Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. Mục tiêu
    1. Về kiến thức:
  • Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
  • Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
  • Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
  • Phân biệt được các nguồn tư liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn tư liệu.
    1. Về năng lực:
  • Năng lực chung:

+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống

  • Năng lực đặc thù:

+ Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.

+ Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.

+ Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.

+ Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.

+ Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.

  1. Về phẩm chất:
  • Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương đất nước và nhân loại nói chung.
  • Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn tư liệu, những giá trị của Lịch sử.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu
  • Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
  • Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
docx 141 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Lịch sử) Sách Cánh diều - Chương trình cả năm - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN HỌC LỊCH SỬ
BÀI 1: LỊCH SỬ LÀ GÌ?
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết: Tiết 1, 2)
Mục tiêu
Về kiến thức:
Nêu được các khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Giải thích được vì sao cần học lịch sử.
Phân biệt được các nguồn tư liệu cơ bản, ý nghĩa và giá trị của các nguồn tư liệu.
Về năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
Năng lực đặc thù:
+ Hiểu được lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
+ Nêu được khái niệm lịch sử và môn Lịch sử.
+ Giải thích được vì sao cần thiết phải học lịch sử.
+ Nhận diện và phân biệt được các nguồn sử liệu cơ bản.
+ Giải thích được ý nghĩa và giá trị của các nguồn sử liệu.
Về phẩm chất:
Góp phần hình thành và phát triển những tình cảm tốt đẹp về quê hương đất nước và nhân loại nói chung.
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các nguồn tư liệu, những giá trị của Lịch sử.
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- Em hãy mô tả lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại.
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và thực hiện hoạt
HS mô tả lớp học hiện tại

động.


- HS tiếp nhận nhiệm vụ,


trả lời câu hỏi

- GV dẫn dắt vấn đề: Các em vừa hoàn thành việc mô tả lại lớp học của mình ở thời điểm hiện tại - năm 2021. Tình huống giả định khoảng 100 năm sau, năm 2121, các nhà sử học tìm thấy những miêu tả của các em trong thư viện một trường học. Họ gọi những văn bản đó là tư liệu lịch sử và nội dung miêu tả của những văn bản là: Lịch sử giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI. Những miêu tả của các em về lớp học của mình không giống nhau không, nhưng nó đều mang dấu ấn chủ quan của người làm ra nó và đều phản ánh quá khứ. Vậy lịch sử có phải là những gì diễn ra trong quá khứ? Bài học đầu tiên này sẽ truyền cảm hứng cho các em về tầm quan trọng của lịch sử và việc học lịch sử, giúp các em biết được dựa vào đâu đề dựng lại lịch sử một cách chân thực nhất. Chúng ta cùng vào Bài 1 -
- HS lắng nghe và tiếp
thu kiến thức


Lịch sử là gì?


Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
Mục tiêu: HS hiểu được lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ và lịch sử là một môn khoa học nghiên cứu và phục dựng lại quá khứ. Môn Lịch sử là môn học tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người trên cơ sở những thành tựu của khoa học lịch sử.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm

- Quan sát H1.2 sgk và trả lời các câu hỏi sau:

- GV cho HS hoạt động theo cặp: Quan sát H1.2 sgk và trả lời các câu hỏi:
1. Lịch sử và môn Lịch sử là gì?
+ Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao?
+ Lịch sử và môn Lịch sử
là gì?
+ Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là lịch sử vì sự kiện đó đã diễn ra trong quá khứ của dân tộc Việt Nam.
+ Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Lịch sử loài người là toàn bộ hoạt động của con người trong quá khứ. Lịch sử còn có nghĩa là khoa học tìm hiểu và khôi phục lại dựng lại những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.

Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ.

+ Môn lịch sử là môn học tìm hiểu các hoạt động của con người từ quá khứ đến hiện nay.

Tìm hiểu vì sao cần phải học lịch sử?
Mục tiêu: Giải thích được vì sao cần phải học lịch sử?
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm

- Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào? Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?
GV cho HS hoạt động theo cặp và trả lời các câu hỏi
Kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân thời đổi mới (cày bằng máy) đã có sự tiến bộ vượt bậc so với kĩ thuật canh tác thời Pháp thuộc (cày bằng sức người)
2. Vì sao cần phải học lịch sử?

- Hệ thống giao thông của Hà Nội ở đầu TK XIX (H1.5) chủ yếu là giao thông đường bộ, con người khi tham gia giao thông chủ yếu là đi bộ, xe đạp hoặc sử dụng tàu lửa...Tới TK XXI, hệ thống giao thông của Hà Nội đã phát triển, ngày càng được mở rộng và hiện đại.


- Chúng ta cần phải biết về sự thay đổi trong tiến trình lịch sử, vì như vậy mới hiểu được hiện tại, hiểu được công lao đóng góp của các thế hệ đi trước.

