Kế hoạch bài học môn Hóa học 9 - Năm học 2020-2021

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.

3. Thái độ

- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống.

4. Năng lực cần hướng đến

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực tính toán

- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC

- Phương pháp, kỹ thuật dạy học:

+ Hoạt động nhóm.

+ Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.

- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.

III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên:

- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.

- Bài tập vận dụng.

2. Học sinh

- Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.

doc 307 trang Cô Giang 13/11/2024 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài học môn Hóa học 9 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài học môn Hóa học 9 - Năm học 2020-2021

Kế hoạch bài học môn Hóa học 9 - Năm học 2020-2021
Tuần: 1 	 Ngày soạn: 12/09/2020
Tiết: 1 Ngày dạy: .. /./2020
 ÔN TẬP ĐẦU NĂM	
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ 
- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Năng lực cần hướng đến
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Hoạt động nhóm.
	+ 	Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.
	- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Giáo viên:
- Hệ thống các kiến thức học ở lớp 8, tivi, máy tính.
- Bài tập vận dụng.
2. Học sinh 
- Ôn lại kiến thức trọng tâm đã học.
IV.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
1.Ổn định lớp (1’) 
2.Tổ chức các hoạt động học tập 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1. Khởi động (1’)
-GV: Trong chương trình hóa học lớp 8 có những kiến thức vô cùng quan trọng .Vậy, hôm nay cô và các em cùng ôn lại các kiến thức đó để vận dụng và học trong chương trình lớp 9 này nhé.
-HS: chú ý lắng nghe
 Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Ôn tập các khái niệm cơ bản và các nội dung lý thuyết cơ bản (10’) 
a. Mục tiêu: Giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại- vấn đáp kết hợp hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: Trình bày được theo yêu cầu của giáo viên.
d. Năng lực hướng tới: giải quyết vấn đề.
- GV: Yêu cầu HS nêu các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối. Công thức chung của các hợp chất đó. Phát biểu qui tắc hóa trị?
- GV: Lưu ý HS cần phải ghi nhớ các kiến thức : 
+ Thuộc kí hiệu các nguyên tố, công thức các gốc axit, hóa trị của các nguyên tố và các gốc.
 + Thuộc các khái niệm oxit, axit, bazơ, muối.
- HS: Trả lời câu hỏi GV đặt ra.
- HS: Lắng nghe, ghi bài.

® Qui tắc hóa trị: ] 
– Công thức chung của các hợp chất :
· Oxit: RxOy
· Axit: HxA
·Bazơ: M(OH)n
· Muối: MnAm
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, giải quyết câu hỏi phần khởi động.
Phương thức dạy học: PP nêu và giải quyết vấn đề
Sản phẩm đạt được: Ôn lại một số dạng bài tập cơ bản ở lớp 8
Năng lực hướng tới: năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước xác định thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất. 
- GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập sau,yêu cầu các HS còn lại làm bài vào vở.
?Tính thành phần phần trăm các nguyên tố có trong hợp chất NH4NO3
- GV: Nhận xét, đánh giá.
- GV: Hướng dẫn cho học sinh làm bài tập: 
?Hoàn thành PTHH
a. Na2O +H2O 
 K2O +H2O 
b. SO2 +H2O 
c. SO3 +H2O 
d. NaOH + HCl 
e. Al(OH)3+H2SO4 
- Chỉ ra chất ở a,b,c thuộc loại hợp chất nào? Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về loại hợp chất của các chất sản phẩm ở a và b?
- Gọi tên các chất sản phẩm
? Viết CTHH của những muối có tên gọi dưới đây:
Đồng (II)clorua, Kẽm sun fat, Sắt (III) sun fat, Magiê hidro cacbocat, Canxi photphat, Natri hidro phot phat 

- HS: Trả lời
- HS: Làm bài tập
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn.
Lập phương trình hoá học của các sơ đồ phản ứng, trả lời câu hỏi.
- HS: lên bảng làm
a. Na2O +H2O 2NaOH 
 K2O +H2O 2 KOH 
Sản phẩm thuộc loại bazơ
 NaOH: natri hidroxit
 KOH: kali hidroxit
b. SO2 +H2O H2SO3
 SO3 +H2O H2SO4
Sản phẩm thuộc loại axit
 H2SO3: axit sunfurơ
 H2SO4: axit sunfuric
c. NaOH +HClNaCl + H2O 
2Al(OH)3 + 3 H2SO4 6H2O + Al2 (SO4)3 
Sản phẩm thuộc loại muối
 NaCl:natriclorua
 Al2 (SO4)3: nhôm sunfat
Đồng (II)clorua : CuCl2
Kẽm sun fat : ZnSO4
Sắt III sun fat : Fe2 (SO4)3
Magiê hidro cacbocat: MgHCO3
Canxi photphat: Ca3(PO4)2
Natri hidro phot phat: NaHPO4
Natri đihidro photphat: NaH2PO4
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (1’)
1. Tổng kết
2. Hướng dẫn tự học ở nhà
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà sau: 
Đốt 32 gam khí mêtan CH4 trong không khí thu được khí CO2 và hơi nước.
a. Tính khối lượng khí CO2 thu được
b. Tính thể tích khí oxi cần dùng
- Ôn lại kiến thức ở lớp 8 phần nồng độ phần trăm, nồng độ mol/l
Tuần: 1 	 Ngày soạn: 12/09/2020
Tiết: 2 Ngày dạy: .. /./2020
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I.MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
- Ôn tập và nhớ lại một số kiến thức hóa học cơ bản đã học ở lớp 8 vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết các bài tập thường gặp.
2. Kỹ năng 
- Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng .
3. Thái độ 
- Giúp các em yêu thích môn học và vận dụng kiến thức vào trong cuộc sống. 
4. Năng lực cần hướng đến: 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực tính toán 
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Hoạt động nhóm.
	+ 	Phương pháp vấn đáp, tìm tòi.
	- Hình thức tổ chức dạy học: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1.... phương trình hoá học của oxit.
– Hiểu được cơ sở để phân loại oxit.
– Dự đoán được các tính chất hoá học của oxit
axit, oxit bazo.
– Dự đoán được kết quả phản ứng của oxít axit với nước, với bazo,với oxit bazo;, của  oxit bazo với axit, nước, oxit axit.
– Tiến hành thí nghiệm và quan sát thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học của  oxit axit ( SO2), oxit bazơ(CaO)
– Phân biệt được oxít axit với oxit bazơ.
– Tính toán theo PTHH.
– Tư duy logic về tính chất hoá học ,phương trình điều chế oxit axit, oxit bazơ để chọn được công thức hoá học thích hợp.
– NL thực hành
– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
– NL tính toán
Câu hỏi/ Bài tập định lượng
 
 
Bài tập tính toán theo PTHH:
+ Tính thể tích khí thoát ra.
+ Xác định nồng độ mol của dung dịch a xit.
 
-Tìm CTHH của oxit liên quan tới nồng độ dung dịch.
– Tính thành phần % theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
– Tính nồng độ % các chất trong dung dịch
( liên quan đến chất dư, chất hết).
– NL tính toán
– NL sử dụng ngôn ngữ hóa học
Bài tập thực hành/ TN/ gắn hiện tượng
thực tiễn.
 
