Kế hoạch bài dạy Địa lí 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Tản Đà

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.

- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.

- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.

- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng Địa lí.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự chủ và tự học: Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập

+ Giao tiếp và hợp tác:; Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.

+ Giải quyết vấn đề sáng tạo : Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí - Năng lực Địa lí

+ Nhận thức khoa học Địa lí : Trình bày được các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. Phân tích mối quan hệ giữa Địa lí và cuộc sống.

+ Tìm hiểu Địa lí : Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản…) để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ : Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.

- Nhân ái: Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.

- Trung thực : Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng, đối tượng địa lí.

- Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: Quả địa cầu, bản đồ, mô hình, bảng số liệu thống kê…

- Thiết bị điện tử

docx 221 trang Cô Giang 18/11/2024 750
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Tản Đà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Tản Đà

Kế hoạch bài dạy Địa lí 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Trường THCS Tản Đà
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: BÀI MỞ ĐẦU
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (1 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Nêu được vai trò của Địa lí trong cuộc sống.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng Địa lí.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác:; 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Phân tích được ý nghĩa và sự lí thú của việc học tập môn Địa lí - Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Trình bày được các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt. 	Phân tích mối quan hệ giữa Địa lí và cuộc sống.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản) để trình bày một vấn đề bất kì về Trái Đất.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng, đối tượng địa lí.
- Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: Quả địa cầu, bản đồ, mô hình, bảng số liệu thống kê
- Thiết bị điện tử
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động (3 phút)
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
Trò chơi ĐUỔI HÌNH BẮT CHỮ Học sinh quan sát hình ảnh sau, trả lời câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ
- HS tham gia trả lời bằng cách giơ tay nhanh nhất
	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
=> Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (35p)
2.1. Tìm hiểu các khái niệm cơ bản và kĩ năng của môn Địa lí
a. Mục tiêu
- Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và trong sinh hoạt.
b. Cách thức tổ chức


- Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm
Nhiệm vụ 1: Nhóm 1,3,5: Tìm hiểu về các khái niệm cơ bản trong môn Địa lí
+ Dựa vào cấu trúc chương trình Địa lí lớp 6, em hãy cho biết chúng ta sẽ được tìm hiểu những khái niệm nào?
+ Việc nắm vững các khái niệm này có ý nghĩa gì đối với em trong học tập và cuộc sống?
Nhiệm vụ 2: Nhóm 2,4,6 Tìm hiểu về những kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí.
- Dựa vào thông tin mục 1, hình 1,2,3, các em hãy:
+ Kể tên các công cụ hỗ trợ khi học Địa lí??
+ Cho biết kĩ năng chủ yếu khi học Địa lí?
+ Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
+ Gọi 1 thành viên bất kì trong nhóm trả lời câu hỏi của nhóm mình.
+ Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:

1. Những khái niệm cơ bản và kĩ năng chủ yếu của môn Địa lí
- Chương trình Địa lí lớp 6 sẽ giúp các em tìm hiểu một số khái niệm địa lí cơ bản về Trái Đất, các thành phần tự nhiên của Trái Đất và mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Các kĩ năng Địa lí chủ yếu
+ Sử dụng bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, bảng số liệu, biểu đồ 
+ Tổ chức học tập ngoài thực địa.
+ Khai thác thông tin trên Internet.

2.2. Tìm hiểu những điều lí thú trong môn Địa lí
a. Mục tiêu
- Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu các sự vật, hiện tượng Địa lí.
b. Cách thức tổ chức
Hoang mạc Xahara rộng lớn nhất thế giới
Ngôi nhà băng của người Exkimo ở đới lạnh phương Bắc


Biển Chết_Hồ nước mặn lớn nhất Trái Đất
Nơi giao nhau giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương nhưng nước không thể hòa vào nhau tạo nên 2 màu sắc khác biệt

- Chia nhóm 4 người.
- Nhiệm vụ: Dựa vào thông tin SGK và hiểu biết của bản thân để hoàn thành bài tập sau:
+ Em hãy nêu những điều lí thú được thể hiện qua các hình ảnh trên?
+ Kể thêm những điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất?
- Thảo luận nhóm 3p và viết thông tin vào bảng nhóm.
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi nhóm.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
GV mở rộng: Những hiện tượng thiên nhiên kì lạ nhất hành tinh.
https://www.youtube.com/watch?v=jJDDEaOr4Ys
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập... vào đâu để người ta xác định được vị trí của con tàu khi đang lênh đênh trên biến?
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của học sinh => Từ câu trả lời của học sinh, GV kết nối vào bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Tìm hiểu hệ kinh, vĩ tuyến
a. Mục tiêu
- Phân biệt được kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, các bán cầu.
b. Cách thức tổ chức


Nhiệm vụ 1: Dựa vào hình 1.1 và thông tin SGK, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
Quả địa cầu là gì?
Xác định điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu?
Nhiệm vụ 2: Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm và phân chia nhiệm vụ cho các nhóm
Nhiệm vụ 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy
- Xác định trên quả địa cầu các đường: Kinh tuyến gốc, kinh tuyến bắc, kinh tuyến nam, vĩ tuyến gốc, vĩ tuyến bắc, vĩ tuyến nam?
- So sánh độ dài giữa các kinh tuyến và vĩ tuyến?
- Xác định vị trí của Việt Nam trên quả địa cầu? Cho biết nước ta nằm ở nửa cầu nào trên bề mặt Trái Đất?
- Cá nhân\ nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
1. Hệ thống kinh, vĩ tuyến
- Kinh tuyến là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu. 
- Kinh tuyến gốc là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°.
- Vĩ tuyến là những vòng tròn trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến.
- Vĩ tuyến gốc là xích đạo, được đánh số 0°.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 2 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập.
Kinh tuyến?

Kinh tuyến gốc?

Vĩ tuyến?

Vĩ tuyến gốc?

