Kế hoạch bài dạy KHTN 6 (Sinh học) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
- Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN).
- Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN.
- Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTNtrong đời sống và sản xuất.
- Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
- Năng lực:
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Phát biểu được khái niệm KHTN.
- Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN.
- Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN
- Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống.
- Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTN đối với môi trường.
- Phẩm chất:
Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên.
- Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống.
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1, 2, 3
- Chuẩn bị cho học sinh: 4 thanh nam châm; 1 đèn cồn, 1 giá đỡ, 1 chén sứ, 1 ít đường ăn; 1 chiếc đũa, 1cốc nước.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy KHTN 6 (Sinh học) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy KHTN 6 (Sinh học) Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu
Tuần 1 Ngày soạn: 01/09/2023 Tiết 1, 2 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên (KHTN). Trình bày được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN. Hiểu được vai trò, ứng dụng của KHTN trong đời sống và sản xuất. Phân biệt được các lĩnh vực của KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, làm thí nghiệm, nhận xét, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu khái niệm về KHTN, các lĩnh vực chính của KHTN, vai trò, ứng dụng KHTN trong cuộc sống. Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra khái niệm KHTN, vai trò của KHTN trong cuộc sống, hợp tác trong làm thí nghiệm tìm hiểu một số hiện tượng tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ vai trò của KHTN với cuộc sống con người và những tác động của KHTNvới môi trường. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên Phát biểu được khái niệm KHTN. Liệt kê được các lĩnh vực chính của KHTN. Sắp xếp được các hiện tượng tự nhiên vào các lĩnh vực tương ứng của KHTN Xác định được vai trò của KHTN đối với cuộc sống. Dẫn ra được các ví dụ chứng minh vai trò của KHTN với cuộc sống và tác động của KHTN đối với môi trường. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về KHTN. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận khái niệm, vai trò, ứng dụng của KHTN. Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí, kết quả tìm hiểu vai trò KHTN trong cuộc sống. II. Thiết bị dạy học và học liệu Hình ảnh về vật sống, vật không sống, các hiện tượng tự nhiên. Hình ảnh các thành tựu của KHTN trong cuộc sống. Phiếu học tập KWL và phiếu học tập số 1, 2, 3 Chuẩn bị cho học sinh: 4 thanh nam châm; 1 đèn cồn, 1 giá đỡ, 1 chén sứ, 1 ít đường ăn; 1 chiếc đũa, 1cốc nước. III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập bằng tình huống có vấn đề: Nhờ phát minh khoa học và công nghệ mà cuộc sống của con người hiện nay ngày một nâng cao. Nếu không có những phát minh này thì cuộc sống của con người như thế nào? KHTN là gì? Mục tiêu: Nêu được một số vấn đề nghiên cứu của KHTN như: lĩnh vực nào của đời sống, đối tượng nghiên cứu, có vai trò như thế nào? Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL, hoàn thành 2 cột K, W để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về KHTN. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: KHTN là những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên; là ngành khoa học nghiên cứu về thế giới tự nhiênKHTN giúp con người có cuộc sống tốt hơn, tránh được những rủi ro do thế giới tự nhiên gây ra; KHTN giúp con người tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động d) Tổ chức thực hiện: - GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. - GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. - GV liệt kê đáp án của HS trên bảng. PHT KWL Họ và tên: ..............................Lớp:........ Con hãy viết ít nhất 2 điều con đã biết và 2 điều con chưa biết (muốn được học) về khoa học tự nhiên. CON ĐÃ BIẾT NHỮNG GÌ VỀ KHTN CON MUỐN BIẾT GÌ VỀ KHTN CON ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ KHTN Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm KHTN. Mục tiêu: - Phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày. - Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên, mục đích của KHTN b) Nội dung: - HS quan sát tranh ảnh phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày bằng cách hoàn thành PHT số 1 c) Sản phẩm: PHT số 1, Học sinh trình bày được khái niệm KHTN. Các hoạt động Hoạt động trong cuộc sống Hoạt động nghiên cứu khoa học Hình 1.1 Thả diều X Hình 1.2 Lấy mẫu nước nghiên cứu X Hình 1.3 Gặt lúa X Hình 1.4 Rửa bát, đĩa X Hình 1.5 Hoạt động tập thể X Hình 1.6 Làm thí nghiệm X Hình 1.7 Tập thể dục X Hình 1.8 Lai tạo giống cây trồng X Hình 1.9 Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi X - Khái niệm KHTN: Khoa học tự nhiên là một nhánh của khoa học, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, tìm ra các tính chất, các quy luật của chúng. d) Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: GV chuẩn bị hình ảnh hoặc trình chiếu slide. GV tổ chức cho HS hoạt động thảo luận nội dung trong SGK. GV đưa ra câu hỏi: Hoạt động nào trong các hình từ 1.1 đến 1.6 là hoạt động nghiên cứu khoa học? GV hướng dẫn HS lập bảng phân loại: PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Các hoạt động Hoạt động trong cuộc sống Hoạt động nghiên cứu khoa học Hình 1.1 Hình 1.2 Hình 1.3 Hình 1.4 ...... * HS thực hiện NVHT - HS TLN phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong cuộc sống hằng ngày hoàn thành vào PHT số 1 - HS từ những ví dụ thực tiễn phát biểu định nghĩa về khoa học tự ...kết quả vào phiếu học tập số 2. Thí nghiệm Hiện tượng xảy ra a) Đưa hai nam châm lại gần nhau b) Đun nóng đường c) Nhúng chiếc đũa vào cốc nước d) Dùng bình thủy tinh chụp kín cây xanh - GV yêu cầu HS phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 3. Hiện tượng Lĩnh vực khoa học tự nhiên Sinh học Hóa học Vật lí học a b c d - GV: KHTN gồm những lĩnh vực nào? - GV yêu cầu HS lấy ví dụ khác về các lĩnh vực của KHTN * HS thực hiện nhiệm vụ - HS nghiên cứu thông tin trong sách KHTN, các nhóm làm thí nghiệm và điền kết quả vào phiếu học tập số 2, sắp xếp các thí nghiệm đó vào các lĩnh vực KHTN tương ứng vào PHT số 3. - HS kể tên được các lĩnh vực chủ yếu của KHTN. - HS liên hệ thực tiễn lấy ví dụ, phân loại các hiện tượng tự nhiên * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm Hình 1.1 theo PHT số 2 + GV yêu cầu HS phân loại các hiện tượng tự nhiên trong phiếu học tập 3 + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. + GV có thể hướng dẫn các nhóm HS kể thêm một số ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống mà các em được biết qua tìm hiểu thực tế, sau đó yêu cầu HS cho biết các ứng dụng đó liên quan đến lĩnh vực chủ yếu nào của khoa học tự nhiên. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét: Thông qua hoạt động trên, GV hướng dẫn HS nghiên cứu SGK để rút ra kết luận về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên, bao gồm: Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và Thiên văn học. Hoạt động 2.4: Khoa học tự nhiên với công nghệ và đời sống. a)Mục tiêu: - Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên với cuộc sống. - Tác động KHTN đối với môi trường. b) Nội dung: - HS quan sát tranh ảnh về ứng dụng các thành tựu KHTN trong đời sốngđể rút ra kết luận vai trò KHTN đối với con người cũng như tác động của KHTN với môi trường. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS - HS tự trả lời dựa trên Hình 1.2, ví dụ đối với lĩnh vực thông tin liên lạc: + Khi khoa học và công nghệ chưa phát triển: phương tiện truyền thông thô sơ, dùng loa và di chuyển để đưa tin,... + Hiện nay: dùng điện thoại truy cập internet để đọc tin tức,... - HS tự trả lời dựa trên Hình 1.3. + Lợi ích: công nghiệp phát triển, phương tiện giao thông hiện đại, ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, sản xuất, kinh doanh. Chăm sóc sức khỏe con người. + Tác hại: khí thải, ô nhiễm môi trường,... d) Tổ chức hoạt động. * GV giao nhiệm vụ. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2, hãy so sánh các phương tiện mà con người sử dụng trong một số lĩnh vực của đời sống khi khoa học và công nghệ còn chưa phát triển và hiện nay. - Từ câu trả lời của HS, GV yêu cầu HS nhận xét: + Vai trò của KHTN đối với đời sống? + Yêu cầu HS đưa thêm những so sánh không có trong hình 1.2. + Nếu không sử dụng đúng phương pháp, mục đích thì KHTN sẽ gây hại đến môi trường như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận vai trò KHTN. * HS thực hiện nhiệm vụ - HS quan sát hình 1.2, nêu được vai trò của KHTN đối với đời sống và tác hại của việc ứng dụng KHTN đối với con người và môi trường sống. - HS thảo luận, thống nhất ý kiến trả lời câu hỏi. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi đại diện 1 vài HS trình bày, các HS còn lại nhận xét bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV chốt kiến thức vai trò KHTN với con người, lưu ý những tác động của KHTN đến môi trường khi con người sử dụng không đúng phương pháp và mục đích. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học. Nội dung: - HS thực hiện cá nhân phần “Con học được trong giờ học” trên phiếu học tập KWL. - HS tóm tắt nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy. Sản phẩm: - HS trình bày quan điểm cá nhân về đáp án trên phiếu học tập KWL. Tổ chức hoạt động: * GV giao nhiệm vụ học tập: GV yêu cầu HS thực hiện cá nhân phần “Con đã học được gì về KHTN” trên phiếu học tập KWL và tóm tắt nội dung bài học dưới dạng sơ đồ tư duy vào vở ghi. CON ĐÃ BIẾT NHỮNG GÌ VỀ KHTN CON MUỐN BIẾT GÌ VỀ KHTN CON ĐÃ HỌC ĐƯỢC GÌ VỀ KHTN * HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV gọi ngẫu nhiên 3 HS lần lượt trình bày ý kiến cá nhân. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét và nhấn mạnh nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy trên bảng. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực tìm hiểu đời sống. Nội dung: Các thành tựu của KHTN. Sản phẩm: HS báo cáo phần tìm hiểu các thành tựu KHTN dưới dạng báo tường kèm tranh ảnh minh họa, bằng trình chiếu PP, bằng video Tổ chức hoạt động: - GV tổ chức cho HS trưng bày các tranh, ảnh, tư liệu sưu tầm được, để làm báo tường về một thành tựu của KHTN nói chung hay về một lĩnh vực khoa học mà các em yêu thích (Ví dụ: du hành vũ trụ, ô tô, máy bay,...). - Tổ chức để một vài em có thể kể chuyện về một nhà khoa học mà các em yêu thích, chiếu video minh họa; trình bày về ích lợi và tác hại của KHTN và công nghệ. - Giao cho học sinh thực hiện ngoài gi...uan sát lá cây, côn trùng, 2. Kính lúp để bàn Soi mẫu vải, vi mạch điện tử, 3. Kính lúp đeo mắt Sửa chữa đồng hồ, thiết bị điện tử, Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: Tham khảo sách giáo khoa và thảo luận nhóm 4 trong 3 phút hoàn thành phiếu học tập số 1. NHÓM LỚP . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Nêu cấu tạo cơ bản của một chiếc kính lúp cầm tay và chỉ rõ trên hình. 2. Bằng hiểu biết của mình và tham khảo thêm nội dung SGK, hãy nêu tên các loại kính lúp thông dụng và một vài ví dụ về ứng dụng của chúng trong cuộc sống để hoàn thành bảng. Các loại kính lúp thông dụng Ứng dụng 1. 2. 3. + GV phát kính lúp cho các nhóm. * HS thực hiện NVHT - HS tham khảo sgk, quan sát kính lúp và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. * Đối với HSKTVĐ: thảo luận cùng các bạn cùng nhóm nhưng chỉ trả lời câu số 1 và 1 nửa câu số 2 (các loại kính lúp thông dụng) * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi các nhóm lần lượt trình bày nội dung đã thảo luận, các nhóm khác theo dõi, đối chiếu bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá, nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm - Thông qua nội dung thảo luận ở trên, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm theo gợi ý SGK. Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về cách sử dụng kính lúp Mục tiêu: - HS trình bày được cách sử dụng kính lúp. HS sử dụng được kính lúp cầm tay quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước nhỏ. * Đối với HSKTVĐ: Trình bày được cách sử dụng kính lúp. Nội dung: HS thảo luận nhóm 4 thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành PHT số 2. * Đối với HSKTVĐ: thảo luận cùng các bạn cùng nhóm về cách sử dụng kính lúp HỌ VÀ TÊN: LỚP: . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 1. Một tay cầm kính lúp và để mặt kính sát với bề mặt chiếc lá, mắt nhìn vào mặt kính. Từ từ đưa kính ra xa dần chiếc lá, hình ảnh của gân lá quan sát được trong kính lúp thay đổi như thế nào? Vị trí Đặc điểm ảnh 1. Khoảng cách giữa chiếc lá và kính lúp nhỏ . 2. Khoảng cách giữa chiếc lá và kính lúp rất lớn. . à Cách sử dụng kính lúp là: Đặt kính lúp vật mẫu, mắt nhìn vào . . Từ từ . ra xa vật cho đến khi nhìn thấy vật . . 2. Điều chỉnh kính để nhìn rõ các chi tiết trên lá. Hãy vẽ lại hình ảnh gân lá mà em quan sát được. Sản phẩm: Câu trả lời trong PHT số 2, có thể: 1. Cách sử dụng kính lúp: Đặt kính lúp gần sát vật mẫu, mắt nhìn vào mặt kính. Từ từ dịch kính ra xa vật, cho đến khi nhìn thấy vật rõ nét. 2. Hình vẽ gân (có thể chỉ 1 phần) chiếc lá. Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: HS hoạt động nhóm 4 trong 8 phút thực hiện nhiệm vụ trong PHT 2 và cá nhân HS hoàn thiện PHT số 2. * HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm hoàn thiện PHT số 2: + Quan sát chiếc lá bằng kính lúp và nhận xét ảnh mắt nhìn thấy. + Kết luận cách sử dụng kính lúp. * Đối với HSKTVĐ: Trình bày được cách sử dụng kính lúp + Vẽ hình ảnh gân lá đã quan sát được. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác nhận xét. - GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá theo rubric, GV chốt kiến thức về cách sử dụng kính lúp. RUBRIC Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức độ tham gia hoạt động nhóm - Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung - Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. - Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Báo cáo rõ ràng ,chính xác - Mức 1: Lắng nghe - Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi - Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về cách bảo quản kính lúp Mục tiêu: - HS nêu được cách bảo quản kính lúp. * Đối với HSKTVĐ: Không yêu cầu Nội dung: - HS hoạt động cá nhân xác định các hành động bảo quản kính lúp đúng/sai cách trong hình dưới đây. Sản phẩm: Câu trả lời của HS xác định các cách bảo quản kính lúp đúng/sai cách. - Bảo quản kính lúp đúng cách: 2, 3, 4. - Bảo quản kính lúp sai cách: 1, 5, 6. Tổ chức thực hiện: * GV giao nhiệm vụ. - GV đưa ra tình huống yêu cầu cá nhân HS chỉ ra những hành động đúng và sai trong việc bảo quản kính lúp. Nội dung: Nhà bạn Mai có 1 chiếc kính lúp thường xuyên được sử dụng. Hãy xác định những hành động bảo quản kính lúp của bố Mai, mẹ Mai, Mai và em gái là đúng hay sai. 1. Bố Mai dùng kính lúp xong tiện chỗ nào để luôn chỗ đó. 2. Mẹ Mai thường xuyên lau chùi kính lúp bằng khăn mềm. 3. Mẹ Mai vệ sinh kính lúp xong sẽ bọc kính bằng giấy mềm rồi cất vào hộp. 4. Mai dùng kính xong sẽ rửa kính với nước sạch hoặc nước rửa kính. 5. Mai để kính ở cạnh chậu cây cho tiện lần sau sử dụng 6. Em gái Mai để kính vào thùng đồ chơi của mình. * HS thực hiện nhiệm vụ Cá nhân HS tự nghiên cứu, xác định những hành động bảo quản kính lúp của bố Mai, mẹ Mai, Mai và em gái là đúng hay sai. * Đối với HSKTVĐ: Không yêu cầu thực hiện * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi cá nhân HS xác định hành động bảo quản kính đú... được cấu tạo của kính hiển vi quang học. HS sử dụng được kính hiển vi quang học quan sát được rõ nét hình ảnh vật có kích thước rất nhỏ. HS nêu được cách bảo quản kính hiển vi quang học. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thước rất nhỏ. * Đối với HKKTVĐ: - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học. Nêu được cách sử dụng kính hiển vi quang học Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ học tập. Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện tất cả các nhiệm vụ. Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm và vẽ hình. * Đối với HSKTVĐ: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. Thiết bị dạy học và học liệu Phiếu học tập số 1 cho mỗi nhóm. Phiếu học tập số 2 cho cá nhân HS. 1 Chiếc kính hiển vi quang học cho mỗi nhóm. Mỗi nhóm HS chuẩn bị: + Nhóm 1: 1 củ hành tây. + Nhóm 2: 1 quả cà chua. + Nhóm 3: 1 chiếc lá còn tươi, 1 cây nấm. + Nhóm 4: 1 nhúm cát vàng. (trước giờ học, Mỗi nhóm cử 1 HS cùng GV xử lý các mẫu vật này) III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề học tập là tìm hiểu về kính hiển vi quang học. Nội dung: Cá nhân HS xung phong trả lời câu hỏi, xác định có những vật có kích thước rất bé nhỏ mà sử dụng kính lúp cũng không nhìn thấy được, cần có một dụng cụ khác. Câu hỏi: Mẫu vật nào có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc nên dùng kính lúp? a) Côn trùng (như ruồi, muỗi, kiến) b) Gân của chiếc lá. c) Vi khuẩn. d) Một quả cà chua. e) Tế bào thịt quả cà chua. * Tế bào là đơn vị rất nhỏ bé cấu tạo nên tất cả các cơ thể sinh vật (thực vật, động vật, con người). Sản phẩm: câu trả lời của HS. - Vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt: một quả cà chua. - Vật nên quan sát bằng kính lúp để thấy rõ: côn trùng, gân của chiếc lá. - Vật không quan sát được bằng mắt hoặc kính lúp: vi khuẩn, tế bào thịt quả cà chua. Tổ chức thực hiện: - GV đưa ra câu hỏi yêu cầu học sinh xác định những vật có thể quan sát trực tiếp bằng mắt hoặc sử dụng kính lúp. - HS hoạt động cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi. - HS xung phong trả lời câu hỏi + HS khác nêu ý kiến của mình, nhận xét câu trả lời của bạn. - GV dẫn dắt HS làm rõ vấn đề cần giải quyết: với những vật có kích thước rất nhỏ như vi khuẩn, tế bào sinh vật thì dùng kính lúp cũng chưa giúp chúng ta thấy được chúng, ta cần sử dụng một dụng cụ khác có độ phóng đại 40 – 3000 lần, đó là kính hiển vi quang học. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới về kính hiển vi quang học Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học - Nêu được cấu tạo của kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống chính. Nội dung: - HS hoạt động nhóm (1 lớp chia 4 nhóm) trong 3 phút thực hiện PHT số 1 tìm hiểu về cấu tạo của KHVQH. * Đối với HSKTVĐ: Thảo luận cùng các bạn cùng nhóm, câu 1 ý 2 không yêu cầu giải thích. NHÓM LỚP . PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 1. Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống: - Hệ thống gồm thị kính, vật kính. - Hệ thống gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. - Hệ thống gồm đèn, gương, màn chắn sáng. - Hệ thống . gồm ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). * Hệ thống nào được xem là bộ phận quan trọng nhất? Vì sao? 2. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện cấu tạo cơ bản của kính hiển vi quang học. Sản phẩm: PHT số 1 trình bày cấu tạo của kính hiển vi quang học. * Kính hiển vi quang học gồm có 4 hệ thống: - Hệ thống phóng đại gồm thị kính, vật kính. - Hệ thống giá đỡ gồm chân kính, thân kính, bàn kính, kẹp giữ mẫu. - Hệ thống chiếu sáng gồm đèn, gương, màn chắn sáng. - Hệ thống điều chỉnh độ dịch chuyển của ống kính gồm ốc to (núm chỉnh thô), ốc nhỏ (núm chỉnh tinh). + Hệ thống phóng đại được xem là bộ phận quan trọng nhất vì bộ phận đó có tác dụng phóng đại ảnh của vật lên nhiều lần để mắt ta có thể nhìn rõ. * Các bộ phận cơ bản của kính hiển vi quang học: Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: - GV chia lớp thành 4 nhóm (theo số kính hiển vi) và giao nhiệm vụ học tập: Tham khảo sách giáo khoa và quan sát kính hiển vi quang học, hãy tìm hiểu về cấu tạo của kính hiển vi quang học rồi hoàn thiện PHT số 1. + GV phát kính hiển vi quang học cho các nhóm. * HS thực hiện NVHT - HS tham khảo SGK trang 17, quan sát kính hiển vi quang học và thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1. * Đối với HSKTVĐ: Thảo luận cùng các bạn cùng nhóm, yêu cầu nêu được 4 hệ thống của KHVQH (trả lời câu 1 ý 1 và câu 2, không yêu cầu trả lời ý 2) * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 1, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đối chiếu bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá bằng thang đo, nhận xét kết quả báo cáo của các nhóm Nội dung quan sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Phân vân Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Thảo luận sôi nổi Các HS trong nhó...ển vi? A. Vật kính B. Thị kính C. Bàn kính D. Chân kính Câu 4: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: Trong cấu tạo của kính hiển vi, ... là bộ phận để mắt nhìn vào khi quan sát vật mẫu. A. vật kính B. thị kính C. bàn kính D. chân kính Câu 5: Khi sử dụng và bảo quản kính hiển vi, chúng ta cần lưu ý điều gì? A. Khi vặn ốc to để đưa vật kính đến gần tiêu bản cần cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản. B. Khi di chuyển kính thì phải dùng cả 2 tay: một tay đỡ chân kính, một tay cầm chắc thân kính. C. Sau khi dùng cần lấy khăn bông sạch lau bàn kính, chân kính, thân kính. D. Tất cả các phương án trên. Sản phẩm: Đáp án câu hỏi trắc nghiệm của HS. Câu 1. D Câu 2. A Câu 3. C Câu 4. B Câu 5. D Tổ chức thực hiện: GV chiếu lần lượt từng câu hỏi, với mỗi câu HS có 10 giây suy nghĩ, hết thời gian GV yêu cầu các nhóm HS giơ thẻ đáp án của mình. + GV ghi lại số HS trả lời đúng mỗi câu hỏi để đánh giá chung hiệu quả giờ học. GV đánh giá HS bằng thang đo Thang đo 1 Tiêu chí: Kết quả sản phẩm của học sinh Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức 1- Trả lời đúng 1-2 đáp án Mức 2 - Trả lời đúng 3-4 đáp án Mức 3 – Trả lời đúng 5 đáp án Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng sử dụng kính hiển vi quang học vào nghiên cứu để quan sát các vật có kích thức rất nhỏ. Nội dung: HS sử dụng kính hiển vi quang học để quan sát một số mẫu vật khác trong phòng thực hành và vẽ lại hình ảnh quan sát được: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm. * Đối với HSKTVĐ: không yêu cầu Sản phẩm: - Hình ảnh những vật nhỏ đã được HS quan sát bằng kính hiển vi quang học trên giấy/vở ghi. Tổ chức thực hiện: - GV giao cho mỗi nhóm 1 mẫu vật đã chuẩn bị sẵn: tế bào biểu bì cà chua, tế bào lá cây, hạt cát, cây nấm. Yêu cầu các nhóm sử dụng KHVQH để quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh quan sát được. - HS hoạt động nhóm sử dụng KHVQH quan sát mẫu vật của nhóm mình rồi vẽ lại hình ảnh vào giấy/vở. - Báo cáo: Đại diện từng nhóm lần lượt lên báo cáo tiến trình thực hiện và chia sẻ kết quả quan sát của nhóm mình. Tuần 3,4 Ngày soạn: 14/9/2023 Tiết 6,7 CHƯƠNG 5: TẾ BÀO BÀI 18: TẾ BÀO- ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CỦA SỰ SỐNG Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ: Nêu được khái niệm tế bào. Nêu được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào. Nhận biết được tế bào là đơn vị cấu trúc của sự sống. * Đối với HKKTVĐ: Nêu được khái niệm tế bào. Nêu được hình dạng và kích thước của một số dạng tế bào. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Tim kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào. Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau” Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: lấy ví dụ để chứng minh tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. * Đối với HKKTVĐ: - Năng lực tự học và tự chủ: Tham khảo nội dung sách giáo khoa về tế bào, hình dạng và kích thước của tế bào. - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên: + Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. + Giải thích được “Tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”. - Chứng minh mỗi tế bào có hình dạng kích thước khác nhau phù hợp với chức năng của chúng. * Đối với HKKTVĐ: Nêu được tế bào là đơn vị cấu tạo của các cơ thể sống, mỗi tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: Chăm học: thường xuyên thực hiện các nhiệm vụ học tập.Chịu khó tìm tòi tài liệu. - Có trách nhiệm trong công việc được phân công, phối hợp với các thành viên khác trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập nhằm tìm hiểu về tế bào – đơn vị cấu tạo của cơ thể sống, và giải thích được “tại sao tế bào là đơn vị cơ bản của các cơ thể sống.”, “Vì sao mỗi loại tế bào lại có hình dạng và kích thước khác nhau”. Trung thực, cẩn thận trong : làm bài tập trong vở bài tập và phiếu học tập. * Đối với HSKTVĐ: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài. II. Thiết bị dạy học và học liệu Hình ảnh: H18.1: Hình dạng một số loại tế bào. H18.2: Kích thước các bậc cấu trúc của thế giới sống. Hình ảnh ngôi nhà được xây nên từ những viên gạch. Máy tính, máy chiếu. Phiếu học tập KWL, PHT số 1, 2 III. Tiến trình dạy học Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là: Tế bào Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được bài học hôm nay là học về tế bào Nội dung: - HS trả lời câu hỏi (cột K và cột W) trên phiếu học tập KWL PHIẾU HỌC TẬP KWL Họ và tên: ..............................Lớp:........ Con hãy viết ít nhất 2 điều con đã biết và 2 điều con...i chiếu bổ sung. * Đối với HSKTVĐ: Ưu tiên gọi HSKT trả lời: - Kể tên một số hình dạng TB trong hình 18.1. - Nhận xét về hình dạng, kích thước của tế bào * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, kết luận, đánh giá các nhóm bằng thang đo Thang đo 1 Tiêu chí: Trả lời câu hỏi Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức 1 - Trả lời được rất ít ý đúng, diễn đạt lúng túng. Mức 2 - Trả lời được khoảng 50% các ý đúng, diễn đạt còn chưa súc tích. Mức 3 - Trả lời được hầu hết các ý đúng, có thể viết còn dài hoặc quá ngắn. Mức 4 - Trả lời đúng câu hỏi. Viết/ trình bày rõ ràng, ngắn gọn. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Hệ thống được một số kiến thức đã học về tế bào Nội dung: Đọc thông tin và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phiếu HT số 2. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 Bài 1: Bốn bạn học sinh phát biểu về hình dạng, kích thước của các loại tế bào khác nhau như sau: Tất cả các loại tế bào đều cùng hình dạng, nhưng chúng luôn có kích thước khác nhau. Tất cả các lọai tế bào đều có hình dạng và kích thước giống nhau. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng giữa chúng luôn khác nhau. Các loại tế bào khác nhau luôn có kích thước và hình dạng khác nhau Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau: Phát biểu của bạn nào đúng? Lấy ví dụ để giải thích tại sao các phát biểu khác không đúng. - Cá nhân HS hoàn thành cột L vào PHT KWL * Đối với HSKTVĐ: Tham gia thảo luận cùng các bạn trong nhóm Sản phẩm: Phát biểu đúng: D Giải thích: Mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau. Ví dụ: hình sao (tế bào thần kinh); hình que (tế bào vi khuẩn) hình thoi (tế bào cơ trơn). Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ phải quan sát dưới kính hiển vi, tế bào trứng cá to hơn có thể quan sát bằng kính lúp hoặc mắt thường. PHT KWL hoàn thiện của HS K Em đã biết gì về tế bào W Em muốn biết gì về tế bào L Em đã học được gì về tế bào sau khi học bài 18 - Mọi cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào - Tế bào thực hiện đầy đủ chức năng của 1 cơ thể sống - Mỗi loại tế bào đều có hình dạng và kích thước khác nhau Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK, sử dụng kiến thức đã biết và thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trong phiếu HT số 2, và hoàn thành cột L vào PHT KWL * HS thực hiện NVHT: học sinh thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao, hoàn thành PHT số 2, PHT KWL. * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả PHT số 2, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đối chiếu bổ sung. - GV gọi 2 HS trình bày nội dung em đã học được từ PHT KWL (cột L) * Đối với HSKTVĐ: Ưu tiên gọi HSKT trình bày nội dung em đã học được từ PHT KWL (cột L) * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận Hoạt động 4: Vận dụng * Đối với HSKTVĐ: không yêu cầu trả lời Mục tiêu: Học sinh giải thích được: Tại sao nói “Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” - Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? Nội dung: Học sinh làm việc nhóm: Đọc câu hỏi, thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi Sản phẩm: Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống: Vì mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ TB, tế bào có thể thực hiện các chức năng của cơ thể như: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, sinh trưởng và phát triển, vận động, cảm ứng và sinh sản. - Mỗi loại tế bào đảm nhận chức năng khác nhau trong cơ thể. Sự khác nhau về hình dạng và kích thước của tế bào thể hiện sự phù hợp với chức năng mà tế bào đảm nhận. Tổ chức thực hiện: * GV giao NVHT: GV y/c HS thảo luận nhóm, trả lời 2 câu hỏi: Tại sao nói “Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống” - Sự khác nhau về kích thước và hình dạng của tế bào có ý nghĩa gì đối với sinh vật? * HS thực hiện NVHT: Học sinh thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi * Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi đại diện 1 nhóm HS trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, đối chiếu bổ sung. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và kết luận Tuần 4, 5 Ngày soạn: 20/9/2023 Tiết 8, 9 BÀI 19: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CÁC THÀNH PHẦN CỦA TẾ BÀO Thời gian thực hiện: 02 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Sau khi học bài này, học sinh sẽ: Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào. Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực; tế bào động vật, tế bào thực vật thông qua quan sát hình ảnh. * Đối với HKKTVĐ: - Nêu được cấu tạo TB có 3 thành phần chính màng tế bào, chất tế bào, nhân tế bào - Nêu được đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật, tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. Năng lực: 2.1. Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào. Phân biệt được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực, tế bào động vật và tế bào thực vật . Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để trả lời được các câu hỏi khó: “Trên màng tế... hãy dự đoán xem vai trò của những lỗ này là gì? - HS thực hiện nhiệm vụ: Đọc thông tin, quan sát hình ảnh H19.1, thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời. Cử đại diện nhóm báo cáo. - HS báo cáo: Sau khi thảo thuận xong, mỗi nhóm cử đại diện để trả lời. GV gọi ngẫu nhiên 1-2 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét và bổ sung. * Đối với HSKTVĐ: ưu tiên gọi HSKT trả lời: Nêu thành phần chính của tế bào và chức năng của chúng? - GV chốt kiến thức: giáo viên chốt kiến thức bằng cả kênh chữ và kênh hình trên slide Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực a) Mục tiêu: Học sinh phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. - Đối với HSKTVĐ: Nêu được đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ thông qua quan sát hình ảnh. b) Nội dung: Học sinh quan sát hình 19.2, trao đổi nhóm để hoàn thành PHT số 1 PHT SỐ 1: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Tế bào nhân sơ (Tế bào vi khuẩn) Tế bào nhân thực (Tế bào động vật, thực vật) Giống Tế bào chất Nhân - Đối với HSKTVĐ: GV yêu cầu HS nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. c) Sản phẩm: PHT SỐ 1 Tế bào nhân sơ (Tế bào vi khuẩn) Tế bào nhân thực (Tế bào động vật, thực vật) Giống Cả hai loại tế bào đều có màng tế bào và tế bào chất, nhân hoặc vùng nhân Tế bào chất Không có hệ thống nội màng, các bào quan không có màng bao bọc, chỉ có một bào quan duy nhất là Ribosome Có hệ thống nội màng, Tế bào chất được chia thành nhiều khoang, các bào quan có màng bao bọc, có nhiều bào quan khác nhau. Nhân Chưa hoàn chỉnh: không có màng nhân Hoàn chỉnh: có màng nhân - Đối với HSKTVĐ: Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ là: TB nhân sơ chưa có nhân hoàn chỉnh, còn TB nhân thực đã có nhân hoàn chỉnh. d) Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình 19.2, trao đổi nhóm (4 nhóm) để hoàn thành PHT số 1: chỉ ra điểm giống và khác nhau về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, các nhóm quan sát hình và thảo luận để tìm ra câu trả lời. HS báo cáo kết quả thảo luận: cử đại diện để trình bày. GV gọi đại diện một nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung - Đối với HSKTVĐ: GV gọi HSKT nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào nhân thực và tế bào nhân sơ. GV kết luận: về sự giống và khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực, chiếu bảng phân biệt trên slide. - GV đánh giá các nhóm bằng Rubric RUBRIC Tiêu chí Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Mức độ tham gia hoạt động nhóm - Mức 1: Tham dự nhưng không tập trung - Mức 2: Có tham gia, làm bài tập theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. - Mức 3: Nhiệt tình, sôi nổi, tích cực, làm nhanh trật tự theo đúng các tiêu chí mà giáo viên yêu cầu. Kết quả phiếu học tập - Mức 1: Nhận dạng được tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực qua hình ảnh nhưng chưa biết đúng hay sai - Mức 2: Phân biệt được tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ qua một số dấu hiệu cơ bản. - Mức 3: Vẽ được sơ đồ cấu tạo đơn giản của tế bào nhân thực, tế bào nhân sơ. Báo cáo rõ ràng ,chính xác - Mức 1: Lắng nghe - Mức 2: Có lắng nghe, phản hồi - Mức 3: Lắng nghe ý kiến các thành viên khác, phản hồi và tiếp thu ý kiến hiệu quả Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về tế bào động vật và tế bào thực vật a) Mục tiêu: - Học sinh phân biệt được tế bào tế bào động vật và tế bào thực vật - Đối với HSKTVĐ: Nêu được đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào TV và tế bào ĐV thông qua quan sát hình ảnh. b) Nội dung: Học sinh quan sát hình 19.3, trao đổi nhóm (4 nhóm) để hoàn thành PHT số 2 và trả lời câu hỏi: Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật? Những điểm khác nhau giữa tế bào động vật và tế bào thực vật có liên quan gì đến hình thức dinh dưỡng của chúng? - Đối với HSKTVĐ: GV yêu cầu HSKT nêu đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt tế bào TV và tế bào ĐV. PHT số 2: So sánh về thành phần cấu tạo giữa tế bào động vật và tế bào thực vật. Thành phần Tế bào động vật Tế bào thực vật Thành tế bào Màng tế bào Tế bào chất Nhân Lục lạp c) Sản phẩm: - PHT SỐ 2: So sánh về thành phần cấu tạo giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Thành phần Tế bào động vật Tế bào thực vật Thành tế bào Không có Có, giữ hình dạng tế bào được ổn định Màng tế bào có có Tế bào chất Có chứa : ti thể, 1 số tế bào có không bào nhỏ Có chứa: ti thể, không bào lớn, lục lạp chứa diệp lục giúp hấp thụ ánh sáng mặt trời. Nhân Có nhân hoàn chỉnh Có nhân hoàn chỉnh Lục lạp Không có Có lục lạp Cấu trúc nào của tế bào thực vật giúp cây cứng cáp dù không có hệ xương nâng đỡ như ở động vật: Đó là tế bào thực vật có thành tế bào cứng cáp nên nó vừa quy định hình dạng tế bào, vừa bảo vệ tế bào và vừa giúp cây cứng cáp. Điểm khác nhau lớn nhất giữa tế bào động vật và tế bào thực vật là: Tế bào thực vật có diệp lục để giúp cây hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời (quang hợp) để tổng... bé trong tế bào thực vật đã tạo nên màu xanh của lá cây. Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ: Quan sát hình ảnh trái đất được chiếu trên màn hình, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: Nếu em nhìn trái đất từ vũ trụ, em sẽ thấy hầu hết các vùng đất liền là màu xanh lá cây. Màu xanh đó do đâu? - HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của GV, thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời. - Học sinh báo cáo kết quả thảo luận: cử đại diện của nhóm trả lời. GV chọn một nhóm ngẫu nhiên trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. GV chốt kiến thức bằng hình ảnh tế bào thực vật và hình ảnh trái đất trên slide cho HS. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ d) Tổ chức thực hiện: - GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà làm, giờ sau mang đến lớp và trả lời các yêu cầu sau: + Hoạt động nhóm: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật. + Trả lời câu hỏi:Túi nilon, hộp nhựa, rau củ, quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích? + GV hướng dẫn: Tạo mô hình mô phỏng tế bào động vật và tế bào thực vật: Các bước Mô phỏng tế bào động vật Mô phỏng tế bào thực vật Bước 1 Chuẩn bị một túi nilon có khóa Chuẩn bị một túi nilon có khóa đặt vào hộp đựng thực phẩm trong suốt Bước 2 Dùng thìa chuyển gelatin dạng lỏng vào mỗi túi cho đến khi đạt ½ thể tích mỗi túi Bước 3 Chọn các loại rau củ, quả (hoặc đất nặn, xốp) mà em thấy có hình dạng giống các bào quan ở tế bào động vật và thực vật, sau đưa vào mỗi túi tương ứng với mô phỏng tế bào động vật và thực vật (cố gắng xếp xếp chặt các loại rau củ, quả), sau đó đổ gelatin gần đầy rồi kéo khóa miệng túi lại. Trả lời câu hỏi: Túi nilon, hộp nhựa, rau củ, quả và gelatin mô phỏng cho thành phần nào của tế bào? Loại tế nào có thể xếp chặt hơn và đưa ra lời giải thích? (Các vật dụng: Túi ni lon: mô phỏng màng tế bào, hộp nhựa mô phỏng thành tế bào, rau củ quả mô phỏng các bào quan, gelatine lỏng mô phỏng tế bào chất) HS về nhà thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, giờ sau các nhóm mang sản phẩm đến và trả lời các câu hỏi. Các nhóm sẽ nhận xét các sản phẩm và nội dung câu trả lời của nhóm khác. - Đối với HSKTVĐ: Tham gia thực hiện với các bạn trong nhóm. Tuần 5, 6 Ngày soạn: 29/9/2023 Tiết 10, 11 BÀI 20: SỰ LỚN LÊN VÀ SINH SẢN CỦA TẾ BÀO Thời gian thực hiện: 2 tiết I. Mục tiêu Kiến thức: Sau khi học xong bài học này học sinh sẽ: - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào). – Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào * Đối với HKKTVĐ: - Dựa vào sơ đồ, nhận biết được sự lớn lên và sinh sản của tế bào (từ 1 tế bào → 2 tế bào → 4 tế bào... → n tế bào). – Nêu được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào Năng lực: 2.1. Năng lực chung Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển mộ số năng lực của học sinh như sau: - Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để mô tả được sự lớn lên và phân chia của TB, hoàn thành các nhiệm vụ của giáo viên. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm xác định được sự thay đổi (lớn lên) của TB non; kết quả của việc phân chia (sinh sản) liên tục của TB. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề trong thực tiễn liên quan đến sự lớn lên và phân chia TB: Hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn; Các vết thương lõm sau một thời gian thì đầy lại. * Đối với HKKTVĐ: - Năng lực tự chủ và tự học: tự tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh, đoạn video để mô tả được sự lớn lên và phân chia của TB - Năng lực giao tiếp và hợp tác trong hoạt động nhóm: Tham gia hoạt động nhóm với các bạn cùng nhóm. 2.2. Năng lực khoa học tự nhiên (sinh học) * Nhận thức sinh học - Trình bày được các bước cơ bản trong sự sinh sản (phân chia) của TB. Kết quả của sự phân chia đó. - Xác định được nhờ đâu TB có thể lớn lên, tăng trưởng về kích thước, khối lượng. - Thực hiện được bài tính toán đơn giản về số lượng TB sau một số lần sinh sản (phân chia) liên tiếp * Tìm hiểu thế giới sống - Đưa ra nhận định, phán đoán về vấn đề mở được đưa ra ở phần đặt vấn đề: Từ 1 TB có thể tạo ra một cơ thể mới hay không? * Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học - Giải thích được nguyên nhân bên trong giúp cơ thể tăng trưởng về khối lượng, kích thước; Hiện tượng mọc lại đuôi ở thằn lằn; Các vết thương lõm sau một thời gian thì đầy lại * Đối với HKKTVĐ: * Nhận thức sinh học - Trình bày được các bước cơ bản trong sự sinh sản (phân chia) của TB. Kết quả của sự phân chia đó. - Xác định được nhờ đâu TB có thể lớn lên, tăng trưởng về kích thước, khối lượng. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh: - Chăm học, chịu khó đọc SGK và các tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân để giải quyết các vấn đề trong các phiếu về lớn lên và sinh sản của TB - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu sự lớn lên và phân chia của TB. * Đối với HSKTVĐ: Chăm chỉ lắng nghe, theo dõi bài.... bào + Phân chia (2): Tế bào chất chia đều cho hai tế bào con bằng cách hình thành vách ngăn ngang (ở tế bào thực vật) hoặc màng tế bào thắt lại (ở tế bào động vật). - Kết quả: Từ 1 tế bào trưởng thành sau khi phân chia (1 lần) hình thành (3)tế bào con. * Đối với HSKTVĐ: tham gia TLN cùng các bạn Sản phẩm: - CH1: Khi tế bào lớn lên và đạt kích thước nhất định (tế bào trưởng thành) sẽ thực hiện quá trình phân chia. - CH2: Cơ thể con người xuất phát ban đầu là hợp tử, chỉ gồm một tế bào, nhờ quá trình phân chia tế bào theo công thức 2n tạo ra hàng tỉ tế bào. - Dấu hiệu: tế bào phân chia thành 2 tế bào khác - PHT số 2: + Phân chia nhân: Từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau + Phân chia chất TB: Tế bào chất chia đều cho hai tế bào con bằng cách hình thành vách ngăn ngang (ở tế bào thực vật) hoặc màng tế bào thắt lại (ở tế bào động vật). - Kết quả: Từ 1 tế bào trưởng thành sau khi phân chia (1 lần) hình thành 2 tế bào con. Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ - GV chiếu hình ảnh: - Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân quan sát hình vẽ, tìm kiếm thông tin để trả lời 2 câu hỏi: + CH1: Khi nào thì tế bào phân chia? + CH2: Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào được hình thành nhờ quá trình nào? - GV chiếu hình ảnh: - GV yêu cầu HS: Quan sát hình, em hãy chỉ ra dấu hiệu sự sinh sản tế bào. - Giáo viên cho HS xem video về sự sinh sản của TB, yêu cầu học sinh hoạt động hoạt động nhóm thành PHT số 2: tìm hiểu các gđ của quá trình phân chia TB nêu kết quả của quá trình phân chia. Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh quan sát hình vẽ, hoạt động cá nhân trả lời 2 câu hỏi, chỉ ra dấu hiệu sự sinh sản tế bào, sau đó trao đổi nhóm 4-6 hs trong 1 phút, dựa vào đoạn phim và hình 20.2 SGK hoàn thành PHT số 2 tìm hiểu về quá trình phân chia TB. Báo cáo thảo luận - Giáo viên yêu cầu vài HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK và dựa vào hình vẽ chỉ ra dấu hiệu sự sinh sản tế bào * Đối với HSKTVĐ: ưu tiên HSKT trả lời - GV yêu cầu 1 nhóm nhanh nhất báo cáo kết quả hoạt động nhóm. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung và thống nhất chốt lại kết quả cuối cùng về sự phân chia của TB. - Các nhóm trao đổi bài cho nhau để chấm chéo: Nhóm 1 và 2, nhóm 3 và 4. Kết luận, nhận định - Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm, ghi điểm cho nhóm trả lời nhanh và chính xác nhất. - Chốt lại hai giai đoạn của quá trình phân chia và kết quả của sự phân chia của TB. Hoạt động 2.3: Ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của tế bào. Mục tiêu: - Phát hiện được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của TB với cơ thể. - Nêu được mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của TB * Đối với HSKTVĐ: Phát hiện được ý nghĩa của sự lớn lên và sinh sản của TB với cơ thể. Nội dung: - Trả lời các câu hỏi SGK và câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên ở đầu bài + Cây ngô lớn lên được nhờ quá trình nào? + Nhờ quá trình nào cơ thể có được những TB mới để thay thế cho những TB già, chết hoặc TB tổn thương? + Quá trình lớn lên và sinh sản của TB có ý nghĩa gì? Nêu mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của TB. * Đối với HSKTVĐ: Trả lời các câu hỏi sau: + Cây ngô lớn lên được nhờ quá trình nào? + Nhờ quá trình nào cơ thể có được những TB mới để thay thế cho những TB già, chết hoặc TB tổn thương? + Quá trình lớn lên và sinh sản của TB có ý nghĩa gì? Sản phẩm: + Cây ngô lớn lên được nhờ sự lớn lên và phân chia nhiều lần của các TB ở rễ, thân, lá cây ngô. + Cả khi ngừng lớn thì nhờ lớn lên và sinh sản của TB cơ thể vẫn tạo ra các TB mới thay thế cho những TB già, chết đi trong quá trình sống. + Ý nghĩa: Giúp cho cơ thể sinh vật lớn lên và trưởng thành, giúp thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc tế bào bị chết ở sinh vật. + Mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của TB: TB non nhờ quá trình lớn lên mà thành TB trưởng thành có khả năng phân chia (sinh sản). Kết quả quá trình phân chia lại sinh ra những TB non mới. + Do các tế bào trong cơ thể thực hiện trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định và sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào con nên cơ thể chúng ta và các sinh vật khác có thể lớn lên được. Tổ chức thực hiện: Giáo viên giao nhiệm vụ - Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS quan sát các hình 20.3 và 20.4, thảo luận cặp đôi trả lời hệ thống các câu hỏi trong SGK và rút ra ý nghĩa của quá trình lớn lên, phân chia TB và mối quan hệ giữa sự lớn lên và sinh sản của TB. - Giáo viên quay lại giải quyết câu hỏi đặt vấn đề? + Do các tế bào trong cơ thể thực hiện trao đổi chất để lớn lên đến một kích thước nhất định và sẽ bắt đầu phân chia thành nhiều tế bào con nên cơ thể chúng ta và các sinh vật khác có thể lớn lên được Thực hiện nhiệm vụ - Học sinh quan sát hình 20.3, 20.4, hoạt động cặp đôi trả lời hệ thống câu hỏi. Báo cáo thảo luận - Giáo viên yêu cầu đại diện 1-2 nhóm đưa quan điểm báo cáo kết quả hoạt động cặp đôi. * Đối với HSKTVĐ: ưu tiên HSKT trả lời: Cây ngô lớn lên được nhờ quá trình nào? - Các học sinh khác nhận xét, bổ sung và thống nhất chốt lại kết quả cuối cùng về ý nghĩa của sự lớn lên, phân...u và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân - Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động thực hiện các hoạt động thực hành quan sát tế bào thực vật. - Trung thực, báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện ,cẩn thận trong việc sử dụng các dụng cụ thí nghiệm * Đối với HKKTVĐ: Tham gia quan sát cùng các bạn trong nhóm. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Thiết bị thí nghiệm theo hướng dẫn: kính hiển vi, kính lúp, dao mổ, thìa inox sạch, giấy thấm, lam kính, lam men, ống nhỏ giọt, kim mũi mác, nước cất đựng trong cốc thủy tinh. - Mẫu vật: mỗi nhóm chuẩn bị củ hành tây, trứng cá. - Giáo viên chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: phiếu học tập PHIẾU HỌC TẬP NHÓM Bài 21 : THỰC HÀNH QUAN SÁT VÀ PHÂN BIỆT MỘT SỐ LOẠI TẾ BÀO Nhóm: Lớp:. I. Mục tiêu Thực hiện chính xác các bước làm tiêu bản sinh học Quan sát được tế bào biểu bì vảy hành, tế bào trứng cá. Vẽ được tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, tế bào trứng cá đã quan sát. II. Chuẩn bị Kính hiển vi Lam men Nước cất Dao mổ Ống nhỏ giọt Củ hành tây Thìa inox sạch Kim mũi mác Kính lúp Giấy thấm Lam kính III. Thực hành Sắp xếp lại trình tự các bước làm tiêu bản bằng cách viết số vào ô vuông đầu dòng. Làm tiêu bản quan sát TB biểu bì vảy hành Quan sát TB trứng cá ▢ Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát. ▢ Dùng kim múi mác khoắng nhẹ cho trứng cá tách rời nhau ▢ Tách 1 vảy hành à tạo vết cắt hình vuông à lột lấy lớp biểu bì trên cùng ▢ Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa peptri → nhỏ ít nước vào đĩa ▢ Nhỏ 1 giọt nước trên lam kính à đặt lớp biểu bì lên giọt nước à đậy lamen à thấm nước thừa ▢ Quan sát trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp IV. Kết quả Tế bào biểu bì vảy hành dưới kính HV Tế bào trứng cá dưới kính lúp Thành phần + quan sát được: + không quan sát được: Thành phần + quan sát được: + không quan sát được: V. Trả lời câu hỏi: 1. Thành phần nào em quan sát thấy ở cả hai loại tế bào? .................................................................................................................................................................................................................................................................... 2. Đặc điểm nào giúp em phân biệt được tế bào hành tây với tế bào trứng cá? .................................................................................................................................. III. Tiến trình dạy học 1. Hoạt động 1: Xác định mục tiêu của nhóm trong giờ thực hành, kiểm tra dụng cụ, mẫu vật của mỗi nhóm. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được nhiệm vụ của nhóm và kiểm tra được thiết bị, dụng cụ, mẫu vật đầy đủ để tiến hành thực hành. Nội dung: Học sinh thực hiện: Thảo luận nhóm xác định: + Mục tiêu nhóm đạt được trong giờ thực hành + Kiểm tra thiết bị, dụng cụ, mẫu vật và các bước tiến hành quan sát TB vảy hành và TB trứng cá * Đối với HKKTVĐ: Tham gia cùng các bạn trong nhóm. không yêu cầu HSKT hoàn thành PHT Sản phẩm: - HS hoàn thành nội dung (I), (II) trong phiếu học tập nhóm. (I) Mục tiêu Thực hiện chính xác các bước làm tiêu bản sinh học Quan sát được tế bào biểu bì vảy hành, tế bào trứng cá, biểu bì da ếch Vẽ được tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, tế bào trứng cá, tế bào biểu bì da ếch đã quan sát. (II) Dụng cụ: ....... Tổ chức thực hiện: - Giáo viên yêu cầu các nhóm thực hành (5 học sinh) thảo luận nhóm + phân công nhóm trưởng, thư kí. + xác định mục tiêu của nhóm, kiểm tra dụng cụ mẫu vật, cách tiến hành. 2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Hoạt động 2.1: Làm tiêu bản quan sát và phân tích mẫu vật Mục tiêu: - Quan sát được tế bào vảy hành bằng kính hiển vi và TB trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp. - Thực hiện được các bước làm tiêu bản sinh học. * Đối với HKKTVĐ: Quan sát được tế bào vảy hành bằng kính hiển vi và TB trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp dưới sự giúp đỡ của các bạn và GV. Nội dung: Học sinh làm việc nhóm theo phân công, nêu các bước và làm mẫu tiêu bản vảy hành, và tách trứng cá để quan sát, mỗi thành viên đều biết điều chỉnh kính hiển vi biết sử dụng kính lúp để quan sát, mô tả và vẽ lại vào phiếu học tập hoàn thành mục (III, IV) trong PHT * Đối với HKKTVĐ: Tham gia cùng các bạn trong nhóm, không yêu cầu HSKT hoàn thành PHT, dưới sự giúp đỡ của các bạn và GV, HSKT quan sát được tế bào vảy hành bằng kính hiển vi và TB trứng cá bằng mắt thường hoặc kính lúp. c) Sản phẩm: - Nêu được các bước làm tiêu bản quan sát tế bào biểu bì vảy hành, TB trứng cá - Tiêu bản tế bào biểu bì vảy hành, đĩa trứng cá đã tách rời nhau - Hình vẽ: TB biểu bì vảy hành và TB trứng cá - Nội dung hoàn thiện của mục (III) và (IV) phiếu học tập. (III) Cách tiến hành Làm tiêu bản quan sát TB biểu bì vảy hành Quan sát TB trứng cá 3. Đặt lam kính lên bàn kính và quan sát. 2. Dùng kim múi mác khoắng nhẹ cho trứng cá tách rời nhau 1. Tách 1 vảy hành à tạo vết cắt hình vuông à lột lấy lớp biểu bì trên cùng 1. Dùng thìa lấy 1 ít trứng cá cho vào đĩa peptri → nhỏ ít nước vào đĩa 2. Nhỏ 1 giọt nước trên la
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_khtn_6_sinh_hoc_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024.docx
- Tiết 1-2.docx
- Tiết 3.docx
- Tiết 4-5.docx
- Tiết 6-7.docx
- Tiết 8-9.docx
- Tiết 10-11.docx
- Tiết 12-13.docx
- Tiết 14-15.docx
- Tiết 16-18.docx
- Tiết 19-20.docx
- Tiết 21-22.docx
- Tiết 23-24.docx
- Tiết 25-27.docx
- Tiết 28-30.docx
- Tiết 31-32.docx
- Tiết 33-34.docx
- Tiết 35-37.docx
- Tiết 38.docx
- Tiết 39-40.docx
- Tiết 41-43.docx
- Tiết 44-46.docx
- Tiết 47-48.docx
- Tiết 49-52.docx
- Tiết 53-56.docx
- Tiết 57-61.docx
- Tiết 62.docx
- Tiết 63.docx
- Tiết 63-64.docx