 
 
– Vận dụng tính chất hoá học các oxit, làm bài tập nhận biết các oxit.
– Tách chất ra khỏi hỗn hợp
– Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế: vôi sống để lâu bị kết cứng, hiện tượng mưa axít, hiện tượng vôi tôi
– Tính toán lượng khí thải ra môi trường do điều chế chất
– NL vận dụng kiến thức vào thực tế
– NL phát hiện và giải quyết vấn đề
 
Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập theo bảng mô tả
1. Mức độ nhận biết: 
Câu 1: Cho các oxít sau: CO2, N2O5, SO2, Na2O, MgO,  . Hãy cho biết những oxít nào là oxit bazơ? Những oxit nào là oxit axit. Hãy chứng minh bằng phản ứng hóa học).
 Câu 2: Cho các oxit sau: K2O, CO,Fe2O3, SO3, Al2O3, CO2, CaO, NO, SO2, ZnO. Hãy phân loại các oxit.
2. Mức độ thông hiểu: 
Câu 1: Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng với:
a. Nước, tạo thành axit                                     b. Nước, tạo thành dung dịch Bazơ
c. Axit, tạo thành muối và nước                       c. Bazơ, tạo thành muối và nước
Câu 2: Cho những oxit sau: BaO, Fe2O3, N2O5, SO2. Những oxit nào tác dụng với:
a. Nước                            b. Axit clohiđric                                     c. Natri hiroxit
Viết phương trình phản ứng xảy ra 
Câu 3: Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất nào có thể tác dụng với nhau. Viết phương trình phản ứng.
3. Vận dụng thấp
Câu 1: Viết phương trình phản ứng cho mỗi chuyển đổi sau
CaCO3          CaO          Ca( OH)2 
 CaCl2
 CaCO3
S SO2 SO3 H2SO4 
 Na2SO3 
Câu 2: Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt các chất rắn sau: CaO, P2O5 , SiO2
Câu 3: Khí cacbonic (CO) có lẫn tạp chất là khí cacbonđiôxit (CO2) và lưu huỳnh đioxit SO2. Làm thế nào để tách được những tạp chất ra khỏi CO? Viết các phương trình hóa học?
4. Vận dụng cao:
Câu 1: Hòa tan 2,4g một oxit kim loại hóa trị II vào 21,9g dd HCl 10% thì vừa đủ. Tìm CTHH của oxit?
Câu 2: Cho 200ml dd HCl có nồng độ 3,5mol/l hòa tan vừa đủ 20g hỗn hợp 2 oxit CuO, Fe2O3.
a, Viết PTHH
b, Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu
Câu 3: Cho 1,6g đồng(II)oxit tác  dụng với 100g dd axitsunfuric có nồng độ 20%.
a, Viết PTHH.
b, Tính nồng độ % của các chất có trong dd sau khi phản ứng kết thúc.
Câu hỏi liên quan đến thực tiễn
Câu 1: Lưu huỳnh đi oxit (SO2) là một trong các chất gây ô nhiễm, dẫn đến sự hình thành các trận mưa axit. Giới hạn của hàm lượng SO2  khí sạch  được quy định của tổ chức y tế thế giới (WHO) là 3,10.10-6 mol SO2 trong mỗi m3. Giới hạn trên tương ứng với nồng độ SO2 là bao nhiêu tính theo g/l:
A. 1,99.10-1                    B. 1,9.10-5               C. 1,49.10-6                D. 1,98.10-7
Câu 2: Người ta dùng một lượng nước bằng 70% khối lượng vôi sống để tôi. Lượng nước này lớn gấp mấy lần so với lượng tính theo phương trình:
A. 3 lần                     B. 2 lần                             C. 2,18 lần              D. 2,25 lần
Câu 3: Vôi bột (CaO) để lâu ngày trong không khí sẽ bị kết cứng. Hãy giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng.
Câu 4: Tính thể tích khí cacbonic mà cây xanh đã hấp thụ được bằng quá trình hợp quang hợp nếu quá trình đó giải phóng 134,4 m3 khí oxi(đktc). Hiệu suất quá trình tổng hợp đạt 80%. Từ đó em hãy nêu lợi ích của cây xanh.
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức 
Học sinh biết được:
- Tính chất hoá học của oxit:
 + Oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit.
 + Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ.
- Sự phân loại oxit, chia ra các loại: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính và oxit trung tính.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế canxi oxit, lưu huỳnh đioxxit.
2. Kỹ năng 
 - Quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit. 
 - Phân biệt được các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của một số oxit.
 - Phân biệt được một số oxit cụ thể.
 - Tính thành ph... 
c. Sản phẩm dự kiến: Học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của CaO, SO2, sản phẩm hoạt động dự án.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề thông qua môn Hóa học

- GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu CaO và nêu ra các tính chất vật lý?
- GV yêu cầu nêu tính chất hóa học của Oxit bazơ?
- GV giới thiệu CaO thành phần có nguyên tố kim loại liên kết với nguyên tố oxi vậy CaO thuộc loại oxit nào?
- GV “Vì vậy CaO mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit bazơ”
- GV yêu cầu HS về nhà tự học phần tính chất hóa học và PTHH minh hoạ.
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và liên hệ thực tế để nêu các ứng dụng của CaO?
 - GV: Kết luận và bổ sung.
- HS: Quan sát mẫu vật, từ đó nêu tính chất vật lý của CaO.
-Hs trả lời
-HS CaO là oxit bazơ
-HS: Theo dõi thông tin SGK , liên hệ thực tế và nêu các ứng dụng của CaO
-HS: Nghe và ghi vở

A.Canxioxit (CaO)
I. TÍNH CHẤT
1.Tính chất vật lí:
- Là chất rắn, màu trắng nóng chảy ở nhiệt độ là 2585oC.
2. Tính chất hoá học (hướng dẫn học sinh tự học)
II. CANXI OXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG GÌ?
(SGK)
- GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí SO2, ngửi khí (đúng nguyên tắc).
 Hãy nêu trạng thái, màu sắc, mùi của khí SO2?
- GV: Yêu cầu HS xác định tỉ khối của khí SO2 đối với không khí kết luận gì ?
- GV thông báo: SO2 độc gây ho, viêm đường hô hấp, mùi hắc. 
SO2 thành phần có nguyên tố phi kim liên kết với nguyên tố oxi vậy SO2 thuộc loại oxit nào?
- GV: “Vì vậy SO2 mang đầy đủ tính chất hóa học của một oxit axit”
- GV yêu cầu HS về nhà tự học phần tính chất hóa học và PTHH minh hoạ.
- GV hỏi: Qua phần TCHH hãy cho biết nguyên liệu để điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm?
- GV : Giới thiệu thêm: muối sunfít và dd HCl.
- GV hỏi: Cách thu khí SO2 như thế nào ? tại sao ? trong các cách sau:
a. Đẩy nước.
b. Đẩy không khí (úp bình thu).
c.Đẩy không khí (ngửa bình thu).
-GV: Giới thiệu thêm cách điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm bằng cách cho H2SO4 đặc nóng tác dụng với Cu.
-GV: Giới thiệu cách SX SO2 trong công nghiệp.
-HS: quan sát, ngửi khí, trả lời:
SO2 là chất khí không màu, mùi sốc.
-HS: Nặng hơn không khí 
- HS:Lắng nghe, ghi nhớ.
-HS: SO2 là oxit axit
- HS: Suy nghĩ trả lời:
Na2SO3, H2SO4 loãng.
- HS: Lắng nghe.
- HS: Đẩy không khí, để ngửa bình do SO2 nặng hơn không khí và do SO2 tác dụng được với nước .
- HS: Chú ý lắng nghe. Viết PTPƯ .

B.LƯU HUỲNH ĐIOXIT
I.TÍNH CHẤT CỦA LƯU HUỲNH ĐIOXIT (SO2 ) :
1.Tính chất vật lí :
- Chất khí, không màu có mùi hắc, độc. 
- Nặng hơn không khí.
2.Tính chất hoá học: (hướng dẫn học sinh tự học)
II. Ứng dụng:
- Sản xuất H2SO4 
- Tẩy trắng bột gỗ trong công nghiệp giấy. 
- Diệt nấm mốc.
III. Điều chế :
1.Trong phòng thí nghiệm 
- Nguyên liệu muối sunfít, dd HCl, H2SO4 loãng .
Na2SO3 + 2HCl 2NaCl+H2O + SO2 
Na2SO3+ H2SO4 Na2SO4+H2O+ SO2 
2.Trong công nghiệp :
- Đốt lưu huỳnh trong không khí.
S + O2 SO2
- Đốt quặng pirit (FeS2)
4FeS2+11O2 2Fe2O3+ 8SO2. 
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất hoá học của oxit, CaO, SO2.
Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm đạt được: bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học
Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.
- Giáo viên chiếu bài tập lên tivi (máy trình chiếu)
- GV gọi học sinh đọc đề bài các bài tập luyện tập:
- Bài tập1: Cho các oxit sau: K2O, Fe2O3, SO3, P2O5.
a. Em hãy gọi tên, phân loại các oxit trên .
b. Trong các oxit trên, chất nào tác dụng với nước, dd HCl, dd KOH. Viết các PTPƯ xảy ra?
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập 4, 6 SGK/6.
Bài tập 3 : Viết PTPƯ cho mỗi biến đổi sau:
 Ca(OH)2
CaCO3 CaO CaCl2
 Ca(NO3)2
 CaCO3
Bài tập 4: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: 
CaCO3 → CaO → CaSO3 → S → K2SO3
Bài tập 5: Hoàn thành các phản ứng sau : 
 SO2 + Ca(OH)2 →
 SO2 + Na2O →
Bài tập 6: Cho 2,24 lit khí SO2 tác dụng vừa đủ với V(lit) dung dịch Ca(OH)2 1M chỉ tạo ra muối trung hoà. Tính V và khối lượng kết tủa tạo thành.
- GV gọi HS lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lên bảng.
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức về oxit giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: 
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
- GV: Đặt vấn đề: tại sao vôi sống dạng bột để ngoài không khí thì bị vón cục?
- GV: Nếu em để 1 cốc nước vôi trong trong không khí 1 thời gian có hiện tượng gì?
- HS: Do nó phản ứng được với CO2 trong không khí tạo ...
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Phương pháp làm thí nghiệm.
	+ Dạy học theo nhóm.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
	+ Hoạt động nhóm, vấn đáp, thuyết trình.
 - Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
	- Hoá chất: dd HCl, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, Cu, Zn, dd CuSO4, dd NaOH, quỳ tím, Fe2O3, đường saccarozơ.
- Thiết bị: Tivi (máy chiếu).
	- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút. 
b. Học sinh:
	 Nghiên cứu trước nội dung bài học, bảng nhóm, ôn lại định nghĩa về axit. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1: Khởi động (2’)
- GV: chiếu nội dung kiểm tra bài cũ lên tivi
- HS1: Nêu tính chất hóa học của SO2? Viết PTHH minh họa?
- HS2: Nêu định nghĩa axit? Công thức chung của axit? 
Gọi HS lên bảng, gọi HS khác nhận xét, bổ sung, GV chốt kiến thức, cho điểm.
- GV chiếu 1 số hình ảnh các ứng dụng về axit HCl, H2SO4 GV đặt vấn đề: “Chúng ta đã biết được tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ. Vậy axit có những tính chất hóa học nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay”
- HS lên bảng.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS: quan sát.
- HS: Chú ý lắng nghe.
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Tính chất hoá học của oxit
a. Mục tiêu: 
HS biết được: 
 - Tính chất hóa học của axit: Tác dụng với quỳ tím, với bazơ, oxit bazơ và kim loại, viết được PTPƯ minh hoạ.
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp tìm tòi - Làm việc nhóm - Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: HS quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của axit.
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, thực hành hóa học, sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm.

I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AXIT
- GV: Làm thí nghiệm: Nhỏ axit HCl lên quỳ tím. Yêu cầu HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
- GV: Thông báo quỳ tím là chất chỉ thị màu để nhận biết dung dịch axit. 
- GV: Hướng dẫn thí nghiệm 2:
+ Ống nghiệm 1: Zn + dd HCl
+ Ống nghiệm 2: Cu + dd HCl
- GV: Yêu cầu HS viết PTPƯ khi cho H2SO4 tác dụng với Al và Fe. 
- GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất trên của axit. 
- GV thông báo: Kim loại (Cu, Ag, Au) không tác dụng với dung dịch axit.
- GV lưu ý: dung dịch HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng H2.
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 3: 
+Ống nghiệm 1:
 Cu(OH)2 + H2SO4 
+Ống nghiệm 2: 
NaOH + phenolphtalein + H2SO4 
 Quan sát hiện tượng xảy ra ?
- GV đặt câu hỏi: 
1. Tại sao chất rắn tan ra?
2. Tại sao dung dịch NaOH + phenolphtalein có màu hồng khi cho H2SO4 vào lại không còn màu nữa ?
- GV hỏi: Axit còn tính chất hoá học nào mà em đã biết ?
- GV: Yêu cầu HS viết PTHH xảy ra.
- GV: Giới thiệu tính chất axit tác dụng với muối “Axit tác dụng với muối, tính chất này chúng ta sẽ học ở bài tính chất hoá học của muối.
II. AXIT MẠNH VÀ AXITYẾU
- GV thông báo: Dựa vào TCHH, axit được chia thành 2 loại chính .
-GV lưu ý: H2S thường tồn tại ở thể khí còn H2SO3 và H2CO3 thì thường phân huỷ ở dạng H2O, CO2, SO2.

- HS: Quỳ tím hóa đỏ
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: 
+ Ống nghiệm 1: có khí thoát ra, mảnh kẽm tan dần. 
+ Ống nghiệm 2: Không có hiện tượng . 
-HS: Lên bảng viết PTHH
- HS: Dựa vào thí nghiệm nêu kết luận. 
- HS: Lắng nghe và ghi nhớ. 
- HS: Chú ý lắng nghe và ghi nhớ.
- HS: Quan sát và nêu hiện tượng xảy ra: 
+ ON 1: Kết tủa màu xanh tan trong axit.
+ ON2: Dung dịch có màu hồng bị mất màu hồng khi cho axit vào. 
- HS:
1. Vì tác dụng với H2SO4 sinh ra chất mới.
2. NaOH phản ứng với H2SO4 sinh ra chất mới.
- HS: Tác dụng với oxit bazơ.
- HS: Viết PTHH và ghi vở.
-HS: Nghe và ghi vở.
- HS: Chú ý lắng nghe, ghi vở .
- HS: lắng nghe, ghi nhớ.
 - HS: Chú ý lắng nghe, ghi vở .

I. Tính chất hóa học của axit 
1. Axit làm đổi màu chất chỉ chất chỉ thị.
- Dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ. 
" Tính chất này dùng để nhận biết axit. 
2. Tác dụng với kim
 loại
- Thí nghiệm: 
+ Cách tiến hành. 
+ Hiện tượng: 
- Kẽm bị hòa tan và có khí không màu thoát ra.
- Ống chứa Cu không có hiện tượng gì.
+ PTHH.
 Zn + 2HCl→ ZnCl2 + H2
- Kết luận: 
Dung dịch axit tác dụng nhiều kim loại tạo muối và giải phóng H2.
* Lưu ý: A xit H2SO4 đặc, HNO3 tác dụng được với nhiều kim loại, nhưng không giải phóng H2.
3. Tác dụng với bazơ
2NaOH+H2SO4→ Na2SO4 + 2H2O
 - Kết luận: 
- A xit tác dụng với ba zơ tạo muối và nước
- Phản ứng giữa axit với bazơ gọi là phản ứng trung hòa. 
4. A xit tác dụng với oxit ba zơ
- Phương trình hóa học. 
 Fe2O3+ 6HCl -> 2FeCl3 + 3H2O(
...9)
III. Ứng dụng 
- Axit sun furic có ứng dụng quan trọng trong công nghiệp và trong thực tiễn như: 
+ Dùng sản xuất phân bón . 
+ Dùng điều chế muối sunfat. 
IV. Sản xuất axit H2SO4
1) Nguyên liệu: Lưu huỳnh hoặc pirit sắt (FeS2 ).
2) Các công đoạn chính:
- Sản xuất lưu huỳnh đioxit
 S + O2 à SO2
Hoặc: 
 4FeS2 + llO2 2Fe2O3 + 8 SO2 
- Sản xuất lưu huỳnh Trioxit:
 2SO2 + O2 V205 + 2S03
V. Nhận biết Axit Sunfuric và muối Sunfat 
* Dung dịch BaCl2 (Hoặc dung dịch Ba(NO3)2, dung dịch Ba (OH)2 được dùng làm thuốc thử để nhận ra gốc sunfat.
Hoạt động 3. Luyện tập 
Mục tiêu: Củng cố kiến thức vừa học xong, luyện tập tính chất hoá học của axit, HCl, H2SO4 loãng
Phương thức dạy học: Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
Sản phẩm đạt được: Bài làm của học sinh, kĩ năng tính toán hóa học.
Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.
- Giáo viên chiếu bài tập lên tivi (máy chiếu)
- GV hướng dẫn HS làm các dạng bài tập sau: 
 Bài tập 1.Viết PTPƯ khi cho dd HCl lần lượt tác dụng với: 
a) 
a) Magiê 
b) Sắt (III) hidroxit 
c) Kẽm oxit 
d) Nhôm Oxit
Bài tập 2. Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu là: HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH. 
Bài tập 3. (BT6/ Trang 19/sgk) Cho một khối lượng mạt sắt dư vào 50ml dung dịch axit sunfuric loãng. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí hidro (đktc).
a) Viết PTHH.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric đã dùng. 
Giáo viên gọi học sinh lên bảng làm bài, gọi học sinh khác nhận xét. Giáo viên chốt kiến thức.
- Học sinh đọc bài.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh lên bảng
- Học sinh khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe, ghi bài.
Hoạt động 4. Vận dụng kiến thức vào thực tiễn
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng các kiến thức về oxit giải quyết các vấn đề thực tiễn.
b. Phương thức dạy học: 
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: Nước chanh, Nước cam có ga
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
GV: đặt vấn đề
Thuốc sủi là một dạng bào chế đặc biệt nhằm tạo ra sự hấp dẫn và dễ chịu khi đưa thuốc vào cơ thể. Trong viên thuốc sủi, ngoài thành phần chính là dược chất như bất kỳ một viên thuốc nào khác, còn có độn thêm nhiều chất khác không có tác dụng điều trị mà giới chuyên môn gọi là tá dược vì vậy thuốc bao giờ cũng có kích cỡ lớn. Các tá dược chứa trong viên thuốc bao giờ cũng gồm có một chất tạo sủi, đó là natri bicacbonat (NaHCO3), có tính kiềm. Vậy vì sao “viên sủi” cho vào nước lại sủi bọt?
-GV: Hướng dẫn học sinh cách pha chế cốc nước chanh có ga? Yêu cầu hs về nhà thực hiện
Vì sao người ta vận chuyển H2SO4 đặc bằng bình thép. 

- HS: chú ý lắng nghe
-HS nghiên cứu thông tin sgk trả lời
-HS chú ý lắng nghe về nhà thực hiện nhiệm vụ.
Vì H2SO4 đặc thụ động với nhôm và sắt. 

Hoạt động 5. Tìm tòi và mở rộng
a. Mục tiêu: 
 Vận dụng kiến thức tìm tòi các kiến thức trong cuộc sống về Oxit
b. Phương thức dạy học: 
 Tự học ở nhà, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực vận dụng kiến thức Hoá học vào cuộc sống.
- GV: Chiếu hình ảnh lên ti vi
 GV đặt vấn đề: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dịch dạ dày của người có axit clohiđric với nồng độ khoảng chừng 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng với là 4 và 3). Ngoài việc hòa tan các muối khó tan, nó còn là chất xúc tác cho các phản ứng phân hủy các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
 Lượng axit trong dịch dạ dày nhỏ hơn hay lớn hơn mức bình thường đều gây bệnh cho người. Khi trong dịch dạ dày có nồng độ axit nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH>4,5) người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ axit lớn hơn 0,001 mol/l (pH<3,5) người ta mắc bệnh ợ chua
GV Tại sao thuốc muối chữa được bệnh đau dạ dày? Khi uống vào thường bị ợ hơi?
GV: Không nên đánh răng ngay sau khi ăn hóa quả, đặc biệt là hoa quả có vị chua?
- Giáo viên giới thiệu: Có rất nhiều vụ việc do mâu thuấn mà sử dụng axit sunfuric đặc gây sát thuwong nghiệm trọng cho đối phượng, đây là hành động vô nhân tính cần phải lên án mạnh mẽ.
HS: Chia ra làm 4 nhóm (mỗi nhóm 1 máy tính) lăng nghe GV, giải quyết nhiệm vụ GV giao.
HS: Từ các kiến thức đã học kết hợp nghiên cứu thông tin trên mạng, trả lời câu hỏi
Hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày. Khí CO2 sinh ra thoát ra ngoài qua ống tiêu hoá hiện tượng ợ hơi.
NaHCO3 + HCl NaCl + CO2 + H2O
-HS: Vì...c hiện dãy biến hoá sau 
1. S + O2 SO2
2. 2SO2 + O2 2SO3
3. SO2 + 2NaOHNa2SO3 + H2O
4. SO3 + H2O H2SO4
5. H2SO4 + Na2SO3 Na2SO4 + H2O + SO2
6. SO2 + H2O H2SO3 
7. H2SO3 + 2NaOH Na2SO3 + 2H2O
8. Na2SO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + SO2
9. H2SO4 + 2NaOH Na2SO4 + 2H2O
10. Na2SO4 + Ba(OH)2BaSO4 + 2NaOH
- HS: Lắng nghe và làm theo hướng dẫn
a. CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O
b. 
CO2 + Ba(OH)2 BaCO3 + H2O
1mol 1mol 1mol
0,05mol 0,05mol 0,05mol	
=> CM = 
c. Khối lượng BaCO3 thu được:
V. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
1. Tổng kết
- GV: Đánh giá nhận xét tinh thần thái độ của HS trong tiết học.
2. Hướng dẫn tự học ở nhà	
-Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (21/SGK)
-Kẻ trước bảng tường trình thí nghiệm, đọc nghiên cứu trước nội dung bài thực hành .
Tên thí nghiệm
Hóa chất và
dụng cụ
Cách tiến hành
Hiện tượng
Kết quả thí nghiệm

