Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:

1. Phẩm chất:

- Nhân ái: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.

- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô.

b. Năng lực đặc thù:

- Giúp HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.

* GDKNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: SGK, bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”.

- HS: SGK, tập , viết.

doc 89 trang Cô Giang 13/11/2024 380
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại

Kế hoạch bài dạy Khoa học 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN 1
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
CHỦ ĐỀ: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
Bài 1: SỰ SINH SẢN, (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương, quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình.
- Trung thực: Thật thà trong việc đánh giá bản thân và đánh giá bạn. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
b. Năng lực đặc thù: 
- Giúp HS nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
* GDKNS: Kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái để rút ra nhận xét bố mẹ và con cái có đặc điểm giống nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?”.
- HS: SGK, tập , viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động khởi động
*Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi trong học tập và nắm một số nội dung yêu cầu của môn học.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát vui.
- GV giới thiệu sơ lược về nội dung môn học và yêu cầu chuẩn bị cho giờ học.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
- Giới thiệu: Tại sao khi nhìn vào em bé, mọi người hay nói: “Bé giống mẹ (hay bố) quá”? Bài Sự sinh sản sẽ giúp các em giải đáp câu hỏi đó.
- Ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1: Trò chơi “Bé là con ai?”
* Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
* Cách tiến hành:
- Em hãy kể tên các thành viên trong gia đình mình?
- Bản thân em do ai sinh ra?
- Theo em thì em giống bố hay giống mẹ nhiều?
- Đặc điểm nào em giống bố và giống mẹ nhất?
- Nhận xét, kết luận: Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe về những thành viên trong gia đình của bạn Liên.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
+ Điều gì có thể xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
- Nhận xét, kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
3. Hoạt động củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục “Bạn cần biết”.
- Giáo viên giáo dục: Nhờ có sự sinh sản mà mỗi gia đình, dòng họ được duy trì. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ nên có 1-2 con để nuôi dạy cho tốt.
- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài học.
- Chuẩn bị bài Nam hay nữ?
3-5p
23-25p
10p
15p
3-5p

- Hát vui tập thể.
- Học sinh lắng nghe
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
- Học sinh nêu: bố, mẹ, em, em trai,
- Vài học sinh trả lời.
- Học sinh nêu.
- Vài học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe và nhắc lại.
- Học sinh quan sát tranh trong SGK.
- Học sinh nói.
+ Hai bạn ngồi cùng bàn nói cho nhau nghe về gia đình mình.
+ Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Học sinh lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 2: NAM HAY NỮ?, (1 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Yêu thương tất cả mọi người.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
b. Năng lực đặc thù: 
- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
* GDKNS:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
- Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
- Kĩ năng tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hình trang 6-7 SGK.
- HS: SGK, bảng nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát vui.
- GV nêu câu hỏi:
 + Trẻ em do ai sinh ra và có đặc điểm gì so với bố, mẹ của chúng?
 + Nêu ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Làm sao để phân biệt được trẻ là nam hay nữ, giữa nam và nữ có gì khác nhau? Bài Nam hay nữ sẽ giúp các em giải đáp thắc mắc trên.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức m...inh gọi là hợp tử.
 . Hợp tử phát triển thành phôi rồi thành bào thai, sau khoảng 9 tháng ở trong bụng mẹ, em bé sẽ được sinh ra.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: Hình thành cho HS biểu tượng về sự thụ tinh và phát triển của thai nhi.
* Cách tiến hành: 
- Yêu cầu quan sát hình 1a, 1b, 1c và đọc kĩ phần chú thích trang 10 SGK, tìm xem mỗi chú thích phù hợp với hình nào.
- Sau 1 phút, giáo viên yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét.
- Yêu cầu quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 11 SGK, tìm xem hình nào cho biết thai nhi được 5 tuần, 8 tuần, 3 tháng, khoảng 9 tháng.
- Sau 1 phút, giáo viên yêu cầu trình bày.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm bảo mẹ khoẻ thai nhi khoẻ.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng cặp quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 12 SGK và trả lời câu hỏi: Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao? 
- Nhận xét, kết luận:
 . Nên: hình 1 và hình 3.
 . Không nên: hình 2 và hình 4.
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 12 SGK.
Hoạt động 4: Thảo luận
* Mục tiêu: HS xác định được nhiệm vụ của người chồng và các thành viên khác trong gia đình là phải chăm sóc, giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát hình 5, 6, 7 trang 13 SGK và nêu nội dung từng hình.
- Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Nhận xét, kết luận và yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 13 SGK.
Hoạt động 5: Đóng vai
* Mục tiêu: HS có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành nhóm, yêu đóng vai sau khi thảo luận câu hỏi: Gặp phụ nữ có thai xách nặng hoăc đi trên cùng chuyến ô tô mà không còn chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ?
- Yêu cầu các nhóm trình diễn.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết.
- Giáo dục HS: hãy biết yêu quí bố mẹ và thường xuyên giúp đỡ bố mẹ các việc mà mình có thể làm được. Biết giúp đỡ phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài học tiếp theo.
3-5p
23-25p
5p
5p
5p
5p
5p
3-5p

