Giáo án Âm nhạc 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức
  • Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Con đường học trò.
  • Nghe và cảm nhận bài hát Tháng năm học trò. Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
  1. Năng lực
  • Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.
  • Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò.
  • Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; vẽ tranh về thầy cô và mái trường.
  1. Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò, HS thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những kỉ niệm đẹp và ước mơ của tuổi học trò.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
  4. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước cácthông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV.
doc 125 trang Cô Giang 13/11/2024 460
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Âm nhạc 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023

Giáo án Âm nhạc 6 Sách KNTT - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023
Ngày dạy: 
Chủ đề 1 : TUỔI HỌC TRÒ
Tiết 1
- Học bài hát: Con đường học trò
- Nghe nhạc: Bài hát Tháng năm học trò
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức	
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Con đường học trò.
Nghe và cảm nhận bài hát Tháng năm học trò. Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Con đường học trò; vẽ tranh về thầy cô và mái trường.
Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Con đường học trò, Tháng năm học trò, HS thêm yêu trường lớp, bạn bè, có những kỉ niệm đẹp và ước mơ của tuổi học trò.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện một số yêu cầu của GV.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới
NỘI DUNG 1 – HỌC BÀI HÁT: CON ĐƯỜNG HỌC TRÒ (25 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.
- Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Phương án 1:
Bật nhạc bài Hổng dám đâu và làm mẫu các động tác vận động theo nhịp điệu bài hát. (hoặc có thể mời 1 HS có năng lực làm mẫu).
GV giới thiệu bài hát Hổng dám đâu và dẫn dắt vào bài hát Con đường học trò do nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sáng tác.
* Phương án 2: 
Trình chiếu video giai điệu vui nhộn, minh hoạ các động tác vận động.

Thả lỏng cơ thể, hát kết hợp vận động theo hướng dẫn của GV (hoặc của bạn làm mẫu).
Lắng nghe GV giới thiệu bài hát Hổng dám đâu và bài Con đường học trò cùng chung 1 tác giả Nguyễn Văn Hiên.
Vận động theo các động tác trong video.

HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấutrong quá trình học bài hát Con đường học trò.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Hát mẫu
GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file bài hát từ học liệu điện tử.
Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu.
b. Giới thiệu tác giả
Tổ chức cá nhân/nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.
GV chốt kiến thức.
Cá nhân/nhóm thuyết trình sơ lược về nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên (sơ dồ tư duy, trình chiếu powerpoint, vẽ tranh mô tả) 
HS ghi nhớ:
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên sinh năm 1953, quê ở Bình Định. Ông sáng tác nhiều thể loại như: Hổng dám đâu, Con đường học trò, Một thời để nhớ, Sóng Đồng Nai, Bài ca thống nhất, Thăng Long mùa xuân đại thắng
c. Tìm hiểu bài hát
Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu về tính chất, sắc thái, nội dung bài hát.
Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát:
+ Đoạn 1: gồm 3 câu hát
 Con đường nằm dưới hàng câybước chân học trò.
+ Đoạn 2: gồm 4 câu hát
Con đường học tròmộng mơ tuổi hồng.

Nêu được tính chất vui tươi và nội dung của bài hát.
HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.

d. Dạy hát
GV đệm đàn và hát mẫu từng câu hát, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm theo phách (sgk trang 7).
Ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.
Hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có)
*Giáo viên có thể thu các đoạn video, bản thu âm hoặc mở file hướng dẫn học hát theo đường link để học sinh nghe và thực hiện (ứng dụng hiệu quả trong dạy và học trực tuyến) 

HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách.
Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2
HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng. Nêu cảm nhận sau khi học bài hát.
Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với các hình thức : 
+ GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng. 
+ Hát nối tiếp, hòa giọng (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể).
GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm và nêu cảm nhận sau khi học bài hát.
GV nhận xét và sửa sai (nếu có)

HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.
Các nhóm thực hiện
+ Hát lĩnh xướng : GV hát hoặc 1 HS lĩnh xướng.
+ Hát nối tiếp, hòa giọng : 
Nhóm 1: Con đườngGiòn tan.
Nhóm 2 : Em quabước chân học trò.
Hòa giọng : Con đường học tròtuổi hồng.
HS tự nhận xét và nêu cảm nhận.
HS ghi nhớ.
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
Giúp HS ứng dụng và sáng tạo t... thanh được tạo nên do tác động vào hàng phím kết nối với búa gỗ gõ vào hệ thống dây đàn. Piano có thể dùng độc tâú, hòa tấu và đệm cho hát.
Nghe tác phẩm Hungarian Sonata 
GV cho HS nghe tác phẩm Hungarian Sonate – Paul de Senneville do nghệ sĩ Richard Clayderman biểu diễn.
GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ:
 + Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn).
 + Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?).

HS nghe nhạc với tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm.
HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi nghe tác phẩm Hungarian Sonata. 
NỘI DUNG 2 – ÔN TẬP BÀI HÁT: CON ĐƯỜNG HỌC TRÒ (15 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn. Thể hiện đúng theo mẫu âm luyện thanh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 - GV hướng dẫn HS khởi động giọng theo mẫu âm sau.
- HS luyện thanh theo hướng dẫn của GV.
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát và kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
HS biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để khai thác mẫu hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu cho bài hát qua học liệu điện tử, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Nghe lại bài hát
- GV hát hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát từ học liệu điện tử.

- Lắng nghe và nhớ lại bài hát Con đường học trò.
b. Ôn tập bài hát
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu (sgk trang 7) với các bước sau:
+ Bước 1: GV làm mẫu và đếm số động tác (hoặc vào nguồn học liệu điện tử mở cho HS thực hiện theo; gọi một HS có năng khiếu lên làm mẫu theo hướng dẫn đã xem trước)
+ Bước 2: Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động cơ thể theo hai âm hình vừa học.
- GV cho các nhóm thực hành luyện tập và sửa sai (nếu có).
- GV gọi một số nhóm trình bày trước lớp. Nhận xét, tuyên dương và đánh giá kết quả .

- HS nhớ lại các động tác hướng dẫn thực hiện từ trước qua học liệu điện tử.
+ HS quan sát các động tác vận động cơ thể và làm theo.
+ HS hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
- Các nhóm HS hỗ trợ nhau tự luyện tập.
- Nhóm HS biểu diễn hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
- HS vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Con đường học trò. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Cho HS giới thiệu với các bạn vè viedeo đã quay biểu diễn bài hát ở hoạt động Vận dụng tiết trước.
- GV khuyến khích cá nhân/ nhóm sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể phù hợp với nhịp điệu bài hát.
- Biểu diễn bài hát trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa của trường, lớp
- HS giới thiệu theo nhóm video đã dựng.
- HS trình bày thêm các ý tưởng vận động cơ thể cho bài hát, có thể quay lại video cách sáng tạo để giới thiệu với bạn vào tiết Vận dụng – sáng tạo.

Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau: Tìm hiểu nội dung bài mới qua sgk, mạng internet và dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về Bài đọc nhạc số 1 , trả lời câu hỏi:
+ Nêu các đặc điểm của âm thanh có tính nhạc?
+ Bài đọc nhạc số 1 có những trường độ nào? Đọc tên nốt nhạc có trong Bài đọc nhạc số 1. 
=========================================
Ngày dạy:
Tiết 3
- Lí thuyết âm nhạc: Các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc
- Đọc nhạc: Bài đọc nhạc số 1
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức	
Nêu được 4 thuộc tính âm thanh có tính nhạc.
Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1. 
4
2
Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết đọc Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách và đánh nhịp .
Cảm thụ và hiểu biết: Thể hiện đúng tính chất, sắc thái; gõ đệm phù hợp với nhịp điệu của bài đọc nhạc; Cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo một số động tác vận động cơ thể cho Bài đọc nhạc số 1.
Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
2. Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và trả lời các câu hỏi GV đã giao từ tiết học trước.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (1 phút)
Kiểm tra bài cũ: GV gọi nhóm HS lên biểu diễn bài hát Con đường học trò với hình thức tự chọn. GV nhận xét, đánh giá kết quả (3 phút)
Bài mới
NỘI DUNG 1 – LÍ THUYẾT ÂM NHẠC: 
CÁC THUỘC TÍNH CƠ BẢN CỦA ÂM THANH CÓ TÍNH NHẠC (15 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu:
HS nghe, cảm nhận, phân biệt và mô tả được các âm thanh ở hình ảnh trong sgk; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới.
Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và cảm nhận được các âm thanh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV c... vừa học trình bày trước lớp.
GV nhận xét và đánh giá.
Cá nhân/nhóm đọc bài đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.
HS thực hiện.
HS ghi nhớ.
Một nhóm HS đọc nhạc, 1 nhóm đánh nhịp .
HS thực hiện. Nhóm còn lại nghe, quan sát và nhận xét, có thể sửa sai cho nhau.
HS ghi nhớ.
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
Biết ứng dụng và sáng tạo. Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để thêm ý tưởng cho các động tác vận động cơ thể theo nhịp điệu Bài đọc nhạc số 1.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV cho HS sáng tạo một số động tác vận động cơ thể kết hợp đọc nhạc.

Cá nhân/nhóm trình bày những ý tưởng sáng tạo vận động cơ thể và kết hợp đọc nhạc.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (2 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau: 
+ Luyện tập, hoàn thiện bài hát, bài đọc nhạc với các hình thức đã học để trình diễn trong tiết 4.
+ Tập ứng tác lời mới với trò chơi Nhịp điệu đến trường.
+ Giới thiệu tranh vẽ cho chủ đề Tuổi học trò.
Ngày dạy: 
Tiết 4
Vận dụng – Sáng tạo
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức	
HS vận dụng những kiến thức, năng lực, phẩm chất để thể hiện các nội dung và yêu cầu của chủ đề. 
Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Đọc hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm, đánh nhịp; xác định được các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc; biểu diễn theo nhóm bài hát Con đường học trò theo các hình thức khác nhau.
Cảm thụ và hiểu biết: Biết đọc nhạc và hát đúng tính chất, sắc thái, gõ đệm, vận động phù hợp với nhịp điệu cho Bài đọc nhạc số 1, bài hát Con đường học trò; cảm nhận và nhận biết được các thuộc tính cơ bản của âm thanh có tính nhạc.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự ứng tác lời dựa trên âm hình tiết tấu; giới thiệu tranh vẽ minh họa cho chủ đề Tuổi học trò.
Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, luyện tập và chuẩn bị các nội dung GV đã giao từ tiết học trước.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.
Bài mới ( 40 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu:
HS nghe (hát) và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Tháng năm học trò; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV mở file âm thanh cho HS nghe và vận động cơ thể bài hát Tháng năm học trò (có thể dùng âm hình vận động của bài Con đường học trò).
GV dẫn dắt vào bài học .
HS nghe (hoặc hát theo nếu hát được), quan sát và vận động cơ thể theo nhịp điệu.
HS ghi bài.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
Mục tiêu:
Nhận biết, nêu được tên, định nghĩa các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc ở nét nhạc thứ nhất của Bài đọc nhạc số 1. Đọc lại hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1 kết hợp gõ đệm theo phách.
HS hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái, thuộc lời bài hát với một số hình thức như lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng và vận động cơ thể theo nhịp điệu. 
Giao tiếp và hợp tác, hỗ trợ nhau tham gia trò chơi. Ứng dụng và sáng tạo lời theo âm hình tiết tấu của trò chơi Nhịp điệu đến trường.
HS chia sẻ những cảm xúc của bản thân với bạn bè qua hoạt động vẽ những bức tranh về chủ đề Tuổi học trò.
Biết dùng những kiến thức, kỹ năng để giải quyết nhiệm vụ học tập được giao.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Các thuộc tính của âm thanh có tính nhạc – Bài đọc nhạc số 1
GV cho HS quan sát và yêu cầu thực hiện theo các bước:
+ Chia nhóm nam, nữ đọc nét nhạc trong sgk trang 12.
+ Chỉ ra 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc. Nêu định nghĩa.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có) và đánh giá kết quả.
GV đệm đàn cho HS đọc lại hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1.

HS quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV:
+ Nhóm nam, nữ đọc nhạc.
+ HS chỉ ra 4 thuộc tính của âm thanh có tính nhạc và nêu định nghĩ từng thuộc tính.
HS ghi nhớ.
HS đọc nhạc và kết hợp gõ đệm theo phách.
Biểu diễn bài hát : Con đường học trò
 GV tổ chức cho các nhóm biểu diễn bài hát theo hình thức tự chọn.
+ Nhóm 1 : Biểu diễn với hình thức hát lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
+ Nhóm 2 : Biểu diễn với hình thức vận động cơ thể theo nhịp điệu.
GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá kết quả. 

Các nhóm tự chọn hình thức biểu diễn, nhận xét phần biểu diễn của nhóm bạn.
HS ghi nhớ.
Trò chơi âm nhạc : Nhịp điệu đến trường
GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi theo các bước sau :
+ B1 : Cả lớp (hoặc chia nhóm) có thể xếp thành hình vòng tròn, cùng vỗ tay luyện tiết tấu trong sgk.
+ B2 : Hướng dẫn HS ứng tác lời theo tiết tấu vừa luyện. Sau khi HS đầu tiên đặt lời, HS kế tiếp sẽ ứng tác câu tiếp theo. Tương tự như thế cho đến HS cuối cùng của vòng tròn.
Lưu ý : Nội dung câu ứng tác sau cần liên quan đến câu trước. 

HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
+ HS chia nhóm cùng vỗ tay theo tiết tấu.
+ HS ứng tác lời theo t...hể theo nhịp điệu
GV yêu cầu các nhóm thực hiện trước lớp
GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
GV nhận xét và sửa sai (nếu có)
Các nhóm thực hiện
+ Nhóm 1: Vì có chúng em...luôn nở hoa
+ Nhóm 2 : Bàn chân em đếnlo âu dài
+ Hòa giọng : Vì có chúng emhát mãi ngàn sau
HS tự nhận xét và nhận xét các nhóm bạn.
HS ghi nhớ.
HS thực hiện hát kết hợp vận động cơ thể theo nhịp điệu.
- HS thực hiện
- HS nhận xét
- HS ghi nhớ
VẬN DỤNG
Mục tiêu: 
HS nêu được cảm nhận sau khi học bài hát và biết ứng dụng, sáng tạo thể hiện thêm nhiều ý tưởng biểu diễn cho bài hát ở các hình thức khác nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu HS nêu cảm nhận sau khi học xong bài hát
GV khuyến khích, cá nhân, nhóm có thêm nhiều ý tưởng sáng tạo phong phú để thể hiện bài hát.
HS nêu cảm nhận.
HS trình bày các ý tưởng theo cá nhân, nhóm.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại nội dung đã học.
Chuẩn bị tiết học sau: 
+ Phân công nhiệm vụ cá nhân/nhóm tìm hiểu về nhạc sĩ Johann Strauss II và tác phẩm The Blue Danube qua tài liệu, mạng internet 
+ Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử luyện tập vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Đời sống không già vì có chúng em
================================
Ngày dạy:
Tiết 6
Nghe nhạc: Tác phẩm The Blue Danube
Ôn tập bài hát: Đời sống không già vì có chúng em
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức	
Nghe và cảm nhận tác phẩm The Blue Danube. Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Đời sống không già vì có chúng em bằng các hình thức khác nhau. 
2. Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết vận động cơ thể với nhịp điệu tác phẩm The Blue Danube và bài hát Đời sống không già vì có chúng em 
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái khi nghe tác phẩmThe Blue Danube 
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các động tác vận động cơ thể cho bài hát Đời sống không già vì có chúng em, The Blue Danube, ứng dụng vào các bài hát có cùng loại nhịp và tính chất âm nhạc.
3. Phẩm chất: Thông qua nội dung bài học , giáo dục HS tình cảm nhân ái, yêu thương, có cảm xúc trước thiên nhiên tươi đẹp tại Thành Phố Viên và vùng lãnh thổ Châu Âu, nơi có dòng sông Danube chảy qua.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: GSK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
NỘI DUNG 1 – NGHE NHẠC: TÁC PHẨM THE BLUE DANUBE (20 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: 
HS quan sát hình ảnh và ghi nhớ 1 dòng sông đẹp của nước Áo.
Có cảm nhận với hình ảnh dòng sông đẹp, êm đềm và thơ và thơ mộng của nước Áo.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giới thiệu 1 số hình ảnh hoặc xem video về dòng sông Danube, dẫn dắt vào bài.
- Quan sát, cảm nhận và ghi nhớ. 

	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
Nhớ được tên tác giả và tác phẩm. 
Cảm thụ được giai điệu, nội dung, sắc thái, biểu lộ cảm xúc khi nghe tác phẩm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nghe tác phẩm
GV cho HS nghe tác phẩm 
The Blue Danube và hướng dẫn HS cách nghe nhạc.

HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhạc.
Tìm hiểu vài nét về tác giả và tác phẩm: 
GV đặt câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ:
+ Cảm nhận về giai điệu tác phẩm (nhanh, chậm,vui,buồn).
 + Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?).
GV chỉ định 1 nhóm HS trình bày nội dung đã chuẩn bị ở nhà: Nêu những hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm? 
GV nhận xét, bổ sung. Cho
HS nghe lại tác phẩm lần 2

- HS trả lời
- Đại diện nhóm trình bày.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS lắng nghe và cảm nhận.
VẬN DỤNG
Mục tiêu: 
Giúp HS tưởng tượng, sáng tạo 1 số động tác minh họa phù hợp với nhịp điệu bài hát. Ứng dụng vào những tác phẩm khác có cùng loại nhịp.
Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Vận động theo nhịp điệu tác phẩm The Blu Danube
GV cho HS quan sát video mẫu, hướng dẫn các động tác vận động theo điệu Valse
Ghép vận động kết hợp với nhạc sau khi đã tập hết các động tác cơ bản. 
GV lưu ý: HS thả lỏng người, thư giãn khi vận động, khuyến khích HS tưởng tượng, sáng tạo 1 số động tác phù hợp nhịp 3/4
Chỉ định nhóm thực hiện.
GV khuyến khích cá nhân/ nhóm vận dụng vào những tác phẩm cùng nhịp và có tính chất nhịp nhàng, uyển chuyển.

Cả lớp quan sát và thực hiện.
Cả lớp thực hiện
Nhóm HS thực hiện

NỘI DUNG 2–ÔN TẬP BÀI HÁt: ĐỜI SỐNG KHÔNG GIÀ VÌ CÓ CHÚNG EM (20 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu: 
Giúp HS khởi động giọng hát, kiểm soát được cao độ giọng hát, hoà giọng cùng các bạn.
Biết cảm thụ và thể hiện đúng theo các mẫu âm luyện thanh.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động c...èn phím.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV làm mẫu cho HS nghe 1 nét giai điệu bằng kèn phím. 
- HS lắng nghe, cảm nhận 
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
Ghi nhớ cấu tạo và cách bảo quản kèn phím. Biết cách thổi mẫu trên kèn phím. 
Nhận biết, thực hành, ứng dụng về cách chơi kèn phím.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Cấu tạo kèn phím
GV chỉ định nhóm HS lên bảng trình bày phần chuẩn bị về cấu tạo, cách tháo lắp, tác dụng của từng phần, cách bảo quản và cách chơi kèn phím.
 GV chốt ý chính.

- Đại diện các nhóm lên bảng thực hiện.
Cả lớp quan sát, lắng nghe, ghi nhớ.
b. Sơ đồ thế bấm
GV đặt câu hỏi HS về vị trí nốt, số ngón bấm trên kèn phím.
GV chơi mẫu từng nốt.
GV hướng dẫn HS thực hành theo sơ đồ ngón bấm.
Nhận xét, sửa sai (nếu có), tuyên dương những nhóm HS thực hiện tốt, động viên khuyến khích những nhóm còn hạn chế.

HS trả lời.
HS lắng nghe và quan sát.
- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- HS ghi nhớ.

LUYỆN TẬP
Mục tiêu: 
Thể hiện đúng cao độ, trường độ, duy trì tốc độ ổn định bài thực hành mẫu âm. 
Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Thực hành mẫu âm
Bước1: Cho HS đọc bài kết hợp vỗ tay theo phách.
Bước 2: Chia ô nhịp 1,2 - 3,4 thực hành và bắt nhịp để HS chơi nhắc lại ( 3 đến 4 lần). Sau đó ghép cả bài (3 đến 4 lần).
+ GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hiện. 
+ Chỉ định HS nhận xét, GV nhận xét và sửa sai (nếu có).
Bước 3: Ghép với beet nhạc
+ GV chỉ huy
+ GV chỉ định cá nhân, nhóm thực hành.
Lưu ý: Nhắc HS giữ đều nhịp khi luyện tập.

HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
+ Thực hành cá nhân, nhóm.
+ HS nhận xét và ghi nhớ.
HS thổi ghép với nhạc beat
+ Cả lớp thực hiện
+ Cá nhân, nhóm...
VẬN DỤNG
Mục tiêu: 
HS Biết vận dụng cách chơi kèn phím vào những mẫu âm khác ở những bài đọc nhạc đã học
Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kỹ năng để giải quyết vấn đề học tập.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vận dụng thổi kèn phím ở mẫu âm ngắn khác trong những bài đọc nhạc đã được học trước đây. 
HS vận dụng thực hành (có thể quay lại video giới thiệu với các bạn vào tiết học sau)
4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung để kiểm tra giữa kì ở tiết học sau.
Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử về các hình thức trình bày bài hát, bài đọc nhạc để ôn và chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra giữa kì. 
======================================
Ngày soạn: 25/08/ 2021
Tiết 8
Ôn tập - Kiểm tra giữa kì I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức	
Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát Con đường học trò, Đời sống không già vì có chúng em.
Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1. 
Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài thực hành mẫu âm với nhạc cụ kèn phím.
2. Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện 1 trong 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 1, bài tập nhạc cụ giai điệu bằng các hình thức đã học. 
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái của 2 bài hát Con đường học trò; Đời sống không già vì có chúng em với các hình thức biểu diễn khác nhau. Cảm nhận được tính chất âm nhạc của bài đọc nhạc. Biết biểu lộ cảm xúc, sắc thái phù hợp khi chơi kèn phím.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự dàn dựng theo nhóm thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát, bài đọc nhạc, bài tập nhạc cụ giai điệu kèn phím.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ giai điệu kèn phím. Chuẩn bị tốt các nội dung để thực hiện ôn tập và kiểm tra. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (1 phút)
2. Ôn tập và kiểm tra (40 phút) 
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: 
Nhận biết được giai điệu và lời ca bài hát, bài đọc nhạc.
Cảm thụ, hiểu biết âm nhạc.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đàn nét giai điệu cho HS nhận biết bài hát Con đường học trò, Đời sống không già vì có chúng em., Bài đọc nhạc số 1.
GV nêu nội dung tiết ôn tập và kiểm tra.
Nghe và nhận biết.
HS nghe và chuẩn bị các nội dung ôn tập và kiểm tra.
ÔN TẬP – KIỂM TRA GIỮA KÌ I 
Mục tiêu: 
Biết trình bày hoàn chỉnh 2 bài hát, Bài đọc nhạc số 1 và nhạc cụ kèn phím bào thực hành mẫu âm với các hình thức khác nhau. 
Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập thực hành, ứng dụng và sáng tạo âm nhạc.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV tổ chức chia nhóm HS lựa chọn các nội dung Hát, Đọc nhạc, Nhạc cụ của chủ đề 1 và 2 phù hợp với năng lực để tham gia ôn tập và kiểm tra giữa kì. 
a. Ôn tập và kiểm tra bài hát kết hợp nhạc cụ thể hiện tiết tấu 
Khởi động giọng
GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đệm đàn cho các nhóm hát l...hận xét, tuyên dương (có thể đánh giá kết quả cho nhóm làm tốt).
GV mở nhạc trên học liệu điện tử hoặc đàn bài đọc nhạc cho HS đọc lại hoàn chỉnh Bài đọc nhạc số 1.
GV nhận xét, đánh giá, sửa sai (nếu có)

HS tham gia Ứng tác âm nhạc: Một HS đọc nhạc 2 ô nhịp đầu bài đọc nhạc, nhóm HS giơ tay ứng tác nối tiếp theo giai điệu của 2 ô nhịp đầu. Nhóm nào ứng tác nhanh sẽ giành quyền chỉ định nhóm tiếp theo.
 HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm.
- HS ghi nhớ.
 3. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cho HS tổng hợp lại các nội dung của chủ đề 1,2.
Chuẩn bị cho tiết sau: Ôn tập lại các nội dung Hát, Đọc nhạc và Nhạc cụ giai điệu để kiểm tra, đánh giá giữa kì I.
Âm nhạc làm cuộc sống chung quanh ta trở nên tươi đẹp! Hãy luôn lạc quan, yêu đời 
và lan tỏa niềm vui, tình yêu thương đến với mọi người
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ 3 : NHỚ ƠN THẦY CÔ
Tiết 10
- Học bài hát: Thầy cô là tất cả
- Nghe nhạc: Bài hát Nhớ ơn thầy cô
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức	
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái và lời ca bài hát Thầy cô là tất cả.
Nghe và cảm nhận bài hát Nhớ ơn thầy cô. Nhớ được tên tác giả, tác phẩm.
Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức hát nối tiếp, hoà giọng, hát kết hợp vận động phụ họa.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận được giai điệu, nội dung, sắc thái của bài hát Thầy cô là tất cả; nhớ ơn thầy cô. 
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát Thầy cô là tất cả.
Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Thầy cô là tất cả; nhớ ơn thầy cô, HS thêm yêu yêu quý, trân trọng, biết ơn thầy cô giáo.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước một vài thông tin gắn với tiết học qua các nguồn tư liệu thực tế.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới
NỘI DUNG 1 – HỌC HÁT: THẦY CÔ LÀ TẤT CẢ (25 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu:
HS hiểu và nêu được chủ đề tiết học, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào học hát thầy cô là tất cả.
Qua hình ảnh, clip HS thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô cũng như tình cảm thầy cô đối với HS thân yêu.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Phương án 1:
Dẫn vào chủ đề qua các tư liệu hình ảnh, clip về hoạt động của HS chào mừng thầy cô nhân ngày 20/11.
GV dẫn dắt vào bài hát Thầy cô là tất cả do nhạc sĩ Bùi Anh Tú sáng tác.
* Phương án 2: 
Trò chơi: Hộp quà bí mật 
 Có 10 hộp quà, mỗi hộp quà chứa đựng các câu hỏi liên quan các thầy cô trong trường, nhiệm vụ các nhóm đoán đúng tên các thầy cô trong khoảng thời gian nhất đinh.

Quan sát hình ảnh, clip và nói lên cảm nhận của bản thân về thầy cô.
Lắng nghe GV giới thiệu bài hát.
- HS tham gia trò chơi theo hướng dẫn của GV.
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hát mẫu
GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát.

Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu.
Giới thiệu tác giả
Tổ chức cá nhân/ nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước.
GV chốt kiến thức.
Cá nhân/nhóm thuyết trình hiểu biết về nhạc sĩ Bùi Anh Tú
HS ghi nhớ.
* Nhạc sĩ Bùi Anh Tú, sinh năm 1959, quê ở Thái Bình. Ông sáng tác nhiều thể loại như: Ca khúc, giao hưởng, tứ tấumột số tác phẩm như: Anh hãy về quê em, Thái Bình quê hương tôi. Đặc biệt là các ca khúc về thầy cô và mái trường như: Chim cúc cu, thầy cô là tất cả, khúc ca tuổi hồng, Nghề giáo tôi yêu 
Tìm hiểu bài hát
Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu nội dung bài hát.
Cùng HS thống nhất cách chia đoạn, câu hát cho bài hát:
+ Đoạn 1: gồm 4 câu hát
 Có bao điềutấm lòng thầy cô.
+ Đoạn 2: 2 lời gồm 8 câu hát
Thầy côem vào đời.

Nêu được nội dung, tính chất nhẹ nhàng, tha thiết của bài hát.
HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia đoạn, câu hát cho bài hát.
HS nêu những hình ảnh ấn tượng ở một số câu hát.

Khởi động giọng
- GV hướng dẫn HS khởi động giọng bằng mẫu phù hợp.
- HS khởi động giọng theo mẫu âm:
e. Dạy hát
GV đệm đàn và hát mẫu từng câu, mỗi câu hát 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm.
GV cho HS ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.
GV cho HS hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có).

HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách.
Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2.
HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.
 
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng ; Hát nối tiếp, hòa giọng. (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo ...hẹ trong mỗi ô nhịp?
Nêu khái niệm nhịp 4/4?
GV nhận xét, bổ xung và kết luận:
Nhịp 4/4 ( C) có 4 phách trong một ô nhịp. Mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.

Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
+ Nhịp C
+ Có 4 phách trong một ô nhịp.
+ Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
Trả lời khái niệm nhịp 4/4.
- HS lắng nghe, ghi bài.
b. Cách đánh nhịp 4/4
HS quan sát sơ đồ nhịp 4/ 
Hướng dẫn HS cách đánh nhịp 4/4 (hoặc sử dụng phần mềm trình chiếu từ học liệu) tập đánh từ chậm đến nhanh dần.
GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp dòng nhạc ở hoạt động KHỎI ĐỘNG.
GV nhận xét, sửa sai (nếu có).

- Quan sát sơ đồ nhịp 4/
Lắng nghe, thực hành theo hướng dẫn GV.
 HS thực hiện.
HS nghe và ghi nhớ.
VẬN DỤNG
 Mục tiêu:
Ứng dụng vào các bài hát, TĐN có nhịp 4/4.
Vận dụng linh hoạt những kiến thức, kỹ năng thực hiện nhiệm vụ học tập được giao
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vận dụng vào bài TĐN số 2.
HS đánh nhịp 4/4 bài TĐN số 2.

NỘI DUNG 2 – ĐỌC NHẠC: BÀI TĐN SỐ 2 (20 phút)
KHỞI ĐỘNG
Mục tiêu:
Nghe và cảm nhận cao độ, trường độ bài TĐN số 2
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc qua bài TĐN số 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV đàn giai điệu bài TĐN số 2- Suliko.

HS nghe nhạc trong tâm thế thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa theo giai điệu.
HS nêu cảm nhận giai điệu bài TĐN số 2.
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS định nghĩa được nhịp, HS đọc đúng cao độ của gam Đô trưởng; quãng 3; cao độ, trường độ, tiết tấu Bài đọc nhạc số 2.
Cảm thụ, hiểu biết, thể hiện được các yêu cầu của Bài đọc nhạc số 2. Biết sử dụng các thiết bị kỹ thuật số để khai thác bài đọc nhạc trên trang học liệu điện tử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Tìm hiểu bài TĐN số 2 – Suliko
 Quan sát bản nhạc và trả lời câu hỏi:
- Bài TĐN số 2 viết ở nhịp gì? Nêu khái niệm nhịp đó?
- Những cao độ có trong bài TĐN số 2?
- Nêu các hình nốt có trong bài TĐN số 2?
- GV chốt: Bài TĐN số 2 có 8 ô nhịp được chia làm 4 nét nhạc, mỗi nét nhạc gồm 2 ô nhịp.

- HS quan sát bản nhạc và trả lời
Nhịp 4/4 (C) có 4 phách trong một ô nhịp. Giá trị mỗi phách bằng một nốt đen. Phách 1 mạnh, phách 2 nhẹ, phách 3 mạnh vừa, phách 4 nhẹ.
- HS trả lời: Đô, rê, mi, fa, son, la, si.
- Nốt đơn, nốt đen, nốt trắng, nốt tròn.
- HS ghi nhớ.

b. Đọc gam Đô trưởng và trục của gam, luyện quãng 3
- GV đàn, hướng dẫn HS đọc gam (sgk trang 25)

- HS quan sát và đọc gam.
c. Luyện tập tiết tấu
- GV vỗ tay kết hợp đọc mẫu AHTT (sgk trang 25)
- HS luyện tiết tấu
d. Tập đọc từng nét nhạc.
- GV đàn giai điệu nét nhạc 1 hai đến ba lần.
- GV đàn các nét nhạc còn lại theo trình tự và ghép nối của bài.
- Ghép toàn bài TĐN số 2, sửa cao độ cho HS.

- HS nghe, nhẩm theo, đọc nhạc cùng đàn.
- HS đọc nhạc theo hướng dẫn của GV.
- HS ghép toàn bài TĐN số 2.

LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Đọc nhạc kết hợp các hình thức gõ đệm, đánh nhịp 4/4.
Cảm nhận, thể hiện âm nhạc qua bài đọc nhạc số 2.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn, chia nhóm HS luyện tập theo các hình thức:
+ Đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.
+ Đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 4/4.
- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày theo hình thức đã chọn.
- Các nhóm lên nhận xét, đánh giá cho nhóm bạn
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá, sửa sai cho HS ( Nếu có).
- Tuyên duyên cá nhân, nhóm có phần trình bày tốt.
- HS hoạt động nhóm.
- HS trình bày.
- Nhận xét các nhóm.
- HS lắng nghe.

NỘI DUNG 3 – THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: GIỚI THIỆU HÌNH THỨC HÁT BÈ ( 10 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
 Mục tiêu:
HS nghe, cảm nhận, phân biệt được bè hòa âm, bè giai điệu; tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới.
Phát triển năng lực: 
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với các trích đoạn âm nhạc.

Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nghe trích đoạn bài hát có hình thức hát bè.
 GV kết hợp giới thiệu nội dung tiết học.
- Nghe, quan sát và cảm nhận.
HS ghi bài.
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
Nhớ được một số đặc điểm về hát bè.
- Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu về đàn hát bè đã chuẩn bị từ trước.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Tìm hiểu về hình thức hát bè
GV tổ chức các nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.
GV cho hs nghe 2 ví dụ hát bè trong sgk
GV chốt kiến thức cần ghi nhớ.
Các nhóm thuyết trình về các nội dung câu hỏi đã được giao bằng các hình thức tự chọn (sơ dồ tư duy, trình chiếu powerpoint, vẽ tranh mô tả) với những nội dung yêu cầu như sau:
+ Nhóm 1, nhóm 3: Tìm hiểu khái niệm hát bè, các hình thức hát bè.
 + Nhóm 2, nhóm 4: Thế nào là hát bè hòa âm, bè giai điệu,đặc điểm hát bè là gì?
- HS nghe và cảm nhận
- HS ghi nhớ:
Hát bè là hình thức hát từ 2 người trở lên. Có 2 hình thức hát bè: Hòa âm(giai điệu vang lên cùng tiết tấu nhưng ở các quãng khác nhau) và phức điệu (giọng hát vang lên không cùng tiết tấu).
VẬN DỤNG
Mục tiêu:... âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các ý tưởng để thể hiện bài Những ước mơ.
Phẩm chất: Qua giai điệu lời ca của bài hát Những ước mơ, HS thêm yêu cuộc sống, hướng đến những điều tốt đẹp với Ước mơ hòa bình.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện tiết tấu, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Bài mới (40 phút)	
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu:
HS được vận động, khởi động giọng, tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi vào bài học mới.
Mở rộng thêm hiểu biết về qua bài Em như chim bồ câu trắng và bài hát mới Những ước mơ có chủ đề hòa bình tạo cảm giác gần gũi, thoải mái khi vào tiết học.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; thể hiện âm nhạc; ứng dụng các động tác vào vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
* Phương án 1:
Bật nhạc bài Em như chim bồ câu trắng và làm mẫu các động tác vận động theo nhịp điệu bài hát (hoặc có thể mời 1 HS có năng lực làm mẫu).
* Phương án 2: 
Trình chiếu 2 tư liệu ngắn về chiến tranh và hòa bình ở Việt Nam xưa và nay để HS tự nói cảm nhận của cá nhân rồi dẫn dắt vào bài học.
GV dẫn dắt vào bài hát Những ước mơ do nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sáng tác.

Thả lỏng cơ thể, hát kết hợp làm động tác theo hướng dẫn của GV hoặc của bạn làm mẫu.
Vận động theo các động tác trong video.
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu:
HS hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái bài hát. Cảm nhận được sắc thái và tình cảm bài hát. Nêu được vài nét về tác giả và nội dung bài hát.
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu. Thể hiện năng lực cảm thụ âm nhạc về giai điệu, lời ca, tiết tấutrong quá trình học bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hát mẫu
GV hát mẫu hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát.

Lắng nghe, vỗ tay nhẹ nhàng theo bài hát để cảm nhận nhịp điệu.

Giới thiệu tác giả
Tổ chức cá nhân/ nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước.
- GV chốt kiến thức.
Cá nhân/nhóm thuyết trình hiểu biết về nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện.
- HS ghi nhớ.
 Nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện sinh năm 1951 tại TP Hồ Chí Minh. Có nhiều ca khúc được giới trẻ yêu thích: Bông hồng tặng mẹ và cô, cô bé dỗi hờn, khoảng lặng phía sau thầy, ngày đầu tiên đi học, nhớ ơn thầy cô
Năm 2021, ông được trao tặng giải thưởng nhà nước về Văn học – Nghệ thuật. 

Tìm hiểu bài hát
Tổ chức cá nhân/nhóm tìm hiểu nội dung bài hát.
Cùng HS thống nhất cách chia câu hát, đoạn cho bài hát:
+ Đoạn 1: gồm 4 câu hát
Ơi các bạnbao mộng vàng
+ Đoạn 2: gồm 4 câu hát
Xanh ơi xanh thắmthỏa ước mơ
Nêu được tính chất vui tươi, sôi nổi và nội dung của bài.
HS nghe, nêu sự nhận biết về giai điệu, ngắt câu để chia câu hát, chia đoạn cho bài hát.
d. Dạy hát
GV đệm đàn và hát mẫu từng câu, mỗi câu 1-2 lần, bắt nhịp cho cả lớp hát kết hợp gõ đệm.
GV cho HS ghép kết nối các câu hát, đoạn 1, đoạn 2 và cả bài.
GV cho HS hát hoàn chỉnh cả bài hát; sửa những chỗ HS hát sai (nếu có)
HS hát theo hướng dẫn của GV kết hợp vỗ tay theo phách.
Hát kết nối các câu, ghép đoạn 1, 2
HS hát hoàn chỉnh cả bài hát.
 
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Giúp HS luyện tập với các hình thức lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng.
Thể hiện được tính chất, sắc thái của bài hát. 
Biết chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ nhau trong việc luyện tập bài hát (giúp các bạn hát chưa được tốt những tiếng hát cần ngân đủ trường độ như: ơi, tay, cao, sáng, vàng.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh

GV hướng dẫn HS luyện tập theo nhóm với hình thức : GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng ; hát nối tiếp, hòa giọng. (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể).
GV hướng dẫn HS luyện tập hát kết hợp nhạc cụ tiết tấu theo nhóm (lưu ý : Phân hóa trình độ các nhóm HS theo năng lực để giao yêu cầu cụ thể).
+ Bước 1 : Nhóm 2,3,4 tập riêng tiết tấu của từng nhạc cụ với tốc độ chậm đến nhanh dần (theo tiết tấu minh họa SGK tr. 31)
+ Bước 2 : Ghép 3 nhạc cụ luyện tập theo mẫu tiết tấu.
+ Bước 3 : Ghép nhóm 1 (hát) với 3 nhóm nhạc cụ.
GV mời các nhóm thể hiện từng nhiệm vụ của mình.
GV yêu cầu HS nhận xét phần trình bày của các nhóm.
GV nhận xét, tuyên dương và sửa sai (nếu có)

HS luyện tập bài hát theo hướng dẫn của GV.
+ Hát lĩnh xướng : GV hát hoặc chọn 1 HS lĩnh xướng.
+ Hát nối tiếp, hòa giọng : 
Nhóm 1 :Ơi các bạn mình ơitỏa sáng
Nhóm 2 : Ta muốn cùng ngàn saomộng vàng.
Hòa giọng : Xanh ơi xanh thắmước mơ.
HS hát kết hợp nhạc cụ gõ tiết tấu.
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.
HS nhận xét các nhóm bạn.
HS ghi nhớ.
VẬN DỤNG
Mục tiêu:
Giúp HS được thể hiện các ý tưởng sáng tạo cho bài hát ở các hình thức khác nhau.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
HS viết đoạn văn ngắn nói về ước mơ của em trong tương lai có ý nghĩa tốt đẹp cho thế giới, cho nhân loại (báo cáo ở tiết ôn tập bài hát Những ước mơ)
GV nhận xét, góp ý cho HS. Tuyên dương những bạn có ý tưởng hay, độc đáo. Khuyến khích các bạn... thái và thuộc lời bài hát, kết hợp đệm nhạc cụ tiết tấu.
Biết cảm thụ và thể hiện các động tác phù hợp với nhịp điệu; chủ động hỗ trợ nhau trong luyện tập bài Những ước mơ
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Nghe lại bài hát
- GV hát hoặc cho HS nghe file nhạc bài hát.
- Lắng nghe và nhớ lại bài hát Những ước mơ.
 b. Ôn tập bài hát
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp đệm nhạc cụ tiết tấu:
 + Nhóm 1: Hát bài Những ước mơ.
 + Nhóm 2: Trống lục lạc.
 + Nhóm 3: Kẻng tam giác. 
 + Nhóm 4: thanh phách.
- HS trình bày cảm nhận về một ước mơ trong tương lai có ý nghĩa tốt đẹp cho thế giới, cho nhân loại (đã khuyến khích làm ở tiết học trước).
- GV cho các nhóm thực hành luyện tập và sửa sai (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương và đánh giá kết quả .

- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS nêu cảm nhận.
- Các nhóm luyện tập.
- HS ghi nhớ.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau:
+ Tìm hiểu nội dung bài mới qua sgk và dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử.
+ Tìm hiểu trước thông tin về nhạc sĩ nguyễn Văn Tý, hoàn cảnh ra đời tác phẩm Bài ca hy vọng.
=======================================
Ngày dạy :
Tiết 15
- Thường thức âm nhạc: Nhạc sĩ Văn Ký và tác phẩm Bài ca hy vọng
- Ôn bài hát: Những ước mơ 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:	
Nêu được những khái quát về cuộc đời và thành tựu âm nhạc của nhạc sĩ Văn Ký và tác phẩm Bài ca hy vọng.
Hát thuộc lời và hoàn thiện bài hát Những ước mơ với các hình thức khác nhau.
2. Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện bài hát Những ước mơ bằng các hình thức biểu diễn.
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận nhịp điệu, giai điệu và lời ca tác phẩm Bài ca hi vọng.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự sáng tạo thêm các động tác ở mức độ biểu diễn cho bài hát Những ước mơ và vận dụng vào các bài hát có cùng loại nhịp, tính chất âm nhạc.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS luôn có niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách, hướng tới tương lai. Từ đó có ý thức, trách nhiệm bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, tìm hiểu trước các thông tin liên quan đến bài học và thực hiện các yêu cầu của GV.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định trật tự (2 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới
NỘI DUNG 1 – THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC: NHẠC SĨ VĂN KÝ
VÀ TÁC PHẨM BÀI CA HY VỌNG (25 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: 
HS có hiểu biết thêm về lịch sử thông qua những hình ảnh của cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Cảm thụ và hiểu biết, lắng nghe và biểu lộ cảm xúc với những thông tin liên quan đến tác phẩm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trình chiếu tư liệu ngắn (3 phút) về chiến tranh trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
GV dẫn dắt vào bài học giới thiệu nhạc sĩ Văn Ký và bài hát Bài ca hi vọng.
HS quan sát
HS lắng nghe, ghi bài.
	HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Mục tiêu: 
Nhớ được một số nét tiêu biểu về cuộc đời, sự nghiệp nhạc sĩ Văn Ký. Nghe và cảm nhận được giai điệu, sắc thái tác phẩm Bài ca hy vọng 
Tự học, tự tin thuyết trình nội dung tìm hiểu về nhạc sĩ cũng như các tác phẩm của ông.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
a. Tìm hiểu về nhạc sĩ Văn Ký
GV tổ chức các nhóm thuyết trình nội dung đã chuẩn bị trước theo các hình thức khác nhau.
 GV chốt kiến thức cần ghi nhớ.
Các nhóm thuyết trình về tiểu sử nhạc sĩ bằng (sơ dồ tư duy, trình chiếu powerpoint, vẽ tranh mô tả) với nội dung cụ thể:
+ Nhóm 1: Giới thiệu nhạc sĩ Văn Ký và các tác phẩm của ông.
+ Nhóm 2: Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của ông.
 + Nhóm 3: Nêu hoàn cảnh ra đời và nội dung của tác phẩm Bài ca hi vọng.
- HS ghi nhớ:
Nhạc sĩ Văn Ký sinh năm 1928 - 2020, quê ở Vụ Bản – Nam Định. Những tác phẩm nỏi tiếng như: Bài ca hy vọng, Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi, Nha Trang mùa thu lại về, Trời Hà Nội xanh, Nhật ký sông Thương, Đảo xa,..; nhạc cho các bộ phim và một số tác phẩm nhạc đàn. Năm 2001 ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học- Nghệ thuật.
b. Tác phẩm Bài ca hy vọng 
GV cho HS nghe tác phẩm Bài ca hi vọng của nhạc sĩ Văn Ký và đặt câu hỏi gợi ý để HS chia sẻ:
 + Cảm nhận về giai điệu (nhanh, chậm, vui, buồn).
 + Thể hiện cảm xúc của mình khi nghe tác phẩm (cảm thấy phấn khích, vui tươi, thoải mái, có yêu thích hay không, vì sao?).
- GV nhận xét, tuyên dương phần chuẩn bị các nhóm.