Sự kiện trong hình ...ộng giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1tiết) Tiết 3
Mục tiêu
Về kiến thức:
Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.
Về năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
Năng lực đặc thù: Biết được một số khái niệm và cách tính thời gian trong lịch sử: thập kỉ, thế kỉ, thiên niên kỉ, trước công nguyên, Công nguyên, âm lịch, dương lịch.
Về phẩm chất:
Trung thực trong việc xác định thời gian của các sự kiện lịch sử.
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
Chuận bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Nội dung: Giới thiệu cách tính thời gian để vào bài học.
- Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ 1 (1010). Mùa thu, tháng 7, vua dời đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, vì thế đổi gọi là thành Thăng Long.
(Đại Việt sử kí toàn thư – Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Hậu Lê)
- Căn cứ vào thông tin nào trong đoạn trích trên để biết được sự kiện này đã diễn
ra trong lịch sử?
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Vì sao phải xác định thời gian?
Mục tiêu: Biết được cách xác định thời gian trong lịch sử.
Nội dung: Vì sao phải xác định thời gian?
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
GV cho HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
Quan sát bảng một số sự kiện lịch sử Việt Nam (sgk trang 10) và cho biết căn cứ vào thông tin nào để sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau.
GV yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày.
GV hướng dẫn HS trình bày (nếu cần)
Đại diện 1 nhóm lên bày sản phẩm. Các nhóm khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung (nếu cần)
Muốn sắp xếp các sự kiện theo thứ tự trước, sau thì chúng ta cần phải nắm được mốc thời gian của các sự kiện đó. Theo đó, sự kiện nào có mốc thời gian bé thì diễn ra trước và sự kiện nào có mốc thời gian lớn thì diễn ra sau.
1. Vì sao phải xác
định thời gian?
Lịch sử loài người gổm rất nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian.
Tìm hiểu cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
Mục tiêu: Nắm được cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
Nội dung: Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
Sản phẩm
Tổ chức thực hiện
GV cho HS hoạt động theo cặp và trả lời các câu hỏi
Quan sát hình 2.2 và ta thấy: tờ lịch ghi ngày dương lịch là ngày 25/1, ngày âm lịch là ngày 1/1.
Dựa vào sơ đồ hình 2.3 ta thấy:
+ Trước Công Nguyên là thời điểm trước khi Giêsu được sinh ra
+ Công nguyên là kỷ nguyên bắt đầu (đơn vị tính bằng năm) tính theo năm chúa Giêsu ra đời.
Quan sát sơ đồ hình 2.4, ta thấy:
+ Một thập kỷ là 10 năm.
+ Một thế kỷ là 100 năm.
+ Một thiên niên kỷ là 1000 năm.
Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.
Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể
Nội dung: Làm bài tập
Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao.
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch.
Âm lịch là cách tính lịch dựa và sự chuyển động của Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Mặt Trăng chuyển động một vòng quanh Trái Đất được tính là một tháng.
Dương lịch là cách tính lịch dựa vào sự chuyển động của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động một vòng quanh Mặt Trời được tính là một năm.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập.
Nội dung: Làm bài tập.
 - Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch gì? Lấy thêm ví dụ về việc sử
dụng âm lịch và dương lịch ở Việt Nam hiện nay?
Tính từ năm 40 (khởi nghĩa Hai Bà Trưng) cho đến năm hiện tại là bao nhiêu năm, bao nhiêu thập kỉ, bao nhiêu thế kỉ?
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm ở lớp và hoàn thành bài tập ở nhà
Tết nguyên đán của Việt Nam tính theo lịch âm.
Ví dụ về việc sử dụng lịch âm và lịch dương ở Việt Nam:
+ Lịch âm để sử dụng trong các ngày: tiết khí, lễ hội tư xa xưa, giỗ tổ...
+ Lịch dương hầu như sử dụng hằng... người đã hoàn thành.
Tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
Nội dung: Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giới thiệu kiến thức: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Giava (In- đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại
khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy.
GV yêu cầu HS quan sát Bảng các dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á
GVmở rộng kiến thức: Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ,
2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á Những dấu tích của Người tối cổ ở
Đông Nam Á: đảo Gia-va (In- đô-nê-xia); Pôn-
a-ung (Mi-an-
ma),	Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia	Lai,	Đồng

khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, khu vực này rất thuận lợi cho việc trồng
Nai,	Thẩm
trọt (nông nghiệp trồng lúa), chăn nuôi, đánh bắt. Vượn người vì
Khuyên,	Thẩm
thế đã xuất hiện ở đây từ rất sớm và
Hai	(Việt
cũng bước tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn.
Nam),...
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh

giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

(Những dấu tích của người tối cổ ở Đông Nam Á:

Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ

phát hiện mẩu xương hóa thạch của người tối cổ có niên đại khoảng

2 triệu năm trước đặt tên là "Người Gia-va". Ngoài ra, các nhà khảo

cổ còn tìm thấy:Di cốt hóa thạch ở Pôn-a-ung (Mi-an-ma); Sa-ra-

wak (Ma-lay-xi-a),...

