Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là chí công vô tư.

- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.

- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.

2. Năng lực:

2.1 Năng lực chung:

- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.

- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.

2.2 Năng lực đặc thù:

- Nhận biết được những chuẩn mực đạo đưc, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.

- Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.

- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.

3. Phẩm chất:

- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.

- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.

- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.

II. Thiết bị dạy học và học liệu:

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch dạy học.

- SGK, SGV, Chuẩn KTKN GDCD 9.

- Bảng nhóm, viết lông.

2. Chuẩn bị của học sinh:

Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.

docx 142 trang Cô Giang 13/11/2024 410
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã

Kế hoạch bài dạy GDCD 9 - Năm học 2023-2024 - Trường THCS Ngô Quang Nhã
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: Bài 1: CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Nêu được thế nào là chí công vô tư.
- Nêu được biểu hiện của chí công vô tư.
- Hiểu được ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được những chuẩn mực đạo đưc, pháp luật phổ thông, cơ bản, phù hợp với lứa tuổi và giá trị, ý nghĩa của các chuẩn mực hành vi đó.
- Tự thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; phê phán những hành vi, thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.	
3. Phẩm chất: 
- Tôn trọng sự khác biệt về nhận thức, phong cách cá nhân của những người khác.
- Tôn trọng lẽ phải; bảo vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV, Chuẩn KTKN GDCD 9.
- Bảng nhóm, viết lông.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
Nội dung 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
HS nêu ý kiến về tình huống thể hiện chí công vô tư.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS trao đổi 1p nêu ý kiến về tình huống thể hiện chí công vô tư.
Tình huống: An và Bình là đôi bạn thân. Tuy nhiên khi Bình vi phạm nội quy của lớp, An vẫn nghiêm khắc báo cáo hành động của bạn để cô giáo xử lí. Hành động đó của An thể hiện điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS nêu ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Hành động đó của An thể hiện An là người chí công vô tư.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
 	Mục tiêu: Giúp HS đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Nội dung 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
HS tìm hiểu 2 nội dung ở phần Đặt vấn đề.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Cho 2 HS đọc 2 nội dung ở SGK .
- HD HS thảo luận nhóm 4 em các câu hỏi, thời gian 3p.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS nêu ý kiến:
- Gọi HS trình bày:
a. Tô Hiến Thành suy nghĩ như thế nào trong dùng người và giải quyết công việc? Qua đó, em hiểu gì về Tô Hiến Thành ?
-> Tô Hiến Thành dùng người có khả năng gánh vác công việc chung của đất nước. Ông là người công bằng, giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung 
b. Em có suy nghĩ gì về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của CT Hồ Chí Minh? Điều đó đã tác động như thế nào đến tình cảm của nhân dân ta với Bác?
-> Cuộc đời của CT Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời: dành trọn đời mình cho quyền lợi của dân tộc, đất nước.
 Vì thế, Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân đối với người.
c. Em hiểu thế nào về chí công vô tư và tác dụng của nó đối với đời sống cộng đồng.
-> Chí công vô tư là không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, ...
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận:
+ Tô Hiến Thành là người công bằng, vô tư giải quyết công việc theo lẽ phải.
+ Bác đã nhận được trọn vẹn tình cảm của nhân dân đối với người.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tô Hiến Thành – một tấm gương về chí công vô tư.
2. Điều mong muốn của Bác Hồ.

