Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Châu

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, học sinh

1. Kiến thức : Sau bài học này, học sinh

- Nêu được vai trò của nhà ở.

- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở; nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.

2. Năng lực

2.1. Năng lực công nghệ

  • Nêu được vai trò của nhà ở.
  • Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
  • Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
  • Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.

2.2. Năng lực chung

Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác của nước ta nói riêng.

3. Phẩm chất

  • Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình.
  • Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản.
  • Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.

II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC

-Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp

-Sử dụng kĩ thuật: hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở .
  • Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.

2. Chuẩn bị của HS

- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Khởi động

a.Mục tiêu:

Giúp tạo tâm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới nhưng
lại rất quen thuộc với HS đó là về nhà ở. Bước đầu giúp HS có những cảm nhận về ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.

b. Nội dung:

HS quan sát tranh dẫn nhập và trả lời câu hỏi của GV liên quan đến tranh dẫn nhập.

c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS

d. Tổ chức thực hiện

-GV cho HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.

-Câu hỏi của GV:

Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa , biệt thự, trung tâm thương mại, bệnh viện …với các công trình sau ( GV đưa hình ảnh).

Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?

-Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV nêu câu hỏi dẫn dắt vào bài :

?Cuộc sống của con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở? Tại Việt Nam nhà ở có đặc điểm gì chung và có những kiến trúc đặc trưng nào?

2. Hình thành kiến thức mới

Hoạt động 2.1. Vai trò của nhà ở

a.Mục tiêu:

Hoạt động này giúp HS hiểu được thế nào là nhà ở và nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người, thông qua đó HS có ý thức giữ gìn, làm sạch đẹp nhà ở của mình. Bên cạnh đó, HS hiểu được rằng nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhà ở gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đời sống của con người ngày càng thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi tương ứng.

b. Nội dung:

HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá trang 8.

c. Sản phẩm:

HS ghi được khái niệm về nhà ở và vai trò của nhà ở.

docx 133 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Châu

Kế hoạch bài dạy Công nghệ 6 Sách KNTT - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Phú Châu
Ngày soạn:..............
Ngày giảng: /09/2021
BÀI 1. KHÁI QUÁT VỀ NHÀ Ở
(2 tiết)
 Tiết 1
1.Hoạt động Khởi động
2.1. Vai trò của nhà ở
2.2.Đặc điểm chung của nhà ở

 Tiết 2
2.3.Kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam
3.Hoạt động Luyện tập
4.Hoạt động Vận dụng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này, học sinh 
1. Kiến thức : Sau bài học này, học sinh	
	- Nêu được vai trò của nhà ở.
	- Nêu được đặc điểm chung của nhà ở; nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
Nêu được vai trò của nhà ở.
Nêu được đặc điểm chung của nhà ở.
Nhận biết được một số kiến trúc nhà ở đặc trưng của Việt Nam.
Mô tả được tác động của nhà ở trong đời sống gia đình.
2.2. Năng lực chung
	Biết lựa chọn các nguồn tài liệu phù hợp để tìm hiểu thêm về kiến thức nhà ở nói chung, đặc điểm kiến trúc nhà ở các vùng miền khác của nước ta nói riêng.
3. Phẩm chất
Có ý thức tìm hiểu về lịch sử nhà ở của gia đình.
Có ý thức bảo vệ nhà cổ, nhà di sản.
Thích tìm hiểu thông tin để mở rộng hiểu biết.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
	-Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
	-Sử dụng kĩ thuật: hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Các tranh giáo khoa về bài Khái quát về nhà ở .
Hình ảnh, tranh, video về các kiểu kiến trúc nhà ở.
2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Khởi động 
a.Mục tiêu: 
Giúp tạo tâm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS về một chủ đề học tập mới nhưng
lại rất quen thuộc với HS đó là về nhà ở. Bước đầu giúp HS có những cảm nhận về ý nghĩa vật chất cũng như tinh thần mà nhà ở đem lại cho con người.
b. Nội dung: 
HS quan sát tranh dẫn nhập và trả lời câu hỏi của GV liên quan đến tranh dẫn nhập.
c. Sản phẩm: Kết quả thảo luận của HS
d. Tổ chức thực hiện
-GV cho HS quan sát tranh ảnh mà GV đã chuẩn bị và trả lời các câu hỏi có liên quan tới tranh dẫn nhập.
-Câu hỏi của GV:
Câu 1: Em hãy gắn các tên sau đây: Bưu điện Hà Nội, trường học, nhà sàn, nhà mái bằng, chùa , biệt thự, trung tâm thương mại, bệnh viện với các công trình sau ( GV đưa hình ảnh).
Câu 2: Trong các công trình trên công trình nào thuộc nhóm nhà ở?
-Sau khi HS đưa ra câu trả lời, GV nêu câu hỏi dẫn dắt vào bài :
?Cuộc sống của con người sẽ khó khăn như thế nào nếu không có nhà ở? Tại Việt Nam nhà ở có đặc điểm gì chung và có những kiến trúc đặc trưng nào?
2. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1. Vai trò của nhà ở 
a.Mục tiêu: 
Hoạt động này giúp HS hiểu được thế nào là nhà ở và nhà ở có vai trò như thế nào đối với con người, thông qua đó HS có ý thức giữ gìn, làm sạch đẹp nhà ở của mình. Bên cạnh đó, HS hiểu được rằng nhu cầu về nhà ở là nhu cầu thiết yếu của con người. Nhà ở gắn liền với quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung. Đời sống của con người ngày càng thay đổi thì nhu cầu về nhà ở cũng thay đổi tương ứng.
b. Nội dung: 
HS đọc nội dung mục I trong SGK, quan sát Hình 1.1 và trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá trang 8.
c. Sản phẩm: 
HS ghi được khái niệm về nhà ở và vai trò của nhà ở.
d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-Đọc hộp thông tin mở rộng SGK để thấy được nhà ở xuất hiện khi nào.
-Nghiên cứu nội dung mục I trong SGK trả lời câu hỏi: 
Nhà ở là gì? Nhà ở có vai trò gì?
-Chia sẻ trải nghiệm nói lên cảm xúc của bản thân với ngôi nhà của mình trong các tình huống cụ thể: “một ngày mưa bão” và “khi đang ở xa nhà”.
-HS quan sát Hình 1.1 - SGK thực hiện hộp chức năng khám phá và chỉ ra những hình nào nói lên vai trò về vật chất và những hình nào nói về vai trò tinh thần của nhà ở. Từ đó trả lời câu hỏi:
“Vì sao con người cần nhà ở?”.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ GV giao.
-HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
-GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh , gợi ý cho HS nêu được ý nghĩa của các bức tranh trong H1.1
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện các nhóm trình bày từng nội dung thảo luận trước lớp và bổ sung ý kiến cho nhau.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm.
-GV nhấn mạnh thêm: Nhà ở đem đến cho mọi người cảm giác thân thuộc, ở đó mọi người có thể cùng nhau tạo niếm vui, cảm xúc tích cực. Nhà ở cũng là nơi đem đến cho con người cảm giác riêng tư.
-Để bồi dưỡng tình cảm gia đình, GV có thể cho HS nghe bài hát “ Nhà là nơi để về”.
-HS ghi nhớ kiến thức và ghi nội dung vào trong vở.
I. Vai trò của nhà ở
- Là công trình được xây dựng với mục đích để ở
- Bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội.
- Phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình

Hoạt động 2.2. Tìm hiểu đặc điểm chung của nhà ở
a.Mục tiêu: 
Hoạt động này giúp HS biết được nhà ở có hai đặc điểm quan trọng. Thứ nhất là đặc
điểm về cấu tạo và thứ hai là đặc điểm về cách bố trí không gian bên trong nhà ở. Ngoài ra, nhà ở còn mang tính vùng miền.
b... hộ gia đình.
B. Là công trình được xây dựng với mục đích không để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
C. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên và xã hội, không phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
D. Là công trình được xây dựng với mục đích để ở, bảo vệ con người trước những tác động xấu của thiên nhiên, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của cá nhân hoặc hộ gia đình.
Câu 2. Nhà ở bao gồm các phần chính sau
A.móng nhà, sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ.
B. sàn nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
C.móng nhà, khung nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
D.móng nhà, sàn nhà, tường, mái nhà, cửa ra vào, cửa sổ
Câu 3. Nhà ở được phân chia thành các khu vực chức năng sinh hoạt như:
A. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
B. khu vực sinh hoạt chung, khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
C. khu vực sinh hoạt chung, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
D. khu vực nghỉ ngơi, khu vực thờ cúng, khu vực nấu ăn, khu vực vệ sinh
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS làm bài trắc nghiệm.
*Báo cáo, thảo luận
-GV yêu cầu đại diện HS báo cáo trước lớp, HS khác nhận xét bài của bạn.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét, đánh giá kết quả của HS và chốt đáp án.
-GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
-HS đối chiếu kết quả bài làm của mình với đáp án của GV và sửa chữa nếu sai.

1-A
2-A
3-B

4. Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Khái quát về nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV cho HS làm câu hỏi hộp vận dụng SGK:
C1: Nhà em thuộc kiểu kiến trúc nhà ở nào? Mô tả các khu vực chức năng trong ngôi nhà của gia đình em?
C2: Em hãy lí giải tại sao khu vực miền núi, sàn nhà lại được xây dựng cách mặt đất (kiến trúc nhà sàn).
C3: Tìm hiểu về đặc điểm kiến trúc nhà ở địa phương em đã thay đổi theo thời gian như thế nào.
C4: Nêu ý tưởng thiết kế ngôi nhà có các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình em?
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp C1, C2.
-C3, C4 thực hiện về nhà, vẽ ý tưởng thiết kế ra giấy A4
*Báo cáo, thảo luận
-HS nộp ý tưởng thiết kế vào buổi học sau.
*Kết luận và nhận định
-GV đánh giá ý thức thực hiện và kết quả của HS

C1: HS tự mô tả ngôi nhà của mình.
C2: Nhà sàn được xây dựng cách mặt đất vì tránh ẩm thấp và tránh thú dữ
C4: Bản vẽ trên giấy A4
*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Hoàn thành bài tập vận dụng và các bài tập trong SBT
-Xem trước bài 2
Ngày soạn:...............
Ngày giảng: /09/2021
BÀI 2. XÂY DỰNG NHÀ Ở
(2 tiết)
 Tiết 3
1.Hoạt động Khởi động
2.1. Vật liệu làm nhà

 Tiết 4
2.2.Các bước chính xây dựng nhà ở
3.Hoạt động Luyện tập
4.Hoạt động Vận dụng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học này học sinh phải: 
1. Kiến thức
- Kể được tên một số vật liệu phổ biến được sử dụng trong xây dựng nhà ở.
-Mô tả được một số bước chính trong xây dựng nhà ở.
2. Năng lực
2.1. Năng lực công nghệ 
- Nhận thức công nghệ: Nhận biết được tên một số vật liệu phổ biến đuực sử dụng trong xây dựng nhà ở. 
- Sử dụng công nghệ: Lựa chọn được vật liệu trong xây dựng nhà ở.
- Thiết kế kỹ thuật: Thiết kế được ngôi nhà với các phòng chức năng phù hợp với các thành viên trong gia đình.
2.2. Năng lực chung
	-Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề.
- Năng lực tự chủ, tự học.	
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng thông tin để trình bày, thảo luận các vấn đề liên quan đến xây dựng nhà ở, lắng nghe và phản hồi tích cực trong quá trình hoạt động nhóm
- Năng lực giải quyết vấn đề: Giải quyết được các tình huống đặt ra.
3. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Trách nhiệm: Tích cực trong các hoạt động.
-Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT DẠY HỌC
	-Sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp
	-Sử dụng kĩ thuật: hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
Các tranh giáo khoa về bài Xây dựng nhà ở có trong danh mục thiết bị tối thiểu.
Hình ảnh, video về các bước xây dựng nhà ở.
Mẫu vật về một số loại vật liệu như: đá, gạch, cát, gỗ„..
*PHIẾU HỌC TẬP
Vật liệu
Nối
Ứng dụng


Làm tường nhà, làm mái nhà
Gạch

Làm khung nhà, mái nhà, sàn nhà, giá đỡ, nội thất, vật liệu cách nhiệt.

Làm khung nhà, cột nhà

Làm tường nhà, làm bê tông
Cát

Tạo vữa xây dựng

Tạo vữa xây dựng
 2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Khởi động
a.Mục tiêu: 
Giúp tạo tâm thế và gợi nhu cầu nhận thức của HS, một sự tò mò của HS về điều gì tạo nên s...o về quá trình thi công thô của ngôi nhà. GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân kể tên các công việc chính của thi công thô và nêu vai trò của thi công thô.
Nhiệm vụ 4:
b
a
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh sau
e
d
c
-Yêu cầu HS mô tả công việc đang thực hiện mỗi hình và sau đó sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính của công việc hoàn thiện nhà ở. 
Nhiệm vụ 5:
GV tổ chức cho HS giải quyết một vấn đề thực tiễn là đề xuất vật liệu xây dựng để làm nhà sàn (hộp Kết nối năng lực). Ở nội dung này, GV gợi ý HS tìm hiểu về kiến trúc đặc trưng nhà sàn là như thế nào (bài học trước). Tại sao những ngôi nhà lại được xây dựng như vậy? Phương pháp xây dựng, vật liệu xây dựng có tác động tiêu cực đến môi trường hay không? Giải pháp thay đổi là gì?
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thảo luận theo nhóm từng nhiệm vụ GV đưa ra
-GV quan sát các nhóm thảo luận và giúp đỡ các nhóm yếu
*Báo cáo, thảo luận
-GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo từng nhiệm vụ đưa ra và thảo luận toàn lớp.
- GV sử dụng hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp để nói về kĩ sư xây dựng - người có vai trò quan trọng trong xây dựng nhà ở.
-GV tổ chức cho HS thảo luận về những lưu ý an toàn lao động trong quá trình xây dựng nhà ở:
Để bảo đảm an toàn lao động trong xây dựng nhà ở cần lưu ý những điều gì?
-Trong điều kiện có thể, GV có thể mời kĩ sư xây dựng, kiến trúc sư (là người quen, phụ huynh HS,...) đến nói chuyện về nghề nghiệp của họ và những bước xây dựng nhà ở như thế nào.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và kết luận từng vấn đề.
-GV mở rộng kiến thức cho HS về xây dựng nhà ở bằng công nghệ in 3D ( như SGV ).
-HS ghi nhớ kiến thức và tự ghi vào vở các nội dung chính.
II. Các bước chính xây dựng nhà ở
Sơ đồ khối các bước chính xây dựng nhà ở
Thiết kế
Thi công thô
Hoàn thiện
1. Thiết kế
- Thiết kế giúp hình dung được ngôi nhà của sau khi xây dựng, đảm bảo các yếu tố kĩ thuật để ngôi nhà vững chắc. 
- Thiết kế sẽ giúp cung cấp thông tin để chuẩn bị vật liệu, kinh phí tương ứng.
2. Thi công thô
- Các công việc chính của bước thi công thô gồm: làm móng nhà, làm khung tường, xây tường, cán nền, làm mái, lắp khung cửa, làm hệ thống đường ống nước, đường điện.
- Vai trò: giúp các bước hoàn thiện sau này được tiện lợi và tiết kiệm chi phí
3.Hoàn thiện
- Hoàn thiện là công đoạn góp phần tạo nên không gian sống với đầy đủ công năng sử dụng và tính thẩm mĩ của ngôi nhà. 
- Các công việc chính của bước hoàn thiện gồm: trát và sơn tường, lát nền, lắp đặt các thiết bị điện, nước và nội thất.
3. Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về xây dựng nhà ở
b. Nội dung: Hộp luyện tập tr14 và tr 15
c. Sản phẩm: Báo cáo nhóm. Hoàn thành bài tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ 
Nhiệm vụ 1:
- Lựa chọn các vật liệu sau để hoàn thiện sơ đồ tạo ra vữa xây dựng.
Vữa xây dựng
Nước =
Cát, đá nhỏ, gạch, thép, xi măng.
Bê tông
Nước =
-Lựa chọn các vật liệu sau để hoàn thiện sơ đổ tạo ra bê tông xây dựng.
 Đá nhỏ, gạch, thép, xi măng, ngói, gỗ.
Nhiệm vụ 2: Quan sát H2,3 SGK, hãy mô tả công việc đang thực hiện trong mỗi hình. Sắp xếp các hình theo thứ tự các bước chính xây dựng nhà ở.
*Thực hiện nhiệm vụ
HS nhận nhóm, phân chia nhiệm vụ thành viên, tiến hành thảo luận nhóm và trả lời được câu hỏi.
GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm học sinh.
*Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
Nhiệm vụ 1:
Cát + xi măng + nước = Vữa xây dựng
Đá nhỏ +xi măng + nước = Bê tông
Nhiệm vụ 2:
a-Trộn vữa
b-Lắp thiết bị điện
c-Xây tường, khung nhà
d-Sơn nhà
e- Thiết kế
Sắp xếp các bước:
Thiết kế: H.e
Thi công thô: H.a,c
Hoàn thiện: H.b,d
4. Vận dụng
a.Mục tiêu: Mở rộng kiến thức vào thực tiễn.
b. Nội dung: Xây dựng nhà ở
c. Sản phẩm: Bản ghi trên giấy A4.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ 
GV yêu cầu HS hoàn thành hộp vận dụng SGK
1.Tìm hiểu và cho biết ngôi nhà của gia đình em được xây dựng từ những loại vật liệu nào?
2. Ở nơi em sống, những vật liệu chính được sử dụng để xây dựng nhà ở là gì? Nêu tác dụng của vật liệu đó trong quá trình xây dựng nhà ở.
*Thực hiện nhiệm vụ
HS thực hiện nhiệm vụ trả lời câu hỏi và ghi trên giấy A4. 
*Báo cáo, thảo luận
HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung
*Kết luận và nhận định
GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
HS theo dõi và so sánh kết quả với các bạn.
Bản ghi trên giấy A4.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Làm bài tập trong SBT 
-Xem trước bài mới: Ngôi nhà thông minh.
Ngày soạn:	
Ngày giảng: / /2021
BÀI 3. NGÔI NHÀ THÔNG MINH
(3 tiết)
Tiết 5
1.Hoạt động Khởi động
2.1. Tìm hiểu về ngôi nhà thông minh
Tiết 6
2.2.Tìm hiểu đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Tiết 7
2.3. Tìm hiểu về các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm v...ộng, hệ thống thông minh nào. Giải pháp về an ninh và tiết kiệm năng lượng trong ngôi nhà thông minh được thực hiện như thế nào.
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận từng nhiệm cụ của nhóm trước lớp. Nhóm khác nhận xét và bổ sung.
-Từ những mô tả về ngôi nhà thông minh GV có thể cho HS liên hệ với chính ngôi nhà của mình để chỉ ra những yếu tố thông minh, thân thiện với môi trường có trong ngôi nhà mình.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả trình bày của các nhóm về từng nhiệm vụ và chốt kiến thức.
-GV mở rộng kiến thức cho HS về Hệ thống báo cháy và chữa cháy: Hệ thống báo cháy cảm ứng khi có hiện tượng cháy (nóng, độ khói, nhiệt độ), và thông báo bằng âm thanh (loa, còi) ; Hệ thống báo rò rỉ khí ga... ->Tất cả các hệ thống thông minh trên có thể hoạt động theo lập trình hoặc cho phép người sử dụng điều khiển từ xa, hoặc kiểm tra trạng thái thiết bị thông qua bộ điều khiển từ xa (remote control), điện thoại di động hay internet.
-Tuỳ đối tượng HS mà GV có thể giới thiệu thêm về nguyên tắc hoạt động của các hệ thống trong ngôi nhà thông minh bằng sơ đồ khối đơn giản ( hộp Thông tin mở rộng tr17).
-HS ghi nhớ kiến thức và tự ghi vào vở các nội dung chính.
I. Ngôi nhà thông minh
1. Khái niệm ngôi nhà thông minh
- Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà được trang bị hệ thống điều khiển tự động hay bán tự động cho các thiết bị trong gia đình, nhờ đó giúp cuộc sống trở nên tiện nghi hơn, đảm bảo an ninh, an toàn và tiết kiệm năng lượng.
2. Các nhóm hệ thống điều khiển tự động, bán tự động trong ngôi nhà thông minh
Nhóm hệ thống an ninh, an toàn: điều khiển ca-mê-ra giám sát, khoá cửa, báo cháy,...
Nhóm hệ thống chiếu sáng: điều khiển thiết bị ánh sáng trong nhà, rèm cửa,...
Nhóm hệ thống kiểm soát nhiệt độ: điều khiển điều hoà nhiệt độ, quạt điện,...
Nhóm hệ thống giải trí: điều khiển tivi, hệ thống âm thanh,...
-Nhóm hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng: điều khiển tủ lạnh, máy giặt,...
Tìm hiểu đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Mục tiêu:
Hoạt động này giúp HS biết và mô tả được những đặc điểm cơ bản của ngôi nhà thông minh: tiện ích; an ninh, an toàn; tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó GV cho HS thấy được rằng ứng dụng tiến bộ công nghệ trong các ngôi nhà góp phần thay đổi cách sống của mọi người.
Nội dung:
HS đọc nội dung mục II, quan sát Hình 3.2 trong SGK.
Sản phẩm:
 HS ghi được các đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
* Chuyển giao nhiệm vụ
-GV hướng dẫn HS đọc và nghiên cứu nội dung mục II trong SGK và trả lời câu hỏi: 
"Ngôi nhà thông minh có những đặc điểm gì? Những biểu hiện cho các đặc điểm đó là gì?"
-Yêu cầu HS tham khảo H3.2 tr19 và thảo luận để hoàn thành phiếu học tập số 2 .
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ GV đưa ra. -GV cung cấp cho HS những lưu ý khi sử dụng các thiết bị, hệ thống trong nhà thông minh.
-Khi dạy về phần này, GV có thể cung cấp cho HS thông tin để có sự hiểu biết rộng hơn về khái niệm thông minh của một ngôi nhà như: nhà có thiết kế thông minh (là thiết kế góp phần làm tăng công năng sử dụng, đảm bảo được sự hài hoà của các yếu tổ thông thoáng và chiều sáng tự nhiên góp phần tiết kiệm năng lượng cho người dùng), sử dụng vật liệu thông minh (vừa tăng tuổi thọ, tăng tính thẩm mĩ vừa tiết kiệm năng lượng), được lắp đặt các hệ thống thông minh (chiếu sáng, nhiệt độ, an ninh tự động,...). Từ đó, HS có cái nhìn rộng hơn khi định nghĩa về ngôi nhà thông minh, bao trùm cả góc nhìn công nghệ, kiến trúc, xây dựng và đảm bảo sự phát triển bến vững.
*Báo cáo thảo luận
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.
-Nhóm khác nhận xét bổ sung 
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả hoạt động của nhóm 
-GV chốt kiến thức đúng
-GV có thể phát triển năng lực tự học cho HS thông qua việc giao nhiệm vụ tìm hiểu thêm thông tin về nhà thông minh qua mạng internet (hộp Kết nối năng lực).
-HS ghi nhớ kiến thức và tự ghi nội dung chính vào vở.
II. Đặc điểm của ngôi nhà thông minh
Tiện ích
Các thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể được điều khiển từ xa thông qua các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị như: điện thoại thông minh, máy tính bảng có kết nối internet.
Các hệ thống, thiết bị thông minh trong ngôi nhà có thể hoạt động dựa trên thói quen của người sử dụng
An ninh, an toàn
Các thiết bị được lắp đặt sẽ giúp cảnh báo tới chủ nhà các tình huống gây mất an ninh, an toàn như: có người lạ đột nhập, quên đóng cửa hay những nguy cơ cháy nổ có thể xảy ra.
Các hình thức cảnh báo có thể là đèn báo, chuông báo, tin nhắn hay cuộc gọi tự động tới chủ nhà.
Tiết kiệm năng lượng
Các thiết bị công nghệ sẽ điều khiển, giám sát việc sử dụng hợp lí các nguồn năng lượng trong ngôi nhà, từ đó giúp tiết kiệm năng lượng
-Tận dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như gió, ánh sáng, năng lượng mặt trời giúp ngôi nhà vừa tiết kiệm năng lượng vừa thân thiện với môi trường.
2.3.Tìm hiểu về các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong ...ông nghệ 
Nhận biết được một số nhóm thực phẩm chính.
Trình bày được giá trị dinh dưỡng, ý nghĩa của các nhóm thực phẩm đổi với sức khoẻ con người.
Hình thành được thói quen ăn uống khoa học.
2.2. Năng lực chung
- Tìm kiếm và chọn lọc được thông tin phù hợp, vận dụng được một cách linh hoạt
những kiến thức, kĩ năng được học trong các tình huống thực tiễn.
- Giao tiếp với người khác trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập trong giờ học.
3. Phẩm chất
-Ham học hỏi, tìm tòi tài liệu liên quan đến nội dung bài học để mở rộng hiểu biết
trong và sau giờ học.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng vào cuộc sống hằng ngày.
-Có trách nhiệm với bản thân khi ý thức được tầm quan trọng của thực phẩm và dinh dưỡng đối với sức khoẻ của chính mình và gia đình.
II.PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
-Sử dụng phương pháp hỏi đáp, thuyết trình, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình thông qua phân tích tình huống.
-Sử dụng kĩ thuật hoạt động nhóm nhỏ và thảo luận toàn lớp
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
-Tranh “Thực phẩm trong gia đình” có trong danh mục thiết bị tối thiểu môn
Công nghệ 6.
-Hình ảnh, tranh, videovề các loại thực phẩm có trong cuộc sống hằng ngày.
-Mẫu vật thật về một số loại thực phẩm như: rau, củ, quả, thịt, cá, ...
PHIẾU HỌC TẬP 
Nhóm thực phẩm
Vai trò
Nguồn thực phẩm 
cung cấp
1.Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường và chất xơ.


2.Nhóm thực phẩm giàu chất đạm.


3.Nhóm thực phẩm giàu chất béo.


4.Nhóm thực phẩm giàu Vitamin.


5.Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng.


2. Chuẩn bị của HS
 - Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
 - Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1.Khởi động
a.Mục tiêu: 
Giúp HS sẵn sàng tâm thế bước vào giờ học và tạo nhu cầu tìm hiểu về nội dung bài học.
b. Nội dung:
 Yêu cầu HS trả lời câu hỏi về các nhóm chất dinh dưỡng, về thực phẩm theo sự hiểu biết của bản thân trước khi vào bài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân được phát biểu hoặc ghi vào vở.
 d. Tổ chức thực hiện
-GV đưa ra một số thực đơn cho bữa ăn hàng ngày và bữa cỗ -> giới thiệu có nhiều món ăn khác nhau. Để tạo nên các món ăn ngon cần có thực phẩm phù hợp.
-GV đưa 3 hình ảnh cho HS quan sát: người béo phì, người gầy yếu và người phát triển cân đối khỏe mạnh -> GV hỏi HS mong muốn cơ thể mình phát triển như thế nào?
 Vậy làm thế nào để có được cơ thể cân đối, khoẻ mạnh?
+Câu trả lời gợi ý: Để cơ thể cân đối khoẻ mạnh chúng ta cần phải ăn uống đầy đủ, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
-GV hỏi: Thực phẩm có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
+Câu trả lời gợi ý: Thực phẩm giúp cơ thể có đầy đủ chất dinh dưỡng để khoẻ mạnh, hoạt động và phát triển bình thường.
-HS suy ngẫm, tự trả lời câu hỏi và thảo luận trong phạm vi nhóm hoặc cả lớp nhằm khơi gợi cảm xúc, hiểu biết trong thực tiễn của HS.
- GV có thể gợi mở đến kiến thức về vai trò của các nhóm thực phẩm đã được học trong chương trình môn Khoa học lớp 4 để HS nhớ lại và đưa ra kết luận:
+ Môn Khoa học làm rõ vai trò của các nhóm chất đổi với cơ thể người.
+ Môn Công nghệ sẽ đi sâu vào tìm hiểu các nhóm thực phẩm chính cung cấp các
nhóm chất cần thiết cho cơ thể người.
2. Hình thành kiến thức mới
2.1. Tìm hiểu về một số nhóm thực phẩm chính
a.Mục tiêu: 
Giúp HS nhắc lại được vai trò của các nhóm chất cần thiết cho cơ thể người và biết được các loại thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất đó.
b. Nội dung:
 HS thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang 22 - SGK, đọc nội
dung mục I, quan sát Hình 4.1, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Luyện tập ở
trang 23 - SGK.
c. Sản phẩm: 
- Câu trả lời cá nhân/ nhóm được phát biểu.
- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:
+ Vai trò của các nhóm chất.
+ Thực phẩm chính cung cấp các nhóm chất.
 d. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm
 cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS quan sát H4.1 SGK tr22 và trả lời câu hỏi trong Hộp khám phá:
Kể tên một số loại thực phẩm mà em biết?
Em có nhận xét gì về sự đa dạng của các loại thực phẩm?
-GV tổ chức trò chơi “nhặt thực phẩm vào giỏ”. 
+Chuẩn bị trò chơi: các loại thực phẩm thuộc 5 nhóm thực phẩm như ở hình 4.1 đủ cho 2 đội chơi; mỗi đội chơi có 5 cái giỏ dán nhãn 5 loại thực phẩm.
+Luật chơi: nhiệm vụ của mỗi đội chơi là trong vòng 5 phút nhặt các thực phẩm vào 5 giỏ sao cho phù hợp từng loại. Đội chơi nào nhặt nhanh hơn, chính xác hơn sẽ chiến thắng. Mỗi đội chơi cử 2-3 thành viên tham gia thực hiện.
+Sau khi chơi, GV cho các đội giải thích tại sao lại phân loại như vậy nhưng GV chưa vội kết luận đúng-sai.
-Để biết đội nào phân loại đúng – sai, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên cứu các thông tin về các nhóm thực phẩm trong SGK để hoàn thành phiếu học tập.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện lần lượt từng nhiệm vụ mà GV đưa ra.
-GV hướng dẫn để HS nhận thấy thực phẩm rất đa dạng và phong phú.
-Tổ chức trò chơi:
+GV chia lớp thành 2 đội chơi trò chơi, mỗi đội cử 3 bạn tham gia thực hiện trò ...g.
*Kết luận và nhận định
-GV chốt kiến thức về bữa ăn hợp lí
- GV đưa ra kết luận về các thói quen ăn uống khoa học: có rất nhiều thói quen ăn uống khoa học và chúng ta có thể kể đến bốn thói quen điển hình:
+ Ăn đúng bữa.
+ Ăn đúng cách.
+ Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
+ Uống đủ nước
-GV có thể mở rộng cho HS về vai trò của nước đổi với cơ thể người: Nước chiếm hơn 70% trọng lượng cơ thế trẻ sơ sinh và hơn một nửa trọng lượng của người trưởng thành. Nước uống hằng ngày chiếm khối lượng lớn trong khẩu phần, là một phần hết sức quan trọng của chế độ dinh dưỡng mặc dù rất hay bị bỏ quên. Nước có vai trò quan trọng của cơ thể dù ở bên ngoài hay bên trong tế bào, tham gia vào các phản ứng, đào thải,... của cơ thể.
-GV giới thiệu cho HS về nghề làm Chuyên gia dinh dưỡng (Hộp kết nối nghề nghiệp).
I.Ăn uống khoa học
1.Bữa ăn hợp lí
- Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
2.Thói quen ăn uống khoa học
- Ăn đúng bữa: Mỗi ngày cần ăn 3 bữa chính: Bữa sáng; bữa trưa; bữa tối.
- Ăn đúng cách: Tập trung, nhai kĩ và cảm nhận hương vị món ăn, tạo bầu không khí thân mật, vui vẻ.
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Thực phẩm lựa chọn, bảo quản, chế biến cẩn thận, đúng cách.
-Uống đủ nước: 1,5l – 2l một ngày.

3.Luyện tập
a.Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về thực phẩm và dinh dưỡng
b. Nội dung: HS làm một số bài tập trong Hộp luyện tập và SBT.
c. Sản phẩm: Đáp án các bài tập đã làm
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Bài tập 1: Sắp xếp các thực phẩm trong H4.2 vào các nhóm sau: Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường và chất xơ; nhóm thực phẩm giàu đạm; nhóm thực phẩm giàu chất béo.
 Tôm Thịt bò Ngô Gạo tẻ
 Bơ Khoai lang Mỡ lợn Rau bắp cải
Bài tập 2: 
Chọn đáp án đúng.
Câu 1:. Muốn cơ thể phát triển một cách cân đối và khoẻ mạnh, chúng ta cần:
ăn thật no, ăn nhiều thực phẩm cung cấp chất béo.
ăn nhiều bữa, ăn đủ chất dinh dưỡng.
C. ăn đúng bữa, ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
D. ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm, ăn đúng giờ.
Câu 2. Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Có sự kết hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp vừa đủ cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.
Có sự phối hợp đa dạng các loại thực phẩm cần thiết, tạo ra nhiều món ăn hấp dẫn, không cung cấp đủ nhu cầu của cơ thể về dinh dưỡng.
c. Không có sự đa dạng các loại thực phẩm mà chỉ tập trung vào một loại thực phẩm mà người dùng yêu thích, cung cấp vừa đủ nhu cầu của co thể vể năng lượng.
D. Có nhiểu món ăn được tạo ra từ các loại thực phẩm, không chú trọng nhu cẩu dinh dưỡng và năng lượng của cơ thể.
Câu 3. Vì sao nước không phải lá chất dinh dưỡng nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người?
Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể.
Nước là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất của cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
c. Nước là thành phần chủ yếu của cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
D. Nước là thành phẩn chủ yếu của cơ thể, là môi trường cho mọi chuyển hoá và trao đổi chất bên trong cơ thể, giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện HS trả lời , HS khác nhận xét bổ sung
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
-GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
-HS nghe và ghi nhớ.
Bài tập 1:
-Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường và chất xơ: ngô, gạo, khoai lang, rau bắp cải.
-Nhóm thực phẩm giàu đạm: thịt bò, tôm
-Nhóm thực phẩm giàu chất béo: bơ, mỡ lợn.
Bài tập 2:
C1: C
C2: A
C3: D

4.Vận dụng
a.Mục tiêu
Hoạt động này nhằm giúp HS kết nối kiến thức đã học về thực phẩm và dinh dưỡng vào thực tiễn cuộc sống hằng ngày.
b.Nội dung 
Trả lời các câu hỏi trong hộp chức năng Vận dụng.
c.Sản phẩm 
Câu trả lời cá nhân được ghi lại trong vở ghi.
e.Tổ chức thực hiện
-GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tìm hiểu thông tin và trả lời vào vở ghi, trình bày
câu trả lời vào buổi học sau.
-GV giới thiệu nghề chuyên gia dinh dưỡng trong hộp chức năng Kết nối nghề nghiệp.
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ 
-GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành yêu cầu trong Hộp vận dụng :
1.Hãy quan sát và kể tên các thực phẩm gia đình em hay sử dụng trong một tuần. Em có nhận xét gì về việc sử dụng thực phẩm của gia đình mình?
2.Đề xuất một số việc làm để hình thành thói quen ăn uống khoa học cho gia đình của mình.
 -Ghi trên giấy A4. Giờ sau nộp lại cho GV.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thực hiện nhiệm vụ của GV tại nhà
*Báo cáo, thảo luận
-HS trình bày kết quả của mình, HS khác nhận xét và bổ sung.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét, đánh giá trình bày của HS.
-GV khen bạn có kết quả tốt nhất.
-HS nghe và ghi nhớ.
Bản ghi trên giấy A4.

*HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
-Trả lời câu hỏi phần vận dụng
-Làm c...rả lời câu hỏi : 
+ Bảo quản và chế biến thực phẩm có ý nghĩa gì?
+ Chúng ta cần quan tâm những vấn để gì để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến?
Nhiệm vụ 2:
-GV yêu cầu HS đọc thông tin mục I.2 để trả lời:
 Thế nào là an toàn vệ sinh thực phẩm?
-GV đưa một số hình ảnh : hàng bán thịt ven đường, phơi thực phẩm trên nền đất  để HS so sánh với các hình ảnh: thịt bán được để trong tủ lạnh kính, phơi thực phẩm có che đậy
 Hình ảnh nào cho thấy biện pháp giữ vệ sinh an toàn thực phẩm?
-GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ thực hiện Hộp khám phá:
 Kể tên các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm khi chế biến món ăn mà gia đình em đã thực hiện? Vì sao lựa chọn biện pháp đó?
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân hoặc thảo luận nhóm thực hiện từng nhiệm vụ GV đưa ra.
-GV quan sát giúp đỡ những nhóm học yếu, gợi ý trả lời câu hỏi khó:
+ Các vụ ngộ độc thực phẩm có thể do lựa chọn phải thực phẩm không đảm bảo an toàn hoặc được bảo quản, chế biến không đúng cách.
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện HS trình bày ý kiến trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chốt lại kiến thức trọng tâm.
-GV giới thiệu khi mua thực phẩm cần có kiến thức để nhận biết thực phẩm an toàn. 
-GV sử dụng hộp chức năng Thông tin bổ sung trong SGK tr27 để mở rộng kiến thức cho HS về “Một số hướng dẫn để nhận biết thực phẩm an toàn”.
-HS ghi nhớ kiến thức và tự ghi vào vở.
I. Khái quát về bảo quản và chế biến thực phẩm
1.Vai trò, ý nghĩa của bảo quản và chế biến thực phẩm
- Bảo quản thực phẩm có vai trò làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà thực phẩm vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng.
-Chế biến thực phẩm là quá trình xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn được đảm bảo chất dinh dưỡng, sự đa dạng và hấp dẫn.
2.An toàn vệ sinh thực phẩm trong bảo quản , chế biến thực phẩm.
- An toàn vệ sinh thực phẩm là các biện pháp, điều kiện cần thiết để giữ cho thực phẩm không bị biến chất; không bị chất độc, vi khuẩn có hại xâm nhập giúp bảo vệ sức khoẻ con người.
* Biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm :
- Giữ thực phẩm trong môi trường sạch sẽ, có che đậy để tránh bụi bẩn và các loại côn trùng; 
- Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín; 
-Rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm; 
- Sử dụng riêng các loại dụng cụ dành cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.

2.2.Tìm hiểu một số phương pháp bảo quản thực phẩm
a.Mục tiêu
Giúp HS tóm tắt được một số phương pháp bảo quản thực phẩm phổ biến hiện nay với
ba ý chính ở mỗi phương pháp:
- Bản chất của phương pháp.
- Một số loại thực phẩm thường được bảo quản bằng phương pháp này.
- Đặc điểm của phương pháp.
b.Nội dung hoạt động
- Đọc mục II trong SGK, thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá ở trang
27 - SGK.
c.Sản phẩm của hoạt động
- Câu trả lời cá nhân/nhóm được phát biểu.
- Nội dung bài học được ghi lại trong vở ghi:
+ Làm lạnh và đông lạnh.
+ Làm khô.
+ Ướp.
d.Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
-GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi trong mục Khám phá:
 +Gia đình em thường bảo quản thực phẩm bằng phương pháp nào?
 +Hãy trình bày cách làm của một phương pháp bảo quản cụ thể?
-GV yêu cầu HS hoạt động nhóm , nghiên cứu các thông tin trong SGK để biết được một số phương pháp bảo quản. 
-GV sử dụng kĩ thuật công đoạn trong việc tổ chức hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm bốc thăm tìm hiểu một phần trong mục II trong SGK với các câu hỏi gợi ý:
Em tìm hiểu về nhóm phương pháp bảo quản thực phẩm nào? Trình bày về phương pháp đó :
+ Thực phẩm áp dụng
+ Đặc điểm của phương pháp.
-Từ đó GV yêu cầu các nhóm hoàn thành phiếu học tập của nhóm mình (GV chuẩn bị sẵn phát cho các nhóm) và luân chuyển cho các nhóm khác sau khi hoàn thành tìm hiểu 1 phương pháp bảo quản.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân/ nhóm thực hiện từng nhiệm vụ GV đưa ra.
-GV quan sát, giúp đỡ các nhóm yếu
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện nhóm/ HS trình bày ý kiến thảo luận trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét từng phần thảo luận của các nhóm và tổng hợp kiến thức.
-HS theo dõi, ghi nhớ kiến thức và tự ghi chép vào vở
II. Một số phương pháp bảo quản thực phẩm
(Bảng tổng hợp kiến thức của GV)

Bảng các phương pháp bảo quản thực phẩm
Phương pháp bảo quản
Bản chất
Đặc điểm
Thực phẩm áp dụng
Làm lạnh và đông lạnh
-Sử dụng nhiệt độ thấp để ngăn ngừa, làm chậm sự phát triển của vi khuẩn

-Làm lạnh: nhiệt độ từ 1oC-7oC
-Đông lạnh: nhiệt độ 
< 0oC
-Làm lạnh:Thịt cá, trái cây, rau củ 
-Đông lạnh: Thịt, cá 
Làm khô
-Làm bay hơi nước có trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.
-Phơi dưới nắng
-Sấy khô
-Nông sản 
-Thủy- hải sản
Ướp
-Ướp là phương pháp trộn một số chất vào thực phẩm để diệt và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn làm hỏng thực phẩm.
-Thường dùng muối để ướp
-Thịt, cá

2.3.Tìm hiểu một s...ng quá trình chế biến có thể gây mất an toàn, có một số món ăn không tốt cho sức khỏe nếu sử dụng nhiều.
Món ăn ít có mùi vị, màu sắc hấp dẫn người sử dụng, không tạo ra sự đa dạng như các món ăn được chế biến bằng phương pháp sử dụng nhiệt, đặc biệt cần chú ý đến các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.4.Thực hành chế biến món ăn không sử dụng nhiệt (Món salad hoa quả)
a.Mục tiêu
Giúp HS biết được quy trình và cách thực hiện một số món ăn không sử dụng nhiệt.
b.Nội dung hoạt động
Thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Thực hành ở trang 31, 32 - SGK.
c. Sản phẩm hoạt động
 Món ăn HS thực hiện 
d.Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1
-GV giới thiệu bài thực hành, giới thiệu về món ăn sẽ thực hiện trong tiết học ( món Salad hoa quả).
-GV chia lớp thành các nhóm nhỏ từ 3-4 HS
-GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK thảo luận để tìm ra quy trình chung chế biến một món ăn không sử dụng nhiệt.
-GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu thông tin SGK để tìm hiểu về cách làm món Salad hoa quả.
Chuẩn bị nguyên liệu nào? Dụng cụ gì?
Quy trình thực hiện ra sao?
Yêu cầu về món ăn?
Nhiệm vụ 2
-GV yêu cầu các nhóm tiến hành thực hành theo quy trình hướng dẫn.
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS thảo luận để biết được cách làm món Salad hoa quả.
-GV cho HS xem video hướng dẫn cách làm
-HS tiến hành thực hành theo nhóm
-GV hướng dẫn và hỗ trợ HS trong quá trình thực hành.
*Báo cáo, thảo luận
-HS báo cáo kết quà bằng sản phẩm và lời bình sau khi kết thúc thực hành, cùng thưởng thức món ăn.
*Kết luận và nhận định
-GV đánh giá sản phẩm và quá trình tiến hành của từng nhóm dựa vào các tiêu chí:
+Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ đầy đủ
+Nguyên liệu món ăn không bị nát.
+Màu sắc hài hòa, có mùi thơm trái cây
+Có vị ngọt, chua dịu nhẹ, thanh mát
+Trình bày đẹp, hấp dẫn.
+Tiến hành nhanh, gọn, giữ trật tự, vệ sinh
- GV cùng HS rút kinh nghiệm sau hoạt động.
I.Quy trình chung chế biến một món ăn không sử dụng nhiệt.
B1: Sơ chế nguyên liệu
B2: Làm nước sốt và trộn
B3: Trình bày món ăn
II.Cách làm món Salad hoa quả.
-Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ, quy trình thực hiện, yêu cầu món ăn (như SGK).
 Bảng tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm
Tiêu chí đánh giá
Xuất sắc
(9đ-10đ)
Tốt
(7đ-8đ)
Đạt
(5đ-6đ)
CĐ
(< 5đ)
+Nguyên liệu món ăn không bị nát.




+Màu sắc hài hòa, có mùi thơm trái cây




+Có vị ngọt, chua dịu nhẹ, thanh mát




+Trình bày đẹp, hấp dẫn.




+Tiến hành nhanh, gọn, giữ trật tự, vệ sinh




Điểm của nhóm
= Điểm trung bình cộng của các tiêu chí
Phiếu đánh giá điểm ý thức cá nhân trong quá trình hoạt động nhóm
TT
Họ và tên
Tiêu chí đánh giá
Hợp tác nhóm, chủ động, sáng tạo
Hoàn thành nhiệm vụ được giao
Ý thức tổ chức, kỷ luật
Tổng điểm
Điểm tối đa: 5
Điểm tối đa: 4
Điểm tối đa: 1
10
1





2





3





4





- Mức điểm cho tiêu chí hợp tác, trách nhiệm
Mức độ
Chưa tốt
Tốt
Rất tốt

Có sự hợp tác với các thành viên trong nhóm nhưng vẫn còn hạn chế; chưa chủ động trong việc phối hợp nhóm làm việc.
Chủ động, có trách nhiệm với công việc được giao.
Chủ động có trách nhiệm cao với công việc được giao, có sự sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ kết quả tích cực
Điểm đánh giá
1
3
5
- Mức điểm cho tiêu chí hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ
Không thực hiện nhiệm vụ được giao
Hoàn thành một phần
Hoàn thành tốt
Hoàn thành rất tốt
Điểm đánh giá
0
1
3
4
- Mức độ cho tiêu chí về ý thức tổ chức kỷ luật
Mức độ
Đi muộn, không nghiêm túc trong giờ
Chấp hành nội quy tốt
Điểm đánh giá
0
1

3.Luyện tập
a.Mục tiêu: Củng cố kiến thức về các phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm
b. Nội dung: HS làm một số bài tập trong sách bài tập
c. Sản phẩm: Đáp án bài tập GV giao.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Câu 1. Bảo quản thực phẩm có vai trò gì?
A. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng.
B. Đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm trong thời gian dài.
C. Làm chậm quá trình thực phẩm bị hư hỏng, kéo dài thời gian sử dụng mà vẫn được đảm bảo chất lượng và chất dinh dưỡng của thực phẩm.
D. Ngăn chặn việc thực phẩm bị hư hỏng.
Câu 2. Chế biến thực phẩm có vai trò gì?
Xử lí thực phẩm để tạo ra các món ăn.
Xử lí thực phẩm để bảo quản thực phẩm.
C. Tạo ra các món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
D. Xử lí thực phẩm để tạo ra món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, đa dạng và hấp dẫn.
Câu 3. Biện pháp nào sau đây có tác dụng phòng tránh nhiễm độc thực phẩm?
Không ăn những thức ăn nhiễm độc tố.
Dùng thức ăn không có nguồn gốc rõ ràng.
C. Sử dụng đồ hộp hết hạn sử dụng.
D. Ăn khoai tây mọc mầm.
Câu 4. Trong những biện pháp sau, biện pháp nào đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm?
Sử dụng chung thớt để chế biến thực phẩm sống và thực phẩm chín trong cùng một thời điểm.
Chỉ sử dụng thực phẩm đóng hộp có ghi rõ thông tin cơ sở sản xuất, thành phần dinh dưỡng, còn hạn sử dụng.
C. Để lẫn thực phẩm sống và thực phẩm chín với nhau.
D. Không che đậy thực phẩm sau khi nâu chín.
Câu 5. Phương pháp nào sau đây là phư...ian giới thiệu dự án: 1 tiết.
- Địa điểm: Trên lớp học.
- Nội dung giới thiệu:
+ Ý nghĩa của dự án: Bữa ăn gia đình không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người sống khoẻ mạnh, mà còn chứa đựng ý nghĩa sâu sắc về sự sum họp, đoàn viên, là khoảnh khắc kết nối yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
+ Nhiệm vụ của dự án:
Thiết kế thực đơn một bữa ăn hợp lí cho gia đình.
Tính toán nhu cầu dinh dưỡng và chi phí tài chính cho bữa ăn.
Tiến trình thực hiện dự án ( SGK tr33,34)
1/ Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình (tham khảo thông tin trong Bảng 6.1) và trình bày theo mẫu :
Thành viên
Giới tính
Độ tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng / 1 ngày
Bố
Nam
40
2634 kcal
Mẹ
Nữ
35
2212 kcal
2/Tính tổng nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình cho 1 bữa ăn (giả định bằng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng cả ngày).
	Bố + Mẹ = (2634 + 2212 ) : 3 ≈ 1615 kcal
3/ Tham khảo Bảng 6.2 và H6.3, Xây dựng thực đơn bữa ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cả gia đình đã tính toán ở bước 2:
	-Cơm trắng
	-Thịt kho tiêu
	-Rau muống luộc
	-Giá đỗ xào thịt.
	-Nước mắm
	-Dưa hấu
4/ Lên danh sách thực phẩm
Thực phẩm
Khối lượng
Giá tiền
Năng lượng
Cơm trắng
200g
3000 đ
690
Thịt lợn
200g
20.000 đ
370
Rau muống
500g
3000 đ
115
Giá đỗ
200g
5000 đ
396
Nước mắm
50g
1000 đ
10,5
Dưa hấu
400g
8000 đ
64
Tổng
40.000 đ
1645,5 kcal

5/ Lựa chọn và thực hiện 1 món ăn
6/ Báo cáo dự án
+ Hình thức báo cáo dự án: Qua video hoặc bài thuyết trình.
+ Cấu trúc bài báo cáo:
Mở bài: Giới thiệu tên, lớp, ý nghĩa của dự án.
Thân bài: Các bước thực hiện dự án.
Kết bài: Cảm nhận sau khi hoàn thành dự án.
+ Cách thức đánh giá dự án:
Phụ huynh HS: Đánh giá 50% điểm qua việc quan sát quá trình HS thực hành ở nhà.
GV và HS: Đánh giá 50 % điểm qua việc HS báo cáo dự án trên lớp.
+ Thời gian nộp dự án: Sau 1 tuần.
+ GV Hướng dẫn HS lập kế hoạch thực hiện dự án.
Hoạt động thực hiện dự án
- Thời gian thực hiện dự án: 1 tuần.
 - Địa điểm: Ở nhà.
- Nhiệm vụ:
+ Tìm hiểu nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình.
+ Lên được thực đơn (bữa trưa/ bữa tối) cho gia đình. Lên danh sách thực phẩm.
 + Làm báo cáo dự án.
Hoạt động báo cáo dự án
Thời gian thực hiện: 1 tiết.
Địa điểm: Trên lớp học.
Nhiệm vụ trong giờ báo cáo:
Giáo viên
Học sinh báo cáo dự án
Học sinh khác
- Ổn định lớp.
- Đưa ra tiêu chí đánh giá.
- Quy định thời gian báo cáo,
nhận xét, phàn hồi sau nhận xét.
- Thống nhất quy ước trong giờ
báo cáo: Tôn trọng, lắng nghe,
công bằng.
- Chuẩn lại kiến thức, kĩ năng
trong bài báo cáo của HS.
- Nhận xét bài báo cáo và cho
điểm.
Thời gian báo cáo: 3 phút.
Thời gian phản hồi nhận
xét: 1 phút.
Tiến hành theo quy trình báo cáo đã được hướng dẫn.
Lắng nghe, đánh
giá bài báo cáo theo
hướng dẫn.
Nhận xét bài của bạn.
Phỏng vấn tối đa 3 câu
hỏi/ 1 bài báo cáo.
Rút kinh nghiệm sau
bài của bạn.

VI.TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN
Kết quả đánh giá cuối cùng của HS
Có bốn mức đánh giá, điểm được làm tròn đến 0,5:
Mức 1: Từ 8,0 đến 10,0 điểm.
Mức 2: Từ 6,5 đến 7,5 điểm.
Mức 3: Từ 5,0 đến 6,0 điểm.
Mức 4: Dưới 5 điểm - Không đạt.
Đánh giá của GV
-Đánh giá của GV = Nội dung (60%) + Hình thức (20%) + Phong cách (10%) +
Trả lời câu hỏi (10%).
Tiêu chí
Mức 1
Mức 2
Mức 3
Mức 4
Số điểm
Nội dung
(60%)
Nội dung đảm bảo tính chính xác kiến thức bộ môn.
-Nhiệm vụ của dự án được trình bày
đấy đủ, rõ ràng
các bước và có sự sáng tạo.
- Có các bí quyết riêng trong quá trình chế biến món ăn, chính xác.
(8-10 điểm)
Nội dung đảm
bảo tính chính xác kiến thức bộ môn.
Nhiệm vụ của
dự án được trình
bày đẩy đủ, rõ
ràng các bước.
(5 - 7,5 điểm)
Nội dung đảm
bảo tính chính xác kiến thức bộ môn.
Nhiệm vụ của
dự án được trình
bày đấy đủ. Tuy
nhiên, các bước
thực hiện chúa
được rõ ràng, hình ảnh minh
hoạ cho các bước
ít hoặc chưa phù
hợp.
(2 - 4,5 điểm)
Nội dung có những chỗ chưa đảm bảo tính chính xác kiến thức bộ môn.
-Nhiệm vụ
của dự án
được trình
bày một cách
sơ sài, không
rõ ràng các bước, không
có hình ảnh minh hoạ.
(0,5 - 1,5điểm)

Hình thức
(20%)
- Thời gian nộp dự án đúng tiến độ.
- Cấu trúc bài báo cáo được trình bày rõ ràng, đầy đủ cả ba phần: mở, thân, kết.
-Hình ảnh âm thanh trong bài báo cáo đẹp, phù hợp, cách thức trình bày sáng tạo.
-Font chữ chuẩn, màu sắc hài hòa, có hiệu ứng.
(8-10đ)
Thời gian nộp
dự án đúng tiến độ.
Cấu trúc bài báo cáo được trình bày rõ ràng, đầy đủ cả ba phần:
mở, thần, kết.
-Hình ảnh âm thanh trong bài báo cáo đẹp, phù hợp.
-Font chữ, màu sắc đôi chỗ chưa hài hòa, phù hợp với nội dung.
(5-7,5 đ)

Thời gian nộp
dự án bị chậm
chưa quá 1 tuần.
- Cấu trúc bài báo
cáo được trình
bày chưa rõ ràng,
không phân biệt
được các phần:
mở, thân, kết.
-Hình ảnh âm thanh trong bài báo cáo đôi chỗ chưa phù hợp.
-Font chữ, màu sắc phần lớn chưa hài hòa, phù hợp với nội dung.
(2 – 4,5 đ)
Thời gian nộp dự án bị chậm 1 tuần.
Cấu trúc bài báo cáo không đầy đủ.
-Hình ảnh âm thanh trong bài báo cáo phần lớn chưa phù hợp.
-Font chữ, màu sắc p... sơ đồ tư duy, kĩ thuật mảnh ghép.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Chuẩn bị của giáo viên
-Tranh minh hoạ về trang phục trong đời sống
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhân vật
Loại trang phục
Vai trò
A


B


C


D


E


G


I


K



PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Loại vải
Nguồn gốc
Tính chất
Vải sợi thiên nhiên


Vải sợi hoá học
Vải sợi nhân tạo


Vải sợi tổng hợp


Vải sợi pha


2. Chuẩn bị của HS
- Dụng cụ học tập phục vụ cho quá trình hoạt động nhóm
- Học bài cũ. Đọc trước bài mới.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động
a/ Mục tiêu
Huy động sự hiểu biết của HS liên quan tới việc nhận biết trang phục qua các thời kì;
phát hiện ra sự khác nhau của trang phục thời nguyên thuỷ với trang phục con người đang sử dụng ngày nay,... Gợi sự tò mò và tạo tâm thế học tập cho HS vào nội dung bài học.
b/ Nội dung 
HS được yêu cầu trả lời câu hỏi về trang phục của con người thời nguyên thuỷ và trang phục của con người hiện nay theo sự hiểu biết của bản thân.
c/ Sản phẩm hoạt động
Báo cáo về sự khác nhau giữa trang phục thời nguyên thuỷ với trang phục hiện nay của con người.
d/ Tổ chức thực hiện
- GV cho HS quan sát hình ảnh trang phục của con người ở các thời đại khác nhau: từ thời nguyên thuỷ đến thời hiện đại ngày nay, đặt câu hỏi nhằm khơi gợi hiểu biết trong thực tiễn của HS. Từ đó định hướng HS vào câu hỏi mở đầu trong SGK. 
Em có nhận xét gì về trang phục của con người qua các thời kì? ( về kiểu dáng, chất liệu)
- Gợi ý trả lời: Trang phục của con người qua các thời kì có sự thay đổi về kiểu dáng và chất liệu. Trang phục thời nguyên thuỷ chủ yếu được làm từ da thú, vỏ và lá cây.
Trang phục ngày nay rất đa dạng, phong phú về kiểu dáng, được làm từ rất nhiều các loại chất liệu khác nhau, trong đó, quần áo thường được làm từ nhiều loại vải với tính chất khác nhau.
Vậy trang phục có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống con người ?Trang phục nào thường được may bằng vải? Có những loại vải thông dụng nào để may quần áo ?
=>Bài học này sẽ giải quyết những câu hỏi đó.
Hình thành kiến thức
2.1.Hoạt động tìm hiểu về vai trò của trang phục
a/Mục tiêu
- Xác định được các vật dụng là trang phục.
- Trình bày được vai trò của trang phục.
b/ Nội dung 
HS được yêu cầu kể tên các vật dụng được cho là trang phục mà HS đang sử dụng hằng ngày, sau đó đưa ra khái niệm về trang phục. HS đọc SGK và quan sát hình để thực hiện nhiệm vụ trong hộp chức năng Khám phá (trang 40 SGK), rút ra kết luận về các vai trò của trang phục và ghi vào vở.
c/ Sản phẩm 
HS kể tên được những vật dụng là trang phục và trình bày được các vai trò của
trang phục.
d/ Tổ chức thực hiện
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm cụ thể
*Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1:
- GV cho HS quan sát hình ảnh trang phục nam giới và nữ giới. Yêu cầu trả lời câu hỏi:
1.Kể tên những vật dụng có trên người mẫu trên?
2. Vật dụng nào là quan trọng nhất?
-Từ đó rút ra khái niệm: Trang phục là gì?
Nhiệm vụ 2:
-GV cho HS quan sát một số hình ảnh về các loại trang phục . Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1->trả lời câu hỏi trong hộp chức năng Khám phá (H7.2):
Cho biết các nhân vật trong hình sử dụng trang phục gì? Nêu vai trò của các bộ trang phục đó?
-Qua kết quả phiếu học tập rút ra: Trang phục có vai trò gì?
Liên hệ thực tiễn và kể tên một số nghề cần trang phục đặc biệt. Những bộ trang phục đó được sử dụng với vai trò gì?
*Thực hiện nhiệm vụ
-HS hoạt động cá nhân thực hiện nhiệm vụ 1.
-HS hoạt động theo nhóm thực hiện nhiệm vụ 2
-GV quan sát các nhóm thảo luận và gợi ý giúp đỡ các nhóm yếu.
*Báo cáo, thảo luận
-Đại diện HS trả lời câu hỏi và kết quả thảo luận của nhóm mình. HS khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận và nhận định
-GV nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm.
-GV định hướng trả lời câu hỏi: 
+Trong Hình 7.2 gồm có hướng dẫn viên du lịch, HS, thầy giáo, người bảo vệ. Trong đó, cô hướng dẫn viên du lịch mặc áo dài, HS mặc đồng phục, thầy giáo mặc áo sơ mi và quần âu, bác bảo vệ mặc đồng phục bảo vệ. 
+Các bộ trang phục này đều có chung các vai trò là: bảo vệ cơ thể con người; nhận biết thông tin cơ bản về người mặc như giới tính, nghề nghiệp; nâng cao vẻ đẹp của con người. Ví dụ, ngoài chức năng chính là bảo vệ cơ thể con người, bộ áo dài còn cho biết thông tin và làm đẹp cho cô hướng dân viên. Đồng phục của HS cho biết người tham quan là các bạn HS. Bộ sơ mi, quần âu, cặp sách cho biết người mặc là thầy giáo. Đồng phục bảo vệ cho biết người mặc làm nghề bảo vệ.
-GV yêu cầu HS liên hệ một số ngành, nghề cần trang phục đặc biệt như: áo blouse của bác sĩ để bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh, vi khuẩn từ bệnh nhân; trang phục bảo hộ của lính cứu hỏa,... để bảo vệ cơ thể khỏi bụi, hơi nóng,...
I. Vai trò của trang phục
*Khái niệm
- Trang phục là vật dụng cần thiết của con người, bao gồm các loại quần áo và một số vật dụng đi kèm như giày, thắt lưng, tất, khăn quàng, mũ,... Trong đó, quần áo là những vật dụng quan trọng nhất.
*Vai trò của trang phục
- Che chở, bảo vệ cơ thể con người khỏi một số tác động có hại của thời tiết và môi t

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_cong_nghe_6_sach_kntt_nam_hoc_2021_2022_tru.docx
  • docxBài 1. Khái quát về nhà ở.docx
  • docxBài 2. Xây dựng nhà ở.docx
  • docxBài 3. Ngôi nhà thông minh.docx
  • docxBài 4. Thực phẩm và dinh dưỡng.docx
  • docxBài 5. Phương pháp bảo quản và chế biến thực phẩm.docx
  • docxBài 6. Dự án - Bữa ăn kết nối yêu thương.docx
  • docxBài 7. Trang phục trong đời sống.docx
  • docxBài 8. Sử dụng và bảo quản trang phục.docx
  • docxBài 9. Thời trang.docx
  • docxBài 10. Khái quát về đồ dùng điện trong gia đình.docx
  • docxBài 11. Đèn điện.docx
  • docxBài 12. Nồi cơm điện.docx
  • docxBài 13. Bếp hồng ngoại.docx
  • docxBài 14. Dự án - An toàn và tiết kiệm điện trong gia đình.docx