Di chỉ đồ đá ở: A-ny-át (Mi-an-ma); Lang-spi-an (Cam-pu-chia);

Kô-ta Tham-pan (Ma-lay-xi-a)...

2.2. Tìm hiểu dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam.
Nội dung: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
3. Dấu tích của
- GV giới thiệu kiến thức: Tại Việt Nam, những dấu tích
Người tối cổ ở
của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng
Việt Nam
800.000 năm trước.
- Dấu tích của
- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ Hình
Người tối cổ ở
3.4 và trả lời câu hỏi:
Việt Nam được
+ Nêu một số dấu tích của
phát hiện: Thẩm
Người tối cổ ở Việt Nam.
Khuyên, Thẩm
+ Nhận xét về phạm vi
Hai (Lạng Sơn),
phân bố của các dấu tích
Núi Đọ (Thanh
Người tối cổ ở Việt Nam.
Hóa), An Khê

(Gia Lai), Xuân

Lộc (Đồng Nai).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Phạm vi phân
- GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
bố: ở cả miền
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
núi và đồng
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
bằng trên lãnh
- GV gọi HS trả lời câu hỏi.
thổ của Việt
- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Nam ngày nay.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh

giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

- (Một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt

Nam: Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), Núi Đọ (Thanh

Hóa), An Khê (Gia Lai), Xuân Lộc (Đồng Nai).

- Nhận xét về phạm vi phân bố của các

dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam: xuất hiện ở cả miền núi và

đồng bằng trên lãnh thổ của Việt Nam ngày nay)

Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi lý thuyết
Nội dung: Hs làm bài tập
Sản phẩm:
- Đông Nam Á: cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy.
Việt Nam: những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Lấy chủ đề những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ. Lấy chủ đề những chiếc rìu đá đầu tiên của nhân loại (hình 3.5 và hình 3.6), phát biểu cảm nghĩ của em về óc sáng tạo, tinh thần lao động cần mẫn, kiên trì của Người tối cổ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời.
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực...a người nguyên thủy thể hiện trên những phương diện:
+ Công cụ lao động
+ Cách thức lao động
+ Địa bàn cư trú
nguyên thủy có những chuyển biến lớn trong cách thức lao động, địa bàn cư trú và trang phục,...


Người tối cổ
Người tinh khôn


Công cụ lao động

rìu đá
lưỡi cuốc và đồ
dùng bằng gốm

Cách thức lao động
săn bắt
trồng trọt và
chăn nuôi

Địa bàn cư trú
hang động
dựng lều, nhà ven sông, suối

Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể.
Nội dung: Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống người nguyên thủy.
Sản phẩm: Câu trả lới của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Vẽ sơ đồ tư duy về đời sống người nguyên thủy? - Trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thủy ở Việt Nam
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập - HS xác định yêu cầu của đề
bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thuộc các nền văn
hóa Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn là:
Văn hóa Hòa Bình: Chế tạo rìu ngắn, khắc hình trên vách hang Đồng Nội
Văn hóa Bắc Sơn: Chế tạo công cụ mài, chày và bàn nghiền thức ăn
Văn hóa Quỳnh Văn: dùng vỏ sò, vỏ điệp trang trí, chế tạo đồ gốm đáy nhọn.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
Nội dung: HS nêu cảm nhận.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời.
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn học: Lịch sử; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: 1 tiết (Tiết 7)
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
Mục tiêu
Kiến thức:
Củng cố lại một số kiến thức về sự cần thiết học lịch sử, thời gian trong lịch sử, nguồn gốc loài người, xã hội nguyên thủy.
Năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
Năng lực đặc thù: sự cần thiết học lịch sử, thời gian trong lịch sử, nguồn gốc loài
người, xã hội nguyên thủy.
Phẩm chất: Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: khởi động	bằng câu hỏi đố vui: Vì sao phải học môn lịch sử ?
Truyền thuyết nào nói về nguồn gốc lịch sử của dân tộc mình?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời
HS: Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức -
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu lịch sử là gì?
Mục tiêu: Hệ thống kiến thức bài 1
Nội dung: Nắm được lịch sử là gì?
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Lịch sử là gì?
Vì sao cần phải học lịch sử?
Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi của
GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức
Lịch sử là gì?
Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
Học lịch sử để làm gì?
Dựa vào đâu để biết và
dựng lại lịch sử?
Dựa	vào	tư	liệu	truyền miệng, hiện vật, chữ viết.
Tìm hiểu thời gian trong lịch sử
Mục tiêu: Biết cách xác định thời gian trong lịch sử.
Nội dung: Nắm được thời gian trong lịch sử
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Vì sao phải xác định thời gian?
Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời câu
hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
Thời gian trong lịch sử
Vì sao phải xác định thời gian?
Lịch sử loài người gổm rất nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử, phải sắp xếp tất các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian
Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào?

