Kế hoạch bài dạy Lịch sử 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A

BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI “TRƯƠNG ĐỊNH”

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Sau bài học, HS biết:

- Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp của Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.

+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).

+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.

+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.

- Học sinh biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.

- Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sán g tạo. NL hiểu biết cơ bản về LSĐL, NL tìm tòi và khám phá.

- Phẩm chất: GDHS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố, bản đồ hành chính Việt Nam.

- HS: Hình minh hoạ trang 5 SGK.

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- PPVấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....

- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút

docx 74 trang Cô Giang 13/11/2024 391
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Lịch sử 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Lịch sử 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A

Kế hoạch bài dạy Lịch sử 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI “TRƯƠNG ĐỊNH”
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Sau bài học, HS biết:
- Thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp của Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
+ Trương Định quê ở Bình Sơn, Quảng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định (năm 1859).
+ Triều đình kí hòa ước nhường ba tỉnh miền đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến.
+ Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Học sinh biết các đường phố, trường học, ở địa phương mang tên Trương Định.
- Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sán g tạo. NL hiểu biết cơ bản về LSĐL, NL tìm tòi và khám phá.
- Phẩm chất: GDHS biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố, bản đồ hành chính Việt Nam. 
- HS: Hình minh hoạ trang 5 SGK.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- PPVấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Nêu khái quát về hơn 80 năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ.
+ Tranh vẽ cảnh gì ? Em có cảm nghĩ gì về buổi lễ được vẽ trong tranh ? 
+ Sử dụng câu hỏi: Trương Định là ai ? Vì sao nhân dân lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy ? để giới thiệu nội dung bài học. 
 - HS nghe. 
- Quan sát hình minh hoạ, SGK, trang 5 và trả lời câu hỏi:

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài học và trả lời được các câu hỏi SGK.
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược.
- HS làm việc cá nhân: đọc SGK phần in nghiêng và TLCH
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ như thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp ?
* Kết luận: Dùng bản đồ và giảng về tình hình đất nước ta, tinh thần của nhân dân ta chống trả quyết liệt. Tiêu biểu là phong trào kháng chiến của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định đã thu được một số thắng lợi và làm thực dân Pháp hoang mang lo sợ.
*HĐ 2: Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em lệnh của nhà vua đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Nhận được lệnh vua Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định ? Việc làm đó có tác dụng như thế nào ?
+ Trương Định đẵ làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Kết luận: Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp và ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
* HĐ 3: Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với: Bình Tây đại nguyên soái.
+ Nêu cảm nghĩ của em về Bình Tây đại nguyên soái Trương Định ?
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết ?
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông ?
* Kết luân: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
* Chốt nội dung toàn bài.
 
- Dũng cảm đứng lên chống TDP
- Nhượng bộ, nhu nhược không kiên quyết
- HS thảo luận nhóm 4
- Giải tán nghĩa binh và đi nhận chức lãnh binh ở An Giang
-Băn khoăn lo lắng
- Suy tôn ông là Bình Tây Đại nguyên soái; có tác dụng cổ vũ động viên ông quyết tâm đánh giặc 
- Ở lại cùng nhân dân đánh giặc
- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hi sinh bản thân cho dân tộc 
- HS tiếp nối nhau kể
- Lập đền thờ ghi lại chiến công của ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
- Nêu nội dung ghi nhớ
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Em học tập được điều gì từ ông Trương Định ?
- HS nêu

