Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 - Năm học 2023-2024

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực

- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.

- Làm quen với cửa sổ chương trình quản lí tệp và thư mục;

- Thực hiện được các thao tác điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ;

- Thực hiện được các thao tác như: Tạo, mở, sao chép, xoá đối với thư mục/tệp trong chương trình quản lí tệp và thư mục;

2. Phẩm chất:

- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.

- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi

docx 88 trang Cô Giang 23/10/2024 80
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 - Năm học 2023-2024

Kế hoạch bài dạy Tin học Lớp 5 - Năm học 2023-2024
TUẦN 1
Thứ Tư, ngày 06 tháng 09 năm 2023
CHỦ ĐỀ 1: KHÁM PHÁ MÁY TÍNH
Tiết 1: KHÁM PHÁ COMPUTER
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
- Làm quen với cửa sổ chương trình quản lí tệp và thư mục; 
- Thực hiện được các thao tác điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ; 
- Thực hiện được các thao tác như: Tạo, mở, sao chép, xoá đối với thư mục/tệp trong chương trình quản lí tệp và thư mục;
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
Trò chơi mảnh ghép: Ghép các mảnh ghép của 1 bức ảnh về thư mục.
- Thư mục để làm gì?
- Các em đã nhận ra biểu tượng thư mục, bài học hôm nay chúng ta cùng ôn lại các kiến thức đã học về chương trình quản lý tệp và thư mục trên máy tính.
- Học sinh cùng nhau ghép hình
- Đưa ra tên của hình vẽ trong bức tranh
- Trả lời theo sự hiểu biết 

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Những gì em đã biết
- GV cho HS thực hiện cá nhân yêu cầu 1 trang 7/SGK, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ trước lớp
- GV theo dõi giúp đỡ những HS gặp khó khăn.
- GV giải thích thêm về ổ đĩa cứng.
HĐ 2. Khám phá Computer
- GV cho HS thực hiện cá nhân yêu cầu 2 trang 8/SGK. 
- GV hướng dẫn thêm bằng ví dụ minh họa mẫu trên màn hình cho HS thấy rõ.

- HS làm việc cá nhân đọc thông tin trong sách giáo khoa, thực hiện theo yêu cầu rồi chia sẻ kết quả
Kết quả: 
a. Các từ cần điền theo thứ tự là: Computer, tệp và thư mục con, nháy đúp chuột
b. Các từ cần điền theo thứ tự là: thư mục, tệp, KHIEM; các thư mục con và các tệp.
c. Ổ cứng C, D, E
- HS đọc yêu cầu bài tập 2 làm việc cá nhân, nói cho nhau nghe và chia sẻ kết quả trước lớp
+ Kết quả. a. - Sau khi khởi động, chương trình quản lí tệp và thư mục hiển thị trong cửa sổ Computer.
- Ở góc trên bên trái của cửa sổ có tên cửa sổ, góc trên bên phải cửa sổ có các nút lệnh điều khiển cửa sổ.
- Cửa sổ Computer có 2 ngăn, là ngăn trái và ngăn phải. Trong mỗi ngăn có các biểu tượng.
- HS chỉ ra tên và các nút điều khiển cửa sổ.
b. + Kết quả: S, Đ, Đ, S, Đ
3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
- Các nhóm thực hành tạo, sao chép, xóa các tệp, thư mục.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo quá trình thực hành của nhóm.

- HS thực hành 
- Báo cáo kết quả của nhóm
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- HĐ 1: Vận dụng
- GV yêu cầu các nhóm HS thực hành tạo thư mục tên các bạn trong nhóm trong đó có các thư mục con là tên các môn học ưa thích.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà thực hành thao tác tạo, mở, xóa, sao chép các tệp/ thư mục

- HS thực hành 
- Ghi nhớ
- HS về nhà thực hành. 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.
.
.
Thứ Năm, ngày 07 tháng 09 năm 2023
Tiết 2: KHÁM PHÁ COMPUTER
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- HS tích cực tự học, thích tìm tòi khám phá chức năng của máy tính.
- Làm quen với cửa sổ chương trình quản lí tệp và thư mục; 
- Thực hiện được các thao tác điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ; 
- Thực hiện được các thao tác như: Tạo, mở, sao chép, xoá đối với thư mục/tệp trong chương trình quản lí tệp và thư mục;
2. Phẩm chất:
- Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mạnh dạn, tự tin chia sẻ thông tin trước lớp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 
- Ổn định lớp.
- GV cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”: Tìm kiếm các hình ảnh tệp tin và thư mục, các bộ phận máy tính do cô đưa ra trên màn hình theo các yêu cầu của cô.
- HS báo cáo sĩ số.
- HS tham gia trò chơi

2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Bài tập 1 trang 10 
- GV cho HS làm việc cá nhân nêu cách làm bài
- Các nhóm cùng hoàn thành yêu cầu đề bài rồi chia sẻ trước lớp
- GV quan sát giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
Hoạt động 2. Bài 2 trang 10
 - GV cho HS làm việc nhóm theo yêu cầu SGK rồi chia sẻ
- GV quan sát giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.
Hoạt động 3. Bài 3 trang 10, 11
- GV cho HS làm việc cá thực hiện các yêu cầu trong SGK, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ trước lớp.
- GV quan sát giúp đỡ khi học sinh gặp khó khăn.

- HS làm việc cá nhân rồi trao đổi với bạn ngồi chung máy rồi chia sẻ trước lớp.
- Các nhóm hoàn thành yêu cầu:
Trong ngăn trái, nháy chọn ổ đĩa (D:). Trong ngăn phải tạo các thư mục theo mô tả như sau:
a) Thư mục LOP5A là thư mục trên ổ đĩa (D:)
b) Thư mục LOP5A có các thư mục con là TO1, TO2, TO3, TO4.
c) Thư mục TO2 có các thư mục...
- HS thực hành theo nhóm đôi. 
?Để copy đồng thời hai tệp Bai1SoanThao.docx và Bai1SoanThao.docx em làm như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc hướng dẫn và thực hành.
- Yêu cầu HS tạo 2 tệp bai1soanthao.docx và bai2soanthao.docx trong thư mục TO1 của LOP4. Copy hai thư mục vừa tạo sang thư mục TO1 của LOP5.
- GV quan sát, hướng dẫn, động viên các nhóm làm bài
- Gọi đại diện nhóm trình bày.
- Gọi đai diện nhóm nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương.
* Kết luận: Để thực hiện thao tác sao chép nhiều tệp trong một thư mục em nhấn giữ phím Shift đồng thời.
HĐ 2. Củng cố, dặn dò
? Nháy vào thư mục ngăn trái thì thư mục con, tệp của thư mục đó sẽ hiển thị ở đâu?
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
? Ngăn trái cửa sổ giúp em quản lí các thư mục như thế nào?
- Gọi HS trả lời.
- Gọi HS nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương.
- Nhận xét tiết học.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm HS hăng hái xây dựng bài, thực hành tốt, động viên cá nhân còn lúng túng.
- Yêu cầu HS về xem lại nội dung bài học, xem tiếp các phần thực hành còn lại để buổi sau thực hành hiệu quả.
- Yêu cầu HS tắt máy đúng quy trình.
- HS thực hành trên máy tính.
- HS thực hành nhóm đôi
- HS trả lời: Nhấn giữ phím Shift đồng thời nháy chọn hai tệp.
- HS đọc hướng dẫn và thực hành.
- HS so sánh bài làm trên máy của mình với các bạn.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
- HS trả lời: Hiển hiện bên ngăn phải
- HS nhận xét
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: Quản lí các thư mục được thuận tiện, dễ dàng hơn.
- HS nhận xét
- HS lắng nghe
- HS thực hiện.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
.
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 14 tháng 09 năm 2023
Tiết 4: LUYỆN TẬP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Rèn luyện kĩ năng điều khiển cửa sổ và cách hiển thị các biểu tượng trong mỗi ngăn của cửa sổ lệnh; 
- Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục.
- Phân biệt được hình dạng và chức năng của các thiết bị số thông dụng; thao tác được với tệp và thư mục.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: 
- Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: 
- Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG: 
- Gọi HS lên máy tính GV thực hành: Em hãy tạo thư mục mang tên em và mở thư mục đó ra?
- Gọi HS dưới lớp nhắc lại cách tạo thư mục?
Gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - ghi bảng: Chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp nội dung của Bài 2: Luyện tập (tiết 2)
- HS lên thực hiện.
- HS trả lời.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe.

2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH: 

2. Phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ, thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục. (20 phút)
 a) Thực hiện sao chép thư mục KHIEM từ thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4A sang thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP5A. (15 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu hs đọc bài và sau đó chia nhóm 2 thực hành.
- YC HS tạo 2 thư mục LOP4, LOP5. Tạo thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4. Tạo thư mục KHIEM nằm trong thư mục TO1.
- Copy (Sao chép) thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4 sang thư mục LOP5
- Yêu cầu HS nêu lại cách tạo thư mục, sao chép thư mục?
 GV quan sát, hướng dẫn HS vướng mắc (nếu có) trong lúc thực hành
- YC các nhóm báo cáo kết quả thực hành.
- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* Kết luận: Phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ giúp em thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục được thuận tiện, dễ dàng
b) Thực hiện sao chép các thư mục AN, BINH từ thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP4A sang thư mục TO1 nằm trong thư mục LOP5A tương tự như hướng dẫn ở trên. (5 phút)
* Mục tiêu: Luyện tập phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ để thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu hs đọc bài và sau đó chia nhóm 2 thực hành.
- GV gọi các nhóm báo cáo.
- Gọi đại diện nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét và tuyên dương
* Kết luận: Phối hợp sử dụng hai ngăn của cửa sổ giúp em thực hiện các thao tác tạo, mở, sao chép, xóa thư mục được thuận tiện, dễ dàng.
- HS quan sát và nhận xét bài làm của bạn.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.
- HS thực hành nhóm đôi
- Nhớ lại, 1 – 2 HS nêu.
+ Cách tạo thư mục: Nháy chuột phải -> Chọn New -> Chọn Folder -> Gõ tên Thư mục rồi nhấn Enter.
+ Sao chép thư mục:
Bước 1: Chuột phải vào thư mục cần sao chép.
Bước 2: Chọn Copy.
Bước 3: Chọn vị trí cần dán.
Bước 4: Chuột phải chọn Paste
- Các nhóm đôi thực hành.
- Các nhóm báo cáo kết quả. 
- Đại diện nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.
- HS thực hành nhóm đôi
- So sánh kết quả với bạn.
- Các nhóm đại diện báo cáo kết quả. - Đại diện nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Ghi nhớ.

3. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 

HĐ 1: Vận dụng
Bài 2. Thảo luận với bạn em các thao tác cần làm trư...bài
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học, chuẩn bị bài học tiếp theo.

- HS thực hành theo y/c.
- Cả lớp quan sát.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
. 
.....
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 21 tháng 09 năm 2023
TIẾT 6: THƯ ĐIỆN TỬ 
I. YÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
- Biết được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử;
- Hiểu được lợi ích của dịch vụ thư điện tử và biết sử dụng dịch vụ này để gửi và nhận thư điện tử.
2. Năng lực
- Năng lực chung
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện cách gửi và nhận thư điện tử với các bạn trong lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào việc gửi và nhận thư điện tử. 
- Năng lực riêng
HS vận dụng kiến thức vào bài tập. Nhận diện và phân biệt được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Tin học. Tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ham tìm hiểu về lợi ích của thư điện tử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG 
- Em hãy cho biết tác dụng của thư điện tử
 Nhận xét đánh giá
- Vào bài mới
- TL: Giúp em liên lạc với bạn bè và người thân một cách thuận tiện và nhanh chóng.
- Ghi bài.
2. THỰC HÀNH 
HĐ 1. Điền tên người dùng, tên nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử vào ô trống trong bảng sau:
- Y/c học sinh đọc y/c bài 1 sgk ?
- Nhận xét, kết luận:
Tên người dùng: tronghieu2006, nguyenvanhung5a, thuyan.141006, phamvanbinh5a, tran.khiem.31.03.2006
Tên nhà cung cấp dịch vụ : @yahoo.com, @gmail.com, @yahoo.com.vn.
HĐ 2. Đánh dấu X vào ô trống đặt trước câu trả lời đúng.
- Y/c học sinh đọc y/c bài 1 sgk ?
- Nhận xét, kết luận:
- Các câu trả lời đúng :
nvbinh.19.5.2006@gmail.com;
nvbinh5A@yahoo.com.vn;
nvbinh190506@yahoo.com.vn;
binhnv.19.5.2006@gmail.com
HĐ 3. Soạn rồi gửi thư cho bạn trong lớp của em với nội dung giới thiệu về bản thân (họ và tên, tên trường, tên lớp nơi em đang học, sở thích,)
- Y/c học sinh đọc, xác định y/c bài tập 3.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh, mỗi bạn gửi một thư.
- Trình chiếu sản phẩm học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 4. Đăng nhập vào hộp thư của em để đọc thư bạn em gửi.
- Y/c học sinh đọc, xác định y/c bài tập 4.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.
HĐ 5. Đăng xuất khỏi hộp thư của em sau khi đọc xong thư của bạn.
- Y/c học sinh đọc, xác định y/c bài tập 5.
- Quan sát, giúp đỡ học sinh.
- Nhận xét, đánh giá.

Đọc theo y/c.
Trả lời.
Nhận xét.
Lắng nghe.
Đọc theo y/c.
Báo cáo kết quả.
Lắng nghe.
- Đọc, xác định y/c.
- Thực hành theo y/c.
- Quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe.
- Đọc, xác định y/c, thực hành theo y/c.
Báo cáo kết quả.
- Đọc, xác định y/c.
- Thực hành theo y/c.
- Báo cáo kết quả.
3. VẬN DỤNG
HĐ 1: Vận dụng
- Em hãy lên đăng nhập vào tài khoản email của mình rồi kiểm tra xem có hộp thư đến không, xem nếu có thư đến, đăng xuất khỏi hộp thư của em ?
- Nhận xét tiết học => Tuyên dương.
HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học, chuẩn bị bài học tiếp theo.

- HS lên máy chủ thực hành, lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
TUẦN 4
Thứ Tư, ngày 27 tháng 09 năm 2023
TIẾT 7: THƯ ĐIỆN TỬ 
I. YÊU CẦN ĐẠT
- Biết được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử; Hiểu được lợi ích của dịch vụ thư điện tử và biết sử dụng dịch vụ này để gửi và nhận thư điện tử.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện cách gửi và nhận thư điện tử với các bạn trong lớp. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập, khám phá cách gửi và nhận thư điện tử. Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về thư điện tử, HS vận dụng kiến thức vào bài tập. Nhận diện và phân biệt được cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử.
- Yêu thích học môn Tin học. Tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ham tìm hiểu về lợi ích của thư điện tử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. KHỞI ĐỘNG 
- Đàm thoại nêu vấn đề 
 Trước kia chúng ta thường gửi nhận thư qua bác đưa thư, nhưng hiện nay việc gửi nhận thư sẽ được thực hiện qua Email. Vậy email là gì?
- Vào bài mới

- Trả lời theo sự hiểu biết 
- HS ghi đầu bài
2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HĐ 1: Địa chỉ thư điện tử
- Y/c học sinh đọc nội dung trong sgk phần 1 trang 18.
- Em hãy cho biết đâu là của địa chỉ email trong sgk?
- Em hãy cho biết đâu là nhà cung cấp dịch vụ của địa chỉ email trong sgk?
- Nhận xét, kết luận: bomcungtrang, teulop5b là tên người dùng; @gmail.com, @yahoo.com.vn là nhà cung cấp dịch vụ.
- Y/c học sinh đọc lại phần kiến thức cần ghi nhớ ở Sgk tr...i dung chính của bài
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài đã học, chuẩn bị bài học tiếp theo.

1 HS lên máy chủ thực hành, lớp quan sát và nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
TUẦN 5
Thứ Tư, ngày 04 tháng 10 năm 2023
TIẾT 9: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH: STELLARIUM 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Năng lực đặc thù
- Học sinh biết ý nghĩa của phần mềm là tìm hiểu về thiên văn học và không gian xung quanh em.
- HS nhận biết và ghi nhớ các công cụ và cách sử dụng phần mềm
- Sử dụng được các công cụ của phần mềm để tìm hiểu về thiên văn học và không gian xung quanh em.
- Năng lực chung
- HS chủ động khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Chia sẻ thông tin trước lớp.
- Hướng đến hình thành và phát triển năng lực: Giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề - sáng tạo.
- Phẩm chất
	- HS tích cực hoạt động trong quá trình học, phát tiển tư duy lôgic
- Biết giữ gìn, bảo quản máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa, Các phiếu học tập trong KHDH
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động 
-Kiểm tra sĩ số
-Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
-Sắp xếp 1-> 2 HS/MT

-Học sinh trật tự
2. Khám phá
HĐ 1: 1. Giới thiệu phần mềm 
* GV giới thiệu: Stellarium là phần mềm mã nguồn mở cho phép tái hiện lại bầu trời sao dưới dạng ba chiều một cách chân thực.
? Để làm việc được với phần mềm đầu tiên ta phải làm gì?
? Nêu cách khởi động phần mềm mà em biết?
	- Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm 
- Stellarium sẽ mặc định em đang ở nơi nào trên thế giới.
- Em di chuyển chuột vào bên trái phần mềm nháy chọn biểu tượng để chuyển sang tiếng Việt.
Nháy chọn Tiếng việt
- Ngôn ngữ chương trình 
- Ngôn ngữ bầu trời
* GV thực hành mẫu. Gọi 2 - 3 HS thực hành mẫu chọn ngôn ngữ tiếng Việt.
* Cho HS khởi động phần mềm và thực hiện chọn ngôn ngữ tiếng Việt.
* GV quan sát, giải đáp thắc mắc, kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi thực hành, tuyên dương những em làm tốt.
* GV giới thiệu cách sử dụng phần mềm
HĐ 2: 2. Hướng dẫn sử dụng.
a) Ý nghĩa của thanh công cụ:
* Thanh công cụ bên trái
GV giới thiệu các công cụ và cho HS quán sát các công cụ
- Bảng la bàn
- Bảng cấu hình
- Bảng tìm kiếm
- Bảng bầu trời và các tùy chọn
- Bảng thời gian
- Bảng địa điểm 
* Thanh công cụ phía dưới màn hình
1 2 3 4 5 6 7 8 9 1011121314 1516 17181920 21
1. Đường nối các chòm sao (phím tắt C)
2. Tên các chòm sao (phím tắt V)
3. Vẽ hình các chòm sao (phím tắt R)
4. Lưới phương vị
5. Lưới xích đạo
6. Mặt đất hay đường chân trời
7. Điểm phương hướng
8. Bầu khí quyển
9. Tinh vân (Các thiên hà)
10. Các hành tinh
11. Chuyển đổi phương vị
12. Đưa vật quan sát vào giữa màn hình (phím cách)
13. Chế độ ban đêm
14. Thu nhỏ màn hình
15. Tìm kiếm mưa sao băng 
16. Vệ tinh nhân tạo
17. Tua lại thời gian
18. Dừng thời gian và trở lại thời gian
19. Thiết lập thời gian hiện tại
20. Tua đi thời gian
21. Tắt chương trình
b) Cách chọn địa điểm để quan sát:
* Nháy chọn bảng địa điểm để xuất hiện cửa sổ địa điểm như hình dưới
Gõ địa chỉ muốn tìm vào khung
- Gõ địa điểm muốn tìm vào khung tìm kiếm và gõ Enter
Gõ tên hành tinh muốn tìm
Và nháy chọn biểu tượng
c) Cách tìm hành tinh hoặc ngôi sao nào đó: Nháy chuột vào bảng tìm kiếm → Gõ tên chòm sao hoặc hành tinh muốn xem và nháy vào biểu tượng
Hành tinh đó sẽ xuất hiện trên màn hình → Quan sát
- Cho HS tìm kiếm
d) Thoát khỏi phần mềm:
?Nêu cách thoát khỏi phần mềm mà em biết?
- GV chốt lại. Nháy vào biểu tượng ở thanh công cụ dưới màn hình

à Lắng nghe
à Đọc sách trả lời. Khởi động phần mềm
à Đọc sách trả lời. Nháy đúp chuột vào biểu tượng của phần mềm.
à Lắng nghe.
à Lắng nghe.
à Quan sát
- Quan sát.
- Thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
à Thực hiện
à Quan sát.
à Lắng nghe
à Quan sát.
à Lắng nghe
3. Luyện tập
* GV cho HS thực hiện lần lượt các thao tác sau:
+ Khởi động phần mềm STELLARIUM.
+ Chọn chế độ Tiếng việt.
+ Tập mở các biểu tượng của thanh công cụ.
+ Tìm hành tinh hoặc ngôi sao tùy chọn.
* Mỗi thao tác GV nên thực hành mẫu. Yêu cầu 2 - 3 thực hành mẫu. Sau đó cho HS thực hành trên máy.
* Yêu cầu HS thực hành nhóm đôi, nhận xét và kiểm tra lẫn nhau.

à Lắng nghe.
à Quan sát và thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.
* HS thực hiện theo nhóm và một số nhóm báo cáo kết quả
4. Vận dụng
- HĐ 1: Vận dụng
* Em cần ghi nhớ.
+ Dòng đầu mỗi đoạn cần lùi vào (sử dụng phím Tab)
+ Sử dụng công cụ 
Format Painter để sao chép định dạng văn bản.
-Về nhà em hãy soạn thảo 1 bài văn tả về 1 con vật mà em thích và chèn ảnh con vật đó vào bài
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
-HS về nhà thực hành khám phá thiên nhiên xung quanh em.
-Chuẩn bị bài cho tiết học sau

 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 05 tháng ...HS trả lời. 
- hs nhận xét
- Quan sát.
- HS trả lời.
- hs nhận xét
- HS trả lời.
- hs nhận xét
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời.
- HS làm vào phiếu học tập
- 1 HS làm vào phiếu khổ to, làm xong đính lên bảng
- HS nhận xét
- 2 HS đọc, cả lớp đọc thầm
- HS trả lời. 
- Thảo luận.
- Đại diện nhóm nêu các bước thực hiện, thực hành
- Nhóm khác nhận xét. Cả lớp thực hành
- Quan sát và rút kinh nghiệm.
3. Vận dụng
- Em hãy viết lời chúc thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 và chèn hình ảnh minh họa
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài mới
- Hs thực hiện.
- GV và hs cùng nhận xét.
- Ghi nhớ
- HS về nhà đọc bài 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 12 tháng 10 năm 2023
TIẾT 12: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập để nhận biết trình bày đoạn văn bản.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập, khám phá kiến thức qua các hoạt động học. 
2. Năng lực riêng:
Qua hoạt động khám phá hình thành kiến thức về sử dụng máy tính, HS vận dụng kiến thức vào bài tập. Nhận diện và phân biệt cách trình bày văn bản sao cho đúng.
3. Phẩm chất
Yêu thích học môn Tin học. Tích cực trong việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Ham tìm hiểu về lợi ích của máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- Em hãy gõ hai câu ca dao sau?
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.
à Nhận xét + tuyên dương.
- HS báo cáo sĩ số.
- Thực hiện, HS khác nhận xét.
- Lắng nghe.

2. Khám phá 
- HĐ1. Các thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản.
- Gv chiếu video không lời các thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản ( Hoặc gv thao tác mẫu)
- Yêu cầu hs quan sát, thảo luận và ghi vào các bước thực hiện ở phiếu .
- Yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả
Gv nhận xét và chốt các bước thực hiện
- + B1: Chọn thẻ Home.
 + B2: Đánh dấu đoạn văn bản có định dạng mà em muốn sao chép sang các đoạn văn bản khác.
 + B3: Chọn công cụ Format Painter.
 + B4: Bôi đen vào đoạn văn bản mà em muốn định dạng lại. (Khi thả nút trái chuột, các định dạng sẽ được sao chép vào văn bản đã chọn)
-HS khám phá cách thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản:
-Học sinh theo dõi video 
-Trao đổi nhóm đôi các bước thực hiện và hoàn thành phiếu học tập các bước thực hiện.
-Đại diện nhóm đứng tại chỗ nêu cách thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản.
- Một vài nêu các bước thực hiện.
- Cả lớp đọc các bước thực hiện thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản 
- HS thực hành thao tác sao chép định dạng đoạn văn bản
- HS khác nhận xét

3. Luyện tập, thực hành
- HĐ 1: bài 4
 Em soạn rồi trình bày đoạn văn bản dưới đây(cho HS xem văn bản mẫu).
Tìm kiếm hình ảnh rồi chèn hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung đoạn văn bản, lưu văn bản vào máy tính.
- Yêu cầu HS gõ văn bản theo nhóm ngồi cùng máy, hỗ trợ nhau trong lúc gõ.
- GV: Làm mẫu các thao tác tìm kiếm, chèn hình ảnh vào văn bản. Sau đó hướng dẫn các em lưu vào máy tính.
- Yêu cầu HS thực hiện.
- Quan sát, giải đáp thắc mắc, kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi thực hành.
- Hiển thị một số bài của HS cho các em xem.
- Nhận xét và tuyên dương.
- Lắng nghe và quan sát
- Thực hành gõ văn bản
- Lắng nghe và ghi nhớ.
4. Vận dụng
Bài 1: Em gõ phím dấu cách, rồi gõ phím Tab. 
? Nêu sự khác nhau khi gõ hai phím này.
- Gọi HS khác nhận xét.
- Nhận xét và tuyên dương
Bài 2: Thực hiện định dạng lại đoạn đầu của văn bản về Hang Sơn Đoòng theo mẫu sau (cho HS xem mẫu) rồi sao chép định dạng của đoạn này sang đoạn tiếp theo.
- Yêu cầu HS thực hành.
- Quan sát, giải đáp thắc mắc, kịp thời giúp đỡ những em gặp khó khăn khi thực hành.
- Hiển thị một số bài của HS cho các em xem.
- Nhận xét và tuyên dương.
- hs đọc ghi nhớ
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà đọc trước bài mới
- Thực hiện.
- Trả lời.
- Nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Quan sát.
- Thực hành.
- Quan sát.
- Lắng nghe và rút kinh nghiệm.
- HS đọc ghi nhớ
- Hs ghi nhớ
- HS về nhà đọc bài 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
TUẦN 7
Thứ Tư, ngày 18 tháng 10 năm 2023
TIẾT 13: KĨ THUẬT ĐIỀU CHỈNH MỘT ĐOẠN VĂN BẢN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập để nhận biết trình bày đoạn văn bản.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào bài tập, khám phá kiến thức qua các hoạt động học. 
2. Năng lực riêng:
Ấn định được độ rộng của lề trái, lề phải, lề trên, lề dưới theo ý muốn. 
Điều chỉnh khoản cách giữa các dòng trong một đoạn, khoản cách giữa hai đoạn. Biết cách thụt lề đoạn văn ...nh bày văn bản. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Trò chơi: Hái hoa dân chủ
- GV nhận xét, kết luận
HS báo cáo sĩ số.
Học sinh tham gia
2. Hình thành kiến thức
GV cho HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp các bước thụt lề đoạn văn bản
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét
- HS làm việc cá nhân và trao đổi với nhau rồi chia sẻ trước lớp.
- HS nêu được các bước thực hiện thụt lề cho đoạn văn bản
- Bước 1: Bôi đen đoạn văn bản cần thực hiện.
- Bước 2: Nháy vào nút để tăng kích thướt thụt lề.
- Bước 3: Nháy vào nút để giảm kích thước thụt lề.
3. Luyện tập, thực hành
- HĐ 1: HĐ 1: Hoạt động thực hành 
Cho HS thực hành theo nội dung SGK trang 42, 43
- Gv; Cho hs phân tích đề và nêu cách làm
- Gv hướng dẫn HS thực hành, sửa sai nếu có
- Cho HS báo cáo kết quả đã làm được
- Gv: Nhận xét và rút kinh nghiệm cho hs
HĐ 2: Hoạt động ứng dụng, mở rộng 
Cho HS thực hành theo nội dung SGK
+ Đặt thước đo là Centimeters Vào nút trên cùng bên trái cửa sổ → chọn Options → chọn mục Advanced và kéo xuống mục Show meassurements in Units of → chọn Centimeters
- Học xong bài này các em cần ghi nhớ

- Hs phân tích và nêu cách làm
- HS thực hành theo nội dung SGK trang 42, 43
- HS báo cáo kết quả đã làm được
- HS thực hành theo nội dung SGK
- HS thực hành theo nội dung SGK
EM CẦN GHI NHỚ.
- Hs đọc ghi nhớ
4. Vận dụng, trải nghiệm
HĐ 1: Vận dụng
GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài qua trò chơi.
- Học sinh chuẩn bị bài học tiết sau.

- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài, trao đổi với nhau rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
- HS tham gia
- HS thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
TUẦN 8
Thứ Tư, ngày 25 tháng 10 năm 2023
TIẾT 15: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
* Năng lực
2.1. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự chọn kiểu trình bày mà em thích
2.2. Năng lực riêng:
- Biết chọn kiểu trình bày có sẵn trong danh mục. 
- Soạn thảo văn bản theo yêu cầu của giáo viên.
* Phẩm chất
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Giáo án, máy tính, máy chiếu, phòng máy cài phần mềm học tập.
2. Học sinh: SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: chuyền thư.
- Giới thiệu bài:
- HS ổn định phòng máy
- Tham gia chơi theo hướng dẫn.
2. Khám phá
- GV hướng dẫn HS cách chọn kiểu trình bày có sẵn.
- Mở một văn bản.
- Cho HS tìm hiểu theo nhóm đôi cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản và lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho văn bản?
- Gọi đại diện các nhóm trình bày và chia sẻ.
- GV chốt lại. Chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản tiết kiệm được thời gian định dạng vì kiểu có sẵn đã được định dạng như: Phông chữ, màu chữ, cỡ chữ.

- HS lắng nghe
- HS thực hành mở một văn bản có sẵn đã soạn thảo ở những tiết trước.
- HS tìm hiểu theo nhóm đôi cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản và lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho văn bản 
- HS trình bày kết quả nhóm và chia sẻ. Cách chọn kiểu có sẵn cho đoạn văn bản
B1: Nháy chuột vào đoạn cần chọn kiểu trình bày
B2: Nháy chọn mẫu có sẵn
- HS trả lời lợi ích của việc chọn kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản là nhanh, tiện lợi.
3. Luyện tập
- Cho HS thực hành mục 1 và 2 SGK trang 45 luyện tập các thao tác chọn kiểu trình bày khác nhau.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS thực hành mục 1 và 2 trong SGK trang 45
- HS báo cáo kết quả đã làm được

4. Vận dụng
- Em và bạn cùng xem bài trình bài của nhau, rồi nhận xét xem bài nào trình bày rõ ràng, đẹp mắt hơn. 
- Tóm tắt nội dung chính của bài.
- GV yêu cầu HS về nhà thực hành gõ bài văn tả cây ăn quả rồi chọn kiểu trình bày cho từng đoạn.
- Chuẩn bị bài sau

- HS đọc ghi nhớ trong sách.
- HS về nhà thực hành gõ bài văn tả cây ăn quả rồi chọn kiểu trình bày cho từng đoạn.
- Chuẩn bị bài sau.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 26 tháng 10 năm 2023
TIẾT 16: CHỌN KIỂU TRÌNH BÀY CÓ SẴN CHO ĐOẠN VĂN BẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
* Năng lực 
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng đọc sách giáo khoa để chọn được kiểu trình bày có sẵn cho đoạn văn bản.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh tự chọn kiểu trình bày mà em thích
Năng lực riêng:
- Biết chọn kiểu trình bà...Quan sát
- Thực hành
- Nghe và ghi nhớ.

3. Luyện tập
- GV chiếu Slide bài tập. 
Tạo một văn bản mới có ba trang trắng rồi thực hiện các yêu cầu sau:
a. Chọn cách đặt các trang theo hướng nằm ngang.
b. Tạo đường viền cho tất cả các trang.
c. Trang thứ ba, em chèn một ảnh tùy ý.
d. Em lưu văn bản vào máy tính.
- Yêu cầu HS làm bài theo mẫu (nhóm máy đôi)
- Quan sát và trợ giúp các nhóm chưa làm được. 
- Yêu cầu các nhóm trao đổi và kiểm tra kết quả đã thực hiện trên máy để báo cáo.
- GV chiếu bài làm của một số máy.
- GV gọi đại diện một nhóm lên trình bày cách làm, sau đó nhận xét và góp ý cho bài làm của nhóm.

- Quan sát
- 1HS đọc yêu cầu bài tập
- HS thực hành theo nhóm máy đôi.
- Trưởng nhóm thu thập thông tin kết luận rồi báo cáo kết quả.

- Quan sát
- HS lĩnh hội

4. Vận dụng
- YC HS tìm hiểu cách bổ sung thông tin vào trang văn bản bằng nút lệnh theo gợi ý SGK – Tr49.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét. Đây là hoạt động nhằm giúp học sinh biết cách chèn một tiêu đề/bổ sung thông tin vào trang văn bản.
Củng cố, dặn dò
- GV gọi một học sinh đứng lên nêu tóm tắt cách trình bày các trang văn bản, bổ sung thông tin tên tác giả vào từng trang - GV nhận xét tiết học
- Yêu cầu học sinh về nhà học kĩ phần lý thuyết, tiết sau thực hành

- HS đọc và làm theo hướng dẫn
- Trưởng các nhóm báo cáo kết quả.
- Lĩnh hội
- 1HS trả lời
- HS lĩnh hội 
- HS nghe, thực hiện.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 02 tháng 11 năm 2023
TIẾT 18: ĐỊNH DẠNG TRANG VĂN BẢN, ĐÁNH SỐ TRANG 
TRONG VĂN BẢN 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết định dạng trang văn bản; Biết đánh số trang trong văn bản.
- HS đánh được số trang trong văn bản, biết trình bày văn bản khoa học.
- Hứng thú khi học về soạn thảo, có tính thẩm mĩ cao trong trình bày văn bản; Biết giữ gìn và bảo vệ phòng máy tính.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 GV: Chuẩn bị đầy đủ giáo án, SGK, máy tính, máy chiếu.
 HS: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Cho HS chơi trò chơi khởi động với tên gọi “ Ai nhanh, ai đúng ”
- GV nhận xét, khen

- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS chơi cá nhân theo mệnh lệnh của GV đưa ra để nhớ lại cách tạo đường viền, thay đổi màu nền, thay đổi hướng, thay đổi kích cỡ trang văn bản.
- HS lĩnh hội
2. Khám phá
- HĐ1. Đánh số trang.
- Khi nào thì cần đánh số trang trong văn bản ?
- YC HS đọc kênh chữ trong SGK và thực hiện theo hướng dẫn SGK.
- GV chiếu bài làm của HS. YC HS trình bày cách thực hiện đánh số trang cho văn bản.
- GV NX, chốt các bước thực hiện:
+ B1: Chọn Insert
+ B2: Chọn . Chọn Bottom of page để chọn vị trí số trang phía dưới của trang (GV chú ý các vị trí khác trong lúc chọn).
+ B3: Chọn vị trí số trang trong hộp thoại Simple.
à GV nhận xét, thực hiện lại thao tác chèn trang vào văn bản.

- Trả lời (khi văn bản có nhiều trang)
- HS đọc SGK và thực hành theo hướng dẫn.
- Đại diện máy trả lời
- Cả lớp đọc
- Quan sát
3. Luyện tập
- HĐ 1: Thực hành (SGK – tr49)
- GV chia học sinh theo nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn, thực hiện các công việc sau:
+ Bạn thứ nhất: Tạo một văn bản mới có 4 trang trắng với tiêu đề tự chọn. Sau đó chèn một bảng trống vào trang thứ hai theo định dạng cho sẵn (câu c).
+ Bạn thứ hai: Chọn cách đặt các trang theo hướng nằm ngang. Thực hiện đánh số trang theo vị trí tuỳ chọn (vị trí đặt số trang có thể ở trên mỗi trang hoặc dưới mỗi trang).
+ Bạn thứ ba: Tìm hình ảnh phù hợp với tiêu đề tự chọn, sau đó chèn vào trang thứ ba.
- Các nhóm trao đổi và kiểm tra kết quả đã thực hiện trên máy.
- GV chiếu bài của một số nhóm, yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày cách làm
- GV nhận xét và góp ý cho bài làm của nhóm. GV khen những nhóm làm tốt. 

- HS làm việc nhóm 3
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện theo yêu cầu
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Các nhóm trao đổi và kiểm tra kết quả chéo giữa các máy.
- Các nhóm trưởng báo cáo kết quả làm được với GV
- Đại diện nhóm trình bày
- HS lĩnh hội.
4. Vận dụng
- HĐ 1: Vận dụng
- GV yêu cầu học sinh bổ sung thông tin tên họ của nhóm mình vào trong bài vừa thực hành.
- Yêu cầu các nhóm báo cá kết quả.
- GV chiếu bài làm của một số nhóm, nhận xét, khen.
- GV tuyên dương những nhóm làm bài tốt, động viên nhắc nhở một số nhóm còn lúng túng.
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà thực hành.
- Xem trước bài mới.

- HS làm việc theo yêu cầu của bài.
- Quan sát và trao đổi với bạn về kết quả.
- HS quan sát
- HS lĩnh hội
- Ghi nhớ
- HS nghe và thực hiện 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 08 tháng 11 năm 2023
TUẦN 10
TIẾT 19: THỰC HÀNH TỔNG HỢP 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh thực hiện nhắc lại các menu, nút lệnh cơ bản trên phần mềm soạn thảo văn bản word như thao tác chèn bảng, chèn hình ảnh trong soạn thảo văn bản.
- Thực hành được các thao tác soạn thảo văn bản đã học và c... tư duy;
- Mạnh dạn, tự tin, chia sẻ thông tin trước lớp
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: KHBD, phòng máy tính.
HS: SGK, vở ghi, bút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
Cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”
để ôn lại kiến thức của chủ đề Soạn thảo văn bản.
Giới thiệu bài: Trong tiết học này,
các con sẽ cùng làm quen một phần mềm trên máy tính. Phần mềm này hỗ trợ rất tốt trong việc thiết kế bản đồ tư duy để ghi nhớ bài học hoặc việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra một cách hợp lý, khoa học. Đó là phần mềm Xmind.
Quan sát câu hỏi và câu trả
lời để đưa ra đáp án nhanh nhất.
Lắng nghe.
2. Khám phá
HĐ 1: Giới thiệu phần mềm
- Giáo viên giới thiệu phần mềm
- Hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm.
- Giới thiệu giao diện phần mềm Xmind 7. Update: 
- Xmind có nhiều kiểu bản đồ, mỗi nhánh của bản đồ có nhiều cách thể hiện khác nhau:
+ Bản đồ tư duy (Map):
+ Hình xương cá:
+ Ngoài ra, còn có bản đồ khác như: Balance (bản đồ cân đối); Tree Chart (Lược đồ cây); Org Chart (Lược đồ tổ chức); Logic Chart (Lược đồ Logic);
HĐ 2: Hướng dẫn sử dụng phần mềm
- Làm mẫu lập bản đồ về Công việc của em: Quét nhà; Trông em; Học bài.
- Có mấy bước thực hiện? 
- Nêu ra các bước đó?
- Nhận xét
- Kết luận lại nội dung cách sử dụng phần mềm gồm 2 bước:
Bước 1: Tạo chủ đề chính;
Bước 2: Tạo các chủ đề nhỏ. 

- Lắng nghe.
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp vào biểu tượng 
- Quan sát
- Quan sát
- Lắng nghe.
Quan sát GV thao tác
Có 2 bước thực hiện
+ Tạo chủ đề chính là Công việc của em
+ Tạo các chủ đề nhỏ gồm: Quét nhà; Trông em; Học bài.
- Lắng nghe và ghi nhớ cách sử dụng phần mềm Xmind.
3. Luyện tập
- Yêu cầu HS lập bản đồ về Công việc của em.
Hướng dẫn HS nghiên cứu SGK;
Quan sát các nhóm thực hiện, kịp thời
hỗ trợ nhóm còn chậm;
Kiểm tra và nhận xét bài làm của các
nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
- GV tóm tắt lại ý chính của bài học.
- Nhận xét ý thức, thái độ của HS trong tiết học.
Nghiên cứu thêm cách sử dụng trong SGK để hoàn thành bản đồ:
- Nháy chuột vàođể chọn kiểu bản đồ thích hợp.
- Cửa sổ Choose a Theme xuất hiện
Nháy chọn vào mẫu bất kì, chẳng hạn 
 sẽ xuất hiện cửa sổ mới như hình bên dưới.
- Bước 1: Nháy đúp vào đây để thay đổi tên chủ đề chính. Em gõ vào công việc của em rồi nhấn Enter.
- Bước 2: Nháy vào ô Công việc của em rồi nhấn Enter hoặc Tab để xuất hiện các chủ đề nhỏ.
- Bước 3: Nháy đúp vào đây để thay đổi tên chủ đề nhỏ. Em gõ vào Quet nha rồi nhấn Enter.
- Bước 4 : Tiếp tục nháy nháy vào Công việc của em rồi nhấn Enter hoặc phím Tab để tạo hai chủ đề nhỏ còn lại, đó là Trông em và Học bài.
- Sau khi đã học thành, em có thể chèn ảnh vào để bản đồ sinh động hơn.
- Hoàn tất công việc, em nháy vào nút .
- Hoàn tất công việc: Nháy vào thanh công cụ File, Chọn Exit.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 16 tháng 11 năm 2023
TIẾT 22: HỌC VÀ CHƠI CÙNG MÁY TÍNH – XMIND
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh nhớ ý nghĩa và cách sử dụng phần mềm Xmind;
- Tạo và quản lý được các bản đồ tư duy;
- Thể hiện tính tích cực, chủ động sáng tạo và cẩn thận trong quá trình vận dụng các công cụ học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: KHBD, phòng máy tính.
HS: Học sinh, SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- Yêu cầu HS khởi động phần mềm Xmind, mở lại bản đồ Công việc của em giờ trước đã lập.

- Thực hiện nhiệm vụ
2. Luyện tập
HĐ 1: Em hãy lập bản đồ sau:
Quan sát HS thực hiện
Có thể đề nghị 1 vài bạn học tốt giúp
đỡ các nhóm cần trợ giúp.
Hết thời gian (sau khoảng 10’ làm
bài) thì GV nhận xét bài làm của các nhóm;
Trình chiếu 1 bài làm tốt để tuyên
dương;
Trình chiếu 1 bài có lỗi để cả lớp chỉ
ra lỗi và khắc phục.
HĐ 2: Em hãy lập bản đồ sau:
- Trình chiếu sản phẩm.
- Nhận xét, đánh giá.

- HS quan sát
Đọc, xác định yêu cầu
Thực hành tạo bản đồ
Quan sát
Tìm lỗi và nêu cách sửa
Cách thực hiện tương tự bài tập trên
Mỗi nhóm thảo luận và thực hiện tạo bản đồ;
Quan sát bài làm của các nhóm.
3. Vận dụng
- Yêu cầu HS về nhà lập bản đồ tư duy về kĩ thuật điều chỉnh một đoạn văn bản.
- Gửi bài làm về địa chỉ hòm thư chung của lớp mình.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nhận bài tập và thực hiện.
Mỗi nhóm thảo luận và thực hiện;

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Tư, ngày 22 tháng 11 năm 2023
TUẦN 12
TIẾT 23: NHỮNG GÌ EM ĐÃ BIẾT 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Ôn lại các kiến thức đã học về thiết kế bài trình chiếu; 
- Vận dụng kiến thức đã học về thiết kế bài trình chiếu để tạo được một bài trình chiếu đơn giản;
- Yêu thích học môn học. Ham tìm hiểu về lợi ích của việc thiết kế bài trình chiếu;
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
HS: Các phiếu học tập trong KHDH, Sách giáo khoa, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- GV cho HS chơi trò chơi ghép thẻ: thẻ các nú...g có hình uốn lượn.
- Định hướng đi cho phương tiện giao thông
- Lắng nghe ghi tên bài học mới vào vở
2. Khám phá
HĐ : Tạo chuyển động theo đường định sẵn/ tùy ý .
- Yêu cầu HS mở bài trình chiếu “Quê hương em “.
- GV yêu cầu HS chèn một chiếc ô tô từ file đã chuẩn bị sẵn ?
 - GV quan sát các nhóm hoạt động
- GV giao nhiệm vụ: đọc thông tin SGK-trang 62-63. Em hãy tạo chuyển động cho chiếc ô tô theo đường đinh sẵn hoặc tùy ý của em?
- GV quan sát các nhóm thực hiện? Chú ý đến nhóm HS chưa đạt. 
- GV mời 1-2 nhóm trình chiếu sản phẩm của mình và nêu cách làm. 
- GV gọi 1 – 2 bạn HS nhận xét
- GV nhận xét sản phẩm của HS và khái quát cách thực hiện “ Tạo hiệu ứng chuyển động” cho đối tượng bằng hiệu ứng 
Cách thực hiện
Tạo hiệu ứng chuyển động cho đối tượng theo kiểu định sẵn
Bước 1: Nháy chuột vào đối tượng cần tạo chuyển động (ô tô ) 
Bước 2: Chọn hiệu úng chuyển động cho đối tượng (ô tô ) theo kiểu định sẵn lần lượt nhu sau:
+ Nháy chuột vào thẻ 
+ Chọn chọn 1 trong 6 kiểu định sẵn dưới đây. 
- Tạo hiệu ứng chuyển động cho đối tượng theo ý em muốn.
+ Nháy chuột vào thẻ 
+ Chọn hiệu ứng /chọn Draw Custom Path/Curve
 Cách vẽ đường cong để đối tượng (ô tô) sẽ chuyển động như sau:
Nháy nút trái chuột tại vị trí bắt đầu.
Nháy nút trái chuột thêm một lần nữa tại vị trí muốn uốn cong.
Nháy đúp chuột tại vị trí đích để kết thúc thao tác vè đường cong.
 Sau khi vẽ đường cong xong, nháy chọn vào Slide Show để kiểm tra chuyển động của ô tô
 
- Mở bài trình chiếu “Quê hương em “
- Thực hiện thao tác chèn hình ảnh vào bài trình chiếu 
- Thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 
- Quan sát bài làm của nhóm được trình chiếu
- Lắng nghe và quan sát khi GV thao tác trên chương trình Power Point
- Quan sát thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Quan sát thực hiện theo hướng dẫn của GV
- Quan sát thực hiện theo hướng dẫn của GV
3. Luyện tập
- Luyện tập 1:
- GV yêu cầu HS chèn thêm 1 con Bướm trên bầu trời và tạo đường bay cho Bướm bằng hiệu ứng Draw Custom Path 
- Yêu cầu các nhóm trình chiếu sản phẩm của nhóm mình và thuyết trình các thao tâc thực hiện
 - GV nhận xét 

- Quan sát
- Trưởng nhóm trình chiếu bài và thuyết trình sản phẩm
 - Quan sát và thực hành theo hướng dẫn của giáo viên. 
4. Vận dụng, mở rộng
 HĐ 1: Mở rộng
Nhiệm vụ thảo luận
Thảo luận với bạn về hiệu ứng Freeform và hiệu ứng Scribble
* HĐ 2: Củng cố, dặn dò
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- GV yêu cầu HS về nhà thực hiện lại thao tác “Tạo hiệu ứng chuyển động cho xe ô tô”
 
- HS thảo luận với bạn thực hiện chọn hiệu ứng cho đối tượng (ô tô) trên máy tính và quan sát sự thay đổi khi chọn hiệu ứng Freeform. & Scribble
 - HS lĩnh hội
- HS về nhà thực hiện lại thao tác?
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 30 tháng 11 năm 2023
TIẾT 26: MỞ RỘNG HIỆU ỨNG CHUYỂN ĐỘNG 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Tạo hiệu ứng chuyển động theo đường cong trên trang trình chiếu
- Rèn luyện cách sử dụng hiệu úng trên trang trình chiếu.
- Yêu thích học môn học. có thái độ tích cực, sáng tạo trong tiết học .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa
HS: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động
- Ổn định lớp.
- GV cho lớp hát đầu giờ
- GV cho HS chơi trò chơi truyền hoa : Bông hoa sẽ được truyền tay tới bạn ngồi bên cạnh thật nhanh. Khi nào nhạc dừng, trò chơi sẽ kết thúc vaf bông hoa trên tay ai thì người đó sẽ trả lời câu hỏi của cô.
Câu hỏi 1: Để tạo hiệu ứng cho một đối tượng em vào thẻ lệnh nào?
Home
Layout
Insert
Animations

Câu hỏi 2 : Hãy thuyết trình đường đi của ô tô sau khi chọn hiệu ứng ? 
-  HS báo cáo sĩ số.
- HS hát tập thể 1 bài hát 
 - HS tham gia trò chơi
HS tham gia trò chơi trả lời
 Đáp án: D
HS tham gia trò chơi trả lời
Đáp án: 
Chọn hiệu úng cho ô tô 
Đường đi ô tô: đi thẳng lên trên
2. Khám phá
- HĐ1. Thực hành 1
GV giao nhiệm vụ :
Em lựa chọn cách tạo đường chuyển động cho ô tô. 
Em hãy quan sát và mô tả đường đi của ô tô qua 2 hiệu ứng dưới đây?
- GV cho HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm
- GV nhận xét
- GV hướng dẫn, gợi ý để HS rút ra nhận xét: Với mỗi hiệu ứng sẽ làm cho ô tô chuyển động theo các hướng khác nhau
- HS nhận nhiệm vụ
Đáp án:
Ô tô đi thẳng theo chiều đi xuống 


Ô tô đi thẳng theo chiều đi lên


Ô tô đi thẳng theo chiều đi sang bên trái


Ô tô đi theo đường chéo xuống bên phải 

Ô tô đi đường chéo lên bên phải


Ô tô đi thẳng theo chiều đi sang bên phải


3. Luyện tập
- HĐ 1: Bài tập 2: 
GV giao nhiệm vụ
Em hãy thêm vào bức tranh tng bài trình chiếu một đối tượng khác : máy bay, con chim, hoặc một người đạp xe đạp, va tạo chuyển động phù hợp cho đối tượng?
Và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ?
-GV hướng dẫn nhóm họat động.
-GV quan sát hoạt động của từng nhóm, chú ý hơn đến nhóm có năng lực chưa đạt
-GV nhận xét hoạt động cả lớp. Tuyên dương nhóm hoàn thành nhanh nhất và hiệ...c đã học
- Giáo viên hướng dẫn lại cách thực hiện chèn âm thanh.
+ Nháy Insert.
+ Chọn Movie. (Video)
+ Chọn Movie from File. (Video on My PC)
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện một bài trình chiếu và chèn một đoạn video vào bài.
- Nhận xét bài làm của HS.

- Quan sát giáo viên làm mẫu.
- Vừa nghe giảng vừa thực hành trên máy.
- Theo dõi
- Thực hành trên máy.
- HS báo cáo KQ đã làm được
3. Luyện tập
- Yêu cầu học sinh tìm hiểu chức năng của Slide Show Volume và giải thích với bạn chức năng mà em tìm hiểu được.
- Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên kết luận:
+ Âm thanh là dạng dữ liệu đa phương tiện. 
- Học sinh thực hiện tìm hiểu và trao đổi với bạn.
- Nút lệnh Slide Show Volume có chức năng tăng giảm âm lượng của bài hát.

4. Vận dụng
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân rồi chia sẻ trước lớp về bài làm của mình.
- Thực hành theo nhóm, khi sử dụng chức năng của Slide Show Volume.
- Yêu cầu các nhóm báo cá kết quả.
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài
- Yêu cầu HS về nhà thực hành lại các bài thực hành đã làm trên lớp.
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của bài, nói cho nhau nghe rồi chia sẻ kết quả trước lớp. 
- Thực hành
- Ghi nhớ
- HS về nhà thực hành theo yêu cầu 
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Tư, ngày 13 tháng 12 năm 2023
TUẦN 15
TIẾT 29: CHÈN ĐOẠN VIDEO VÀO BÀI TRÌNH CHIẾU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nhận biết được nút lệnh và nắm được các thao tác chèn một đoạn video vào trang trình chiếu; Chèn được một đoạn video vào bài trình chiếu; Biết cách tìm kiếm đoạn video từ thư mục có sẵn và từ mạng Internet;
- Sử dụng các kiến thức đã học vận dụng vào thực hành;
- Hứng thú học tập, ham học hỏi với nội dung bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
	GV: Máy tính, máy chiếu, sách giáo khoa; Một số đoạn phim ngắn có nội dung phù hợp với bài trình chiếu; Các phiếu học tập trong KHDH
	HS: Sách giáo khoa, vở ghi
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Khởi động 
- Nêu một số thao tác chèn đoạn âm thanh trong bài trình chiếu?
GV nhận xét.
Trong giờ học trước các em đã nắm được các thao tác để chèn các tệp âm thanh vào bài trình chiếu. Để giúp các em có thể chèn được những đoạn video sinh động và hấp dẫn vào trang trình chiếu cô mời các em cùng đến với bài học ngày hôm nay. “Chèn một đoạn video vào bài trình chiếu”.

- 1 HS trả lời 
- HS nhận xét
HS lắng nghe
HS ghi tựa bài vào vở.
2. Khám phá
HĐ 1: Chèn một đoạn video vào trang trình chiếu.
- Mở bài trình chiếu “Quê hương em” đã soạn. Thực hiện chèn thêm một trang trình chiếu, rồi chèn một đoạn video có nội dung liên quan đến bài trình chiếu.
- GV làm mẫu cho học sinh quan sát. 
- Em hãy nêu các bước để chèn một đoạn video vào trang trình chiếu?
Yêu cầu học sinh thực hiện trên máy tính.
GV nhận xét.
GV nêu các bước thực hiện
HĐ 2: Lưu ý: 
- Phần đuôi tệp video gồm một trong các định dạng sau:
- Em cần chọn nội dung và thời lượng của tệp video phải phù hợp với nội dung trình chiếu.

- HS quan sát, lắng nghe.
- 2 HS nêu các bước thực hiện.
+ B1: Nháy Insert, Chọn Movie. . Chọn Movie from File. (Video on My PC)
+ B2: Lựa chọn tệp video có nội dung về du lịch Hà Nội trong thư mục máy tính.
+ B3: Chạy bài trình chiếu và chỉnh sửa rồi lưu vào máy tính. 
- 1 HS thực hiện, cả lớp quan sát
- Học sinh nhận xét
- Nghe và ghi nhớ.
- HS ghi nhớ lưu ý khi sử dụng video vào bài trình chiếu.

3. Luyện tập
GV yêu cầu học sinh thực hiện theo nhóm 4. Mỗi bạn thực hiện một nhiệm vụ.
- Tạo bài trình chiếu có chủ đề Thế giới động vật gồm 4 trang với nội dung như sau: 
+ Bạn thứ 1: Soạn tên chủ đề, người soạn
+ Bạn thứ 2: Soạn giới thiệu về một số loài động vật mà em biết.
+ Bạn thứ 3: Chèn video có các loài động vật đó.
+ Bạn thứ 4: Soạn lời cảm ơn
- Chạy bài trình chiếu và lưu kết quả vào máy tính. 
- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả bài tập.
- GV nhận xét và đưa ra kết luận cuối cùng.

- Lắng nghe và xác định yêu cầu đề bài.
- HS thực hành theo nhóm bốn.

Các thành viên trong nhóm thực hiện lần lượt các trang trình chiếu.
- Trưởng nhóm thu thập thông tin từ các thành viên trong tổ và đưa ra kết luận rồi báo cáo kết quả.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
4. Vận dụng
- HĐ 1: 
- GV yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu bài tập.
- Đánh dấu P vào ô trống trước câu sai
ð Chèn nhạc/ video để bài trình chiếu thêm sinh động và hấp dẫn.
 ð Chèn nhạc/ video chỉ giúp bài trình chiếu thêm đẹp mắt.
 ðChèn nhạc/ video để minh họa đầy đủ và chính xác hơn cho nội dung bài trình chiếu.
- Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- HĐ 2: 
- Tóm tắt lại nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài và ôn bài các nội dung đã học để chuẩn bị cho tiết thực hành.

Hs xác định yêu cầu đề bài
- HS làm bài tập vào phiếu.
- HS báo cáo kết quả.
 RChèn nhạc/ video chỉ giúp bài trình chiếu thêm đẹp mắt.
- HS lắng nghe và ghi nhớ.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:
..... 
.
.
******************@@@******************
Thứ Năm, ngày 14 tháng 12 năm 2023
TIẾT 30: CHÈN ĐOẠN VIDEO VÀO 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_lop_5_nam_hoc_2023_2024.docx