Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực KHTN:
+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng nghiên cứu.
+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự nhiên.
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
pdf 272 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy KHTN Lớp 6 Sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
BÀI 1. GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên 
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống 
- Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng 
nghiên cứu. 
- Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự 
nhiên. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: 
+ Phân biệt được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên dựa vào đối tượng 
nghiên cứu. 
+ Dựa vào các đặc điểm đặc trưng, phân biệt vật sống và vật không sống trong tự 
nhiên. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong 
học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc 
lập, tự tin và tự chủ. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Tranh ảnh cho bài dạy, giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ. 
2 - HS : Đồ dùng học tập; đồ vật, tranh ảnh GV yêu cầu 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
1
a) Mục tiêu: 
+ Gắn kết kiến thức, kĩ năng khoa học mà các em được học từ cấp tiểu học và từ 
cuộc sống với chủ đề bài học mới. 
+ Kích thích cho HS suy nghĩ thông qua việc thể hiện bằng cách nêu một số ví dụ 
về chất, năng lượng, thực vật và động vật của thế giới tự nhiên. 
b) Nội dung: HS lắng nghe GV trình bày vấn đề, trả lời câu hỏi 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu vấn đề: Nhận thức thế giới tự nhiên xung quanh luôn luôn là khát vọng, là 
nhu cầu của con người từ cổ xưa cho đến ngày nay. Những hiểu biết về thế giới tự 
nhiên sẽ giúp cho con người phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời đời sống về cả 
vật chất và tinh thần. 
Thế giới tự nhiên xung quanh ta thật phong phú và da dạng, bao gồm các hiện tượng 
thiên nhiên, động vật, thực vật... và cả con người. 
- GV đặt câu hỏi: Em hãy lấy một số ví dụ về chất, năng lượng, thực vật và động vật 
trong thế giới tự nhiên? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi sau 3 phút suy nghĩ. 
- GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới 
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI 
Hoạt động 1: Thế nào là khoa học tự nhiên 
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên 
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, 
thảo luận. 
c) Sản phẩm: HS nêu được khái niệm KHTN. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ I. Thế nào là khoa học tự nhiên 
2
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk và 
thảo luận, trả lời câu hỏi: Thế nào là khoa học 
tự nhiên? 
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm, quan sát 
hình 1.1 sgk và nhận xét những hoạt động nào 
là hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên? 
- GV yêu cầu HS: Hãy tìm thêm ví dụ về 
những hoạt động được coi là nghiên khoa học 
tự nhiên và hoạt động không phải nghiên cứu 
khoa học tự nhiên? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra 
câu trả lời. 
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình HS 
thảo luận và làm việc nhóm. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận 
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá 
nhân. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình 
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
- Khoa học tự nhiên nghiên cứu 
các sự vật, hiện tượng của thế giới 
tự nhiên và ảnh hưởng của thế 
giới tự nhiên đến cuộc sống của 
con người. 
- Hoạt động nghiên cứu hình 1.1: 
a. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính 
hiển vi 
b. Tìm hiểu vũ trụ 
g. Lai tạo giống cây trồng mới. 
3
 Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống 
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống 
b) Nội dung: GV cho HS đọc nội dung sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, trao đổi, 
thảo luận. 
c) Sản phẩm: HS trình bày được vai trò của KHTN trong cuộc sống 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS quan sát hình 1.2 sgk và trả lời 
câu hỏi: “KHTN có vai trò như thế nào trong 
cuộc sống của con người?” 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và tìm ra 
câu trả lời. GV quan sát và hỗ trợ HS (nếu cần). 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi HS trình bày kết quả thảo luận 
- HS đánh giá nhóm bạn và tự đánh giá cá nhân. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình 
II. Vai trò của khoa học tự 
nhiên trong cuộc sống 
+ Cung cấp thông tin và nâng 
cao hiểu biết của con người. 
+ Mở rộng sản xuất và phát triển 
kinh tế 
+ Bảo vệ sức khỏe và cuộc sống 
của con người. 
+ Bảo vệ môi trường, ứng phó 
với biến đổi khí hậu. 
4
làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên 
a) Mục tiêu: Phân biệt đượ...cuộc sống. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời nhanh. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi: Sau khi học xong bài học, vậy theo các em, chiếc xe máy nhận 
xăng, thải khói và chuyển động. Vậy xe máy có phải là vật sống không? 
- HS suy nghĩ, xung phong trả lời câu hỏi: Chiếc xe máy không phải là vật sống vì 
xe máy không có những đặc điểm sau: sinh sản, cảm ứng và lớn lên và chết. 
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học. 
9
Ngày soạn: .../.../... 
Ngày dạy: .../.../... 
BÀI 2. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO VÀ QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG THỰC 
HÀNH 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích 
- Biết cách sử dụng kính lúp cầm tay và kính hiển vi quang học 
- Nêu được các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành 
- Phân biệt được các kí hiệu cảnh báo trong phòng thực hành 
- Đọc và phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: 
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình 
của tự nhiên. 
+ Nhận ra, giải thích các vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức và kĩ năng về KHTN 
+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong 
học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => 
độc lập, tự tin và tự chủ. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: Dụng cụ đo: kính lúp, ống hút nhỏ giọt, bình chia độ, kính hiển vi quang 
học.., giáo án, máy chiếu (nếu có), bảng phụ. 
2 - HS : Đồ dùng học tập, tranh ảnh GV yêu cầu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
10
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Khai thác vốn tri thức và kinh nghiệm của HS về “Biểu tượng về đại 
lượng và đơn vị đo đại lượng” 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu: Kể tên những dụng cụ dùng để đo chiều dài, khối lượng, thời gian. 
nhiệt độ, thể tích mà em biết. 
- HS phát biểu các ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản thân. (GV yêu cầu HS sau 
không nói trùng ý kiến HS trước). 
- GV ghi các ý kiến lên bảng, cho HS tiến hành thảo luận để có được câu trả lời 
chung. 
