Giáo án Ngữ văn 6 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm

  1. Kiến thức:
  • HS biết khái niệm thể loại truyền thuyết.
  • HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
  • HS thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước và trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
  • HS hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên;
  • HS hiểu được cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đềcao nghề nông – một nét đẹp văn hóacủangười Việt.
    1. Kỹ năng:
  • HS đọc diễn cảm, đọc – hiểu được 1 văn bản truyền thuyết.
  • HS nhận ra đượcnhững sự việc chính của truyện.
  • HS nhận ra được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
    1. Thái độ:
  • HS tự hào về nguồn gốc, trí tuệ dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
    1. Năng lực, phẩm chất:
  • Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
  • Phẩm chất:tự lập, tự tin, tự chủ
  1. CHUẨN BỊ:
    1. Giáo viên:tranh ảnh liên quan đến bài học
    2. Học sinh: Sách ngữ văn6 tập 1, vở viết, bài soạn theo câu hỏi sgk.
docx 468 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 6 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm

Giáo án Ngữ văn 6 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm
Tuần 1 – Bài 1
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 1 – Hướng dẫn đọc thêm – Văn bản:
CON RỒNG, CHÁU TIÊN BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyện truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
Kiến thức:
HS biết khái niệm thể loại truyền thuyết.
HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
HS thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước và trong 1 tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kì Hùng Vương.
HS hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên;
HS hiểu được cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
Kỹ năng:
HS đọc diễn cảm, đọc – hiểu được 1 văn bản truyền thuyết.
HS nhận ra được những sự việc chính của truyện.
HS nhận ra được những nét đẹp về các chi tiết tưởng tượng kỳ ảo tiêu biểu trong truyện.
Thái độ:
HS tự hào về nguồn gốc, trí tuệ dân tộc, biết tôn vinh nòi giống Rồng Tiên.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: tranh ảnh liên quan đến bài học
Học sinh: Sách ngữ văn 6 tập 1, vở viết, bài soạn theo câu hỏi sgk.
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: hoạt động nhóm, thị phạm, luyện tập – thực hành, giảng bình, thuyết trình
Kĩ thuật: thảo luận nhóm, đặt câu hỏi, động não
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
Vào bài mới:
Em biết gì về nguồn gốc dân tộc VN ta?
HS chia sẻ.
GV giới thiệu bài.
Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông
Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở LLQ và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Mặc cho thời gian đằng đẵng/Không gian mênh mông, vượt qua những lựa lọc khắt khe của lịch sử, người Việt xưa và nay vẫn luôn tự hào kể về nguồn gốc con Rồng cháu Tiên của mình. Ngược thời gian, về với ngày xửa ngày xưa, cô trò chúng ta cùng khám phá vẻ đẹp của truyền thuyết CRCT để cảm nhận và tự hào về cội nguồn dân tộc.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
HĐ 1: Tìm hiểu truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.
PP: thị phạm, vấn đáp, Hđ nhóm, giảng bình
KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, động não
? Cần đọc vb với giọng điệu ntn?
(rõ ràng, truyền cảm, phân biệt lời kể và lời nói các nhân vật)
HS đọc - > nx -> GV nx, chỉnh sửa.
? Qua phần đọc và tìm hiểu văn bản, em hãy tóm tắt truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”?
HS tóm tắt, HS nx, GV nx.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giải nghĩa một số từ khó như: Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, thủy cung
? Qua tìm hiểu vb, cho biết vb này thuộc thể loại gì?
? Em biết gì về thể loại truyện truyền thuyết?
A. Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”
Đọc và tìm hiểu chung:
Đọc, tóm tắt, tìm hiểu chú thích:
Đọc.
Tóm tắt: Lạc Long Quân nòi rồng và Âu Cơ dòng Tiên gặp nhau và nên duyên vợ chồng. Âu Cơ mang thai và sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 100 người con trai hồng hào khoẻ manh. Lạc Long Quân không thể sống lâu trên cạn nên đành từ biệt vợ mang theo 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo mẹ lên non. Người con cả được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Chú thích: (sgk)
2. Tìm hiểu chung văn bản:
- Thể loại: truyện truyền thuyết
Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sự thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể .


LLQ
Âu Cơ
Nguồn gốc
Con	trai	thần Long Nữ
Dòng tiên
Hình dáng
Mình rồng
Xinh	đẹp tuyệt trần
Tài năng,
tính cách
Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ
Yêu hoa thơm cỏ lạ
Công lao
Diệt trừ yêu quái
Dạy dân trồng trọt, chăn nuôi và ăn ở


-> dòng dõi cao quý, tài năng, dũng cảm, nhân hậu, phi thường, thương dân sâu sắc
-> dòng dõi cao sang, sắc đẹp tuyệt trần, tâm hồn thánh thiện, trong sáng

? Em thấy văn bản này có những phương thức biểu đạt nào trong các ptbđ sau: tự sự (kể), miêu tả, biểu cảm?
? Văn bản được chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung từng phần ?
Ptbđ: tự sự + miêu tả
Bố cục: 3 phần
+ Phần 1: Từ đầu à cung điện Long Trang:
-> Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ
+Phần 2: Tiếp theoà rồi chia tay nhau lên đường
-> Chuyện sinh nở kì lạ của Âu Cơ và cuộc chia tay, chia con.
+Phần 3: Còn lại: Kết thúc truyện và ý nghĩa của nguồn gốc người Việt.

- Chia lớp thành 2 nhóm: thảo luận 3p
+ Nhóm 1: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tài năng, công lao của nhân vật Lạc Long Quân
+ Nhóm 2: tìm các chi tiết nói lên đặc điểm về nguồn gốc, ngoại hình, tính cách của nhân vật Âu Cơ
Đại diện nhóm báo cáo, HS nhận xét GV chốt bảng.
? Qua lời giới thiệu nhân vật, em có nhận xét gì về đặc điểm nguồn gốc, hình dáng, và tài năng của 2 nhân vật ?
? Những đặc điểm đó là chi tiết bình thường ...c anh em. Vượt qua bao thời gian, truyện luôn giáo dục con cháu Việt Nam ta niềm tự hào và tự tôn dân tộc.


GV cho học sinh phát hiện nhanh những NT tiêu biểu của truyện.
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng kỳ ảo? Dẫn chứng?
? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện?
? Vậy hãy nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng Cháu Tiên?
- HS đọc phần ghi nhớ.
III. Tổng kết:
a) Nghệ thuật:
- Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo đẹp đẽ, và giàu ý nghĩa :
+ Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật – sự kiện.
+ Thần kỳ hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc, nòi giống dân tộc.
+ Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
b) Nội dung:
Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của người Việt.
Đề cao nguồn gốc chung, ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta trong mọi miền đất nước.
=> Ghi nhớ (SGK/8)
HĐ 2: Tìm hiểu truyện ”Bánh trưng, bánh giày”
- PP: vấn đáp, Hđ nhóm, giảng bình
B. Truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”

KT: đặt câu hỏi, TL nhóm, động não
? Hãy tóm tắt văn bản “Bánh chưng, bánh giầy” ?
GV hướng dẫn HS tìm hiểu một số từ khó .
? Xác định thể loại truyện? Ptbđ?
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và nội dung của từng phần?
GV hướng dẫn hs tìm hiểu ptbđ và bố cục văn bản.

