Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.

- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

2. Về năng lực

a. Năng lực chung

- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.

- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm

- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.

b. Năng lực đặc thù

- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sựkiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.

- Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụthể.

3. Về phẩm chất

- Yêu nước: Tôn trọng quá khứ, có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại

- Trách nhiệm:

+ Tôn trọng các kỉ vật của gia đình; có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới.

+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú đối với bộ môn lịch sử

+ Có thái độ đúng đắn khi tham quan các di tích, bảo tàng…

- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.

- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống

- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành viên trong nhóm…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

- Phiếu học tập dành cho HS.

- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

2. Đối với học sinh

- Tranhảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụhọc tập theo yêu cầu của GV.

docx 228 trang Cô Giang 13/11/2024 350
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Tuần 1
Tiết 1
CHƯƠNG 1: VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ?
Bài 1. LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG
Ngày soạn: 3/9/2023
Ngày dạy: 5/9/2023
I. MỤC TIÊU 
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịchsử.
- Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua quan sát, sưu tầm tư liệu, bước đầu nhận diện và phân biệt được các khái niệm lịch sử và khoa học lịch sử, các loại hình và dạng thức khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sựkiện lịch sử với hoàn cảnh lịch sử, vai trò của khoa học lịch sử đối với cuộc sống.
- Vận dụng: biết vận dụng được cách học môn Lịch sử trong từng bài học cụthể.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tôn trọng quá khứ, có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ đi trước để lại
- Trách nhiệm: 
+ Tôn trọng các kỉ vật của gia đình; có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới.
+ Khơi dậy sự tò mò, hứng thú đối với bộ môn lịch sử 
+ Có thái độ đúng đắn khi tham quan các di tích, bảo tàng
- Chăm chỉ: cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành viên trong nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Một số tranh ảnh được phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
2. Đối với học sinh
- Tranhảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụhọc tập theo yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. HOẠT ĐÔNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:  Tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. 
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đưa ra các hình ảnh liên quan đến các thế hệ máy tính điện tử từ khi xuất hiện đến nay (SGK H.1); HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi:
?:Hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử; theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3:HS trình bày và báo cáo kết quả: HS trình bày cá nhân theo quan điểm và hiểu biết của từng học sinh
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Hãy chỉ ra những điểm thay đổi theo thời gian của máy tính điện tử?
- Năm 1946 Chiếc máy tính điện tử đầu tiên trên thế giới là “ENIAC”. Ra đời trong chiến tranh thế giới thứ 2 (6/1943) nặng khoảng 30 tấn, chiếm chỗ 150m2, có thể tính 3000 phép chia -5000 phép cộng.
- Giai đoạn 1971-1980, máy tính thế hệ thứ 4: so với chiếc máy tính đầu tiên thì máy tính này có hình dáng nhỏ gọn hơn nhiều, trọng lượng nhẹ hơn và chức năng công dụng nhiều hơn
- Hiện nay: máy tính xách tay ra đời với hình dáng, kích cỡ nhỏ gọn hơn rất nhiều, mẫu mã đa dạng, màu sắc phong phú, chức năng công dụng được cải tiến và thuận tiện cho con người trong việc thực hiện các công việc của mình....
Theo em sự thay đổi theo thời gian như vậy được hiểu là gì?
Sự thay đổi của máy tính theo thời gian được hiểu là lịch sử
Bước 4:HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá và dẫn vào bài mới.
Dẫn vào bài mới: Như vậy, các em thấy rằng chiếc máy tính đầu tiên và chiếc máy tính hiện nay đã có rất nhiều sự thay đổi (như chúng ta đã phân tích), sự thay đổi của máy tính theo thời gian được gọi là lịch sử. Vậy có bao giờ các em tự đặt ra câu hỏi. Lịch sử là gì? Vì sao ta phải học lịch sử và học như thế nào? Thầy và các em sẽ tìm hiểu Bài 1..
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
2.1. Tìm hiểu lịch sử là gì?
a. Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.
b. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát tư liệu SGK (Tr9), tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 kết hợp với sự hiểu biết của bản thân để hoàn thành PHT số 1; thời gian 5 phút
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả sau khi đã trao đổi với bạn cùng bàn.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh:
+ Lịch sử là những gì có thật đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử của xã hội loài người là nhữ...sẻ với cả lớp về cách học lịch sử của bản thân mình (học qua các nguồn, hình thức nào, học như thế nào, em thấy cách học nào hiệu quả nhất)
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Câu 1: Có thể có nhiều luồng ý kiến trái chiều, có những nhóm đồng ý hoặc không đồng ý; GV chia lớp theo những nhóm có ý kiến giống nhau; GV nên khái thác lí do vì sao HS đồng ý hoặc không đồng ý, chấp nhận cả những lí do ngoài SGK hay kiến thức được kình thành của HS. GV chốt nội dung
- Đồng ý với ý kiến vì:
+ Lịch sử cho ta biết về quá khứ của một dân tộc, nền văn hóa và truyền thống của một dân tộc, chủ quyền của đất nước. Qua đó nhắc nhở ta hãy nhớ về quá khứ của dân tộc mình, phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc và hơn hết nhắc nhở ta đấu tranh bảo vệ đất nước.
+ Lịch sử còn để đúc kết những bài học kinh nghiệm về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai. Chính vì vậy lịch sử xứng đáng được coi là thầy dạy của cuộc sống.
Câu 2: Một số cách học lịch sử:
- Đọc sách giáo khoa sau đó tự tóm tắt kiến thức chính vào vở
- Đọc sách trước khi lên lớp và đọc lại vào buổi tối
- Ghi các sự kiện vào giấy nhớ và dán lên khu vực bàn học
- Vẽ sơ đồ tư duy, chỉ ghi ý chính, có thể mô tả bằng hình ảnh
- Học cùng bạn bè trong giờ ra chơi	
Bước 4: HS khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:  Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS liệt kê 3 môn học mà mình yêu thích; Sau đó, yêu cầu HS trao đổi quan điểm của bản thân về nội dung sau: Theo em, các bạn thích học những môn khác có cần phải biết lịch sử không? Vì sao?
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: HS sẽ trả lời theo quan điểm cá nhân của mỗi em. GV hãy lắng nghe và tôn trọng những suy nghĩ của các em. Tuy nhiên, cần hướng các em đến tầm quan trọng của việc lịch sử
- Ai cũng cần biết lịch sử bởi tầm quan trọng và ý nghĩa của lịch sử trong cuộc sống, đặc biệt đối với học sinh. Lịch sử giúp ta nhìn lại quá khứ, biết ơn người đi trước và phấn đấu cho tương lai. 
- Mỗi môn học, ngành học đều có lịch sử hình thành và phát triển của nó. Nếu chúng ta hiểu và biết được lịch sử của các ngành nghề thì sẽ giúp chúng ta làm tốt hơn ngành nghề mà chúng ta yêu thích. Vì vậy, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm , những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và tương lai
Bước 4:
- HS khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu HT số 1
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình ảnh sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?