- Kể lại câu chuyện này cho mọi người ở nhà cùng nghe.
- HS thực hiện
Lịch sử
 NGUYỄN TRƯỜNG TỘ MONG MUỐN CANH TÂN ĐẤT NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm được một vài đề nghị về cải cách của Nguyễn Trường Tộ với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh:
+ Đề nghị mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước.
+ Thông thương với thế giới, thuê người nước ngoài đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.
+ Mở các trường dạy đóng tàu, đúc súng, sử dụng máy móc
	*Học sinh HTT: Biết những lí do khiến cho những cải cách của Nguyễn Trường Tộ không được vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực hiện: Vua quan nhà Nguyễn không biết tình hình các nước trên thế giới và cũng không muốn có những thay đổi trong nước.
- Đánh giá được tác dụng của việc canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ.
- Tôn trọng, biết ơn những người đã có công xây dựng, đổi mới đất nước. - Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, nă...
+ Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 -7 -1885, phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế.
+ Trước thế mạnh của giặc, nghĩa quân phải rút lui lên rừng núi Quảng Trị.
+ Tại vùng căn cứ vua hàm Nghi ra Chiếu Cần vương kêu gọi nhân dân đứng lên đánh Pháp. 
- Tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: + Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.
	 + Bản đồ Việt Nam, hình trong SGK
 - HS: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức thi: Nêu những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyền Trường Tộ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS tổ chức lớp thành 2 đội thi, mỗi đội gồm 5 em. Các HS còn lại cổ vũ cho 2 đội chơi. HS chơi tiếp sức. Khi có hiệu lệnh chơi, mỗi em viết một đề nghị canh tân đất nước của NTT lên bảng. Hết thời gian, đội nào viết được đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng.
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: HS nắm được nội dung bài và trả lời được các câu hỏi theo yêu cầu.
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Người đại diện phía chủ chiến. 
 - Hướng dẫn HS hoạt động nhóm theo nội dung sau:
+ Quan lại triều đình nhà Nguyễn có thái độ đối với thực dân Pháp như thế nào ?
+ Nhân dân ta phản ứng như thế nào trước sự việc triều đình kí hiệp ước với thực dân Pháp ? 
* Câu hỏi dành cho học sinh M3,4: Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến và phái chủ hòa? 
* Kết luận: Sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp, nhân dân vẫn kiên quyết chiến đấu. Các quan lại nhà Nguyễn chia thành hai phái đối đầu nhau. 
- Hoạt động nhóm(nhóm trưởng điều khiển): Đọc SGK phần chữ chọn lọc thông tin để hoàn thành nội dung thảo luận. 
- Đại diện nhóm báo cáo, lớp theo dõi và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- Quan lại triều đình nhà Nguyễn chia thành 2 phái : 
+ Phái chủ hòa : chủ trương thương thuyết với thực dân Pháp
 + Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết, chủ trương cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống thực dân Pháp...
HĐ2: Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc phản công ở kinh thành Huế.
- Hướng dẫn HS thảo luận theo nội dung câu hỏi: 
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế ?
+ Hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế? (Cuộc phản công diễn ra khi nào? Ai là người lãnh đạo? Tinh thần phản công của quân ta như thế nào? Vì sao cuộc phản công thất bại ?)
- Nhận xét về kết quả thảo luận và kết thúc việc 2.
* Nêu vấn đề để chuyển sang việc 3.
- Thảo luận nhóm 4: Đọc nội dung SGK từ: Khi biết đến tàn phá, trao đổi và trả lời các câu hỏi.
- Một vài HS nêu ý kiến và lớp nhận xét, bổ sung.
HĐ 3: Tôn Thất Thuyết, vua Hàm Nghi và phong trào Cần Vương.
+ Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đã làm gì ?Việc làm đó có ý nghĩa như thế nào đối với phong trào chống Pháp của nhân dân ta ?
- Gọi HS trình bày kết quả thảo luận.
- Nhận xét và hỏi thêm: Em hãy nêu các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu hưởng ứng chiếu Cần Vương ? 
* GV kết thúc việc 3 
* Chốt nội dung toàn bài.
- Hoạt động cá nhân: Đọc SGK phần còn lại, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
- 2 HS lần lượt nêu ý kiến trước lớp.
- Lớp nhận xét và bổ sung.
-Hoạt động nhóm đôi, chia sẻ các thông tin, hình ảnh sưu tầm được(đã chuẩn bị trước)
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 9
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Em biết gì về phong trào Cần Vương ? 
 - HS nêu.
- Sưu tầm thêm các câu chuyện về các nhân vật của phong trào Cần Vương.
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử
XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX : Vê kinh tế về xã hội .
 + Về kinh tế: Xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
 + Về xã hội: Xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
 - HS khá giỏi :
 + Biết được nguyên nhân của sự biến đổi kinh tế- xã hội nước ta: do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
 + Nắm được mối quan hệ giữa sự xuất hiện những ngành kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp, giai cấp mới trong xã hội .
- Nêu được các điểm mới về tình hình kinh tế - xã hội VN đầu thế kỉ XX.
- Bồi dưỡng lòng say mê lịch sử nước nhà. 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năn...Bội Châu.
- GV tiểu kết, nêu một số nét chính về tiểu sử của Phan Bội Châu.
* Hoạt động 2 : Sơ lược về phong trào Đông du.
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, thuật lại những nét chính về phong trào Đông du.
- Trình bày kết quả
- Phong trào Đông du diễn ra vào thời gian nào? Ai là người lãnh đạo?
- Mục đích của phong trào là gì?
- Tại sao Phan Bội Châu lại chủ trương dựa vào Nhật để đánh Pháp?
- Nhân dân trong nước đặc biệt là thanh niên yêu nước hưởng ứng phong trào như thế nào ?
- Kết quả của phong trào Đông du ?
- Phong trào Đông du đã có ý nghĩa như thế nào?
- HS làm việc theo nhóm 4.
 + Lần lượt từng HS trình bày thông tin của mình trước nhóm, cả nhóm cùng theo dõi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả 
- Phong trào Đông du được khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo.
- Mục đích: đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học, kĩ thuật... 
- Nhật Bản trước kia là một nước phong kiến lạc hâu như Việt Nam. Nhật bản đã cải cách trở thành một nước cường thịnh. Ông hi vọng sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh giặc Pháp.
- Lúc đầu có 9 người, 1907 có hơn 200 thanh niên sang Nhật học. Càng ngày phong trào càng vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ đã phải làm nhiều nghề...
- Phong trào Đông du phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại...Phong trào Đông du tan rã.
- Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút )
- Nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại của phong trào Đông du?
- HS nêu