HS nghe nhạc với tinh thần thoải mái, thả lỏng cơ thể, có thể đung đưa hoặc vỗ tay theo nhịp điệu tác phẩm.
 + HS chia sẻ cảm nhận của mình sau khi nghe Bài ca hi vọng của nhạc sĩ Văn Ký :
 Bài ca hi vọng ra đời năm 1958 khi đất nước bị chia cắt làm 2 miền.
 + Bài hát với giai điệu tha thiết, là biểu tượng của mong muốn thống nhất trong thời kì chiến tranh khốc liệt và một niềm tin về tương lai tốt đẹp khi gặp khó khăn, gian khổ đúng như tên gọi của tác phẩm.
- HS ghi nhớ.
NỘI DUNG 2 – ÔN TẬP...u: 
HS Biết vận dụng cách chơi kèn phím vào những mẫu âm khác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Vận dụng chơi kèn phím ở mẫu âm ngắn khác trong những bài có nét giai điệu tương tự Bài đọc nhạc số 1.
HS vận dụng thực hành (có thể về nhà).
4. Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Hướng dẫn HS chuẩn bị các nội dung để kiểm tra cuối kì.
Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử ôn các nội dung đã học.
===================================
Ngày dạy:
Tiết 17
Vận dụng – Sáng tạo
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:	
HS vận dụng các những kiến thức. năng lực, phẩm chất để thể hiện những nội dung và yêu cầu của chủ đề. 
Năng lực:
Thể hiện âm nhạc: Biểu diễn theo nhóm bài hát Những ước mơ theo các hình thức khác nhau. Thể hiện nhạc cụ kèn phím trên các mẫu âm đã học.
Cảm thụ và hiểu biết: Hiểu biết về nhạc sĩ Văn Kí và tác phẩm Bài ca hy vọng.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự ứng tác lời dựa trên âm hình tiết tấu, biết biểu diễn nhạc cụ với nét giai điệu có cao độ tương tự.
Phẩm chất: HS có ý thức, trách nhiệm, hỗ trợ nhau tham gia các hoạt động trong giờ học.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, phương tiện nghe – nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, luyện tập và chuẩn bị các nội dung GV đã giao từ tiết học trước.
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định trật tự (2 phút)
Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong giờ học.
Bài mới ( 40 phút)
	 KHỞI ĐỘNG 
Mục tiêu: 
HS nghe (hát) và vận động cơ thể theo nhịp điệu bài hát Những ước mơ tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ trước khi tìm hiểu bài học mới.
Cảm thụ và hiểu biết âm nhạc; biết lắng nghe và vận động theo nhịp điệu bài hát.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV mở file âm thanh cho HS hát và vận động cơ thể bài hát Những ước mơ.
GV dẫn dắt vào bài học .
HS hát và vận động cơ thể theo nhịp điệu.
HS ghi bài.
LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG - SÁNG TẠO
Mục tiêu: 
Hát đúng cao độ, trường độ, sắc thái, thuộc lời, biểu lộ cảm xúc bài hát với một số hình thức như lĩnh xướng, nối tiếp, hòa giọng và vận động cơ thể theo nhịp điệu.
Giao tiếp và hợp tác, hỗ trợ nhau tham hoạt động nhóm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Trình bày ý tưởng và biểu diễn bài hát : Những ước mơ.
- HS trình bày ý tưởng sáng tạo
 GV hướng dẫn, tổ chức cho HS biểu diễn theo từng ý tưởng.
GV nhận xét, tuyên dương nhóm có phần biểu diễn tốt và đánh giá kết quả. 

- HS trình bày
+ Hát có lĩnh xướng hòa giọng.
+ Hát kết hợp nhạc cụ.
+ Hát kết hợp vận động cơ thể.
- HS ghi nhớ.
Trình bày theo nhóm những hiểu biết về nhạc sĩ Văn Ký và tác phẩm Bài ca hi vọng.
GV chia lớp 4 nhóm, các nhóm cùng thảo luận về nội dung thuyết trình nhóm mình (hình thức do các nhóm chuẩn bị).
Các nhóm nhận xét, đưa ra câu hỏi và bổ sung cho nhóm bạn.
GV nhận xét và đánh giá nhóm làm tốt.

- HS lắng nghe và thực hiện.
- Nhận xét các nhóm.
- HS nghe và ghi nhớ.
Thực hành nhạc cụ kèn phím đối đáp các mẫu âm đã học.
GV hướng dẫn HS ôn lại các mẫu âm theo lối đối đáp 
Đại diện các nhóm lên trình bày.
GV nhận xét, đánh giá và tuyên duyên các nhóm.
GV chốt : Chủ đề Ước mơ hòa bình giúp chúng ta cùng nhau hướng tới một thế giới không còn chiến tranh, mọi người cùng chung sống trong hòa bình đầy tình thân ái.

- HS thực hành theo hướng dẫn của GV.
- Thực hành.
- HS ghi nhớ.
Dặn dò, chuẩn bị bài mới (3 phút)
GV cùng HS hệ thống lại các nội dung cần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết học sau: 
+ Ôn lại 4 chủ đề đã học.
+ Dùng mã QR do GV cung cấp để khai thác học liệu điện tử, nghe và tập lại các nội dung đã học để chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì.
Với chủ đề “Ước mơ hòa bình”, chúng ta hướng tới một thế giới không còn chiến tranh,
 mọi người cùng chung sống trong hòa bình.
================================
Ngày dạy:
Tiết 18
Ôn tập - Kiểm tra cuối kì I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức	
Hát đúng giai điệu, lời ca, sắc thái bài hát Con đường học trò, Đời sống không già vì có chúng em, Thầy cô là tất cả, Những ước mơ.
Đọc đúng tên nốt, cao độ, trường độ Bài đọc nhạc số 1, 2
Thể hiện đúng cao độ, trường độ, sắc thái các bài tập nhạc cụ thể hiện tiết tấu, nhạc cụ kèn phím.
2. Năng lực
Thể hiện âm nhạc: Biết thể hiện các bài hát, Bài đọc nhạc, bài tập tiết tấu, giai điệu bằng các hình thức đã học. 
Cảm thụ và hiểu biết: Cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát, bài đọc nhạc với các hình thức biểu diễn khác nhau. Biết biểu lộ cảm xúc, sắc thái phù hợp khi chơi kèn phím và nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
Ứng dụng và sáng tạo âm nhạc: Biết tự dàn dựng theo nhóm thêm các ý tưởng để thể hiện bài hát, bài đọc nhạc, bài tập nhạc cụ giai điệu kèn phím, nhạc cụ thể hiện tiết tấu.
3. Phẩm chất: Rèn luyện tính chăm chỉ và trách nhiệm trong luyện tập và chuẩn bị bài học.
II . THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên: SGV, đàn phím điện tử, kèn phím, phương tiện nghe - nhìn và các tư liệu/ file âm thanh phục vụ cho tiết dạy.
Học sinh: SGK Âm nhạc 6, nhạc cụ thể hiện t

File đính kèm:

  • docgiao_an_am_nhac_6_sach_kntt_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2022.doc