNG KĨ THUẬT IN.
HS thực hành vẽ hình nên khuôn in.
Tiết 26: Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH- ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích được ý nghĩa của các họa tiết trên trống đồng.
b. Nội dung: Học sinh trưng bày sản phẩm, giới thiệu, phân tích và chia sẻ cảm nhận về đường nét, nhịp điệu, điểm đặc trưng vai trò và ý nghĩa của các họa tiết trên trống đồng.
c. Sản phẩm: Học sinh trưng bày giới thiệu và phân tích và chia sẻ cảm nhận về đường nét, nhịp điệu, điểm đặc trưng, kỹ thuật in 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 Giáo viên cho học sinh trưng bày sản phẩm đặt câu hỏi để HS thảo luận và chia sẻ về:
- Hình in em yêu thích nhất?
- Các nét có trong hình in ? 
- GV mời các bạn học sinh khác trình bày cảm nhận của mình về tranh của bạn 
-Em thích bức tranh nào nhất? Tại sao?
– Học sinh nêu cảm nhận về tranh của bạn 
-GV động viên khen ngợi học sinh.
4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- Học sinh trưng bày sản phẩm và phân tích chia sẻ cảm nhận về đường nét , nhịp điệu và ý nghĩa của các họa tiết trên trống đồng.
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG-PHÁT TRIỂN
a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu mở rộng về nghệ thuật tạo hình trên trống đồng.
b. Nội dung: Gv giới thiệu và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm
c. Sản phẩm: Học sinh phát biểu được về một số ứng dụng của tranh in 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 Giáo viên giới thiệu thêm: Trống đồng được coi là đỉnh cao của kĩ thuật chế tác kim loại thời kì Đồ đồng, cách đây 3000- 4000 năm và là hiện vật tiêu biểu của thời kì này.
- Họa tiết trang trí trên trống đồng rất phong phú và tinh tế, được thể hiện theo các nguyên ...
-Em hãy cho cô biết cách sắp xếp các họa tiết trên mối sản phẩm thảm dựa theo nguyên ý tạo hình nào?
-Em thấy hình, màu, đậm nhạt của họa tiết trên sản phẩm có điểm gì giống và khác nhau?
-Sắc độ màu của hoạ tiết và màu nền như thế nào?
- Học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi
-Giáo viên lắng nghe và chuẩn lại kiến thức cho học sinh 

1. KHÁM PHÁ CÁCH TRANG TRÍ THẢM
-Nguyên lý sắp xếp họa tiết trong trang trí thảm là lặp lại, xen kẽ, đối xứng hoặc không đối xứng.
-Các họa tiết giống nhau thường được vẽ cùng màu, cùng đậm nhạt.
- có thể dùng gam màu nóng hoặc lạnh
- Có sự tương quan về đậm nhạt, hài hòa.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Học sinh nhận biết được cách trang trí thảm hình vuông.
b. Nội dung: Nhận xét, phân tích , tìm hiêủ cách trang trí thảm.
c. Sản phẩm: Học sinh trình bày được cách trang trí thảm hình vuông.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
Giáo viên yêu cầu HS quan sát hình ở trang 56 SGK Mĩ thuật 6 để nhận biết cách trang trí thảm hình vuông 
-Trang trí thảm hình vuông thường vận dụng theo nguyên lý gì? - Nguyên lý lặp lại, xen kẽ, đối xứng
-Các họa tiết trang trí trên thảm hình vuông thường đối xứng qua các trục nào?Trục ngang,dọc,chéo
-Trong trang trí thảm hình vuông, màu sắc thường được sử dụng như thế nào để tạo sự hài hòa, cân đối và có điểm nhấn? 
HS quan sát trả lời.
GV vẽ minh họạ một số cách bố cục, hình mảng để học sinh nắm rõ nguyên lý.
(GV tóm tắt để HS ghi nhớ)
2. CÁCH TRANG TRÍ THẢM HÌNH VUÔNG
-B1: Xác định kích thước hình vuông và kẻ đường trục.
-B2: Xác định các mảng và vị trí đặt họa tiết.
-B3: Vẽ họa tiết vào các mảng.
-B4:Vẽ thêm chi tiết phụ để tạo nhịp điệu trong bố cục.
-B5: Vẽ màu.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
a. Mục tiêu: Học sinh trang trí được thảm hình vuông với họa tiết trống đồng theo nguyên lý lặp lại ,cân bằng.
b. Nội dung: Học sinh thực hành trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng.
c. Sản phẩm: Tranh trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng hoàn thiện phần hình.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng.
