Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nhận thấy các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
2. Năng lực
Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề
Năng lực địa lí:
- Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức.
- Liên hệ được với thực tế, bản thân.
3. Phẩm chất
-Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại
- Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học
- Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí
- Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả Địa Cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động khởi động
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới.
b) Tổ chức hoạt động
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử và Địa lí 6 (Phần Địa lí) Sách KNTT - Năm học 2023-2024
TUẦN 1 Tiết 1 BÀI MỞ ĐẦU Ngày soạn:4/9/2023 Ngày dạy: 6/9/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng - Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. - Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. - Nhận thấy các kiến thức, kĩ năng địa lí sẽ giúp ích cho HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề Năng lực địa lí: - Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức. - Liên hệ được với thực tế, bản thân. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: Chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí - Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả Địa Cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,... 2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a) Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh trước khi bước vào bài mới. b) Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ 1. Quan sát các bức ảnh, gọi tên các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội trong từng hình 2. Kể thêm các hiện tượng thiên nhiên mà hàng ngày các em quan sát được? 1. Các hiện tượng thiên nhiên và hoạt động kinh tế xã hội Hình 1: Sóng thần Hình 2: Mưa Hình 3: Ngày và đêm Hình 4. Cầu vồng Hình 5: Dân đông Hình 6: Đánh bắt cá (khai thác thuỷ sản) 2. Kể tên các hiện tượng thiên nhiên Mưa đá, nắng, gió mùa Đông Bắc, sương B2: Thực hiện nhiệm vụ HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận - Đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định - Nhận xét chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. 2. Hình thành kiến thức mới a) Mục tiêu: Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm vững các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. b) Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN B1. Giao nhiệm vụ Nv 1. Cá nhân Học Địa lí các em sẽ được tìm hiểu những khái niệm cơ bản nào? Nv 2 Thảo luận nhóm Quan sát Hình 1,2,3 SGK/T98,99, quan sát Quả địa cầu và hoàn thành PHT sau. Kiến thức Kĩ năng Hình 1 Hình 2 Hình 3 Quả Địa cầu - Rút ra một số kĩ năng được rèn luyện khi học tập môn Địa lí. - Lấy ví dụ chứng minh rằng Internet là công cụ học tập rất hữu ích. Để khai thác những tính năng hữu ích của Internet, em cần phải làm gì? Nv 3. Thảo luận cặp Việc nắm các khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí có ý nghĩa gì trong học tập và đời sống? (giải thích và ứng xử khi gặp các hiện tượng thiên nhiên diễn ra trong cuộc sống hằng ngày.) B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm B4: Kết luận, nhận định - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. 1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí - Những khái niệm cơ bản ở lớp 6: Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. - Các kĩ năng địa lí: sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ. - Internet là một công cụ học tập rất hữu ích. 2.2.Tìm hiểu về môn Địa lí và những điều lí thú a) Mục tiêu: Thấy được sự lí thú của việc học môn Địa lí; hiểu được rằng môn Địa lí gắn với cuộc sống thực tế, lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội. b) Tổ chức hoạt động HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN B1. Giao nhiệm vụ Thảo luận nhóm (khăn trải bàn) 1. Những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh 4,5,6,7 - Nhóm 1: Hình 4 (ngôi nhà làm bằng băng...) - Nhóm 2: Hình 5 (Hang Sơn Đoòng lớn nhất TG...) - Nhóm 3: Hình 6 (Hoang mạc Xa-ha-ra...) - Nhóm 4: Hình 7 (Biển chết...) - Hình 4: Ở những nơi lạnh giá, để tồn tại được, con người ( người E-xki-mô) đã tìm cách thích nghi bằng việc thường xây bằng các khối băng tuyết nửa chôn dưới đất nửa chôn trên mặt đất, gọi là Igloo. Các Igloo có hình vòm với lỗ thông hơi ở giữa và một cửa ra vào để chống lại giá lạnh ở vùng cực. - Hình 5: Hang Sơn Đoòng là một hang động đá vôi tự nhiên lớn nhất thế giới có thể để lọt một toàn nhà cao 40 tầng. Hang này nằm trong quần thể hang động Phong Nha-Kẻ Bàng. - Hình 6: Hoang mạc Xa-ha-ra là một vùng hoang mạc trải rộng liên tục có diện tích gần bằng Hoa Kì và trung Quốc, gấp 27 lần diện tích có Việt Nam. Sa mạc Xahara lần đầu tiên có tuyết rơi vào ngày 18... ô phiếu cá nhân Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân Số thành viên hoàn thành ô phiếu cá nhân chính xác Số thành viên có ý kiến thảo luận trong nhóm Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Bảng WLH W L H Những điều em thấy hứng thú về môn Địa lí. Em học được điều gì qua bài học hôm nay? Em tiếp tục tìm hiểu thông tin về Địa lí bằng cách nào? Tuần 1 Tiết 2 BÀI 1: HỆ THỐNG KINH, VĨ TUYẾN. TỌA ĐỘ ĐỊA LÍ NS: 5/9/2023 ND: 8/9/2023 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức - Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu, tọa độ địa lí. - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. - Ghi được tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ. 2. Năng lực - Năng lực chung: giải quyết vấn đề, giao tiếp và hợp tác, tự chủ và sáng tạo - Năng lực riêng: + Biết sử dụng quả Địa Cầu để nhận biết các kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, bán cầu Đông, bán cầu Tây, bán cầu Bắc, bán cầu Nam + Biết đọc và ghi tọa độ địa lí của một điểm trên quả Địa Cầu 3. Phẩm chất Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, ý thức và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ thông qua xác định các điểm cực của đất nước trên đất liền. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Quả Địa Cầu - Hình 2. Các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên quả Địa Cầu - Hình 4. Một số địa điểm trên quả Địa Cầu - Các hình ảnh về Trái Đất - Hình ảnh, video về các điểm cực (Bắc, Nam, Đông, Tây) trên phần đất liền của nước ta. 2. Chuẩn bị của học sinh Sách giáo khoa, vở ghi III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1. Mở đầu a. Mục tiêu - Hình thành được tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học. - Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới. b. Tổ chức hoạt động Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV: Cho HS hoạt động theo cặp 2 bạn chung bàn và thảo luận nhanh trong vòng 1 phút. ? Ngày nay các con tàu ra khơi đề có gắn các thiết bị định vị để thông báo vị trí cảu tàu. Vậy dựa vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu đang lênh đênh trên biển? - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút thảo luận. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV: + Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + Đại diện báo cáo sản phẩm. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới. Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu đi xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nỗ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, cách tìm đường đi đến mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng được bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp chúng ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biển. Đó cũng chính là nội dung của bài học ngày hôm nay. - HS: Lắng nghe, vào bài mới. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu hệ thống kinh, vĩ tuyến a. Mục tiêu - Biết được thế nào là: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc (xích đạo), các bán cầu. - Xác định được trên bản đồ và trên quả Địa Cầu: kinh tuyến gốc, xích đạo, các bán cầu. b. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ - GV cho HS quan sát quả Địa Cầu. ? Em hãy nhận xét về hình dạng quả Địa Cầu. (Hình cầu và trục nghiêng) - GV giới thiệu: Quả Địa Cầu là mô hình thu nhỏ của Trái Đất. Trên quả Địa Cầu có thể hiện cực Bắc, cực Nam và hệ thống kinh, vĩ tuyến. - GV: Quan sát hình 2 và đọc thông tin trong mục 1, em hãy: 1. Xác định đường kinh tuyến gốc và vĩ tuyến gốc. Cho biết thế nào là kinh tuyến tây, kinh tuyến đông, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam. 2. So sánh độ dài các đường kinh tuyến với nhau và độ dài các đường vĩ tuyến với nhau. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Kinh tuyến Vĩ tuyến Khái niệm:..... Khái niệm:..... KT gốc:..... VT gốc:..... KT Tây:..... VT Bắc:..... KT Đông:..... VT Nam:..... So sánh độ dài các đường KT:..... So sánh độ dài các đường VT:..... - HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ. Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ - GV mời đại diện một cặp HS xác định các yếu tố trên hình 2 bằng cách chỉ trên hình vẽ treo tường hoặc màn chiếu; các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 3. Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn HS dựa vào kênh chữ trong mục I SGK trao đổi với bạn học để hoàn thành bài tập dạng trắc nghiệm tìm kiếm sự phù hợp (ghép đôi) - ghép các khái niệm: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông, kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, xích đạo, bán cầu Bắc, bán cầu Nam với các mô tả/định nghĩa về các khái niệm đó. (PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1) Bước 4. Kết luận, nhận định - GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng - HS: Lắng nghe, ghi bài 1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến Kinh tuyến Vĩ tuyến Khái niệm: KT là nửa đường tròn nối 2 cực trên bề mặ...ức tổ chức * Bước 1: Giao nhiệm vụ: Có một người bạn của cô ở nước ngoài muốn đến Việt Nam du lịch, họ muốn tự khám phá đất nước xinh đẹp của chúng ta, vậy giải pháp nào để họ làm chủ được chuyến du lịch mà không bị lạc đường. Các em hãy giúp người bạn của cô tìm ra giải pháp tốt nhất nhé. * Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ HS theo dõi quan sát ảnh * Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc Sử dụng bản đồ. * Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học 2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới 2.1.Tìm hiểu khái niệm bản đồ a. Mục tiêu HS trình bày được khái niệm đơn giản về bản đồ và xác định được vai trò của bản đồ trong hoạt động đời sống. b. Cách thức tổ chức Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Nhiệm vụ 1: ( Cả lớp) Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết: + Bản đồ là gì? + Bản đồ có vai trò như thế nào trong đời sống? + Em hãy lấy một số ví dụ thể hiện vai trò của bản đồ trong cuộc sống? Nhiệm vụ 2: Tình huống - Mai cho rằng: Quả địa cầu không phải bản đồ. - Lan lại có ý kiến khác: Quả địa cầu là bản đồ ? Theo em trong tình huống này, bạn nào đã nói đúng, vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả - HS trả lời câu hỏi. - Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: ( Bản đồ đảm bảo ba yếu tố: Yếu tố nội dung, (hệ thống kí hiệu) cơ sở toán học (lưới chiếu, tỉ lệ) các yếu tố bổ trợ (bảng chú giải) Mở rộng: Tìm hiểu thêm về phân loại và công dụng của bản đồ https://dovenhanh.com/ban-do-la-gi-phan-loai-va-cong-dung-cua-ban-do/ 1. Khái niệm bản đồ - Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ. - Bản đồ có vai trò quan trọng, trong học tập và đời sống. 2.2. Tìm hiểu một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới a. Mục tiêu - Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới. b. Cách thức tổ chức. Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hình 1, các em hãy trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi sau: - Muốn vẽ được bản đồ, người ta cần làm gì? - Mô tả hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. * Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung * Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới. - Phép chiếu hình nón. - Phép chiếu hình trụ. => Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô, vị trí và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn bản đồ có phép chiếu phù hợp. 2.3. Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ. a. Mục tiêu Xác định được phương hướng trên bản đồ. b. Cách thức tổ chức Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm * Bước 1: Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 - GV cho HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, GV đã ghi sẵn 4 hướng chính trên bản đồ. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS: + Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. + Phía trên đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Phía dưới chỉ hướng gì? + Đầu bên trái và phải của đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Nhiệm vụ 2 GV yêu cầu học sinh kẻ các hướng chính vào vở ghi. GV kẻ sẵn hình trên bảng, và chỉ điền hướng Bắc Gọi 1 học sinh lên bảng điền các hướng còn lại HS dưới lớp tự hoàn thiện vào vở ghi Nhiệm vụ 3 - Cặp đôi: Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 107, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po. - Gợi ý: Các em có thể sử dụng thước kẻ và bút chì để nối Hà Nội đến 3 địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - HS tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ học tập. * Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc - Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi. - HS khác nhận xét, bổ sung * Bước 4: Đánh giá và chốt kiến thức - Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh - Chuẩn kiến thức: 3. Phương hướng trên bản đồ - Xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ. + Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc. + Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam. + Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông. + Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây. - Xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu Củng cố các kiến thức đ...êu: HS biết được cách đo tỉ lệ trên bản đồ và ngoài thực địa b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu 1/ Trên bản đồ hành chính có tỉ lệ 1 : 6 000 000, khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội tới thành phố Hải Phòng và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) lần lượt là 1,5 cm và 5 cm, vậy trên thực tế hai thành phố đó cách Hà Nội là bao nhiêu km? 2/ Hai địa điểm có khoảng cách thực tế là 25 km, thì trên bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000, khoảng cách giữa hai địa điềm đó là bao nhiêu? HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận HS: Trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng HS: Lắng nghe, ghi bài 2. Tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ - Nguyên tắc: muốn đo khoảng cách thực tế của hai điểm, phải đo được khoảng cách của hai điểm đó trên bản đồ rồi dựa vào tỉ lệ số hoặc thước tỉ lệ để tính. - Nếu trên bản đồ có tỉ lệ thước, ta đem khoảng cách AB trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách AB trên thực tế Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học b. Tổ chức hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến bài học hôm nay. HS: lắng nghe Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ để tìm đáp án đúng Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: HS biết được giải thích được những vấn đề có liên quan đến bài học hôm nay b. Tổ chức hoạt động Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: HS quan sát bản đồ và thực hiện yêu cầu sau. Căn cứ vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số của bản đồ hình 1, em hây: - Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến Công viên Thống Nhất - Tính chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba giao với đường Phạm Hồng Thái HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ HS: Suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận HS: trình bày kết quả GV: Lắng nghe, gọi HS nhận xét và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức HS: Lắng nghe và ghi nhớ. - HS về nhà làm bài tập ở sách bài tập trang 10-11 TUẦN 3 Tiết 5,6 BÀI 4. KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ. TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ NS: 16/9/2023 ND: 19,22/9/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng - Nhận biết được các loại kí hiệu và các dạng kí hiệu bản đồ. - Đọc được các kí hiệu và chú giải trên các bản đổ. - Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề *Năng lực địa lí - Đọc, xác định được các kí hiệu, chú giải, vị trí của đối tượng địa lí trên bản đồ. - Tự tìm được đường đi trên bản đồ. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại - Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học - Nhân ái: chia sẻ, cảm thông với những sự khó khăn, thách thức của những vấn đề liên quan đến nội dung bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Một số bản đổ giáo khoa như bản đổ hình thể, các miển tự nhiên, bản đồ địa hình tỉ lệ lớn, bản đổ hành chính,... - Các bản đồ trong SGK: bản đổ hành chính Việt Nam; bản đồ tự nhiên thế giới bán cầu Tây, bán cầu Đông; một số bản đồ địa phương có tỉ lệ lớn như bản đồ các điểm du lịch để HS vận dụng cách tìm đường đi trên bản đồ 2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a) Mục tiêu: Huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. b) Tổ chức hoạt động: B1. Cặp đôi ăn ý Vì sao các bạn trong tình huống trên có bản đồ giấy và điện thoại thông minh lại có thể tìm đường đi đến mọi nơi? B2. HS quan sát, tìm câu trả lời theo quan điểm cá nhân. B3. HS trả lời, nhiều ý kiến khác nhau. B4. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới 2. Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về kí hiệu bản đồ và các loại kí hiệu bản đồ, bảng chú giải a) Mục tiêu: Định nghĩa và xác định được kí hiệu bản đồ, các loại kí hiệu bản đồ, bảng chú giải b) Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN B1. Giao nhiệm vụ NV 1 - Dựa vào hình dưới đây, hãy cho biết các kí hiệu a, b, c, d tương ứng với nội dung của các hình nào: 1, 2, 3, 4? Một số đối tượng địa lí và quy ước của chúng trên bản đồ - Dựa vào hình 1 cho biết có mấy loại kí hiệu? Cho ví dụ NV 2. Thảo luận cặp - Quan sát bản đồ hình 1, 2 trang 113 xác định các đối tượng địa lí: hội trường, tượng đài, khách sạn, chợ, công viên, sân vận động. - ...ớc 2. Tìm các cung đường có thể đi và lựa chọn cung đường thích hợp nhất. - Bước 3. Dựa vào tỉ lệ bản đồ, xác định khoảng cách thực tế. b.Tìm đường đi trên Google Maps - Bước 1. Mở Google Maps trên thiết bị. - Bước 2. Nhập tên địa điểm cần đến - Bước 3. Để tìm đường đi nhập tên hai điểm nơi đi và nơi đến 3. Hoạt động luyện tập a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức bài học; hệ thống lại nội dung kiến thức vừa tìm hiểu về kí hiệu bản đồ, bảng chú giải và tìm đường đi trên bản đồ. b)Tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp/bàn B1. Dựa vào bản đồ sau em hãy xác định độ cao của đỉnh Ê-vơ-rét, độ sâu của vực Ma-ri-a-na. Tìm trên bản đồ dãy núi Rốc-ki. B2. - HS khai thác thông tin và dựa vào hiểu biết cá nhân trả lời câu hỏi; trao đổi kết quả làm việc với các bạn khác. - GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. B3. - HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân. - HS khác nhận xét, bổ sung. B 4. GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp. 4. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. b) Hướng dẫn thực hiện Sử dụng bản đồ du lịch Việt Nam lên kế hoạch cho một chuyến tham quan ba ngày. Hãy chọn địa điểm dừng chân và lên kế hoạch cụ thể cho chuyến đi, chọn phương tiện di chuyển, nơi em dự định đến tham quan. Hãy nêu những lí do lựa chọn của em. Tuần 4 Tiết 7 BÀI 5. LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ NS: 23/9/2023 ND: 26/9/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ. - Phân biệt được các dạng lược đồ trí nhớ. - Nêu được vai trò của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống. - Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. 2. Năng lực - Năng lực chung: + Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập + Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm. + Giải quyết vấn đề sáng tạo: Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. - Năng lực Địa lí + Nhận thức khoa học Địa lí: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian về vị trí phân bố của các đối tượng địa lí. + Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản) để hình thành lược đồ trí nhớ. + Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập. - Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau, yêu quê hương, đất nước. - Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập. - Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Một số lược đồ trí nhớ có sẵn hoặc tự xây dựng. - Thước, bút chì, bút màu.... III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động xuất phát/ khởi động a. Mục tiêu - Kết nối vào bài học b. Cách thức tổ chức *Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh Ngay từ ngày còn bé, được bố mẹ đưa đi học, em nhớ rõ con đường từ nhà đến trường. Rồi bố mẹ đưa đến các nơi em thích: cửa hàng kem, hiệu sách thiếu nhi, đến nhà các bạn cùng lớp.... Nếu có đi một mình, em cũng không bị lạc. - Tại sao em lại không bị lạc? *Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS trả lời câu hỏi tình huống. *Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc *Bước 4: Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. Tại sao em lại không bị lạc? Vì trong đầu, trong trí nhớ của em đã hình thành một hình ảnh về không gian đó, được gọi là lược đồ trí nhớ. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 2.1. Tìm hiểu về khái niệm lược đồ trí nhớ a. Mục tiêu - Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ. b. Cách thức tổ chức Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh: Dựa vào hông tin SGK, em hãy cho biết: - Lược đồ trí nhớ là gì? - Vai trò của lược đồ trí nhớ trong đời sống? - Em hãy lấy một số ví dụ về lược đồ trí nhớ của bản thân? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ - Cá nhân Bước 3: HS báo cáo kết quả làm việc Bước 4: GV nhận xét và chốt kiến thức 1. Khái niệm lược đồ trí nhớ - Lược đồ trí nhớ là những thông tin không gian về thế giới được giữ lại trong trí óc con người. - Lược đồ trí nhớ của một người phản ánh sự cảm nhận của người đó về không gian sống và ý nghĩa của không gian ấy đối với cá nhân. 2.2. Tìm hiểu cách vẽ lược đồ trí nhớ. a. Mục tiêu - Biết được cách xây dựng lược đồ trí nhớ. - Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh. Lược đồ trí nhớ đường đi Lược đồ trí nhớ khu vực b. Cách thức tổ chức Hoạt động của GV và HS...n giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS thảo luận cặp (Thời gian: 3 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 1 bằng cách xem đoạn video clip về Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt trời kết hợp với kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa. HS: - Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe và hoàn thành phiếu học tập. - Trao đổi, thảo luận trong cặp để thống nhất. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 1 phút hoàn thành phiếu học tập, 2 phút thảo luận cặp. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: + Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + Đại diện báo cáo sản phẩm. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. HS: Lắng nghe, ghi bài. 1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời - Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời. - Ý nghĩa: Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển. 2.1. Tìm hiểu về Hình dạng, kích thước của Trái Đất a. Mục tiêu: Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. b. Tổ chức hoạt động Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập GV: Yêu cầu HS đọc kênh chữ, kênh hình trong SGK và kết hợp với những hiểu biết của mình để thảo luận nhóm lớn (Thời gian 5 phút) để hoàn thành Phiếu học tập số 2. HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Tiếp nhận nhiệm vụ và có 2 phút hoàn thành phiếu học tập, 3 phút thảo luận nhóm. - GV: Hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV: + Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày. + Hướng dẫn HS trình bày (nếu các em còn gặp khó khăn). - HS: + Trả lời câu hỏi của GV. + Đại diện báo cáo sản phẩm. + HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV: Chuẩn kiến thức và ghi bảng. HS: Lắng nghe, ghi bài. 2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất - Trái Đất có hình cầu. - Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2. à Nhờ có kích thước và khối lượng đủ lớn, Trái Đất đã tạo ra lực hút giữ được các chất khí làm thành lớp vỏ khí bảo vệ mình. Hoạt động 3: Luyện tập. a. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. b. Tổ chức thực hiện. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS suy nghĩ để tìm câu trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận HS lần lượt trả lời các câu hỏi trắc nghiệm/bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV chuẩn kiến thức, nhấn mạnh kiến thức trọng tâm của bài học. Bài 1: Câu 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D C A B B B A Bài 2: Sai : A, B; Đúng : C, D. Bài 3: Cần dùng các dẫn chứng A, B. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu Vận dụng kiến thức của bài học vào thực tế b. Tổ chức hoạt động HS thực hiện ở nhà Bước 1. - GV đưa ra nhiệm vụ: Bài 1: Khi đứng ở bờ biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ nhìn thấy ống khói, sau đó là một phần thân tàu, cuối cùng ta mới nhìn thấy toàn bộ con tàu. Dựa vào kiến thức về hình dạng của Trái Đất để giải thích hiện tượng đó. Bài 2: Tại sao người ta phải xây dựng các đài quan sát ở ven biển ? Kể tên ba đài quan sát ven biển của nước ta. Bài 3: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ. à Gợi ý trả lời: + Bài 1: Do Trái Đất hình cầu, nên khi đứng ở trên biển quan sát một con tàu từ xa vào bờ, đầu tiên ta chỉ thấy điểm cao nhất của con tàu (ống khói), sau đó là điểm ở giữa, thấp hơn ống khói, tức là thân tàu. Khi con tàu tới gần, chúng ta mới có thể nhìn thấy toàn bộ con tàu. + Bài 2: Xây dựng các đài quan sát trên biển với mục đích mở rộng tầm nhìn ngoài khơi xa, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển Việt Nam. Một số đài quan sát ven biển nước ta: Kê Gà (tỉnh Bình Thuận), Đại Lãnh (tỉnh Phú Yên), Hòn Dáu (thành phố Hải Phòng) Bước 2. - HS hỏi và đáp ngắn gọn những vấn đề cần tham khảo. Bước 3. - GV dặn dò HS tự làm ở nhà tiết sau trình bày. Tuần 5 Tiết 9,10 Bài 7: CHUYỄN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ NS: 30/9/2023 ND: 3,6/10/2023 I. MỤC TIÊU: Sau bài học này, giúp học sinh 1. Kiến thức - Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất. - Trình bày được các hệ quả của chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất ngày đêm luân phiên nhau, giờ trên Trái Đất (giờ địa phương giờ khu vực). Sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến. 2. Năng lực - Chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập (năng lực tự chủ và tự học). - Phối hợp, tương tác, phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên trong hoạt động nhóm (giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) - Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để tìm hiểu các... GV chiếu HS xem video “Coriolis effect”, kết hợp đọc thông tin SGK và quan sát H4 trang 121, trao đổi thảo luận hoàn thành nội dung 2 trong phiếu học tập - Các vật chuyển động trên bề mặt TĐ sẽ bị lệch hướng như thế nào? - Tại sao có hiện tượng đó? - Hệ quả đối với các đối tượng địa lí là gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận lần lượt hoàn thành các nội dung GV yêu cầu. + GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ các HS và các nhóm gặp khó khăn. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + HS báo cáo vòng tròn cho đến khi hết ý kiến, hết nhiệm vụ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. + Thu phiếu học tập của các nhóm để đánh giá, khích lệ HS. 2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất a. Ngày đêm luân phiên - TĐ có dạng khối cầu nên Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. - Do TĐ tự quay từ tây sang đông nên ở khắp mọi nơi trên TĐ đều lần lượt luân phiên có ngày và đêm. b. Giờ trên Trái Đất - Người ta chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ. Các địa điểm nằm trong cùng một khu vực sẽ có giờ giống nhau, gọi là giờ khu vực. - Hai khu vực giờ liền nhau chênh nhau 1 giờ. - Giờ của khu vực số 0 có kinh tuyến 00 đi qua chính giữa được lấy làm giờ quốc tế (GMT). - Việt Nam sử dụng giờ của khu vực giờ số 7. c. Sự lệch hướng chuyển động của vật thể - Nguyên nhân: do lực Cô-ri-ô-lít - Ở bán cầu Bắc vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu. - Ở bán cầu Nam: vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đầu. Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. b. Tổ chức hoạt động - GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi Câu 1: Sự chuyển động của Trái Đất quay quanh trục không tạo ra hiện tượng A. Ngày đêm nối tiếp nhau. B. Làm lệch hướng chuyển động. C. Giờ giấc mỗi nơi mỗi khác. D. Hiện tượng mùa trong năm Câu 2: Mọi nơi trên trái đất đều lần lượt có ngày và đêm kế tiếp nhau do A. Ánh sáng Mặt trời và các hành tinh chiếu vào. B. Trái Đất hình cầu và vận động tự quay quanh trục. C. Các thế lực siêu nhiên, thần linh. D. Trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo. Câu 3: Trên Trái Đất, giờ khu vực phía đông bao giờ cũng sớm hơn giờ khu vực phía tây là do A. Trục Trái đất nghiêng B. Trái đất quay từ Tây sang Đông C. Ngày đêm kế tiếp nhau D. Trái đất quay từ Đông sang Tây - HS tiếp nhận nhiệm vụ, đưa ra câu trả lời: 1-D, 2-B, 3-B - GV nhận xét, đánh giá. - GV cho HS xác định nội dung điền vào phần L trong bảng KWL (HĐ mở đầu), sau đó lớp nhận xét, GV đánh giá và chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu:Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS thực hiện các bài tập sau: Bài tập 1: Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa diểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ? Bài tập 2: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế? - HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập - Báo cáo kết quả và thảo luận Bài tập 1: Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do giờ ở cùng một thời điểm tại các địa điểm đó khác nhau. Cụ thể, ở Lốt An giơ lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, Tô-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội, thì đồng hồ sẽ chỉ 5 (17) giờ 30 phút Bài tập 2: Khi Hà Nội (Việt Nam) là 11 giờ trưa thì Xao Pao-lô là lúc 0 giờ. Lúc đó bạn của An đang là giờ ngủ vì vậy An không nên gọi điện nói chuyện. - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và dặn dò cho tiết học tiếp theo. IV. HỒ SƠ HỌC TẬP: 1. Phiếu học tập: Nội dung 1: Tìm hiểu về giờ trên Trái Đất Câu hỏi Dự kiến trả lời - Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực? - Kể tên một số quốc gia sử dụng giờ khu vực với Việt Nam. - Đêm gala nghệ thuật “Sắc màu văn hoá bốn phương” được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở các địa điểm Xơ-un (Hàn Quốc), Mát-xcơ-va (Nga), Ma-ni-la (Phi-líp-pin) là mấy giờ? - Xơ-un (Hàn Quốc): - Mát-xcơ-va (Nga): - Ma-ni-la (Phi-líp-pin): Nội dung 2: Tìm hiểu về Sự lệch hướng chuyển động của vật thể Câu hỏi Dự kiến trả lời - Các vật chuyển động trên bề mặt TĐ sẽ bị lệch hướng như thế nào? - Tại sao có hiện tượng đó? - Hệ quả đối với các đối tượng địa lí là gì? 2. Thông tin phản hồi phiếu học tập: Nội dung 1: Tìm hiểu về giờ trên Trái Đất Câu hỏi Dự kiến trả lời - Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực? Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca- na –đa, Bra-xin - Kể tên một số quốc gia... dẫn. Bước 3: HS trình bày kết quả, HS khác nhận xét và bổ sung. Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức và ghi bảng GV lưu ý HS: Xích đạo là nơi quanh năm có độ dài thời gian ban ngày và ban đêm bằng nhau. Càng xa xích đạo, sự chênh lệch độ dài ngày đêm càng lớn. 2. Hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời a/ Mùa trên Trái Đất * Mùa của hai bán cầu: - Ngày 22/6: + Bán cầu Bắc là mùa nóng do ngã về phía Mặt Trời nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt. + Bán cầu Nam là mùa lạnh do không ngã về phía Mặt Trời nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt. - Ngày 22/12 thì hiện tượng diễn ra ngược lại. - Thời gian mùa ở 2 bán cầu đối lập nhau. Bán cầu này là mùa nóng thì bán cầu kia là mùa lạnh. * Mùa theo vĩ độ: - Ở các vĩ độ thấp: quanh năm nóng do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời quanh năm lớn. - Ở các vĩ độ trung bình: có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời thay đổi đáng kể trong năm. - Ở các vĩ độ cao: quanh năm lạnh do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời quanh năm nhỏ. b/ Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa: Vào mùa hè: thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào mùa đông thì ngược lại. Phiếu học tập Thời gian Địa điểm Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12 Mùa So sánh độ dài ngày đêm Mùa So sánh độ dài ngày đêm Bán cầu Bắc Bán cầu Nam Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả. b. Tổ chức hoạt động. GV sử dụng bảng hỏi ngắn để kiểm tra năng lực của học sinh: Câu hỏi Trả lời Thời gian chuyển động hết một vòng quanh Mặt Trời của Trái Đất là bao lâu? Hướng chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là gì? Trong quá trình chuyển động quanh Mặt Trời, hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Trái Đất như thế nào? Vào ngày 22/6, ở bán cầu Bắc là mùa gì? Vào ngày 22/6, ở bán cầu Nam là mùa gì? Vào ngày 22/12, ở bán cầu Bắc là mùa gì? Vào ngày 22/12, ở bán cầu Nam là mùa gì? Ở Xích đạo, độ dài ngày đêm như thế nào? HS lần lượt trả lời các câu hỏi. HS khác nhận xét. GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 4: vận dụng a. Mục tiêu: HS biết và giải thích được những vấn đề có liên quan đến kiến thức về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời và các hệ quả. b. Tổ chức hoạt động: Bước 1: GV nêu tình huống: Nghỉ hè năm nay, bố cho Nam đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. Nam không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm. Em hãy giải thích cho Nam. Bước 2: HS lắng nghe và tiếp nhận nhiệm vụ GV gợi ý, hỗ trợ học sinh thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: HS: trình bày kết quả. HS khác nhận xét và bổ sung Bước 4: GV nhận xét, đánh giá - Dặn dò HS chuẩn bị nội dung cho tiết học tiếp theo: Xác định phương hướng ngoài thực tế . IV. HỒ SƠ HỌC TẬP Phiếu học tập Nội dung 1. Tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Hình dạng quỹ đạo Hướng chuyển động Thời gian chuyển động hết một vòng Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Nội dung 2. Tìm hiểu hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa Thời gian Địa điểm Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12 Mùa So sánh độ dài ngày đêm Mùa So sánh độ dài ngày đêm Bán cầu Bắc Bán cầu Nam 2. Thông tin phản hồi phiếu học tập Nội dung 1. Tìm hiểu về chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Hình dạng quỹ đạo Hướng chuyển động Thời gian chuyển động hết một vòng Hướng nghiêng và độ nghiêng của trục Hình E-lip Từ Tây sang Đông 365 ngày 6 giờ Không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66độ33’. Phiếu học tập 2 Thời gian Địa điểm Ngày 22 tháng 6 Ngày 22 tháng 12 Mùa So sánh độ dài ngày đêm Mùa So sánh độ dài ngày đêm Bán cầu Bắc Nóng Ngày dài hơn đêm Lạnh Ngày ngắn hơn đêm Bán cầu Nam Lạnh Ngày ngắn hơn đêm Nóng Ngày dài hơn đêm Tuần 7 Tiết 13 BÀI 9: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC TẾ NS: 15/10/2023 ND: 17/10/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng - Có hiểu biết cơ bản nhất về la bàn và phương hướng ngoài thực tế. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề Năng lực địa lí - Xác định được phương hướng dựa vào la bàn hoặc quan sát hiện tượng tự nhiên. - Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; sử dụng những kĩ năng cần thiết để thu thập tài liệu ngoài thực địa; quan sát, ghi chép, trình bày được những thông tin thu thập được từ thực địa. - Quan sát và sử dụng các hiện tượng thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống hằng ngày. 3. Phẩm chất - Trách nhiệm: Gần gũi, gắn bó hơn với thiên nhiên xung quanh. - Chăm chỉ: Tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - La bàn - Điện thoại thông minh có la bàn - Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế 2. Học sinh - La bàn - Tranh ảnh, video về tìm phương hướng trong thực tế III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a) Mục tiêu: Huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. b) Tổ chức hoạt động: B1. Giao nhiệm vụ Tình huống: Hãy tưởng tượng trong một chuyến hải trình từ Việt Nam đi Mĩ, bất chợt gặp con bã... các bạn khác. - GV quan sát, theo dõi, đánh giá thái độ làm việc, giúp đỡ những HS gặp khó khăn. B3. - HS trình bày trước lớp kết quả làm việc cá nhân. - HS khác nhận xét, bổ sung. B4. - GV thông qua trình bày của HS rút ra nhận xét, khen ngợi và rút kinh nghiệm những hoạt động rèn luyện kĩ năng của cả lớp. 4. Hoạt động vận dụng a) Mục tiêu: HS vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề. b) Hướng dẫn thực hiện Về nhà sử dụng la bàn xác định vị trí nơi em đang đứng đến các vật xung quanh; xác định hướng em đi từ nhà đến trường dựa vào hướng Mặt Trời mọc hoặc lặn. Tuần 7 Tiết 14 BÀI 10: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT. CÁC MẢNG KIẾN TẠO NS: 15/10/2023 ND: 20/10/2023 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng - Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp: vỏ Trái Đất, man-ti và nhân. Mỗi lớp có đặc điểm riêng (độ dày, trạng thái, nhiệt độ). - Nêu được đặc điểm cấu tạo, tác động của các mảng kiến tạo trên Trái Đất. 2. Năng lực Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề Năng lực địa lí - Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức được đặc điểm 3 lớp cấu tạo của Trái Đất. - Năng lực tìm hiểu địa lí: + Khai thác kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa (SGK) từ trang (tr) 138-139. + Sử dụng hình 1 SGK tr138 để trình bày cấu tạo của Trái Đất. + Sử dụng lược đồ hình 2 SGK tr139 để xác định các mảng kiến tạo. - Năng lực vận dụng tri thức địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn: nêu được vai trò của lớp vỏ Trái Đất. 3. Phẩm chất - Ý thức học tập nghiêm túc, say mê yêu thích tìm tòi những thông tin khoa học về Trái Đất. - Ý thức phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất - Video về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng - Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ Trái Đất 2. Học sinh - SGK, vở ghi, dụng cụ học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động khởi động a) Mục tiêu: Gợi mở những kiến thức ban đầu về cấu tạo của Trái Đất và các địa mảng kiến tạo; huy động kĩ năng quan sát, giúp học sinh kết nối kiến thức đã có với kiến thức của bài học mới. b) Tổ chức hoạt động: B 1. Giao nhiệm vụ - GV cho HS xem video clip: https://www.youtube.com/watch?v=xYk5L9XHXjc Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất thật là khó, em hãy thảo luận cùng các bạn làm thế nào để biết được cấu tạo bên trong của Trái Đất? Hãy lựa chọn một trong các phương án sau: a. Khoan sâu vào trong tâm của Trái Đất b. Nghiên cứu gián tiếp c. Chụp ảnh từ vệ tinh B2. HS khai thác thông tin từ video, tìm câu trả lời theo quan điểm cá nhân. B3. HS trả lời câu hỏi của mình. B4. GV nhận xét và dẫn dắt vào bài mới: Từ xưa tới nay, con người vẫn muốn tìm hiểu trong lòng Trái Đất có gì ? Cấu tạo của Trái Đất ra sao? Bài học hôm nay sẽ phần nào đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi ấy. 2. Hình thành kiến thức mới 2.1. Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất a) Mục tiêu - Trình bày được cấu tạo, vai trò của lớp vỏ Trái Đất. - Nêu được tên các lớp cấu tạo của Trái Đất và đặc điểm của từng lớp. b) Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN B1. Giao nhiệm vụ Nv : cá nhân - Để biết cấu trúc bên trong của Trái Đất, các nhà khoa học phải tiến hành biện pháp gì? Giải thích vì sao họ lựa chọn phương án đó? - Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất? Nv 2: cặp/nhóm. + Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất. + Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của lớp man -ti. + Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm của lớp nhân Đặc điểm Lớp vỏ Lớp manti Lớp nhân Độ dày Trạng thái Nhiệt độ. Trong 3 lớp lớp nào là quan trọng nhất ? Vì sao? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm B4: Kết luận, nhận định - HS nhận xét, đánh giá và bổ sung - GV nhận xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. 