Kế hoạch bài dạy Hình học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS

- Nhận dạng các hình trong bài.

- Mô tả một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều( cạnh, góc, đường chéo).

2. Năng lực

- Năng lực riêng:

+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.

+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.

- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.

II. CHUẨN BỊ

1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt

+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..

+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS.

2 - HS :

+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy...

+ Giấy A4, kéo.

docx 184 trang Cô Giang 18/11/2024 780
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Hình học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Hình học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn

Kế hoạch bài dạy Hình học 6 Sách KNTT - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Đại Sơn
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG IV: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG 
TRONG THỰC TIỄN
§18: HÌNH TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU.
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều( cạnh, góc, đường chéo).
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. CHUẨN BỊ 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ Giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của chương IV. ( HS bước đầu hình thành và phát triển một số năng lực Toán học, cảm thấy thú vị, hào hứng khi trả lời câu hỏi “ Học Toán để làm gì?”)
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV giới thiệu qua nội dung sẽ học trong chương IV: Chương IV là một chương mới hoàn toàn so với SGK trước đây. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua ba bài học và các tiết luyện tập, ôn tập chương. Qua chương này, các em sẽ:
Nhận dạng và mô ta được một số yếu tố cơ bản của các hình phẳng quen thuộc như hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành..; 
Vẽ được một số hình phẳng bằng các dụng cụ học tập.
Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của một hình phẳng đã học.
+ GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình trong bài “ Nền nhà”, “Các bức tường ốp bằng gạch có hình tam giác đều, hình lục giác đều, hình vuông” và giới thiệu. 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trao đổi, thảo luận tìm được một số hình ảnh trong thực tế liên quan đến các hình.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác đều, hình thoi,.. là các hình phẳng quen thuộc trong thực tế. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của các hình” => Bài mới.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hình tam giác đều
a) Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được tam giác đều.
+ HS mô tả được đỉnh, cạnh , góc của tam giác đều.
+ HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh của tam giác đều.
+ HS biết vẽ tam giác đều với độ dài cạnh cho trước. 
b) Nội dung: HS quan sát hình ảnh trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1, HĐ2 như trong SGK.
+ HĐ1: 
Nhận diện tam giác đều (H4.1-SGK).
Tìm một số hình ảnh tam giác đều trong thực tế. (GV gợi ý HS tìm những đồ dùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Sau khi HS nêu Ví dụ của mình, GV tổng hợp và chiếu các hình ảnh tam giác đều trong thực tế)
+ HĐ2: Cho tam giác đều ABC như hình 4.2:
1. Gọi tên các đỉnh, cạnh, góc của tam giác đều ABC.
2. Dùng thước thẳng để đo và so sánh các cạnh của tam giác ABC.
3. Sử dụng thước đo góc để đo và so sánh các góc của tam giác ABC. 
( GV lưu ý HS cách đo góc, đo độ dài cạnh)
+ GV cho HS rút ra nhận xét về độ dài ba cạnh, độ lớn ba góc của tam giác đều.
+ GV hướng dẫn HS cách vẽ theo các bước đã hướng dẫn phần Thực hành 1 và sau đó cho HS thực hành vẽ tam giác đều. (GV lưu ý HS thực hành vẽ và kiểm tra lại sau khi vẽ)
+ GV trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ tam giác đều trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.
+ GV có thể mở rộng giới thiệu thêm cách vẽ bằng thước kẻ hoặc compa.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS quan sát SGK và trả lời theo yêu cầu của GV
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quá...I
TIẾT 2
Hoạt động 2: Hình vuông
a) Mục tiêu: 
+ Nhận biết hình vuông trong thực tế. Mô tả được đỉnh, cạnh, góc, đường chéo của hình vuông.
+ HS vẽ được hình vuông có độ dài cạnh cho trước.
+ HS gấp và cắt được hình vuông từ một tờ giấy hình chữ nhật.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ3, HĐ4.
HĐ3: Tìm một số hình ảnh hình vuông trong thực tế.
HĐ4: Quan sát H4.3a
1. Nêu tên các đỉnh, cạnh, đường chéo của hình vuông ABCD.
2. Dùng thước đo và so sánh độ dài các cạnh của hình vuông, hai đường chéo của hình vuông.
3. Dùng thước đo góc để đo và so sánh các góc của hình vuông.
( GV lưu ý HS cách đo góc, đo độ dài cạnh)
+ GV cho HS rút ra nhận xét về độ dài bốn cạnh, độ lớn bốn góc và độ dài hai đường chéo của hình vuông.
+ GV hướng dẫn cho HS các bước vẽ hình vuông theo các bước ở phần Thực hành 2 và cho HS thực hành vẽ hình vuông (GV lưu ý HS thực hành vẽ và cho HS kiểm tra chéo sau khi vẽ, xem các cạnh, các góc có bằng nhau không ).