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
- Nghe câu hỏi, suy nghĩ, chọn và ghi vào bảng con.
 1) Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người? (d- Cơ quan sinh dục)
 2) Cơ quan sinh dục nam có khả năng gì? (b- Tạo ra tinh trùng)
 3) Cơ quan sinh dục nữ có khả năng gì? (a- Tạo ra trứng)
- Lắng nghe.
- Quan sát, thực hiện theo yêu cầu.
- HS trình bày.
- HS nhận xét bạn. 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Nhận xét, bổ sung.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Quan sát và nêu.
- Thảo luận và tiếp nối nhau phát biểu.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- Nhóm trình bày.
- HS đọc.
- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 2
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 4
TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
TỪ TUỔI THÀNH VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 22/2/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương bản thân và mọi người.
- Chăm chỉ: Học tập chăm ngoan. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
b. Năng lực đặc thù:	
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì.
- Nêu được một số thay đổi về sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì.
- Nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.
*GDKNS: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: 
+ Hình và thông tin trang 14-15 SGK.
+ Sưu tầm ảnh của trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau, máy chiếu.
+ Thông tin và hình trang 16-17 SGK.
+ Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau, các ngành nghề khác nhau.
- HS: SGK, bảng con, phấn, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + Tiết trước các em học bài gì?
 + Trò chơi “Nhanh tay đáp lẹ”
1/ Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì để cả mẹ và thai nhi đều khỏe? 
 A.Ăn uống đủ chất, đủ lượng 
 B.Sử dụng chất kích thích và chất hóa học 
 C.Nghỉ ngơi nhiều hơn 
 D.Lao động nặng 
 E.Khám thai định kì: 3 tháng 1 lần 
 F.Tinh thần mất thoải mái 
 G.Tinh thần thoải mái
 2/ Chuẩn ...Ồ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Phiếu học tập số 1-2, SGK.
- HS: SGK, tập, viết
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Học sinh hát.
- Nêu câu hỏi:
 + Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
 + Biết được chúng ta đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Ở tuổi dậy thì với nhiều biến đổi của cơ thể, chúng ta phải làm gì để giữ vệ sinh cơ thể? Bài Vệ sinh ở tuổi dậy thì sẽ giúp các em giữ vệ sinh cơ thể.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Động não
* Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành:
- Giảng: Ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và tuyến dầu ở da hoạt động mạnh. Mồ hôi sẽ gây ra mùi hôi. Tuyến dầu tạo ra chất mỡ nhờn làm da mặt trở nên nhờn là môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tạo thành mụn “trứng cá”.
- Yêu cầu từng HS trả lời câu hỏi: Ở tuổi dậy thì, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”?
- Ghi nhanh các ý kiến lên bảng và chốt ý: Những việc làm trên là cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể. Nhưng ở lứa tuổi dậy thì, cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, chúng ta cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
- Cho học sinh làm việc với phiếu học tập:
+ Chia lớp thành nhóm nam và nhóm nữ, phát cho mỗi nhóm một phiếu học tập (xem phụ lục).
+ Chữa bài theo từng nhóm và giải đáp thắc mắc cho HS.
+ Yêu cầu đọc mục “Bạn cần biết” trang 19 SGK.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: HS xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành các nhóm, yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6,7 trang 19 SGK và trả lời câu hỏi:
 . Chỉ và nói nội dung từng hình.
 . Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì?
- Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
Hoạt động 3: Trò chơi “Tập làm diễn giả”
* Mục tiêu: Giúp HS hệ thống lại những kiến thức đã học về những việc nên làm ở tuổi dậy thì.
* Cách tiến hành: 
 - Yêu cầu 3 HS xung phong trình bày diễn cảm một số thông tin có liên quan đến bài học và phát phiếu ghi rõ nội dung cần chuẩn bị: người dẫn chương trình, bạn “khử mùi”, cô “trứng cá”, bạn “nụ cười”, bạn “dinh dưỡng”, bạn “ vận động viên”.
- Tuyên dương và nêu câu hỏi: Các em đã rút ra được bài học gì qua phần trình bày của các bạn?
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết.
- Các em cần giữ vệ sinh để cơ thể được thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá”.
- Sưu tầm tranh ảnh, sách báo nói về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
3-5p
23-25p
5p
5p
15p
3-5p