Vẽ trên giấy A3.
HS thực hành.
GV bao quát lớp hướng dẫn học sinh gặp khó khăn.
HDVN: HS hoàn thiện bài ở nhà, chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
3. TRANG TRÍ THẢM VỚI HỌA TIẾT TRỐNG ĐỒNG
HS thực hành trang trí thảm hình vuông với họa tiết trống đồng. 
Tiết 28: Ngày dạy:
HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH- ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích các bài trang trí của mình và của bạn.
b. Nội dung: Học sinh treo trưng bày sản phẩm, giới thiệu bài trang trí của mình với các bạn và nêu cảm nhận về bài trang trí 
c. Sản phẩm: Học sinh trưng bày bài trang trí và nêu cảm nhận, phân tích bài trang trí về họa tiết, màu sắc, đường nét bố cục. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày bài trang trí và học sinh giới thiệu bài trang trí của mình với các bạn 
- Học sinh trưng bày bài trang trí.
- GV mời các bạn học sinh khác trình bày cảm nhận của mình về bài trang trí của bạn 
-Em thích bài trang trí nhất? Tại sao?
Bố cục, màu sắc, đậm nhạt
– Học sinh nêu cảm nhận về bài trang trí của bạn ( cá nhân/ nhóm)
-GV động viên khen ngợi học sinh.
4. TRƯNG BÀY SẢN PHẨM VÀ CHIA SẺ.
- Học sinh trưng bày bài trang trí thảm với họa tiết trống đồng và nhận xét bài trang trí về họa tiết, màu sắc, bố cục, đường nét. 
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG- SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu mở rộng về trang trí thảm với họa tiết trống đồng trong đời sống. 
b. Nội dung: Gv giới thiệu và yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm.
c. Sản phẩm: Học sinh phát biểu được về một số ứng dụng của thảm trang trí với hoạ tiết trống đồng trong đời sống. 
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY, TRÒ
NỘI DUNG
 Giáo viên giới thiệu với học sinh một số ứng dụng của trang trí thảm với hoạ tiết trống đồng trong đời sống. 
-Túi xách, khăn tay, thảm
- Học sinh nghe, quan sát, tìm hiểu thêm về trang trí thảm với họa tiết trống đồng trong đời sống.
GV tổng kết kiến thức bài, nhắc nhở khen ngợi ý thức học tập của cả lớp.

5. TÌM HIỂU CÁC DẠNG THỨC TRANG TRÍ CÂN BẰNG VÀ ĐỐI XỨNG TRONG CUỘC SỐNG.
- Học sinh tìm hiểu thêm về trang trí thảm với hoạ tiết trống đồng ứng dụng trong đời sống. 
HDVN: Học sinh luyện tập thêm ở nhà, chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
CHỦ ĐỀ 5: VẬT LIỆU HỮU ÍCH
A, NỘI DUNG: Chủ đề gồm 3 bài (6 tiết):
Bài 1: Sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng 
Bài 2: Mô hình ngôi nhà 3d 
Bài 3: Khu nhà tương lai 
B. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức
- Nhận biết được khối hình, chấm, nét, màu, tỉ lệ, hài hòa trong sản phẩm mĩ thuật.
- Nhận biết được các khối hình cơ bản và giá trị của vật liệu đã qua sử dụng
- Biết được hình, khối, nhịp điệu, cân bằng, đối lập, không gian trong sản phẩm mĩ thuật.
3. Năng lực:
- Năng lực chung: - Năng lực tìm kiếm và sưu tầm: tranh ảnh, vật mẫu, vật liệu, liên quan đến chủ đề bài học.
- Năng lực hợp ...Cắt, ghép hình khối của vật liệu đã qua sử dụng cho phù hợp với mục đích của sản phẩm mới.
+ B3. Trang trí cho sản phẩm thêm tính thẩm mĩ và hấp dẫn.
HOẠT ĐỘNG 3 : LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Học sinh bước đầu biết lựa chọn 1 số vật liệu phù hợp với ý tưởng cá nhân, nhóm.
b. Nội dung: - GV yêu cầu HS làm bài tập phần Luyện tập – sáng tạo trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
- GV hướng dẫn HS :
+ Tập hợp các vật liệu đã qua sử dụng mà từng cá nhân sưu tẩm được để tạo kho vật liệu chung của nhóm hoặc lớp.
