Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn

1. Về kiến thức:

- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

2.Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học:Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Điều chỉnh hành vi:Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Phát triển bản thân:Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Tư duy phê phán:Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ:HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân.

- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.

- Trách nhiệm:Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.

docx 54 trang Cô Giang 03/11/2024 530
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn

Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 1, 2, 3:BÀI DẠY: 
TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH, DÒNG HỌ
Môn học: GDCD; lớp: 6A-6B
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Một số truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
2.Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học:Tự giác học tập, lao động để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Điều chỉnh hành vi:Có những việc làm cụ thể, phù hợp để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Phát triển bản thân:Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện đạo đức phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Tư duy phê phán:Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ:HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân. 
- Yêu nước: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Trách nhiệm:Hành động có trách nhiệm với chính mình, với truyền thống của gia đình, dòng họ, có trách nhiệm với đất nước.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về truyền thống của gia đình, dòng họ để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
1. Truyền thống hiếu học.
2. Truyền thống dệt vải.
3. Truyền thống làm gốm.
4. Truyền thống yêu nước.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”
Luật chơi:
Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.
Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
Tự hào về truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ chính là giữ gìn nguồn gốc bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước. Để thực hiện nhiệm vụ cao quý ấy không ai khác chính là thế hệ thanh niên Việt Nam ngày nay. Vậy tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
- Liệt kê được cáctruyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ.
- Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập.
- Đánh giá được khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Liệt kê được các biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho đọc câu chuyện, quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụkhám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ là gì? Biểu hiện của tự hào về truyền thống của gia đình, dòng họ? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của truyền thống của gia đình, dòng họ? Đề xuất được cách rèn luyện.
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm vàtrả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
Câu 1: Gia đình các bạn Nam, Hà, Khuê có truyền thống gì? Nam, Hà, Khuê tự hào truyền thống nào của gia đình, dòng họ mình?
Câu 2: Truyền thống gia đình, dòng họ có ý nghĩa như thế nào với Nam, Hà, Khuê?
Câu 3: Các em đã làm gì để phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh th...thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn
Tình huống 1: 
Hoàng là con trai duy nhất trong một gia đình khá giả làm nghề buôn bán phế liệu ở thị trấn. Công việc của bố mẹ Hoàng có thu nhập cao nhưng vô cùng vất vả. Hoàng không những không giúp đỡ bố mẹ mà còn lười học. Khi được các bạn góp ý, Hoàng còn nói: “Tôi như thế này sao có thể đi thu gom phế liệu được. Sau này, tôi nhất định sẽ không làm cái nghề ấy.”
Tình huống 2: 
Lan là học sinh của lớp 6A1. Ngày chủ nhật của tuần cuối tháng là ngày mà Lan yêu thích nhất. Vì khi đến ngày đó, Lan cùng gia đình tham gia những việc làm thiện nguyện đầy ý nghĩa như: tặng quà cho các cụ già neo đơn; tặng sách vở, quần áo cho trẻ em cơ nhỡ... Theo kế hoạch của gia đình trong lần tới là đi đến miền Trung để giúp đỡ những gia đình bị tổn thất nhiều trong trận bão lụt vừa qua.
Nhóm 1: Em nhận xét gì về thái độ của Hoàng? Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng như thế nào?
Nhóm 2: Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn Lan cùng gia đình?
? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữnói về: hiếu thảo, hiếu học, yêu nghề, yêu thương. Chọn một câu ca dao, tục ngữ ở trên mà em thích nhất và rút ra ý nghĩa của câu ca dao, tục ngữ ấy? Em đã thực hiện điều đó như thế nào?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Đối mặt”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: 5 bạn
- Cách thức: Các bạn đứng vòng tròn. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt, bạn nào không đọc được sẽ bị loại. 
? Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống sau:
Tình huống: Giang sinh ra trong một gia đình có truyền thống hiếu học, có trình độ học vấn cao, vì vậy bố mẹ muốn Giang trở thành một nhà khoa học. Giang còn đang phân vân thì các bạn bảo rằng cứ làm theo ý mình chứ sao phải vì gia đình.
1. Nếu là Giang em sẽ ứng xử như thế nào với bạn bè?
2. Em sẽ làm gì để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em?
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Sắm vai”
LUẬT CHƠI: 
Sắm vai ở tình huống, tập làm chuyên gia để trả lời.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1.Bài tập tình huống
Tình huống 1: 
Em nhận xét về thái độ của hoàng: Hoàng là một người thiếu trách nhiệm, lười biếng không biết giúp đỡ bố mẹ.  Nếu là bạn của Hoàng, em sẽ khuyên Hoàng: không nên nói như vậy vì Hoàng có được cuộc sống như bây giờ cũng nhờ vào nghề buôn phế liệu của gia đình, vì thế bạn nên biết tôn trọng nghề nghiệp của gia đình mình.
Tình huống 2: 
Em có suy nghĩ về việc làm của bạn Lan cùng gia đình: Đây là một việc làm hết sức có ý nghĩa. Việc làm ấy cũng phần nào giúp Lan hình thành nên thói quen tốt đẹp biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia, có tấm lòng nhân ái ...và sẽ được nhiều người yêu quý hơn.
2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về truyền thống tốt đẹp: 
1. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
2. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.
Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi => Câu ca dao có nghĩa sâu sắc, nhắc nhở con người chúng ta dù có học không giỏi, không hay đến đâu nhưng chăm chỉ, miệt mài học hành tu luyện ắc sẽ thành công.
3. Bài tập: Em hãy xây dựng kịch bản và sắm vai xử lí tình huống
- Nếu em là Giang em sẽ ứng xử với bạn bè: em sẽ xác định rõ ràng về ước mơ của mình và nói với các bạn hiểu về truyền thống hiếu học của gia đình để các bạn nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng.
- Em sẽ làm để thể hiện sự tự hào về truyền thống của gia đình em: sẽ nổ lực, cố gắng tập thật tốt để hoàn thiện bản thân mình mỗi ngày.