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
- Lắng nghe và chú ý.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS quan sát.
- Các nhóm hoàn thành phiếu học tập
 - Nêu thắc mắc để được giải đáp.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS xung phong trình bày, các bạn khác theo dõi.
- Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- HS lắng nghe.
- HS sưu tầm
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 3
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 6: THỰC HÀNH: NÓI "KHÔNG!" ĐỐI VỚI CÁC CHẤT GÂY NGHIỆN, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 1/3/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết yêu thương bản thân và mọi người, tránh xa các tệ nạn xã hội.
- Chăm chỉ: Học tập chăm ngoan. 
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nêu được một số tác hại của ma tuý; thuốc lá; rượu, bia.
- Từ chối sử dụng rượu, bia; thuốc lá; ma tuý.
* GDKNS:
- Kĩ năng phân tích và xử lí thông tin một cách hệ thống từ các tư liệu của SGK, của GV cung cấp về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng tổng hợp, tư duy hệ thống thông tin về tác hại của chất gây nghiện.
- Kĩ năng giao tiếp, ứng xử và kiên quyết từ chối sử dụng các chất gây nghiện.
- Kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ khi rơi vào hoàn cảnh bị đe dọa phải sử dụng các chất gây nghiện.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu học tập.
- HS: SGK, tập, viết, bảng nhóm, phấn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu những việc nên làm để bảo vệ cơ thể ở tuổi dậy thì.
 + Ở tuổ... Khai thác vốn hiểu biết của HS về tên một số thuốc và trường hợp cần sử dụng thuốc đó.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu từng cặp thảo luận câu hỏi: Bạn đã dùng thuốc bao giờ chưa và dùng trong trường hợp nào?
- Yêu cầu từng cặp hỏi và trả lời trước lớp.
- Giảng: Khi bị bệnh, chúng ta cần dùng thuốc để chửa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không đúng có thể làm bệnh nặng hơn, thậm chí gây chết người.
Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập
* Mục tiêu: Giúp HS:
 + Xác định được khi nào nên dùng thuốc.
 + Nêu được những điểm cần chú ýkhi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
 + Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách, không đúng liều lượng.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu làm bài tập trang 24 SGK và chỉ định HS nêu kết quả.
- Nhận xét, kết luận và yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 25 SGK.
Hoạt động 3: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS không chỉ biết cách sử dụng thuốc an toàn mà còn biết tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu lớp trưởng làm quản trò, chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn làm trọng tài để quan sát xem nhóm nào giơ nhanh và đúng. 
- Yêu cầu quản trò đọc lần lượt từng câu hỏi trang 25, nhóm thảo luận, giơ thẻ từ đã chọn. 
- Trọng tài quan sát, đề nghị tuyên dương nhóm có kết quả nhanh và đúng.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết.
- Yêu cầu giới thiệu vỏ thuốc đã sưu tầm được và đọc bản hướng dẫn sử dụng thuốc đó.
- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 
- Chuẩn bị bài Phòng bệnh sốt rét.
3-5p
23-25p
7p
9p
9p
3-5p
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
- Thảo luận cùng bạn ngồi cạnh.
- Từng cặp được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện và nêu kết quả.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Tiến hành chia nhóm và cử bạn làm trọng tài.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Tuyên dươmg nhóm thắng cuộc.
- Vài học sinh đọc.
- HS đọc.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 4+5
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 8, 9
 PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH LÂY TRUYỀN DO MUỖI ĐỐT, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 8/3/2022 và 14/3/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não.
* GDKNS:
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin để biết những dấu hiệu, tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt rét.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm tiêu diệt tác nhân gây bệnh và phòng tránh bệnh sốt rét.
- Kĩ năng xử lí và tổng hợp thông tin về tác nhân và con đường lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm giữ vệ sinh môi trường xung quanh nhà ở.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: phiếu học tập, SGK.
- HS: SGK, tập, viết, bút lông, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
THỜI GIAN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ và nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát.
- Nêu câu hỏi:
- Nêu câu hỏi:
 + Khi dùng thuốc và khi mua thuốc cần chú ý điều gì?
 + Sử dụng thuốc không đúng có hại như thế nào?
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Các em đã nghe nói về bệnh sốt rét chưa? Hãy nêu những gì em biết về bệnh này. Bài Phòng bệnh sốt rét sẽ giúp các em hiểu và phòng tránh bệnh sốt rét.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
*Mục tiêu: 
 - HS nhận biết được một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
- HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK, đồng thời trả lời câu hỏi:
 1) Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét. 
 2) Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào? 
 3) Tác nhân gây ra bệnh sốt rét là gì?
 4) Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào? 
- Cho nhóm trình bày.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS:
- Biết làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
- Biết tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằng cách ngủ màn (đặc biệt là màn được tẩm chất phòng muỗi), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối. 
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
* Cách tiến hành:
 - Chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu hoàn thành phiếu học tập :
PHIẾU HỌC TẬP
 1) Muỗi a-nô-phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ n... chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	 
- Biết cách phòng tránh bệnh viêm gan A.
* GDKNS:
- Kĩ năng phân tích, đối chiếu các thông tin về bện viêm gan A.
- Kĩ năng tự bảo vệ và đảm nhận trách nhiệm thực hiện vệ sinh ăn uống để phòng bệnh viêm gan A.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu họ tập.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho học sinh hát.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt huyết, sốt rét và viêm não.
 + Nêu cách phòng bệnh sốt huyết, sốt rét, viêm não.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Bệnh viêm gan A là bệnh được lây truyền qua đường tiêu hoá. Bài Phòng bệnh viêm gan A sẽ giúp các em có ý thức thực hiện phòng bệnhviêm gan A.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
* Cách tiến hành:
- Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu đọc lời thoại các nhân vật trong hình 1 trang 32 SGK