- Sưu tầm những tư liệu lịch sử về Phan Bội Châu.
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử
QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .
	- HS HTT: Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước : không tán thành con đường cứu nước của các nhà yêu nước trước đó .
- Nêu sự kiện ngày 5- 6- 1911 tại bến Nhà Rồng (Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Giáo dục lòng kính yêu Bác Hồ.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- GV:
 + Bản đồ hành chính Việt Nam.
 + Ảnh phong cảnh quê hương Bác, Bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX.
	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Bạn biết gì về Phan Bội Châu ?
+ Hãy thuật lại phong trào Đông Du?
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng	
- HS chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: Biết ngày 5-6-1911 tại bến Nhà Rồng (TP Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Nguyễn Tất Thành( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đi tìm đường cứu nước .	
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- Nêu 1 số nét chính về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
- GV nhận xét, kết luận
*Hoạt động2: Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành.
- Mục đích ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì?
*Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- Anh lường trước những khó khăn gì khi ở nước ngoài?
- Anh làm thế nào để có thể kiếm sống và đi ra nước ngoài?
- Anh ra đi từ đầu? Trên con tàu nào, vào ngày nào?
- Giáo viên cho học sinh quan sát và xác định vị trí Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ.
- Giáo viên nhận xét chốt lại nội dung.
- HĐ cặp đôi, 2 bạn thảo luận và TLCH
Sau đó báo cáo kết quả
-Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Cha là Nguyễn Sinh Sắc một nhà nho yêu nước. Mẹ là Hoàng Thị Loan một phụ nữ đảm đang, chăm lo cho chồng con hết mực.
- HĐ cả lớp
- Để tìm con đường cứu nước cho phù hợp.
- HĐ nhóm 4: Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài và TLCH sau đó chia sẻ trước lớp
- Ở nước ngoài một mình là rất mạo hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó người cũng không có tiền.
- Anh làm phụ bếp trên tàu, một công việc nặng nhọc.
- Ngày 5/6/1911. Với cái tên Văn Ba đã ra đi tìm đường cứu nước mới trên tàu Đô đốc La- tu- sơ Tờ- rê- vin.
- Học sinh quan sát và xác định.
- Học sinh n...Hoạt động 1: Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 và tinh thần cách mạng của nhân dân Nghệ - Tĩnh trong những năm 1930 - 1931
- Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam, yêu cầu học sinh tìm và chỉ vị trí hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh.
- Nghệ - Tĩnh là hai tên gọi tắt của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Tại đây, ngày 12-9-1930 đã diễn ra cuộc biểu tình lớn, đi đầu cho phong trào đấu tranh của nhân dân ta.
- Yêu cầu: Dựa vào tranh và nội dung SGK hãy thuật lại cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 ở Nghệ An?
- Cuộc biểu tình ngày 12-9-1930 đã cho thấy tinh thần đấu tranh của nhân dân Nghệ An - Hà Tĩnh như thế nào?
- KL: Đảng ra vừa ra đời đã đưa phong trào cách mạng bùng lên ở một số địa phương. Trong đó có phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao. Phong trào này làm nên những đổi mới ở làng quê Nghệ Tĩnh những năm 30-31.
*Hoạt động 2: Những chuyển biến đổi mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi và yêu cầu sau:
+ Khi sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp người nông dân có ruộng cày đất không? Họ phải cày ruộng cho ai?
+ Hãy đọc SGK và ghi lại những điểm mới ở những nơi nhân dân Nghệ Tĩnh giành được chính quyền cách mạng những năm 1930 -1931.
+ Khi được sống dưới chính quyền Xô Viết, người dân có cảm nghĩ gì?
- GV nhận xét, kết luận: Dưới chính quyền Xô Viết Nghệ - Tĩnh, bọn đế quốc phong kiến vô cùng hoảng sợ, đán áp phong trào hết sức dã man. Hàng nghìn Đảng viên và chiến sĩ yêu nước bị tù đày hoặc bị giết. Đến giữa năm 31 phong trào lắng xuống. Mặc dù vây, phong trào đã tạo một dấu ấn to lớn trong lịch sử Việt Nam và có ý nghĩa hết sức to lớn. 
*Hoạt động 3: Ý nghĩa của phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh
- Phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh nói lên điều gì về tinh thần chiến đấu và khả năng làm cách mạng của nhân dân ta?
- Phong trào có tác động gì đối với phong trào của cả nước?
- 1 em lên bảng chỉ.
- Học sinh lắng nghe.
- HS thuật lại trong nhóm,1 em trình bày trước lớp
- Quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp và bè lũ tay sai.
- HS thảo luận, thực hiện theo yêu cầu
- Không có ruộng, họ phải cày thuê, cuốc mướn.
- Không xảy ra trộm cắp.
- Các thủ tục lạc hậu bị đả phá, thuế vô lý bị xóa bỏ v.v...
- Phấn khởi.
- HS thảo luận, trình bày:
- Cho thấy tinh thần dũng cảm của nhân dân ta. Sự thành công bước đầu cho thấy nhân dân ta hoàn toàn có thể làm cách mạng thành công.
- Phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đã khích lệ, cộ vũ động viên tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Sưu tầm những bài thơ nói về phong trào Xô Viết - nghệ Tĩnh.
- HS nghe và thực hiện

MẠNG MÙA THU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả:
 + Tháng 8 – 1945 nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền và lần lượt giành chính quyên ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
 - HS(M3,4) :+ Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội.
 + Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạng tháng Tám ở địa phương. 
	- Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19 – 8 – 1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám,Chiều ngày 19 - 8 – 1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã toàn thắng.
-Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 - GV:Bản đồ hành chính Việt Nam 
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi.... 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)

 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Kể đúng, kể nhanh" tên các địa phương tham gia phong trào Xô Viết - NT(1930-1931)
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (27 phút)
* Mục tiêu: Biết cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả ...
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Thời cơ cách mạng
-Theo em, vì sao Đảng ta lại xác định đây là thời cơ ngàn năm có một cho cách mạng Việt Nam?
* Hoạt động 2: Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945
- Học sinh làm việc theo nhóm, cùng đọc SGK và thuật lại cho nhau nghe về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội ngày 19-8-1945.
- 1 học sinh trình bày trước lớp
- Giáo viên kết luận
* Hoạt động 3: Liên hệ cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà...h hoặc đọc các bài thơ có tả quang cảnh 2-9-1945
- HS tả
- HS nghe.
- HS thảo luận nhóm
- HS đọc
- Bắt đầu vào đúng 14 giờ.
- Giọng nói của Bác Hồ và những lời khẳng định trong bản Tuyên ngôn độc lập còn vang mãi trong mỗi người dân
- 3 nhóm cử 3 đại diện lần lượt trình bày.
- 2 em lần lượt đọc trước lớp.
- HS trao đổi để tìm ra nội dung chính.
- Khẳng định quyền độc lập. Chấm dứt chế độ thực dân phong kiến.
- Khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. 
- Truyền thống bất khuất kiên cường của người Việt Nam. 

