Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Hà Nội)

1. Kiến thức:

- Trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.

- Mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.

Tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

2. Kĩ năng

- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử.

- Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử.

- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.

- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội.

- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh

- Năng lực tự học

- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ

docx 50 trang Cô Giang 13/11/2024 600
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Hà Nội)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Hà Nội)

Giáo án Giáo dục địa phương 6 (Hà Nội)
TIẾT 1 – 2 – 3 – 4 - CHỦ ĐỀ 1: LỊCH SỬ HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: 
- Trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.
- Mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
Tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.
2. Kĩ năng
- Bồi dưỡng kĩ năng quan sát, nhận xét về một sự kiện lịch sử.
- Đánh giá nhân vật sự kiện lịch sử.
- Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu trên lược đồ
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu mến, tự hào về truyền thống lịch sử của Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.
- Trân trọng, biết ơn các thế hệ cha ông - những người có công đóng góp mồ hôi xương máu, công sức và của cải làm nên trang sử vẻ vang của Hà Nội.
- Có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của Hà Nội.
4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực thực hành bộ môn: quan sát, trình bày trên sơ đồ, lược đồ
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
- Chuẩn bị của giáo viên
+ Một số hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
+ Phiếu học tập.
+ Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
+ Máy chiếu và bài giảng Powerpoint (nếu có).
- Chuẩn bị của học sinh
+ Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
+ Thông tin, hình ảnh về lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sưu tầm được (nếu có).
+ Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
 * Mục đích
- HS nêu được những hiểu biết sẵn có của mình về các nhân vật, địa danh liên quan đến thời kì lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- HS chuẩn bị tâm thế hào hứng khi bắt đầu bài học.
* Gợi ý hoạt động
- GV chia cả lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu về một từ khóa trong phần mở đầu của SGK: Cổ Loa, Mê Linh, làng cổ Đường Lâm, Hai Bà Trưng, Phùng Hưng, Ngô Quyền.
- Nhiệm vụ của mỗi nhóm là trong thời gian 5 phút, các nhóm liệt kê tất cả những hiểu biết của mình về từ khóa đã được giao.
- Hết thời gian chuẩn bị, đại diện các nhóm trình bày kết quả.
Lưu ý: GV không yêu cầu các nhóm phải trình bày hiểu biết sâu về từ khóa. Các nhóm chỉ cần nêu một vài đặc điểm ngắn gọn về từ khóa là đạt yêu cầu nhiệm vụ học tập trong phần này.
- Sau khi các nhóm trình bày xong, GV có thể bổ sung thêm một số thông tin về các từ khóa.
- GV đặt câu hỏi gợi ý:
Các nhân vật, địa danh này có đặc điểm chung là gì? (Gợi ý: là những nhân vật, địa danh liên quan đến giai đoạn lịch sử Hà Nội trước thế kỉ X).
- GV dẫn dắt vào bài mới.
- Tổ chức hoạt động:
? Nêu những hiểu biết của em về lịch sử Hà Nội thông qua những địa danh, nhan vật lịch sử sau đây:
Cổ Loa
Hai Bà Trưng
Mê Linh
Phùng Hưng
Làng cổ Đường Lâm
Ngô Quyền
HS trình bày – GV nhận xét, đánh giá
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
TIẾT 1: HÀ NỘI THỜI NGUYÊN THỦY
- Mục tiêu: HS trình bày được những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X qua các thời kì: thời nguyên thuỷ, thời kì Văn Lang – Âu Lạc, thời kì Bắc thuộc.
+ HS mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
- Thời gian: 30 phút
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn HS đọc thông tin, khai thác hình ảnh 1.1, 1.2 trong SGK và thảo luận theo cặp đôi để trả lời các câu hỏi sau:
? Cư dân ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng vào khoảng thời gian nào?
? Kể tên các nền văn hóa thời đại đồ đồng ở Hà Nội.
? Kể tên các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội liên quan đến các nền văn hóa thời đại đồ đồng.
? Các loại hiện vật được phát hiện ở các di chỉ khảo cổ học này gồm những gì?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
GV gợi ý bằng cách cho HS xem các hình ảnh di chỉ khảo cổ và hiện vật của Hà Nội thời nguyên thủy.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp đôi trình bày sau chỉ bổ sung, không lặp lại các nội dung cặp đôi trước đã trả lời.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Hà Nội thời nguyên thủy
- Từ khoảng 4000 năm trước những cư dân sống ở Hà Nội đã biết sử dụng đồ đồng.
- Nhiều di khảo cổ học ở Hà Nội đã được phát hiện
Là những hiện vật, tư liệu liên quan đến 4 giai đoạn văn hóa gồm: Phùng Nguyên, Gò Mậu, Đồng Mun và Đông Sơn.
- Một số di chỉ khảo cổ học tiêu biểu như Đình Tràng, Cổ Loa (huyện Đông Anh), Thành Dền (huyện Mê Linh), Vườn Chuối (huyện Hoài Đức).
Các loại rìu đá được phát hiện tạ...phát hiện ở thành Cổ Loa
Hình 1.5. Lẫy nỏ bằng đồng được phát hiện ở thành Cổ Loa

Hình 1.6. Mũi tên ba cạnh được phát hiện ở thành Cổ Loa
GV có thể cung cấp thêm cho HS một số thông tin về lịch sử Hà Nội thời kì Văn Lang – Âu Lạc:
Làng Chèm và đình Chèm:
Làng Chèm, nay thuộc phường Thuỵ Phương, quận Bắc Từ Liêm. Tương truyền làng Chèm là ngôi làng cổ từ thời Hùng Vương. Làng Chèm là quê của Lý Ông Trọng, là bậc dũng sĩ văn võ song toàn. Theo lưu truyền dân gian, Ông giúp vua Hùng Duệ Vương chặn giặc phía tây, phía nam giữ yên bờ cõi Văn Lang. Ông cũng giúp An Dương Vuơng đánh thắng quân xâm lược Tần. Khi được cử làm sứ sang nhà Tần, Ông đã giúp nhà Tần đuổi giặc Hung Nô. Ông được suy tôn là Đức Thành hoàng làng.
Đình thờ Đức Thành hoàng làng Chèm nằm bên tả ngạn sông Hồng. Tương truyền, đình Chèm được dựng từ năm 715, khi đó gọi là đền. Năm 866, Cao Biền qua đây đã cho tu sửa và tạc tượng Lý Ông Trọng bằng gỗ trầm hương. Sau đó, đình đã trải qua nhiều lần tu sửa. Đình Chèm là công trình kiến trúc, di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, kiến trúc hiện tại theo kiểu “nội Công ngoại Quốc”.
Cổ Loa: Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa. Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Con sông này qua nhiều thế kỉ bị phù sa bồi đắp và nay đã trở thành một con lạch nhỏ, nhưng xưa kia sông Hoàng là một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu, con sông lớn nhất trong hệ thống sông Thái Bình. Như vậy, về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng thuận lợi. Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Hai mạng lưới đường thủy này chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc Bộ.
Địa điểm Cổ Loa chính là Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển trung tâm quyền lực từ vùng trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng. Việc định cư tại đồng bằng chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lĩnh vực xã hội, kinh tế, trong giao tiếp, trao đổi con người dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy; trong nông nghiệp có bước tiến đáng kể về kĩ thuật trồng lúa nước, mức độ dân cư cũng đông đúc hơn.
TIẾT 3: HÀ NỘI THỜI KÌ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC TRƯỚC THẾ KỈ X
Hoạt động 1: Thảo luận về địa danh Hà Nội thời kì Bắc thuộc
- Mục tiêu: HS trình bày được những địa danh của Hà Nội thời kì Bắc thuộc.
+ HS mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thời kì Bắc thuộc.
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm

Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin trong SGK, quan sát hình 1.7 và 1.8, GV tổ chức trao đổi, thảo luận để tìm hiểu tên gọi của địa danh Hà Nội thời Bắc thuộc.
+ Trong thời kì Bắc thuộc, Hà Nội thuộc quận nào?
+ Từ khi được chọn là thủ phủ của chính quyền đô hộ phương Bắc, Hà Nội được biết đến với những tên gọi nào?
+ Các triều đại phong kiến phương Bắc đã xây dựng ở Hà Nội những thành lũy nào?
+ Tên gọi nào của Hà Nội từ thời Bắc thuộc còn tồn tại đến ngày nay?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. 
GV gợi ý bằng cách cho HS xem các hình ảnh hiện vật của Hà Nội thời kì Bắc thuộc.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện một số cặp đôi trình bày kết quả. Các cặp đôi trình bày sau chỉ bổ sung, không lặp lại các nội dung cặp đôi trước đã trả lời.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
3. Hà Nội thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
a. Địa danh Hà Nội thời kì Bắc thuộc
- Từ năm 179 TCN, nước Âu Lạc bị Triệu Đà xâm lược và bị sáp nhập vào lãnh thổ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Âu Lạc bị chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Khi đó, Hà Nội thuộc quận Giao Chỉ.
- Đến giữa thế kỉ V, chính quyền đô hộ lập huyện Tống Bình, trung tâm là vùng đất Hà Nội. Đến thời Tuỳ, Đường, Tống Bình trở thành trị sở của chính quyền đô hộ. Chúng đã nhiều lần xây đắp các thành luỹ lớn phục vụ mục đích quân sự như La Thành, thành Giao Châu, thành Đại La. Trong đó, quy mô nhất là thành Đại La được đắp vào giữa thế kỉ IX.
GV có thể giải thích thêm việc chia tách lãnh thổ Âu Lạc cũ thành các châu quận của chính quyền đô hộ (như nhà Triệu chia Âu Lạc thành hai quận: Giao Chỉ (...n hoá qua các di chỉ khảo cổ học ở Hà Nội từ Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn nói lên điều gì về lịch sử Hà Nội?
+ Hiện nay, một số di tích khảo cổ học ở Hà Nội chưa được khai thác hết giá trị, có di tích bị xâm phạm nghiêm trọng do quá trình xây dựng và đô thị hóa (như di tích Vườn Chuối). Vậy em có đề xuất gì để bảo vệ và khai thác được hết giá trị của các di tích?
- Hết thời gian thảo luận, các nhóm trả lời câu hỏi.
- GV tổ chức cho HS trao đổi, thảo luận để tìm hiểu kĩ hơn về nhiệm vụ học tập.
* Hoạt động 2: Thảo luận về ý nghĩa của việc Ngô Quyền định đô tại Cổ Loa (thế kỉ X) đối với lịch sử Hà Nội.
GV tổ chức cho HS thảo luận cả lớp để trả lời câu hỏi.
Thông tin thêm cho HS:
Cổ Loa là mảnh đất đã hai lần được chọn làm Kinh đô, đó là Kinh đô nước Âu Lạc thời An Dương Vương và Kinh đô của triều Ngô. Ngô Quyền xưng vương, đặt trăm quan, định ra triều nghi phẩm phục, đóng đô ở Cổ Loa với ý nghĩa phục hồi lại quốc thống. Chọn đóng đô tại Cổ Loa, Ngô Quyền đã khôi phục vị trí trung tâm chính trị của đất nước là vùng đất Hà Nội.
Sự kiện Ngô Quyền dựng nước, xưng vương, định đô ở Cổ Loa đã kết thúc hơn 1 000 năm Bắc thuộc của dân tộc, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử Việt Nam, từ đó đưa dân tộc ta bước vào thời kì xây dựng trên quy mô lớn và hoàn toàn tự chủ.
Vận dụng
a. Mục đích
- HS vận dụng được những kiến thức đã học trong bài để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình liên quan đến kiến thức đã học trong chủ đề, thực hiện được các hoạt động và trải nghiệm phù hợp với bản thân trong cuộc sống.
b. Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: Dự án học tập về các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Hà Nội thời kì trước thế kỉ X
GV chia lớp thành 3 nhóm theo dự án học tập được phân công ít nhất một tuần trước tiết học.
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Hai Bà Trưng;
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về Phùng Hưng;
+ Nhóm 3: Tìm hiểu về Ngô Quyền.
- GV giao nhiệm vụ mỗi nhóm tìm hiểu về nhân vật lịch sử theo gợi ý trong phiếu học tập:
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. HS có thể lựa chọn trình bày thông qua sơ đồ tư duy, làm poster, tranh vẽ, bộ sưu tập ảnh kèm thuyết minh,...
- Đến ngày thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm của mình.
TÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬ
Thông tin cá nhân: tên tuổi, quê quán,
Bối cảnh lịch sử:
Tóm tắt cuộc khởi nghĩa:
Công lao đối với lịch sử:
Những câu chuyện, hình ảnh liên quan:
- GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, phản hồi để tìm hiểu sâu hơn về các nhân vật lịch sử và mối liên hệ đối với lịch sử Hà Nội giai đoạn này.
3.2. Tổng kết và đánh giá (3–5 phút)
GV thiết kế một số câu hỏi trắc nghiệm để thực hiện phần tổng kết và đánh giá. GV có thể thiết kế thành các phiếu học tập hoặc tổ chức thành một cuộc thi nhỏ. Khuyến khích GV thiết kế thêm những câu hỏi trắc nghiệm khác.
Minh họa một số câu hỏi trắc nghiệm:
1. Cách ngày nay khoảng bao nhiêu năm, cư dân sống ở vùng đất Hà Nội bắt đầu biết sử dụng đồ đồng?
1 000 năm B. 2 000 năm C. 3 000 năm D. 4 000 năm
2. Vào thời kì Bắc thuộc, Hà Nội thuộc
quận Giao Chỉ. B. quận Cửu Chân. C. quận Nhật Nam. D. quận Giao Châu.
3. Cổ Loa được chọn làm kinh đô vào những thời kì nào?
Văn Lang. B. Văn Lang – Âu Lạc. C. Âu Lạc và nhà Ngô. D. Nhà Ngô.
Đáp án: 1. D; 2. A; 3. C.
TIẾT 5 – 6 – 7: CHỦ ĐỀ 2 – DI SẢN VĂN HÓA VẬT THỂ TIÊU BIỂU Ở HÀ NỘI TỪ THỜI NGUYÊN THỦY ĐẾN THẾ KỈ X
A. MỤC TIÊU
- Kể tên được một số di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
- Trình bày được một số nét chính về các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
- Giới thiệu được những giá trị của di sản văn hoá vật thể ở thành phố Hà Nội cho người thân và cộng đồng.
- Tự hào về truyền thống lịch sử Hà Nội trong sự phát triển của lịch sử dân tộc.
B. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Một số hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- Phiếu học tập.
- Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
- Máy chiếu và bài giảng Powerpoint (nếu có).
2.Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
- Thông tin, hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X sưu tầm được (nếu có).
- Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6.
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
1. Mục đích
HS nêu được những hiểu biết sẵn có của mình về các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
HS chuẩn bị tâm thế hào hứng khi bắt đầu bài học.
2. Gợi ý hoạt động
GV thực hiện các hoạt động sau:
+ Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Ai nhanh hơn”.
+ Đưa ra một số hình ảnh về các di sản văn hóa vật thể ở Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
+ Tổ chức cho HS đoán theo hoạt động cá nhân. GV đưa ra từng hình ảnh, mỗi hình ảnh 30 giây. HS nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
+ Phương án khác: Chia lớp thành các đội chơi, mỗi đội chơi được phát một tập...ín ngưỡng của cư dân thời kì An Dương Vương.
- Với những giá trị lịch sử, văn hoá và khoa học tiêu biểu, năm 2012, Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Một số trang web để GV và HS tham khảo:
Ban Quản lí khu di tích Cổ Loa: https://thanhcoloa.vn/ Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội:
https://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/category/thanh–co–loa
Một số thông tin thêm cho HS:
Khu di tích Cổ Loa nằm trên địa phận ba xã Cổ Loa, Dục Tú và Việt Hùng thuộc huyện Đông Anh, cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 17km về phía bắc. Khác với các di tích lịch sử khác, Cổ Loa là một quần thể di tích có diện tích trải rộng trên một địa bàn rộng lớn, có diện tích bảo tồn gần 500 ha. Khu di tích này được coi là địa chỉ văn hóa đặc biệt của thủ đô và cả nước.
Thành Cổ Loa được xây dựng kiểu vòng ốc (nên gọi là Loa thành). Tương truyền có tới 9 vòng, dưới thành ngoài là hào sâu ngập nước thuyền bè đi lại được. Ngày nay, ở Cổ Loa còn lại 3 vòng thành đất, dài tổng cộng 16 km: Vòng ngoài (thành Ngoại) chu vi 8 km, vòng giữa (thành Trung) hình đa giác có chu vi 6,5 km và vòng trong cùng (thành Nội) hình chữ nhật có chu vi 1,6 km.
- Thành Cổ Loa gắn liền với những truyền thuyết của dân tộc Việt về việc vua An Dương Vương định đô, xây thành; về chiếc nỏ thần Kim Quy bắn một phát hạ hàng trăm tên giặc; về mối tình bi thương và cảm động của Mị Châu – Trọng Thủy Từ bao đời nay, ngôi thành cổ này cùng với những nhân vật lịch sử được huyền thoại hóa đã đi vào tiềm thức của người dân Việt Nam.
- Cổ Loa ngày nay không chỉ là một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm, mà nó còn là một điểm đến lí tưởng cho các du khách thập phương muốn khám phá những giá trị văn hóa, những hình ảnh quen thuộc của một làng quê Bắc Bộ thanh bình
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm về những bảo vật quốc gia ở Hà Nội thời kì văn hoá Đông Sơn
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hình thành cho HS khái niệm “Bảo vật quốc gia” thông qua thuyết trình, lấy ví dụ minh họa.
- GV chia lớp thành ba nhóm được phân công nhiệm vụ ít nhất một tuần trước tiết học. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là tìm hiểu một bảo vật quốc gia:
+ Nhóm 1: Tìm hiểu về Trống đồng Hoàng Hạ;
+ Nhóm 2: Tìm hiểu về trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng;
+ Nhóm 3: Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
PHIẾU HỌC TẬP 1
Tên bảo vật quốc gia
Nơi phát hiện:
Niên đại:
Các đặc điểm chính:
Ý nghĩa/giá trị của bảo vật:
Năm công nhận Bảo vật quốc gia: 
Các câu chuyện liên quan:
Hình ảnh/tranh vẽ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. HS có thể lựa chọn trình bày thông qua sơ đồ tư duy, làm poster, tranh vẽ, bộ sưu tập ảnh kèm thuyết minh,
- Đến ngày thuyết trình, các nhóm sẽ lần lượt trình bày sản phẩm của mình.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, phản hồi để tìm hiểu sâu hơn về các bảo vật quốc gia ở Hà Nội trong giai đoạn này
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Những bảo vật quốc gia ở Hà Nội thời kì văn hóa Đông Sơn
a. Trống đồng Hoàng Hạ
- Trống đồng Hoàng Hạ được phát hiện ở độ sâu 1,5 m trong lòng đất vào năm 1937, khi người dân đào mương ở thôn Hoàng Hạ (nay là xã Văn Hoàng), huyện Phú Xuyên. Trống có niên đại cách ngày nay từ 2 000 đến 2 500 năm.
- Trống đồng Hoàng Hạ cùng nhóm với trống đồng Ngọc Lũ, là một trong những chiếc trống đẹp nhất của văn hoá Đông Sơn. Trống có dáng đẹp, thân trống chia thành ba phần cân đối. Hoa văn trên trống đồng Hoàng Hạ có tính thẩm mĩ cao. Giữa mặt trống là hình ngôi sao có 16 cánh. Xung quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn mô tả cảnh sinh hoạt, lễ hội, chèo thuyền, xử tử tù binh của cư dân Việt cổ. Hình chim bay, nhà sàn mái cong, thuyền cũng được khắc hoạ vô cùng sinh động và đẹp mắt.
- Trống đồng Hoàng Hạ góp phần dựng lại bức tranh lịch sử của Hà Nội khi vùng đất trũng của bốn huyện ngoại thành bắt đầu được khai hoang, lập làng.
- Tháng 12 năm 2012, trống đồng Hoàng Hạ được công nhận là Bảo vật quốc gia.
b. Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng.
Trống đồng Cổ Loa và bộ sưu tập lưỡi cày đồng được phát hiện năm 1982 tại khu Mả Tre, xã Cổ Loa, có niên đại cách ngày nay khoảng hơn 2 000 năm. Bên trong lòng trống chứa hơn 200 hiện vật bằng đồng gồm: công cụ lao động (lưỡi cày, cuốc, xẻng, dao, rìu), vũ khí, đồ dùng sinh hoạt, nhạc khí, mảnh vụn đồng.
c. Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa
Sưu tập khuôn đúc Cổ Loa được phát hiện trong đợt khai quật từ năm 2004 đến 2007 ở đền Thượ... năm 1982 là ba hiện tượng khảo cổ nổi tiếng ở Cổ Loa, đều liên quan tới nhau, phản ánh hai thành tựu nổi bật của Nhà nước Âu Lạc, đó là phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và phòng thủ chống giặc ngoại xâm bảo vệ vững chắc Nhà nước non trẻ
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
1. Mục đích
HS củng cố lại kiến thức, mở rộng hiểu biết thông qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến những di sản văn hoá vật thể tiêu biểu ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
2. Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: So sánh trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Cổ Loa
GV chia cả lớp thành 3 đội chơi. Các đội có 5 phút chuẩn bị để tìm hiểu về trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Cổ Loa.
- Hết thời gian chuẩn bị, đại diện các đội chơi sẽ cùng lên bảng viết tất cả các đặc điểm giống và khác nhau của trống đồng Hoàng Hạ và trống đồng Cổ Loa trong thời gian 3 phút.
- Sau đó, mỗi đội cử đại diện để nhận xét về kĩ thuật đúc đồng và trình độ thẩm mĩ của người Việt cổ. Mỗi đội có 3 phút để trình bày.
- Đội nào liệt kê được nhiều đặc điểm giống và khác nhau hơn, nhận xét tốt hơn sẽ giành chiến thắng.
* Hoạt động 2: Thảo luận về giá trị của Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.
- GV giao nhiệm vụ cá nhân cho HS tìm hiểu về giá trị của Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa trong vòng 5 phút. HS cần làm rõ Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa phản ánh những điều gì về lịch sử, văn hoá của cư dân Việt cổ ở vùng đất Hà Nội.
- Hết thời gian 5 phút, GV yêu cầu HS chia sẻ phần HS tìm hiểu được theo cặp đôi về giá trị của Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.
- Sau khi các cặp đôi trao đổi, GV tổ chức trao đổi, đàm thoại với cả lớp để giải đáp, khắc sâu thêm nội dung của bài học.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Mục đích
- HS vận dụng được những kiến thức đã học trong bài để giải quyết các nhiệm vụ học tập.
- HS tiếp tục rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình liên quan đến kiến thức đã học trong chủ đề, thực hiện được các hoạt động và trải nghiệm phù hợp với bản thân trong cuộc sống.
Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: Mô tả đời sống vật chất và tinh thần của người Hà Nội (từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X) thông qua các di sản văn hoá vật thể tiêu biểu
- GV hướng dẫn HS thực hiện hoạt động này ở nhà.
- Đến buổi học, GV chọn một số HS đọc phần mô tả trước lớp.
- GV tổ chức cho HS nhận xét, phản hồi.
* Hoạt động 2: Giới thiệu một di sản văn hoá vật thể ở nơi em sống
GV giao nhiệm vụ về nhà cho mỗi HS: Vẽ sơ đồ tư duy, vẽ tranh hoặc làm bộ sưu tập tranh/ảnh để giới thiệu một di sản văn hoá vật thể ở nơi em sống theo gợi ý trong phiếu học tập.
- Đến buổi học, GV yêu cầu HS treo sản phẩm xung quanh lớp học để cả lớp cùng xem và thảo luận (kĩ thuật phòng tranh). Hoạt động này cũng có thể thực hiện như một hoạt động tổng kết và đánh giá bài học.
- GV tổ chức cho HS nhận xét và phản hồi, tuyên dương các sản phẩm tiêu biểu, sáng tạo của HS.
Tổng kết và đánh giá (3–5 phút)
- Hoạt động phòng tranh trong phần vận dụng có thể kết hợp thành hoạt động tổng kết và đánh giá.
- GV cũng có thể yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi ngắn để tổng kết và đánh giá bài học. Minh họa một số câu hỏi:
+ Kể tên một số di tích, di chỉ khảo cổ ở Cổ Loa.
+ Kể tên các bảo vật quốc gia ở Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X.
TIẾT 8: ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về lịch sử, văn hóa của Hà Nội từ thời nguyên thủy đến trước thế kỉ X.
- Thấy được vẻ đẹp riêng của lịch sử, văn hóa của Hà Nội.
a. Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v
b. Năng lực chuyên biệt:
 - Năng lực sử dụng bản đồ
 - Năng lực thu thập thông tin khoáng sản, tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nội.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tri thức bài học và tri thức cuộc sống.
- Năng lực phân tích, so sánh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc điểm địa lý địa phương mình với các vùng miền khác.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu quý, tự hào về Thăng Long Hà Nội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tài liệu lịch sử Hà Nội.
- Tranh ảnh, video, phiếu học tập cho học sinh, các tình huống.
- Máy chiếu, máy tính, loa, bài soạn Powerpoint
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Vở ghi, tài liệu
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
Hoạt động 1: Khởi động.
a) Mục tiêu:
Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài mới.
b) Nội dung:
Trò chơi: “ Ô chữ bí mật”.
c) Sản phẩm: 
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: chiếu ô chữ bí mật. 
- HSTL.
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Qua từ chìa khóa của trò chơi: ô chữ bí mật, các em hs đã tìm được đó là Hà Nội. 
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 2.1: Lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X
a) Mục tiêu:
Hs hệ thống được kiến thức về sự phát triển về kinh tế, xã hội của Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
- Mô tả được sự thay đổi vị thế của Hà Nội từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X.
b)...p trong gia đình để thực hiện phong trào xây dựng Gia đình văn hoá.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
Nghị định số 122/2018/NĐ–CP ngày 31/7/2017 về việc xét tặng “Gia đình văn hoá”, “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”, “Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá”.
Một số hình ảnh về gia đình ở Hà Nội (gia đình hạt nhân – gia đình hiện đại, chỉ có 2 thế hệ; gia đình truyền thống – gia đình có từ 3 thế hệ trở lên).
Một số hình ảnh về ứng xử giữa các thành viên trong gia đình và ứng xử của các thành viên gia đình với cộng đồng.
Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
Máy chiếu và bài giảng Powerpoint (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: bút, giấy
- Thông tin, hình ảnh thể hiện nét thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
- Tài liệu giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU: Nhận xét về nếp sống của gia đình bạn Lan.
Mục đích
HS nhận xét được những thói quen về sinh hoạt như: cách ứng xử, giao tiếp, các hoạt động,... thường ngày của từng thành viên trong gia đình Lan trong mối quan hệ với các cá nhân khác trong gia đình và cộng đồng.
b. Gợi ý hoạt động
- GV hướng dẫn HS nhận xét gia đình Lan là gia đình hạt nhân – gia đình hiện đại (chỉ có 2 thế hệ) hay gia đình truyền thống – gia đình có từ 3 thế hệ trở lên.
Gợi ý:
Gia đình Lan là gia đình truyền thống, có 3 thế hệ cùng chung sống: ông, bà nội; bố, mẹ; Lan và em trai.
Các thói quen sinh hoạt của gia đình Lan để phấn đấu trở thành gia đình văn hoá:
+ Ứng xử giữa các thành viên trong gia đình: gia đình Lan sống hoà thuận, yêu thương, gần gũi, chăm sóc lẫn nhau.
+ Hoạt động thường ngày của các thành viên trong gia đình:
Lao động, công tác: Ông, bà Lan mở cửa hàng thuốc tại nhà; bố, mẹ Lan làm việc tại Bệnh viện Nhi Hà Nội.
Học tập: Lan và em Lan đều đến trường.
Thể dục, thể thao: cả nhà thường xuyên luyện tập thể thao, cùng nhau đạp xe để rèn luyện sức khoẻ.
Tiếp cận thông tin: xem tivi, đọc báo.
+ Ứng xử của các thành viên trong gia đình với cộng đồng: các thành viên cư xử lịch sự, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm xung quanh; tham gia hoạt động vệ sinh môi trường nơi ở; tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
GV hướng dẫn HS kẻ bảng nhận xét các thói quen sinh hoạt của các thành viên trong gia đình Lan để phấn đấu trở thành gia đình văn hoá theo các nhóm: ví dụ: ứng xử giữa các thành viên trong gia đình; hoạt động thường ngày (lao động, học tập, thể dục thể thao,); ứng xử của các thành viên trong gia đình và cộng đồng
- GV có thể giới thiệu với HS về: các mô hình gia đình ở Việt Nam hiện nay, sự khác biệt giữa gia đình hạt nhân và gia đình truyền thống.
Gợi ý: Nếp sống là cách thức sống (ăn, mặc, ở, sinh hoạt, ứng xử, giao tiếp,...) trong quan hệ thường ngày giữa các cá nhân trong gia đình và cộng đồng. Xây dựng nếp sống bao gồm 3 mảng: nếp sống của cá nhân, nếp sống của gia đình, nếp sống của cộng đồng xã hội.
GV đặt thêm câu hỏi: Gia đình em là gia đình hạt nhân hay gia đình truyền thống? Hãy kể về nếp sống của gia đình em?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a. Mục đích
HS xác định được mục đích của việc phong tặng danh hiệu Gia đình văn hoá, phong trào xây dựng Gia đình văn hoá.
Nắm được các tiêu chuẩn cơ bản của Gia đình văn hoá.
Nêu được những hành động, cách ứng xử của HS để xây dựng Gia đình văn hoá ở thành phố Hà Nội.
b. Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: Đọc thông tin, quan sát các hình ảnh và thảo luận để xác định các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá và nêu nội dung các tiêu chuẩn đó
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS đọc SGK và em hiểu thế nào về gia đình văn hóa?
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đọc thông tin để xác định các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá?
- Tiêu chuẩn về gia đình hòa thuận?
- Tiêu chuẩn về tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác hoạc tập và lao động đạt năng suất, chất lượng và hiệu qu
- GV hoặc 1 HS viết các câu trả lời lên bảng và kết luận.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. HS có thể lựa chọn trình bày thông qua sơ đồ tư duy, làm poster, tranh vẽ, bộ sưu tập ảnh kèm thuyết minh,
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của học sinh. 
GV tổ chức cho HS thảo luận, nhận xét, phản hồi để tìm hiểu sâu hơn về các bảo vật quốc gia ở Hà Nội trong giai đoạn này
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
? Gia đình văn hóa là biểu hiện của nét đẹp nào trong lối sống của người Hà Nội?
GV: Theo đó, cùng với các tiêu chí chung do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân thành phố đã ban hành Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội làm căn cứ để xét tặng danh hiệu .... Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
* Những biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi sau:
+ Đối với mỗi cá nhân, gia đình có ý nghĩa như thế nào?
+ Đối với đất nước, trong bối cảnh hội ngập kinh tế, gia đình có vai tró gì?
+ Việc xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa gì?
+ Tại thành phố Hà Nội, phong trào xây dựng gia đình văn hóa có ý nghĩa gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm về biểu hiện thanh lịch, văn minh của người Hà Nội mà HS quan sát được hoặc được thể hiện trong thông tin, hình ảnh HS đã sưu tầm được.
+ GV tổ chức cho các nhóm cùng trao đổi với nhau.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm trình bày và nhận xét về nét thanh lịch, văn minh của người Hà Nội trong tình huống đó và ghi lại trên bảng.
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Vai trò của việc xây dựng gia đình văn hóa
- Đối với mỗi cá nhân, gia đình là môi trường đầu tiên trực tiếp giáo dục nếp sống, hình thành, nuôi dưỡng nhân cách với những người thầy, những tấm gương đầu tiên là ông bà, cha mẹ,...
- Đối với đất nước, trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, gia đình còn là nơi gìn giữ, vun đắp và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống như yêu nước, yêu quê hương, hiếu thuận với bố mẹ và ông bà, hoà thuận với anh chị em,...
- Xã hội được tạo nên từ tập hợp nhiều gia đình mà trong đó bao gồm các cá nhân. Vì vậy, xây dựng Gia đình văn hoá là yếu tố thúc đẩy mỗi cá nhân chăm lo cho gia đình, hoàn thiện về đạo đức, nếp sống, từ đó góp phần tạo dựng nguồn lao động tương lai có chất lượng và đóng góp cho sự phát triển chung của toàn xã hội.
- Tại thành phố Hà Nội, phong trào xây dựng Gia đình văn hoá góp phần định hướng cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình tại Thủ đô có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những nét đẹp của văn hoá truyền thống gia đình và thực hiện nếp sống văn minh, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, tiêu biểu về lối sống và cách ứng xử văn hoá.
* Chia sẻ về nếp sống đẹp của một thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến em.
- GV hướng dẫn HS làm Phiếu học tập và trình bày trước lớp.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi
Chia sẻ về nếp sống đẹp của một thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến em.
Thành viên đó là ai?

Nếp sống đẹp của thành viên đó?

Nếp sống đó có ảnh hưởng đến em như thế nào?

* Hoạt động 4: Em có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành Gia đình văn hoá ở thành phố Hà Nội.
3. Đóng góp của học sinh Thành phố Hà Nội trong xây dựng gia đình văn hóa
- GV chia lớp thành 5–6 nhóm, phát phiếu học tập và phổ biến cách thức hoạt động: các nhóm thảo luận và đưa ra ý kiến theo gợi ý trong phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Câu hỏi
Em có thể làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành Gia đình văn hoá ở thành phố Hà Nội.

Hành động em sẽ thực hiện để góp phần xây dựng gia đình mình trở thành Gia đình văn hoá ở thành phố Hà Nội.
Góp phần thực hiện các tiêu chuẩn của Gia đình văn hoá

Trở thành người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

H: Em có thể làm gì để xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hóa ở thành phố Hà Nội?
Mỗi học sinh ở thành phố Hà Nội là một thành viên trong gia đình của mình. Vì vậy, chúng ta cần có ý thức góp phần xây dựng gia đình mình trở thành gia đình văn hoá của thành phố bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với lứa tuổi như: nghiêm túc tuân thủ các quy tắc giao thông, quy tắc nơi công cộng và nội quy của nhà trường; quan tâm, chăm sóc các thành viên trong gia đình; giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh khi khó khăn, hoạn nạn; chăm chỉ học tập; có thái độ, lời nói, hành động lễ phép với thầy cô giáo và những người lớn tuổi, thân thiện với bạn bè; không nói tục, chửi bậy; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; tích cực tham gia hoạt động văn hoá, văn nghệ ở nơi cư trú; có ý thức bảo vệ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của thành phố;
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Mục đích
HS củng cố lại kiến thức, mở rộng hiểu biết thông qua việc tìm hiểu các hành động để góp phần xây dựng Gia đình văn hoá.
Gợi ý hoạt động
* Hoạt động 1: Lựa chọn những việc HS có thể làm để góp phần xây dựng Gia đình văn hoá
Gợi ý hoạt động:
- GV hướng dẫn HS kể tên các hành động được thể hiện trong các hình ảnh được giới thiệu. Các lựa chọn đúng là: 3.4, 3.5, 3.6, 3.8, 3.9.
- GV có thể đưa thêm các hình ảnh khác để HS nêu tên hành động và lựa chọn hành động nên và không nên để góp phần xây dựng Gia đình văn hoá.
* Hoạt động 2: Nhận xét... Nội trải dài theo chiều bắc – nam khoảng 91 km, chiều tây – đông khoảng 77 km. Tính tới năm 2021, thành phố Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với 177 phường, 21 thị trấn và 386 xã

Dựa vào hình 4.2 và thông tin mục b, em hãy:
- Hoàn thành bảng thông tin về các tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội.
Tên tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội
Phía bắc
?
Phía tây bắc
?
Phía tây nam
?
Phía đông bắc
?
Phía đông nam
?
Phía nam
?
- Xác định vị trí địa lí và phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội.
* Hoạt động 2: Xác định vị trí địa lí (nhóm nhỏ 4 HS, sử dụng bản đồ, sắm vai)
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS sử dụng lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và bản đồ hành chính thành phố Hà Nội để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS trong nhóm thảo luận, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập (trong giấy A4 hoặc vở ghi).
- Các nhóm phân vai:
+ 1 nhân vật là người khách du lịch từ nơi khác đến tham quan Hà Nội, muốn tìm hiểu về vị trí của Hà Nội (người đặt câu hỏi theo các ý trong phiếu học tập).
+ 1 nhân vật là người Hà Nội: giới thiệu vị trí địa lí cho khách du lịch (người trả lời).
Lưu ý: HS trình bày, xác định trên bản đồ.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. 
- HS lên bảng trình bày trên bản đồ.
- Các nhóm lên trình diễn (số lượng nhóm tùy thực tế lớp học);
- HS khác nhận xét, bổ sung;
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Vị trí địa lí và phạm vi hành chính
b. Vị trí địa lí
- Diện tích tự nhiên của Hà Nội khoảng 3 358,6 km2 (theo Niên giám thống kê Việt Nam năm 2020). Hà Nội trải dài theo chiều bắc – nam khoảng 91 km, chiều tây – đông khoảng 77 km. Tính tới năm 2021, thành phố Hà Nội có 12 quận, 1 thị xã và 17 huyện với 177 phường, 21 thị trấn và 386 xã

Tên tỉnh tiếp giáp với thành phố Hà Nội
Phía bắc
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên
Phía tây bắc
Phú Thọ
Phía tây nam
Hòa Bình
Phía đông bắc
Bắc Giang, Bắc Ninh
Phía đông nam
Hưng Yên
Phía nam
Hà Nam
* Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội (nhóm, kĩ thuật triển lãm tranh)
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS sử dụng lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và bản đồ hành chính thành phố Hà Nội để hoàn thành phiếu học tập sau:
- HS trong nhóm thảo luận, trao đổi và hoàn thành phiếu học tập (trong giấy A4 hoặc vở ghi).
+ Lấy ví cụ thể để dụ chứng minh: Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. 
- HS lên bảng trình bày trên bản đồ.
- Các nhóm lên trình diễn (số lượng nhóm tùy thực tế lớp học);
- HS khác nhận xét, bổ sung;
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
1. Vị trí địa lí và phạm vi hành chính
c. Ý nghĩa của vị trí địa lí
- Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước; là trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học và giao dịch quốc tế. Đồng thời, Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ Thủ đô đi đến các tỉnh/thành phố khác bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ đều rất thuận tiện. Đây là điều kiện giúp Hà Nội dễ dàng giao lưu, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, đồng thời là cơ hội để thành phố phát huy những lợi thế, đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
* Hướng dẫn về nhà
Chuẩn bi nội dung ôn tập theo sự phân công của GV.
TIẾT 15: ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU:
1. Về kiến thức: 
- Hệ thống kiến thức về nếp sống thanh lịch văn minh của người Hà Nội.
- Xác định được vị trí địa lí và phạm vi hành chính của Thành phố Hà Nội.
a. Năng lực chung:
- Hướng học sinh trở thành người đọc độc lập với các năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, trình bày, thuyết trình, tương tác, hợp tác, v.v
b. Năng lực chuyên biệt:
 - Năng lực sử dụng bản đồ
 - Năng lực thu thập thông tin khoáng sản, tài nguyên du lịch tự nhiên của Hà Nội.
 - Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tri thức bài học và tri thức cuộc sống.
- Năng lực phân tích, so sánh, vận dụng kiến thức vào thực tiễn đặc điểm địa lý địa phương mình với các vùng miền khác.
3. Về phẩm chất: 
- Yêu quý, tự hào về Hà Nội.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1. Chuẩn bị của giáo viên: ...tiểu phẩm để giới thiệu vị trí địa lí và phạm vi hành chính của Hà Nội
Bước 3: GV nhận xét, chốt kiến thức. 
+ GV nhận xét và khái quát lại. 
Hướng dẫn học ở nhà:
- Chuẩn bị chủ đề 4: “Vị trí địa lí và phạm vi hành chính của Hà Nội”.
TIẾT 17 – 18: CHỦ ĐỀ 4: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ SỰ THAY ĐỔI PHẠM VI HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. MỤC TIÊU
- Xác định được vị trí địa lí và phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội trên lược đồ/bản đồ.
- Kể tên và xác định được vị trí, ranh giới các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội trên bản đồ.
- Trình bày được sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội ở một số mốc lịch sử từ năm 1954 đến nay.
- Nêu được ý nghĩa của vị trí địa lí và sự thay đổi phạm vi hành chính thành phố Hà Nội.
II. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng.
- Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội.
- Một số hình ảnh/video về các đơn vị hành chính, sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội.
- Bảng thông tin, phiếu học tập.
- Giấy A0, bảng phụ, nam châm/băng dính.
- Máy chiếu và bài giảng Powerpoint (nếu có).
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đồ dùng học tập: bút, hộp màu.
- Thông tin, hình ảnh/video về các đơn vị hành chính của thành phố Hà Nội.
- Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hà Nội lớp 6.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Xác định vị trí của Hà Nội trong vùng Đồng bằng sông Hồng (5–7 phút).
a. Mục đích
- HS kể được tên các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
- HS xác định được trên lược đồ vị trí của thành phố Hà Nội trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
b. Gợi ý hoạt động: cá nhân, hỏi – đáp, sử dụng lược đồ
- GV đưa ra lược đồ các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và yêu cầu HS:
+ Kể tên các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng.
+ Xác định trên lược đồ vị trí của thành phố Hà Nội trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
Lưu ý: GV có thể mở rộng (tùy đối tượng HS): Qua quan sát, thành phố Hà Nội có kích thước/diện tích như thế nào so với các tỉnh?
- HS xác định trên lược đồ.
- GV liên kết vào hoạt động Kiến thức mới.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội (nhóm, kĩ thuật triển lãm tranh)
Hoạt động của GV và HS
Dự kiến sản phẩm
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 4 hoặc 6 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
+ Nhiệm vụ: Trình bày sự thay đổi phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội qua một số mốc lịch sử: năm 1961, 1978, 1991, 2008. Ý nghĩa của mỗi lần thay đổi.
+ Hình thức: sơ đồ tư duy hoặc lập bảng, trên giấy A0.
+ Thời gian hoàn thành phiếu: 15 phút.
Tiêu chí nhận xét và chấm điểm:
Hình thức trình bày: rõ ràng, sạch sẽ, khoa học, thẩm mĩ (5 điểm);
Nội dung: chính xác, đầy đủ (5 điểm).
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện yêu cầu theo nhóm. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động 
- Về hình thức trình bày, GV khuyến khích các cách trình bày sáng tạo của HS. 
+ Các nhóm dán kết quả lên bảng.
+ Các nhóm lên trình bày
+ HS các nhóm lần lượt đi 1 vòng xem tất cả các sản phẩm của các nhóm, dùng bút khác màu viết nhận xét hoặc bổ sung vào sản phẩm cho nhóm, chấm điểm cho mỗi nhóm
- HS khác nhận xét, bổ sung;
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2. Sự thay đổi phạm vi hành chính
- Phạm vi hành chính của thành phố Hà Nội ngày nay đã có nhiều sự thay đổi. Trong những năm 1954 – 2008, điều chỉnh phạm vi hành chính thành phố Hà Nội gắn liền với sự phát triển về quản lí kinh tế, nhằm khai thác được tiềm năng và thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, tăng nhanh nhịp độ phát triển của Thủ đô. Trong đó, sự điều chỉnh quan trọng nhất là vào các năm 1961, 1978, 1991 và 2008. Những lần điều chỉnh phạm vi hành chính này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của Thủ đô.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục đích
HS củng cố lại kiến thức, mở rộng hiểu biết thông qua việc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến phạm vi hành chính của thành phố qua các lần thay đổi.
HS rèn luyện kĩ năng nhận xét bảng số liệu.
b. Gợi ý hoạt động: cặp đôi, thuyết trình
GV đưa ra yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, em hãy nhận xét sự thay đổi diện tích của thành phố Hà Nội qua một số năm.
c. Gợi ý cho HS nhận xét:
+ Nhìn chung từ năm 1955 đến năm 2008 diện tích Hà Nội thay đổi như thế nào?
+ Nhận xét từng giai đoạn: 1955–1961; 1961–1979; 1979–1991; 1991–2008 tăng hay giảm? bao nhiêu lần?
+ Rút ra kết luận về các lần thay đổi phạm vi hành chính.
HS các cặp tiến hành nhận xét.
HS khác nhận xét, bổ sung.
GV kết luận.
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục đích
HS rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ; kĩ năng tính khoảng cách thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ.
HS liên hệ thực tế tại nơi mình đang sống.
b. Gợi ý hoạt động
Hoạt động 1: Giới thiệu về vị trí và ranh giới tại quận/huyện/thị xã nơi em đang sống (cá nhân, thuyế

File đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_dia_phuong_6_ha_noi.docx