+ Quan sát các vật liệu tìm được để tìm ý tưởng và phác thảo hình đáng sản phẩm mới.
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho HS tạo hình sản phẩm :
+ Những vật liệu nào có thể đem lại hiệu quả thẩm mĩ và giá trị sử dụng cho sản phẩm mới?
+ Em sẽ tạo dáng sản phẩm như thế nào để phù hợp với giá trị sử dụng của nó?
+ Dụng cụ nào phù hợp để thực hiện tạo sản phẩm mới?
 GV Hỗ trợ và hướng dẫn HS luyện tập: Yêu cầu học sinh thảo luận tìm ý tưởng và chọn vật liệu phù hợp.
- GV hướng dẫn HS : Sử dụng nguyên liệu đã chọn để hoàn thiện sản phảm của cá nhân, nhóm.
- GV đưa ra một số câu hỏi gợi ý cho HS tạo hình sản phẩm :
+ Những vật liệu nào có thể đem lại hiệu quả thẩm mĩ và giá trị sử dụng cho sản phẩm mới?
+ Em sẽ tạo dáng sản phẩm như thế nào để phù hợp với giá trị sử dụng của nó?
+ Dụng cụ nào phù hợp để thực hiện tạo sản phẩm mới?
+ Em sẽ trang trí như thế nào để sản phẩm tới có tính thẩm mĩ hơn?
 GV Hỗ trợ và hướng dẫn HS luyện tập:
+ Thực hiện tạo dáng, trang trí sản phẩm theo ý thích.
+ Kĩ thuật tạo hình và cách xử lí, điểu chỉnh hình khối vật liệu đã qua sử dụng trong quá trình sáng tạo và trang trí sản phẩm mới.
- GV nhận xét, bổ sung.
HDVN : GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bài ở nhà, chuẩn bị để tiết sau trưng bày giới thiệu sp.

3. Tạo sản phẩm từ vật liệu đã qua sử dụng.
- Học sinh bước đầu biết lựa chọn 1 số vật liệu phù hợp với ý tưởng cá nhân, nhóm.
-Lên ý tưởng và thực hành.
Tiết 30: Ngày dạy :
HOẠT ĐỘNG 4:PHÂN TÍCH- ĐÁNH GIÁ
a. Mục tiêu: Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận và phân tích sản phẩm của cá nhân, nhóm.
b. Nội dung: Học sinh trưng bày sản phẩm, giới thiệu sản phẩm của mình với các bạn và nêu cảm nhận của cá nhân.
c. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
 - Hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm theo nhóm hoặc trưng bày chung cả lớp.
- Các nhóm giới thiệu, phân tích, chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn và của các nhóm, theo các gợi ý :
+ Sản phẩm em yêu thích
+ Các tạo hình sản phẩm và trang trí sản phẩm
+ Vật liệu được tái sử dụng trong sản phẩm
+ Gía trị sử dụng của sản phẩm.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án :
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học

4. Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- Học sinh trưng bày sản phẩm. 
HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG-SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm : Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV, HS
NỘI DUNG
 - GV chiếu cho HS xem hình ảnh, video clip về một số tác phẩm điêu khắc được làm từ các vật liệu đã qua sử dụng để các em biết thêm các hình thức sáng tạo sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật với nhiều chất liệu phong phú và sẵn có ở mọi nơi.
- GV đặt câu hỏi :
+ Em ấn tượng với sản phẩn của tác phẩm nào?
+ Sản phẩm/tác phẩm đó được tạo ra từ vật liệu đã qua sử dụng nào?
+ Em liên tưởng đến hình ảnh, đồ vật gì qua sản phẩm/tác phẩm đó?
+ Em có ý tưởng gì khác với những vật liệu đã qua sử dụng đó?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
5.Tìm hiểu sản phẩm điêu khắc từ vật liệu đã qua sử dụng.
+  Em ấn tượng với sản phẩm tạo hình: đồng hồ, hộp bút
+ Những vật liệu được sử dụng để tạo hình: bóng đèn và các sản phẩm khác,
+  Hình dáng, màu sắc của mỗi sản phẩm tạo hình: rất đa dạng, nhiều màu sắc, thể hiện được sự sáng tạo, ý tưởng và khả năng tái sử dụng của người làm.

HDVN: GV nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh rèn luyện thêm ở nhà, chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Tiết 31,32: BÀI 2
MÔ HÌNH NGÔI NHÀ 3D 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được cách kết hợp các hình, khối của vật liệu đã qua sử dụng để tạo mô hình ngôi nhà.