2.2 Tìm hiểu Nội dung bài học
 	 Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- HS tìm hiểu về khái niệm chí công vô tư.
- HS tìm hiểu về biểu hiện của chí công vô tư.
- HS tìm hiểu về ý nghĩa của chí công vô tư.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gọi HS đọc 2 nội dung của phần Đặt vấn đề.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:
- GV yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân 2p: Thế nào là chí công vô tư? 
- Gọi 3 HS trình bày.
- KL của GV: Nhấn mạnh khái niệm.
- Trao đổi nhóm 2 em: Nêu các biểu hiện của chí công vô tư. Lấy ví dụ cụ thể.
- Gọi 4 nhóm trình bày.
- KL của GV: Nhấn mạnh các biểu hiện.
- Cho HS thảo luận nhóm 4 em: Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa đối với những ai? Nêu ý nghĩa của phẩm chất chí công vô tư?
Bước 2:...vệ điều hay, lẽ phải trước mọi người; khách quan, công bằng trong nhận thức, ứng xử.
- Không đổ lỗi cho người khác; có ý thức và tìm cách khắc phục hậu quả do mình gây ra.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV, Chuẩn KTKN GDCD 9.
- Bảng nhóm, viết lông.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
Nội dung 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
HS nêu ý kiến về việc làm thể hiện tính tự chủ của bản thân.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS nêu ý kiến về việc làm thể hiện tính tự chủ của bản thân.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS nêu ý kiến.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV dẫn dắt vào bài mới.
Tự chủ là một trong đức tính mà con người cần phải rèn luyện. Bởi nó sẽ giúp cho con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá. Ngoài ra, còn giúp cho con người vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
 	Mục tiêu: Giúp HS đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề.
Nội dung 
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
HS tìm hiểu 2 nội dung ở phần Đặt vấn đề.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân.
- Cho 2 HS đọc 2 nội dung ở SGK .
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- GV gọi HS nêu ý kiến:
- Gọi HS trình bày:
a. Bà Tâm đã nén chặt nỗi đau để chăm sóc con, giúp đỡ những người có HIV/ AIDS
b. Bà Tâm là người làm chủ được tình cảm, hành vi của mình nên đã vượt qua được đau khổ, sống có ích cho con và những người khác.
c. Do gia đình cưng chìu, bạn bè xấu rủ rê tụ tập uống rượu, bia 
d. Bà Tâm: Làm chủ được tình cảm, thái độ, hành vi, việc làm của mình.
N: Không làm chủ được tình cảm, thái độ, hành vi, việc làm của mình.
e. Bởi vì: Tự chủ là một đức tính quý giá. Khi có tính tự chủ sẽ giúp cho con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức và có văn hóa. Và nó giúp cho con người vượt qua những khó khăn và cám dỗ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV kết luận: Tự chủ là một trong đức tính mà con người cần phải rèn luyện.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Một người mẹ.
2. Chuyện của N.

2.2 Tìm hiểu Nội dung bài học
 	 Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu về khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của chí công vô tư.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
- HS tìm hiểu về khái niệm tự chủ.
- HS tìm hiểu về biểu hiện của tự chủ.
- HS tìm hiểu về ý nghĩa của tự chủ.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- Gọi HS đọc 2 nội dung của phần Đặt vấn đề.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:
- Thế nào là tự chủ? Người tự chủ là người như thế nào?
-> HS nêu ý kiến.
- Thảo luận: Tìm các biểu hiện của tự chủ?
-> Nêu biểu hiện.
- GV lưu ý: Là HS cần làm chủ bản thân trong học tập, sinh hoạt: trung thực, tự tin trong học tập; có tinh thần vượt khó; kiên định thực hiện và bảo vệ cái đúng, cái tốt; không a dua theo bạn bè xấu làm điều không đúng.
- Thảo luận nêu ý nghĩa của tính tự chủ.
- Tích hợp GDQPAN: Ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- GV quan sát, theo dõi HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS và đại diện các nhóm trình bày, HS trong lớp nghe, nhận xét, trao đổi
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- GV liên hệ thực tế.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
- Chuyển sang nội dung tiếp theo.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm tự chủ:
- Tự chủ là làm chủ bản thân.
- Người biết tự chủ là người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.
2. Biểu hiện của tính tự chủ: 
Thái độ bình tĩnh tự tin. Biết tự điều chỉnh thái độ; hành vi của mình, biết tự kiểm tra,đánh giá bản thân mình.
3. Ýnghĩa của tính tự chủ:
- Tự chủ là 1 đức tính quí giá.
- Có tính tự chủ con người sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.
- Tính tự chủ giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách và cám dỗ.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
HS làm các bài tập ở SGK.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc: 
- GV yêu các các nhóm làm bài tập vào bảng nhóm, thời gian 5p, mỗi tổ 1 bài.
- Các nhóm làm bài tập, có thể mỗi nhóm làm 1 hoặc 2 ý trong bài tập đó. Riêng BT 4, HS có thể trình bày miệng hoặc viết.
- GV tiến hành cho HS tham gia trò chơi củng cố kiến thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-GV quan sát, ...nhiệm vụ:
- Gọi HS đọc 2 nội dung của phần Đặt vấn đề.
- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:
- Thế nào là dân chủ?
-> Nêu ý kiến.
- Thảo luận: Nêu mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật?
-> Trình bày.
- Theo em, dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa gì?
-> Nêu ý nghĩa.
- THGDQPAN: GV yêu cầu HS lấy ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay.
-> Lấy VD.
- Nêu những việc làm thể hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể?
-> Tham gia xây dựng nội quy trường lớp; bầu chọn cán bộ lớp, cán bộ Đội; đóng góp ý kiến xây dựng tập thể lớp, trường; thực hiện tốt mọi nội quy của lớp, trường, ...
- Thái độ của em như thế nào đối với dân chủ và kỉ luật?
-> Tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- GV quan sát, theo dõi HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS và đại diện các nhóm trình bày, HS trong lớp nghe, nhận xét, trao đổi
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu thêm về hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động.
- GV liên hệ thực tế.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
- Chuyển sang nội dung tiếp theo.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Khái niệm dân chủ:
 Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước.
2. Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật:là mối quan hệ hai chiều.
- Kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thể hiện có hiệu quả.
- Dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3. Ýnghĩa của dân chủ và kỉ luật:
- Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể.
- Tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động, hoạt động xã hội.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
HS làm các bài tập ở SGK.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc: 
- GV yêu các các nhóm làm bài tập vào bảng nhóm, thời gian 5p, mỗi tổ 1 bài.
- Các nhóm làm bài tập, có thể mỗi nhóm làm 1 hoặc 2 ý trong bài tập đó. Riêng BT 4, HS có thể trình bày miệng hoặc viết.
- GV tiến hành cho HS tham gia trò chơi củng cố kiến thức.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-GV quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, trao đổi, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV tuyên dương, ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).