Theo em, sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 có phải là lịch sử không? Vì sao?

Qua đó, Em hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?

Dự kiến sản phẩm
Yêu cầu
Sản phẩm
Theo em, những câu hỏi nào có thể được đặt ra để tìm hiểu về quá khứ khi quan sát hình ảnh sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40?
- Một số câu hỏi có thể đặt ra: 
?:Cuộc khởi nghĩa này diễn ra vào năm bao nhiêu.
?:Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa.
?:Cuộc khởi nghĩa diễn ra ở đâu, diễn biến, kết quả.
Theo em, sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 có phải là lịch sử không? Vì sao?
- Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 là lịch sử. Vì sự kiện này có thật và đã diễn ra trong quá khứ được con người ghi chép, vẽ tranh (phục dựng lại)
Qua đó, Em hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?
- Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra và lịch sử còn được hiểu là 1 môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ.
- Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người từ khi con người xuất hiện trên Trái Đất cho đến ngày nay.

Phiếu HT số 2
	Yêu cầu
Sản phẩm
Hãy giới thiệu về gia đình của em (gồm mấy thế hệ, có những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình)

Em biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình thông qua ai hoặc những phương tiện nào?

Việc em biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình sẽ có ý nghĩa như thế nào?

Qua đó, em sẽ có thái độ như thế nào đối với những người trong gia đình của mình?

