Kế hoạch bài dạy Tin học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Hiểu được lợi ích của mạng máy tính.

- Phân biệt được các kiểu kết nối mạng máy tính.

- Nhận thức được lợi ích của mạng máy tính trong đời sống và học tập.

2. Kỹ năng

- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.

3. Thái độ

- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.

4. Năng lực

- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK

2. Học sinh: Xem trước bài mới.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: kiểm tra sỉ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Bài mới

docx 162 trang Cô Giang 13/11/2024 40
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Tin học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Tin học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung

Kế hoạch bài dạy Tin học 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Quang Trung
Tuần 1
	
Bài 1: TỪ MÁY TÍNH TỚI MẠNG MÁY TÍNH
NS: 03/09/2023
ND: 05/9/2023
Tiết 1

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được khái niệm mạng máy tính.
- Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng.
2. Kỹ năng 
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ
3. Giáo viên
- KHBD, SGK, máy tính
2. Học sinh: 
- Xem trước bài mới, SGK, vở.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. TÌNH HUỐNG XUẤT PHÁT/ KHỞI ĐỘNG 
* Mục tiêu hoạt động: 
+ Biết mạng máy tính giúp em làm nhiều công việc khác nhau
* Nội dung : Mạng máy tính giúp em làm những công việc gì ? 
* Sản phẩm: Mạng máy tính giúp giải quyết các công việc một cách thuận tiện và nhanh chóng
* Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét
Tiến trình nội dung
Hoạt động của GV + HS
Câu hỏi: Mạng máy tính giúp em làm những công việc gì ? 

GV giao nhiệm vụ:
- Hoạt động nhóm thảo luận tống nhất kết quả trên phiếu học tập.
HS thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thực hiện.
Phương thức hoạt động: Nhóm.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu vì sao cần mạng máy tính 
- Hàng ngày, em thường dùng máy tính vào công việc gì?
- Em thấy rằng máy tính cung cấp các phần mềm phục vụ các nhu cầu hàng ngày của con người, nhưng các em có bao giờ tự đặt câu hỏi vì sao cần mạng máy tính không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho biết những lí do vì sao cần mạng máy tính?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Trả lời theo ý hiểu
- Chia nhóm thảo luận trả lời
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét (bổ sung)
- HS lắng nghe, ghi bài
Vì sao cần mạng máy tính?
- Người dùng có nhu cầu trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
- Với các máy tính đơn lẻ, khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.
- Nhu cầu dùng chung các tài nguyên máy tính hư dữ liệu, phần mềm, máy in, từ nhiều máy tính.

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm mạng máy tính 
- Cho Hs tham khảo thông tin SGK. Mạng máy tính là gì?
® Nhận xét, bổ sung
- Em hãy nêu các kiểu kết nối phổ biến của mạng máy tính?
® Nhận xét, bổ sung
- Mỗi kiểu đều có ưu điểm và nhược điểm riêng của nó. 
- Mạng hình sao: Có ưu điểm là nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì mạng vẫn hoạt động bình thường, có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu của người sử dụng, nhược điểm là khi trung tâm có sự cố thì toàn mạng ngừng hoạt động.
- Mạng đường thẳng: Có ưu điểm là dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt, nhược điểm là sẽ có sự ùn tắc giao thông khi di chuyển dữ liệu với lưu lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.
- Mạng dạng vòng: Có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên, nhược điểm là đường dây phải khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị ngừng.
- Em hãy nêu các thành phần chủ yếu của mạng?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Kết hợp SGK trả lời
- Ghi nhận
- Kiểu kết nối hình sao, kiểu đường thẳng, kiểu vòng.
- Ghi nhận
- Biết thêm kiến thức
- Kết hợp SGK thảo luận, trả lời
- Ghi bài.
2. Khái niệm mạng máy tính
a) Mạng máy tính là gì?
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,
b) Các thành phần của mạng
- Các thiết bị đầu cuối 
- Môi trường truyền dẫn 
- Các thiết bị kết nối mạng (modem, bộ định tuyến)
- Giao thức truyền thông
Hoạt động 3. Củng cố
GV: Mạng máy tính là gì?
HS: Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo một phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành một hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm, máy in,

4. Hướng dẫn về nhà
Về nhà học bài, xem nội dung bài còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 1
	
Bài 1: TỪ MÁY TÍNH TỚI MẠNG MÁY TÍNH
NS: 03/09/2023
ND: 09/9/2023
Tiết 2
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được lợi ích của mạng máy tính.
- Phân biệt được các kiểu kết nối mạng máy tính.
- Nhận thức được lợi ích của mạng máy tính trong đời sống và học tập.
2. Kỹ năng 
- Biết vai trò của mạng máy tính trong xã hội.
3. Thái độ
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
4. Năng lực 
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học v...iểu rõ hơn trong bài học hôm nay: Mạng thông tin toàn cầu Internet.
* Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu Internet là gì? 
- Cho Hs tham khảo thông tin trong sgk. Em hãy cho biết Internet là gì?
- Em hãy cho ví dụ về những dịch vụ thông tin đó ? 
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Theo em ai là chủ thực sự của mạng internet ?
®Nhận xét, giải thích: Mỗi phần nhỏ của Internet được các tổ chức khác nhau quản lí, nhưng không một tổ chức hay cá nhân nào nắm quyền điều khiển toàn bộ mạng. Mỗi phần của mạng, có thể rất khác nhau nhưng được giao tiếp với nhau bằng một giao thức thống nhất( giao thức TCP/IP) tạo nên một mạng toàn cầu.
- Em hãy nêu điểm khác biệt của Internet so với các mạng máy tính thông thường khác ?
® Nhận xét
- Nếu nhà em nối mạng Internet, em có sẵn sàng chia sẻ những kiến thức và hiểu biết có mình trên Internet không ?
® Có rất nhiều người dùng sẵn sàng chia sẻ tri thức, sự hiểu biết cũng như các sản phẩm của mình trên Internet. Theo em, các nguồn thông tin mà internet cung cấp có phụ thuộc vào vị trí địa lí không ?
®Nhận xét, chốt lại, giải thích: Khi đã gia nhập Internet, về mặt nguyên tắc, hai máy tính ở hai đầu trái đất cũng có thể kết nối để trao đổi thông tin trực tiếp với nhau.
Tiềm năng của Internet rất lớn, ngày càng có nhiều các dịch vụ được cung cấp trên Internet nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Vậy Internet có những dịch vụ nào à Giới thiệu mục 2.
- Dựa vào SGK thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Hiểu khái niệm, ghi bài.
- Trả lời theo ý hiểu
- Thảo luận trả lời
- Nhận thấy được sự khác biệt
- Trả lời theo chủ ý của mình
- Suy nghĩ trả lời
- Ghi nhận kiến thức.
- Suy nghĩ trả lời
- Lắng nghe ghi nhớ
1. Internet là gì?
- Internet là là hệ thống kết nối các máy tính và mạng máy tính ở quy mô toàn cầu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dịch vụ trên Internet
- Em hãy liệt kê một số dịch vụ trên Internet?
® Nhận xét, bổ sung nếu cần
- Đầu tiên là dịch vụ tổ chức và khai thác thông tin trên Internet, đây là dịch vụ phổ biến nhất. Các em để ý rằng mỗi khi các em gõ một trang web nào đó, thì các em thấy 3 chữ WWW ở đầu trang web. Chẳng hạn như www.tuoitre.com.vn. Vậy các em có bao giờ thắc mắc mắc là 3 chữ WWW đó có ý nghĩa gì không. Các em hãy tham khảo thông tin trong SGK và cho cô biết dịch vụ WWW là gì?
- Nhận xét, bổ sung (nếu cần) Dịch vụ WWW phát triển mạnh tới mức nhiều người hiểu nhầm Internet chính là web. Tuy nhiên, web chỉ là một dịch vụ hiện được nhiều người sử dụng nhất trên Internet.
- Để tìm thông tin trên Internet em thường dùng công cụ hỗ trợ nào?
- Máy tìm kiếm giúp em làm gì?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Danh mục thông tin là gì?
- Khi truy cập danh mục thông tin, người truy cập làm thế nào?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Yêu cầu HS đọc lưu ý trong SGK
®Giải thích lưu ý
- Hàng ngày các em trao đổi thông tin trên Internet với nhau bằng thư điện tử (E-mail). Vậy thư điện tử là gì?
® Nhận xét
- Sử dụng thư điện tử em có thể đính kèm các tập tin (phần mềm, văn bản, âm thanh, hình ảnh,..). Đây cũng là một trong các dịch vụ rất phổ biến, người dùng có thể trao đổi thông tin cho nhau một cách nhanh chóng, tiện lợi với chi phí thấp.