III. BÀI TẬP
Bài 1
  Những hoạt động thể hiện dân chủ là: (a), (c), (d).
(a) Nhà trường đã tạo điều kiện cho học sinh được thảo luận nội quy và thống nhất thực hiện, đây là một việc làm phát huy quyền dân chủ của học sinh.
(c) Nam đã thể hiện quyền dân chủ của mình là sinh hoạt chi đoàn theo kế hoạch.
(d) Thầy chủ nhiệm đã tạo điều kiện cho Hùng phát huy vai trò trách nhiệm của người cán bộ lớp.
- Những hoạt động thiếu dân chủ: (b), ông Bính đã tự quyết định sô" tiền mỗi gia đình phải nộp mà không thông qua bàn bạc với các hộ gia đình, đây là việc làm thiếu dân chủ.
- Hoạt động thể hiện thiếu tính kỉ luật là (e): Các cầu thủ không thực hiện đúng quy định kỉ luật trận đấu và tôn trọng quyết định của trọng tài.
Bài 2
HS kể.
Bài 4
Để thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật trong nhà trường, học sinh chúng ta cần phải:
+ Có ý thức rèn luyện, có ý thức tổ chức kỉ luật;
+ Thực hiện đúng nội quy của nhà trường, của lớp đề ra;
+ Tham gia phát biểu xây dựng bài;
+ Tham gia góp ý xây dựng kế hoạch của lớp, góp ý xây dựng trong những giờ sinh hoạt lớp;
+ Dân chủ nhưng cần có tổ chức, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Những việc làm thể hiện tính dân chủ và kỉ luật.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Em hãy nêu một số ví dụ về những việc làm thể hiện tính dân chủ và kỉ luật?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện, hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời các em chia sẻ sản phẩm trước lớp ở tiết sau.
- HS cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
Sản phẩm của HS.
	
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

...n sẽ có điều kiện để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS thảo luận nhóm và suy nghĩ trả lời câu hỏi:
- GV quan sát, theo dõi HS thực hiện.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS và đại diện các nhóm trình bày, HS trong lớp nghe, nhận xét, trao đổi
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, kết luận.
- GV liên hệ thực tế.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
- Chuyển sang nội dung tiếp theo.
II. NỘI DUNG BÀI HỌC
1. Hòa bình và bảo vệ hòa bình:
 - Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa các quốc gia – dân tộc, giữa con người với con người, là khát vọng của toàn nhân loại.
- Bảo vệ hòa bình là làm mọi việc để bảo vệ, giữ gìn cuộc sống xã hội bình yên; là dùng thương lượng, đàm phán để giải quyết mọi mâu thuẫn, xung đột giữa các dân tộc, tôn giáo, quốc gia; không để xảy ra chiến tranh hay xung đột vũ trang.
2. Cần phải bảo vệ hòa bình: 
- Hòa bình đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bình yên cho con người; còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật, trẻ em thất học, gia đình li tán, ...
- Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang vẫn còn đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
HS làm các bài tập ở SGK.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc: 
- GV yêu HS làm các bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-GV quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, trao đổi, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV tuyên dương, ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).

III. BÀI TẬP
Bài 1
  Những biểu hiện lòng yêu hòa bình: a, b, d, e, h, i.
Bài 2
Em tán thành với ý kiến (a), (c).
Vì, mọi người đều có quyền được sống trong hoà bình để có cuộc sống bình yên, ấm no, hạnh phúc, có điều kiện học hành, phát triển; cho nên bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh là trách nhiệm của toàn nhân loại không phải chỉ của một cá nhân, một tổ chức hay của một nước nào.
Bài 3: Phong trào đi bộ vì hoà bình;
- Mít tinh phản đối chiến tranh ở I-rắc;
- Ủng hộ nhân dân Cu-ba vượt qua khó khăn trước âm mưu cấm vận của Mĩ;
- Cuộc thi viết thư nói về chủ đề Em yêu hoà bình;
- Vẽ tranh về chủ đề Hoà bình;
- Giao lưu với thanh thiếu niên quốc tế;
- Viết thư bày tỏ tình đoàn kết với thanh, thiếu niên quốc tế.
Bài 4: Học sinh lên kế hoạch cùng các bạn trong nhóm thực hiện một hoạt động bảo vệ hòa bình: biểu diễn văn nghệ ; vẽ tranh về chủ đề hoà bình ; giao lưu với thanh, thiếu niên quốc tế...