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo ...NH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về tình yêu thương con người để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Tình yêu thương con người là gì? Biểu hiện của tình yêu thương con người? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của tình yêu thương con người?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Nhìn hình đọc ca dao, tục ngữ”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung 
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Ai hiểu biết”
Luật chơi:
Có 4 bức ảnh khác nhau. Học sinh quan sát và cho biết bức ảnh đó thể hiện truyền thống gì? Mỗi bạn có 1 lượt chọn và trả lời câu hỏi.
Mỗi câu hỏi trả lời đúng đạt 10 điểm, trả lời sai không có điểm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy.Vậy yêu thương con người là gì? Biểu hiện của yêu thương con người như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Thế nào là yêu thương con người
a. Mục tiêu: 
- Nêu được khái niệm yêu thương con người.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện, cùng tìm hiểu nội dung câu chuyện nói về người bạn mới của lớp, quan sát tranh, tình huốngtrong sách giáo khoa.
- GV giao nhiệm vụkhám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: Yêu thương con người là gì? 
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh: Phiếu bài tập
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin
Gv chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm vàtrả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
Câu 1Cô giáo cùng các bạn có những tình cảm và việc làm như thế nào dành cho Trà?
Câu 2: Những tình cảm và việc làm đó đã đem lại cho Trà điều gì?
Câu 3: Theo em như thế nào là yêu thương con người?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Khái niệm
*Thông tin
*Nhận xét
Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ và làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp khó khăn, hoạn nạn.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của yêu thương con người
a. Mục tiêu: 
- Liệt kê được cácbiểu hiện yêu thương con người.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh.
- GV giao nhiệm vụkhám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của yêu thương con người? 
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi....)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: Biểu hiện của yêu thương con người
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa và trò chơi “người làm vườn nhân hậu”
? Em hãy quan sát những hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:
- Hình ảnh nào ở trên thể hiện tình yêu thương con người và trái với tình yêu thương con người?
- Em có suy nghĩ gì về những việc làm được đề cập đến trong những hình trên?
* Trò chơi “người làm vườn nhân hậu”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành bađội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất. Nhóm 1: Lới nói, nhóm 2: việc làm, nhóm 3: thái độ...thể hiện yêu thương con người.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án và dán lên cây, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghe hướng dẫn. Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác. Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân
- Học sinh chơi trò chơi “người làm vườn nhân hậu”
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-...n thành sơ đồ tư duy bài học.
? Bài tập tình huống: GV cho học sinh thảo luận nhóm bàn
Tình huống 1: 
Hai bài kiểm tra một tiết trong buổi học chiều nay làm Minh vô cùng căng thẳng, về đến nhà, Minh muốn đi chơi với các bạn nhưng thấy mẹ đang tất bật nấu cơm; bố đi làm về với gương mặt mệt mỏi. Minh không biết phải làm sao?
Tình huống 2: 
Hôm qua, Bình phát hiện gia đình Giang có hoàn cảnh rất khó khăn: bố Giang mất sớm, mẹ bị tai nạn phải nằm một chỗ. Giang và mẹ ở cùng với bà ngoại cũng đã già yếu. Bình rất xúc động và băn khoăn.
Tình huống 3: 
Hôm kia, Bảo đã thống nhất với bố mẹ sẽ quyên góp ủng hộ các gia đình bị thiệt hại bởi lũ lụt một số tiền. Sáng nay, Thảo và Quyền rủ Bảo chơi điện tử ở tiệm game mới mở. Bảo không biết phải làm sao?
Câu hỏi thảo luận: 
1. Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm gì?
2. Em có thể làm gì để thể hiện tình yêu thương con người (Đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đôi với cộng đổng xã hội)?
? Bài tập: Em hãy chọn một hình ảnh dưới đây làm em có nhiều cảm xúc nhất và thực hiện một hành động cụ thể để thể hiện cảm xúc của em.
? Bài tập: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữnói yêu thương con người.
- GV cho học sinh chơi trò chơi “Kì phùng địch thủ”
LUẬT CHƠI: 
- Số người tham gia: cả lớp
- Cách thức: Chia lớp làm hai đội(hoặc 3) theo dãy bàn. Mỗi dãy cử 1 đâị diện. Lần lượt đọc câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn về truyền thống tốt đẹp. (Không được đọc lặp lại câu của người khác.) Đến lượt đội nào không đọc được sẽ bị loại. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
- GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
III. Luyện tập
1.Bài tập tình huống
*Nếu là các bạn Minh, Bình, Bảo em sẽ làm:
- Minh: Em sẽ phụ bố mẹ trước, xong công việc e mới xin bố mẹ đi chơi với bạn.
- Bình: Em sẽ vận động các bạn trong lớp cùng nhau chung tay giúp đỡ bạn Giang.
- Bảo: Em sẽ từ chối lời mời của bạn Thảo và Quyền để dành số tiền đó cùng với bố mẹ ủng hộ cho các đồng bào ở vùng thiên tai lũ lụt.
Em có thể làm để thể hiện tình yêu thương con người ( đối với người thân trong gia đình, đối với bạn bè, đối với cộng đồng xã hội): em sẽ cố gắng học tập thật tốt để phụ giúp bố mẹ và sau này có thể giúp cho nước nhà, vâng lời thầy cô và bố mẹ, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp, giảng lại bài cho những bạn chưa hiểu
2. Những câu ca dao, tục ngữ, châm ngôn nói về yêu thương con người

