Kế hoạch bài dạy GDCD 6 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

  1. Về kiến thức:

-Hiểu được tầmquan trọng của các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm

  • Nêu được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
  • Liệt kê các cách ứng phóvới một số tình huống nguy hiểm.
  • Biết những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.
    1. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một số cách phòng bị đúng đắn trướcnhững tình huống nguy hiểm bản thân có thể gặp phải trong học tập và cuộc sống.
  • Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những biểu hiện của các tình huống nguy hiểm. Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
  • Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạmđạo đức, hành vi sai trái, gây nguy hiểm cho mọi người; lên án những hành vi lệch lạc đe dọa sự

an toàn của trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế.

  • Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống nguy hiểm (thiên tai, tai nạn, bị đe dọa…); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp sự cố thật trongcuộc sống.
    1. Về phẩm chất:
  • Bình tĩnh: Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống nguy hiểm để có thể đưa racách ứng biến phù hợp.
  • Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống nguy hiểm, không được sợ hãi để kẻ xấu khấu chế; cần linh hoạt nhạybén để bảo vệ bản thân trước nhữngtình huống nguy hiểm.
docx 120 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD 6 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 6 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Kế hoạch bài dạy GDCD 6 Sách CTST - Học kì 2 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
TRƯỜNG THCS NGÔ QUANG NHÃ
TỔ: Ngữ văn-GDCD
Họ và tên giáo viên:
Ngô Hồng Diệu

Ngày soạn: 06/01/2024 Ngày dạy:
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (số 3 tiết): (Tuần 19,20,21)
TÊN BÀI DẠY: Bài 7:	ỨNG PHÓ VỚI TÌNH HUỐNG NGUY HIỂM
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
- Hiểu được tầm quan trọng của các kỹ năng ứng phó với các tình huống nguy hiểm
Nêu được một số tình huống nguy hiểm và hậu quả của những tình huống nguy hiểm đối với trẻ em.
Liệt kê các cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm.
Biết những kỹ năng cơ bản để ứng phó với các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải.
Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự giác thực hiện một số cách phòng bị đúng đắn trước những tình huống nguy hiểm bản thân có thể gặp phải trong học tập và cuộc sống.
Năng lực phát triển bản thân: Nâng cao ý thức cảnh giác, đề phòng trước những biểu hiện của các tình huống nguy hiểm. Thực hành được cách ứng phó trước một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho bản thân.
Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán những hành vi chưa chuẩn mực, vi phạm đạo đức, hành vi sai trái, gây nguy hiểm cho mọi người; lên án những hành vi lệch lạc đe dọa sự
an toàn của trẻ em, phụ nữ và những người yếu thế.
Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp ứng phó trong các tình huống nguy hiểm (thiên tai, tai nạn, bị đe dọa); cùng bạn bè tham gia các hoạt động trải nghiệm, các hoạt động về KNS để có khả năng xử lí và ứng phó khi gặp sự cố thật trong cuộc sống.
Về phẩm chất:
Bình tĩnh: Luôn rèn luyện và nhắc nhở bản thân cần bình tĩnh trước những tình huống nguy hiểm để có thể đưa ra cách ứng biến phù hợp.
Can đảm, linh hoạt, nhạy bén: Luôn can đảm chia sẻ với những người xung quanh, tìm sự trợ giúp kịp thời nếu rơi vào tình huống nguy hiểm, không được sợ hãi để kẻ xấu khấu chế; cần linh hoạt nhạy bén để bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.
Trách nhiệm: thực hiện đúng nội quy nơi công cộng; chấp hành tốt pháp luật, không tiếp tay cho kẻ xấu.
Nhân ái: yêu thương, chia sẻ, đồng cảm, giúp đỡ những người gặp phải các tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Thiết bị dạy học: Màn hình tivi, máy tính, phiếu học tập.
Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
Mục tiêu: Tạo được hứng thú với bài học, tạo bầu không khí tích cực trong lớp học.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng cách cho HS đọc câu ca dao trong SGK/ 28 và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. HS nhận ra được người mẹ muốn khuyên con phải cẩn thận trước những tình huống nguy hiểm như sông nước,... từ đó nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng phó với những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc câu ca dao.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập HS HĐ cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: trả lời
GV: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
HS nhận xét, bổ sung câu trả lời cho nhau
Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học
GV hỏi HS thêm 2 câu hỏi trước khi dẫn vào bài:
? Các em có nhận xét gì về hình ảnh này? Nếu là em em có lên đò không? Vì sao?
Cảm ơn câu trả lời của tất cả các bạn. Muốn biết câu trả lời của mình đúng chưa và ta phải làm gì trong tình huống này. Mời các em cùng khám phá câu trả lời qua bài học ngày hôm nay
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi


Mục tiêu: Giúp HS nhận diện các tình huống nguy hiểm.
Nội dung: GV HD HS HĐ nhóm 10 phút tổ chức trò chơi Hoán vị cho các em nhận xét các hình ảnh trong SGK tr. 28 và trả lời câu hỏi trong phiếu HT số 1.
Đâu là những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra xung quanh em và cho biết hậu quả của các tình huống nguy hiểm đó?
Thảo luận cách ứng phó với tình huống nguy hiểm trên.
- Cho HS xem video cách ứng phó sau mỗi tình huống
- Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh. (Sản phẩm minh họa)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Quan sát ảnh và trả lời câu hỏi
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức HĐ nhóm thực hiện trò chơi Hoán vị: Đọc và trả lời câu hỏi / SGK trang 28
Gv yêu cầu các nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi với mỗi bức tranh:
Gọi tên nội dung các bức tranh và cho biết hậu quả của các tình huống nguy hiểm đó?
Thảo luận cách ứng phó với từng tình huống nguy hiểm trên.
- Cho HS xem video cách ứng phó sau mỗi tình huống
Em hiểu thế nào là tình huống nguy hiểm?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh HĐ nhóm, suy nghĩ, trả lời.
Học sinh trao đổi sản phẩm giữa các nhóm để đối chiếu kết quả
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày từng bức tranh)...hành trải nghiệm
2. Bài tập 2 (Đóng vai)
Tình huống 1:
Tình huống 2:
* Tình huống 3:
Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các HĐ vận dụng trong SGK tr 40
Sản phẩm: Câu trả lời, kết quả thực hiện của học sinh.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HĐ theo cặp
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc của các cặp đôi
Nhận xét và bổ sung cho bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yc hs nhận xét nội dung, chỉnh sửa động tác cho bạn.
-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.


Tổ kí duyệt
Ký bởi: Nguyễn Thị Loan
gian ký: 08/01/2024 15:37:54
GVBM
Ngô Hồng Diệu

Thời
TRƯỜNG THCS NGÔ QUANG NHÃ
TỔ: Ngữ văn-GDCD
Họ và tên giáo viên:
Ngô Hồng Diệu

Ngày soạn: 02/01/2024 Ngày dạy:
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện 2 tiết): (Tuần 22,23) TÊN BÀI DẠY: Bài 8: TIẾT KIỆM
MỤC TIÊU:
Về kiến thức:
Khái niệm và biểu hiện của tiết kiệm (thời gian, tiền bạc, điện, nước...)
Lí giải được tầm quan trọng của tiết kiệm.
Nhận xét, đánh giá được việc thực hiện tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.
Phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.
Thực hành tiết kiệm trong cuộc sống và học tập.
Về năng lực:
Học sinh được phát triển các năng lực:
- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, lao động, thực hiện tiết kiệm.
Điều chỉnh hành vi: Nhận biết được việc làm tiết kiệm, việc làm gây lãng phí. Có kiến thức cơ bản để nhận thức, quản lí, điều chỉnh bản thân trong cuộc sống nhằm hình thành và phát huy đức tính tiết kệm.
Phát triển bản thân: Tự nhận thức bản thân; lập và thực hiện kế hoạch hoàn thiện bản thân nhằm phát huy tính tiết kiệm. Xác định được lí tưởng sống của bản thân, lập kế hoạch học tập và rèn luyện đức tính tiết kiệm.
Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi lãng phí, hà tiện. Đồng tình, ủng hộ những hành vi tiết kiệm có ý nghĩa tích cực.
Hợp tác, giải quyết vần đề: Hợp tác với các bạn trong lớp trong các hoạt động học tập; cùng bạn bè tham gia các hoạt động cộng đồng nhằm góp phần lan tỏa giá trị của đức tính tiết kiệm.
Về phẩm chất:
Nhân ái: Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập; tích cực chủ động tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng để thực hành tính tiết kiệm.
Trách nhiệm: Có ý thức và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động cộng đồng, gương mẫu trong việc sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực. Đấu tranh bảo vệ những hành động ý nghĩa; phê phán, lên án những quan niệm sai lầm, lệch lạc trong tiết kiệm như hoang phí, hà tiện, keo kiệt.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính, tranh ảnh, bài hát.
Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
Tạo được hứng thú, gợi hiểu biết ban đầu về bài học.
Khai thác vốn sống, hiểu biết của HS về chủ đề bài học.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Các bạn đang chơi game. Việc làm của các bạn đang lãng phí thời gian. Vì game là 1 trò chơi tiêu khiển chỉ để giải trí lúc rảnh, vậy mà các bạn học sinh trong hình lại bỏ quá nhiều thời gian để chơi.
Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy, trò
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS hoạt động theo nhóm.
Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Các bạn ấy đang lãng phí những gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày câu trả lời.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
GV nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học:
Tiết kiệm là đức tính quý báu, cần thiết trong cuộc sống. Vậy tiết kiệm là gì? Biểu hiện tiết kiệm như thế nào cô và các em sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Tiết kiệm và biểu hiện của tiết kiệm
Mục tiêu:
Nêu được khái niệm tiết kiệm và giải thích được vì sao phải tiết kiệm.
Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc câu chuyện “Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ”.
GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thứ...”.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe hướng dẫn, làm việc cặp đôi suy nghĩ, trả lời.
- GV hướng dẫn HS bám sát yêu cầu của đề bài, hướng dẫn HS hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả thảo luận (cặp đôi)
Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc nhóm của HS.
GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.

+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
GV sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức. Nhắc lại các nội dung khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách thực hiện tiết kiệm.
GV kết luận: Cách thực hiện tiết kiệm
Tiết kiệm thời gian
Tiết kiệm tiền bạc
Tiết kiệm điện, nước

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
HS đánh giá được thái độ, hành vi tiết kiệm của bản thân và những người xung quanh.
HS thể hiện được thái độ đồng tình, ủng hộ với các hành vi của tiết kiệm và phê phán những biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống và học tập.
b. Nội dung:
HS thảo luận tình huống để đưa ra cách ứng xử phù hợp với từng tình huống và nêu những việc học sinh có thể làm để thể hiện hành vi tiết kiệm đối với bản thân, người thân, nhà trường và cộng đồng xã hội.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh – nêu ra cách ứng xử phù hợp trong từng tình huống và trả lời được câu hỏi do GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa – HS làm việc theo nhóm tổ:
+ Tổ 1: Thảo luận tình huống 1 và đưa ra cách ứng xử; sau đó nêu những việc em có thể làm để thực hành tiết kiệm thời gian và phê phán những biểu hiện của lãng phí.
+ Tổ 2: Thảo luận tình huống 2 và đưa ra cách ứng xử; sau đó nêu những việc em có thể làm để thực hành tiết kiệm điện, nước và phê phán những biểu hiện của lãng phí.
+ Tổ 3, 4: Thảo luận tình huống 3 và đưa ra cách ứng xử; sau đó nêu những việc em có thể làm để thực hành tiết kiệm tiền bạc và phê phán những biểu hiện của lãng phí.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.

Tình huống 1:
Lan đang lãng phí thời gian.
=> Em sẽ khuyên Lan lần sau không nên như vậy nữa, việc hôm nay chớ để ngày mai, chúng ta nên biết tiết kiệm thời gian của bản thân mình.
Tình huống 2:
Các bạn đang lãng phí tài nguyên nước và điện của nhà trường.
=> Em sẽ nhắc nhở các bạn không nên lãng phí nước và điện như vậy, vì đây là tài nguyên chung của toàn trường, mỗi người nên tiết kiệm một chút.
Tình huống 3:
An đang lãng phí về tiền bạc của gia đình.
=> Em sẽ nói cho An biết ở ngoài xã hội còn rất nhiều người nghèo khổ và họ thiếu thốn rất nhiều, vì vậy chúng ta nên biết tiết kiệm tiền bạc để có thể giúp đỡ cho gia đình cũng như xã hội.
Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
GVsửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu:
HS vận dụng những kiến thức đã học để lập được kế hoạch tiết kiệm tiền.
Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện dự án thực hành tiết kiệm.

c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh. HS tự nhận xét được việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè và người thân; góp ý cho bản thân, bạn bè và người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thống câu hỏi hoạt động dự án ...
Hoạt động dự án:
Nhóm 1 + 2:
Em hãy lập kế hoạch tiết kiệm tiền để có đủ chi phí mua giày dép, sách vở cho năm học mới mà không phải xin bố mẹ.
Nhóm 3 + 4:
Em hãy tự nhận xét việc rèn luyện tính tiết kiệm của mình, bạn bè và người thân. Nêu 5 điều góp ý cho chính em, bạn bè và người thân để cùng nhau thay đổi tích cực hơn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Với hoạt động dự án: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm tích cực.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân.
+ Với hoạt động dự án: trao đổi, lắng nghe, nghiên cứu, trình bày nếu còn thời gian.

Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Yêu cầu HS nhận xét câu trả lời.
GV sửa chữa, đánh giá, chốt ...vào đâu để xác định được công dân của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúng ta tìm hiểu phần 2: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
GV kết luận khái niệm:
Công dân là người dân của một nước.
Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.
TIẾT 2
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung:
Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Mục tiêu:
HS nắm được các căn cứ để xác định công dân nước CHXHCN Việt Nam.
Rèn kỹ năng phân tích thông tin.

b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu thông tin, tình huống.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tình huống 1:
Em không đồng tình với một số ý kiến của một số bạn lớp 6B không. Vì mặc dù Lisa không được sinh ra ở Việt Nam nhưng bố mẹ Lisa là công dân Việt Nam.
Tình huống 2:
Theo em bé Hải Phong là công dân Việt Nam. Vì bé được sinh ra ở Việt Nam.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa.
GV chia học sinh làm việc theo nhóm bàn (thời gian thảo luận, thống nhất ý kiến là 5 phút.
? Em là công dân nước nào? Vì sao em khẳng định được như vậy?
? Đọc tình huống và trả lời các câu hỏi.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc của nhóm bàn mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: : Một số ví dụ thực tế về việc xác định quốc tịch.

GV kết luận: Công dân nước CHXHCN Việt Nam
Công dân nước CHXHCN Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.
Những trường hợp là công dân Việt Nam:
+ Theo huyết thống
+ Nơi sinh
+ Xin nhập quốc tịch Việt Nam: 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nội dung: Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân.
a. Mục tiêu:
- Học sinh nắm được trách nhiệm của nhà nước đối với công dân của nước mình và quyền và nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, quan sát tranh.
Tổ chức trò chơi tiếp sức để tìm những việc làm thể hiện nhà nước và công dân thực hiện trách nhiệm của mình.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; sản phẩm của các nhóm . Dự kiến câu trả lời:
Học tập
Nghiên cứu khoa học
Tự do đi lại và cư trú
Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể
Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.
Bảo vệ đất nước

Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)
Tông trọng và bảo vệ tài sản nhà nước
Đóng thuế, lao động công ích
Tuân theo hiến pháp và pháp luật.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho học sinh quan sát hình ảnh một số việc làm thể hiện sự quan tâm của nhà nước ta đến đời sống người dân ( đặc biệt trong đợt dịch bệnh)
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi tiếp sức:
Nhóm 1:Tìm những việc làm thể hiện nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền của công dân. Nhóm 2: Tìm những việc làm thể hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc theo nhóm. Ghi các biểu hiện, việc làm của nhà nước hoặc của công dân theo đúng nội dung phân công của nhóm.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày, kiểm tra kết quả.
HS:
Trình bày kết quả làm việc nhóm

Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Yêu cầu hs nhận xét câu trả lời.
Gv đánh giá, chốt kiến thức.
Nhà nước đảm bảo quyền của công dân:
+ Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi;
+ Đón công dân VN từ vùng dịch trở về
Công dân phải tôn trọng và làm tròn trách nhiệm của mình với nhà nước.
+ Tự hào, thực hiện đúng nghĩa vụ tuân theo Hiến Pháp Pháp luật; đóng thuế
GV kết luận: Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân
Nhà nước đảm bảo quyền của công dân:
+ Khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi;
+ Đón công dân VN từ vùng dịch trở về
Công dân phải tôn trọng và làm tròn trách nhiệm của mình với nhà nước.

3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu:
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
Nội dung:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Khái quát kiến thức qua trò chơi: Nhanh như chớp.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Bài tập: GV cho học sinh làm bài tập sách giao khoa theo từng bài ứng với các kĩ thuật động não.
Bài tập 1. Trong các trường hợp dưới đây, ai là công dân Vi... ta
A. làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.	B. sống có ích.
C.	yêu đời hơn	D. tự tin trong công việc.
PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Hãy nêu những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống mà em biết?
Câu 2.Thế nào là tiết kiệm? Hãy nêu một số việc làm thể hiện tính tiết kiệm của em? Câu 3.Tình huống: Bạn A là học sinh lớp 6 nhưng luôn đòi bố mẹ mua cho những đồ đắt tiền như quần áo hàng hiệu, máy nghe nhạc, điện thoại thông minhđể tỏ vẻ sành điệu trước mặt bạn bè.
Em có nhận xét gì về hành vi của bạn A ? Nếu	là bạn của A em sẽ đưa ra lời khuyên gì cho bạn ấy?
..
ĐÁP ÁN
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,5 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
D
A
B
B
A
A
A
I. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (2 điểm)
Những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
Bắt cóc, xâm hại, đuối nước, cháy nổ, lũ lụt, sấm sét, rơi từ tầng cao xuống, nghẹn thức ăn
2,0 điểm




Câu 2
(2 điểm)
- Tiết kiệm là: biết sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải, vật chất, thời gian, sức lực của mình và của
người khác.
- HS liên hệ bản thân
1.0 điểm
1.0 điểm
Câu 3
(2 điểm)
-Bạn A đang lãng phí về tiền bạc của gia đình.
- Em sẽ nói cho bạn A biết ở ngoài xã hội còn rất nhiều người nghèo khổ và họ thiếu thốn rất nhiều, vì vậy chúng ta nên biết tiết kiệm tiền bạc để có thể giúp đỡ cho gia đình cũng như xã hội.
1.0 điểm
1.0 điểm

Trường: THCS NGÔ QUANG NHÃ
Tổ: Ngữ Văn-GDCD
Họ và tên giáo viên:
Ngô Hồng Diệu

Ngày soạn: 02/02/2024 Ngày dạy:
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (số 1 tiết): (Tuần 27) 
TÊN BÀI DẠY: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giáo viên đánh giá được khả năng nhận thức của học sinh đối với những đơn vị kiến thức được học từ tiết 19-25 . Kiểm tra, đánh giá được khả năng vận dụng kiến thức vào việc xử lý tình huống liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, thông qua thái độ, hành vi của học sinh qua bài kiểm tra .
Năng lực: Phân loại được đối tượng học sinh , từ đó giáo viên có biện pháp cụ thể và thiết thực trong quá trình dạy học đối với từng đối tượng học sinh
Phẩm chất: Giáo dục ý thức tự giác, tích cực và chủ động trong học tập và làm bài kt .
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Thiết bị dạy học: Xác định hình thức kiểm tra : Trắc nghiệm + Tự luận ; xây dựng ma trận , đề và đáp án,biểu điểm.
Học liệu: Học ôn bài theo yêu cầu
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I/ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: GDCD 6
TT

Mạch nội dung

Chủ đề/bài dạy
Mức độ nhận thức
Tổng

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng
Vận dụng cao

Tỉ lệ

Tổng điểm
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1
Giáo dục KNS
Ứng phó với tình
huống

4 câu



1/câu





4
câu

1
câu

4,0



nguy hiểm.











2
Giáo dục kinh tế

Tiết kiệm

2 câu


2 câu



1/câu


1
câu

4
câu

1
câu

6,0
Tổng câu/điểm
6/3

2/1


1/2

1/2
8/4
2/6

10
điểm
Tỉ lệ %
30%
30%
20%
20
40%
60%
Tỉ lệ chung
60%
40%
100%

II/ BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
TT

Mạch nội dung

Bài/chủ đề

Mức độ đánh giá
Số câu hỏi theo mứ c đô .nhâṇ thứ c

Nhận biết
Thông hiểu

Vâṇ dụng
Vâṇ
dung cao

1

Giáo dục KNS

1. Ứng phó với
tình huống nguy hiểm
Nhận biết:
Nhận biết được tình huống nguy hiểm trong cuộc sống
Biết cách ứng phó với một số tình huống nguy hiểm để đảm bảo an toàn.
Thông hiểu:
Hiểu được những tình huống nguy hiểm trong cuộc sống Vậndụng:
Vận dụng cao:

4TN

1TL



2

Giáo dục kinh tế

2. Tiết kiệm
Nhận biết:
- Nêu được khái niệm của tiết kiệm
Biết được sự cần thiết phải tiết kiệm
Thông hiểu:
Nêu được các biểu hiện của tiết kiệm
Phân biệt được đối lập với tiết kiệm là gì

2TN

2 TN

2/ TL





- Hiểu được ý nghĩa của tiết kiệm trong cuộc sống
Vận dụng:
-Ý nghĩa của tiết kiệm và liên hệ bản thân
Vận dụng cao:




Tổng

6TN
2TN
1/TL
2/TL

Tỉ lệ%

30%
30%
40%

Tỉ lệ chung

60%
40%

III/ NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Câu 1: Những sự việc bất ngờ xảy ra, có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng, gây thiệt hại về tài sản, môi trường cho bản thân, gia đình và cộng đồng xã hội được gọi là
A. tình huống sư phạm.	B. tình huống nguy hiểm.
C. tình huống vận động.	D. tình huống phát triển.
Câu 2: Khi gặp tình huống nguy hiểm chúng ta cần?
A. hốt hoảng.	B. hoang mang.	C.lo lắng. D.bình tĩnh.
Câu 3: Chủ động tìm hiểu, học tập các kỹ năng ứng phó trong mỗi tình huống nguy hiểm sẽ giúp chúng ta bình tĩnh, tự tin để thoát khỏi
A. nguy hiểm	B. người tốt.	C. bản thân.	D. bố mẹ.
Câu 4: Tình huống nguy hiểm từ con người là những mối nguy hiểm bất ngờ, xuất phát từ những hành vi cố ý hoặc vô tình từ con người gây nên tổn thất cho
kinh tế và xã hội.	B. con người và xã hội.
môi trường tự nhiên.	D. kinh tế quốc dân
Câu 5: Sử dụng một cách hợp lý, đúng mức của cải vật chất, thời gian sức lực của mình và của người khác gọi là:
A.hà tiện.	B.tiết kiệm.	C. keo kiệt.	D. bủn xỉn
Câu 6: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?
A. sự quý trọng thành quả lao động.	B. tiêu xài thoải mái
C. làm gì mình thích.	D. có làm thì có ăn.
Câu 7: Đối lập với tiết kiệm là
A. xa hoa, lãng phí.	B. cần cù, chăm chỉ.
C. cẩu thả, hời hợt.	D. t...i suy đoán.
Qua trò chơi với những đáp án học sinh tìm ra và GV đánh dấu những quyền và nghĩa vụ mà học sinh còn có mâu thuẫn, thắc mắc. Hướng các em cùng tìm câu trả lời đúng trong nội dunng thông tin tiếp theo
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tham gia trò chơi: “Thử tài suy đoán”
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV tổ chức cho hs chia 2 nhóm.

Phổ biến luật chơi: Ghi tên những quyền và nghĩa vụ của công dân mà em biết.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc nhóm chọn câu hỏi suy nghĩ, trả lời.
Học sinh rèn kỹ năng giao tiếp, hợp tác, phân tích và xử lý thông tin.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện lần lượt trả lời các câu trả hỏi.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
Một xã hội muốn phát triển thì mỗi cá nhân trong xã hội đó phải được tôn trọng, bảo vệ vì vậy mỗi công dân cần thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình. Biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
GV kết luận: Khái niệm
Quyền cơ bản của công dân là lợi ích cơ bản mà người công dân được hưởng và được luật pháp bảo vệ.
Nghĩa vụ công dân là yêu cầu bắt buộc của nhà nước mà công dân phải thực hiện nhằm đáp ứng lợi ích của nhà nước và xã hội theo quy định pháp luật.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung:
Thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
a. Mục tiêu:
HS nắm được một số quyền cơ bản của công dân nước CHXHCN Việt Nam.
Rèn kỹ năng phân tích thông tin, biết cách thực hiện một số quyền cơ bản của công dân VN
b. Nội dung:
- GV giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu thông tin, tình huống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Thông tin 1
Theo em chị Thanh đã thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản Công dân quyền học tập, quyền và nghĩa vụ lao động..có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật...
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa. ( thảo luận nhóm bàn 3 phút)

GV yêu cầu học sinh đọc thông tin 1, sgk và trả lời các câu hỏi. Thống nhất ý kiến.
? Theo em chị Thanh đã thực hiện tốt những quyền và nghĩa vụ nào của công dân
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên,
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc của nhóm bàn mình.
* Dự kiến sản phẩm:
Quyền và nghĩa vụ lao động.
Quyền và nghĩa vụ lao động.
Quyền tự do kinh doanh
Nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn
Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
Giáo viên giới thiệu: : Một số ví dụ thực tế về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
GV kết luận:Thực hiện quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Quyền:
Nghĩa vụ:

b.Thực hiện quyền.
Thông tin 1:
Chị Thanh đã thực hiện tốt:
Quyền và nghĩa vụ lao động.
Quyền và nghĩa vụ lao động.
Quyền tự do kinh doanh
Nghĩa vụ xây dựng, bảo vệ tổ quốc
TIẾT 2
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu:
-HS được luyện tập, củng cố kến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
Nội dung:
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Bài tập 1
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua

hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
Bài tập: GV cho học sinh làm bài tập sách giao khoa theo từng bài ứng với các kĩ thuật động não.
Bài tập 1: nối nội dung A,B,C,D với những hình ảnh tương ứng.
Bài tập 2: GV giao tình huống HS thảo luận theo nhóm
Bài tập 3: GV cho học sinh chơi trò chơi “ Cuộc đua kì thú”
LUẬT CHƠI:
Nhóm 1 Kể tên một quyền cơ bản của công dân nhóm 2 sẽ phải tìm nghĩa vụ tương ứng.
Sau 10 giây nhóm nào không đưa được ra câu trả lời sẽ thua.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành phiếu bài tập1, 2.
Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên. HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
Bài tập 1
H1: Quyền làm việc lựa chọn nghề nghiệp. H2: Quyền riêng tư.
H3: Quyền được bảo vệ. H4: quyền được bầu cử.
Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá ...nước quy định để phát huy vai trò của những chủ nhân tương lai. Vậy trẻ em có những quyền nào? Ý nghĩa và việc thực hiện quyền của trẻ em ra sao? Chúng ta
cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung:
Thế nào là quyền trẻ em và các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
a. Mục tiêu:
- Trình bày được quyền trẻ em là gì? Các nhóm quyền cơ bản của trẻ em.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát và đặt tên cho mỗi bức hình trong SGK/.
GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh trả lời được: Quyền trẻ em là gì ? Quyền trẻ em gồm những nhóm quyền nào?
THẢO LUẬN NHÓM
PHIẾU HỌC TẬp
Họ và tên ..Tổ:
Đặt tên cho các hình ảnh
..
Hãy cho biết gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã thực hiện quyền trẻ em như thế nào?
.
. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên: ..Tổ:
Đặt tên cho các hình ảnh Hình 1: Quyền được học tập Hình 2: Quyền được bảo vệ Hình 3: Quyền được vui chơi Hình 4: Quyền được chăm sóc.
Hãy cho biết gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã thực hiện quyền trẻ em như thế nào?
Gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã thực hiện rất tốt quyền của trẻ em. Tuy nhiên còn có một vài trường hợp, gia đình cho con em đi học trễ so với độ tuổi và trẻ em chưa được bày tỏ nguyện vọng của mình.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi
Gv yêu cầu học sinh quan sát ảnh : Quyền trẻ em
Gv phát phiếu học tập để HS trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập. Câu 1. Đặt tên cho các hình ảnh
Câu 2: Hãy cho biết gia đình, nhà trường, xã hội xung quanh em đã thực hiện quyền trẻ em như
thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh làm việc nhóm đôi, suy nghĩ, trả lời.
Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
Vậy em hiểu quyền trẻ em là gì ?
Quyền trẻ em gồm những nhóm quyền nào ?
GV cho HS hình thành sơ đồ tư duy là một cái cây đã chuẩn bị sẵn: HS viết nội dung Hoặc HS hoàn thiện phiếu học tập số 2
Phiếu học tập số 2:

Quyền trẻ em



Các quyền cơ bản của trẻ em
Nội dung các quyền

Nhóm quyền sống còn


Nhóm quyền được bảo vệ


Nhóm quyền được phát triển


Nhóm quyền được tham gia

*GV Kết luận.
Quyền trẻ em : là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần.
Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo 4 nhóm quyền sau đây:
+ Nhóm quyền được sống còn: được khai sinh, được bảo vệ tính mạng, được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được sống chung với cha mẹ, được ưu tiên tiếp cận và sử dụng dịch vụ phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
+ Nhóm quyền được bảo vệ: được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực , bỏ rơi,bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại là tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
+ Nhóm quyền được phát triển: quyền học tập, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ
+ Nhóm quyền được tham gia: được tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến nguyện vọng về các vấn đề liên quan đến quyền trẻ em.
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung:
Ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
a. Mục tiêu:

- Hiểu được ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc thông tin, tình huống SGK
GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi khai thác thông tin, tình huống để hướng dẫn học sinh: Hiểu ý nghĩa của quyền trẻ em và việc thực hiện quyền trẻ em.
Tình huống 1. Thắm có một tủ sách rất quý. Mùa hè vừa qua, Thắm được thưởng khá nhiều sách mới. Nhân dịp trường Thắm có phong trào tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa, Thắm mang một ít sách tặng các bạn. Chị của Thắm không đồng ý với Thắm.
Câu hỏi: 1. Theo em, Thắm có quyền tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa không? Tại sao?
2. Chị của Thắm có quyền can ngăn việc làm của Thắm không? Vì sao?
Tình huống 2: Thời gian gần đây, bố mẹ thường xuyên tranh luận về việc học tập của Hùng dù em luôn ở trong nhóm học tốt nhất lớp. Nguyên nhân do bố Hùng muốn em tham gia học thêm đủ các ngày trong tuần để thi vào trường Trung học phổ thông chuyên của tỉnh. Song, mẹ Hùng lại muốn dành thời gian để Hùng tham gia các hoạt động ngoại khoá khác. Biết chuyện, ông nội của Hùng đã khuyên bố Hùng nên dành cho bạn thời gian để vui chơi, giải trí vì đây cũng là quyền của trẻ em.
Câu hỏi: Theo em, trong gia đình Hùng, ai thực hiện tốt quyền của trẻ em? Vì sao
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Tình huống 1:
Theo em, Thắm có quyền tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa? Vì đó là quyền của Thắm.
C...i độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc.
Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.
GV Kết luận:Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và bổn phận của trẻ em trong việc thực hiện quyền trẻ em.
a, Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội
Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
Dành những điều kiện tốt nhất tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.
Bảo đảm cho trẻ em được học tập, phát triển .
Giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu và thực hiện được quyền và bổn phận trẻ em.
b , Bổn phận của trẻ em
Đối với gia đình:
+ Kính trọng , lễ phép, hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
+Học tập , rèn luyện, giữ gìn nề nếp gia đình.
Đối với nhà trường;
+ Tôn trọng giáo viên, cán bộ, nhân viên trong nhà trường
+ Rèn luyện đạo đức, thực hiện nhiệm vụ học tập.
+ Chấp hành đầy đủ nội quy, quy định của nhà trường.
Đối với bản thân:
+ Sống trung thực, khiêm tốn
+ Không đánh bạc, không mua bán, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện, chất kích thích khác.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
- HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung:

Học sinh khái quát kiến thức đã học bằng sơ đồ tư duy.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi ...
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
b. Các nhóm quyền trẻ em
( phiếu bài tập)
Nhóm quyền
được sống	Nhóm quyền	Nhóm quyền	Nhóm quyền
còn:	được bảo vệ:	được phát triển	được tham gia
Được khai sinh,	Được bảo vệ dưới	Được tiếp cận
được bảo vệ tính	mọi hình thức để	thông tin, tham
mạng, được chăm
sóc tốt nhất về sức	không bị bạo lực ,	Quyền học tập, vui	gia các hoạt động
khỏe, được sống	bỏ rơi,bỏ mặc, bị	chơi, giải trí, tham	xã hội, được bày
chung với cha mẹ,	bóc lột và xâm hại là	gia các hoạt động	tỏ ý kiến nguyện được ưu tiên tiếp cận	tổn hại đến sự phát	văn hóa, văn nghệ	vọng về các vấn và sử dụng dịch vụ	triển toàn diện của	đề liên quan đến
phòng bệnh, khám	trẻ.	quyền trẻ em.
bệnh, chữa bệnh.

Bài 1
Kể những việc làm của trường, lớp và nơi em sống góp phần
bảo vệ và giáo dục trẻ em
Ở trường , lớp	Ở nơi em sống
Lập hòm thư góp ý
Tham gia sinh hoạt tập thể
Học tập, thể dục thể
thao
Vui chơi giải trí
Lập trường , lớp học dành cho trẻ khuyết tật

Tiêm phòng vắc xin.
Mở các khu vui chơi cho trẻ em
Tặng quà tết trung thu, tết thiếu nhi
Lập các quỹ khuyến học để giúp đỡ trẻ em nghèo, có hoàn cảnh khó khăn.
Tổ chức tạo công ăn việc làm cho trẻ em
nghèo, không nơi nương tựa.
- GV cho HS thực hiện trò chơi sắm vai:
HS quan sát tranh ảnh, viết lời thoại (giải pháp)cho tình huống đặt ra. Em sẽ làm gì để phòng tránh trường hợp như hình ảnh dưới đây.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi
...
Bài 1: Phát phiếu học tập cho HS
Bài 2: HS đóng vai theo tình huống qua quan sát hình ảnh.
Em sẽ làm gì để phòng tránh trường hợp như hình ảnh dưới đây.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, hoàn thành sơ đồ bài học.
Với hoạt động nhóm: HS nghe hướng dẫn, chuẩn bị. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
Với hoạt động trò chơi: HS nghe hướng dẫn, tham gia.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận GV:

Yêu cầu HS lên trình bày, tham gia hoạt động nhóm, trò chơi tích cực.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân, nhóm.
Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn (nếu cần).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét thái độ học tập và kết quả làm việc cá nhân, nhóm của HS.
GV đưa ra các tiêu chí để đánh giá HS:
+ Kết quả làm việc của học sinh.
+ Thái độ, ý thức hợp tác nghiêm túc trong khi làm việc. Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống
Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.
b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng, sưu tầm thêm kiến thức thông qua hoạt động dự án, trò chơi.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, phần dự án của học sinh.

HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện
1.	Vẽ	tranh	với	chủ	quyền trẻ em của bản thân
đề” quyền trẻ em”	- Những công việc cần làm trong
học tập, trong quan hệ với mọi
người xung quanh ở nhà, ở
trường, ở ngoài xã hội.
- Biện pháp thực hiện.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV hướng dẫn học sinh thông qua hệ thông câu hỏi hoạt động dự án ...
+ Hoạt động dự án:
Nhóm 1: Vẽ tranh với chủ đề quyền trẻ em.
Nhóm 2 : Xây dựng kế hoạch thực hiện quyền trẻ em của bản thân:
Những công việc cần làm trong học tập, trong quan hệ với mọi người xung quanh ở nhà, ở trường, ở ngoài xã hội.
Biện pháp thực hiện:
+ Trong học tập: tí...ệc theo sở thích của cá nhân mình.
Câu 18: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về quyền của trẻ em?
Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị xâm hại.
Trẻ em có quyền được tìm hiểu thông tin, viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 19: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật
Câu 20: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân
Câu 21: Thành ngữ, ca dao, tục ngữ không nói về tiết kiệm:
A. Góp gió thành bão.	B. Của bền tại người.
C. Cơm thừa, gạo thiếu.	D. Tích tiểu thành đại.
Câu 22: Tiết kiệm thể hiện điều gì ở con người?
A. Thể hiện sự quý trọng thành quả lao động.	B. Xài thoải mái.
C. Làm gì mình thích.	D. Có làm thì có ăn.
Câu 23.Tình huống nào được coi là tình huống nguy hiểm?
A. Đi chơi công viên	B. Thả diều ngoài bãi đất trống
C. Thả diều dưới đường dây điện	D. Đi tập bơi cùng bố mẹ
Câu 24: Khi gặp tình huống nguy hiểm, chúng ta cần
A. bình tĩnh.	B. hoang mang.	C. lo lắng.	D. hốt hoảng.
Câu 25: Tiết kiệm là sử dụng một cách
A. hợp lý, đúng mức.	B. hoang phí, thoải mái.
C. chi li, bủn xỉn.	D. xa hoa, lãng phí.
TỰ LUẬN
Câu 1: Hãy kể 4 việc thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
Câu 2: Kể 4 Việc làm vi phạm quyền trẻ em?
Câu 3. Cho tình huống:
Khi M học hết tiểu học, thì cha mẹ quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp gia đình bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên
cho M được đi học, thì cha mẹ M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái.
Theo em hành động của cha mẹ M trong tình huống trên đúng hay sai? Vì sao?
Câu 4: Cho tình huống:
Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử...
Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?
************************************************************************
TRƯỜNG THCS NGÔ QUANG NHÃ
TỔ: Ngữ văn- GDCD
Họ và tên giáo viên:
Ngô Hồng Diệu

Ngày soạn: 02/01/2024 Ngày dạy:
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (số 1 tiết): ( Tuần 33)
TÊN BÀI DẠY: KIỂM TRA CUỐI KỲ II KIỂM TRA TẬP TRUNG
********************************************************************
TRƯỜNG THCS NGÔ QUANG NHÃ
TỔ: Ngữ văn- GDCD
Họ và tên giáo viên:
Ngô Hồng Diệu

