Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường THCS Tô Hiệu

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi:Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân:Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

docx 130 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường THCS Tô Hiệu

Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách CTST - Chương trình cả năm - Trường THCS Tô Hiệu
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
TỔ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
TÊN BÀI DẠY: 
 TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ 
Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11
Thời gian thực hiện: 2-3 tiết
GĐ nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân



I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm: Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
1. Truyền thống hiếu học.
2. Truyền thống dệt vải.
3. Truyền thống làm gốm.
4. Truyền thống yêu nước.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”
Luật chơi:
Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.
Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Liệt kê được các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 
Câu 1: Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?
Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?
Câu 3: Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh...khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn
Tình huống 1: 
 Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy.”
Tình huống 2: 
Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới là đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều trong trận bão lụt vừa qua.
Nhóm 1: Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?
? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 
? Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:
Tình huống: Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì các bạn bảo rằng cứ làm theo ý mình chứ sao phải vì gia đình.
1. Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?
2. Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Sắm vai”
LUẬT CHƠI: 
Sắm vai ở tình huống, tập làm chuyên gia để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1.Bài tập tình huống 
Tình huống 1: 
Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.
Tình huống 2: 
Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm ấy cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia, có tấm lòng nhân ái ...và sẽ được nhiều người yêu quý hơn.
2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca dao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học không giỏi, không hay đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành tu luyện ắc sẽ thành công.
3. Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống
- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.
- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộ...power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về tình yêu thương con người để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tình yêu thương con người là gì? Biểu hiện của tình yêu thương con người? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của tình yêu thương con người?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Nhìn hình đọc ca dao, tục ngữ”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”
Luật chơi:
Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.
Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương con người là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là yêu thương con người 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm yêu thương con người.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện nói về người bạn mới của lớp, quan sát tranh, tình huống trong sách giáo khoa. 
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Yêu thương con người là gì? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh: Phiếu bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm và trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 
Câu 1 Cô giáo cùng các bạn có những tình cảm và việc làm như thế nào dành cho Trà?
Câu 2: Những tình cảm và việc làm đó đã đem lại cho Trà điều gì?
Câu 3: Theo em như thế nào là yêu thương con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Khái niệm
*Thông tin
*Nhận xét
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của yêu thương con người 
a. Mục tiêu: 
- Liệt kê được các biểu hiện yêu thương con người.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của yêu thương con người? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: Biểu hiện của yêu thương con người
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa và trò chơi “người làm vườn nhân hậu”
? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái với tình yêu thương con người?
- Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?
* Trò chơi “người làm vườn nhân hậu”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành ba đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Lới nói, nhóm 2: việc làm, nhóm 3: thái độ...thể hiện yêu thương con người.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trìn...âu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn
Tình huống 1: 
 Hai bài kiểm tra một tiết trong buổi học chiều nay làm Minh vô cùng căng thẳng, về đến nhà, Minh muốn đi chơi với các bạn nhưng thấy mẹ đang tất bật nấu cơm; bố đi làm về với gương mặt mệt mỏi. Minh không biết phải làm sao?
Tình huống 2: 
Hôm qua, Bình phát hiện gia đình Giang có hoàn cảnh rất khó khăn: bố Giang mất sớm, mẹ bị tai nạn phải nằm một chỗ. Giang và mẹ ở cùng với bà ngoại cũng đã già yếu. Bình rất xúc động và băn khoăn. 
Tình huống 3: 
Hôm kia, Bảo đã thống nhất với bố mẹ sẽ quyên góp ủng hộ các gia đình bị thiệt hại bởi lũ lụt một số tiền. Sáng nay, Thảo và Quyền rủ Bảo chơi điện tử ở tiệm game mới mở. Bảo không biết phải làm sao?
Câu hỏi thảo luận: 
1. Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm gì?
2. Em có thể làm gì để thể hiện tình yêu thương con người (Đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đôi với cộng đổng xã hội)?
? Bài tập: Em hãy chọn một hình ảnh dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất và thực hiện một hành động cụ thể để thể hiện cảm xúc của em.
? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ nói yêu thương con người.
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Kì phùng địch thủ”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: cả lớp
- Cách thức: Chia lớp làm hai đội(hoặc 3) theo dãy bàn. Mỗi dãy cử 1 đâị diện. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt đội nào không đọc được sẽ bị loại. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1.Bài tập tình huống 
*Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm:
- Minh: Em sẽ phụ bố mẹ trước, xong công việc e mới xin bố mẹ đi chơi với bạn.
- Bình: Em sẽ vận động các bạn trong lớp cùng nhau chung tay giúp đỡ bạn Giang.
- Bảo: Em sẽ từ chối lời mời của bạn Thảo và Quyền để dành số tiền đó cùng với bố mẹ ủng hộ cho các đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.
Em có thể làm để thể hiện tình yêu thương con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội): em sẽ cố gắng học tập thật tốt để phụ giúp bố mẹ và sau này có thể giúp cho nước nhà, vâng lời thầy cô và bố mẹ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu
2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về yêu thương con người

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ...
+ Hoạt động dự án:
Nhóm 1: Em hãy làm một sản phẩm mang thông điệp yêu thương.
Gợ/ý:
Một tấm thiệp, một bức tranh,...
Một bức thư, một bài thuyết trình,...
• Một tiết mục văn nghệ,...
(Có thể chọn các hình thức khác để thể hiện sự sáng tạo của em).
Nhóm 2: Em hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan toả tình yêu thương con người ờ trường. Em sè có những hành động cụ thể như thế nào để hường ứng những hoạt động, phong trào của trường hoặc ở địa phương em?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
... thê tự ăn uống, thay quần áo, phụ giúp mẹ việc nhà và đi học?
Câu 3: Từ câu chuyện về Hoài Thương, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Câu 4: Theo em, siêng năng, kiên trì là gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác câu chuyện trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Khái niệm
*Câu chuyện “Nụ cười Hoài Thương”
*Nhận xét
- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
- Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, miệt mài, quyết tâm, bền bỉ đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại của con người.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
a. Mục tiêu: 
- Liệt kê được các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”
* Phiếu bài tập: 
1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?
2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?
* Trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”
* Kĩ thuật mảnh ghép
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
- Yêu cầu các em ở mỗi nhóm đánh số 1,2,3,4  (nếu 4 nhóm) hoặc 1,2,3,4,5,6,7,8... (nếu 8 nhóm)...
- Phát phiếu học tập số 1 & giao nhiệm vụ:
Nhóm I : Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong học tập?
Nhóm 2 : Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong lao động?
Nhóm 3 : Tìm những biểu hiện của siêng năng kiên trì trong hoạt động XH?
Nhóm 4: Tìm những biểu hiện trái với siêng năng kiên trì?
* Vòng mảnh ghép (10 phút)
- Tạo nhóm mới (các em số 1 tạo thành nhóm I mới, số 2 tạo thành nhóm II mới, số 3 tạo thành nhóm III mới, số 4 tạo thành nhóm IV mới & giao nhiệm vụ mới: 
1. Chia sẻ kết quả thảo luận ở vòng chuyên sâu?
2. Từ trao đổi trên, em hãy cho biết siêng năng kiên trì có biểu hiện như thế nào trong cuộc sống? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
* Kĩ thuật mảnh ghép
+ Vòng chuyên sâu 
- Học sinh: 
+ Làm việc cá nhân 2 phút, ghi kết quả ra phiếu cá nhân.
+Thảo luận nhóm 5 phút và ghi kết quả ra phiếu học tập nhóm (phần việc của nhóm mình làm).
Giáo viên: hướng dẫn học sinh thảo luận (nếu cần).
+ Vòng mảnh ghép (10 phút)
- Học sinh: 
+ 3 phút đầu: Từng thành viên ở nhóm trình bày lại nội dung đã tìm hiểu ở vòng mảnh ghép. 
