Kế hoạch bài dạy Kĩ thuật 5 - Chương trình cả năm - Tạ Thị Thanh Ngân

ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Biết cách đính khuy hai lỗ.

- Đính đ­ược ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.

- Rèn luyện tính cẩn thận.

- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.

- Lấy chứng cứ nhận xét.

- Năng lực: Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.

- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV:

+ Mẫu đính khuy hai lỗ.

+ Một số sản phẩm may mặc đ­ược đính khuy hai lỗ.

+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, th­ước...)

- HS: Bộ đồ dùng KT

2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.

docx 44 trang Cô Giang 13/11/2024 50
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Kĩ thuật 5 - Chương trình cả năm - Tạ Thị Thanh Ngân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Kĩ thuật 5 - Chương trình cả năm - Tạ Thị Thanh Ngân

Kế hoạch bài dạy Kĩ thuật 5 - Chương trình cả năm - Tạ Thị Thanh Ngân
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (TIẾT 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.
 - Rèn luyện tính cẩn thận.
- Với HS khéo tay: Đính được ít nhất 2 khuy 2 lỗ đúng đường vạch dấu. Khuy đính chắc chắn.
- Lấy chứng cứ nhận xét.
- Năng lực: Năng lực thực hành, năng lực thao tác với đồ dùng, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV:
+ Mẫu đính khuy hai lỗ.
+ Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết (kim, vải, phấn, thước...)
- HS: Bộ đồ dùng KT
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Đặt câu hỏi định hướng HS quan sát.
- Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ.
Kết luận: 
 + Đặc điểm của khuy: làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, nhiều hình dạng, kích thước.
+ Vị trí của khuy trên hai nẹp áo: ngang bằng với vị trí của các lỗ khuyết, đợc cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào với nhau.
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1à SGK
- Quan sát và rút ra nhận xét về: Đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- Quan sát mẫu kết hợp với hình 1b SGK và nhận xét về: đờng chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm
- HS quan sát vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.

2. Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- Đặt câu hỏi định hướng HS quan sát.
+ Cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ ?
Lưu ý: Vì đây là bài học đầu tiên về đính khuy nên GV cần hướng dẫn kĩ: 
 + Cách đặt khuy vào điểm vạch dấu (2 lỗ khuy).
+ Cách giữ cố định khuy.
+ Xâu chỉ đôi và không quá dài.
- Hướng dẫn cách đính khuy và thao tác mẫu lần khâu đính thứ nhất
- GV hướng dẫn thao tác như các bước trên và quan sát sản phẩm trả lời câu hỏi. 
+ Vị trí của khuy trên hai nẹp áo: ngang bằng với vị trí của các lỗ khuyết, được cài qua khuyết để gài hai nẹp của sản phẩm vào với nhau.
 - Hướng dẫn nhanh lần 2 các bước đính khuy.
- HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 SGK để trả lời câu hỏi.
+Thực hiện thao tác trong bước 1. 
- HS đọc nội dung mục 2a và quan sát hình 3 SGK để nêu cách chuẩn bị đính khuy.
- HS đọc nội dung mục 2b và quan sát hình 4 SGK để nêu cách đính khuy.
+ 1 HS thao tác 2-3 lần khâu đính còn lại
- HS quan sát hình 5, 6 SGK để nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy.
- Nêu nội dung ghi nhớ SGK, trang 7. 
3. Hoạt động 3: Ứng dụng
- Nhắc lại các bước đính khuy.
- Tổ chức cho HS thi gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy theo các tổ.
4. Hoạt động 4: Sáng tạo
- Tìm hiểu thêm các cách đính khuy khác.
Kĩ thuật
THÊU DẤU NHÂN (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách thêu dấu nhân
- Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
- Yêu thích sản phẩm làm được.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: + Mẫu thêu dấu nhân
 + Một mảnh vải trắng hay màu 10cm x 15cm
 + Chỉ thêu, kim, bút chì, thước kẻ, kéo
- Học sinh: Bộ đồ dùng khâu, thêu
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động Giáo viên
Hoạt động Học sinh
1 .Hoạt động mở đầu: (3’)
- Cho HS hát
- Đánh giá thêu dấu nhân ở tiết 1.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- Lắng nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (15 phút)
* Mục tiêu: Biết cách thêu dấu nhân
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu 
- Giới thiệu mẫu
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu
- HD học sinh quan sát mẫu thêu dấu nhân 
- Giới thiệu sản phẩm thêu được bằng dấu nhân
- Gọi HS nêu ứng dụng
Hoạt động 2: HD thao tác kĩ thuật
- HD đọc mục II SGK và nêu các bước thêu
- Yêu cầu đọc mục1 và quan sát hình 2 và nêu cách vạch dấu đường thêu
- HD đọc mục 21 và quan sát hình 3 SGK
- Gọi đọc mục 2b, 2c và quan sát hình 4a, 4b, 4c, 4d