nhiệm vụ học tập
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức
Dựa vào thời gian mọc, lặn, di chuyển của Mặt trời, Mặt trăng mà người xưa đã tính và làm ra lịch...các em hiểu và biết được lịch sử các ngành nghề thì sẽ giúp các em làm tốt hơn ngành nghề mình yêu thích. Suy rộng ra, học lịch sử là để đúc rút kinh nghiệm, những bài học về sự thành công và thất bại của quá khứ để phục vụ cho hiện tại và xây dựng cuộc sống mới trong tương lai.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
Mục tiêu
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Về kiến thức: Học sinh biết được:
Lịch sử là gì?
Cách tính thời gian trong lịch sử.
Nguồn gốc loài người.
Xã hội nguyên thủy.
Về năng lực:
Năng lực chung: học sinh biêt vận dụng những kiến thức đã học để làm bài.
Năng lực đặc thù: Nhận xét đánh giá các vấn đề về lịch sử.
Về phẩm chất: giúp HS có tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc.
Thiết bị dạy học và học liệu
-Chuẩn bị của giáo viên: Ma trận, đề, đáp Lịch sử 6.
- Chuẩn bị của học sinh: dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
MA TRẬN
Cấp độ
Tên
chủ đề
(nội dung, bài
chương)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL

TNKQ

TL
Bài 1: Lịch sử là gì?



Lịch sử là gì?





Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%



1 câu
1,5
điểm




1 câu
1,5
điểm
= 15%

Bài 2: Thời gian trong lịch sử
Cách tính thời gian trong lịch sử








Số câu
Số điểm Tỉ lệ
%
4 câu
1 điểm







2 câu
1
điểm
= 10%
Bài 4: Xã hội
nguyên thủy
Tổ
chức	xã
hội	của người nguyên thủy
Đời
sống vật chất của người nguyên thủy








Số câu
Số điểm Tỉ lệ %
4 câu
1 điểm







2 câu
1
điểm
= 10%
Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
4 câu
2 điểm
20%
1 câu
1,5 điểm
15%
1 câu
1,5 điểm
15%

8 câu
5
điểm
= 50%
ĐỀ 1:
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 ĐIỂM)
Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất (mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1. Yếu tố nào sau đây giúp con người phục dựng lại lịch sử?
Tư liệu truyền miệng, hiện vật và chữ viết.
Tư liệu hiện vật.
Tư liệu chữ viết.
Các bài nghiên cứu khoa học.
Câu 2. Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới được xếp vào loại hình tư liệu nào?
Tư liệu truyền miệng.
Tư liệu chữ viết.
Tư liệu hiện vật.
Không được coi là tư liệu lịch sử.
Câu 3. Người xưa dựa vào quy luật chuyển động nào để làm ra lịch?
Mặt Trăng quay quanh Trái Đất, Trái Đất quay quanh Mặt Trời.
Sao Băng quay quanh sao chổi.
Sao Thủy quay quanh Sao Kim.
Trái Đất quay quanh Mặt Trăng.
Câu 4. Các dân tộc trên thế giới đều sử dụng chung một bộ lịch nào?
Công lịch
Âm lịch
Lịch tôn giáo
Lịch tài chính
Câu 5. Xã hội nguyên thủy được tổ chức như thế nào?
Bầy người nguyên thủy, thị tộc, bộ lạc.
Công xã nguyên thủy, bộ lạc, nhà nước.
Thị tộc, bộ lạc, nhà nước.
Nhà nước, thị tộc, bầy người.
Câu 6. Đâu là đặc điểm của thị tộc?
Gồm vài gia đình sinh sống cùng nhau.
Đứng đầu là tù trưởng.
Là một bầy người sống trong hang động.
Đứng đầu là tộc trưởng.
Câu 7. Nội dung nào dưới đây là đặc điểm của bộ lạc?
Đứng đầu là tộc trưởng.
Gồm các thị tộc sinh sống trên cùng một địa bàn.
Là một tập hợp các bầy người nguyên thủy.
Do tộc trưởng đứng đầu.
Câu 8. Một trong những phát minh quan trọng của Người tối cổ là gì?
Chế tác đồ gốm.
Tạo ra lửa.
Phát hiện ra kim loại.
Chế tạo ra cung tên.
TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM)
Câu 1. Vì sao cần phải học lịch sử? (2 điểm)
Câu 2. Hãy kể một số tư liệu hiện vật ở Bạc Liêu mà em biết ? (1 điểm)
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 2 ĐIỂM)
Mỗi câu đúng 0,5điểm
Câu hỏi
Đáp án
1
A
2
C
3
A
4
A
5
A
6
D
7
B
8
B
PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM)
Câu 1. Vì sao cần phải học lịch sử? (2 điểm)
Biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước
Hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay
Hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn
minh ngày nay.
Hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người trong quá khứ để lại.
Câu 2. Hãy kể một số tư liệu hiện vật ở Bạc Liêu mà em biết ? (1 điểm)
Đền thờ Bác Hồ ở Châu Thới.
Khu căn cứ huyện ủy ở Vĩnh Lợi.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
Mục tiêu
Kiến thức:
BÀI 4: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ (TT)
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
Mô tả được sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thủy.
Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên
thủy cũng như của con người và xã hội loài người.
Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của con người thời nguyên thủy.
Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam.
Năng lực:
Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng
vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
Năng lực đặc thù:
+ Phân biệt được rìu tay với hòn đá tự nhiên.
+ Giả định trải nghiệm cách sử dụng công cụ lao động...ỏ điệp trang trí, chế tạo đồ gốm đáy nhọn.
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS.
Nội dung: HS nêu cảm nhận.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Nêu cách tính thời gian trong lịch sử?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn HS trả lời.
HS suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
Mục tiêu
Kiến thức:
Bài 5: CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
Quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
Sự tan rã của xã hội nguyên thủy.
Sự hình thành xã hội có giai cấp.
Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông.
Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun)
Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự học, tự chủ; giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc khai thác tư liệu giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh liên quan đến bài
học.