Đọc và tìm hiểu chung:
Đọc, tóm tắt, hiểu chú thích:
Đọc và tóm tắt
Hùng Vương về già muốn truyền ngôi cho con nào làm vừa ý, nối chí nhà vua. Các ông lang đua nhau làm cỗ thật hậu, riêng Lang Liêu được thần mách bảo, dùng gạo làm hai thứ bánh để dâng vua. Vua cha chọn bánh của Lang Liêu để tế trời đất cùng Tiên Vương và nhường ngôi cho chàng. Từ đó nước ta có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.
Chú thích (sgk)
2. Tìm hiểu chung văn bản:
Thể loại: Truyện truyền thuyết
Ptbđ: tự sự + miêu tả
Bố cục: 3 phần
Đoạn 1: từ đầu đến “chứng giám” (Hùng Vương chọn người nối ngôi)
Đoạn 2: tiếp đến “..hình tròn” (Việc chuẩn bị của các Lang)
Đoạn 3: còn lại (Sự lựa chọn của vua Hùng)


HS đọc từ đầu đến “chứng giám”
? Hùng Vương chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
? Trong hoàn cảnh ấy, Vua Hùng có ý định gì?
? Em hiểu ý định đó của vua ntn?
(muốn chọn người tài, giúp cho dân ấm no, ngai vàng giữ vững)
GV giảng: Trong h.cảnh giặc Ân nhiều lần xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm tiên vương mà vua Hùng đã đều đánh đuổi được, thiên hạ thái bình, thì rõ ràng người nối ngôi vua là phải nối đc chí vua – tiếp tục giữ đc cho đất nc thái bình, nd no ấm.
II) Phân tích
1) Hùng Vương chọn người nối ngôi
Hoàn cảnh: giặc giã đã yên, vua đã già, muốn truyền ngôi.
Ý định: người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.

? Nhận xét gì về ý tưởng chọn người nối ngôi của Vua Hùng?
HS thảo luận cặp đôi phát biểu.
? Vua Hùng đặt ra những yêu cầu gì để chọn người nối ngôi ?
TL: Nhà vua đặt ra 2 yêu cầu:
+ “Ai nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng”
+ “Nhân lễ Tiên vương...có Tiên vương chứng giám”
? Nhận xét gì về hình thức và điều kiện nối ngôi của Hùng Vương so với tục lệ truyền ngôi trước?
? Qua đây em có nhận xét ntn về vua Hùng?
? Theo em, chi tiết vua Hùng mở cuộc thi chọn người nối dõi có vai trò như thế nào trong sự phát triển của mạch truyện ?
TL:
+ Đây là kiểu tình huống mang tính chất những câu đố, thường gặp trong các truyện cổ dân gian nước ta cũng như nhiều nước trên thế giới
+ Chi tiết này góp phần làm tăng tính hấp dẫn, tạo ra sự hồi hộp, kích thích người đọc phải theo dõi.
GV: Em hãy kể tên 1 vài truyện dân gian có mô típ giải đố mà em biết?
VD: Cây tre trăm đốt Sơn Tinh, TT
Tấm (thử thách bắt đầy giỏ tép)
GV dẫn chuyển
-> là quan niệm đúng đắn, phù hợp với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đât nước.
- Hình thức: “Nhân lễ Tiên vương...có Tiên vương chứng giám” -> cuộc thi
-> Thể hiện quan điểm rất tiến bộ (ko quan trọng trưởng thứ - như quy định cũ của các đời vua trước)
(*) Hùng Vương là vị vua anh minh, sáng suốt, tiến bộ.

? Các lang chuẩn bị lễ Tiên vương ntn?
? Lang Liêu gặp khó khăn ra sao?
? Ai đã giúp đỡ LL ?
2) Việc chuẩn bị của các lang:
Các lang: đua nhau làm cỗ thật hậu...đi tìm của quý trên rừng, dưới biển...ai cũng muốn ngôi báu về mình.
Lang Liêu:
+ mồ côi, nghèo, chỉ có khoai lúa (thiệt thòi hơn các lang khác -> thử thách với chàng)
+ LL được thần báo mộng

GV cho HS thảo luận nhóm (2 bàn/ nhóm):
? Tại sao thần không giúp các lang khác mà lại giúp LL?
Vì:
+ Chàng mồ côi mẹ, là người gặp khó khăn nhiều nhất.
+ Chỉ có chàng mới thực hiện được việc mà thần muốn (quanh năm với đồng ruộng...)
GV: và điều kì diệu ấy đã xảy ra, không chỉ với Lang Liêu mà đối với cả câu chuyện. Ý thần là lòng dân. Người dân có tư tưởng trọng nông, yêu quý lao động. Trồng trọt chăn nuôi là nghề chính của nước ta lúc bấy giờ. 20 người con của vua Hùng, thần không báo mộng cho ai mà chỉ tìm đến một người duy nhất: Lang Liêu bởi chỉ có chàng mới thực hiện được việc mà thần muốn. 20 Lang chỉ có chàng là luôn chăm lo việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai, gần gũi nhân dân. Người nối ngôi, nối chí vua chăm lo việc cầy c...ưới: Bác cháu, chị em, cha con, cháu chắt,...
Theo quan hệ nội ngoại: cô cậu, chú dì, ...
Bài 3:
Cách chế biến: bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng

Hoạt động vận dụng:
Viết đoạn văn giới thiệu về bản thân (khoảng 7 – 10 câu) rồi chia sẻ với bạn cùng bàn.
Lập bảng phân loại từ đơn, từ ghép, từ láy có trong đoạn văn trên.
Vẽ sơ đồ tư duy về : Cấu tạo từ tiếng Việt.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng :
Tiếp tục tìm và sưu tầm các từ dễ nhầm lẫn giữa từ ghép và từ láy.
Hoàn thiện BT phần LT.
Soạn: Giao tiếp VB và phương thức biểu đạt.
Tuần 1 – Bài 1
Ngày soạn:	/8/2017	Ngày dạy:	/8/2017
Tiết 3
GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
MỤC TIÊU:
Qua bài hoc, HS cần:
Kiến thức:
HS biết:
+ Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm bằng phương diện ngôn từ: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt, kiểu văn bản.
+ Sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản.
+ Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính công vụ
Kỹ năng:
HS lựa chọn được phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp.
HS nhận ra: kiểu văn bản ở một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt,
HS nhận ra được: tác dụng cuả việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể.
Thái độ: HS tự giác, tích cực học tập.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác
Phẩm chất: tự lập, tự tin, tự chủ
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng, sgk.
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, luyện tập – thực hành, trực quan
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, chia nhóm
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh
Vào bài mới:
GV chiếu mẫu 1 bài thơ, 1 bài văn, 1 câu văn.
GV thảo luận trao đổi cho HS nhận diện văn bản.
GV giới thiệu bài.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
Phương pháp: vấn đáp
KT: đặt câu hỏi.
? Trong đời sống, khi có 1 tư tưởng, t.c, nguyện vọng (muốn khuyên nhủ, bày tỏ t.c quý mến,...) cần biểu đạt cho mọi người hay thì em làm thế nào?
? Khi muốn biểu đạt 1 cách đầy đủ, trọn vẹn thì phải làm thế nào?
HS trả lời.
- GV giảng: Các em nói và viết như vậy là các em đã dùng phương tiện ngôn từ để biểu đạt điều mình muốn nói. Nhờ phương tiện ngôn từ mà mẹ hiểu được điều em muốn nói, bạn nhận được những tình cảm mà em gưỉ gắm. Đó chính là giao tiếp.
GV chốt: đó là mối quan hệ hai chiều giữa người truyền đạt và người tiếp nhận.
? Đọc báo và xem truyền hình có phải là giao tiếp không? Vì sao?
TL: Có vì có người truyền đạt và người tiếp nhận.
? Trên cơ sở những điều vừa tìm hiểu, em hiểu
Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt
Văn bản và mục đich giao tiếp:
Giao tiếp:
* Tìm hiểu ví dụ:
-Ví dụ a, b: SGK/ 15
Khi muốn biểu đạt 1 tư tưởng, t/c, nguyện vọng cho người khác biết, ta cần sử dụng ngôn ngữ để tạo lập 1 vb (kể, nói, viết thư,...)
Khi muốn biểu đạt 1 cách đầy đủ, trọn vẹn thì phải xác định rõ mục đích giao tiếp.
* Nhận xét:

thế nào là giao tiếp?
Hình thức: hoạt động
Mục đích: truyền đạt, tiếp nhận một tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng
Phương tiện: ngôn từ