- GV đặt câu hỏi, kích thích trí tò mò của HS: Dụng cụ đo trong môn KHTN gồm 
có những dụng cụ nào? Tại sao cần phải thực hiện an toàn trong phòng thực hành 
KHTN? Để trả lời được câu hỏi chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài học sau đây. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số dụng cụ đo trong học tập môn Khoa học tự 
nhiên 
a) Mục tiêu: Trình bày được cách sử dụng một số dụng cụ đo thông thường khi 
học tập môn KHTN (các dụng cụ đo chiều dài, thể tích,...). 
b) Nội dung: GV cho HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi, tìm hiểu dụng cụ đo 
trong môn KHTN. 
c) Sản phẩm: HS phân biệt dụng cụ để đo chiều dài, khối lượng, thời gian, nhiệt 
độ, thể tích. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
11
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS thảo luận: Những dụng cụ đo nào tất 
cả HS đều nên biết cách sử dụng? 
- GV tổ chức để HS làm việc nhóm với yêu cầu 
quan sát hình 2.1 SGK và kể tên các dụng cụ đo 
chiều dài, khối lượng, thể tích, thời gian và nhiệt 
độ trong môn KHTN. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV giới thiệu 
các dụng cụ đo. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS ghi nội dung chính vào vở. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức cần ghi 
nhớ. 
- GV mở rộng kiến thức: Các nhà khoa học sử 
dụng các công cụ đặc biệt để thực hiện công việc 
nghiên cứu khoa học. Họ cần thu thập dữ liệu 
hoặc thông tin khi họ muốn tìm hiểu về thế giới tự 
nhiên. Để giải quyết nhu cầu nảy, các nhà khoa 
học phải ghi dữ liệu một cách chính xác và có tổ 
chức. Đây là một phần quan trọng của phương 
pháp khoa học. Các nhà khoa học có thể sử dụng 
những công cụ ở trong phòng thí nghiệm hoặc Sử 
dụng công cụ ở bất cứ nơi nào mà họ thực hiện 
công việc của mình. 
I. Dụng cụ đo trong môn 
KHTN 
+ Đo chiều dài: thước cuộn, 
thước kẻ, thước dây 
+ Đo khối lượng: cân đồng 
hồ, cân điện tử, cân lò xo, cân 
y tế. 
+ Đo thể tích chất lỏng: cốc 
đong, ống đong, ống pipet 
+ Đo thời gian: đồng hồ bấm 
giấy, đồng hồ treo tường. 
+ Đo nhiệt độ: nhiệt kế y tế, 
nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện 
tử 
12
Phòng thí nghiệm KHTN phải có các công cụ để 
đo về chiều dài (khoảng cách), khối lượng, thể 
tích, thời gian, nhiệt độ. Các phép đo khác nhau, 
có các tiêu chuẩn đo và dụng cụ đo khác nhau. 
Hoạt động 2: Cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích 
a) Mục tiêu: Biết cách sử dụng một số dụng cụ đo thể tích (ống hút nhỏ giọt, bình 
chia độ). Góp phần hình thành phẩm chấ...được sau 
khi quan sát và vẽ gân lá cây. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV cho các nhóm nhận xét, đánh giá 
quá trình thực hiện của HS. 
- Đặt kính nơi khô thoáng, cất vào hộp 
có gói hút ẩm. 
- Lau giá đỡ, lau vật kính bằng giấy 
mềm chuyên dụng có tẩm cồn. 
- Bảo dưỡng, mở kính lau hệ thống 
chiếu sáng định kì. 
Hoạt động 5: Tìm hiểu quy trình an toàn trong phòng thực hành 
a) Mục tiêu: Nêu được các quy định an toàn trong phòng thực hành, vẽ, mô tả kí 
hiệu cảnh báo trong phòng thực hành. 
b) Nội dung: HS quan sát tranh, thảo luận, trả lời câu hỏi của GV. 
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện yêu cầu 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.9, 
2.10 sgk, yêu cầu HS mô tả nội dung 
từng hình, sau đó trả lời các hành động 
trong hình là cần làm hay không được 
làm khi thực hành. 
5. Quy định an toàn trong phòng 
thực hành 
- Việc cần làm: đeo khẩu trang, đeo 
kính, rửa tay bằng xà bông. 
- Việc không được làm: làm đổ hóa 
chất, hít mùi hóa chất, nói chuyện khi 
thực hành, đổ hóa chất vào bồn rửa 
tay, chạy nhảy trong phòng thực 
hành. 
- Kí hiệu cảnh báo trong phòng thực 
hành: 
17
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình 2.11, 
yêu cầu các em cho biết các kí hiệu thông 
báo về chất độc hại có thể có trong phòng 
thực hành. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát hình ảnh, chỉ ra những điều 
nên và không nên làm trong phòng thí 
nghiệm, đưa ra các kí hiệu thông báo chất 
độc. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS đứng dậy nêu kết quả thực hiện 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ 
sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
cần ghi nhớ, chuyển sang nội dung mới. 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Củng cố khắc sâu kiến thức bài học và phát triển kĩ năng 
18
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, HS ghi nhớ lại kiến thức, trảo đổi, thảo 
luận đưa ra đáp án. 
c) Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS hoạt động nhóm theo bàn, hoàn thành phiếu 
học tập: 
PHIẾU HỌC TẬP 
Câu 1: Điền thông tin đã học vào “Bảng các dụng cụ đo” sau đây: 
STT Tên dụng cụ đo Đại lượng đo 
1 
2 
3 
4 
5 
Câu 2: Hãy dùng bình chia độ, ca đong để đo thể tích chất lỏng. Đo ba lần và 
ghi kết quả đo vào bảng: 
Chất lỏng 
cần đo 
Thể tích ước 
lượng (lít) 
Dụng cụ đo Lần đo Thể tích 
đo được 
Kết quả 
trung bình GHĐ ĐCNN 
 1 
 2 
 3 
 1 
 2 
 3 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành nhóm, phân công nhiệm vụ và tiến hành thảo 
luận. 
19
- GV thu phiếu học tập từ các nhóm, nhận xét quá trình thực hiện của các nhóm. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Củng cố các kiến thức, kĩ năng trong bài học 
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS. 
c) Sản phẩm: HS tiếp nhận nhiệm vụ. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS về nhà trả lời câu hỏi: 
Câu 1: Hãy ghi chú thích các bộ phận của kính hiển vi quang học trong hình 
Câu 2: Làm bảng “Nội quy an toàn phòng thực hành” (HS có thể bổ sung thêm 
các quy định khác nếu có). 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà hoàn thành yêu cầu GV đưa ra. 
- GV nhận xét, đánh quá quá trình học tập của HS, chốt lại kiến thức bài học. 