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: 
- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
- Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập, tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua trò chơi, hoạt động dự án..
c. Sản phẩm:Câu trả lời, phần dự án của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ...
+ Hoạt động dự án:
Nhóm 1: Em hãy làm một sản phẩm mang thông điệp yêu thương.
Gợ/ý:
Một tấm thiệp, một bức tranh,...
Một bức thư, một bài thuyết trình,...
• Một tiết mục văn nghệ,...
(Có thể chọn các hình thức khác để thể hiện sự sáng tạo của em).
Nhóm 2: Em hãy kể tên những hoạt động, phong trào có ý nghĩa lan toả tình yêu thương con người ờ trường. Em sè có những hành động cụ thể như thế nào để hường ứng những hoạt động, phong trào của trường hoặc ở địa phương em?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian
- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
....................*******************************************...................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾ...Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
I. Khám phá
1. Khái niệm
*Câu chuyện “Quan trọng nhất là hành trình”
*Nhận xét
- Siêng năng là tính cách làm việc tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên của con người.
- Kiên trì là tính cách làm việc tự giác, miệt mài, quyết tâm, bền bỉ đến cùng dù gặp khó khăn, trở ngại của con người.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
a. Mục tiêu: 
- Liệt kê được các biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh, tình huống
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì? 
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 2: Biểu hiện của siêng năng, kiên trì
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
* Phiếu bài tập: 
1. Em hãy nêu những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và trái với siêng năng, kiên trì từ nội dung các bức tranh?
2. Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của siêng năng, kiên trì mà em biết?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
+ Trong học tập: đi học chuyên cần, chăm chỉ làm bài, có kế hoạch học tập, bài khó không nản, tự giác học, đạt kết quả cao.
+Trong lao động: Chăm làm việc nhà, không bỏ dở công việc, không ngại khó, miệt mài với công việc, tìm tòi sáng tạo
+Trong hoạt động xã hội: Kiên trì luyện tập TDTT, kiên trì đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội, dịch bệnh covid, bảo vệ môi trường,...