+ GV trình chiếu PPT hướng dẫn HS cách vẽ hình vuông trên màn chiếu theo các bước đã hướng dẫn cho HS dễ hình dung và biết cách vẽ.
+ GV cho HS gấp giấy và cắt hình vuông theo hướng dẫn.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu của GV
+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, giơ tay phát biểu.
+ GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Một số hình ảnh của hình vuông trong thực tế: bánh chưng, gạch lát nền, bánh sinh nhật, khối rubic vuông, ngăn đựng sách, các ô cửa, xúc xắc, ô trên bàn cờ vua, đồng hồ,
Hình vuông ABCD:
1. Các đỉnh: A, B, C, D
Các cạnh: AB, BC, CD, DA.
Các đường chéo: AC, BD.
2. Độ dài các cạnh hình vuông đều bằng nhau.
Độ dài hai đường chéo của hình vuông bằng nhau.
3. Các góc của hình vuông đều bằng nhau và bằng 90o.
* Nhận xét: Trong hình vuông:
- Bốn cạnh bằng nhau
- Bốn góc bằng nhau và bằng 90o.
- Hai đường chéo bằng nhau.
* Thực hành 2:
1. Vẽ hình vuông ABCD cạnh 4cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 4cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 4cm.
+ Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.
=> Ta được hình vuông ABCD.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 4.3 ; 4.4
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.3:
Vẽ hình vuông ABCD cạnh 5cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 5cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 5cm.
+ Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.
=> Ta được hình vuông ABCD cạnh 5cm.
Bài 4.4: (HS thực hành cắt ghép tại lớp theo nhóm đôi dưới sự hướng dẫn của GV)
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: GV hỏi, HS đáp.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập Bài 4.1 ; 4.6  ( SGK – tr81)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.1: ( GV gọi một số HS đứng phát biểu và trình bày tại chỗ)
Một số vật dụng, họa tiết,công trình kiến trúc có hình ảnh hình vuông là :
+ Hình vuông : khuôn bánh trưng, gạch đá hoa, ô cửa sổ,..
Bài 4.6 : Có nhiều cách khác nhau.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Luyện vẽ hình vuông.
 - Hoàn thành bài tập: 4.5 vào giấy A4 và nộp vào buổi học sau.
- Tìm hiểu và đọc trước “Hình lục giác đều”. và sưu tầm đồ vật, tranh ảnh về hình vuông( Tổ nào sưu tầm được nhiều đồ vật, tranh ảnh nhất sẽ được phần thưởng của GV).
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG IV: MỘT SỐ HÌNH PHẲNG 
TRONG THỰC TIỄN
§18: HÌNH TAM GIÁC ĐỀU. HÌNH VUÔNG. HÌNH LỤC GIÁC ĐỀU.
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản của hình tam giác đều, hình vuông, hình lục giác đều( cạnh, góc, đường chéo).
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình tam giác đều, hình vuông bằng dụng cụ học tập.
+ Tạo lập được hình lục giác đều thông qua việc lắp ghép các hình tam giác đều.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập l...dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.4: (HS thực hành cắt ghép tại lớp theo nhóm đôi dưới sự hướng dẫn của GV)
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: GV hỏi, HS đáp.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 4.1 ; 4.8  ( SGK – tr81)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.1: ( GV gọi một số HS đứng phát biểu và trình bày tại chỗ)
Một số vật dụng, họa tiết,công trình kiến trúc có hình ảnh hình lục giác đều là :
+ Hình lục giác đều : tổ ong, hộp mứt, mái đền, gạch lát nền,..
Bài 4.8 : Vị trí đặt trạm biến áp là giao điểm của các đường chéo chính của hình lục giác đều.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV cho HS tìm hiểu mục « Em có biết » ( nếu còn thời gian)
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Luyện vẽ lục giác đều.
- Tìm hiểu và đọc trước “Bài 19: Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân”. và sưu tầm đồ vật, tranh ảnh về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân theo tổ. ( Tổ nào sưu tầm được nhiều đồ vật, tranh ảnh nhất sẽ được phần thưởng của GV).
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §19: : HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN 
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 3 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân đã giao trước đó.
+ GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về các hình nhất.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta thường gặp trong đời sống thực tế và đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các hình như thế, từ đó chúng ta có thể vẽ, cắt, ghép các hình để làm một số đồ dùng hoặc trang trí nơi học tập của mình.” => Bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 1
Hoạt động 1: Hình chữ nhật
a) Mục tiêu: 
+ HS nhận biết được hình chữ nhật.
+ HS mô tả được cạnh , góc, đường chéo của hình chữ nhật.
+ HS nhận biết được sự bằng nhau của các góc, các cạnh , đường chéo của hình chữ nhật.
+ HS vẽ được hình chữ nhật khi biết độ dài hai cạnh. 
b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1, HĐ2 như trong SGK.
+ HĐ1: 
Tìm một số hình ảnh hình chữ nhật trong thực tế. (GV gợi ý HS tìm những đồ dùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Sau khi HS nêu Ví ...
1. Vẽ hình thoi ABCD cạnh 3cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.
+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
=> Ta được hình thoi ABCD.
( HS tự hoàn thành hình vẽ vào vở)
