Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023

I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX.
- Nhận xét về thành tựu KH - KT của LX.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.
- Năng lực đặc thù:
+ Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của LX.
+ Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế giới thứ hai.
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết.
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân.
* Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp, thuyết trình, nhóm …
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Tranh ảnh, tư liệu về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Nghiên cứu học liệu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai.
pdf 433 trang Cô Giang 03/11/2024 430
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 9 - Năm học 2022-2023
1 
HỌC KỲ 1 
 Ngày dạy: 6/9/2022 
Tiết 1,2 - BÀI 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH 
THẾ GIỚI THỨ HAI ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh. 
- Hiểu được những thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 
đến đầu những năm 70 của TK XX. 
- Nhận xét về thành tựu KH - KT của LX. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực đặc thù: 
+ Biết khai thác tư liệu lịch sử, tranh ảnh để hiểu thêm những vấn đề kinh tế xã hội của LX. 
+ Biết so sánh sức mạnh của Liên Xô với các nước tư bản những năm sau chiến tranh thế 
giới thứ hai. 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Rút ra bài học kinh nghiệm qua công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh và những 
thành tựu chủ yếu trong công cuộc xây dựng CNXH ở LX từ năm 1950 đến đầu những năm 
70 của TK XX. Nhận xét về thành tựu KH – KT của LX. 
3. Phẩm chất: 
- Tự hào về những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô, thấy được tính ưu việt của CNXH 
và vai trò lãnh đạo to lớn của Đảng Cộng sản và nhà nước Xô Viết. 
- Biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân Liên Xô với sự nghiệp cách mạng của nhân dân. 
* Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp, thuyết trình, nhóm  
II. Thiết bị dạy học và học liệu: 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tranh ảnh, tư liệu về Liên Xô sau CTTG thứ hai. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Nghiên cứu học liệu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai. 
III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động khởi động 
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn. 
- Thời gian: 3 phút. 
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề, học sinh xem video, tranh ảnh, tư liệu trả lời câu 
hỏi của giáo viên. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV trực quan về số liệu của LX về những tổn thất sau Chiến tranh thế 
giới thứ hai. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
1. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 – 1950) 
a. Mục tiêu: Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến 
tranh. 
+ Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thuyết trình, nhóm. + Thời gian: 15 phút. 
 b. Nội dung: Hs theo dõi học liệu SGK, quan sát tranh ảnh, suy nghĩ cá nhân, thảo luận 
nhóm trả lời các câu hỏi của giáo viên. 
 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
2 
 d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo 
luận và trả lời câu hỏi: 
 Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến 
tranh ở LX đã diễn ra và đạt được kết quả ntn? Em có nhận xét 
gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô trong thời kì khôi 
phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó? 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh 
hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV 
đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ 
thống câu hỏi gợi mở: 
Bối cảnh Liên Xô bước ra khỏi Chiến tranh TG thứ hai? 
- Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề. 
 Nêu những số liệu về sự thiệt hại của LX trong CT2? 
 Em có nhận xét gì về sự thiệt hại của Liên Xô trong chiến tranh 
thế giới thứ hai? 
- Thiệt hại quá nặng nề. 
GV nhận xét, bổ sung và nhấn mạnh. Có thể so sánh với số liệu 
các nước tham chiến. 
 Nhiệm vụ to lớn của nhân dân Liên Xô là gì? 
- khôi phục kinh tế,thực hiện các kế hoạch năm năm... 
 Cho biết kết quả của kế hoạch 5 năm? 
- CN tăng 73%, một số ngành NN vượt mức trước ,đời sống 
nhân dân được cải thiện. 
- 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử 
 Những thành tựu về ktế và KHKT của LX? 
- 1949, chế tạo thành công bom nguyên tử 
Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý 
nghĩa như thế nào ? 
- Phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mĩ. 
- Chứng tỏ bước tiến vượt bậc về KH-KT và trình độ công 
nghiệp của Liên Xô trong thời gian này. 
GV nhấn mạnh sự quyết tâm của nhân dân Liên Xô đã hoàn 
thành kế hoạch 5 năm trước thời hạn 9 tháng. 
 Em có nhận xét gì về tốc độ tăng trưởng kinh tế của Liên Xô 
trong thời kì khôi phục kinh tế, nguyên nhân sự phát triển đó ? 
- Tốc độ khôi phục kinh tế tăng nhanh chóng. Có được kết quả 
này là do sự thống nhất về tư tưởng, chính trị của xã hội Liên 
Xô, tinh thần tự lập tự cường, tinh thần chịu đựng gian khổ, lao 
động cần cù, quên mình của nhân dân Liên Xô. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa...ng: HS vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành bài tập giáo viên đưa ra 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời 
các câu hỏi Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
Câu 1 Bảng thống kê thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến 
tranh (1945 - 1950): 
Lĩnh vực Thành tựu 
Về kinh tế 
Về khoa học - kĩ 
thuật: 
Bài 2: Sắp xếp các sự kiện ở cột B cho phù hợp với cột A theo yêu cầu sau đây: 
A B 
1. Liên Xô sau Chiến tranh thế 
giới thứ hai. 
2. Thành tựu Liên Xô đạt được 
trên lĩnh vực khoa học kĩ thuật. 
 a. Hơn 27 triệu người chết 
 b. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất. 
 c. Đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp. 
 d. Bị các nước đe quốc yêu cầu chia lại lãnh thổ. 
5 
 e. Đưa nhà du hành vũ trụ Ga-ga-rin bay vòng quanh 
Trái đất. 
 g. Giàu có nhờ thu lợi nhuận sau chiến tranh. 
Dự kiến sản phẩm: 
Lĩnh vực Thành tựu 
Về kinh tế Hoàn thành kế hoạch 5 năm (1946 – 1950) trước thời 
hạn 9 tháng. 
Công nghiệp: Năm 1950, công nghiệp tăng 73% so với 
mức trước chiến tranh, hơn 6000 nhà máy được khôi 
phục và xây dựng 
Nông nghiệp vượt trước chiến tranh,tỉ lệ 
sản phẩm nông nghiệp từ 0,9 năm 1945 
tăng lên 1,4 năm 1950 
Về khoa học – kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên 
tử, phá vỡ thế độc quyền của Mỹ 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua dạng câu hỏi thực hành. 
b. Nội dung: Hs vận dụng kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, giáo viên hướng 
dẫn để trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: Gv nêu câu hỏi, yêu cầu hs tư duy để trả lời. 