Bán cầu Bắc?

Bán cầu Nam?

Bán cầu Tây?

Bán cầu Đông?



Dự kiến câu trả lời của học sinh.
+ Quả đại cầu là mo hình thu nhỏ của Trái Đất,
+ Các đường kinh tuyến bằng nhau (do đường kinh tuyến là đường nối liền hai cực của trái đất, mà trái đất là dạng hình cầu).
+ Các đường vĩ tuyến có đường kính nhỏ dần từ vĩ tuyến gốc đến các vĩ tuyến ở gần cực Trái Đất.
- Báo cáo làm việc nhóm bằng kết quả phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhiệm vụ: Dựa vào hình 1.2 và thông tin SGK, các em hãy trao đổi và hãy điền những thông tin còn thiếu vào phiếu học tập.
Kinh tuyến?
Là những đường nối liềm hai điểm cực Bắc và cực Nam trên quả địa cầu, các kinh tuyến đều gặp nhau ở 2 cực.
Kinh tuyến gốc?
Là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thủ đô Luân-đôn cua nước Anh, đánh số 0°. 
Vĩ tuyến?
Là những vòng tròn Trên quả địa cầu và vuông góc với kinh tuyến. Các vĩ tuyến đều song song với nhau.
Vĩ tuyến gốc?
Là xích đạo, được đánh số 0°, chia quả địa cầu thành bán cầu bắc và bán cầu nam.
Vĩ tuyến Bắc
Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Bắc
Vĩ tuyến Nam?
Là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam
Kinh tuyến Tây?
Là những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc
Kinh tuyến Đông?
Là những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc

2.2. Tìm hiểu kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí của 1 điểm trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Hiểu thế nào là kinh độ, vĩ độ.
- Biết cách xác định tọa độ địa lí của một điểm trên bản đồ.
b. Cách thức tổ chức
Nhiệm vụ 1: Cá nhân
Dựa vào thông tin SGK, em hãy cho biết:
- Muốn xác định vị trí của 1 điểm trên qủa địa cầu hay bản đồ, em cần phải xác định yếu tố nào của điểm đó?
- Kinh độ là gì? Quy ước kinh độ đông, kinh độ tây?
- Vĩ độ là gì? Quy ước vĩ độ bắc, vĩ độ nam?
- Kinh độ và vĩ độ của 1 điểm trên bản đồ được gọi là gì?
- Nêu cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm?
Nhiệm vụ 2: Cặp đôi
- Dựa vào kiến thức đã học, xác định tọa độ địa lí của điểm A, B, C trên hình 4
- HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân và nhóm cặp 
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- Kinh độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ kinh tuyến gốc đến kinh tuyến đi qua địa điểm đó.
- Vĩ độ của 1 điểm là khoảng cách tính bằng độ từ xích đạo đến vĩ tuyến đi qua địa điểm đó.
- Tọa độ địa lí của 1 điểm là kinh độ và vĩ độ của điểm đó.
Vĩ độ
- Cách viết tọa độ địa lí của 1 điểm (VD: Điểm A): A (kinh độ, vĩ độ) hoặc 
Kinh độ
 A 
Dự kiến câu trả lời của HS
- Tọa độ địa lí của 3 điểm A, B, C
+ A(1200Đ, 600B)
+ B(600Đ, 300B)
+ C(900Đ, 300N)
3. Hoạt đông luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
- Dựa và kiến thức đã học và hiểu biết của mình, em hãy cho biết nếu vẽ các đường kinh tuyến, vĩ tuyến cách nhau 1 độ thì trên quả Địa Cầu có bao nhiêu kinh tuyến, vĩ tuyến?
- ...các ngành kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, du lịch,...
+ Dùng trong quân sự
- Quả Địa Cầu và bản đồ có điểm giống nhau và khác nhau:
+ Giống: đều là sự mô phỏng thu nhỏ một phần hay toàn bộ trái đất theo một tỉ lệ nhất định
+ Khác: Quả địa cầu là mô phỏng theo dạng cầu (tròn) giống trái đất thật của chúng ta do đó các kinh tuyến sẽ cắt nhau tại 2 điểm cực bắc và cực nam, còn các vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm (chỉ trên quả địa cầu thôi còn thực tế thì không vậy). Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, thể hiện các đối tượng địa lí bằng biểu tượng.
Mở rộng: Tìm hiểu thêm về phân loại và công dụng của bản đồ
https://dovenhanh.com/ban-do-la-gi-phan-loai-va-cong-dung-cua-ban-do/
2.2. Tìm hiểu một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
a. Mục tiêu
- Nhận biết được một số lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
b. Cách thức tổ chức


Dựa vào thông tin SGK và hình 1, các em hãy trao đổi theo cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Muốn vẽ được bản đồ, người ta cần làm gì?
Phép chiếu hình nón
Phép chiếu hình trụ
- HS trao đổi và trả lời các câu hỏi. 
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới.
- Phép chiếu hình nón
- Phép chiếu hình trụ
=> Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, quy mô, vị trí và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn bản đồ có phép chiếu phù hợp.
Dự kiến câu trả lời của HS
- Hãy nêu đặc điểm hình dạng lưới kinh, vĩ tuyến ở mỗi bản đồ:
+ Hình a. Phép chiếu hình nón: Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón. Càng xa đường xích đạo, chiều dài các vĩ tuyến càng ngắn. 
+ Hình b. Mặt chiếu là một hình trụ bao quanh quả cầu: Các kinh tuyến là những đoạn thẳng song song và bằng nhau. Các vĩ tuyến là những đoạn thẳng song song, bằng nhau và vuông góc với kinh tuyến.
2.3. Tìm hiểu phương hướng trên bản đồ.
a. Mục tiêu
- Xác định được phương hướng trên bản đồ.
b. Cách thức tổ chức


Nhiệm vụ 1
- GV cho HS quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, GV đã ghi sẵn 4 hướng chính trên bản đồ. Sau đó giao nhiệm vụ cho HS: 
+ Xác định các đường kinh tuyến, vĩ tuyến. 
+ Phía trên đường kinh tuyến chỉ hướng gì? Phía dưới chỉ hướng gì?
+ Đầu bên trái và phải của đường kinh tuyến chỉ hướng gì?
Bắc
Tây
Đông
Nam
Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu học sinh kẻ các hướng chính vào vở ghi. 
GV kẻ sẵn hình trên bảng, và chỉ điền hướng Bắc
Gọi 1 học sinh lên bảng điền các hướng còn lại
HS dưới lớp tự hoàn thiện vào vở ghi
Nhiệm vụ 3 - Cặp đôi: Dựa vào bản đồ Việt Nam trong Đông Nam Á ở trang 107, em hãy xác định hướng đi từ Hà Nội đến các địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po. 
- Gợi ý: Các em có thể sử dụng thước kẻ và bút chì để nối Hà Nội đến 3 địa điểm: Băng Cốc, Ma-ni-a, Xin-ga-po
- HS tìm hiểu thông tin và thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
4. Phương hướng trên bản đồ
- Xác định phương hướng dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến trên bản đồ.
+ Đầu phía trên của đường kinh tuyến là hướng Bắc.
+ Đầu phía dưới của đường kinh tuyến là hướng Nam.
+ Đầu bên phải của vĩ tuyến là hướng Đông.
+ Đầu bên trái của vĩ tuyến là hướng Tây.
- Xác định phương hướng dựa vào mũi tên chỉ hướng Bắc trên bản đồ
Dự kiến câu trả lời của học sinh
- Báo cáo kết quả làm việc nhóm cặp.
+ Hướng đi từ Hà Nội đến Băng Cốc: Hướng tây
+ Hướng đi từ Hà Nội đến Ma-ni-a: Hướng đông
+ Hướng đi từ Hà Nội đến Xin-ga-po: Hướng nam
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
- Dựa vào bản đồ ở trang 107. Việt Nam trong Đông Nam Á, cho biết phần đất liền ở nước ta tiếp giáp với biển ở những hướng nào?
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
HỎI NHANH - ĐÁP GỌN
1. Nhà ăn nằm ở phía nào của đường số 1? 
2. Đường nào chạy theo hướng đông-tây ?
 3. Công viên nằm ở phía nào của hồ?
4. Cắm trại ở phía nào của hồ? 
5. Nhà của bạn nào ở phía đông của đường số 1
6. Phía nào của hồ có một lá cờ trên đó?
7. Đường nào chạy theo hướng bắc - nam?

- HS dựa vào kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: TỈ LỆ BẢN ĐỒ
TÍNH KHOẢN CÁCH THỰC TẾ DỰA VÀO TỈ LỆ BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊ...ực tế
+ Nếu trên bản đồ là tỉ lệ số: Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ X mẫu số tỉ lệ.
+ Nếu trên bản đồ là tỉ lệ thước: Lấy Lấy số đo hoảng cách của 2 địa điểm trên bản đồ áp vào thước tỉ lệ sẽ biết được khoảng cách của 2 địa điểm đó trên thực tế.
Dự kiến câu trả lời của HS
- Phần kết quả bài tập của học sinh.
1. Ta có tỉ lệ 1 : 6 000 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 6 000 000 cm trên thực tế. Vậy khoảng cách giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) là 5 cm thì trên thực tế hai địa điểm đó cách nhau là: 
5 x 6 000 000 = 30 000 000 (cm) = 300 km
2. Bản đồ có tỉ lệ 1 : 500 000 nghĩa là cứ 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 000 cm trên thực tế. Ta có 25 km = 25 000 cm
=> Khoảng cách giữa hai địa điểm đó là: 500 000 : 25 000 = 20 (cm) trên bản đồ
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
Căn cứ vào tỉ lệ thước hoặc tỉ lệ số của bản đồ hình 1, em hãy:
- Đo và tính khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince
- Tính chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 