- Quan sát
- HS thảo luận nhóm nhận xét
- Quan sát, so sánh
- Quan sát
- Trả lời
- 1 HS đọc
- HS quan sát
- HS thực hiện
- Quan sát, nhận xét
- HS nhắc lại 
3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (15 phút)
* Mục tiêu: Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất năm dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
* Cách tiến hành:
- HD các thao tác thêu mũi 1, 2
- Quan sát, uốn nắn
- HD quan sát hình 5 và nêu các kết thúc đường thêu
- Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu
- Tổ chức cho HS thêu trên vải 
- Hoàn thành sản phẩm
- HS thực hiện cá...hế thực phẩm sgk ?
+ Ở gia đình em thường sơ chế rau cải như thế nào trước khi nấu?
+ Sơ chế rau khác và giống với sơ chế củ, quả? 
+ Sơ chế cá như thế nào?
+ GV nhận xét và tóm tắt theo như nội dung sgk
+ GV hướng dẫn hs sơ chế rau đem lên lớp
+ Tóm tắt nội dung hoạt động 2.

- HS thực hiện yêu cầu
- HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi
+ HS trả lời câu hỏi mục 1 sgk
- HS quan sát nhớ để thực hành cách lựa chọn thực phẩm.
- 2 hs đọc, lớp theo dõi và nêu.
+ Trước khi chế bi ến ta thường bỏ những phần không ăn được và làm sạch.
+ HS dựa vào sgk để trả lời
+ HS làm việc theo 3 nhóm trả lời 3 câu hỏi. Đại diện trả lời.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Muốn có bữa ăn ngon, đủ lượng, đủ chất, đảm bảo vệ sinh ta cần phải làm gì?
- Muốn có bữa ăn ngon , đủ lượng , đủ chất , đảm bảo vệ sinh ; cần biết cách chọn thực phẩm tươi , ngon và sơ chế thực phẩm . Cách lựa chọn , sơ chế thực phẩm tùy thuộc vào loại thực phẩm và yêu cầu việc chế biến món ăn .
- Về nhà vận dụng kiến thức chuẩn bị nấu ăn cho gia đình bữa ăn đảm bảo các yêu cầu trên.
- HS nghe và thực hiện

Kĩ thuật
NẤU CƠM
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết cách nấu cơm. Nấu được cơm. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình. Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
-Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
	- Giáo viên: Bài giảng
 - Học sinh: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu
- Giới thiệu bài:GV giới thiệu -ghi đề bài lên bảng.
- HS theo dõi-đọc đề bài

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động 1 : Tìm hiểu các cách nấu cơm trong gia đình .
- Nêu các cách nấu cơm ở gia đình .
- Tóm tắt các ý trả lời của HS : Có 2 cách nấu cơm là nấu bằng xoong hoặc nồi và nấu bằng nồi cơm điện .
- Nêu vấn đề : Nấu cơm bằng xoong và nồi cơm điện như thế nào để cơm chín đều , dẻo - Hai cách nấu cơm này có những ưu , nhược điểm gì ; giống và khác nhau ra sao ?
Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách nấu cơm bằng xoong , nồi trên bếp .
- Giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách tìm thông tin để hoàn thành nhiệm vụ trên phiếu .
- Quan sát , uốn nắn .
- Nhận xét , hướng dẫn HS cách nấu cơm bằng bếp đun .
- Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm .
 