Quan sát bài ca dao trong SGK (c)
GV tổ chức thảo luận nhóm lớn:
? Bài ca dao có nội dung gì?
? Bài ca dao được làm theo thể thơ gì? Hai câu lục và bát liên kết với nhau ntn?
HS thảo luận, đại diện báo cáo, các nhóm nx, bổ sung.
-GV chốt: Bài ca dao đc gọi là vb. Nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt trọn vẹn ý.
? Cho biết lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng trong buổi lễ khai giảng năm học có phải là là văn bản không? Vì sao?
TL: + Đây là một văn bản vì đó là chuỗi lời nói có chủ đề, có sự liên kết về nội dung: báo cáo thành tích năm học trước, phương hướng năm học mới.
Þ Lời phát biểu của thầy cô hiệu trưởng là một dạng văn bản nói.
? Bức thư em viết cho bạn có phải là văn bản không? Vì sao?
TL: Bức thư: Là một văn bản vì có chủ đề, có nội dung thống nhất tạo sự liên kết.Þ đó là dạng văn bản viết
? Vậy em hiểu thế nào là văn bản?
GV treo bảng phụ
GV giới thiệu 6 kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu lấy ví dụ
b. Văn bản:
* Tìm hiểu ví dụ: SGK/T16
+Ví dụ c
Nội dung: Khuyên chúng ta phải có lập trường kiên định
Hình thức: Bài cd làm theo thể thơ lục bát, có liên kết chặt chẽ:
. Về hình thức: Vần ên
. Về nội dung, ý nghĩa: Câu sau giải thích rõ ý câu trước.
Þ Bài ca dao là 1 vb: nó có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc và diễn đạt một ý trọn vẹn
+ Ví dụ d
+ Ví dụ e
* Nhận xét:
- Văn bản là một chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.
Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản:
Tìm hiểu ví dụ:

cho từng kiểu văn bản và phươn...hiện tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Đây là một câu chuyện hay và hấp dẫn, lôi
cuốn biết bao thế hệ người Việt Nam. Điều gì đã làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn của câu chuyện như vậy ? Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung văn bản:
PP: thị phạm, đàm thoại
KT: đặt câu hỏi
? VB nên đọc với giọng ntn?
+ Giọng ngạc nhiên, hồi hộp: đoạn Gióng ra đời.
+ Giọng đĩnh đạc trang nghiêm: đoạn Gióng trả lời sứ giả.
+ Giọng háo hức, phấn khởi: đoạn cả làng nuôi Gióng.
+ Đoạn Gióng đánh giặc: khẩn trương mạnh mẽ.
? Nêu 1 số sự việc chính của truyện để tóm tắt?
GV đọc mẫu, HS đọc. GV nx.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giải nghĩa một số từ khó: 3, 5, 10, 11, 17 – Hình thức cặp đôi theo bàn
? Văn bản được viết với thể loại nào? Ptbđ chính?
? Văn bản được chia làm mấy phần ? Nêu giới hạn và nội dung từng phần ?
HS thảo luận cặp đôi tìm bố cục và nội dung từng phần của vb.
Đọc và tìm hiểu chung
Đọc, tóm tắt, hiểu chú thích
* Đọc, tóm tắt:
+ Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
+ Nghe tiềng rao của sứ giả Gióng cất tiếng nói đòi ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh giặc
+ Gióng lớn nhanh như thổi, cả làng góp gạo nuôi Gióng
+ Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt đi đánh tan giặc và về trời
+ Vua phong Thánh Gióng là Phù Đổng Thiên Vương và những dấu tích còn lại của Thánh Gióng
* Chú thích (sgk)
2. Tìm hiểu chung văn bản:
Thể loại: truyện truyền thuyết
Phương thức biểu đạt chính: tự sự
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến “nằm đấy”: sự ra đời của Gióng.
Phần 2: Tiếp đến “giết giặc cứu nước”:
Gióng lớn lên và nhận nhiệm vụ cứu nước
Phần 3: tiếp đến “lên trời”: Gióng đánh giặc cứu nước
Phần 4: đoạn còn lại : Di tích làng Gióng
HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
- PP: đàm thoại, hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, thuyết trình
II. Phân tích:

KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm
GV tổ chức TL nhóm lớn:
? Tìm chi tiết kể về sự ra đời của Gióng?
? Em có nhận xét gì về các chi tiết này?
? Em có nhận xét gì về nguồn gốc ra đời của Gióng?
HS thảo luận 5 phút. Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nx, bổ sung.
GV nx, chuẩn kt.
? Việc xây dựng những chi tiết kì lạ, khác thường khi kể về sự ra đời của Gióng dự báo trước điều gì về Gióng?
? Chi tiết kì lạ cũng cho biết quan niệm nào của nd ta về người anh hùng?
? Sự ra đời của Gióng khác thường mà cũng thật bình thường khi Gióng là con của 1 bà mẹ nông dân. Điều đó có ý nghĩa gì?
GV bình giảng về nguồn gốc ra đời của Gióng.
? Cho biết những nét chính về nghệ thuật của phần đầu văn bản?
? Qua đó tác giả dân gian muốn nói điều gì?
Tiểu kết:
Gióng xuất thân từ nhân dân lđ, được mang nặng đẻ đau bởi người mẹ chăm chỉ làm ăn và có tiếng phúc đức. Bà mẹ Gióng trong truyện ko có tên riêng. Gióng có thể là con của bất kì người mẹ nào. Gióng là con của 1 vị thần, nhưng đồng thời cũng là con của nhân dân.
Trí tưởng tượng bay bổng của người xưa về sự ra đời kì lạ của Gióng là để Thể hiện niềm ngưỡng mộ tôn kính với người anh hùng Thánh Gióng đồng thời hé lộ hành trạng đặc biệt của nhân vật, khởi nguồn của những việc kì lạ,sức mạnh phi thường
1. Sự ra đời của Gióng:
Bà mẹ ra đồng ...ướm vào vết chân to...
Thụ thai 12 tháng sinh ra Gióng.
Lên 3 tuổi chưa biết nói cười, chưa biết đi..
+ NT: xây dựng chi tiết tưởng tượng kì ảo hoang đường
-> Gióng ra đời kì lạ, khác thường
-> Dự báo trước về khả năng phi thường của Gióng
-> Quan niệm của nd ta: người anh hùng phi thường thì sự ra đời cũng khác thường.
-> Khẳng định Gióng là người anh hùng sinh ra từ trong nhân dân, của nhân dân, gần gũi với mọi người.
* Tiểu kÕt
+ NghÖ thuËt.
- YÕu tè t•ëng t•îng k× ¶o.
+ Nội dung.
Gióng sinh ra kì lạ, ngầm dự báo về một con người kì lạ ( người anh hùng có sức khỏe phi thường, giúp dân, giúp nước )
Hoạt động luyện tập:
HS thi kể diễn cảm lại truyện.
GV nhận xét.
Hoạt động vận dụng:
Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu) giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Gióng.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Tìm đọc các bài viết về Thánh Gióng.
Tiếp tục soạn bài: “Thánh Gióng”.
Tuần 2 – Bài 2
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 5 –Văn bản:
THÁNH GIÓNG
(Truyện truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt: Qua bài học, HS cần:
Kiến thức:
HS nắm được nội dung chính và đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyền thuyết “Thánh Gióng”.
HS biết được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước.
HS hiểu được những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
Kỹ năng:
HS đọc – hiểu được văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại
+ HS thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản.
+ HS nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian.
Thái độ:
Biết tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước ngoan cường của dân tộc ; Biết nhớ đến công ơn của những người anh hùng có công với Tổ quốc.
Năn... Nhìn bức tranh minh hoạ trong sgk, kết hợp phần cuối truyện, hãy miêu tả lại trân chiến đấu của Gióng?
? Đoạn văn sử dụng nhiều từ loại nào? Nhịp văn?
? Qua đó em có nx gì về hình tượng Gióng xung trận?
GV bình: Bằng cảm hứng thần thoại với hàng loạt
3. Gióng đánh giặc và trở về trời
* Gióng ra trận đánh giặc
Hoàn cảnh: ...thế nước nguy, người người hoảng sợ.
Gióng vùng dậy, vươn vai “biến thành một tráng sĩ ...”
+ Chi tiết kì ảo, phi thường, đẹp đẽ
-> Gióng là biểu tượng cho vẻ đẹp sức mạnh, tinh thần của dân tộc trong giờ phút đất nước lâm nguy
Gióng ra trận: mặc áo giáp, nhảy lên mình ngựa...thúc ngựa phi...đón đầu, đánh giết...nhổ tre quật vào giặc..
Kết quả: giặc chết như rạ...giẫm đạp lên nhau mà chạy ”...
+ NT: sd động từ mạnh, giọng điệp gấp gáp, khẩn trương, phấn khởi
=> Gióng xung trận hùng tráng, kì vĩ, là hình tượng người anh hùng đầy sức mạnh.