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Ý nghĩa siêng năng, kiên trì
a. Mục tiêu: 
- Hiểu vì sao phải siêng năng, kiên trì.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin.
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua câu hỏi thảo luận để hướng dẫn học sinh: Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì là gì? 
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm .
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi thảo luận cặp đôi.
Hãy nêu suy nghĩ của em về các câu danh ngôn sau:
-Trên đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng. (Lỗ Tấn)
-Nghị lực và kiên trì sẽ chiến thắng tất cả!.(Benjamin Franklin)
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
3. Ý nghĩa 
- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống.

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nội dung: Cách rèn luyện
a. Mục tiêu: 
- Biết được cách rèn luyện siêng năng, kiên trì.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua trò chơi: “Tiếp sức đồng đội” để hướng dẫn học sinh: Cách rèn luyện của học sinh về siêng năng, kiên trì.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
Luật chơi: 
+ Giáo viên chia lớp thành hai đội. Mỗi đội cử 5 bạn xuất sắc nhất: Tìm hiểu biểu hiện siêng năng kiên trì của bản thân em.
+ Thời gian:Trò chơi diễn ra trong vòng năm phút.
+ Cách thức: Các thành viên trong nhóm thay phiên nhau viết các đáp án, nhóm nào viết được nhiều đáp án đúng hơn thì nhóm đó sẽ chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* Trò chơi “Tiếp sức đồng đội”
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả.
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc của HS.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh ôn tập chuẩn bị kiểm tra giữa kỳ 1.
4. Cách rèn luyện: 
************************************
Ngày soạn:1/11/2022
Ngày kiểm tra:5/11/2022
Tiết 9: KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU.
1.Về mục tiêu:
- Nhằm kiểm tra kiến thức HS đạt được trong các bài ở nửa đầu học kỳ I lớp 6; học sinh biết được khả năng học tập của mình so với yêu cầu của chương trình
- Giúp GV nắm được tình hình họ... truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
A. Quảng bá ngành nghề truyền thống của gia đình dòng họ.
B. Xấu hổ vì gia đình dòng họ không có người thành đạt.
C. Tiếp nối các nghề truyền thống của gia đình, dòng họ.
D. Cần cù lao động, chăm học chăm làm.
Câu 3. Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp được?
A. Nhà nước ban hành và thực hiện. 	B. Mua bán, trao đổi trên thị trường.
C. Truyền từ đời này sang đời khác. 	D. Đời sau bảo vệ nguyên trạng. 
Câu 4: Việc làm nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
Hiếu thảo, hiếu học.
Tổ chức đám cưới linh đình, tốn kém.
C. Tảo hôn
D. Mê tín dị đoan 
Câu 5: Hành vi nào dưới đây là biểu hiện của yêu thương con người?
A. Thờ ơ, lảng tránh trước nỗi đau khổ của người khác.
B. Tăng giá khẩu trang trong mùa dịch Covid-19.
C. Không hỏi thăm giúp đỡ khi bạn trong lớp ốm đau.
D. Quyên góp ủng hộ nhu yếu phẩm cho bà con vùng dịch.
Câu 6: Biểu hiện nào dưới đây trái với yêu thương con người?
A. Không để các bạn khuyết tật tham gia các hoạt động tập thể.
B. Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
C. Quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt.
D. Tha thứ cho những bạn mắc lỗi.
Câu 7. Hành động đưa người già sang đường thể hiện điều gì?
A. Đức tính chăm chỉ, cần cù. 	 B. Lòng yêu thương con người.
C. Tinh thần kỷ luật. 	 D. Đức tính tiết kiệm.
Câu 8. Người có hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu thương con người?
A. Nhắn tin ủng hộ quỹ vắc xin phòng bệnh 	B. Chia sẻ tin giả lên mạng xã hội
C. Hỗ trợ người nhập cảnh trái phép	 D. Giúp đỡ tù nhân trốn trại.
Câu 9: Câu tục ngữ nào sau đây nói về yêu thương con người?
Có cứng mới đứng đầu gió.
Thương người như thể thương thân.
Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Cây ngay không sự chết đứng.
Câu 10: Em hãy chọn đáp án chứa từ hoặc cụm từ để điền vào chỗ trống sao cho phù hợp
Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người .... trong công việc và cuộc sống.
thành công
tin tưởng
yêu quý
yêu thương
Câu 11: Kiên trì là:
A. Miệt mài làm việc B. Thường xuyên làm việc
C. Quyết tâm làm đến cùng D. Tự giác làm việc.
Câu 12: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta:
A. Thành công trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. B. Sống có ích.
C. Yêu đời hơn . D. Tự tin trong công việc. 
PHẦN II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Truyền thống gia đình dòng họ có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân?
Câu 2 (2,5 điểm): Vì sao phải yêu thương con người? Kể 4 việc em đã làm thể hiện lòng yêu thương con người?
Câu 3 (3,0 điểm) Tình huống: Vào năm học mới, Hoa đặt mục tiêu trở thành học sing giỏi toán.Vì vậy bạn luôn cố gắng giải thêm các bài toán khó.Một lần thấy Hoa đang loay hoay tìm lời giải cho bài tón khó, Mai đưa cho hoa cuốn sách: “Giải bài tập Toán 6 ”và nói: “Cậu chép đi cho nhanh, Việc gì phải tốn thời gian suy nghĩ”.
a- Em có đồng ý với ý kiến của Mai không?
b. Nếu em là bạn của Hoa , em sẽ khuyên Hoa như thế nào?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ GIỮA HỌC KÌ I MÔN GDCD 6
Câu
Đáp án 
Điểm
I/ Trăc nghiệm (3,0 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
A
B
C
A
D
A
B
A
B
A
C
A
* Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm.
3,0 đ
II/ Tự luận: (7,0 điểm).

Câu 1
 * Ý nghĩa của truyền thống gia đình, dòng họ:
 - Có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống
 - Góp phần làm phong phú truyền thống, bản sắc dân tộc Việt Nam