2. Kiểm tra độ dài các cạnh có bằng nhau không.
3. ( HS tự hoàn thành gấp, cắt hình thoi dưới sự hướng dẫn của GV và dán SP vào vở).
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 4.9 ; 4.10 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.9 : Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 6cm, một cạnh bằng 4cm.
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 4cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 4cm. 
6cm
4cm
A
B
C
D
+ Bước 4: Nối D với C .
=> Ta được hình chữ nhật ABCD.
Bài 4.10: Vẽ hình thoi cạnh 4cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 4cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.
A
B
C
D
4cm
+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
=> Ta được hình thoi ABCD.
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: HS thực hành theo yêu cầu của bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 4.14  ( SGK – tr89)
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 4.14: ( GV hướng dẫn, tổ chức HS thực hiện hoạt động theo nhóm đôi)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Hoàn thành nốt các bài tập.
- Tự thực hành luyện cắt, xếp hình như hướng dẫn bài 4.14 
- Tìm hiểu và đọc trước “ Hình bình hành ” và tìm một số hình ảnh của hình bình hành trong thực tế.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §19: : HÌNH CHỮ NHẬT. HÌNH THOI. HÌNH BÌNH HÀNH. HÌNH THANG CÂN 
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 3 tiết
( Tiết 4 - 5 -6 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận dạng các hình trong bài.
- Mô tả một số yếu tố cơ bản (cạnh, góc, đường chéo) của chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân đã giao trước đó.
+ GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về các hình nhất.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta thường gặp trong đời sống thực tế và đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta...ình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ được hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt
+ Nghiên cứu kĩ bài học và lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp.
+ Chuẩn bị một số vật liệu phục vụ hoạt động trải nghiệm: dụng cụ cắt ghép, giấy A4, kéo cắt giấy, tranh ảnh trong bài,..
+ Sưu tầm các hình ảnh thực tế, video minh họa liên quan đến bài học, các thiết bị dạy học phục vụ hình thành và phát triển năng lực HS. 
+ Giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị một số HĐ của bài học.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập: bút, bộ êke ( thước thẳng, thước đo góc, êke), compa, bút chì, tẩy...
+ Giấy A4, kéo.
+ Đồ vật, tranh ảnh về các hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang cân.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
a) Mục tiêu:
+ GV thiết kế tình huống thực tế tạo hứng thú cho HS.
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS nhận dạng được một số hình và tìm được các hình ảnh trong thực tế liên quan đến hình đó.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV cho lần lượt các tổ trưng bày hình ảnh, sản phẩm về hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành và hình thang cân đã giao trước đó.
+ GV tổng kết số sản phẩm của các tổ và trao thưởng cho tổ chuẩn bị được nhiều đồ vật, hình ảnh về các hình nhất.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Đại diện tổ báo cáo số lượng đồ vật, hình ảnh đã sưu tầm được như GV đã giao nhiệm vụ.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV khen các tổ đã hoàn thành nhiệm vụ tốt và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Hình chữ nhật, hình bình hành, hình thoi, hình thang là các hình mà chúng ta thường gặp trong đời sống thực tế và đã được làm quen ở Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thêm về các hình như thế, từ đó chúng ta có thể vẽ, cắt, ghép các hình để làm một số đồ dùng hoặc trang trí nơi học tập của mình.” => Bài mới
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
TIẾT 3
Hoạt động 4: Hình thang cân
a) Mục tiêu: 
+ HS nhận dạng được hình thang cân thông qua các hình ảnh thực tế.
+ HS mô tả được một số yếu tố cơ bản của hình thang cân.
+ HS nhận biết được hình thang cân.
+ HS biết cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
b) Nội dung: HS quan sát trên màn chiếu và SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Luyện tập, Thực hành
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
GV hướng dẫn và cho HS thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ7, HĐ8 như trong SGK.
+ HĐ7: 
Tìm một số hình ảnh hình thang cân trong thực tế. (GV gợi ý HS tìm những đồ dùng quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Sau khi HS nêu Ví dụ của mình, GV tổng hợp và chiếu các hình ảnh hình thang cân trong thực tế)
+ HĐ8: Quan sát hình thang cân ở Hình 4.13a
1. Gọi tên các đỉnh, đáy lớn, đáy nhỏ, đường chéo, cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD. (H14.3b)
2. Sử dụng thước thẳng hoặc compa để so sánh hai cạnh bên, hai đường chéo của hình thang cân ABCD.
3. Hai đáy của hình thang cân ABCD có song song với nhau không?
4. Hai góc kề một đáy của hình thang cân ABCD có bằng nhau không?
+ GV nhận xét hoặc tổ chức cho HS nhận xét sơ bộ những mối quan hệ của cạnh đáy, cạnh bên, đường chéo của hình thang cân. ( Riêng về yếu tố góc, GV có thể dùng phương pháp gấp giấy, để HS thấy hai góc kề một đáy của hình thang cân bằng nhau)