4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Những việc làm thể hiện mối quan hệ hòa bình với mọi người.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Em hãy rèn luyện những việc làm thể hiện mối quan hệ hòa bình với mọi người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện, hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời các em chia sẻ sản phẩm trước lớp ở tiết sau.
- HS cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
Sản phẩm của HS.

Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
Bài 5: TÌNH HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC TRÊN THẾ GIỚI
Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 03 tiết (Tiết 5, 6, 7)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Hiểu được thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Ý nghĩa của tinh thần hữu nghị giữa các dân tộc.
- Những hiểu biết cụ thể của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Hiểu được khái niệm của hợp tác, ý nghĩa, cách rèn luyện...
I. Đặt vấn đề. Mục 1: Cập nhật thông tin mới và hướng dẫn HS tự đọc.
II. Nội dung bài học (Mục 3): Khuyến khích học sinh tự đọc
Tích hợp NGLL chủ điểm tháng 4: Hòa bình và hữu nghị.
I. Đặt vấn đề. Mục 1: Cập nhật thông tin mới và hướng dẫn HS tự đọc.
II. Nội dung bài học Mục 3: Khuyến khích học sinh tự đọc
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2 Năng ...à tất yếu: Ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số, tình trạng đói nghèo, đẩy lùi những bệnh hiểm nghèo
3. Nguyên tắc
Trong quá trình hợp tác phải đảm bảo các nguyên tắc như: Bình đẳng, tôn trọng, đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau...giải quyết bất hoà và mâu thuẫn bằng thương lượng hoà bình....
4. Cách rèn luyện
Học sinh phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh ngay từ bây giờ, trong học tập, lao động, trong cuộc sống hàng ngày.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
Mục tiêu: Giúp HS vận dụng lý thuyết, xác định và làm được bài tập.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
HS làm các bài tập ở SGK.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc: 
- GV yêu HS làm các bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-GV quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, trao đổi, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV tuyên dương, ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).

III. BÀI TẬP
Bài 1.Nêu một số việc làm thể hiện tình hữu nghị:
+ Chia sẻ những tổn thất do thiên tai, lũ lụt, động đất gây nên;
+ Lịch sự, tôn trọng với khách nước ngoài;
+ Giúp đỡ người nước ngoài sang du lịch, tham quan ở quê hương mình khi họ có yêu cầu;
+ Viết thư kêu gọi hoà bình, phản đối chiến tranh.
Bài 2. Xử lí tình huống.
a. Cần phê phán thái độ mất lịch sự đó.
b. Tích cực tham gia các hoạt động giao lưu.
- Vui vẻ, ân cần chu đáo, lịch sự, tế nhị thể hiện sự hiếu khách của mình;
- Giới thiệu cho bạn về con người và đất nước Việt Nam;
- Giới thiệu những phong cảnh đẹp, di tích lịch sử của quê hương, những món ăn Việt Nam...
- Làm quen với bạn và tìm hiểu những phong tục tập quán, những nét văn hoá của nước bạn...
Bài 3. Sưu tầm tranh ảnh.
Bài 4. Kế hoạch:
- Tên hoạt động → ví dụ: úng hộ các bạn ở vùng lũ lụt.
- Nội dung, biện pháp hoạt động: quyên góp áo quần, sách vở, tiền...
+ Hoạt động trong nhà trường;
+ Thời gian quyên góp: 5 ngày.
- Người phụ trách, người tham gia: Lớp trưởng các lớp chịu trách nhiệm thu gom, tất cả học sinh các lớp tham gia.
- Thời gian, địa điểm ủng hộ (chọn một trường cụ thể với sự giới thiệu của Hội Chữ thập đỏ).

4. Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
Nội dung
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Những việc làm thể hiện mối quan hệ hữu nghị với mọi người.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu: Em hãy rèn luyện những việc làm thể hiện mối quan hệ hữu nghị với mọi người.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện, hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời các em chia sẻ sản phẩm trước lớp ở tiết sau.
- HS cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
Sản phẩm của HS.
	
