Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

  1. - Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
  2. - Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
  3. - Phân biệt được thông tin và vật mang tin.

2. Năng lực:

  1. - Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc
  2. - Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.

3. Phẩm chất:

  1. - Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
  2. - Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập

2. HS: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi

c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức

d. Tổ chức thực hiện:

- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.

doc 97 trang Cô Giang 28/10/2024 440
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022

Giáo án Tin học Lớp 6 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2021-2022
Ngày dạy: 05/9/2021
CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
Tiết 1: BÀI 1: THÔNG TIN VÀ DỮ LIỆU
Thời gian thực hiện : 01 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
- Nêu được ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin
- Phân biệt được thông tin và vật mang tin.
2. Năng lực:
- Phát triển năng lực nhận biết và hình thành nhu cầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu số khi giải quyết công việc 
- Từng bước nhận biết – một cách không tường minh – tính phi vật lí của thông tin, qua đó nâng cao năng lực tư duy trừu tượng.
3. Phẩm chất:
- Có thái độ cởi mở, hợp tác khi làm việc nhóm
- Có thái độ khách quan, khoa học khi tìm hiểu thế giới tự nhiên
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, phiếu học tập 
2. HS: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong cuộc sống hằng ngày, em nhìn thấy những con số, những dòng chữ, những hình ảnh trong sách; em nghe thấy tiếng chim hót, tiếng xe cộ đi lại trên đường. Tất cả những thứ đó được giác quan của em thu nhận và não xử lí để trở thành những hiểu biết của em về thế giới xung quanh.
Và để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài 1: Thông tin và dữ liệu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1: Thông tin và dữ liệu - Nghe gì? Thấy gì
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động để dần dần hình dung được khái niệm, nhận biết được các đặc điểm về dữ liệu và thông tin.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc thông tin ở hoạt động 1 và yêu cầu thảo luận, tìm ra lời giải.
Hãy đọc đoạn văn sau và cho biết: Bạn Minh đã thấy những gì và biết được điều gì để quyết định nhanh chóng qua đường?
“Trên đường từ nhà đến trường, Minh phải đi qua...chuyển sang màu đỏ”.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ.
+ GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 2 bạn đại diện 2 nhóm đứng dậy báo cáo kết quả làm việc của nhóm.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
Hoạt động 1. Nghe gì? Thấy gì?
Thấy gì?
Biết gì?
- Đường phố đông người, nhiều xe.
- Đèn giao thông dành cho người đi bộ đổi sang màu xanh.
- Các xe di chuyển chiều đèn đỏ dừng lại
- Có nguy cơ mất an toàn giao thông 
-> Phải chú ý quan sát.
- Có thể qua đường an toàn 
-> Quyết định qua đường nhanh chóng.