Dự kiến câu trả lời của HS
a) Học sinh có thể tính bằng cách:
- Gọi khoảng cách từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là A
-Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa
=> Vậy khoảng cách theo đường chim bay từ chợ Bến Thành đến khách sạn Sài Gòn Prince là: 
A x 10 000 (cm)
b) Học sinh có thể tính bằng cách:
- Gọi chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là B
- Theo bản đồ ta có tỉ lệ 1 : 10 000 tức là 1 cm trên bản đồ tương ứng với 10 000 cm trên thực địa
=> Vậy chiều dài đường Lê Thánh Tôn từ ngã ba Phạm Hồng Thái đến ngã tư giao với đường Hai Bà trưng là: B x 10 000 (cm)
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
Giữa hai bản đồ tự nhiên Việt Nam có tỉ lệ 1: 10 000 000 và 1: 15 000 000, bản đồ nào có tỉ lệ lớn hơn, bản đồ nào thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn? Giải thích?
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
Dự kiến câu trả lời của HS
- Câu trả lời của học sinh: Bản đồ tự nhiên Việt Nam 1: 10 000 000 có tỉ lệ lớn hơn bản đồ 1: 15 000 000.
- Bản đồ có tỉ lệ 1 : 10 000 000 thể hiện được nhiều đối tượng địa lí hơn. Vì bản đồ có tỉ lệ càng lớn thì các chi tiết được thể hiện càng nhiều và chi tiết hơn.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: KÍ HIỆU VÀ BẢNG CHÚ GIẢI BẢN ĐỒ
TÌM ĐƯỜNG ĐI TRÊN BẢN ĐỒ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đọc được các kí hiệu và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
- Biết đọc bản đồ, xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ.
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: xác định được vị trí của các đối tượng địa lí trên bản đồ. Tìm đường đi trên bản đồ.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản)
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Tìm đường đi trên bản đồ bất kì.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm)
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Một số bản đồ giáo khoa
- Các bản đồ trong SGK
- Thiết bị điện tử 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV đưa ra tình huống: Trang, Mai và Minh đang có một chuyến đi chơi cùng nhau. Nhưng đi đến một ngã tư thì các bạn ấy quên đường mất rồi.
+ Bạn Trang rất lo lắng: Bây giờ chúng ta đi đường nào nhỉ?
+ Mai: Yên tân, tớ có bản đồ ở đây.
+ Minh: Bản đồ trong chiếc điện thoại thông minh này sẽ dẫn đường cho ta đến mọi nơi ta muốn.
- Vấn đề bạn Trang lo lắng đã được Mai và Minh giải quyết rồi
Thực hiện nhiệm vụ
Báo cáo kết quả làm việc
Đánh giá và chốt kiến thức
 Còn các em đã biết đọc và sử dụng bản đồ chưa? Bản đồ có vai trò rất quan trọng trong học ...đồ tự nhiên và bản đồ hành chính.
Dự kiến câu trả lời của HS
Nhóm 1,3,5: Đọc bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây)
- Bản đồ tự nhiên thế giới (bán cầu Tây)
- Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 110 000 000
- Các đối tượng địa lí: Đầm lầy, hoang mạc, băng hà, thềm băng, sông băng, sông hồ, núi lửa.
- Kể tên ít nhất 1 dãy núi, đồng bằng, sông lớn ở châu Mỹ?
+ Dãy An-đét, dãy A-pa-lát
+ Đồng bằng a-ma-dôn 
+ Sông Mitxixipi
Nhóm 2,4,6: : Đọc bản đồ hành chính Việt Nam
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Nêu tỉ lệ bản đồ: 1 : 10 000 000
- Các đối tượng địa lí: Thủ đô, thành phố trực thuộc TW, các tỉnh, ranh giới tỉnh, niên giới quốc gia.
- Đọc và xác định trên bản đồ tên và vị trí của: 
+ Thủ đô: Hà Nội
+ Các thành phố trực thuộc Trung ương: Đà Nẵng, TPHCM, Hải Phòng, Cần 
+ Nơi em sinh sống: Tỉnh Quảng Ninh

2.3. Tìm đường đi trên bản đồ
a. Mục tiêu
- Biết tìm đường đi trên bản đồ.
b. Cách thức tổ chức


Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu học sinh, tìm hiểu các bước tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps.


Nhiệm vụ 2: Thực hành tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại với Google Maps.
- Hoạt động cặp đôi
+ Tìm đường đi trên bản đồ giấy
1. Tìm trên bản đồ hình 3 các địa điểm: Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, ga Đà Lạt, Bảo tàng Lâm Đồng
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lat đến Ga Đà Lạt, từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng
+ Tìm đường trên Google maps (Từ trường học về nhà, hoặc từ trường học đến cung văn hóa .)
- GV hỗ trợ, hướng dẫn
- Gọi 1 học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:

3. Tìm đường đi trên bản đồ
a. Tìm đường đi trên bản đồ giấy
b. Tìm đường đi trên google maps
Dự kiến câu trả lời của HS
- Biết cách tìm đường đi trên bản đồ giấy và điện thoại thông minh
1. Các địa điểm:
- Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt: nằm trên đường Yersin, cạnh hồ Hồ Xuân Hương và SVĐ trường CĐSP Đà Lạt
- Ga Đà Lạt: Nằm giữa hai đường Nguyễn Trãi và Phạm Hồng Thái
- Bảo tàng Lâm Đồng: Nằm cạnh đường Hùng Vương và Khe Sanh
2. Mô tả đường đi từ Trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt đến Ga Đà Lạt: đi đường Yersin ra đường Nguyễn Trãi. Trên trục đường Yersin - Nguyễn Trãi - Quang Trung, điểm ga Đà Lạt nằm ở bên phí tay phải.
- Mô tả đường đi từ Ga Đà Lạt đến Bảo tàng Lâm Đồng: Từ ga Đà Lạt, ra đường Nguyễn Trãi. Giữa ngã tư Nguyễn Trãi - Yersin, rẽ vào đường Phạm Hồng Thái. Rẽ phải ở ngã ba đầu tiên, sau đó tiếp tục đi thẳng ở ngã tư Trần Hưng Đạo - Hùng Vương.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
- Dựa vào 	Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng, em hãy cho biết:
+ Trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng? Kể tên các ngành công nghiệp của trung tâm đó?
+ Vườn quốc gia Cát Bà thuộc tỉnh nào?
- HS dựa vào kiến thức đã học trong bài để tra lời câu hỏi.
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 


