Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
Hoạt động 2 : Em có thể làm gì với máy tính
- Mục tiêu
Thông qua các phần mềm, HS nhận ra nhiều hoạt động được máy tính hỗ trợ trở nên đa dạng, sinh động hơn, đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng máy tính.
- Nội dung
Học sinh tìm hiểu nội dung và yêu cầu hoạt động: Em hãy kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì?
- Sản phẩm
Bảng kết quả trình bày câu trả lời của mỗi nhóm HS sau khi thảo luận. Ví dụ:
- Những ứng dụng trên máy tính đã được học ở lớp 3 và lớp 4, bao gồm: cách sử dụng chuột; cách gõ bàn phím; cách khởi động và tắt máy tính; tìm kiếm trên Internet theo từ khoá; soạn thảo văn bản; tạo bài trình chiếu.
- Những ứng dụng trên máy tính mà HS có thể tự làm quen mà không nhất thiết được học trên lớp như: ứng dụng lịch, đồng hồ, dự báo thời tiết,...; trò chơi trên máy tính; ngôn ngữ lập trình; phần mềm nghe nhạc, xem video; một số phần mềm học tập như từ điển Tiếng Anh; phần mềm giúp trao đổi thông tin như Zalo, Viber; nền tảng hỗ trợ học trực tuyến như Zoom, Google Meet,...
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 Sách Kết nối tri thức - Năm học 2023-2024
Bài 1: EM CÓ THỂ LÀM GÌ VỚI MÁY TÍNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Nhận ra những ứng dụng hữu ích trên máy tính có thể giúp em thực hiện nhiều công việc một cách hiệu quả Năng lực Nêu được ví dụ máy tính giúp giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác với bạn và tạo ra sản phẩm số theo ý tưởng của bản thân. Thể hiện được mong muốn biết sử dụng máy tính thành thạo để làm được nhiều việc hơn. Phẩm chất Có ý thức tự lập trong việc học tập và bổ sung kiến thức, kĩ năng, sử dụng hiệu quả các tiến bộ của Tin học để nâng cao năng lực mọi mặt của mình. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Giáo viên: Chuẩn bị một số phần mềm học tập, để HS được trải nghiệm trước khi đưa ra câu trả lời về những điều có thể làm được với máy tính. Đó là những phần mềm HS được học ở lớp 3 và 4 như phần mềm trình chiếu, phần mềm xử lí văn bản, phần mềm luyện gõ phím, phần mềm ngôn ngữ lập trình trực quan, YouTube,... và có thể một số phần mềm thông dụng trên điện thoại của GV như xem thời tiết, đọc báo, gọi điện thoại, chụp ảnh,... Gửi liên kết tới trò chơi Mê cung trên Internet tới các máy trạm (nếu có kết nối Internet) hoặc tải trò chơi Mê cung và cài đặt vào các máy tính (nếu không có kết nối Internet hoặc muốn chương trình hoạt động ổn định hơn) theo liên kết sau: https://scratch.mit.edu/projects/863962024/fullscreen/ Học sinh: SGK, vở ghi, CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu Tạo hứng thú để học sinh bắt đầu học bài mới Nội dung Học sinh tìm hiểu nội dung SGK T5 và trả lời câu hỏi. Sản phẩm Học sinh trả lời được câu hỏi nội dung SGK T5. Một số câu trả lời dự kiến: - Học trực tuyến trong thời gian dịch dịch bệnh Covid. - Tìm kiếm thông tin về di tích lịch sử muốn tham quan. - Tìm thông tin trên Internet về bộ phim mà em yêu thích. - Tra từ tiếng Anh trên ứng dụng điện thoại Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS GV đưa ra một số sản phẩm HS đã tạo được khi sử dụng máy tính, ví dụ: tệp văn bản, bài trình chiếu,... Sau đó, GV nêu câu hỏi gợi mở “Nhờ máy tính, em còn làm được những gì nữa?” và hỏi một số HS trả lời. Bằng trải nghiệm của bản thân, HS trả lời nhanh những điều em đã làm được nhờ máy tính. Hoạt động 2 : Em có thể làm gì với máy tính Mục tiêu Thông qua các phần mềm, HS nhận ra nhiều hoạt động được máy tính hỗ trợ trở nên đa dạng, sinh động hơn, đem lại hiệu quả cao hơn khi không sử dụng máy tính. Nội dung Học sinh tìm hiểu nội dung và yêu cầu hoạt động: Em hãy kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì? Sản phẩm Bảng kết quả trình bày câu trả lời của mỗi nhóm HS sau khi thảo luận. Ví dụ: Những ứng dụng trên máy tính đã được học ở lớp 3 và lớp 4, bao gồm: cách sử dụng chuột; cách gõ bàn phím; cách khởi động và tắt máy tính; tìm kiếm trên Internet theo từ khoá; soạn thảo văn bản; tạo bài trình chiếu. Những ứng dụng trên máy tính mà HS có thể tự làm quen mà không nhất thiết được học trên lớp như: ứng dụng lịch, đồng hồ, dự báo thời tiết,...; trò chơi trên máy tính; ngôn ngữ lập trình; phần mềm nghe nhạc, xem video; một số phần mềm học tập như từ điển Tiếng Anh; phần mềm giúp trao đổi thông tin như Zalo, Viber; nền tảng hỗ trợ học trực tuyến như Zoom, Google Meet,... Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu thực hiện nội dung Hoạt động theo nhóm. HS thảo luận để thực hiện yêu cầu: kể tên một số phần mềm mà em đã từng sử dụng. Những phần mềm đó đã giúp em làm gì? GV yêu cầu các nhóm trình bày, trong đó phân loại các phần mềm theo năm nhóm: giải trí, học tập, tìm kiếm, trao đổi thông tin, hợp tác và tạo ra sản phẩm. 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp GV chốt kiến thức của bài học HS đọc nội dung hộp kiến thức để ghi nhớ Nêu câu hỏi củng cố trong SGK T6 “Hãy kể về một phần mềm trên máy tính hoặc trên điện thoại thông minh mà em đã sử dụng và thấy thích thú. - Học sinh trả lời câu hỏi vào vở. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu Củng cố lại các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập. Nội dung Học sinh hoàn thành bài tập của nội dung câu hỏi SGK T7. Sản phẩm Kết quả trả lời câu hỏi SGK T7. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập của nội dung câu hỏi SGK_7. GV lưu ý việc nêu một ví dụ hoạt động nào được máy tính hỗ trợ qua phần mềm nào cho HS cơ hội suy nghĩ, duyệt qua nhiều ứng dụng của máy tính trong công việc hằng ngày. Các em sẽ nhận ra rằng có thể cải thiện kĩ năng sử dụng máy tính để những công việc đó trở nên hiệu quả hơn - HS lắng nghe và quan sát. - HS làm bài - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Tiết 2 Hoạt động 4: Thực hành chơi trò chơi mê cung trên máy tính Mục tiêu Chơi được trò chơi mê cung trên máy tính. Nội dung Học sinh tiến hành chơi trò chơi mê cung theo hướng dẫn SGK T7 Sản phẩm Học sinh chơi được trò chơi mê cung theo hướng dẫn SGK T7 Tổ chức thực hiện Hoạt động của G...i. Có em biết cách sao chép vào các thiết bị lưu trữ di động. Nói chung, sẽ tuỳ thuộc vào việc các em quan sát cách người lớn xung quanh mình làm như thế nào. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Kết quả/sản phẩm học tập – Chia lớp thành các nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 5 - 6 HS). – GV chọn một vài nhóm đại diện trình bày kết quả. – GV tổng hợp kết quả. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét • Các em cần hợp tác và chia sẻ thông tin để hoàn thành công việc chung. • Có nhiều cách để chia sẻ thông tin, ví dụ gửi qua mạng hay sử dụng các thiết bị lưu trữ di động. - Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi củng cố SGK_T11 - Học sinh trả lời câu hỏi Đáp án: A, B, C. Tiết 2 Hoạt động 3: Thực hành tìm kiếm thông tin trên website và chia sẻ thông tin Mục tiêu Học sinh thực hành tìm kiếm thông tin và chia sẻ thông tin. Sử dụng được các công cụ kĩ thuật số thông dụng theo hướng dẫn để chia sẻ, trao đổi thông tin với bạn Nội dung Tìm được trên website cho trước những thông tin phù hợp và có ích cho nhiệm vụ đặt ra. Sản phẩm Tệp tin lưu thông tin tìm được cho bài trình chiếu về Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi. Sử dụng được USB để sao chép tệp tin. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV yêu cầu HS thực hành xong sẽ có đủ sản phẩm, hoàn thành được nhiệm vụ đã đặt ra ở mục tiêu và Hoạt động khởi động của bài học. Đó là tìm kiếm được thông tin trên website, lưu lại những thông tin tìm được, chia sẻ thông tin trong nhóm để có đủ thông tin cho bài trình chiếu về Ngày hội Trạng Nguyên nhỏ tuổi. - GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng nhiệm vụ 1, 2 và tiến hành làm theo hướng dẫn trong SGK_T12, T13. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi SGK_T13. Sản phẩm Hình 14 là giao diện website của Trung tâm dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia. a) Địa chỉ website là nchmf.gov.vn. b) Các chủ đề thông tin trong website là: Giới thiệu, Thời tiết, Khí hậu, Thuỷ văn, Hải văn, Phân vùng rủi ro thiên tai, Khoa học & Công nghệ, Kiến thức KTTV, Dịch vụ KTTV. c) Vị trí của công cụ tìm kiếm thông tin trên website là ở phía trên, bên trái, cạnh hình cờ đỏ sao vàng. Nháy chuột vào biểu tượng chiếc kính lúp, ô tìm kiếm sẽ xuất hiện để người sử dụng nhập từ khoá tìm kiếm. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập của nội dung câu hỏi SGK_13. - GV cho các nhóm báo kết quả và tổ chức đánh giá - HS lắng nghe và quan sát. - HS làm bài - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 5: Vận dụng Mục tiêu Học sinh vận dụng được kiến thức bài học vào thực tế, được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm giải quyết bài tập vận dụng trong SGK T13. Sản phẩm Các website giới thiệu về các địa danh, du lịch, giới thiệu về địa phương, ... Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Học sinh tạo chương trình theo yêu cầu SGK_T13. - GV có thể đánh giá theo từng phần công việc mà HS thực hiện được (xác định được từ khoá, tìm được thông tin, ghi lại được thông tin thành tệp). - GV chốt kiến thức của bài học và dặn dò HS trước khi kết thúc tiết học. - HS lắng nghe và quan sát. - HS hoàn thiện bài và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Bài 3: Tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thu thập và tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề. Cách tìm kiếm và chọn thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Cách hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề. Năng lực Giải thích được sự cần thiết, tầm quan trọng của việc thu thập và tìm kiếm thông tin trong giải quyết vấn đề. Tìm kiếm và chọn được thông tin phù hợp với vấn đề cần giải quyết. Thể hiện được sự hợp tác với người khác để giải quyết vấn đề cụ thể. Phẩm chất Chăm chỉ, hợp tác, có tinh thần làm việc nhóm, tôn trọng sự khác biệt. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Tìm kiếm và sưu tầm địa chỉ một số website về du lịch Sa Pa để phục vụ việc minh hoạ cho nội dung TH; máy chiếu, bài trình chiếu về nội dung bài (nếu có). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Đưa ra tình huống thực tiễn để dẫn dắt HS vào nội dung bài học. Nội dung HS thảo luận, trao đổi, phỏng đoán xem kì nghỉ hè của ba bạn An, Minh, Khoa có thành công không. Sản phẩm HS đưa ra câu trả lời phỏng đoán, mang tính chủ quan, dẫn đến nhu cầu cần tìm hiểu bài học để làm rõ hơn. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV cho HS đọc tình huống khởi động, gioa cho các nhóm thảo luận và đưa ra phỏng đoán gi...óm giải quyết bài tập vận dụng trong SGK_T18. Sản phẩm - Các website giới thiệu về các địa danh du lịch, giới thiệu về địa phương,... - Tìm kiếm, lựa chọn thông tin phù hợp và ghi lại để sử dụng vào việc ra quyết định. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Học sinh tạo chương trình theo yêu cầu SGK_T18. Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. - GV chốt kiến thức của bài học và dặn dò HS trước khi kết thúc tiết học. - HS lắng nghe và quan sát. - HS hoàn thiện bài và quan sát kết quả. Bài 4: CÂY THƯ MỤC YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Cây thư mục có cấu trúc hợp lí Công cụ tìm kiếm trên máy tính Năng lực Tạo được các thư mục với cấu trúc cây hợp lí. Sử dụng được công cụ tìm kiếm trên máy tính để tìm các thư mục và các tệp. Phẩm chất Hợp tác, có tinh thần làm việc nhóm, tôn trọng sự khác biệt. Chăm chỉ, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ thực hành nội dung cây thư mục trên máy tính. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: hình ảnh các cây thư mục với cấu trúc hợp lí và không hợp lí (có thể là hình vẽ hoặc hình chụp thực tế giao diện trên máy tính); máy chiếu, bài trình chiếu về nội dung bài (nếu có). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Nhắc lại kiến thức liên quan mà các em đã học ở lớp 3 (sắp xếp để dễ tìm, sơ đồ hình cây, tổ chức thông tin trong máy tính) để kết nối và làm cơ sở cho việc giới thiệu mục tiêu của bài học Nội dung Học sinh thảo luận trao đổi để cùng nhau trả lời hai câu hỏi: Cách sắp xếp, phân loại thế nào là hợp lí? Cấu trúc cây thư mục thế nào là hợp lí? Sản phẩm Câu trả lời chủ quan của học sinh. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV nhắc lại kiến thức liên quan mà các em đã học ở lớp 3 (sắp xếp để dễ tìm, sơ đồ hình cây, tổ chức thông tin trong máy tính). - GV nêu hai câu hỏi trong hoạt động khởi động để HS suy nghĩ và gọi một vài HS đưa ra câu trả lời HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau trả lời hai câu hỏi. Hoạt động 1: Tạo thư mục với cấu trúc hợp lí Mục tiêu HS bước đầu nhận ra một cấu trúc cây thư mục hợp lí. Nội dung HS trao đổi, hoạt động nhóm để cùng nhau tìm hiểu Hoạt động: Thế nào là một cấu trúc cây thư mục hợp lí? Sản phẩm Sản phẩm là các câu trả lời sau khi thảo luận nhóm. Cây thư mục ở Hình 19 có cấu trúc hợp lí hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng là HS giải thích được lí do tại sao. Lí do có thể là: Cây thư mục ở Hình 19 hợp líhơn vì các tệp ảnh của mỗi bạn được lưu trong một thư mục cùng cấp mang tên An, Khoa, Minh tương ứng. Khi cần tìm ảnh của bạn nào thì chỉ cần vào thư mục mang tên bạn đó. Còn cây thư mục ở Hình 18 thì các tệp ảnh được lưu ở nhiều thư mục không theo một quy tắc nào. Ví dụ tệp ảnh Tuyet-roi.jpg do Minh chụp lại không nằm cùng trong thư mục chứa các tệp ảnh khác của Minh. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS – Chia lớp thành các nhóm (nhóm 3 hoặc nhóm 5 - 6 HS). – GV chọn một vài nhóm đại diện trình bày kết quả. – GV tổng hợp kết quả từ đó nhấn mạnh cho HS biết việc đặt tên, phân loại, tạo cây thư mục không có quy tắc chính xác, không bắt buộc các em phải tuân theo một cách cụ thể nào đó. Mỗi người lại có một thói quen và quy tắc riêng. Tuy nhiên, tất cả đều nên dựa trên hai quy tắc là: – Đặt tên thư mục hoặc tệp theo một cách thống nhất. – Phân loại tệp và sắp xếp vào các thư mục. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập củng cố SGK_T20 Đây là câu hỏi mở. HS sẽ có nhiều phương án trả lời khác nhau. Tuy nhiên, GV có thể dựa vào các lí do sau để hướng HS vào câu trả lời đúng: – Tên của thư mục và tệp sẽ cho người sử dụng biết chủ đề của nội dung mà không cần mở thư mục và tệp đó. – Nhờ tên thư mục và tệp mà người sử dụng có thể tìm kiếm một thư mục và tệp nhanh chóng và hiệu quả hơn Học sinh trả lời câu hỏi Hoạt động 2: Công cụ tìm kiếm trên máy tính Mục tiêu HS biết được công cụ tìm kiếm trên máy tính. Nội dung Công cụ tìm kiếm trên máy tính được cung cấp trong cửa sổ phần mềm File Explorer. Sử dụng công cụ tìm kiếm trên máy tính em sẽ nhanh chóng tìm thấy thư mục và tệp muốn tìm. Sản phẩm HS nhận biết được công cụ tìm kiếm trên máy tính để sẵn sàng cho hoạt động thực hành. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV sử dụng máy chiếu, giới thiệu công cụ tìm kiếm trên máy tính. Hướng dẫn HS quan sát và so sánh với hình 20 trong SGK. GV cho HS đọc nội dung và chốt kiến thức: – Máy tính cung cấp công cụ tìm kiếm thư mục và tệp, công cụ này nằm trong cửa sổ phần mềm File Explorer. – Công cụ tìm kiếm rất hữu ích trong trường hợp người sử dụng chỉ nhớ được tên hoặc một phần tên thư mục và tệp mà không nhớ chính xác thư mục và tệp đó được lưu ở đâu HS quan sát, nhận biết công cụ và so sánh hình ảnh quan sát được trên máy tính GV với hình ảnh minh hoạ trong SGK - Yêu cầu học sinh hoàn t...chức đánh giá. - Học sinh trả lời được các câu hỏi SGK_T24. Câu hỏi phần khởi động luôn là câu hỏi mở, huy động kinh nghiệm của HS nên không đánh giá đúng/sai. Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận. Hoạt động 1: Bản quyền nội dung thông tin Mục tiêu HS giải thích được một số khái niệm liên quan đến bản quyền nội dung thông tin. HS nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin. Nội dung HS nêu thêm ví dụ về nội dung thông tin, chỉ rõ tác giả của nội dung thông tin, qua đó nhận biết khái niệm bản quyền nội dung thông tin. GV phân tích ví dụ để thấy chúng ta chỉ sử dụng nội dung thông tin khi được phép. Sản phẩm Bản quyền nội dung thông tin là quyền của tác giả cho phép hoặc không cho phép người khác sử dụng nội dung thông tin. Chỉ được sử dụng nội dung thông tin khi được phép. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV yêu cầu HS nêu thêm ví dụ về nội dung thông tin, chỉ rõ tác giả của nội dung thông tin, qua đó nhận biết khái niệm bản quyền nội dung thông tin. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp GV phân tích ví dụ để qua đó cung cấp khái niệm bản quyền nội dung thông tin , đồng thời nhấn mạnh chúng ta chỉ sử dụng nội dung thông tin khi được phép. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét Hoạt động 2: Truy cập và bảo mật nội dung thông tin Mục tiêu Nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận về vấn đề truy cập và bảo mật nội dung thông tin. Sản phẩm Học sinh nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin: Khi sử dụng nội dung thông tin cần được cho phép và ghi rõ nguồn. Trong quá trình tạo ra nội dung thông tin, cần có ý thức giữ gìn, bảo mật thông tin. Tác giả có thể ghi tên hoặc đăng kí bản uyền để bảo vệ quyền tác giả đối với nội dung thông tin Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS Gv yêu cầu thảo luận nhóm để giải quyết tình huống: Khi truy cập nội dung thông tin của người khác mà không được phép điều gì sẽ xảy ra? Khi sử dụng nội dung thông tin của người khác, có cần được tác giả cho phép và ghi rõ nguồn tin? GV nhận xét, chốt kiến thức trong hộp kiến thức. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp Câu hỏi củng cố: Yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK _ 26. HS trả lời câu hỏi Tiết 2 Hoạt động 3 Tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin Mục tiêu Thông qua tình huống thực tiễn, HS bộc lộ thái độ thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin; thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống. Nội dung Học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung và trả lời câu hỏi SGK_T27 Em cần làm gì khi chứng kiến những tình huống sau? 1. An vô tình để quên nhật kí trong ngăn bàn. Bình thấy được liền đọc lén, sau đó kể cho một số bạn về những điều đọc được từ nhật kí của An. 2. Minh vẽ một bức tranh phong cảnh rất đẹp trên máy tính. Hoa đã lấy bức tranh đó sử dụng mà không hỏi ý kiến Minh Sản phẩm Dự kiến câu trả lời: Tình huống 1: Hành động của Bình là vi phạm tính riêng tư, em có thể góp ý để Bình nhận ra hành động sai trái và không tiếp tục vi phạm. Tình huống 2: Hành động của bạn Hoa là không tôn trọng bản quyền nội dung thông tin, em không đồng tình với hành động này và sẽ góp ý để bạn sửa chữa Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV chia nhóm HS (2-4 HS). Các nhóm đọc yêu cầu của hoạt động khởi động. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá. HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi. 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét GV phân tích hai tình huống trong hoạt động 2, GV có thể yêu cầu HS nêu thêm một số ví dụ là những tình huống tương đối phổ biến trong hoạt động trên lớp học, trong trường học, GV chốt kiến thức HS cần ghi nhớ HS nêu thêm ví dụ, thể hiện thái độ không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập Nội dung Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi SGK_T28. Sản phẩm Câu trả lời của câu hỏi luyện tập: Câu 1 Hình 27: Nguồn thông tin của ảnh 1 và 2 là Huỳnh Lãnh, ảnh 3 là Hương Đoàn. Cần ghi rõ nguồn thông tin vì đây là qui định về bản quyền nội dung thông tin. Câu 2. Hành động Thái độ của em a) Đọc tin nhắn trên điện thoại của người khác mà không được phép. Không đồng tình vì đây là hành động vi phạm tính riêng tư. b) Xin phép sử dụ...ớc, màu sắc cho chữ. Thay đổi được cách bố trí hình ảnh trong văn bản Nội dung Học sinh thực hành theo từng nhiệm vụ 1, 2 về cách trình bày văn bản Kem cầu vồng hoa quả theo hướng dẫn của giáo viên. Sản phẩm HS sẽ thực hiện các kết quả được thể hiện như hình 34 SGK_T31 và hình 36 SGK_T32. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng nhiệm vụ 1, 2 và hướng dẫn trong sách giáo khoa. Nhiệm vụ 1: Định dạng ký tự. Nhiệm vụ 2: Thay đổi vị trí hình ảnh - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Lưu ý: - HS đã được học chèn hình ảnh vào văn bản. Ở lớp 3, khi học về hình ảnh trên trang chiếu, HS cũng đã biết cách thay đổi kích thước hình ảnh. Do đó, bài học này kế thừa những kỹ năng HS đã biết, và tập trung vào nội dung thay đổi vị trí hình ảnh trong văn bản. - Để tập trung vào hình thành năng lực cho học sinh về về định dạng kí tự và thay đổi bố trí hình ảnh trong văn bản, tư liệu văn bản và hình ảnh sẽ được GV chuẩn bị trước. Bài học của SGK là một minh hoạ về ngữ liệu, GV có thể chủ động điều chỉnh để phù hợp với đặc thù địa phương và đối tượng HS. Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi hỏi SGK_T33. Sản phẩm Tệp văn bản ChuyenThamQuan đã có nội dung đạt được các yêu cầu trong câu hỏi luyện tập SGK_T33 Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV chuẩn bị sẵn tệp dữ liệu trên máy tính học sinh. Thông báo cho HS biết vị trí đặt tệp văn bản - GV yêu cầu học sinh mở tệp văn bản, thực hiện yêu cầu của Câu a và Câu b của câu hỏi luyện tập SGK_T33. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác theo cách đưa ra hai điều tích cực và một mong muốn thay đổi về cách trình bày văn bản sau khi thực hiện các yêu cầu ở Câu a và Câu b. - HS mở tệp văn bản để thực hành các yêu cầu định dạng kí tự, chèn hình ảnh được nêu trong bài tập. - HS báo cáo kết quả và nhận xét bài làm của bạn theo cách đưa ra hai điều tích cực và một mong muốn thay đổi. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Học sinh thực hành chỉnh sửa theo câu c phần Luyện tập Sản phẩm Tệp văn bản ChuyenThamQuan đã được chỉnh sửa dựa trên nhận xét ở hoạt động luyện tập. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Học sinh thực hành chỉnh sửa theo câu c phần Luyện tập GV nhận xét, chốt kiến thức của bài học và dặn dò HS trước khi kết thúc tiết học HS thực hành định dạng kí tự và và thay đổi vị trí của hình ảnh để thay đổi văn bản giúp dễ đọc, dễ ghi nhớ và đẹp hơn. Bài 7: THỰC HÀNH SOẠN THẢO VĂN BẢN YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản. Đưa hình ảnh vào văn bản. Năng lực Thực hiện thành thạo các thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản. Đưa được hình ảnh vào trong văn bản một cách thành thạo. Phẩm chất Chăm chỉ, kiên trì luyện tập để thành thạo sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản trong học tập và cuộc sống. Trung thực, trách nhiệm khi nhận xét, đánh giá sản phẩm số. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy tính TH được cài đặt phần mềm soạn thảo văn bản Microsoft Word. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Đặt HS vào tình huống thực tiễn tạo ra văn bản phục vụ học tập và đời sống, trong đó ngữ liệu là văn bản có chứa chữ và hìn ảnh. Phần chữ chứa những phần văn bản giống nhau, dẫn đến cần thực hiện một số kỹ năng như yêu cầu đặt ra trong phần mục tiêu. Nội dung Quan sát nội dung văn bản và phát hiện những phần văn bản giống nhau, từ đó đề xuất cách soạn thảo nhanh chóng và hiệu quả. Sản phẩm Câu trả lời dự kiến: Cách soạn thảo nhanh chóng là thực hiện sao chép những phần văn bản giống nhau để không phải gõ. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS 1. GV cho HS đọc yêu cầu của hoạt động khởi động 2. GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi, từ đó hướng dẫn HS cách soạn thảo văn bản: – Thực hiện gõ và sao chép những phần văn bản giống nhau để không phải gõ lại nhiều lần HS quan sát Hình 38, và phát hiện những phần văn bản giống nhau, từ đó đề xuất cách soạn thảo nhanh chóng và hiệu quả. Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu Thực hiện thành thạo các thao tác chọn, xoá, sao chép, di chuyển một đoạn văn bản. Đưa được hình ảnh vào trong văn bản một cách thành thạo. Nội dung Học sinh thực hành về cách trình bày văn bản Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai theo Nhiệm vụ 1: Soạn thảo và định dạng để được văn bản như Hình 38, Nhiệm vụ 2: Chỉnh sửa văn bản TreEmHomNay để bổ sung lời hát lần 2. Sản phẩm Tệp văn bản TreEmHomNay như hình 38 và Hình 39 Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng nhiệm vụ 1, nhiệm vụ 2 và các bước hướng dẫn trong sách giáo khoa. GV cho HS báo cáo kết quả và tổ chức đánh giá....Sản phẩm Học sinh tạo được sản phẩm đồ hoạ, đặt tên tệp là chumbongbay. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV cho HS quan sát giao diện phần mềm đồ hoạ ở Hình 42 và có thể hỏi xem các em có nhận xét gì về giao diện, có thấy gì giống và khác với giao diện của các phần mềm mà các em đã học không. - GV có thể gợi ý cho HS thấy những phần tương tự như giao diện của phần mềm soạn thảo văn bản như: trang vẽ giống trang văn bản, các công cụ và lệnh ở phần trên của giao diện,... – Việc phân biệt được sự khác nhau trong cách sử dụng màu 1 và màu 2 khá khó - GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng nhiệm vụ 1, 2, nhiệm vụ 3 và tiến hành làm theo hướng dẫn trong SGK_T39, T40, T41, T42, - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 4: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập. Nội dung Học sinh hoạt động nhóm, thảo luận và hoàn thành câu hỏi SGK_T42. Sản phẩm Câu trả lời dự kiến của HS 1. Đáp án: A. 2. Đáp án: B. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập của nội dung câu hỏi SGK_42. - HS làm bài - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 5: Vận dụng Mục tiêu Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Học sinh trao đổi, thảo luận hoàn thành yêu cầu SGK_T42. Sản phẩm Hình cột đèn giao thông như Hình 54 Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Tổ chức cho Học sinh thực hành tạo sản phẩm đồ hoạ là hình cột đèn giao thông như Hình 54. - Tổ chức đánh giá sản phẩm của HS, tổng kết bài học và dặt dò trước khi kết thúc tiết học - HS thực hành tạo sản phẩm. - Học sinh báo cáo kết quả Bài 8B: LÀM SẢN PHẨM THỦ CÔNG THEO VIDEO HƯỚNG DẪN YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Nhận ra lợi ích của đa phương tiện trong việc hỗ trợ, hướng dẫn làm một việc cụ thể như tạo sản phẩm thủ công đơn giản thông qua một video cụ thể. Năng lực Tạo được sản phẩm thủ công đơn giản theo video hướng dẫn. Phẩm chất Có tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm do mình tạo ra. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Một số video hướng dẫn gấp giấy phù hợp với HS, tìm được trên Internet hoặc được cài đặt máy tính. Tiết học có thể được thực hiện trong phòng máy tính hoặc trên lớp học với các nhóm được trang bị máy tính có kết nối Internet. Nếu không có kết nối Internet, GV cần chuẩn bị sẵn các video ở trên và lưu trữ trong máy tính của HS để các em có thể tìm thấy video hướng dẫn trong máy tính CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Giới thiệu bài học, chuẩn bị bối cảnh cho Hoạt động 1. Học sinh học gấp giấy bằng cách làm theo video hướng dẫn để tạo các sản phẩm thủ công. Nội dung Học sinh thảo luận, trao đổi cùng theo dõi video hướng dẫn tạo các sản phầm thủ công. Sản phẩm Sản phẩm gấp giấy khi xem video hướng dẫn . Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Nhiều HS đã quen với việc gấp giấy thành các hình. Các em được gợi ý tạo ra một sản phẩm gấp giấy, có nhiều bước cần được hướng dẫn. Tuỳ điều kiện cụ thể và kinh nghiệm của HS, GV có thể chọn một sản phẩm gấp giấy sao cho đơn giản để có thể thực hiện ngay trên lớp với sự hướng dẫn của video mà vẫn tạo đ ược hứng thú cho HS. HS thực hiện gấp giấy để tạo sản phẩm theo hướng dẫn. Hoạt động 1: Tìm kiếm và xem video hướng dẫn trên Internet Mục tiêu HS nhận ra có thể tìm thấy những video hướng dẫn thực hiện một công việc trên Internet hoặc trao đổi trên môi trường kĩ thuật số. Nội dung HS có thể tìm thấy trên Internet những video hướng dẫn tạo sản phẩm thủ công đơn giản. Thực hiện theo hướng dẫn của video, HS có thể tạo ra những sản phẩm thủ công hữu ích. Sản phẩm Đánh giá theo kết quả tìm kiếm được. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS – Yêu câu HS nhắc lại kĩ năng tìm kiếm trên một website. – Tổ chức Hoạt động nhóm. Mỗi nhóm có thể tìm thấy và sử dụng những video hướng dẫn khác nhau. Tuỳ đối tượng HS, GV có thể gợi ý từ khoá hoặc để các em đề xuất từ khoá trước khi tìm kiếm. – HS nhắc lại kĩ năng tìm kiếm trên một website. – Hoạt động được thực hiện theo nhóm. Mỗi nhóm có thể tìm thấy và sử dụng những video hướng dẫn khác nhau. – Chia sẻ câu trả lời với cả lớp. Dựa trên kết quả Hoạt động ở trên, GV sử dụng video để hướng dẫn HS cách xem như minh hoạ ở Hình 63. GV chốt kiến thức và bổ sung lưu ý rằng YouTube có thể được truy cập từ ti vi thông minh hoặc điện thoại thông minh – HS nhận ra rằng các em có thể tìm thấy trên Internet những video hướng dẫn tạo sản phẩm thủ công đơn giản. – HS được quan sát để biết cách điều khiển xem video trên website, có nhiều điểm tương tự như xem bằng phần mềm (đã được TH ở lớp trước). Yêu cầu học sinh hoàn thành câu hỏi củng cố SGK T47 Học sinh trả lời câu hỏi. Đáp án: B Hoạt động 2: Thực hành làm sản phẩm thủ công theo video Mục t... 2: Thực hành tạo thiệp chúc mừng sinh nhật Mục tiêu Học sinh làm quen với các công cụ trong phần mềm đồ hoạ để tạo thiệp chúc mừng sinh nhật. Nội dung Thực hành tạo tấm thiệp chúc mừng sinh nhật như minh hoạ ở Hình 60 với đầy đủ yêu cầu SGK_T44, T45. Sản phẩm Sản phẩm là tệp hình ảnh chứa tấm thiệp chúc mừng sinh nhật sau khi thực hành như minh hoạ ở Hình 60. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV tổ chức hoạt động thực hành theo nhiệm vụ tạo một tấm thiệp sinh nhật và tiến hành làm theo hướng dẫn trong SGK_T44, T45. GV hướng dẫn HS TH theo từng bước trong SGK. HS đã biết sử dụng các công cụ cần thiết, đã biết tạo các thành phần cụ thể của tấm thiệp. HS học cách sử dụng thêm công cụ viết chữ Text là đã có khả năng tạo được một sản phẩm đơn giản với đầy đủ yêu cầu - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập. Nội dung Thực hành tạo tấm thiệp như minh hoạ ở Hình 61a như đã được hướng dẫn trong hoạt động 2. Sản phẩm Tệp hình ảnh tấm thiệp sinh nhật như minh hoạ ở Hình 61a. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS GV hướng dẫn HS quan sát hình 61a và phân tích xem cần phải tạo các thành phần nào, cách tạo như thế nào cho nhanh và hiệu quả. - Có nhiều cách khác nhau để tạo ra được tấm thiệp kết quả. Tương tự, cũng có nhiều cách khác nhau để tạo nền cho tấm thiệp. Ví dụ: Cách 1 là dùng công cụ vẽ hình Rectangle để tạo lần lượt các hình chữ nhật với hai màu tím đậm và tím nhạt; Cách 2 là tạo một hình chữ nhật màu tím đậm có kích thước lớn bằng nền của tấm thiệp, sau đó tạo các hình chữ nhật màu tím nhạt có kích thước nhỏ hơn xen kẽ trên nền hình chữ nhật lớn. Nên sử dụng lệnh Copy để tạo được các hình chữ nhật có kích thước bằng nhau. GV quan sát cách HS thực hành để góp ý, hướng dẫn kịp thời. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức hoạt động đánh giá. - HS quan sát Hình 61a, lắng nghe GV hướng dẫn - HS thực hành tạo tấm thiệp dưới sự hướng dẫn của GV. Mỗi HS có thể tìm ra được một cách thực hiện khác nhau nhưng cuối cùng cần tạo được kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. . Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Sử dụng các công cụ của phần mềm đồ hoạ để thêm lời chúc và các ngôi sao vào tấm thiệp đã tạo ở phần Luyện tập theo gợi ý ở Hình 61b. Sản phẩm Tệp hình ảnh tấm thiệp sinh nhật như minh hoạ ở Hình 61b. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV hướng dẫn HS bổ sung thêm lời chúc và các ngôi sao vào tấm thiệp đã tạo được trong phần luyện tập. - GV lưu ý các em chọn kích thước, màu sắc cho lời chúc mừng sao cho nổi bật trên nền của tấm thiệp. GV quan sát cách HS thực hành để góp ý, hướng dẫn kịp thời. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức hoạt động đánh giá, tổng kết bài học và dặn dò HS trước khi kết thúc tiết học. - HS lắng nghe và quan sát. - HS hoàn thiện bài và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Bài 9B: THỰC HÀNH TẠO ĐỒ DÙNG GIA ĐÌNH THEO VIDEO HƯỚNG DẪN YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Rèn luyện kĩ năng sử dụng công cụ đa phương tiện trong việc hỗ trợ tạo sản phẩm thủ công hữu ích. Năng lực Tạo được sản phẩm thủ công (đồ dùng gia đình) theo video hướng dẫn. Phẩm chất Có tinh thần trách nhiệm đối với sản phẩm do mình tạo ra. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: – Một số video tạo sản phẩm thủ công hữu ích, tìm được trên Internet hoặc được lưu trữ trong máy tính. – Kết nối máy tính với Internet để có thể truy cập một mạng xã hội chia sẻ video như YouTube. HS: Vật liệu tái chế, băng keo, kéo thủ công,... phù hợp với sản phẩm được lựa chọn để tạo ra. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động khởi động Mục tiêu Giới thiệu bài học, chuẩn bị bối cảnh cho Hoạt động 1. Học sinh học gấp giấy bằng cách làm theo video hướng dẫn để tạo các sản phẩm thủ công. Nội dung Học sinh thảo luận, trao đổi cùng theo dõi video hướng dẫn tạo các sản phầm thủ công. Sản phẩm Sản phẩm gấp giấy khi xem video hướng dẫn . Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Tương tự như phần khởi động của Bài 8B, trong bài này, GV tiếp tục hướng dẫn HS thực hành làm một sản phẩm thủ công theo video hướng dẫn. Tuy nhiên, trong bài này, vật liệu (đầu vào) và sản phẩm (đầu ra) đa dạng hơn so với bài học trước. Qua việc làm sản phẩn, HS cũng được gợi ý sử dụng vật liệu tái chế nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để tạo ra một sản phẩm hữu ích, mang tính thực tế trong cuộc sống hằng ngày. HS thực hiện gấp giấy để tạo sản phẩm theo hướng dẫn. Hoạt động 1: Thực hành Mục tiêu Học sinh thực hành làm sản phẩm thủ công theo video. Nội dung Học sinh tìm kiếm và xem video hướng dẫn để làm một chiếc thùng rác nhỏ từ vật liệu tái chế. Sản phẩm Sản phẩm dự kiến của học si...óm HS (2-4 HS). Các nhóm đọc yêu cầu của hoạt động. 3. Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá HS hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi 2-> 3 nhóm HS trình bày các nội dung mà giáo viên đưa ra trước lớp Từ kết quả hoạt động, GV phân tích, dẫn dắt vào phần kiến thức mới để nhấn mạnh hai kiến thức trọng tâm: công việc có cấu trúc tuần tự và chương trình có cấu trúc tuần tự GV chốt kiến thức: • Trong cấu trúc tuần tự, các việc được thực hiện lần lượt theo thứ tự. • Trong chương trình có cấu trúc tuần tự, các lệnh hoặc khối lệnh được thực hiện lần lượt theo thứ tự HS đọc phần kiến thức cần ghi nhớ. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi củng cố 2-> 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét Tiết 2 Hoạt động 2: Thực hành Mục tiêu Sử dụng được cấu trúc tuần tự trong một số chương trình đơn giản. Nội dung Tạo chương trình "Xin chào!" Tạo chương trình điều khiển nhân vật mèo thực hiện tuần tự Sản phẩm Tệp sản phẩm chương trình trên Scratch. Tổ chức thực hiện Hoạt động của GV Hoạt động của HS GV tổ chức hoạt động thực hành theo từng nhiệm vụ 1, 2 và hướng dẫn trong sách giáo khoa. - Nhiệm vụ 1: Tạo chương trình "Xin chào!" - Nhiệm vụ 2: Tạo chương trình điều khiển nhân vật mèo thực hiện tuần tự - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu Củng cố các kiến thức đã học thông qua các bài luyện tập, qua đó vận dụng vào thực tiễn. Nội dung Bài tập luyện tập trong SGK_T55. Sản phẩm Câu trả lời dự kiến: Chương trình có cấu trúc tuần tự, các lệnh của chương trình được thực hiện lần lượt theo thứ tự. Nhân vật thực hiện lần lượt những hành động sau đây: Di chuyển 50 bước Nói “Xin chào bạn” trong 2 giây. Thay đổi động tác. Nói “Chúc bạn vui vẻ!” Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV yêu cầu học sinh thực hành và tạo ra sản phẩm của nội dung câu hỏi SGK_T55. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Hai câu hỏi phần vận dụng trong SGK trang 55 Sản phẩm 1. Tương tự Hoạt động ở Mục 1, em mô tả ý tưởng chương trình như sau: Nhân vật mèo xuất hiện trên sân khấu, di chuyển 100 bước và nói "Tạm biệt!" trong 3 giây. Mèo kêu meo và nói tiếp "Hẹn gặp lại!" 2. Chương trình theo ý tưởng ở Câu 1: Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - Em hãy mô tả ý tưởng chương trình để nhân vật nói "Tạm biệt!" và "Hẹn gặp lại!" thay cho "Xin chào!" và "Rất vui được gặp các bạn.". - Em hãy viết chương trình theo ý tưởng ở Câu 1. Sau khi HS hoàn thành. GV tổ chức nhận xét, đánh giá và tổng kết bài học. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Bài 11: CẤU TRÚC LẶP YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Công việc có cấu trúc lặp. Chương trình có cấu trúc lặp. Các lệnh lặp trong Scratch. Năng lực Nêu được ví dụ cụ thể mô tả cấu trúc lặp. Phẩm chất Chăm chỉ, chịu khó khi học tập kiến thức mới về cấu trúc lặp. Kiên trì, cẩn thận khi thực hành tạo chương trình có cấu trúc lặp THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy tính của GV và HS được cài đặt phần mềm Scratch. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu HS làm quen cấu trúc lặp thông qua công việc được thực hiện lặp lại, từ đó kết nối sang kiến thức mới cấu trúc lặp. Nội dung Học sinh trao đổi, thảo luận kể thêm một số việc khác mà em thực hiện lặp lại nhiều lần. Sản phẩm Câu trả lời dự kiến của học sinh: Thực hiện 1 động tác thể dục lặp lại 8 lần, Chải răng cho đến khi răng sạch, Học một bài thơ cho đến khi thuộc, Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV tổ chức cho toàn lớp vận động đầu giờ theo nhạc thực hiện động tác thể dục được lặp lại nhiều lần. - Từ HĐ vận động đầu giờ, GV cho HS nhận nhiện về công việc được lặp lại. - GV chia nhóm HS (2 - 4 HS) thảo luận nêu thêm các công việc hàng ngày mà em thực hiện lặp lại nhiều lần. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá. HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống mà giáo viên đưa ra. - HS thảo luận theo nhóm để kể ra một số việc mà em thực hiện lặp lại. Kết quả thảo luận ghi chép vào vở hoặc bảng con. Hoạt động 1: Cấu trúc lặp Mục tiêu HS làm quen với chương trình có cấu trúc lặp bằng cách nhận biết khối lệnh được lặp lại trong chương trình. Nội dung Trong cấu trúc lặp, công việc được thực hiện lặp lại. Trong chương trình có cấu trúc lặp, lệnh hoặc khối lệnh được thực hiện lặp lại. Sản phẩm Câu trả lời dự kiến: Chương trình ở Hình 77 có một khối lệnh được lặp lại ba lần. Nếu sử dụng lệnh lặp thì chương trình sẽ ngắn gọn hơn. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt độ...vẹt thực hiện tuần tự các hành động và nhiệm vụ 2: Tạo ba chương trình thực hiện các yêu cầu. Sản phẩm Các tệp chương trình như minh hoạ ở Hình 78 SGK_T59, Hình 79, hình 80, hình 81 SGK T60 và hình 82 SGK_T61. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ này nhằm tạo khối lệnh tuần tự. Khối lệnh này sẽ được sử dụng để đặt vào trong mỗi câu lệnh lặp trong các nhiệm vụ thực hành tiếp theo. - Tương tự như hành động “Thay đổi động tác” của nhân vật Mèo trong bài học về Cấu trúc tuần tự, GV có thể gợi ý lệnh điều khiển hành động “vỗ cánh” của nhân vật vẹt. - Sau khi HS thực hành, GV gọi một số HS trình bày kết quả và nhận xét, đánh giá. - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Nhiệm vụ 2. Nhiệm vụ này nhằm đạt yêu cầu sử dụng được lệnh lặp trong một số chương trình đơn giản và chạy thử chương trình. Khối lệnh ở nhiệm vụ 1 sẽ được sử dụng trong mỗi câu lệnh lặp Trong mỗi chương trình, lệnh (đã được học ở lớp 4) được bổ sung để nhân vật di chuyển đến khi chạm cạnh sân khấu, bật ngược lại không bị lộn đầu. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá - HS lắng nghe và quan sát. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Tiết 2 Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu HS luyện tập sử dụng lệnh lặp trong chương trình đơn giản và chạy thử được chương trình. Nội dung Học sinh thực hành và tạo ra sản phẩm theo 2 bài tập SGK_T61 Sản phẩm Sản phẩm theo 2 bài tập SGK_T61. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV yêu cầu Học sinh thực hành và tạo ra sản phẩm theo 2 bài tập SGK_T61. GV lưu ý HS được tuỳ chọn nhân vật mà em thích. Với mỗi nhân vật, sẽ có các trang phục khác nhau để thay đổi động tác. HS sử dụng lệnh để thay đổi động tác của nhân vật. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá 1. Tương tự Nhiệm vụ 1 trong phần TH, HS tạo khối lệnh tuần tự thực hiện ba hành động. 2. Tương tự Nhiệm vụ 2 trong phần TH, HS tạo ba chương trình tương ứng với ba loại lệnh lặp của Scratch và chạy thử chương trình để kiểm tra kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Hoạt động 4: Vận dụng Mục tiêu Học sinh được phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nội dung Tạo chương trình sử dụng lệnh lặp với số lần biết trước để vẽ hình vuông. Sản phẩm Tệp chương trình tạo hình vuông có sử dụng lệnh lặp. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - HS đã được học chương trình vẽ hình vuông ở lớp 4 trong đó sử dụng cấu trúc tuần tự. GV sử dụng chương trình vẽ Hình vuông ở lớp 4, yêu cầu HS quan sát và cho biết khối lệnh nào được lặp lại? Lặp lại bao nhiêu lần? - GV tổng hợp kết quả trả lời của HS và hướng dẫn HS tạo chương trình vẽ hình vuông có sử dụng lệnh lặp, giúp chương trình ngắn gọn hơn. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và tổ chức đánh giá. - GV tổng kết bài học và dặn dò trước khi kết thúc tiết học. - HS thực hành theo các hướng dẫn và quan sát kết quả. - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét các nhóm khác. Bài 13: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Cấu trúc rẽ nhánh và câu lệnh rẽ nhánh. Năng lực Nêu được ví dụ cụ thể mô tả cấu trúc rẽ nhánh. Sử dụng được cấu trúc rẽ nhánh trong một số chương trình đơn giản. Chạy thử được chương trình có cấu trúc rẽ nhánh. Phẩm chất Rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với việc tạo ra sản phẩm kĩ thuật số. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU GV: Hai chương trình Scratch tương ứng với hai hoạt động (“mèo đổi màu” và “mèo trở về màu vàng”). CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Kết nối kiến thức HS đã biết ở lớp 3 (một việc có được thực hiện hay không được thực hiện tuỳ thuộc vào một điều kiện có được thoả mãn hay không) để chuẩn bị cho bài học. Nội dung HS kể thêm những ví dụ trong cuộc sống về sự rẽ nhánh trong hành động và diễn đạt những ví dụ đó dưới dạng ngôn ngữ, sử dụng cách nói “nếu... thì...” như đã được học ở lớp 3. Sản phẩm Học sinh sử dụng cách nói “Nếu...thì...” để diễn đạt một sốg ví dụ trong cuộc sống về sự rẽ nhánh trong hành động, ví dụ: Nếu đèn xanh thì em đi qua đường,.... Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV chia nhóm HS (2 - 4 HS) - GV sử dụng Hình 83 minh hoạ đèn giao thông và yêu cầu HS sử dụng cách nói “Nếu...thì...” để diễn đạt các trường hợp xảy ra. - GV yêu cầu các nhóm thảo luận, sử dụng cách nói “Nếu... thì...” để nêu thêm các công việc hàng ngày mà em thực hiện tuỳ thuộc điều kiện. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và tổ chức đánh giá. HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống mà giáo viên đưa ra. - HS thảo luận theo nhóm để kể ra một số việc sử dụng cách nói “Nếu... thì...” để nêu thêm các công việc hàng ngày mà em thực hiện tuỳ thuộ...ục tiêu HS vận dụng kiến thức bài học tạo ra chương trình sử dụng cấu trúc lặp. Nội dung Viết chương trình mèo đổi màu như ý tưởng được mô tả trong Hoạt động 2: Nhân vật mèo thực hiện lặp liên tục "nếu chạm con trỏ chuột thì đổi màu nếu không thì trở về màu ban đầu". Lưu chương trình với tên tệp MeoTroVeMauVang. Sản phẩm Tệp chương trình Scratch MeoTroVeMauVang thực hiện yêu cầu của bài tập. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS - GV phân tích đề bài để gợi ý HS tạo chương trình bằng cách kết hợp nội dung đã học trong phần TH hoặc tạo mới chương trình bằng cách sử dụng các lệnh: “lặp liên tục”, “Nếu thìnếu không thì”, - Kết thúc hoạt động, cho HS chữa bài và tổ chức đánh giá. - GV tổng kết bài học, dặn dò HS trước khi kết thúc tiết học - HS làm bài - Học sinh báo cáo kết quả, nhận xét kết quả của các bạn khác. Bài 14: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH YÊU CẦU CẦN ĐẠT Kiến thức Sử dụng biến “Trả lời” của Scratch Tạo và sử dụng biến. Năng lực Sử dụng được biến nhớ trong một số chương trình đơn giản. Phẩm chất Chăm chỉ, chịu khó khi học tập kiến thức mới về biến nhớ. Kiên trì, cẩn thận khi thực hành tạo chương trình có sử dụng biến. Rèn luyện tinh thần trách nhiệm đối với việc tạo ra sản phẩm kĩ thuật số. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU Máy tính của GV và HS được cài đặt phần mềm Scratch. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động khởi động Mục tiêu Hoạt động này nhằm mục đích giúp HS tiếp cận đến khái niệm biến nhớ thông qua một chương trình đơn giản, trực quan để dẫn dắt vào hoạt động khám phá. Nội dung Học sinh trao đổi, thảo luận cùng nhau tìm hiểu hoạt động: Xin chào bạn! Sản phẩm Câu trả lời dự kiến có thể ở các dạng như sau: Chương trình lấy tên mà người dùng vừa nhập để đưa vào câu chào của nhân vật. Trên màn hình ở Hình 85a có ô trả lời. Ở Hình 85b, tên nhập vào được đưa vào ô trả lời và đưa vào câu chào của nhân vật mèo. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS -GV chia nhóm HS (2-4 HS). Các nhóm đọc yêu cầu của hoạt động khởi động. - Kết thúc hoạt động, GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo Nếu điều kiện CSVC cho phép, GV có thể chạy chương trình ở Hình 84 để HS quan sát, hoặc chuẩn bị sẵn chương trình đó trong máy tính HS để HS chạy chương trình, sau đó thảo luận để tìm câu trả lời. Câu hỏi phần khởi động luôn là câu hỏi mở, huy động kinh nghiệm của HS nên không đánh giá đúng/sai. Mọi câu trả lời của HS đều được ghi nhận. HS thực hiện thảo luận nhóm để cùng nhau tìm hiểu tình huống mà giáo viên đưa ra. - HS quan sát Hình 85 và thảo luận để trả lời câu hỏi. Kết quả thảo luận ghi chép vào vở hoặc bảng con. Hoạt động 1: Sử dụng biến ‘Trả lời’ trong Scratch Mục tiêu HS nhận biết được biến ‘Trả lời’, nhập giá trị cho biến và hiển thị biến ra màn hình. Nội dung Nhập giá trị cho biến . Hiển thị giá trị của biến ra màn hình. Sản phẩm Sử dụng lệnh để nhập thông tin từ bàn phím. Thông tin nhập vào từ bàn phím được lưu trong biến Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Hoạt động đọc: GV sử dụng Hình 86, 87 (hoặc trực tiếp trên phần mềm Scratch) để giới thiệu biến Trả lời, sau đó hướng dẫn hai thao tác cơ bản với biến trả lời, đó là: Nhập giá trị cho biến Trả lời. Hiển thị giá trị của biến Trả lời ra màn hình. Lưu ý: Khi hướng dẫn mỗi thao tác cơ bản với biến Trả lời, GV đều kết nối đến hoạt động ở phần khởi động để minh hoạ, giúp HS hiểu rõ câu trả lời của HĐ này. GV có thể giới thiệu hình ảnh trực quan mô tả biến như một chiếc túi. Đồ vật đựng trong túi chính là giá trị của biến. Ở mỗi thời điểm, đồ vật đựng trong túi có thể khác nhau. Biến cũng vậy, giá trị của biến có thể thay đổi khi chạy chương trình. Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập củng cố SGK_T68 HS lắng nghe, nhắc lại và ghi nhớ kiến thức trong hộp kiến thức. Học sinh trả lời câu hỏi củng cố. Đáp án: Giá trị của biến trả lời là 7. Người sử dụng đã nhập số 7 từ bàn phím. Hoạt động 2: Tạo và sử dụng biến Mục tiêu HS biết cách tạo và sử dụng biến mới Nội dung Tạo biến mới Nhập giá trị cho biến. Hiển thị giá trị của biến ra màn hình. Sản phẩm Em có thể tạo biến để sử dụng khi tạo chương trình. Trong Scratch, các lệnh về biến thuộc nhóm lệnh Các biến số. Tổ chức thực hiện GV tổ chức hoạt động Hoạt động của HS Hoạt động đọc - GV hướng dẫn HS tạo và sử dụng biến mới với ba thao tác cơ bản là: tạo biến, đặt giá trị cho biến và hiển thị giá trị của biến ra màn hình. - GV có thể sử dụng hình ảnh minh hoạ trong SGK hoặc thao tác trực tiếp trên phần mềm Scratch để giới thiệu ba thao tác với biến. - Yêu cầu học sinh hoàn thành bài tập củng cố SGK_T70 HS lắng nghe, nhắc lại và ghi nhớ kiến thức trong hộp kiến thức. Học sinh trả lời câu hỏi củng cố. Đáp án: D. Tiết 2 Hoạt động 3: Thực hành sử dụng biến Mục tiêu Sử dụng được biến nhớ trong một số chương trình đơn giản. Nội dung Học sinh thực hiện nhiệm vụ 1: Tạo chương trình sử dụng biến ‘ Trả lời’ và nhiệm vụ 2: Tạ
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_5_sach_ket_noi_tri_thuc_nam_hoc.docx
- Bài 1.docx
- Bài 2.docx
- Bài 3.docx
- Bài 4.docx
- Bài 5.docx
- Bài 6.docx
- Bài 7.docx
- Bài 8A.docx
- Bài 8B.docx
- Bài 9A.docx
- Bài 9B.docx
- Bài 10.docx
- Bài 11.docx
- Bài 12.docx
- Bài 13.docx
- Bài 14.docx
- Bài 15.docx
- Bài 16.docx