+ 7 phút tiếp: thảo luận, trao đổi để hoàn thành những nhiệm vụ còn lại.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi “Mảnh ghép hoàn hảo”
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch học tập, bài khó không nản, tự giác học, đạt kết quả cao.
+Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo
+Trong hoạt động xã hội: Kiên trì luyện tập TDTT, kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường,...
 Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa siêng năng, kiên trì
a. Mục tiêu: 
- Hiểu vì sao phải siêng năng, kiên trì.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi thảo luận để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là gì? 
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận cặp đôi.
Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
-Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. (Lỗ Tấn)
-Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả!. (Benjamin Franklin) 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy n...ch trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

....................*******************************************.................
TRƯỜNG THCS HÒA ĐIỀN
TỔ: Văn- CD - TD
TÊN BÀI DẠY:Bài 4
TÔN TRỌNG SỰ THẬT
Môn học: GDCD; Lớp: ......
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Họ và tên giáo viên:
Nguyễn Thị Quyên
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Nhận biết được một số biểu hiện của tôn trọng sự thật.
- Hiểu vì sao phải tôn trọng sự thật. 
- Luôn nói thật với người thân, thầy cô, bạn bè và người có trách nhiệm.
- Không đồng tình với việc nói dối hoặc che giấu sự thật. 
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một cách đúng đắn những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống. 
- Năng lực phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, kế hoạch học tập và rèn luyện. 
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, chà đạp lên các giá trị đạo đức của con người với con người.
- Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa sự trung thực, trách nhiệm và tôn trọng sự thật.
3. Về phẩm chất:
- Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm; nghiêm túc nhìn nhận những khuyết điểm của bản thân. 
- Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập.
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc và huy động kinh nghiệm đã có của HS liên quan đến chủ đề Tôn trọng sự thật. Tạo được hứng thú với bài học, tạo bầu không khí tích cực trong lớp học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS HĐ cặp đôi đọc câu chuyện trong SGK/ 20 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. Bạn nhỏ là người trung thực và có trách nhiệm.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ HĐ cặp đôi cho HS đọc tình huống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS HĐ cặp đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* HS: trả lời
* GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Đoạn thông tin cho thấy bạn nhỏ là người có trách nhiệm và rất trung thực khi nhận lỗi của mình, đó cũng là mộttrong những biểu hiện của tôn trọng sựthật. Vậy thế nào là tôn trọng sựthật, tôn trọng sựthật có ý nghĩa nhưthế nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động khởi động
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Tôn trọng sự thật và những biểu hiện của tôn trọng sự thật.
a. Mục tiêu: Giúp HS Nêu được những biểu hiện của tôn trọng sự thật..
b. Nội dung: 
- GV tổ chức HĐ chung cả lớp cho HS tìm hiểu câu chuyện.
- GV HD HS chơi trò chơi tiếp sức: Ghi các biểu hiện của tôn trọng sự thật 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. (Sản phẩm minh họa)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu chuyện trong SGKtr. 17 và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị nhà vua bắt, các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao?
+ Việc chấp nhận cái chết của nhà thơ cho thấy ông là người như thế nào?
+ Theo em, thế nào là tôn trọng sự thật?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
+ GV chia lớp thành 2 đội và giới thiệu luật chơi "các thành viên của hai đội sẽ xếp thành 2 hàng dọc đứng song song nhau. Trong vòng 1 phút, lần lượt từng thành viên trong đội lên bảng viết các biểu hiện của tôn trọng sự thật lên phẩn bảng của nhóm mình. Nhóm nào ghi được nhiều biểu hiện đúng hơn là nhóm chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh HĐ cả lớp, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh thực hiện trò chơi, đối chiếu kết quả 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi và đưa ra khái niệm
- HS báo cáo kết quả trò chơi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau (nếu có ý kiến khác)
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Khám phá
1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
*Khái niệm: sự thật và Tôn trọng sự thật
- Sự thật là nhữ...a chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Ca dao
10. Của phi nghĩa có giàu đâu
Ở cho ngay thẳng giàu sau mới bền
11. Những người thành thật môi dày 
Lại thêm ít nói lòng đầy nghĩa nhân. 