 1,0 điểm 
Câu 2
* Vì sao phải yêu thương con người: 
- Mang lại niềm vui, sự tin tưởng vào bản thân và cuộc sống.
- Giúp con người có thêm sức mạnh vượt qua khó khăn, hoạn nạn.
- Làm cho mối quan hệ giữa con người với con người thêm gần gũi, gắn bó, xây dựng cộng đồng an toàn, lành mạnh.
*HS liên hệ được những việc làm thể hiện sự yêu thương con người của bản thân 
( HS kể được 4 việc làm sẽ đạt điểm tối đa)
 1, 5điểm 
1,0 điểm 
Câu 3
 a. HS trả lời đảm bảo các ý sau:
-Việc làm của Mai trong tình huống trên thể hiện bạn thiếu đức tính siêng năng, kiên trì.
b. HS biết tự liên hệ bản thân.
VD: Để có được đức tính siêng năng kiên trì bản thân cần luôn tự giác thực hiện công việc, học tập, lao động, không ngại khó, ngại khổ, cố gắng để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao...
2,0 đ
1,0 đ
*Giáo viên quan sát học sinh làm bài kiểm tra, cuối giờ thu bài.
-Nhận xét giờ làm bài.
*Hướng dẫn học tập:
-Ôn lại các bài đã học.
-Đọc và trả lời câu hỏi bài: Siêng năng, kiên trì.
***************************************************************
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 10:BÀI DẠY: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ( TIẾP)
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung:
- Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ củng cố nội dung bài học, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, phiếu bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập.
? Bài tập 1: GV cho học sinh th...p:
- GV giao nhiệm vụHĐ cặp đôi cho HS đọc tình huống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS HĐ cặp đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* HS: trả lời
* GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- HS nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
Đoạn thông tin cho thấy bạn nhỏ là người có trách nhiệm và rất trung thực khi nhận lỗi của mình, đó cũng là mộttrong những biểu hiện của tôn trọng sựthật. Vậy thế nào là tôn trọng sựthật, tôn trọng sựthật có ý nghĩa nhưthế nào trong cuộc sống, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động khởi động
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Tôn trọng sự thật và những biểu hiện của tôn trọng sự thật.
a. Mục tiêu: Giúp HS Nêu được những biểu hiện của tôn trọng sự thật..
b. Nội dung: 
- GV tổ chức HĐ chung cả lớp cho HS tìm hiểu câu chuyện.
-GV HD HSchơi trò chơi tiếp sức: Ghi các biểu hiện của tôn trọng sự thật
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. (Sản phẩm minh họa)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu chuyện trong SGKtr. 17 và trả lời câu hỏi:
+ Khi bị nhà vua bắt, các nhà thơ và nghệ nhân hát rong đã hành động như thế nào? Vì sao?
+ Việc chấp nhận cái chết của nhà thơ cho thấy ông là người như thế nào?
+ Theo em, thế nào là tôn trọng sự thật?
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Tiếp sức.
+ GV chia lớp thành 2 đội và giới thiệu luật chơi "các thành viên của hai đội sẽ xếp thành 2 hàng dọc đứng song song nhau. Trong vòng 1 phút, lần lượt từng thành viên trong đội lên bảng viết các biểu hiện của tôn trọng sự thật lên phẩn bảng của nhóm mình. Nhóm nào ghi được nhiều biểu hiện đúng hơn là nhóm chiến thắng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinhHĐ cả lớp, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinhthực hiện trò chơi, đối chiếu kết quả