+ GV cho HS thực hiện hoạt động luyện tập để nhận dạng hình thang cân ( hình thang cân HKIJ). GV có thể giới thiệu thêm hình ảnh thực tế của hình thang cân ( trong hình ảnh cái thang)
+ GV cho HS thực hiện hoạt động cá nhân để gấp, cắt hình thang cân. ( Tùy đối tượng HS, GV có thể cắt mẫu hoặc hỗ trợ HS khi thực hiện).
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS quan sát SGK và trả lời và hoạt động theo yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: Lắng nghe, ghi chú, nêu ví dụ, phát biểu, thực hành gấp, cắt.
+ HS nhận xét, rút kinh nghiệm cho nhau. 
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các đặc điểm của hình thang cân, cách gấp cắt hình thang cân từ tờ giấy hình chữ nhật.
4. Hình thang cân
+ HĐ7: Một số hình ảnh của hình thang cân trong thực tế: cái thang, thùng đựng rác, hót rác, mặt bàn, túi xách,..
+ HĐ8:
Các đỉnh: A, B, C, D. 
Đáy lớn : DC
Đáy nhỏ: AB
Đường chéo : AC, BD.
Cạnh bên: AD, BC.
Hai cạnh bên của hình t...tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: 
+ HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Ví dụ, Luyện tập
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang.
+ GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang như trong Hộp kiến thức.
+ GV cho HS tìm hiểu đề bài, giới thiệu cách tính Ví dụ 1, Ví dụ 2 .
+ Từ các ví dụ, GV nhấn mạnh, vừa khắc sâu công thức vừa cung cấp cách trình bày cho HS.
+ GV tổ chức hoạt động cho HS thực hiện hoàn thành Luyện tập 1. Trước khi thực hiện hoạt động:
1. GV cần giải thích cho HS hiểu về tác dụng của khung thép trong việc làm đai của cột bê tông cốt thép. Từ việc tính chu vi của một khung thép, HS tính được số khung thép làm được 200 khung.
2. GV có thể tổ chức hoạt động nhóm để HS cùng thi đua thực hiện nhiệm vụ.
3. HS có thể làm theo hai cách để tính diện tích thửa ruộng.
+ GV tổ chức hoạt động học sinh thảo luận theo nhóm hoàn thành “Thử thách nhỏ”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS lắng nghe và trả lời theo yêu cầu của GV.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS. 
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
 +HS: giơ tay phát biểu, lên bảng trình bày
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau. 
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá quá trình học của HS, tổng quát lại các công thức tính chu vi, diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang.
Chu vi, diện tích của hình vuông, hình chữ nhật, hình thang
- Hình vuông:
+ C =4a
+ S = a2
- Hình chữ nhật:
+ C = 2(a +b)
+ S = ab
- Hình thang:
+ C = a + b + c + d
+ S = 12 ( a+ b). h
Ví dụ 1: Giải:
Chu vi của biển quảng cáo hình chữ nhật là:
2 . ( 5+10) = 2.15 = 30 (m)
Vậy siêu thị cần chi số tiền mua đèn là:
40 000 . 30 = 1 200 000 (đồng)
Ví dụ 2: Giải:
Diện tích nền của căn phòng hình chữ nhật là: 8.6 = 48 (m2)
Diện tích của một viên gạch hình vuông cạnh 40cm là:
402 =1 600 (cm2) = 0,16 (m2)
Số viên gạch bác Khôi cần dùng là: 
48 : 0,16 = 300 (viên)
Luyện tập 1:
1. Giải:
Chu vi của khung thép đó là:
2.( 35 + 30) =130 (cm) = 1,3m.
Vậy số khung thép làm được từ 260m dây thép là:
260 : 1.3 = 200 ( khung)
2. Giải:
Chu vi mặt bàn là: 
600 + 1200 + 600.2 = 3000 (mm) = 3m.
    Chiều dài 4 chân bàn là:   
730.4 = 2920 (mm) = 2,92 m.
    Vậy để làm một chiếc khung bàn cần lượng thép: 
3 + 2,92 = 5,92 (m)
3. Giải:
Diện tích thửa ruộng hình thang là: 
12 ( 30 + 50). 10 = 400 (m2)
Diện tích thửa ruộng hình chữ nhật là:
50 . 15 = 750 (m2)
Diện tích thửa ruộng đó là: 
400 + 750 = 1150 (m2)
Hoạt động 2: Chu vi, diện tích của hình bình hành, hình thoi
a) Mục tiêu: 
+ Giới thiệu công thức tính chu vi của hình bình hành, hình thoi
+ HS xây dựng được công thức tính diện tích hình bình hành, hình thoi từ công thức tính diện tích hình chữ nhật.
+ Áp dụng công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi vào bài toán thực tế.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành, Vận dụng.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:.
+ GV cho HS nhắc lại hoặc giới thiệu công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành, hình thoi như trong Hộp kiến thức.
+ GV cho HS tìm hiểu đề bài, hướng dẫn HS cách tính Ví dụ 3.
+ GV tổ chức cho HS hoàn thành Ví dụ 4. Trước khi HS thực hiện, GV cần giải thích, giới thiệu về ô thoáng cửa để HS hiểu.
+ Từ các ví dụ, GV nhấn mạnh, vừa khắc sâu công thức vừa cung cấp cách trình bày cho HS.
+ GV tổ chức hoạt động Tìm tòi – Khám phá thông qua việc thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ1, HĐ2 như trong SGK để HS xây dựng được công thức tính diện tích hình bình hành từ công thức tính diện tích hình chữ nhật.
HĐ1: Vẽ hình bình hành trên giấy kẻ ô vuông rồi cắt, ghép thành hình chữ nhật.
HĐ2: Từ HĐ1, hãy so sánh độ dài cạnh, chiều cao tương ứng của hình bình hành với chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật. Từ đó, so sánh diện tích của hình bình hành với diện tích hình chữ nhật.
+ GV giới thiệu công thức tính diện tích hình bình hành như trong Hộp kiến thức.
+ GV cho HS tìm hiểu đề bài Ví dụ 5, hướng dẫn HS giải và trình bày cách giải.
+ GV tổ chức hoạt động cho HS thực hiện hoàn thành Luyện tập 2. GV giao cho cá nhân hoặc nhóm, cho HS tìm hiểu kĩ đề bài, đề xuất phương án tính toán.