- Năng lực đặc thù:
+ Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với
sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
+ Giải thích được vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
+ Mô tả và giải thích được sự hình thành xã hội có giai cấp
Phẩm chất: Từ việc thấy được sự cải tiến không ngừng của con người trong quá trình chế tác công cụ lao động, HS luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả học tập tốt nhất
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6, một số hình ảnh công
cụ bằng đồng, sắt của người nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập.
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: Trước khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên
thủy sử dụng công cụ lao động băng vật liệu gì?
Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Trước khi xuất hiện công cụ lao động bằng kim loại, người nguyên thủy sử dụng
công cụ lao động băng vật liệu gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời
nguyên thủy
Mục tiêu: Nắm được sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy
Nội dung: Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời
nguyên thủy
Sản phẩm
Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho HS
thảo luận nhóm:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức
GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện
yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
GV gọi HS trả lời câu hỏi.
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển
sang nội dung mới.
- (Quá trình phát hiện ra kim loại vào cuối thời
nguyên thủy:
Ban đầu, con người nhặt được những khối đồng
nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.
Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế
tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, đồng thau.
Đến cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy
* Quá trình phát hiện
ra kim loại
- Ban đầu, con người nhặt được những khối đồng nguyên chất (đồng đỏ) bị nóng chảy và vón cục lại.
Từ thiên niên kỉ IV TCN, con người phát hiện và chế tác công cụ lao đồng bằng đồng đỏ, đồng thau.
Đến cuối thiên niên kỉ II - đầu thiên niên kỉ I TCN, con người biết chế tác công cụ lao động bằng sắt.
* Vai trò của kim loại: diện tích canh tác nông nghiệp ngày càng mở rộng, nhờ đó năng suất lao động tăng cao, sản phẩm làm dư thừa.
Tìm hiểu chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
Mục tiêu: Nắm được sự chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
Nội dung: Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cho HS thảo luận nhóm:
- Quan sát hình 5.5, hãy:
+ Nêu sự chuyển biến trong đời sống xã hội của người
nguyên thuỷ khi kim loại xuất hiện.
+ Cho biết mối quan hệ giữa người với người trong xã hội
2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy
Công cụ lao động bằng kim loại được