Dự kiến sản phẩm
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Hãy giới thiệu về gia đình của em (gồm mấy thế hệ, có những ai, những sự kiện đáng nhớ, truyền thống gia đình)
- Gia đình gồm 3 thế hệ: Ông bà, cha me, anh, chị, em
- Ngày kết hôn của Ông bà, Cha mẹ
- Ngày sinh của các thành viên trong gia đình
- Ông bà, cha mẹ làm giáo viên, bác sĩ, công nhân.
Câu 2: Em biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình thông qua ai hoặc những phương tiện nào?
- Thông qua lời kể, những câu chuyện của ông, bà, cha, mẹ..
- Thông qua những hình ảnh, video được lưu giữ lại
Câu 3: Việc em biết được...óm mình làm).
GV hướng dẫn HS thảo luận (nếu cần).
* Vòng mảnh ghép (7 phút)
HS: 
- 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
- 5 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
GV theo dõi, hỗ trợ cho HS (nếu HS gặp khó khăn).
B3: Báo cáo, thảo luận
GV:Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần).
- Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần) cho nhóm bạn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét thái độ và kết quả làm việc của từng nhóm, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong HĐ nhóm của HS.
- Chốt kiến thức và chuyển dẫn sang phần Luyện tập.
1. Tư liệu hiện vật
- Là những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ lại.
VD:
Ngói úp ở Hoàng Thành
Trống đồng
2. Tư liệu chữ viết
- Là những bản ghi, tài liệu chép tay hay sách được in, chữ được khắc trên bia đá
VD: 
- Các cuốn sách viết về lịch sử.
- Bia khắc chữ:
3. Tư liệu truyền miệng
- Là những câu chuyện dân gian: truyền thuyết, thần thoại, cổ tích được kể từ đời này sang đời khác.
VD: Truyền thuyết Hồ gươm
- Truyền thuyết Thánh Gióng
4. Tư liệu gốc
- Là những tư liệu cung cấp thông tin đầu tiên và trực tiếp về sự kiện hoặc thời kì lịch sử đó. Đây là nguồn tư liệu đáng tin cậy nhất khi tìm hiểu lịch sử.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
c) Sản phẩm: Đáp án đúng của bài tập.
d) Tổ chức thực hiện
HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS
Bài tập 1: Theo em tư liệu hiện vật, tư liệu chữ viết, tư liệu truyền miệng và tư liệu gốc có ý nghĩa và giá trị gì?
Bài tập 2: Kể tên một số truyền thuyết về một nhân vật hay sự kiện lịch sử mà em biết? 
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
- GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình.
- HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS.
 4.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS
b) Tổ chức thực hiện
B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập)
Bài tập: Ở nhà em hoặc nơi em sinh sống có những hiện vật nào có thể giúp tìm hiểu lịch sử?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
- GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề.
- HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
B3: Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành.
- HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn.
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có).
- Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau
Tuần 3
Tiết 3
 Bài 3 THỜI GIAN TRONG LỊCH SỬ
Ngày soạn: 16/9/2023
Ngày dạy : 21/9/2023
I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được)
1. Về kiến thức: Một số khái niệm về thời gian trong việc học lịch sử (thế kỉ, thập kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, sau công nguyên, công nguyên).
2. Về năng lực:
- Biết cách tính thời gian trong lịch sử.
- Hiểu được vì sao phải tính thời gian trong lịch sử.
3. Về phẩm chất:
- Trung thực trong tìm hiểu, học tập lịch sử.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
2. Đối với học sinh
- Sách giáo khoa,vở ghi
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌ
1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Tổ chức thực hiện: 
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- Chiếu hình ảnh về hình đồng hồ và hỏi HS:
? Em hãy nêu tên của vật dụng trong những bức tranh? Những vật dụng này dùng để làm gì?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích hình ảnh và trả lời câu hỏi.
HS: Quan sát hình ảnh và trả lời.
B3: Báo cáo thảo luận
GV: Yêu cầu HS lên trả lời câu hỏi.
- Các em còn lại theo dõi bạn trả lời và nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
- Trả lời câu hỏi của GV và theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
B4: Kết luận, nhận định (GV)
- Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1 Vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử
a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử?
b) Tổ chức thực hiện: GV đặt câu hỏi, HS làm việc cặp đôi
HĐ của thầy và trò
Sản phẩm dự kiến
- Bước 1: Gv giao nhiệm vụ hs đọc sgk, quan sát hình 2.a.b.c trả lời các câu hỏi
 ? Những chiếc đồng hồ hình 2 a ,2b ,con người xưa dùng để l...ng hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù:	
- Tìm hiểu lịch sử: quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử
- Nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Giới thiệu sơ lược về quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người trên trái đất.
+ Xác định được những dấu tích của Vượn người, người tối cổ ở Đông Nam Á.
+ Kể tên được những địa điểm tìm thấy dấu tích của Vượn người, người tối cổ ở Đông Nam Á.
- Vận dụng
+ Biết suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn để lịch sử, rèn luyện năng lực nhận thức và tư duy lịch sử.
+ Liên hệ với thực tế cuộc sống ngày nay, vận dụng 1 số kiến thức trong bài để giải quyết 1 số vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong các hoạt động cá nhân, nhóm; việc bảo vệ môi trường sống, tình cảm đối với tự nhiên và nhân loại
- Chăm chỉ: có cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, khoa học trong quá trình học tập và cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
- Lược đồ dấu tích của quá trình chuyền biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á (treo tường).
- Một số hình ảnh công cụ đồ đá, răng hoá thạch, các dạng người trong quá trình tiến hoá phóng to, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Trục thời gian về quá trình tiến hoá từ loài Vượn người thành Người tinh khôn trên thế giới và ở Việt Nam.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. 
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS chia sẽ suy nghĩ của bản thân: (Có thể chiếu hình ảnh)
- Người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da như thế nào? Theo em, họ có chung một nguồn gốc không? Nếu có thì loài người có nguồn gốc từ đâu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả: HS trình bày cá nhân theo quan điểm và hiểu biết của từng học sinh
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Người châu Phi, châu Á và châu Âu có màu da như thế nào?
- Người châu Phi: da đen
- Người châu Á: da vàng
- Người châu Âu: da trắng
Theo em, họ có chung một nguồn gốc không? Nếu có thì loài người có nguồn gốc từ đâu?
- HS có thể trả lời theo suy nghĩ của bản thân; GV ghi nhận các câu trả lời và ghi lên bảng.
Giáo viên dẫn vào bài mới: Như vậy, các em đã đưa ra rất nhiều suy nghĩ của bản thân đối với câu hỏi đặt ra (có thể liệt kê 1 số đáp án của HS). Việc đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này là vấn đề khoa học không bao giờ cũ. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng loài người có nguồn gốc từ loài Vượn cổ (Vượn người). Vậy quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người diễn ra như thế nào? Và những dấu tích nào của quá trình chuyển biến từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á và Việt Nam? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 4.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1: Tìm hiểu quá trình tiến hóa từ Vượn người thanh người
a. Mục tiêu:  HS biết nhận ra sự tương ứng của các dạng người trong quá trình tiến hoá với mốc thời gian trên trục thời gian
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người (Tr16), hoạt động cá nhân, thời gian 2 phút, hoàn thành PHT số 1
H1. Các dạng người trong quá trình tiến hóa
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh: với sự xuất hiện của Người tinh khôn, 
quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã hoàn thành. (không phải như các tôn giáo hay truyền thuyết của 1 số dân tộc trên thế giới cho rằng: loài người là do đấng thần linh nào đó sáng tạo ra)
Nhiệm vụ 2:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát H1. Các dạng người trong quá trình tiến hóa; HS hoạt động cặp đôi, thời gian 4 phút và trả lời câu hỏi; 
- GV có thể mở rộng giới thiệu kĩ hơn về quá trình tiến hóa, gợi ý để HS tìm và so sánh sự khác nhau giữa các dạng người. Từ đó rèn luyện kĩ năng nhận xét, phản biện cho HS (HS trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản thân 
và có thể đặt câu hỏi để trao đổi với các HS khác, GV..)
Yêu cầu
Sản phẩm
So sánh khác nhau giữa các dạng người trong quá trình tiến hóa (Vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn)

Bước 2: HS thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
So sánh điểm khác nhau giữa...ếc rìu đá đầu tiên của nhân loại , hãy phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của người tối cổ
Rìu đá A-sơ-lin (Pháp, khoảng 1,8 triệu năm trước)

Rìu đá An Khê (Việt Nam, khoảng 800.000 năm trước)

Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
- Câu 1: HS sưu tầm theo nhóm
- Câu 2: HS có thể phát biểu theo suy nghĩ và quan điểm của cá nhân 
Gợi ý: Qua hình ảnh chiếc rìu đá, em nhận thấy, Người tối cổ đã có óc sáng tạo trong việc vận dụng đá để làm công cụ sinh hoạt săn bắt, hái lượm, trồng trọt...Mặc dù, các công cụ còn nhiều thô sơ nhưng cho thấy Người tối cổ đã có những bước tiến bộ ban đầu.
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu HT số 1
Yêu cầu
Sản phẩm
Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?

Qua đó, cho biết loài người có nguồn gốc từ đâu?

Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người đã trải qua các giai đoạn nào? Cho biết niên đại tương ứng của các giai đoạn đó?
- Cách đây khoảng 6 triệu năm, đã có 1 loài Vượn người sinh sống.
- Từ loài Vượn người, một nhánh đã phát triển thành Người tối cổ xuất hiện khoảng 4 triệu năm trước
- Đến khoảng 15 vạn năm trước thì Người tối cổ biến đổi thành Người tinh khôn
Qua đó, cho biết loài người có nguồn gốc từ đâu?
- Loài người có nguồn gốc từ Vượn người

Phiếu HT số 2
Nhóm
Nhiệm vụ
1,2
Quan sát H2 lược đồ và tư liệu để tìm ra những bằng chứng chứng tỏ khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người. Qua đó, chứng tỏ điều gì?
3,4
Dựa vào thông tin H3,4,5 (Tr 19), việc phát hiện ra công cụ đá và răng hóa thạch của Người tối cổ ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Quan sát H2 lược đồ và tư liệu để tìm ra những bằng chứng chứng tỏ khu vực Đông Nam Á đã diễn ra quá trình tiến hóa từ Vượn người thành người. Qua đó, chứng tỏ điều gì?
- Ở khu vực Đông Nam Á:
+ Dấu tích Vượn người đã được tìm thấy ở Pôn-đa-ung (Mi-an-ma) và San-gi-ran (In-đô-nê-xi).
+ Dấu tích Người tối cổ được tìm thấy ở khắp Đông Nam Á, gồm di cốt hóa thạch hoặc công cụ đá, tiêu biểu là văn hóa A-ni-at (Mi-an-ma), bản Mai Tha (Thái Lan), Tam-pan (Ma-lai-xi-a), Pa-la-oan )phi-líp-pin). Người tối cổ được tìm thấy ở Gia-va (In-đô-nê-xi-a) - Điều này chứng tỏ quá trình tiến hoá từ Vượn người thành người ở Đông Nam Á là liên tục.
Dựa vào thông tin H3,4,5 (Tr 19), việc phát hiện ra công cụ đá và răng hóa thạch của Người tối cổ ở Việt Nam chứng tỏ điều gì?
Ở Việt Nam: đã tìm thấy răng của Người tối cổ ở hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), công cụ đs được ghè đẽo thô sơ ở An Khê (Gia Lai), Núi Đọ (Thanh Hóa) Việt Nam là quê hương của một dạng Người tối cổ (họ xuất hiện từ rất sớm, họ đã biết ghè đẽo công cụ bằng đá sắc bén hơn để sử dụng.)

Tuần 6,7
Tiết 6,7
Bài 5. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Ngày soạn: 7/10/2023
Ngày dạy: 12,19/10/2023
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ.
- Trình bày được những nét chính vê' đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của xã hội nguyên thuỷ.
- Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thuỷ cũng như xã hội loài người.
- Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Mô tả sơ lược các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy
+ Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
+ Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy và xã hội loài người.
- Vận dụng:
+ Sử dụng kiến thức về vai trò của lao động đối với sự tiến triển của xã hội loài người thời nguyên thủy để liên hệ với vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội.
+ Vận dụng kiến thức trong bài học để giải quyết 1 số vấn đề thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Yêu nước: Biết ơn con người thời xa xưa đã phát minh ra lửa, lương thực
- Chăm chỉ: có cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
- Trách nhiệm: Ý thức được tầm quan trọng của lao động đối với bản thân và xã hội
- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành...đề để HS suy nghĩ (HS quan sát H2 và kết hợp tư liệu Tr 21); HS thảo luận cặp đôi, thời gian 3 phút. PHT số 2
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 2
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
- GV nhấn mạnh về vai trò của lao động đối với đời sống cảu con người, từ đó giáo dục HS thêm yêu lao động và hãy làm những việc phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của bản thân cũng như biết quý trọng, biết ơn những con người làm ra của cải vật chất cho xã hội
1. Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy.
- Xã hội nguyên thủy kéo dài hàng triệu năm, trải qua hai giai đoạn: bầy người nguyên thủy và công xã thị tộc.
- Người tối cổ: sống trong hang động, thành bầy, dựa vào săn bắt và hái lượm; biết làm đồ trang sức, vẽ tranh trên vách đá
- Người tinh khôn: sống cùng 2,3 thế hệ có cùng dòng máu, làm chung và hưởng chung;biết trồng trọt, chăn nuôi, dệt vải và làm gốm; biết làm đồ tranng sức tinh tế hơn, làm tượng bằng đá hoặc đất nung; có tục chôn người chết và đời sống tâm linh.
2.2: Tìm hiểu đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
a. Mục tiêu:  HS hiểu được đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷtrên đất nước Việt Nam
b. Tổ chức hoạt động:	
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1: 
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát lược đồ H4, xác định và nhận xét các di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam, HS quan sát 1 phút, sau đó lên lược đồ xác định
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS các trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: 
- HS xác định được 1 số các di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam.
- Nhận xét: các di chỉ đá mới ở Việt Nam được phân bố rải rác khắp mọi miến đất nước. Chứng tỏ đến thời đá mới, cư dân đã định cư gần như trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ngày nay. Qua các hiện vật được tìm thấy trong các di chỉ, chúng cho chúng ta biết khá chi tiết về đời sống vật chất và tinh thần của người xưa.
Bước 4:HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát tư liệu SGK (Tr21,22,23) kết hợp H3,5,6; hoạt động nhóm, hoàn thành vào PHT 3, thời gian 5 phút
Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS các nhóm trình bày và báo cáo kết quả (Có thể trình bày kết hợp với tranh ảnh trên máy chiếu)
Bước 4:HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. 
GV có thể nhấn mạnh: làm đồ gốm là 1 phát minh quan trọng của người nguyên thủy (vì họ đã phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn thành các đồ đựng và đem đi nung cho cứng); liên hệ đến ngày nay 
GV đăt thêm câu hỏi hoặc HS có thể đặt 1 số câu hỏi (gợi ý)
Câu 1: GV chiếu H3 (Tr19) Công cụ đá Núi Độ (Thanh Hóa) và H3 (Tr21) Rìu mài lưỡi Bắc Sơn: Em nhận thấy kĩ thuật chế tác công cụ Bắc Sơn có điểm gì tiến bộ hơn so với Núi Đọ?
Câu 2: Qua những thông tin đã tìm hiểu em có nhận xét gì về đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam?
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: 
Công cụ đá Núi Đọ
Rìu mài lưỡi 
Bắc Sơn
Chiếc rìu đá có hình thù không rõ ràng, chỉ ghè đẽo thô sơ, tùy thuộc vào sự nứt tự nhiên của khối đá.
Từ chỗ chỉ biết ghè đẽo, họ đã biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau. Các công cụ này nhọn, sắc hơn, dễ cầm nắm, thuận tiện cho lao động và mang lại năng suất cao hơn. 
Câu 2: Đời sống vật chất dần dần được ổn định từ chỗ săn bắt, hái lượm họ đã biết trồng trọt, chăn nuôi, làm và cải tiến các công cụ lao động làm tăng năng suất lao động, địa bàn cư trú ổn định và mở rộng hơn; đời sống tinh thần khá phong phú, đa dạng, độc đáo (làm đàn đá, làm đổ trang sức bằng nhiếu chất liệu khác nhau - vòng đeo tay, đeo cổ,... bằng đất nung, vỏ ốc, răng thú,... có đục lỗ để xuyên dây đã được tìm thấy ở nhiều di chỉ khác ngoài văn hoá Hoà Bình).
2. Đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
- Đời sống vật chất
+ Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lớp bằng cỏ khô hay lá cây
+ Biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau (rìu, bôn, chày) và vũ khí (mũi tên, mũi lao)
+ Bước đầu biết trồng trọt và chăn nuôi
+ Biết làm đồ gốm với hoa văn trang trí phong phú.
- Đời sống tinh thần
+ Biết làm đàn đá, vòng tay bằng đá và vỏ ốc, làm chuỗi hạt bằng đất nung, biết vẽ tranh trên vách hang...
+ Đời sống tâm linh: chôn theo người chết cả công cụ và đồ trang sức...
=> Đời sống vật chất, tinh thần khá phong phú và độc đáo.