- Có hai cách nấu cơm trong gia đình
- Các nhóm thảo luận về cách nấu cơm bằng bếp đun theo nội dung phiếu học tập .
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận .
- Vài em lên thực hiện các thao tác chuẩn bị nấu cơm bằng bếp đun .
- Nhắc lại cách nấu cơm bằng bếp đun .
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm
 - GV gọi HS nhắc lai cách nấu cơm bằng bếp đun.
 - Hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm: Khi nấu cơm, luộc rau cần đun lửa vừa phải để tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng
- HS nêu

Kĩ thuật
NẤU CƠM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết cách nấu cơm.
- Vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
- Sử dụng bếp đun đúng cách để tiết kiệm năng lượng.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: 
 + Gạo, nồi nấu cơm thường và nồi cơm điện
 + Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch
 + Rá, đũa, chậu, xô chứa nước sạch, lon sữa bò để đong gạo
 + Phiếu học tập
- Học sinh: SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
 - Cho HS nêu cách nấu cơm bằng các loại nồi khác nhau.
 - Giáo viên nhận xét
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - Nhắc lại kiến thức đã học
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: - Biết cách nấu cơm
 - Biết liên hệ với việc nấu cơm ở gia đình.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước
Hoạt động4: Nhận xét đánh giá 
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá
- HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết trước
- HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 SGK
- Làm việc nhóm đôi tìm hiểu về cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- So sánh với nấu cơm bằng bếp đun
- Vài HS lên thao tác
- HS tự đánh giá kết quả học tập dựa vào câu hỏi cuối bài
- Báo cáo kết quả học tập
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Về nhà tập nấu cơm bằng các loại nồi khác nhau.
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
LUỘC RAU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị về các bước luộc rau.
	- Luộc được rau xanh, ngon.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để giúp đỡ gia đđình nấu ăn.
- Khi nấu cơm, luộc rau cần... ĐẠT
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
	- Giáo viên: - Một số bát, đĩa, đũa, dụng cụ để rửa, nước rửa bát.
	 - Tranh minh họa nội dung bài.
- Học sinh: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS hát
- Giáo viên giới thiệu bài và nêu mục đích của giờ học.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Mục tiêu: -Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống
 - Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
* Cách tiến hành: 
 HĐ1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống:(HĐ cặp đôi)
- Hãy kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng trong gia đình em ? 
- Đọc mục 1 - SGK, cho biết mục đích, tác dụng của việc rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình ?
HĐ2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn (HĐ nhóm)
- Em thường rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống trong gia đình như thế nào ? 
- Dựa vào nội dung mục 2b - SGK kết hợp với quan sát hình trong SGK, em hãy nêu cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ?
- Cho học sinh thảo luận câu hỏi : 
-Theo em, những dụng cụ dính mỡ, có mùi tanh nên rửa trước hay rửa sau?
- Giáo viên cho học sinh thực hành trên lớp cách rửa dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
- Hướng dẫn học sinh về nhà giúp đỡ gia đình.
HĐ3 : Đánh giá kết quả học tập(HĐ nhóm)
- Cho học sinh trả lời các câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của học sinh.
- Đọc phần ghi nhớ - SGK
 