có giai cấp có gì khác so với xã hội nguyên thuỷ.
Sự phân...iềm, kìm, búa, cuốc, xẻng, cày,...
Đồ dùng gia đình: xoong, nồi, chảo, thìa, dao...
Đồ dùng công nghiệp: Các loại máy móc công nghiệp...
Ý nghĩa của việc phát hiện ra kim loại vào cuối thời nguyên thủy:
Có thể nói, việc phát hiện ra kim loại để làm công cụ lao động có ý nghĩa hết sức to lớn. Trước kia con người chỉ biết sử dụng đá để làm công cụ. Cho tới khoảng 4000 năm TCN, con người đã phát hiện ra đồng kim loại. Đồng kim loại rất mềm, nên chủ yếu dùng làm đồ trang sức. Sau đó họ biết pha đồng với thiếc và chì cho đồng cứng hơn, gọi là đồng thau. Từ đó, người ta đã đúc ra được các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, mũi tên, trống đồng,v.v... Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân
ở Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt để làm lưỡi cày, cuốc, liềm, kiếm, dao găm, v.v... Như vậy, nhờ có công cụ kim khí, con người có thể khai phá thêm đất hoang, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa.
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
CHƯƠNG 3. XÃ HỘI CỔ ĐẠI
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
Bài 6. AI CẬP VÀ LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (3 tiết: 12,13,14)
Mục tiêu
Kiến thức:
Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người LưỡngHà.
Kể được tên và nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá ở Ai Cập, LưỡngHà.
Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
+ Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống
- Năng lực đặc thù: Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ.
+ Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài
học dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các
hoạt động thực hành, vận dụng.
Phẩm chất: Trân trọng những di sản của nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà
để lại cho nhân loại.
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6, tranh ảnh những
thành tựu văn hóa chủ yếu của Ai Cập và Lưỡng Hà.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: Ở Ai Cập và Lưỡng Hà có những kì quan thế giới nào?
Sản phẩm: Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà) và quần thể kim tự tháp Gi-za (Ai Cập)
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Ở Ai Cập và Lưỡng Hà có những kì quan thế giới nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức: Vườn treo Ba-bi-lon (Lưỡng Hà) và quần thể kim tự tháp Gi-za (Ai Cập) là hai trong bảy kì quan thế giới cổ đại. Trong đó, quần thể kim tự tháp Gi-za vẫn còn tồn tại đến ngày nay.
Vậy cư dân Lưỡng Hà và cư dân Ai Cập đã xây dựng những công trình này
như thế nào? Những thành tựu văn hóa chủ yếu của họ là gì?
GV dẫn dắt HS vào bài.
HS lắng nghe
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của Ai Cập và người Lưỡng Hà
Mục tiêu: Trình bày được điều kiện tự nhiên của Ai Cập và người Lưỡng Hà
Nội dung: Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát lược đồ hình 6.1 và đọc thông tin, hãy cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà.
Quan sát hình 6.2 và đọc thông tin, hãy cho biết những "tặng phẩm" mà sông Nin đem đến cho Ai Cập là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời.
HS trả lời câu hỏi của GV.
1. Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà
Ai Cập là thung lũng nằm dọc lưu vực sông Nin.
Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-grơ và Ơ-phrát.
=> Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức
(Điều kiện tự nhiên đã tác động đến sự hình thành các
nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà:
Ai Cập là thung lũng nằm dọc lưu vực sông Nin.
Lưỡng Hà là vùng đất nằm giữa hai con sông Ti-grơ
và Ơ-phrát.
=> Những con sông này cung cấp nguồn nước dồi dào cho sinh hoạt và sản xuất. Hằng năm mùa lũ, các sông bồi đắp phù sa phục vụ sản xuất. Ngoài ra, đây còn là con đường giao thông chính kết nối các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế Ai Cập, Lưỡng Hà.
Những "tặng phẩm" mà sông Nin đem đến cho Ai Cập
là:
Cung cấp nước sản xuất và sinh hoạt, đa dạng sinh
vật
Mùa lũ, sông Nin bồi đắp phù sa, giúp thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp
Là con đường giao thông kết nối các vùng, giúp kinh
tế Ai Cập phát triển.)

Tìm hiểu Quá trình thành lập nhà ...Djoser là lâu đời nhất, được xây dựng vào khoảng từ năm 2630 đến năm 2611 trước công nguyên ở Vương triều thứ ba. Kim tự tháp này cũng như khu phức hợp xung quanh do kiến trúc sư Imhotep thiết kế, và được xem là những công trình bằng đá nguyên khối cổ nhất thế giới. Số lượng nhân công để xây các kim tự tháp được ước tính vào khoảng từ vài nghìn, 20 nghìn cho tới 100 nghìn người
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Tăng Thị Somaly
BÀI 8: TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII
Môn học/Hoạt động giáo dục: Lịch sử; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (3 tiết: Tiết 17, 18, 19)
Mục tiêu
Kiến thức:
Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ
phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Xây dựng được trục thời gian từ thời Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy.
Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ
đại.

Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự học, tự chủ thông qua việc HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh,về Trung
Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan
đến bài học.
+ Nhận thức lịch sử qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để giải thích sự hình thành, phát triển và những thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
Phẩm chất:
Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động, từ đó trân trọng giá
trị của người lao động.
Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy thành tự văn hóa.
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?
Sản phẩm: Câu trả lời của hs
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Trung Quốc tạo ra la bàn để xác định phương hướng trong không gian nhất định.
Về sau, la bàn được kế thừa trong lĩnh vực các hoạt động đi biển, vào rừng, sa
mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.
Nội dung: Điều kiện tự nhiên
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Lược đồ 8.1, Hình
8.2 và trả lời câu hỏi: Nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên
của Trung Quốc cổ đại.
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang có tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
1. Điều kiện tự nhiên
Lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có đất phù sa màu mỡ.
Những nhà nước đầu tiên ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, hạ lưu Trường

GV gọi HS trả lời câu hỏi.
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung
mới.
(- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại: Lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có đất phù sa màu mỡ. Những nhà nước đầu tiên ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, hạ lưu Trường Giang.
Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư
dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
Xuôi về phía nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.)
Giang.
Tìm hiểu quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
Mục tiêu: Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Nội dung: Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: ...ức:
Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ
phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Xây dựng được trục thời gian từ thời Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy.
Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ
đại.