12. Ai ơi! Phải nghĩ trước sau 
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi.
13. Nói lời phải giữ lấy lời. 
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay. 
14. Làm người suy chín xét xa 
Cho từng gốc nhọc, cho ra vắn dài. 
III. Luyện tập
1. Bài tập 1: 
2. Bài tập 2 
* Một số câu ca dao tục ngữ về Tôn trọng sự thật (tham khảo)
1. Người gian thì sợ người ngay. 
Người ngay chẳng sợ đường cày cong queo.
 2. Chớ nghe lời phỉnh tiếng phờ
 Thò tay vào lờ mắc kẹt cái hom.
 3. Khôn ngoan chẳng lọ thật thà 
Lường thưng tráo đấu chẳng qua đong đầy. 
4. Bề ngoài thơn thớt nói cười 
Mà trong gian hiểm giết người không đao. 
5. Đời loạn mới biết tôi trung 
Tuế hàn mới biết bá tùng kiên tâm.
6. Nhà nghèo yêu kẻ thật thà
 Nhà quan yêu kẻ giàu ra nịnh thần. 
7. Những người tính nết thật thà 
Đi đâu cũng được người ta tin dùng.
8. Tu thân rồi mới tề gia 
Lòng ngay nói thật gian tà mặc ai. 
9. Đừng bảo rằng trời không tai 
Nói đơm nói đặt cậy tài mà chi.
Tục ngữ: 
- Thuốc đắng dã tật sự thật mất lòng
- Giấy không gói được lửa
- Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra.
- Ăn ngay nói thật mọi tật mọi lành.
- Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.
- Mật ngọt chết ruồi, những nơi cay đắng là nơi thật thà.
- Thật thà ma vật không chết. 
- Cây thẳng bóng ngay, cây cong bóng vạy. 
- Một sự bất tín vạn sự bất tin.
- Của ngang chẳng góp, lời tà chẳng thưa. 
- Đấu hàng xáo, gáo hàng dầu. 
- Nêu cao nhưng bóng chẳng ngay. 
- Vàng thật không sợ lửa. 
- Cây vạy hay ghét mực tàu ngay. 
- Văn hoa chẳng qua nói thật.
15. Làm người phải đắn phải đo 
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu. 
16. Làm người mà chẳng biết suy 
Đến khi nghĩ lại còn gì là thân. 
17. Khó mà biết lẽ biết trời 
Biết ăn, biết ở hơn người giàu sang. 
18. Học là học để làm người 
Biết điều hơn thiệt biết lời thị phi. 
19. Học trò học hiếu học trung 
Học cho đến mực anh hùng mới thôi. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các HĐ vận dụng trong SGK tr 19
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm thiệp của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện: 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HĐ cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc của các cặp đôi
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét nội dung, chỉnh sửa động tác cho bạn.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

IV. Vận dụng:
....................*******************************************...................
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU
TỔ: KHXH
Họ và tên giáo viên:
Vũ Thị Ánh Tuyết
TÊN BÀI DẠY: 
 TỰ LẬP 
Môn học: GDCD; lớp: 6A1-6A11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Khái niệm tự lập.
- Các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Ý nghĩa của tính tự lập, vì sao phải tự lập,
- Khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
2. Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.
- Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được mức độ tự lập của bản thân, qua đó điều chỉnh tính tự lập tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa có tính tự lập như: lười biếng, ỷ lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
- Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện tính tự lập của bản thân trong đời sống
- Trách nhiệm: Tích cực, chủ động hoàn thành nhiện vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về tính tự lập để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hi...ạp đến lớp.
- Tự học bài và làm bài tập.
- Tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
-Tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài
Nhóm 2: 
- Trực nhật lớp.	
- Hoàn thành tốt công việc lao động trường giao.
- Chăm sóc bồn hoa, cây xanh.
- Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch sẽ.....
Nhóm 3: 
- Chấp hành tốt nội qui học sinh.
- Thực hiện tốt luật an toàn giao thông.