+ GV tổ chức hai hoạt động: HĐ3, HĐ4 để HS xây dựng được công thức tính diện tích hình thoi từ công thức tính diện tích hình chữ nhật.
HĐ3: Vẽ hình thoi trên giấy kẻ ô vuông và cắt, ghép thành hình chữ nhật.
(GV cho cá nhân HS thực hiện hoạt động cắt ghét hoặc hoạt động theo nhóm)
HĐ4: Từ HĐ3, hãy so sánh các đường chéo của hình thoi với chiều rộng và chiều dài của hình chữ nhật. Từ đó so sánh diện tích hình thoi ban đầu với diện tích hình chữ nhật.
+ GV giới thiệu công thức tính diện tích hình thoi như trong Hộp kiến thức.
+ GV lưu ý thêm cho HS công thức tính diện tích hình thoi theo ...hức tính chu vi, diện tích các tứ giác đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ thành thạo tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật.
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình thang.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, giáo án, bài giảng.
2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK, làm đầy đủ BTVN mà GV đã giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: 
+ GV tổ chức hoạt động nhằm tái hiện một số yếu tố cơ bản của các tứ giác đã học và công thức tính chu vi, diện tích của một số tứ giác đã học.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung kiến thức đã học.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV dẫn dắt, đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:
Nêu một số yếu tố cơ bản của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành và hình thang cân.
Nêu công thức tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình thang.
+ GV giao một bài toán ( chiếu slide): 
“Cô có một tấm bìa hình chữ nhật chiều rộng 10cm, chiều dài 15 cm. Cô cắt đi mỗi góc của tấm bìa một hình vuông cạnh 2cm. Tính chu vi hình còn lại của tấm bìa.”
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS nhớ lại kiến thức, suy nghĩ và trả lời
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ Đối với mỗi câu hỏi, 1HS đứng tại chỗ trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung.
+ Đối với bài tập, GV cho HS 2p làm nháp, 1 HS lên bảng trình bày bảng, hoặc trình bày miệng tại chỗ.
+ GV: quan sát, kiểm tra, bao quát HS.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS luyện tập làm các bài tập.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập : Bài 4.25
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận đưa ra đáp án.
Bài 4.25:
Chiều dài cạnh còn lại của mảnh giấy hình chữ nhật là:    
 96 : 12 = 8 (cm)
Chu vi của mảnh giấy là:  
   2.(8 + 12) = 40 (cm)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để khắc sâu kiến thức.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV cho HS tìm hiểu Ví dụ 1, Ví dụ 2, hướng dẫn HS giải và lên bảng trình bày.
- GV yêu cầu HS chữa các bài tập vận dụng : Bài 4.26 ; (SGK-tr96).
Bài 4.26 :
Phần còn lại để trồng trọt là hình vuông có cạnh:   
  20 - 2 - 2 = 16 (m)
Diện tích trồng trọt của mảnh vườn là:     
16.16 = 256 (m2)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Nắm vững các đặc điểm của các tứ giác đã học. 
- Học thuộc kĩ lại các công thức tính chu vi, diện tích các hình.
- Hoàn thành các bài tập , và chuẩn bị cho bài Kiểm tra giữa kì 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: TIẾT 12- LUYỆN TẬP CHUNG
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 1 tiết
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nắm vững kiến thức về một số tứ giác đã học.
- Nắm vững công thức tính chu vi, diện tích các tứ giác đã học.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Vẽ thành thạo tam giác đều, hình vuông, hình chữ nhật.
+ Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn gắn với việc tính chu vi, diện tích của hình chữ nhật, hình thoi, hình bình hành, hình thang.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: SGK, tài liệu giảng dạy.
2 - HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập cá nhân, SGK, làm đầy đủ BTVN mà GV đã giao.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu: 
+ GV tổ chức hoạt động nhằm tái hiện công thức tính chu vi, diện tích của một số tứ giác đã học.
b) Nội dung: HS nhớ lại kiến thức và trả lời câu hỏi của GV.
c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung kiến thức đã học.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV dẫn dắt, đặt câu hỏi kiểm tra kiến thức cũ:
Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi.
Nêu công thức tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình thang, hình bình hành, hình thoi. 
+ GV giao một bài toán ( chiếu slide): 
“Cô có một tấm bìa hình chữ nhật chiều rộng 10cm, chiều...
Bài 4.28
Có 5 hình vuông và 4 hình chữ nhật
Bài 4.29 : 
Có 5 hình tam giác đều, 3 hình thang cân và 3 hình thoi
Bài 4.30:
a) Vẽ tam giác đều ABC cạnh 5cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 5cm.
+ Bước 2: Dùng ê ke có góc 60o.
+ Bước 3: Vẽ ABy = 60o. 
Ta thấy Ax và By cắt nhau tại C
=> Ta được tam giác đều ABC.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
b) Vẽ hình vuông ABCD cạnh 6cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 6cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Xác định điểm D trên đường thẳng đó sao cho AD = 6cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Xác định điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 6cm.