Năng lực:
- Năng lực chung:
+ Tự học, tự chủ thông qua việc HS sưu tầm tư liệu, hình ảnh,về Trung
Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc giải quyết nhiệm vụ học tập.
+ Giao tiếp và hợp tác thông qua các hoạt động nhóm.
- Năng lực đặc thù:
+ Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác tư liệu, hình ảnh, lược đồ,...liên quan
đến bài học.
+ Nhận thức lịch sử qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh để giải thích sự hình thành, phát triển và những thành tựu của Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII.
Phẩm chất:
Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động, từ đó trân trọng giá
trị của người lao động.
Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy thành tự văn hóa.
Thiết bị dạy học và học liệu
Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, SGV, SGK Lịch sử 6.
Chuẩn bị của học sinh: SGK, dụng cụ học tập
Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?
Sản phẩm: Câu trả lời của hs
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS quan sát hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có biết người Trung Quốc tạo ra vật này làm gì không? Về sau nó được kế thừa trong lĩnh vực nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời. - HS trả lời câu hỏi của GV.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
Trung Quốc tạo ra la bàn để xác định phương hướng trong không gian nhất định.
Về sau, la bàn được kế thừa trong lĩnh vực các hoạt động đi biển, vào rừng, sa
mạc, hướng bay của máy bay, tàu thủy, tàu ngầm, tên lửa, tàu vũ trụ,...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại.
Nội dung: Điều kiện tự nhiên
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 1, quan sát Lược đồ 8.1, Hình
8.2 và trả lời câu hỏi: Nêu những đặc điểm về điều kiện tự nhiên
của Trung Quốc cổ đại.
GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi: Cho biết Hoàng Hà và Trường Giang có tác động như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
1. Điều kiện tự nhiên
Lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có đất phù sa màu mỡ.
Những nhà nước đầu tiên ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, hạ lưu Trường

GV gọi HS trả lời câu hỏi.
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung
mới.
(- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại: Lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang có đất phù sa màu mỡ. Những nhà nước đầu tiên ra đời ở hạ lưu Hoàng Hà, hạ lưu Trường Giang.
Hoàng Hà và Trường Giang có tác động đến cuộc sống của cư
dân Trung Quốc thời cổ đại:
+ Tác động tích cực:
Hoàng Hà là con sông lớn thứ hai ở Trung Quốc(“sông Mẹ”), phù sa màu mỡ của nó đã tạo nên một vùng đồng bằng châu thổ phì nhiêu, thuận lợi cho việc trồng trọt khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ. Chính vì vậy, nơi đây đã trở thành cái nôi của văn minh Trung Quốc.
Xuôi về phía nam, vùng đồng bằng rộng lớn ở lưu vực Trường Giang đất đai phì nhiêu, khí hậu ấm áp, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển.
+ Tác động tiêu cực: lũ lụt do hai con sông cũng đã gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và cướp đi rất nhiều sinh mạng của người dân.)
Giang.
Tìm hiểu quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
Mục tiêu: Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Nội dung: Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Quan sát lược đồ hình 8.3, hãy vẽ sơ đồ các mốc thời gian chủ yếu trong tiến trình Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc.
Quan sát lược đồ hình 8.5 và cho biết xã hội phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng gồm những giai cấp chính nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
2. Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng
Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng đã thống nhất lãnh thổ, tự xưng hoàng đế, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên ở Trung Quốc.
Nhà Tần tiến hành thống