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Ngày 2-9-1945 là ngày lễ gì của dân tộc ta?
- Ngày Quốc khánh của nước ta.
Lịch sử
ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP
XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ (1858 - 1945)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945 : 
 + Năm 1858 : thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta .
 + Nửa cuối thế kỉ XIX : Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương .
 + Đầu thế kỉ XX:Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu .
 + Ngày 3- 2-1930 : Đảng cộng sản Việt Nam ra đời .
 + Ngày 19- 8-1945 : khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội .
 + Ngày 2 - 9 - 1945 : Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập . Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời .
- Nêu được những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945.
	- Thích tìm hiểu lịch sử nước nhà
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Bảng thống kê
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Nói nhanh- Đáp đúng"
- Cách chơi: Chia lớp thành 2 đội chơi, mối đội có 6 em. Khi có hiệu lệnh thì đại diện của nhóm này nêu ra một mốc lịch sử nào đó thì nhóm kia phải trả lời nhanh mốc lịch sử đó diễn ra sự kiện gì. Cứ như vậy các nhóm đổi vị trí cho nhau, nhóm nào trả lời nhanh và đúng nhiều hơn thì nhóm đó thắng.
- GV nhận xét , tuyên dương
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Học sinh lắng nghe
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi đầu bài vào vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: Nắm được những mốc thời gian , những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến năm 1945. 
* Cách tiến hành: 
* Hoạt động 1: Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ 1858-1945
- GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín nội dung.
- Hướng dẫn học sinh đàm thoại để hoàn chỉnh bảng thống kê theo câu hỏi sau:
+ Ngày 1/9/1858 xảy ra sự kiện lịch sử gì?
+ Sự kiện lịch sử này có nội dung là gì?
+ Sự kiện tiếp theo sự kiện Pháp nổ súng xâm lược nước ta là gì? Thời gian xảy ra. Nội dung cơ bản của sự kiện đó?
- GV theo dõi và làm trọng tài cho HS
* Hoạt động 2: Trò chơi ô chữ kì diệu
- GV giới thiệu trò chơi
- Trò chơi gồm 15 hàng ngang, 1 hàng dọc
- GV chơi tiến hành cho 3 đội chơi
- GV nêu luật chơi
- GV tổ chức học sinh chơi
Câu hỏi gợi ý:
1) Tên của Bình Tây địa Nguyên Soái
2) Tên phong trào yêu nước đầu TK20 do Phan Bội Châu lãnh đạo
 (6 chữ cái)
3) Một trong số tến của Bác Hồ.
4) Một trong 2 tỉnh nổ ra phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh?
5) Phong trào yêu nước diễn ra sau cuộc phản công Huế.
6) Cuộc cách mạng mùa thu diễn ra vào thời gian này?
7) Trương Định phải về nhận chức lãnh binh ở nơi này?
8) Nơi mà cách mạng tháng Tám thành công 19/8/45
9) Nhân dân vùng này tham gia biểu tình 12/9/1930
10) Tên quản trường nơi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập
11) Giai cấp mới ở nước ta khi thực dân Pháp đô hộ
12) Nơi diễn ra hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
13) Cách mạng tháng 8 đã giải phóng cho nhân dân ta khỏi kiếp người này?
14) Người chủ chiến trong Triều Nguyễn
15) Người lập ra hội Duy Tân.
 
- Học sinh đọc bảng thống kê các sự kiện lịch sử đã chuẩn bị ở nhà.
- Học sinh làm việc dưới sự điều khiển của lớp trưởng
- Các HS khác trả lời và bổ sung ý kiến
- Lớp trưởng điều kiển đúng, sai.
- Nếu đúng thì mở bảng thống kê cho cả lớp đọc lại
+ Nếu sai yêu cầu HS khác sửa chữa
- Học sinh cùng xây dựng để hoàn thành bảng thống kê
- HS nghe
- HS nghe
- Các đội chọn từ hàng ngang
- GV nêu giơ ý của từ ứng với hàng ngang các đội suy nghĩ trả lời phất cờ nhanh.
- Trả lời đúng cho 10 điểm, sai không cho điểm
- Trò chơi kết thúc khi tìm ra từ hàng dọc
- Đội được nhiều điểm là thắng.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Sưu tầm các câu chuyện về các nhân vật lịch sử trong giai đoạn lịch sử từ năm 1858 - 1945.
- HS nghe và thực hiện
- Lậ... lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Ảnh tư liệu về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến ở Hà Nội, Huế, Đà Nẵng.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm, trò chơi....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói” và “giặc dốt”
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS trả lời
- HS nghe và thực hiện 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
*Mục tiêu: Biết thực dân Pháp trở lại xâm lược .Toàn dân đứng lên kháng chiến chống Pháp.
*Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi sau đó một số nhóm báo cáo kết quả:
- Em hãy nêu những dẫn chứng chứng tỏ âm mưu cướp nước ta một lần nữa của thực dân Pháp?
- Những việc làm của chúng thể hiện dã tâm gì?
- Trước hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và nhân dân ta phải làm gì?
*Hoạt động 2: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- GV yêu cầu HS đọc SGK đoạn “Đêm 18 ... không chịu làm nô lệ”
- Trung ương Đảng và Chính phủ quyết định phát động toàn quốc kháng chiến vào khi nào?
- Ngày 20 - 12- 1946 có sự kiện gì xảy ra?
- Yêu cầu HS đọc to lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến thể hiện điều gì ?
- Câu nào trong lời kêu gọi thể hiện rõ điều đó nhất?
*Hoạt động 3: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm
- GV tổ chức cho HS cả lớp trao đổi các vấn đề sau:
+ Quan sát hình 1 và cho biết hình chụp cảnh gì?
+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời có ý nghĩa như thế nào?