3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu:  Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụcho HS và chủyếu cho làm việccá nhân đểhoànthành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. (có thể chọn 1 trong 2 câu ... kiếm thức ăn, đôi tay của người nguyên thủy dần dần trở nên khéo léo hơn, cơ thể cũng dần biến đổi để trở thành Người hiện đại. Nhờ có lao động, con người đã từng bước tự cải biến, hoàn thiện mình, của cải vât chất làm ra càng nhiều, đời sống tinh thần phong phú hơn.
Phiếu HT số 3
Nhóm
Nhiệm vụ
1,2
Dựa vào tranh ảnh và tư liệu SGK để tìm hiểu về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
3,4
Dựa vào tranh ảnh và tư liệu SGK để tìm hiểu về đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
Dự kiến sản phẩm:
Yêu cầu
Sản phẩm
Dựa vào Lược đồ, tranh ảnh và tư liệu SGK để tìm hiểu về đời sống vật chất của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
- Đời sống vật chất:
+ Biết mài đá, tạo ra nhiều loại công cụ khác nhau (rìu, bôn, chày) và vũ khí (mũi tên, mũi lao)
+ Bước đầu biết trồng trọt và chăn nuôi
+ Biết làm đồ gốm với hoa văn trang trí phong phú.
+ Sống chủ yếu trong các hang động, mái đá hoặc các túp lều lớp bằng cỏ khô hay lá cây
Dựa vào tranh ảnh và tư liệu SGK để tìm hiểu về đời sống tinh thần của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam
- Đời sống tinh thần:
+ Biết làm đàn đá, vòng tay bằng đá và vỏ ốc, làm chuỗi hạt bằng đất nung, biết vẽ tranh trên vách hang,...
+ Đời sống tâm linh: chôn theo người chết cả công cụ và đồ trang sức,...

Tuần 8
Tiết 8
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 21/10/2023
 Ngày dạy : 26/10/2023
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức lịch sử đã học từ bài 1 đến bài 5
- Củng cố khắc sâu những sự kiện, những vấn đề lịch sử cơ bản.
2. Về năng lực
a. Năng lực chung
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm.
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
b. Năng lực đặc thù
- Tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác tranh ảnh, lược đồ để tái hiện sự kiện lịch sử.Phân biệt giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử.
+ Phân tích được tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện, nhân vật lịch sử và liên hệ.
3. Về phẩm chất
- Yêu nước: Tôn trọng quá khứ, có ý thức bảo vệ các di sản của thế hệ trước để lại
- Chăm chỉ: cố gắng trong các HĐ học tập (HĐ cá nhân, HĐ nhóm, )
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và trong cuộc sống.
- Trách nhiệm: 
+ Tôn trọng quá khứ lịch sử phát triển của loài người; có ý thức, trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của các dân tộc trên thế giới. 
- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành viên trong nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- SGK Lịch sử và địa lí 6.
- Phiếu học tập (đã chuẩn bị nội dung được giao).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, GV dẫn vào bài mới
b. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chiếu 1 đoạn video về đời sống người nguyên thủy cho HS quan sát và HĐ CN- 2p: 
Em quan sát thấy gì?
Em có suy nghĩ gì?
Em còn băn khoăn điều gì?



Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu, HS hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả. HS trình bày cá nhân theo quan điểm và hiểu biết của từng học sinh.
Dự kiến sản phẩm:
Em quan sát thấy gì?
Em có suy nghĩ gì?
Em còn băn khoăn điều gì?
- Quan sát thấy người nguyên thủy đang làm việc...
- Cuộc sống đơn giản, sơ khai, giản dị ..
- Họ làm cách nào ứng phó với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt,...
Bước 4: Các HS khác nhận xét, đánh giá kết quả.
- GV nhận xét và dẫn vào bài mới.
Hoạt động của GV và học sinh
Nội dung chính
Hoạt động 1: Ôn tập 
a.Mục tiêu: HS hệ thống và củng cố được các nội dung lịch sử đã học: Lịch sử là gì? Giải thích Vì sao phải học lịch sử. Hiểu được dựa vào các tư liệu lịch sử để phục dựng lại lịch sử; Hiểu vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử; Trình bày được nguồn gốc loài người; Các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy, đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy, sự chuyển biến và phân hóa của xã hội nguyên thủy từ sự ra đời của kim loại tác động đến sự chuyển biến của con người.
b. Tổ chức thực hiện
 Nhiệm vụ 1
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học- HĐ cặp đôi- 3p các câu hỏi sau:
Nhóm 1:
Câu 1; Em hiểu lịch sử và môn lịch sử là gì?
Câu 2: Vì sao phải học lịch sử?
Câu 3: Có những tư liệu nào để phục dựng lại lịch sử? 
Nhóm 2:
Câu 4: Tại sao phải xác định thời gian trong lịch sử? 
Câu 5: Nêu các các...HDHTÔn tập các nội dung đã học để chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì.
Tuần 9
Tiết 9
 KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
Ngày soạn: 28/10/2023
 Ngày dạy : 02/11/2023

Tuần 10
Tiết 10,11
Bài 6. SỰ CHUYỂN BIẾN VÀ PHÂN HÓA CỦA 
XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
Ngày soạn: 4/11/2023
Ngày dạy:9-10/11/2023
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của nó đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.(Chỉ yêu cầu học sinh trình bày được vai trò của phát hiện ra kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa của xã hộinguyên thuỷ.)
- Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã
- Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp
- Mô tả và giải thích được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông(GV hướng dẫn học sinh tự học:)
- Nêu được 1 số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên- Đồng Đậu – Gò Mun)
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện nhiệm vụ được giao và hỗ trợ bạn trong hoạt động nhóm.
- Giao tiếp và hợp tác: Trình bày được ý kiến, sản phẩm của nhóm, đánh giá các sản phẩm của các bạn trong nhóm hoặc của nhóm khác; có thái độ hợp tác, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm
- Giải quyết vấn đề sáng tạo: phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Nói chính xác, đúng ngữ điệu, nhịp điệu, trình bày được nội dung của sản phẩm.
b. Năng lực đặc thù:
- Tìm hiểu lịch sử: quan sát, khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử được sử dụng trong bài học.
- Nhận thức và tư duy lịch sử: 
+ Trình bày được quá trình phát hiện ra kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
+ Mô tả được sự hình thành xã hội có giai cấp.
+ Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
+ Mô tả, giải thích được được sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.
- Nêu được 1 số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam
- Vận dụng: Vận dụng kiến thức lịch sử trong bài học để mô tả 1 số hiện tượng trong cuộc sống (những đồ vật xung quanh em được phát minh ra từ thời nguyên thủy)
3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ: có cố gắng trong các hoạt động học tập, để đạt kết quả tốt.
- Trung thực: có tính chính xác, trung thực trong quá trình học tập và cuộc sống
- Trách nhiệm: Ý thức được tầm quan trọng của lao động đối với bản thân và xã hội
- Yêu nước: Biết ơn con người thời xa xưa đã phát minh ra lửa, lương thực
- Nhân ái: sẵn sàng học tập, giúp đỡ các thành viên trong nhóm
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập, bảng hoạt động nhóm, sưu tầm và chọn lọc tư liệu dạy học.
- Lược đồ treo tường Di chỉ thời đồ đá và đồ đổng ở Việt Nam (H4, tr.22).
- Một số hình ảnh công cụ bằng đồng, sắt của người nguyên thuỷ trên thế giới và ở Việt Nam, một số mẩu chuyện lịch sử tiêu biểu gắn với nội dung bài học.
- Sơ đồ quá trình xuất hiện công cụ bằng kim loại trên thế giới và Việt Nam.
2. Học sinh: 
- Sưu tầm tài liệu; tìm hiểu trước kiến thức liên quan đến bài học
- SGK, vở ghi	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động/ mở đầu: 
a. Mục tiêu:  Tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới. Từ đó, giáo viên dẫn vào bài mới.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời:
?: Em hãy kể tên một số vật dụng (đồ dùng), công cụ lao động được làm bằng đồng hoặc sắt ở gia đình em.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV.
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý)
* Một số vật dụng được làm từ đồng, sắt:
- Đồ dùng sinh hoạt trong gia đình: xoong, chảo, thìa, nĩa, dao hoặc lư đồng.
- Các công cụ sản xuất (thủ công): liềm, cuốc, xẻng, cày
- Các loại máy móc/ thiết bị được sử dụng trong sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực khác.
GV dẫn vào bài mới: Như vậy, chúng ta thấy rằng trong cuộc sống hiện nay, các đồ vật, đồ dùng, công cụ lao động được làm bằng sắt, đồng khá phổ biến. Bởi các nguyên liệu này đã trở nên rất quen thuộc và cần thiết đối với con người từ rất lâu đời. Vậy em có biết các nguyên liệu đồng và sắt đượcc phát hiện như thế nào, từ bao giờ và chúng đã làm thay đổi đời sống xã hội ra sao? Cô và các em sẽ cùng tìm hiểu Bài 6
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
2.1: Tìm hiểu sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất.
a. Mục tiêu:  HS thấy được sự phát hiện ra kim loại và những chuyển biến trong đời sống vật chất
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm
Nhiệm vụ 1:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát H1 và tư liệu SGK, hoạt động cặp đôi, thời gian 5 phút, hoàn thành PHT số 1
-
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. 
- GV yêu cầu HS t...rộng rãi ở Việt Nam từ thời văn hóa Phùng Nguyên 
Câu 2: Hiện nay, đồ đồng ít được sử dụng (chủ yếu dùng để sản xuất các dây điện, que hàn, tranh trang trí, làm đồ thờ cúng như: lư đồng, đỉnh đồng, hạc đồng..) vì giá cả đắt đỏ, nguyên liệu ít dần, dễ bị oxi hóa, khó bảo quản, khối lượng nặng, hiệu quả không cao (vũ khí).
Nhiệm vụ 2:
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS quan sát H4 (Tr26) và tư liệu SGK (Tr26,27) hoạt động nhóm, hoàn thành vào PHT số 3, thời gian 5 phút
Bước 2: HS các nhóm thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung theo yêu cầu của GV
Bước 3: HS các nhóm trình bày và báo cáo kết quả (Có thể trình bày kết hợp với tranh ảnh trên máy chiếu)
Bước 4:HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá. (Yêu cầu HS các nhóm khi nhận xét sử dụng kĩ thuật 321: 3 lời khen, 2 lời góp ý và 1 câu hỏi)
2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
a. Sự xuất hiện kim loại:
- Thời gian xuất hiện: từ khoảng 4000 năm trước (bắt đẩu với văn hoá Phùng Nguyên).
- Địa điểm: trải rộng trên địa bàn cả nước
b. Sự phân hóa và tan rã của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam.
- Nhờ có công cụ kim loại, con người đã khai hoang, mở rộng địa bàn cư trú. Kinh tế phát triển, đời sống ổn định.
- Họ định cư lâu dài ven các con sông lớn, hình thành những khu vực dân cư đông đúc, là cơ sở để xuất hiện các các quốc gia cổ trên đất nước Việt Nam.
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆ TẬP
a. Mục tiêu:  Nhằm củng cố, hệ thống hóa và hoàn thiện về nội dung kiến thức đã được tìm hiểu ở hoạt động hình thành kiến thức mới.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụcho HS và chủyếu cho làm việccá nhân để hoàn thành bài tập. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
Câu hỏi: Lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp:
Nền văn hóa
Niên đại
Công cụ tìm thấy
Phùng nguyên


Đồng Đậu


Gò Mun


Tiền Sa Huỳnh


Đồng Nai


Bước 2: HS hoạt động nhóm và hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: 
Nền văn hóa
Niên đại
Công cụ tìm thấy
Phùng nguyên
2000 TCN
Những mẩu gỉ đồng, mẩu đồng thau nhỏ, mảnh vòng hay đoạn dây chì
Đồng Đậu
1500 TCN
Hiện vật bằng đồng khá phố biến gồm: đục, dùi, cần dao, mũi tên, lưỡi câu...
Gò Mun
1000 TCN
Vũ khí (mũi lên, dao, giáo..), lưỡi câu, dùi, rìu (đặc biệt rìu lưỡi xéo), đục
Tiền Sa Huỳnh
1500 TCN
Hiện vật bằng đồng như đục, lao, mũi tên, lưỡi câu,
Đồng Nai
1000 TCN
Hiện vật bằng đồng như rìu, giáo, lao có ngạnh, mũi tên, lưỡi câu...
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu:  Nhằm giúp HS vận dụng kiến thức mới đã lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập, cuộc sống.
b. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: (GV hướng dẫn, HS về nhà hoàn thành)
Câu hỏi: Quan sát công cụ lao động và những vật dụng của người nguyên thủy giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, em hãy viết một đoạn văn ngắn mô tả cuộc sống của họ
Bước 2: HS hoàn thành nhiệm vụ
Bước 3: HS trình bày sản phẩm, kết quả 
Dự kiến sản phẩm: (Gợi ý) Trải qua quá trình không ngừng tiến hóa, cuộc sống của người nguyên thủy ngày một phát triển hơn. Tại giai đoạn Phùng Nguyên, Đồng Đậu Gò Mun, người nguyên thủy đã phát hiện ra đồng kim loại để luyện kim, chế tạo ra những công cụ bằng sắt phục vụ cho cuộc sống thay thế những loại công cụ bằng sắt đá thô sơ như trước. Cuộc sống con người ngày càng được cải thiện, họ săn bắt, chăn nuôi, cư trú tại đồng bằng ven các con sông lớn. Con người lúc này có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa...Xã hội bắt đâu có sự phân hóa giai cấp giàu nghèo từ đây. 
Bước 4: HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; bổ sung; GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi HS.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP
Phiếu HT số 1
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại

Câu 2: Nhờ công cụ bằng kim loại đã làm thay đổi đời sống vật chất của người nguyên thủy như thế nào?