- Các câu hỏi gợi mở:
 . Nêu một số dấu hiệu của bệnh viêm gan A.
 . Tác nhân gây ra bệnh viêm gan A là gì?
 . Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào?
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
* Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nêu được cách phòng bệnh viêm gan A.
- Có ý thức thực hiện phòng tránh bệnh viêm gan A.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu quan sát hình 2, 3, 4, 5 trang 33 SGK và thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”.
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, chốt lại ý đúng.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục “Bạn cần biết” trang 33 SGK.
- GD: Biết được tác nhân, đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm gan A, các em sẽ tự mình bảo vệ bản thân phòng tránh bệnh viêm gan A.
- Chuẩn bị bài Phòng tránh nhiễm HIV/AIDS
3-5p
23-25p
10p
15p
3-5p
- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
- Chai làm 4 nhóm.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động và trả lời câu hỏi.
- Một hai nhóm trình bày các nhóm còn lại bổ sung.
- Nhận xét, bổ sung.
- Quan sát và thảo luận nhóm theo kĩ thuật “Khăn trải bàn”. Đại diện nhóm trình bày.
- HS thảo luận, mỗi cá nhân gi vào khăn trải bàn.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Tiếp nối nhau đọc to.
- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 6
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 11: PHÒNG TRÁNH HIV/AIDS. THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/ADIS, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 21/3/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	 
- Biết nguyên nhân và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
- Xác định hành vi tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV/AIDS.
- Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV/AIDS và gia đình của họ. 
* GDKNS:
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin, trình bày hiểu biết về bệnh HIV/AIDS và cách phòng tránh bệnh HIV/AIDS.
- Kĩ năng hợp tác giữa các thành viên trong nhóm để tổ chức, hoàn thành công việc liên quan đến triển lãm.
- Kĩ năng xác định giá trị bản thân, tự tin và có ứng xử, giao tiếp phù hợp với người bị nhiễm HIV/AIDS.
- Kĩ năng thể hiện cảm thông, chia sẻ, tránh phân biệt kì thị với người nhiễm HIV.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, thông tin và hình trang 35 SGK, bộ phiếu hỏi-đáp có nội dung như trang 34 SGK.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh viêm gan A.
 + Nêu cách phòng bệnh viêm gan A.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Theo báo Thanh niên, đối tượng bệnh nhân nhiễm HIV đang tiếp tục trẻ hoá với gần 2/3 thanh thiếu niên tuổi từ 20-29. Để phòng tránh HIV/AIDS chúng ta phải làm gì? Bài học h...uen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại.
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân có thể bị xâm hại.
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại.
* GDKNS:
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng sự giúp đỡ nếu bị xâm hại.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, một số tình huống ghi giấy A0.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + HIV có lây truyền qua tiếp xúc thông thường không?
 + Đối với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ, chúng ta phải có thái độ như thế nào?
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Trong cuộc sống đôi khi chúng ta gặp những tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại. Bài Phòng tránh bị xâm hại sẽ giúp các em ứng phó với một số tình huống đó.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động khám phá.
Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: HS nêu được một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại và những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu quan sát hình 1, 2, 3 trang 38 SGK và trao đổi nội dung từng hình, đồng thời thảo luận câu hỏi:
 . Nêu một số tình huống có thể dẫn đến nguy cơ bị xâm hại.
 . Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
 + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận.
 + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết đầu trang 39 SGK.
Hoạt động 2: Đóng vai “Ứng phó với nguy cơ bị xâm hại”
- Mục tiêu: Giúp HS: 
 + Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại.
 + Nêu được quy tắc an toàn cá nhân.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm bốc thăm một tình huống để tập cách ứng xử:
 . Tình huống 1: Khi có người lạ tặng quà.
 . Tình huống 2: Khi có người lạ muốn vào nhà.
 . Tình huống 3: Khi có người trêu ghẹo hoặc có hành động gây bối rối, khó chịu đối với bản thân.
 + Yêu cầu từng nhóm trình bày cách ứng xử tình huống đã bốc thăm.
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời câu hỏi: Trong trường hợp bị xâm hại, chúng ta phải làm gì?
 + Nhận xét, kết luận: Trong trường hợp bị xâm hại, tuỳ trường hợp cụ thể các em cần lựa chọn cách ứng xử phù hợp.
Hoạt động 3: Vẽ bàn tay tin cậy
- Mục tiêu: HS liệt kê được danh sách những người có thể tin cậy, chia sẻ, tâm sự, nhờ giúp đỡ khi bản thân bị xâm hại.
- Cách tiến hành:
 + Hướng dẫn HS vẽ bàn tay của mình với các ngón tay xoè ra. Trên mỗi ngón tay ghi tên một người mình tin cậy.
 + Yêu cầu trao đổi theo cặp và một vài HS nói về “bàn tay tin cậy” của mình trước lớp.
- Nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc toàn bộ mục Bạn cần biết trang 39 SGK.
- Biết được các tình huống và các điểm cần chú ý để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại, các em có thể tự bảo vệ cho mình.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Nhóm trưởng diều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Tiếp nối nhau đọc to.
+ Đại diện nhóm bốc thăm chọn tình huống, nhóm phân công đóng vai.
+ Từng nhóm trình bày, lớp theo dõi.
+ Tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Vẽ theo hướng dẫn.
+ Trao đổi với bạn ngồi cạnh, HS được chỉ định trình bày trước lớp.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 7
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 13: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 28/3/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Nhân ái: Biết bảo vệ bản thân và mọi người xung quanh.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập. Biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ theo sự hướng dẫn của thầy cô. 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
Nêu được một số việc nên làm và không nên làm để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.
* GDKNS:
- Kĩ năng phân tích, phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến tai nạn.
- Kĩ năng cam kết thực hiện đúng luật giao thông để phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
II. ĐỒ... xét, tuyên dương.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Nhắc lại một số nội dung đã học.
- Nhận xét tiết học.
- Nói cho mọi người nghe điều đã học.
- Chuẩn bị bài Tre, mây, song.

