Giáo án KHTN 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.

- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống

2. Năng lực:

2.1. Năng lực khoa học tự nhiên

- Nhận biết được sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên

- Kể tên được một số ví dụ về sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên

- Phân biệt được các vật, sự vật, hiện tượng , quy luật tự nhiên dựa trên môn Khoa học đã học ở Tiểu học

- Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên thông qua các ví dụ cụ thể

2.2. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm, thu thập thông tin,đọc sách giáo khoa, quansát tranhảnh để tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong cuốc sống

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm và báo cáo để tìm các hoạt động nghiên cứu khoa học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên của bộ môn, phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác.

3. Phẩm chất:

- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên

- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ cá nhân

- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép, báo cáo kết quả thảo luận

II. Thiết bị dạy học và học liệu

- Hình ảnh về hoạt động của con người trong cuộc sống (Từ hình 1.1 đến 1.6 – SGK) và một số hình ảnh tham khảo khác

- Hình ảnh thể hiện vai trò của khoa học tự nhiên (Từ hình 1.7 đến 1.10 – SGK)

- Phiếu học tập , Tờ A0

- Máy chiếu, các slide bài học

III. Tiến trình dạy học

1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ mở đầu

a) Mục tiêu: Nhận biết và phân loại được hoạt động nghiên cứu khoa học khác với các hoạt động khác dựa vào dấu hiệu tìm tòi, khám phá.

b) Nội dung:

Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 1, số 2 trả lời các câu hỏi

docx 350 trang Cô Giang 13/11/2024 440
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án KHTN 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án KHTN 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối

Giáo án KHTN 6 Sách Chân trời sáng tạo - Năm học 2021-2022 - Trường THCS Cự Khối
Ngày soạn:
Lớp dạy: 6A3
CHỦ ĐỀ: MỞ ĐẦU
BÀI 1: GIỚI THIỆU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên.
- Trình bày được vai trò của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
2. Năng lực:
2.1. Năng lực khoa học tự nhiên
- Nhận biết được sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên
- Kể tên được một số ví dụ về sự vật và hiện tượng của khoa học tự nhiên
- Phân biệt được các vật, sự vật, hiện tượng , quy luật tự nhiên dựa trên môn Khoa học đã học ở Tiểu học
- Nêu được vai trò của khoa học tự nhiên thông qua các ví dụ cụ thể
2.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm, thu thập thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về khái niệm khoa học tự nhiên, vai trò của khoa học tự nhiên trong cuốc sống
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm và báo cáo để tìm các hoạt động nghiên cứu khoa học. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết vấn đề tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên của bộ môn, phân biệt hoạt động nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác.
3. Phẩm chất:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu khoa học tự nhiên và vai trò của khoa học tự nhiên
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ cá nhân
- Trung thực, cẩn thận trong ghi chép, báo cáo kết quả thảo luận
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về hoạt động của con người trong cuộc sống (Từ hình 1.1 đến 1.6 – SGK) và một số hình ảnh tham khảo khác 
- Hình ảnh thể hiện vai trò của khoa học tự nhiên (Từ hình 1.7 đến 1.10 – SGK)
- Phiếu học tập , Tờ A0 
- Máy chiếu, các slide bài học
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/ nhiệm vụ học tập/ mở đầu 
a) Mục tiêu: Nhận biết và phân loại được hoạt động nghiên cứu khoa học khác với các hoạt động khác dựa vào dấu hiệu tìm tòi, khám phá.
b) Nội dung: 	
Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập số 1, số 2 trả lời các câu hỏi
PHT số 1:
Câu 1: Nếu ước mơ trở thành một nhà khoa học, em sẽ là nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực nào? 
Câu 2: Hãy kể tên một vài hoạt động trong lĩnh vực mà em lựa chọn
Câu 3:Trong các hoạt động em vừa nêu hoạt động nào là hoạt động tìm tòi, khám phá ?
PHT số 2
 Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là hoạt động nghiên cứu khoa học? Vì sao?
(Từ hình 1.1 đến 1.6 – SGK)
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập số 1
- PHT số 2: Các hoạt động nghiên cứu khoa học 
+ Hình 1.2 : Lấy mẫu nước nghiên cứu
+ Hình 1.6: Làm thí nghiệm
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong thời gian 5 phút ( kèm nhạc bài hát “Lá thuyến ước mơ” của tác giả Thảo Linh)
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án câu 1, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng, yêu cầu HS phân loại theo lĩnh vực mình cùng lĩnh vực lựa chọn của bạn khác
- GV yêu cầu HS kết hợp nhóm với các bạn cùng chung lựa chọn để báo cáo câu hỏi 2, 3 phiếu số 1
- GV giới thiệu : Hoạt động nghiên cứu khoa học và nhà khoa học. Lưu ý dấu hiệu nhận biết hoạt động nghiên cứu khoa học đó là con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học 
- HS đối chiếu với câu trả lời phiếu học tập, tự đánh giá chéo kết quả của bạn cùng bàn.
- GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời phiếu học tập 2
- HS thảo luận nhóm trả lời . HS nêu rõ dấu hiệu nhận biết
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động: Tìm hiểu về khái niệm Khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Nêu được khái niệm khoa học tự nhiên
b) Nội dung: HS thảo luận cặp đôi, trả lời các câu hỏi sau 
Câu 1: Trong các hoạt động ở phiếu học tập số 2, hoạt động nào nghiên cứu khoa học tự nhiên và hoạt động nào có ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống?
Câu 2: Mục đích của các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên là gì? 
A/ Nhằm phát hiện ra bản chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên 
B/ Sáng tạo ra phương pháp, phương tiện mới để làm thay đổi sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục đích của con người. 
C/ Thay đổi quy luật thế giới tự nhiên, bắt tự nhiên thuận theo ý muốn con người.
D/ Cả hai phương án A và B đều đúng.
Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành Khái niệm sau : 
Khoa học tự nhiên là ngành khoa học nghiên cứu về sự vật , , quy luật . và những ảnh hưởng của chúng đến .. con người và 
c) Sản phẩm: 
Câu 1: 
Các hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên
+ Hình 1.2 : Lấy mẫu nước nghiên cứu
+ Hình 1.6: Làm thí nghiệm
Những ứng dụng của khoa học tự nhiên trong cuộc sống
+ Máy gặt
+ Nước rửa bát, đĩa
+ Loa điện 
Câu 2: Mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học tự nhiên nhằm phát hiện ra bản chất quy luật của sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên, hoặc sáng tạo ra phương pháp, phương tiện mới để làm thay đổi sự vật, hiện tượng phục vụ cho mục đích của con người. 
Câu 3: Khái niệm: Khoa học tự nhiên l... dựa vào các đặc điểm đặc trưng.
3. Phẩm chất: 
- Chăm học: chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, về các vật sống và vật không sống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Dụng cụ, hóa chất, vật liệu, vật thể theo bảng sau:
Nhóm Vật lí
Nhóm Hóa học
Nhóm Sinh học
Nhóm Khoa học Trái Đất và bầu trời
- 3 quả nặng 50g.
- 2 lò xo.
- 1 giá thí nghiệm.
- Thước đo.
- 2 cốc thủy tinh.
- 2 đũa thủy tinh.
- 2 chiếc thìa.
- Muối ăn, đường, dầu ăn, xăng, nước.
- Một ít hạt đậu xanh.
- 2 chậu nhỏ.
- Nước.
- Bông.
- Đất.
- Quả Địa Cầu.
- Đèn pin.
- Phiếu học tập (sản phẩm đính kèm).
- Đoạn video thí nghiệm sự nảy mầm của hạt đậu và nhu cầu nước của cây: https://www.youtube.com/watch?v=p0Mdop5Af6Q.
- Một số tấm thẻ ảnh về ứng dụng liên quan đến những lĩnh vực của khoa học tự nhiên.
- Từng nhóm HS tìm hiểu trước và chuẩn bị phần trình bày về tiểu sử, thành tựu của một nhà khoa học: Isaac Newton, Dmitri Ivanovich Mendeleev, Charles Darwin, Galileo Galilei.  
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên.