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- HS trả lời các câu hỏi và đưa ra khái niệm
- HS báo cáo kết quả trò chơi
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh nhận xét, bổ sung cho nhau (nếu có ý kiến khác)
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
B. Hoạt động hình thành kiến thức
II. Khám phá
1. Tôn trọng sự thật và biểu hiện của tôn trọng sự thật
*Khái niệm: sự thật và Tôn trọng sự thật
- Sự thật là những gì có thật trong cuộc sống hiện thực và phản ánh đúng hiện thực cuộc sống.
- Tôn trọng sự thật là suy nghĩ, nói và làm theo đúng sự thật, bảo vệ sự thật.
*Biểu hiện của tôn trọng sự thật:
- Tôn trọng sự thật biểu hiện thông qua suy nghĩ, hành động (việc làm), lời nói, thái độ.
- Một số biểu hiện của tôn trọng sự thật thường gặp:
+ Sống ngay thẳng, thật thà
+ Dám nhận lỗi khi làm sai
+ Dũng cảm nói lên sự thật
+ Không che dấu, bao che cho các hành động sai trái
+ Chấp nhận mọi hậu quả khi sự thật được sáng tỏ
+ Đấu tranh để bảo vệ sự thật
+ Có ý thức bảo vệ, gìn giữ sự thật
+ Lên án, bài trừ những sự việc sai trái
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung: Sự cần thiết của tôn trọng sự thật
a. Mục tiêu: Giúp HS giải thích được vì sao cần tôn trọng sự thật.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin SGK/tr. 17 vàHĐ nhóm trả lời câu hỏi.
1.Em có nhận xét gì về nội dung trao đổi của các bạn trong hai hình ảnh trên?
2.Từ câu chuyện của các bạn hai hình ảnh trên, em hãy cho biết vì sao chúng ta phải tôn trọng sự thật?
- GV Tổ chức HĐ nhóm 5 phút sử dụng KT khăn phủ bàn cho HS hoàn thành phiếu bài tập số 1
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ2: Thảo luận tình huống
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS Thảo luận nhóm theo PHT số 1 theo KT khăn trải bàn
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: 
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu nhóm HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc nhóm
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
* Quan sát và suy ngẫm
Giáo viên Cho HS quan sát tranh và liên hệ giáo dục: Phân biệt tôn trọng sự thật với thái độ cố chấp, bảo thủ, máy móc.
Xuống?
Lên?
* Chuyển ý:Vậy để tôn trọng sự thật ta phải làm gì?
- HS dựa vào biểu hiện của tôn trọng sự thật trả lời
Để giúp các em có cơ hội áp dụng những KT đã học chúng ta sang phần Luyện tập
2:Sự cần thiết của tôn trọng sự thật. (Ý nghĩa của tôn trọng sự thật)
+ Tôn trọng sự thật là đức tính cần thiết, quý báu
+ Vì: 
- Giúp con người nâng cao phẩm giá bả... hiện nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HĐ cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
GV:
- Yêu cầu HS lên trình bày.
- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
- Trình bày kết quả làm việc của các cặp đôi
- Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét nội dung, chỉnh sửa động tác cho bạn.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