- HS thảo luận nhóm đôi
- Thực dân Pháp mở rộng xâm lược Nam bộ, đánh chiếm Hải Phòng, Hà nội,....
- Ngày 18-12-1946 Pháp ra tối hậu thư đe dọa, đòi chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ, giao quyền kiểm soát Hà Nội cho chúng. Nếu ta không chấp nhận thì chúng sẽ nổ súng tấn công Hà Nội. Bắt đầu từ ngày 20 - 12 - 1946, quân đội Pháp sẽ đảm nhiệm việc trị an ở thành phố Hà Nội.
- Những việc làm trên cho thấy thực dân Pháp quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa.
- Nhân dân ta không còn con đường nào khác là phải cầm súng đứng lên chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- HS đọc
- Đêm 18, rạng sáng ngày 19-12-1946 Đảng và Chính phủ đã họp và phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp.
- Ngày 20 - 12 - 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- HS đọc lời kêu gọi của Bác
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thấy tinh thần quyết tâm chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của nhân dân ta. 
- Chúng ta thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em thuật lại cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội.
+ Hình chụp cảnh ở phố Mai Hắc Đế, nhân dân dùng giường, tủ, bàn, ghế... dựng chiến lũy trên đường phố để ngăn cản quân Pháp vào cuối năm 1946.
+ Việc quân và dân Hà Nội đã giam chân địch gần 2 tháng trời đã bảo vệ được cho hàng vạn đồng bào và Chính phủ rời thành phố về căn cứ kháng chiến.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- GV yêu cầu HS nêu cảm nghĩ của em về những ngày đầu toàn quốc kháng chiến
- HS nghe và thực hiện
- Ở các địa phương khác nhân dân ta đã chiến đấu như thế nào?
- Ở các địa phương khác trong cả nước, cuộc chiến đấu chống quân xâm lược cũng diễn ra quyết liệt, nhân dân ta chuẩn bị kháng chiến lâu dài với niềm tin "kháng chiến nhất định thắng lợi".
Lịch sử
THU - ĐÔNG 1947, VIỆT BẮC "MỒ CHÔN GIẶC PHÁP"
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày sơ lược diễn biến của chiến dịch Việt –Bắc thu đông 1947 trên lược đồ, nắm được ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch( phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đàu não kháng chiến, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến).
 + Âm mưu của Pháp đánh lên Việt Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và lực lượng bộ đội chủ lực của ta để mau chóng kết thúc chiến tranh.
 + Quân Pháp chia làm ba mũi( nhảy dù, đường bộ và đường thuỷ) tiến công lên Việt Bắc.
 + Quân ta phục kích chặn đánh địch với các trận tiêu biểu: Đèo Bông Lau, Đoan Hùng,
 + Sau hơn một thánh bị sa lầy, địch rút lui, trên đường rút chạy quân địch còn bị ta chặn đánh dữ dội.
 + ý nghĩa: Ta đánh bại cuộc tấn công quy mô của địch lên Việt Bắc, phá tan âm mưu tiêu diệt cơ quan đầu não và chủ lực của ta, bảo vệ được căn cứ địa kháng chiến.
- Rèn kĩ năng sử dụng lược đồ, thuyết trình, kể chuyện.
- Tự hào dân tộc, yêu quê hương, biết ơn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập dân tộc.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao ...
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Thuật lại diễn biến chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947
+ Nêu ý nghĩa thắng lợi Việt Bắc thu - đông 1947
- GV nhận xét HS
- Giới thiệu bài - Ghi vở
 
- HS trả lời
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu:Tường thuật sơ lược được diễn biến chiến dịch Biên giới trên lược đồ.
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: Ta quyết định mở chiến dịch biên giới Thu - Đông 1950.( Cả lớp)
- Dùng bản đồ Việt Nam hoặc lược đồ vùng Bắc Bộ sau đó giới thiệu:
+ Các tỉnh trong căn cứ địa Việt Bắc
+ Từ 1948 đến giữa năm 1950 ta mở một loạt các chiến dịch quân sự và giành được nhiều thắng lợi. Trong tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu cô lập căn cứ địa Việt Bắc: Chúng khoát chặt biên giới Việt - Trung
+ Nếu để Pháp tiếp tục khóa chặt biên giới Việt - Trung, sẽ ảnh hưởng gì đến căn cứ địa Việt Bắc và kháng chiến của ta?
+ Vậy nhiệm vụ của kháng chiến lúc này là gì?
Hoạt động 2: Diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm.
+ Trận đánh mở màn cho chiến dịch là trận nào? Hãy thuật lại trận đánh đó?
+ Sau khi mất Đông Khê, địch làm gì? Quân ta làm gì trước hành động đó của địch?
+ Nêu kết quả của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- 3 nhóm học sinh thi trình bày diễn biến chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Em có biết vì sao ta lại chọn Đông Khê là trận mở đầu chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 không?
Hoạt động 3: Ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi: Nêu điểm khác nhau chủ yếu của chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 với chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947. 
- Điều đó cho thấy sức mạnh của quân và dân ta như thế nào so với những ngày đầu kháng chiến?
+ Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 có tác động thế nào đến địch? Mô tả những điều em thấy trong hình 3.
Hoạt động 4: Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950, gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu.
- Yêu cầu: Xem hình 1 và nói rõ suy nghĩ của em về hình ảnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
+ Hãy kể những điều em biết về gương chiến đấu dũng cảm của anh La Văn Cầu và tinh thần chiến đấu của bộ đội ta?
 