20
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ 2. CÁC PHÉP ĐO 
BÀI 3. ĐO CHIỀU DÀI, KHỐI LƯỢNG VÀ THỜI GIAN 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện 
tượng 
- Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng, chiều 
dài, thời gian 
- Dùng thước, cân, đồng hồ chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được 
cách khắc phục một số thao tác sai đó. 
- Hiểu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo, ước lượng được khối 
lượng, chiều dài, thời gian trong một số trường hợp đơn giản. 
- Đo được chiều dài, khối lượng, thời gian bằng thước, cân, đồng hồ (thực hiện 
đúng các thao tác, không yêu cầu tìm sai số). 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: 
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình 
của tự nhiên. 
+ Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề. 
3. Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong 
học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => 
độc lập, tự tin và tự chủ, trung thực và trách nhiệm. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
21
1 - GV: tranh ảnh, các loại thước đo, cân đồng hồ, cân lò xo, cốc nước, nhiệt kế y 
tế, giáo án, sgk, máy chiếu (nếu có). 
2 - HS : Đồ dùng học tập, tranh ảnh , dụng cụ GV yêu cầu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, bước đầu khơi gợi cho HS nội dung 
bài học mới. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời...c 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi 
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh 
nghiệm bản thân. 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ 
sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
+ Độ chia nhỏ nhất là độ dài giữa hai 
vạch chia liên tiếp trên thước. 
- Khi đo chiều dài bằng thước, cần: 
+ ước lượng độ dài cần đo để chọn 
được thước đo phù hợp 
+ Đặt thước và mắt nhìn đúng cách 
+ Đọc và ghi kết quả đúng quy định. 
Hoạt động 4: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo khối lượng 
a) Mục tiêu: 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo khối lượng 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo khối lượng 
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo khối lượng, HS 
vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời. 
c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo khối lượng 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS: 
+ Đưa ra một số đơn vị đo khối lượng mà 
em đã biết trong học tập hoặc trong đời 
sống? 
+ Đưa ra một số dụng cụ đo khối lượng 
mà em đã biết trong học tập hoặc trong 
đời sống? 
II. Đo khối lượng 
1. Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng 
- Đơn vị đo khối lượng là kg, kí hiệu 
là kg. 
- Một số đơn vị đo khối lượng khác: 
Đơn vị Kí hiệu Đổi ra 
kilogam 
26
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi 
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh 
nghiệm bản thân. 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ 
sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị 
đo khối lượng như bảng 3.2 sgk. 
Tấn t 1000kg 
Kilogam kg 1kg 
Gam g 0,001kg 
Miligam mg 0,000 001kg 
- Dụng cụ đo khối lượng: cân đồng 
hồ, cân lò xo 
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng 
a) Mục tiêu: Biết cách đo chiều dài, biết cách ước lượng, tập ước lượng khối 
lượng. 
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu cách ước lượng và đo khối lượng, HS 
vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời. 
c) Sản phẩm: HS biết cách ước lượng và đo khối lượng 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
NV1: Thảo luận cách đo và khắc phục thao 
tác sai khi đo. 
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về các loại cân mà 
em biết? 
- GV dùng cân đồng hồ hướng dẫn HS cách đo 
khối lượng 2 bát gạo. 
2. Cách đo khối lượng 
- Cách đặt mắt: 
+ Bạn B đặt mắt đúng vị trí 
+ Số mà bạn A nhìn thấy bé hơn 
chỉ số của kim cân. 
+ Số mà bạn C nhìn thấy lớn 
hơn chỉ số của kim cân. 
27
- GV gọi 3 HS lên bàn giáo viên, đứng ở ba vị 
trí khác nhau đọc kết quả đo (GV ghi kết quả 
của ba bạn đọc lên bảng) sau đó yêu cầu HS về 
chỗ, cả lớp cùng nghiên cứu và trả ời câu hỏi 
luyện tập trang 24sgk: 
+ Hãy cho biết vị trí nhìn cân như bạn A và bạn 
C (thì kết quả thay đổi như thế nào). 
+ Hãy cho biết cách đặt mắt nhìn đúng bà đọc 
đúng chỉ số của cân? 
NV2: Thực hành ước lượng và đo khối lượng. 
- GV chia lớp thành các nhóm, sau đó phát cho 
mỗi nhóm một đồ vật khác nhau. GV yêu cầu 
các nhóm trước khi thực hiện đo hãy ước lượng 
khối lượng của đồ vật đó, sau đó thực hành đo 
và kiểm tra xem liệu nhóm đã ước lượng đúng 
hay chưa. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi 
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh nghiệm bản 
thân. 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
Ghi nhớ: 
Khi đo khối lượng bằng cân, 
cần: 
+ ước lượng khối lượng cần đo 
để chọn cân phù hợp 
+ Điều chỉnh để kim cân chỉ 
đúng vạch số 0 
+ Đặt vật lên đĩa cân hoặc treo 
vật lên móc cân. 
+ Đặt mắt nhìn bà ghi kết quả 
đúng quy định. 
Hoạt động 5: Tìm hiểu đơn vị và dụng cụ đo thời gian 
a) Mục tiêu: 
28
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số đơn vị đo thời gian 
+ Khai thác vốn sống của HS để nêu ra một số dụng cụ đo thời gian 
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian, HS 
vận dụng kiến thức, thảo luận, trả lời. 
c) Sản phẩm: HS nêu được dụng cụ đo và đơn vị đo thời gian 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV yêu cầu HS: 
+ Đưa ra một số đơn vị đo thời gian mà 
em biết? 
+ Đưa ra một số dụng cụ đo thời gian mà 
em biết? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS suy nghĩ, thảo luận, trả lời câu hỏi 
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS phát biểu ý kiến dựa trên kinh 
nghiệm bản thân. 
- GV gọi bạn khác đóng góp ý kiến, bổ 
sung 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá chốt kiến thức 
- GV dẫn dắt để HS lâp được bảng đơn vị 
đo khối lượng như bảng 3.3sgk 
III. Đo thời gian 
1. Tìm hiểu về đơn vị đo thời gian 
- Đơn vị đo t...g và cồn y tế, giáo án, sgk, 
máy chiếu. 
33
2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Khai thác kiến thức, kĩ năng và vốn sống của HS để đánh giá độ 
nóng/ lạnh. Khơi gợi hứng thú và dẫn dắt vào bài học. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 
- GV đặt ba cốc nước, để vào 3 cốc nước: 
+ Cốc 1: bỏ nước lọc và mấy viên đá lạnh 
+ Cốc 2: cốc nước lọc bình thường 
+ Cốc 3: cốc nước vừa đun sôi 
- GV yêu cầu HS quan sát, đưa ra dự đoán. Theo 
em, nước trong cốc 2 nóng hơn nước trong cốc 
nào và lạnh hơn nước trong cốc nào? Nước 
trong cốc nào có nhiệt độ cao nhất, nước trong 
cốc nào có nhiệt độ thấp nhất? 