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 8)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Ôn tập kiến thức đã học ở các bài: Chí công vô tư, Tự chủ, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hòa bình, Chủ đề: Hợp tác cùng phát triển.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Tích cực học tập, hoàn thành tốt bài kiểm tra.	
- Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.
- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.	
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra.
- Cố gắng phấn đấu để dạt kết quả cao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b) Nội dung: HS nêu hiểu biết về những bài đã học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu kể tên những bài đã học từ đầu HKI đến giờ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nêu ý kiến: Kể tên từ bài 1 đến bài 5 + 6.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thả...
C. Mặc kệ cho mọi người quyết định.
D. Theo ý kiến số đông.
Câu 4: Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Đi học muộn.
D. Đua xe trái phép.
Câu 5: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. luôn làm theo số đông.
B. luôn tự ý hành động theo ý mình.
C. không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước mọi việc.
Câu 6: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các nước với nhau được gọi là?
A. Hợp tác giữa các nước lớn.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Xung đột giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Câu 7: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Tự lập.
B. Giao lưu.
C. Đoàn kết.
D. Hợp tác.
Câu 8: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.
II. TỰ LUẬN: (6,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là bảo vệ hòa bình?
Câu 2: (4,0 điểm)
Giải quyết tình huống sau:
 Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
a. Em hãy nhận xét việc làm của H?
b. Nếu em là H, em sẽ làm như thế nào trong tình huống đó?
BÀI LÀM
..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tên: .
Lớp: 9A...
A
 KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
 MÔN: GDCD 9
 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể giao đề) 
Điểm
Nhận xét của giáo viên





MÃ ĐỀ 912
Đọc kỹ các câu hỏi sau và chọn một đáp án A, B, C hoặc D mà em cho là đúng nhất (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Tự chủ có ý nghĩa là?
A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
B. Làm mất thời gian của ta.
C. Gây phiền phúc cho mọi người xung quanh.
D. Khiến ta bị mọi người xa lánh.
Câu 2: Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Đi học muộn.
D. Đua xe trái phép.
Câu 3: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các nước với nhau được gọi là?
A. Hợp tác giữa các nước lớn.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Xung đột giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
Câu 4: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.
Câu 5: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính Chí công vô tư.
Câu 6: Biểu hiện của dân chủ là?
A. Không dám phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Mặc kệ cho mọi người quyết định.
D. Theo ý kiến số đông.
Câu 7: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. luôn làm theo số đông.
B. luôn tự ý hành động theo ý mình.
C. không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước mọi việc.
Câu 8: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọ..........................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
Trường THCS Ngô Quang Nhã
Tên: .
Lớp: 9A...
A
 KIỂM TRA GIỮA KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
 MÔN: GDCD 9
 THỜI GIAN: 45 PHÚT (Không kể giao đề) 
Điểm
Nhận xét của giáo viên