- Tự mình hoàn thành nhiệm vụ được phân công
Nhóm 4:
- Nhút nhát, rụt rè, ỷ lại vào người khác.
- Không dám tự mình đi xe đạp đến lớp.
- Không tự học bài và làm bài tập.
- Không tự chuẩn bị đồ dùng học tập trước khi đến lớp.
- Không tự giác giơ tay phát biểu xây dựng bài
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giaos viên giới thiệu:
 Tự lập có phải là chỉ hành động theo suy nghĩ của mình, không chịu nghe người khác góp ý không? Người mà có hành vi như thế có phải là người tự lập không? Tự lập là chủ động trong công việc là cần thiết nhưng cũng cần tiếp thu ý kiến đóng góp của mọi người để công việc đạt kết quả tốt. Người không biết lắng nghe sự góp ý của người khác là người bảo thủ.
2. Biểu hiện của tính tự lập:
- Là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn thử thách.
-Có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
- Không trông chờ, dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 3: Ý nghĩa của tự lập
a. Mục tiêu: 
– Học sinh hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập 
- Học sinh đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập. Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác. Đề xuất được cách rèn luyện tính tự lập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm. 
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hoạt động dự án và hệ thống câu hỏi
* Hoạt động dự án chuẩn bị trước ở nhà, chia lớp thành 2 nhóm:
+Nhóm 1: Sưu tầm những câu chuyện kể về tấm gương tự lập mà em biết.
Nhóm 2: Sưu tầm clip giới thiệu về tấm gương tự lập. 
* Câu hỏi thảo luận cặp đôi: Điểm khác biệt giữa người tự lập và người không tự lập là gì?
? Theo em, người có tính tự lập thường đạt được kết quả như thế nào trong cuộc sống?
? Em có suy nghĩ gì về những tấm gương đó?
?Trước những người có tính tự lập em có tình cảm gì?
? Em hãy đánh giá khả năng tự lập của bản thân? (Em đã biết tự lập chưa? Kể những việc làm của em thể hiện tính tự lập?)
? Đề xuất cách rèn luyện tính tự lập?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, từng nhóm học sinh chuẩn bị (Khi ở nhà). Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hệ thống câu hỏi: học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận, trao đổi, cá nhân trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Giáo viên: Những người có tự lập luôn thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng, yêu quí và giúp đỡ. Nhờ có tinh thần tự lập, ta mới độc lập suy nghĩ, hành động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để có tính tự lập ta cần rèn luyện như thế nào?
3. Ý nghĩa của tính tự lập
-Giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân.
-Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
-Xứng đáng được người khác kính trọng.
4. Cách rèn luyện: 
- Chúng ta cần chủ động làm việc.
- Tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
- Học sinh rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
- HS phát triển được năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung: 
- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
? Làm bài tập 1: Phiếu bài tập
Em hãy quan sát bảng kế hoạch hoạt động trong hè và nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa
? Bài tập tình huống:Trò chơi Đóng vai (Sắm vai)
Tình huống 1: 
Nhà An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi...ng tạo: Nhận thức được năng lực của bản thân trong việc giải quyết các vấn đề và sáng tạo để rèn luyện và phát huy.
- Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những năng lực, đặc điểm của bản thân, hiểu và đánh giá được ý nghĩa của việc tự nhận thức bản thân. Tự điều chỉnh và nhắc nhở mọi người xung quanh biết rèn luyện, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của bản thân, hướng đến các giá trị xã hội.
- Phát triển bản thân: Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân. Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để phát huy sở trường của bản thân, hạn chế các nhược điểm.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Rèn luyện và phát huy tinh thần nhân ái, yêu thương con người, tôn trọng cộng đồng và những người xung quanh.
- Chăm chỉ: chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc chung từ đó rèn luyện, phát triển bản thân.
- Trung thực: Tự nhận thức được tính trung thực của bản thân, rèn luyện tính thật thà, ngay thẳng và biết đứng ra bảo vệ lẽ phải.
- Trách nhiệm: Tự nhận thức và rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong cuộc sống và học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu power point, giấy A0, bảng nhóm, bút dạ...