- GV dẫn dắt vào bài học: Để kiểm tra xem câu 
trả lời của các em có đúng hay không, chúng ta 
sẽ tìm hiểu các nội dung sau đây. 
- HS quan sát GV đặt 3 cốc 
nước 
- HS dự đoán: 
+ Cốc 2 nóng hơn cốc 1 và 
lạnh hơn cốc 3. 
+ Cốc 3 có nhiệt độ cao nhất, 
cốc 1 có nhiệt độ thấp nhất. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhiệt độ và độ nóng lạnh 
a) Mục tiêu: HS rút ra nhiệt độ là số đo độ nóng/ lạnh của một vật. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu nhận xét, trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
34
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn, giảng giải cho HS để rút ra 
kết luận nhiệt độ là số đo độ nóng/ lạnh của 
một vật. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- GV cung cấp kiến thức cho HS: Độ nóng hay 
lạnh của một vật được xác định thông qua 
nhiệt độ của nó. Vật nóng có nhiệt độ cao hơn 
vật lạnh. Nhiệt độ là số đo “nóng”, “lạnh” 
của vật. 
Cũng như một số cảm giác khác, cảm giác 
nhiệt độ của chúng ta không phải lúc nào cũng 
đúng. Để khẳng định chính xác được nhiệt độ 
của vật, thay vì tin vào cảm giác thì người ta 
dùng cách đo. Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế 
theo thang đo xác định. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- HS ghi chép nội dung cần ghi nhớ vào vở 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung 
mới. 
I. Nhiệt độ và độ nóng lạnh 
- Nhiệt độ là số đo “nóng”, “lạnh” 
của vật. 
- Nhiệt độ được đo bằng nhiệt kế 
theo thang đo xác định. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu thang nhiệt độ Xen-xi-ớt 
a) Mục tiêu: HS rút ra cách xác định nhiệt độ trong thang nhiệt độ Xen-xi-ớt 
b) Nội dung: GV cung cấp kiến thức, đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
35
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV hướng dẫn, cung cấp kiến thức cho HS 
- GV cho HS quan sát nhiệt kế để cảm nhận 
- GV hỏi HS: Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần 
phải dùng hai nhiệt độ cố định để làm gì? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận kiến thức giáo viên truyền tải 
- HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi 2 HS đứng dậy trình bày câu trả lời 
của mình. 
- GV cho 2 HS đó nhận xét câu trả lời của 
nhau. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung 
mới. 
II. Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt 
- Nhiệt độ của hơi nước đang sôi 
và nhiệt độ của nước đá đang tan 
được chọn làm hai nhiệt độ cố 
định. Khoảng giữa hai nhiệt độ 
này được chia thành 100 phần 
bằng nhau, mỗi phần ứng với một 
độ, kí hiệu là 10C. 
- Thang nhiệt độ Xen-xi-ớt cần 
phải dùng hai nhiệt độ cố định để 
có một khoảng cách xác định giữa 
hai nhiệt độ này. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiệt kế 
a) Mục tiêu: 
+ Rút ra được sự nở vì nhiệt của chất lỏng được dùng làm cơ sở để đo nhiệt độ. 
+ Biết được cách đo nhiệt độ cơ thể 
b) Nội dung: GV cung cấp kiến thức, đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ III. Nhiệt kế 
36
NV1: 
- GV cho HS đọc kiến thức trong sgk. 
- GV tổ chức hoạt động nhóm: Cho HS dùng 
nhiệt kế, cốc nước nóng, cốc nước lạnh, thước 
để thực hiện trải nghiệm chất lỏng nở ra khi 
đưa bầu nhiệt kế vào cốc nước nóng và co lại 
khi đưa vào cốc nước lạnh. 
- GV hướng dẫn để HS rút ra được sự dài hay 
ngắn lại của một chất lỏng trong ống nhiệt kế. 
NV2: 
- GV cho HS sử dụng nhiệt kế để thảo luận tìm 
ra cách đo nhiệt kế. 
- GV hướng dẫn HS rút ra cách đo (tr28sgk). 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận kiến thức giáo viên truyền tải 
- HS suy nghĩ, tìm ra cách đo nhiệt kế 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi đại diện một số nhóm đứng dậy trình 
bày câu trả lời của mình. 
- GV gọi HS nhận xét câu trả lời của nhóm 
bạn. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội dung 
mới. 
- Sự nở vì nhiệt của chất lỏng 
được dùng làm cơ sở để đo nhiệt 
độ. 
- Cách đo: 
+ B1: Đưa thủy ngân về vạch 
thấp nhất. 
+ B2: Dùng bông và cồn ý tế làm 
sạch nhiệt kế. 
+ B3: Đặt nhiệt kế v...dụ nước có 
trong các vật thể khác nhau như 
hình 5.1c,g. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu ba thể của chất và đặc điểm của chúng 
a) Mục tiêu: 
+ Trình bày được đặc điểm của ba thể chất 
+ Đưa ra được một số ví dụ về đặc điểm cơ bản ba thể của chất. 
b) Nội dung: GV giảng giải, phát phiếu học tập, HS thảo luận, trả lời 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS đọc thông tin trong sgk. 
- GV hướng dẫn HS thảo luận theo 
nhóm và trình bày kết quả thảo luận 
theo mẫu phiếu học tập 2. 
II. Ba thể của chất và đặc điểm của 
chúng 
- Ba thể của chất là: rắn – lỏng – khí 
- Đặc điểm các thể của chất: 
42
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS cùng đọc thông tin, hoàn thành 
phiếu bài tập 2. 
- GV quan sát, hỗ trợ HS khi cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện một số nhóm đứng dậy 
trình bày kết quả. 
- Các nhóm khác nhận xét, đóng góp 
ý kiến, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV chốt kiến thức, chuyển sang nội 
dung mới. 
