Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường TH-THCS Xuân Lĩnh

I. Mục tiêu:

- Giúp học sinh làm quen với các bạn trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, mọi thứ trong lớp học.

- Có thái độ yêu quí bạn bè, yêu thầy cô.

II. Các hoạt động dạy học

1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.

2. Các hoạt động:

Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh cách giới thiệu về bản thân mình cho các bạn trong lớp

- Hoạt động theo cá nhân.

- Học sinh trong lớp tự đứng dậy để giởi thiệu về mình cho các bạn và cô giáo nghe.

- GV nhận xét và khen ngợi

Hoạt động 2: Làm quen một số hoạt động trong lớp

- Hoạt động cá nhân.

- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học.

- HS Theo dõi.

- Hoạt động cả lớp

- GV cho cả lớp hát tập thể các bài hát học sinh yêu thích.

- GV cho HS thực hiện một số trò chơi

Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò

- GV nhận xét tiết học

docx 1567 trang Cô Giang 13/11/2024 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường TH-THCS Xuân Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường TH-THCS Xuân Lĩnh

Kế hoạch bài dạy Lớp 5 - Năm học 2023-2024 - Trường TH-THCS Xuân Lĩnh
TUẦN 0
Thứ hai ngày 28 tháng 8 năm 2023
Giáo dục lối sống
Tiết 1: làm quen với HS
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh làm quen với các bạn trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, mọi thứ trong lớp học.
- Có thái độ yêu quí bạn bè, yêu thầy cô.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh cách giới thiệu về bản thân mình cho các bạn trong lớp
- Hoạt động theo cá nhân.
- Học sinh trong lớp tự đứng dậy để giởi thiệu về mình cho các bạn và cô giáo nghe.
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 2: Làm quen một số hoạt động trong lớp
- Hoạt động cá nhân.
- GV giới thiệu một số các hoạt động trong giờ học.
- HS Theo dõi.
- Hoạt động cả lớp
- GV cho cả lớp hát tập thể các bài hát học sinh yêu thích.
- GV cho HS thực hiện một số trò chơi
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
___________________________
Giáo dục lối sống
Tiết 2: làm quen với HS, ổn định lớp
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh làm quen với các bạn trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, mọi thứ trong lớp học.
- Giúp học sinh làm quen và thực hiện các nội quy trường, lớp mình.
- Có ý thức giữ gìn trường, lớp sạch đẹp
- Có thái độ yêu quí bạn bè, yêu thầy cô. 
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh cách giới thiệu về bản thân mình cho các bạn trong lớp
- Hoạt động theo cá nhân.
- Học sinh trong lớp tự đứng dậy để giởi thiệu về mình cho các bạn và cô giáo nghe.
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 2: Giới thiệu về nội quy trường học
- Hoạt động theo cả lớp.
- GV giới thiệu cho HS nghe về nội quy trường học
- Chẳng hạn: Mặc đồng phục thứ 2, 6; Chuẩn bị đầy đủ sách vở đến lớp....
- Học sinh đọc đồng thanh theo lớp, tổ, cá nhân đọc và ghi nhớ nội quy trường học
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 3 Xây dựng về nội qui lớp học
- Hoạt động cả lớp
- GV cho HS xây dựng về nội quy lớp học
Bước 1: Giáo viên họp để lấy ý kiến học sinh về những nội quy cần đặt ra
Chia học sinh thành từng nhóm nhỏ, thảo luận các câu hỏi
Mong muốn của em khi đến trường là gì
Em mong muốn lớp học của mình sẽ như thế nào
Em có mong muốn gì về bạn bè và thầy cô
Mỗi cá nhân sẽ nêu ý kiến, sau đó thống nhất và đưa ra ý kiến chung của cả nhóm
Bước 2: Tổng hợp ý kiến của các nhóm
Từng nhóm chia sẻ ý kiến của nhóm mình cho cả lớp nghe
Tổng hợp các ý kiến lên bảng
Cả lớp góp ý, điều chỉnh, nhất trí ý kiến chung về các điều mọi người mong muốn để lớp tiểu học tốt hơn
Bước 3: Thống nhất nội quy lớp học tiểu học
Bước 4: Cam kết thực hiện
Tất cả HS cam kết thực hiện những nội quy đã thống nhất
Bước 5: Xây dựng quy chế thực hiện, giám sát và có hình thức khen thưởng/kỷ luật phù hợp
- GV ghi những nội quy vào tờ giấy dán vào tủ, sau đó đọc cho HS nghe lại 
Nội quy lớp học
Điều 1: Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ nhau, nói lời hay, làm việc tốt và thực hiện nếp sống văn minh
Điều 2: Thi đua học tốt
Đi học đúng giờ
Kỷ luật, chú ý nghe giảng
Hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài
Học bài và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp
Điều 3: Không chạy nhảy, nô đùa trong lớp học, ngoài hành lang
Điều 4: Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không vẽ bậy, bôi bẩn lên tường, bán ghế và của cải chung
Điều 5: Khi uống nước phải giữ vệ sinh chung, không được lãng phí
Điều 6: Bảo quản và giữ gìn tài sản đã được trang bị
Đóng mở cửa nhẹ nhàng, tránh va đập vào cửa kính. Bàn ghế kê đúng vị trí quy định. Trước khi về phải tắt các thiết bị điện, tránh lãng phí
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
___________________________
Giáo dục lối sống
Tiết 3: Bầu ban cán sự lớp
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh làm quen, biết, ghi nhớ tên trường, tên lớp mình.
- HS biết bình bầu các bạn làm ban cán sự lớp.
- Biết và tôn trọng quyết định của bạn.
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Giới thiệu về trường TH &THCS Xuân Lĩnh, lớp 5A
- Hoạt động theo cả lớp.
- GV giới thiệu cho HS nghe về trường, truyền thống của trường cho HS nghe.
- Học sinh đọc đồng thanh theo lớp, tổ, cá nhân tên trường.
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 2: Bầu ban cán sự lớp
- Hoạt động cả lớp
- Gv cho HS lựa chọn theo hình thức bỏ phiếu kín.
- HS thực hiện.
- GV công bố danh sách HS được bầu làm ban cán sự lớp năm học 2023-2024
Hoạt động 3: Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
___________________________
Giáo dục lối sống
Tiết 4: Kiểm tra đồ dùng
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh thực hiện theo yêu cầu của GV, chuẩn bị các đồ dùng học tập.
- Có thái độ giữ gìn đồ dùng học tập và sắp xếp gọn gàng các đồ dùng học tập
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Kiểm tra đồ dùng
- Hoạt động cả lớp
- GV giới thiệu lớp, dụng cụ, đồ dung trong lớp cho HS nghe.
- HS Theo dõi, đưa đồ dùng lên bàn GV kiểm tra
- GV cho HS thực hiện một số trò chơi gọi tên vật.
- GV nhận xét
H...dạy học
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Nhắc lại các bài tập đọc đã học
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nhắc lại 
- HS nghe
2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài lớp 4 tự chọn
- GV nhận xét
- HS lần lượt thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút)
* Mục tiêu: HS thực hiện viết một bài văn tả về đồ vật em yêu thích.
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cả lớp=> Cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét 
 
- HS làm bài cá nhân
- HS làm bài, chia sẻ, lớp nhận xét 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Về nhà đọc các bài tập đọc trên cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện
_________________________
Giáo dục lối sống
Tiết 9: Giới thiệu về mình trước lớp, những sở thích của em
I. Mục tiêu:	
- Giúp học sinh làm quen với các bạn trong lớp, giáo viên chủ nhiệm, mọi thứ trong lớp học, nêu lên sở thích bản thân.
- Có thái độ yêu quí bạn bè, yêu thầy cô. 
II. Các hoạt động dạy học
1. Giới thiệu bài: GV giới thiệu nội dung bài học.
2. Các hoạt động:
Hoạt động 1: Hướng dẫn Học sinh cách giới thiệu về bản thân mình cho các bạn trong lớp
- Hoạt động theo cá nhân.
- Học sinh trong lớp tự đứng dậy để giởi thiệu về mình cho các bạn và cô giáo nghe.
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 2: Giới thiệu về sở thích của mình
- Hoạt động theo cả lớp.
- Học sinh trong lớp tự đứng dậy để giởi thiệu sở thích về mình cho các bạn và cô giáo nghe.
- GV nhận xét và khen ngợi 
Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò 
- GV nhận xét tiết học
___________________________
Thứ năm ngày 31 tháng 8 năm 2023
Toán 
Ôn tập - Luyện tập: ôn tập về phân số (3 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Năng lực:
a. Năng lực đặc thù 
- Nắm được cách so sánh hai phân số, cách thực hiện các phép tính phân số 
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
- Biết sắp xếp ba phân số theo thứ tự.
- HS làm bài 1, bài 2 GV ra.
b. Năng lực chung: 
- NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: SGK
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:
+ Chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 thành viên, các thành viên còn lại cổ vũ cho hai đội chơi.
+ Nhiệm vụ của mỗi đội chơi: Viết hai phân số rồi quy đồng mẫu số hai phân số đó.
+ Hết thời gian, đội nào nhanh và đúng thì đội đó sẽ thắng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
*Cách tiến hành:
 * Ôn tập so sánh hai phân số.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Giáo viên hướng dẫn cách viết và phát biểu chẳng hạn: Nếu thì 
+ So sánh 2 phân số khác mẫu số.
* Kết luận: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu rồi so sánh các tử số.

- Học sinh nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
Ví dụ: < 
- Học sinh giải thích tại sao < 
- Học sinh nói lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Học sinh nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số
- 1 học sinh thực hiện ví dụ 2.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để so sánh phân số và quy đồng mẫu số các phân số. 
- HS làm bài 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Hai PS có cùng MS, phân số nào có TS lớn hơn thì lớn hơn và ngược lai.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Trình bày kết quả
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.

- Điền dấu >, <, =
- HS làm vở, báo cáo giáo viên
+ So sánh 2 phân số: và 
Quy đồng mẫu số được: và 
+So sánh: vì 21 > 20 nên > 
Vậy: 
- Tính.
- Học sinh hoạt động cá nhân vào vở.
- HS chia sẻ 
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Vận dụng kiến thức để so sánh hai phân số có cùng tử số. 
- HS thực hiện 
- Về nhà tìm hiểu cách so sánh 2 phân số với một phân số trung gian.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................
........... động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS
+ N1: Viết thương một phép chia hai số tự nhiên
+ N2: Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động ôn tập lí thuyết:(15 phút)
*Mục tiêu: giải được các bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
*Cách tiến hành:
 * các bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- GV đưa ra dưới dạng BT
* các bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- Chốt lại: 

- HS nêu các bước giải
- Rút ra nhận xét:
- HS nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: HS làm được các bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
- Biết vận dụng 
- HS làm bài 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV quan sát, nhận xét 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 
- Làm bài vào vở, báo cáo
- HS nghe
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- HS làm được các bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó.
- HS nêu
- Nêu các bước bài giải toán theo dạng tìm 2 số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của 2 số đó..
- HS nêu

ĐIỀU CHỈNH – BỔ SUNG
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
....................................................................................................................
_______________________
Tiếng Việt
Ôn tập (2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn lớp 4.
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; HS HTT đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài.
- GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác. Thể hiện sự tự tin.
b. Năng lực chung: 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: + Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc
 + Phiếu kẻ bảng ở bài tập
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
- Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Nhắc lại các bài tập đọc đã học
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nhắc lại 
- HS nghe
2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút)
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc bài lớp 4 tự chọn
- GV nhận xét
- HS lần lượt thực hiện yêu cầu.
- HS nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút)
* Mục tiêu: HS thực hiện viết một đoạn văn về hoạt động bảo vệ môi trường.
* Cách tiến hành:
 Bài 2: HĐ cả lớp=> Cá nhân
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- GV nhận xét 
 
- HS làm bài cá nhân
- HS làm bài, chia sẻ, lớp nhận xét 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút)
- Về nhà đọc các bài tập đọc trên cho mọi người cùng nghe.
- HS nghe và thực hiện

TUẦN 1
Thứ tư ngày 6 Tháng 9 năm 2023
Tập đọc
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. 
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).  
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. 
- Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Yêu quý Bác Hồ.
 b. Năng lực chung:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự, đọc được 2 câu trong bài học.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng dạy học: Máy chiếu.
- GV: + Tranh minh hoạ (SGK) 
 + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
	- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động ... (3 phút)
*Mục tiêu: Giúp các em tự phát hiện ra lỗi của mình và phát hiện lỗi giúp bạn.
*Cách tiến hành:
- GV chấm 7-10 bài.
- Nhận xét bài viết của HS.
- Thu bài chấm 
- HS nghe
3. Hoạt dộng luyện tập, thực hành: (8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng BT 3.
 (Giúp đỡ nhóm HS (M1,2) hoàn thành bài tập theo yêu cầu)
* Cách tiến hành:
Bài 2a: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc bài 2
 - GV hướng dẫn 3 câu đầu
- Tổ chức hoạt động cặp đôi
- Gọi đại diện các nhóm chữa bài
 - GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài 3a: HĐ cá nhân
- 1HS nêu yêu cầu
- GV cho HS làm bài 
- Chữa bài, cả lớp theo dõi, nhận xét.
 - GV chốt lời giải đúng
- Yêu cầu HS nêu lại quy tắc viết k/c, g/gh, ng/ngh
 
- HS đọc nội dung yêu cầu của BT
- HS nghe
- HS thảo luận nhóm đôi
- Các nhóm báo cáo kết quả
- ngày, ghi, ngát, ngữ, nghỉ 
- HS nêu yêu cầu
- HS làm bài cá nhân.
- Cả lớp theo dõi
- HS nghe
- HS nêu
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
 - Dặn HS ghi nhớ cách viết với c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS nghe và thực hiện 
- Về nhà tìm các tiếng được ghi bởi
c/k, g/gh, ng/ngh.
- HS nghe và thực hiện
_____________________________________
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù.
- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- HS vận dụng kiến thức làm được các bài tập 1, 2, 3, 4.
b. Năng lực chung: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự.
Biết chép phân số.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm bìa cắt và vẽ các hình như SGK- T3
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- KT đồ dùng học toán.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng học tập
- HS nghe, ghi vở
2. Hoạt động ôn tập khái niệm về phân số:(15 phút)
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
*Cách tiến hành:
 a) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV dán tấm bìa lên bảng.
- Yêu cầu HS quan sát 
- Yêu cầu HS nêu tên gọi phân số, tự viết phân số.
- GVKL: Ta có phân số đọc là “hai phần ba”.
- Yêu cầu HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- Tương tự các tấm bìa còn lại.
- GV theo dõi, uốn nắn.
b) Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Yêu cầu HS thảo luận tìm ra cách viết thương của phép chia, viết STN dưới dạng phân số.
- GV HD HS viết.
- GV nhận xét.

- HS quan sát và nhận xét.
- HS thực hiện.
- 1 HS nhắc lại.
- HS chỉ vào các phân số ;;; và nêu cách đọc.
- HS thảo luận
- HS viết lần lượt và đọc thương.
1: 3 = (1 chia 3 thương là )
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số để làm các bài tập 1,2,3, 4.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp
- GV nhận xét chữa bài
- Yêu cầu HS làm miệng
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
 - GV theo dõi nhận xét.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 4: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- GV chấm 1 số bài, nhận xét.

a. Đọc các phân số:
- HS làm bài theo cặp
; ;;;
b. Nêu tử số và mẫu số
- 1 HS làm miệng
- Viết thương dưới dạng phân số:
- HS làm bài cá nhân vào vở, báo cáo GV
3: 5 = ; 75: 100 = 
- Viết các số tự nhiên dưới dạng phân số có mẫu là 1.
- HS làm vào vở, 3 em làm trên bảng.
; ; 
- Điền số thích hợp  
- HS làm miệng.
- HS nêu lại nội dung ôn tập.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút)
- Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Tìm thương(dưới dạng phân số) của các phép chia: 
6: 8 ; 12: 15; 4: 12; 20: 25
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật nào đó thành nhiều phần bằng nhau một cách nhanh nhất.
- HS thực hiện

_______________________________________
 Chiều: 
Luyện từ và câu
TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và không hoàn toàn(ND ghi nhớ).
- Học sinh tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu BT1, BT2 (2 trong...
- Kiểm tra sự chuẩn bị sách vở của HS
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Nghe kể (10 phút)
*Mục tiêu: Học sinh nghe, ghi nhớ được nội dung câu chuyện.
- HS biết kể lại từng đoạn câu chuyện 
- Một số HS kể được toàn bộ câu chuyện 
*Cách tiến hành:
 * Việc 1: GV kể lần 1: Đoạn 1 kể chậm, nhấn giọng những từ chỉ hoạt động của anh, giọng kể khâm phục ở đoạn 3
* Việc 2: GV kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ (kể đến nhân vật nào, ghi tên lên bảng- Kết hợp giải nghĩa từ khó: sáng dạ, mít tinh, luật sư, thành viên)
- Câu chuyện có những nhân vật nào?
- Anh LTT được cử đi học nước ngoài khi nào? Về nước anh làm nhiệm vụ gì? Hành động dũng cảm nào của anh làm em nhớ nhất ?
 - HS lắng nghe
- HS lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ 
- HS nêu
- HSTL
2.2. Hoạt động thực hành kể chuyện(15 phút)
* Mục tiêu:HS kể được từng đoạn, cả câu chuyện
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc yêu cầu 1, 2, 3 
- Tổ chức hoạt động nhóm đôi. Tập kể từng đoạn nối tiếp trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể
- GV nhận xét
 - HS đọc yêu cầu
- HS viết lời thuyết minh cho ND mỗi bức tranh, HS phát biểu, nhận xét
- HS các nhóm thi kể 
- Các nhóm nhận xét
3. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: (7 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của câu chuyện.
*Cách tiến hành:
- Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Nhân vật chính trong câu chuyện là ai ?
+ Ý nghĩa câu chuyện 
- GV nhận xét, KL
- HS nghe, tự trả lời câu hỏi, báo cáo với giáo viên
- Lý Tự Trọng
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
- HS nghe
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)

- Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ?
- Noi gương anh LTT các em cần phải làm gì?
 - Con người Việt Nam yêu nước, dũng cảm....
- HS trả lời, liên hệ thực tế ..

- Về nhà kể lại câu chuyện cho cả nhà nghe
- HS thực hiện

_________________________________
Toán
ÔN TẬP CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số (Trường hợp đơn giản) 
- HS làm bài 1, 2. 
b. Năng lực chung: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự. Làm một số phép cộng đơn giản trong phạm vi 10.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: SGK
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học 
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS
+ N1: Viết thương một phép chia hai số tự nhiên
+ N2: Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét trò chơi
- Giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động ôn tập lí thuyết:(15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
*Cách tiến hành:
 * Tính chất cơ bản của phân số 
- GV đưa ra dưới dạng BT: Điền số thích hợp. Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Chốt lại: Cả tử số và mẫu số phải cùng nhân hoặc cùng chia với cùng một số tự nhiên khác 0
  *Ứng dụng của tính chất 
- Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 4 để tìm ra 2 ứng dụng: 
  + Rút gọn phân số
  + Quy đồng mẫu số: cách tìm MSC
* Chốt lại: Phải rút gọn về được PS tối giản

- HS tính và điền kết qủa
- Rút ra nhận xét:
- HS thảo luận nhóm, báo cáo kết quả
- HS nghe
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
-Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân sốvà quy đồng mẫu số các phân số (Trường hợp đơn giản) 
- HS làm bài 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV quan sát, nhận xét 
- KL: Rút gọn nhanh bằng cách tìm ra số lớn nhất chia hết cho cả tử số và mẫu số
Phần b, c khuyến khích tìm MSCNN  
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài 
* Chốt lại: Cách tìm MSC
 
- Rút gọn phân số
- Làm bài vào vở, báo cáo
- HS nghe
- HS nghe
- Quy đồng mẫu số
 a- b- c- 
- Làm vào vở, báo cáo GV
- Giải thích cách làm

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Vai trò của t/c cơ bản của phân số.
- HS nêu
- Nêu cách tìm các PS bằng nhau từ một PS cho trước.
- HS nêu

____________________________________
Thứ năm ngày 7 tháng 9 năm 20223
Tập đọc
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Hiểu n...động mở đầu☹5phút)
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi:
+ Chia thành 2 đội chơi, mỗi đội 4 thành viên, các thành viên còn lại cổ vũ cho hai đội chơi.
+ Nhiệm vụ của mỗi đội chơi: Viết hai phân số rồi quy đồng mẫu số hai phân số đó.
+ Hết thời gian, đội nào nhanh và đúng thì đội đó sẽ thắng.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài – Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới☹15 phút)
*Mục tiêu: HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số và khác mẫu số.
*Cách tiến hành:
 * Ôn tập so sánh hai phân số.
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Giáo viên hướng dẫn cách viết và phát biểu chẳng hạn: Nếu thì 
+ So sánh 2 phân số khác mẫu số.
* Kết luận: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu rồi so sánh các tử số.

- Học sinh nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
Ví dụ: < 
- Học sinh giải thích tại sao < 
- Học sinh nói lại cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số.
- Học sinh nêu cách so sánh 2 phân số khác mẫu số
- 1 học sinh thực hiện ví dụ 2.
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để so sánh phân số và quy đồng mẫu số các phân số. 
- HS làm bài 1, 2. 
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Hai PS có cùng MS, phân số nào có TS lớn hơn thì lớn hơn và ngược lai.
Bài 2: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài theo nhóm 4
- Trình bày kết quả
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
* Kết luận: Muốn so sánh nhiều phân số với nhau ta phải tìm MSC rồi quy đồng MS các phân số đó.

- Điền dấu >, <, =
- HS làm vở, báo cáo giáo viên
+ So sánh 2 phân số: và 
Quy đồng mẫu số được: và 
+So sánh: vì 21 > 20 nên > 
Vậy: 
- Viết các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
- Học sinh hoạt động nhóm.
 + Nhóm 1: ; ; 
 + Nhóm 2: 
+ Đại diện các nhóm trình bày.
- HS nhắc lại cách so sánh các phân số.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm☹3 phút)
- Vận dụng kiến thức để so sánh hai phân số có cùng tử số. 
- HS thực hiện 
- Về nhà tìm hiểu cách so sánh 2 phân số với một phân số trung gian.
- HS nghe và thực hiện
Chiều: 
 Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù.
- Nắm được kiến thức về từ đồng nghĩa
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học.- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
- Học sinh HTTđặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
- Yêu thích môn học, vận dụng vào cuộc sống
b. Năng lực chung:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Có khả năng sử dụng từ đồng nghĩa khi nói, viết 
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: - Bảng phụ ghi nội dung bài 1, 3
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS tổ chức trò chơi "Truyền điện" với các câu hỏi sau:
+ Thế nào là từ đồng nghĩa ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, cho ví dụ ?
+ Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cho ví dụ ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài: Nêu mục đích y/c của tiết học
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS mở vở, ghi đầu bài
2. Hoạt động thực hành: (15 phút) 
* Mục tiêu: 
- Tìm được các từ đồng nghĩa chỉ màu sắc (3 trong số 4 màu nêu ở bài tập 1) và đặt câu với 1 từ tìm được ở BT1 (BT2).
- Hiểu được nghĩa các từ ngữ trong bài học.
- Chọn được từ thích hợp để hoàn chỉnh bài văn (BT3)
- Học sinh HTT đặt câu được với 2,3 từ tìm được ở BT1
* Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ nhóm
- Gọi HS đọc yêu cầu. Xác định yêu cầu của bài
- Tổ chức hoạt động nhóm (HS có thể dùng từ điển)
- Trình bày kết quả 
- GV nhận xét chữa bài 
 Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của BT2
- Yêu cầu HS đặt câu
- HS nối tiếp đọc câu văn của mình.
- GV nhận xét chữa bài  
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài, xác định yêu cầu của đề bài.
- GV đưa bảng phụ có chép đoạn văn
- GV nhận xét chữa bài.
- Vì sao em lại chọn từ điên cuồng mà không dùng từ dữ dằn hay điên đảo ?
- HS đọc lại đoạn văn đã hoàn chỉnh. 
-KL: Vậy khi dùng các từ đồng nghĩa không hoàn toàn, cần phải lưu ý dùng từ cho phù hợp với văn cảnh. 

 - HS đọc yêu cầu BT1. 
- Các nhóm thảo luận 
- Các nhóm báo cáo. Nhóm khác NX, bổ sung
+ Xanh: xanh biếc, xanh bóng.
+Đỏ au, đỏ bừng, đỏ thắm
+ Trắng tinh/ trắng toát, trắng nõn
+ Đen sì. đen kịt, đen đúa
- Đặt câu với những từ vừa tìm được.
- HS nghe và thực hiện
+ Luống rau xanh biế...y học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi hỏi đáp:
+ Nêu quy tắc so sánh 2 phân số cùng MS, khác MS.
+ Nêu quy tắc so sánh 2 phân số khác MS.
- GV nhận xét --> Giới thiệu bài.
- HS chơi trò chơi 
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(26 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS Biết so sánh phân số với đơn vị; so sánh hai phân số cùng tử số. HS làm bài 1, 2, 3.
* Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
* Chốt lại: Đặc điểm của các phân số: 
  > 1 ; < 1 ; = 1 
- Rút ra nx về cách so sánh PS với 1
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
 - Rút ra cách so sánh PS cùng tử số
* Chốt lại: 
- PP so sánh PS cùng tử số
- Phân biệt với so sánh cùng mẫu số
 Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu  
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố: Các cách so sánh PS
 
- Điền dấu thích hợp:
- HS làm bài, báo cáo kết quả
- HS nghe
+ Tử số bé hơn mẫu số thì PS bé hơn 1.
+ Tử số bằng MS thì PS bằng 1.
+ Tử số lớn hơn MS thì PS lớn hơn 1.
- So sánh phân số:
- HS làm bảng con
+ Trong 2 PS có cùng TS, PS nào có MS bé hơn thì PS đó lớn hơn
- Phân số nào lớn hơn?
- HS làm vở 
+ QĐM
+ QĐTS
+ So sánh với 1

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
 - Nêu phương pháp so sánh PS cùng tử số, so sánh phân số với 1.
- HS thực hiện
- Về nhà tổng hợp các cách so sánh PS.
- HS thực hiện
________________________________
Kĩ Thuật:
Bài: ĐÍNH KHUY HAI LỖ (t1)
I/Mục tiêu:
HS biết cách đính khuy hai lỗ.
HS thực hiện được các thao tác kĩ thuật đính khuy hai lỗ.
Yêu thích môn học, thích lao động, yêu thích sản phẩm mình làm ra.
II/ Các hoạt động dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học kĩ thuật GV, HS.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Ổn định:
2/ Bài cũ:
-GV kiểm tra đồ dùng học tập
3/Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, GTB-ghi đề bài.
b. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS quan sát nhận xét mẫu:
- GV giới thiệu mẫu và đặt câu hỏi.
- GV đưa mẫu đính khuy hai lỗ- hướng dẫn hs quan sát mẫu kết hợp H.1b/sgk và đặt câu hỏi sgk. 
+Về đường chỉ đính khuy
+ KHoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm.
- GV tóm tắt lại nội dung như sgk.
c.Hoạt động 2: Hướng dẫn hs thao tác kĩ thuật:
- HD hs đọc mục 1, quan sát H.2/sgk và TLCH.
- Yêu cầu hs quan sát uốn nắn và hd nhanh.
- Yêu cầu hs nêu cách chuẩn bị đính khuy, HD hs đặt khuy vào điểm vạch dấu.
- HD hs quan sát h.5 sgk và nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- GV làm lại, gọi 1-2 hs làm lại.
- Yêu cầu hs thực hành. 
3. Củng cố: 
- Gv nêu lại nội dung bài học, yêu cầu học sinh nhắc lai các bước thực hiện.
4. Dặn dò: 
-Về nhà xem bài và tập thực hành chuẩn bị tiết sau.
-Nhận xét tiết học.

-Hát
-HS kiểm tra lại đồ dùng.
- HS quan sát khuy đính trên sản phẩm.
- HS nhận xét về khoảng cách giữa các khuy so sánh vị trí.
- HS đọc lướt các nội dung sgk mục II sgk và nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
- Hs thực hiện yêu cầu của giáo viên.
- HS quan sát 
-HS cả lớp thực hành theo hướng dẫn GV.
-HS nêu lại các bước thực hiện.
-HS láng nghe.
____________________________________
Chiều 
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Nắm được kiến thức về số thập phân.
- Biết đọc, viết phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành PSTP, biết cách chuyển các PS đó thành PSTP.
- HS làm bài 1, 2, 3, 4(a,c)
b.Năng lực chung: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự. Làm các phép tính cộng trừ trong phạm vị 10 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
  - GV: SGK
 - HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức trò chơi"Bắn tên" với nội dung: Nêu các cách so sánh PS. Lấy VD minh hoạ ? 
- GV nhận xét --> Giới thiệu bài.

- HS chơi trò chơi
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là phân số thập phân. Biết đọc, viết phân số thập phân.
*Cách tiến hành:
 - GV nêu ví dụ các phân số:
- Nêu nhận xét đặc điểm của MS các PS này
* Giới thiệu: Các PS có mẫu số 10; 100; 1000; gọi là các PSTP
- Đưa ra các phân số: 
- Các PS này có phải là PSTP không?
- Hãy tìm 1PSTP bằn...ọc sinh 
1. Hoạt động khởi động:
- Gọi lớp trưởng lên điều hành:
2. Nội dung sinh hoạt:
a. Giới thiệu: 
- GV hỏi để học sinh nêu 3 nội dung hoặc giáo viên nêu.
1. Đánh giá nhận xét hoạt động tuần vừa qua.
2. Xây dựng kế hoạch cho tuần sau. 
3. Sinh hoạt theo chủ điểm 
b. Tiến hành sinh hoạt:
*Hoạt động 1: Đánh giá nhận xét hoạt động trong tuần
Gv gọi lớp trưởng lên điều hành.
- Nề nếp:
- Học tập:
- Vệ sinh:
- Hoạt động khác
GV: nhấn mạnh và bổ sung: 
- Một số bạn còn chưa có ý thức trong công tác vê sinh.
- Sách vở, đồ dùng học tập 
- Kĩ năng chào hỏi
? Để giữ cho trường lớp xanh - sạch- đẹp ta phải làm gì?
? Để thể hiện sự tôn trọng đối với người khác ta cần làm gì?
*H. đông 2: Xây dựng kế hoạch trong tuần
- GV giao nhiệm vụ: Các nhóm hãy thảo luận, bàn bạc và đưa ra những việc cần làm trong tuần tới (TG: 5P)
- GV ghi tóm tắt kế hoạch lên bảng hoặc bảng phụ
- Nề nếp: Duy trì và thực hiện tốt mọi nề nếp
- Học tập: - Lập thành tích trong học tập
 - Chuẩn bị bài trước khi tới lớp.
- Vệ sinh: Vệ sinh cá nhân, lớp học, khu vực tư quản sạch sẽ.
- Hoạt động khác
+ Chấp hành luật ATGT
+ Chăm sóc bồn hoa, cây cảnh lớp học, khu vực sân trường.
- Tiếp tục trang trí lớp học
- Hưởng ứng tuần lễ Học tập suốt đời
*Hoạt động 3: Sinh hoạt theo chủ điểm 
- GV mời LT lên điều hành:
 - GV chốt nội dung, chuẩn bị cho tiết sinh hoạt theo chủ điểm tuân sau.
3. Tổng kết: 
 - Cả lớp cùng hát bài: “Lớp chúng ta đoàn kêt”

- Lớp trưởng lên điều hành:
- Cả lớp cùng thực hiện.
- HS lắng nghe và trả lời.
- Lớp trưởng điều hành các tổ báo cáo ưu và khuyết điểm:
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS lắng nghe.
- HS trả lời
- Lớp trưởng điều hành các tổ thảo luận và báo cáo kế hoạch tuần 6
+ Tổ 1 
+ Tổ 2 
+ Tổ 3 
- HS nhắc lại kế hoạch tuần
- LT điều hành
+ Tổ 1 Kể chuyện
+ Tổ 2 Hát
+ Tổ 3 Đọc thơ
________________________________
 Khoa học
SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
  Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Học sinh yêu con người, xã hội, bố mẹ.
b. Năng lực chung: Nhận thức thế giới tự nhiên, Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên
Vận dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
2.Phẩm chất: yêu thích môn khoa học 
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Bộ phiếu dùng cho trò chơi "Bé là con ai ?" (đủ dùng theo nhóm)
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành,...
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Giới thiệu chương trình học
- Em có nhận xét gì về sách khoa học 4 và sách khoa học 5?
- GV nhấn mạnh nội dung: con người và sức khoẻ để vào bài.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- 1 HS đọc tên SGK.
- Dựa vào mục lục đọc tên các chủ đề của sách.
- Sách khoa học 5 có thêm chủ đề: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Trò chơi: Bé là con ai.
- Nêu tên trò chơi, giới thiệu đồ chơi và phổ biến cách chơi.
- Giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
Ví dụ: 
+ Tại sao bạn lại cho rằng đây là hai bố con (mẹ con)?
- GV hỏi để tổng kết trò chơi:
+ Nhờ đâu các em tìm được bố và mẹ cho em bé?
+ Qua trò chơi em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
* Kết luận:
* Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản ở người.
- Hướng dẫn HS làm việc theo cặp.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát tranh.
+ 1 HS đọc nội dung từng câu hỏi SGK (theo 3 thời điểm: lúc đầu, hiện nay và sắp tới) cho HS 2 trả lời.
+ HS 1 khẳng định đúng sai.
- Treo các tranh minh hoạ không có lời, yêu cầu HS giới thiệu các thành viên trong gia đình bạn Liên.
- GV nhận xét và nêu câu hỏi kết thúc hoạt động 2:
+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ?
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
* Kết luận:
* Hoạt động3: Liên hệ thực tế gia đình của em.
- Tổ chức cho HS giới thiệu
- GV nhận xét và kết luận bạn giới thiệu hay và gia đình ai đảm bảo việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
 
- Lắng nghe.
- Nhận đồ chơi và thảo luận theo 4 nhóm: Tìm bố mẹ cho từng em bé và dán ảnh vào phiếu sao cho ảnh của bố mẹ cùng hàng với ảnh của em bé.
- Đại diện hai nhóm dán phiếu lên bảng.
- Đại diện hai nhóm khác lên hỏi bạn.
- Cùng tóc xoăn, cùng nước da trắng, mũi cao, mắt to và tròn, nước da đen và hàm răng trắng, mái tóc vàng và nước da trắng giống bố, mẹ....
- Trao đổi theo cặp và trả lời.
- Em bé có đặc điểm giống bố mẹ của chúng.
-Trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- HS quan ...: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Học sinh biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
b. Năng lực chung: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sán g tạo. NL hiểu biết cơ bản về LSĐL, NL tìm tòi và khám phá.
2. Phẩm chất: GDHS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố, bản đồ hành chính Việt Nam.  
- HS: Hình minh hoạ trang 5 SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- PPVấn đáp, quan sát,thảo luận nhóm....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Nêu khái quát về hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh ? 
+ Sử dụng câu hỏi: Trương Định là ai ? Vì sao nhân dân lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy ? để giới thiệu nội dung bài học.  
 - HS nghe.  
- Quan sát hình minh hoạ, SGK, trang 5 và trả lời câu hỏi:

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học và trả lời được các câu hỏi SGK.
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược.
- HS làm việc cá nhân: đọc SGK phần in nghiêng và TLCH
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
* Kết luận: Dùng bản đồ và giảng về tình hình đất nước ta, tinh thần của nhân dân ta chống trả quyết liệt. Tiêu biểu là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang lo sợ.
*HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh của nhà vua đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Nhận được lệnh vua Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định ? Việc làm đó có tác dụng như thế nào ?
+ Trương Định đẵ làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
* HĐ 3: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với: Bình Tây đại nguyên soái.
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định ?
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết ?
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông ?
* Kết luân: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
* Chốt nội dung toàn bài.
 
