Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
+ Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt.
+ Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
+ Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể.
* Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh:
+ Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn…
Môn Lịch sử:
- Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925.
c. Môn Giáo dục công dân:
- Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị
- Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Năng lực
-Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm.
+ Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ.
3. Phẩm chất
-Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc.
- Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống.
II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
+ Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”.
+ Chân dung tác giả, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Chương trình cả năm
Ngày soạn: Ngày dạy Tiết : Tuần 1 Tiết 1: Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể. * Tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh: + Lối sống giản dị, phong thái ung dung, tự tại: Vẻ đẹp trong phong cách lãnh tụ Hồ Chí Minh: sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị, thanh cao và khiêm tốn Môn Lịch sử: - Lịch sử 9: bài Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 đến 1925. c. Môn Giáo dục công dân: - Giáo dục công dân 7, bài 1: Sống giản dị - Giáo dục công dân 9, bài 7: Kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. d. Môn Âm nhạc: Một số bài hát ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh. 2. Năng lực -Năng lực chung: năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. - Năng lực chuyên biệt: + Đọc hiểu một văn bản nghị luận:bố cục, luận điểm. + Viết: rèn luyện thêm cách viết một văn bản nghị luận. Viết đoạn văn thể hiện những suy nghĩ tình cảm về một tác phẩm văn nghệ. 3. Phẩm chất -Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. - Học hỏi và trau chuốt ngôn ngữ để vận dụng vào việc diễn đạt trong văn bản và đời sống. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác- “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + GV giao câu hỏi: GV: Tổ chức cuộc thi "Bác Hồ trong em" HS thi đọc những bài thơ , câu chuyện ca ngợi lối sống giản dị, thanh cao của Bác - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt vào bài: Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước- nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới ( UNESCO phong tặng năm 1990). Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh. Để giúp các em hiểu được phong cách Hồ Chí Minh được tạo bởi những yếu tố nào và được biểu hiện cụ thể ở những khía cạnh gì, bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được điều đó. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN TRẢ LỜI B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động : Giới thiệu chung vê tác giả, tác phẩm a. Mục đích: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên: Giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Anh Trà ? Cho biết xuất xứ của văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh" ? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS - GV chốt kiến thức: Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bố cục VB a. Mục đích: Giúp HS nắm được thể loại, PTBĐ b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên hướng dẫn cách đọc: Chậm rãi, nhấn mạnh những lời bình + Giáo viên đọc mẫu một đoạn, học sinh đọc tiếp GV đặt câu hỏi: ? Văn bản có tựa đề Phong cách HCM. Tác giả không giải thích phong cách là gì nhưng qua nội dung văn bản em hiểu từ phong cách trong trường hợp này có ý nghĩa như thế nào ? ? Xét về nội dung, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Tại sao em lại khẳng định như vậy? ? Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? ? Chỉ ra bố cục của văn bản? ? Nhận xét gì về bố cục của văn bản? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + HS đọc yêu cầu. + HS hoạt động cá nhân. + HS hoạt động nhóm. + HS thảo luận. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS =>GV chốt: * Giáo viên giải thích thêm các từ: + Bất giác: 1 cách tự nhiên, ngẫu nhiên, không dự định trước. +...GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Tự đánh giá, em thấy mình đã nắm được các đơn vị kiến thức nào? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Nghe câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức + Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc nội dung của phần 1: Vẻ đẹp phong cách văn hoá HCM là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. + Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Nắm chắc về tác giả, tác phẩm, nội dung phần phân tích. +Em học tập gì về phương pháp thuyết minh của tác giả? + Soạn tiếp phần còn lại: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, soạn bài tiếp: Nét đẹp trong lối sống giản dị mà thanh cao của chủ tịch Hồ Chí Minh, Nghệ thuật, Nội dung của văn bản, -Tìm những câu chuyên nói về sự giản dị của Bác: câu chuyện chiếc gối, nấu cháo bằng cơm nguội, câu chuyện về đôi dép cao su của Bác.... Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 Tiết 2 ( Tiếp) Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH ( Lê Anh Trà) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Nắm một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt. + Hiểu ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Nắm đặc điểm của kiểu bài Nghị luận xã hội qua một số đoạn văn cụ thể. 2. Năng lực: + Xác định giá trị bản thân: Mục tiêu phấn đấu theo phong cách Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế, giao tiếp: + Trình bày, trao đổi về nội dung của phong cách Hồ Chí Minh trong bài, hợp tác... 3. Phẩm chất: - Học sinh có ý thức tu dưỡng, học tâp, rèn luyện theo gương Bác. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu ( Tranh ảnh, bài viết về lối sống của Bác - “Làm theo tấm gương đạo đức HCM”, “Học tập tấm gương đạo đức Bác Hồ”, “HCM Gương Người sáng mãi”. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trên slide và trả lời: Đôi dép và chiếc áo kaki, chiếc mũ cối bạc trên gợi đến hình ảnh của ai? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Đúng vậy Bác luôn sống giản dị, lối sống, tư tưởng đạo đức HCM luôn là kim chỉ nam, là tấm gương cho chúng ta noi theo: “Ta bên người, Người sáng tỏ bên ta Ta bỗng lớn ở bên người một chút” Để rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiết 2 của bài Phong cách Hồ Chí Minh. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu phần 2 a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Đoạn 2 của văn bản cho ta thấy đặc điểm gì về con người của Bác? ? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác trên những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh đã có những biểu hiện cụ thể ra sao? ? Nhận xét về hệ thống dẫn chứng của tác giả khi nói về lối sống của Bác? ? Từ đó, vẻ đẹp nào trong cách sống của Bác được làm sáng tỏ ? ? Cụ thể tác giả so sánh cách sống của Bác như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Ngỡ như tất cả áo quần, trang phục tinh túy nhất, tiêu biểu nhất ở mọi miền đất nước, của dân tộc trong mọi công việc, lao động, chiến đấu được gạn lọc, lựa chọn về đây họp thành trang phục của Người. Bộ trang phục thật giản dị thanh cao. Những món ăn đậm hương vị quê nhà, những sản vật thân quen tinh túy của đất Việt từ ngàn xưa để lại hết sức thân thương, gắn bó. + Bác Hồ không bao giờ đòi hỏi chủ tịch nước được ăn món nọ món kia. Bác sống như một người bình thường: Người t...hoa nhân loại. Lối sống rất dân tộc, rất VN của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao "Ao cạn vớt bèo...sen" hay Nguyễn Bỉnh Khiêm với lối sống thanh bạch" Thu ăn măng trúctắm ao" D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Cách học của Bác có còn phù hợp trong bối cảnh học tập hiện nay không? Em có thể học tập được gì từ phương pháp học tập của Bác ? Em học tập và rèn luyện theo phong cách của Bác như thế nào? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS + Hòa nhập với khu vực, quốc tế nhưng phải giữ gìn và phát triển bản sắc dân tộc. + Cuộc sống giản dị, thanh cao. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Hs viết thành bài hoàn chỉnh Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS làm bài, trình bày, nhận xét lẫn nhau - Giáo viên quan sát, động viên, hỗ trợ khi học sinh cần. Bước 3: Báo cáo thảo luận: Tổ chức học sinh trình bày, báo cáo kết quả. Bước 4: Kết luận, nhận định - Học sinh nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK. - Hoàn thành câu hỏi phần vận dụng. Ngày soạn: Ngày dạy Tiết theo PPCT: 3 Bài: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Nắm được nội dung phương châm về lượng, phương châm về chất. 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 3.Phẩm chất -Yêu quý và tự hào về ngôn ngữ dân tộc. - Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hoàn cảnh, mục đích để đạt hiệu quả giao tiếp. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo; chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (Máy chiếu, máy tính, phiếu học tập,) 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc sách giáo khoa, sách bài tập, những tài liệu liên quan - Trả lời các câu hỏi trong SGK và chuẩn bị đầy đủ theo hướng dẫn về nhà của giáo viên III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV: kể chuyện con rắn vuông “Con rắn dài 40 mét, ngang 40 mét” và đặt câu hỏi gợi mở: ? Nói như vậy có chấp nhận được không? ? Em rút ra bài học từ câu chuyện này là gì - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Nói như vậy không được. Phải nói sự thật, nói phải có bằng chứng, không vu vơ - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV: Vi phạm quy tắc trong hội thoại => Phương châm Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được các phương châm sẽ được sử dung như thế nào qua bài Các phương châm hội thoại. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN TRẢ LỜI B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động : Tìm hiểu phương châm về lượng a. Mục đích: hiểu về phương châm về lượng b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV yêu cầu HS đọc ví dụ SGK và trả lời câu hỏi: Thế nào là phương châm? Phương châm hội thoại * GV yêu cầu HS tìm hiểu về các ngữ liệu 1, 2 Và phân công: Tổ 1: Khi An hỏi “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời đó có đáp ứng điều mà An cần biết không? Vì sao? Tổ 2: Vậy câu trả lời có đáp ứng được điều mà An mong muốn không?Vậy điều mà An cần biết ở đây là gì?Ba cần trả lời như thế nào? Tổ 3: Phân tích ngữ liệu 2 ? Vì sao truyện lại gây cười?Lẽ ra anh “Lợn cưới” và anh “áo mới” phải hỏi và trả lời như thế nào để người nghe đủ biết được điều cần hỏi và trả lời? Banhóm, đại diện báo cáo kết quả , thu phiếu các nhóm còn lại * Từ đó, GV yêu cầu HS : Qua ví dụ 1, hãy cho biết khi giao tiếp ta cần phải tuân thủ yêu cầu gì? Hãy lấy ví dụ trong thực tế người nói không tuân thủ phương châm về lượng khi giao tiếp? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. + Một nhóm trình bày. + Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Đáp án Tổ 1: - Bơi là hoạt động di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ t...n tự mình mang vào nhà hàng”. Hai người cảm ơn phục vụ rồi trao đổi bánh mỳ cho nhau và ăn tiếp. Xác định lời thoại vi phạm phương châm hội thoại? Lời thoại đó vi phạm phương châm hội thoại nào? Sự vi phạm phương châm hội thoại đó đã tạo ra tiếng cười như thế nào Chỉ ra mối liên hệ giữa việc sáng tác truyện cười với các phương chậm hội thoại - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Nghe câu hỏi - GV nhận xét câu trả lời của HS. - GV định hướng: - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, GV chuẩn kiến thức* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ * Hướng dẫn học ở nhà: Học thuộc ghi nhớ và hoàn chỉnh các bài tập. * Hướng dẫn chuẩn bị cho bài sau: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh - Đọc kĩ nội dung bài học. Ngày soạn: Ngày dạy: Tuần 1 Tiết 4 : Bài: SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh thường dùng. + Vai trò của các biện pháp nghệ thuật trong bài văn thuyết minh. 2. Năng lực: - Nhận thức, lắng nghe tích cực, giao tiếp- trao đổi, hợp tác để đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp thuyết minh. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin hợp tác: tìm hiểu, thu thập tài liệu. - Thể hiện sự tự tin, quản lý thời gian, giải quyết vấn đề khi trình bày về đoạn văn của mình đã chuẩn bị ở nhà. 3. Phẩm chất: + Yêu thích viết văn thuyết minh có sử dụng một số BPNT. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: Đọc kĩ SGK, SGV, Tư liệu (“ Bồi dưỡng ngữ văn 9”, Bài tập rèn kĩ năng tích hợp ngữ văn 9”...), bảng phụ, các bài văn mẫu, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại đặc điểm, phương pháp thuyết minh ở lớp 8. Trả lời các câu hỏi trong SGK. Đọc kỹ bài, trả lời câu hỏi theo hướng dẫn SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho hs quan sát Video về hình ảnh hàng mai, hàng tùng ở Yên Tử. Viết đoạn văn miêu tả về chúng trong đó có sử dụng phép tu từ so sánh.(GV chiếu phần HS gửi đoạn văn chuẩn bị ở nhà trên trường học kết nối) GV lấy 1 đoạn văn mẫu : Đến với Yên Tử ta không thể không đến với rừng mai. Vào mùa xuân, thường vào dịp khai hội(10/1) mai tưng bừng khoe sắc. Sắc vàng của hoa mai làm sáng bừng không gian nơi rừng thiêng Yên Tử. Sắc màu ấy như níu chân du khách khi hành hương về đất phật. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức văn bản thuyết minh a. Mục tiêu: Giúp HS nắm được vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS thảo luận theo nhóm bàn (3 phút) Phiếu học tập Đặc điểm Phương pháp được sử dụng trong văn thuyết minh Các biện pháp Nt, tác dụng - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: a. Mục tiêu: HS nắm được việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: - GV đưa ví dụ lên màn hình máy chiếu. - GV gọi học sinh đọc văn bản “ Hạ Long - Đá và nước”. GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi những câu hỏi sau : ? Văn bản này thuyết minh đối tượng nào? ? Bài văn thuyết minh đặc điểm gì của vịnh Hạ Long? ? Thông thường khi thuyết minh về cảnh đẹp Hạ Long, người ta sẽ thuyết minh những khía cạnh nào? Nhà văn Nguyên Ngọc có thuyết minh theo những khía cạnh đó không? ? Để làm rõ “ Sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận” một cách sinh động, hấp dẫn, tác giả còn vận dụng biện pháp nghệ thuật nào? Thể hiện cụ thể ra sao? Nhiệm vụ 2 : GV đặt câu hỏi, HS trả lời cá nhân ? Như vậy, tác giả đã trình bày được sự kỳ lạ của Hạ Long chưa? Nhờ biện pháp gì? ? Để bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn ta cần phải làm gì ? Tác dụng của việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật đó? ? Ngoài các biện pháp nghệ thuật như liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa còn có thể sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khác? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: ...ớc 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học thuộc ghi nhớ + Hoàn chỉnh các bài tậP: Chú ý bài thuyết minh về YT( Tích hợp di sản) + Tập viết đoạn thuyết minh ngắn có sử dụng các BPNT( Bài tập thêm) + Chuẩn bị : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản ... ( Cần lập dàn ý, viết phần mở bài cho đề văn đã cho ở sgk/15. + Nhóm 1: Thuyết minh cái quạt. + Nhóm 2: Thuyết minh cái bút.) Ngày soạn: Ngày dạy Tiết : Tuần 1 Tiết theo PPCT: 5 Tập làm văn: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu cách làm bài thuyết minh về một thứ đồ dùng( cái quạt, cái bút, cái kéo.v.v.) - Hiểu tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . 2. Năng lực - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 3.Phẩm chất - Có ý thức trong việc sử dụng các biện pháp nghệ thuạt vào văn bản thuyết minh. II. CHUẨN BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Đọc kĩ SGK, SGV, Bình giảng ngữ văn 9, tài liệu. + Chân dung tác giả, phiếu học tập. 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc, tìm hiểu tác phẩm, tham khảo bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, soạn bài theo gợi ý của SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS phân tích tìm ra được công dụng và sự ảnh hưởng của tác phẩm đối với mình và mọi người b. Nội dung: HS theo dõi câu hỏi và suy ngẫm và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Hãy đóng vai một đồ vật (cái quạt hay chiếc bút) tự giới thiệu về mình - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe câu hỏi và trả lời cá nhân. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV: Giờ trước chúng đã tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. Để tạo lập một văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao các em cần vận dụng các biện pháp nghệ thuật một cách có hiệu quả. Hôm nay, chúng ta cùng nhau luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. HĐ CỦA THẦY VÀ TRÒ DỰ KIẾN TRẢ LỜI B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động : lập dàn ý đề văn thuyết minh a. Mục đích: HS biết cách lập dàn bài b. Nôi dung : HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV : yêu cầu trả lời câu hỏi ? HS xác định kiểu bài, nội dung thuyết minh? ? Bài văn thuyết minh có thể sử dụng các yếu tố kết hợp nào? * Giáo viên: yêu cầu HS đọc nội dung SGK va thảo luận theo nhóm : Nhóm 1,3 : đề 1 Nhóm 2,4 : đề 2 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. * Học sinh các nhóm trao đổi, thảo luận, thống nhất dàn ý ( 2 bàn 1 nhóm). - Báo cáo kết quả thảo luận. - Các nhóm khác bổ sung - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS - GV chốt kiến thức: Đề bài Thuyết minh một trong những đồ dùng sau: Quạt, cái bút, cái kéo, chiếc nón I. Xác định yêu cầu của đề - Kiểu bài: Thuyết minh - Nội dung: Nêu nguồn gốc, lịch sử phát triển, cấu tạo, công dụng, cách dùng, chủng loại, cách làm( Cách bảo quản) của cái quạt (hoặc cái kéo, cái bút, chiếc nón) - Hình thức: Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật để làm cho bài viết hấp dẫn như kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp theo lối nhân hoá. II. Dàn bài 1. Thuyết minh về cái quạt. a. Mở bài: - Giới thiệu quạt máy là một vật dụng quen thuộc đối với đời sống B. Thân bài: Giới thiệu cụ thể về cái quạt: - Nguồn gốc- Quá trình phát triển + Người tạo ra quạt máy đầu tiên là Omar-Rajeen Jumala vào năm 1832 + Cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, các loại quạt chạy bằng cơ học đã cải tiến thành quạt điện + Giữa năm 1882 đến năm 1886, phát triển thành loại quạt bàn và quạt điện cá nhân + Năm 1882, Philip Diehl đã giới thiệu đến chiếc quạt điện trần và Diehl được xem là cha đẻ của chiếc quạt điện hiện đại ngày nay. - Cấu tạo: + Thành phần chính của quạt máy gồm: động cơ điện, trục động cơ, cánh quạt, công tắc quạt, vỏ quạt. + Khi hoạt động, quạt điện gồm các cánh quạt xoay nhanh tạo ra các dòng khí. + Mỗi quạt điện có nhiều mức độ quay khác nhau từ mức cao nhất đến mức thấp nhất - Phân loại: quạt treo tường, quạt để bàn, quạt đứng, quạt trần, quạt âm trần , quạt âm tường, quạt hút gió, quạt thổi gió, Có rất nhiều cỡ quạt từ quạt gắn t...iến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Tư liệu, bài tập trắc nghiệm, tranh ảnh về sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, hậu quả của c.tranh để lại. + Tìm thêm các thông tin thời sự trên báo, ti vi về chiến tranh hạt nhân 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ văn bản, xác định các luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. Sưu tầm bài hát phản đối chiến tranh (thiếu nhi thế giới liên hoan). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên hỏi học sinh: Sau khi nghe bài hát này, em mong muốn điều gì nhất? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Có lẽ mong ước lớn nhất của mọi người dân trên thế giới là có được cuộc sống hòa bình, yên ổn, không có chiến tranh, mất mát hay đau thương. Tuy nhiên, hiểm họa chiến tranh có thể xảy đến bất cứ lúc nào và đe dọa cuộc sống của hàng tỉ người trên thế giới. Vì vậy đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy cho một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta phần nào ý thức được trách nhiệm của chính mình.... HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu chung a. Mục tiêu: tìm hiểu tác giả, tác phẩm b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu một số nét cơ bản về tác giả Ga-bri-en Gác–xi a Mác-két ? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào ? Có ý nghĩa gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: trình bày theo nhóm. - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV bổ sung: + Ông là tác giả của nhiều tiểu thuyết và tập truyện ngắn theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo. - Năm 1982, được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học. + Tháng 8/1986, ông được mời tham dự cuộc gặp gỡ của nguyên thủ 6 nước ( Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thuỵ Điển, Ác- hen- ti- na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô, với nội dung kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khi hạt nhân để đảm bảo an ninh và hoà bình thế giới. + Văn bản này trích từ tham luận của ông đọc tại hội nghị chống c.tranh hạt nhân(8/1986)-> mang ý nghĩa như một bức thông điệp của lương tri thức tri thức tỉnh con người. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, PTBĐ, bố cục a. Mục tiêu: HS nắm được phương thức biểu đạt và bố cục văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: NV1: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * Giáo viên nêu yêu cầu đọc: Đọc chính xác, rõ ràng, giọng điệu kêu gọi thống thiết ( chú ý con số,thuật ngữ, tên riêng ). GV đặt câu hỏi đàm thoại gợi mở: ? Em hiểu gì về các tổ chức UNICEF, FAO? ? Em biết gì về điển tích: Thanh gươm Đamôclet? ? Hạt nhân là gì? ? Hành tinh là gì? ? VB đề cập đến vấn đề gì? Xét về nội dung, VB thuộc kiểu Vb gì? Vì sao? ? VB có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: + Cuộc c.tranh dùng vũ khí có các chất hoá học huỷ diệt sự sống và để lại những hậu quả vô cùng khủng khiếp + Hành tinh chính là trái đất thân yêu của chúng ta + Nội dung: Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Kiểu văn bản nhật dụng. Hoạt động 3: Đọc hiểu văn bản/ HD học sinh tìm hiểu luận điểm và hệ thống luận cứ của văn bản a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung, nghệ thuật văn bản. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Nêu luận điểm chính của văn bản? ? Luận điểm này được triển khai bằng một hệ thống luận cứ ntn? ? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm và luận cứ trong bài viết này? ? Tác giả mở đầu bài viết như thế nào? ? Em có nhận xét gì về... nhân: + Dẫn chứng và lí lẽ xác thực, vào đề trực tiếp thu hút được người đọc, gây ấn tượng mạnh về tính hệ trọng của vấn đề. => Chiến tranh hạt nhân có nguy cơ to lớn, có sức huỷ diệt khủng khiếp, đe doạ sự sống của trái đất sống, nó có tính chất quyết định đến vận mệnh thế giới. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập trắc nghiệm: từ câu 1-10,11,12,13(Sách BTTN NV.9) * GV gọi trả lời cá nhân, gọi nhận xét, GV sửa, lưu ý những câu dễ mắc lỗi 2.Qua văn bản giúp em cảm nhận được điều gì về tác giả? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. C. Luyện tập: + Tự do nêu cảm nhận - Am hiểu về tình hình thời sự thế giới, về khoa học, đặc biệt rất quan tâm đến hoà bình thế giới, cuộc sống của nhân loại. Ông ghê tởm, lên án nguy cơ hạt nhân “dịch hạch hạt nhân và cái cảnh tận thế tiềm tàng trong bệ phóng cái chết.” - Người đọc thấy rõ mong muốn, khát vọng hoà bình của tác giả, thái độ lên án mạnh mẽ những kẻ cố tình đi ngược lại lợi ích của nhân loại đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: Vẽ bản đồ tư duy khái quát nội dung bài học? Tìm một vài thông tin về tình hình chính trị bất ổn định trên thế giới. Suy nghĩ của em về thông tin đó? c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. + Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiện trong văn bản. + Soạn tiếp phần còn lại ( Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó; Chiến tranh hạt nhân không chỉ đi ngược lại lí trí của loài người mà còn ngược lại lí trí của tự nhiên, phản lại sự tiến hoá; Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh; tìm hiểu làn sóng di cư sang châu Âu và nguyên nhân của nó, tìm hiểu tình hình thế giới hiện nay. Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 2- Tiết 7: ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH ( Ga-bri-en Gác-xi-a Mác- ket) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: + Một số hiểu biết về tình hình thế giới những năm 1980 liên quan đến văn bản. + Hệ thống luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. 2. Năng lực: + Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo, đánh giá, bình luận về hiện trạng nguy cơ chiến tranh hạt nhân. + Giao tiếp: trình bày ý tưởng của cá nhân, trao đổi về hiện trạng và giải pháp để đấu tranh chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, xây dựng một thế giới hoà bình. + Ra quyết định về những việc làm cụ thể của cá nhân và xã hội vì một thế giới hoà bình. 3. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: + Tư liệu, bài tập trắc nghiệm, tranh ảnh về sự huỷ diệt của vũ khí hạt nhân, hậu quả của c.tranh để lại. + Tìm thêm các thông tin thời sự trên báo, ti vi về chiến tranh hạt nhân 2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc kỹ văn bản, xác định các luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn bản. Sưu tầm bài hát phản đối chiến tranh (thiếu nhi thế giới liên hoan). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU a. Mục tiêu: : - Tạo tâm thế hứng thú cho HS. - Kích thích HS tìm hiểu về tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh éo le chiến tranh. b. Nội dung: HS theo dõi đoạn video và thực hiện yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: HS suy nghĩ trả lời. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV cho HS quan sát video về người dân Syria chạy tị nạn - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 2 phút - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. GV dẫn dắt: Nhìn những hình ảnh thương tâm này, có lẽ điều đang hiện lên trong suy nghĩ của nhiều người là "Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thế giới này, bảo vệ người thân khi chiến tranh xảy ra? Nhất là chiến tranh hạt nhân?" Câu hỏi đó sẽ được mở ra sau khi chúng ta tìm hiểu tiếp đoạn còn lại của văn bản. HĐ CỦA THẦY VA TRÒ SẢN PHẨM DỰ KIẾN B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI. Hoạt động 1: Tìm hiểu Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó a. Mục tiêu: hiểu được nội dung, nghệ thuật văn bản b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV c) Sả... giải thưởng Nô ben văn học vào năm 1982. * Giáo viên: Hiện nay cuộc xâm lược I – Rắc của Mĩ ... bị loài người lên án, phản đối những hành động chạy đua vũ trang. Và chúng ta đang cố gắng chống lại hành động đó, đem tiếng nói của mình tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng Hoạt động 2: Tổng kết a. Mục tiêu: HS nắm được nội dung và nghệ thuật văn bản b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi: ? Em hãy nêu ý nghĩa của văn bản? ? Theo em, tính thuyết phục và hấp dẫn của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị này là ở những yếu tố nghệ thuật nào ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: *Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân và những hậu quả của nó: + Sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua hạt nhân. + Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện đời sống của con người, nhất là ở các nước nghèo trên các lĩnh vực: Chăm sóc trẻ em, y tế, thực phẩm, giáo dục. => Nghệ thuật lập luận sắc bén, chứng cứ cụ thể xác thực. Dùng cách so sánh đối lập. Sự tốn kém ghê gớm và tính chất phi lí của cuộc chạy đua vũ trang. * Sự phi lí của chiến tranh hạt nhân: + Sự sống ngày nay trên trái đất và con người là kết quả của một quá trình tiến hoá hết sức lâu dài của tự nhiên. + Tính chất của cuộc tranh hạt nhân phản tiến hoá, phản tự nhiên-> Hành động phi lí. b. Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh: + Tất cả chúng ta phải có trách nhiệm chống, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. + Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy con người vào thảm hoạ hạt nhân. 4. Tổng kết: a Nội dung- Ý nghĩa: *Nội dung: + Chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy, nhiệm vụ cấp bách của chúng ta là đấu tranh để loại bỏ nguy cơ ấy-> Giữ gìn ngôi nhà chung của trái đất, bảo vệ môi trường sống bình yên. * Ý nghĩa của văn bản: Văn bản thể hiện những suy nghĩ nghiêm túc, đầy trách nhiệm của Mác két đối với hoà bình nhân loại b Nghệ thuật: + Có lập luận chặt chẽ + Có chứng cứ cụ thể, xác thực + Sử dụng NT so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. c. Ghi nhớ SGK-21 C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Vì sao văn bản này lại được đặt tên “ đấu tranh cho một thế giới hoà bình”? ? Bác Hồ là một nhân vật tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ hoà bình nhân loại. Bằng kiến thức bản thân em hãy chứng minh điều đó? - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: Vẽ sơ đồ tư duy khái quát nội dung, NT và ý nghĩa của văn bản Đấu tranh cho một thế giới hoà bình c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: + Nghe yêu cầu. + Viết bài. + Trình bày cá nhân. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ + Học bài, Sưu tầm tranh, ảnh, bài viết về thảm họa hạt nhân. + Tìm hiểu thái độ của nhà văn với chiến chiến tranh hạt nhân và hòa bình của nhân loại được thể hiên trong văn bản. + Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản + Chuẩn bị: "Các phương châm hội thoại" (Tiếp) Ngày soạn : Ngày dạy : Tuần 2- Tiết 8 Tiếng Việt: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI ( Tiếp theo) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1.Kiến thức: - Biết, hiểu và vận dụng được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự trong hội thoại 2. Năng lực: - Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực truyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ , - Năng lực chuyên biệt: Năng lực giao tiếp, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân 3. Phẩm chất: + Biết thể hiện thái độ chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình trên thế giới. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc kĩ SGK, SGV, chuẩn KTKN, - Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên, hướng ...các bạn về tr/ngắn của ông ấy - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: Khi giao tiếp, nếu không vì một lý do nào đó đặc biệt thì không nên nói những câu mà người nghe có thể hiểu theo nhiều cách, bởi những câu nói như vậy khiến người nói và người nghe không hiểu nhau gây trở ngại cho qúa trình giao tiếp. Hoạt động 3: Tìm hiểu phương châm lịch sự a. Mục tiêu: HS nắm được PC lịch sự b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS đọc truyện: "Người ăn xin" ? Nêu nội dung câu chuyện? ? Vì sao cả ông lão ăn xin và cậu bé đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một điều gì đó? ? Em nhận ra tình cảm nào của cậu bé dành cho ông lão ăn xin qua cái nắm tay ấy? ? Điều đó được thể hiện qua những chi tiết nào? ? Vậy cậu bé đã thể hiện điều gì qua giao tiếp? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: - Mặc dù cả hai người đều không có của cải, tiền bạc để cho nhau nhưng cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình (qua cái nắm chặt tay). Tình cảm của cậu bé với ông lão: Đặc biệt là tình cảm chân thành tôn trọng và quan tâm của cậu bé dành cho ông lão ăn xin. Thể hiện qua chi tiết: + Bàn tay run run nắm chặt (hành động) + Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả (lời nói) - Cậu bé chú ý đến vai xã hội: người dưới - người trên - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức: - Trong giao tiếp dù địa vị xã hội hay hoàn cảnh của người đối thoại có ntn thì người nói cũng vẫn phải có những hành động và lời lẽ lịch sự thể hiện sự tôn trọng. - Không nên thấy người đối thoại thấp kém hơn mình mà có lời lẽ và hành động thiếu lịch sự. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: * GV hướng dẫn HS làm các bài tập theo nhóm Nhóm 1: bài 1 Nhóm 2: bài 2 Nhóm 3: bài 3 Nhóm 4: bài 4 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS I. Phương châm quan hệ: (7’) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/21) - Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”: Hai người đối thoại mỗi người nói 1 đằng, không hiểu nhau -> cuộc thoại không thực hiện được. => Nói đúng đề tài mà hội thoại đang đề cập, tránh nói lạc đề. 2. Ghi nhớ : (SGK/21) * Lưu ý: Trong quá trình hội thoại những người tham gia có thể thay đổi đề tài: có những hình thức ngôn ngữ để báo hiệu sự thay đổi đó. II Phương châm cách thức (6’) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/21) + Thành ngữ: - “Dây cà ra dây muống": Chỉ cách nói dài dòng, rườm rà - "Lúng búng như ngậm hột thị": chỉ cách nói ấp úng, không rành mạch, không thành lời. -> Khi giao tiếp phải nói ngắn gọn, rành mạch + Câu: “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy” có 2 cách hiểu khác nhau -> Diễn đạt không rõ ràng. ->Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. 2.Ghi nhớ:(SGK/22) III. Phương châm lịch sự: (5p) 1. Phân tích ngữ liệu: (SGK/22) - Người ăn xin và cậu bé đều cảm nhận đc sự chân thành và tôn trọng của nhau -> Khi giao tiếp cần tế nhị và tôn trọng người khác 2. Ghi nhớ. (SGK/23) III. Luyện tập Bài 1: (SGK/23) a.Những câu ca dao, tục ngữ khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong đời sống và khuyên ta trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự nhã nhặn. b.Những câu có nội dung tương Bài 2 (SGK/23) VD: Bài văn của bạn chưa hay lắm => bài văn viết dở (Nói giảm, nói tránh). Bài 3 (SGK/23) a-nói mát b-nói hớt c-nói móc d-nói leo e-nói ra đầu ra đũa Bài 4 (SGK/23 Khi người nói chuẩn bị hỏi về một vấn đề không đúng vào đề tài mà hai người đang trao đổi, tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ phương châm quan hệ, người nói dùng cách diễn đạt trên D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học áp dụng vào cuộc sống thực tiễn. b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi của GV. GV nêu yêu cầu: GV tổ chức trò chơi tiếp sức - Thời gian: 2 phút - Yêu cầu: Tìm nhanh các thành ngữ theo yêu cầu - Phân công: Tổ 1: Tìm những thành ngữ ,ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c