 Khối 
lượng 
Hình 
dạng 
Thể tích 
Chất 
rắn 
Có khối 
lượng xác 
định 
Có hình 
dạng xác 
định 
Có thể 
tích xác 
định 
Chất 
lỏng 
Có khối 
lượng xác 
định 
Có hình 
dạng của 
vật chứa 
nó 
Có thể 
tích xác 
định 
Chất 
khí 
Có khối 
lượng xác 
định 
Không có 
hình dạng 
xác định 
Không 
có thể 
tích xác 
định 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về phân biệt vật thể tự nhiên, 
vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất và ba thể của chất. 
b) Nội dung: GV giao bài tập, HS thảo luận, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV chia nhóm, yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành bài tập: 
Câu 1: Chỉ ra các vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống theo 
bảng mẫu sau: 
Câu Cụm từ in 
nghiêng 
Vật thể tự 
nhiên 
Vật thể 
nhân tạo 
Vật sống Vật không 
sống 
Chất 
1 Dây dẫn điện 
43
đồng, nhôm 
chất dẻo 
2 Chiếc ấm 
nhôm 
3 Giấm ăn (giấm 
gạo) 
nước 
4 Cây bạch đàn 
cellulose 
giấy 
Câu 2: Kể tên một số chất rắn được dùng làm vật liệu trong xây dựng nhà cửa, cầu 
đường? 
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành đo và ghi kết quả: 
Câu 1: 
 Vật thể tự nhiên: cây bạch đàn 
 Vật thể nhân tạo: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy 
 Vật sống: cây bạch đàn 
 Vật không sống: dây dẫn điện, chiếc ấm, giấm ăn, giấy 
 Chất: đồng nhôm, chất dẻo, nhôm, acctic acid, nước, cellulose 
Câu 2: xi măng, vôi, đá, cát, sắt, thép, đồng... 
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Vận dụng kiến thức về sự đa dạng của chất, đặc điểm của chất để giải 
thích một số hiện tượng trong thực tiễn. 
b) Nội dung: GV đưa ra một số bài tập, yêu cầu HS về nhà hoàn thiện. 
c) Sản phẩm: Kết quả thực hiện của HS. 
44
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS về nhà hoàn thành: 
Câu 1: Kể tên các chất có trong một vật thể, kể tên các vật thể có chứ chất cụ thể? 
Câu 2: Tại sao ta có thể bơm xăng vào bình chứa có hình dạng khác nhau? 
Câu 3: Tại sao cần phải cất giữ chất khí trong bình? 
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ về nhà hoàn thành, báo cáo kết quả vào tiết học sau 
- GV nhắc nhở HS và chốt kiến thức bài học. 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
PHIẾU HỌC TẬP 1 
Tên 
hình 
Vật thể tự 
nhiên 
Vật thể 
nhân tạo 
Vật sống Vật không 
sống 
Vật được làm từ/ 
được tạo bởi chất 
nào? 
5.1a 
5.1b 
5.1c 
5.1d 
5.1e 
5.1g 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
 Khối lượng Hình dạng Thể tích 
Chất rắn 
Chất lỏng 
Chất khí 
45
Ngày soạn: .../.../... 
Ngày dạy: .../.../... 
BÀI 6. TÍNH CHẤT VÀ SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CHẤT 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Nêu được một số tính chất của chất, khái niệm về sự nóng chảy, sự sôi, sự bay 
hơi, sự ngưng tự, sự đông đặc. 
- Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể 
- Trình bày được quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, đông đặc, bay hơi, 
ngưng tụ, sôi. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: 
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình 
của tự nhiên. 
+ Thực hiện được một số kĩ năng cơ bản để tìm hiểu, giải thích sự vật hiện tượng 
trong tự nhiên và đời sống. Chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các 
dẫn chứng khoa học. 
3. Phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng 
kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày. 
+ Trung thực: Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, thực hiện 
được. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: tranh ảnh, mẫu vật, phiếu học tập, giáo án, máy chiếu. 
2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk, dụng cụ GV yêu cầu. 
46
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
a) Mục tiêu: Kích...trong nhà tắm bị mờ dần khi ta 
tắm nước nóng 
Câu 1: nhiệt độ nóng chảy, 
nhiệt độ đông đặc. 
Câu 2: Tính chất hóa học hình 
a, b; tính chất vật lí hình c, d. 
Câu 3: Khi đun miếng nến, sau 
để nguội thì quá trình nóng 
chảy và đông đặc đã xảy ra. 
Câu 4: a. Bay hơi, b. Ngưng tụ. 
50
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành đo 
và ghi kết quả. 
- GV nhận xét kết quả thực hiện của HS, GV 
chuẩn kiến thức. 
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a) Mục tiêu: Vận dụng được các kiến thức đã học về tính chất và sự chuyển thể 
của chất để giải thích một số hiện tượng liên quan trong đời sống. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS giải thích 
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV đặt câu hỏi: Vì sao cần bảo quản những chiếc kem trong ngăn đá của tủ 
lạnh? 
- HS thảo luận với các bạn trong nhóm cặp đôi 
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả làm việc trước lớp. 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS. 
V. HỒ SƠ DẠY HỌC 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
Vận dụng kiến thức đã biết và đã đọc sgk (trang 33), thảo luận nhóm và trả lời câu 
hỏi sau: 
Câu 1: Hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất 
khác? .................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
Câu 2: Quan sát hình 6.1 nêu một số tính chất vật lí của chất có trong mỗi vật thể. 
Điền các thông tin vào bảng dưới đây: 
Vật thể Tính chất vật lí 
Thể Màu sắc Mùi vị Tính chất khác 
51
Dây đồng 
Kim cương 
Đường 
Dầu ô liu 
Câu 3: Quan sát hình 6.2, cho biết ở hình a, gỗ cháy thành than có còn giữ được 
tính chất ban đầu không, hình b dây xích xe đạp bị gỉ, gỉ sắt có phải là sắt hay 
không? Chất mới tạo thành trong hai hình a, b là chất nào?................................. 
............................................................................................................................... 
Câu 4: Những đồ vật bằng sắt (khóa cửa, dây xích...) khi được bôi dầu mỡ sẽ 
không bị gỉ? Vì sao? ........................................................................................... 
............................................................................................................................... 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Câu 1: Tiến hành thí nghiệm “Sự chuyển thể của chất” theo hướng dẫn (hình 6.4, 
sgk) và điền các thông tin vào bảng sau: 
Thí 
nghiệm 
Cách tiến hành Yêu cầu Kết quả và 
nhận xét 
1 - Cho 4 – 6 viên 
nước đá vào hai 
cốc thủy tinh A, B 
khô. 
- Cốc A đun nóng 
nhẹ, cốc B để yên 
không đun. 
1. Ghi lại khoảng thời gian các viên 
nước đá trong cốc tan hoàn toàn. 
2. So sánh khoảng thời gian các 
viên nước đá tan hoàn toàn thành 
nước trong cốc A và cốc B. 
3. Quan sát và nhận xét mặt ngoài 
của cốc B. 
2 - Tiếp tục đun 
nóng cốc A đến khi 
1. Quan sát sự xuất hiện bọt khí và 
ghi lại nhiệt độ trong cốc A, mỗi 
52
nước sôi. 
- Theo dõi nhiệt độ 
qua nhiệt kế. 
lần cách nhau 1 phút. 
2. Mô tả các hiện tượng khi nước 
sôi. Khi nước sôi ghi lại nhiệt độ 3 
lần cách nhau 1 phút. 
3. So sánh các giá trị nhiệt độ ghi 
lại được trước và sau khi nước sôi. 
Câu 2: Cho biết các thể của nước đá được chuyển đổi như thế nào? 
............................................................................................................................... 
............................................................................................................................... 
53
Ngày soạn: .../.../... 
Ngày dạy: .../.../... 
CHỦ ĐỀ 4. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ 
BÀI 7. OXYGEN VÀ KHÔNG KHÍ 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Nêu được một số tính chất của oxygen và thành phần của không khí. 
- Nêu được tầm quan trọng của oxygen đối với sự sống, sự cháy và quá trình đốt 
nhiên liệu. 
- Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích 
của oxygen trong không khí. 
- Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên. 
- Trình bày được sự ô nhiễm không khí. 
- Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: 
+ Tìm được từ khóa, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo 
logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học. 
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo 
các tiêu chí khác nhau. 
3. Phẩm chất: 
+ Chăm chỉ: Cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập, có ý thức vận dụng 
kiến thức, kĩ năng được học vào đời sống hằng ngày. 
+ Trung thực: Trung thực trong việc ghi lại và trình bày kết quả quan sát, thực hiện 
được. 
54
+ Trách nhiệm: Sống hòa hợp, thân thiện ... phần của không khí 
Thí nghiệm: 
(1) Mô tả hiện tượng: Khi châm 
nến, nến cháy cho đến khi tắt thì 
thấy mực nước dâng lên chiếm 
khoảng 1/5 khoảng trống của cốc, 
từ đó suy ra lượng oxygen khoảng 
1/5 thể tích không khí. chiếm 
- Khi nến cháy chỉ có oxygen 
cháy, khi cháy tạo ra khí carbon 
dioxide, khí này hoà tan trong 
dung dịch kiềm loãng làm cho thể 
tích khí trong bình giảm đi, vì vậy 
nước dâng lên. – Khí oxygen 
chiếm khoảng 1/5 thể tích tương 
ứng với 20 %, như vậy oxygen 
chiếm khoảng 20% thể tích không 
khí. Lưu ý: HS có thể chưa giải 
thích được vì sao nước dâng lên, 
GV có thể đặt thêm câu hỏi và gợi 
ý cho HS trả lời. 
(2) Thành phần không khí về thể 
58
nêu thành phần không khí? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS quan sát GV hướng dẫn, thực hiện thí 
nghiệm, tiến hành thực hiện theo sự hướng dẫn 
chi tiết của GV. HS quan sát kết quả và đưa ra 
câu trả lời. 
- Trong quá trình HS làm thí nghiệm, GV nhắc 
HS đeo găng tay vì dung dịch kiềm loãng sẽ 
gây ngứa tay. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi HS đứng dậy trình bày câu trả lời của 
mình. 
- HS khác đứng dậy đóng góp ý kiến, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức. 
tích: oxygen chiếm 21%; nitơ 
chiếm 78%; còn lại 1% là hơi 
nước, khí carbon dioxide và các 
khí khác. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của không khí, sự ô nhiễm của không khí và 
một số biện pháp bảo vệ môi trường. 
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên, sự ô nhiễm 
không khí. Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí. 
b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
GV chia lớp thành các nhóm và yêu 
cầu: 
II. Không khí 
2. Vai trò của không khí đối với tự 
nhiên 
59
+ Nhóm 1: Quan sát hình 7.4, nêu một 
số vai trò của không khí đối với tự 
nhiên? 
+ Nhóm 2: Quan sát hình 7.6 cho biết 
nguồn lây ô nhiễm không khí nào là do 
tự nhiên, và nguồn nào là do con người 
gây ra? 
+ Nhóm 3: Ô nhiễm không khí đã có 
những ảnh hưởng như thế nào đến con 
người và tự nhiên? 
+ Nhóm 4: Em hãy nêu một số biện 
pháp bảo vệ môi trường, góp phần làm 
giảm thiểu ô nhiễm không khí? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS hình thành nhóm, bầu nhóm 
trưởng, phân công nhiệm vụ, tiến hành 
thảo luận, đưa ra câu trả lời. 
- GV quan sát HS thảo luận, hỗ trợ khi 
HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
thảo luận của nhóm 
 - Các HS nhóm khác nhận xét, đánh 
giá, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến 
+ Oxygen cần cho sự hô hấp 
+ Cacbon dioxide cần cho sự quang hợp. 
+ Nito cung cấp một phần dưỡng chất 
cho sinh vật. 
+ Hơi nước điều hòa nhiệt độ, nguồn gốc 
sinh ra mây, mưa. 
3. Sự ô nhiễm của không khí và một số 
biện pháo bảo vệ 
a. Một số chất và nguồn gây ô nhiễm 
không khí 
+ Một số chất gây ô nhiễm: Cacbon 
monoxide, cacbon dioxide, sulfur 
dioxide 
+ Nguồn lây: ô nhiễm tự nhiên, ô nhiễm 
do con người gây ra. 
b. Những ảnh hưởng của ô nhiễm không 
khí đến con người và tự nhiên. 
+ Gây ra một số loại bệnh về đường hô 
hấp, dị ứng, làm suy giảm khả năng hoạt 
động thể chất 
+ Gây ra hiện tượng thiên tai hạn hán, 
băng tan, mưa acid 
c. Biện pháp bảo vệ môi trường không 
khí 
+ Sử dụng năng lượng tái tạo, thân thiện 
với môi trường. 
60
thức bài học. + Trồng thêm nhiều cây xanh 
+ Sử dụng tiết kiện nước và các năng 
lượng sạch. 