- Tạo được mô hình ngôi nhà 3D từ các vật liệu đã qua sử dụng.
- Phân tích được tỉ lệ, sự hài hoà về hình khối, màu sắc, vật liệu của mô hình ngôi nhà. 
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực Mỹ thuật: 
+ Biết cách phân tích vẻ đẹp của một bức tranh và sử dụng chất liệu thực hiện được một sản phẩm mĩ thuật.
+ Biết nhận xét, đánh giá sản phẩm mĩ thuật của cá nhân, nhóm.
3. Phẩm chất
- Có hiểu biết và yêu thích các thể loại của mĩ thuật.
- Nhận biết được giá trị của đồ vật đã qua sử dụng; ...h, quan sát nhận xét bài của cá nhân/ nhóm.
HOẠT ĐỘNG 5 : VẬN DỤNG- SÁNG TẠO
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: 
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK Mĩ thuật 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS xem hình ảnh nhà ở trong thực tế và chỉ ra sự khác nhau về kiểu dáng giữa các ngôi nhà. Từ đó, gợi mở để HS chia sẻ những hiểu biết vể nét đặc trưng về địa lí và văn hoá được thể hiện qua mỗi ngôi nhà.
- GV đặt câu hỏi gợi ý để HS suy nghĩ, thảo luận :
+ Các ngôi nhà trong thực tế thường có đặc điểm gì giống và khác nhau?
+ Vật liệu, kiểu dáng, cấu trúc của mỗi ngôi nhà thể hiện điều gì?
+ Vì sao nhà ở của cư dân các vùng miền lại có sự khác nhau?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi, đưa ra đáp án : Theo em, nhà ở của mỗi người dân các vùng miền lại có sự khác nhau về kiểu dáng vì:
Văn hóa mỗi vùng miền khác nhau
Đặc điểm khí hậu, địa hình khác nhau
Sự phát triển kinh tế khác nhau
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức bài học
HDVN :GV thu bài lấy điểm kiểm tra cuối học kì 2, nhận xét ý thức học tập cả lớp.
-Yêu cầu học sinh chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
BẢN ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II 
VÀ TIÊU CHÍ, HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI 
1. Đặc tả đơn vị kiến thức, mức độ đánh giá nội dung kiểm tra cuối kì 2, lớp 6 
ND kiểm tra
Đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Mĩ thuật tạo hình:
Mô hình ngôi nhà 3D
Yếu tố và nguyên lí tạo hình
Lựa chọn, kết hợp:
Yếu tố tạo hình
– Hình, khối, cấu trúc, đặc điểm, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian.
Nguyên lí tạo hình
– Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà.
Thể loại
Lựa chọn, kết hợp:
– Thiết kế công nghiệp
– Thiết kế đồ hoạ.
Hoạt động thực hành và thảo luận
Thực hành
– Thực hành sáng tạo sản phẩm thiết kế 3D.
Thảo luận
– Sản phẩm thực hành của học sinh
Định hướng chủ đề
Lựa chọn, kết hợp:
– Văn hoá, xã hội, nghệ thuật.

Nhận biết:
– Xác định được mục tiêu chủ đề.
– Xác định được các loại vật liệu phù hợp để tạo nên sản phẩm.
– Chỉ ra được các bước cơ bản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm.
Thông hiểu:
– Hiểu được tính ứng dụng của sản phẩm thiết kế.
– Phân biệt được giá trị thẩm mĩ và công năng sử dụng của sản phẩm thiết kế.
– Phân tích được giá trị thẩm mĩ của sản phẩm thiết kế.
Vận dụng:
– Vận dụng được nguyên lí cân bằng, tương phản của một số yếu tố tạo hình vào thiết kế sản phẩm. 
– Vận dụng được một số giá trị thẩm mĩ từ di sản văn hoá nghệ thuật vào thiết kế sản phẩm.
_ Biết cách trưng bày sản phẩm cá nhân, nhóm
– Nhận xét, đánh giá được sản phẩm cá nhân, sản phẩm nhóm học tập.
Vận dụng cao:
– Sáng tạo từ những đồ vật, vật liệu sẵn có thành sản phẩm mới.
– Biết đặt câu hỏi, trả lời, trao đổi về sản phẩm và học hỏi kinh nghiệm thực hành trong đánh giá.
2. Đề kiểm tra cuối kì 2
 ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ II
Môn: Nghệ thuật- ND Mĩ thuật lớp 6
(Thời gian 45 phút)
	a). Nội dung đề:
	Câu 1: Em hãy tạo một mô hình ngôi nhà 3D.
	Câu 2: Viết một số thông tin giới thiệu về sản phẩm (tên sản phẩm, chất liệu, cách tạo sản phẩm; yếu tố và nguyên lí tạo hình được thể hiện trên sản phẩm) 
	b). Yêu cầu:
	- Hình thức tạo hình: 3D (có thể kết hợp cắt dán, lắp ghép...)
	- Chất liệu: Tự chọn (khuyến khích học sinh lựa chọn các chất liệu, vật liệu đã qua sử dụng)
	- Kích thước: Tự chọn.
3. Hướng dẫn đánh giá nội dung nội kiểm tra và xếp loại: 
Hướng dẫn đánh giá nội dung KT theo tiêu chí mức độ đánh giá
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG
1. Thể hiện được nội dung đề tài mô hình ngôi nhà 3D
2. Lựa chọn được chất liệu/vật liệu phù hợp với hình thức thực hành thể hiện (lắp ghép, cắt dán) trên sản phẩm đề tài mô hình ngôi nhà 3D.
3. Thể hiện được việc sắp xếp một số yếu tố tạo hình; hình khối, cấu trúc, đặc điểm, màu sắc, đậm nhạt trên SP mô hình ngôi nhà 3D.
4.Biết vận dụng giá trị thẩm mỹ của di sản văn hóa nghệ thuật vào thực hành sáng tạo
5. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm đề tài mô hình ngôi nhà 3D (của cá nhân/ nhóm).
6. Liên hệ ứng dụng sản phẩm đề tài mô hình ngôi nhà 3D vào đời sống thực tiễn và chia sẻ trách nhiệm của HS trong việc góp phần giữ gìn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống quê hương, đất nước.
Xếp loại: 
- Chưa đạt: HS chỉ đạt được 1 tiêu chí 1 hoặc tiêu chí 2 hoặc tiêu chí 1, 2 trong 6 tiêu chí.
- Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3), hoặc 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5, 6 tiêu chí.

Tiết 33, 34: BÀI 3: KHU NHÀ TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Chỉ ra được sự kết hợp hài hoà của các hình khối, đường nét, màu sắc của các mô hình nhà để tạo mô hình khu nhà.
- Tạo được mô hình khu nhà và cảnh vật mong muốn trong tương lai.
- Phân tích được nhịp điệu, sự hài hoà của hình khối, đường nét, màu sắc, không gian trong mô hình khu nhà. 
2. Năng lực
- Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, trao đổi nhóm.
- Năng lực riêng: 
+ Biết cách ...khu nhà tương lai dựa trên những tài liệu, hình ảnh tham khảo sưu tầm được hoặc từ những trải nghiệm thực tế của chính các em.
Giáo viên HS giới thiệu về sản phẩm của nhóm mình.
-Học sinh trình bày ý tưởng thiết kế của nhóm mình với các bạn.
- GV mời các HS nhận xét chéo
-Em ấn tượng ý tưởng của nhóm nào?
- Kỹ thuật thiết kế khu nhà nào ấn tượng? vì sao?
Học sinh nêu cảm nhận về ý tưởng thiết kế, kỹ thuật, hình dáng màu sắc của các nhóm.
-GV động viên khen ngợi học sinh. Nhắc nhở các nhóm bảo quản sản phẩm để tiết sau tiếp tục hoàn thiện.
4.Trưng bày sản phẩm và chia sẻ.
- Học sinh trưng bày sản phẩm, nêu cảm nhận về ý tưởng thiết kế, kỹ thuật, hình dáng của mô hình khu nhà tương lai. 
HOẠT ĐỘNG 5 : VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
b. Nội dung: - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi ở hoạt động Vận dụng – phát triển trong SGK MT 6
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi trong SGK Mĩ thuật 6
c. Sản phẩm học tập: sản phẩm mĩ thuật của HS
d. Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV , HS
 NỘI DUNG
- Đại diện các nhóm chia sẻ về sản phẩm khu nhà tương lai, đặc biệt là về cuộc sống và nét văn hoá của cư dân khu nhà và yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, quan sát và phản hồi.
- Nêu câu hỏi gợi ý để HS liên hệ với các kiến thức và trải nghiệm của bản thân để trả lời câu hỏi :
+ Em hãy chia sẻ ý tưởng về cuộc sống trong khu nhà tương lai của nhóm em.
+ Các yếu tố kĩ thuật và các yếu tố khác (yếu tố cộng đồng, các tiện ích chung, môi
trường sống, nét văn hoá địa phương,... ) được thể hiện trong mô hình khu nhà như thế nào?
+ Thông qua sản phẩm khu nhà tương lai, nhóm em muốn nhắn gửi thông điệp gì?
+ Nêu 3 điểm tốt và 1 điểm em muốn góp ý cho sản phẩm khu nhà của nhóm bạn.
+ Em thích điều gì nhất ở mô hình khu nhà? Tại sao?
- Các nhóm khác đặt câu hỏi và tích cực phản hồi về các mô hình khu nhà tương lai của mỗi nhóm,
GV nhận xét :Mô hình khu nhà tương lai nên có sự sắp xếp hài hòa giữa hình khối, màu sắc các ngôi nhà với không gian sống tiện ích, gần gũi với môi trường sạch đẹp.
5. Giới thiệu về khu nhà tương lai của em.
- Kết hợp hài hòa hình khối, đường nét, màu sắc của các mô hình ngôi nhà và cảnh vật có thể tạo được mô hình ngôi nhà.
- Các bước tạo mô hình khu nhà:
+ Sắp xếp vị trí các ngôi nhà và không gian sinh hoạt chung
+ Tạo quang cảnh phù hợp với ngôi nhà
+ Trang trí và thêm nhân vật cho khu nhà sinh động hơn.

HDVN : GV yêu cầu học sinh hoàn thiện sản phẩm, chuẩn bị nội dung tiết học sau :Bài tổng kết các hình thức mĩ thuật.
Ngày dạy:
Tiết 35: BÀI TỔNG KẾT - CÁC HÌNH THỨC MĨ THUẬT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được các hình thức mĩ thuật của mỗi bài học
- Lựa chọn và trưng bài các sản phẩm mĩ thuật.
- Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lý mĩ thuật được sử dụng trong sản phẩm
- Tự đánh giá kết quả học tập môn Mĩ Thuật của bản thân và tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn
2. Năng lực
Năng lực mĩ thuật:
Năng lực quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được các hình thức mĩ thuật của mỗi bài học. Lựa chọn và trưng bài các sản phẩm mĩ thuật. Chỉ ra được các yếu tố và nguyên lý mĩ thuật được sử dụng trong sản phẩm
Năng sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ : Lựa chọn và trưng bài các sản phẩm mĩ thuật
Năng lực phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Tự đánh giá kết quả học tập môn Mĩ Thuật của bản thân và tham gia đánh giá kết quả học tập của bạn
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học : học sinh giải quyết được những nhiệm vụ học tập được phân công, chuẩn bị trước bài học ở nhà, chuẩn bị ĐD học tập đầy đủ, tự sưu tầm được các vật liệu ...
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Trao đổi thông tin giữa cá nhân, nhóm, lớp cùng hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Năng lực đặc thù khác:
Năng lực ngôn ngữ: sử dụng ngôn ngữ nói, thuyết trình để giới thiệu, trình bày, phản biện, tranh luận về nội dung học tập. NL vận động thể chất. 
Năng lực tính toán: Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo của cá nhân, nhóm.
3. Về phẩm chất
Góp phần bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, trung thực, cần cù, tiết kiệm ở học sinh.
Chia sẻ chân thực suy nghĩ của mình có tính xây dựng trong trao đổi, nhận xét sản phẩm của cá nhân, nhóm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên: Máy tính, ti vi, móc treo..
2. Học sinh: Sản phẩm trong năm học, băng dính, móc treo...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG 1 : KHÁM PHÁ
a. Mục tiêu: 
	Tạo hứng thú cho học sinh tham gia tiết học
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Giới thiệu một số hình ảnh sản phẩm, bài vẽ về các thể loại khác nhau của mĩ thuật.
- GV tổ chức trò chơi Đoán thể loại tranh : 2 đội quan sát các bức tranh GV đưa ra và đoán xem thuộc thể loại nào, đội nào trả lời đúng nhiều thì đội đó thắng cuộc.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tham gia trò chơi.
- GV đặt vấn đề: Trong đời sống hàng ngày nói chung và trong ngành mĩ thuật nói riêng, các sản phẩm mĩ thuật được thể hiện bằng các hình thức khác nhau. Để nắm bắt rõ ràng và cụ thể hơn các hình thức

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_nghe_thuat_6_mi_thuat_sach_chan_troi_sang_t.docx