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, tranh ảnh...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo hứng thú và tâm thế cho bài học.
- Giúp HS huy động được kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề liên quan đến tự nhận thức bản thân.
- Biết được những điều mình thích, mình không thích, điểm mạnh, điểm yếu, ước mơ của bản thân.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “ĐIỀU EM MUỐN NÓI”.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Học sinh bày tỏ và chia sẻ về bản thân cho các bạn cùng biết.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Điều em muốn nói”.
- GV chuẩn bị một cây hoa dân chủ, có gắn các bông hoa là nội dung của 1 trong 5 thông tin trong SGK. (GV cũng có thể sử dụng 1 hộp quà để bốc thay cho cây hoa dân chủ).
- Cử 1 bạn MC nếu cần.
1. 3 điều mà em thích.
2. 3 điều mà em không thích.
3. 3 điểm mạnh của em.
4. 3 điểm cần cố gắng của em.
5. Ước mơ của em.
Luật chơi:
HS xung phong chọn 1 bông hoa bất kì. 
Đưa cho Gv hoặc 1 bạn MC, để bạn đọc to nội dung thông tin trong bông hoa đó.
HS bày tỏ và chia sẻ với cô giáo và các bạn về bản thân theo thông tin trong bông hoa.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt bày tỏ về bản thân theo những thông tin trong SGK.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý, phân tích, khích lệ, hỗ trợ nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học 
 Nhiều nghiên cứu cho rằng khi ta ý thức rõ ràng về bản thân mình, ta trở nên tự tin và sáng tạo hơn; ta sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, xây dựng những mối quan hệ bền vững hơn, và giao tiếp hiệu quả hơn. Tự nhận thức bản thân vô cùng quan trọng, vì vậy, hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài 6: Tự nhận thức bản thân.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là yêu thương con người 
a. Mục tiêu: 
- Hiểu được khái niệm thế nào là tự nhận thức bản thân.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin trong SGK, xem video đã minh hoạ bằng hình ảnh trên máy chiếu và thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự nhận thức bản thân
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua đọc thông tin, xem video tình huống và trả lời hệ thống câu hỏi trong SGK.
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, xem video tình huống.
Gv tổ chức cho hs thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi trong SGK.
Câu 1: Bạn Linh đã tự nhận ra các đặc điểm nào của bản thân?
Câu 2: Từ câu chuyện của bạn Linh, em hiểu thế nào là tự nhận thức bản thân?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc tình huống, xem video.
- Trao đổi cặp đôi theo 2 câu hỏi trong sách.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời .
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác lắng nghe, quan sát, nhận xét bổ sung nếu có.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
Bạn Linh trong tình huống đã nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân như: học khá, hoà đồng, dễ mến, dễ nổi nóng, hơi tự ti về ngoại hình.
- Từ đó em rút ra được tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính xác bản thân, biết mình cẩn gì, muốn gì, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của mình.
I. Khám phá
1....ự vấn bản thân ( qua các hoạt động hàng ngày).
- Lắng nghe ý kiến từ người khác.
- Tham gia các hoạt động để khám phá bản thân.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
 Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nội dung: Cách rèn luyện khả năng tự nhận thức bản thân.
a. Mục tiêu: 
- Học sinh hiểu được cần phải rèn luyện sự tự nhận thức bản thân, rèn luyện bằng cách nào cho hiệu quả.
- Rèn khả năng thuyết trình, tự tin trước đám đông.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị bài thuyết trình theo 3 chủ đề đã cho trong SGK theo 3 nhóm, từ đó hình thành nội dung kiến thức: cách rèn luyện kĩ năng tự nhận thức bản thân.
- Học sinh xây dựng bài thuyết trình dưới dạng sơ đồ tư duy có tranh ảnh và hình vẽ minh hoạ. Hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
c. Sản phẩm: sơ đồ tư duy và bài thuyết trình của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS theo nhóm.
- Hướng dẫn các nhóm hình thành sơ đồ tư duy bài thuyết trình.
- Từ sơ đồ chung của cả nhóm, các cá nhân tự hình thành bài thuyết trình theo sự tự nhận thức của bản thân, phù hợp với cá nhân từng em.
Nhóm 1: Tự tin là chính mình
Nhóm 2: Chấp nhận và tôn trọng bản thân.
Nhóm 3: Thể hiện bản thân trong mối quan hệ với người khác.
Gv có thể đưa ra một số gợi ý để hs tham khảo để xây dựng bài thuyết trình.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc nhóm và làm việc cá nhân suy nghĩ hình thành bài thuyết trình.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ. ( sơ đồ tư duy, cách diễn đạt, ngôn ngữ, phong cách).
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS đại diện các nhóm lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm, bài thuyết trình cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
+ Nội dung bài thuyết trình.
+ Phong thái, ngôn ngữ, giọng điệu trình bày...
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV bổ sung, diễn giải:
- Nhận diện chính mình: tự nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu, sở thíchcủa bản thân 1 cách thành thực.
- Thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân: các bài trắc nghiệm, bài test đánh giá bản thân.
- Lắng nghe nhận xét của người khác: thầy cô, bố mẹ, bạ bè, người thân
- Hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân: tích cực tham gia các hoạt động, phong trào để bộc lộ khả năng và khám phá bản thân
4. Cách rèn luyện: 
Để tự nhận thức bản thân hiệu quả, chúng ta cần:
- Nhận diện chính mình.
- Thực hiện các bài tập tìm hiểu bản thân.
- Lắng nghe nhận xét của người khác.
- Hành động tích cực để bộc lộ khả năng, tính cách của bản thân.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung: 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần tiểu phẩm trò chơi sắm vai của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Bài 1: Em hãy tự nhận xét bản thân theo các gợi ý trong SGK tr. 26.
- Gv phát phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn, để hs điền thông tin.
- Yêu cầu các em tập hợp theo nhóm, dán vào giấy A0 có trang trí thật đẹp, treo và lưu ở góc hoạt động của nhóm để các bạn trong nhóm, trong lớp đọc, hiểu thêm về bạn của mình.
Bài 2: Em hãy tìm hiểu và ghi lại nhận xét của người khác (thầy/cô, bố mẹ, bạn bè,...) về em và đối chiếu với những gì em tự đánh giá bản thân.
Gv tổ chức trò chơi: BẠN NGHĨ GÌ VỀ TÔI
- Xếp lớp thành 2 hàng dọc, tạo thành từng cặp đôi.
- Mỗi hs cầm trên tay 1 mảnh giấy, để các bạn ghi nhận xét về mình vào đó.
- Lần 1: Cặp đôi đối diện nhau đưa mảnh giấy của mình cho bạn để bạn ghi 1 lời nhận xét về mình vào đó.
- Lần 2: Mỗi bạn bước về bên trái 1 bước, sao cho người đối diện lần này là người bạn khác, lại đưa mảnh giấy của mình cho bạn nhận xét.
- Lần 3: làm tương tự như lần 2. 
( Nếu còn thời gian có thể chơi 4,5 lượt như vậy để có nhiều nhận xét. Chú ý các nhận xét không được trùng nhau).
- Sau khi cầm giấy có nhận xét của các bạn về mình, Hs đối chiếu với những gì em tự đánh giá bản thân.
Bài 3: Chơi trò chơi sắm vai để giải quyết tình huống ở bài tập 3.
- Gv chia nhóm, để các suy nghĩ, phân tích tình huống, đưa ra các cách giải quyết cho tình huống và tiến hành sắm vai.
Nhóm 1,2: Tình huống 1
- Nếu là Hùng em sẽ nói gì với Mai?
Gợi ý: Hùng nên động viên Mai, dẫn chứng về những tình huống Hùng nhận thấy Mai là người hát hay để Mai có nhận thức đúng về khả năng của mình. Hơn nữa hãy mạnh dạn 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_lop_6_sach_ctst_chuong_trinh_ca_nam_tr.docx