1. Cấu tạo của Trái Đất Đặc điểm Lớp vỏ Lớp manti Lớp nhân Độ dày Dày từ 5-70km Dày 2900km Dày khoảng 3400km Trạng thái Trạng thái rắn chắc Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng Trạng thái lỏng đến rắn Nhiệt độ. Nhiệt độ tối đa 10000C. Nhiệt độ khoảng 1500-47000C. Nhiệt độ cao nhất khoảng 50000C. 2.2. Tìm hiểu về các địa mảng (mảng kiến tạo) a) Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo, đặc điểm của các mảng kiến tạo. - Nêu và xác định được tên các mạng kiến tạo, tác động giữa các mảng kiến tạo với nhau. b) Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS SẢN PHẨM DỰ KIẾN B1. Giao nhiệm vụ Thảo luận nhóm - Nhóm 1, 2: Kể tên các địa mảng chính của lớp vỏ Trái Đất và lên xác định trên lược đồ. Việt Nam nằm ở địa mảng nào? - Nhóm 3,4 : Tìm trên lược đồ các địa mảng xô vào nhau và các địa mảng tách xa nhau. B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: Làm việc với SGK, tương tác nhóm hoàn thành nhiệm vụ được giao B3: Báo cáo, thảo luận HS báo cáo sản phẩm của nhóm. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm B4: Kết luậ...lòng Trái Đất được gọi là quá trình nội sinh, hiểu đơn giản là những lực được sinh ra trong lòng Trái Đất. + Thế nào là quá trình nội sinh,ngoại sinh? + Quá trình nội sinh, ngoại sinh được biểu hiện như thế nào? + Tại sao các quá trình nội sinh,ngoại sinh lại làm cho bề mặt Trái Đất trở nên ghồ ghề? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK, thảo luận và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Khác nhau Các yếu tố Nội sinh Ngoại sinh Nguồn gốc Quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất Quá trình xảy ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất Tác động đến đại hình Xu hướng tạo nên sự gồ ghề của bề mặt Trái Đất Xu hướng san bằng địa hình, làm bề mặt bằng phẳng hơn Đối tượng tác động: Các dạng đị hình có quy mô lớn như châu lục, miền núi, cao nguyên Các dạng địa hình có quy mô nhỏ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Trong các hình 1,2,3,4, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình của qúa trình nội sinh, hình nào thể hiện tác động chủ yếu của quá trình của qúa trình ngoại sinh Quá trình ngoại sinh: hình 3, 4 - Quá trình nội sinh: hình 1, 2 1. Quá trình nội sinh và ngoại sinh - Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở lớp man-ti. - Ngoại sinh là các quá trình xảy ra trên bề mặt TĐ hoặc những nơi không sâu dưới mặt đất. - Quá trình nội sinh liên quan tới nguồn năng lượng được sinh ra trong lòng Trái Đất. - Tác động ngoại lực lại thiên về san bằng, hạ thấp địa hình. - Quá trình tạo núi, phun trào núi lửa, động đất.... đã hình thành các dạng địa hình, bề mặt trái đất trở nên gồ ghề. 2.2. Tìm hiểu hiện tượng tạo núi Mục tiêu: Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tạo núi, vai trò của quá trình ngoại sinh Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát hình 5 và đọc thông tin trong mục 2, em hãy trình bày hiện tượng núi? - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV gọi HS trả lời câu hỏi. Ngoại sinh có vai trò như thế nào trong việc làm biến đổi hình dạn của núi Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Hiện tượng tạo núi - Trong quá trình di chuyễn, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi hoặc bị đức gãy, vật chất nóng chãy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa - Có xu hướng san bằng (hạ thấp địa hình) bề mặt Trái Đất Hoạt động 3: Luyện tập a. Mục tiêu Củng cố, khắc sâu, hệ thống lại nội dung kiến thức bài học. b. Tổ chức hoạt động - Em hãy nêu vai trò của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất - Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi. - Thu thập thông tin, hình ảnh về một số dạng địa hình do gió, nước,.. tạo thành và chia sẻ với các bạn Hoạt động 4: Vận dụng a. Mục tiêu: : Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn. b. Tổ chức hoạt động Bước 1: Giao nhiệm vụ cho học sinh. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi Đỉnh núi cao nhất thế giới có độ cao bao nhiêu? ở quốc gia nào? Tại sao trên các đỉnh núi cao lại có băng tuyết? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ học tập. Bước 3: Báo cáo kết quả làm việc. Bước 4: GV quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của HS. Tuần 8 Tiết 16 ÔN TẬP NS: 22/10/2023 ND: 27/10/2023 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức. - Hệ thống hóa lại kiến thức đã học cho HS. - Giải đáp các câu hỏi và bài tập khó cho HS. 2. Kĩ năng. Biết đọc, quan sát các đối tượng địa lí trên bản đồ, lược đồ. 3. Thái độ. Giúp các em thêm yêu thích môn học. 4. Định hướng năng lực được hình thành: - Năng lực chung: Giao tiếp, hợp tác, giải quyêt vấn đề, sử dụng ngôn ngữ... - Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lảnh thổ, sử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Đối với giáo viên: Các loại bản đồ, lược đồ cần thiết cho bài học. 2. Đối với học sinh: Sách, vở, đồ dùng học tập III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Ổn định lớp: Điểm danh sĩ số lớp 2. Kiểm tra bài củ. (Linh hoạt) 3. Bài mới. Hệ thống kiến thức đã học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG TRÁI ĐẤT TRONG HỆ MẶT TRỜI. HÌNH DẠNG TRÁI ĐẤT VÀ CÁCH THỂ HIỆN BỀ MẶT TRÁI ĐẤT TRÊN BẢN ĐỒ Hs dựa vào H2 ?/ Trình bày các khái niệm kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, KT Đông, KT Tây, VT Bắc, VT Nam, nữa cầu Đông, nữa cầu Tây, nữa cầu Bắc, nữa cầu Nam? - Xác định được: kinh tuyến gốc, các kinh tuyến Đông và kinh tuyến Tây; vĩ tuyến gốc, các đườ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_va_dia_li_6_phan_dia_li_sach_kntt_n.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.doc
- Tuần 4.docx
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.docx
- Tuần 10+11.docx
- Tuần 12.docx
- Tuần 13+14.docx
- Tuần 15+16.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17-18.docx
- Tuần 19-20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.docx
- Tuần 23-24.docx
- Tuần 25.docx
- Tuần 26.docx
- Tuần 27.doc
- Tuần 28.docx
- Tuần 29.docx
- Tuần 30-31.docx
- Tuần 31-32.docx
- Tuần 33.docx
- Tuần 34.docx
- Tuần 35-36.docx