MÃ ĐỀ 914
Đọc kỹ các câu hỏi sau và chọn một đáp án A, B, C hoặc D mà em cho là đúng nhất (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
Câu 1: Không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân được gọi là?
A. Đức tính khiêm nhường.
B. Đức tính tiết kiệm.
C. Đức tính trung thực.
D. Đức tính Chí công vô tư.
Câu 2: Biểu hiện của dân chủ là?
A. Không dám phát biểu tại hội nghị.
B. Đóng góp ý kiến tại buổi sinh hoạt lớp.
C. Mặc kệ cho mọi người quyết định.
D. Theo ý kiến số đông.
Câu 3: Những biểu hiện nào dưới đây thể hiện rõ tính tự chủ?
A. luôn làm theo số đông.
B. luôn tự ý hành động theo ý mình.
C. không cần quan tâm đến các sự việc xung quanh.
D. luôn có lập trường rõ ràng, thái độ từ tốn trước mọi việc.
Câu 4: Chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực nào đó vì mục đích chung được gọi là?
A. Tự lập.
B. Giao lưu.
C. Đoàn kết.
D. Hợp tác.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện lòng yêu hòa bình?
A. Chiều theo ý muốn của người khác sẽ tránh được mâu thuẫn.
B. Chỉ cần thân thiện với những người có quan hệ thân thiết với mình.
C. Chung sống thân ái, khoan dung với mọi người xung quanh.
D. Sống khép mình mới tránh được mâu thuẫn, xung đột.
Câu 6: Tự chủ có ý nghĩa là?
A. Giúp chúng ta đứng vững trước tình huống khó khăn, thử thách và cám dỗ.
B. Làm mất thời gian của ta.
C. Gây phiền phúc cho mọi người xung quanh.
D. Khiến ta bị mọi người xa lánh.
Câu 7: Biểu hiện của kỉ luật là?
A. Vứt rác ở nơi công cộng.
B. Không hút thuốc tại bệnh viện.
C. Đi học muộn.
D. Đua xe trái phép.
Câu 8: Quan hệ bạn bè thân thiết giữa các nước với nhau được gọi là?
A. Hợp tác giữa các nước lớn.
B. Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
C. Xung đột giữa các dân tộc trên thế giới.
D. Tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
II. TỰ LUẬN: (6,0 ĐIỂM)
Câu 1: (2,0 điểm) Thế nào là bảo vệ hòa bình?
Câu 2: (4,0 điểm)
Giải quyết tình huống sau:
 Chủ nhật, H được mẹ cho đi chơi phố. Qua các cửa hiệu có nhiều quần áo đúng mốt, bộ nào H cũng thích. Em đòi mẹ mua hết bộ này đến bộ khác làm mẹ rất bực mình. Buổi đi chơi phố mất vui.
a. Em hãy nhận xét việc làm của H?
b. Nếu em là H, em sẽ làm như thế nào trong tình huống đó?
BÀI LÀM
..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................
3. Hướng dẫn chấm:
KIỂM TRA GIỮA KỲ I (Năm học 2023 – 2024)
MÔN: GDCD LỚP 9
THỜI GIAN: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
ĐỀ CHÍNH THỨC
HƯỚNG DẪN CHẤM
Gồm 01 trang
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
	Mỗi câu đúng 0,5 điểm.
CÂU
MÃ ĐỀ 911
MÃ ĐỀ 912
MÃ ĐỀ 913
MÃ ĐỀ 914
1
D
A
D
D
2
A
B
B
B
3
B
B
D
D
4
B
C
C
D
5
D
D
D
C
6
B
B
A
A
7
D
D
B
B
8
C
D
B
B
II. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
Bảo vệ hòa bình là giữ gìn xã hội bình yên, dùng thương lượng và đàm phán để giải quyết các mâu thuẫn không để xẩy ra chiến tranh hoặc xung đột vũ trang.
Câu 2: (4,0 điểm)
HS có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng cần nêu được các ý cơ bản sau:
a. Việc làm của H biểu hiện là người không có tính tự chủ, đúng ra H nên chọn một bộ, đằng này bộ nào H cũng thích, vì vậy hành vi của H làm mẹ bực mình
b. Nếu em là H, em sẽ không làm như vậy, em chỉ chọn một bộ quần áo, vì ...thần đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước
-Thực tiễn đã chứng minh điều đó: Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của dân tộc ta (Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung.... " Quyết tâm hi sinh vì đất nước
-Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước... Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước và biết phát huy truyền thống yêu nước. " Mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất
* Nhóm 2: Thầy giáo Chu Văn An (1292 - 1370), một người thầy nổi tiếng tính tình cương trực, luôn giữ mình trong sạch. Khi đậu tiến sĩ nhưng không ra làm quan mà ở nhà mở trường dạy học 
Nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ 
- Phạm Sư Mạnh – dù là một quan lớn trong triều đình nhưng vẫn nhớ ơn, tôn trọng thầy giáo của mình.
- Vẫn giữ tư cách là một người học trò:
+ Đến mừng thọ thầy .
+Vái chào, lạy thầy " lễ phép, 
+Không dám ngồi ngang với thầy.(Dù đã là quan to ) " kính cẩn trả lời thầy.
 " tôn trọng, kính trọng thầy giáo. 
+Họ cư xử đúng tư cách của một người học trò lễ phép, tôn trọng thầy, với thái độ kính cẩn, khiêm tốn đối với thầy giáo cũ.
=> Đó chính là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” nét đẹp của dân tộc ta.
* Nhóm 3: Qua bài viết của Bác Hồ và câu chuyện trên, em có suy nghĩ 
- Lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu. Truyền thống yêu nước còn giữ mãi đến ngày nay. 
- Biết ơn, kính trọng thầy cô giáo dù mình là ai, đó là truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. Đồng thời tự thấy mình cần phải rèn luyện những đức tính như học trò của cụ Chu Văn An.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta.
2.Chuyện về một người thầy.

2.2 Tìm hiểu Nội dung bài học
a. Mục tiêu: Giúp HS:
- Khái niệm truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào 
- Ý nghĩa và trách nhiệm của công dân đối với việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Thái độ, hành vi thể hiện việc việc kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc của bản thân và người khác.
b. Nội dung: HS tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi 
H: Qua bài viết của Bác Hồ và chuyện về một người thầy cho thấy dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì?
- Truyền thống yêu nước, và truyền thống tôn sư trọng đạo.
H: Em hiểu “Truyền thống là gì” 
-Truyền thống là những thói quen tốt đẹp được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
H: Theo em, truyền thống yêu nước và truyền thống tôn sư trọng đạo là những giá trị tinh thần hay vật chất? 
-Là giá trị tinh thần
H: Thế nào là giá trị tinh thần?
-Giá trị tinh thần (những tư tưởng, đức tính, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp)
H: Truyền thống yêu nước và truyền thống “tôn sư trọng đạo” được hình thành từ bao giờ?
-Hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. (kế thừa)
H: Vậy, em hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là ...
(SGK – Tr 25)
- Em hãy khái quát dân tộc Việt Nam có những truyền thống tốt đẹp gì đáng tự hào?
- Chia sẻ những điều vừa trao đổi về ý nghĩa của kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
trước lớp.
- Thế nào là kế thừa phát huy truyền thống dân tộc. Hãy kể một vài việc em và các bạn đã làm để góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, của nhà trường?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn 
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề
GV giảng: Như vậy, truyền thống yêu nước và truyền thống tôn sư trọng đạo được đề cập trong bài viết của Bác Hồ và câu chuyện trên chỉ là hai trong số những truyền thống cốt lõi, tiêu biểu rất đáng tự hào của dân tộc. Vậy, dân tộc ta còn có những truyền tốt đẹp nào không?