b) Nội dung: Học sinh thực hiện cá nhân trả lời câu hỏi. Mỗi học sinh đưa ra một đáp án, người sau không trùng với người trước. GV sử dụng kĩ thuật công não, ghi các câu trả lời của học sinh lên phần bảng phụ.
Câu hỏi: Kể tên các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
c) Sản phẩm: Đáp án: Một số lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên là:
- Vật lí.
- Hoá học.
- Sinh học.
- Thiên văn học.
- Khoa học Trái Đất.  
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS trả lời cá nhân câu hỏi: Kể tên các lĩnh vực khoa học tự nhiên.
- GV mời một HS làm thư ký ghi lại các đáp án mà các HS khác trả lời lên phần bảng phụ.
- GV sử dụng kĩ thuật công não, thu thập các câu trả lời của HS trong khoảng 1 phút.
 - GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá các câu trả lời.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về những lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
a) Mục tiêu: Phân biệt được các lĩnh vực KHTN dựa vào đối tượng nghiên cứu.
b) Nội dung: Dựa trên các dụng cụ, hoá chất, vật liệu, vật thể mà GV cung cấp, HS đề xuất và tiến hành một số thí nghiệm về các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên. 
c) Sản phẩm: Phiếu học tập số 1
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến ban đầu của cá nhân về những lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên và ghi lại lên bảng (phát triển tiếp câu trả lời ở mục 1 dưới dạng sơ đồ tư duy).
- GV chia cả lớp thành 4 nhóm (Vật lí, Hoá học, Sinh học, Khoa học Trái Đất và bầu trời), giao nhiệm vụ mỗi nhóm thảo luận trong thời gian 5 phút, đề xuất một thí nghiệm nghiên cứu điển hình cho một lĩnh vực của khoa học tự nhiên dựa trên các dụng cụ, hoá chất, vật liệu, vật thể mà GV cung cấp 
- GV yêu cầu từng nhóm lên trình bày phương án thí nghiệm của nhóm. 
- GV gọi các nhóm khác nhận xét sau phần trình bày của mỗi nhóm. 
- GV hướng dẫn, góp ý cho từng phương án thí nghiệm, phân tích và loại bỏ đề xuất không an toàn.
Trường hợp nhóm HS đề xuất phương án thí nghiệm không an toàn, GV hướng dẫn nhóm HS tiến hành thí nghiệm theo đề xuất của GV như sau:
+ Nhóm Vật lí: Treo 2 lò xo vào giá thí nghiệm. Đo chiều dài của lò xo khi chưa treo quả nặng, ghi giá trị l1. Treo 1 quả nặng vào lò xo số 1 và treo 2 quả nặng vào lò xo số 2, ghi giá trị l2. Bỏ quả nặng ra và đo lại chiều dài của lò xo. 
+ Nhóm Hóa học: Cho cùng 1 lượng nước như nhau vào cả 2 cốc thủy tinh. Cho vào cốc thứ nhất 1 thìa muối ăn, cốc thứ hai 1 thìa dầu ăn. Khuấy đều, quan sát hiện tượng.
+ Nhóm Sinh học: Đặt một lớp bông gòn xuống đáy chậu, tưới nước vừa phải để tạo độ ẩm. Cho đậu xanh đã ngâm vào chậu. Tưới nước đều ngày 1-2 lần. Quan sát quá trình nảy mầm của hạt đậu bằng video
+ Nhóm Khoa học Trái đất: Một HS cho quả địa cầu quay từ từ. Một HS cầm đèn pin, giữ nguyên góc chiếu vào quả địa cầu. Mô tả chu kì xuất hiện của vùng sáng và vùng tối ở quả địa cầu.
- GV tổ chức cho các nhóm HS tiến hành theo phương án thí nghiệm đã đề xuất (riêng nhóm Sinh học theo dõi video thí nghiệm) trong thời gian 5 phút, ghi lại hiện tượng của thí nghiệm vào phiếu học tập.
- GV gọi từng nhóm lên báo cáo kết quả thí nghiệm, chú ý hướng dẫn HS tự đánh giá theo Rubrics. 
- GV gọi các nhóm khác nhận xét, đặt câu hỏi nếu còn thắc mắc sau phần trình bày của mỗi nhóm. 
- GV đánh giá quá trình tiến hành thí nghiệm, nêu kết luận về mục đích của mỗi thí nghiệm và phân tích trong mối quan hệ với lĩnh vực của khoa học tự nhiên. Đối với các thí nghiệm chưa thành công, GV chú ý phân tích những điểm cần điều chỉnh và hướng dẫn HS ở các tiết sau.
- GV chuẩn hóa kiến thức: giới thiệu các lĩnh vực chính của khoa học tự nhiên:
- GV yêu cầu HS quan sát...Đ và sáng tạo:
+ Sử dụng ngôn ngữ chính xác có thể diễn đạt mạch lac, rõ ràng.
+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
+ Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập.
+ Biết đặt các câu hỏi khác nhau về các vấn đề trong bài học.
3. Phẩm chất: - Chăm chỉ: Thường xuyên thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ được phân công. Thích tìm hiểu, thu thập tư liệu để mở rộng hiểu biết về các vấn đề trong bài học. Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được vào học tập và đời sống hàng ngày.
- Trung thực: Báo cáo chính xác, nhận xét khách quan kết quả thực hiện.
- Trách nhiệm: Có ý thức và hoàn thành công việc được phân công.
- Tôn trọng: Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- SGK.
- Bài giảng powerpoint (Kèm kênh: tranh, hình ảnh về quy định an toàn trong phòng thực hành).
- Video liên quan đến nội dung về các quy định an toàn trong phòng thực hành: Link: https://www.youtube.com/watch?v=11G_IWP5Ey0
- Kính lúp, kính hiển vi quang học. Bộ mẫu vật tế bào cố định hoặc mẫu vật tươi, lamen, lam kính, nước cất, que cấy....
- Một số dụng cụ đo lường thường gặp trong học tập môn KHTN: Cân đồng hồ, nhiệt kế, ống đong, pipet, cốc đong....
- Video liên quan đến nội dung về cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học để quan sát mẫu vật: Link: https://www.youtube.com/watch?v=MR1dsx1WfnA.
- Phiếu học tập cá nhân; Phiếu học tập nhóm.
- Trò chơi sử dụng câu hỏi liên quan đến bài, sử dụng các tương tác trực tuyến.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập/Mở đầu
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh xác định được vấn đề: Cần phải thực hiện đúng và đầy đủ các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành.
b) Nội dung: 
- Chiếu video về 01 vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm đã được đưa lên VTV1 (Link: https://www.youtube.com/watch?v=JOPLHO4UOA4)
- Yêu cầu mỗi học sinh dự đoán, phân tích và trình bày về nguyên nhân, hậu quả của vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ: Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Xem video phòng thực hành thí nghiệm và yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi sau ra giấy:
Câu 1. Video nói đến sự kiện gì? Diễn ra ở đâu?
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm?
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Học sinh xem video và thực hiện viết câu trả lời ra giấy. GV có thể chiếu lại video lần 2 để HS hiểu rõ hơn.
- Báo cáo kết quả (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo kết quả, thảo luận): GV gọi 1 HS bất kì trình bày báo cáo kết quả đã tìm được, viết trên giấy. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
 - Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Video nói đến sự kiện vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm. Diễn ra phòng thực hành thí nghiệm.
Câu 2. Nguyên nhân và hậu quả vụ nổ phòng thực hành thí nghiệm: Sử dụng các hóa chất chưa an toàn. Gây ra hiện tượng cháy nổ, chết người....
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS dựa trên mức độ chính xác so với 2 câu đáp án.
GV: Làm rõ vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Phòng thực hành là gì? Tại sao phải thực hiện các quy định an toàn khi học trong phòng thực hành? Để an toàn khi học trong phòng thực hành, cần thực hiện những quy định an toàn nào? Muốn giảm thiểu rủi ro và nguy hiểm khi học trong phòng thực hành, cần biết những kí hiệu cảnh báo nào? Muốn đo kích thước, khối lượng, nhiệt độ... của vật thể cần sử dụng những dụng cụ đo lường như thế nào? Muốn quan sát những vật có kích thước nhỏ và rất nhỏ, chúng a cần dùng dụng cụ nào? Như thế nào là cách sử dụng đúng các dụng cụ đo lường?
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra từ Hoạt động 1.
2.1. Hoạt động: Tìm hiểu quy định an toàn khi học trong phòng thực hành
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được: Khái niệm chung về phòng thực hành. Ý nghĩa của các hình ảnh quy định an toàn trong phòng thực hành. Ý nghĩa, tác dụng của việc thực hiện những quy định an toàn. Phân biệt được các hình ảnh quy định an toàn trong phòng TH.
b) Nội dung:
- GV chiếu video về 01 phòng thực hành hiện đại. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 05p (06 HS/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát các hoạt động của HS trong phòng thực hành ở hình 3.1. SGK trang 12, 13 và trả lời 03 câu hỏi ra giấy.
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của cá nhân HS. HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến: Khái niệm phòng TH...
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến: Quy định an toàn khi học trong PTH.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): 
+ GV yêu cầu học sinh xem video về 01 phòng thực hành hiện đại. Yêu cầu trả lời câu hỏi: Phòng thực hành là gì? ...ụ... đó như thế nào?
2.3. Hoạt động : Giới thiệu một số dụng cụ đo - Thực hành sử dụng một số dụng cụ đo
a) Mục tiêu: 
Giúp học sinh: Hiểu được khái niệm dụng cụ đo, giới hạn đo, tác dụng và biết cách sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo... thường gặp trong PTH.
b) Nội dung: 
- GV yêu cầu học sinh làm việc theo nhóm trong thời gian 07p (02 HS/1 bàn/nhóm), đọc sách giáo khoa; Quan sát một số dụng cụ đo có trong PTH và hình 3.3. SGK, trang 14 và trả lời câu hỏi trên PHT.
- Thực hành sử dụng dụng cụ đo khối lượng, thể tích vật thể...
c) Sản phẩm: 
- Bài trình bày và câu trả lời của nhóm 02 HS. Nhóm HS khác đánh giá, bổ sung ý kiến.
d) Tổ chức thực hiện: 
- Chuyển giao nhiệm vụ (giáo viên giao, học sinh nhận): Giáo viên chiếu slide có hình 3.3. SGK trang 14, đọc thông tin SGK trang 15. Yêu cầu HS quan sát SGK kết hợp nhìn trên slide, dụng cụ đo có trong PTH, trả lời câu hỏi trên PHT và TH: 
Câu 1. Đại lượng vật lí của vật thể gồm những đại lượng nào? Điều kiện để đo được đại lượng trên là gì? Dụng cụ đo là gì?
Câu 2. Gia đình em sử dụng những dụng cụ nào để đo kích thước, khối lượng, nhiệt độ... của vật thể? Hãy kể tên các dụng cụ đo mà em biết? 
Câu 3. Tác dụng của các thiết bị, dụng cụ... thường gặp trong PTH ở hình 3.3, SGK trang 14 là gì?
Câu 4. Giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất là gì? VD? Biết giới hạn đo, độ chia nhỏ nhất của dụng cụ có ý nghĩa gì?
Câu 5. Trình bày và TH cách sử dụng cốc chia độ, ống đong để đo thể tích chất lỏng?
Câu 6. Trình bày và TH cách sử dụng pipet nhỏ giọt để hút chất lỏng?
Câu 7. Hoàn thiện quy trình đo bằng cách sắp xếp lại thứ tự nội dung các bước trong bảng SGK trang 15?
Thực hành: Đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng 2 dụng cụ: Cân đo và cốc chia độ. Ghi lại kết quả vào giấy.
- Thực hiện nhiệm vụ (học sinh thực hiện nhiệm vụ, giáo viên theo dõi, hỗ trợ): Nhóm 02 Học sinh/1 bàn thực hiện quan sát hình 3.3. SGK trang 14, kết hợp nhìn trên slide, đọc thông tin SGK trang 15, trả lời câu hỏi trên PHT. Thực hành: Đo khối lượng và thể tích hòn đá. Ghi lại kết quả vào giấy.
- Báo cáo, thảo luận (giáo viên tổ chức, điều hành; học sinh báo cáo, thảo luận): GV lựa chọn 01 nhóm 02 học sinh nhanh nhất báo cáo trình bày: Thuyết trình trên slide/ máy chiếu/bảng. HS khác bổ sung, nhận xét, đánh giá.
- Kết luận, nhận định (giáo viên "chốt"): Trình bày cụ thể câu trả lời đúng:
Câu 1. Đại lượng vật lí của vật thể gồm những đại lượng: kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ... Để đo được đại lượng trên cần có các dụng cụ. Dụng cụ dùng để đo các đại lượng kích thước, thể tích, khối lượng, nhiệt độ... gọi là dụng cụ đo.
Câu 2. Gia đình em sử dụng những dụng cụ nào để đo kích thước, khối lượng, nhiệt độ... của vật thể: thước cuộn-đo kích thước, nhiệt kế-đo nhiệt độ, cân đồng hồ- đo khối lượng... Một số dụng cụ đo khác: cân điện tử, pipet, cốc chia độ, ống đong,... 
Câu 3. Tác dụng của các thiết bị, dụng cụ... thường gặp trong PTH ở hình 3.3, SGK trang 14: thước cuộn-đo kích thước, nhiệt kế-đo nhiệt độ, cân đồng hồ, cân điện tử- đo khối lượng, pipet-đo và hút dung dịch, cốc chia độ, ống đong: đo thể tích chất lỏng, lực kế-đo lực, đồng hồ bấm giây-đo thời gian....
Câu 4. Giới hạn đo là giá trị lớn nhất ghi trên vạch chia của dụng cụ đo. VD: Cốc đong 500ml. Độ chia nhỏ nhất là hiệu giá trị đo của 2 vạch chia liên tiếp trên dụng cụ đo. VD: ĐCNN trên cốc đong 500ml là 10ml. Biết giới hạn đo để chọn dụng cụ có GHĐ phù hợp với vật cần đo. Biết độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo để ghi kết quả được chính xác.
Câu 5. Cách sử dụng cốc chia độ, ống đong để đo thể tích chất lỏng. TH: Gồm 5 bước:
+ Ước lượng thể tích chất lỏng cần đo
+ Chọn cốc chia độ/ống đong thích hợp với thể tích cần đo
+ Đặt cốc chia độ/ống đong thẳng đứng, cho chất lỏng vào bình
+ Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mức chất lỏng trong cốc/ống
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mức chất lỏng trong cốc/ống đong