- Dựa vào SGK trả lời
- Lắng nghe ghi nhớ
- Tham khảo SGK trả lời
- Lắng nghe ghi nhớ
- Thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Ghi nhận kiến thức
- Thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Ghi nhận kiến thức
- Đọc lưu ý và giải thích
- Dựa vào SGK trả lời
- Hiểu, ghi nhận
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Ghi bài

2. Một số dịch vụ trên Internet
 Internet cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau như:
a. Tổ chức và khai thác thông tin trên web.
- Dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất của Internet là tổ chức và khai thác thông tin trên Word Wide Web (www, còn gọi là web
b. Tìm kíếm thông tin trên Internet
- Người dùng có thể sử dụng các công cụ: máy tìm kiếm, danh mục thông tin
c. Thư điện tử (E-mail)
- Là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử
4. Củng cố
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
- Làm BT 1,2_tr18/SGK
5. Dặn dò
- Về nhà học bài, xem trước nội dung còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 2

Bài 2: MẠNG THÔNG TIN TOÀN CẦU INTERNET (TT)
NS: 10/09/2023
Tiết 4
ND: 16/09/2023

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức	
- Biết một số ứng dụng trên Internet: hội thảo trực tuyến, đào tạo qua mạng, thương mại điện tử.
- Biết làm thế nào để kết nối Internet..
2. Kỹ năng: Biết làm thế nào để một máy tính kết nối vào Internet.
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
4. Năng lực
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự ...ổ chức thông tin trên Internet 
a. Siêu văn bản và trang web
- Siêu văn bản: Là dạng văn bản tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau và siêu liên kết đến văn bản khác.
- Trang web là một siêu văn bản được gán địa chỉ truy cập trên Internet. 
- Địa chỉ truy cập được gọi là địa chỉ trang web.
 b. Website, địa chỉ Website và trang chủ
- Một hoặc nhiều trang web liên quan được tổ chức dưới 1 địa chỉ truy cập chung tạo thành 1 website.
- Địa chỉ truy cập chung được gọi là địa chỉ của website
- Trang web được mở ra đầu tiên khi truy cập 1 website đgl trang chủ . 
Hoạt động 2: Tìm hiểu về truy cập web
- Cho Hs tìm hiểu thông tin SGK 
- Trình duyệt web là gì ?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Giới thiệu một số phần mền trình duyệt web: Explorer, Firefox.
Chức năng và cách sử dụng của các trình duyệt tương tự nhau.
- Cho Hs nghiên cứu TT SGK, thảo luận nhóm: Muốn truy cập một trang web ta làm thế nào?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Các trang Web liên kết với nhau trong cùng Website, khi di chuyển đến các thành phần chứa liên kết con trỏ có hình bàn tay. Dùng chuột nháy vào liên kết để chuyển tới trang web được liên kết.
- Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời
- Ghi bài
- Tham khảo SGK, thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời
- Ghi bài
2. Truy cập Web 
a. Trình duyệt web
 Là phần mềm giúp người dùng truy cập các trang web và khai thác tài nguyên trên Internet
 b. Truy cập trang web
 Truy cập trang web ta cần thực hiện:
Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ 
Nhấn enter.

Hoạt động 3: Củng cố 
- Hệ thống lại toàn bộ nội dung kiến thức.
- Yêu cầu nhắc lại các kiến thức đã học, sau đó giáo viên nhận xét, bổ sung thêm cho hoàn chỉnh.
- Làm BT 1, 2, 3, 4_tr26/SGK
- Lắng nghe
- Trả lời
- Làm bài tập

4. Dặn dò: Về nhà học bài, chuẩn bị nội dung còn lại.
IV. RÚT KINH NGHIỆM	
..................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 3 
Bài 3: TỔ CHỨC VÀ TRUY CẬP THÔNG TIN TRÊN INTERRNET (tt)
NS: 16/09/2023
Tiết 6
ND: 23/09/2023

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng.
2. Kỹ năng: Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
4. Năng lực
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: KHDH, SGK.
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ (Xen kẽ trong quá trình học)
Câu 1: Siêu văn bản là gì? Trang web là gì?
Câu 2: Trình duyệt web là gì? Các bước truy cập Web?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: 
 Ở tiết học trước các em đã biết về các dịch vụ trên Internet. Để tìm kiếm thông tin trên Internet làm thếnào các em sẽ hiểu khi đi vào phần nội dung tiếp theo của bài "Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet".
* Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm kiếm thông tin trên mạng Internet
- Nhiều trang website đăng tải thông tin cùng một chủ đề nhưng ở mức độ khác nhau. Nếu biết địa chỉ ta có thể gõ địa chỉ vào ô địa chỉ của trình duyệt để hiển thị. Trong trường hợp ngược lại (không biết địa chỉ trang Web), làm sao ta có thể tìm kiếm được thông tin?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
® Máy tìm kiếm có chức năng gì? 
® Nhận xét, chốt lại và giải thích thêm: các máy tìm kiếm được cung cấp trên các trang web, kết quả tìm kiếm được hiển thị dưới dạng danh sách liệt kê các liên kết có liên quan.
Gv: Giới thiệu môt số máy tìm kiếm
- Cho Hs nghiên cứu thông tin SGK. Sử dụng máy tìm kiếm thông tin như thế nào
- Từ khóa là gì?
® nhận xét , bổ sung (nếu cần)
Gv: Cách tìm kiếm TT của các máy tương tự nhau. Máy tìm kiếm có thể tìm kiếm những gì?
Gv: mô tả các bước tìm kiếm thông tin?
® nhận xét , bổ sung (nếu cần)
- Lắng nghe
- Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời
- Lắng nghe, ghi nhận
 - Tham khảo SGK, trả lời
- Ghi nhận kiến thức
- Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi GV đưa ra
- Trả lời
-Ghi nhận kiến thức
- Tham khảo SGK, thảo luận, trả lời các câu hỏi GV đưa ra
- HS trả lời
-Ghi nhận kiến thức
3.Tìm kiếm thông tin trên mạng Intenet
 a. Máy tìm kiếm
 Máy tìm kiếm là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên mạng Internet theo yêu cầu của người dùng.
VD:
- Google:
- Yahoo: 
- Microsoft: 
b. Sử dụng máy tìm kiếm
Các bước tìm kiếm:
Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa.
Nhấn enter hoặc nháy nút tìm kiếm
Kết quả tìm kiếm liệt kê dưới dạng danh sách các liên kết.
Hoạt động 2: Củng cố
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại các kiến thức đã học.
- Làm BT 5, 6_tr 26/SGK
- Học sinh củng cố kiến thức đã học

4. Dặn dò 
- Về nhà học bài, đọc bài đọc thêm 2: Thông tin trên mạng Internet
- ... Sử dụng các nút lệnh back, forward để chuyển qua lại giữa các trang web đã xem
- Truy cập một số trang web bằng cách gõ địa chỉ tương ứng vào ô địa chỉ, một số trang web như: www.tntp.org.vn, www.tienphong.vn,www.dantri.com.vn
- Gv quan sát học sinh thực hành 
- Yêu cầu học sinh nêu lên thắc mắc của mình.
 - Giải đáp các thắc mắc
- Thảo luận nội dung thực hành.
- Hs thực hành theo yêu cầu của gv
- Nêu thắc mắc nếu có
- Bài 2: Xem thông tin trên các trang web 
Hoạt động 2: Thực hành bài 3
- Yêu cầu hs đọc bài 3 trong Sgk
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận và cho biết nội dung cần thực hành trong bài 3
-Gv chốt lại nội dung thực hành
- Lưu một số thông tin trên trang web (văn bản, hình ảnh) về máy tính
- Để lưu hình ảnh trên trang web cần thực hiện các bước: Nháy nút phải chuột vào hình ảnh cần lưu để mở bảng chọn tắt
- Chọn Save image as -> chọn vị trí lưu ảnh
- Chọn thư mục để lưu ảnh và đặt tên cho tệp ảnh
- Cuối cùng nháy save
- Tiếp theo yêu cầu hs thực hiện lưu cả trang web
- Hs đọc
- Hs trả lời
- Lắng nghe, thực hành
Bài 3: lưu thông tin
Hoạt động 3: Bài 4( Kiểm tra kết quả thực hành)
- Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh
- Nhận xét và ghi điểm một vài học sinh
- Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 4: Củng cố
- Nêu lại cách lưu thông tin trên trang web
-Cách lưu cả trang web
HS trả lời


4. Dặn dò
- Thực hành lại các nội dung của bài thực hành (nếu có điều kiện)
- Xem trước bài thực hành 2.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần 5 
Bài thực hành 2: 
TÌM KIẾM THÔNG TIN TRÊN INTERNET
NS: 30/09/2023
Tiết 9
ND: 07/10/2023

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Sử dụng các máy tìm kiếm Google.com để truy cập web.
- Truy cập được một số trang web để đọc thông tin và duyệt các trang web bằng các liên kết.
2. Kỹ năng: Tìm kiếm được thông tin trên Internet nhờ máy tìm kiếm thông tin bằng từ khóa
3. Thái độ: Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc
4. Năng lực
- NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: KHBD, SGK
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ 
Câu 1: Thực hiện lại cách truy cập vào trang web www.dantri.com.vn
Câu 2: Em hãy trình bày cách lưu thông tin trên trang web về máy tính ta làm như thế nào?
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, yêu cầu
- Cho hs đọc mục 1 trong sgk
- Nêu mục đích, yêu cầu của bài thực hành
- Biết tìm kiếm thông tin trên internet nhờ máy tìm kiếm
- Hs đọc
- Hs lắng nghe
1. Mục đích, yêu cầu
Hoạt động 1: Thực hành bài 1
- Yêu cầu hs đọc bài 1
- Nội dung thực hành bài 1:
+ Khởi động trình duyệt, nhập địa chỉ www.google.com.vn vào ô địa chỉ rồi nhấn enter
+ Gõ từ khóa liên quan đến vấn đề cần tìm vào ô dành để nhập từ khóa rồi nhấn enter
+ Quan sát kết quả
+ Nháy chuột vào chỉ số trang tương ứng ở phía cuối trang web để chuyển sang trang kết quả khác
+ Nháy chuột trên một kết quả tìm được để chuyển tới trang web tương ứng
- Làm mẫu cho học sinh quan sát.
- Cho hs thực hành những nội dung trên
- Hs đọc
- Lắng nghe
- Quan sát
- Hs thực hành
2/ Nội dung
Bài 1: Tìm kiếm thông tin trên web
Hoạt động 2: Thực hành bài 2
- Với từ khóa cảnh đẹp Sapa kết quả tìm kiếm như hình 32 sgk
- Quan sát kết quả tìm được
- Cho học sinh vào máy thực hành
- Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
- Lắng nghe 
- Vào máy thực hành
Bài 2: Tìm hiểu cách sử dụng từ khóa để tìm kiếm thông tin
Hoạt động 3: Kiểm tra kết quả thực hành 
- Tiến hành kiểm tra kết quả thực hành của học sinh→ghi điểm một vài học sinh
- Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 4: Củng cố 
- Thực hiện lại các thao tác để Hs quan sát .
- Trả lời một số thắc mắc của học sinh nếu có
HS thực hành

IV. RÚT KINH NGHIỆM
	..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................iểm của thư điện tử.
® Nhận xét, bổ sung nếu thấy cần.
- Hs đọc
- Thư 
- Bưu điện, chuyển phát nhanh
- Trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Trả lời theo ý hiểu
- Ghi nhận kiến thức
- Trả lời 
- Hs cho ví dụ
- Lắng nghe và ghi nhớ
1. Thư điện tử là gì?
Thư điện tử là dịch vụ chuyển thư dưới dạng số trên mạng máy tính thông qua các hộp thư điện tử. 

Hoạt động 2: Tìm hiểu quá trình hoạt động của hệ thống thư điện tử
- Yêu cầu Hs đọc thông tin trong SGK
- Yêu cầu HS quan sát hình 35 SGK/tr 37 và mô tả lại quá trình gửi một bức thư từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp truyền thống? 
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
 - Yêu cầu HS quan sát hình 36 SGK trang 37, yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau:
- Việc gửi và nhận thư điện tử cũng được thực hiện tương tự như gửi thư truyền thống. Muốn thực hiện được quá trình gửi thư thì người gửi và nhận cần phải có cái gì? 
- Quan sát hình dưới đây và mô tả quá trình gửi một bức thư điện tử?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)

- HS đoc.
- Thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Thảo luận trả lời câu hỏi GV đưa ra.
- Tài khoản thư điện tử
- Quan sát và mô tả
- Ghi nhận kiến thức
2. Hệ thống thư điện tử
Máy chủ thư điện tử được cài đặt các phần mềm quản lí thư điện tử. Người dùng sẽ sử dụng phần mềm này (PM TĐT) để kết nối với các máy chủ thư điện tử. Trong hệ thống thư điện tử, người gửi và người nhận đều phải có một tài khoản thư điện tử để có địa chỉ nhận và gửi thư. 

Hoạt động 3: Củng cố

- Hệ thống lại nôi dung kiến thức.
- Hãy mô tả lại hệ thống hoạt động của thư điện tử. Mô hình này có điểm gì giống và khác với mô hình chuyển thư truyền thống?
- Lắng nghe
- HS trả lời

4. Dặn dò 
- Học kĩ phần nội dung đã học, Xem trước mục 3: Mở tài khoản, gửi và nhận thư điện tử.- Làm bài tập 1, 2 trang 40 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 6
Bài 4: TÌM HIỂU THƯ ĐIỆN TỬ(TT)

NS: 07/10/2023
Tiết 12 
ND: 14/10/2023

 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS biết cách mở tài khoản thư điện tử. Biết cách sử dụng dịch vụ thư điện tử: Nhận và đọc thư, viết và gửi thư, trả lời thư và chuyển tiếp thư cho người khác.
- Làm quen với môn học. Phân biệt được quá trình gửi và nhận thư bằng cách thông thường qua đường bưu điện với quá trình gửi và nhận thư trên internet
- Tạo được tài khoản thư điện tử. Nhận biết được địa chỉ của thư điện tử.
2. Kỹ năng: Biết các bước cần thực hiện để sử dụng thư điện tử.
3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
4. Năng lực
- NLb: Ứng xử phù hợp trong môi trường số;
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học;
- NLe: Hợp tác trong môi trường số.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: KHBH, SGK.
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Mở tài khoản thư điện tử? 
- Yêu cầu Hs đọc thông tin SGK , thảo luận lần lượt trả lời các câu hỏi sau:
1. Để có thể gửi/nhận thư điện tử, trước hết ta phải làm gì?
2. Có thể mở tài khoản thư điện tử miễn phí với nhà cung cấp nào mà em biết?
3. Sau khi mở tài khoản, nhà cung cấp dịch vụ cấp cho người dùng cái gì?
4. Cùng với hộp thư, người dùng có tên đăng nhập và mật khẩu dùng để truy cập thư điện tử. Hộp thư được gắn với một địa chỉ thư điện tử. Một hộp thư điện tử có địa chỉ như thế nào?
® Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Yêu cầu Hs lấy ví dụ?
®Nhận xét, bổ sung 
- Kết hợp SGK, thảo luận trả lời
- Mở tài khoản thư điện tử
- yahoo, google,  
- Cung cấp 1 hộp thư điện tử trên máy chủ thư điện tử. 
- @
- Ghi nhận kiến thức
- Cho VD
- Ghi nhận kiến thức
3. Tạo tài khoản, gửi và nhận thư điện tử
a. Tạo tài khoản thư điện tử.
Sử dụng yahoo, google, để mở tài khoản thư điện tử miễn phí
Nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp 1 hộp thư điện tử trên máy chủ điện tử. 
Cùng với hộp thư , người dùng có tên đăng nhập và mật khẩu dùng để truy cập thư điện tử. 
Hộp thư được gắn với một địa chỉ thư điện tử có dạng: @..
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhận và gửi thư 
« dµnh ®Ĩ nhp t kho¸
- Yêu cầu Hs đọc thông tin sgk, trả lời các câu hỏi sau:
- Khi đã có hộp thư điện tử được lưu ở máy chủ điện tử, muốn mở em phải làm gì?
- Em hãy nêu các bước thực hiện để truy cập vào hộp thư điện tử?
- Yêu cầu HS quan sát hình 37 SGK trang 39, giải thích các thành phần có trong của sổ
 - Sau khi đăng nhập xong thì kết quả như thế nào?
- Dịch vụ thư điện tử cung cấp những chức năng như thế nào?
®Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời 
- Truy cập đến trang web như yahoo, google,  để mở hộp thư điện tử.
- Trả lời
- Quan sát, biết được các thành phần trên cửa số đăng nhập, ghi nhận kiến thức
- Trang web sẽ liệt kê danh sách thư điện tử đã nhận và lưu trong hộp thư dưới dạng liên kết
- Trả lời
- Ghi nhận kiến thức
b. Nhận và gửi thư
* Các bước truy cập vào hộp thư điện tử:
Truy cập trang web cung cấp dịch vụ thư điện tử.
Đăng nhập vào hộp thư điện tử bằng cách gõ tên đănh nhậ...ải thích các thành phần cơ bản có trong cửa số Gmail
- Giải đáp các thắc mắc nếu có
- Lắng nghe và ghi nhớ
- Ghi nhớ các thao tác, và các thành phần trên Gmail
2. Nội dung
- Bài 2: Đăng nhập hộp thư và đọc thư

Hoạt động 2: Soạn và gửi thư
- Hướng dẫn học sinh để soạn và gửi thư ta thực hiện:
1. Nháy mục soạn thư để soạn một thư mới
2. Gõ địa chỉ của người nhận vào ô tới, gõ tiêu đề thư vào ô chủ đề và gõ nội dung thư vào vùng trống phía dưới
3. Nháy nút gửi để gửi thư
- Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
- Lắng nghe, quan sát
- Thực hành nội dung GV vừa hướng dẫn

Bài 3: Soạn và gửi thư
Hoạt động 3: Gửi thư trả lời
- Hướng dẫn hs cách gửi thư trả lời
1. Nháy chuột trên liên kết để mở thư cần trả lời
2. Nháy nút trả lời
3. Gõ nội dung trả lời thư vào ô trống phía dưới.
Nháy nút gởi để gởi thư
- Quan sát, quá trình thực hành của các em. Hướng dẫn thêm nếu thấy cần thiết.
- Thực hiện theo những yêu cầu của giáo viên.