Hoạt động 2: Thông tin và dữ liệu – Tìm hiểu các khái niệm, mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a. Mục tiêu: Thông qua quá trình trả lời câu hỏi, đọc sgk HS nắm được khái niệm và mối quan hệ của thông tin và dữ liệu.
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu một HS đướng dậy đọc thông tin trong sgk.
- GV yếu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Từ hoạt động 1, em hãy đưa ra khái niệm về dữ liệu, thông tin và vật mang tin theo cách em hiểu?
+ Theo em, thông tin và dữ liệu có những điểm tương đồng và khác biệt nào?
+ Theo em, tiếng trống trường ba hồi chín tiếng là dữ liệu hay thông tin? Hãy giải thích rõ?
- GV yêu câu HS trả lời câu hỏi 1, 2 trang 6 sgk?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
+ GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
1. Thông tin và dữ liệu
a. Các khái niệm
- Thông tin là những gì đem lại hiểu biết cho con người về thế giới xung quanh và về chính bản thân mình.
- Thông tin được ghi lên vật mang tin trở thành dữ liệu. Dữ liệu được thể hiện dưới dạng những con số, văn bản, hình ảnh và âm thanh.
- Vật mang tin là phương tiện được dùng để lưu trữ và truyền tải thông tin, ví dụ như giấy viết, đĩa CD, thẻ nhớ...
b. Sự tương đồng và khác biệt giữa thông tin và dữ liệu:
+ Thông tin và dữ liệu cùng đem lại hiểu biết cho con người nên đôi khi được dùng thay thế cho nhau.
+ Dữ liệu gồm những văn bản, con số, hình ảnh, âm thanh... là nguồn gốc của thông tin.
- Phân tích tiếng trống trường
+ TH1: Tiếng trồng trường 3 hồi 9 tiếng là thông tin nế... với giáo viên: 
Các ví dụ đa dạng về xử lí thông tin trong các hoạt động của con người.
Một số ví dụ về việc máy tính giúp con người xử lí thông tin theo bốn bước xử lí thông tin cơ bản.
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS tiếp nhận thông tin.
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu một HS đứng dậy đọc to, rõ ràng hoạt động khởi động: Minh thích xem bóng đá và nhớ mãi một quả phạt đền. Khi cầu thủ thực hiện quả phạt, mắt anh ấy liên tục quan sát thủ môn và đoán xem góc nào của khung thành là sơ hở nhất. Sải bước, tạo đà, anh ấy đã khéo léo chiến thắng thủ môn bằng một cú sút rất mạnh vào góc cao của khung thành. 
- GV mời HS ngồi xuống, tiếp lời: Câu chuyện trên của Minh liên quan đến việc xử lí thông tin, và để hiểu hơn các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, chúng ta cùng đến với bài 2: Xử lí thông tin.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 1. Xử lí thông tin
a. Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lí ở mỗi hoạt động xử lí thông tin cơ bản.
b. Nội dung: GV trình bày, HS vận dụng sgk, kiến thức tiếp thu được để phát biểu và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc ví dụ về cầu thủ sút bóng.
- Sau khi đọc xong, GV chia lớp thành 4 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trong SGK.
+ Bộ nào của cầu thủ nhận được thông tin từ những giác quan nào?
+ Thông tin nào được bộ não cầu thủ ghi nhớ và sử dụng khi đá phạt?
+ Bộ não xử lí thông tin nhận được thành thông tin gì?
+ Bộ não chuyển thông tin điều khiển thành thao tác nào của cầu thủ?
+ Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm những hoạt động nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe bạn đọc, các nhóm tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn các nhóm khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc thầm bảng thông tin trong SGK. Sau khi kết thúc, GV hướng dẫn HS phân tích các bước xử lí thông tin.
- Sau đó, GV yêu cầu HS tìm một số ví dụ về hoạt động có ý thức của con người để phân tích các bước xử lí thông tin trong hoạt động đó.
- GV lưu ý HS: Mọi hoạt động của con người đều gắn liền với quá trình xử lí thông tin.
- GV yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi trang 9 sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS đọc thông tin, tiếp nhận kiến thức và lấy ví dụ và tập phân tích.
+ GV quan sát, hướng dẫn HS khi cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi 1 – 2 bạn đứng dậy nêu ví dụ và phân tích các bước xử lí thông tin.
+ GV gọi HS nhóm khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1/ Xử lí thông tin
NV1:
1. Mắt theo dõi thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
2. Thông tin về vị trí và động tác của thủ môn đối phương, vị trí quả bóng và khoảng cách giữa các đối tượng đó.
3. Bộ não dùng kinh nghiệm để xử lí thông tin về vị trí của thủ môn thành điểm sơ hở khi bảo vệ khung thành, từ đó chuyển thành thông tin điều khiển đôi chân của cầu thủ.
4. Bộ não chuyển thông tin điều khiển đến hệ thống cơ bắp, thành những thao tác vận động toàn thân, đặc biệt là sự di chuyển của đôi chân, thực hiện cú sút phạt với hiệu quả cao nhất.
5. Qúa trình xử lí thông tin của bộ não gồm bốn hoạt động: Thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền.
NV2: 
- Các bước xử lí thông tin
- HS nêu ví dụ và phân tích
Trả lời câu hỏi:
a. Em đang nghe chương trình ca nhạc trên Đài Tiếng nói Việt Nam là thu nhận thông tin.
b. Bố em xem chương trình thời sự trên ti vi là thu nhận và lưu trữ thông tin.
c. Em chép bài trên bảng vào vở là lưu trữ thông tin và có thể là xử lí thông tin nữa.
d. Em thực hiện một phép tính nhẩm là xử lí thông tin.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 trang 11, sgk
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Câu 1. Vật mang tin xuất hiện trong hoạt động lưu trữ của quá trình xử lí thông tin. Bộ nhớ ngoài là vật mang tin. 
- GV gọi HS đứng dậy trình bày, gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức...
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu HS thực hiện bài tập 2 trang 11, sgk
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Câu 2. 
a) Quan sát đường đi của tàu biển: Thu nhận thông tin.
b) Ghi chép các sự kiện của một chuyến tham quan: Lưu trữ thông tin.
c) Chuyển thể một bài văn xuôi thành văn vần: Xử lí thông tin.
d) Thuyết trình chủ để tình bạn trước tập thể lớp: Truyền thông tin.
- GV gọi HS đứng dậy trình bày, gọi HS khác nhận xét, GV đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ và thực hiện bài tập 2 phần vận dụng trang 11, sgk.
- HS tiếp nhận, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Ngày dạy: ...../...../2021
Tiết 5 - BÀI 3
THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...
2. Năng lực:
- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin 
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,...
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV trình bày vấn đề: Trong bài học trước, chúng ta đã biết rằng máy tính có thể xử lí được thông tin nhưng làm thế nào để máy tính có thể hiểu được những dữ liệu chúng ta chuyển cho nó xử lí?
Con người dùng các chữ số, chữ cái và kí hiệu để diễn đạt suy nghĩ của mình cho người khác hiểu, tuy nhiên máy tính thông dụng hiện nay chỉ làm việc với hai kí hiệu là 0 và 1. Cụ thể chúng ta cùng đến với hoạt động 1: Mã hóa
- Gv hướng dẫn hoạt động 1: Cho các số từ 0 đến 7 được viết thành dãy tăng dần từ trái sang phải. Em hãy quan sát hình 1.3 và đọc hướng dẫn để biết cách mã hóa số 4.
Cách thực hiện như sau:
- Bước 1. Thu gọn dãy số bằng cách sau
Chia dãy số thành 2 nửa (trái, phải) đều nhau
Kiểm tra xem số 4 thuộc nửa trái hay nửa phải
Ghi lại vị trí của số 4 (trái hoặc phải)
Bỏ đi nửa dãy số không chứa số 4. Giữ lại nửa dãy số chứa số 4
Sau mỗi lần thực hiện, dãy số được thu gọn còn một nửa. Thực hiện thu gọn dãy số ba lần cho đến khi còn lại số 4.
- Bước 2: Chuyển dãy vị trí thu được (phải, trái, trái) thành 0,1 theo quy tắc: trái thành o, phải thành 1. Như vật số 4 được mã hóa thành 100.
- GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Hãy mã hóa số 3 và số 6 theo cách như trên. Hai dãy kí hiệu nhận được có giống nhau không?
- HS thảo luận, trả lời: Hai dãy kí hiệu nhận được không giống nhau. Số 3 mã hóa thành 011. Số 6 mã hóa thành 110
=> GV dẫn vào bài học mới, bài 3: Thông tin trong máy tính.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động 2.1: Biểu diễn thông tin trong máy tính – Biểu diễn số
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn được thông tin con số dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV nhắc lại cách chuyển đổi trong hoạt động 1. 
Mỗi số từ 0 đến 7 có thể chuyển thành một dãy gồm 3 kí hiệu 0 và 1 như sau:
0
1
2
3
4
5
6
7
000
001
010
011
00
101
110
111
GV đưa ra câu hỏi, HS trả lời:
+ Bằng cách mã hóa như trên thì với dãy đã cho dài gấp đôi thì mỗi số sẽ được chuyển thành dãy có bao nhiêu kí hiệu 0 và 1. Lấy một số bất kì để chứng minh câu trả lời đó?
+ Theo em, như thế nào gọi là dãy bit? Kí hiệu của dãy bit là gì?
+ Chúng ta có thể chuyển một số bất kì thành một dãy bit được không?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận câu hỏi và tiến hành thảo luận.
+ GV quan sát, hướng dẫn khi học sinh cần sự giúp đỡ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trình bày kết quả
+ GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ Hs ghi chép bài đầy đủ vào vở.
1. Biểu diễn thô...yển cả hình vẽ thành dãy bit băng cách nối các dãy bit của các dòng lại với nhau (từ trên xuống dưới).
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
a. Chuyển đổi mỗi dòng trong hình thành 1 dãy bit
b. Chuyển cả hình thành 1 dãy bit: 01100110 10011001 10000001 01000010 01000010 00100100 00111100 00011000
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Dãy bit là gì?
A. Là dãy những kí hiệu 0 và 1
B. Là âm thanh phát ra từ máy tính
C. Là một dãy chỉ gồm 2 chữ số
D. Là dãy những chữ số từ 0 đến 9
Câu 2: Máy tính sử dụng dãy bit để làm gì?
A. Biểu diễn các số
B. Biểu diễn văn bản
C. Biểu diễn hình ảnh, âm thanh
D. Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh
- HS tiếp nhận, trả lời câu hỏi:
Câu 1: Đáp án A
Câu 2: Đáp án D
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 3: THÔNG TIN TRONG MÁY TÍNH (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Giải thích được việc có thể biểu diễn thông tin chỉ với hai kiểu kí hiệu 0 và 1
- Biết được bit là đơn vị nhỏ nhất trong lưu trữ thông tin
- Nêu được tên và độ lớn của các đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ thông dụng như đĩa quang, đĩa từ, thẻ nhớ,...
2. Năng lực
- Hình thành tư duy về mã hóa thông tin 
- Ước lượng được khả năng lưu trữ của các thiết bị nhớ
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Hình thành ý thức về sự đo lường, từ đó cân nhắc mức độ của các hành vi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, phòng máy vi tính, máy chiếu, hình vẽ thể hiện quy tắc chuyển chữ, hình, tiếng thành dãy bit như trong sgk. Với chữ có thể mở rộng bảng mã hóa để HS mã hóa một âm tiết như FACE, HOCSINH hay TINHOC,...
2. Đối với học sinh: Sgk, dụng cụ học tập, đọc bài trước theo sự hướng dẫn của giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở tiết trước cho HS, giúp học sinh củng cố lại kiến thức thông qua bài tập nhanh.
b. Nội dung: Yêu cầu hs nhắc lại kiến thức về các cách biểu diễn thông tin trong máy tính, hs trao đổi trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV đặt câu hỏi: 
Câu 1: Ở tiết học trước, chúng ta đã được học mấy cách biểu diễn thông tin trong máy tính? Đó là những cách nào?
Câu 2: Hai học sinh lên bảng chuyển đổi mỗi dòng trong hình dưới đây thành dãy bit?
- Hs tiếp nhận câu hỏi, xung phong trả lời
Câu 1: Có 4 cách biểu diễn thông tin trong máy tính: Biểu diễn số, văn bản, hình ảnh, âm thanh.
Câu 2: 
=> GV nhận xét, đánh giá và hướng dẫn HS vào tiết học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Đơn vị đo thông tin 
a. Mục tiêu: Hs giải thích được, có thể biểu diễn âm thanh dưới dạng dãy bit.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nội dung sgk và trả lời câu hỏi:
+ Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng nào? Và được lưu trữ trong các thiết bị nào? 
+ Để đo dung lượng thông tin người ta dùng đơn vị nào?
+ Hãy nêu một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin mà em biết?
+ Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu ở đâu?
+ GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1. Em hãy quan sát hình sau và cho biết thông tin về dung lượng của từng ổ đĩa?
Câu 2. Em hãy quan sát hình sau và cho biết dung lýợng của mỗi tệp
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe GV giảng bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi
+ GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS trả lời câu hỏi
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức
+ HS ghi chép bài đầy đủ vào vở
2. Đơn vị đo thông tin
- Thông tin máy tính được tổ chức dưới dạng tệp.
- Đực lưu trữ trong các thiết bị như thẻ nhớ, đĩa cứng...
- Để đo dung lượng thông tin người ta thường dùng đơn vị byte (dãy 8 bit liên tục).
- Một số đơn vị cơ bản đo dung lượng thông tin khác: 
+ Ngoài bộ nhớ trong, dung lượng máy tính còn trao đổi dữ liệu với các bộ nhớ ngoài như thẻ nhớ, đĩa quang, đĩa cứng, ...Trong đó, thẻ nhớ là loại được sử dụng ưa thích vì nhỏ gọn mà lưu trữ được nhiều dữ liệu.
Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Dung lượng của từng ổ đĩa
Ổ đĩa C: 109 GB
Ổ đĩa E: 111 GB
Ổ đĩa F: 169 GB
Ổ đĩa G: 186 GB
Câu 2: Dung lượng của từng tệp
IMG_0013.jpg :    372 KB
IMG_0014.jpg :    408KB
IMG_0023.jpg :    482 KB
IMG_0024.jpg :    512 KB
IMG_0038.jpg :    372 KB
IMG_0039....c những thành phần chính của một mạng máy tính (máy tính và các thiết bị kết nối) và tên của một vài thiết bị mạng cơ bản như máy tính, bộ chuyển mạch, bộ định tuyến, bộ định tuyến không dây...
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 3 trang 18 sgk:
+ Quan sát hình 2.1 và cho biết những thiết bị nào đang được nối vào mạng?
+ Các thiết bị đó được nối với nhau như thế nào? Qua các thiết bị trung gian nào?
- GV gọi 1 HS đứng dậy đọc to, rõ ràng nội dung thông tin phần 2 trong sgk và yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi:
+ Em hãy quan sát hình 2.1 và cho biết:
a. Tên các thiết bị đầu cuối
b. Tên các thiết bị kết nối
+ Em hãy kể tên một số cách kết nối không dây mà em biết?
+ Em hãy nêu ví dụ cho thấy kết nối không dây thuận tiện hơn kết nối có dây?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nghe bạn đọc bài, tiếp nhận thông tin, trả lời câu hỏi
+ GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS xung phong đứng tại chỗ trả lời câu hỏi.
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Các thành phần của mạng máy tính
Hđ3:
- Tất cả thiết bị trong hình đều được kết nối vào mạng.
- Chúng được kết nối với nhau bằng dây dẫn mạng hoặc sóng vô tuyến.
- Các thiết bị kết nối trong hình: Bộ chuyển mạch và bộ định tuyến không dây.
Trả lời câu hỏi:
- a. Thiết bị đầu cuối: máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay, điện thoại di động, máy quét, máy in.
 b. Thiết bị kết nối: Bộ chuyển mạch, bộ định tuyến không dây, đường truyền dữ liệu,...
- Một số cách kết nối không dây: bluetooth, wifi...
- Ví dụ: Máy tính bàn chỉ sử dụng được ở nhà, máy laptop có thể sử dụng bất cứ đâu có mạng wifi.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 trong sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Câu đúng: Máy tính kết nối với nhau để chia sẻ thiết bị (A) và trao đổi dữ liệu (C).
Câu 2. Trong hình 2.2, thiết bị có kết nối không dây là: máy tính xách tay (B), điện thoại di động (C).
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc và thực hiện BT1phần vận dụng, trang 19sgk, nhóm có đáp án đúng nhiều nhất được tặng điểm số.
- Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận và đưa ra các đáp án.
- GV nhận xét, đánh giá và khen ngợi, cho điểm nhóm có nhiều đáp án đúng, GV chuẩn kiến thức.
Ngày dạy: .../.../2021
Tiết 9 + 10: BÀI 5
INTERNET (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Biết Internet là gì?
- Biết một số đặc điểm và lợi ích chính của Internet
2. Năng lực
- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy loogic, năng lực phân tích và giải quyết vấn đề, giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
- Nội dung trong bài học gắn liền với thực tế nên giúp các em vận dụng được kiến thức của bài học vào cuộc sống một cách linh hoạt và sáng tạo.
3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, một số hình ảnh về Internet, nội dung hoạt động nhóm, phiếu đánh giá, bảng nhóm cho hoạt động nhóm, máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: Sgk, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về Internet.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài thực hành.
b. Nội dung: HS đọc thông tin trong sgk, thực hiện yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu 2 HS đứng dậy, đóng vai An và Minh đọc đoạn mở đầu.