- Hát vui.	
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Tham khảo SGK, làm bài tập.
+ HS được chỉ định chữa bài.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Chú ý.
+ Đại diện nhóm bốc thăm, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
+ Đại diện nhóm treo sản phẩm và trình bày.
+ Nhận xét, bình chọn.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
+ Trưng bày sản phẩm.
+ Nhận xét, bình chọn.
- Nhắc lại.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
CHỦ ĐỀ : VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA MỘT SỐ VẬT LIỆU THƯỜNG DÙNG
----------
Bài 15: TRE, MÂY, SONG, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 4/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Kể được tên một số đồ dùng làm từ tre, mây, song.
- Nhận biết một số đặc điểm của tre, mây, song.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng làm từ tre, mây, song và cách bảo quản chúng.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Thông tin và hình trang 46-47 SGK, phiếu học tập, một số tranh ảnh hoặc đồ dùng thật được làm từ tre, mây, song.
- HS: SGK, chuẩn bị vài vật bằng tre ở nhà có.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại.
 + Để hạn chế tai nạn giao thông, chúng ta cần phải làm gì?
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Tre, mây, song là những vật liệu phổ biến, thông dụng ở nước ta. Những đồ dùng bằng tre, mây, song có mặt hầu hết trong các gia đình của làng quê Việt Nam. Bài Tre, mây, song sẽ giúp các em cách bảo quản những đồ dùng từ tre, mây, song có trong gia đình.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động khám phá
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Mục tiêu: HS lập được bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre; mây, song.
- Cách tiến hành: 
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu tham khảo các thông tin trong SGK và hoàn thành phiếu học tập sau: 
PHIẾU HỌC TẬP