Câu 6. Cách sử dụng pipet nhỏ giọt để hút chất lỏng. TH. Gồm 3 bước: (Chú ý: Luôn giữa pipet ở tư thế thẳng đứng)
+ Bóp trước một lực nhỏ ở phần đầu cao su hoặc đầu nhựa
+ Nhúng đầu pipet vào chất lỏng cần hút, sau đó nhả tay từ từ để hút chất lỏng lên
+ Bóp nhẹ để nhả từng giọt một (mỗi giọt có thể tích khoảng 50Microlit, 20 giọt là 1 ml)
Câu 7. Hoàn thiện quy trình đo, sắp xếp thứ tự nội dung các bước trong bảng SGK trang 15: HS lên bảng viết kết quả: 5 bước
+ Bước 1: Ước lượng đại lượng cần đo
+ Bước 2: Chọn dụng cụ đo phù hợp
+ Bước 3: Hiệu chỉnh dụng cụ đo về vạch số 0
+ Bước 4: Thực hiện phép đo
+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo 
Thực hành: Đo khối lượng và thể tích hòn đá bằng 2 dụng cụ: Cân đo và cốc chia độ. Ghi lại kết quả vào giấy.
GV đánh giá cho điểm câu trả lời của HS/ nhóm HS dựa trên mức độ chính xác so với các câu đáp án.
GV theo dõi, nhắc nhở HS chú ý: Dụng cụ thủy tinh dễ vỡ, phòng trường hợp vỡ => HD HS biện pháp xử lí để không gây thương tích.
GV theo dõi, hỗ trợ, đánh giá các thao tác thực hành đo khối lượng và thể tích vật thể và việc ghi lại kết quả củ... vấn đề cần giải quyết/giải thích; nhiệm vụ học tập phải thực hiện tiếp theo: Để củng cố lại kiến thức về các kí hiệu cảnh báo an toàn, quy định an toàn PTH... và kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp, kính hiển vi QH, hãy trả lời các câu hỏi sau: (Game show-online).
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: 
Củng cố cho HS kiến thức về các kí hiệu cảnh báo an toàn, quy định an toàn PTH... và kiến thức về sử dụng các dụng cụ đo, kính lúp, kính hiển vi QH.
b) Nội dung: 
Câu hỏi, bài tập GV giao cho học sinh thực hiện:
Câu 1. Việc làm nào sau đây được cho là KHÔNG an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi lấy hóa chất.
B. Tự ý làm thí nghiệm.
C. Quan sát lối thoát hiểm của phòng thực hành.
D. Rửa tay trước khi ra khỏi phòng thực hành. 
Câu 2. Khi gặp sự cố mất an toàn trong phòng thực hành, em cần:
A. Báo cáo ngay với giáo viên trong phòng thực hành
B. Tự xử lí và không thông báo với giáo viên 
C. Nhờ bạn xử lí sự cố 
D. Tiếp tục làm thí nghiệm 
Câu 3. Kí hiệu cảnh báo nào sau đây cho biết em đang ở gần vị trí có hóa chất độc hại? Đáp án B.
Câu 4. Quan sát hình 3.2 (trang 13), em hãy cho biết những kí hiệu cảnh báo nào thuộc: (GV hướng dẫn HS tìm đúng đáp án)
a) Kí hiệu chỉ dẫn thực hiện b) Kí hiệu báo nguy hại do hóa chất gây ra 
c) Kí hiệu báo các khu vực nguy hiểm d) Kí hiệu báo cấm 
Câu 5. Cho các dụng cụ sau trong phòng thực hành: Lực kế, nhiệt kế, cân đồng hồ, thước dây. (GV hướng dẫn HS tìm đúng đáp án)
Hãy chọn dụng cụ thích hợp để đo:
a) Nhiệt độ của một cốc nước b) Khối lượng của viên bi sắt 
Câu 6. Kính lúp và KHV thường được dùng để quan sát những vật có đặc điểm như thế nào? (Đáp án: Kích thước nhỏ, không quan sát được bằng mắt thường)
c) Sản phẩm: 
Đáp án, lời giải của các câu hỏi, bài tập do học sinh thực hiện. Kết quả tìm ra đội chiến thắng (Đội trả lời đúng và nhanh nhất =>Điểm cao nhất)
d) Tổ chức thực hiện: 
GV chia lớp thành 4 nhóm (4 đội), sử dụng phần mềm gameshow để HS tham gia trả lời theo nhóm, trực tuyến.
GV giới thiệu số lượng câu hỏi, luật chơi và hướng dẫn, hỗ trợ học sinh thực hiện. GV, HS cùng được tham gia đánh giá kết quả thực hiện. Phần mềm tự động chấm điểm dựa trên câu trả lời đúng của nhóm HS. 
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: 
Vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng dụng cụ, kính lúp, KHV vào thực tiễn nghiên cứu một số mẫu tiêu bản trong PTH. 
b) Nội dung: 
GV yêu cầu học sinh lựa chọn dụng cụ, mẫu vật, sử dụng dụng cụ để quan sát mẫu vật trên kính lúp, KHV có trong PTH.
c) Sản phẩm: 
HS vẽ hình ảnh mẫu vật quan sát được trên giấy/vở ghi. (Sử dụng bộ mẫu vật cố định. Gợi ý một số mẫu vật tươi dễ làm: Vi khuẩn, nấm, tế bào vảy hành, tế bào biểu bì cà chua, hạt phấn hoa.....=> GV hướng dẫn cách làm trước cho HS hoặc yêu cầu HS đọc và tìm hiểu cách làm trước ở nhà).
d) Tổ chức thực hiện: 
Giao cho các nhóm (06 học sinh) thực hiện trong giờ học trên lớp. Tổ chức cho các nhóm HS báo cáo, trao đổi, chia sẻ trước lớp. HS nhóm khác và GV tham gia đánh giá theo tiêu chí GV cùng các nhóm HS đã thống nhất trước đó.
Ngày soạn: 
Lớp dạy: 6A3
BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh sẽ:
- Kể tên được một số dụng cụ đo chiều dài thường dùng.
- Nêu được đơn vị đo, cách đo, dụng cụ thường dùng để đo chiều dài.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin về các công trình kiến trúc dài nhất thế giới và kích thước của các thành phần nhỏ nhất cấu tạo nên vật chất, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng thước để đo chiều dài của vật.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo chiều dài, hợp tác trong thực hiện đo chiều dài của vật.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo chiều dài của vật và đề xuất phương án đo chiều dài đường kính lắp chai. Đo chiều cao của một số bạn trong lớp, so sánh chiều cao chuẩn theo độ tuổi và đề ra các biện pháp giúp phát triển chiều cao. Giải quyết vấn đề những trường hợp khó đo chiều dài, diện tích người sử dụng điện thoại để đo.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại thước thông thường.
- Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
- Đo được chiều dài của một số vật với kết quả tin cậy.
3. Về phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt. Luyện tập thể dục thể thao để tăng trưởng chiều cao.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ được giao và quan tâm đến bạn trong nhóm, tăng cường các món ăn làm tăng trưởng chiều cao trong bữa cơm gia đình.
II. Thiết bị dạ...
2.3. Hoạt động: Tìm hiểu về các bước đo chiều dài
a. Mục tiêu: 
- Học sinh: xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài của vật và lựa chọn thước phù hợp trước khi đo; các thao tác khi đo chiều dài; tiến hành đo và ghi kết quả chiều dài bằng thước.
b. Nội dung: 
C1. Dựa vào kinh nghiệm thực tế làm bài tập lựa chọn nhanh thước đo trong các trường hợp sau và giải thích tại sao lại chọn thước đó?
TH1: Đo độ dày sách giáo khoa vật lí 6. 
TH2: Đo chiều cao của các bạn trong lớp.
TH3: Đo chiều dài và chiều rộng của phòng học.
Các loại thước đo được chọn:
Hình 1

Hình 2

Hình 3
C2. Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
KẾT QUẢ ĐO CHIỀU DÀI
Vật cần đo
Dụng cụ đo
Lần đo 1

Lần đo 2

Lần đo 3

Giá trị trung bình
Tên dụng cụ
GHD
DCNN
Chiều dài đoạn thẳng AB, CD 



l1 =
l2 =
l3 =
ltb =
Độ dày quyển sách KHTN 6



d1 =
d2 =
d3 =
dtb =
Chiều cao của bạn A và B ở phần đặt vấn đề



h1= 
h2= 
h3= 
htb= 
..........................







..........................







.........................







............................







...........................







 Rút ra các bước tiến hành đo:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
c. Sản phẩm: 
1. Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
- TH1: Hình 2
- TH2: Hình 3
- TH3: Hình 1
2. Báo cáo thực hành đo chiều dài và rút ra được cách đo chiều dài
Các bước đo chiều dài: 
Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo để chọn thước đo có GHD và ĐCNN phù hợp.
Bước 2: Đặt thước đo đúng đúng cách: song song với đoạn cần đo chiều dài. Một đầu của vật trùng với vạch số 0 của thước.
Bước 3: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Bước 4: Ghi kết quả. Nếu đo nhiều lần thì kết quả đo chiều dài lấy là trung bình cộng của tất cả các lần đo.
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS làm nhanh câu hỏi lựa chọn dụng cụ đo. Sau khi học sinh chọn và giải thích GV chốt để đo chiều dài của một vật trước tiên ta cần chọn dụng cụ đo. Để lựa chọn được thước đo phù hợp cần ước lượng được chiều dài vật cần đo để chọn thước đo thích hợp. 
- GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 4.3 và trả lời câu 4: Cho biết đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập dưới hình thức trò chơi “ Tinh thần đồng đội”.
GV thông báo luật chơi: Trong cùng một khoảng thời gian đội nào đo được đúng và nhiều trường hợp nhất thì đội đó chiến thắng. Chú ý đội sai GHĐ, ĐCNN hay kết quả đo thì kết quả lần đo đó không được tính.
HS: hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ.
Gọi đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV: yêu cầu nhóm khác nhận xét và chốt kết quả. Các nhóm trao đổi bài để chấm chéo. 
- GV chốt các bước đo chiều dài và lưu ý HS cách đặt thước, cách đặt mắt đúng cách...
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Ghi nhớ lại kiến thức của cả bài. Vận dụng kiến thức đã học để học sinh luyện tập về cách đổi đơn vị đo khối lượng, ước lượng khối lượng để chọn loại cân phù hợp, đọc kết quả đo tùy theo mỗi loại cân.
b) Nội dung:
Để đo chiều dài và chiều rộng của phòng học, ta nên dùng
thước kẻ. B. gang bàn tay. C. thước cuộn. D. thước kẹp.
Giới hạn đo của thước là 
A. độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.	
B. độ dài nhỏ nhất ghi trên thước. 	
C. độ dài lớn nhất ghi trên thước.	
D. độ dài giữa hai vạch chia bất kỳ ghi trên thước.
Đơn vị đo chuẩn dùng để đo chiều dài của một vật là
A. m2 B. m C. dm D. l.
Xác định giới hạn đo (GHĐ) và độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước trong hình
A. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0 cm	 B. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1cm.
C. GHĐ 10cm ; ĐCNN 0,5cm. D. GHĐ 10cm ; ĐCNN 1mm.
Cho các bước đo độ dài gồm:
(1) Đặt thước đo và mắt nhìn đúng cách.
(2) Ước lượng độ dài cần đo để chọn thước đo thích hợp.
(3) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định.
Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo độ dài là
A. (2), (1), (3). B. (3), (2), (1). C. (1), (2), (3). D. (2), (3), (1).
Câu 6: Điền từ thích hợp: 6,5km = .................m = ...................dm
A. 6500...ăng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước tiến hành đo khối lượng bằng cân đồng hồ và cân điện tử, hợp tác trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo khối lượng của vật trong hoạt động trải nghiệm pha trà tắc và thiết kế cân đo khối lượng của vật.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
Xác định được GHĐ và ĐCNN của một số loại cân thông thường.
Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo và nêu được cách khắc phục những thao tác sai đó.
Đo được khối lượng của một vật với kết quả tin cậy.
3. Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint.
- Hình ảnh hoặc 1 số loại cân: cân Robecval, cân đòn, cân đồng hồ, cân điện tử...
- Phiếu học tập.
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: Cân đồng hồ, quất, đường, nước, bình chia độ, cốc, thìa, ống hút...
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học 
b. Nội dung: Mở bài bằng câu chuyện trạng lường cân voi.
Tương truyền, có lần, đoàn sứ bộ nhà Minh sang nước ta. Vua Lê Thánh Tông cử trạng nguyên Lương Thế Vinh đón tiếp. Trưởng đoàn sứ Minh vốn nghe tiếng trạng nguyên Việt chẳng những nổi tiếng về văn chương, mà còn có trí thức uyên bác về khoa học, bèn hỏi: “Có phải ông là người làm ra sách Đại thành toán pháp?” Lương Thế Vinh khiêm tốn, đáp: “Vâng, đúng vậy!” Nhân lúc đó có con voi đang kéo gỗ dưới sông lên, sứ Tàu bèn thách: “Vậy quan trạng có thể cân xem con voi kia nặng bao nhiêu được không? 
“Được chứ!” Dứt lời, Lương Thế Vinh lấy chiếc cân, xăm xăm đi ra phía sông để cân voi.
 -Sứ Tàu phì cười, nói: “Xem ra chiếc cân quan trạng chỉ đủ cân được cái đuôi voi thôi!” “Thì chia nhỏ voi ra nhiều phần để cân.” Lương Thế Vinh trả lời. 
- Sứ Tàu lại châm chọc: “Ông định mổ thịt voi chắc? Nhớ phần tôi miếng gan nhé!” Lương - Thế Vinh không trả lời.
Bạn hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào?
c. Sản phẩm: 
Học sinh có thể có các câu trả lời sau:
Phương pháp của Lương Thế Vinh rất đơn giản, ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống 1 mực nước nhất định, ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ sao cho số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu. Khi đó khối lượng voi và khối đá này là như nhau, chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi! 
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV nêu câu hỏi.
- HS suy nghĩ trả lời.
- Hoạt động tiếp sức: một học sinh trả lời, học sinh khác bổ sung để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV: Dẫn vào bài. Ở bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về phép đo khối lượng: đơn vị đo, dụng cụ đo và cách tiến hành đo.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về đơn vị đo khối lượng.
a. Mục tiêu: Học sinh ôn lại các loại đơn vị đo khối lượng.
b. Nội dung:
1. Giáo viên thông báo ý nghĩa khối lượng. 
2. Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết. Ôn lại cách đổi đơn vị.
a) 5 tấn = ..............kg b) 20 tạ = ........................kg 
c) 100kg = ...................yến d) 6 tấn =.......................yến
e) 0,5kg = ....................g f) 0,05g= .....................mg
3. Tìm hiểu ý nghĩa sô gam ghi trên vỏ mì chính, muối, bột giặt...
c. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
2. Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam, kí hiệu là kg.
(Kilôgam là khối lượng của một quả cân mẫu, đặt ở Viện đo lường quốc tế ở Pháp).
a) 5 tấn = ....5000.....kg b) 20 tạ = ........2000.........kg 
c) 100kg = ......10......yến d) 6 tấn =.........600........yến
e) 0,5kg = .......500........g f) 0,05g= .............50......mg
3. 
+ Trên gói mì chính ghi 120g, con số này cho biết: lượng mì chính có trong gói.
+ Trên hộp omo ghi 120g, con số này cho biết: lượng bột giặt có trong hộp.
+ Trên túi muối ghi 120g, con số này cho biết: lượng muối có trong túi.
d. Tổ chức thực hiện: 
- GV: Khối lượng cũng là một đại lượng vật lí thể hiện tính chất của vật. Cho ta biết số đo lượng chất của vật. Thường kí hiệu bằng chữ m.
- Học sinh hoạt động nhóm đôi thực hiện việc đổi đơn vị ở ý 2 và ý nghĩa của số ghi trên vỏ một vài vật (ý 3), học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đưa ra câu trả lời đúng.
- GV chốt kiến thức: 
- GV mở rộng: Trong thực tế chúng ta thường thấy người ta sử dụng các thuật ngữ: cân, lạng. Đây là ngôn ngữ đời sống của kg và hg. Hay 1kg = 1 cân, 1hg = 1 lạng.
Khối lượng ghi trên bao bì vật cho ta biết khối lượng của chất bên trong. Dẫn chứng 3 ví dụ đã giao cho HS.
2.2. Hoạt độ...:
Nếu không đủ thời gian để các nhóm làm cả 4 phần thì mỗi nhóm sẽ được chọn 1 phần theo sở thích của mình.
- GV thông báo nhiệm vụ của các nhóm và để HS tự chọn nhóm theo sở thích. 
- GV cho HS thực hiện đã đề ra trong phiếu của nhóm mình. 
- HS: báo cáo kết quả hoạt động nhóm.
- GV: đánh giá nhận xét.
GV dặn dò học sinh làm bài và học bài.
Ngày soạn:
Lớp: 6A3
CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO
BÀI 6: ĐO THỜI GIAN
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: 
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được cách khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về đơn vị, dụng cụ đo và cách khắc phục một số thao tác sai khi sử dụng đồng hồ đo thời gian.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tìm ra các bước sử dụng đồng hồ đo thời gian một hoạt động, hợp tác trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: GQVĐ trong thực hiện đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Nêu đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Trình bày được các bước sử dụng đồng hồ để đo thời gian một hoạt động và chỉ ra được các khắc phục một số thao tác sai bằng đồng hồ khi đo thời gian.
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng thời gian trước khi đo.
- Thực hiện được ước lượng thời gian trong một số trường hợp đơn giản.
- Thực hiện được đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ.
3. Về phẩm chất: 
- Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
- Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về thời gian.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, đơn vị đo thời gian và thực hành đo thời gian.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm đo thời gian của một hoạt động bằng đồng hồ đo.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Hình ảnh về các dụng cụ sử dụng đo thời gian từ trước đến nay.
- Đoạn video chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động: Brian Cox visits the world's biggest vacuum | Human Universe - BBC - YouTube
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập Bài 6: ĐO THỜI GIAN (đính kèm).
- Chuẩn bị cho mỗi nhóm học sinh: 1 đồng hồ đeo tay (đồng hồ treo tường); 1 đồng hồ điện tử (đồng hồ trên điện thoại); 1 đồng hồ bấm giờ cơ học.
- Đoạn video chế tạo đồng hồ mặt trời: Hướng dẫn làm đồng hồ mặt trời - Xchannel - YouTube 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo thời gian.
a. Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần học tập là đo thời gian của một hoạt động bằng dụng cụ đo thời gian.
b. Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo thời gian của một hoạt động.
c. Sản phẩm: 
Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL, có thể: đo thời gian bằng đồng hồ; đơn vị của thời gian là giờ, phút, giây; có nhiều loại đồng hồ như đồng hồ treo tường, đồng hồ điện tử; thời gian là số không âm; 
d.Tổ chức thực hiện: 
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu trong 2 phút.
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong phiếu, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1. Hoạt động: Tìm hiểu về đơn vị và dụng cụ đo thời gian.
a. Mục tiêu: 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Nêu đơn vị đo thời gian trong hệ SI và một số đơn vị đo thời gian khác.
- Kể tên một số dụng cụ thường dùng để đo thời gian.
- Xác định được ĐCNN của một số loại đồng hồ thường gặp.
b. Nội dung: 
- Trình bày dự đoán cá nhân về quả tạ hay lông chim chạm sàn trước khi cả hai cùng được thả từ một độ cao? 
- Con hãy lấy một ví dụ khác chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động.
- Học sinh làm việc cặp đôi trong 3 phút tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 6 và trả lời các câu hỏi sau
H1. Hãy kể tên một số đơn vị dùng đo thời gian mà con biết.
H2. Hãy gọi tên dụng cụ dùng đo thời gian.
H3. Hãy kể tên một số dụng cụ dùng đo thời gian mà con biết.
- Tìm ĐCNN của một số đồng hồ sau
c. Sản phẩm: Đáp án của HS, có thể:
- Học sinh đưa ra dự đoán cá nhân: quả tạ chạm sàn trước.
- Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về thời gian của một hoạt động: trong cuộc chạy 100m nam, rất khó để quyết định được vận động viên ...độ của một vật 
2.2. Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nêu đơn vị đo và tên dụng cụ thường dùng để đo nhiệt độ.
- Trình bày được các bước sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ một vật. 
- Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng nhiệt độ trước khi đo. 
- Thực hiện được ước lượng nhiệt độ của một số vật, hiện tượng đơn giản.
- Thực hiện được đo nhiệt độ của một số vật bằng nhiệt kế.
3. Về phẩm chất:
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về năng lực nhận thức.
- Chăm chỉ: Luôn cố gắng học tập đạt kết quả tốt.
- Trung thực: Khách quan trong kết quả.
- Trách nhiệm: Quan tâm đến bạn trong nhóm.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Giáo án, bài dạy Powerpoint
- Hình ảnh các loại nhiệt kế: nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử
- 3 cốc nước có nhiệt độ khác nhau
- Phiếu học tập KWL và phiếu học tập bài 7: 
 THANG NHIỆT ĐỘ CELSIUS.ĐO NHIỆT ĐỘ (đính kèm)
- Chuẩn bị mỗi nhóm học sinh: 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế rượu, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 2 cốc nước có nhiệt độ khác nhau.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập: đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
a) Mục tiêu: Học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết trong bài học là đo nhiệt độ của một vật bằng dụng cụ đo nhiệt độ.
b) Nội dung:
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập KWL để kiểm tra kiến thức nền của học sinh về đo nhiệt độ của một vật.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập KWL
- Câu trả lời dự kiến: 
+ Em đã biết: sự nóng lạnh của một vật, dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ
+ Em muốn biết: Nhiệt kế được chế tạo như thế nào? Có bao nhiêu loại nhiệt kế, công dụng của từng loại 
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập KWL và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân theo yêu cầu viết trên phiếu. (thời gian 2’)
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi học sinh trình bày 1 nội dung trong phiếu, những học sinh trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước. GV liệt kê đáp án của HS trên bảng.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Hoạt động: Tìm hiểu về nhiệt độ và nhiệt kế
a) Mục tiêu: Học sinh biết được 
- Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
- Nhiệt độ là gì?
- Cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế.
- Đơn vị và các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ của vật của vật.
b) Nội dung:
- Trình bày dự đoán cá nhân về nhiệt độ của bình nước b
- Học sinh làm thí nghiệm theo nhóm với ba cốc nước để rút ra kết luận
- Học sinh làm việc nhóm đôi tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 7 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Ví dụ chứng tỏ giác quan của ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của một vật.
Câu 2: Nhiệt độ là gì?
Câu 3: Nêu cấu tạo và cách sử dụng nhiệt kế nhiệt kế chất lỏng.
Câu 4: Hãy kể tên một đơn vị dùng đo nhiệt độ.
Câu 5: Kể tên một số loại nhiệt kế mà em biết.
Câu 6: Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
Câu 7: Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu ý gì?
c) Sản phẩm:
- Học sinh đưa ra dự đoán cá nhân về sự nóng lạnh của cốc nước b.
- Học sinh làm việc theo nhóm và thấy nhận xét lúc đầu đua ra chưa chính xác về độ nóng lạnh của cốc nước b
- Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm đôi. Đáp án có thể là
Câu 3. Cấu tạo của nhiệt kế: bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ.
 Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc giãn nở vì nhiệt của chất lỏng.
Câu 4. Kể tên một đơn vị dùng đo nhiệt độ: 0C, 0F, K
Câu 5. Kể tên một số loại nhiệt kế: nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế điện tử
Câu 6. Tìm GHĐ và ĐCNN của các nhiệt kế có trong khay thí nghiệm.
Câu 7. Khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân khi đo nhiệt độ cơ thể người cần lưu:
+ Làm sạch nhiệt kế.
+ Cầm đầu nhiệt kế dốc bầu đựng chất lỏng xuống và vẩy thật mạnh để cột thủy ngân tụt xuống mức thấp nhất trong nhiệt kế.
+ Chú ý: thủy ngân trong nhiệt kế là chất lỏng dễ bay hơi, gây độc cao. Vì thế khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ không được lấy máy hút bụi hay chổi để gôm thủy ngân, không được đổ thủy ngân vào ống thoát nước
d) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiêm vụ cá nhân, học sinh trình bày dự đoán
- Học sinh hoạt động nhóm để làm thí nghiệm chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai nhiệt độ một vật.
- Chia nhóm học sinh theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi H1, H2, H3, H4, H5, H6.
- Học sinh hoạt cặp đôi thống nhất đáp án, ghi nội dung thống nhất ra giấy.
- Giáo viên gọi ngẫu nhiên một học sinh trình bày kết quả của nhóm, các nhóm khác bổ sung (nếu có). 
- Giáo viên đưa ra nhận xét và chốt nội dung chính của phần 1
2.2. Hoạt động: Tìm hiểu về thang nhiệt độ.
a) Mục tiêu: 
- Biết được mốc đo khác nhau của các đơn vi đo nhiệt độ khác nhau.
- Biết đổi các đơn vị tương ứng.
b) Nội dung:
- Học sinh làm việc cá nhân tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa bài 7 và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 8. Nhiệt độ của nước đá đang tan là bao nhiêu?
...c quá trình diễn ra sự chuyển thể: nóng chảy, bay hơi, sôi, đông đặc, ngưng tụ.
- Tìm hiểu tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm về sự chuyển thể của chất.
Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: 
+ Đưa ra được ví dụ về một số đặc điểm cơ bản ba thể của chất.
3. Phẩm chất: 
- Ham học: tìm tòi, đọc sách và quan sát xung quanh, có ý thức vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các hiện tượng trong đời sống.
- Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm.
- Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về các trạng thái của chất, tính chất của chất và sự biến đổi chất.
- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Phấn, bảng, máy chiếu
- Học liệu: Giấy: 
+ SGK
+ Điện tử: giáo án ppt, video clip.
- Mỗi nhóm HS:
+ Bộ TN để đo nhiệt độ sôi của nước: giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu, nước cất, nhiệt kế, ống thủy tinh chữ l, nút cao su.
+ Bộ TN tìm hiểu tính tan: 2 cốc nước, dầu ăn, muối, đũa.
+ Bộ TN đun nóng đường: bát sứ, đường, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN làm nóng chảy nến: bát sứ, nến, giá TN, đèn cồn, bật lửa.
+ Bộ TN đun sôi và làm lạnh nước: cốc thủy tinh chứa nước, giá TN, đèn cồn, bật lửa, bình cầu chứa nước lạnh.
- Phiếu học tập
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động: Giới thiệu về chất 
a) Mục tiêu: 
- Giúp học sinh phân biệt khái niệm vật thể, chất và thể.
- Giới thiệu những mục tiêu kiến thức cụ thể của bài học: sự đa dạng của chất, các thể của chất, tính chất của chất, sự chuyển thể của chất.
b) Nội dung:
- Học sinh hoạt động theo nhóm, quan sát video và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên áp dụng kỹ thuật dạy học KWL, tổ chức hoạt động khởi động cho học sinh.
- Câu hỏi: 
+ Bạn quan sát được những gì trong đoạn video trên.
+ Chúng được tạo nên từ những chất nào (Know)
+ Em muốn biết thêm những điều gì về chất? (Want)
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh:
Know
Want
Learn
+ Cây bút chì (nhựa)
+ Giấy (gỗ)
+ Quả bóng (cao su)
+ Ao, hồ (nước,)
+ Cái cây 
+ Khu rừng
+ Điện thoại (kim loại)
+ Con cá 
+ Trang sứ (vàng, bạc)
+ Xe
+ Vì sao các chất này lại tạo ra vật liệu?
+ Chất là gì?
+ Chất có trạng thái như thế nào?
+ Thể của chất là gì?

d) Tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm và nêu rõ yêu cầu hoạt động của nhóm.
- Giáo viên chiếu 1 đoạn video nhanh, yêu cầu các nhóm quan sát, và trả lời cụ thể các câu hỏi:
- GV cho HS thảo luận, quan sát và đưa ra giải pháp tháo gỡ nếu HS gặp vướng mắc. 
- Gv nhận xét các ý kiến của mỗi nhóm và cho điểm cộng.
- GV nêu ra những mục tiêu cụ thể sẽ học cho chủ đề 2: Các thể của chất (viết lên phần Learn)
+ Sự đa dạng của chất
+ Các tính chất của chất
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
2.1. Hoạt động: Tìm hiểu sự đa dạng của chất 
a) Mục tiêu: Giúp HS nêu được sự đa dạng của chất; nhận biết được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.
b) Nội dung: HS đọc sách giáo khoa mục 1 trang 35 hoặc quan sát hình ảnh trên powerpoint và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: 
- HS nêu được ít nhất 5 ví dụ về chất.
- HS nhận biết và phân biệt được:
+ Vật thể tự nhiên là những vật thể có sẵn trong tự nhiên.
+ Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tạo ra để phục vụ cuộc sống.
+ Vật hữu sinh (vật sống) là vật thể có các đặc trưng sống.
+ Vật vô sinh (vật không sống) là vật thể không có các đặc trưng sống
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV giao nhiệm vụ: Hãy đọc sách mục 1 trang 35 và trả lời các câu hỏi sau:
1. Vật thể nào là vật thể có sẵn trong tự nhiên, vật thể nào là vật thể do con người tạo ra?
2. Nêu lên sự giống và khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
3. Kể tên một số vật thể sống và vật không sống mà em biết.
4. Cho các vật thể: quần áo, cây cỏ, con cá, xe đạp. Hãy sắp xếp chúng vào mỗi nhóm vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật hữu sinh, vật vô sinh.
- Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn trong 7 phút: Nhóm 4 HS.
+ Cá nhân HS ghi câu trả lời vào giấy A2.
+ Nhóm thảo luận thống nhất ý kiến.
+ Đại diện của một vài nhóm được GV chỉ định trả lời.
- GV chuẩn hóa câu trả lời của HS.
2.2. Hoạt động: Tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của chất 
a) Mục tiêu: Giúp học sinh trình bày được đặc điểm các thể cơ bản của chất thông qua quan sát.
b) Nội dung: Học sinh quan sát các cốc nước đá, nước lỏng và hơi nước đã được GV chuẩn bị sẵn, đồng thời nghiên cứu sách giáo khoa hoàn thành bảng 8.1.
c) Sản phẩm: HS trình bày được đặc điểm cơ bản ba thể của chất như sau:
1. Ở thể rắn: - Các hạt liên kết chặt chẽ.
	- Có hình dạng và thể tích xác định.
	- Rất khó bị nén.
2. Ở thể lỏng:- Các hạt liên kết lỏng lẻo.
	- Có hình dạng không xác định và có thể tích xác định.
	- Khó bị nén.
3. Ở thể khí/ hơi: - Các hạt chuyển động tự do.
	- Có hình dạng và thể tích không xác định.
	- Dễ bị nén.
d) Tổ chức thực hiện: 
- GV yêu cầu cá nhân HS quan sát thật kĩ các cốc nước đá, nước lỏng và hơi nước 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_khtn_6_sach_chan_troi_sang_tao_nam_hoc_2021_2022_tru.docx