4. Củng cố: Thực hiện lại việc đăng kí hộp thư điện tử.
5. Dặn dò
Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 8
BẢO VỆ THÔNG TIN MÁY TÍNH
NS: 21/10/2023
Tiết: 15 
ND: 23/10/2023
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được sự cần thiết phải bảo vệ thông tin và các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính. 
- Biết khái niệm virus máy tính, đặc điểm và tác hại của virus máy tính. 
- Biết các con đường lây lan của virus máy tính.
2. Kỹ năng
Phòng ngừa được virus máy tính.  
3. Thái độ
Nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
4. Năng lực
- NLb: Có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.
- NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
II. CHUẨN BỊ	
1. Giáo viên: KHDH, sách giáo khoa, máy tính.
2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở, học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: Ai đã từng bị mất tệp dữ liệu mình vừa làm được không? Có biết vì sao mất không? 
- Em hãy hình dung những thiệt hại khi ngân hàng bị mất thông tin hay rò rỉ thông tin khách hàng. Vì vậy chúng ta cần bảo vệ thông tin máy tính và biết cách phòng trừ virus máy tính. 
- Virus máy tính là gì? Có giống virus gây bệnh thông thường không? Chúng ta sẽ vào bài học hôm nay để tìm hiểu kĩ hơn. 
* Tiến trình bài dạy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính
- Vì sao cần phải bảo vệ thông tin máy tính? 
- Em hãy cho biết những thiệt hai khi ngân hàng bị mất hay rò rỉ thông tin khách hàng?
® Chốt lại, nhấn mạnh: Sự cần thiết phải bảo vệ thông tin máy tính. 
- HS KT trả lời:Nếu không bảo vệ thông tin có thể bị mất hay hư hỏng không đọc được. 
- Trả lời
- Ghi nhận
1. Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính 
- Sự mất an toàn thông tin có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. 

Hoạt động 2: Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
- Hãy nêu một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính được chia thành ba nhóm chính: 
- Tại sao có thể nói yếu tố “Công nghệ – vật lý” ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? 
- Tại sao có thể nói yếu tố “Bảo quản và sử dụng” ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? 
- Cách sử dụng máy như thế nào gọi là không đúng?
- Tại sao có thể nói yếu tố “Virus máy tính” ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính? 
Để hạn chế tác hại của các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính, ta cần thực hiện trước các bước đề phòng cần thiết, đặc biệt, cần tập thói quen sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính.
- Đọc sgk – thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi của GV. 
- Máy tính là một thiết bị điện tử nên có thể xảy ra sự cố hỏng: phần mềm chạy trên máy tính cũng có thể có sự cố. 
- Để máy tính ở những nơi ẩm thấp hay nhiệt độ cao, bị ánh sáng chiếu vào, bị ướt, bị va đập mạnh có thể làm máy tính hư hỏng. Cách sử dụng không đúng cũng có thể dẫn tới việc làm mất thông tin. 
- Nhiều loại virus tự động xóa một phần hoặc xóa hết dữ liệu trên máy tính.
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
a.Yếu tố công nghệ - vật lí
(SGK)
b.Yếu tố bảo quản và sử dụng 
(SGK)
c. Virus máy tính
Cần sao lưu dữ liệu và phòng chống virus máy tính

Hoạt động 3: Củng cố
-Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?
- Hãy liệt kê các khả năng làm ảnh hưởng tới sự an ninh, an toàn thông tin máy tính.	
-Trả lời
- Trả lời

4...iệt virus chuyên nghiệp luôn quan tâm cập nhật các mẫu virus mới vào chương trình. Do vậy, cần cập nhật thường xuyên chương trình diệt virus.
- Nêu nguyên tắt phòng tránh virus.
d. Phòng tránh virus
Để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu, nguyên tắc chung cơ bản nhất là:"Phải cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng"

4. Củng cố
- Vi rút là gì? 
- Nguyên tắc phòng tránh virus? Nêu tên một số chương trình diệt virus phổ biến?
5. Dặn dò
- Học thuộc bài.
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK.
- Chuẩn bị bài tiết sau Ôn tập.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
 Tuần: 9
Bài thực hành 5
SAO LƯU DỰ PHÒNG VÀ QUÉT VIRUS
NS: 29/10/2023
Tiết: 17 
ND: 30/10/2023
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Biết được mục đích của việc sao lưu dự phòng và quét virus.
 2. Kỹ năng: 
 - Thực hiện được các thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
 - Thực hiện quét virus máy tính bằng phần mềm diệt virus.
 3. Thái độ:
 - Có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính.
 - Có ý thức lưu trữ dự phòng dữ liệu máy tính.
 4. Năng lực:
 - NLb: Có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.
 - NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: KHBD, SGK.
2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra 15 phút: 
ĐỀ:
Câu 1: Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính? Nêu các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính?
Câu 2: Virus máy tính là gì? Nêu những tác hại của virus máy tính và cách phòng tránh.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (4đ)	
- Sự mất an toàn thông tin có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn. Do đó bảo vệ thông tin máy tính là một việc hết sức cần thiết. 
- Các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thông tin máy tính:
+ Yếu tố công nghệ - vật lí
+ Yếu tố bảo quản và sử dụng 
+. Virus máy tính
> Thông tin máy tính có thể bị mất, hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần quan tâm tới việc bảo vệ thông tin máy tính bằng cách sao lưu dữ liệu thường xuyên và phòng tránh virus
Câu 2: (6đ)
- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt. 
- Tác hại của virus máy tính:
+ Tiêu tốn tài nguyên hệ thống 
+ Phá huỷ dữ liệu
+ Đánh cắp dữ liệu
+ Mã hoá dữ liệu tống tiền
+ Phá huỷ hệ thống
+ Gây khó chịu khác cho người dùng
- Cách phòng tránh virus
 Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những đường lây lan của chúng.
+ Hạn chế sao chép không cần thiết, không chạy các chương trình tải từ Internet hoặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy.
+ Không mở những file gửi kèm trong thư điện tử khi không rõ nguồn gốc.
+ Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh
+ Thường xuyên cập nhật bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành.
+ Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị Virus phá hoại.
+ Định kì quét và diệt Virus bằng các phần mềm diệt Virus.

 3. Bài mới
* Giới thiệu bài mới: 
 * Tiến trình bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường
- Yêu cầu HS đọc nội dung Bài 1 tr.65 SGK.
- Các bước thực hiện sao lưu dữ liệu ?
- Thực hiện mẫu trên máy GV cho HS quan sát và yêu cầu HS thực hiện tại máy cá nhân.
- Bao quát lớp và hướng dẫn thêm.
- 1 HS đọc thông tin, HS khác theo dõi SGK.
- Dựa vào kiến thức SGK trả lời.
- Quan sát GV làm mẫu trên màn hình và thực hiện sao lưu tại máy HS.
- Tiếp tục thực hành cho thành thạo thao tác.
Bài 1: Chuẩn bị sao lưu và sao lưu bằng phương pháp sao chép thông thường
- Khởi động Windows Explorer, tạo thư mục Tailieu_hoctap trên ổ đĩa C:\. Sao chép một vài tập tin vào thư mục vừa tạo;
- Tạo một thư mục mới trên ổ đĩa D:\ với tên Sao_luu;
- Sao chép các tập tin trong thư mục Tailieu_hoctap vào thư mục Sao_luu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu quét virus 
- Yêu cầu HS đọc nội dung Bài 2 tr.66 SGK.
- Khởi động BKAV trên máy GV và y/c HS thực hiện theo trên máy HS.
- Yêu cầu HS quan sát giao diện phần mềm, tìm hiểu ý nghĩa của các tùy chọn trên giao diện.
- Không chọn Xóa tất cả Macro vì các chương trình ứng dụng trong MS Office và các kết quả làm việc có thể chứa nhiều macro (những đoạn chương trình tiện ích) hữu ích.
- Thực hiện mẫu và y/c HS thực hiện các yêu cầu tiếp theo.
(Nếu có điều kiện, Gv giới thiệu thêm cho HS các phần mềm quét virus hiệu quả khác như Avast, McA...c chèn hình ảnh 
- Nêu các bước tạo liên kết
- Nêu các bước mở và lưu trang Web
- Cấu trúc của địa chỉ thư điện tử.
Một số dịch vụ trên Internet.
- Một vài ứng dụng trên Internet.
- Làm thế nào để kết nối Internet

- Suy nghĩ trả lời các câu hỏi

Hoạt động 2: Thực hành 
- Nêu các bước tìm kiếm thông tin trên web với từ khóa “Vịnh Hạ Long”.
- Gọi HS thực hiện trên máy tính.
- Thực hiện lại cách chèn hình ảnh và cách tạo liên kết trên trang web.
- Gọi HS thực hiện lại cách chèn hình ảnh và cách tạo liên kết trên trang web.
- Một số chức năng định dạng văn bản trên trang web?
- Thực hiện gửi tệp văn bản qua địa chỉ gmail.
- Trả lời.
- Thực hiện và quan sát.
- Chú ý quan sát.
- Thực hiện trên máy.
- Trả lời.

Hoạt động 3: Bài tập 
Câu 1. Mạng máy tính được phân chia thành các loại mạng:
A. Mạng có dây, mạng không dây. C. Mạng cục bộ, mạng diện rộng 
B. Mạng không dây, mạng diện rộng D. Mạng có dây, mạng không dây, Lan, Wan.
Câu 2: Dịch vụ nào dưới đây không phải là dịch vụ trên Internet?
a) Tìm kiếm thông tin trên Internet	b) Thư điện tử
c) Chuyển phát nhanh	 d) Thương mại điện tử.
Câu 3: Website là gì?
A. Là một hoặc nhiều trang Web có chung địa chỉ truy cập trên Internet.
B. Là một hoặc nhiều trang Web trên Internet.
C. Là nhiều trang chủ trên Internet.
D. Là một hoặc nhiều trang chủ trên Internet.
Câu 4: Em hiểu WWW là gì?
A. Là dịch vụ tìm kiếm thông tin trên Internet.
B. Là dịch vụ hội thảo trực tuyến.
C. Là dịch vụ thương mại điện tử.
D. Là dịch vụ tổ chức và khai thác thông tin trên Word Wide Web.
Câu 5: Đia chỉ nào dưới đây là của Báo điện tử Thiếu niên Tiền phong?	
A. www.dantri.vn	B. www.bepgiadinh.com
C. www.thieunien.vn	D. www.vietnamnet.vn	
Câu 6: Làm thế nào để lọc thông tin là hình ảnh khi sử dụng máy tìm kiếm trên Google?
A. Nháy mục hình ảnh.
B. Nháy mục tất cả. 
C. Google sẽ tự lọc thông tin hình ảnh riêng.
D. Không thể lọc thông tin hình ảnh.
Câu 7: Để tìm kiếm các trang web chứa chính xác cụm từ cảnh đẹp Sa Pa cần thực hiện thế nào?
A. Để cụm từ cảnh đẹp Sa Pa trong dấu ngoặc kép. 
B. Để cụm từ cảnh đẹp Sa Pa trong dấu ngoặc đơn.
C. Để cụm từ cảnh đẹp Sa Pa trong dấu ngoặc tròn.
D. Để cụm từ cảnh đẹp Sa Pa trong dấu ngoặc nhọn. 
Câu 8. Mạng Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên phạm vi:
A. Một tỉnh.	 B. Một quốc gia.
C. Khắp thế giới.	D. Một châu lục.
Câu 9. Khi đặt mua vé xem một trận bóng đá của đội em yêu thích qua Internet em đã sử dụng dịch vụ nào trên internet?
A. Thư điện tử.	B. Thương mại điện tử.
C. Đào tạo qua mạng.	D. Hội thảo trực tuyến.
Câu 10: Hãy sử dụng các cụm từ: thư điện tử, hộp thư, hộp thư điện tử, máy chủ thư điện tử, dịch vụ thư điện tử, trang Web để điền vào chỗ trống () cho đúng.
A. Người gửi và người nhận phải đăng kí một..tại một .của nhà cung cấp
B. Người gửi truy cậpcung cấp.và đăng nhập vào.của mình.
C. Người nhận đăng nhập vào  của mình trêncủa nhà cung cấp để nhận và đọc thư của mình.
4. Củng cố: Chốt lại các kiến thức trọng tâm cần nắm để áp dụng vào bài tập.
5. Dặn dò: Xem lại lý thuyết, các bài tập. Chuẩn bị tiết sau kiểm tra 1 tiết
IV. RÚT KINH NGHIỆM
	..................................................................................................................................................................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tuần: 10
Tiết: 20
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
NS: 05/11/2023
ND: 11/11/2023
I. MỤC TIÊU
 1. Về kiến thức: Kiểm tra lại các kiến thức đã học vị mạng máy tính và Internet như:
Từ máy tính đến mạng máy tính, mạng thông tin toàn cầu Internet, tìm kiếm thông tin trên Internet, thư điưn tư.
 2. Kĩ năng: Kiểm tra kĩ năng xem các thông tin, tìm kiếm thông tin, đọc thư, soạn thư và gửi thư điện tử
 3. Thái độ: Nghiêm túc trong làm bài kiểm tra.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: kiểm tra viết trên giấy
III. MA TRẬN ĐỀ
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023-2024
Môn: TIN HỌC - LỚP 9
 Cấp độ
 Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Từ máy tính đến mạng máy tính.
- Biết mạng MT và các thành phần cơ bản của mạng máy tính.
 

- Các lợi ích của mạng máy tính và các thiết bị kết nối mạng
 
 
 
 
 
Số câu
2
 

1
 
 
 
 
3
Số điểm
1.0
 

1.0
 
 
 
 
2
Tỉ lệ %
10%
 

10%
 
 
 
 
20%
Mạng thông tin toàn cầu Internet

- Biết một số dịch vụ cơ bản của Internet và đường trục internet

- Làm thế nào để một máy tính kết nối vào Internet

 
- Một vài ứng dụng trên internet
 

 
Số câu
2

1

 
1
 

4
Số điểm
1.0

0.5

 
0.5
 

2
Tỉ lệ %
10%

5%

 
5%
 

20%
Tổ chức và truy cập thông tin trên Internet
- Biết trình duyệt là công cụ được sử dụng để truy cập web.
 
Địa chỉ website.
và máy tìm kiếm để tìm kiếm thông tin trên Internet.
 

- Tìm kiếm được thông tin trên Internet nhờ máy tìm ki...HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2023-2024

A.TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất, mỗi câu đúng (0.5đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
C
A
D
D
A
C
D
A
B
A

B. TỰ LUẬN (5,0 điểm)
Câu hỏi
Trả lời
Điểm
Câu 1: Máy tìm kiếm thông tin trên internet là gì? Hãy kể tên một số máy tìm kiếm. Để tìm kiếm thông tin bằng máy tìm kiếm ta thực hiện như thế nào? ( 1.5 điểm)

- Máy tìm kiếm: Là công cụ hỗ trợ tìm kiếm thông tin trên internet theo yêu cầu của người dùng
- Tên máy tìm kiếm:
 + Google: www.google.com.vn
 + Microsoft: www.bing.com 
- Các bước tìm kiếm:
 + Truy cập máy tìm kiếm
 + Gõ từ khóa vào ô dành để nhập từ khóa
 + Nhấn phím Enter hoặc nháy nút Tìm kiếm

0.5
0.5
0.5
Câu 2: Khi đặt mua vé xem một trận bóng đá của đội bóng em yêu thích qua internet, em đã sử dụng loại ứng dụng nào trên internet (0.5 điểm)
- Em sử dụng ứng dụng thương mại điện tử trên internet

0.5
Câu 3: Hãy nêu các thiết bị kết nối vào mạng máy tính? Trình bày các lợi ích của mạng MT? (1.0 điểm)

- Các thiết bị kết nối vào mạng máy tính: Vỉ mạng, Dây cáp mạng, Hub, bộ định tuyến, bộ chuyển mạch.
- Lợi ích mạng máy tính: Dùng chung dữ liệu, dùng chung các thiết bị phần cứng, dùng chung các phần mềm, trao đổi thông tin
0.5
0.5

Câu 4: Virus máy tính là gì? Hãy cho biết tác hại của virus máy tính? (1.0 đi)

- Virus máy tính (gọi tắt là virus) là một chương trình hay đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản hay sao chép chính nó từ đối tượng bị lây nhiễm này sang đối tượng khác mỗi khi đối tượng bị lây nhiễm (vật mang virus) được kích hoạt.
* Tác hại của virus máy tính
Tiêu tốn tài nguyên hệ thống.
Phá huỷ dữ liệu.
Đánh cắp dữ liệu.
Mã hoá dữ liệu tống tiền.
Phá huỷ hệ thống.
Gây khó chịu khác cho người dùng

0.5
0.25
0.25
Câu 5: Hãy mô tả mô hình hoạt động của thư điện tử. (1 điểm)
 Hoạt động của thư điện tử:
 1. Thư được soạn tại máy của người gửi.
 2. Thư được gửi tới máy chủ thư điện tử của người gửi.
 3. Máy chủ thư điện tử của người gửi chuyển thư đến máy chủ thư điện tử của người nhận qua mạng máy tính (Internet).
 4. Máy chủ thư điện tử của người nhận chuyển thư vào hộp thư của người nhận.

0.25
0.25
0.25
0.25

TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN BỘ MÔN
Trịnh Thị Kim Yến Lê Thị Minh Na 
DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG
Tuần: 11
Bài 7: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI

NS: 11/11/2023
Tiết: 21 
ND: 13/11/2023
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: Nhận thức được tin học và máy tính ngày nay là động lực cho sự phát triển xã hội.
 2. Kỹ năng: Biết vận dụng hiểu biết về tin học và máy tính vào quá trình học tập.
 3. Thái độ: Học sinh nhận thức được vai trò quan trọng của tin học, có ý thức bảo vệ thông tin máy tính của riêng mình cũng như kho tàng thông tin chung trên mạng máy tính và Internet.
 4. Năng lực
 - NLb: Có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ trong khai thác và ứng dụng ICT.
 - NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: KHBD , SGK
 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
 ? Virus máy tính là gì? Nêu những tác hại của virus máy tính?
 ? Làm bài tập áp dụng
3. Bài mới: Trong cuộc sống hằng ngày các em đã ứng dụng tin học rất nhiều, như vậy các em đã ứng dụng tin học vào những việc gì? Những ứng dụng đó tích cực hay tiêu cực? vai trò của ứng dụng tin học là gì cô trò chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
	NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu lợi ích của ứng dụng tin học
- Yêu cầu học sinh nhắc lại chương trình tin học đã học ở các lớp 6, 7, 8
- Qua các chương trình đã học thì giúp ta được điều gì?
- cho học sinh quan sát một số hình ảnh về ứng dụng tin học 
- Như vậy ứng dụng tin học vào những lĩnh vực nào?
- Gv nhận xét, chốt lại
- Cho học sinh quan sát các hình ảnh
- Ứng dụng tin học vào những việc gì?
- Các em thấy việc ứng dụng tin học này có sự kết nối của internet 
- Như vậy, Mạng máy tính và Internet làm cho việc ứng dụng tin học trở nên thế nào?
- Gv nhận xét chốt lại
- Cho học sinh quan sát một số hình ảnh
- Ứng dụng tin học còn giúp trong những lĩnh vực nào nữa?
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và quản lí.
- Cho học sinh làm bài tập áp dụng
- Gv nhận xét và sửa bài tập

- Ở lớp 6 học chương trình soạn thảo word, lớp 7 excel, lớp 8 lập trình turbo Pascal và một số phần mềm hỗ trợ học tập
- Word: giúp soạn thảo văn bản, soạn giáo án, in ấn tài liệu, excel giúp tính toán, turbo pascal giúp lập trình tính toán...
- Hs quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Học sinh quan sát
- Hs trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- quan sát
- Trả lời
- Lắng nghe
- Hs làm bài tập
- Lắng nghe
1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại
 a. Lợi ích của ứng dụng tin học
 - Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội 
- Sự phát triển của mạng máy tính đặc biệt là internet làm cho ứng dụng tin học ngày càng phổ biến.
- Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp các dịch vụ và quản ...dung mục 1 SGK.
- Mỗi người chúng ta cần làm gì trong xã hội tin học hóa?
- Nhà nước ta có những điều luật nào quy định những khung hình phạt đối với các vi phạm của công dân?
→Nhận xét, bổ sung (nếu cần)
- Một học sinh đọc nội dung 
- Trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra.
Ghi nhận kiến thức

3. Con người trong xã hội tin học hóa.
 Để xây dựng xã hội tin học hóa, mỗi người chúng ta cần có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mỗi người, của toàn xã hội trong đó có cá nhân mình
4. Củng cố
 - Nhấn mạnh lại các kiến thức đã học.
 - Yêu cầu học sinh thảo luận nêu những mặt trái của tin học và máy tính mang lại cho con người?
5. Dặn dò: Yêu cầu học sinh về nhà học bài, xem trước bài 8 “Phần mềm trình chiếu”
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 12
Bài 8: PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU

NS: 19/11/2023
Tiết: 23 
ND: 20/11/2023

I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức
 - Biết được mục đích sử dụng các công cụ hỗ trợ trình bày và phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ hiệu quả nhất.
 - Biết được một số chức năng chính của phần mềm trình chiếu nói chung.
 - Biết một số lĩnh vực có thể sử dụng phần mềm trình chiếu một cách hiệu quả.
 2. Kỹ năng: Hình thành kỹ năng nhận dạng, sử dụng có hiệu quả các chức năng của phần mềm trình chiếu vào các lĩnh vực có thể sử dụng được phần mềm trình chiếu.
 3. Thái độ: Nhận thức được vai trò của phần mềm trình chiếu như là một công cụ hiệu quả để hỗ trợ trình bày, thuyết minh. Chủ động tìm tòi, nghiên cứu, tự khám phá, học hỏi.
 4. Năng lực
 - NLd: Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong học và tự học.
 - NLc: Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông;
II. CHUẨN BỊ
 1. Giáo viên: KHBD, SGK
 2. Học sinh: Xem bài trước ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số lớp
 2. Kiểm tra bài cũ
 1. Lợi ích của tin học và tác động của tin học đối với xã hội?
 2. Thế nào là kinh tế tri thức và xã hội THH? Vai trò của con người trong xã hội THH?
 3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
	NỘI DUNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày
- Yêu cầu Các em đọc sách giáo khoa
- Quan sát các hình ảnh sau
- Các hoạt động như trên là các hoạt động trình bày
- Như vậy thế nào là trình bày? 
- Gv nhận xét chốt lại
- Để việc trình bày có hiệu quả người ta thường làm gì?
- Yêu cầu Hs quan sát các hình ảnh trên màn hình và trả lời câu hỏi?
+ Công cụ trình bày trong ví dụ 1 là gì?
 - GV nhận xét chốt lại 
+ Công cụ trình bày trong ví dụ 2 là gì? 
 - Gv nhận xét chốt lại
+ Công cụ trình bày trong ví dụ 3 là gì?
 - Gv nhận xét chốt lại
+ Công cụ trình bày trong ví dụ 4 là gì?
- Từ khi máy tính được sử dụng phổ biến, các chương trình máy tính đã ra đời với mục đích giúp tạo và chiếu các nội dung trên màn hình thay cho việc viết bảng.
- Yêu cầu hs nhắc lại các công cụ hỗ trợ trình bày?
- Trong các công cụ hỗ trợ trình bày thì công cụ nào hỗ trợ trình bày hiệu quả nhất?
- Gv chốt lại
- Trả lời câu hỏi trắc nghiệm sau để hiểu thêm về hoạt động trình bày
- Giáo viên nhận xét câu trả lời và chốt lại
- Học sinh đọc SGK
- Quan sát
- HS suy nghĩ trả lời
- Hs ghi bài
- Sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ trình bày khác nhau: bảng, hình vẽ, biểu đồ ....
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Trả lời
- Lắng nghe
- Phần mềm trình chiếu
- Lắng nghe
- Trả lời
- Trả lời
- Lắng nghe, ghi bài 
- Hs trả lời
- Lắng nghe
1. Trình bày và công cụ hỗ trợ trình bày:
- Trình bày là hình thức chia sẻ kiến thức hoặc ý tưởng với một hoặc nhiều người khác. 
- Công cụ hỗ trợ trình bày: bảng, các hình vẽ hay biểu đồ, ... , phần mềm trình chiếu.
- Công cụ hỗ trợ trình bày giúp cho việc trình bày trở nên hiệu quả hơn
- Phần mềm trình chiếu là công cụ hỗ trợ trình bày hiệu quả nhất
Hoạt động 2: Tìm hiểu về phần mềm trình chiếu
Cho các em quan sát giao diện của phần mềm trình chiếu và hình ảnh trình chiếu
- Dựa vào hình ảnh đó yêu cầu học sinh cho biết thế nào là phần mềm trình chiếu?
- GV: bổ sung chốt kiến thức đúng
- Cho các em quan sát giao diện của phần mềm trình chiếu
- Các em đọc sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi sau:
 + Trong thực tế có nhiều phần mềm trình chiếu khác nhau nhưng chúng đều có một số chức năng chính nào? 
+ Mỗi bài trình chiếu gồm bao nhiêu trang nội dung? 
- Muốn trang trình chiếu được hiển thị cho nhiều người được xem trên màn hình rộng, ta phải dùng thiết bị gì? 
- Theo em, phần mềm trình chiếu có thể soạn thảo văn bản được không ?
- Có thể chỉnh sửa và in bài trình chiếu ra giấy được không?
- Tóm lại kiến thức và cho học sinh ghi bài vào vở
- Ưu điểm của phần mềm trình chiếu?
- Nhận xét và chốt lại
- Cho học sinh ghi bài vào vở
- Quan sát
- Trả lời
- Học sinh lắng nghe.
- Suy nghĩ trả lời.
- Một hoặc nhiều trang nội dung
- Máy chiếu.
- Tham khảo sách giáo khoa để trả lời. 
- Trả lời
- Hs trả lời
- Lắng nghe
- Ghi bài
2. Phần mềm trình chiếu:
- Phần mềm trình chiếu là chương trình máy tính giúp tạo và trình chiếu các bài trình ch

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_tin_hoc_9_nam_hoc_2023_2024_truong_thcs_qua.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docTuần 29.doc
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31+32.docx
  • docTuần 33.doc
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx