Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.

- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

2. Kỹ năng

- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô.

- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.

3. Thái độ

- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.

- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp …

III. Phương tiện: Tư liệu, tranh ảnh

IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên: Tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.

V. Tiến trình dạy học

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động)

3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

- Phương pháp: Đặt vấn đề

- Tổ chức hoạt động: GV trực quan về số liệu của LX về những tổn thất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua số liệu thống kê đó, em có suy nghĩ gì?

- Dự kiến sản phẩm: Đó là những tổn thất hết sức nặng nề của LX sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn vế người và của, để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hạnh công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động 1: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)

- Mục tiêu: Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện: phiếu học tập

docx 304 trang Cô Giang 13/11/2024 360
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2023-2024 - Trường TH & THCS Phước Lộc
PHẦN MỘT LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
CHƯƠNG I: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI THỨ HAI
Tiết 1 
Tuần 1
 BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX
NS: 
ND: 

I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
	- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
- Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
 2. Kỹ năng
- Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của Liên Xô.
- Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. 
 3. Thái độ
- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
 4. Định hướng phát triển năng lực
	- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
	- Năng lực chuyên biệt
+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện: Tư liệu, tranh ảnh
IV. Chuẩn bị	
 1. Chuẩn bị của giáo viên: Tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
 2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
 V. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ (linh động)
 3. Bài mới
 3.1. Hoạt động khởi động
 - Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình Liên Xô sau chiến tranh thế giới thứ hai, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Đặt vấn đề
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan về số liệu của LX về những tổn thất sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Qua số liệu thống kê đó, em có suy nghĩ gì?
- Dự kiến sản phẩm: Đó là những tổn thất hết sức nặng nề của LX sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô bị thiệt hại to lớn vế người và của, để khôi phục và phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên phát triển khẳng định vị thế của mình đối với các nước tư bản, đồng thời để có điều kiện giúp đỡ phong trào cách mạng thế giới Liên Xô phải tiến hạnh công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH. Để tìm hiểu hoàn cảnh, nội dung và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế và xây dựng CNXH diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
 Hoạt động 1: Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950)
	- Mục tiêu: Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Phương pháp:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện: phiếu học tập
- Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Chia thành 4 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:
Nhóm 1,2: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở LX đã diễn ra và đạt được kết quả ntn?
Nhóm 3,4: Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:
? Bối cảnh Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh TG thứ hai?
? Nêu những số liệu về sự thiệt hại của LX trong CT2? 
? Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ hai?
? Nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô là gì? 
? Cho biết kết quả của kế hoạch 5 năm L1? 
? Những thành tựu về ktế và KHKT của LX?
? Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào ?
GV nhấn mạnh sự quyết tâm của nhân dân Liên Xô đã hoàn thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng.
? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó ? 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Bối cảnh Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh TG thứ hai: Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả...ăng.
Câu 3. Chính sách đối ngoại của Liên Xô từ năm 1945 đến nửa đầu những năm 70 thế kỉ XX là gì?
A. Muốn làm bạn với tất cả các nước.
B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.
C. Hòa bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.
D. Chỉ làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 4.Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh?
A. Năm 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Năm 1957, là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất.
C. Năm 1961, là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái.
D. Trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai trênthế giới (sau Mĩ).
Câu 5.Liên Xô quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích gì?
A. Mở rộng lãnh thổ.	B. Duy trì nền hòa bình thế giới.
C. ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.	D. Khống chế các nước khác.
Câu 6.Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì?
A. Tạo thế cân bằng về sức mạnh kinh tế và quân sự.
B. Tạo thế cân bằng về sức mạnh quân sự và hạt nhân.
C. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng và kinh tế.
D. Thế cân bằng về sức mạnh hạt nhân và kinh tế.
Câu 7.Sắp xếp các sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo yêu cầu sau đây:
A
B
1. Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh thế giới thứ hai.
2. Thành tựu Liên Xô đạt được trên lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
 
 a. Hơn 27 triệu người chết
 b. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
 c. Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp.
 d. Bị các nước đe quốc yêu cầu chia lại lãnh thổ.
 e. Đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh Trái đất.
 g. Giàu có nhờ thu lợi nhuận sau chiến tranh.
A. 1a; 2b, e.	B. 1g; 2c,d.
C. 1c; 2c,e.	D. 1a; 2b,c.
Câu 8.Năm 1961 là năm diễn ra sự kiện gì trong việc thực hiện chinh phục vũ trụ?
A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên khoảng không vũ trụ.
B. Phóng thành công con tàu “Phương Đông” bay vòng quanh Trái Đất.
C. Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng.
D. Chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền hạt nhân của Mĩ..
Câu 9. Sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa như thế nào? 
A. Liên Xô trở thành nước duy nhất trên thế giới có vũ khí nguyên tử.
B. Phá thế độc quyền của Mĩ về vũ khí nguyên tử.
C. Đưa Liên Xô trở thành cường quốc quân sự duy nhất trên thế giới
D. Liên Xô sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh hạt nhân quy mô lớn trên toàn thế giới.
	+ Phần tự luận
Câu 1: Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở LX đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
	- Dự kiến sản phẩm:
	+ Phần trắc nghiệm 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐA
D
C
C
D
B
B
A
B
B
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu:Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
	- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó? 
	- Dự kiến sản phẩm
Tốc độ khôi phục kinh tế tăng nhanh chóng. Có được kết quả này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên Xô, tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam
+ Chuẩn bị bài mới phần tiếp theo II: Đông Âu
Tiết 2 
Tuần 2
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN GIỮA NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỶ XX (tt)
NS: 
ND: 

 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
 - Học sinh nắm được quá trình thành lập nhà nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu.
 - Quá trình xây dựng CNXH và những thành tựu chính.
 - Sự khủng hoảng và sụp đổ của các nước XHCN ở Đông Âu.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích nhận định các sự kiện lịch sử.
 3. Thái độ: Khẳng định thành tự to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc XD CNXH ở Đông Âu.
 4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt
 +Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
 + Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. 
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện: tranh ảnh, tư liệu
IV. Chuẩn bị
 1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Tranh ảnh về Đông Âu ( từ 1949 à những năm 70)
 - Tư liệu về các nước Đông Âu
 - Bản đồ các nước Đông Âu và thế giới
 2. Chuẩn bị của học sinh: Soạn bài trước ở nhà, tìm kiếm một số hình ảnh có liên quan
V. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu thành tựu chủ yếu của Liên xô từ 1950 đến đầu năm 70 ?
 3. Bài mới
 3.1. Ho...g, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. 
- Các tổ chức của hệ thống XHCN ra đời: Khối SEV và khối Vác-xa-va đã có vai trò to lớn trong việc củng cố và phát triển hệ thống XHCN. 
3. Sự hình thành hệ thống xã hộ chủ nghĩa
+ Cơ sở hình thành:
- Đều có ĐCS lãnh đạo.
- Lấy CN Mác-Lênin làm nền tảng.
- Cùng chung mục tiêu xây dựng CNXH
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai hệ thống XHCN ra đời. 
- Ngày 8 – 1 – 1949 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) ra đời.
- 5 – 1955 tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va thành lập.
 3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
	- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
1. Công cuộc cải tổ của Liên Xô được tiến hành từ năm: 
A. 1984 – 1990	B. 1984 - 1996
C. 1985 – 1990	D. 1985 - 1991
2. Người khởi xướng công cuộc cải tổ ở Liên Xô là:
A. B. Enxin	B. Goóc-ba-chop
C. An-drô-pop	D. I. Ga-ga-rin
3. Cuộc đảo chính do một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô tiến hành ngày:
A. 19/8/1991	B. 18/9/1991
C. 21/12/1991	D. 25/12/1991
4. Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) gồm:
A. 10 nước	B. 11 nước
C. 12 nước	D. 13 nước
- Dự kiến sản phẩm:
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
B
A
B
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu:Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Đông Âu từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
	- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
? Em có nhận xét gì về sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu?
	- Dự kiến sản phẩm
Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai.
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
	+ Chuẩn bị bài mới 
- Soạn trước bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu 90 của thế kỉ XX. 
Tiết 3
Tuần 3
BÀI 2: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX
NS: 
ND: 
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức
	- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Hệ quả cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
- Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
- Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ.
 2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng nhận biết sự biến đổi của lịch sử từ tiến bộ sang phản động bảo thủ, từ chân chính sang phản bội quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động của các các nhân giữ trọng trách lịch sử. 
- Biết cách khai thác các tư liệu lịch sử để nắm chắc sự biến đổi của lịch sử. 
 3. Thái độ
	- Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ củamô hình không phù hợp chứ không phải sự sụ đổ của lí tưởng XHCN. 
- Phê phán chủ nghĩa cơ hội của M.Gooc-ba-chốp và một số người lãnh đạo cao nhất của Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô cùng các nước XHCN Đông Âu. 
 4. Định hướng phát triển năng lực
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
 - Năng lực chuyên biệt
+Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp 
III. Phương tiện: Ti vi, máy vi tính.
IV. Chuẩn bị	
 1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tư liệu, tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu và tranh ảnh về một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 
 2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu.
 V. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: GV dùng các câu hỏi phần luyện tập tiết 2 để kiểm tra.
 3. Bài mới
 3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.
- Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 3 trang 9....
Giáo viên hướng dẫn học sinh biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.
II. Hệ quả của cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. 
- Đảng Cộng sản bị mất quyền lãnh đạo 
- Thực hiện đa nguyên chính trị 
- 1989 chế độ XHCN ở hầu hết các nước Đông Âu sụp đổ 
- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô chấm dứt sự tồn tại của hệ thống xã hội chủ nghĩa (ngày 28 - 6 - 1991, SEV ngừng hoạt động và ngày 1 - 7 - 1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava giải tán). 
=> Đây là những tổn thất hết sức nặng nề đối với phong trào cách mạng thế giới.
 3.3. Hoạt động luyện tập
	- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết và Hệ quả của cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu.
	- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan, tự luận và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời trên bảng con (trắc nghiệm).	
Câu 1.Nội dung cơ bản của công cuộc "cải tổ" của Liên Xô là gì?
A. Cải tổ kinh tế triệt để.	B. Cải tổ hệ thống chính trị.
C. Cải tổ xã hội.	D. Cải tổ kinh tế và xã hội.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản nào làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
A. Các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước chống phá.
B. Chậm sửa chữa những sai lầm.
C. Nhận thấy CNXH không tiến bộ nên muốn thay đổi chế độ.
D. Xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội không phù hợp.
Câu 3. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô là
A. sự sụp đổ của chế độ XHCN.
B. sự sụp đổ của mô hình XHCN chưa khoa học.
C. sự sụp đổ của một đường lối sai lầm.
D. sự sụp đổ của tư tưởng chủ quan, nóng vội.
Câu 4.Liên Xô tiến hành công cuộc cải tổ đất nước trong những năm 80 của thế kỉ XX vì
A. đất nước lâm vào tình trạng “trì trệ” khủng hoảng.
B. đất nước đã phát triển nhưng chưa bằng Tây Âu và Mĩ.
C. cải tổ để sớm áp dụng thành tựu KH-KT thế giới.
D. các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước luôn chống phá.
Câu 5.Trước ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng chung trên toàn thế giới trong những năm 70 của thế kỉ XX Liên Xô đã làm gì?
A. Tiến hành cải cách kinh tế, chính trị, xã hội cho phù hợp.
B. Kịp thời thay đổi để thích ứng với tình hình thế giới.
C. Không tiến hành những cải cách về kinh tế và xã hội.
D. Có cải cách kinh tế, chính trị nhưng chưa triệt để.
Câu 6. Công cuộc xây dựng XHCN của các nước Đông Âu đã mắc phải một số thiếu sót và sai lầm là
A. uu tiên phát triển công nghiệp nặng.	B. tập thể hóa nông nghiệp.
C. thực hiện chế độ bao cấp về kinh tế.	D. rập khuôn, cứng nhắc theo Liên Xô.
Câu 7. Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV) bị giải thể do nguyên nhân nào?
A. Do "khép kín" cửa trong hoạt động.
B. Do không đủ sức cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu
C. Do sự lạc hậu về phương thức sản xuất.
D. Do sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.
Câu 8. Hãy nối các niên đại ở cột A cho phù hợp với sự kiện ở cột B 
A
B
 1. 1949
 a. Hội đồng tương trợ kinh tế giải thể.
 2. 1957
 b. Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu.
 3. 1991
 c. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
 4. 1985
 d. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
 5. 1955
 e. Thành lập tổ chức Hiệp ước Phòng thủ Vac-sa-va.
A. 1d, 2c,3a, 4b, 5e.	B. 1b, 2c, 3a, 4e, 5d.
C. 1e, 2a, 3c, 4b, 5d.	D. 1a, 2c, 3d, 4e, 5b.
	- Dự kiến sản phẩm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
ĐA
B
D
B
A
C
D
D
A
	3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Biết đánh giá một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. 
	- Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới:
? Em có nhận xét gì về sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu?
	- Dự kiến sản phẩm: Bài tập về nhà
- GV giao nhiệm vụ cho HS
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.
	+ Học bài cũ, soạn bài 3: Quá trình phát triển phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa và trả lời câu hỏi cuối SGK
Tiết 4
Tuần 4
BÀI 3: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA
 NS: 24/9/2023 
ND: 25/9/2023

I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được quá trình phát triển của PTGPDT và sự tan rã của hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi và Mỹ La Tinh, những diễn biến chủ yếu, những thắng lợi to lớn và khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước ở các nước này.
 2. Kĩ năng: Giúp HS rèn luyện PP tư duy khái quát tổng hợp cũng như phân tích sự kiện, rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ về kinh tế, chính trị ở các châu và thế giới.
 3. Thái độ
- Thấy rõ cuộc đấu tranh anh dũng và gian khổ của nhân dân các nước Á, Phi và MLT và sự nghiệp GP và ĐLDT. 
- ..., Mô-dăm-bích và Ghi-nê Bít-xao vào những năm 1974 – 1975.
- Phương pháp, kĩ thuật: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:Bản đồ, tivi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
- B1: GV giao nhiệm vụ và yêu cầu HS thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nét nổi bậc của giai đoạn này là phong trào diễn ra ở những nước nào?
+ Kết quả ra sao? 
- B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, gợi mở HS làm việc những nội dung khó.
- B3: HS: báo cáo thảo luận 
- B4: HS: phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của bạn (theo kĩ thuật 3-2-1). 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. 
- GV trình chiếu bản đồ châu Phi về vị các nước giành được độc lập: Ghi-nê Bít-xao, Mô-dăm-bich và Ăng-gô-la.
- GV: Yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước Mô- dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao, Ăng-gô-la trên bản đồ.
- GV nhấn mạnh: Sự tan rã của thuộc địa Bồ Đào Nha là một thắng lợi quan trọng của phong trào giải phóng dân tộc châu Phi. 
II. Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến những năm 70 của thế kỷ XX:
Ba nước tiến hành vũ trang và giành độc lập : Ghi- nê Bit – xao (9- 1974), Mô-dăm-bich(6- 1975) và Ăng-gô-la (11- 1975).
Hoạt động 3: Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX:
- Mục tiêu: HS nắm được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX.
- Phương pháp, kĩ thuật:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.
- Phương tiện:Bản đồ, tivi
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
-B1: GV chia cả lớp thành 8 nhóm (mỗi tổ 2 nhóm) thảo luận và giao nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu sau:
- Nhóm lẻ: (1,,3,5,7)
+ Chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới hình thức cuối cùng là gì? Ỏ những nước nào?
+ Kết quả của phong trào đấu tranh ra sao?
- Nhóm chẵn: (2,4,6,8)
? Tìm hiểu và phản biện phần trả lời của nhóm 2 và 6
-B2: HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
-B3: HS: báo cáo, thảo luận 
-B4:GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá,kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh;
- GV hỏi: Em hiểu như thế nào về chế độ phân biệt chủng tộc?
- GV dùng lược đồ châu Phi trình chiếu vị trí các nước giành thắng lợi trong giai đoạn III
- Yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a, Cộng hoà Nam Phi trên bản đồ .
- GV nhấn mạnh: Đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.
* GV: Sơ kết bài học:Sau chiến tranh thế giới thứ 2, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ, các nước thuộc địa đã giành được độc lập lập, hệ thống thuộc địa bị sụp đổ hoàn toàn. Lịch sử các dân tộc Á, Phi và Mĩ La-tinh đã sang chương mới với nhiệm vụ to lớn là củng cố nền độc lập dân tộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước nhằm khắc phục tình trạng nghèo nàn, lạc hậu kéo dài từ bao đời nay.
III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến những năm 90 của thế kỷ XX:
- Đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi
- Kết quả: Người da đen đã giành được thắng lợi và thành lập chính quyền : Dim-ba-bu-ê, Na-mi-bi-a (1990), Cộng hoà Nam Phi (1993)
* Hệ thống thuộc địa của CNĐQ sụp đổ hoàn toàn .
3.3. Hoạt động luyện tập. 
- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về:
Một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 90 của thế kỉ XX.
	- Phương thức tiến hành: GV tổ chức thi cho các tổ trả lời câu hỏi nhanh và cộng điểm để khuyến khích thi đua giữa các tổ.
GVnêu ra các câu hỏi như sau: 
Câu 1: Nêu thời gian và tên nước giành được độc lập trong giai đoạn I? (Biết)
Câu 2: Nêu thời gian và tên nước giành được độc lập trong giai đoạn I và II? (Biết)
Câu 3: Sau chiến tranh thế giới thứ 2, khu vực nào trên thế giới có những nước giành được độc lập đầu tiên? Vì sao?(Vận dụng)
- Dự kiến sản phẩm: 
+ GV chuẩn bị các câu hỏi nhỏ nhưng mang tính khái quát cao. 
+ Phát huy sự tò mò, tất cả các đối tượng HS được trải nghiệm kiến thức thông qua các câu hỏi, phát huy sự thi đua giữa các tổ.
+ HS một lần nữa nắm bài, hiểu bài.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
	- Mục tiêu: Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn.
- Phương thức tiến hành: 
Nêu câu hỏi sau khi đã hình thành kiến thức (củng cố mở rộng, liên hệ):
Lập bảng thống kê PT đấu tranh GPDT ở Á, Phi, MLT theo mẫu sau:
Giai đoạn
Thời gian
Tên nước giành độc lập
Ghi chú




- Dự kiến sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà):
- Học bài cũ, nắm kiến thức của bài vừa học, chuẩn bị nội dung, tư liệu, tranh ảnh của bài học sau.
Tuần 5
Tiết 5
Bài 4 CÁC NƯ... hình Trung Quốc 1946 - 1949?
? Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời thời gian nào?
?Ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa?
? Năm 1978 Trung Quốc đề ra đường lối gì?
Tại sao lại đề ra đường lối ấy?
 Kết quả thu được như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung quốc từ cuối 1978 đến nay?
?Chính sách đối ngoại của Trung Quốc như thế nào?
? Lấy 1 số ví dụ về quan hệ đối ngoại của Trung quốc trong giai đoạn này.
? Kể những hiểu biết của em về mối quan hệ Việt Nam – Trung quốc hiện nay?
- Việt Nam thực hiện 16 chữ “ Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai “
- Có nhiều cuộc gặp gỡ giữa cấp cao hai nước, ký các hiệp định về đường biên giới, đường bộ, đường biển, giao lưu kinh tế.
- 9/10/2004 Thủ tướng Ôn Gia Bảo chính thức sang thăm Việt Nam.
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập,
B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
II. Trung Quốc
1. Sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- 1946 -1949 nội chiến
- 01/10/1949 Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
* Ý nghĩa: Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của CĐPK, đưa đất nước Trung hoa bước vào kỷ nguyên độc lập tự do.
- Hệ thống XHCN được nối liền từ Châu âu sang Châu á.
4- Công cuộc cải cách mở cửa.
- 1978 Trung Quốc đề ra đường lối đổi mới lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, xây dựng TQ thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.
+ Kết quả: Nền kinh tế phát triển nhanh chóng, xếp thứ 7 trên thế giới.
Đời sống nhân dân nâng cao.
* Đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới. Địa vị của TQ được nâng cao trên trường quốc tế.
3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: tình hình chung của châu Á, tìm hiểu về Trung Quốc.
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
+ Đặc điểm nổi bậc của Châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Em có nhận xét gì về những thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung quốc từ cuối 1978 đến nay?
- Dự kiến sản phẩm:
+ Các nước châu Á đấu tranh giành quyền độc lập, thoát khỏi ách cai trị thực dân, xây dựng và phát triển đất nước.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
- Dự kiến sản phẩm: GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà)
- Tìm hiểu bài mới: “ Các nước Đông Nam Á” 
Tuần 6
Tiết 6
Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

NS: 08/10/2023
ND: 09/10/2023 
 I. Mục tiêu 
 1. Kiến thức
- Giúp h/s nắm được tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945. 
- Hiểu được sự ra đời tổ chức ASEAN, vai trò của nó với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
 2. Thái độ: Tự hào về những thành tựu đạt được của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Nam Á, củng cố sự đoàn kết giữa các dân tộc trong khu vực.
 3. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ Đông Nam Á, bản đồ thế giới; phân tích
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề
 - Năng lực chuyên biệt: Khai thác kênh hình, sử dụng lược đồ
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, kể chuyện, hoạt động nhóm
III. Phương tiện: Lược đồ các nước ĐNA, ảnh: trụ sở ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN.
IV. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ Đông Nam Á, bản đồ thế giới
2. Chuẩn bị của HS: Soạn bài, xem trước bài ở nhà, tìm hiểu về tình hình các nước Đông Nam Á
III. Tiến trình dạy học
 1. Ổn định lớp: 
 2. Kiểm tra bài cũ: GV linh hoạt
 3. Bài mới:
3.1.Hoạt động khởi động
- Mục tiêu: Giúp h/s nắm được tình hình Đông Nam Á trước và sau 1945. Hiểu được sự ra đời tổ chức ASEAN, vai trò của nó với sự phát triển của các nước trong khu vực Đông Nam Á, tạo tâm thế, ý thức học tập, gây hứng thú để học sinh vào bài mới.
- Phương pháp, kĩ thuật: Thuyết trình, trực quan.
- Tổ chức hoạt động:Gv treo lược đồ Đông Nam Á, Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
? Quan sát lược đồ, kể tên và xác định vị trí các nước thuộc Đông Nam Á?
* Dự kiến sản phẩm
- Đông Nam Á có 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, In-do-ne-xi-a, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Bru-nei, Ma-lai-xi-a và Đông Ti-mo. 
Giáo viên nhận xét và vào bài mới:Sau chiến tranh thế giới thứ hai, khu vực Đông Nam Á lần lượt giành độc lập. Do nhu cầu hợp tác phá...III.Từ “ASEAN6” phát triển thành “ASEAN 10”
1. Quá trình phát triển.
- 1884: Bru-nei là thành viên thứ 6
- 1995 VN là thành viên thứ 7
- 1997, Lào và Mianma thành viên 8,9
- 1999, CPC thành viên thứ 10
- Hợp tác kinh tế, xây dựng một khu vực ĐNA hòa bình, ổn định, cùng nhau phát triển phồn vinh.
à “Một chương mới đã mở ra trong lịch sử khu vực ĐNA”

3.3. Hoạt động luyện tập:
- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
GV dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và yêu cầu học sinh chọn đáp án đúng trả lời.
1. ASEAN được thành lập vào thời gian nào?
A. 8/7/1967	B. 8/8/1976	C. 7/8/1967	D. 8/8/1967
2.Thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN là
A. Brunei.	B. Cam pu chia.	C. Việt Nam.	D. Thái Lan.
3.Trụ sở của ASEAN đóng tại
A. Gia-cac-ta (Inđônêxia)	B. Hà Nội (Việt Nam) 
C. Băng Cốc (Thái Lan)	D. Ma-ni-la (Phi-lip-pin)
4.Khu vực mậu dịch tự do được viết tắt là :
A. ASEAN	B. AFTA	C. ARF	D. SEV
5. Vì sao vào những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình ĐNA ngày càng trở nên căng thẳng?
Mĩ, anh, Nhật thành lập khối quân sự SEATO.
Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu.
Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược VN- L- CPC.
Mĩ biến Thái Lan thành căn cứ quân sự.
6. Vì sao từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa ba nước Đông Dương với các nước Asean ngày càng được cải thiện?
Vấn đề của Campuchia được giải quyết.
Việt Nam được giả phóng.
Lào giành được độc lập.
Quan hệ của Đông Dương phát triển tốt.
7. Năm 1994. ASEAN thành lập diễn đàn khu vực nhằm
tạo môi trường ổn định để hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.
tạo môi trường ổn định để hợp tác với các nước ở châu Á
tạo môi trường ổn định để hợp tác với các nước ở ĐNA.
tạo môi trường ổn định để hợp tác trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương
8. Phân biệt đâu là tổ chức quân sự được thành lập ở khu vực ĐNA?
A. NATO. B. SEATO. C. CENTO. D. IANTA.
9. Đâu là tổ chức tạo môi trường ổn định hợp tác cho sự phát triển ở khu vực ĐNA?
Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái bình Dương(APEC).
Diễ đàn hợp tác Á – Âu(ASEM)
Diễn đàn khu vực(ARF).
Tổ chức thương mại thế giới(WTO).
10. Em có nhận xét gì về chủ trương thành lập ASEAN ở năm 1967?
Hợp lí vì hạn chế dược ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Không hợp lí vì không mở rộng được quan hệ giao lưu.
Hợp lí vì tạo điều kiện thư hút đầu tư bên ngoài.
Không hợp lí vì lúc này nhiều nước ở đây chưa được giải phóng.
Dự kiến sản phẩm:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
ĐA
D
C
A
B
C
A
C
B
C
A
 3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng và vận dụng.
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. 
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Nêu những biến đổi của các nước Đông Nam Á từ sau 1945 đến nay. Biến đổi nào lớn nhất? Vì sao? 
- Dự kiến sản phẩm:
+ Biến đổi thứ nhất: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập. 
+ Biến đổi lớn thứ hai: Từ khi giành độc lập, các nước ĐNA ra sức xây dựng nền kinh tế - xã hội và đạt nhiều thành tích to lớn, đặc biệt là Xin-ga-po là nước có nền kinh tế phát triển nhất ở ĐNA và được xếp vào hàng các nước phát triển trên thế giới. 
+ Biến đổi lớn thứ ba: Đến tháng 7.1997, các nước ĐNA đều gia nhập Hiệp hội các nước ĐNA. Đó là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực ĐNA nhằm mục tiêu xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.
=> Biến đổi thứ nhất là biến đổi lớn nhất vì: Là biến đổi thân phận từ nước thuộc địa, nửa thuộc địa và lệ thuộc trở thành những nước độc lập; nhờ có biến đổi đó, các nước ĐNA mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển nền kinh tế, xã hội của mình ngày càng phồn vinh 
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Học thuộc bài, trả lời câu hỏi sgk.
Tuần 7
Tiết 7
Bài 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI

NS: 15/10/2023
ND: 16/10/2023
I.Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Giúp HS nắm được tình hình chung của các nước Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai: Cuộc đấu tranh giành độc lập và sự phát triển Kinh tế-xã hội. 
- Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hoà Nam Phi.
2. Kỹ năng:Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, khai thác tài liệu, làm việc với SGK, giải thích
3.Tư tưởng: Giáo dục HS tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ và ủng hộ nhân dân Châu Phi.
4. Định hướng phát triển năng lực:
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
 - Năng lực chuyên biệt:Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử; so sánh, nhận xét, đánh giá tình hình kinh tế, chính trị.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp ..
III. Phương tiện 
- Bản đồ các nước Châu Phi.
- Một số tranh ảnh về nước Châu Phi trong các lĩnh vực kinh tế, nạn phân biệt chủng tộc...giáo viên và học sinh
Dự kiến sản phẩm (Nội dung chính)
B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV: Sử dụng bản đồ để xác định vị trí địa lí của Cộng hòa Nam Phi 
? Thực dân Hà lan đã thi hành chính sách gì khi cai trị Nam Phi?
? Em hiểu thế nào là chế độ phân biệt chủng tộc.
? Cuộc đấu tranh chống chế độ A-pác-thai diễn ra như thế nào? Kết quả.
? Kết quả của cuộc đấu tranh này là gì.
? Cộng hoà Nam Phi giành thắng lợi có ý nghĩa như thế nào.
? Cho biết vài nét về tình hình phát triển của Cộng hoà Nam Phi hiện nay?
? Sự kiện ông Man-đê-la được bầu làm tổng thống Nam Phi có ý nghĩa gì ? 
? Hiện nay Nam Phi đã có những chính sách ntn để phát triển kinh tế xã hội ? 
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt) và hỗ trợ HS yếu.
B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Chế độ phân biệt chủng tộc A Pac Thai: là chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của Đảng Quốc Dân (đảng của người da trắng) chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ bản về chính trị, KT -VH của người da đen ở đây. Họ lập luận rằng: Người da đen không thể bình đẳng với người da trắng. Nhà cầm quyền tuyên bố trên 70 đạo luật phân biệt đối xử và tước bỏ quyền làm người của dân da đen và da màu ở đây, quyền bóc lột Nam Phi được xác nhận bằng hiến pháp. Năm 1993 chế độ A -Pac -Thai bị xoá bỏ ở Nam Phi 
- Mang ý nghĩa lịch sử to lớn: Xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc sau hơn 3 thế kỷ. 
- Chính quyền mới đề ra “Chiến lược KT vĩ mô nhằm pt kt , giải phóng việc làm và phân phối sản phẩm ( là nước có thu nhập TB thế giới )
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS phân tích, nhận xét, đánh giá phần trả lời của bạn. 
- GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh và giáo viên liên hệ giáo dục cho học sinh về tinh thần hợp tác giữa Việt Nam – một số nước Châu Phi.
GV: sử dụng bản đồ châu Phi giới thiệu trên bản đồ những nét cơ bản về đất nước Nam Phi . 
- Diện tích : 1,2 triệu km2
- Dân số : 43,6 triệu trong đó 75,2% da đen;13,6 % người da trắng; 11,2 % người da màu.
2. Cộng hoà Nam Phi.
- Là nước nằm ở cực nam châu Phi, có dân số là 43.2 triệu người (2002), trong đó người da đen và da màu chiếm 88.8 % dân số.
* Nguyên nhân
- Kéo dài gần 3 thế kỷ, chế độ phân biệt chủng tộc đã thống trị cực kỳ tàn bạo đối với người da đen và da màu ở Nam Phi.
* Diễn biến
- Dưới sự lãnh đạo của “Đại hội dân tộc Phi’’ (ANC), người da đen kiên trì đấu tranh chống chủ nghĩa A-Pac-Thai và giành được những thắng lợi lịch sử.
* Kết quả
- Năm 1993 chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xoá bỏ.
- Tháng 4/1994 Nen-xơn Man-đê-la được bầu làm tổng thống Cộng hoà Nam Phi.
- Ý nghĩa: Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó, sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
- Nam Phi đang tập trung sức phát triển kinh tế và xã hội để xoá bỏ “chế độ A-pac-thai” về kinh tế.
3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
? Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phân biệt Chủng tộc (A-Pac-Thai) ở cộng hoà Nam Phi dành thắng lợi có ý nghĩa gì?
- Dự kiến sản phẩm: Chế độ phân biệt chủng tộc đã bị xoá bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng của nó, sau hơn 3 thế kỷ tồn tại.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn. HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm với sự phát triển nước ta hiện nay.
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Việt Nam rút ra được bài học kinh nghiệm từ các nước Châu Phi gì để phát triển kinh tế. 
- Dự kiến sản phẩm
	+ Biết tận dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Biết cách thâm nhập thị trường, thành lập các tổ chức.
+ Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc đặc biệt là nạn phân biệt chủng tộc.
+ Biết tận dụng vốn bên ngoài đầu tư vào.
	Chuẩn bị bài mới: Tiết 8 – Bài 7: Các nước Mĩ La Tinh.
Tuần 8
Tiết 8
Bài 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH

NS: 22/10/2023
ND: 23/10/2023

I. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:
- Những nét khái quát về tình hình Mĩ la-tinh (từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay).
- Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba và những thành tựu nhân dân Cu Ba đã đạt được như hiện nay về KT-VH-GD trước sự bao vây và cấm vận của Mĩ. Cu Ba vẫn kiên trì với con đường đã chọn (định hướng XHCN).
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh và các sử liệu.
 3. Tư tưởng:
- Tinh thần đoàn kết v... 
- Chia thành 8 nhóm. Các nhóm đọc mục 2 SGK, thảo luận (thời gian thảo luận 3 phút) và thực hiện các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1, 2: Cuộc tấn công pháo đài Môn – ca - đa nhằm mục đích gì, ý nghĩa?
+ Nhóm 3, 4: Sau đó phong trào diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?
+ Nhóm 5, 6: Sau khi CM thắng lợi, chính phủ CM Cu Ba đã làm gì để thiết lập chế độ mới ? 
+ Nhóm 7, 8: Hãy nêu những thành tựu đạt được của Cu Ba trong công cuộc xây dựng CNXH? 
? Trong tình hình hiện nay nhân dân Cu Ba đã đấu tranh chống chính sách cấm vận của Mỹ ra sao?
B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những nội dung khó (bằng hệ thống câu hỏi gợi mở - linh hoạt).
B3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét bổ sung.
- Năm 1942 Cristopcolong đặt chân đến Cu Ba, sau đó thực dân Tây Ban Nha thống trị Cu Ba 400 năm. Nhân dân Cu Ba đấu tranh mạnh mẽ để giành độc lập, đặc biệt năm 1895 do Hôxemacti và Masio lãnh đạo. 
Năm 1902 Tây Ban Nha phải công nhận độc lập của Cu Ba, nhưng sau đó Cu Ba lại rơi vào ách thống trị của Mỹ. 
- “ Năm 1952 - 1958 Batixta đã giết hại 2 vạn chiến sỹ yêu nước, cầm tù hàng chục vạn người khác.” 
- Môn Ca Đa (thuộc tỉnh Xan Chia Gô), 135 thanh niên yêu nc dưới sự lãnh đạo của Phi Đen Caxtơ-rô đã tấn công nhưng không thắng lợi. Sau gần 2 năm bị giam cầm 1955, Phi đen được trả tự do và bị trục xuất sang Mê hi cô. Tại đây ông đã thành lập 1 tổ chức tên là: “phong trào 26/7” tập hợp các chiến sĩ yêu nước, tập luyện quân sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới .
- 11/ 1956 Phi đen cùng 81 chiến sĩ yêu nước trở về trên con tàu Gran-ma đổ bộ lên tỉnh Ô ri-en-tê nhưng phần lớn các chiến sĩ đã hi sinh. Chỉ còn lại 12 người trong đó có Phi - đen. Ông vẫn tiếp tục đấu tranh và phong trào CM lan nhanh khắp toàn quốc. (Trong đó 26 người bị thiêu sống, 44 người hi sinh chỉ còn 12 người) 
B4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
- GV: Khai thác nội dung lược đồ giới thiệu sơ lược về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên đất nước Cu Ba. Qua đó cho HS nhận thấy được tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân Cu Ba trong bảo vệ và xây dựng Tổ quốc XHCN. 
- Mĩ thực hiện cấm vận Cu Ba kiên trì tiến lên CNXH.GV liên hệ với sự khó khăn của Việt Nam khi Liên Xô và các nước XHCN tan rã.Mối quan hệ đoàn kết keo sơn mặc dù cách nhau nửa vòng trái đất. Phi đen là chủ tịch đầu tiên đến thăm Việt Nam vào tận chiến trường Quảng Trị (trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta). Ông từng có câu nói: Vì Việt Nam, Cu Ba sẵn sàng hy sinh cả máu của mình.
II.Cu Ba - Hòn đảo anh hùng
- Sau CTTG II, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh.
- Mỹ tìm cách đàn áp, thiết lập chế độ độc tài Batixta.
- Ngày 26/7/1953 quân CM tấn công trại lính Môn ca đa, mở đầu thời kì khởi nghĩa vũ trang.
- Phi đen Ca-tơ-rô bị bắt.
- Năm 1955, Phi đen bị bắt và trục xuất sang Mê hi cô.
- Tháng 11/1956, Phi đen trở về tiếp tục lãnh đạo CM. 
- Cuối năm 1958 lực lượng CM lớn mạnh.
- 1/1/1959 chế độ độc tài Batixta bị sụp đổ, CM Cu ba thắng lợi.
- Cu Ba xây dựng chế độ mới theo CNXH đạt được một số thành tựu.

3.3. Hoạt động luyện tập
- Mục tiêu:Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.
- Phương thức tiến hành:GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời các câu hỏi tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo.
? Kết quả của công cuộc xây dựng CNXH là gì?
- Dự kiến sản phẩm
+ Sau khi cách mạng thắng lợi, chính quyền của Phi-đen tiến hành cải cách dân chủ triệt để:
+ Cải cách ruộng đất.
+ Quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài.
+ Xây dựng chính quyền cách mạng các cấp, thanh toán nạn mù chữ, phát triển giáo dục, y tế => Cu Ba tiến lên CNXH, bộ mặt đất nước Cu Ba thay đổi căn bản và sâu sắc.
3.4. Hoạt động tìm tòi mở rộng, vận dụng
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn (ý thức vươn lên, cần cù trong lao động). 
- Phương thức tiến hành: câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới.
Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì từ các nước Mĩ La Tinh trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?
- Dự kiến sản phẩm
	+ Biết tận dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật.
+ Gia nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế.
+ Biết sửa đổi, xóa bỏ những ràng buộc cũ để phù hợp với hiện tại.
+ Biết tận dụng vốn trong và ngoài nước.
- Chuẩn bị trước bài mới Bài 8: Nước Mĩ
 UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN
TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS
 GBPHƯỚC LỘC
MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
NĂM HỌC: 2023-2024
MÔN : LỊCH SỬ 9
Chủ đề (nội dung, chương)/
Mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng cấp thấp

Vận dụ...2 điểm) Vì sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Bang Nga lại sụp đổ? 
Câu 3. (1 điểm) Chứng minh chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi đã bị xóa bỏ.
HẾT
UBND HUYỆN PHƯỚC SƠN
TRƯỜNG PTDTBT TH&THCS
PHƯỚC LỘC

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 9

I.Trắc nghiệm. (5,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng đạt 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
A
D
C
B
A
B
D
B
B
C

II.Tự luận. (5,0 điểm)
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1:
2,0 điểm

Nguyên tắc cơ bản trong quan hệ ASEAN:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2:
2,0 điểm

Lí giải chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Bang Nga sụp đổ:
+ Ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng dầu mỏ, trong bối cảnh đó Liên Xô đã không tiến hành cải cách KT-CT-XH để khắc phục khó khăn.
+ Mô hình CNXH có nhiều khuyết điểm , công cuộc cải tổ thất bại.

1,0 điểm
1,0 điểm

Câu 3
1,0 điểm
Chứng minh chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng Hòa Nam Phi đã bị xóa bỏ:
+ Dưới sự lãnh đạo của “ Đại hội dân tộc Phi” ANC, người da đen đấu tranh kiên trì chống chủ nghĩa Apacthai.
+ Chính quyền người da trắng tuyên bố xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, lãnh tụ ANC Nen-Xơn- Man -Đê la được bầu làm tổng thống của Cộng hòa Nam Phi.

0,5 điểm
0,5 điểm
Tuần 10
Tiết 10
CHƯƠNG III: MĨ, NHẬT BẢN, TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
Bài 8: NƯỚC MĨ
NS: 5/11/2023
ND: 6/11/2023

I. Mục tiêu bài học.
 1. Kiến thức:
 - Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên trở thành nước TB giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học, kĩ thuật và quân sự trong thế giới TBCN.
 - Về chính trị, giới cầm quyền Mĩ đã thi hành 1 đường lối nhất quán - Chính sách đối ngoại phản động, đẩy lùi mọi phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, chính sách đối ngoại bành trướng, xâm lược với mưu đồ làm bá chủ thống trị thế giới.
 - Những hạn chế của Mĩ trong hơn nửa thập kỉ qua.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ, đánh giá, phân tích các sự kiện lịch sử qua tranh ảnh và các sử liệu.
 3. Tư tưởng:
 - Qua bài học giúp học sinh nhận thức rõ thực chất các chính sách đối nội và đối ngoại của các nhà cầm quyền Mĩ.
 - Về kinh tế Mĩ giàu mạnh, nhưng gần đây, Mĩ bị Nhật Bản và Tây Âu (EU) cạnh tranh ráo riết, kinh tế Mĩ giảm sút mặc dù vẫn đứng đầu thế giới nhưng so với trước năm 1973 giảm sút nhiều.
 - Từ năm 1995 trở lại đây, Việt Nam và Mĩ đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức về nhiều mặt. Về kinh tế là đẩy mạnh hợp tác và phát triển để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đaị hoá đất nước nhưng kiên quyết phản đối những mưu đồ " Diễn biến hoà bình" bá quyền của Mĩ.
 4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, tổng hợp ..
III. Phương tiện 
- Bản đồ nước Mĩ
- Một số tranh ảnh về nước Mĩ trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật.
IV. Chuẩn bị:	
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Bản đồ nước Mĩ
- Một số tranh ảnh về nước Mĩ trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học kĩ thuật.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
 V. Tiến trình dạy học 
 1. Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: (GV linh hoạt)
 3. Bài mới
 3.1. Hoạt động khởi động
- Mục tiêu:Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp, kĩ thuật:thuyết trình, trực quan
- Tổ chức hoạt động:Giáo viên xem hình ảnh đặt câu hỏi: Đây là ai? Em biết gì về nhân vật này? Lá cờ này của nước nào?
- Dự kiến sản phẩm: Donald Trump là tổng thống Mĩ, Lá cờ Mĩ
 Giáo viên nhận xét và vào bài mới: Bước ra khỏi cuộc CTTG II với tư thế oai hùng của một nước thắng và thu lợi nhuận khổng lồ trong chiến tranh thế giới, do đó, nước Mĩ có điều kiện phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật. Kinh tế Mĩ phát triển nhảy vọt, đứng đầu thế giới, trở thành siêu cường. Hiện nay nước Mĩ đang giữ vai trò hàng đầu trong nền kinh tế chính trị thế giới và quan hệ quốc tế. Những điều kiện thuận lợi đó giúp nền kinh tế Mĩ phát triển như thế nào? Những thành tựu trong khoa học – kĩ thuật đạt được ra sao? Chính sách đối nội, đối ngoại của giới cầm quyền Mĩ thực hiện như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những câu hỏi trên.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tình hình kinh tế nước Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ 2
- Mục tiêu:Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mĩ vươn lên trở thành nước TB giàu mạnh nhất về kinh tế, khoa học, kĩ thuật và quân sự trong thế giới TBCN.
- Phương pháp, kĩ thuật:Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, cá nhân.
- Phương tiện: Bản đồ nước Mĩ
- Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên và

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_9_nam_hoc_2023_2024_truong_th_thcs.docx
  • docxTuần 1.docx
  • docxTuần 2.docx
  • docxTuần 3.docx
  • docxTuần 4.docx
  • docxTuần 5.docx
  • docxTuần 6.docx
  • docxTuần 7.docx
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docxTuần 10.docx
  • docxTuần 11.docx
  • docxTuần 12.docx
  • docxTuần 13.docx
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docTuần 27.doc
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34.docx
  • docxTuần 35.docx