cách thức Tổ 2: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c quan hệ Tổ 3: Tìm những thành ngữ ca dao, tục ngữ có nội dung liên quan đến p/c lịch sự c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS Đáp án mong muốn Tổ 1:- Nửa úp nửa mở - Người khôn ăn nói nửa chừng Để cho người dại nửa mừng nửa lo -Ăn k...nhận xét, bổ sung. Kết quả mong đợi: Đáp án mong muốn * Nhóm 1: Là kiểu vb thông dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhằm cung cấp tri thức khách quan về đặc điểm, t/c, nguyên nhân...của các hiện tượng, sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích... 67 * Nhóm 2: - Tri thức khách quan, hữu ích, chính xác. - Trình bày chính xác, rõ ràng. * Nhóm 3 Phân tích phân loại, nêu ví dụ, liệt kê, số liệu, so sánh - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh a. Mục tiêu: HS nắm được các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c. Sản phẩm: Kết quả của nhóm bằng phiếu học tập, câu trả lời của HS d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: ? Nhan đề của VB có ý nghĩa gì? ? Nêu đối tượng thuyết minh của VB? ? Bố cục của văn bản? Nhiệm vụ 2: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - Thời gian: 5 phút - Yêu cầu: Viết ra bảng nhóm nội dung câu trả lời đại diện trình bày Phân công Tổ 1+2: ? Văn bản TM những đặc điểm gì của cây chuối? Tìm các câu văn trong bài thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối Việt Nam? Nhóm 3: ? Chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối trong VB? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - Một nhóm trình bày. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. *Đáp án mong muốn NV1: Nhan đề nhấn mạnh vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay, thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng, chăm sóc, sử dụng có hiệu quả giá trị của cây chuối Đối tượng: Cây chuối Việt Nam. Bố cục của văn bản: + Đoạn 1: Từ đầu-> con đàn cháu lũ. + Đoạn 2: Người phụ nữ -> ngày nay. + Đoạn 3: Còn lại NV2: Nhóm 1+2 - Hầu như ở nông thôn nhà nào cũng trồng chuối . - Cây chuối rất ưa nước ... bạt ngàn vô tận - Người phụ nữ nào ...từ gốc đến hoa quả - Quả chuối là một món ăn ngon . - Nào chuối hương... hương thơm hấp dẫn mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối - Có buồng chuối trăm quả nghìn quả . - Quả chuối chín ... da dẻ mịn màng - Nến chuối chín... bữa ăn hàng ngày - Chuối xanh nấu ... không thay thế được . - Người ta có thể ... trên mâm ngũ quả chuối thờ ... dùng nguyên nải . - ngày lễ tết ...thờ chuối chín Nhóm 3 + Tả thân cây chuối: Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng ... + Tả vòm tán lá: Toả ra vòm tán lá xanh mướt che rợp từ vườn tược đến núi rừng + Tả chuối trứng cuốc : Vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng quốc. + Tả cách ăn chuối: Chuối xanh có vị chát, để sống cắt lát ăn cặp với thịt lợn luộc...hay ăn gỏi. - Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS GV chuẩn kiến thức và bổ sung: Tác dụng của yếu tố miêu tả : - Tác dụng : Gợi hình ảnh cụ thể, nổi bật, ấn tượng để thuyết minh về cây chuối đc sinh động và hấp dẫn hơn V/b chưa cung cấp đầy đủ tri thức về cây chuối chưa. Có thể bổ sung thêm + Các loại chuối: chuối tây, chuối hột, chuối lá... + Cấu tạo của chuối: - Thân chuối: Gồm nhiều lớp bẹ xếp lại với nhau - Lá chuối: Gồm lávà cuống - Hoa chuối: Màu hồng có nhiều bẹ - Gốc: có củ và rễ + Công dụng của chuối. I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 1.Phân tích ngữ liệu SGK/24 Văn bản: "Cây chuối trong đời sống Việt Nam” + Nhan đề của VB : - Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam từ xưa đến nay. -Thái độ đúng đắn của con người đối với cây chuối + Đối tượng: Cây chuối Việt Nam + Bố cục : 3 đoạn - TM những đặc điểm tiêu biểu của cây chuối : Nơi trồng, đặc điểm sống, các loại chuối, buồng chuối, quả chuối. - Câu văn có yếu tố miêu tả : +Thân chuối mềm vươn lên như những trụ cột nhẵn bóng +Toả ra vòm tán lá xanh mướt. + Khi chín vỏ chuối có những vệt lốm đốm như vỏ trứng cuốc. +Cách ăn chuối xanh... C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: Vận dụng hiểu biết về văn bản để hoàn thành bai tập. b) Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS; vở ghi. d) Tổ chức thực hiện: - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV phân công làm việc nhóm: Nhóm 1,3: Bài tập 1/trang 26 Nhóm 2,4: Bài tập 2/trang 26 - Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung. Bài 1: - Thân cây chuối có hình dáng thẳng tròn như cây cột trụ mọng nước, mịn màng.( tròn mát rượi, mọng nước, gồm nhiều lớp bẹ có cuống lá. - Lá chuối tươi xanh rờn phơi mình dưới nắng, Thỉnh thoảng vẫy lên phần phật như gọi mời ai đó - Lá chuối khô: khi giá lá chuối ngả màu vàng rồi quắt lại ngả màu đất, dọc lá rủ xuống quanh thân dùng gói bánh gai dễ bóc lại thơm. - Nõn chuối xanh non cuốn trò
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.docx
- Học kì 1.docx
- Học kì 2.doc