+ Tuyên truyền, nâng cao ý thức của con 
người 
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 
a) Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức, kĩ năng về tính chất và tầm quan trọng 
của oxygen và không khí; ô nhiễm không khí và biện pháp bảo vệ môi trường 
không khí. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ , trả lời. 
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trong logo luyện tập 
(SGK): 
Câu 1: Hiện tượng thực tế nào chứng tỏ oxygen ít tan trong nước? 
Câu 2: Vì sao sự cháy trong không khí kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí 
oxygen? 
Câu 3: Trong nhà em có thể có những nguồn gây ô nhiễm không khí nào? 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ, đưa ra câu trả lời: 
C1: Các hiện tượng thực tế chứng tỏ oxygen ít tan trong nước: hiện tượng cá dưới 
hồ ao thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước ngáp; người ta thường lắp máy thổi oxygen 
vào các bề nuôi cá cảnh hoặc máy sục khí oxygen trong các hồ, ao nuôi tôm cá,... 
C2: Sự cháy trong không khí kém mãnh liệt hơn sự cháy trong khí oxygen, vì 
oxygen trong không khí chỉ chiếm khoảng 21% thể tích không khí nên không thể 
cháy mạnh bằng cháy trong oxygen. 
C3: Trong nhà em có thể có những nguồn gây ô nhiễm không khí: đốt than, củi để 
đun nấu; rác thải; phấn hoa; sơn tường; khói thuốc; hoá chất tẩy rửa, ... 
61
- GV nhận xét, chốt lại kiến thức của cả bài bằng sơ ... gỗ. 
- GV đặt thêm các câu hỏi cho các 
I. Một số vật liệu thông dụng 
1. Tính chất và ứng dụng của một số vật 
liệu thông dụng 
*Nhựa: 
+ Dễ tạo hình, nhẹ, dẫn nhiệt kém, không 
dẫn điện, bền với môi trường 
+ Nhựa được dùng chế tạo nhiều vật 
dụng trong cuộc sống. 
+ Không nên để vật liệu bằng nhựa nơi 
có nhiệt độ cao. Hạn chế sử dụng đồ 
nhựa một lần. 
* Kim loại: 
+ Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. 
+ Sử dụng làm vật dụng, máy móc, 
phương tiện trong cuộc sống hằng ngày. 
+ Khi sử dụng vật liệu kim loại cần chú ý 
66
nhóm: 
+ Trình bày cách sử dụng các vật liệu 
bảo đảm sự phát triển bền vững. 
+ Tìm một số dẫn chứng để chỉ ra rằng 
việc sử dụng nhựa không hợp lí, không 
hiệu quả có thể tác động tiêu cực đến 
sức khoẻ và môi trường. Chúng ta cần 
làm gì để làm giảm thiểu rác thải 
nhựa? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, hình thành 
nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng cá 
nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
- GV quan sát các nhóm hoạt động thảo 
luận, hỗ trợ khi HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi đại diện các nhóm trình bày 
kết quả thảo luận của nhóm mình 
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng 
góp ý kiến, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức. 
về tính dẫn điện và dẫn nhiệt của vật. Sơn 
lên bề mặt kim loại để không bị gỉ. 
* Cao su 
+ Có khả năng chịu mài mòn, cách điện, 
không thấm nước. 
+ Khi sử dụng không nên để ở nhiệt độ 
quá cao hoặc quá thấp, không nên tiếp 
xúc với hóa chất và đồ sắc nhọn. 
* Thủy tinh: 
+ Không thấm nước, trong suốt 
+ Khi sử dụng cần cẩn thận, tránh đổ vỡ, 
không để vật cứng đè lên. 
*Gốm: cứng, bền, cách điện tốt, chịu 
nhiệt độ cao. 
* Gỗ: bền chắc, dễ tạo hình, dùng làm đồ 
dùng nội thất 
2. Sử dụng các vật liệu đảm bảo sự 
phát triển bền vững 
+ Cần bảo quản và sử dụng đúng cách 
+ Khuyến khích dùng vật liệu có thể tái 
sử dụng. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số nhiên liệu thông dụng 
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong 
cuộc sống và sản xuất. 
67
- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu thông 
dụng. 
- Nêu được cách sử dụng nhiên liệu thông dụng an toàn, hiệu quả và bảo đảm s 
phát triển bền vững. 
b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ 
c) Sản phẩm: Kết quả báo cáo của các nhóm. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS thảo luận theo nhóm 
với cùng nhiệm vụ, thảo luận bốn 
câu 
hỏi sau: 
+ C1: Thảo luận nhóm, phân tích, 
tìm hiểu một số nhiên liệu về: 
phân loại nhiên liệu, cho ví dụ (kể 
tên một số loại nhiên liệu), tính 
chất, ứng dụng. 
+ C2: Đề xuất phương án kiểm 
chứng xăng nhẹ hơn nước và 
không tan trong nước. 
+ C3: An ninh năng lượng là gì? 
Vì sao phải bảo đảm an ninh năng 
lượng? 
+ C4: Vì sao cần sử dụng nhiên 
liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và 
II. Một số nhiên liệu thông dụng 
Phân 
loại 
Ví dụ Tính 
chất 
Ứng dụng 
Nhiên 
liệu 
rắn 
Than, 
gỗ củi, 
mùn 
cưa, vỏ 
trấu 
Than 
cháy, tỏa 
nhiều 
nhiệt 
Dùng đun 
nấu, sưởi 
ấm,.. là nhiên 
liệu trong 
công nghiệp 
Nhiên 
liệu 
lỏng 
Xăng, 
dầu, 
cồn 
Dễ bắt 
cháy, dễ 
bay hơi 
Chạy động 
cơ, là nhiên 
liệu trong 
ngành công 
nghiệp, giao 
thông 
Nhiên 
liệu 
khí 
Dầu 
mỏ, khí 
hóa 
lỏng 
Dễ cháy 
và lan 
tỏa nhiều 
nhiệt. 
là nhiên liệu 
trong ngành 
điện, gốm 
sứ 
68
bảo đảm sự phát triển bền vững? 
Nêu một số cách sử dụng nhiên 
liệu bảo đảm an toàn, hiệu quả và 
bảo đảm sự phát triển bền vững? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ theo 
các nhiệm vụ tương tự như nội 
dung trên, phân công nhiệm vụ 
cho từng cá nhân, suy nghĩ trả lời 
câu hỏi. 
- GV quan sát các nhóm hoạt 
động thảo luận, hỗ trợ khi HS cần. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi đại diện các nhóm trình 
bày kết quả thảo luận của nhóm 
mình 
- Gọi một số HS khác đứng dậy 
đóng góp ý kiến, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến 
thức. 
2. An ninh năng lượng 
Là việc đảm bảo năng lượng dưới nhiều dạng 
khác nhau, đủ dùng, sạch và rẻ như năng 
lượng mặt trời, năng lượng gió 
3. Sự dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả và 
đảm bảo sự phát triển bền vững. 
+ Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy: 
cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc 
giữa nhiên liệu và không khí. 
+ Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự 
cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu 
sử dụng. 
+ Tăng cường sử dụng những nhiên liệu có thể 
tái tạo, ít ảnh hưởng đến môi trường và sức 
khỏe con người. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu một số nguyên liệu thông dụng 
a) Mục tiêu: 
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nguyên liệu thông dụng trong 
cuộc sống và sản xuất. 
- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu 
thông dụng. 
69
- Nêu ... Chẻ nhỏ củi khi đun nấu; 
c) Không nên để lửa quá to khi đun nấu. 
Câu 3: Hãy kể tên một số nguyên liệu được sử dụng trong đời sống hằng ngày mà 
em biết. Từ những nguyên liệu đó có thể tạo ra những sản phẩm gì? 
Câu 4: Hãy nêu ví dụ về việc sử dụng các nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo 
đảm sự phát triển bền vững ở địa phương em. 
- HS trả lời, HS khác nhận xét. GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức bài học. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà: 
+ Làm bài tập số 2, 3, 4 (SGK trang 65). 
+ Sưu tầm một số mẫu vật làm từ các vật liệu khác nhau, nộp sản phẩm vào buổi 
học sau. GV đánh giá nhận xét sản phẩm của HS. 
73
Ngày soạn: .../.../... 
Ngày dạy: .../.../.... 
BÀI 9. MỘT SỐ LƯƠNG THỰC – THỰC PHẨM THÔNG DỤNG 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS 
- Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số lương thực – thực phẩm thông 
dụng 
- Biết cách tìm hiểu và rút ra được kết luận về tính chất của một số lương thực – 
thực phẩm thông dụng. 
2. Năng lực 
- Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. 
- Năng lực KHTN: Hình thành, phát triển biểu hiện của các năng lực: 
+ Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái niệm, quy luật, quá trình 
tự nhiên. 
+ Trình bày được đặc điểm của sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự vật hiện 
tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức biểu đạt ngôn ngữ nói, viết... 
+ So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng, quá trình tự nhiên theo 
các tiêu chí khác nhau. 
3. Phẩm chất: Hình thành và phát triển phẩm chất trách nhiệm: Sống hòa hợp, 
thân thiện với thiên nhiên, Có ý thức tìm hiểu, bảo vệ thiên nhiên, phản đối những 
hành vi xâm hại đến thiên nhiên. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: hình ảnh liên quan đến bài học, giáo án, máy chiếu. 
2 - HS : Đồ dùng học tập, vở chép, sgk. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU) 
74
a) Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh hoặc 
quan sát thực tế để tìm hiểu để được học trong chủ đề, nhằm kích thích sự tò mò, 
mong tìm hiểu nội dung mới. 
b) Nội dung: GV đưa ra câu hỏi, HS suy nghĩ, trả lời 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu câu hỏi: Em hãy chia sẻ cùng thầy cô giáo và các bạn, những món ăn 
hằng ngày của gia đình em? 
- HS lần lượt xung phong chia sẻ về bữa cơm của gia đình mình. 
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về lương thực, thực phẩm 
a) Mục tiêu: Kể được tên và phân biệt được lương thực – thực phẩm 
b) Nội dung: GV hướng dẫn, đưa ra câu hỏi, yêu cầu HS trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: Kết quả trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh trong 
SGK và vận dụng vốn kinh nghiệm của mình, 
hãy thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
Kể tên các lương thực, thực phẩm trong cuộc 
sống? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- HS bắt cặp với bạn bên cạnh, cùng trao đổi 
và tìm ra câu trả lời 
I. Các lương thực – thực phẩm 
thông dụng 
- Lương thực như gạo, ngô, sắn, 
khoai có chứa tinh bột. 
- Lương thực như thịt, cá, trứng, 
sữa, tôm, rau, củđược dùng để 
làm các món ăn. 
75
- GV quan sát nhắc nhở HS trong quá trình 
hoặt động cặp đôi. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận 
- GV gọi đại diện HS đứng dậy trình bày kết 
quả thảo luận. 
- Gọi một số HS khác đứng dậy đóng góp ý 
kiến, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về vai trò của lương thực – thực phẩm 
a) Mục tiêu: Trình bày được vai trò của lương thực – thực phẩm. 
b) Nội dung: GV hướng dẫn, cho HS thảo luận trả lời câu hỏi. 
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ 
- GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình 
ảnh, trả lời câu hỏi: 
+ Hãy cho biết tên các lương thực – thực 
phẩm giàu: 
a. tinh bột, đường 
b. chất béo 
c. chất đạm 
d. vitamin và chất khoáng 
- Sau đó, GV chia lớp thành các nhóm, yêu 
cầu các nhóm về nhà thực hiện dự án tìm 
II. Vai trò của lương thực – thực 
phẩm 
Lương thực – thực phẩm cung cấp 
chất thiết yếu cho cơ thể con người 
như chất bột đường, chất béo, chất 
đạm, vitamin, chất khoáng,... 
+ Chất bột, đường cung cấp năng 
lượng cần thiết cho các hoạt động 
của cơ thể. 
+ Chất béo có vai trò dự trữ, cung 
cấp năng lượng cho cơ thể và các 
76
hiểu về sản phẩm với các nội dung: 
- Sản phẩm: bài thuyết trình/ trình bày 
- Câu hỏi nội dung: 
+ Kể tên một số lương thực – thực phẩm. 
+ Phân loại lương thực – thực phẩm 
+ Tính chất và cách bảo quản lương thực 
– thực phẩm 
+ Vai trò của lương thực – thực phẩm. 
+ Tìm hiểu một số thông tin về lương thực 
– thực phẩm ở địa phương. 
+ Trình bày chế độ ăn uống hợp lí. 
Bước 2: Thực hi

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_khtn_lop_6_sach_canh_dieu_chuong_trinh_ca_n.pdf