Từ những thành tựu khôi phục đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các 
nước Đông Âu (từ năm 1945 đến đầu những năm 70), Việt Nam có thể học hỏi được gì? Lí 
giải? Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi của giáo viên.Dự kiến sản phẩm: 
Từ những thành tựu khôi phục đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các 
nước Đông Âu (từ năm 1945 đến đầu những năm 70), Việt Nam có thể học hỏi được: 
+ Tính kế hoạch hoá trong việc thực hiện các kế hoạch nhà nước 5 năm của công cuộc 
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu. 
+ Tập trung phát triển công nghiệp để thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước. 
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
+ Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Liên Xô sau CTTG thứ hai. 
+ Nêu một số ví dụ về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước trên thế giới trong đó có 
Việt Nam. 
 + Chuẩn bị bài mới 
 - Học bài cũ, đọc và soạn phần II. Đông Âu. 
------------------------------------------- 
6 
Ngày dạy: 12/9/2022 
Tiết 2 - BÀI 1: 
LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 
ĐẾN NHỮNG NĂM 70 CỦA THẾ KỈ XX. 
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được tình hình các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Biết được sự thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân. Quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội 
và những thành tựu chính. 
- Xác định tên các nước dân chủ nhân dân Đông Âu trên lược đồ. Hiểu được những mối 
quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong trào cách mạng thế giới 
nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
- Biết sử dụng bản đồ thế giới để xác định vị trí của tứng nước Đông Âu. 
- Biết khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để đưa ra nhận xét của mình. 
3. Phẩm chất: 
 - Khẳng định những đóng góp to lớn của các nước Đông Âu trong việc xây dựng hệ thống 
XHCN thế giới, biết ơn sự giúp đỡ của nhân dân các nước Đông Âu đối với sự nghiệp cách 
mạng nước ta. 
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế cho HS. 
* Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thuyết trình, nhóm 
II. Chuẩn bị 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai, bản đồ các nước Đông Âu, bản đồ tg 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Nghiên cứu học liệu và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về Đông Âu sau CTTG thứ hai. 
 III. Tiến trình dạy học: 
1. Hoạt động khởi động 
 a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt 
được đó là tình hình các nước Đông Âu sau chiến tranh, đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung 
bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, học sinh theo dõi hình ảnh, tư liệu sau đó suy nghĩ trả lời 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
 d. Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 2 trang 6. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Xác định 
đây là khu vực nào? Em hãy chỉ rõ vị trí của k... khác nhau vìTheo thỏa thuận của 3 cường quốc Liên Xô, Mỹ và 
Anh, quân đội Liên Xô chiếm đóng khu vực phía Đông nước Đức. Trong khi đó quân đội 
Mỹ, Anh, Pháp chiếm đóng khu vực phía Tây nước Đức. Và đến tháng 9 năm 1949 nhà 
nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập ở Tây Đức. Sau đó một tháng, tháng 10 năm 
1949 nhà nước Cộng hòa dân chủ Đức đã ra đời ở Đông Đức.=> Như vậy, cùng một lãnh 
thổ nước Đức nhưng lại có hai nhà nước với hai chế độ chính trị xã hội khác nhau, chịu ảnh 
hưởng của hai cường quốc lớn nhất thế giới là Mỹ và Liên Xô. 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học thông qua câu hỏi, bài tập thực hành. 
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế, giáo viên hướng 
dẫn học sinh để trả lời câu hỏi.c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh.d. Tổ chức thực 
hiện: GV nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời.Em có nhận xét gì về sự ra đời của các nước 
dân chủ nhân dân ở Đông Âu?- Dự kiến sản phẩmSự ra đời của các nước dân chủ nhân 
dân ở Đông Âu và tiếp đó là công cuộc xây dựng CNXH ở các nước nay đã làm CNXH 
ngày càng mở rộng, đóng góp to lớn vào phong trào cách mạng thế giới.+ Chuẩn bị bài mới 
- Soạn trước bài 2: LX và các nước ĐÂ từ giữa những năm 70 đến đầu 90 của thế kỉ XX. 
9 
Ngày dạy: 20 / 9/2022 
Tiết 3 – BÀI 2:LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 70 
ĐẾN ĐẦU NHỮNG NĂM 90 CỦA THẾ KỈ XX. 
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết. Hệ quả 
cuộc khủng hoảng và tan rã của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu. 
- Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các 
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. 
- Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ 
XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
- Năng lực đặc thù: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Biết đánh giá một số thành tựu đã đạt được và một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các 
nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 
đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX. Xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 
3. Phẩm chất: 
 - Cần nhận thức đúng sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu là sự sụp đổ 
củamô hình không phù hợp chứ không phải sự sụ đổ của lí tưởng XHCN. 
- Phê phán chủ nghĩa cơ hội của M.Gooc-ba-chốp và một số người lãnh đạo cao nhất của 
Đảng cộng sản và Nhà nước Liên Xô cùng các nước XHCN Đông Âu. 
 Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, nhóm 
II. Đồ dùng,thiết bị và học liệu: 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tư liệu, tranh ảnh về sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu và tranh ảnh về 
một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh một số nhà lãnh đạo Liên Xô và các nước Đông Âu. 
 III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động mở đầu: 
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.- Thời gian: 3 phút. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, học sinh trả lời câu hỏi. 
c. Sản phẩm học tập: Hs quan sát kênh hình, suy nghĩ trả lời câu hỏi GV nêu. 
Tổ chức hoạt động: GV trực quan hình 3 trang 9. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hiểu gì khi 
quan sát bức tranh này? 
 - Dự kiến sản phẩm: Đó là cuộc biểu tình đòi li khai và độc lập ở Lit-va. 
 Trên cơ sở ý kiến GV dẫn dắt vào bài hoặc GV nhận xét và vào bài mới: Chế độ XHCN ở 
Liên Xô và các nước Đông Âu đã đạt những thành tựu nhất định về mọi mặt. Tuy nhiên, nó 
cũng bộc lộ những hạn chế, sai lầm và thiếu sót, cùng với sự chống phá của các thế lực đế 
quốc bên ngoài CNXH đã từng tồn tại và phát triển hơn 70 năm đã khủng hoảng và tan rã. 
Để tìm hiểu nguyên nhân của sự tan rã đó như thế nào ? Quá trình khủng hoảng tan rã ra sao 
chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay để lí giải những vấn đề trên. 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
10 
Hoạt động 1. I. Sự khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết 
a. Mục tiêu: - Biết được nguyên nhân, quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô 
viết. Nhận xét về tình hình ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế 
kỉ XX và xác định tên các nước SNG trên lược đồ. 
- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, nhóm. - Thời gian: 15 phút. 
b. Nội dung: Hs theo dõi học liệu SGK, suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi 
của giáo viên. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục I SGK (4 
phút), thảo luận và trả lời câu hỏi: 
+ Nhóm lẻ: Nguyên nhân đẫn đến quá trình khủng 
hoảng và tan rã của... đưa ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của hs 
12 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời 
các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988 – 1991) tác động đến 
tình hình quan hệ quốc tế như thế nào? 
Dự kiến sản phẩm 
+ Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã đã làm cho phe xã hội chủ nghĩa 
không còn hệ thống đối trọng với Mĩ và các nước tư bản. 
+ Quan hệ quốc tế sau khi Liên Xô và Đông Âu tan rã không còn xoay quanh mối quan hệ 
giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. 
+ Một số vấn đề quốc tế bị Mĩ chi phốí. 
HS thảo luận và trình bày 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Biết đánh giá một số sai lầm, hạn chế của Liên Xô và các nước xã hội chủ 
nghĩa ở Đông Âu. 
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế để giải quyết vấn 
đề giáo viên đưa ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi 
Vì sao công cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại? Theo em, Việt Nam đã rút 
ra được bài học kinh nghiệm gì từ công cuộc cải tổ của Liên Xô? Sự sụp đổ của chế độ xã 
hội của nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988 – 1991) có tác động đến Việt Nam như thế nào? 
- Thời gian: 5 phút.- Dự kiến sản phẩm. 
* Công cuộc cải tổ của Tổng thống Goóc-ba-chốp thất bại là vì: 
+ Cuộc cải tổ không có sự chuẩn bị đầy đủ các điều kiện. 
+ Thiếu một đường lối chiến lược toàn diện, nhất quán nên Liên Xô càng lâm vào tình 
trạng bị động, lúng túng, đầy khó khăn. 
* Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1988 – 1991) có tác 
động đến Việt Nam như sau: 
+ Ảnh hưởng đến tâm lí và tư tưởng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
+ Việt Nam mất chỗ dựa cả về tư tưởng và vật chất. 
+ Xem xét đánh giá lại mô hình chủ nghĩa xã hội để có những điều chỉnh phù hợp.\ 
HS trả lời.- GV giao nhiệm vụ cho HS 
+ Liên hệ những mối quan hệ ảnh hưởng và đóng góp của hệ thống XHCN đối với phong 
trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng. 
 + Học bài cũ, soạn bài 3: Quá trình phát triển phong trào giải phóng dân tộc và sự tan rã 
của hệ thống thuộc địa và trả lời câu hỏi cuối SGK 
----------------------------------------------- 
13 
Ngày dạy:27/9/2022 
Tiết 4– BÀI 3 
 QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ 
SỰ TAN RÃ CỦA HỆ THỐNG THUỘC ĐỊA 
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ sau 
Chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 60 của thế kỉ XX. 
- Biết được một số nét chính về quá trình giành độc lập ở các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ 
những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.- Biết được nét chính về phong trào 
giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 
90 của thế kỉ XX. 
- Xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. 
- Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. 
- Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát, tổng hợp, kĩ năng sử dụng bản đồ  
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực đặc thù: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Biết xác định trên lược đồ ví trí của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh giành được độc lập. 
Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. 
3. Phẩm chất: 
 - Tăng cường tình đoàn kết hữu ngị với các nước Châu Á, Phi, Mĩ la tinh 
- Nâng cao lòng tự hào dân tộc vì nhân dân đã giàng được những thắng lợi to lớn trong đấu 
tranh giải phóng dân tộc 
 * Phương pháp: Trực quan, hỏi đáp, thuyết trình, nhóm 
II. Đồ dùng thiết bị và học liệu 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Tranh ảnh về các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. Bản đồ thế giới và các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. 
- Bản đồ chính trị thế giới từ sau CTTG2 đến năm 1989 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Á, Phi, Mĩ La tinh. 
 III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động khởi động 
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
+ Phương pháp: Trực quan, hỏi – đáp. 
+ Thời gian: 3 phút. 
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề, hs quan sát bản đồ, trả lời câu hỏi 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV cho học sinh quan sát bản đồ thế giới. Yêu cầu HS lên xác định vị 
trí các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh 
 - Dự kiến sản phẩm: HS xác định trên bản đồ.Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Sau 
Chiến tranh thế giới thứ hai, cao trào giải phóng dân tộc diễn ra rất sôi nổi ở Châu Á, Phi , 
Mĩ-La tinh làm cho hệ thống thuộc địa của CNĐQ tan rã từng mảng lớn và đi tới sụp đổ 
hoàn toàn. Quá trình già...
Thắng lợi của phong trào 
đấu tranh lật đổ ách thống 
trị của thực dân Bồ Đào 
Nha, giành độc lập ở ba 
nước Ăng-gô-la, Mô-
dăm-bích và Ghi-nê Bít-
xao vào những năm 1974 
– 1975. 
 III. Giai đoạn từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX 
a. Mục tiêu: Biết được nét chính về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-
tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX. Lập bảng niên biểu về 
quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh. 
- Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp, nhóm. 
 b. Nội dung: Hs theo dõi học liệu SGK, suy nghĩ cá nhân, thảo luận nhóm trả lời các câu 
hỏi của giáo viên. 
 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh 
 d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến sản phẩm 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục III SGK. 
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận câu hỏi: nét chính 
về phong trào giành độc lập của các nước Á, Phi, Mĩ La-
tinh từ giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của 
- Cuộc đấu tranh xoá bỏ chế độ 
phân biệt chủng tộc (A-pac-
thai), tập trung ở 3 nước miền 
Nam châu Phi là: Rô-đê-di-a, 
Tây Nam Phi và Cộng hoà 
16 
thế kỉ XX. 
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích 
học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm 
vụ học tập, GV theo dõi các nhóm, hỗ trợ HS bằng các 
câu hỏi gợi mở: 
Từ cuối những năm 70 chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới 
hình thức nào? 
- GV giải thích: chế độ phân biệt chủng tộc Apac thai: Là 
chính sách phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo của 
Đảng quốc dân, chíng Đảng của thiểu số da trắng cầm 
quyền ở Nam Phi chủ trương tước đoạt mọi quyền lợi cơ 
bản về chính trị, kinh tế, xã hội của người da đen. Ban bố 
hơn 70 đạo luật phân biệt đối xử. Là tội ác chống nhân 
loại 
Giáo viên: Gọi học sinh chỉ 3 nước trên bản đồ Châu 
Phi. 
Sau nhiều năm đấu tranh bền bỉ người da đen đã giành 
được thắng lợi gì? 
 Ý nghĩa của phong trào? 
Em có nhận xét gì về hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa 
đế quốc trong giai đoạn từ 1945 đến giữa những năm 90 
của thế kỷ XX? 
GV: Từ 1945-1990 hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế 
quốc bị sụp đổ hoàn toàn. 
 Sau khi giành được độc lập nhân dân các nước này đã 
làm gì? 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Các nhóm trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả 
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa 
các kiến thức đã hình thành cho học sinh. 
Nam Phi. 
- Sau nhiều năm đấu tranh 
ngoan cường của người da đen, 
chế độ phân biệt chủng tộc đã 
bị xoá bỏ và người da đen được 
quyền bầu cử và các quyền tự 
do dân chủ khác. Cuộc đấu 
tranh đã giành được thắng lợi ở 
Rô-đê-di-a năm 1980 (nay là 
Cộng hoà Dim-ba-bu-ê), ở Tây 
Nam Phi năm 1990 (nay là 
Cộng hoà Na-mi-bi-a), đặc biệt 
ở Cộng hoà Nam Phi – sào 
huyệt lớn nhất và cuối cùng của 
chế độ A-pac-thai. N. Man-đê-
la được bầu là Tổng thống 
người da đen đầu tiên ở Cộng 
hoà Nam Phi năm 1994. 
3. Hoạt động luyện tập 
 a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được 
lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về quá trình phát triển của phong trào giải phóng 
dân tộc và sự tan rã của hệ thống thuộc địa. 
 b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề giáo viên nêu 
 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh 
 d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, 
trả lời các câu Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
- Em hãy hoàn thành bảng sau 
17 
Dự kiến sản phẩm 
 4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Học sinh biết lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, 
Phi, Mĩ La-tinh. 
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết để hoàn thành yêu cầu giáo viên nêu 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, bảng niên biểu. 
d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi, bài tập.Hs vận dụng kiến thức đã học, hoàn thành 
 Lập bảng niên biểu về quá trình giành độc lập của một số nước Á, Phi, Mĩ La-tinh? 
Lập bảng niên biểu phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.... 
Giai đoạn Châu Á Châu Phi Mĩ Latinh 
- GV giao nhiệm vụ cho HS 
+ Học bài cũ, soạn bài 4: Các nước châu Á. 
------------------------------------------------------- 
Ngày dạy: 
18 
Tiết 5 – BÀI 4: CÁC NƯỚC CHÂU Á. 
I. Yêu cầu cần đạt 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Biết được một số nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và 
công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay). 
- Tìm hiểu một số nét chính về cuộc đời và hoạt động của Mao Trạch Đông. 
- Xác định vị trí của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa sau ngày thành lập trên lược đồ. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; g... cách - mở cửa (1978 đến nay). 
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. 
GV hướng dẫn học sinh xác định vị trí của TQ 
trên bản đồ châu Á. 
? Nước CHND Trung Hoa ra đời trong hoàn 
 1. Nước cộng hoà nhân dân Trung 
Hoa ra đời: 
- Từ năm 1946 – 1949: Nội chiến 
Quốc – Cộng 
 - Kết quả: + 1 / 1 /1949 nước Cộng 
hoà Nhân dân Trung Hoa được thành 
lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch 
sử đối với đất nước, nhân dân Trung 
Quốc và thế giới. 
20 
cảnh nào? 
+ Sau thắng lợi của KC chống Nhật, ở TQ đã 
diễn ra cuộc nội chiến kéo dài tới 3 năm (1946-
1949), giữa Quốc dân đảng - Tưởng Giới Thạch 
(Mĩ giúp đỡ) và ĐCS TQ. 
+ Cuối cùng ĐCSTQ đã thắng lợi. Ngày 
1/10/1949.... 
Sự ra đời của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 
có ý nghĩa gì? 
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh khai thác hình 
5. 
Giáo viên kết luận: Nước CHND Trung Hoa. 
Được thành lập. Đây là một sự kiện có ý nghĩa 
đối với đất nước, nhân dân TQ và thế giới. 
+ Nhóm chẵn: 
 Nội dung đường lối đổi mới của TQ? Kết qủa? 
- Về thành tựu GV nêu thêm về thành tựu KH-
KT: TQ là nước thứ 3 trên thế giới phóng thành 
công tàu vũ trụ. 
 Tình hình đối ngoại của Trung Quốc? 
- Bình thường hóa với Liên Xô, Việt Nam, 
Mông Cổ ... mở rộng quan hệ hợp tác. 
- Địa vị Trung Quốc được nâng cao trên trường 
quốc tế. 
Nhận xét về thành tựu của Trung Quốc trong 
công cuộc cải cách, mở cửa. 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo 
luận 
- Các nhóm trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của 
các nhóm. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, 
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học 
sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành 
cho học sinh. 
2. Công cuộc cải cách mở cửa của TQ: 
+ Giai đoạn từ năm 1978 đến nay: tiến 
hành cải cách - mở cửa. 
- Tháng 12 - 1978, Trung Quốc đề ra 
đường lối mới với chủ trương lấy phát 
triển kinh tế làm trung tâm, thực hiện cải 
cách và mở cửa nhằm xây dựng Trung 
Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh, 
văn minh. 
* Thành tựu: Sau hơn 20 năm cải cách 
mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát 
triển nhanh chóng, đạt tốc độ tăng 
trưởng cao nhất thế giới, tổng sản phẩm 
trong nước (GDP) tăng trung bình hằng 
năm 9,6%, tổng giá trị xuất nhập khẩu 
tăng gấp 15 lần. Đời sống nhân dân được 
nâng cao rõ rệt. 
- Về đối ngoại, Trung Quốc đã cải thiện 
quan hệ với nhiều nước, thu hồi chủ 
quyền đối với Hồng Công (1997) và Ma 
Cao (1999). Địa vị của Trung Quốc 
được nâng cao trên trường quốc tế. 
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội 
ở hoạt động hình thành kiến thức về tình hình chung của các nước châu Á sau Chiến tranh 
thế giới thứ hai và nét chính về sự ra đời của các nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và 
công cuộc cải cách - mở cửa (1978 đến nay). 
b. Nội dung: Hs vận dụng kiến thức đã học, tư duy để trả lời các câu hỏi giáo viên đưa ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời 
các câu hỏi trắc nghiệm. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô 
giáo. 
Câu 1. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á là thuộc địa của những? 
A. Anh, Pháp, Mĩ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. B. I-ta-li-a, Nhật, Mĩ, Anh, Pháp. 
21 
C. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan. D. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Tây Ban Nha. 
Câu 2. Nét nổi bật của tình hình châu Á từ cuối những năm 50 là 
A. tất cả các quốc gia trong khu vực đều giành được độc lập. 
B. các nước tiếp tục chịu sự thống trị của chủ nghĩa thực dân mới. 
C. phần lớn các quốc gia trong khu vực đã giành được độc lập. 
D. các nước tham gia khối phòng thủ chung Đông Nam Á (SEATO). 
Câu 3. Bước sang thế kỷ XX, châu Á được mệnh danh là "Châu Á thức tỉnh" vì 
A. phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. 
B. nhân dân thoát khỏi sự thống trị của vua chúa phong kiến. 
C. tất cả các nước châu Á giành được độc lập. 
D. có nhiều nước giữ vị trí quan trọng trên trường quốc tế. 
Câu 4. Yếu tố nào sau đây quyết định nhất đến sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải 
phóng dân tộc ở các nước Á, Phi và Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai? 
A. Sự suy yếu của các nước thực dân phương Tây. 
B. Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của lực lượng dân tộc. 
C. Thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít. 
D. Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển. 
Câu 5. Để tự túc được lương thực và xuất khẩu gạo, Ấn Độ đã 
A. thực hiện biện pháp đẩy mạnh sản xuất ra nhiều máy móc hiện đại. 
B. áp dụng các kĩ thuật canh tác mới trong nông nghiệp. 
C. tiến hành cuộc “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp. 
D. thực hiện lai tạo nhiều giống lúa mới có năng suất cao. 
Câu 6. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1949) đánh dấu Trung Quốc đã 
A. hoàn thành công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. 
B. hoàn thành cuộc cách mạn...iêu: Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
 + Phương pháp: Trực quan, phát vấn. 
b. Nội dung: Giáo viên trình bày vấn đề, học sinh suy nghĩ trả lời. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
 d. Tổ chức hoạt động: GV chiếu clip về Đông Nam Á. Yêu cầu HS phát biểu suy nghĩ của. 
Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào bài mới: Chiến tranh thế giới thứ 2 đã tạo cơ hội để nhiều 
nước trong khu vực ĐNA giành độc lập và phát triển kinh tế, bộ mặt các nước trong khu 
vực có nhiều thay đổi. Nhiều nước đã trở thành con rồng châu Á. Để hiểu rõ hơn về tình 
hình phát triển của Đông Nam Á sau 1945 đến nay chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học 
2. Hoạt động hình thành kiến thức 
Hoạt động 1:Tình hình Đông Nam Á trước và sau năm 1945 
a. Mục tiêu: Biết được tình hình chung của các nước Đông Nam Á trước và sau năm 1945. 
+ Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp, thuyết trình, nhóm. 
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu học liệu, tư duy để giải quyết vấn đề giáo viên nêu ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d.Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc SGK mục 1. 
- Trước năm 1945, các nước Đông Nam 
Á đều là thuộc địa của thực dân phương 
24 
- Xác định trên lược đồ ví trí của các nước 
Đông Nam Á. 
- Thảo luận cặp đôi: Hãy trình bày tình hình 
chung của các nước Đông Nam Á trước và sau 
năm 1945. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
Giáo viên: Giới thiệu về bản đồ Đông Nam Á 
 Đông Nam Á bao gồm bao nhiêu nước? Là 
những nước nào? (11 nước). 
 Tình hình Đông Nam Á trước 1945? 
 Sau 1945 tình hình Đông Nam Á ra sao? 
 Sau khi một số nước giành độc lập, tình hình 
khu vực này ra sao? 
 Trước phong trào đấu tranh của nhân dân, Mĩ, 
Anh đã phải độc lập? 
 Từ giữa những năm 1950 của thế kỷ XX đường 
lối đối ngoại của Đông Nam Á có gì thay đổi? 
Giáo viên: SEATO gồm 8 nước, Pilíppin và 
Thái Lan tham gia. 
- In-đô-nê-xi-a và Miến Điện thi hành chính 
sách trung lập. 
 Mĩ thành lập khối SEATO nhằm mục đích gì? 
(nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của CNXH và phong 
trào GPDT đối với ĐNA) 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo 
luận- HS trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 
học tập. 
Tây (trừ Thái Lan). 
- Sau năm 1945, tình hình Đông Nam Á 
diễn ra phức tạp và căng thẳng: 
+ Nhiều nước Đông Nam Á đã nổi dậy 
giành chính quyền như ở In-đô-nê-xi-a, 
Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 
10 1945. Sau đó, đến giữa những năm 
50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong 
khu vực đã giành được độc lập. 
+ Từ năm 1950, tình hình Đông Nam Á 
trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can 
thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối 
quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi 
ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và 
phong trào giải phóng dân tộc đối với 
Đông Nam Á. Mĩ đã tiến hành cuộc 
chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài 
tới 20 năm (1954 - 1975). 
 Hoạt động 2: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN 
a. Mục tiêu: Hiểu và trình bày được hoàn cảnh ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN và 
biết được mục tiêu hoạt động của tổ chức này. Xác định ví trí các nước Đông Nam Á trên 
lược đồ.+ Phương pháp: Nhóm 
b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu học liệu, tư duy để hoàn thiện bảng niên biểu. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức hoạt động: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Kiến thức 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- GV yêu cầu HS đọc mục II, III SGK. Sau đó hướng dẫn hs 
lập niên biểu theo mẫu 
- Chia lớp thành các nhóm và thảo luận, lập niên biểu 
 Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học 
sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học 
tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS. 
Theo dõi 2 văn kiện quan trọng là: 
1. "Tuyên bố Băng Cốc" (8/1967) xác định mục tiêu của 
ASEAN là tiến hành sự hợp tác kinh tế và văn hoá giữa các 
25 
nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định 
khu vực. 
2. "Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á" Hiệp 
ước Ba-li (2/1976) đã xác định những nguyên tắc cơ bản 
trong quan hệ giữa các nước thành viên. 
- Từ đầu những năm 80 thế kỉ XX, do "vấn đề Cam-pu-
chia" quan hệ giữa các nước ASEAN và ba nước Đông 
Dương lại trở nên căng thẳng, đối đầu nhau. Cũng trong 
thời gian này, nền kinh tế các nước ASEAN đã có những 
chuyển biến mạnh mẽ và đạt được sự tăng trưởng cao như 
Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái Lan,... 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Các nhóm, hs trưng bày kết quả 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS báo cáo kết quả của nhóm, cá nhân. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến 
thức đã hình thành cho học sinh. 
Bảng niên biểu dự kiến 
Tên nước Thủ đô Thời gian gia 
nhập ASEAN 
Thành viên Qúa trình ra đời và phát 
triển 
Thái Lan 
Băng cốc 08/ 08/1967 Ngay khi 
thành lập 
Sau khi độc lập, hợp tác để 
phát triển kinh tế, văn hoá. 
...
chia 
Phnômpênh 04/1999 10 Sau khi độc lập, hợp tác để 
phát triển kinh tế, văn hoá. 
Hạn chế ảnh hưởng của đế 
quốc bên ngoài vào khu 
vực -> TL ASEAN 
 "Tuyên bố Băng Cốc" 
(8/1967) xác định mục tiêu 
của ASEAN là tiến hành 
sự hợp tác kinh tế và văn 
hoá giữa các nước thành 
viên trên tinh thần duy trì 
hoà bình và ổn định khu 
vực. 
- 1976: Hiệp ước Thân 
thiện -> Xác định nguyên 
tắc hoạt động các nước 
ASEAN 
- Mở rộng số thành viên, 
hợp tác toàn diện, xây 
dựng ĐNA hoà bình, ổn 
định, hợp tác, phát triển 
3. Hoạt động luyện tập: 
30 
 a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức cho HS 
 + Thời gian: 7 phút 
b. Nội dung: Hs vận dụng kiến thức đã học, tư duy để hoàn thành bảng niên biểu. 
c. Sản phẩm học tập: Bảng niên biểu. 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các nhóm thảo luận, hoàn thiện 
bảng niên biểu. 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Nhận xét về quá trình phát triển của tổ chức ASEAN. 
b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi, 
bài tập. 
c.Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
 d. Tổ chức thực hiện: GV nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời. 
1. Tại sao nói từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, một chương mới đã mở ra trong 
lịch sử khu vực ĐNÁ. 
2. Quan hệ Việt Nam và các nước ASEAN hiện nay? 
+ Thời gian: 5 phút. 
- Dự kiến sản phẩm 
1. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các 
nước Đông Nam Á là vì: 
Từ đầu những năm 90, tình hình chính trị của khu vực có nhiều cải thiện rõ rệt, xu 
hướng mới là mở rộng các nước thành viên của tổ chức ASEAN. Đến tháng 4- 1999, 10 
nước ĐNA đều là thành viên của tổ chức ASEAN. Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử khu 
vực, 10 nước Đông Nam Á đều cùng đứng trong một tổ chức thống nhất. 
 Trên cơ sở đó, ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế, quyết 
định biến Đông Nam Á thành một khu vực mậu dịch tự do (AFTA), lập diễn đàn khu 
vực(ARF) nhằm tạo một môi trường hoà bình, ổn định cho công cuộc hợp tác phát triển của 
ĐNA. 
 Như vậy, một chương mới đã mở ra trong lịch sử các nước Đông Nam Á. 
2/ Quan hệ Việt Nam – ASEAN 
 Quan hệ Việt Nam – ASEAN diễn ra phức tạp, có lúc hòa dịu, có lúc căng thẳng tùy 
theo sự biến động của quốc tế và khu vực, nhất là tình hình phức tạp ở Cam-pu-chia. 
 Từ cuối những năm 1980 của thế kỉ XX, ASEAN đã chuyển từ chính sách “đối đầu” 
sang ‘’đối thoại”, hợp tác với ba nước Đông Dương. Từ khi vấn đề Cam-pu-chia được giải 
quyết, Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại “Muốn là bạn với tất cả các nước”, quan hệ 
Việt Nam – ASEAN được cải thiện. 
 Tháng 7/1992, Việt Nam tham gia Hiệp ước Ba-li, đánh dấu một bước mới trong 
quan hệ Việt Nam – ASEAN và quan hệ khu vực. 
 Ngày 28/7/1995, Việt Nam gia nhập ASEAN, mối quan hệ Việt Nam và các nước 
trong khu vực là mối quan hệ trên tất cả các mặt, các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, khoa học, kĩ 
thuật và nó ngày càng được đẩy mạnh. 
* GV giao nhiệm vụ cho HS 
+ Học bài cũ, soạn bài 6: Các nước Châu Phi. Nắm khái quát tình hình các nước 
Châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Châu Phi. 
-----------------------------------------------------: 
Ngày giảng: 
31 
Tiết 7- BÀI 6: CÁC NƯỚC CHÂU PHI 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được nét chính tình hình chung ở châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 
- Trình bày được kết quả cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống chế độ phân biệt 
chủng tộc (A-pac-thai). 
- Quan sát hình 13. Nen-xơn Man-đê-la và tìm hiểu thêm về cuộc đời và hoạt động của ông. 
- Xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành độc lập. 
2. Năng lực 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực đặc thù: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử. 
+ Biết xác định trên lược đồ vị trí một số nước tiêu biểu trong quá trình đấu tranh giành đl. 
 3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, tươmg trợ, giúp đỡ, ủng hộ nhân dân 
Châu Phi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc 
* Phương pháp: Trực quan, hỏi - đáp, thuyết trình, nhóm  
II. Thiết bị và học liệu: 
1. Chuẩn bị của giáo viên 
- Bản đồ chính trị thế giới 
- Tranh ảnh về các nước Châu Phi- Bản đồ châu Phi. 
2. Chuẩn bị của học sinh 
- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 
- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh các nước Châu Phi. 
 III. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động mở đầu: 
 a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. 
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, học sinh trực quan sau đó nêu lên suy nghĩ của mình. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV chiếu clip về các nước châu Phi. Trên cơ sở đó GV dẫn dắt vào 
bài mới: Châu Phi là châu lục rộng lớn, dân số đông, sau Chiến tranh thế giới thứ hai phong 
trào đấu ...ì? 
 Chính quyền mới của Nam Phi đã làm gì để xây dựng đất 
nước? Kết quả? 
 Men-xơn-man-đê-la có vai trò như thế nào trong phong trào 
chống chế độ Apácthai? 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Các nhóm trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến 
thức đã hình thành cho học sinh. 
trị cực kì tàn bạo đối với 
người da đen và da màu ở 
Nam Phi hơn 3 thế kỉ. 
- Dưới sự lãnh đạo của tổ 
chức "Đại hội dân tộc Phi" 
(ANC), người da đen đã 
giành được những thắng lợi 
có ý nghĩa lịch sử. Năm 
1993, chế độ phân biệt 
chủng tộc được tuyên bố 
xoá bỏ. 
- Năm 1994, cuộc bầu cử 
dân chủ đa chủng tộc lần 
đầu tiên được tiến hành và 
Nen-xơn Man-đê-la, lãnh 
tụ ANC được bầu và trở 
thành vị Tổng thống người 
da đen đầu tiên ở Cộng hoà 
Nam Phi. 
- Nam Phi đang tập trung 
sức phát triển kinh tế và xã 
hội nhằm xoá bỏ "chế độ 
A-pac-thai" về kinh tế. 
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội 
ở hoạt động hình thành kiến thức là tình hình chung của các nước châu Phi. 
b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết câu hỏi, bài tập giáo viên 
nêu ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời 
các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
 Câu 1. Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi đã đạt được 
những thắng lợi nào có ý nghĩa lịch sử to lớn? 
Câu 2. Hiện nay các nước châu Phi đang gặp những khó khăn gì trong công cuộc phát triển 
kinh tế, xã hội đất nước? 
 Dự kiến sản phẩm 
34 
Câu 1+ Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Nam Phi dưới sự lãnh đạo của tổ chức 
"Đại hội dân tộc Phi" (ANC) đã bền bỉ tiến hành cuộc đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân 
biệt chủng tộc. Thế giới ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi. 
+ Kết quả: buộc chính quyền của người da trắng phải tuyên bố xoá bỏ chế độ Apacthai năm 
1993. Nen-xơn Man-đê la - lãnh tụ của ANC đã được thả tự do và được bầu làm Tổng 
thống người da đen đầu tiên trong lịch sử nước Cộng hoà Nam Phi. Chế độ phân biệt chủng 
tộc vĩnh viễn bị xoá bỏ. 
+ Sau khi chế độ phân biệt chủng tộc bị xoá bỏ, nhân dân Nam Phi bắt tay vào công cuộc 
xây dựng đất nước. 
Câu 2+ Xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần chồng chất và bệnh tật (từ năm 1987 đến 
năm 1997 có tới 14 cuộc xung đột và nội chiến ở Run-an-đa có tới 800 nghìn người chết và 
1,2 triệu người phải lang thang, chiếm 1/10 dân số). 
+ Hiện nay châu Phi có 57 quốc gia, nhưng 32 nước xếp vào nhóm nghèo nhất thế giới, 2/3 
dân số châu Phi không đủ ăn, 1/4 dân số đói kinh niên (150 triệu người). 
+ Tỉ lệ tăng dân số cao nhất thế giới. 
+ Tỉ lệ người mù chữ cao nhất thế giới. 
+ Đầu thập kỉ 90, châu Phi nợ chồng chất: 300 tỉ USD. 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Nhận xét về tình hình châu Phi hiện nay. 
+ Phương thức tiến hành: Các câu hỏi sau khi hình thành kiến thức mới. 
b. Nội dung: HS vận dụng kiến thức, hiểu biết thực tế để giải quyết yêu cầu gv nêu ra. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: 
* GV giao nhiệm vụ cho HS. Hs suy nghĩ trả lời. 
Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) của nhân dân Nam Phi có 
điểm gì giống và khác so với cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam 
(1945 - 1975)? 
Dự kiến sản phẩm 
Điểm giống nhau: Cả hai cuộc đấu tranh đều diễn ra để đòi lại quyền tự do, dân chủ, quyền 
con người. 
Điểm khác nhau:Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi là cuộc đấu tranh thủ tiêu chế độ 
phân biệt chủng tộc Apácthai của chính quyền thực dân da trắng. 
Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam là cuộc đấu tranh chống đế quốc Mĩ và thực dân 
Pháp 
+ Học bài cũ, soạn bài 8: Các nước Mĩ La-tinh. Nắm khái quát tình hình các nước 
Mỹ La Tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Sưu tầm những tranh ảnh, tư liệu về Mỹ La 
Tinh. 
--------------------------------------------- 
 Ngày dạy: 
TIẾT 8 - BÀI 7: CÁC NƯỚC MĨ LA TINH. 
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Sau khi học xong bài, học sinh 
- Biết được nét chính tình hình chung của các nước Mĩ La-tinh sau Chiến tranh thế giới t2. 
- Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH 
ở nước này.- Quan sát lược đồ 14. Khu vực Mĩ La-tinh sau năm 1945 SGK xác định vị trí 
một số nước trong quá trình đấu tranh giành độc lập ở khu vực này. 
35 
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. 
* Trọng tâm: Cu Ba - Hòn đảo anh hùng. 
2. Năng lực: 
 - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề. 
 - Năng lực đặc thù: 
+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự...dân 
chủ... 
- Tuy nhiên, ở một số 
nước có lúc đã gặp 
phải những khó khăn 
như: tăng trưởng kinh 
tế chậm lại, tình hình 
chính trị không ổn định 
do sự tranh giành 
quyền lực giữa các phe 
phái... 
 Hoạt động 2. 2. Cu Ba 
37 
a. Mục tiêu: Trình bày được nét chính về cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây 
dựng CNXH ở nước này. Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự nghiệp 
của Phi-đen Cát-xtơ-rô. 
+ Phương pháp: Trực quan, phát vấn, nhóm. 
 b. Nội dung: Học sinh nghiên cứu học liệu, tư duy để giải quyết vấn đề giáo viên yêu cầu. 
 c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh 
 d. Tổ chức thực hiện: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh Dự kiến SP 
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
- HS đọc mục 2 SGK. 
- Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận: Trình bày nét chính về 
cuộc cách mạng Cu-ba và kết quả công cuộc xây dựng CNXH ở 
nước này. Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời 
và sự nghiệp của Phi-đen Cát-xtơ-rô. 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh 
hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV 
theo dõi, hỗ trợ HS HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi 
gợi mở: 
Giáo viên: Giới thiệu vị trí và một số nét của Cu ba trên lđ 
 Cuộc cách mạng Cu Ba diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao? 
 Về công cuộc xây dựng đất nước ở Cu Ba? 
 Ý nghĩa của việc Cách mạng Cu Ba thành công và tiến lên chủ 
nghĩa xã hội. 
- Quan sát hình 15 SGK và tìm hiểu thêm về cuộc đời và sự 
nghiệp của Phi-đen Ca-xtơ-rô. 
GV cung cấp thêm về tình hình Cu ba gặp khó khăn khi Mĩ bao 
vây cấm vận. 
GV liên hệ về quan hệ VN Cu Ba. Câu nói của Phi đen “Vì Việt 
Nam” 
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 
- Các nhóm trình bày. 
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của các nhóm. 
GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực 
hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến 
thức đã hình thành cho học sinh. 
- Ngày 01/01/1959, cuộc 
cách mạng nhân dân 
giành được thắng lợi. 
- Chính phủ cách mạng 
tiến hành cuộc cải cách 
dân chủ triệt để: cải cách 
ruộng đất, quốc hữu hoá 
các xí nghiệp của tư bản 
nước ngoài, xây dựng 
chính quyền cách mạng 
các cấp và thanh toán 
nạn mù chữ, phát triển 
giáo dục, y tế... Bộ mặt 
đất nước Cu Ba thay đổi 
căn bản và sâu sắc. 
- Trong nửa thế kỉ qua, 
nhân dân Cu Ba vượt 
qua những khó khăn do 
chính sách phá hoại, bao 
vây, cấm vận về kinh tế 
của Mĩ Cu Ba vẫn đứng 
vững và tiếp tục đạt 
được những thành tích 
mới. 
3. Hoạt động luyện tập 
a. Mục tiêu: Củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới cho HS 
b. Nội dung: Học sinh vận dụng kiến thức đã học, giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời 
c. Sản phẩm học tập: Bảng so sánh, câu trả lời của học sinh. 
d. Tổ chức thực hiện: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân, trả lời 
các câu hỏi. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo. 
Em hãy hòàn thành bảng so sánh giữa các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu 
Phi và phong trào đấu tranh của nhân dân khu vực Mĩ Latinh từ sau chiến tranh thế giới 
thứ hai? 
38 
Nội dung so sánh Châu Á Châu Phi Khu vực Mĩ La-tinh 
Đối tượng đấu tranh 
Mục tiêu đấu tranh 
Phương pháp đấu tranh 
Kết quả 
Dự kiến sản phẩm 
Nội dung ss Châu Á Châu Phi Khu vực Mĩ La-tinh 
Đối tượng 
đấu tranh 
Tầng lớp nhân dân Chống chủ nghĩa thực 
dân cũ 
Chống thực dân kiểu mới 
Mục tiêu 
đấu tranh 
Lật đổ sự bóc lột và nô 
dịch của các nước đế 
quốc thực dân 
Đấu tranh giành độc 
lập 
Đấu tranh chống chế độ 
độc tài thân Mỹ 
Phương 
pháp đấu 
tranh 
đấu tranh vũ trang Đấu tranh chính trị 
hợp pháp và thương 
lượng 
Nhiều hình thức đấu tranh 
phong phú (bãi công, nổi 
dậy, đấu tranh vũ trang). 
Kết quả Một số nước đã dành 
độc lập, phát triển đất 
nước: Trung Quốc, Ấn 
Độ, In-đô-nê-xi-a... 
Năm 1960, 17 nước 
châu phi lần lượt dành 
độc lập. hệ thống 
thuộc địa các nước 
nước đế quốc tan rã.... 
Chính quyền độc tài nhiều 
nước bị lật đổ, chính phủ 
dân tộc, dân chủ được thiết 
lập. 
4. Hoạt động vận dụng 
a. Mục tiêu: Nhằm mở rộng kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội để giải quyết những 
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về các nước MLT và Cu ba hiện nay. 
b. Nội dung: Hs sử dụng kiến thức đã học, kiến thức và hiểu biết thực tế để trả lời các câu 
hỏi giáo viên nêu. 
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh. 
 Phương thức tiến hành: GV nêu câu hỏi, học sinh suy nghĩ trả lời câu hỏi. 
Câu 1. Vì sao gọi Mĩ la tinh là lục địa bùng cháy? 
Câu 2: Vì sao nói Cuba là hòn đảo anh hùng? 
Câu 3: Tìm hiểu về tình hữu nghị VN - Cu Ba. 
- Dự kiến sản phẩm 
Câu 1: Sau CTTG II MLT được gọi là “lục địa bùng cháy” hay còn gọi là lục địa núi lửa 
bởi tuy trước CT các nước này đều là các nước độc lập nhưng lệ thuộc vào Mĩ nhưng sau 
CT thì phong trào đấu tranh nổ ra mạnh mẽ 

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_lich_su_9_nam_hoc_2022_2023.pdf