các chi tiết kì ảo, truyền thuyết đã dựng lên bức tranh chiến trận hoành tráng và kì vĩ mà trung tâm là hình ảnh người anh hùng đầy sức mạnh. Sự thật lịch sử về chiến thắng giặc Ân cũng như mơ ước về một người anh hùng vĩ đại đã được hình tượng hóa trong một hình ảnh đẹp mà dư âm của nó còn sâu lắng đến tận bây giờ!
? Chi tiết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc có ý nghĩa gì?
Mỗi cành cây, hòn đá đều có thể giết giặc
Đánh giặc cần đến những vũ khí tối tân nhưng cũng có khi cần đến cả những vũ khí rất đỗi thô sơ, bình thường.
làm cho hình tượng Gióng vừa linh thiêng, hùng vĩ, vừa gần gũi, thân thương
? Sau khi thắng giặc Gióng đã làm gì?
? NT tiêu biểu đc sd trong chi tiết này?
? Tan giặc Gióng không về triều để nhận tước lộc mà lại về trời? Ý nghĩa của chi tiết này ?
HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
GV bình: G là con nhà trời xong nhiệm vụ đánh giặc tất nhiên sẽ về trời. Lấy trái núi làm bàn đạp để từ từ bay vào khoảng không gian vô tận, khổng lồ về giới hạn cả chiều rộng và chiều cao. -> Chi tiết kì ảo, đẹp, thơ mộng, bất tử hóa người anh hùng. H/a G còn sống mãi trong lòng người VN
? Em còn biết thêm cái kết nào khác về truyện Thánh Giọng được lưu truyền trong dân gian? (Gióng cúi đầu từ biệt mẹ rồi từ từ bay lên trời khuất giữa những đám mây hồng)
GV mở rộng: Truyền thuyết Thánh Gióng” kết thúc với hình ảnh Gióng cùng ngựa bay về trời. Kịch bản phim “Ông Gióng” (Tô Hoài) kết thúc
* Gióng trở về trời:
“một mình một ngựa từ từ bay lên trời
+ NT: chi tiết kì ảo, đẹp, thơ mộng, giàu ý nghĩa
-> Ca ngợi phẩm chất của người anh hùng dân tộc: vô tư, không màng danh lợi
-> bất tử hóa người anh hùng Thánh Gióng
với hình ảnh: tráng sĩ Gióng cùng ngựa sắt thu nhỏ dần thành em bé cưỡi trâu trở về trên đường làng mát rượi bóng tre.
? Nêu nhận xét về hai cách kết thúc ấy?
- Hình ảnh gióng bay về trời phù hợp với sự ra đời thần kì của nhân vật: Gióng là thần được trời cử xuống giúp vua Hùng đuổi giặc, đuổi giặc xong Gióng lại bay về trời.
- Hình ảnh gióng trong phần kết thúc của bộ phim của Tô Hoài nêu bật ý nghĩa tượng trưng của nhân vật: Khi đất nước có giặc" mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt" đều nằm mơ thành Phù Đổng " vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân" (Tố Hữu) khi đất nước thanh bình, các em vẫn là những em bé chăn trâu hiền lành, hồn nhiên" Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa".
? Kết thúc truyện, tác giả đưa ra những dấu tích nào của trận chiến?
? Ý nghĩa của chi tiết này?

4. Dấu tích còn lại:
Đền thờ Phù Đổng
Dấu chân ngựa thành ao hồ
Tre đằng ngà, làng Cháy
-> Chi tiết có thật, tăng tính chân thực của hình tượng Thánh Gióng
HĐ 3: Tổng kết bài học:
PP: vấn đáp
KT: đặt câu hỏi
? NT tiêu biểu nhất của truyện?
? Qua đó, truyện muốn thể hiện quan điểm và cách đánh giá gì của nd ta về hình tượng Gióng? Ý nghĩa truyện?
III. Tổng kết: 1.Nghệ thuật:
- Sử dụng kết hợp các chi tiết kì ảo với các chi tiết đời thường giàu ý nghĩa.
2. Nội dung
Ca ngơi hinh tương ngươi anh hùng dân tộc Thánh Gióng.
Nêu cao tinh thân yêu nươc, đoàn kết.
Ghi nhớ-SGK trang 22
Hoạt động luyện tập:
Bài tập: Chỉ ra những cơ sở lịch sử của truyện Thánh Gióng?
Đời vua Hùng thứ 6, giặc Ân sang xâm chiếm.
Giai đoạn đó, vũ khí của người VN cổ chủ yếu làm bằng sắt
Dấu ấn còn lại ở tại làng Phù Đổng - Sóc Sơn .
Hoạt động vận dụng:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hình tượng Gióng?
Em thích chi tiết nào nhất trong vb? Vì sao?
Hoạt đồng tìm tòi, mở rộng:
Tìm các video về lễ hội đền Gióng.
- Soạn bài : “Sơn Tinh. Thủy Tinh”
Tuần 2
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết: 6
TỪ MƯỢN
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:
Kiến thức:
Nắm được khái niệm từ mượn.
Hiểu được nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt.
Hiểu được nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
Nắm được vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản.
Kỹ năng:
Nhận biết được những từ mượn đang được sử dụng trong Tiếng Việt.
Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
Sử dụng từ mượn trong khi nói và viết.
Thái độ:
Yêu tiếng mẹ đẻ và có ý thức làm phong phú và trong sáng ngôn ngữ Việt.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụ... thêm nhiều từ Hán Việt.
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu chung về văn tự sự (Đọc bài, trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài, tập trung tìm hiểu đặc điểm của phương thức tự sự)
Tuần 2
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết: 7
TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:
Kiến thức:
Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự.
Nắm vững thế nào là văn bản tự sự. Vai trò của phương thức biểu đạt này trong cuộc sống, trong giao tiếp.
Có khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
Kỹ năng:
Nhận biết được văn bản tự sự.
Sử dụng được một số thuật ngữ: Tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể
Thái độ:
Ham học hỏi, tích cực học tập.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo, hợp tác
Phẩm chất: tự tin, tự chủ, tự lập
CHUẨN BỊ
Giáo viên: Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng. Bảng phụ
Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị theo hướng dẫn của GV
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: hoạt động nhóm, đặt và giải quyết vấn đề, đàm thoại.
Kĩ thuật: chia nhóm, giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động khởi động:
Ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là văm bản ? Dựa vào mục đích giao tiếp, người ta chia văn bản thành mấy loại ? Cho ví dụ .
Vào bài mới :
Suốt từ thủa ấu thơ, các em thường được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện. Các em cũng hay kể chuyện cho gđ, bạn bè nghe những câu chuyện mà các em quan tâm, thích thú. Qua đó chúng ta có thể thấy kể chuyện (tự sự) là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Vậy, kể để làm gì? Và kể như thế nào? Ngày hôm nay cô trò ta sẽ cùng tìm hiểu bài học “Tìm hiểu chung về văn tự sự” để hiểu rõ điều đó .
Hoạt động hình thành kiến thức mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
PP: đàm thoại, hoạt động nhóm
KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, TL nhóm
HS đọc ví dụ 1 – SGK trang 27
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự
Ý nghĩa của phương thức tự sự
Ví dụ 1- SGK trang 27