IV. Vận dụng:
....................*******************************************...................
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 13, 14:BÀI DẠY: TỰ LẬP
Môn học: GDCD; lớp: 6A-6B
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU: 
1. Về kiến thức:
- Khái niệm tự lập.
- Các biểu hiện của người có tính tự lập.
- Ý nghĩa của tính tự lập, vì sao phải tự lập,
- Khả năng tự lập của bản thân và người khác.
- Nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng; không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
2.Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động; kiên trì thực hiện mục tiêu học tập.
- Điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được mức độ tự lập của bản thân, qua đó điều chỉnh tính tự lập tham gia các hoạt động học tập ở lớp, ở nhà, trong lao động và trong cuộc sống hằng ngày.
- Phát triển bản thân: Kiên trì mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện tính tự lập trong cuộc sống.
- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi chưa có tính tự lập như: lười biếng, ỷ lại trong học tập, trốn tránh công việc, hay nản lòng trong học tập, lao động và trong cuộc sống.
- Hợp tác, giải quyết vấn đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia giải quyết nhiệm vụ học tập, trả lời các câu hỏi trong bài học.
3. Về phẩm chất:
- Chăm chỉ: Tự rèn luyện tính tự lập của bản thân trong đời sống
- Trách nhiệm:Tích cực, chủ động hoàn thành nhiện vụ học tập, lao động, các hoạt động tập thể, hoạt động đội.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu: 
- Tạo được hứng thú với bài học.
 - Học sinh bước đầu nhận biết về tính tự lập để chuẩn bị vào bài học mới.
- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: - Nêu được khái niệm tự lập? Liệt kê được các biểu hiện của người có tính tự lập? Hiểu vì sao phải tự lập, ý nghĩa của tính tự lập?
 b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung cần đạt
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Luật chơi:
Quan sát hình ảnh
Câu hỏi 1:Hình ảnh gợi cho em nhớ đến câu thơ nào nào?
Câu hỏi 2: Câu thơ sau thể hiện đức tính gì?
 Bàn tay ta làm nên tất vả
 Có sức người sỏi đá cũng thành công
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh xung phong chơi trò chơi, cá nhân lần lượt trình bày các câu trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
Nhà thơ ngụ ngôn nổi tiếng của Pháp La Fontaine từng nói: “Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp ta”. Cuộc sống của chúng ta luôn là một chặng đường dài đầy khó khăn, thử thách, nhưng không ai có thể sống thay chúng ta, không ai có thể đi bằng đôi chân của chúng ta ngoài chính bản thân ta cả. Và không thể thành công nếu như con người thiếu tính tự lập. Tự lập là đức tính cần thiết và quan trọng.Vậy tự lập là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của tự lập ra sao cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu khái niệm Tự lập
a. Mục tiêu: 
- Học sinh nêu được khái niệm tự lập
-Học sinh được phát triển năng lực phát triển bản thân và năng lực tư duy phê phán.
b. Nội dung: 
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện: Tự lập từ lòng yêu thương gia đình
- GV giao nhiệm vụkhám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh hiểu thế nào là tự lập.
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khái niệm tự lập
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập
Gv yêu cầu học sinh đọc câu chuyện:Tự lập từ lòng yêu thương gia đình
Gv yêu cầu học sinh thảo luận theo tổ, nhóm vàtrả lời câu hỏi vào phiếu bài tập
Câu 1: Em hãy liệt kê những biểu hiện tự lập của Trường? 
Câu 2: Em thích nhất việc làm nào của bé Trường trong câu chuyện trên? Tại sao?
Câu 3: Em rút ra được điều gì cho bản thân từ câu chuyện của Trường?
Câu 4: Tự lập là gì?
 Bước 2...nghĩ gì về những tấm gương đó?