Tre
Mây, song
Đặc điểm


Công dụng


+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
+ GV nhận xét.
Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: 
 + HS nhận ra được một số đồ dùng hằng ngày làm bằng tre, mây, song.
 + HS nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song được sử dụng trong gia đình.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu quan sát hình 4, 5, 6, 7 trang 47 SGK và hoàn thành phiếu học tập sau:
Hình
Tên sản phẩm
Tên vật liệu



 + Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả.
 + Yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 . Kể tên một số đồ dùng làm bằng tre, mây, song mà bạn biết.
 . Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn.
 - Nhận xét, kết luận.
 - GV GDHS: Những đồ dùng làm từ tre; mây, song không những bị ẩm mốc mà còn dễ bị mối mọt ăn nên chúng ta cần bảo quản tốt.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Kể tên một số vật dụng làm bằng tre, song, mây ở nhà của em.
- Bảo quản tốt các đồ dùng làm từ tre, mây, song có trong gia đình.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Sắt, gang, thép. 

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động và hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Nhóm trưởng quan sát nhóm hoạt động và hoàn thành phiếu học tập.
+ Đại diện nhóm trình bày kết quả.
+ Thảo luận và tiếp nối nhau trả lời
- Nhận xét, bổ sung.
- HS kể.
- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 8
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 16: SẮT, GANG, THÉP, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 5/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nhận biết một số tính chất của sắt, gang, thép.
- Nêu được một số ứng dụng trong sản xuất và đời sống của sắt, gang, thép.
- Quan sát, nhận biết một số đồ dùng l...ả.
 + Nhận xét, kết luận: Nhôm là kim loại. Khi sử dụng các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm cần lưu ý không nên đựng những thức ăn có vị chua lâu, vì nhôm dễ bị a-xít ăn mòn.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 53 SGK.
- Nhôm rẻ, bền nên được sử dụng rộng rãi. Khi sử dụng các đồ dùng bằng nhôm, các em nên bảo quản tốt.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Đá vôi.

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động và ghi kết quả vào bảng nhóm.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Nhận xét và tiếp nối nhau đọc to.
+ Thảo luận nhóm theo kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tham khảo SGK và hoàn thành phiếu học tập.
+ HS được chỉ định trình bày.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 9
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 18: ĐÁ VÔI, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 12/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nêu được một số tính chất và công dụng của đá vôi.
- Quan sát, nhận biết đá vôi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, Hình trang 54-55, đá vôi, đá cuội, giấm chua.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT DỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu tính chất và nguồn gốc của nhôm.
 + Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng nhôm có trong gia đình.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Nước ta có nhiều vùng núi đá vôi với những hang động nổi tiếng không chỉ đẹp mà còn mang lại lợi ích cho đất nước. Bài Đá vôi sẽ giúp các em biết được ích lợi của đá vôi.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động khám phá.
Hoạt động 1: Làm việc với thông tin và tranh ảnh sưu tầm được
- Mục tiêu: HS kể được tên một số vùng núi đá vôi cùng hang động của cúng và nêu được ích lợi của đá vôi.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu dán tranh ảnh, ghi tên vùng núi đá vôi và ích lợi của đá vôi đã sưu tầm được vào giấy khổ to.
 + Yêu cầu treo sản phẩm lên bảng và trình bày.
 Hoạt động 2: Làm thí nghiệm
- Mục tiêu: HS biết làm thí nghiệm hoặc quan sát hình để phát hiện ra tính chất của đá vôi.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu đọc mục Thực hành và hoàn thành bảng sau:
Thí nghiẹm
Mô tả hiện tượng
Kết luận
1) Cọ xát một hòn đá vôi vào một hòn đá cuội


2) Nhỏ vài giọt giấm lên hòn đá vôi và một hòn đá cuội


 + Yêu cầu các nhóm báo cáo và giải thích thí nghiệm của nhóm mình.
+ Nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 55 SGK.
- Yêu cầu trả lời câu hỏi:
+ Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
+ Đá vôi có thể dùng để làm gì?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Gốm xây dựng: gạch, ngói.