Lược đồ kinh tế vùng Đồng bằng Sông Hồng
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
Sử dụng điện thoại, truy cập internet để tìm hiểu thêm về các phần mền, ứng dụng tìm đường trên điện thoại và cách sử dụng ứng dụng đó. Sau đó chọn 1 ứng dụng mà em thấy dễ dùng nhất để giới thiệu cho các bạn.
https://my-best.vn/34776
- Tìm thông tin trên điện thoại di động hoặc thiết bị điện tử phù hợp
- Giới thiệu cho các bạn về ứng dụng đã tìm được.
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: LƯỢC ĐỒ TRÍ NHỚ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được khái niệm lược đồ trí nhớ.
- Phân biệt được các dạng lược đồ trí nhớ.
- Nêu được vai trò của lược đồ trí nhớ trong cuộc sống.
- Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Vẽ được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian về vị trí phân bố của các đối tượng địa lí.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, văn bản) để hình thành lược đồ trí nhớ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Xây dựng được lược đồ trí nhớ thể hiện các đối tượng địa lí thân quen đối với cá nhân học sinh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học t...:
+ Tự chủ và tự học: 	Tự học và hoàn thiện các nhiệm vụ thông qua phiếu học tập
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Sử dụng ngôn ngữ, kết hợp với các công cụ học tập để trình bày thông tin, thảo luận nhóm.
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất với người ngoài hành tinh
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: 	Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: 	Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời. 	Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. 	Phân tích được ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất. 	So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác
+ Tìm hiểu Địa lí	: 	Sử dụng các công cụ của Địa lí học. 	Tìm được các từ khóa của bài học trong kiến thức SGK Địa lí 6 trang 116, 177. 	Phân tích hình ảnh, sơ đồ để biết được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. 	Lấy ví dụ minh họa để chứng minh Trái Đất hình cầu. 	Khai thác internet phục vụ môn học. 	Thu thập thông tin từ trang web giáo viên cung cấp để biết được hình dạng, kích thước của Trái Đất
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học	: Viết một lá thư giới thiệu về Trái Đất với người ngoài hành tinh
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
-	 Video, hình ảnh về Trái Đất và hệ Mặt Trời.
- 	Phiếu học tập số 1,2
-	 Đường link tham khảo tài liệu:
+ Bài hát Hành tinh: https://www.youtube.com/watch?v=HgQIW2kUiRQ
+ Làm sao người Hy Lạp cổ đại biết Trái Đất hình cầu: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối vào bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV bắt đầu bằng cách vẽ một Mặt Trời lớn trên bảng. 
- Hỏi HS xem chúng có biết đây là gì không và yêu cầu một vài HS lên bảng và vẽ bất cứ thứ gì HS có thể nghĩ ra liên quan đến hệ Mặt Trời.
- Các HS lần lượt lên bảng vẽ (có thể 2-3 em cùng một lúc).
- GV và cả lớp thảo luận về những gì tạo nên Hệ Mặt Trời - các ngôi sao, hành tinh, tiểu hành tinh: tìm hiểu kiến thức nền tảng của chúng.
Gv dựa vào câu trả lời của học sinh, kết nối vào bài học
 

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
a. Mục tiêu
-	 Kể tên các hành tinh quay quanh Trái Đất.
- 	Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- 	Xác định được vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
-	 Phân tích được ý nghĩa của vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời.
b. Cách thức tổ chức


- Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1
- Dựa vào hình 5.1, thông tin SGK và xem video bài hát https://www.youtube.com/watch?v=HgQIW2kUiRQ
 và trả lời các câu hỏi định hướng trong vòng 4 phút.
Câu 1: Chuyển động xung quanh Mặt Trời có  hành tinh.
Câu 2: Ghi nhớ và hoàn thành sơ đồ Hệ Mặt Trời trống.
Câu 3: Các hành tinh này chuyển động 
Mặt Trời, và . quanh mình.
Câu 4: Trái Đất nằm ở vị trí thứ . theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Câu 5: Hành tinh có sự sống duy nhất trong Hệ Mặt Trời là...
Câu 6: Em ấn tượng với hành tinh nào nhất? Vì sao?
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
- HS trả lời câu hỏi.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:

1. Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Chuyển động xung quanh hệ Mặt Trời là tám hành tinh. 
- Các hành tinh vừa chuyển động xung quanh Mặt Trời, vừa tự quay quanh mình. 
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời => Nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể tồn tại và phát triển.
Dự kiến câu trả lời HS
- Phiếu học tập số 1
Tiêu chí đánh giá
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHIẾU HỌC TẬP CÁ NHÂN
Mức đánh giá
Tiêu chí
Đánh giá
Mức 1
Hoàn thành 1-2/6 câu hỏi

Mức 2
Hoàn thành 3-4/6 câu hỏi

Mức 3
Hoàn thành 5-6/6 câu hỏi

Lưu ý: Tích vào ô đánh giá mức HS hoàn thành nhiệm vụ học tập.
2.2. Tìm hiểu đặc điểm hình dạng và kích thước của Trái Đất
a. Mục tiêu
-	 Mô tả được hình dạng, kích thước của Trái Đất.
- 	So sánh được kích thước của Trái Đất so với các hành tinh khác.
b. Cách thức tổ chức


- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh.
- Nhiệm vụ hoàn thiện nội dung phiếu học tập số 2.
Xem video sau: https://www.youtube.com/watch?v=huK6dcQUmVk và dựa vào thông tin SGK, em hãy tr...n tích mối quan hệ qua lại và quan hệ nhân quả trong thiên nhiên: giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng ngày và đêm luân phiên, giờ trên Trái Đất, sự chuyển động lệch hướng của các vật thể. Nhận biết và phân tích được quan hệ nhân quả trong mối quan hệ giữa vận động tự quay quanh trục và các thành phần tự nhiên trên TĐ.
+ Tìm hiểu Địa lí	: 	Khai thác tài liệu văn bản: tìm được nội dung địa lí trong đoạn văn: Em có biết. Biết sử dụng lược đồ để tính giờ. Tính toán được giờ khu vực. Khai thác tài liệu từ Internet.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học	: So sánh được sự khác nhau về giờ giữa các địa phương. Tính giờ ở các địa điểm khác nhau trên TĐ. Đánh giá được vai trò của vận động tự quay quanh trục của TĐ. Trình bày trên lớp được sản phẩm làm được của nhóm mình
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- 	Tranh ảnh, link video về chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất, xác định giờ khu vực, link trò chơi KHOOT.
-	 Quả địa cầu.
-	 Phiếu học tập, các bảng tiêu chí đánh giá, thang đánh giá sản phẩm của học sinh.
-	 Thiết bị điện tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Cách thức tổ chức
GV tổ chức cho học sinh hoàn thiện cột “K”, “W” để thể hiện những điều đã biết và muốn biết về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất.
Em đã biết gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Em muốn biết gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
Em đã tìm hiểu được gì về sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất?
K
W
L




Hs hoàn thiện vào bảng KWL
HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 
a. Mục tiêu
- Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- Thực hiện được thao tác quay quả Địa cầu theo hướng tự quay quanh trục của TĐ là hướng từ Tây sang Đông.
b. Cách thức tổ chức


Nhiệm vụ 1: Học sinh các nhóm quan sát hình 1, kết hợp với thông tin trên đoạn video sau https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog&t=398s (Từ 1 phút 10 giây đến 1 phút 32 giây) hoàn thiện thông tin trong phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1
VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC
Đánh giá
Đúng
Sai
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?
..............................................................


- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay?
.............................................................


- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng?
..............................................................



Nhiệm vụ 2: Sử dụng quả địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
- HS hoàn thành phiếu học tập số 1. 
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS.
- Các nhóm báo cáo kết quả làm việc.
- Các học sinh khác có ý kiến nhận xét, bổ sung.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh điều chỉnh, hoàn thiện kết quả và ghi chép kiến thức, chốt lại nội dung học tập.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:

1. Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất 
- Trái Đất tự quay quanh trục tưởng tượng nối hai cực và nghiêng 66033’ trên mặt phẳng quỹ đạo.
- Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông.
- Thời gian Trái Đất tự quay 1vòng quanh trục là 24 giờ (1ngày đêm)
Dự kiến câu trả lời của HS
- Thông tin phản hồi phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
VẬN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT QUANH TRỤC
- Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất?
Tây sang đông
- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay?
66033’
- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết 1 vòng?
24h (hay 1 ngày đêm)
Phương án đánh giá: các em sẽ đổi phiếu học tập cho bạn bên cạnh để đánh giá chéo theo thang đánh giá sau:
+ Có 3/3 câu trả lời đúng: Hoàn thành tốt 
+ Có 2/3 câu trả lời đúng: Hoàn thành
+ Có 1/3 câu trả lời đúng hoặc tất cả các câu trả lời: Không hoàn thành 
EM CÓ BIẾT 
- Trái Đất tự quay quanh trục một vòng hết 23 giờ 56 phút 04 giây, tuy nhiên để thuận tiện trong sinh hoạt và sản xuất, thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục được quy ước là 24 giờ.
- Trái đất quay từ Tây sang Đông, nếu ta đi từ hướng Tây liệu có nhanh hơn không nhỉ?
https://kenh14.vn/trai-dat-quay-tu-tay-sang-dong-neu-ta-di-tu-huong-tay-lieu-co-nhanh-hon-khong-nhi-20180424002503189.chn
2.2. Tìm hiểu hệ quả: Hiện tượng ngày đêm...độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh .
- Chuẩn kiến thức

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
- Nếu nhìn xuôi theo chiều chuyển động
+ Nửa cầu Bắc, vật chuyển động sẽ lệch về bên phải.
+ Nửa cầu Nam lệch về bên trái

3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
- Các em trả lời các câu hỏi phần luyện tập bằng cách quét mã QR để tham gia trò chơi KAHOOT.
- HS quét mã, nhập mã pin và tham gia trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
Nhiệm vụ 1: Bài tập tình huống: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở Xao Pao-lô (Braxin) vào lúc 11h trưa, sau khi đi học về An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên gọi vào giờ này. Theo em tại sao bố An lại khuyên An như vậy.
Nhiệm vụ 2: Truy cập vào https://www.timeanddate.com/time/map/
Vào Múi giờ -> Bản đồ múi giờ
Xác định giờ của 1 số địa điểm Hà Nội, Lon Đon, Tokyo.
HS thực hiện nhiệm vụ.
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs. 
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:

TÊN BÀI DẠY: CHUYỂN ĐỘNG CỦA TRÁI ĐẤT 
QUANH MẶT TRỜI VÀ HỆ QUẢ
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Mô tả được chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời (hướng, độ nghiêng, quỹ đạo và thời gian chuyển động 1 vòng quanh MặtTrời)
- Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời:
+ Hiện tượng các mùa.
+ Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Nhận biết độ dài ngày – đêm trong mùa đông, mùa hạ ở địa phương.
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng tự nhiên trên thế giới, ở Việt Nam hoặc nơi học sinh đang sinh sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả
+ Giải quyết vấn đề sáng tạo	: Đánh giá được ảnh hưởng của hiện tượng mùa trên Trái Đất đến đời sống của con người.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: 	Định hướng không gian: Mô tả được sự vận động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Chỉ ra được những KV có ngày đêm dài suốt 24h. So sánh sự giống và khác nhau về hướng, đọ nghiêng và thời gian chuyển động của 2 vận động TĐ. Phân tích được góc chiếu sáng, thời gian chiếu sáng của MT tới TĐ vào các ngày 21/3,22/6,23/9, 22/12. Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. Giải thích thời điểm bắt đầu các mùa trong năm., ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, năm nhuận . Giải thích được sự khác nhau về mùa trên Trái Đất .
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ của Địa lí học (tranh ảnh, video, ) để mô tả sự chuyển động và phân tích các hệ quả chuyển động quay quanh Mặt Trời của Trái Đất. 
Giải thích được hiện tượng mùa ở địa phương.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học	: Liên hệ thực tế một số hiện tượng tự nhiên để khắc sâu kiến thức Địa lí cho học sinh.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trung thực	: Tự giác tham gia và vận động người khác tham gia phát hiện, đấu tranh với các hành vi thiếu trung thực trong học tập.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Bảng tiêu chí đánh giá đồng đẳng hoạt động nhóm và bảng tiêu chí đánh giá nhóm khăn trải bàn.
- giấy A3 hoặc A1, bút dạ.
- Phiếu học tập số 1,2,3
- Video về chuyển động của Trái Đất quynh Mặt Trời, hiện tượng các mùa và ngày đêm dài ngắn theo mùa. https://www.youtube.com/watch?v=qm94yFdCNog
- Video 1: Điều gì sẽ xảy ra nếu không có mùa trên Trái Đất?
https://www.youtube.com/watch?v=XgmeyEyGlf4
- giáo án và bài ppt, mạng internet
- poster, inphographic về chuyển động của trái đất sinh ra các mùa, ngày đêm dài ngắn theo mùa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Cách thức tổ chức
- GV hướng dẫn học sinh tham gia trò chơi Đố Vui về các mùa trong năm.






HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào ... SỐ 2
Ngày/
tháng
Nửa cầu
Tiết
Vị trí của nửa cầu so với Mặt Tròi
Lượng nhiệt và ánh sáng nhận được
Mùa
22/6
Nửa cầu Bắc
Hạ chí
Ngả về phía Mặt Trời
Nhiều
Nóng
Nửa cầu Nam
Đông chí
Chếch xa Mặt Trời
Ít
Lạnh
22/12
Nửa cầu Bắc
Đông chí
Chếch xa Mặt Trời
Ít
Lạnh
Nửa cầu Nam
Hạ chí
Ngả về phía Mặt Trời
Nhiều
Nóng
21/3
Nửa cầu Bắc
Xuân phân
Hai nửa cầu hướng về Mặt Trời như nhau
Hai nửa cầu nhân được lượng nhiệt và ánh sáng như nhau
Xuân
Nửa cầu Nam
Thu phân
Thu
23/9
Nửa cầu Bắc
Thu phân
Thu
Nửa cầu Nam
Xuân phân
Xuân

2.3. Tìm hiểu hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
a. Mục tiêu
- Trình bày được hệ quả chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời: Hiện tượng ngày - đêm dài ngắn theo mùa
- Nhận biết độ dài ngày – đêm trong mùa đông, mùa hạ ở địa phương.
- Giải thích được nguyên nhân sinh ra các mùa và hiện tượng ngày – đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, theo vĩ độ
Dự kiến câu trả lời của HS
- Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3
b. Cách thức tổ chức


- GV chia lớp thành các nhóm 4-6 học sinh
- Các nhóm trao đổi và hoàn thiện thông tin phiếu học tập số 3
- Dựa vào kết quả phân tích, em hãy giải thích tại sao có hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa trên Trái Đất?
- HS thực hiện nhiệm vụ nhóm.
- Gọi học sinh bất kì trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung 
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh .
- Chuẩn kiến thức

3. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa
a. Nguyên nhân
- Trong khi quay quanh Mặt Trời, lúc nào Trái đất cũng chỉ chiếu sáng được một nửa có lúc nửa cầu bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía MT
- Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa.
b. Biểu hiện
- Mùa hạ: Ngày dài đêm ngắn
- Mùa đông: Ngày ngắn, đêm dài
- Xích đạo: Quanh năm có ngày và đêm dài bằng nhau
- Càng xa xích đạo về 2 cực sự chênh lệch về độ dài ngày đêm càng lớn.
- Từ vòng cực bắc đến cực bắc và vòng cực nam đến cực nam có hiện tượng ngày/đêm dài suốt 24h theo mùa.
- Ngày 21/3 và 23/9: Tất cả mọi địa điểm trên Trái Đất đều có độ dài ngày đêm bằng nhau.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
 Dựa vào kiến thức đã học, hãy điển từ thích hợp vào chỗ chấm.
Thực hiện nhiệm vụ 
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs


4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
Nhiệm vụ 1: Bài tập tình huống:
 Nghỉ hè năm nay, bố cho An đi du lịch ở Ô-xtrây-li-a. An không hiểu tại sao bố lại dặn chuẩn bị nhiều đồ ấm để làm gì. Em hãy giải thích cho An nhé.


Nhiệm vụ 2: Tục ngữ ta có câu:
Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối
- Em hiểu như thế nào về câu tục ngữ trên?
Thực hiện nhiệm vụ 
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: XÁC ĐỊNH PHƯƠNG HƯỚNG NGOÀI THỰC ĐỊA
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Thực hành xác định được phương hướng trên thực tế dựa vào la bàn hoặc quan sát các hiện tượng tự nhiên.
- Biết cách sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh.
- Vận dụng các kiến thức về xác định phương hướng vào cuộc sống.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Sử dụng được la bàn để xác định phương hướng ngoài thực tế.
+ Tìm hiểu Địa lí	: Tổ chức học tập ngoài thực địa để xác định phương hướng trên thực tế.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm).
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- La bàn, điện thoại thông minh có la bàn.
- Tranh ảnh, video về hướng dẫn tìm phương hướng trong thực tế.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Cách thức tổ chức
- Một hôm mẹ nhờ Minh đi chợ mau hộ mẹ mớ rau, nhưng đi được nửa đường, Minh lại không nhớ mình nên đi hướng nào để đến chợ.
- Em hãy nêu một ...giữ cố định phương hướng trên la bàn ở màn hình điện thoại.