+ Bước 4: Nối C với D ta được hình vuông ABCD.
=> Ta được hình vuông ABCD.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
c) Vẽ hình chữ nhật ABCD có một cạnh bằng 4cm, một cạnh bằng 3cm.
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại A. Trên đường thẳng đó, lấy điểm D sao cho AD = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với AB tại B. Trên đường thẳng đó lấy điểm C sao cho BC = 3cm. 
+ Bước 4: Nối D với C .
=> Ta được hình chữ nhật ABCD.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
Bài 4.31:
a) Vẽ hình bình hành ABCD có AB = 4cm; BC = 3cm
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.
+ Bước 2: Vẽ đoạn thẳng đi qua B. Trên đường thẳng đó, lấy điểm C : BC = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua A và song song với BC, đường thẳng qua C và song song với AB. Hai đường thẳng này cắt nhau tại D 
=> Ta được hình bình hành ABCD.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
b) Vẽ hình thoi cạnh 3cm:
+ Bước 1: Vẽ đoạn thẳng AB = 3cm.
+ Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua B. Lấy điểm C trên đường thẳng đó sao cho BC = 3cm.
+ Bước 3: Vẽ đường thẳng đi qua C và song song với cạnh AB. Vẽ đường thẳng đi quâ A và song song với cạnh BC.
+ Bước 4: Hai đường thẳng này cắt nhau tại D
=> Ta được hình thoi ABCD.
( HS tự hoàn thành sản phẩm vào vở)
Bài 4.32:
Chu vi hình chữ nhật là:
2.(6 + 5) = 22 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
6.5 = 30 (cm2)
Bài 4.33:
a) Diện tích hình thoi ABOF là:   
  12. 6.10,4 = 31,2 (cm2)
b) Ta thấy diện tích hình lục giác đều ABCDEF gấp ba lần diện tích hình thoi ABOF.
Vậy diện tích hình lục giác đều là: 
    31,2 . 3 = 93,6 (cm2)
Bài 4.35 ( HS thực hành trao đổi vẽ, cắt, ghép theo yêu cầu của đề)
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để củng cố kiến thức và áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống.
b) Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS. 
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập vận dụng : Bài 4.34 ; 4.36
Bài 4.34 :
Ta thấy tổng diện tích của hình 1, hình 2, hình 3 bằng tổng diện tích của hình chữ nhật ABCD.
Chiều dài DC của hình chữ nhật ABCD là: 
7 + 6 = 13 (m)
Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là:
 2 + 5 = 7 (m)
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 
13.7 = 91 (m2)
Hình 1 là hình chữ nhật có chiều dài 6 m và chiều rộng 3 m nên diện tích hình 1 là:
6.3 = 18 (m2)
Hình 3 là hình vuông có cạnh bằng 2 m nên diện tích hình 3 là:  
2.2 = 4 (m2)
Vậy diện tích mảnh vườn bằng cần tìm bằng diện tích hình 2 và bằng:
91 - 18 - 4 = 69 (m2)
Bài 4.36 :
Diện tích của mái hiên là:   
 45.(54 + 72)2 = 2835 (dm2)
Vậy chi phí của cả hiên là:   
 (2835 : 9) x 103 000 = 32 445 000 (đồng)
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
- Hoàn thành nốt các bài tập còn thiếu trên lớp.
- Tìm hiểu trước chương mới và đọc trước bài mới “Hình có trục đối xứng”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: CHƯƠNG V: TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONNG TỰ NHIÊN
§21: HÌNH CÓ TRỤC ĐỐI XỨNG
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
(Tiết 14 –15 )
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được hình có trục đối xứng.
- Nhận biết được trục đối xứng của các hình học đơn giản.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được trục đối xứng của một hình trên giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy
+ Biết được cách gấp giấy để cắt chữ hoặc một số hình đơn giản có trục đối xứng.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
+ SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt. 
+ Một số hình có trục đối xứng hoặc đồ vật hay biểu tượng có trục đối xứng, một số mẫu chữ hoặc số có trục đối xứng; giấy màu hoặc bìa cứng, kéo và máy tính ( nếu có)
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập, SGK
+ Giấy màu hoặc bìa cứng, kéo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu:
+ Giới thiệu khái quát vị trí, vai trò của chương V. 
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh... có trục đối xứng khi chỉ được biết một nửa hình đó.
+ Yêu cầu HS hình dung được trục đối xứng của một hình thông qua sự đối xứng của các chi tiết.
b) Nội dung: HS quan sát SGK và tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu
c) Sản phẩm: HS nắm vững kiến thức và hoàn thành được phần Thực hành, Tranh luận, Thử thách.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV hướng dẫn và cho HS quan sát SGK hoặc màn chiếu (hình ảnh) thực hiện lần lượt các hoạt động: HĐ4, HĐ5, HĐ6 như trong SGK.
+ GV phân tích, dẫn dắt, cho HS rút ra nhận xét:
Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn.
Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.
Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
=> Mỗi hình có thể có nhiều trục đối xứng.
+ GV yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phần Thực hành 1.
+ GV cho HS trao đổi, thảo luận nhóm trả lời phần Tranh luận 1.
+ GV phân tích ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ bằng giấy như trong phần Đọc hiểu – nghe hiểu.
+ GV hướng dẫn và làm mẫu cho HS cắt chữ A như H5.4 theo 2 bước:
Chuẩn bị mảnh giấy hình chữ nhật kích thước 3cm × 5cm. Gấp đôi mảnh giấy như hình 5.4b.
Vẽ theo hình 5.4c rồi cắt theo nét vẽ, sau đó mở ra ta được chữ A (H5.4d)