- Dũng cảm đứng lên chống TDP
- Nhượng bộ, nhu nhược không kiên quyết
- HS thảo luận nhóm 4
- Giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang
-Băn khoăn lo lắng
- Suy tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái; có tác dụng cổ vũ động viên ông quyết tâm đánh giặc 
- Ở lại cùng nhân dân đánh giặc
- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân cho dân tộc  
- HS tiếp nối nhau kể
- Lập đền thờ ghi lại chiến công của ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
- Nêu nội dung ghi nhớ
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Em học tập được điều gì từ ông Trương Định ?
- HS nêu

- Kể lại câu chuyện này cho mọi người ở nhà cùng nghe.
- HS thực hiện
_______________________________________
  Khoa học
NAM HAY NỮ? (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Nằn lực 
a. Năng lực đặc thù 
Sau bài học, HS biết: 
- Phân biệt các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa nam và nữ. 
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
b. Năng lực chung:
+ Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
+ Tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
2. Phẩm chất: yêu thích môn khoa học.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn và chép mục bài vào vở mở SGK Tìm bài học, chú ý lắng nghe trong giờ học biết giữ trật tự.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK. 
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi,...Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 
- HS quan sát và thảo luận
- Tranh vẽ HS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng.
- Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học. 
- Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen.
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp
- Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS tự liên hệ trước lớp.
- HS thảo luận và đóng vai phóng viên.
Nhận xét
- HS nghe
- Học sinh đọc
3.Hoạt động luyện tập, thực hành:(2 phút)
	
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
+ Mục tiêu phấn đấu.
+ Những thuận lợi đã có.
+ những khó khăn có thể gặp.
+ Biện pháp khắc phục khó khăn.
+ Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em.
- Vẽ tranh về chủ đề trường em.
- HS nghe và thực hiện
______________________________________
TUẦN 2
Thứ hai ngày 11 tháng 9 năm 2023
Tập đọc
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực 
a. Năng lực đặc thù 
- Hiểu nội dung: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).
- Biết đọc đúng một văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Thể hiện lòng tự hào về truyền thống hiếu học của Việt Nam. 
b. Năng lực chung 
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
2. Phẩm chất: Tự hào là con dân nước Việt Nam, một nước có nền văn hiến lâu đời. Một đất nước hiếu học.
+ HS khuyết tật: Tham gia học cùng các bạn, chép mục bài và đọc mục bài học chú ý lắng nghe. 
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, Bảng phụ viết sẵn bảng thống kê.
 - Học sinh: Sách giáo khoa 
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi đọc bài Quang cảnh ngày mùa và TLCH.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS tổ chức thi đọc
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
2.1. Luyện đọc: (12phút)
* Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ, đọc đúng câu, đoạn.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
 - Đọc đúng các từ khó trong bài
* Cách tiến hành:
- Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn 
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1.
- Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2.
- Đọc theo cặp
- HS đọc toàn bài
- GV đọc mẫu cả bài giọng thể hiện tình cảm trân trọng, tự hào; đọc rõ ràng, rành mạch bảng thống kê.
- 1 HS M3,4 đọc bài, chia đoạn: có thể chia làm 3 đoạn: đoạn đầu, đoạn bảng thống kê, đoạn cuối.
- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 kết hợp sửa đọc đúng: Hà Nội, lấy, muỗm, lâu đời... 
 - HS nối tiếp đọc lần 2 kết hợp giải nghĩa từ khó SGK
- HS luyện đọc theo cặp
- 1 HS đọc toàn bài

2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS các từ ngữ trong bài và ND bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
* Cách tiến hành:
 - Giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đọc đoạn 1, TLCH 
+ Đến thăm Văn Miếu khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì? 
+ Nêu ý chính đoạn 1:
- Giao nhiệm vụ cho HS đọc lướt bảng thống kê theo nhóm, trả lời câu hỏi
+ Triều đại nào tổ chức nhiều khoa thi nhất?
+ Triều đại nào có nhiều tiến sĩ nhất? 
+ Bài văn giúp em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN?
- Nêu ý chính đoạn 2
- Nêu ý chính của bài.
- HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển.
+ Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
- VN có truyền thống khoa cử lâu đời
- Nhóm trưởng điều khiển.
+ Triều đại Lê: 104 khoa
+ Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ.
+ VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời
+ Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN
- HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 
3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút)
* Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê.
* Cách tiến hành:
 - GV gọi HS đọc toàn bài
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm
- Đọc theo cặp
- Thi đọc
 - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. 
- HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0...
- HS luyện đọc nhóm đôi
- HS thi đọc diễn cảm.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút)
- Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ?
- HS trả lời
- Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Qu

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lop_5_nam_hoc_2023_2024_truong_th_thcs_xuan.docx
  • docTuần 0.doc
  • docTuần 1.doc
  • docTuần 2.doc
  • docTuần 3.doc
  • docTuần 4.doc
  • docTuần 5.doc
  • docTuần 6.doc
  • docTuần 7.doc
  • docTuần 8.doc
  • docTuần 9.doc
  • docTuần 10.doc
  • docTuần 11.doc
  • docTuần 12.doc
  • docTuần 13.doc
  • docTuần 14.doc
  • docTuần 15.doc
  • docTuần 16.doc
  • docTuần 17.doc
  • docTuần 18.doc
  • docTuần 20.doc
  • docTuần 21.doc
  • docTuần 22.doc
  • docTuần 23.doc
  • docTuần 24.doc
  • docTuần 25.doc
  • docTuần 26.doc
  • docTuần 27.doc
  • docTuần 28.doc
  • docTuần 29.doc
  • docTuần 30.doc
  • docTuần 31.doc
  • docTuần 32.doc
  • docTuần 33.doc
  • docTuần 34.doc
  • docTuần 35.doc