? Hàng ngày, em có kể chuyện không? Em thường kể chuyện gì? Kể cho ai nghe? Và kể để làm gì?
? Em thường nghe bà kể chuyện cổ tích. Những câu chuyện bà kể giúp em hiểu được điều gì?
à hiểu được thế giới nhân vật trong truyện cổ tích hiểu được kẻ thiện, người ác, hiểu được phải làm điều thiện
? Em kể cho bạn nghe bạn Lan-bạn của em là người như thế nào? Tốt hay xấu, vui vẻ hay trầm tính?. Câu chuyện em kể có tác dung gì?
à hiểu được cá tính của bạn bè (nói riêng) và những người xung quanh (nói chung) để chung sống chan hòa, thân ái hơn (tìm hiểu con người)
+ Em kể cho bạn nghe vì sao An bỏ học. Mục đích của em khi kể là gì?
à Giải thích sự việc để bạn bè biết à thông cảm, giúp đỡ An.
? Thánh Gióng là một câu chuyện được kể bằng phương thức tự sự. Qua truyện tác giả dân gian bày tỏ thái độ ntn đối với nhân vật chính – người anh hùng làng G?
? Tóm lại ý nghĩa của phương thức TS?
- HS đọc bài ví dụ 2 –SGK / 28.
? Truyện “Thánh Gióng” kể về ai? Vào thời gian nào?
* GV tổ chức TL nhóm lớn:
? Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự từ trước à sau của truyện?
HS thảo luận, cử đại diện báo cáo, các nhóm khác nx, bổ sung.

- Tự sự giúp người kể:
+ Kể chuyện cổ tích, kẻ về Lan -> tìm hiểu con người
+ Kể cho bạn nghe vì sao An bỏ học
-> Giải thích sự việc
+Truyện “Thánh Gióng”: -> Bày tỏ thái độ khen, chê
b. Ghi nhớ: - SGK/ý 2
Đặc điểm chung của phương thức tự sự
Ví dụ: truyện “Thánh Gióng”
+ Truyện kể về người a/hùng làng Gióng.
+ Thời gian: đời vua Hùng Vương thứ 6.

GV nx, chốt
HS có thể nhầm giữa sự việc với chi tiết

1
Sự ra đời và tuổi thơ khác thường của Gióng






nhỏ hơn -> GV lưu ý HS: Các sự việc lại
được tạo nên từ những chi tiết nhỏ hơn. Ví

2
Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc


dụ sự việc 1 có các chi tiết nhỏ hơn như:

3
Gióng lớn nhanh như thổi

Hai vợ chồng ông lão muốn có con
Bà vợ ra đồng ướm thử vào vết chân lạ
Mang thai 12 tháng

4
Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc

- Đứa trẻ lên 3 vẫn k biết nói biết cười

5
Thánh Gióng đánh tan giặc


? Truyện có thể kết thúc ở sự việc thứ

6
Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời

1/2/3/4 k?

7
Vua lập đền thờ, phong danh hiệu

(Không vì khiến người đọc k hiểu được)
? Nếu thiếu sv thứ 7 và 8 thì truyện sẽ ntn?

8
Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng

(Thiếu ý nghĩa sẽ k trọn vẹn, k thể hiện được
lòng bết ơn(7) và làm giảm sự tin cậy về sự có thật của Gióng (8))
? Nếu đảo các sự việc trên theo trình tự khác điều gì sẽ xảy ra?
? Từ việc phân tích trên, em hãy cho biết thế nào là tự sự?


=> một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia cuối cùng dẫn đến một kết thúc, tạo nên một ý nghĩa.
b. Ghi nhớ: -SGK/Ý 1

Hoạt động luyện tập:
Tìm chuỗi sự việc trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên” và nêu ý nghĩa truyện?
Hoạt động vận dụng:
-
-
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
-
Chuẩn bị bài : Tìm hiểu chung về...ác sự việc chính: thời gian (chiều 3-4-2002) -> địa điểm (Công viên 3-2) -> Thành phần tham gia ( 27 tác giả quốc tế) -> Diễn biến và kết thúc ( ngày 11-5-2002)
+ Văn bản thứ 2 nêu sự kiện: Người Âu Lạc đánh tan quân Tần xâm lược với các sự việc: Năm 218 TCN, quân Tần chia 5 mũi tiến sang xâm lược nước ta -> Người Âu Việt, Lạc Việt bỏ vào rừng sâu, lập mưu đánh lại -> Thục Phán lãnh đạo người Âu Lạc thường xuyên mai phục, đánh tỉa -> Sau nhiều năm, hang vạn quân Tần bị tiêu diệt, tướng Đồ Thư phải bỏ mạng -> Tần Thủy Hoàng chết, nông dân Trung Quốc nổi dậy, nhà Tần phải rút quân .
Vai trò của tự sự:
+ Văn bản 1: là 1 bản tin
+ Văn bản 2: là 1 bài lịch sử
=> Tự sự ở đây có vai trò giới thiệu, tường thuật, kể chuyện thời sự hay lịch sử.
Bài 4- SGK trang 30
Xưa kia, tổ tiên của người Việt là Hùng Vương lập nên nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu. Hùng Vương là con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Lạc Long Quân người Lạc Việt (Bắc Bộ Việt Nam), mình rồng, thường rong chơi ở Thủy Phủ. Âu Cơ là con gái dòng họ Thần Nông, giống Tiên ở núi, phương Bắc. Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, lấy nhau. Âu Cơ có mang, sinh ra một bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra thành một trăm người con, người con trưởng được chọn làm vua Hùng, đời đời nối tiếp làm vua. Từ đó, để tưởng nhớ tới tổ tiên của mình, người Việt Nam tự xưng là con Rồng cháu Tiên.
Viết lại chuỗi các sự việc chính có trong truyện “Thánh Gióng”.
Tập kể lại truyện trên bằng lời văn của mình.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Tìm đọc thêm các bài văn tự sự.
Chuẩn bị bài : Sơn Tinh, Thủy Tinh: đọc & tóm tắt truyện, tìm hiểu các chú thích, trả lời câu hỏi phần đọc hiểu văn bản.
Tuần 3
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết: 9

SƠN TINH, THỦY TINH (Tiết 1)
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:
Kiến thức:
HS hiểu và cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tính: phản ánh hiện thực đời sống của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt,bảo vệ cuộc sống của mình khát vọng chinh phục thiên nhiên.
HS hiểu được tác dụng của các yếu tố hoang đường, kì ảo trong truyện.
Kĩ năng:
HS bước đầu biết nhận diện thể loại, kể lại cốt truyện và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật những truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn không được học trong chương trình.
HS đọc, kể lại tóm tắt được truyện dân gian được học.
Thái độ:
Có thói quen đọc và cảm thụ văn bản tự sự.
Thấu hiểu và cảm thông, chia sẻ với nhân dân vùng bão lũ.
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, giao tiếp, hợp tác, sd ngôn ngữ
Phẩm chất: yêu quê hương đất nước, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, tự tin, tự chủ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: giáo án, bảng phụ, trang ảnh miêu tả trận chiến giữa Sơn Tinh và TT.
Học sinh: học bài cũ và soạn bài theo hướng dẫn.
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan, luyện tập thực hành, thuyết trình, làm mẫu.
Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, động não.
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động khởi động:
Ổn định tổ chức.
Kiểm tra bài cũ: (4 phút) Nêu ý nghĩa của truyền thyết Thánh Gióng? Trong truyện đó, em thích hình ảnh, chi tiết nào nhất? Vì sao?
Vào bài mới:
GV chiếu video cảnh bão lụt của miền Trung Việt Nam.
? Trong clip trên, em thấy nhân dân ta đang chống chọi với giặc gì?
? Câu chuyện dân gian nào lí giải cho hiện tượng bão lụt xảy ra hàng năm ở nước ta?
GV trò chuyện với HS để dẫn dắt vào bài mới.
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung.
GV: Truyện kể về thời đại lịch sử nào ?
thời đại Hùng Vương thứ 18
GV: Văn bản “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” vốn có cốt lõi từ thể loại thần thoại cổ nhưng đã đc lịch sử hoá thành 1 truyền thuyết. Truyền thuyết được gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 và trở thành 1 tp quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các Vua Hùng .
? Cần đọc truyện với giọng ntn?
Gv hướng dẫn học sinh đọc: Đọc đoạn đầu chậm rãi ở đoạn đầu, đọc nhanh gấp gáp ở đoạn sau: tả cuộc giao chiến giữa hai thần. Đọc đoạn cuối đọc giọng kể chậm rãi.
GV đọc mẫu, HS đọc tiếp. GV nx.
? Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ? HS:
? Dựa vào những sự việc chính này em hãy kể tóm tắt văn bản ?
Lưu ý: 1 số từ khó
+ Cồn: Dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển.
+Ván (cơm nếp): Mâm
+ Nệp (Bánh chưng): Cặp (đôi)
? “ST, TT” thuộc thể loại truyện nào?
? Nêu kiểu vb và ptbđ của vb?
- GV: Qua phần kể của bạn, em thấy văn bản
Đọc và tìm hiểu chung:
Đọc, kể tóm tắt, hiểu chú thích:
* Đọc, tóm tắt:
Vua Hùng kén rể.
Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
Sơn Tinh đén trước lấy Mị Nương.
Thuỷ Tinh đến sau, thua cuộc nổi giận dâng nước đánh Sơn tinh.
Hai thần đánh nhau hằng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua phải rút quân về - Hằng năm Thuỷ tinh dâng nước đánh ST nhưng đều thua cuộc.
* Chú thích:
2. Tìm hiểu chung văn bản:
Thể loại: truyền thuyết
Kiểu văn bản: tự sự PTBĐ: tự sự + ...hiệm vụ để tìm hiểu diễn biến:
- Yêu cầu: HS các nhóm hoàn thiện PHT:
rước Mị Nương trước -> Thủy Tinh tức giận đuổi theo đòi cướp Mị Nương
=> Xuất phát từ sự “ghen tuông”, thất bại của một vị thần uy quyền
Diễn biến:
Hành động của ST
Hành động của TT


..
..
..
..

+ Nghệ thuật:
. Sử dụng các chi tiết.
. Sử dụng nhiều từ loại: 

Nhận xét về 2 nhân vật:


Thuỷ Tinh tượng trưng cho..
..
Sơn Tinh đại diện cho ...
..

Hành động của TT
Hành động của ST

Đùng đùng nổi giận, hô mưa gọi gió làm hành giông bão
không hề nao núng”, dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ

+ Nghệ thuật:
. Sử dụng các chi tiết tưởng tượng kì ảo
. Sử dụng nhiều từ loại: động từ mạnh

Nhận xét về 2 nhân vật:

Thuỷ Tinh tượng trưng cho mưa bão lũ lụt, thiên tai, uy hiếp cuộc sống của con người.
Sơn Tinh tiêu biểu cho sức mạnh bền bỉ của nhân dân chống lại thiên tai


GV gợi ý HS nhận xét về 2 nhân vật:
? Việc làm hô mưa gọi gió làm thành giông bão, làm nước ngập khắp nơi khiến em hình dung ra hiện tượng thiên nhiên nào của nước ta?
? Qua những hành động của ST, em nhớ đến hình ảnh nào của nhân dân ta?
GV chiếu video về cảnh bão lụt của nước ta.
GV liên hệ thực tế đến cơn bão vừa qua. GV giảng: Chỉ trong 1 câu văn với nhiều vế, hình tượng nhân vật Sơn Tinh hiện lên với 1 chuỗi hành động liên tiếp “bốc, dời, dựng, ngăn chặn”. Đó không chỉ thể hiện sức mạnh vô song của 1 vị thần uy quyền mà còn là sự nhanh trí, biến hóa trong mọi hoàn cảnh của 1 vị dũng tướng có tài cầm quân. Ở đây, chi tiết kì ảo được sử
dụng đã góp phần khắc họa sức mạnh và phẩm chất của vị thần núi Tản Viên .
? Em thích chi tiết nào nhất? vì sao?
HS trả lời theo cảm nhận cá nhân
GV giảng thêm về chi tiết:“Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu”. Đây là chi tiết kì ảo đặc sắc, là khúc cao trào của bản hung ca trị thủy. Dường như nó là biểu tượng thẩm mĩ mà cha ông ta muốn thần linh hóa những con đê, con đập ngăn lũ chống lụt. Qua đó khẳng định trí tuệ, bàn tay, sức lực của dân tộc ta bao đời chống lũ lụt
? Kết quả trận giao chiến giữa 2 vị thần?
? Hành động quả cảm, ý chí vững vàng, sức mạnh diệu kì và chiến thắng cuối cùng của vị thần núi tượng trưng cho điều gì?

* Kết quả:
Nước ngập nhà cửa, ruộng đồng, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên bể nước.
Thần Nước đành rút quân. ST giành chiến thắng.
=> Chiến thắng của sức người, của ý chí, niềm tin trước sự tàn phá của thiên tai.

HS theo dõi vào phần cuối văn bản
? Oán nặng, thù sâu, hàng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Chi tiết này nhằm giải thích hiện tượng nào?
? Sự thua trận của TT có ý nghĩa gì?
3. Ý nghĩa
Giải thích hiện tượng lũ lụt diễn ra hàng năm.
Chiến thắng của nhân dân ta trong quá trình phòng chống thiên tai, lũ lụt
HĐ 2: Tổng kết
? Em hãy khái quát lại giá trị NT của truyện?
? Sau khi tìm hiểu văn bản, em hãy rút ra ý nghĩa của truyện ?
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
Sử dụng thành công yếu tố kì ảo
Xây dựng hình tượng nhân vật có giá trị biểu tượng, khái quát cao .
II.Nội dung:
+ Giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
+ Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai
+ Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

Hoạt động luyện tập:
? Nhân vật Vua Hùng và Mị Nương có vai trò gì trong truyện?
? Dựa vào đặc trưng cơ bản của thể loại truyện truyền thuyết, em hãy giải thích vì sao truyện “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” là truyện truyền thuyết?
Hoạt động vận dụng:
Nếu gặp bão lụt em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn cho mình và giúp đỡ người khác?
Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về 1 nhân vật trong truyện.
Hoạt động tìm tòi, mở rộng:
Hỏi người thân của em về tác hại của các hiện tượng thiên tai khác: lốc xoáy, mưa đá, động đất, đối với cs con người.
Chuẩn bị: soạn bài Nghĩa của từ
(Đọc bài, phân tích các ví dụ, trả lời câu hỏi tìm hiểu bài)
============================
Tuần 3.
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 11
NGHĨA CỦA TỪ
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:
Kiến thức:
HS biết khái niệm nghĩa của từ.
HS hiểu cách giải thích nghĩa của từ.
Kĩ năng:
HS giải thích được nghĩa của từ
HS dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết
Thái độ:
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Năng lực, phẩm chất:
Năng lực: giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ, tự học
Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ.
CHUẨN BỊ:
Giáo viên: giáo án, bảng phụ
Học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới theo hướng dẫn
CÁC PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC:
Phương pháp: vấn đáp, trực quan, hoạt động nhóm, luyện tập thực hành
Kĩ thuật: chia nhóm, thảo luận nhóm, động não
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
Hoạt động khởi động:
Ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ : Thế nào là từ mượn ? Lấy ví dụ trong các văn bản đã học ?
Vào bài mới:
GV viết 1 số từ lên bảng, yêu cầu HS giải thích.
GV dẫn vào bài: Sử dụng từ đúng nghĩa là việc rất cần thiết trong việc giao tiếp bằng văn bản. vậy làm thế nào để hiểu được nghĩa của từ, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay.
Hoạt động hì...ẳng định truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” là 1 văn bản tự sự ?
Vào bài mới: ở bài trước, ta đã thấy rõ, trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có việc, có người. Nhưng vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào ? Làm thế nào để nhận ra ? Làm thế nào để xây dựng nó cho hay, cho sống động trong bài viết của mình ?
Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Tìm hiểu đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
GV treo bảng phụ
- HS đọc 7 sự việc.
* HS thảo luận cặp đôi:
? Xem xét 7 sự việc trong truyền thuyết
Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Sự việc trong văn tự sự
Ví dụ : SGK/T37
- Sự việc khởi đầu (1)

"Sơn Tinh, Thuỷ Tinh" em hãy chỉ ra: Sự việc khởi đầu? Sự việc phát triển? Sự việc cao trào? Sự việc kết thúc?
? Chỉ ra mối quan hệ giữa các sự việc đó ?
TL: Vua Hùng kén rể nên ST & TT đến để cầu hôn. Vì chỉ có một người con gái k biết gả cho người nào -> phải ra điều kiện để chọn rể. ST đến trước nên rước được MM. TT đến sau k lấy được vợ nên đã nổi giận
? Như vậy sự việc trong văn bản TS gồm những loại sự việc nào? Chúng có mqh với nhau ra sao?
TL: Sự việc khởi đầu -> Sự việc phát triển
-> cao trào -> kết thúc. Chúng có mqh nhân quả
? Nếu kể một câu chuyện mà chỉ có trần
trùi trụi 7 sự việc trên thì truyện sẽ ntn?
-	trừu tượng, khô khan.
? Truyện hay phải có sự việc cụ thể, chi tiết. Vậy để SV được chi tiết, theo em phải làm rõ những yếu tố nào?
? Tìm những yếu tố đó trong truyện “ST, TT”?
? Việc sắp xếp các sự việc trong truyện ST,TT như vậy đã làm nổi bật lên ý nghĩa gì cho câu chuyện?
HS: giải thích hiện tượng lũ lụt hàng năm
+ thái độ yêu ghét của nhân dân + mong ước chinh phục thiên nhiên + sức mạnh chế ngự thiên tai của nd.
? Từ đây, em cho biết việc sắp xếp sviệc,
chi tiết trong văn TS cần phải ntn ?
- Sự việc phát triển (2, 3, 4)
Sự việc cao trào (5. 6)
Sự việc kết thúc (7)
ð Mối quan hệ nhân quả
Sự việc trong văn tự sự được trình bày cụ thể về :
Ai làm ? (nhân vật)
Xảy ra ở đâu ? (không gian, địa điểm)
Xảy ra lúc nào ? (thời gian)
Vì sao lại xảy ra ? (nguyên nhân)
Xảy ra như thế nào ? (diễn biến, kết quả)
Sắp xếp sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
Hs: đọc ghi nhớ 1 sgk/ 38. Gv: chốt kt.
GV: SV trong văn TS cần được kể rõ ràng. Sự thú vị, sức hấp dẫn vẻ đẹp của truyện nằm ở các chi tiết thể hiện 6 yếu tố đó. Sự việc trong truyện phải có ý nghĩa, người kể nêu sự việc nhằm thể hiện thái độ yêu ghét của mình.
HĐ 2: Tìm hiểu nhân vật trong văn tự sự:
GV tổ chức thảo luận nhóm lớn: Câu hỏi thảo luận:
Cho biết ai là nv chính, nv phụ trong truyện ST, TT.
Vai trò của từng nhân vật trong truyện?
HS thảo luận nhóm lớn, đại diện báo cáo, các nhóm bổ sung, nhận xét.
GV chốt, nx
? Từ đây, em hãy cho biết vai trò của từng nvật trong văn tự sự ?
Gv: chốt kt, chuyển ý: vậy nvật trong văn tự sự đc thể hiện qua ~ dấu hiệu nào
? Nhờ đâu em biết được về các nhân vật ?
? Chỉ rõ các yếu tố đó trong vb ST,TT ?
Tên gọi: ST, TT
Lai lịch: ST: vùng núi Tản Viên, thần núi TT: vùng biển, thần nước
Tính tình: ST: điềm tĩnh
TT: nóng nãy
-	Tài năng: ST: vẫy tay về phía đông.
TT: hô mưa gọi gió.
? Qua việc tìm hiểu bài, cho biết những đặc điểm cơ bản của nvật trong văn tự sự ? Hs: đọc ghi nhớ 2 sgk/ 38.
Hoạt động luyện tập:
Ghi nhớ 1 sgk/ 38
Nhân vật trong văn tự sự:
Vai trò:
Ví dụ: Truyện ST, TT
+ NV chính: ST, TT (là 2 nv thực hiện các sự việc, được nói tới nhiều nhất, tham gia vào hầu hết các sự việc, chủ yếu và trực tiếp thể hiện tư tưởng văn bản)
+ NV phụ: vua Hùng thứ 18, Mị Nương (tạo ra cơ hội cho ST, TT hành động)
Nhận xét:
Nvật chính: là người vừa thực hiện các sviệc, vừa là người được nói tới, biểu dương hay lên án à có vtrò quan trọng, thể hiện tư tưởng, chủ đề của tp.
Nv phụ: cần thiết, giúp nv chính h` động b, Thể hiện nhân vật trong văn tự sự:
Nvật trong văn tự sự được thể hiện qua các mặt:
Được gọi tên, đặt tên.
Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng.
Được kể các việc làm, hành động.
Được miêu tả chân dung.
c. Ghi nhớ: sgk/38
Nêu đặc điểm trình bày, sắp xếp sự việc trong văn bản tự sự?
Các kiểu nhân vật và đặc điểm nhân vật trong văn tự sự?
HS vẽ sơ đồ tư duy về sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Hoạt động vận dụng.
-Đọc lại truyện ”Sơn Tinh Thuỷ Tinh”, tìm hiểu đặc điểm nhân vật và sự việc trong truyện.
Hoạt động tim tòi,mở rộng.
Tìm hiểu thêm về vai trò của nhân vật chính – phụ trong truyện.
Chuẩn bị: làm bài tập phần luyện tập.
Tuần 4. Bài 3
Ngày soạn:	Ngày dạy:
Tiết 13
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ(Tiếp)
MỤC TIÊU: Qua bài học, HS có được:
Kiến thức:
HS hiểu được thế nào là sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
HS nắm được đặc điểm và cách thể hiện sự việc và nhân vật trong tác phẩm tự sự.
Hai loại nhân vật chủ yếu : nhân vật chính và nhân vật phụ.
HS hiểu được quan hệ giữa sự việc và nhân vật.
Kĩ năng:
Kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật
Tìm hiểu xâu chuỗi các sự việc... mực/Bên hồ ngọn tháp bút/ Viết thơ lên trời cao”. Giữa thủ đô Thăng Long- Đông Đô - Hà Nội, Hồ Gươm đẹp như một lẵng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là : Lục Thuỷ,
Tả Vọng, hồ Thuỷ Quân. Đến thế kỉ 15, hồ mới mang tên Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi. Sự tích ấy như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều đó.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
HĐ 1: Đọc và tìm hiểu chung:
? Truyện nên đọc với giọng ntn? HS trả lời, gv định hướng cách đọc
GV đọc mẫu 1 đoạn, sau đó gọi HS đọc.
? Tóm tắt truyện bằng một chuỗi sự việc? HS: Kể tóm tắt các sự việc chính.
? Giải nghĩa các từ: bạo ngược, thiên hạ, tuỳ tòng, phó thác, Tả Vọng, Hoàn Kiếm?
- HS giải thích.
? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản ?
? Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nội dung từng phần?
Đọc và tìm hiểu chung
Đọc, kể tóm tắt, hiểu chú thích
* Tóm tắt:
Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần.
Lên Thận được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, trta vào nhau vừa như in.
Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm.
Đât nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần.
Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
2. Tìm hiểu chung văn bản:
Thể loại: Truyền thuyết
Phương thực biểu đạt: Tự sự
Bố cục: 2 phần
Phần 1: (Từ đầu đến đất nước) Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
Phần 2 ( phần còn lại): Long Quân đòi lại gươm thần
HĐ 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản:
? Hoàn cảnh của đất nước và nghĩa quân ?
? Việc LQ cho nghĩa quân mượn gươm thần có ý nghĩa gì ?
? LLQuân cho mượn gươm ntn ?
? Lưỡi gươm do ai tìm đc, ở đâu ?
? Chuôi gươm đc ai tìm thấy ? ở đâu ?
Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1, Long Quân cho mươm gươm thần:
* Hoàn cảnh lịch sử:
Giặc Minh đô hộ đất nước.
Nghĩa quân Lam Sơn còn non yếu nên nổi dậy nhiều lần mà vẫn bị thua.
à LQ cho mượn gươm để đánh kẻ thù
à Tổ tiên, thần linh ủng hộ nghĩa quân.
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
Lê Thận nhặt được lưỡi gươm dưới nước.
Lê Lợi nhặt được chuôi gươm trên

? Vì sao tác giả dân gian không để cho Lê Lợi trực tiếp nhận gươm ?
Liên hệ: lời dặn của LLQ lúc chia tay với Âu Cơ: chia con 1/2 lên rừng, 1/2 xuống biển cùng cai trị các phương. Thanh gươm LLợi nhận đc là thanh gươm thống nhất, hội tụ tư tưởng, tcảm, smạnh của toàn dân / mọi miền đất nc.
? Từ đây em có nxét gì về chi tiết hình thành gươm thần ?
? Tsao LLợi lại đc cầm gươm ? ý nghĩa ?
? Ctiết nào cho thấy đây là thanh gươm thần kì ?
? NT xd chi tiết?
? Nxét về những chi tiết này ?
? Trước và sau khi có gươm thế lực của nghĩa quân như thế nào ?
Trước: non yếu, trốn tránh, ăn uống khổ sở
Sau: nhuệ khí tăng tiến, xông xáo tìm địch, đầy đủ, chiếm được các kho lương của địch.
? Nhận xét về smạnh của gươm thần ? GV bình.
? Qua đó bày tỏ thái độ gì của nhân dân ta? (Thanh gươm gặp được minh chủ sử dụng vào việc lớn, hợp lòng dân, thuận ý trời.
Sức mạnh của gươm chính là sức mạnh của nhân dân.)
rừng. Trên gươm khắc chữ: thuận thiên
Gươm tra vào vừa như in.
+ NT: chi tiết kì ảo
-> thể hiện ý nghĩa toàn dân trên dưới một lòng.
Lê Lợi được gươm -> tin tưởng vào đấng minh quân xứng đáng đc nhân dân giao phó
à đề cao vị anh hùng dân tộc.
Thanh gươm thần kì:
Thanh gươm sáng rực, tra lưỡi gươm vào chuôi vừa vặn, khắc chữ “thuận thiên”.
+ NT: Chi tiết ttượng kì ảo
à thanh gươm tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân
Trước
Sau


Non yếu
Bỏ chạy
Ăn uống khổ cực
Đều bị thua
Nhuệ khí tăng
Tung hoành khắp nơi
Ăn đầy đủ, chiếm kho lương của giặc
Đánh tan giặc.


Từ khi có gươm:
-> Chuyển bại thành thắng, chuyển yếu thành mạnh, tạo bước ngoặt mở đường cho nghĩa quân quét giặc ngoại xâm.
" Thanh gươm là tượng trưng cho sức mạnh của toàn dân tham gia đánh giặc.
-> Ca ngợi tính chất chính nghĩa, sức mạnh đoàn kết nhất trí của nhân dân quy tụ dưới cờ nghĩa quân của Lê Lợi.
2, Lê Lợi hoàn gươm:
? LQuân đòi gươm trong hoàn cảnh nào ? GV treo tranh Lê Lợi cưỡi thuyền rồng...
? Em có n.xét gì về h.ảnh “Lê Lợi cưỡi thuyền Rồng quanh hồ Tả Vọng” ?
(Thể hiện c.sống thanh bình tươi vui chốn kinh kỳ, thể hiện sự thịnh vượng của triều đại Phong Kiến thời Lê.)
? Quan sát tranh và kể lại việc rùa vàng đòi gươm và Lê Lợi trả gươm ?
? Có điều gì lạ khi LQ đòi gươm?
Rùa không đưa gươm -> đòi gươm
Gươm: lưỡi ở Thanh Hoá chuôi ở 1 nơi -> đòi ở hồ Tả Vọng
HS thảo luận cặp đôi: Vì sao khi mượn gươm thì ở Thanh Hoá còn khi trả gươm lại ở hồ Tả Vọng ? Điều đó có ý nghĩa gì ?
GV chốt: Thanh Hoá là nơi mở đầu cuộc knghĩa Thăng Long là nơi kthúc cuộc kchiến. Trả kiếm ở hồ Tả Vọng, thủ đô của cả nc là để mở ra 1 thời kì mới, thời kì h`bình, lđ, xdựng, t/hiện tư tưởng yêu hoà bình & tthần cảnh giác của toàn dân.
? Tìm chi tiết trả gươm?
? Chi tiết đó có ý nghĩa ntn ?
Chi tiết kđịnh c/tranh đã kthúc, đất nc trở lại th

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_6_theo_cv3280_chuong_trinh_ca_nam.docx