HS thảo luận và trả lời câu hỏi của GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
GV yêu cầu HS trả lời....ên được các nhân vật nổi tiếng; Nêu được những thành tựu tiêu biểu của văn hoá Hy Lạp, Rô Ma cổ đại còn ảnh hưởng đến thế giới ngày nay - mức độ vận dụng.
Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: biết cách sử dụng các kiến thức đã học trong bài để giải quyết câu hỏi trong phẩn Luyện tập - Vận dụng.
Phẩm chất:
Có thái độ trân trọng và đánh giá đúng đắn những cống hiến mang tính tiên phong
của người
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của GV:
Kế hoạch bài dạy theo phát triển năng lực
Sách giáo khoa học sinh
Lược đồ nước Hy Lạp va Rô Ma cổ đại, hình ảnh minh hoạ.
Máy tính, máy chiếu.
Chuẩn bị của HS:
Chuẩn bị sách giáo khoa, vở ghi và các thiết bị học tập khác theo yêu cầu của
giáo viên
Học sinh đọc trước SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học
Nội dung: HS dưới sự hướng dẫn của GV xem tranh ảnh để trả lời các câu hỏi
theo yêu cầu của giáo viên
Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV giao nhiệm vụ cho HS bằng các câu hỏi và quan sát hình ảnh trong SGK.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh lắng nghe và trả lời câu hỏi của giáo viên
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
Đánh giá nhiệm vụ học tập:
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV đánh giá câu trả lời của HS, chọn 1 sản phẩm làm tình huống dẫn vào bài mới: “Không có sơ sở của văn minh Hy lạp và La Mã cổ đại thì không có châu Âu hiện đại”. Theo em, điều gì khiến cho nền văn minh Hy Lạp cổ đại được Ăng-ghen đánh giá cao như vậy? Văn minh Hy Lạp, Rô Ma cổ đại có điểm gì nổi bật và đã góp vào văn minh nhân loại những thành tựu gì? Đó là những nội dung trong bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên
Mục tiêu: HS biết được các yếu tố về tự nhiên
Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu hỏi và tiếp
thu kiến thức.
Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập
I. Điều kiện tự nhiên
Nhiệm vụ 1: GV treo bản đồ thế giới và bản
- Vị trí địa lí:
đồ Hy Lạp, Rô Ma cổ đại và yêu cầu HS xác
+ Hi Lạp nằm ven biển Địa Trung
định vị trí của Hy Lạp, La Mã cổ đại trên bản
hải, ở phía Nam bán đảo Ban-
đồ thế giới.
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi:
? Nêu đặc điểm nổi bật của điều kiện tự nhiên Hy Lạp, Rô Ma cổ đại
căng. Bao gồm: miền lục địa Hy Lạp, miền ven biển Tiểu Á và các đảo trên vùng biển Ê-giê.
+ Nơi khởi phát của Rô Ma cổ đại
là một thành bang nhỏ nằm ở bán
? Điều kiện tự nhiên tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp và Rô Ma?
đảo I-ta-li-a; đến khoảng thế kỉ II, lãnh thổ Rô Ma mở rộng ra nhiều khu vực, bao gồm: toàn bộ các
vùng đất xung quanh Địa Trung

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS trả lời câu hỏi.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới
Hải, ven bờ Đại Tây Dương và
quần đảo Anh
Điều kiện tự nhiên của Hi Lạp:
+ Nằm ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, vịnh biển,...
+ Địa hình bị chia cắt mạnh bởi biển, núi đồi, cao nguyên,...
+ Đồng bằng nhỏ hẹp, đất đai cằn
khô.
+ Có nhiều khoáng sản
Điều kiện tự nhiên của La mã:
+ Có nhiều đồng bằng lớn, màu
mỡ
+ Có đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh kín gió, đảo và quần đảo
+ Giàu tài nguyên khoáng sản.
Tác động:
+ Nhà nước cổ đại hình thành muộn hơn so với phương Đông. Xu hướng hình thành các tiểu quốc nhỏ (do địa hình bị chia cắt)
+ Thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Vị trí địa lí thuận lợi cho việc giao lưu, học tập, tiếp thu văn hóa.
Hoạt động 2.2: Tổ chức nhà nước thành bang
Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm và bản chất của các nhà nước thành bang ở
Hy Lạp cổ đại.
Nội dung: GV nên đưa ra hệ thống câu hỏi; HS lắng nghe, đọc SGK, trả lời câu
hỏi và tiếp thu kiến thức.
Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên
Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1. GV chuyển giao NV học tập GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 với các câu hỏi:
? Nhà nước thành bang có đặc điểm như
II. Tổ chức nhà nước thành bang
- “Nhà nước thành bang”: là những nhà nước nhỏ, có một thành thị là trung tâm, xung quanh là vùng đất

thế nào?
? Vì sao ở Hy Lạp lại hình thành nhiều
nhà nước thành bang?
? Đọc đoạn tư liệu trong phần khám phá, em hãy:
Kể tên các tầng lớp xã hội trong thành bang A-ten.
Bản chất của nền dân chủ ở A-ten là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
GV mời HS trả lời câu hỏi.
GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_6_phan_lich_su_sach_canh.docx
  • docxTuần 1-2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4-5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11-12.docx
  • docxTuần 12-13.docx
  • docxTuần 13-14.docx
  • docxTuần 15-16.docx
  • docxTuần 16-17.docx
  • docxTuần 17-18.docx
  • docxTuần 19-21.docx
  • docxTuần 22-23.docx
  • docxTuần 24-25.docx
  • docxTuần 25-26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 29-30.docx
  • docxTuần 31-32.docx
  • docxTuần 32-33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx