Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 6 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
1/ Kiến thức : Sau bài học này, học sinh có thể:
- Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam.
– Nhận biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xă hội và thành tựu văn hoá của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam.
– Tự hào và có ý thức trách nhiệm gìn giữ những thành tựu của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam.
2/phẩm chất
- Hình thành, phát triển những phẩm chất truyền thống của con người Quảng Nam được kết tinh qua lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương Quảng Nam và phù hợp với mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Yêu quê hương, đất nước; tinh thần tự tôn dân tộc; hiếu kính, tri ân tổ tiên; trân trọng công lao các bậc tiền nhân.
- Cần cù vượt khó trong cuộc sống, yêu lao động, trân quý thành quả lao động; ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.
- Trung kiên, bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm.
- Yêu thương con người, ý thức chia sẻ đùm đọc lẫn nhau trong cuộc sống; lối sống ngay thực, tình nghĩa, trọng lẽ phải, giản dị, tiết kiệm, phòng bị.
- Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam.
– Nhận biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xă hội và thành tựu văn hoá của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam.
– Tự hào và có ý thức trách nhiệm gìn giữ những thành tựu của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam.
2/phẩm chất
- Hình thành, phát triển những phẩm chất truyền thống của con người Quảng Nam được kết tinh qua lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương Quảng Nam và phù hợp với mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Yêu quê hương, đất nước; tinh thần tự tôn dân tộc; hiếu kính, tri ân tổ tiên; trân trọng công lao các bậc tiền nhân.
- Cần cù vượt khó trong cuộc sống, yêu lao động, trân quý thành quả lao động; ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương.
- Trung kiên, bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm.
- Yêu thương con người, ý thức chia sẻ đùm đọc lẫn nhau trong cuộc sống; lối sống ngay thực, tình nghĩa, trọng lẽ phải, giản dị, tiết kiệm, phòng bị.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 6 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Giáo dục địa phương 6 (Quảng Nam) - Năm học 2023-2024 - Trường TH&THCS Phước Hiệp
Tuần 1 - 5 Tiết 1 - 5 QUẢNG NAM TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỈ X ( 5 tiết ) NS: 04/9/2023 ND: 05-26/9/2023 I. Mục tiêu 1/ Kiến thức : Sau bài học này, học sinh có thể: - Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh Quảng Nam. – Nhận biết được những nét cơ bản về tình hình kinh tế, xă hội và thành tựu văn hoá của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam. – Tự hào và có ý thức trách nhiệm gìn giữ những thành tựu của 2 nền văn hoá Sa Huỳnh và Chăm-pa ở Quảng Nam. 2/phẩm chất - Hình thành, phát triển những phẩm chất truyền thống của con người Quảng Nam được kết tinh qua lịch sử, đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương Quảng Nam và phù hợp với mục tiêu giáo dục theo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Yêu quê hương, đất nước; tinh thần tự tôn dân tộc; hiếu kính, tri ân tổ tiên; trân trọng công lao các bậc tiền nhân. - Cần cù vượt khó trong cuộc sống, yêu lao động, trân quý thành quả lao động; ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương. - Trung kiên, bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm. - Yêu thương con người, ý thức chia sẻ đùm đọc lẫn nhau trong cuộc sống; lối sống ngay thực, tình nghĩa, trọng lẽ phải, giản dị, tiết kiệm, phòng bị. 3/ Năng lực : - Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Các năng lực năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức khoa học; + Năng lực tìm hiểu, khám phá; + Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; + Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Tranh ảnh vê địa danh QN , về 2 di sản văn hóa vê các lang nghề truyền thống - Các tư liệu viết về QN III. Tiến trình dạy học: 1. Khởi động 1 Mục tiêu KĐ: gợi mở về chủ đề bài học nhằm tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. c. Tổ chức thực hiện: - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh Thánh địa Mĩ Sơn và Hội An và trả lời câu hỏi: Em đã từng nhìn thấy công trình này chưa? Theo em công trình này nằm ở quốc gia nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS có thể biết hoặc không biết câu trả lời. GV khuyến khích HS trả lời, phát biểu). GV đặt vấn đề: Mĩ Sơn- Hội An 2 di sản của tỉnh QN được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới la điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam nói riêng ,Việt Nam nói chung vậy 2 đia chỉ này ở đâu và hình thành như thế nào ? Quảng Nam chúng ta còn có những nết truyen thống nào nứa chúng ta sẽ đi tim hiểu trong chủ đề có liên quan . 2. Hình thành kiến thức HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 1: Mục tiêu KĐ Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử- mức độ nhận biết Nội dung GV giới thiệu Trước kia Quảng Nam là đất Chiêm Thành. Năm 1306 theo thỏa ước giữa vua Chiêm Thành là Chế Mân và vua Đại Việt là Trần Nhân Tông thì vua Chế Mân dâng hai châu Ô tức Thuận Châu (nam Quảng Trị, Huế) và châu Rí tức Hóa Châu (một phần Huế, bắc sông Thu Bồn) làm sính lễ cưới con gái vua Trần Nhân Tông là công chúa Huyền Trân. Người Việt dần định cư tại hai vùng đất mới; người Chiêm Thành lùi dần về vùng đất còn lại phía Nam của vương quốc. Năm 1402, nhà Hồ thay thế nhà Trần. Nhà Hồ chia Hóa Châu thành 4 châu nhỏ hơn là Thăng Châu, Hóa Châu, Tư Châu và Nghĩa Châu và đặt An Phủ Sứ cai trị - GV yêu cầu HS đọc nội dung phân mở đầu, phân Gv sưu tầm và xem video giới thiệu về Quảng Nam 1. Giai đoạn danh xưng Quảng Nam, với phạm vi rộng, bắt đầu từ Lê Thánh Tông (1471) cho đến năm 1803, kéo dài 332 năm. Lúc đầu có tên là đạo thừa tuyên Quảng Nam, sau đổi thành xứ Quảng Nam (1490), rồi sang trấn Quảng Nam (1520), lại đổi sang doanh (hay dinh) Quảng Nam (1602). Dù 1/ Tên gọi Quảng Nam có từ đâu? - Quảng Nam được thành cách ngay nay hơn 500 năm trải qua các giai đoạn -1471 Lê Thánh Tông lập đạo Thừa Tuyên ( QN, ĐN, QNg, BĐ - 1830 vua Ming Mạng thành lập 30 tỉnh trong đó có QN - 1997 Theo nghi quyết QH kì họp thứ 10 khóa IX tách QN-ĐN thành 2 tỉnh thành phố trực thuộc TW. 1471 1831 1997 2 mang tên gọi đơn vị hành chính khác nhau, nhưng khái niệm Quảng Nam thời kỳ này bao gồm đất của 3 phủ Thăng Hoa (nam Quảng Nam), Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) và Hoài Nhơn (Bình Định), trải dài từ bờ nam sông Thu Bồn đến phía bắc đèo Cù Mông. 2. Giai đoạn danh xưng Quảng Nam với phạm vi hẹp. Một năm sau khi lên ngôi vua, Gia Long tiến hành cải cách hành chính trong cả nước (1803). Dinh Quảng Nam (lớn) chia thành 3 dinh (nhỏ). Hai phủ Điện Bàn và Thăng Hoa được tách ra thành một dinh lấy tên là dinh Quảng Nam. - GV chia nhóm và yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi + Quảng Nam nằm ở khu vực nào của đất nước ? + Nguồn gốc đất Quảng Nam ? + Danh xưng Quảng Nam có từ khi nào? + Quảng Nam được hình thành cách ngày nay bao nhiêu thời gian ? + Em có hiểu ý nghĩa tại sao vua Lê ...ấn tượng nhất chính là hàng chục mộ chum lớn nhỏ các loại, cao nhất cũng gần 1,8m, đường kính 70cm có thể bỏ lọt một người trưởng thành vào bên trong, tất cả đều đã được phục chế. Đặc biệt, hầu hết hiện vật này đều được sưu tầm hoặc khai quật tại các di chỉ ở Duy Xuyên như Gò Mả Vôi, Gò Dừa, Gò Cấm (Duy Trung), Hội An. Cho hs xem video kí sự về miền đất Quảng – Văn hóa Sa Huỳnh và những người yêu cổ vật TIẾT 3 Hoạt động 3: Mục tiêu Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử - GV yêu cầu HS đọc nội dung phân kiến thức mới và thông tin GV thu thập , xem video giới thiệu về Quảng Nam và trả lời câu hỏi +Văn hóa chămpa hinh thành trên nên tảng của nền văn hóa nào? + Nền văn hóa chămpa ra đời cách ngày nay bao nhiêu thời gian +Văn hóa nghệ thuật chịu ảnh hưởng từ quốc gia nào? + Văn hóa nghệ thuật có những nét đặc trưng gì?( Tôn giáo , chữ viết, lối sống..) HS nghên cứu trả lời . GV chuẩn ý va giới thiệu thêm vê nền văn hóa chămpa Giao nhiệm vụ Nhóm 1+3: Kể tên những di tích, di vật của văn hoá Chăm-pa tại Quảng Nam mà em biết? Nhóm 2+ 4: Qua những hình ảnh (trang 7) em hãy kể tên các ngành kinh tế và đời sống văn hoá của B/ VĂN HÓA CHĂMPA - Niên đại từ thế kỉ II đến thế kỉ VI. * Địa điểm -Khu đền tháp Champa Mỹ Sơn; nhóm tháp Chiên Đàn; tháp Khương Mỹ ; Phật viện Đồng Dương; các giếng Chăm tồn tại ở vùng Hội An, Cù Lao Chàm, Núi Thành, Quế Sơn, Duy Xuyên * Kinh tế nghề nông trồng lúa nước và trồng các loại cây ăn quả, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, làm đồ gốm, dệt vải, buôn bán trong khu vực và với các nước bên ngoài như Ả Rập, Trung Quốc, Ấn Độ... *Văn hóa – nghệ thuật - Tôn giáo Bà la môn, đạo phật , đạo Hồi (Ấn Độ) - Có chữ viết từ rất sớm ( chữ Phạn ) - Sống theo làng , ở nhà sàn , 6 cư dân Chăm-pa HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV : mở rộng thêm kiến thức vê văn hóa Chămpa GV: Cho HS xem một số di tích văn hoá Chămpa GV: Giới thiệu sơ lược về nền văn hóa Chămpa về: (thành tựu, xã hội, Văn hóa) Trên cơ sở nền tảng là văn hóa Sa Huỳnh, vương quốc Chămpa những thế kỷ đầu khi mới giành được độc lập cũng chịu khá nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa mà chứng tích để lại là những đồng tiền Ngũ Thù thời Tây Hán (từ 206 trước công nguyên đến năm 25 sau công nguyên), tiền Vương Mãng triều Tân từ năm 8 - 25 sau công biết chôn cất ngưòi chết -Trong quá trình lịch sử, người Chăm-pa đã tạo ra những công trình nghệ thuật, kiến trúc độc đáo,tiêu biểu là các tháp Chăm và trang trí phù điêu,hoa văn. 7 nguyên, sưu tập gương đồng tìm thấy ở khu vực miền Trung có niên đại thế kỷ I – III, nhiều tượng Phật, mảnh gốm men ngọc, men màu, vũ khí sắt trong một khung niên đại khá dài. Tư liệu lịch sử còn ghi chép việc các vua Chămpa “xây cung điện theo kiểu Trung Quốc, có những buồng những cột, cách đào hào đắp lũy để bao bọc lấy thành thị, cách đóng xe dùng trong trận mạc và nhiều loại vũ khí, dạy cho thợ làm nhạc khí”. Những đầu ngói ống trang trí mặt hề, động vật tìm thấy tại những di tích thành cổ Chămpa được coi là có nguồn gốc từ văn hóa Hán. - Những yếu tố của văn hóa Ấn Độ hiện diện rất sớm trên địa bàn của vương quốc Chămpa. Đó là những đồ trang sức và kỹ thuật chế tác đồ trang sức bằng mã não, thủy tinh, đá ngọc trong các mộ chum thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Trong các di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh giai đoạn muộn chuyển sang văn hóa Chămpa sớm ở Trà Kiệu, còn tìm thấy loại đồ gốm ở miền Đông Ấn Độ có niên đại từ thế kỷ III trước công nguyên đến thế kỷ I sau công nguyên. Từ khi giành được độc lập thì những mối quan hệ giao lưu kinh tế – văn hóa với Ấn Độ càng được tăng cường bằng phương thức khá hòa bình là theo những đoàn thương gia và tu sĩ truyền đạo nên được cư dân bản địa dễ dàng tiếp thu và chấp nhận. Vì vậy, ảnh hưởng nhiều mặt của văn minh Ấn Độ đã hầu như trở thành chủ đạo trong vương quốc Chămpa. - Sử liệu chữ viết về vương quốc Chămpa có niên đại sớm nhất là tấm bia Võ Cạnh (Nha Trang) được xác định niên đại thế kỷ III. Nhưng những chứng tích phong phú và đa dạng, phản ánh khá toàn diện về vương quốc Chămpa thì thể hiện tập trung tại các khu di tích đền tháp Chămpa. Khu vực Quảng Nam – Quảng Ngãi: đây được xem là vùng trung tâm của vương quốc Chămpa. Tại đây tập trung những di tích quan trọng và lớn nhất, với nhiều loại hình di tích nhất. Đó là khu di tích Trà Kiệu (xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), ở đây còn dấu tích của thành cổ, nơi cư trú được các nhà nghiên cứu cho rằng đây là kinh thành Sư Tử Sinhapura. Xung quanh Trà Kiệu gần đây đã phát hiện và khai quật nhiều di chỉ cư trú hay phế tích kiến trúc như Gò Cấm, Chùa Vua, Triền Trang, Chiêm Sơn Đông, Chiêm Sơn Tây. Thánh đ...kết hợp quan sát hai ảnh ở trang 10 tài liệu Giáo dục địa phương Quảng Nam, giáo viên kết nối một số điều học sinh đã biết về vị trí, lãnh thổ và điều kiện tự nhiên Quảng Nam với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề. 2. Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và các đơn vị hành chính (Tiết 1,2) a. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm chính về vị trí địa lí, lãnh thổ của tỉnh Quảng Nam. - Biết được những ảnh hưởng cơ bản của vị trí địa lí đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Nam. - Xác định được địa giới hành chính tỉnh Quảng Nam trên lược đồ. b. Tổ chức thực hiện Quan sát lược đồ hành chính tỉnh Quảng Nam và khai thác kênh chữ của tài liệu xác định đặc điểm vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và các đơn vị hành chính của tỉnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Cặp đôi * Giáo viên hướng dẫn, yêu cầu học sinh thông tin mục I, phần Kiến thức mới của tài liệu kết hợp khai thác lược đồ hành chính tỉnh Quảng Nam lần lượt thực hiện hai nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1: Xác định đặc điểm vị trí và lãnh thổ. ? Xác định lãnh thổ tỉnh Quảng Nam bao gồm những bộ phận nào? ? Cho biết tỉnh Quảng Nam: Tiếp giáp với những tỉnh, thành phố nào của nước ta? Có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với quốc gia nào? + Nhiệm vụ 2: Xác định các đơn vị hành chính. ? Em hãy nêu tên các huyện, thị xã và thành phố của tỉnh ta. * HS làm việc cá nhân/trao đổi cặp đôi. * Học sinh trình bày; lớp phản biện, nhận I.Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và các đơn vị hành chính. 1.Vị trí và phạm vi lãnh thổ: - Là 1 tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ. - Diện tích toàn tỉnh : 10574,74 Km2. - Tiếp giáp : + Phía Bắc: giáp TP Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế + Phía Nam: giáp Quảng Ngãi + Phía Đông: giáp biển Đông + Phía Tây: giáp Lào, Kon Tum. - Ý nghĩa của vị trí địa lí : tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu , hội nhập và phát triển KT – XH với các vùng trong nước và với nước ngoài. 2. Sự phân chia hành chính: - Hiện nay Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính. 15 huyện, 1 thị xã, 2 thành phố. Tỉnh lị là thành phố Tam Kỳ. 13 xét. * Giáo viên đánh giá, chính xác hóa kiến thức. - GV: Về lãnh thổ của tỉnh, cần chú ý giới thiệu về lãnh thổ vùng biển và vùng trời của tỉnh. +Về vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán trên vùng biển, giáo viên tìm hiểu các nội dung liên quan theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để chọn lọc nội dung giới thiệu cho học sinh. Về cơ bản: +Đường cơ sở là đường nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ tính từ ngấn nước thủy triều thấp nhất trở ra. +Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm tiếp liền với lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý, tính từ đường cơ sở (1 hải lí = 1852 mét). Ở vùng này, nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn để các nước được đặt các ống dẫn dầu, dây cáp ngầm, và được tự do về hàng hải, hàng không. +Quyền tài phán là thẩm quyền riêng biệt của quốc gia ven biển trong việc đưa ra các quyết định, quy phạm và giám sát việc thực hiện chúng, như: cấp phép, giải quyết và xử lý đối với một số loại hình hoạt động, các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển, trong đó có việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình nghiên cứu khoa học về biển; bảo vệ và gìn giữ môi trường biển trong vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của quốc gia đó. Hoạt động 2: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. (Tiết 3) a. Mục tiêu: - Trình bày được đặc điểm chính các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 14 của tỉnh. Nêu được những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản xuất và đời sống ở Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện - GV dùng kĩ thuật mãnh ghép để hs trình bày: - Đặc điểm chính của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Quảng Nam. - Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến sản xuất và đời sống ở Quảng Nam HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS NỘI DUNG Nhóm * Giáo viên chia lớp thành 5- 7 nhóm để giao nhiệm vụ cho các nhóm học sinh thực hiện tìm hiểu về các thành phần tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên của tỉnh: + Vòng 1: Nhóm chuyên gia thảo luận, thời gian: 10 phút. nhóm 1: Địa hình, nhóm 2: Khí hậu, nhóm 3: Sông ngòi, nhóm 4: Tài nguyên đất và khoáng sản, nhóm 5: Tài nguyên rừng và biển. + Vòng 2: (15 phút) Nhóm mảnh ghép thảo luận để vẽ sơ đồ tư duy để trình bày + Đặc điểm chính của thành phần tự nhiên hoặc tài nguyên thiên nhiên? + Những đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất và đời sống ở tỉnh Quảng Nam? * Học sinh về nhà thực hiện sự phân công của nhóm xác định nội dung hoàn thành nội dung học tập được giao. * Giáo viên tổ chức cho đại diện các nhóm lần lượt trình bày kết quả đã chuẩn bị theo theo từng nội dung của trình tự bài học đã được phân ...nh tế và đời sống người dân. (Có thể khuyến khích học sinh xây dựng thành bài văn hoặc bài trình chiếu, ...). Để đảm bảo chất lượng bài viết, giáo viên nên gợi ý một số đặc điểm nổi bật của địa phương. Nhiệm vụ này học sinh thực hiện hoàn thành ở nhà. * Giáo viên tổ chức cho một số học sinh lần lượt trình bày trước lớp. * Lớp nhận xét, góp ý sau mỗi bài giới thiệu. * Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả. Với những học sinh có kết quả chưa đạt yêu cầu, giáo viên góp ý, hướng dẫn các em tham khảo các bài giới thiệu có chất lượng, hình thức tốt được trình bày trước lớp để hoàn chỉnh thêm sản phẩm của mình. 17 Hoạt động 2: Thu thập thông tin, chia sẻ về những tác động (tích cực hoặc tiêu cực) của người dân địa phương đối với các thành phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở quê hương em. Hình thức tổ chức: Nhóm. * Ở tiết học trước, giáo viên chia nhóm (có thể theo tổ) hướng dẫn học sinh tìm hiểu về những tác động (tích cực hoặc tiêu cực) của người dân đối với các thành phần tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ở quê hương để thực hiện nhiệm vụ được giao. Các nhóm tổ chức thảo luận, phân công nhiệm vụ để tìm hiểu phối hợp hoàn thành ở nhà. * Đến lớp, giáo viên dành một thời gian nhất định cho các nhóm rà soát, hoàn chỉnh thông tin sẽ trao đổi. Giáo viên theo dõi, gợi ý điều chỉnh, bổ sung khi học sinh cần. * Đại diện mỗi nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, thảo luận. * Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả của các nhóm, lớp. - Đánh giá kết quả hoạt động 1 và 2 ở phần vận dụng, giáo viên có thể yêu cầu học sinh nộp sản phẩm để chấm ghi điểm kiểm tra thường xuyên. - Giáo viên củng cố kiến thức chủ đề và nêu câu hỏi cho học sinh ôn tập. NGƯỜI DUYỆT 18 Tuần 12-16 Tiết 12-16 CHỦ ĐÊ 3 : DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TỈNH QUẢNG NAM ( 5 tiết ) NS: 17/11/2023 ND: 21/11-19/12//2023 I. Mục tiêu 1/ Kiến thức: Sau bài học này, học sinh có thể: - Trình bày thế nào là di sản văn hóa vật thể - Trình bày được những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển cảu Thánh địa Mỹ Sơn. – Tự hào và có ý thức trách nhiệm gìn giữ những thành tựu của thánh địa Mỹ Sơn 2/phẩm chất - Yêu quê hương, đất nước; tinh thần tự tôn dân tộc; hiếu kính, tri ân tổ tiên; trân trọng công lao các bậc tiền nhân. - Cần cù vượt khó trong cuộc sống, yêu lao động, trân quý thành quả lao động; ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương. - Trung kiên, bất khuất trong chiến đấu chống ngoại xâm. - Yêu thương con người, ý thức chia sẻ đùm đọc lẫn nhau trong cuộc sống; lối sống ngay thực, tình nghĩa, trọng lẽ phải, giản dị, tiết kiệm, phòng bị. 3/ Năng lực : Các năng lực chung: tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Các năng lực năng lực đặc thù: + Năng lực nhận thức khoa học; + Năng lực tìm hiểu, khám phá; + Năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; + Năng lực vận dụng kiến thức đã học vào các tình huống thực tế. II. Thiết bị dạy học và học liệu: - Tranh ảnh vê địa danh thánh địa Mỹ - Các tư liệu giớ thiệu về Mỹ Sơn III. Tiến trình dạy học: 1. Khởi động a. Mục tiêu: gợi mở về chủ đề bài học nhằm tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh. b. Tổ chức thực hiện: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi. - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh Thánh địa Mĩ Sơn Em đã từng nhìn thấy công trình này chưa? Theo em công trình này nằm ở huyện nào của tỉnh Quảng Nam ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS có thể biết hoặc không biết câu trả lời. GV khuyến khích HS trả lời, phát biểu). GV đặt vấn đề: Mĩ Sơn- di sản của tỉnh QN được Unesco công nhận là di sản văn hóa thế giới la điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Nam nói riêng ,Việt Nam nói chung vậy đia chỉ này ở đâu và hình thành như thế nào ? 2. Hình thành kiến thức TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Hoạt động 1: GV giới thiệu - GV yêu cầu HS đọc nội dung phân mở đầu - GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi 1/ Khái niệm di sản văn hóa vật thể - Là những sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa 19 2 + Thế nào là di sản văn hóa vật thể ? + Các em có thể kể tên các di sản vật thể của Việt Nam? - Sau khi HS trả lời câu hỏi trong GV hỏi thêm: HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu. GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. - GV gọi đại diện HS đứng dậy trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV hướng dẫn học sinh lập niên biểu những nét chính về lịch sử hình thành và phát triển tỉnh học bao gồm di tích lịch sử- văn hóa, danh lam, thắng cảnh , di vật , cổ vật, bảo vật quốc gia (luật di sản văn hóa 2013) Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc nội dung phân kiến thức mới cùng thông tin GV thu thập được và xem video giới thiệu về Mỹ Sơn và trả lời câu hỏi + Mỹ Sơn Nằm ở huyện nào của tỉnh Quảng Nam +Cách Trà Triệu , Tp Đà Nẳng bao nhiêu km? ...y trả lời. - GV gọi đại diện HS khác đứng dậy bổ sung, nhận xét. GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. Cho Hs xem vi deo về Mỹ Sơn 5/ Giá trị của các đền tháp DSVH là tài sản vô cùng quý, đã được cha ông truyền lại cho chúng ta. Chúng ta phải có trách nhiệm giữ gìn ,tôn tao làm phong phú thêm kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp tục lưu truyền cho con cháu mai sau. -Để gìn giữ và phát huygiá trị của văn hóa vật thể Quảng Nam nói riêng và Việt Nam nói chung thì cần tất cả xã hội phải chung tay . - Là học sinh các em lam tuyên truyền viên nhỏ giới thiệu và nhắc nhở mọi người giử gìn và bảo vệ di sản vô giá này. Biết truyền thông đến cộng đồng giá trị của di sản văn hóa vật thể này 3. Luyện tập: TIẾT 4 a. Mục tiêu: Giúp hs hệ thống kiến thức của chủ đề 3 b. Tổ chức thực hiện: 23 6 Câu hỏi 1: Xem video dưới đây, em cho biết đâu là văn hóa vật thể? Gv chiếu hình ảnh về các di sản văn hóa hs lựa chọn Gv chia đội cùng chơi Sau đó cho các em xem video đường đến Mỹ Sơn 4/ Vận dụng: TIẾT 5 (hoạt động trải nghiệm thực tế) giao về nhà trong tiết trước a. Mục tiêu: Giúp học sinh hứng thú khi tìm hiểu về Thánh địa Mỹ Sơn b. Tổ chức thực hiện: Câu hỏi 1: Viết đoạn văn giới thiệu về Mỹ Sơn gửi cho 1 bạn ở Tp HCM Câu hỏi 2: Viết đoạn văn giới thiệu cho bạn về danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử của quê hương em SP Hình ảnh 24 7 GV cho học sinh xem các video về kí sự Quảng Nam., Đường vê Mỹ Sơn NGƯỜI DUYỆT 25 Tuần 19-23 Tiết 19-23 Chủ đề 4. LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở TỈNH QUẢNG NAM (5 tiết) NS: 14/01/2024 ND: 16 -27/02/2024 I. Mục tiêu Sau bài học này, học sinh có thể: 1. Về kiến thức - Nêu được một số làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam. - Nêu được quy trình chế tác sản phẩm của một số làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Quảng Nam. - Xác định được các giá trị của các làng nghề truyền thống. - Nêu được một số biện pháp để giữ gìn và phát huy những giá trị của các làng nghề ở Quảng Nam. 2. Về năng lực - Biết khai thác mạng internet, tài liệu, kênh hình; sưu tầm tư liệu, quan sát, ghi nhận và xử lý thông tin liên quan đến các làng nghề của tỉnh Quảng Nam. - Sử dụng được ngôn ngữ kết hợp với tư liệu, video, hình ảnh để trình bày thông tin, thảo luận theo nhiệm vụ học tập được giao. 3. Về phẩm chất Có ý thức đúng về việc giữ gìn và phát huy những giá trị của các làng nghề ở Quảng Nam. II. Thiết bị dạy học và học liệu 1. Đối với giáo viên: Máy tính, máy chiếu/ti vi, tài liệu Giáo dục địa phương Quảng Nam; một số hình ảnh, video về một số nghề tuyền thống tiêu biểu ở Quảng Nam. 2. Đối với học sinh: - Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Quảng Nam. - Một số hình ảnh, clip về một số nghề tuyền thống tiêu biểu ở Quảng Nam. - Vở ghi chép, giấy Ao, bút lông. III. Tiến trình dạy học Tiết 1. A. Tình huống xuất phát (5 phút) 1. Mục tiêu Tạo hứng khởi cho học sinh; phát triển năng lực giao tiếp, thống kê và ghi nhớ kiến thức. - Kết nối một số điều học sinh đã biết về một số nghề truyền thống với mục tiêu, nhiệm vụ học tập của chủ đề. 2. Phương pháp/kĩ thuật dạy học: - Trò chơi “Tôi biết nhiều hơn” kết hợp kỹ thuật “khăn trải bàn” 3. Tiến trình hoạt động: - Hình thức dạy học: Cả lớp Bước 1: GV chia lớp thành 4 đội, chiếu video về các làng nghề truyền thống ở Hội An - Quảng Nam. Link: https://www.youtube.com/watch?v=r8_spKHDYzk - Yêu cầu cho biết trong video đã nhắc đến các làng nghề nào. Ở đâu? 26 - Theo các em, những làng nghề này đã có từ lâu đời chưa? Tại sao, hiện nay chúng ta phải giữ gìn và phát huy các làng nghề này? + Bước 2: Các đội xem video, thảo luận và ghi ra giấy A0 theo mẫu khăn trải bàn để trình bày (nếu có) hoặc ghi ra giấy ghi chú và tổng hợp trên giấy vở trong thời gian 5 phút. + Bước 3: Sau 5 phút thảo luận các đội cử đại diện lên bảng trình bày, đội nào trả lời đúng nhiều hơn thì đội đó sẽ chiến thắng. Đội chiến thắng sẽ được hô to câu nói ‘‘Tôi giỏi hơn, tôi biết nhiều hơn” (cái này có thể có hoặc không) + Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động của học sinh, xác nhận những kiến thức đúng mà các em đã có để dẫn nhập vào bài mới. *Dự phòng: Nếu lớp không có máy chiếu GV có thể chuẩn bị các hình ảnh liên quan về các làng nghề có tại địa phương để đặt câu hỏi B. Hình thành kiến thức mới * Hoạt động 1: Khái niệm, đặc điểm chung về làng nghề truyền thống a. Mục tiêu: - Hiểu được thế nào là làng nghề truyền thống. - Biết được một số đặc điểm cơ bản của làng nghề truyền thống. - Kể tên các làng nghề địa phương mà em biết. b. Gợi ý cách thực hiện: - Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân kết hợp nhóm cặp đôi theo kỹ thuật Think-pair-share. - Think: HS làm việc cá nhân nêu: + Quan điểm làng nghề truyền thống là gì? + Làng nghề truyền thống có những đặc điểm nào? + Quảng Nam ta có những làng nghề truyền thống nào? - Pair: HS chia sẻ cặp đôi trong nhóm trong 4 phút. - ...áo viên cung cấp để biết được nguyên liệu và quy trình làm ra đồ đồng Phước Kiều. Bài tập 3 : Tìm hiểu về sự hình thành và phát triển, giá trị kinh tế, văn hóa của nghề tơ lụa Mã Châu Nhiệm vụ 1: Quan sát những hình ảnh về quy trình làm đèn lồng ở mục luyện tập 1, hãy cho biết những hình ảnh đó thể hiện những bước nào trong quy trình làm đèn lồng? - Hình thức tổ chức: Cá nhân/Cả lớp kết hợp kỹ thuật hỏi-đáp nhanh. - Các bước tiến hành + GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh bài tập 1 phần luyện tập và dựa vào kiến thức đã học, xác định hình ảnh đó thuộc bước nào trong quy trình làm đèn lồng. + HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi. + HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. + GV đánh giá, chuẩn hóa kiến thức. * Nhiệm vụ 2: Dựa vào tư liệu giáo viên cung cấp để biết được nguyên liệu và quy trình làm ra đồ đồng Phước Kiều. - Hình thức tổ chức: Cá nhân. - Các bước tiến hành GV đã cung cấp đường link ở tiết đầu yêu cầu HS vào trang Wep về nhà nghiên cứu về nguyên liệu và quy trình, kỹ thuật đúc đồng Phước Kiều https://dongphuockieu.vn/ky-thuat-duc-dong-phuoc-kieu/ + GV yêu cầu HS đọc lại phần bài tập đã chuẩn bị ở nhà. + HS đọc lại bài làm trong vòng 2 phút. + Giáo viên bốc ngẫu nhiên học sinh trình bày, các học sinh khác nhận xét, bổ sung. + GV đánh giá, chính xác hóa kiến thức đồng thời kiểm tra vở vài bạn để lấy điểm thường xuyên. * Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về sự hình thành, phát triển; các giá trị kinh tế, văn hóa của nghề tơ lụa Mã Châu. https://www.youtube.com/watch?v=80jjTpNjPR0 - Hình thức tổ chức: Nhóm 4 bạn. - Các bước tiến hành + GV yêu cầu HS dựa vào tư liệu đã cung cấp từ trước cùng bài chuẩn bị ở nhà của mình thảo luận và trao đổi lại với các bạn trong nhóm trong vòng 5 phút. + HS làm việc, trao đổi theo nhóm 4 để hoàn thành bài tập được giao. GV tổ chức điều hành, hỗ trợ, khích lệ các nhóm. + Đại diện các nhóm lần lượt trình bày; các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + GV đánh giá, chính xác hóa kiến thức. Lưu ý GV nhấn mạnh những vấn đề khó khăn trong phát triển nghề tơ lụa hiện nay, giá trị văn hóa cần được duy trì và phát triển. c. Hoạt động nối tiếp - hướng dẫn nhiệm vụ về nhà 30 - GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm về nhà tìm hiểu một làng nghề truyền thống tại địa phương mình đang sinh sống hoặc trong địa bàn tỉnh Quảng Nam để giới thiệu trước lớp. - Tùy điều kiện trường lớp, giáo viên có thể tổ chức trải nghiệm thực tế hoặc cung cấp tài liệu hay đường link về làng nghề của địa phương. - Khuyến khích HS làm PowerPoint hay làm trên giấy A0 có hình ảnh minh họa hoặc đóng tập theo gợi ý sau: + Lịch sử ra đời (thời gian, địa điểm). + Quy trình chế tác sản phẩm. + Tập làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá hình ảnh các làng nghề. - Vào mạng Internet tìm một số cách giới thiệu sản phẩm làng nghề đến với du khách. Tiết 4,5. Hoạt động 4: Vận dụng (2 tiết) a. Mục tiêu: - Học sinh vận dụng và khắc sâu kiến thức đã học, củng cố kĩ năng khai thác và xử lí thông tin kết hợp tìm hiểu thực tế để giới thiệu về một số làng nghề. - Tập làm hướng dẫn viên du lịch để quảng bá hình ảnh các làng nghề. - Nêu được một số giải pháp để quảng bá sản phẩm làng nghề địa phương đến với du khách b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức, kỹ năng để hoàn thành yêu cầu được giao ở tiết học trước: - Giới thiệu được một làng nghề tại địa phương em sinh sống qua trò chơi làm một hướng dẫn viên du lịch. - Nêu ra một số giải pháp để quảng bá sản phẩm làng nghề địa phương đến với du khách. c. Gợi ý cách thực hiện * Nhiệm vụ 1: Giới thiệu một sản phẩm làng nghề tại địa phương đến các bạn trong lớp - Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm với tên gọi “Hội thi làm hướng dẫn viên du lich”. + Giao nhiệm vụ và phân công thực hiện nhiệm vụ đã làm ở tiết trước. + Giáo viên tổ chức lần lượt cho các nhóm trình bày trước lớp, mỗi nhóm trình bày tối đa không quá 4 phút về bài thi của nhóm mình. + Giáo viên tổ chức HS nhận xét và bầu chọn cá nhân thuyết trình, nhóm thuyết trình xuất sắc nhất. + Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả. Với những học sinh, những nhóm có kết quả chưa đạt yêu cầu, giáo viên góp ý, hướng dẫn các em tham khảo các bài giới thiệu có chất lượng, hình thức tốt được trình bày trước lớp để hoàn chỉnh thêm sản phẩm của mình. *Nhiệm vụ 2: Tranh luận về một số giải pháp để giới thiệu sản phẩm của làng nghề đến với du khách. - Hình thức tổ chức: Nhóm + Giáo viên đã chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ ở tiết 1. 31 + Đến lớp, giáo viên dành 3 phút cho các nhóm thảo luận và tập hợp thống nhất. Giáo viên theo dõi để gợi ý điều chỉnh, bổ sung khi học sinh cần. + Đại diện lần lượt các nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét, thảo luận, phản biện các giải pháp của nhóm trình bày đưa ra. + Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ và kết quả của các nhóm, lớp. Lưu ý: Để hướng dẫn học sinh đánh giá và GV đánh giá kết quả hoạt động của học sinh thông qu...ch cực chăm lo xây dựng nếp sống VHVM. - GV: Cho HS theo dõi đoạn video/clip hoặc một số tranh ảnh về hoạt động xây dựng nếp sống VHVM ở Quảng Nam. Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: - Phiếu học tập: Nêu tên một số hoạt động xây dựng nếp sống VHVM ở nhà trường và ở địa phương em? - HS: Tiến hành thảo luận và báo cáo kết quả. - GV: Chọn một số hình ảnh minh họa về phong trào xây dựng nếp sống VHVM ở tỉnh Quảng Nam của địa phương Quảng Nam. - Nhận xét kết quả thảo luận của học sinh và kết luận: *Một số phong trào xây dựng nếp sống VHVM ở tỉnh Quảng Nam: - Hoạt động xây dựng nếp sống VHVM trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều hình thức phong phú, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân như: - Phong trào xây dựng gia đình, tộc họ, khối phố, xã phường, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa; - Các hoạt động tuyên truyền sử dụng nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường; - Rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật; - Bài trừ mê tín dị đoạn, xây dựng ý thức văn hóa giao thông; - Bảo tồn các giá trị văn hóa địa phương; - Tiếp cận, ứng dụng khoa học kĩ thuật vào cuộc sống,.. .các mô hình xây dựng đời sống an toàn, văn hóa, văn minh ở khu dân cư. *Kết quả đạt được của việc XD nếp sống VHVM ở Quảng Nam: 35 Thông qua giữ gìn và phát huy nếp sống VHVM ở Quảng Nam đã khơi dậy truyền thống yêu quê hương, đất nước, tình làng, nghĩa xóm, tính cố kết cộng đồng, tộc họ ngày càng bền chặt; môi trường văn hoá được cải thiện, tạo nền tảng để đạo đức xã hội và khối đoàn kết toàn dân được cũng cố, phát huy; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; nhiều danh hiệu như: gia đình văn hoá, thôn, tổ dân phố văn hoá, cơ quan, đơn vị, trường học, doanh nghiệp, xã, phường đạt chuẩn văn hoá..đều được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng; tạo chuyển biến tích cực trong văn hóa ứng xử, giao tiếp nơi công cộng, văn hóa thương mại, văn hóa giao thông, văn hóa du lịch, văn hóa công sở... Trên cơ sở hình thành kiến thức mới, GV tổ chức HS hoạt động để thực hiện yêu cầu trong SGK: + Tại sao mỗi người phải có trách nhiệm xây dựng nếp sống VHVM? + Kể lại cho bạn bè nghe một trong các mẩu chuyện về xây dựng nếp sống VHVM mà em biết? Trên cơ sở kiến thức mới và kết quả đạt được của việc XD nếp sống VHVM nêu trên, GV tương tác với HS, đưa ra nhận xét, đánh giá. 3. Luyện tập (Tiết 3,4) a. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Củng cố lại kiến thức đã học về nếp sống VHVM: Khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của nếp sống VHVM; hoạt động xây dựng nếp sống VHVM ở Quảng Nam. - Biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; thông qua học tập, rèn luyện, biết ứng xử VHVM ở gia đình, trường lớp, cộng đồng dân cư. b. Nội dung: - Bài tập 1. Quan sát các hình ảnh và nêu những việc em sẽ làm để góp phần xây dựng VHVM. - Bài tập 2. Thảo luận nhóm về chủ đề: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện; học sinh tích cực, học tập tiến bộ. c. Gợi ý tổ chức thực hiện Bài tập 1. Quan sát các hình ảnh và nêu những việc em sẽ làm để góp phần xây dựng VHVM. (10 phút). Định hướng: GV tổ chức cho HS biết cách quan sát hình ảnh và phân tích, trao đổi thảo luận, nêu một số việc cụ thể sẽ làm để góp phần xây dựng nếp sống VHVM. Gợi ý tóm tại Bài tập 1 (Những việc HS sẽ làm để góp phần xây dựng VHVM): + GV nêu một số việc làm cụ thể để giữ gìn vệ sinh môi trường, hình thành, phát huy tốt các thói quen xây dựng trường học “xanh, sạch, khỏe”; + Tham gia tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, văn hóa giao thông,. Bài tập 2. Thảo luận nhóm về chủ đề: Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, thân thiện; học sinh tích cực, học tập tiến bộ. (20 phút). 36 Định hướng (sử dụng kĩ thuật DHTC): - GV chuẩn bị phiếu học tập cho học sinh thảo luận nhóm và phát biểu ý kiến. Hoặc có thể chuẩn bị các câu hỏi cho HS trả lời để làm rõ nội dụng Bài tập 2. - Gợi ý tóm lại Bài tập 2: + Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bỏ rác đúng nơi qui định, không viết bậy lên tường, bàn ghế, không vứt bỏ giấy, rác.bừa bãi, tham gia các hoạt động góp phần tạo cảnh quan trường lớp “sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn”; + Không nói tục, chửi thề, đoàn kết, giúp đỡ, thân thiện với bạn bè, lễ phép với thầy cô, người lớn,. + Tích cực học tập, rèn luyện để tiến bộ, biết giao tiếp, ứng xử VHVM ở trường, lớp. 4. Vận dụng a. Mục tiêu - Giúp HS vận dụng kiến thức đã học để khai thác và xử lý thông tin; biết sưu tầm hình ảnh theo chủ đề; rèn luyện kĩ năng trình bày vấn đề, kể chuyện, thuyết trình, hùng biện trước lớp về việc xây dựng nếp sống VHVM. - Có ý thức và trách nhiệm trong việc giữ gìn và phát huy nếp sống VHVM. a. Nội dung - Hoạt động 1. Em làm hướng dẫn viên: Giới thiệu về một gia đình, trường học, làng bản VHVM. - Hoạt động 2. Kể cho bạn bè nghe một câu chuyện có ý nghĩa giáo dục nếp sống VHVM mà em biết. - Hoạt động 3. Em hãy viết đoạn văn trình bày về sự cần thiết phải xây dựng nếp sống VHVM ở địa phương. c. ... hoàn thành: Đạt dưới 50 điểm. * Giáo viên củng cố kiến thức chủ đề và nêu câu hỏi ôn tập cho học sinh. NGƯỜI DUYỆT 39 1 Tuần 29-33 Tiết 29-33 Chủ đề 6. HOẠT ĐỘNG ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA Ở TỈNH QUẢNG NAM (5 tiết) NS: 05/4/2024 ND: 10/4-07/5/2024 I. Mục tiêu: Sau bài học này, học sinh có thể: 1. Kiến thức - Trình bày được nội hàm khái niệm “hoạt động đền ơn đáp nghĩa” - Hiểu biết được các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với công tác đền ơn đáp nghĩa. - Nêu được một số hoạt động và ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng Nam. - Nhận thức được trách nhiệm của bản thân đối với hoạt động đền ơn đáp nghĩa. - Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương nơi em sinh sống. 2. Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Học sinh lập được kế hoạch và tổ chức được hoạt động đền ơn đáp nghĩa phù hợp với lứa tuổi của Học sinh THCS. - Hợp tác và giao tiếp: Phối hợp giữa các bạn trong hoạt động trao đổi nhóm để thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu về Hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở Quảng Nam. 3. Phẩm chất - Yêu nước: Tự hào dân tộc và biết ơn đối với các bậc cha ông và người dân ở Quảng Nam đã đóng góp, hi sinh cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước. - Chăm chỉ: Tích cực học tập và vận dụng kiến thức hiểu biết của bản thân để truyền thông công tác đền ơn đáp nghĩa đối với cộng đồng. - Thể hiện lòng nhân ái, chia sẻ, tiết kiệm; lòng biết ơn đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trách nhiệm: Quan tâm tới công tác đền ơn đáp nghĩa của cộng đồng. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở địa phương và giữ gìn, phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. II. Thiết bị dạy học và học liệu - Video bài hát “Hát về Mẹ Việt Nam Anh hùng” của nhạc sĩ An Thuyên https://www.youtube.com/watch?v=SlzNNg9n3Ks 40 2 - Video clip: Mẹ NGUYỄN THỊ THỨ - Biến Những Nỗi Đau Vô Bờ Bến Thành Sức Mạnh Cho Toàn Dân Tộc: https://www.youtube.com/watch?v=C6c-5cF2sSU - Video Bộ đội biên phòng Quảng Nam với công tác Đền ơn đáp nghĩa: https://www.youtube.com/watch?v=Ope-DN-xuYw - Các cấp chính quyền Quảng Nam luôn chú trọng công tác đền ơn đáp nghĩa https://www.youtube.com/watch?v=cNezHcc8Eio - Tranh ảnh, tư liệu về Học sinh Quảng Nam với các hoạt động “Thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ”, dọn vệ sinh ở Nghĩa trang liệt sĩ, các khu Di tích lịch sử,... III. Tiến trình dạy học 1. Khởi động a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú học tập cho học sinh, kết nối vào bài học b. Cách thức tổ chức: + GV yêu cầu HS xem đoạn Video bài hát “Hát về Mẹ Việt Nam Anh hùng” của nhạc sĩ An Thuyên (https://www.youtube.com/watch?v=SlzNNg9n3Ks) và trả lời câu hỏi: - Em có cảm xúc như thế nào khi nghe bài hát trên? - Em hãy cho biết vì sao Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng lại lấy nguyên mẫu từ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Thứ? - Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. - Công cụ đánh giá: PP ĐG hỏi - đáp, câu hỏi mở. 2. Hình thành kiến thức: 41 3 * Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng Nam (Tiết 1,2) a. Mục tiêu: + Trình bày được nội hàm khái niệm “hoạt động đền ơn đáp nghĩa” + Hiểu biết được các chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương đối với công tác đền ơn đáp nghĩa. + Nêu được một số hoạt động và ý nghĩa của hoạt động đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh Quảng Nam. b. Tổ chức thực hiện + GV yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát hình ảnh kết hợp với SGK để và trả lời câu hỏi: Quan sát và cho biết hình ảnh (trang 35-36) thể hiện điều gì? + HS quan sát hình ảnh kết hợp với SGK để để thực hiện nhiệm vụ của GV. + HS trả lời các câu hỏi, cả lớp cùng theo dõi kết quả đồng thời gọi HS khác nhận xét, bổ sung câu trả lời. + GV nhận xét, kết luận: Hình ảnh trang 35-36 thể hiện sự quan tâm, chăm lo và có những hoạt động thiết thực của Đảng, Nhà nước ta, các thế hệ nhất là thế hệ trẻ với những anh hùng liệt sĩ và người có công với cách mạng ở Quảng Nam. + GV chia lớp thành các nhóm phù hợp để tổ chức Hoạt động nhóm theo kỹ thuật mảnh ghép để tìm hiểu các nội dung sau: + Vòng 1: Nhóm chuyên gia thảo luận, thời gian: Nhóm 1: Em hiểu thế nào là hoạt động đền ơn đáp nghĩa? Nêu tên các hoạt động Đền ơn đáp nghĩa. Nhóm 2: Em hãy nêu một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa mà địa phương nơi em sinh sống đã thực hiện. Nhóm 3: Em sẽ làm được việc gì để thể hiện lòng biết ơn đối với những liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc? Nhóm 4: Em hãy nêu một số hoạt động đền ơn đáp nghĩa trong các trường học ở Quảng Nam. + Vòng 2: Nhóm mảnh ghép thảo luận để vẽ sơ đồ tư duy, - Các nhóm mảnh ghép báo cáo kết quả. - GV, HS nhận xét, đánh giá, chính xác kiến thức. - Sản phẩm học tập: Sơ đồ tư duy - Công cụ đánh giá: PP quan sát (rubris) 42 4 Nội dụng, tiêu chí Mức 1 (1 điểm) Mức 2 (2 điểm) Mức 3 (3 điểm
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_giao_duc_dia_phuong_6_quang_nam_nam_hoc_202.pdf
- Chủ đề 1.pdf
- Chủ đề 2.pdf
- Chủ đề 3.pdf
- Chủ đề 4.pdf
- Chủ đề 5.pdf
- Chủ đề 6.pdf