Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
1 - Kiến thức:
- Học sinh nắm được tình hình giao thông ở nước ta hiện nay nói chung và ở địa phương nói riêng.
- Nguyên nhân, giải pháp khắc phục.
2 - Kĩ năng:
- HS có ý thức tìm hiểu và nắm vững luật ATGT.
3 - Thái độ:
- HS chấp hành tốt luật ATGT đường bộ và biết lên án những hành vi không có ý thức thực hiện luật ATGT.
- HS biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt luật ATGT.
- Năng lực hướng tới:
+ Năng lực nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
+ Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân khi tham gia giao thông.
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD Lớp 9 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Châu Sơn
Ngày soạn: 5/9/2022 Ngày dạy: 7/9/2022 CHUYÊN ĐỀ: GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG I. Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần nắm được: 1 - Kiến thức: - Học sinh nắm được tình hình giao thông ở nước ta hiện nay nói chung và ở địa phương nói riêng. - Nguyên nhân, giải pháp khắc phục. 2 - Kĩ năng: - HS có ý thức tìm hiểu và nắm vững luật ATGT. 3 - Thái độ: - HS chấp hành tốt luật ATGT đường bộ và biết lên án những hành vi không có ý thức thực hiện luật ATGT. - HS biết nhắc nhở mọi người cùng thực hiện tốt luật ATGT. - Năng lực hướng tới: + Năng lực nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. + Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân khi tham gia giao thông. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Nêu và giải quyết vấn đề. - Thảo luận nhóm, đàm thoại, liên hệ bản thân. III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - Máy tính, Tài liệu về ATGT. IV. Tiến trình dạy học: 1. Hoạt động khởi động - GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh về tình hình giao thông ở nước ta -> Hiện nay tai nạn giao thông đang là nỗi lo của toàn xã hội. Vậy nguyên nhân do đâu mà dẫn đến tai nạn giao thông và làm thế nào để hạn chế được tai nạn giao thông. Đó cũng là nội dung của tiết học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV-HS Nội dung * Hoạt động1: Tìm hiểu tình hình trật tự giao thông ở nước ta hiện nay. - GV nêu tầm quan trọng của hệ thống giao thông. - Em hãy nêu đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta? - Tình hình tai nạn giao thông ở nước ta hiện nay như thế nào? GV lấy VD về một số vụ TNGT: Có nhiều vụ TNGT xảy ra rất nghiêm trọng làm nhiều người chết và nhiều người bị thương như: - Ngày 2/1/2019: xe cotainer ở Long An hất văng gần 20 xe máy đang đứng chờ đèn đỏ: hậu quả 13 chết và 18 người bị thương. - Ngày 6/1/2019 ô tô nhãn hiệu Ford loại 5 chỗ ngồi đã mất lái va chạm với ô tô taxi đang lưu thông cùng chiều, rồi tiếp tục va chạm với 3 xe máy khác khiến 2 người chết và một số người bị thương. Gần đây nhất là ngảy 23/7/2019 ở huyện Kim Thành- Hải Dương chỉ trong một buổi sáng xảy ra 3 vụ tai nạn liên tiếp cướp đi sinh mạng của 5 người dân. + Vụ thứ nhất xảy ra lúc 4g10 phút xe ô tô 16 chỗ tông vào người dắt xe đạp qua đường làm nạn nhân tử vong. + Vụ thứ 2 xảy ra lúc 5g30 phút xe tải cotainer tông vào xe tải đang qua đường làm tài xế tử vong. + Vụ thứ 3 xảy ra vào hồi 6g5 phút xe tải tông vào giải phân cách và 7 người trên 4 xe máy đang chờ sang đường làm 5 người chết và 2 người bị thương. Trong số 7 nạn nhân tử vong có 5 người trú tại 2 thôn ở cùng một xã tỉnh Hải Dương. - Em có nhận xét gì về tình hình giao thông ở địa phương mình? - Tai nạn giao thông gây ra những hậu quả như thế nào cho gia đình và xã hội? *Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân gây ra hậu quả TNGT. - Em hãy nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông? - Em hãy chỉ ra một số lỗi mà người tham gia giao thông mắc phải? (Lạng lách, đánh võng, chở hàng cồng kềnh, uống rượu bia khi tham gia giao thông, không đội mũ bảo hiểm, đi không đúng làn đường) * Hoạt động 3: : Biện pháp thực hiện. - Vậy chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn trật tự TNGT? I- Tình hình trật tự an toàn giao thông ở nước ta. 1. Tầm quan trọng của hệ thống giao thông: - Giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, là điều kiện quan trọng để nâng cao đời sống của mọi người. Giao thông vận tải có quan hệ chặt chẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. Đặc điểm của hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta. - Mạng lưới đường bộ của nước ta hiện nay có tổng chiều dài là 111.489 km, được chia thành 6 hệ thống: quốc lộ (nối các vùng, các tỉnh, đến các cửa khẩu TQ, Lào, Cămpuchia: 14.651km; tỉnh lộ (nối các huyện trong tỉnh): 16.363km; huyện lộ (nối các xã trong huyện: 24.624km + Chất lượng: phần lớn là hẹp và xấu, chưa được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn kĩ thuật. + Phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều trong khi đó đường xá không tăng kịp. Vì vậy giao thông ngày càng khó khăn. 3. Tình hình tai nạn giao thông: - Tai nạn giao thông trong những năm gần đây ngày càng gia tăng trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm TNGT làm chết và bị thương hàng vạn người và thiệt hại hàng tỷ đồng. Thống kê TNGT trong 3 năm trở lại đây: + Cụ thể: - Năm 2018 tình hình TNGT toàn quốc xảy ra 18.700 vụ TNGT, trong đó có 8200 người chết và khoảng 14.800 người bị thương. - Năm 2019 số vụ TNGT: Trên địa bàn cả nước xảy ra 17.626 vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết, 13.624 người bị thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Số vụ tai nạn giao thông năm nay giảm 5,1% so với năm trước - Trong 6 tháng đầu năm 2021: Tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2021 (tính từ ngày 15/12/2020 đến 14/6/2021): Toàn quốc xảy ra 6.790 vụ tai nạn giao thông, làm chết 3.242 người, bị thương 4.939 ...o các công việc chung. + Biểu hiện thiếu của chí công vô tư: Ích kỉ tham lam; vụ lợi, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân, đối xử thiên lệch, trù dập người ngay thẳng khi họ dám nói lên sự thật. - VD về lối sống chí công vô tư mà em gặp trong đời sống hàng ngày? (Làm giàu bằng sức lao động chính đáng của mình. - Dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo; Hiến đất XD trường học GV: Có những người khi nói thì có vẻ chí công vô tư, song hành động và việc làm lại thể hiện tính ích kỉ, tham lam, đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, cộng đồng...-> đó là những kẻ đạo đức giả. - Chí công vô tư có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? - Để có p/chất Chí công vô tư ta cần rèn luyện như thế nào? - Trong cuộc sống hàng ngày em đã thể hiện chí công vô tư chưa? (+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể; không bao che việc làm sai trái cho bạn; bảo vệ lẽ phải I- Đặt vấn đề. 1 – Tô Hiến Thành một tấm gương về chí công vô tư. - Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ Tô Hiến Thành rất chu đáo. - Trần Trung Tá mải việc chống giặc nơi biên cương. + Tô Hiến Thành dùng người là hoàn toàn căn cứ vào việc : ai là người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước (không vì nể tình thân mà tiến cử người không phù hợp). -> Công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải và xuất phát từ lợi ích chung. 2- Điều mong muốn của Bác Hồ. - Tổ quốc được giải phóng nhân dân được hạnh phúc ấm no. - Mục đích: làm cho ích quốc lợi dân. - Nhân dân ta vô cùng kính trọng, tin yêu và khâm phục Bác. -> Biểu hiện tiêu biểu của phẩm chất chí công vô tư. II - Nội dung bài học: 1- Chí công vô tư là gì? - Là phẩm chất đạo đức của con người - Thể hiện: ở sự công bằng, không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung. 2.Ý nghĩa: - Đem lại lợi ích cho tập thể, xã hội, - Góp phần làm cho đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh. 3. Cách rèn luyện: - Ủng hộ, quý trọng người có đức tính chí công vô tư. - Phê phán hành động trái chí công vô tư. 3. Hoạt động Luyện tập Hoạt động của GV – HS Nội dung - GV cho HS thực hiện bài tập theo nhóm. - HS làm bài -> đại diện nhóm trả lời. -> HS nhận xét, bổ sung. - GV kết luận, cho điểm. Bài tập 1: (T5) - Chí công vô tư : d,e Vì Lan và bà Nga đều giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung. - Những hành vi a,b,c,đ Thể hiện phẩm chất không chí công vô tư vì đều xuất phát từ lợi cá nhân hay do tình cảm riêng tư chi phối mà giải quyết công việc một cách thiên lệch không công bằng. Bài tập 2: (T5,6) - Tán thành: d,đ - Không tán thành: a,b,c + Quan điểm (a): Vì chí công vô tư là phẩm chất đạo đức tốt đẹp và cần thiết đối với tất cả mọi người chứ không phải chỉ với người có chức, có quyền. + Quan điểm (b): Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng xã hội. Mọi người dều chí công vô tư thì đất nước sẽ giàu mạnh, xã hội sẽ tốt đẹp, công bằng, cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. + Quan điểm (c): Phẩm chất chí công vô tư phải được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ thông qua lời nói và việc làm hàng ngày, trong quan hệ đối xử với mọi người xung quanh (trong gia đình, ở nhà trường và ngoài xã hội...) - Bài tập 3: (T6) a. Phản đối b. Tán thành c. Ủng hộ bạn Trang 4. Hoạt động vận dụng: GV đưa ra tình huống lồng ghép giáo dục môi trường: Ông Minh là tổ trưởng dân phố, nhưng vợ ông lại buôn bán lấn chiếm mặt đường và thường xuyên đổ nước thải ra đường. Ông Minh vẫn làm lơ trước những việc làm của vợ mình. Em nghĩ ntn về việc làm của vợ chồng ông Minh? Từ tình huống trên cho HS trả lời + Vợ ông Minh buôn bán lấn chiếm mặt đường là vi phạm luật an toàn giao thông. + Việc bà Minh đổ nước thải ra đường dễ gây ra tai nạn giao thông và làm ô nhiễm môi trường. + Ông Minh làm ngơ trước việc làm sai trái của vợ chúng tỏ ông là người thiếu đức tính chí công vô tư. * Tìm những câu ca dao, tục ngữ , danh ngôn nói về phẩm chất Chí công vô tư. + Nhất bên trọng, nhất bên khinh. + Ai ơi giữ chí cho bền Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai + Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu. * HDVN: - Học thuộc nội dung bài học. Làm bài tập còn lại trong SGK - Tìm những tấm gương trong cuộc sống thể hiện đức tính Chí công vô tư. - Chuẩn bị trước bài 2: Tự chủ. + Chú ý: Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi. ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: 19/9/2022 Ngày dạy: 21/9/2022 Tiết 2: Bài 2 : TỰ CHỦ I. Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là tính tự chủ. - Nêu được biểu hiện của người có tính tự chủ. - Hiểu được vì sao con người cần phải biết tự chủ. 2 - Kĩ năng: - Có khả năng làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt. 3- Thái độ: - Có ý thức rèn luyện tính tự chủ. - Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân. II- P...in, suy nghĩ chín chắn. - Không đồng ý : c,đ vì người có tính tự chủ phải là người biết tự điều chỉnh suy nghĩ, hành động của mình cho phù hợp với những tình huống, hoàn cảnh khác nhau, không hành động một cách mù quáng hoặc theo ý thích cá nhân của mình nếu ý thích đó là không đúng, không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh hay chuẩn mực xã hội. Bài tập 3: - Việc làm của Hằng là thiếu tính tự chủ. - Lời khuyên : Cần phải có tính tự chủ trong mọi hoàn cảnh và tình huống. 4. Hoạt động Vận dụng: HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ nói về tính tự chủ. *HDVN: - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại trang 8 (SGK) - Chuẩn bị bài 3: “Dân chủ và kỉ luật”. + Chú ý: Đọc trước phần đặt vấn đề và trả lời các câu hỏi. -------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 26/9/2022 Ngày dạy: 28/9/2022 Tiết 3: Bài 3: DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức : - Hiểu được thế nào là dân chủ và kỉ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. - Tích hợp: GDQP. 2- Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể. 3- Thái độ: - Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể. * Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nhận thức, đánh giá và điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật; Năng lực tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Phương pháp kích thích tư duy. - Thảo luận nhóm, đóng vai, giải quyết tình huống. III- Chuẩn bị: GV: - SGK,SGV GDCD9, Soạn bài - Một số câu chuyện về dân chủ, kỉ luật HS: Đọc và tìm hiểu trước bài theo hướng dẫn của GV IV. Tiến trình dạy học: 1 . Mở đầu: * Giới thiệu bài: (Hoạt động khởi động) Đại hội chi đội lớp 9A đã diễn ra tốt đẹp. Tất cả các bạn đội viên của lớp đã tham gia xây dựng, bàn bạc về phương hướng phấn đấu của chi đội năm học mới. Đại hội cũng bầu ra được Ban chỉ huy chi đội gồm các bạn học tốt, ngoan ngoãn, có ý thức xây dựng tập thể để chi đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. GV: Em hãy cho biết vì sao đại hội Chi đội lớp 9A lại thành công như vậy? - HS: Tập thể lớp 9A phát huy tính dân chủ, các bạn đội viên có ý thức tham gia đầy đủ. -> GV: Để hiểu hơn về tính dân chủ và kỉ luật cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. * Giao nhiệm vụ học tập: HS cần nắm được nội dung thế nào là dân chủ, kỷ luật; mối quan hệ giữa dân chủ, kỷ luật; ý nghĩa và cách rèn luyện của bản thân. Thực hiện tốt phần luyện tập và vận dụng kiến thức. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: Hoạt động của GV – HS Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm VD thực tế khác thay thế và tự đọc tìm hiểu ĐVĐ. *Hoạt động2: Tìm hiểu nội dung bài học. - Thảo luận nhóm. - Qua việc tìm hiểu trên em hiểu thế nào là dân chủ? GV khuyến khích hs tự đọc phần khái niệm kỉ luật Lấy ví dụ về việc thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật và việc thực hiện chưa tốt dân chủ, kỉ luật? (HS lấy VD) - Dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Lồng ghép giáo dục QPAN: Ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay: GV: Dân chủ phải luôn đi liền với kỉ luật đặc biệt là trong đời sống xã hội hiện nay dân chủ mà tách rời kỉ luật sẽ dẫn đến dân chủ quá trớn. VD: Học sinh và giáo viên cùng nhau thảo luận, trò chuyện sôi nổi trong buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhưng có học sinh lại có những lời nói tự do, thiếu lễ phép, thiếu văn hóa. - Dân chủ, kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? - Là người học sinh em cần rèn luyện tính dân chủ, kỷ luật ntn? I- ĐẶT VẤN ĐỀ: HS tự đọc theo VD thực tế đã lấy II- NỘI DUNG BÀI HỌC: 1. Khái niệm - Dân chủ : Mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội. + Được tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện và giám sát những công việc chung của tập thể hoặc của xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. - Kỉ luật: Tự đọc SGK 2- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. Giữa dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ hai chiều: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. 3. Ý nghĩa: - Tạo sự ra thống nhất cao về nhận thức, ý chí, hành động, tạo cơ hội cho mọi người phát triển. - Xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp. - Nâng cao hiệu quả chất lượng lao động, tổ chức tốt các hoạt động xã hội. 4. Cách rèn luyện: - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đội. - Thực hiện tốt nội qui, qui định của nhà trường: đi học đúng giờ, trong lớp trật tự, chú ý nghe giảng, không gây gổ, xích mích với bạn bè - Thực hiện tốt luật an toàn giao thông: không đi xe đạp hành 3,4; không phóng nhanh vượt ẩu 3. Hoạt động luyện tập: HS đọc bài- trả lời câu hỏi GV nhận xét, bổ sung Bài tập: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây a- Học sinh còn nhỏ tuổi không cần dân chủ kỉ luật. b- Có dân chủ, kỉ luật xã hội mới ổn định, thố...oài người. II- NỘI DUNG BÀI HỌC 1- Khái niệm: + Hòa bình: Là tình trạng không có chiến tranh, hay xung đột vũ trang. - Là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, DT, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. + Bảo vệ hòa bình: là giữ cho cuộc sóng bình yên, không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang. * Ý nghĩa: - Đem lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc. 2- Trách nhiệm của chúng ta: - Toàn nhân loại cần ngăn chặn C/tr, bảo vệ hòa bình. Ý thức bảo vệ hòa bình lòng yêu hòa bình thể hiện ở mọi nơi, mọi lúc, trong các mqh và giao tiếp hàng ngày giữa con người với con người. - Dân tộc ta đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia vào sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình và công lý trên thế giới. -> XD mqh tôn trọng bình đẳng, thân thiện giữa con người với con người. - Thiết lập mối quan hệ hiểu biết, hữu nghị, hợp tác giữa các dân tộc và quốc gia trên thế giới. 3. Hoạt động luyện tập - Hs đọc bài tập và làm bài tập theo y/c. Bài tập 1: (T16) - Hành vi biểu hiện lòng yêu hòa bình: a,b,d, e, h, i. Bài tập 2: (T16) - Tàn thành ý kiến: a, c -> vì chỉ có hòa bình mới đem lại cho con người c/s bình yên, hạnh phúc. - Không tán thành ý kiến b vì: Nước nhỏ, nước nghèo nếu đoàn kết một lòng tất cả vì hòa bình, độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân thì đất nước ấy sẽ ngăn chặn được c/tr. Bài tập 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động vì hòa bình. Mẫu: - Tên hoạt động. - Thời gian, địa điểm. - Người tham gia. - Nội dung, h.thức hoạt động. - Công việc phải chuẩn bị. - Các bước tiến hành. 4. Hoạt động vận dụng: 1. Bản thân em và các bạn nên hay không nên làm việc gì sau đây? a- Đi bộ vì hòa bình. b- Vẽ tranh vì hòa bình. c- Viết thư cho bạn bè thế giới. d- Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam. e- Kêu gọi những người có lương tri hãy hành động vì trẻ em. 2. Vẽ tranh với chủ đề Bảo vệ hòa bình. * HDVN: - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại SGK - Tìm hiểu trước bài 5 “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” + Sưu tầm tư liệu về các hoạt động hữu nghị của đất nước ta và thiếu nhi. ------------------------------------------------------------------- Ngày soạn: 10/10/2022 Ngày dạy: 12/10/2022 Tiết 5: Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI I – Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức: - Học sinh hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Hiểu được ý nghĩa của quan hệ tình hữu nghị giữa các dân tộc thế giới. 2 - Kĩ năng: - Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. - Tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức. 3 - Thái độ: - Tôn trọng thân thiện với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc. - Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nhận thức, đánh giá; năng lực nhận biết. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm, điều tra và tìm hiểu thực tế. III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - SGK,SGV GDCD9. Máy tính - Tranh ảnh tài liệu về tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi và nhân dân ta với thiếu nhi và nhân dân thế giới. IV. Tiến trình dạy học: 1 . Hoạt động mở đầu: * Kiểm tra bài cũ: - Em hiểu thế nào là bảo vệ hòa bình ? Biểu hiện của lòng yêu hòa bình? - Trách nhiệm của mọi người đối với bảo vệ hòa bình? - Em hãy nêu các hoạt động vì hoà bình ở trường, lớp, địa phương em. Các hình thức của hoạt động đó là gì ? * Hoạt động khởi động Trên khắp hành tinh chúng ta, hòa bình là điều kiện cần cho mỗi người, mỗi gia đình và mỗi dân tộc. Ngày nay xu thế hòa bình, đối ngoại đã và đang trở thành xu hướng chung của các dân tộc. Thiết lập tình hữu nghị giữa các DT để XD một t/giới hòa bình là nguyện vọng chung của nhiều quốc gia trên t/giới. Vậy thế nào là tình hữu nghị, XD tình đoàn kết hữu nghị ntn? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới Hoạt động của GV-HS Nội dung *Hoạt động 1: Phân tích thông tin phần đặt vấn đề. - GV hướng dẫn học sinh tự đọc thông tin được cập nhật mới - HS đọc thông tin GV cập nhật mới - Qua quan sát ảnh và đọc các thông tin, sự kiện trên, em có suy nghĩ gì về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước khác? - Nêu mối quan hệ giữa nước ta với các nước mà em được biết? VD: Tính đến năm 2020, Việt Nam và Lào có quan hệ hữu nghị 53 năm (1967). Hoạt động 2: Liên hệ thực tế. - Nêu các hoạt động của nước ta thể hiện tình hữu nghị? Công việc cụ thể của các hoạt động đó? (Việc làm cụ thể: quan hệ đối tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, văn hoá, giáo dục, y tế, du lịch, môi trường, chống khủng bố...) *Hoạt động 3: Tìm hiểu ND bài học. - Thế nào là tình hữu nghị giữa các nước trên thế giới ? Ví dụ? - Ý nghĩa của tình hữu nghị? Cho ví dụ minh hoạ ? Công dân có trách nhiệm gì trong việc thực hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc ? I.ĐẶT VẤN ĐỀ HS tự đọc -> Nhân dân ta có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước trên t/ giới. + Hoạt động thể hiện tình hữ...ự bùng nổ ra tăng dân số, khắc phục tình trạng đói nghèo.......). - Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các nước nghèo phát triển. - Đạt mục tiêu hoà bình cho toàn nhân loại. 3- Chủ trương của Đảng, Nhà nước ta (Mục 3 - SGK) 4. Cách rèn luyện: - Rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh. - Thường xuyên tham gia các hoạt động tập thể và xã hội. - Luôn quan tâm đến tình thế thế giới và vai trò của Việt Nam. - Có thái độ hữu nghị, đoàn kết với người nước ngoài và giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của người Việt nam trong giao tiếp. 3. Hoạt động luyện tập: - Em đồng ý với ý kiến nào sau đây. a. Học tập là việc của từng người, phải tự cố gắng. b. Cần trao đổi, hợp tác với bạn bè những lúc gặp khó khăn. c. Lịch sự văn minh với khách nước ngoài. d. Tham gia tốt các hoạt động từ thiện. - HS thực hiện bài tập 3,4 (SGK) - Lớp nhận xét, bổ sung. - GV kết luận đáp án đúng. * Bài tập: - Ý kiến đúng: b, c, d. - Bài 1,2 (SGK), h/s làm theo nhóm. - Bài 3: Gương hợp tác tốt: bạn bè thân giúp nhau học tập,... - Bài 4: Chương trình xây dựng đường xá, trường học (địa phương, nhà nước,...) 4. Hoạt động vận dụng Cho tình huống sau: Để bài kiểm tra học kỳ đạt kết quả cao, trong giờ ôn tập học kỳ II cô giáo dạy môn GDCD đưa ra 10 bài tập cho cả lớp về nhà làm. Tuấn bàn với các bạn để ôn tập đỡ vất vả thì chúng ta phải biết hợp tác với nhau, mỗi nhóm làm 2 câu sau đó đem kết quả trao đổi cho nhau. Làm thế ai cũng đủ bài tập để báo cáo với cô giáo mà lại nhàn nữa. Ý kiến của em về cách làm trên? Hãy trình bày hiểu biết của mình về nội dung hợp tác cùng phát triển Trả lời - ý kiến của Tuấn đưa ra là sai Giải thích: Vì mục đích của cô giáo là mỗi người tự làm bài tập để hiểu và khắc sâu kiến thức nội dung bài học. Nếu làm như Tuấn thì mỗi người không hiểu sâu hết kiến thức dẫn đến chất lượng yếu, không phát triển ...hơn nữa việc làm đó thể hiện sự đối phó, lừa dối giáo viên, thiếu trung thực trong học tập. Đó không phải là bản chất của hợp tác cùng phát triển - Hiểu biết về Hợp tác cùng phát triển: HS trình bày theo nội dung bài học * HDVN: - Học thuộc nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại (SGK) - Tìm hiểu thêm thành quả của sự hợp tác. - Chuẩn bị tiết sau nội dung Hoạt động luyện tập và vận dụng Sưu tầm và thuyết trình về Mối quan hệ hữu nghị của Việt Nam và các dân tộc trên thế giới; Quan hệ hợp tác cùng phát triển của Việt Nam trong thời điểm hiện tại. ---------------------------------------------------------- Ngày soạn: //2022 Ngày dạy: //2022 Tiết 8: KIỂM TRA GIỮA KÌ I I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp HS đánh giá được kết quả học tập của bản thân, chuẩn đoán nguyên nhân thiết sót và sự tiến bộ từ đó rút kinh nghiệm và có kế hoạch, phương pháp tích cực hơn. 2- Kĩ năng: - HS có khả năng tự đánh giá, thúc đẩy động cơ học tập tốt hơn. 3- Thái độ: - Có thái độ đúng đắn, rõ ràng trước mỗi chuẩn mực đã học, làm bài nghiêm túc. - Năng lực mà đề kiểm tra hướng tới: Năng lực tư duy phê phán, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo. II. Hình thức kiểm tra: Kết hợp tự luận và trắc nghiệm khách quan. III- Ma trận đề kiểm tra: III- Ma trận đề kiểm tra: MA TRẬN ĐỀ THI Các chủ đề / nội dung Các mức độ tư duy Cộng Nhận biết Thông hiểu Vận dụng TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Chí công vô tư Câu 1 1 Điểm 0,3 0,3 0,6 Tự chủ Câu 1 1 1 Điểm 0,3 0,3 0,3 0,9 Dân chủ, kỉ luật Câu 1 1 Điểm 0,3 3,0 3,3 Bảo vệ hòa bình Câu 1 Điểm 0,3 0,3 Hợp tác cùng phát triển. Câu 1 Điểm 2,0 2,0 Tình hữu nghị giữa ....t/g Câu 1 1 Điểm 0,3 0,3 0,3 Kế thừa và phát huy truyền.... Câu 1 1 1 Điểm 0,3 0,3 2,0 2,6 Tổng Câu 3 5 1 3 Điểm 0,9 1,5 0,6 7,0 10 IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Nội dung bài mới: - GV phát đề cho HS - HS làm bài. + ĐỀ BÀI: I- TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Câu 1: Chọn cụm từ thích hợp để điện vào chỗ trống trong câu dưới đây sao cho đúng nhất: “ Tự chủ là làm chủ. A- suy nghĩ B- hoàn cảnh C- bản thân D- tình huống Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây không chí công vô tư ? (Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn từ câu 2-> câu 5) A- Đối xử công bằng. B- Không ủng hộ những người hay phê bình mình. C- Đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. D- Giải quyết công việc một cách linh hoạt. Câu 3: Hành vi nào sau đây trái với tự chủ? A- Biết tự điều chỉnh hành vi và kiểm tra đánh giá bản thân. B- Nổi nóng, cãi vã, gây gổ khi gặp những việc mình không vừa ý. C-Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động. D- Biết điều chỉnh hành vi, thái đô. Câu 4: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính dân chủ? A- Thảo luận và xây dựng bản nội qui của lớp. ` B- Chỉ lặng yên lắng nghe các bạn nêu ý kiến. C- Ngại góp ý vì không phải là cán bộ lớp. D- Quyết định công việc không cần thông qua bàn bạc tập thể. Câu 5: Bảo vệ hũa bình là trách nhiệm của ai? A- Những nước có nền kinh tế giàu mạnh. B- Những cường quốc về quân sự. C- Toàn nhân loại. D- Những tổ chức quân sự trên thế giới. ...n phải kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của DT. - Năng lực hướng tới: Năng lực nhận biết, đánh giá; năng lực sáng tạo; năng lực kế thừa và phát huy. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm, phân tích tình huống, tìm hiểu thực tế. III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - SGK,SGV GDCD9. - Những tình huống, trường hợp có liên quan đến chủ đề trong thực tế. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là hợp tác? Hợp tác dựa trên những nguyên tắc nào? Ý nghĩa của sự hợp tác? - Kể những việc làm thể hiện hợp tác quốc tế trong vấn đề bảo vệ môi trường? (Vẽ tranh về môi trường; bảo vệ rừng, tài nguyên nước sạch; giao lưu tham gia trại hè về chủ đề môi trường; hùng biện...) 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài:(Hoạt động khởi động) Mỗi DT, quốc gia đều có nhiều truyền thống tốt đẹp. Trách nhiệm của mỗi người là biết giữ gìn & phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Để hiểu rõ về vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về hai câu chuyện phần đặt vấn đề. GV: Tổ chức cho HS thảo luận nhóm HS: Chia 3 nhóm GV: N1- Lòng yêu nước của dân tộc ta thể hiện ntn qua lời nói của Bác Hồ? - Tình cảm và việc làm trên là biểu hiện của truyền thống gì? N2: Cụ Chu Văn An là người như thế nào? - Nhận xét của em về cách cư xử của học trò cũ với thầy giáo Chu Văn An? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì? N3: Qua hai câu chuyện trên em có suy nghĩ gì? HS: Thảo luận, cử đại diện trình bày -> Nhóm khác bổ sung GV: Nhận xét, kết luận, chuyển ý. => Dân tộc ta có nhiều truyền thống tốt đẹp cần tự hào, giữ gìn, phát huy. Hoạt động 2: Phân biệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta với thói quen phong tục, tập quán lạc hậu và cần kế thừa, phát huy truyền thống ntn? 1, Nêu một số ví dụ về truyền thống tốt của dân tộc và truyền thống, thói quen, lối sống tiêu cực? GV: Chia đôi bảng phụ (giấy khổ lớn) HS: Trình bày và quan sát. GV: Liệt kê lên bảng. - Em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục? - Thế nào là kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc? .GV bổ sung: Kế thừa, phát huy cần chọn lọc, loại bỏ hủ tục và cần học hỏi cả văn hoá nhân loại, nhưng tránh đua đòi chạy theo cái lạ, mốt ko phù hợp. VD: Truyền thống thờ cúng tổ tiên, áo dài Việt Nam, ẩm thực Việt Nam, những làn điệu dân ca, du lịch, giao lưu thể thao, Festival, âm nhạc,... I. Đặt vấn đề 1- Bác Hồ nói về lòng yêu nước của DT ta. N1,- Lòng yêu nước thể hiện: tinh thần yêu nước sôi nổi, kết thành làn sóng mạnh mẽ, to lớn. Nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn. Nó nhấn chìm lũ bán nước& lũ cướp nước. - Thực tiễn đã chứng minh điều đó. + Các cuộc k/c vĩ đại của DT: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trungchống Pháp và chống Mỹ. + Các c/sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương, phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân -> các bà mẹ c/sĩ săn sóc y/thương bộ đội như con đẻ của mình. + Công nhân, nông dân thi đua sx. => Những tình cảm; việc làm khác nhau, nhưng giống nhau ở lòng yêu nước và phát huy truyền thống yêu nước. 2. Chuyện về một người thầy - Cụ Chu Văn An một nhà giáo nổi tiếng đời Trần. + Cụ đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. + Học trò của cụ là những nhân vật nổi tiếng (Phạm Sư Mạnh- giữ chức hành khiển-> quan to). - Cư xử đúng tư cách của 1 người học trò: kính cẩn, lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng thầy giáo cũ. -> Thể hiện truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. => Lòng yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc và giữ gìn mãi đến ngày nay. - Biết ơn , kính trọng thầy cô dù mình là ai, đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Yếu tố tích cực Yếu tố tiêu cực - Truyền thống yêu nước. - Truyền thống đạo đức. - Truyền thống đoàn kết - Truyền thống cần cù lao động. - Truyền thống tôn sư trọng đạo. - Phong tục, tập quán lành mạnh. - Tập quán lạc hậu - Coi thường pháp luật. - Tục lệ ma chay, cưới xin, lễ hội lãng phí. - Mê tín, dị đoan... - Phong tục: Những truyền thống tốt đẹp, lành mạnh... - Hủ tục: truyền thống không tốt. ->Trân trọng, bảo vệ, tìm hiểu, học tập cái hay, giá trị truyền thống để phát triển và tỏa sáng. 4. Củng cố: GV: Cho HS kể những truyền thống tốt đẹp có ở địa phương và nêu ý nghĩa. GV: Kết luận: Truyền thống dân tộc được giới thiệu là giá trị tinh thần được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc ta. 5. HDVN: - Nắm chắc nội dung đã học. - Rút ra bài học: Khái niệm, kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN. - Chuẩn bị phần còn lại giờ sau học tiếp. -------------------------------------------------------------- Ngày dạy Tiết 10: BÀI 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC (Tiếp) I.Mục tiêu bài học: Học xong bà...hế tạo thành công máy gặt lúa cầm tay, mặc dù anh không học một nghề (trường) kĩ thuật nào. Việc làm của anh Nguyễn Đức Tâm thể hiện đức tính gì? GV : Đó là biểu hiện của tính năng động, sáng tạo.Để hiểu thế nào là năng động, sáng tạo chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. * Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV-HS Nội dung *Hoạt động 1: Thảo luận, phân tích câu chuyện phần đặt vấn đề - HS đọc truyện - Thảo luận nhóm. - Em có nhận xét gì về việc làm của Êđixơn và Lê Thái Hoàng? - - Tìm những chi tiết thể hiện tính năng động sáng tạo của Êđixơn và Lê Thái Hoàng ? - Những việc làm đó đã đem lại thành quả gì cho Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng? - Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng là người ntn? - Em học tập được gì qua 2 tấm gương trên về tính năng động, sáng tạo? GV kết luận: Sự thành công của mỗi người là kết quả của tính năng động, sáng tạo và năng động, sáng tạo thể hiện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống. - Năng động, sáng tạo có ý nghĩa ntn trong thời đại ngày nay? *Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài học. - Thế nào là năng động, sáng tạo? - Biểu hiện của tính năng động, sáng tạo? - Đưa ra ví dụ chứng minh tính năng động, sáng tạo ở nhiều khía cạnh khác nhau và biểu hiện của hành vi thiếu năng động, sáng tạo. + Trong học tập: phương pháp học tập khoa học, say mê tìm tòi để phát hiện ra cái mới, không thỏa mãn với những điều đã biết. (Thiếu năng động, sáng tạo: Thụ động, lười học, lười suy nghĩ, không có ý chí vươn lên, học theo người khác, học vẹt) + Trong lao động: dám nghĩ, dám làm, tìm ra cái mới, cách làm mói, năng suất, hiệu quả cao (Thiếu năng động, sáng tạo: bị động, bảo thủ, né tránh công việc, bằng lòng với thực tại) - Tìm những tấm gương về năng động, sáng tạo? (HS tìm-> GV nhận xét bổ sung) I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 –“ Nhà Bác học Ê-đi-xơn” 2 – “Lê Thái Hoàng một học sinh năng động, sáng tạo.” - Việc làm của Ê-đi-xơn và Lê Thái Hoàng đều biểu hiện những khía cạnh khác nhau của tính năng động, sáng tạo. + Ê- đi- xơn: Để có đủ ánh sáng kịp thời mổ cấp cứu cho mẹ đã nghĩ ra cách dùng gương và nến tạo ra ánh sáng để Bác sĩ mổ cho mẹ mình. + Lê Thái Hoàng : nghiên cứu, tìm tòi ra cách giải toán mới hơn, nhanh hơn. - Tìm đề thi toán quốc tế dịch ra tiếng Việt để làm. - Kiên trì làm toán, thức làm toán đến 1-2 giờ sáng. + Thành quả của 2 người: - Ê-đi-xơn cứu sống được mẹ và sau này trở thành nhà bác học sáng chế ra đèn điện và nhiều phát minh có giá trị khác. - Lê Thái Hoàng: Đoạt huy chương đồng kì thi toán quốc tế (lần thứ 39) và huy chương vàng lần thứ 40. => Năng động, sáng tạo dám nghĩ, dám làm vượt qua khó khăn và đạt kết quả cao. - Học tập: Đức tính năng động, sáng tạo. - Suy nghĩ tìm ra giải pháp tốt. - Kiên trì, chịu khó, quyết tâm vượt qua khó khăn. - Trong thời đại ngày nay năng động, sáng tạo giúp con người tìm ra cái mới, rút ngắn thời gian để đạt mục đích đề ra một cách xuất sắc. II. NỘI DUNG BÀI HOC 1. Khái niệm: - Năng động: là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo: Là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra những giá trị mới mà không bị gò bó phụ thuộc vào những cái đã có. 2- Biểu hiện: - Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác.. 4- Củng cố: - Làm bài tập 1 SGK (NĐST: b,đ,e,h. Không: a,c,d,g.) - HS liên hệ với chính bản thân về năng động, sáng tạo qua từng lĩnh vực, hoặc nêu gương. 5- HDVN: - Học thuộc khái niệm năng động, sáng tạo? Tìm hiểu ý nghĩa của năng động, sáng tạo và cách rèn luyện của bản thân. - Sưu tầm thêm những tấm gương về năng động, sáng tạo. - Xem trước phần bài tập SGK trang30. Ngày dạy:// Bài 8 : NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO (Tiếp theo) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là năng động, sáng tạo. - Hiểu được ý nghĩa của sống năng động sáng tạo. - Biết cần làm gì để trở thành người năng động sáng tạo. 2- Kĩ năng: - Năng động, sáng tạo trong học tập, lao động và trong sinh hoạt hàng ngày. 3- Thái độ: - Tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày. - Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo. - Năng lực hướng tới: Năng lực nhận biết, đánh giá; năng lực sáng tạo; năng lực tư duy. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Thảo luận nhóm, phân tích tình huống, tìm hiểu thực tế, giảng giải, nêu gương. III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - SGK,SGV GDCD9. - Một số tấm gương về năng động, sáng tạo. IV. Tiến trình dạy học: 1 .Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là năng động, sáng tạo? - Theo em năng động, sáng tạo có biểu hiện như thế nào? - Kể một số việc thể hiện tính năng động, sáng tạo của em? 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài:(Hoạt động khởi động) Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là năng động, sáng tạo. Biểu hiện của năng động, sáng tạo. Vậy năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống và học sinh chúng ta rèn luyện năng động, sáng tạo như thế nào ? Cô cùng các em tìm hiểu tiếp bài học hôm ... nhóm) 2 phút-> Đại diện nhóm trình bày. Nhóm 1,2: Tìm những biểu hiện của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả trong học tập, lao động? Nhóm 3,4: Tìm những biểu hiện của làm việc không năng suất, CL- hiệu quả trong học tập, lao động? - GV đưa kết quả (Bảng phụ) Các lĩnh vực Năng suất ,CL, hiệu quả Không NS,CL, hiệu quả. Học tập - Chủ động trong học tập. - Luôn tìm tòi, suy nghĩ, nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo khác. - Mạnh dạn bày tỏ những băn khoăn thắc mắc mắc của bản thân. - Tích cực tham gia các hoạt động tập thể.... - Học vẹt, học tủ. - Lười học, đua đòi. - Học xa rời với thực tế. Lao động - Lao động tự giác, có kỉ luật, có kĩ thuật. - Chất lượng tốt, giá cả phù hợp. - Làm bừa, làm ẩu. - Chạyđua theo năng-suất, chất-lượng kém,hàng giả. - Trách nhiệm của mọi người nói chung và bản thân học sinh nói riêng cần phải làm gì để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? * Hoạt động 4: Luyện tập, vận dụng. - HS làm bài tập 1 SGK (Theo nhóm) - Em suy nghĩ như thế nào khi người lao động chỉ nghĩ đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng cua sản phẩm? - HS suy nghĩ trả lời. Tình huống: Hoài là người nhanh nhẹn và cố hết sức làm việc thật nhanh để hoàn thành công việc ngay. Nhưng vì muốn làm nhanh nên Hoài không cẩn thận, hay bỏ qua vài công đoạn, làm tắt nên hiệu quả công việc thường không tốt. Ví dụ: khi làm toán Hoài làm rất nhanh, xong trước cả lớp nhưng bạn không được điểm cao vì có nhiều lỗi do sơ suất. - Em có nhận xét gì về cách làm việc của Hoài? - Theo em, cách làm việc ấy có giúp Hoài thành công trong công việc sau này không? I- ĐẶT VẤN ĐỀ Chuyện về bác sĩ Lê Thế Trung. + Tốt nghiệp bác sĩ loại xuất sắc ở Liên Xô về chuyên nghành bỏng. +1963- 1965 hoàn thành 2 cuốn sách về bỏng để kịp thời phát đến các đơn vị trong toàn quốc. + Nghiên cứu thành công việc tìm ra ếch thay thế da người trong điều trị bỏng. + Chế ra loại thuốc trị bỏng B76 và gần 50 loại thuốc có giá trị chữa bỏng và đem lại hiệu quả cao. => Việc làm của giáo sư Lê Thế Trung được Đảng và nhà nước tặng nhiều danh hiệu cao quí: - Thiếu tướng. - Giáo sư tiến sĩ y khoa. - Thầy thuốc nhân dân. - Anh hùng quân đội. - Nhà khoa học xuất sắc của Việt Nam. -> Ông là người có ý chí quyết tâm cao, có sức làm việc phi thường. - Có ý thức trách nhiệm trong công việc. - Say mê, sáng tạo không ngừng trong công việc và trong nghiên cứu khoa học. + Học tập: Tinh thần, ý chí vươn lên trong học tập. - Sự say mê nghiên cứu khoa học. - Là tấm gương sáng để chúng ta noi theo. -> Là người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả. II. NỘI DUNG BÀI HỌC: 1- Khái niệm: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả là tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao cả về nội dung lẫn hình thức trong một thời gian nhất định. 2- Ý nghĩa: - Là yêu cầu của người lao động trong sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. - Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cá nhân,gia đình và xã hội. => GV nói: Đối với mỗi cá nhân trong thời đại ngày nay, trong lao động không những phải nâng cao năng suất mà còn phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả trong công việc: VD: Ở nhà trường nếu trong giảng dạy GV chỉ chạy theo thành tích, điểm số mà không căn cứ vào thực chất của HS thì HS sẽ chỉ vì điểm mà học vẹt, học xa rời thực tiễn...Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả giáo dục. - Trong lao động sx nếu công nhân chỉ vì số lượng mà làm bừa, làm ẩu thì sẽ tạo ra những sản phẩm xấu, chất lượng kém, không tiêu thụ được. Nếu nông dân chỉ vì suât, sử dụng thuốc trừ sâu không quy định thì sẽ gây tác hại cho con người. -> Vì vậy trong bất cứ lĩnh vực nào, làm việc có năng suất phải luôn luôn đi cùng vói đảm bảo chất lượng thì công việc mới đạt hiệu quả cao. 3- Trách nhiệm của công dân-học sinh: - Tích cực học tập, nâng cao tay nghề, rèn luyện sức khỏe.. - Lao động tự giác,có kỉ luật. - Luôn năng động, sáng tạo. III- Bài tập: Bài tập 1: - Đúng c,đ,e - Sai a,b,d - Đó là hành vi làm bừa,làm ẩu. Sản phẩm làm ra kém, không tiêu thụ được. Dẫn đến việc làm không hiệu quả, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bài tập 2: Làm việc gì cũng đòi hỏi phải có NS- CL-HQ vì: Ngày nay XH không chỉ có nhu cầu về số lượng SP, mà điều quan trọng nhất là chất lượng ngày càng được nâng cao(hình thức, độ bền cao, công dụng tốt).Đó chính là hiệu quả của công việc. - Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng và hiệu quả-> gây tác hại xấu cho con người, môi trường, xã hội. 4- Củng cố: Gv khái quát lại ND bài học. 4- HDVN: - Làm bài tập còn lại - Tìm hiểu gương: Thanh niên có lối sống tốt, thành công trong học tập, lao động... - Chuẩn bị trước bài: Lí tưởng sống của thanh niên để giờ sau ngoại khóa. --------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Tiết 15: BÀI 10: HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN (Hướng dẫn HS tự học) I- Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức: - Nêu được thế nào là lí tưởng sống. - Giải...rì vươn lên trong học tập. - Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Năng động, sáng tạo trong công việc. - Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong XH. -Tham gia quân đội bảo vệ tổ quốc. 3- Ý nghĩa: - Góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chung. - Được Nhà nước,xã hội tạo điều kiện phát triển tài năng của mình. - Luôn được mọi người tôn trọng,quý mến. 4- Cách rèn luyện: - Phấn đấu thực hiện mục tiêu XD nước VN độc lập, dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh. - TNHS phải ra sức học tập rèn luyện để có đủ tri thức,năng lực và phẩm chất cần thiết để thực hiện lí tưởng sống đó. 4- Củng cố: - HS liên hệ nêu lí tưởng sống của bản thân. 5- HDVN: - Tìm hiểu các biện pháp để thực hiện lí tưởng sống. - Tìm tấm gương sống có lí tưởng của thanh niên. - Lập bảng kế hoạch cá nhân,lớp và phương pháp thực hiện. - Chuẩn bị tiếp bài để giờ sau ngoại khóa. --------------------------------------------------- Ngày dạy:// Tiết 16: ÔN TẬP HỌC KÌ I I- Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức: - Giúp HS củng cố kiến thức HK I và biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. 2- Kĩ năng: - HS có phương pháp làm các dạng bài tập đặc biệt áp dụng các kiến thức đã học vào c/ sống. 3- Thái độ: - Tạo cho HS có ý thức ôn tập, học bài và làm bài. - Năng lực hướng tới: Năng lực nhận thức; năng lực khái quát, tổng hợp. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Trao đổi, bàn luận. III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - SGK, Sách tình huống GDCD 9 - Bảng phụ hệ thống kiến thức. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ôn tập. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài:(Hoạt động khởi động) * Hoạt động hình thành kiến thức: Lâp bảng hệ thống các kiến thức đã học: STT Khái niệm Biểu hiện Ý nghĩa Cách rèn luyện 1 - Chí công vô tư: Là p/c đạo đức của con người, sống công bằng không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung. - Công bằng, không thiên vị. - Đem lại lợi ích cho tập thể và cộng đồng XH, góp phần làm cho dân giàu. - Ủng hộ, quí trọng người có chí công vô tư. - Phê phán những h. động vụ lợi cá nhân 2 - Tự chủ: là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi h/ cảnh, tình huống. - Bình tĩnh, tự tin, biết điều chỉnh hành vi của mình, tự k.tra đánh giá bản thân. - Con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, văn hóa, đứng vững trước khó khăn, thử thách. - Suy nghĩ kĩ trước khi nói và hành động.. 3 - Dân chủ và kỉ luật: + Dân chủ: là mọi người được làm chuie công việc của tập thể và XH, mọi người phải được biết , được cùng tham gia bàn bạc + Kỉ luật: là tuân theo những qui định chung của cộng đồng hoặc cưa một tổ chức XH, nhằm tạo ra sự thống nhất hành dộng để đạt chất lượng, hiệu quả.. - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào công việc chung. - Tuân theo qui định của cộng đồng , tập thể. - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động. - Tạo Đk cho sự phát triển của mỗi cá nhân. - XD xã hội phát triển về nhiều mặt. - Mọi người phải tự giác chấp hành kỉ luật: Hs đi học phải đúng giờ, nghỉ học phải xin phép. - Tích cực tham gia đóng góp ý kiến vào các buổi sinh hoạt lớp, đội. 4 - Bảo vệ hòa bình: là tình trạng không có c/tr hay xung đột vũ trang, là mqh hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại. - Giữ c/s bình yên, dùng thương lượng đàm phán 5 - Tình hữu nghị giữa các DT trên t/giới: là quan hệ bạn bè thân thiết giữa nước này với nước khác. - Tạo cơ hội và đk để các nước, các DT cùng hợp tác phát triển về mọi mặt.. - Thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bàng thái độ, cử chỉ, việc làmtrong c/s hàng ngày. 6 Hợp tác cùng phát triển: là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. - Giải quyết những vấn đề bức xúc có tính toàn cầu. - Giúp đỡ, tạo dk cho các nước nghèo phát triển. - Hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh như : trong học tâp, lao động, c/s. 7 - Kế thừa và phát huy. tốt đẹp của DT. Truyền thống tốt đẹp của DT là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của DT, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Truyền thống tốt đẹp của DT là vô cùng quí giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của DT và mỗi cá nhân. - Học tập tốt. - giữ gìn và phát huy truyền thống của DT. - Tìm đọc tài liệu nói về nói về truyền thống DT. 8 Năng động, sáng tạo - Năng động là tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm. - Sáng tạo: là say mê nghiên cứu, tìm tòi để tạo ra giá trị mới về vật chất, tinh thần hoặc tìm ra cái mới cách giải quyết mới . Say mê, tìm tòi, phát hiện và linh hoạt xử lí các tình huống trong học tập, lao động, công tác. - Là phẩm chất cần thiết của người lao động trong XH hiện đại. - Giúp con người vượt qua khó khăn, h/cảnh rút ngắn thời gian để đạt mục đích. - Con người làm nên thành công, kì tích vẻ van...- Trong giờ học các môn, Nam thường đem bài tập toán hoặc tiếng anh ra làm. 5- Bạn An dám làm mọi việc để đạt được mục đích của mình. II- TỰ LUẬN: (7điểm) Câu 1: Thế nào là năng động, sáng tạo? Năng động sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống? Là học sinh em cần phải rèn luyện tính năng động, sáng tạo như thế nào? Câu 2: Em hiểu như thế nào là lí tưởng sổng? Lí tưởng sống cao đẹp của thanh niên ngày nay là gì? Muốn thực hiện lí tưởng sống cao đẹp đó thanh niên học sinh phải làm gì? Câu 3: Cuối năm học, Dũng bàn : Muốn ôn thi đỡ vất vả, chỉ cần chia ra mỗi người làm đáp án một môn, rồi đem đến trao đổi với nhau. Làm như vậy, khi cô giáo kiểm tra, ai cũng có đủ đáp án. Nghe vậy, nhiều bạn khen đó là cách làm hay vừa năng suất, vừa có chất lượng mà lại nhàn thân. Em có tán thành cách làm đó không? Vì sao? + ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM: I- TRẮC NGHIỆM : (3 điểm) Từ câu 1-> 4 mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm Câu 1: B Câu 3: C Câu 2: D Câu 4: B Câu 5: (1 điểm) Mỗi ý đúng được 0,2 điểm Biểu hiện năng động, sáng tạo: 1,3 Biểu hiện không năng động, sáng tạo: 2,4,5. II- TỰ LUẬN: (7 điểm) Câu 1: (2 điểm) Nêu được khái niệm năng động , sáng tạo: (0,5 điểm) Ý nghĩa của năng động, sáng tạo: (0,5 điểm) Rèn luyện: (1 điểm) + Rèn luyện tính siêng năng, cần cù, chăm chỉ. + Biết vượt qua khó khăn, thử thách. + Tạo thái độ tích cực, chủ động, dám nghĩ, dám làm + Học tập tốt để vận dụng kiến thức vào cuộc sống. Câu 2: (3 điểm) Nêu được khái niệm về lí tưởng sống (0,5 điểm) Lí tưởng sống của thanh niên ngày nay : (1 điểm) Thanh niên học sinh cần phải: (1,5 điểm) + Trân trọng nhĩ về lí tưởng mà các thế hệ thanh niên trước đây đã sống chiến đấu để giành độc lập tự do cho đân tộc. + Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa. + Ra sức học tập, rèn luyện để có đủ tri thức, phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện lí tưởng đó. + Năng động, sáng tạo trong công việc. + Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật Câu 3: (2 điểm) Không tán thành với cánh làm đó.(0,5 điểm) Vì : Làm như vậy là làm việc thiếu chất lượng và hiệu quả. Mặc dù mỗi người làm một môn thì sẽ tiết kiệm được thời gian nhưng kết quả học tập thì ai làm môn nào chỉ hiểu bài được môn đó còn các môn khác thì không có kết quả vì không hiểu bài 1,5 điểm) 4.Củng cố: GV nhận xét giờ kiểm tra. 5.HDVN: Ôn lại các bài đã học. - Chuẩn bị trước bài: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công.đất nước ------------------------------------------------------------------------- Ngày dạy: Tiết 18: THỰC HÀNH NGOẠI KHOÁ CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NỘI DUNG ĐÃ HỌC: Tìm hiểu về một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. I. Mục tiêu bài học: Học xong bài học sinh cần đạt: 1- Kiến thức: Giúp HS - Hiểu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Xác định được những thái độ, hành vi cần thiết để kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2- Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3- Thái độ: - Tôn trọng, tự hào về những truyền thống tốt đẹp của DT. - Năng lực hướng tới: Năng lực giải quyết vấn đề; năng lực nhận biết; năng lực đánh giá. II- Phương pháp- kỹ thuật dạy học: - Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, nêu gương, đề án III- Tài liệu và phương tiện dạy học: - Một số tấm gương tiêu biểu trong thời kì đấu tranh chống giặc ngoại xâm và trong thời kì hiện nay. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ ngoại khóa. 3. Nội dung bài mới: * Giới thiệu bài:(Hoạt động khởi động) * Hoạt động hình thành kiến thức: Hoạt động của GV- HS Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu về truyền thống yêu nước. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì? (HS nhắc lại) - Nhắc lại những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? - Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta có một lòng nồng làn yêu nước. Đó là truyền thống quí báu của ta”. Bằng hiểu biết của mình, em hãy là nổi bật truyền thống trên? Hoạt động 2: Tìm hiểu về truyền thống tôn sư trọng đạo. - Em hiểu thế nào là tôn sư trọng đạo? - Truyền thống tôn sư trọng đạo có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân và với xã hội? - Là học sinh em cần phải là gì để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo? - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo? (HS tìm) I- Truyền thống yêu nước. - Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần, hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. - Dân tộc VN có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào: hiếu học, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động.đặc biệt là truyền thống yêu nước. + Câu nói của Bác thể hiện truyền thống tiêu biểu của dân tộc VN. Thực tiễn trong lịch sử đã chúng minh điều đó: - Trong công cuộc xây dựng bảo vệ Tổ quốc: + Các cuộc k/c vĩ đại của DT: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, Quang Trung + Các c/sĩ ngoài mặt trận, công chức ở hậu phương, phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân -> các bà mẹ c/sĩ săn sóc y/thương bộ đội như con đẻ của mình. + Công nhân, nô
File đính kèm:
- ke_hoach_bai_day_gdcd_lop_9_nam_hoc_2022_2023_truong_thcs_ch.docx
- Học kỳ 1.doc
- Học kỳ 2.doc