- GV nhận xét hai bạn đóng vai, đặt vấn đề: Đoạn hội thoại trên đang giới thiệu với chúng ta về mạng internet. Vậy Internet là gì và nó có những đặc điểm và lợi ích gì, chúng ta cùng đến với bài 5: Internet
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Internet 
a. Mục tiêu: Biết được Internet là gì.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 – 6) bạn, yêu cầu các n... thông tin như: hệ thống các trang web (www), tìm kiếm, thư điện tử...
- Internet cung cấp môi trường làm việc từ xa giúp đào tạo, hội thảo, học tập, kinh doanh, tư vấn, kết nối mọi người vượt qua khoảng cách và mọi sự khác biệt,...
Trả lời câu hỏi:
Những việc mà Internet có thể làm: a, b, d, e.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 trong sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Muốn máy tính kết nối được internet, người sử dụng cần đăng kí với một nhà cung cấp dịch vụ Internet để được hỗ trợ cài đặt và cấp quyền truy cập Internet.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 phần vận dụng trang 22 sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Internet là một kho học liệu vô tận. Mọi người đều có thể tra cứu tài liệu để học tập và nghiên cứu, chia sẻ và tìm kiếm thông tin, dạy và học trực tuyến, đào tạo từ xa... Internet mang lại rất nhiều lợi ích của các bạn Hs trong việc học tập, trau dồi kiến thức và nâng cao trình độ....
Câu 2. Internet là mạng máy tính toàn cầu, nhờ đó mà thông tin được trao đổi và truyển tải đi khắp nơi, mang lại nhiều lợi ích cho con người và cho sự phát triển của xã hội. Ngày nay, Internet có vai trò quan trọng ở rất nhiều lĩnh vực và góp phần thúc đẩy mối quan hệ về văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội trên toàn cầu. Các công ty về máy tính và phần mềm không ngừng nâng cấp, sáng tạo và dành các khoản đầu tư lớn để cho ra mắt các sản phẩm mới, các phiên bản tốt hơn. Các nhà mạng cũng ngày càng nâng cao chất lượng các dịch vụ để Internet được sử dụng phổ biến và hiệu quả hơn. Chính vì vậy mà Internet được sử dụng rộng rãi và ngày càng phát triển.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
-------------------------------------------------
Ngày dạy:....../...../2021
Tiết 11
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: sử dụng kiến thức đã học để làm bài kiểm tra
2. Năng lực
- Phát triển tư duy loogic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết các vấn đề.
- Nội dung trong bài học được gắn với thực tế, giúp ích nhiều cho các em trong việc tích lũy kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ và vận dụng vào cuộc sống.
- Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, biết chia sẻ, tăng cường giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đối với giáo viên: Giáo án, nội dung hoạt động nhóm, nội dung thực hành, một số hình ảnh liên quan đến bài học, bảng nhóm, máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: Sgk, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về WWW.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: HS tiếp nhận thông tin
c. Sản phẩm học tập: Thái độ của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV nêu vấn đề: Khi truy cập internet, em sẽ bước vào một thế giới thông tin vô cùng rộng lớn. Các trang thông tin trên Internet sẽ đưa em đi từ những câu chuyện hấp dẫn đến những bản nhạc du dương, từ những hình ảnh đẹp đến những kho tri thức quý giá. Các trang thông tin được nối với nhau tạo thành một mạng giống như mạng nhện khổng lồ bao trùm lên cả thế giới nên nó được gọi là mạng thông tin toàn cầu. Vậy để các em nắm rõ hơn về mạng thông tin toàn cầu. Chúng ta cùng đến với nội dung bài 6: Mạng thông tin toàn cầu.
- HS lắng nghe, ghi tên bài học vào vở.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tổ chức thông tin trên Internet 
a. Mục tiêu: 
- Biết được cách tổ chức thông tin trên một cuốn sách và trên Internet. Sự khác nhau giữa chúng
- Nêu được các dạng thông tin trên Internet
- Nhận biết dược sự khác nhau giữa văn bản và siêu văn bản.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục tiêu: thu bài kiểm tra
2. Nội dung: nhận xét tiết kiểm tra
3. Sản phẩm: bài kiểm tra
4. Tổ chức thực hiện: GV thu bài và giải đáp qua phần nội dung bài kiểm tra
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:
1. Mục tiêu: luyện tập, củng cố nội dung đã học
2. Nội dung: sử dụng kiến thức đã học để trả lời và trao đổi
3. Sản phẩm: bài kiểm tra
4. Tổ chức thực hiện: GV thu bài và giải đáp qua phần nội dung bài kiểm tra
Ngày dạy: .../.../2021
CHỦ ĐỀ 3: 
TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TỔ CHỨC THÔNG TIN
Tiết 12 +13: BÀI 6
MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trình bày được sơ lược về các k...nh duyệt web.
- GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức, yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi trang 25 sgk:
+ Em hãy kể tên một số trình duyệt mà em biết?
+ Để truy cập một trang web ta cần làm thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS nhận yêu cầu của GV, tổ chức thảo luận, đưa ra kết quả.
+ GV quan sát, nhận xét và hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Một số HS đứng dậy trình bày kết quả.
+ GV gọi HS khác đánh giá, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
2. Trình duyệt
- Trình duyệt là phần mềm giúp người dùng truy cập các trang web trên internet.
- Người sử dụng có thể theo các liên kết để khai thác thông tin từ các trang web.
Trả lời câu hỏi:
- Tên một số trình duyệt: Firefox, Google Chrome, Microsoft edeg, Safari, Coc Coc, Opera...
- Để truy cập vào một trang web ta cần sử dụng một trình duyệt.
+ Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt.
+ Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ của trình duyệt.
+ Nhấn phím enter.
Hoạt động 3: Thực hành – Khai thác thông tin trên trang web
a. Mục tiêu: Khai thác được thông tin trên một số trang web thông dụng như tra từ điển, xem thời tiết, thời sự...
b. Nội dung: GV hướng dẫn, HS tiến hành thực hành
c. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV bố trí HS thực hành trên mỗi máy (tùy vào điều kiện phòng máy của trường).
- GV phổ biến nhiệm vụ thực hành, yêu cầu cần đạt để cả lớp nắm được.
- GV thực hiện trên máy tính và hướng dẫn HS từng bước sau:
+ Mở trình duyệt Google Chrome, nháy đúp lên biểu tượng -> Nhập địa chỉ www.vi.wikipedia.org vào thanh địa chỉ -> Nháy chuột vào Wikipedia, bách khoa toàn thư mở.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS thực hành, GV quan sát hướng dẫn cho HS.
Bước 3: Báo cáo, đánh giá
+ Kết thúc bài thực hành, GV chấm điểm những bài làm tốt, cùng HS nhận xét, đánh giá bài thực hành.
3. Thực hành
Sau thực hành HS biết được:
- Sử dụng trình duyệt để vào các trang web theo hướng dẫn.
- Duyệt web để xem thông tin trên các trang.
- Lưu địa chỉ trang web trên thanh Bookmark.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 phần luyện tập trang 27sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Nối 1 – c; 2 – d; 3 – a; 4 - b
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 phần vận dụng trang 27 sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Điểm khác nhau giữa cách tổ chức thông tin trong một cuốn sách và tổ chức thông tin trên Inernet:
- Trong sách: Thông tin được tổ chức tuần tự theo chủ để hoặc chương, bài, phần, nội dung từng phần. Khi người dùng cần tìm kiếm thông tin thì phải theo tuần tự, xem nội dung đó thuộc bài nào, chương mấy, ở trang nào trong sách. Đây là cách tổ chức tuyến tính.
- Trên WWW: Thông tin tổ chức dưới dạng siêu văn bản. Người sử dụng có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung các trang web khi máy tính được kết nối với Internet. Các liên kết giúp người sử dụng dễ dàng di chuyển đến một trang web cụ thể có liên quan đến nội dung cần quan tâm, không theo tuần tự. Đây là cách tổ chức phi tuyến tính.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Hấp dẫn, sinh động
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 7: TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Nêu được công dụng của máy tìm kiếm
- Xác định được từ khóa ứng với một mục đích tìm kiếm cho trước
- Thực hiện được việc tìm kiếm và khai thác thông tin trên Internet
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Phát triển năng lực tư duy, kĩ năng tìm kiếm nhanh và chính xác, sàng lọc và lựa chọn thông tin về một vấn đề. Hình thành năng lực tổ chức, lãnh đạo, hợp tác.
- Nội dung trong bài học giúp ích nhiều cho các em trong thực tế, tích hợp các môn học, tích lũy và mở rộng kiến thức, vận dụng cho việc học tập và giải trí.
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tính chính xác và cẩn trọng.
II. THI... Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 + 2 phần luyện tập trang 31sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án D
Câu 2. Đáp án C
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập 1+ 2 phần vận dụng trang 31 sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, về nhà thực hiện nhiệm vụ, báo cáo kết quả thực hiện. 
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học, chuẩn kiến thức cuối cùng.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
BÀI 8: THƯ ĐIỆN TỬ (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Biết được thư điện tử là gì
- Nêu được những ưu, nhược điểm cơ bản của dịch vụ thư điện tử so với các phương thức liên lạc khác.
- Biết tài khoản thư điện tử, hộp thư điện tử, thành phần của địa chỉ thư điện tử.
- Thực hiện được một số thao tác cơ bản: đăng kí tài khoản thư điện tử, đăng nhập, soạn, gửi, đăng xuất thư điện tử.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Phát triển năng lực tư duy, tổ chức, hợp tác
- Nội dung trong bài học có tính ứng dụng cao trong thực tế, rất hữu ích. Qua đó, các em thấy được sự kết nối giữa kiến thức học được và cuộc sống.
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Các hoạt động luôn hướng đến việc khuyến khích các em có ý thức trách nhiệm, tuân thủ các quy định, cởi mở và tăng thêm mối liên hệ với bạn bè, người thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, một số bức thư gửi bưu điện, thư điện tử, vài hình ảnh về các phương thức liên lạc khác, nội dung hoạt động nhóm, bảng nhóm, máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh: Sgk, SBT, bút màu, tìm hiểu trước một số kiến thức về thư điện tử cùng các phương thức liên lạc khác.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV trình bày, HS lắng nghe, trả lời
c. Sản phẩm học tập: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS quan sát ba hình sau và trả lời: Mỗi bức ảnh cho em biết điều gì?
- HS quan sát, thảo luận, có ý kiến về các phương thức liên lạc ở các hình ảnh.
+ Hình 1: Bồ câu đưa thư
+ Hình 2: Gửi thư qua bưu điện
+ Hình 3: Gửi thư điện tử
- GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học mới: Bài 8: Thư điện tử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thư điện tử. Tài khoản thư điện tử 
a. Mục tiêu: 
- Biết được thư điện tử là gì
- Biết tài khoản thư điện tử, hộp thư điện tử, thành phần của địa chỉ thư điện tử.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thực hiện yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm thực hiện hoạt động 1 trang 32 sgk:
+ Để soạn và gửi một bức thư qua đường bưu điện thì cần những gì và thực hiện như thế nào?
+ Em biết gì về thư điện tử? Tài khoản thư điện tử?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ Các nhóm HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo. Nhóm thảo luận, viết câu trả lời vào bảng nhóm.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ Nhóm trưởng trình bày kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV cùng HS nhận xét, đánh giá, chọn ra nhóm làm tốt, nhóm cần góp ý
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới về thư điện tử, tài khoản thư điện tử cùng các lưu ý.
- GV giới thiệu một số nhà cung cấp dịch vụ thư diện tử miễn phí: google, iCoud Mail, Yahoo,....
- GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức, yêu cầu HS thực hiện trả lời câu hỏi củng cố kiến thức trang 33sgk.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS xung phong đứng tại chỗ trình bày kết quả.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa ra các câu trả lời chính xác và khái quát.
1. Tổ chức thông tin trên Internet
NV1:
- Thư gửi qua đường bưu điện:
+ Vật liệu: bút, mực, giấy, phong bì, tem thư.
+ Bên ngo...h thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án C
Câu 2. Một người có thể mở được nhiều tài khoản thư điện tử với các tên khác nhau. Mỗi hộp thư sẽ có một địa chỉ riêng, không bao giờ trùng với địa chỉ thư điện tử khác.
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV tổ chức trò chơi giải ô chữ trang 36 sgk cho HS tham gia. 
- HS lắng nghe câu hỏi, nhanh chóng giơ tay trả lời ô chữ hàng ngàng
1.TAIKHOAN 2. MATKHAU 3. NGUOINHAN 4. DANGNHAP
5. DIACHI 6. TEP 7. DANGXUAT 8. HOPTHU 9.GUI
Từ khóa màu xanh: THUDIENTU
- GV nhắc lại kiến thức trọng tâm của bài học, chuẩn kiến thức cuối cùng.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phù hợp với mục tiêu, nội dung
- Báo cáo thực hiện công việc.
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
CHỦ ĐỀ D. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ
BÀI 9: AN TOÀN THÔNG TIN TRÊN INTERNET (2 TIẾT)
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần dạt:
- Biết được một số tác hại và nguy cơ bị hại khi sử dụng Internet. Nêu và thực hiện được một số biện pháp phòng ngừa cơ bản với sự hướng dẫn của GV.
- Trình bày được tầm quan trọng của sự an toàn và hợp pháp của thông tin cá nhân và tập thể, nêu được ví dụ minh họa.
- Bảo vệ được thông tin và tài khoản cá nhân với sự hỗ trợ của người lớn.
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
2. Năng lực
a. Năng lực tin học:
- Thông qua các hoạt động học tập, HS được hình thành và phát triển tư duy lôgic, khả năng phán đoán, phân tích và giải quyết vấn để. Các hoạt động thảo luận nhóm và trình bày bài giúp các em phát triển năng lực hợp tác, giao tiếp và thuyết trình.
- Nội dung trong bài học gắn kết kiến thức trong sách vở với thực tế, được tích hợp kiến thức của nhiều môn học nhằm kết nối trị thức với cuộc sống.
b. Năng lực chung: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, hợp tác, trao đổi nhóm.
3. Phẩm chất: Các hoạt động khuyến khích các em cởi mở, thận trọng, có ý thức trách nhiệm với bản thân và tập thể. Bài học cũng giúp hướng dẫn và nâng cao kĩ năng sống cũng như sự tự tin cho các em.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên: Giáo án, nội dung hoạt động nhóm, bảng nhóm, máy tính, máy chiếu. Một số thông tìn về các sự việc đã xảy ra trong thực tế liên quan đến bài học (qua báo, đài, ti vi).
2. Đối với học sinh: đồ dùng học tập, tìm hiểu trước một số kiến thức liên quan đến bài học: các nguy cơ có thể gặp trên Internet và cách phòng tránh, cách bảo vệ thông tin cá nhân và tập thể, cách chia sẻ thông tin an toàn và hợp pháp, cách nhận biết một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đóng đoạn hội thoại phần khởi đầu.
c. Sản phẩm học tập: HS trình diễn phần đóng vai
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu hai HS đóng vai hai bạn An và Minh thể hiện đoạn hội thoại của phần khởi động trước lớp.
Một buổi sáng, Minh đến lớp với vẻ mặt buồn thiu tìm An để nói chuyện
Minh: Bạn biết không, tối qua tớ làm hỏng máy tính rồi. Tớ lo là các tệp ảnh chụp hôm đi dã ngoại trong máy bị mất.
An: Bạn đã làm gì để xảy ra sự cố này?
Minh: Tớ tải một phần mềm trò chơi trên mạng và cài đặt, máy tính khởi động lại rồi bị treo luôn
An: Máy tính của bạn có cài phần mềm chống virus không?
Minh: Có! Nhưng vì háo hức muốn chơi nên tớ đã bỏ qua cảnh báo khi cài đặt.
An: Vấn đề là ở chỗ ấy đấy! Máy tính nhà bạn có thể đã nhiệm virus hoặc mã độc rồi. Bạn nên nói với bố mẹ nhờ chuyên gia máy tính kiểm tra xem sao.
- GV nhận xét, đánh giá màn đóng vai của hai bạn, tuyên dương 2 bạn đã có tinh thần xung phong. GV đặt vấn đề vào bài học mới, bài 9: An toàn thông tin trên Internet.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tác hại và nguy cơ khi dùng Internet
a. Mục tiêu: 
- HS nêu được các nguy cơ gây hại mà người sử dụng có thể gặp trên internet
- HS nhận thức được mức độ gây hại của các nguy cơ đó.
b. Nội dung: Tìm hiểu nội dung trong sgk, nghe giáo viên hýớng dẫn, học sinh thực hiện yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho 1 bạn HS đọc to, rõ ràng yêu...Đặt mật khẩu cho máy tính
+ Không chia sẻ thông tin cá nhân và thông tin của người thân, bạn bè trên mạng hay cho người khác (trừ trường hợp cần thiết),...
2. HS trả lời theo ý kiến của riêng mỗi người.

Hoạt động 3: An toàn thông tin
a. Mục tiêu: 
- Nêu được một vài cách thông dụng để chia sẻ thông tin của bản thân và tập thể sao cho an toàn và hợp pháp.
- Nhận diện được một số thông điệp lừa đảo hoặc mang nội dung xấu.
b. Nội dung: GV nêu yêu cầu, HS tham khảo nội dung sgk, vận dụng kiến thức thảo luận và thực hiện.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho 1 bạn HS đọc to, rõ ràng yêu cầu của HĐ3. Sau đó, GV yêu cầu HS thực hiện thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập của hoạt động 3. 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS lập nhóm, thảo luận và tìm ra câu trả lời.
+ GV quan sát, hỗ trợ khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ GV gọi đại diện nhóm đứng dậy nêu lên câu trả lời của cặp sau khi thảo luận.
+ GV gọi HS một số bạn khác đánh giá câu trả lời nhóm vừa trình bày.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét và chọn ra nhóm làm tốt, nhóm cần góp ý.
Nhiệm vụ 2:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- HS đọc phần nội dung kiến thức mới về an toàn thông tin
- GV chốt kiến thức cơ bản trong hộp kiến thức
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, thực hiện hoạt động 4:
+ Một bạn quen trên mạng xin số điện thoại và địa chỉ của em để gặp nhau nói chuyện? Em có nên cho không? Tại sao?
+ Em được một bạn gửi qua mạng cho một số thông tin không tốt về một số bạn khách cùng lớp. Em có nên đăng lên mạng để mọi người cùng biết không?
- GV cho HS đọc kiến thức mới, chốt nội dung trong hộp kiến thức.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
+ HS ghi ý chính vào vở và tiếp tục suy nghĩ, trả lời câu hỏi
+ GV quan sát HS hoạt động, nhắc nhở và hỗ trợ khi HS cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
+ HS xung phong đứng tại chỗ trình bày kết quả.
+ GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét, bổ sung ý (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
+ GV đánh giá, nhận xét, đưa ra các câu trả lời chính xác và khái quát.
1. Tổ chức thông tin trên Inter
net
NV1: Phiếu BT HĐ3
1. Một số người nhận thư có thể tỏ thái độ khó chịu với Minh, nghĩ là Minh không tốt; có bạn phê phán Minh; có bạn hỏi lại Minh thực hư sự việc;...
2. Bạn không nên mở liên kết hoặc thư điện tử đó. Trao đổi với bố mẹ hoặc thầy cô sự việc đó và xin lời khuyên.
3. Để bảo vệ tài khoản thư điện tử, ta cần: Đặt mật khẩu mạnh để không bị người khác đoán biết, bảo vệ mật khẩu, đăng xuất khi dùng xong, cài đặt phần mềm diệt virus,...
NV2: HĐ4
1. Em không cho người quen trên mạng số điện thoại và địa chỉ của em. Không hẹn gặp người nói chuyện với người đó vì có thể gặp điều không hay.
2. Em sẽ không đăng tin không tốt về bạn cùng lớp trên mạng. Em sẽ tìm hiểu để biết thông tin đó đúng hay sai và có thể làm gì để giúp đỡ bạn.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua bài tập 
b. Nội dung: Sử dụng sgk, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập
c. Sản phẩm học tập: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1, 2 phần luyện tập trang 41sgk:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Câu 1. Đáp án A, B, D, E
Câu 2: Đáp án A, B, C, D, E
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập, củng cố kiến thức.
b. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để hỏi và trả lời, trao đổi
c. Sản phẩm học tập: Đáp án của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS thực hiện bài tập 1 phần luyện tập trang 41sgk: Em hãy đưa ra một số cách nhận diện những trò lừa đảo trên Internet?
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận, đưa ra đáp án:
Những trò lừa đảo trên mạng thường là những lời quảng cái đánh vào lòng tham vật chất, những lời dụ dỗ, rủ rê làm những việc liên quan đến các vấn đề nhạy cảm, những tin nhắn tự giới thiệu là người quen của cha mẹ để bảo em làm điều gì đó mà không cho bố mẹ biết, tin nhắn của người lạ hay đại diện cho một tổ chức nào đó liên quan đến tiền bạc, những lời giới thiệu gây sự tò mò, hiếu kì,...
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
IV. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
Hình thức đánh giá
Phương pháp
đánh giá
Công cụ đánh giá
Ghi Chú
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Gắn với thực tế
- Tạo cơ hội thực hành cho người học
- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học
- Hấp dẫn, sinh động
- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học
- Phiếu học tập
- Hệ thống câu hỏi và bài tập
- Trao đổi, thảo luận

V. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)
PHIẾU BÀI TẬP HOẠT ĐỘNG 3
* * * 
Câu 1: Sau giờ thực hành ở phòng máy, bạn Minh quên đăng xuất tài khoản thư điện tử của mình và một ai đó đã dùng tài khoản thư điện tử của Minh để 

File đính kèm:

  • docgiao_an_tin_hoc_lop_6_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc_2021_202.doc