- HS theo dõi
+ Nếu tiếp tục để địch đóng quân tại đây và khoá chặt Biên giới Việt - Trung thì căn cứ địa Việt Bắc bị cô lập, không khai thông được đường liên lạc quốc tế.
+ Cần phá tan âm mưu kkhoá chặt biên giới của địch, khai thông biên giới, mở rộng quan hệ quốc tế.
- Trận Đông Khê. Ngày 16-9-1950 ta nổ súng tấn công Đông Khê. Địch ra sức cố thủ. Với tinh thần quyết thắng, bộ đội ta đã anh dũng chiến đấu. Sáng 18-9-1950 quân ta chiếm được cứ điểm Đông Khê.
- Pháp bị cô lập, chúng buộc phải rút khỏi Cao Bằng, theo đường số 4. Sau nhiều ngày giao tranh, quân địch ở đường số 4 phải rút chạy.
- Diệt và bắt sống hơn 8000 tên địch v.v... Căn cứ địa Việt Bắc được củng cố và mở rộng.
- 3 nhóm cử đại diện trình bày.
- Học sinh trao đổi.
- Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ta chủ động mở và tấn công địch. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947 địch tấn công ta, ta đánh lại và giành chiến thắng.
- Quân đội ta đã lớn mạnh và trưởng thành.
+ Địch thiệt hại nặng nề. Hàng nghìn tên tù binh mệt mỏi. Trông chúng thật thảm hại.
- Học sinh làm việc cá nhân.
- Học sinh nêu.
 
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em học tập được điều gì từ tấm gương dũng cảm của anh La Văn Cầu ?
- HS nêu
- Về nhà tìm hiểu, sưu tầm thêm các tư liệu về chiến dịch Biên giới 1950.
- HS nghe và thực hiện

Lịch sử
HẬU PHƯƠNG NHỮNG NĂM SAU CHIẾN DỊCH BIÊN GIỚI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
 + Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi.
 + Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
 + Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào taọ cán bộ phục vụ kháng chiến.
 + Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5- 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
- Nêu một số điểm chính hậu phương sau những năm chiến dịch biên giới.
- Trân trọng, tự hào về truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Các hình minh hoạ trong SGK
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi trả lời câu hỏi:
+ Tại sao ta mở c...ủa nhân dân HN với tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
Thu- đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc mồ chôn giặc pháp
Thu- đông 1950
Chiến dịch Biên giới
Trận Đông Khê, gương chiến dấu dũng cảm của anh La Văn Cầu
Sau chiến dịch Biên giới tháng 2-1951
1-5-1952
Tập trung xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tuyền tuyến sẵn sàng chiến đấu 
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến
Khai mạc đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đại hội bầu ra 7 anh hùng.
30-3 - 1954 đến 7-5-1954
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.

Hoạt động 2: Trò chơi “Đi tìm địa chỉ đỏ”
Hướng dẫn học sinh chơi
- Luật chơi: mỗi học sinh lên hái 1 bông hoa, đọc tên địa danh (có thể chỉ trên bản đồ), kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với địa danh đó.
- Cho HS lần lượt lên hái và trả lời 
- GV và HS nhận xét tuyên dương
- Học sinh chơi trò chơi:
- Hà Nội: 
+ Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ ngày 19/12/1946
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến sáng ngày 20/12/ 1946
- Huế: ....
- Đà Nẵng: .....
- Việt Bắc: .....
- Đoan Hùng: ....
- Chợ Mới, chợ Đồn: .....
- Đông Khê: .....
- Điện Biên Phủ: ......
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Em ấn tượng nhất với sự kiện lịch sử nào ? Vì sao ?
- HS nêu
- Vẽ một bức tranh mô tả một sự kiện lịch sử mà em ấn tượng nhất.
- HS nghe và thực hiện

Lịch sử
CHIẾN THẮNG LỊCH SỬ ĐIỆN BIÊN PHỦ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Không yêu cầu tường thuật, chỉ kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
 + Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
- Biết tinh thần chiến đấu anh dũng của bộ đội ta trong chiến dịch: tiêu biểu là anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: Sưu tầm các tranh ảnh, tư liệu về chiến thắng lịch sử ĐBP 
 - HS: SGK,vở
2. Dự kiến phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút
 - Vấn đáp , quan sát,thảo luận nhóm....
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Gọi HS trả lời câu hỏi:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra nhiệm vụ gì cho CMVN?
 - GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS hát
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu:Trình bày sơ lược ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ : là mốc son chói lọi, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
- Kể lại một số sự kiện về chiến dịch Điện Biên Phủ:
 + Chiến dịch diễn ra trong ba đợt tấn công; đợt ba: ta tấn công và tiêu diệt cứ điểm đồi A1 và khu trung tâm chỉ huy của địch.
 + Ngày 7-5-1954, Bộ chỉ huy tập đoàn cứ điểm ra hàng, chiến dịch kết thúc thắng lợi.
* Cách tiến hành: 
 Hoạt động 1: Tập đoàn Điện Biên Phủ và âm mưu của giặc Pháp
- Yêu cầu HS đọc SGK 
- GV treo bản đồ hành chính VN yêu cầu HS lên bảng chỉ vị trí của ĐBP.
- Vì sao Pháp lại xây dựng ĐBP thành pháo đài vững chắc nhất Đông Dương?
Hoạt động 2: Chiến dịch ĐBP
- GV chia lớp thành 9 nhóm thảo luận theo các câu hỏi:
+ Vì sao ta quyết định mở chiến dịch ĐBP?
+ Quân và dân ta đã chuẩn bị cho chiến dịch như thế nào?
+ Ta mở chiến dịch ĐBP gồm mấy đợt tấn công? Thuật lại từng đợt tấn công đó?
+ Vì sao ta giành được thắng lợi trong chiến dịch ĐBP ?thắng lợi đó có ý nghĩa như thế nào với lịch sử dân tộc ta ?
+ Kể về một số gương chiến đấu tiêu biểu trong chiến dịch ĐBP?
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét kết quả làm việc theo nhóm của HS.
- Kết luận kiến thức
Hoạt động 3: Ý nghĩa 
- Em hãy nêu ý nghĩa của chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ?
=> Rút bài học.

- HS đọc SGK và đọc chú thích. 
- HS quan sát theo dõi.
- HS nêu ý kiến trước lớp
- HS thảo luận 4 nhóm
- Mùa đông 1953 tại chiến khu VB, trung ương Đảng và Bác Hồ đã họp và nêu quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch ĐBP để kết thúc cuộc kháng chiến. 
- Ta đã chuẩn bị cho chiến dịch với tinh thần cao nhất: Nửa triệu chiến sĩ từ các mặt trận hành quân về ĐBP. Hàng vạn tấn vũ khí được vận chuyển vào trận địa.
- Trong chiến dịch ĐBP ta mở 3 đợt tấn công
 + Đợt 1: mở vào ngày 13-3- 1954
 + Đợt 2: vào ngày 30- 3...ận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
“ Chín năm làm một Điện Biên,
 Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng!”
- Em hãy cho biết : Chín năm đó được bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?
- Chín năm đó được bắt đầu vào sự kiện ngày 19-12-1946 và kết thúc vào thời gian 7-5-1954
- Về nhà tìm các "địa chỉ đỏ" bằng cách dựa vào kiến thức đã học kể lại sự kiện, nhân vật lịch sử tương ứng với các địa danh đó.
- HS nghe và thực hiện
Lịch sử
NƯỚC NHÀ BỊ CHIA CẮT
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954:
	+ Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội.
	+ Mĩ-Diệm âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ -Diệm; thực hiện chính sách “tố cộng”, “diệt cộng”, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
	- Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
- Giáo dục Hs có ý thức biết ơn các anh hùng, liệt sĩ.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV:
+ Bản đồ hành chính Việt Nam 
+ Phiếu học tập của HS.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm ta sự chuẩn bị của học sinh
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS thực hiện
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết đôi nét về tình hình nước ta sau Hiệp định Giơ- ne- vơ năm 1954. Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Nội dung hiệp định Giơ - ne- vơ
- GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các câu hỏi
+ Tìm hiểu các khái niệm: hiệp thương, hiệp định, tổng tuyển cử, tố cộng, diệt cộng, thảm sát.
+ Tại sao có hiệp định Giơ - ne- vơ?
+ Nội dung cơ bản của hiệp định Giơ - ne - vơ là gì?
+ Hiệp định thể hiện mong ước gì của nhân dân ta?
- GV tổ chức cho HS trình bày ý kiến về các vấn đề nêu trên
Hoạt động 2: Vì sao nước ta bị chia cắt thành 2 miền Nam - Bắc
- Gv tổ chức cho HS làm việc theo nhóm
+ Mĩ có âm mưu gì?
+ Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho dân tộc? 
+ Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì?
- GV tổ chức HS báo cáo kết quả
- GV nhận xét, kết luận 

- HS đọc SGK tìm hiểu các câu hỏi
+ Hiệp thương: tổ chức hội nghị đại biểu 2 miền Bắc Nam để bàn về việc thống nhất đất nước
+ Hiệp định: Văn bản ghi lại những nội dung do các bên liên quan kí
+ Tổng tuyển cử: Tổ chức bầu cử trong cả nước.
+ Tố cộng: Tố cáo bôi nhọ những người cộng sản, ...
+ Diệt cộng: tiêu diệt những người Việt cộng
+ Thảm sát: Giết hại hàng loạt chiến sĩ cách mạng và đồng bào ...
- Hiệp định Giơ-ne-vơ là hiệp định Pháp phải kí với ta sau khi chúng thất bại nặng nề ở Điện Biên Phủ. Hiệp định kí ngày 21- 7- 1954
- Hiệp định công nhận chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam. Theo hiệp định, sông Bến Hải làm giới tuyến phân chia tạm thời hai miền Nam Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào Nam...
- Hiệp định thể hiện mong muốn độc lập tự do và thống nhất đất nước của dân tộc ta.
- HS trả lời
- HS thảo luận nhóm các câu hỏi
- Mĩ âm mưu thay chân Pháp xâm lược miền Nam VN
- Lập chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm
- Ra sức chống phá lực lượng cách mạng.
- Khủng bố dã man những người đòi hiệp thương, tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
- Thực hiện chíng sách “tố cộng” và “diệt cộng” 
- Đồng bào ta bị tàn sát, đất nước ta bị chia cắt lâu dài.
- Chúng ta lại tiếp tục đứng lên cầm súng chống đế quốc Mĩ và tay sai.
- HS báo cáo kết quả. 

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Cùng bạn nói cho nhau nghe những điều em biết về hiệp định Giơ - ne - vơ.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm các hình ảnh về tội ác của Mĩ - Diệm đối với nhân dận ta.
- HS nghe và thực hiện
BỔ SUNG
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Lịch sử
BẾN TRE ĐỒNG KHỞI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cuối năm 1959 - đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam (Bến Tre là nơi tiêu biểu của phong trào “Đồng khởi”) 
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh để trình bày sự kiện.
- Giáo dục HS ý thức tích cực học tập góp phần xây dựn...ơ khí Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: góp phần trang bị máy móc cho sản xuất ở miền Bắc,vũ khí cho bộ đội.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm việc nhóm 
- Cho HS đọc nội dung, làm việc nhóm
- Cho HS chia sẻ trước lớp:
+ Sau Hiệp định Giơ- ne- vơ, Đảng và Chính phủ xác định nhiệm vụ của miền Bắc là gì? 
+ Tại sao Đảng và Chính phủ lại quyết định xây dựng một nhà máy Cơ khí hiện đại? 
+ Đó là nhà máy nào? 
- GV kết luận: Để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, để làm hậu phương lớn cho miền Nam, chúng ta cần công nghiệp hoá nền sản xuất của nước nhà. Việc xây dựng các nhà máy hiện đại là điều tất yếu. Nhà máy cơ khí Hà nội là nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
 Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm 
- GV chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu thảo luận cho từng nhóm, 1-2 nhóm làm bảng nhóm 
- GV gọi nhóm HS đã làm vào bảng nhóm gắn lên bảng, yêu cầu các nhóm khác đối chiếu với kết quả làm việc của nhóm mình để nhận xét. 
- GV kết luận, sau đó cho HS trao đổi cả lớp theo dõi 
+ Từ tháng 12/1955 đến tháng 4/1958
+Phía tây nam thủ đô Hà Nội
+ Hơn 10 vạn mét vuông
+ Lớn nhất khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ
+ Liên Xô
+ Máy bay, máy tiện, máy khoan, ... tiêu biểu là tên lửa A12
+ Kể lại quá trình xây dựng Nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
+ Phát biểu suy nghĩ của em về câu “Nhà máy Cơ khí Hà Nội đồ sộ vươn cao trên vùng đất trước đây là một cánh đồng, có nhiều đồn bốt và hàng rào dây thép gai của thực dân xâm lược”. 
+ Cho HS xem ảnh Bác Hồ về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội và nói: Việc Bác Hồ 9 lần về thăm Nhà máy Cơ khí Hà Nội nói lên đi

- HS đọc, làm việc nhóm, chia sẻ trước lớp
- HS chia sẻ trước lớp
 + Miền Bắc nước ta bước vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. 
+ Vì để trang bị máy móc hiện đại cho miền Bắc, thay thế các công cụ thô sơ, việc này giúp tăng năng xuất và chất lượng lao động. Nhà máy này làm nòng cốt cho ngành công nghiệp nước ta. 
+ Đó là Nhà máy Cơ khí Hà Nội. 
+ Các nhóm cùng đọc SGK, thảo luận và hoàn thành phiếu 
Thời gian xây dựng :
Địa điểm: 
Diện tích : 
Qui mô :
Nước giúp đỡ xây dựng : 
Các sản phẩm :
- HS cả lớp theo dõi và nhận xét kết quả của nhóm bạn, kiểm tra lại nội dung của nhóm mình. 
- HS cả lớp suy nghĩ, trao đổi ý kiến, mỗi HS nêu ý kiến về 1 câu hỏi, các HS khác theo dõi và nhận xét. 
+ 1 HS kể trước lớp. 
+ Một số HS nêu suy nghĩ trước lớp. 
+ Cho thấy Đảng, Chính phủ và Bác Hồ rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp, hiện đại hóa sản xuất của nước nhà vì hiện đại hóa sản xuất giúp cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội về đấu tranh thống nhất đất nước.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Chia sẻ với mọi người về nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
- HS nghe và thực hiện
- Sưu tầm tư liệu(tranh, ảnh, chuyện kể, thơ, bài bát,...) liên quan đến Nhà máy Cơ khí Hà Nội rồi giưới thiệu với các bạn.
- HS nghe và thực hiện

Lịch sử
ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam:
 + Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho miền Nam, ngày 19-5-1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn (đường Hồ Chí Minh).
 + Qua đường Trường Sơn, miền Bắc đã chi viện sức người, sức của cho miền Nam, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
- Hiểu được đường Trường Sơn góp phần to lớp vào vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
- Tự hào về lịch sử dân tộc.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: 
+ HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động
+ Giáo dục tình yêu thương quê hương đất nước
+ HS yêu thích môn học lịch sử
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam; các hình minh họa trong SGK; phiếu học tập
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Vấn đáp, gợi mở; thực hành, thảo luận nhóm, cá nhân.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS khởi động bằng câu hỏi:
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Nhà máy Cơ khí Hà Nội đã có đóng góp gì trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết đường Trường Sơn với việc chi viện sức người, vũ khí, lương thực,... của miền Bắc cho cách mạng miền Nam, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn
- GV treo bản đồ Việt Nam 
- Cho Hs thảo luận theo nhiệm vụ:
Yêu cầu HS lên chỉ vị trí của đường Trường Sơn 
+ Đường Trường Sơn có vị trí thế nào với 2 miền B

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_lich_su_5_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc.docx