+ GV cho HS cắt chữ E, T như yêu cầu của Thực hành 2 tương tự như GV hướng dẫn.
+ HS thảo luận nhóm, trao đổi Tranh luận 2.
+ GV hướng dẫn và tổ chức cho HS hoạt động nhóm hoàn thành Thử thách nhỏ hoặc giao nhiệm vụ về nhà hoàn thành.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
 + HS Hoạt động cá nhân hoàn thành các yêu cầu của GV
+ GV: quan sát, giảng, phân tích, lưu ý và trợ giúp nếu cần.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: 
+ HS chú ý lắng nghe, hoàn thành các yêu cầu, giơ tay phát biểu.
+ GV : kiểm tra, chữa và nêu kết quả.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
2. Trục đối xứng của một số hình phẳng
+ HĐ4:
Trục đối xứng của hình tròn là đường thẳng đi qua tâm của hình tròn đó. 
+ HĐ5:
Trục đối xứng của hình thoi là đường thẳng đi qua đường chéo của nó.
Hình thoi có 2 trục đối xứng
+ HĐ6: 
Trục đối xứng của hình chữ nhật là đường thẳng đi qua trung điểm của hai cạnh đối diện của hình chữ nhật.
* Nhận xét:
- Mỗi đường thẳng đi qua tâm là một trục đối xứng của hình tròn.
- Mỗi đường chéo là một trục đối xứng của hình thoi.
- Mỗi đường thẳng đi qua trung điểm hai cạnh đối diện là một trục đối xứng của hình chữ nhật.
* Thực hành 1:
- Tam giác đều có ba trục đối xứng.
- Hình vuông có 4 trục đối xứng.
- Hình lục giác đều có 6 trục đối xứng.
* Tranh luận 1:
- Hình vuông có 4 trục đối xứng.
- Hình tròn có vô số trục đối xứng.
* Ứng dụng tính đối xứng để cắt chữ bằng giấy:
Để cắt một chữ cái có trục đối xứng, ta có thể gấp đôi tờ giấy theo trục đối xứng ấy để cắt. Khi đó ta chỉ phải cắt một nửa chữ cái và nhận được chữ cái khi mở giấy ra. 
* Thực hành 2:
HS thực hành cắt chữ E, T và dán sản phẩm hoàn thành vào vở.
* Tranh luận 2:
a) Chữ T
b) Chữ M
c) Chữ E
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Học sinh củng cố lại kiến thức thông qua một số bài tập.
b) Nội dung: HS dựa vào kiến thức đã học vận dụng làm BT
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 5.1 ; 5.2 ; 5.3 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 5.1: 
Trục đối xứng của hình thang cân là đường thẳng đi qua trung điểm của hai đáy.
Bài 5.2:
Hình lục giác đều có 6 trục đối xứng ( Các trục đối xứng của lục giác đều là các đường thẳng đi qua một cặp đỉnh đối diện và các đường thẳng đi qua trung điểm của một cặp đỉnh đối diện).
Bài 5.3: 
Các hình có trục đối xứng là: a, c, d
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức
b) Nội dung: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập bài 5.4 
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, thảo luận và hoàn thành vở.
Bài 5.4 :
a) Hình không có trục đối xứng: hình c
b) Hình chỉ có một trục đối xứng: hình d, hình a
c) Hình có hai trục đối xứng: hình b
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
 - Học thuộc các đặc điểm về hình có trục đối xứng.
 - Hoàn thành nốt các bài tập chưa hoàn thành.
 - Sưu tầm, tìm các hình ảnh có trục đối xứng.
- Chuẩn bị đọc và tìm hiểu bài sau Bài 22 “ Hình có tâm đối xứng”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: TẤM THIỆP VÀ PHÒNG HỌC CỦA EM
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
(Tiết 16 – 17)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nhớ lại kiến thức về các hình phẳng, các công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- Hiểu hơn về ý nghĩa của tấm thiệp và biết cách làm tấm thiệp.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Ứng dụng kiến thức đã học về các hình phẳng trong thực tiễn vào thủ công, mĩ thuật,...
+ Ứn... sự hướng dẫn của GV
c) Sản phẩm: Hoàn thành được câu hỏi ?: Lớp học của em có đạt mức chuẩn về ánh sáng không ?
d) Tổ chức thực hiện :
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ :
+ GV yêu cầu HS để những dụng cụ cần thiết đã chuẩn bị cho hoạt động này ra mặt bàn.
+ GV lưu ý cho HS : “Một gian phòng đạt mức chuẩn về ánh sáng nếu diện tích các cửa không nhỏ hơn 20% diện tích nền nhà”.
+ GV phân công chia lớp thành 4 nhóm và đưa ra nhiệm vụ yêu cầu các nhóm nghiên cứu phương án thực hiện :
Thực hiện đo và tính diện tích nền của phòng học (S1).
Đo và tính tổng diện tích các cửa gồm cửa ra vào, cửa sổ ( S2)
Áp dụng công thức tính chỉ số mức ánh sáng của phòng học : A = S2S1.100
So sánh chỉ số A với 20 để kết luận việc đạt mức chuẩn về ánh sáng của phòng học : 
Nếu A phòng học không đủ ánh sáng ( không đạt mức chuẩn về ánh sáng). 
Nếu A ≥ 20 => phòng học đủ ánh sáng.
+ Nhóm trưởng các nhóm phân công nhiệm vụ cho cá nhân các thành viên trong tổ và thực hành đo đạc.
- Bước 2 : Thực hiện nhiệm vụ
+ Các nhóm thực hiện lần lượt yêu cầu của GV, các cá nhân thực hiện hoạt động theo sự phân công của nhóm trưởng.
+ GV: quan sát và trợ giúp HS trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. ( GV chú ý cho HS một số vấn đề liên quan đến cách đo, những yêu cầu an toàn khi thực hiện)
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ Các nhóm điền kết quả vào tờ giấy và sau khi hoàn thành đại diện nhóm báo cáo kết quả cho GV.
+ Các nhóm khác nhận xét.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, rút kinh nghiệm kết quả hoạt động.
IV. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
1) Một số hình ảnh về tấm thiệp:
2. Bảng kiểm : Hoạt động 1 : Tấm thiệp của em :
Yêu cầu
Xác nhận
Có
Không
Có chuẩn bị đầy đủ dụng cụ thực hành không