Ngày soạn: 02/01/2024 Ngày dạy:
Môn học: GDCD; lớp: 6
Thời gian thực hiện: (số 2 tiết): ( Tuần 34,35) TÊN BÀI DẠY: BÀI 12
THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
MỤC TIÊU:
Về kiến thức
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Những hành vi thực hiện đúng và những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
Nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường, cộng đồng.
Thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em.
Bày tỏ được nhu cầu để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em.
Về năng lực
Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được các quyền trẻ em, tích cực tham gia thực hiện quyền trẻ em của bản thân thành những việc làm phù hợp lứa tuổi.
Năng lực phát triển bản thân: Biết vận dụng các quyền trẻ em để thực hiện các việc làm của bản thân một cách phù hợp để hoàn thiện bản thân mình.
Về phẩm chất
Yêu nước: Tích cực, chủ động tham gia thực hiện các quyền trẻ em cơ bản của bản thân, tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện tốt quyền của trẻ em.
Trung thực: Luôn thống nhất giữa lời nói với việc làm, tôn trọng lẽ phải, bảo vệ điều hay, lẽ phải công bằng trong nhận thức, ứng xử.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh
Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 6, tư liệu báo chí, thông tin, clip, Luật Trẻ em 2016, bài hát Trẻ em hôm nay, thê' giới ngày mai. Lời thơ: Phùng Ngọc Hùng - phổ nhạc: Lê Mây..
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a. Mục tiêu:
Tạo tâm thế học tập, hứng thú với bài học.
Học sinh bước đầu nhận biết về trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em để chuẩn bị vào bài học mới.
Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em?
Trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em?
Nội dung: Học sinh cùng nghe bài hát Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Lời thơ: Phùng Ngọc Hùng - phổ nhạc: Lê Mây và chia sẻ quyền của trẻ em.
Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
Từ bài hát, em rút ra được thông điệp về quyền trẻ em: trẻ em của...u hỏi của cô giáo.
Câu 1: Thưa luật sư, theo quy định của pháp luật, gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm bảo vệ quyền trẻ em. Luật sư có thể cho biết cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trên trong việc thực hiện quyền trẻ em?
Câu 2: Thưa luật sư, mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị xử lí nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Luật sư có thể giới thiệu một vài điều luật qui định những hành vi nghiêm cấm trong việc thực hiện quyền trẻ em?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS:
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo cáo viên, kỹ thuật viên, chuẩn bị câu hỏi tương tác cho nhóm khác.
-Học sinh xung phong làm luật sư trả lời câu hỏi.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân
Học sinh chơi trò chơi “Dân hỏi-Luật sư trả lời”
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

GVKL:. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em
Gia đình, nhà trường, xã hội có trách nhiệm trong việc bảo vệ quyền trẻ em. Bố mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em. Nhà trường, xã hội tạo mọi điều kiện tốt nhất để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng trẻ em trở thành công dân có ích cho đất nước.
Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.
TIẾT 2
2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung: Cách thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội.
a. Mục tiêu:
- HS phân biệt hành vi thực hiện quyển trẻ em và vi phạm quyển trẻ em; nhận xét, đánh giá việc thực hiện quyền trẻ em của bản thân, gia đình, nhà trường và cộng đồng.
b. Nội dung:
GV giao nhiệm vụ cho học sinh quan sát tranh
GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Cách thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh; Sản phẩm của các nhóm (Phiếu bài tập, phần tham gia trò chơi	)
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 3: Cách thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua câu hỏi sách giáo khoa, phiếu bài tập và trò chơi tiếp sức đồng đội
Câu hỏi: Em hãy quan sát các bức tranh sau và trả lời câu hỏi: hành vi nào thực hiện đúng và hành vi nào xâm phạm quyền trẻ em?
* Trò chơi tiếp sức Luật chơi:
Lớp chia thành 2 đội (mỗi đội 5 bạn) xếp thành 2 hàng dọc đứng song song nhau.
-Trong vòng 5 phút, từng thành viên trong đội chạy lên viết các hành vi thực hiện quyền trẻ em lên bảng.
Đội 1:Hành vi thực hiện tốt quyền trẻ em
Đội 2: Hành vi thực hiện chưa tốt quyền trẻ em
Đội nào ghi được nhiều hành vi đúng yêu cầu hơn sẽ chiến thắng..
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS:
+ Nghe hướng dẫn.
+ Hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất nội dung, hình thức thực hiện nhiêm vụ, cử báo tham gia trò chơi.
+Tham gia chơi trò chơi nhiệt tình, đúng luật.
Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận GV:
Yêu cầu HS lên trình bày.
Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).
HS:
Trình bày kết quả làm việc cá nhân
Học sinh chơi trò chơi tiếp sức
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn
-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.
GVKL: 3. Cách thực hiện quyền trẻ em của gia đình, nhà trường và xã hội.
Gia đình: Tiến hành khai sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu phù hợp, quản lí và bảo vệ trẻ en khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng, bị mua bán...
Nhà trường: quản lí, chăm sóc sức khỏe, giáo dục trẻ em, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh...
Xã hội: đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện, xử lí nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em, xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ...

3. Hoạt động 3: Luyện tập
a. Mục tiêu:
-HS được luyện tập, củng cố kiến thức, kĩ năng đã được hình thành trong phần Khám phá áp

dụng kiến thức để làm bài tập.
b. Nội dung:
- Hướng dẫn học sinh hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy, làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập .

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV hướng dẫn học sinh làm bài tập trong bài tập trong sách giáo khoa thông qua hệ thông câu hỏi
* Kĩ thuật mảnh ghép
* Vòng chuyên sâu (7 phút)
- Chia lớp ra làm 3 nhóm hoặc 6 nhóm:
- 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_6_sach_ctst_hoc_ki_2_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxTuần 19-21.docx
  • docxTuần 22-23.docx
  • docxTuần 24-25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28-29.docx
  • docxTuần 30-33.docx
  • docxTuần 34-35.docx