- 1 Học sinh nêu và các em khác nhận xét.
+ Làm sạch và giữ vệ sinh dụng cụ nấu ăn, ăn uống.
+ Bảo quản dụng cụ nấu ăn, ăn uống bằng kim loại.
- Học sinh thảo luận nhóm và trả lời ; các em khác nhận xét và bổ sung. 
- Học sinh sau khi thảo luận sau cần đưa ra được các yêu cầu (SGK)
- Học sinh sau khi thảo luận và đưa ra ý kiến ; các em khác nhận xét và bổ sung.
- 2 - 3 em lên thực hành ; lớp nhận xét.
- Học sinh thảo luận nhóm, nêu lại nội dung bài học.
- HS đọc
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Em đã làm được những việc gì để giúp đỡ gia đình.
- HS nêu
- Về nhà tìm hiểu thêm các cách làm sạch dụng cụ nấu ăn trong gia đình.
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích.
- Vận dụng kiến thức đã học để làm được sản phẩm mình yêu thích.
- Yêu lao động. Yêu thích sản phẩm mình làm ra.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
	- Giáo viên: 
+ Một số sản phẩm khâu thêu đã học
+ Tranh ảnh của các bài đã học.
- HS: SGK, vở, bộ đồ dùng khâu thêu
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu: (5 phút)
- Hát
- Kiểm tra đồ dùng học tập phục vụ tiết học.
- Giới thiệu bài mới - ghi đầu bài lên bảng.
- Học sinh hát.
- Học sinh báo cáo
- Học sinh ghi vở
2. HĐ thực hành: (25 phút)
*Mục tiêu: Biết chọn một sản phẩm khâu thêu mình ưa thích.
*Cách tiến hành: 
Hoạt động1:Ôn những nội dung đã học trong chương 1(HĐ cả lớp)
- GV đặt câu hỏi: 
- Nêu cách đính khuy 2 lỗ, 4 lỗ trên vải?
- Nêu sự khác nhau về khoản cách lên kim và xuống kim trên 2 đường vạch dấu khi thêu dấu nhân ?
- Em hãy vận dụng các kiến thức đã học để làm 1 sản phẩm mà em ưa thích.
- GV nhận xét- Tóm tắt những nội dung học sinh vừa nêu.
Hoạt động 2:Học sinh thảo luận nhóm để chọn sản phẩm thực hành (HĐ nhóm)
- GV nêu yêu cầu
- Mỗi học sinh hoàn thành một sản phẩm .
- GV chia nhóm .
- GV ghi bảng tên các sản phẩm của nhóm.
- Gv chọn và kết luận hoạt động 2.
Lưu ý:
Quan sát, theo dõi và giúp đỡ các đối tượng M1 để hoàn thành sản phẩm

- HS trả lời câu hỏi.
- Vạch dấu các điểm đính khuy trên vải .
- Đính khuy vào các điểm vạch dấu.
- Đo, cắt vải và khâu thành sản phẩm .Có thể đính khuy hoặc thêu trang trí.
- HS nêu
- HS chọn sản phẩm của nhóm.

3. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Trưng bày và đánh giá sản phẩm.
- Cho học sinh đánh giá sản phẩm.
- Giáo viên kết luận chung. Tuyên dương nhóm và cá nhân làm tốt, có sáng tạo.
- Giáo dục học sinh biết cách sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Học sinh trưng bày sản phẩm trên lớp.
- Học sinh thực hiện.
- Lắn... : + Em hãy kễ các sản phẩm của việc chăn nuôi gà
 + Nuội gà em lại những lợi ích gì?
 + Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà.
 - Bảng phụ .
* Học sinh: Sách, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát.
- Kiểm tra sản phẩm của học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng.
- HS hát.
- HS trưng bày sản phẩm.
- HS ghi vở.
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
*Mục tiêu: Biết được lợi ích của việc nuôi gà.
*Cách tiến hành: 
Hoạt động1:Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà:
- Nêu cách thực hiện hoạt động 1 .
- Hướng dẫn HS tìm thông tin .
- GV nhận xét, bổ sung.
- Nhóm trưởng điều khiển
- Thảo luận nhóm về việc nuôi gà.
- Đọc SGK , quan sát các hình ảnh trong bài học và liên hệ với thực tiễn nuôi gà ở gia đình, địa phương.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- HS theo dõi ghi nhớ.
 
Các sản phẩm của nuôi gà
Thịt gà, trứng gà.
Lông gà
Phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh và có khả năng đẻ nhiều trứng / năm.
- Cung cấp thịt, trứng dùng đđể làm thực phẩm hằng ngày. Trong thịt gà, trứng gà có nhiều chất bổ, nhất là chất đạm. Từ thịt gà, trứng gà có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập kinh tế chủ yếu của nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.

HĐ2: Đánh giá kết quả học tập
- GV nêu một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhận xét phiếu BT

- Hãy đánh dấu X vào	 ô trống ở câu trả lời đúng.
Lợi ích của việc nuôi gà là:
 + Cung cấp thịt và trứng làm thực phẩm.
 + Cung cấp chất bột đường.	
 + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
 + Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi 
 + Làm thức ăn cho vật nuơi.
 +Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
 + Cung cấp phân bón cho cây trồng.
 + Xuất khẩu.
- HS làm bài –báo cáo kết quả làm bài tập.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gv nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS.
- Về nhà xem trước bài: Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà giúp gia đình chăm sóc gà (nếu nhà nuôi gà)
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
	- Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Yêu quý vật nuôi, giúp gia đình chăm sóc chúng.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
* Giáo viên:
 - SGK.
 - Câu hỏi thảo luận.
 - Bảng phụ .
* Học sinh: Sách, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Cho HS hát
- Nuôi gà đem lại những lợi ích gì ?
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27 phút)
* Mục tiêu: 
 -Kể được tên và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
-Biết liên hệ thực tế để kể tên và nêu đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuôi ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1:
- Kể tên một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta và địa phương.
- GV nêu hiện nay ở nước ta nuôi rất nhiều giống gà khác nhau. Em nào có thể kể tên một số giống gà mà em biết?
* GV kết luận hoạt động 1: Có nhiều giống gà được nuôi nhiều ở nước ta. Có những giống gà nội như gà gi, gà đông cảo, gà mía, gà ác...Có những giống gà nhập nội như gà tam hoàng, gà lơ go , gà rốt , Có những giống gà lai như gà rốt - ri ...
* Hoạt động 2. Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta.
- GV cho HS thảo luận trên phiếu học tập.
 
- HS theo dõi.
- HS kể tên giống gà mà mình biết.
- HS kể tên các giống gà: Gà nội, gà nhập nội, gà lai, Gà ri, gà Đông Cảo, gà mía, gà ác gà Tam Hoàng, gà lơ-go
- HS nghe.
- HS thảo luận.
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu


Gà gi





Gà ác





Gà Lơ -go





Gà tam hoàng






- GV phát phiếu cho HS thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm 
- GV kết luận nội dung bài học.
- Các nhóm trình bày.
- HS nghe GV kết luận.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3phút)
- Nhà em có nuôi gà không ? Đó là những loại gà nào ?
- HS nêu
- Tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi gà ở địa phươn...hứ bên trong thật ngăn nắp, tạo khe hở hợp lý để luồng khí lạnh lưu thông dễ dàng, hạn chế tiêu thụ điện. Không nên cho thực phẩm đang còn nóng vào tủ lạnh ngay, hãy để nguội hẳn. Cách bố trí thực phẩm ở các ngăn:
- Ngăn đông đá: Lưu trữ thực phẩm tươi sống (thịt, cá, hải sản), làm viên đá mát lạnh, kem hoặc sữa chua.
- Ngăn mát tủ lạnh: Cánh cửa tủ (chỉ để thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt), kệ trên cùng (thức ăn thừa, đồ uống hoặc các thực phẩm ăn liền vào ngăn tủ), những kệ dưới (đặt trứng, sữa, các loại thịt hoặc hải sản muốn dùng nhanh hay rã đông), hộc tủ (được thiết kế giúp duy trì ẩm độ thích hợp cho các loại rau, củ, quả).
Sắp xếp thức ăn gọn gàng, ngăn nắp tránh gặp các trường hợp hư hỏng ngoài ý muốn

8. Vệ sinh tủ lạnh như thế nào cho sạch sẽ? 
Cách sử dụng tủ lạnh hiệu quả đơn giản cần được thực hiện thường xuyên là vệ sinh tủ lạnh để hạn chế sự phát triển của nấm mốc, vi khuẩn. Chúng ta cần vệ sinh 1 - 2 lần trong tháng hoặc bất cứ khi nào các ngăn bám bẩn. Lưu ý lau sạch phần viền cao su ở cửa đóng mở giúp cửa đóng kín hơn, tránh hơi lạnh thoát ra ngoài làm tiêu hao điện năng.

Cách khử mùi hôi tủ lạnh hiệu quả nhất
Đồng thời mỗi năm 1 lần, người dùng cần cho thợ điện lạnh chuyên nghiệp kiểm tra lượng gas làm lạnh của máy, nếu thiếu gas phải bổ sung kịp thời, nếu không, đây chính là nguyên nhân gây tiêu tốn điện năng.


.Củng cố - Dặn dò :

-GV nhận xét, biểu dương HS.

Kĩ thuật
NUÔI DƯỠNG GÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà.
	- Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.Biết kiên hệ thực tế để nêu cách cho gà uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
- Giáo dục Hs có ý thức bảo vệ vật nuôi. 
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung sgk.
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS hát bài "Đàn gà con" 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết mục đích của việc nuôi dưỡng gà. 
 - Biết cách cho gà ăn, cho gà uống.Biết kiên hệ thực tế để nêu cách cho gà uống ở gia đình hoặc địa phương (nếu có).
* Cách tiến hành: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, ý nghĩa việc nuôi gà.
- Y/c HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi
+Nuôi gà thì chúng ta cần cung cấp những gì cho nó?
+ Muốn cho gà khỏe mạnh ta cần phải làm gì?
+ Nếu ta cho gà ăn uống kém thì sẽ như thế nào?
- Gv kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách cho gà ăn, uống.
+ Em hãy cho biết vì sao gà giò cần được ăn nhiều thức ăn cung cấp chất bột đường và chất đạm?
+ Theo em, cần cho gà đẻ ăn những thức ăn nào (kể tên) để cung cấp nhiều chất đạm, chất khoáng và vi-ta-min?
+ Vì sao cần phải cung cấp đủ nước uống cho gà?
+ Nước cho gà uống phải như thế nào?
Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập.
- Cho HS làm vào phiếu câu hỏi trắc nghiệm.
- Gv Kết luận

- Thảo luận nhóm 4
- Đại diện các nhóm trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
-Thảo luận nhóm 4
- Hs trả lời câu hỏi cá nhân, cặp đôi, nhóm.
- Chia sẻ trước lớp
- Cả lớp bổ sung
- Hs liên hệ 
- Hs nhắc lại bài học
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
+ Nuôi gà cho con người những ích lợi gì ?
+ Cần cho gà ăn uống như thế nào để gà chóng lớn ?
- HS nêu
- HS nêu

- Tìm hiểu cách chăm sóc và nuôi dưỡng gà ở gia đình hoặc địa phương em.
- HS nghe và thực hiện

Kĩ thuật
CHĂM SÓC GÀ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Biết cách chăm sóc gà.
- Có ý thức chăm sóc bảo vệ gà.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
2. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Phiếu đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Ở gia đình em thường cho gà ăn uống như thế nào?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Nêu được mục đích , tác dụng của việc chăm sóc gà.
 - Biết cách chăm sóc gà.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà
- GV nêu k...giá kết quả.
- Mời HS báo cáo kết quả tự đánh giá
- GV nhận xét