Tuần: 5 	 Ngày soạn: ././2020
Tiết: 10 Ngày dạy: .. /./2020
BÀI 6: THỰC HÀNH 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. MỤC TIÊU 
1.Kiến thức 
Biết được:
- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: 
- Oxit tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ hay axit .
- Nhận biết dung dịch axit, dung dịch bazơ và dung dịch muối sunphat.
2.Kỹ năng 
- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm.
- Viết bảng tường trình thí nghiệm.
3.Thái độ 
	- Giáo dục tính cẩn thận, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
4. Năng lực cần hướng đến
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
	- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
	- Hình thức tổ chức dạy học:cá nhân, nhóm, cả lớp
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên: 
- Hoá chất : CaO, H2O, P đỏ, dd HCl, dd H2SO4, dd Na2SO4, dd NaCl, dd BaCl2, quỳ tím .
- Dung cụ : Ống nghiệm (1 ống ), ống nhỏ giọt (5 ống ), giá thí nghiệm, chổi rửa, cốc thuỷ tinh, kẹp ống nghiệm, đèn cồn, lọ thuỷ tinh miệng rộng có nút nhám, muỗng lấy hoá chất, đũa thuỷ tinh, muỗng đốt hoá chất . 
b.Học sinh 
Nghiên cứu trước nội dung bài thực hành, mỗi nhóm kẻ trước bảng tường trình thí nghiệm .
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu bài tường trình của các nhóm học sinh.
-HS: Chuẩn bị đầy đủ thiết bị giáo viên giao
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức
Hoạt động 2.1. Hướng dẫn thực hành 
a. Mục tiêu: 
HS biết được: cách sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – Thí nghiệm thực hành
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh biết sử dụng dụng cụ và hóa chất, tiến hành thí nghiệm an toàn
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học 

-GV: Hướng dẫn HS thực hiện các bước thực hành bằng cách làm mẫu các thao tác thí nghiệm trong SGK. Yêu cầu HS ghi nhớ các thao tác thí nghiệm chuẩn bị thực hành.
-GV: Nêu một số lưu ý đối với HS trong quá trình tiến hành thí nghiệm để đảm bảo kết quả thí nghiệm và tránh gây nguy hiểm.

-HS: Theo dõi các thao tác thí nghiệm của GV và ghi nhớ các thao tác đó.
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ những điểm lưu ý của GV.
Hoạt động 2.2 Thực hành
a. Mục tiêu: 
HS biết được: thực hành thí nghiệm phản ứng của canxioxit với nước, thí nghiệm phản ứng của điphotpho pentaoxit với nước, thí nghiệm nhận biết các dung dịch
b. Phương thức dạy học: Thảo luận nhóm, thí nghiệm thực hành, trực quan
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh biết quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết các PTHH các thí nghiệm.
d. Năng lực hướng tới: Sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tự học, năng lực thực hành hóa học.
-GV: Chia nhóm thực hành và phân công vị trí thực hành cho các nhóm.
-GV: Mời đại diện các nhóm lên nhận dụng cụ, hóa chất chuẩn bị thực hành.
-GV: Theo dõi các nhóm thực hành, nhắc nhở, uốn nắn các nhóm trong quá trình làm thí nghiệm.

- HS Thực hiện chia nhóm theo hướng dẫn của GV.
Bầu nhóm trưởng, thư kí. 
 Nhóm trưởng phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
-HS:Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ, hóa chất về nhóm chuẩn bị thực hành.
-HS: Tiến hành thực hành theo nhóm, ghi lại các hiện tượng xảy ra trong quá trình thực hành để làm bài thu hoạch.

Hoạt động 2.2 Công việc cuối buổi 
a. Mục tiêu: Giáo dục tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại – vấn đáp
c. Sản phẩm dự kiến: rèn học sinh giáo tính cẩn thận, sạch sẽ, trung thực trong quá trình làm thí nghiệm
d. Năng lực hướng tới: giao tiếp, vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống

- GV: Yêu cầu HS các nhóm thu dọn dụng cụ, hó...0.	 C. 100.	 B. 25. D. 250.
Câu 3: Để phân biệt hai ống nghiệm, một ống đựng dung dịch NaOH, một ống đựng dung dịch Ca(OH)2, ta có thể dùng hoá chất nào sau đây:
A. Khí CO2. B. Dung dịch HCl.
C. Quỳ. D. Khí oxi.
Câu 4: Cho các chất sau: Zn(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, KOH, Ba(OH)2.
a) Những chất nào có phản ứng với khí CO2? 
b) Những chất nào bị phân hủy bởi nhiệt? 
c) Những chất nào vừa có phản ứng với dung dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH? 
Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 5: Trộn 300 gam dung dịch HCl 7,3% với 200 gam dung dịch NaOH 4%, ta được dung dịch A.
a) Viết PTHH. 
b) Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch A.
c) Cho quỳ tím vào dung dịch A, quỳ tím chuyển màu gì?
Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Trong quá trình sản xuất điện tại nhà máy nhiệt điện Sơn Động có tạo ra một số khí như: SO2, CO2, HCl, H2S.
a) Nếu các khí này chưa được xử lý trước khi thải ra môi trường thì có ảnh hưởng gì đối với môi trường sống xung quanh?
b) Em hãy đề xuất một hóa chất rẻ tiền trong chất sau: nước, dung dịch nước vôi trong, nước biển để loại bỏ các khí trên trước khi thải ra môi trường? Giải thích.
Khí phát thải từ Nhà máy nhiệt điện Sơn Động, Bắc Giang
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm có 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch H2SO4 , HCl và NaOH có cùng nồng độ mol/lit. Chỉ dùng Phenolphtalein làm thuốc thử và các dụng cụ thí nghiệm cần thiết hãy nhận biết 3 dung dịch. Trình bày cách tiến hành thí nghiệm.
Câu 3: Cho 500 ml dung dịch A gồm 2 axit HCl 0,08M và H2SO4 0,1M tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch B gồm 2 bazơ KOH 0,3M và Ba(OH)2 xM, sau phản ứng cô cạn cẩn thận thu được hỗn hợp muối khan C. Tính x và khối lượng hỗn hợp muối khan C.
Câu 4: Đất chua là đất có độ pH thấp, cây trồng chỉ thích nghi và phát triển được ở các loại đất có độ chua nhất định, thông thường là pH = 6 hoặc 6,5. Người ta dùng vôi bón vào đất với mục đích chính là cung cấp Calcium cho cây và cải thiện độ [pH] của đất. Thông thường người ta dùng khoảng 4 kg vôi sống cho 100m2 đất trồng lúa. Hãy tính khối lượng đá vôi chứa 80% CaCO3 cần dùng để sản xuất được lượng vôi sống bón cho 10 ha đất trồng lúa, biết 1 ha có diện tích 10000m2 và hiệu suất phản ứng nung vôi đạt 95%
B. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức
HS biết được:
Những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của ba zơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
HS vận dụng được những tính chất của ba zơ để làm các bài tập định tính và định lượng.
2. Kĩ năng
- Vận dụng được những hiểu biết về tính chất hóa học của bazơ để giải các bài tập định tính và định lượng.
3. Thái độ
- Xây dựng cho học sinh ý thức ham học và muốn tìm hiểu những kiến thức hóa học, yêu thích bộ môn, bồi dưỡng thế giới quan duy vật biện chứng.
4. Định hướng hình thànhphẩm chất, năng lực
N¨ng lùc chung
N¨ng lùc chuyªn biÖt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- N¨ng lùc sö dông CNTT vµ TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.

II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
- Phương pháp làm thí nghiệm
- Phương pháp dạy học theo nhóm
- Phương pháp vấn đáp tìm tòi
2. Kỹ thuật dạy học
- Kỹ thuật đặt câu hỏi
3. Hình thức dạy học
- Dạy học trên lớp
- Dạy học STEM
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Hóa chất: Dung dịch: Ca(OH)2, NaOH, phenolphthalein; quì tím; điều chế Cu(OH)2 từ dung dịch NaOH và dung dịch CuSO4, giấy đo độ pH; dung dịch muối ăn, dung dịch dấm, nước vôi trong.
 - Hình ảnh về một số môi trường
 - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, ống hút, giá ống nghiệm, cốc thủy tinh loại 100 ml; ống hút.
 - Phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Đọc trước bài. Ôn tập tính chất của oxit và axit.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định tổ chức (1 phút).
2. Kiểm tra miệng (không tiến hành, lồng ghép trong hoạt động 1).
3. Tiến trình dạy học 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1. Khởi động
a. Mục tiêu: Ôn tập về tính chất hoá học của oxit và axit, rút ra các tính chất của oxit và axit liên quan đến bazơ.
b. Phương thức dạy học: Tổ chức trò chơi tiếp sức.
c. Sản phẩm dự kiến: Bảng tính chất hoá học của oxit, tính chất hoá học của axit, rút ra được 2 tính chất hoá học của bazơ (bazơ tác dụng với oxit, bazơ tác dụng với axit).
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học.
- Giáo viên ghim bảng phụ lên bảng, thông báo tổ chức trò chơi tiếp sức. Mời 1 HS đọc luật chơi trên màn chiếu.
- Giáo viên tổ chức trò chơi, tổng kết trò chơi, chuẩn hoá nội dung 2 bảng, kết luận đội chiến thắng.
- Chúng ta đã nghiên cứu về tính chất hoá học 2 của oxit và axit, vậy bazơ có tính chất hoá học gì, những kiến thức về bazơ...2 - “Nước vôi trong”
* Tính chất hoá học
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự học: Xác định xem Ca(OH)2 là bazơ tan hay không tan, từ tính chất hoá học chung của bazơ và nghiên cứu sách giáo khoa xác định tính chât hoá học của Ca(OH)2.
* Ứng dụng 	
- Giáo viên mời đại diện nhóm báo cáo hoạt động dự án “Ứng dụng của Ca(OH)2”
- Gọi đại diện nhóm khác bổ sung.
Giáo viên chốt kiến thức.
* Thang pH
- GV chiếu video quảng cáo xà phòng Dove, đặt câu hỏi về sự đổi màu của giấy quỳ, độ pH ở video đối với xà phòng Dove và xà phòng “thường”. pH là gì? pH tương ứng của môi trường axit, bazơ, trung tính bằng bao nhiêu, pH có ảnh hưởng như thế nào với đời sống của con người và sinh vật.



- Giáo viên mời các nhóm báo cáo sản phẩm dự án của nhóm
*Hoạt động STEM: Thiết kế quy trình, làm thí nghiệm đo độ pH của một số dung dịch.
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động nhóm thiết kế quy trình đo độ pH của một số dung dịch: của dung dịch muối ăn, dung dịch dấm ăn, nước vôi trong.
Dự kiến cách đánh giá năng lực:
Dựa trên hoạt động của học sinh và kết quả đánh giá:
 Mức 1: Trao đổi, hợp tác nhóm thiết kế đúng quy trình, làm thí nghiệm theo quy trình, xác định đúng độ pH, trình bày phiếu học tập khoa học.
 Mức 2: Đảm bảo các yêu cầu cơ bản của mức 1 nhưng một số khâu còn sai sót.
Mức 3: Đảm bảo cơ bản yêu cầu còn sai sót nhiều hoặc quy trình chưa đúng hoặc xác định không đúng độ pH.
Đại diện nhóm lên báo cáo (thuyết trình, bảng phụ, trình chiếu Powerpoint)
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu , hút ẩm mạnh , tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch natri hiđrôxít có tính nhờn , làm bục vải , giấy và ăn mòn da. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi bài. 
- Học sinh lắng nghe, ghi chép.
Đại diện nhóm lên báo cáo (thuyết trình, bảng phụ, trình chiếu Powerpoint)
Ứng dụng: 
- Natri hi đrôxít có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp như 
+ sản xuất xà phòng , chất tẩy rửa, bột giặt.
+ Sản xuất tơ nhân tạo . 
+ Sản xuất giấy 
Sản xuất natri hiđroxit: 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, ghi bài.	
Học sinh hoạt động nhóm, pha chế dung dịch Ca(OH)2
- Lắng nghe, ghi bài.
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
* Ứng dụng
Đại diện nhóm lên báo cáo (thuyết trình, bảng phụ, trình chiếu Powerpoint)
- Học sinh lắng nghe, ghi bài.
 II. Thang pH: 
- Học sinh lắng nghe.
- Đại diện nhóm lên báo cáo (thuyết trình, bảng phụ, trình chiếu Powerpoint)
- Học sinh làm việc nhóm, tiến hành hoạt động STEM theo 5 bước: xác định vấn đề, nghiên cứu kiến thức nền (thang pH, chất chỉ thị màu), đề xuất giải pháp, lựa chọn giải pháp, thiết kế quy trình, tiến hành thí nghiệm đo độ pH của các dung dịch, bàn luận, hoàn thành phiếu học tập.
Cách làm
Hiện tượng
Kết luận
- Lần lượt nhỏ 3 dung dịch vào giấy đo độ pH.
- So màu giấy đo độ pH (sau khi đã nhỏ dung dịch lên giấy đo độ pH) xác định độ pH.
- Sự đổi màu của giấy đo độ pH:
+ Dung dịch NaCl: không đổi màu.
+ Nước vôi trong: đổi màu xanh đến tím (tùy nồng độ)
+ Dung dịch dấm ăn: đổi màu hồng đến đỏ đậm (tùy nồng độ)
+ Dung dịch NaCl: pH = 
+ Nước vôi trong: 
pH =
+ Dung dịch dấm ăn: pH =
Một số bazơ quan trọng
A. NaOH
I. Tính chất vật lí:
- Natri hiđroxit là chất rắn không màu , hút ẩm mạnh , tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
- Dung dịch natri hiđrôxít có tính nhờn , làm bục vải , giấy và ăn mòn da. 
II. Tính chất hóa học: 
→ NaOH có đủ các tính chất hóa học của ba zơ tan
III. Ứng dụng: 
- Natri hi đrôxít có ứng dụng rộng rãi trong đời sống và trong công nghiệp như 
+ sản xuất xà phòng , chất tẩy rửa, bột giặt.
+ Sản xuất tơ nhân tạo . 
+ Sản xuất giấy 
III. Sản xuất natri hiđroxit
- Điện phân dung dịch NaCl bão hòa( có màng ngăn)
+ PTHH: 
2NaCl+2H2O 2NaOH+Cl2+H2
B. Ca(OH)2
I. Pha chế dung dịch Ca(OH)2
Dung dịch Ca(OH)2 có tên gọi là nước vôi trong.
II. Tính chất hóa học: 
→ Ca(OH)2 có đủ các tính chất hóa học của ba zơ tan:
III. Ứng dụng
- Canxi hiđro xit có nhiều ứng dụng trong đời sống như: 
+ Làm vật liệu xây dựng. 
+ Khử chua đất trồng trọt. 
+ Khử độc các chất thải công nghiệp
IV. Thang pH
+ pH là đại lượng biểu thị độ axit, bazơ của dung dịch loãng.
+ Khoảng pH của các môi trường axit, bazơ, trung tính:
 Môi trường trung tính pH = 7. Ví dụ: nước tinh khiết
 Môi trường bazơ pH > 7. Ví dụ: dung dịch NaOH.
 Môi trường axit pH < 7. Ví dụ: dung dịch HCl
PH càng lớn , độ ba zơ của d/d càng lớn; pH càng nhỏ, độ a xit của d/d càng lớn.
Hoạt động 3. Luyện tập 
a. Mục tiêu: 
 Luyện tập tính chất hoá học của bazơ, các kiến thức liên quan đến NaOH, Ca(OH)2
 Luyện tập các kiến thức về độ Ph.
b. Phương thức dạy học: 
 Dạy học trên lớp, hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: 
 Thuyết trình sản phẩm, bài làm của học sinh.
d. Năng lực hướng tới:
 Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ Hoá học, năng lực tính toán.
- Giáo viên gọi học sinh đọc đề bài các bài tập luyện tập:
 1. Nêu các tính chất của bazơ, phân biệt tính chất của bazơ tan và bazơ không tan?
 2. Cho các chấ...	1. Tổng kết
	2. Hướng dẫn tự học ở nhà
	- Hoàn thành các bài tập trong SGK.
	- Nghiên cứu trước chủ đề muối.
Tuần: 7,8 	 Ngày soạn: ././2020
Tiết: 14,15 Ngày dạy: .. /./2020
CHỦ ĐỀ: MUỐI
A. KẾ HOẠCH CHUNG
Phân phối thời gian
Tiến trình dạy học
Tiết 1
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
HOẠT ĐỘNG
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

KT1: Tính chất hóa học của muối

Tiết 2
KT2: Một số muối quan trọng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
 HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
 HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

B. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(mô tả mức độ cần đạt)
Thông hiểu
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng thấp
(mô tả mức độ cần đạt)
Vận dụng cao
(mô tả mức độ cần đạt)
Ba zơ. Muối. 
Câu hỏi/bài tập định tính
(trắc nghiệm, tự luận)
- Biết các tính chất hoá học của muối
- Nhận biết được các hiện tượng hóa học ở mức độ đơn giản.
- Biết được những t/c hoá học của muối và một số muối quan trọng 
- Nhận biết được các muối khác nhau một cách đơn giản.

- Phân biệt được các hợp chất vô cơ
- Nhận biết các hợp chất vô cơ dựa vào phản ứng hóa học đặc trưng.
- Nắm được những t/c hoá học của muối và một số muối quan trọng để vận dụng vào làm bài những bài tập đơn giản. Nhận biết được các hiện tượng hóa học.
- Viết được phương trình hóa học để giải bài tập hóa học chung về muối.
. 
- Vận dụng mối quan hệ giữa các họp chất vô cơ để hoàn thành các dãy chuyển đổi cụ thể
- Xác định được công thức muối cụ thể trong bài toán định lượng
HS xác định và vận dụng được kiến thức tổng hợp các hợp chất vô cơ làm bài tập nhận biết, tách các chất, viết PTHH theo sơ đồ câm.
- Từ các hợp chất cự thể lập dãy chuyển đổi hóa học và hoàn thành dãy chuyển đổi hóa học
và thể tích oxit axit
- Xác định công thức muối, tính % mối chất trong hỗn hợp.
Câu hỏi/bài tập định lượng
(trắc nghiệm, tự luận)
- Biết các tính chất hoá học của muối


- Tính theo PTHH, tính khối lượng muối trong hỗn hợp, nồng độ ddliên quan đến muối.
- Giải bài toán có dư, toán hỗn hợp.
Câu hỏi/bài tập gắn với thí nghiệm, thực tế
- Nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm.
- Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm.
Biết sử dụng kiến thức hóa học để giải thích được một số hiện tượng trong thực tiễn 
Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích; đề xuất được phương án thí nghiệm để giải quyết các tình huống thực tiễn.
Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả.
1. Mức độ biết.
Câu 12: Dung dịch tác dụng được với các dung dịch : Fe(NO3)2, CuCl2 là:
Dung dịch NaOH B. Dung dịch HCl
C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch BaCl2
Câu 2: Cho dung dịch KOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh. B. Có khí thoát ra.
 	C. Có kết tủa đỏ nâu. D. Kết tủa màu trắng.
Câu 3: Để làm sạch dung dịch đồng nitrat Cu(NO3)2 có lẫn tạp chất bạc nitrat AgNO3. Ta dùng kim loại:
A. Mg B. Cu C. Fe D. Au
Câu 4: Muối đồng (II) sunfat (CuSO4) có thể phản ứng với dãy chất:
A. CO2, NaOH, H2SO4,Fe B. H2SO4, AgNO3, Ca(OH)2, Al
 	C. NaOH, BaCl2, Fe, H2SO4 D. NaOH, BaCl2, Fe, Al
Câu 5: Để làm sạch dung dịch NaCl có lẫn Na2SO4 ta dùng:
 A. Dung dịch AgNO3.	B. Dung dịch HCl.
 C. Dung dịch BaCl2.	D. Dung dịch Pb(NO3)2
Câu 6.
Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dd của các cặp chất sau:
Dung dịch NaCl và dung dịch AgNO3 .
Dung dịch Na2CO3 và dung dịch KCl .
Dung dịch Na2SO4 và dung dịch AlCl3 .
Dung dịch ZnSO4 và dung dịch CuCl2 .
Câu 7: 
 Trong các tính chất sau, tính chất nào là tính chất hoá học của muối ?
Tác dụng với muối tạo thành 2 muối mới
Tác dụng với muối tạo thành muối mới và bazơ mới
Tác dụng với kim loại tạo thành muối mới và kim loại mới
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Câu 8:
 Cho các chất có công thức hóa học sau đây: : Cu(OH)2 , Ca(OH)2 , Na2SO4 , AlCl3, ZnSO4 , CuCl2 , SO2 Ba(OH)2 , Mg(OH)2 , NaOH , NaCl , AgNO3 , Na2CO3 ,KCl. Hãy cho biết những chất nào là muối?
2. Mức độ hiểu.
Câu 1: Có ba lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch các chất sau: NaOH, Ba(OH)2, NaCl. Thuốc thử để nhận biết cả ba chất là:
A.Quỳ tím và dung dịch HCl 
B. Phenolphtalein và dung dịch BaCl2
C. Quỳ tím và dung dịch K2CO3 
D. Quỳ tím và dung dịch NaCl
Câu 2: Nếu chỉ dùng dung dịch NaOH thì có thể phân biệt được 2 dung dịch muối trong mỗi cặp chất sau: 
	A. Na2SO4 và Fe2(SO4)3 B. Na2SO4 và K2SO4
	C. Na2SO4 và BaCl2 D. Na2CO3 và K3PO4
Câu 3: Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch CuCl2, FeCl3, MgCl2 ta dùng: 
	A. Quỳ tím B. Dung dịch Ba(NO3)2
	C. Dung dịch AgNO3 D. Dung dịch KOH
Câu 4: Cho các chất CaCO3, HCl, NaOH, BaCl2, CuSO4, có bao nhiêu cặp chất có thể phản ứng với nhau ?
	A. 2 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 5: Để làm sạch dung dịch ZnSO4 có lẫn CuSO4. ta dùng kim loại: 
	A. Al	B. Cu	C. Fe	D. Zn
Câu 6: Trộn 2 dung dịch nào sau đây sẽ không xuất hiện kết tủa ?
	A. BaCl2, Na2SO4 B. Na2CO3, Ba(OH)2
	C. BaCl2, AgNO3 D. NaCl, K2SO4
Câu 7: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau: Na2SO4 ; HCl; NaNO3. Hã... natri clorua (NaCl).
2.Kỹ năng : 
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát giải thích hiện tượng, rút ra được kết luận về tính chất hóa học của muối.
- Viết được các phương trình minh họa cho tính chất hóa học của muối.
- Tính khối lượng, thể tích dung dịch muối trong phản ứng.
3.Thái độ
	Giáo dục tính cẩn thận, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, trong thao tác thí nghiệm, sự yêu thích môn học.
4. Năng lực cần hướng đến: 
Năng lực chung
Năng lực chuyên biệt
- Năng lực phát hiện vấn đề
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực tự học
- Năng lực sử dụng CNTT và TT
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học
- Năng lực thực hành hóa học
- Năng lực tính toán
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT, HÌNH THỨC DẠY HỌC
- Phương pháp, kỹ thuật dạy học: 
	+ Phương pháp làm thí nghiệm.
	+ Dạy học theo nhóm.
	+ Vấn đáp tìm tòi.
	+ Hoạt động nhóm.
	+ Vấn đáp, thuyết trình.
 - Hình thức tổ chức dạy học: (cá nhân, nhóm, cả lớp)
III.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS 
1. Đồ dùng dạy học: 
a. Giáo viên:
- Hoá chất: AgNO3, CuSO4, BaCl2, NaCl, H2SO4, HCl, Cu, Fe.
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, kẹp gỗ, cốc thuỷ tinh, ống hút, Tivi, máy tính
b.Học sinh : Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp. 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung ghi bài
Hoạt động 1 : Khởi động 
-GV: chiếu nội dung kiểm tra bài cũ lên tivi
HS1: Làm bài tập 1/SGK30
HS2: Làm bài tập 2 /SGK30.
-GV cho học sinh quan sát các mẫu muối NaCl, CuSO4, CaCO3
-GV đặt vấn đề:Chúng ta đã tìm hiểu về tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ. Vậy muối có những tính chất hóa học như thế nào? Thế nào là phản ứng trao đổi và điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì? Chúng ta cùng đi tìm hiểu trong chủ đề muối này.
-HS lên bảng
-HS: quan sát
-HS: Chú ý lắng nghe
Hoạt động 2. Nghiên cứu, hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1. Tính chất hoá học của muối
a. Mục tiêu: 
HS biết được: - Tính chất hoá học của muối: tác dụng kim loại, dung dịch axit, dung dịch bazơ, dung dịch muối khác
b. Phương thức dạy học: Thí nghiệm trực quan - Vấn đáp- Làm việc nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân
c. Sản phẩm dự kiến: học sinh quan sát thí nghiệm và rút ra tính chất hoá học của muối
d. Năng lực hướng tới: Năng lực phát hiện vấn đề , thực hành hóa học ,sử dụng ngôn ngữ hóa học, thực hành thí nghiệm, giải quyết vấn đề

- GV: Hướng dẫn thí nghiệm:
 Cho dây Cu vào ống nghiệm chứa dd AgNO3.Yêu cầu HS nêu hiện tựơng xảy ra và viết PTPƯ xảy ra.
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 2: Cho H2SO4 loãng +dd BaCl2. Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và viết PTPƯ xảy ra.
-GV giới thiệu: Nhiều muối khác cũng tác dụng axit tạo thành muối mới và axit mới. 
-GV: Hướng dẫn thí nghiệm 3: Cho dd AgNO3 + NaCl.
Yêu cầu HS nêu hiện tượng xảy ra và viết PTHH.
- GV giới thiệu: Nhiều muối khác tác dụng với nhau tạo thành 2 muối mới. 
-GV: Thực hiện thí nghiệm 4: Cho dd NaOH + dd CuSO4 . Yêu cầu HS quan sát, nêu hiện tượng và viết PTHH?
- GV thông báo: Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như: KClO3 , KMnO4, CaCO3, MgCO3.Yêu cầu HS viết PTHH cho 1 số muối đã biết?
- HS: Thực hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng: Có kim loại màu xám bám ngoài dây đồng, dung dịch có màu xanh lam. PTHH : 
Cu+2AgNO3"Cu(NO3)2+2Ag
-HS: Thực hiện thí nghiệm và nêu hiện tượng: Có kết tủa trắng xuất hiện. PTHH :
H2SO4 + BaCl2 " 2HCl+BaSO4
- HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
- HS: Thực hiện thí nghiệm, nêu hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
AgNO3+NaClAgCl+NaNO3
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
-HS: Theo dõi thí nghiệm và nêu hiện tượng: Xuất hiện chất kết tủa màu xanh.
CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2 + Na2SO4 
- HS: Nghe giảng và viết 1 số phương trình phản ứng đã được học :
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3 CaO + CO2
I. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI
1. Muối tác dụng với kim loại:Muối + kim loại mới.
 Cu + 2AgNO3"
 Cu(NO3)2+2Ag
Fe + 2AgNO3"
 Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe + CuSO4 "
 FeSO4+ Cu
2. Muối tác dụng với axit: Muối + Axit mới.
H2SO4 + BaCl2 " 2HCl + BaSO4
3. Muối tác dụng với muối: 2 muối mới.
AgNO3+NaCl "AgCl + NaNO3
4. Muối tác dụng với bazơ: Muối + Bazơ mới.
CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2 + Na2SO4
5. Phản ứng phân huỷ
2KClO3 2KCl + 3O2
CaCO3
 CaO+CO2 
Hoạt động 2.2 Tìm hiểu phản ứng trao đổi trong dung dịch
a. Mục tiêu: 
HS biết được: Khái niệm phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
b. Phương thức dạy học: Đàm thoại- Vấn đáp - Thảo luận nhóm – Kết hợp làm việc cá nhân.
c. Sản phẩm dự kiến: Phản ứng trao đổi và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
d. Năng lực hướng tới: sử dụng ngôn ngữ hóa học, giải quyết vấn đề, tự học.
-GV: Cho HS nhắc lại các loại phản ứng đã học. 
- GV: Hướng dẫn HS nêu đặc điểm các phản ứng trong các tính chất 2, 3, 4.
-GV: Đó là các phản ứng trao đổi. Vậy, phản ứng trao đổi là gì?
-GV: Yêu cầu HS thảo luận và cho biết điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi là gì?
- GV lưu ý: Phản ứng trung hoà cũng thuộc phản ứng trao đổi
- HS: Nhắc lại các l

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_hoc_mon_hoa_hoc_9_nam_hoc_2020_2021.doc