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Thảo luận nhóm theo kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Tham khảo mục thực hành, nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm và giải thích.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- HS trả lời. HS khác nhận xét.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 10
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 19: GỐM XÂY DỰNG: GẠCH, NGÓI - XI MĂNG, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 18/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nhận biết một số tính chất của gạch, ngói.
- Kể tên một số loại gạch, ngói và công dụng của chúng.
- Quan sát, nhận biết một số vật liệu xây dựng: gạch, ngói.
- Nhận biết một số tính chất của xi măng.
- Nêu được một số cách bảo quản xi măng.
- Quan sát, nhận biết xi măng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, Hình trang 56-57, 58-59, một vài viên gạch, ngói khô; chậu nước.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT...ính chất đặc trưng của cao su.
- Cách tiến hành:
+ Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thực hành:
 . Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà hoặc vào tường, bạn có nhận xét gì?
 . Kéo căng sợi dây thun rồi buông tay ra, bạn có nhận xét gì?
 . Từ những nhận xét trên, bạn hãy rút ra tính chất của cao su.
+ Các nhóm thảo luận.
- Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: Giúp HS:
 + Kể tên được các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 + Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
- Cách tiến hành:
 + Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 63 SGK và trả lời câu hỏi:
 . Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
 . Ngoài tính đàn hồi, cao su còn có tính chất gì?
 . Cao su thường được sử dụng để làm gì?
 . Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su mà bạn biết.
 - Nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc lại mục Bạn cần biết.
- Ở nhiệt độ quá cao, cao su sẽ bị chảy; ở nhiệt độ quá thấp, cao su sẽ bị giòn và cứng đồng thời cao su sẽ bị biến dạng khi hoá chất dính vào.
- Nhận xét tiết học.

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Các nhóm thực hành và ghi kết quả của nhóm.
+ Các nhóm thảo luận.
+ Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, bổ sung.
+ Thảo luận nhóm theo kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 + Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Tiếp nối nhau đọc to.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 11
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 21: SỢI TƠ, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 25/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm.
- Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, hình và thông tin trang 66 SGK, sản phẩm được dệt bằng tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, bật lửa, phiếu học tập.
- HS: SGK, tập, viết.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Nêu câu hỏi:
 + Nêu tính chất và công dụng của chất dẻo.
 + Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. Bài Tơ sợi sẽ giúp các em có những hiểu biết về nguồn gốc, tính chất và công dụng của một số loại tơ sợi.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động khám phá
* Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- Mục tiêu: HS kể tên được một số loại tơ sợi.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu quan sát hình và trả lời các câu hỏi trang 66-67 SGK.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 - Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: HS Làm thực hành để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu làm thực hành theo chỉ dẫn mục Thực hành trang 67 SGK.
 + Yêu cầu báo cáo kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ.
- Cách tiến hành:
 + Yêu cầu đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK và hoàn thàh phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1) Tơ sợi tự nhiên:
- Sợi bông
- Tơ tằm

2) Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lô
g

 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, sửa chữa.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Biết được đặc điểm các loại tơ sợi, các em có thể chọn cho mình những loại vải thích hợp để may quần áo.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài Ôn tập và kiểm tra học kì I. 

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động theo yêu cầu.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Thảo luận nhóm theo kỹ thuật “Khăn trải bàn”. Đại diện nhóm trình bày kết quả.
 - Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Đọc thông tin và hoàn thành phiếu học tập.
+ HS được chỉ định trình bày.
+ Nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 11
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 22: KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 26/4/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1...khác nhận xét, bổ sung.
+ Chia nhóm theo yêu cầu.
+ Nhóm trưởng điều khiển nhóm hoạt động.
+ Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Lắng nghe.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
TUẦN 12
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
MÔN KHOA HỌC - LỚP 5
Bài 24: HỖN HỢP - DUNG DỊCH, (1 tiết)
Thời gian thực hiện ngày 3/5/2022
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Góp phần hình thành cho học sinh:
1. Phẩm chất:
- Chăm học: Có ý thức học tập chăm chỉ.
- Trách nhiệm: Có ý thức tự giác trong học tập, trong các hoạt động học tập.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Tích cực tham gia học tập, biết xử lý các tình huống và liên hệ bản thân.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Qua bài học biết áp dụng kiến thức vào thực tiễn.
b. Năng lực đặc thù:	
- Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp.
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp.
- Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp).
- Kĩ năng lựa chọn phương án thích hợp.
- Kĩ năng bình luận đánh giá về các phương án đã thực hiện.
- Nêu được một số ví dụ về dung dịch.
- Biết tách các chất ra khỏi một số dung dịch bằng cách chưng cất.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK, phiếu học tập, muối, bột ngọt, hạt tiêu xây, cát, nước, dầu ăn, chén, muỗng, li.
- HS: SGK, tập, viết, chén, li, muỗng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Hoạt động Khởi động
* Mục tiêu: Tạo không khí thoải mái trước khi học, ôn lại kiến thức bài cũ, nắm tên bài học.
* Cách tiến hành:
- Cho HS hát vui.
- Yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:
 + Các chất tồn tại ở những thể nào? Ví dụ.
 + Ở điều kiện nào thì chất có thể biến đổi từ thể này sang thể khác? Sự biến đổi đó gọi là gì?
- Nhận xét.
- Giới thiệu: Bài Hỗn hợp - Dung dịch sẽ giúp các em tạo ra một số hỗn hợp phục vụ cho cuộc sống.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hoạt động khám phá
* Hoạt động 1: Thực hành “Tạo một hỗn hợp gia vị”
- Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một hỗn hợp.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tạo một hỗn hợp gia vị gồm muối, bột ngọt, hạt tiêu xây và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra hỗn hợp 
Tên hỗn hợp và đặc điểm của hỗn hợp.
1. Muối : -------------