La bàn cầm tay
Bước 1: Điều chỉnh độ lệch từ thiên bằng việc tuân theo những hướng dẫn để căn góc một cách chính xác.
Bước 2: Sử dụng góc phương vị theo thực tế nơi bạn đứng được xác định vị trí trên bản đồ
Bước 3: Kết hợp góc phương vị cùng bản đồ để xác định vị trí của bạn và kẻ 1 đường thẳng dọc theo cạnh thẳng của chiếc la bàn, điểm giao đường thẳng theo cột mốc ra dọc con đường bạn đang đi chính là vị trí hiện tại của bạn, từ đó các bạn có thể dễ dàng xác định các hướng la bàn cần đi.
- Giáo viên quan sát, nhận xét đánh giá quá trình thực hiện của học sinh về thái độ, tinh thần học tập, khả năng giao tiếp, trình bày và đánh giá kết quả cuối cùng của học sinh 
- Chuẩn kiến thức:
2. Xác định phương hướng bằng la bàn
- La bàn cầm tay
- La bàn trên điện thoại thông minh.
3. Hoạt đông luyện tập 
a. Mục tiêu
- Củng cố các kiến thức đã học trong bài
b. Cách thức tổ chức
Dựa vào hướng Măt Trời mọc buổi sáng, hãy xác định phương hướng nơi em đang đứng.
Báo cáo kết quả làm việc
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
4. Hoạt đông vận dụng, mở rộng 
a. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề trong thực tiễn.
b. Cách thức tổ chức
- GV chia lớp thành 8 nhóm để xác định hướng cửa ra vào lớp học, hướng từ trong trường ra cổng trường.
- Nhóm 1,3,5,7: Sử dụng la bàn cầm tay
- Nhóm 2,4,6,8: Sử dụng la bàn trên điện thoại thông minh.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- So sánh kết quả của các nhóm.
Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs.
5. Rút kinh nghiệm
Ngày soạn:
Ngày giảng:


TÊN BÀI DẠY: CẤU TẠO CỦA TRÁI ĐẤT
CÁC MẢNG KIẾN TẠO. NÚI LỬA VÀ ĐỘNG ĐẤT
Môn học/Hoạt động giáo dục: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ; Lớp: 6
Thời gian thực hiện: . Tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.
- So sánh đặc điểm về độ dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp cấu tạo bên trong của TĐ.
- Xác định được trên lược đồ các mảng kiến tạo lớn, đới tiếp giáp của hai mảng xô vào nhau.
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: 	Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống.
+ Giao tiếp và hợp tác: 	Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp. Hiểu được nội dung và phương thức giao tiếp cần phù hợp với mục đích giao tiếp và biết vận dụng để giao tiếp hiệu quả.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện ra vấn đề, đề xuất và lựa chọn giải pháp phù hợp về vấn đề khai thác sử dụng năng lượng địa nhiệt. 
- Năng lực Địa lí
+ Nhận thức khoa học Địa lí	: Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian: Mô tả được cấu tạo bên trong của Trái Đất, 
+ Tìm hiểu Địa lí	: Sử dụng các công cụ địa lí: Tranh ảnh, video, đoạn văn bản để tìm hiểu cấu tạo bên trong của TĐ.
+ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế: Biết tìm kiếm các thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật tri thức, số liệu, liên hệ thực tế để hiểu sâu sắc hơn kiến thức địa lí.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ	: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi, khó khăn trong học tập để xây dựng kế hoạch học tập. Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.
- Nhân ái: 	Tôn trọng ý kiến của người khác, có ý thức học hỏi lẫn nhau.
- Trách nhiệm: 	Có trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập (cá nhân/nhóm). Có ý thức bảo vệ Trái Đất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Sơ đồ cấu trúc bên trong của Trái Đất
- Video về cấu tạo của Trái đất và các địa mảng.
- Phiếu học tập
- Lược đồ các địa mảng của lớp vỏ TĐ.
- Thiết bị điện tử.
- Compa, bút chì, bút màu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động xuất phát/ khởi động 
a. Mục tiêu
- Kết nối với bài học
b. Cách thức tổ chức


HS tham gia trò chơi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
HS báo cáo kết quả nhiệm vụ. 
 	Gv quan sát, nhận xét đánh giá hoạt động học của hs, dựa vào phần trả lời của học sinh để vào bài mới.


2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu cấu tạo bên trong của Trái Đất.
a. Mục tiêu
- Trình bày được cấu tạo của Trái Đất gồm ba lớp.
- So sánh đặc điểm về độ dày, trạng thái, nhiệt độ của các lớp cấu tạo bên trong của TĐ.
b. Cách thức tổ chức


Nhiệm vụ 1: Dựa vào thông tin SGK, hình 1 và hiểu biết của mình, em hãy cho biết:
- Để biết cấu trúc bên trong của TĐ, các nhà khoa học phải tiến hành biện pháp gì?
Giải thích vì sao họ lựa chọn phương án đó?
- Nêu cấu tạo bên trong của Trái Đất?
Nhiệm vụ 2: Hoạt động cặp đôi để tìm hiểu về cấu tạo bên trong của Trái Đất.
Dựa vào thông tin SGK, hình 1, em hãy trao đổi và sắp xếp các thẻ kiến thức vào ô phù hợp.
- Dựa vào bảng kiến thức đã hoàn thiện, nêu đặc điểm các lớp cấu tạo nên Trái Đất?
Nhiệm vụ 3: Dựa vào hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết:
- Tại sao lớp vỏ TĐ có vai trò rất quan trọng đối với con người và các loài sinh vật?
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS thực hiện các nhiệm vụ cá nhân/cặp đôi.
- C

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dia_li_6_sach_kntt_chuong_trinh_ca_nam_truo.docx
  • docxBài mở đầu.docx
  • docxBài 1.docx
  • docxBài 2.docx
  • docxBài 3.docx
  • docxBài 4.docx
  • docxBài 5.docx
  • docxBài 6.docx
  • docxBài 7.docx
  • docxBài 8.docx
  • docxBài 9.docx
  • docxBài 10.docx
  • docxBài 11.docx
  • docxBài 12.docx
  • docxBài 13.docx
  • docxBài 14.docx
  • docxBài 15.docx
  • docxBài 16.docx
  • docxBài 17.docx
  • docxBài 18.docx
  • docxBài 19.docx
  • docxBài 20.docx
  • docxBài 21.docx
  • docxBài 22.docx
  • docxBài 23.docx
  • docxBài 24.docx
  • docxBài 25.docx
  • docxBài 26.docx
  • docxBài 27.docx
  • docxBài 28.docx
  • docxBài 29.docx
  • docxBài 30.docx