II. Nội dung bài học
1. Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là ...
(SGK – Tr 25)
-Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
2. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào như: Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, hiếu thảo...; các truyền thống về văn hóa (các tập quán tốt đẹp và cách ứng xử mang bản sắc văn hóa Việt Nam), về nghệ...m điểm kiểm tra thường xuyên).
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: CHỦ ĐỀ:
LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
Bài 8: NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO
Bài 9: LÀM VIỆC CÓ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 03 tiết (Tiết 11, 12, 13)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm năng động và những biểu hiện của sự năng động sáng tạo và thiếu năng động sáng tạo.
- Ý nghĩa của sống tính năng động sáng tạo.
- Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Tích hợp bài 8 với bài 9 thành một chủ đề dạy trong 3 tiết.
- Bài 8: Năng động, sáng tạo.
- Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
- Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
- Thế nào là làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả? Vì sao phải làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Hiểu được ý nghĩa của làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Nêu được các yếu tố cần thiết để làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
3. Phẩm chất: 
- Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính năng động và sáng tạo ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
- Tôn trọng những người sống năng động, sáng tạo.
- Tích cực, chủ động và sáng tạo trong học tập, lao động và sinh hoạt hàng ngày.
- Biết quí trọng người làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
- Có nhu cầu làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV, Chuẩn KTKN GDCD 9.
- Tranh ảnh, PHT, bảng nhóm, viết lông....
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b. Nội dung: Kích thích HS tự tìm hiểu về năng động, sáng tạo.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
-GV: Cho HS nghe chuyện “Bác Hồ tự học ngoại ngữ”.
? Qua câu chuyện em có nhận xét gì về cách học của Bác?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu bài học.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Tìm hiểu phần đặt vấn đề.
a. Mục tiêu: Giúp HS đọc và tìm hiểu phần đặt vấn đề.
b. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc phần Đặt vấn đề.
Tổ chức thực hiện 
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Giáo viên yêu cầu: 1 HS đọc phần ĐVĐ của bài 8, 9.
 các nhóm thảo luận( thảo luận theo bàn) các câu hỏi phần gợi ý sgk.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời 
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.
- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn.
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.2 Tìm hiểu Nội dung bài học
a. Mục tiêu: Giúp HS:
b. Nội dung: HS tìm hiểu về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Tổ chức thực hiện
Sản phẩm
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu: Thế nào là năng động sáng tạo?
? Hãy nêu những vd cụ thể về những người năng động, sáng tạo?
? Để thể hiện là người NĐ, ST theo em có những biểu hiện nào?
- Năng động, sáng tạo có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống, học tập và lao động?
- Chúng ta cần làm gì để rèn luyện tính năng động, sáng tạo?
- Học sinh tiếp nhận
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh làm việc nhóm
- Giáo viên quan sát
- Dự kiến sản phẩm
Bước 3: Báo cáo thảo luận
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá
- Giáo viên nhận xét, đánh giá
->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng
- GV: kết luận: Tích cực, chủ động, linh hoạt trong học tập, lđ, vui chơi và sh hàng ngày; Không thụ động, phụ thuộc vào người khác; luôn có ý thức đổi mới cách học, cách nghĩ, cách làm, cách tổ chức cs... chất lượng, hiệu quả.
Câu 2
- Làm việc gì cũng cần phải có năng suất, chất lượng vì ngày nay, xã hội chúng ta không chỉ có nhu cầu về số lượng sản phẩm mà điều quan trọng là chất lượng của nó phải ngày càng được nâng cao (hình thức đẹp, độ bền cao, công dụng tốt...). Đó chính là hiệu quả của công việc.
- Nếu làm việc chỉ chú ý đến năng suất mà không quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thì chúng ta có thể gây nên những tác hại xấu cho con người, môi trường và xã hội.
- Ví dụ:
+ Mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn quốc tế mang lại sự an toàn cho người sử dụng.
+ Nhuộm cà phê bằng lõi pin gây ảnh hưởng sức khỏe người dân; sản xuất đồ ăn kém chất lượng
+ Khi quy định bắt buộc mọi người tham gia giao thông bằng phương tiện mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm được ban hành, vì hám lời một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm đã sản xuất ồ ạt, chất lượng mũ không đảm bảo, gây hậu quả không tốt cho người sử dụng...
Câu 3
- Bạn Nam lớp em luôn tìm ra nhiều cách giải cho một bài Toán.
- Thầy cô giáo trường em luôn cải tiến phương pháp giảng dạy, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy giúp HS tiếp thu kiến thức nhanh, đạt kết quả cao trong các kỳ thi, nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Anh Nguyễn Đức Tâm sản xuất ra máy gặt lúa cầm tay.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS làm việc: 
- GV yêu HS làm các bài tập.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
-GV quan sát, hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hỗ trợ HS có khó khăn trong học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV gọi HS trình bày kết quả.
- Cả lớp theo dõi, trao đổi, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
- GV tuyên dương, ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức, hướng dẫn học sinh làm bài tập về nhà.
b. Nội dung: Những nội dung đã học và vận dụng vào cuộc sống.
c. Sản phẩm: Quá trình tìm hiểu, rèn luyện, vận dụng của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu:
Câu 1: Câu tục ngữ nào sau đây nói về năng động sáng tạo
A. Cái khó ló cái khôn.
B. Học một biết mười.
C. Miệng nói tay làm.
D. Há miệng chờ sung.
Câu 2: Em hãy tự liên hệ một việc làm có năng suất, chất lượng, hiệu quả của bản thân. Để làm được như vậy em đã gặp khó khăn gì và em đã vượt qua khó khăn đó như thế nào?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
- HS thực hiện, hoàn thành bài tập về nhà.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- GV mời các em chia sẻ sản phẩm trước lớp ở tiết sau.
- HS cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV nhận xét, đánh giá về sản phẩm.
- GV ghi nhận, trân trọng thái độ tích cực trong học tập của các em (có thể lấy làm điểm kiểm tra thường xuyên).
Trường: THCS Ngô Quang Nhã
Tổ: Văn - GDCD
Họ và tên giáo viên:
Hồ Tú Anh

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP CUỐI KỲ I
Môn học: Giáo dục công dân; Lớp: 9
Thời gian thực hiện: 01 tiết (Tiết 14)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
Ôn tập kiến thức đã học ở các bài: Chí công vô tư, Tự chủ, Dân chủ và kỉ luật, Bảo vệ hòa bình, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới, Hợp tác cùng phát triển, Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Năng động, sáng tạo và Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả.
2. Năng lực:
2.1 Năng lực chung: 
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp; nhận biết được ngữ cảnh giao tiếp và đặc điểm, thái độ của đối tượng giao tiếp.
- Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề trong những tình huống mới.
2.2 Năng lực đặc thù:
- Tích cực học tập, hoàn thành tốt bài kiểm tra.	
- Tự nhận biết được sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, giá trị, vị trí và các quan hệ xã hội của bản thân.
- Biết lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp; đề xuất được phương án tổ chức, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao; khiêm tốn học hỏi và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm trong hợp tác giải quyết các vấn đề học tập, lao động và hoạt động cộng đồng.	
3. Phẩm chất: 
- Trung thực trong quá trình làm bài kiểm tra.
- Cố gắng phấn đấu để dạt kết quả cao.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch dạy học.
- SGK, SGV.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc SGK, chuẩn bị trả lời các câu hỏi ở SGK, phần bài tập.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS. Gợi mở vào nội dung bài học.
b) Nội dung: HS nêu hiểu biết về những bài đã học.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện:
* Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS nêu kể tên những bài đã học từ HKI đến giờ?
* Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nêu ý kiến: Kể tên từ bài 1 đến bài 8+9.
* Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
HS suy nghĩ, trả lời.
* Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_gdcd_9_nam_hoc_2023_2024_truong_thcs_ngo_qu.docx
  • docTuần 1.doc
  • docTuần 2.doc
  • docTuần 3.doc
  • docTuần 4.doc
  • docTuần 5-7.doc
  • docxTuần 8.docx
  • docxTuần 9.docx
  • docTuần 10.doc
  • docTuần 11-13.doc
  • docxTuần 14.docx
  • docxTuần 15.docx
  • docxTuần 16.docx
  • docxTuần 17.docx
  • docxTuần 18.docx
  • docTuần 19-20.doc
  • docTuần 21.doc
  • docTuần 22-23.doc
  • docTuần 24-25.doc
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docTuần 28.doc
  • docTuần 29.doc
  • docTuần 30.doc
  • docTuần 31.doc
  • docTuần 32.doc
  • docTuần 33.doc
  • docTuần 34.doc
  • docTuần 35.doc