Dự kiến sản phẩm: 
Yêu cầu
Sản phẩm
Câu 1: Nêu quá trình con người phát hiện ra kim loại
- Vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN, người nguyên thủy đã phát hiện ra 1 nguyên liệu mới để chế tạo công cụ và vũ khí thay thế cho đồ đá. Đó là kim loại (Khoảng 3500 năm TCN, người Lưỡng Hà và Ai Cập đã biết dùng đồng đỏ. Khoảng 2000 năm TCN, đồng thau đã phổ biến ở nhiếu nơi. Khoảng 1000 năm TCN, kĩ nghệ đúc đồng đã rất phát triển. Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đồ sắt ra đời).
Câu 2: Nhờ công cụ bằng kim loại đã làm thay đổi đời sống vật chất của người nguyên thủy như thế nào?
- Giúp con người có thể khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt, có thể xẻ gỗ, đóng thuyền, xẻ đá
- Nông nghiệp và chăn nuôi, săn thú trở nên dễ dàng hơn
- Nghề luyện kim và chế tạo đồ đồng yêu cầu kĩ thuật cao cùng với nghề dệt vải, làm đồ gốm.trở thành ngành sản xuất riêng. Quá trình chuyên môn hóa trong sản xuất có tác dụng thúc đẩy năng suất la...hưng hơn tất cả đó là những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mà con người cổ đại đã đóng góp to lớn cho nhân loại. Qua những hình ảnh trên, cô và các em đã được đến thăm nhiều vùng đất trên thế giới với những công trình kiến trúc nổi tiếng, độc đáo thời cổ đại. Ở trong chương 3, Cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu về các quốc gia cổ đại như : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp Và La Mã. Và mở đầu cho chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Bài 7- Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tìm hiểu tặng phẩm của những dòng sông
a. Mục tiêu:  HS hiểu được sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm
- GV hướng dẫn HS quan sát H3, H4 và tư liệu SGK và trả lời các câu hỏi sau: 
Câu 1: Xác định vị trí hai khu vực hình thành nên các quốc gia cổ đại đầu tiên trên thế giới trên bản đồ
Câu 2: Nêu những điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên ở Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại.
Câu 3:Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới sự hình thành nền văn minh được thể hiện như thế nào?
- GV hướng dẫn HS khai thác hai đoạn tư liệu (Tr. 30, SGK) và đặt 1 số câu hỏi, HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút, HS khác phản biện (gợi ý)
Câu 1: Tại sao sông Nin biến Ai Cập từ một “đồng cát bụi” trở thành “một vườn hoa”? hoặc Tại sao “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nin”?
Câu 2: Em có nhận xét gì về vai trò của hai dòng sông Ơ-phơ-rát và Ti-gơ-rơ đối với hình thành nền văn minh Lưỡng Hà?
GV nhấn mạnh vai trò của những dòng sông như bồi đắp phù sa (chỉ cần công cụ gỗ, đá cũng có thể trồng cấy được); cung cấp nước tưới (rất dồi dào, nhưng lại theo mùa lũ nên phải làm thuỷ lợi, kênh, mương tưới tiêu,...); đường giao thương buôn bán, vận chuyển hàng hóa (sông là đường giao thông chính giữa các vùng).GV có thể mở rộng thêm cho HS về vai trò là đường giao thông chính của các dòng sông ở Ai Cập và Lưỡng Hà bằng việc tổ chức cho HS kể một số câu chuyện mà các em đã từng đọc trong truyện cổ tích Nghìn lẻ một đêm (A-la-đanh và cây đèn thần, Thuỷ thủ Sin-ba, A-li-ba-ba và bốn mươi tên cướp,...). Nếu HS không kể được thì GV có thể kể khái lược cho HS nghe, sau đó khuyến khích HS về nhà tự tìm đọc.Từ đó, GV đi đến kết luận: Ai Cập và Lưỡng Hà là tặng phẩm của những dòng sông. 
1. Tặng phẩm của những dòng sông. (GV hướng dẫn học sinh tự học)
Hoạt động 2: Tìm hiểu hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà
a. Mục tiêu:  HS nêu được quá trình hình thành nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà. HS hiểu được vể bản chất nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
b. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV-HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nhanh nội dung chính và quan sát trục thời gian (tr.29) để lập bảng niên biểu các giai đoạn, một số vương quốc và vương triều chính ở Ai Cập và Lưỡng Hà; nêu được quá trình hình thành nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà; HS hoạt động cá nhân, thời gian 3 phút; hoàn thành PHT số 1
Bước 2:HS thực hiện nhiệm vụ, hoàn thành nội dung vào PHT số 1
Bước 3: HS trình bày và báo cáo kết quả 
Bước 4:HS các khác nhận xét, đánh giá kết quả; GV nhận xét, đánh giá.
GV đăt thêm câu hỏi hoặc HS có thể đặt 1 số câu hỏi để HS trao đổi (gợi ý)
Câu hỏi: Dựa vào tư liệu SGK và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu và nhận xét về mô hình nhà nước ở Ai Cập Và Lưỡng Hà?
Dự kiến sản phẩm:
- Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế. Ở Ai Cập gọi là pha-ra-ông (kẻ ngự trị trong cung điện); Ở Lưỡng Hà gọi là en-xi (người đứng đầu).
- Vua là con của các thần, có toàn quyền (pha-ra-ông là con của thần Ra – thần Mặt Trời, en-xi cũng do thần Ma-đắc - thần Mặt Trời trao cho sứ mệnh thống trị thiên hạ).
->Mô hình nhà nước ở Ai Cập và Lưỡng Hà có điểm giống nhau:Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế.
GV nhấn mạnh để HS hiểu được thế nào là nhà nước quân chủ chuyên chế:Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền. Hiến pháp không tồn tại hoặc không hề có tác dụng trong chế độ này. Chế độ quân chủ chuyên chế đã có mặt từ thời cổ đại và phát triển mạnh tại các quốc gia phong kiến phương Đông. Có thể cho HS liên hệ đến Việt Nam.
2. Hành trình lập quốc của người Ai Cập và Lưỡng Hà.
- Ở Ai Cập: Năm 3200 TCN, ông vua Mê-nét thống nhất Ai Cập. Từ đó, Ai Cập trải qua các giai đoạn: Tảo kì vương quốc, Cổ vương quốc, Trung vương quốc, Tân vương quốc và Hậu kì vương quốc, đến thế kỉ I TCN thì bị La Mã xâm chiếm và thống trị.
- Ở Lưỡng Hà: người Xu-me, Ác-cát, Át-xi-ri, Ba-bi-lon,... đã thành lập vương triều và thay nhau làm chủ vùng đất này đến khi bị Ba Tư xâm lược.
- Nhà nước do vua đứng đầu và có toàn quyền (pha-ra-ông - Ai Cập) và (en-xi -Lưỡng Hà) gọi là nhà nước quân chủ chuyên chế.
Hoạt động 3: Tìm hiểu những thành tựu văn hóa chủ yếu của người Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại.
a. Mục tiêu:  HS nêu được những thành tựu văn hoá chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_6_phan_lich_su_sach_kntt.docx
  • docxTiết 1.docx
  • docxTiết 2.docx
  • docxTiết 3.docx
  • docxTiết 4-5.docx
  • docxTiết 6-7.docx
  • docxTiết 8.docx
  • docxTiết 9.docx
  • docxTiết 10-11.docx
  • docxTiết 12-13.docx
  • docxTiết 14-15.docx
  • docxTiết 16-17.docx
  • docxTiết 18-19.docx
  • docxTiết 20-21.docx
  • docxTiết 22-23.docx
  • docxTiết 24-25.docx
  • docxTiết 26-27.docx
  • docxTiết 28-30.docx
  • docxTiết 31-33.docx
  • docxTiết 34-38.docx
  • docxTiết 39-40.docx
  • docxTiết 41-42.docx
  • docxTiết 43-45.docx
  • docxTiết 46-47.docx
  • docxTiết 48-49.docx
  • docxTiết 50-51.docx