1,2 HS đọc
HS trả lời theo cách hiểu
HS lắng nghe
Tiêu diệt vi trùng, kí sinh trùng (giun, sán) gây bệnh. Giúp gà tăng sức chống bệnh, tránh sự lây lan.
Giúp cho gà có sức khỏe tốt, phát triển nhanh
HS lắng nghe
-1-2 HS đọc
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
1.Dụng cụ ăn uống của gà bao gồm: máng ăn, máng uống.Thức ăn, nước uống của gà được cho vào máng để đảm bảo vệ sinh và tránh bị rơi vãi.
2.Thức ăn, nước uống của gà được đựng trực tiếp trong máng nên máng ăn, máng uống cần được cọ rửa thường xuyên để làm sạch vi trùng và các chất bẩn trong đó. Nếu không cọ rửa sạch sẽ thì vi trùng và các chất cặn bẩn sẽ theo thức ăn vào cơ thể và gây bệnh đường tiêu hóa, bệnh giun sán cho gà.
- HS lắng nghe
Là nơi ở của gà, giúp chống nóng, chống rét
HS nhớ lại và trả lời
Hằng ngày phải dọn sạch phân gà ở chuồng gà. Rửa sạch tấm hứng phân rồi phơi khô. Phun thuốc sát trùng.
Chuồng nuôi luôn sạch sẽ, khô ráo. Tiêu diệt được vi trùng gây bệnh.
+ Cúm gia cầm H5N1, cúm gà, gà rù
+ Nhỏ thuốc vào mũi... Tiêm dưới cánh, cổ
+ Nhỏ thuốc phòng và tiêm phòng. Vệ sinh phòng bệnh cho gà.
HS lắng nghe
- 2 HS đọc ghi nhớ.
- HS làm vào vở bài tập
- HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả
- HS theo dõi, nhận xét
- 1-2 HS nhắc lại
- 1HS đọc ghi nhớ
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
+ Vệ sinh phòng bệnh cho gà có tác dụng gì?
- HS trả lời

- Vận dụng kiến thức vào thực tế, chia sẻ cách vệ sinh phòng bệnh cho gà với mọi người.
- HS nghe và thực hiện

Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
-Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động được dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
- GDHS có ý thức học tập chăm chỉ.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- Giáo viên: Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật	
 	- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật	
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (28phút)
* Mục tiêu: - Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết lắp xe cần cẩu.
 - Biết cách lắp và lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Lắp xe tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
* Với HS khéo tay: Lắp được xe cần cẩu theo mẫu. Xe lắp chắc chắn, chuyển động được dễ dàng, tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra được.
* Cách tiến hành: 
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu 
- Cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn. Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi :
- Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy nêu tên các bộ phận đó?
Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
*Hướng dẫn chọn các chi tiết.
- GV cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
* Lắp từng bộ phận.
*Hướng dẫn học sinh lắp, gv lắp mẫu:
- Gọi 1 HS lên lắp hình 3a 
- Nhận xét, bổ sung.
- Gọi 1 HS khác lên lắp hình 3b 
+ Hướng dẫn lắp hình 3c.
- Gọi 2 HS lên trả lời câu hỏi để tìm các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c 
- Nhận xét, bổ sung.
* Lắp ráp xe cần cẩu ( H1- sgk)
- GV lắp ráp xe cần cẩu theo các bước trong sgk 
- Kiểm tra hoạt động của cần cẩu (quay tay quay, dây tời quấn vào và nhả ra dễ dàng).
- Hướng dẫn hs tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp theo vị trí quy định.
 
- Quan sát nhận xét:
- Cần lắp 5 bộ phận : giá đỡ cẩu; cần cẩu; ròng rọc; dây tời, trục bánh xe.
-HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong sgk.
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
- Quan sát.
-1 HS lên lắp hình 3a, dưới lớp quan sát.
-1 HS khác lên lắp hình 3b 
- Lắp nối hình 3a vào hình 3b
-2 HS lên để tìm các chi tiết và lắp hình 4c,4b,4c
- Lớp quan sát và nhận xét.
- Quan sát, thực hiện.

3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Hãy nêu các bước lắp xe cần cẩu ? 
-Chia sẻ với mọi người về cách lắp ghép mô hình xe cần cẩu.
- HS nêu
- HS nghe và thực hiện
- Tìm hiểu thêm các cách lắp ghép mô hình khác
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
LẮP XE CẦN CẨU(tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.
- Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng quy trình theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc và có thể chuyển động được.
- Yêu thích lắp ghép, yêu thích m...an sát
- HS nêu các bước lắp ghép
+ Lắp từng bộ phận:
- Lắp khung càng xe và các giá đỡ.
- Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ.
- Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau.
- Lắp trục bánh xe trước và ca bin.
+ Lắp ráp xe ben.
- Học sinh làm việc theo nhóm bàn
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- GV gọi học sinh liên hệ thực tế tác dụng của xe ben
- HS nêu
- Tìm hiểu thêm tác dụng của các loại xe ben trong thực tế.
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
 LẮP XE BEN (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
	- Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được.
	-Yêu thích môn học
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Đồ dùng 
- GV: Bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
- HS: SGK, vở, bộ lắp ghép bộ đồ dùng kĩ thuật lớp 5
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP : quan sát, đàm thoại, thảo luận.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS thi đua nêu các bước lắp xe ben.
 - Nhận xét, bổ sung.
 - Giới thiệu bài:nêu mục đích của bài học - ghi đầu bài.
 - Các bước lắp xe ben:
+ Lắp các bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca bin và các thanh đỡ; trục bánh xe trước, bánh xe sau và ca bin.
+ Lắp ráp các bộ phận với nhau để tạo thành ca bin hoàn chỉnh.
- HS nhận xét
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành:(28 phút)
* Mục tiêu: 
 - Chọn đúng và đầy đủ các chi tiết để lắp xe ben.
 - Biết cách lắp và lắp được xe ben theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, có thể chuyển động được
* Cách tiến hành:
 HĐ 1: HS thực hành lắp xe ben.
a) Chọn các chi tiết.
- Hướng dẫn hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
- Kiểm tra học sinh chọn các chi tiết.
b) Lắp từng bộ phận.
* Gọi 1 hs đọc ghi nhớ trong sgk.
+ Yêu cầu hs phải quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Cho hs thực hành lắp ráp xe.
* Theo dõi uốn nắn kịp thời những hs làm sai hoặc còn lúng túng.
c) Lắp ráp xe ben. (H.1-SGK)
- Lưu ý hướng dẫn hs:
*Lắp ca bin:
+ Lắp 2 tấm bên của chữ U vào hai bên tấm nhỏ.
+ Lắp tấm mặt của ca bin vào hai tấm bên của chữ U.
+ Lắp tấm sau của chữ U vào phía sau.
- Nhắc hs khi lắp xong cần:
- Kiểm tra sản phẩm : Kiểm tra mức độ nâng lên, hạ xuống của thùng xe.
HĐ 2 : Đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.
- Gọi HS nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK), đối với những em đã lắp xong.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS. 
- Nhắc HS tháo các chi tiết và xếp đúng vào vị trí các ngăn trong hộp.

- Hs chọn đúng và đủ các chi tiết theo sách giáo khoa và xếp từng loại vào nắp hộp.
-1 hs đọc ghi nhớ trong sgk, cả lớp theo dõi nhớ lại các bước lắp.
- Hs quan sát kĩ các hình và đọc nội dung từng bước lắp trong sgk.
- Hs thực hà - HS lắp ráp xe theo các bước ở sgk.
- Chú ý lắp ca bin như gv hướng dẫn.
- Hs nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo mục III (SGK)
- 3hs dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm của bạn.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Gọi HS nêu các bước lắp xe ben ?
- Nhận xét tiết học.

- HS nêu
- HS nghe

- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị tiết sau những em làm chưa xong tiếp tục học tiếp, những em đã lắp xong tiết sau lắp cho thành thạo hơn.
- HS nghe và thực hiện
Kĩ thuật
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
- GD học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Phẩm chất: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh. Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng	
 	- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.
 	- Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
 	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng của HS. 
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng 
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Biết được cấu tạo của máy bay trực thăng.
*Cách tiến hành:
 * Quan sát, nhận xét mẫu
- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn và đặt câu hỏi: 
+ Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó?

- HS quan sát
+ Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay ; sàn ca bin và giá đỡ ; ca bin ; cánh quạt ; càng máy bay.
3. HĐ luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: 
 - Chọn 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_ki_thuat_5_chuong_trinh_ca_nam_ta_thi_thanh.docx