?Trước những người có tính tự lập em có tình cảm gì?
? Em hãy đánh giá khả năng tự lập của bản thân? (Em đã biết tự lập chưa?Kể những việc làm của em thể hiện tính tự lập?)
?Đề xuất cách rèn luyện tính tự lập?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, từng nhóm học sinh chuẩn bị (Khi ở nhà). Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
- Với hệ thống câu hỏi: học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận, trao đổi, cá nhân trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Giáo viên:Những người có tự lập luôn thành công trong cuộc sống và được mọi người tôn trọng, yêu quí và giúp đỡ.Nhờ có tinh thần tự lập, ta mới độc lập suy nghĩ, hành động, để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhưng để có tính tự lập ta cần rèn luyện như thế nào?
3. Ý nghĩa của tính tự lập
-Giúp chúng ta tự tin, có bản lĩnh cá nhân.
-Giúp chúng ta thành công trong cuộc sống.
-Xứng đáng được người khác kính trọng.
4. Cách rèn luyện: 
- Chúng ta cần chủ động làm việc.
- Tự tin và quyết tâm khi thực hiện hành động.
- Học sinh rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu: 
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phááp dụng kiến thức để làm bài tập.
- HS phát triển được năng lực tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
b. Nội dung: 
- Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoathông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm:Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
? Hoàn thành sơ đồ tư duy bài học.
? Làm bài tập 1: Phiếu bài tập
Em hãy quan sát bảng kế hoạch hoạt động trong hè và nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa
? Bài tập tình huống:Trò chơi Đóng vai (Sắm vai)
Tình huống 1: 
Nhà An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, An luôn nói: “ Tại bố mẹ không gọi mình dạy”
Tình huống 2: 
Đọc đề bài toán, có chỗ không hiểu. Hùng rủ Tâm đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Tâm khuyên Hùng không nên làm như vậy.
Tình huống 3: 
Khi được cô giáo phân nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, Đạt nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác nên không tích cực tham gia.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
- Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày.
- Học sinh thảo luận, trao đổi, cá nhân trình bày.
-Nhận xét về tính tự lập của bạn Hoa là: hoa là người rất có tính tự lập, bạn chia ra thời gian biểu để mình thực hiện có hiệu quả.
Tình huống 1: 
Em có không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc, nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình
Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên tập tính tự giác ngay từ bây giờ từ việc dậy sớm đến vệ sinh các nhân và đến lớp đúng giờ, không nên lúc nào cũng chờ đợi bố mẹ.
Tình huống 2: 
Em đồng tình với Tâm không. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo.
Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.
Tình huống 3: 
Em không đồng tình với Đạt không. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi nên vì thế cá nhân mỗi người phải tích cực thì mới đem lại kết quả.
Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét câu trả lời.
-Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Các em ạ, trên truyền hình có chiếu bộ phim "Con đã lớn khôn" của truyền hình Nhật Bản, các em chắc đã theo dõi. Chúng ta thấy các em bé Nhật được rèn luyện ngay từ khi mới 3, 4 tuổi. Các em tự mình đi mua hàng, trông em, làm các công việc trong gia đình. Như vậy, để có tính tự lập con người cần có một quá trình rèn luyện ngay từ khi còn rất nhỏ, để tạo cho mỗi người sự chủ động, vượt khó, dám nghĩ, dám làm. Có làm được như thế, người đó mới vững vàng trong cuộc số

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_lop_6_sach_chan_troi_sang_tao_nam_hoc.docx