Vẽ được hình vuông, hình chữ nhật, tam giác đều theo đúng kích thước yêu cầu.


Gấp được giấy theo đúng yêu cầu.


Dán, trang trí được các hình vào mặt trước tờ bìa.


Nội dung chúc mừng có phù hợp.



3) Thang đo : Hoạt động 2 : Kiểm tra phòng học đạt mức chuẩn về ánh sáng
Biểu hiện
Đánh giá (thang điểm 10)

Đo và tính đúng diện tích nền của phòng học
3 điểm
Đo và tính đúng tổng diện tích các cửa gồm cửa ra vào, cửa sổ.
3 điểm
Áp dụng đúng và tính đúng chỉ số mức ánh sáng của phòng học theo công thức.
3 điểm
So sánh chỉ số A với 20 và kết luận đúng việc đạt mức chuẩn về ánh sáng của phòng học.
1 điểm
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành nốt tấm thiệp, viết nội dung chúc mừng và dành tặng tấm thiệp đó tới một người thân yêu của em.
- Tìm hiểu và đọc trước bài sau «Hình có tâm đối xứng »
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường: TH&THCS Đại Sơn	Họ và tên giáo viên 
 Tổ: Tự Nhiên	Phạm Thị Thanh Tâm
TÊN BÀI DẠY: §22: HÌNH CÓ TÂM ĐỐI XỨNG
Môn Toán; Lớp 6
Thời gian thực hiện : 2 tiết
(Tiết 18 – 19)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài này HS
- Nhận biết được hình có tâm đối xứng.
- Nhận biết được tâm đối xứng của các hình học đơn giản.
2. Năng lực 
- Năng lực riêng:
+ Nhận biết được tâm đối xứng của một hình trên giấy bằng cách quay tờ giấy một nửa vòng.
+ Biết được cách gấp giấy để cắt chữ hoặc một số hình đơn giản vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng.
- Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giao tiếp toán học tự học; năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất: Bồi dưỡng trí tưởng tượng, hứng thú học tập, ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
1 - GV: 
+ SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án ppt. 
+ Một số hình có tâm đối xứng; mẫu bìa hình tròn cánh quạt, hoặc cỏ 4 lá, một số mẫu chữ cái hoặc số có tâm đối xứng; giấy màu bìa cứng, kéo, đinh ghim và máy tính.
2 - HS :
+ Đồ dùng học tập, SGK
+ Giấy màu hoặc bìa cứng, kéo, đinh ghim.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
a) Mục tiêu:
+ Tạo tình huống vào bài học từ hình ảnh thực tế, ứng dụng thực tế từ các hình trong bài.
+ HS hình dung được một cách sơ khai về dạng hình ảnh của một hình trong tự nhiên có tâm đối xứng.
b) Nội dung: HS chú ý lắng nghe và quan sát hình ảnh trên màn chiếu hoặc tranh ảnh.
c) Sản phẩm: HS thấy được Toán học, đặc biệt là hình học, không hề nhàm chán mà rất thú vị, thực tế và rất đẹp và bước đầu nhận biết hình có tâm đối xứng.
d) Tổ chức thực hiện: 
 - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 
+ GV chiếu hình ảnh, video về các ứng dụng thực tế của các hình trong bài “Mặt trống đồng Đông Sơn”, “Giao lộ Jacksonville” , “ Cỏ bốn lá” và giới thiệu. 
(+ GV cho HS tìm các hình ảnh có tâm đối xứng khác tương tự.)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS chú ý quan sát và lắng nghe.
 - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: HS trao đổi, thảo luận và đưa ra nhận xét.
 - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá, đặt vấn đề và dẫn dắt HS vào bài học mới: “Trong thiên nhiên và trong đời sống, những hình ảnh này dù có hay không có trục đối xứng, ta vẫn cảm nhận được sự cân đối, hài hòa của chúng. Chúng ta sẽ cùng tìm

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_hinh_hoc_6_sach_kntt_nam_hoc_2023_2024_pham.docx
  • docxTiết 1.docx
  • docxTiết 2.docx
  • docxTiết 3.docx
  • docxTiết 4.docx
  • docxTiết 5.docx
  • docxTiết 6.docx
  • docxTiết 7+8+11.docx
  • docxTiết 9.docx
  • docxTiết 12.docx
  • docxTiết 13.docx
  • docxTiết 14-15.docx
  • docxTiết 16-17.docx
  • docxTiết 18-19.docx
  • docxTiết 20+26.docx
  • docxTiết 21-22.docx
  • docxTiết 24-25.docx
  • docxTiết 27.docx
  • docxTiết 28-30.docx
  • docxTiết 31-32.docx
  • docxTiết 33-34.docx
  • docxTiết 35.docx
  • docxTiết 36-37.docx
  • docxTiết 39-40.docx
  • docxTiết 41-42.docx
  • docxTiết 43-44.docx
  • docxTiết 45.docx
  • docxTiết 46.docx
  • docxTiết 47-48.docx