2.Bột ngọt:-----------
3.Tiêu xây:----------
 + Thảo luận câu hỏi:
 . Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần có những chất nào?
 . Hỗn hợp là gì?
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
- Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 2: Thảo luận
- Mục tiêu: HS kể được tên một số hỗn hợp.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận và trả lời các câu hỏi:
 . Theo bạn, không khí là một chất hay một hỗn hợp?
 . Kể tên một số hỗn hợp khác mà em biết.
 + Nhận xét, kết luận.
* Hoạt động 3: Trò chơi “Tách các chất ra khỏi hỗn hợp”
- Mục tiêu: HS biết được các phương pháp tách riêng các chất trong một số hỗn hợp.
- Cách tiến hành:
+ Chuẩn bị: Bảng con, phấn viết.
+ Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu thảo luận, ghi đáp án vào bảng con rồi lắc trống sau khi nghe đọc câu hỏi xong. 
+ Lần lượt đọc từng câu hỏi.
+ Nhận xét, tuyên dương nhóm trả lời nhanh và đúng theo đáp án sau: Hình 1: Làm lắng; Hình 2: Sảy; Hình 3: Lọc
* Hoạt động 4: Thực hành: “Tạo ra một dung dịch”
- Mục tiêu: HS biết cách tạo ra một dung dịch và kể tên một số dung dịch.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm tạo một dung dịch gồm muối, nước và ghi theo mẫu sau:
Tên và đặc điểm của từng chất tạo ra dung dịch
Tên dung dịch và đặc điểm của dung dịch.
1. ---------------------

2.---------------------
 + Thảo luận câu hỏi:
 . Để tạo ra dung dịch cần có những điều kiện gì?
 . Dung dịch là gì?
 . Kể tên một số dung dịch mà em biết.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận: Hai chất trở lên trộn lẫn với nhau gọi là dung dịch, trong đó phải có 1 chất lỏng và chất kia phải hoà tan trong chất lỏng đó.
* Hoạt động 5: Thực hành
- Mục tiêu: HS nêu được cách tách các chất trong dung dịch.
- Cách tiến hành:
 + Chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu tham khảo mục Hướng dẫn thực hành trang 77 SGK và thực hiện các ý sau: 
 . Dự đoán kết quả thí nghiệm theo câu hỏi trong SGK.
 . Thực hành thí nghiệm.
 . So sánh với kết quả dự đoán ban đầu sau khi nếm thử.
 + Yêu cầu trình bày kết quả.
 + Nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động Củng cố
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố khắc sâu kiến thức bài học.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu đọc mục Bạn cần biết trang 76, 77 SGK.
- Tổ chức trò chơi “Đố bạn”
 + Yêu cầu trả lời sau khi nêu lần lượt từng câu đố:
 a) Để sản xuất ra nước cất dùng trong y tế người ta sử dụng phương pháp nào?
 b) Để sản xuất muối từ nước biển người ta đã làm cách nào?
 + Đáp án: a) Chưng cất; b) Phơi.
- Nhận xét tiết học. Dặn về nhà chép bài.

- Hát vui.
- HS được chỉ định trả lời câu hỏi. HS khác nhận xét.
- Nhắc tựa bài và ghi vào vở.
+ Chia nhóm theo yêu cầu, nhóm trưởng điều khiển nhóm tạo hỗn hợp cho vừa khẩu vị của nhóm và ghi nhận xét để báo cáo.
+ Nhóm thảo luận.
+ Đại diện nhóm trình bày.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ Thảo luận nhóm theo 

File đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_khoa_hoc_5_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_ho.doc