Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
a) Mục tiêu: Giúp HS
- Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học.
- Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học.
b) Nội dung:
GV đặt câu hỏi, HS trả lời.
HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV
c) Sản phẩm:
- HS chỉ nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh.
d) Tổ chức thực hiện:
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV)
- GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch
Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên?
B2: Thực hiện nhiệm vụ
GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi.
HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV.
B3: Báo cáo thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS đứng lên trả lời
HS:
- Đại diện trả lời câu hỏi
- HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
CHƯƠNG I. VÌ SAO PHẢI HỌC LỊCH SỬ Người soạn: Hoàng Thị Hà Bài 1 LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Khái niệm lịch sử. - Vai trò của môn Lịch sử trong cuộc sống. 2. Về năng lực: - Nêu được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. - Hiểu được lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. - Lí giải được vì sao cần học lịch sử. 3. Về phẩm chất: - Tự hào về truyền thống lịch sử dân tộc, có ý thức trách nhiệm với cộng đồng. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề chính của nội dung bài học. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời. HS quan sát ngữ liệu và trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS chỉ nêu được ý nghĩa của hai câu thơ của Hồ Chí Minh. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu 2 câu thơ của Hồ Chủ Tịch Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam ? Em hãy cho biết ý nghĩa của hai câu thơ trên? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung 2 câu thơ và trả lời câu hỏi. HS đọc ngữ liệu, và trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu HS đứng lên trả lời HS: - Đại diện trả lời câu hỏi - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét câu trả lời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Lịch sử và môn lịch sử là gì? a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được khái niêm lịch sử và bộ môn lịch sử. b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. - Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) là sự kiện lịch sử, vì sự kiện này đã xảy ra trong quá khứ và là mộc mốc lịch sử quan trọng của dân tộc. - Từ đó rút ra được khái niệm lịch sử và môn lịch sử. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - GV trình chiếu hình ảnh lễ hội của đền Hai Bà Trưng và đặt câu hỏi: ? Sự kiện khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43) có phải là lịch sử không? Vì sao? ? Lịch sử và môn Lịch sử là gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. - Lịch sử là tất cả những gì đã xảy ra trong quá khứ. - Môn lịch sử là môn học tìm hiểu về lịch sử loài người và những hoạt động chính của con người trong quá khứ. 2. Vì sao cần phải học lịch sử? a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử? b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Em sinh ra trong một dòng họ, em có muốn biết về gia phả (cội nguồn) của dòng họ mình không? Em làm thế nào để biết điều đó ? ? Từ đó em hãy cho biết học lịch sử để làm gì? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. - Học lịch để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được ông cha ta đã phải lao động, sáng tạo, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay. - Học lịch sử giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp do con người tạo ra trong quá khứ để lại. 3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử? HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 4 nhóm: - Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4 - Phát phiếu học tập & giao nhiệm vụ: Nhóm 1: Tìm hiểu về tư liệu hiện vật. Nhóm 2: Tìm hiểu về tư liệu chữ viết. Nhóm 3: Tìm hiểu về tư liệu truyền miệng. Nhóm 4: Tìm hiểu về tư liệu gốc. * Vòng mảnh ghép (8 phút) - Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thàn...ời của HS và chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Vì sao phải xác định thời gian? a) Mục tiêu: Giúp HS hiểu được vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? b) Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS trả lời câu hỏi của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) ? Quan sát bảng thống kê và cho biết căn cứ vào những thông tin nào để sắp xếp các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian? ? Từ đó em hãy cho biết vì sao phải xác định thời gian trong lịch sử? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời HS: - Quan sát bảng thống kê để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi của GV. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu HS trả lời. HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Thời gian Sự kiện Năm 248 Khởi nghĩa Bà Triệu Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng Năm 1009 Nhà Lý thành lập Năm 1288 Chiến thắng quân Nguyên trên sông Bạch Đằng. à Các sự kiện được sắpx xếp theo trình tự trước, sau. - Lịch sử loài người gồm nhiều sự kiện xảy ra vào những thời gian khác nhau. Muốn dựng lại lịch sử , phải sắp xếp tất cả các sự kiện trong quá khứ theo thứ tự thời gian 2. Cách tính thời gian trong lịch sử như thế nào? a) Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần phải học lịch sử? b) Nội dung: - GV sử dụng KT khăn phủ bàn để tổ chức cho HS khai thác đơn vị kiến thức. - HS suy nghĩ cá nhân, làm việc nhóm và hoàn thiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Phiếu học tập đã hoàn thành của HS. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chia nhóm và giao nhiệm vụ: ? Hãy cho biết cách tính thời gian trong lịch sử ? ? Từ đó em hãy lấy một ví dụ để tính thời gian trong lịch sử? ? Nhìn vào tờ lịch em hãy cho biết ngày dương và ngày âm? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS suy nghĩ cá nhân và thảo luận luận nhóm. GV hướng dẫn, hỗ trợ các em thảo luận nhóm (nếu cần). B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang phần luyện tập. - Người xưa đã làm ra lịch: + Âm lịch: được tính theo chu kì chuyển động của mặt trăng quay quanh trái đất. + Dương lịch: được tính theo chu kì chuyển động của trái đất quay quanh mặt trời (còn gọi là công lịch). Chúa Giê Su ra đời TCN 1 SCN (+) CN ( - ) {thập kỉ: 10 năm; thế kỉ (100 năm), thiên niên kỉ (1000 năm)}. - Ở Việt Nam, Công lịch được dùng trong các cơ quan nhà nước, tuy nhiên âm lịch vẫn được dùng cho văn hoá và tâm linh, bởi vậy trên tờ lịch đều ghi rõ 2 ÂL và DL. HĐ 3: LUYỆN TẬP a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức của bài học vào việc làm bài tập cụ thể b) Nội dung: HS suy nghĩ cá nhân làm bài tập của GV giao c) Sản phẩm: Bài tập 1: Đáp án đúng của bài tập. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao bài tập cho HS Bài tập 1: Muốn biết năm 2000 TCN cách ta bao nhiêu năm thì em tính như thế nào? 2021 + 2000 = 4021 năm Bài tập 2: Muốn biết năm 1230 SCN cách 2021 bao nhiêu năm thì ta tính thế nào? 2021 – 1230 = 791 năm à Muốn biết năm TCN cách hiện tại thì làm phép cộng, muốn biết SCN cách hiện tại ta làm phép trừ. B2: Thực hiện nhiệm vụ - HS xác định yêu cầu của đề bài và suy nghĩ cá nhân để làm bài tập - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu đề và làm bài tập B3: Báo cáo, thảo luận - GV yêu cầu HS trình bày sản phẩm của mình. - HS trình bày, theo dõi, nhận xét, đánh giá và bổ sung cho bài của bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét bài làm của HS. HĐ 4: VẬN DỤNG a) Mục tiêu: Củng cố và mở rộng kiến thức nội dung của bài học cho HS b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ, HS thực hiện nhiệm vụ. c) Sản phẩm: Bài làm của HS (HS chỉ ra được lịch sử của trường học, của ngôi làng, của di tích đền thờ nơi mình sinh sống). d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Em hãy tìm hiểu năm xây dựng của công trình trình kiến trúc ở nơi em đang sinh sống hoặc một di chỉ lịch sử mà em biết và tính niên đại của nó? B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV qua hệ thống CNTT mà GV hướng dẫn. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. *****...iện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người - Quá trình tiến hóa từ vượn thành người trên Trái đất diễn ra qua ba giai đoạn: + Cách đây khoảng từ 5-6 triệu năm, ở chặng đầu của quá trình tiến hoá, có một loài vượn khá giống người đã xuất hiện, được gọi là Vượn người. + Trải qua quá trình tiến hoá, khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã tiến hóa thành Người tối cổ. + Người tối cổ trải qua quá trình tiến hóa, vào khoảng 150.000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện, đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành. - Điểm tiến hóa về cấu tạo cơ thể của vượn người, Người tối cổ, Người tinh khôn: + Vượn người: Di chuyển bằng hai chi sau, thể tích hộp sọ trung bình 400 cm3 + Người tối cổ: Hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, thể tích hộp sọ trung bình 650 cm3 đến 1200 cm3. + Người tinh khôn: Hình dáng, cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, còn được gọi là Người hiện đại. Thể tích hộp sọ trung bình khoảng 1400 cm3. - Những phát hiện khảo cổ về người Nê-an-đéc-tan, Cô gái Lu-cy có ý nghĩa trong việc giải thích nguồn gốc và quá trình tiến hóa của loài người: + Người Nê-an-đéc-tan: chứng minh đây là hóa thạch của người nguyên thủy có niên đại khoảng 100.000 năm trước. + Cô gái Lu-cy: bộ xương hóa thạch của người phụ nữ có niên đại khoảng 3,2 triệu năm trước, thuộc Đông Phi. - Châu Phi là nơi con người xuất hiện sớm nhất, di cư qua các châu lục, môi trường sống khác nhau, cơ thể biến đổi thích nghi với môi trường. Tuy nhiên họ vẫn chung một nguồn gốc. Hoạt động 2: Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Cuối thế kỉ XIX, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), các nhà khảo cổ học đã phát hiện được một số mẩu xương hoá thạch của Người tối cổ có niên đại khoảng 2 triệu năm trước và đặt tên là “Người Gia-va”. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi khác trong khu vực Đông Nam Á, nhiều di cốt hoá thạch, di chỉ đồ đá gắn với giai đoạn Người tối cổ cũng được tìm thấy. - GV yêu cầu HS quan sát Bảng các dấu tích Người tối cổ ở Đông Nam Á SGK trang 14 và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á - GV mở rộng kiến thức: Đông Nam Á có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có nhiều sông suối, đất đai phì nhiêu, màu mỡ, khí hậu nóng ẩm. Vì vậy, khu vực này rất thuận lợi cho việc trồng trọt (nông nghiệp trồng lúa), chăn nuôi, đánh bắt. Vượn người vì thế đã xuất hiện ở đây từ rất sớm và cũng bước tiến hóa thành Người tối cổ, Người tinh khôn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn, HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. - GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trả lời câu hỏi. - GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 2. Dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á - Những dấu tích của Người tối cổ ở Đông Nam Á: đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a); Pôn-a-ung (Mi-an-ma), Sa-ra-wak (Ma-lai-xi-a); Gia Lai, Đồng Nai, Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Việt Nam),... Hoạt động 3: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS xác định được những dấu tích của Người tối cổ trên đất nước Việt Nam. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trả lời câu hỏi. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu kiến thức: Tại Việt Nam, những dấu tích của Người tối cổ được phát hiện có niên đại sớm nhất từ khoảng 800.000 năm trước. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Lược đồ Hình 3.4 và trả lời câu hỏi: + Nêu một số dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam. + Nhận xét về phạm vi phân bố của các dấu tích Người tối cổ ở Việt Nam. - GV giới thiệu kiến thức: + Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Son), trong lớp đất chứa nhiều than, xương động vật cổ cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm, giới khảo cô học phái hiện được những chiếc răng của Người tối cổ. Tại Núi Đọ (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai),... các nhà khảo cổ học phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập; nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ. Trải qua hàng chục vạn năm lao động, Người tối cổ đã mở rộng địa bàn sinh sống ra nhiều nơi như: Thẩm Ồm (Nghệ An), hang Hùm (Yê...n nhiệm vụ học tập - HS có 1 phút quan sát kĩ 4 mảnh ghép và ghép thành bức hoạ hoàn chỉnh.Và ghi nhanh ý nghĩa của bức hoạ vào bảng nhóm (Giấy 4) B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Tổ chức xã hội nguyên thuỷ. a) Mục tiêu: Giúp HS mô tả sơ lược các giai đoạn tiến triển của xã hội nguyên thuỷ. b) Nội dung: Hs: Quan sát sơ đồ mô phỏng tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ ( H 4.2) đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác sơ đồ ( H 4.2), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. Người tối cổ Người tinh khôn Bộ lạc Thị tộc Bầy đàn - Nhiều thị tộc cư trú trên cùng địa bàn - Đứng đầu là Tù trưởng - Vài chục gia đình có quan hệ huyết thống. - Đứng đầu là Tộc trưởng - 5-7 hộ gia đình lớn - Có sự phân công lao động giữa nam và nữ Hình 4.2. Sơ đồ mô phỏng tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ c) Sản phẩm: *Dự kiến sản phẩm của học sinh NV1. Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn nào? Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn: Từ bầy đàn chuyển lên thị tộc, bộ lạc. NV2. Mối quan hệ của con người trong xã hội nguyên thuỷ? So với mối quan hệ của con người trong xã hội hiện đại? Mối quan hệ của con người trong xã hội nguyên thuỷ: + Giai đoạn bầy đàn đó là mối quan hệ giản đơn 5-7 gia đình lớn. + Giai đoạn thị tộc là quan hệ huyết thống. + Giai đoạn bộ lạc là mối quan hệ cộng đồng. d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) Dựa vào hình 4.2 và kiến thức đã tìm hiểu được, em hãy cho biết: ? Xã hội nguyên thuỷ đã trải qua những giai đoạn nào? B2: Thực hiện nhiệm vụ HS đọc SGK, thu thập thông tin. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu đại diện học sinh trình bày – tương tác với các bạn khác. B4: Kết luận, nhận định (GV) Nhận xét câu trả lời của HS và và chốt kiến thức lên màn hình. Nhiệm vụ 2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát hình 4.2 và ngữ liệu SGK, hãy cho biết mối quan hệ của con người trong xã hội nguyên thuỷ là như thé nào? Có gì giống và khác với quan hệ của con người trong xã hội hiện đại? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của Gv B3: Báo cáo thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo - Người nguyên thuỷ đã tổ chức xã hội của mình từ bầy đàn chuyển lên thị tộc, bộ lạc. - Mối quan hệ của con người trong xã hội nguyên thuỷ: + Giai đoạn bầy đàn đó là mối quan hệ giản đơn 5-7 gia đình lớn. + Giai đoạn thị tộc là quan hệ huyết thống. + Giai đoạn thị tộc là mối quan hệ cộng đồng HOẠT ĐỘNG 2: Đời sống của người nguyên thuỷ a) Mục tiêu: Giúp HS - Trình bày được những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần và tổ chức xã hội của con người thời nguyên thủy. - Nêu được đôi nét về đời sống của người nguyên thủy trên đất nước Việt Nam. - Nhận biết được vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy cũng như của con người và xã hội loài người. b) Nội dung: Hs: Quan sát tranh ảnh về đời sống vật chất, đời sống tinh thần của người tối cổ, người tinh khôn và người nguyên thuỷ trên đất nước Việt Nam, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. - GV sử dụng KT mảnh ghép cho HS thảo luận và KT đặt câu hỏi để hỏi. - Hs làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày sản phẩm. c) Sản phẩm: Câu trả lời và sản phẩm nhóm của HS Đời sống của người nguyên thuỷ Đời sống vật chất Đời sống tinh thần Đời sống của người nguyên thuỷ ở Việt Nam - Công cụ lao động: biết dùng lửa, tạo ra lửa, rìu đá, lưỡi cuốc, đồ đựng bằng gốm - Cách thức lao động: Trồng trọt, chăn nuôi - Địa bàn cư trú: Ở ven sông suối. - Đời sống tinh thần phong phú. + Tâm linh: họ quan niệm mọi vật đều có tâm linh, sùng bái “vật tổ”; chôn người chết. + Nghệ thuật: biết làm, dùng đồ trang sức Biết sử dụng nhạc cụ *Đời sống vật chất: - Công cụ lao động bằng đá, và nhiều công cụ, vật dụng mới Cách thức lao động: trồng trọt, chăn nuôi - Địa bàn cư trú: ổn định, mở rộng. *Đời sống tinh thần: phong phú, độc đáo: Khắc trên vách hang động d) Tổ chức thực hiện HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) * Vòng chuyên sâu (7 phút) - Chia lớp ra làm 3 nhóm: - Yêu...ới thật sự ý nghĩa. d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ: (GV giao bài tập) Bài tập: Qua các hình từ 4.3 đến 4.8, hãy nêu vai trò của lao động đối với quá trình phát triển của người nguyên thủy. Từ đó, phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay. B2: Thực hiện nhiệm vụ - GV hướng dẫn các em tìm hiểu yêu cầu của đề. - HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập. B3: Báo cáo, thảo luận - GV hướng dẫn các em cách nộp sản phẩm cho GV sau khi hoàn thành. - HS làm bài tập ra giấy và nộp lại cho GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét ý thức làm bài của HS, nhắc nhở những HS không nộp bài hoặc nộp bài không đúng qui định (nếu có). - Dặn dò HS những nội dung cần học ở nhà và chuẩn bị cho bài học sau. ****************************** Người soạn: Phạm Thi Ngân Bài 5 CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI CUỐI THỜI NGUYÊN THỦY (2 tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: - Quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. - Sự tan rã của xã hội nguyên thủy. - Sự hình thành xã hội có giai cấp. - Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông. - Xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun) 2. Về năng lực: - Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. - Giải thích được vì sao sự tan rã của xã hội nguyên thủy. - Mô tả và giải thích được sự hình thành xã hội có giai cấp. - Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông. - Nêu được một số nét cơ bản của xã hội nguyên thủy ở Việt Nam (qua các nền văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên – Đồng Đậu – Gò Mun) 3. Về phẩm chất: - Từ việc thấy được sự cải tiến không ngừng của con người trong quá trình chế tác công cụ lao động, HS luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả học tập tốt nhất. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Giáo viên Một số tranh ảnh về cách con người sử dụng kim loại trong cuộc sống. Lược đồ treo tường Di chỉ thời đồ đá và đồ đồng ở Việt Nam (H4,tr22) Một số hình ảnh công cụ bằng đồng, sắt của người nguyên thủy trên thế giới và Việt Nam, mẩu chuyện người băng Ốt – di. Học sinh Học sinh tìm hiểu về các đồ dùng kim loại được sử dụng trong cuộc sống. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Dự kiến Tiết 1 Mục 1. Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy Mục 2. Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy Tiết 2 Mục 3. Việt Nam cuối thời nguyên thủy HĐ 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS kết nối bài mới, xác định nội dung của bài học. b) Nội dung: HS theo dõi video Cuộc sống sẽ như thế nào nếu không có kim loại theo link sau: https://www.youtube.com/watch?v=PORwh0k3V7o sau đó viết tiếp câu. c) Sản phẩm: HS nêu được những giả thuyết nếu không có kim loại. Gợi ý Nếu không có kim loại thì con người quay về thời kì đồ đá. Nếu không có kim loại thì không có nhà để ở. Nếu không có kim loại thì không có xe để đi. d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) HS trả lời câu hỏi: Trong vòng 1 phút em hãy viết tiếp câu nói sau: “Nếu không có kim loại thì” B2: Thực hiện nhiệm vụ HS viết tiếp. B3: Thực hiện nhiệm vụ Gv mời ngẫu nhiên 1 – 3 HS chia sẻ. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Như vậy nếu không có kim loại xuất hiện thì con người vẫn ở thời kì đồ đá. Khi kim loại xuất hiện đời sống con người có nhiều thay đổi từ gia đình tới xã hội. Trong bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về sự xuất hiện của kim loại và tác động của nó đối với sự chuyển biến và phân hóa từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 2.1 Sự phát hiện ra kim loại và chuyển biến về kinh tế cuối thời nguyên thủy Chuyển biến về xã hội cuối thời nguyên thủy a) Mục tiêu: Giúp HS - Trình bày được quá trình phát hiện kim loại và vai trò của kim loại đối với sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp. - Giải thích được vì sao sự tan rã của xã hội nguyên thủy. - Mô tả và giải thích được sự hình thành xã hội có giai cấp. - Sự phân hóa không triệt để của xã hội nguyên thủy ở phương Đông. b) Nội dung: -HS quan sát H5.1 – H5.5 kết hợp đọc toàn bộ thông tin mục I, II SGK, thảo luận cặp đôi để hoàn thiện phiếu học tập trong 8 phút. c) Sản phẩm: Phiếu học tập d) Tổ chức thực hiện B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS Làm việc cá nhân 3 phút, ghi kết quả ra giấy note. - Thảo luận cặp đôi 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập . PHIẾU HỌC TẬP B2: Thực hiện nhiệm vụ HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên giấy note trong thời gian 3 phút HS chia sẻ cặp đôi trong thời gian 5 phút, kết quả trên phiếu học tập. B3: Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một nhóm lên trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày (nếu cần). HS: - Đại diện 1 cặp đôi lên bày sản phẩm. - Các cặp khác theo dõi, quan sát, nhận xét, bổ sung. B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét thái ...3 d. Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Quan sát và nối hình ảnh ở cột A với từ ngữ ở cột B sao cho phù hợp B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS có 1 phút quan sát kĩ 4 bức tranh, ghép tranh với cụm từ phù hợp và ghi nhanh kết quả vào bảng nhóm (Giấy 4) B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định. - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà a. Mục tiêu: Nêu được tác động của điều kiện tự nhiên (các dòng sông, đất đai màu mỡ) đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. b. Nội dung: Hs: Quan sát tranh ảnh (hình 6.2), lược đồ (hình 6.1), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 6.2), lược đồ (hình 6.1), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. Hình 6.1.Lược đồ Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại Hình 6.2. Một người Ai Cập đang săn bắt chim ở khu vực đồng bằng sông Nin (tranh trên tường trong lăng mộ Nê-ba-mun) c. Sản phẩm: *Dự kiến sản phẩm của học sinh NV1.Điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại. K W L Liệt kê những điều đã biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại Ai Cập Lưỡng Hà Vị trí Nằm ở Đông Bắc châu Phi Nằm ở khu vực Tây Nam Á Đất đai Đất phù sa màu mỡ Đất phù sa màu mỡ Sông ngòi Sông Nin Sông Ti-gơ-rơ và Ơ-phơ-rát NV2. Tác động của ĐKTN đối với sự hình thành văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà + Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm à nền văn minh hình thành cả khi chưa có đồ sắt. +Liên kết công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời. +Có nhiều phát minh quan trọng phục vụ sản xuất. d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Nhiệm vụ 1: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào lược đồ 6.1 và kiến thức đã tìm hiểu được, em hãy hoàn thiện cột “K” và cột “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập và Lưỡng Hà cổ đại. K W L Liệt kê những điều đã biết về điều kiện tự nhiên của Ai Cập, Lưỡng Hà cổ đại Ai Cập Lưỡng Hà Vị trí Đất đai Sông ngòi B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin Ghi những điều đã biết vào cột “K” và những điều muốn biết vào cột “W” B3: Báo cáo thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức. Nhiệm vụ 2: B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Quan sát hình 6.2 và ngữ liệu SGK, hãy cho biết những “tặng phẩm” mà sông Nin đem lại cho Ai Cập? 2. Quan sát lược đồ 6.1 và đọc ngữ liệu SGK, cho biết điều kiện tự nhiên đã tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà? B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc SGK, thu thập thông tin Trình bày ý kiến cá nhân vào phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của Gv B3: Báo cáo thảo luận Hs báo cáo sản phẩm của nhóm bằng việc dán phiếu học tập của nhóm lên bảng. Đại diện nhóm trình bày sản phẩm – tương tác với nhóm bạn B4: Kết luận, nhận định Nhóm Hs đánh giá nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của các nhóm HS, chuẩn xác kiến thức và chuyển sang hoạt động tiếp theo -Ai Cập và Lưỡng Hà nằm ở lưu vực các con sông lớn (sông Nin, Ơ-phơ-rát, Ti-gơ-rơ) - Tác động của điều kiện tự nhiên đối với sự hình thành nền văn minh Ai Cập, Lưỡng Hà + Kinh tế nông nghiệp phát triển sớm à nền văn minh hình thành cả khi chưa có đồ sắt. +Liên kết công xã, tạo điều kiện cho nhà nước ra đời. +Có nhiều phát minh quan trọng phục vụ sản xuất. HOẠT ĐỘNG 2: Quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà a. Mục tiêu: Trình bày được quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và người Lưỡng Hà. b. Nội dung: Hs: Quan sát tranh ảnh, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh, đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. Hình 6.3. Mặt nạ bằng vàng của Pa-ra-ông Tu-lan-kha-môn (trị vì Ai Cập khoảng cuối thiên niên kỉ II TCN) c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào tranh ảnh và thông tin trong SGK hãy: Nêu quá trình thành lập nhà nước của người Ai Cập và Lưỡng Hà B2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS thực hiện nhiệm vụ thông qua sự định hướng và giúp đỡ của GV B3: Báo cáo thảo l... cần) GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo Bài 7. ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI ( tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng. - Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. - Nhận biết được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ. 2. Năng lực - Đọc và chỉ ra được thông tin quan trọng trên lược đồ. - Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Tìm kiếm, sưu tầm được tư liệu để phục vụ cho bài học và thực hiện các hoạt động thực hành, vận dụng. 3. Phẩm chất Trân trọng những di sản của nền văn minh Ấn Độ để lại cho nhân loại. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập. - Lược đồ Ấn Độ cổ đại, lược đồ Ấn Độ ngày nay. - Video về một số nội dung trong bài học (nếu có). 2. Chuẩn bị của học sinh Tranh ảnh, dụng cụ học tập theo yêu cầu của giáo viên III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HĐ1. Mở đầu a. Mục tiêu: - Kết nối kiến thức từ cuộc sống vào nội dung bài học. - Xác định được vấn đề của bài học. b. Nội dung: Xem phim về lễ hội KUMBH MÊLA (Lễ hội sông Hằng) ? Lễ hội trên của nước nào? Được tổ chức ở đâu ? Theo em vì sao Lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân tham gia Từ câu trả lời của HS, GV dẫn dắt vào bài mới c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức hoạt động: Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Theo dõi đoạn phim và trả lời các câu hỏi sau 1. Lễ hội trên của nước nào? 2. Được tổ chức ở đâu? 3. Theo em vì sao Lễ hội tôn giáo này thu hút đông đảo người dân tham gia Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích nội dung đoạn phim và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, phân tích nội dung và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ2. Hình thành kiến thức mới HOẠT ĐỘNG 1: Điều kiện tự nhiên ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng a. Mục tiêu: Giới thiệu được điều kiện tự nhiên của lưu vực sông Ấn, sông Hằng. b. Nội dung: HS: Quan sát lược đồ (hình 7.2), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác lược đồ (hình 7.2), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để trả lời câu hỏi và lĩnh hội kiến thức mới. c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh dưới sự định hướng của GV Yếu tố Đặc điểm Vị trí địa lí Là bán đảo Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang Đông. Địa hình -Phía Bắc bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ - dãy Hi-ma-lay-a. -Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn. -Phía Nam: Cao nguyên Đê-can nhiều núi đá hiểm trở. Khí hậu -Đại bộ phận có khí hậu nhiệt đới gió mùa. -Khí hậu phân hóa theo độ cao, ảnh hưởng bởi địa hình. Sông ngòi Có nhiều sông lớn: Sông Ấn, sông Hằng, d. Tổ chức hoạt động: Hoạt động của thầy và trò Sản phẩm dự kiến Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ Quan sát hình 7.2. Lược đồ Ấn Độ cổ đại và đọc nội dung trong SGK, em hãy: 1. Xác định trên lược đồ vị trí địa lí của Ấn Độ cổ đại? 2.Hoàn thành bảng thống kê điều kiện tự nhiên của Ấn Độ theo mẫu 3.Điều kiện tự nhiên đó ảnh hưởng thế nào đến sự hình thành văn minh Ấn Độ Yếu tố Đặc điểm Vị trí địa lí Địa hình Khí hậu Sông ngòi Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS trả lời (nhóm – KT phòng tranh) HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi. - Suy nghĩ cá nhân để lấy ví dụ minh hoạ. Bước 3. Báo cáo, thảo luận GV: - Yêu cầu HS trả lời, yêu cầu đại diện nhóm trình bày. - Hướng dẫn HS trình bày, nhận xét (nếu cần). HS: - Trả lời câu hỏi của GV. - Đại diện nhóm trình bày sản phẩm của nhóm. - HS các nhóm còn lại quan sát, theo dõi nhóm bạn trình bày và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). Bước 4. Kết luận, nhận định - Nhận xét về thái độ học tập & sản phẩm học tập của HS. - Chuyển dẫn sang nội dung tiếp theo. -Vị trí địa lí: Là bán đảo Nam Á, nằm trên trục đường biển từ tây sang Đông. - Địa hình: + Phía Bắc bao bọc bởi một vòng cung khổng lồ - dãy Hi-ma-lay-a. + Ở giữa: Đồng bằng Ấn – Hằng rộng lớn. + Phía Nam: Cao nguyên Đê-can nhiều núi đá hiểm trở. -Khí hậu: + Đại bộ phận có khí hậu nhiệt đới gió mùa. + Khí hậu phân hóa theo độ cao, ảnh hưởng bởi địa hình. -Sông ngòi: Có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,bồi đắp phù sa màu mỡ. àẢnh hưởng đến sự hình thành nền văn minh Ấn Độ HOẠT ĐỘNG 2: Chế độ xã hội ở Ấn Độ a. Mục tiêu: Trình bày được những điểm chính về chế độ xã hội của Ấn Độ. b. Nội dung: HS: Quan sát tranh ảnh (hình 7.3), đọc tài liệu (kênh chữ SGK) để tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của GV. GV: Hướng dẫn học sinh khai thác tranh ảnh (hình 7.3), đọc tài liệu (kênh chữ...uận, nhận định HS nhận xét bài làm của nhóm bạn GV đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của học sinh, chuẩn xác kiến thức (nếu cần) GV hướng dẫn Hs chuẩn bị bài cho tiết học tiếp theo ********************* Ngày soạn: Ngày giảng: BÀI 9 TRUNG QUỐC TỪ THỜI CỔ ĐẠI ĐẾN THẾ KỈ VII I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại. - Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng. - Xây dựng được trục thời gian từ thời Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy. - Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại. 2. Năng lực - Năng lực riêng : • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: - Biết khai thác và sử dụng được các sơ đồ, lược đồ, nguồn tư liệu hình ảnh, chữ viết trong bài học. • Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: - Trình bày được những điều kiện tự nhiên của Trung Quốc cổ đại. - Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng. - Xây dựng được trục thời gian từ thời Hán, Nam Bắc triều đến nhà Tùy. - Nêu được những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại. • Phát triển năng lực vận dụng: - Kĩ năng trình bày và giải thích chủ kiến về vai trò của nhà Tần; tư tưởng “Tiên học lễ, hậu học văn” - Vận dụng hiểu biết để làm rõ vai trò của phát minh kĩ thuật làm giấy đối với xã hội hiện đại. 3. Phẩm chất • Có thái độ khách quan trong nhìn nhận các nhân vật và sự kiện lịch sử • Có ý thức tôn trọng và học hỏi cái hay, cái đẹp trong văn háo của các dân tộc khác. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: - GV chiếu 1 số hình ảnh và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Các hình ảnh trên đây gợi cho chúng ta nhớ tới đất nước nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi theo ý kiến cá nhân. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài mới. Vậy Trung Quốc được hình thành từ bao giờ, như thế nào, đạt các thành tựu văn hóa nổi bật gì? Cô trò ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc a. Mục tiêu: Giới thiệu được những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Trung Quốc thời cổ đại. b. Nội dung: Đọc thông tin SGK, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận và trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Sản phẩm làm việc của HS. d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THƯC CƠ BẢN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 1. Điều kiện tự nhiên của Trung Quốc trong sgk. - GV yêu cầu HS quan sát lược đồ hình 8.1: ? Theo em, diện tích lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại có điểm gì khác so với Trung Quốc ngày nay? ? Nhà nước Trung Quốc cổ đại ra đời có giống Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ hay không? Vì sao? - Quan sát hình 8.2 và trả lời câu hỏi: ? Theo em, sông Hoàng Hà đã tác động tích cực và tiêu cực như thế nào đến cuộc sống của cư dân Trung Quốc thời cổ đại? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS suy nghĩ, trả lời - khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. + Gv mở rộng: Sông “Hoàng Hà” còn gọi là gọi là sông Vàng vì sông này mang theo lượng phù sa khổng lồ nên lòng sông luôn có màu Vàng . Dân Trung Quốc có câu “một bát nước sông Hoàng Hà, nửa bát là phù sa”; trung bình 1m3 nước sông Hoàng Hà chứa 34 gam phù sa (sông Nin là 1g/1m3 phù sa, sông Colorado 13g/1m3 phù sa). Trung Quốc cổ đại ra đời sớm từ TNK III.TCN + Tại sao lại nói “Hoàng Hà vừa là niềm kiêu hãnh vừa là nỗi buồn của nhân dân Trung Quốc”. ( nói được điểm tích cực: nước nhiều và bồi đắp phù sa khổng lồ; tiêu cực: phù sa khổng lồ gây ra hiện tượng bồi lắn phù sa, thay đổi dòng chảy gây ra hiện tượng vỡ đê, lũ lụt thường xuyên diễn ra. Trong hơn 2.500 năm, sông Hoàng Hà đã bị vỡ đê tới 1.600 lần, tính tới thời điểm tháng 9.2019. Trong suốt thời gian đó, sông Hoàng Hà cũng đã có 26 lần chuyển dòng chảy lớn ở vùng hạ lưu. Do lũ lụt nhiều nên vô hình chung bồi đắp lượng phù sa lớn, tạo điều kiện cho sự hình thành nền nông nghiệp và là cái nôi của nền văn minh Trung Quốc). 1. Điều kiện tự nhiên - Thời cổ đại, Trung Quốc nhỏ hơn ngày nay. - Những nhà nước cổ đại đầu tiên ra đời ở lưu vực sông Hoàng Hà; tiếp đó là ở hạ lưu sông Trường Giang. Hoạt động 2: Quá trình thống nhất và sự xác lập chế độ phong kiến dưới thời Tần Thủy Hoàng a. Mục tiêu: Mô tả được sơ lược quá trình thống nhất lãnh thổ và sự xác lập chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời Tần Thủy Hoàng. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, ...ược những thành tựu chủ yếu của nền văn minh Trung Quốc thời cổ đại. b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS KIẾN THƯC CƠ BẢN Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin mục 4 trong sgk. - GV yêu cầu hs thảo luận hoàn thiện phiếu học tập sau: Phiếu học tập Lĩnh vực Thành tựu Tư tưởng Chữ viết Văn học Tư tưởng Sử học Y học KH-KT Kiến trúc ? Em ấn tượng nhất với thành tựu nào của người Trung Quốc cổ đại? Tại sao? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc sgk và thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ nếu HS cần. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình. - GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. 4. Một số thành tựu của văn minh Trung Quốc Lĩnh vực Thành tựu Tư tưởng Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia Chữ viết Chữ tượng hình (chữ giáp cốt) Văn học Kinh Thi của Khổng Tử và Sở Từ của Khuất Nguyên. Sử học Sử kí của Tư Mã Thiên, Tam quốc chí của Trần Thọ Y học Dùng cây cỏ tự nhiên chữa bệnh (thuốc Nam) Lịch pháp phát minh ra âm lịch và nông lịch. Khoa học-kĩ thuật Trương Hoành phát minh ra địa động nghi; có 4 phát minh quan trọng (giấy, thuốc nổ, la bàn, kĩ thuật in). Kiến trúc Có nhiều công trình kiến trúc đồ sộ (Vạn lí trường thành...) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập. b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập. c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS. d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS hoạt động cặp trả lời các câu hỏi 1,2 trong sgk trang 41 - HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra câu trả lời: - GV theo dõi, hỗ trợ - GV gọi 1,2 cặp đôi trình bày; các cặp đôi khác bổ sung, nhận xét. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức. b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS về nhà: ? Trong vai một hướng dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu một thành tựu văn hóa tiêu biểu của Trung quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII. - HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành, trình bày với giáo viên vào tiết học sau. - GV nhận xét, đánh giá giờ dạy và dặn dò HS chuẩn bị bài học cho giờ học tiếp theo. BÀI 9: HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI MỤC TIÊU GV giúp HS được các yêu cầu sau: 1. Về kiến thức Giới thiệu và nhận xét được tác động của điều kiện tự nhiên (hải cảng, biển đảo) đối với sự hình thành, nền văn minh của Hy Lạp và La Mã. Trình bày được tổ chức nhà nước thành bang, nhà nước đế chế ở Hy Lạp và La Mã. Nêu được một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã. 2. Năng lực - Tự học, tự chủ thông qua việc học sinh sưu tầm tư liệu, hình ảnhvề Hy Lạp và La mã cổ đại. - Giải quyết vấn đề sáng tạo thông qua việc giải quyết nhiệm vụ học tập. - Giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động nhóm. - Tìm hiểu lịch sử qua việc khai thác các hình ảnh, lược đồ, tư liệu lịch sử. - Nhận thức lịch sử qua việc sử dụng tư liệu, hình ảnh, để giải thích sự hình thành và phát triển của Hy Lạp và La Mã cổ đại. 3. Phẩm chất Giáo dục phẩm chất chăm chỉ trong học tập, lao động. Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy thành tựu văn hóa. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên Giáo án, SGV, SGK Lịch sử và Địa lí 6. Tranh ảnh, lược đồ, tư liệu về nguồn gốc của loài người trên thế giới, ở Đông Nam Á và Việt Nam. Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh SGK Lịch sử và Địa lí 6. Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tình huống học tập, kết nối tri thức HS đã có với kiến thức bài mới, tạo hứng thú cho học sinh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. d. Tổ chức thực hiện: GV có thể dựa vào dẫn nhập để khởi động như sau: GV chiếu cho các em xem các hình ảnh Nhìn các hình ảnh trên em liên tưởng đến nước nào? Ngày nay nó thuộc quốc gia nào? Từ những hình ảnh trên, em hãy chia sẽ những hiểu biết của mình về quốc gia đó ? Sau khi HS trả lời Gv dẫn dắt vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Điều kiện tự nhiên HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS Bước 1: : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV có thể cho HS hoạt động theo cặp, thời gian 2 phútquan sát các lược đồ hình 9.1, 9.2, chỉ ra và đọc thông tin trong SGK, trả lời các câu hỏi: GV: Xác định vị trí địa lí của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hình 9.1: Lược đồ Hy Lạp cổ đại GV: Điều kiện tự nhiên có tác động như thế nào đến sự hình thành các nền văn m...bổ sung. 4.Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới. DỰ KIẾN SẢN PHẨM 3. Tổ chức nhà nước đế chế - Từ một thành bang nhỏ bé ở miền trung bán đảo l-ta-ly, La Mã đã dẩn mở rộng lãnh thổ và trở thành một đế chế rộng lớn, quyền của lực của người đứng đầu là rất lớn nhưng cũng có sự khác biệt qua tưng thời kì. - Từ năm 27 TCN, Ốc-ta-viu-xơ trở thành người thống trị duy nhất ở La Mã. Ốc-ta-viu-xơ đã nắm trong tay mọi quyền hành và được gọi là Ô-gu-xtu-xơ (đấng cao cả, tối cao). - Dưới thời Ô-gu-xtu-xơ, vai trò của Viện Nguyên lão được coi trọng, với số nghị viên khoảng 600 người, nhiều chức năng của Đại hội nhân dân trước đó được chuyển giao cho Viện Nguyên lão. HOẠT ĐỘNG 4. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp và La Mã. a. Mục tiêu: HS nêu được một số thành tựu tiêu biểu của văn minh Hy Lạp, La Mã. b. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát lược đồ tranh ảnh để trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: Vẽ được vẽ sơ đồ tư duy thể hiện thành tựu và lí giải thành tựu ấn tượng nhất. d. Tổ chức thực hiện: ******************* CHƯƠNG IV. ĐÔNG NAM Á (TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X) Bài 10 SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC VƯƠNG QUỐC Ở ĐÔNG NAM Á (TỪ NHỮNG THẾ KỈ TIẾP GIÁP CÔNG NGUYÊN ĐẾN THẾ KỈ X) ( tiết) I. MỤC TIÊU (Học xong bài học, học sinh sẽ đạt được) 1. Về kiến thức: Trình bày được sơ lược vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á. Trình bày được quá trình xuất hiện và sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. 2. Về năng lực: - Năng lực chung + Tự chủ và tự học: Tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện. + Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ cá nhân, nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp bản thân. + Giải quyết vấn đề sáng tạo: Phân tích, tóm tắt những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ. - Năng lực riêng + Tìm hiểu lịch sử: Khai thác các thông tin có trong hình ảnh, tư liệu, đọc bản đồ xác định mối liên hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á thời cổ với các nước Đông Nam Á hiện tại. + Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được vị trí địa lý của khu vực. Miêu tả được sự xuất hiện của các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các quốc gia Đông Nam Á. + Vận dụng kiến thức đã học để liên hệ với tình hình hiện tại. 3. Về phẩm chất: Nhân ái, biết tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hóa, học hỏi để hòa nhập. Có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa chung của khu vực ĐNÁ. Giáo dục tinh thần chung thống nhất của khu vực và hướng tới cộng đồng chung ASEAN II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV. - Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học. - Máy chiếu, máy tính - Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm. - Phiếu học tập. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ a) Mục tiêu: Giúp HS - Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. b) Nội dung: GV: Chia nhóm lớp và giao nhiệm vụ. HS quan sát hình ảnh, làm việc nhóm để trả lời câu hỏi của GV c) Sản phẩm: - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức ban đầu về ĐNÁ d) Tổ chức thực hiện: B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - Chiếu lược đồ ĐNÁ ngày nay và đặt câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là ĐNÁ? ? Đông Nam Á ngày nay gồm bao nhiêu quốc gia? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS quan sát, phân tích lược đồ và trả lời câu hỏi. HS: Quan sát, phân tích hình ảnh và ghi kết quả thảo luận ra phiếu học tập. B3: Báo cáo thảo luận GV: - Yêu cầu đại diện của một vài nhóm lên trình bày sản phẩm, chỉ bản đồ. - Hướng dẫn HS báo cáo (nếu các em còn gặp khó khăn). HS: - Đại diện báo cáo sản phẩm nhóm - HS còn lại theo dõi, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần). B4: Kết luận, nhận định (GV) - Nhận xét (hoạt động nhóm của HS và sản phẩm), chốt kiến thức, chuyển dẫn vào hoạt động hình thành kiến thức mới. - Viết tên bài, nêu mục tiêu chung của bài và dẫn vào HĐ tiếp theo. HĐ 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 1. Vị trí địa lý của Đông Nam Á a) Mục tiêu: HS nhận biết được vị trí địa lí của Đông Nam Á trên bản đồ. HS nhận biết được đặc điểm nổi bật về địa hình của Đông Nam Á. b) Nội dung: GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 12.1 (tr.63), kết hợp khai thác thông tin trong SGK để khai thác c) Sản phẩm học tập: trả lời được các câu hỏi của giáo viên d) Tổ chức thực hiện: HĐ của thầy và trò Sản phẩm dự kiến B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) GV yêu cẩu HS quan sát lược đồ hình 10.1 (tr.49), kết hợp khai thác thông tin trong SGK đặt câu hỏi. ? Em hãy xác định vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần. HS: - Quan sát ngữ liệu trong SGK. - Làm việc cá nhân, suy nghĩ tìm câu trả lời. B3: Báo cáo, thảo luận GV mời 1 vài hs lên chỉ trên lược đổ và trình bày vị
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_lich_su_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_na.docx