Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

1.Kiến thức:
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc của nước ta.
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: số lượng, thành phần, nét đặc trưng về văn hóa của một số dân tộc.
2. Năng lực :
Năng lực địa lí:
- Phân tích tranh ảnh , biểu đồ, lược đồ để trình bày được đặc điểm, sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam
- Biết tìm kiến thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhất tri thức, số liệu về các dân tộc ở VN
Năng lực chung
Tự tổ chức , quản lí các hoạt động học tập của cá nhân và các thành viên trong nhóm học tập.
3.Phẩm chất :
-Chăm chỉ: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập
- Yêu nước : có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng xây dựng đất nước, niềm tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc
pdf 241 trang Cô Giang 03/11/2024 90
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm

Kế hoạch bài dạy Địa lí Lớp 9 - Chương trình cả năm
 1 
Tiết 1 Bài 1 
CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM 
I. Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: 
- Trình bày được sự phân bố các dân tộc của nước ta. 
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: số lượng, thành phần, nét đặc trưng về 
văn hóa của một số dân tộc. 
2. Năng lực : 
Năng lực địa lí: 
- Phân tích tranh ảnh , biểu đồ, lược đồ để trình bày được đặc điểm, sự phân bố 
các dân tộc ở Việt Nam 
- Biết tìm kiến thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhất tri thức, số liệu về các 
dân tộc ở VN 
Năng lực chung 
Tự tổ chức , quản lí các hoạt động học tập của cá nhân và các thành viên trong 
nhóm học tập. 
3.Phẩm chất : 
-Chăm chỉ: Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập 
- Yêu nước : có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để cùng xây dựng đất nước, 
niềm tự hào về bản sắc văn hoá dân tộc 
II. Chuẩn bị: 
1. GV:- Bản đồ dân cư Việt Nam. 
- Tranh ảnh , tư liệu về văn hóa một số dân tộc Việt Nam và địa phương 
- Máy chiếu 
2.HS: Át lát địa lí Việt Nam 
Đọc trước bài, thu thập tư liệu về văn hóa của một số dân tộc. 
III. Phương pháp: 
- Trực quan, hợp tác 
IV. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động: khởi động : Gv cho hs quan sát ảnh thiếu nhi các dân tộc đoàn 
kết, em hãy kể tên các dân tộc có trong ảnh mà em biết? nhờ vào đâu em biết 
được điều đó? 
Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc cùng chung sống. Các dân tộc tuy 
khác nhau về một số đặc điểm nhưng với truyền thống yêu nước, đoàn kết, các 
dân tộc đã sát cánh bên nhau trong suốt quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. 
Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cộng đồng các dân tộc ở VN: các 
dân tộc VN có đặc điểm gì? Sự phân bố của các dân tộc 
2.Hoạt đông :Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam 
a. Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm về dân tộc: số lượng, thành phần, nét đặc trưng 
về văn hóa của một số dân tộc. 
 2 
b. Tổ chức thực hiện 
Hoạt động của GV và HS Nội dung Kiến thức 
Bước 1: giao nhiệm vụ 
Đọc nội dung sgk mục 1, quan sát biểu đồ 1.1 
và bảng thống kê cuối bài , trả lời phiếu câu hỏi 
Việt Nam có bao nhiêu 
dân tộc? 
Dân tộc chiếm số dân 
đông nhất, tỉ lệ? 
Dân tộc chiếm số dân ít 
nhất? 
Các dân tộc ít người ở địa 
phương Ba Vì? 
Nét văn hóa của các dân 
tộc thể hiện ở những yếu 
tố nào? 
Nêu một vài nét nổi bật 
về văn hóa của một dân 
tộc ít người mà em biết 
Bước 2: 
Hs thảo luận cặp, trình bày trước lớp. 
Việt Nam có bao 
nhiêu dân tộc? 
54 
Dân tộc chiếm số dân 
đông nhất, tỉ lệ? 
Kinh , ( 86%) 
Dân tộc chiếm số dân 
ít nhất? 
Các dân tộc ít người 
ở địa phương Ba Vì? 
Dao, Mường 
Nét văn hóa của các 
dân tộc thể hiện ở 
những yếu tố nào? 
+ ngôn ngữ, 
+ trang phục 
+ phong tục tập quán 
( tập quán sinh hoạt, 
sản xuất..) 
+ hình thức quần cư 
Nêu một vài nét nổi 
bật về văn hóa của 
một dân tộc ít người 
mà em biết 
Bước3: báo cáo-thảo luận: 
Gv mời đại diện 1 cặp đôi đọc kết quả, cả lớp 
theo dõi nhận xét 
Bước 4:Gv nhận xét, kết luận 
I. Các dân tộc ở Việt Nam 
- Việt Nam có 54 dân tộc. 
Mỗi dân tộc có nét văn hoá 
riêng. 
+Dân tộc Kinh chiếm số 
đông nhất, chiếm 85,3% 
(năm 2019) 
+ Các dân tộc ít người có số 
dân,trình độ phát triển và 
kinh nghiệm sản xuất khác 
nhau 
+ cộng đồng người Việt Nam 
định cư ở nước ngoài có 
nhiều đóng góp to lớn trong 
công cuộc xây dựng và bảo 
vệ TQ. 
 3 
Gv nêu 1 số câu hỏi mở rộng 
? Quan sát tranh 1.2 sgk,em thấy được điều 
gì về đời sống của các dân tộc ít người? 
? Liên hệ kt văn học, lịch sử, em hãy kể tóm 
tắt một câu chuyện về tấm gương tiêu biểu 
của đồng bào dân tộc ít người trong công 
cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc? 
HS kể: anh hùng Núp,anh Kim Đồng... 
Một số nhà văn ng dân tộc thiểu số: Nông Quốc 
Chấn( Tày), Y Phương ( Tày) 
? Bộ phận người Việt Nam định cư ở nước 
ngoài có vai trò ntn đối với công cuộc xây 
dựng bảo vệ tổ quốc? Cho VD? 
HS : đóng góp sức ng sức của; duy trì và phát 
triển, truyền bá nét đẹp văn hóa Việt ra thế giới 
HS:TRực tiếp và gián tiếp góp phần xd đất 
nước,phát triển kinh tế. 
? Sự đa dạng về dân tộc, văn hóa có thuận lợi 
và khó khăn gì cho quá tình phát triển đất 
nước? 
HS thảo luận theo cặp: 
- thuận lợi: nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản 
sắc giúp phát triển du lịch nhân văn 
Khó khăn: sự chênh lệch trong trình độ phát 
triển kt , kinh nghiệm sản xuất, nền văn hóa đòi 
hỏi cần có những chính sách phù hợp để phát 
huy tinh thần đoàn kết 
2.Hoạt động 2: tìm hiểu sự phân bố các dân tộc 
a.Mục tiêu: trình bày được sự phân bố của các dân tộc 
b. Tổ chức thực hiện 
Bước 1: Giao nhiệm vụ 
Dựa vào At lat và sgk mục II, hoàn thành bảng 
sau 
Các dân tộc Vùng phân bố 
a. Dân tộc KInh 
b.Các dân tộc ít người 
Bước2; hs thảo luận theo bàn thực hiện nhiệm vụ 
Bước 3: Gv mời đại diện 1 nhóm trình bày sự 
phân bố các dân tộc trên bản đồ 
Gv nêu câu hỏi mở rộng 
1.Địa bàn phân bố của các dân tộc ít người có 
điều gì đặc biệt? 
Hiện nay, đời sống và sự phân bố của các dân 
tộc ít người thay đổi ntn?Nguy...hích 
nguyên nhân và hậu quả 
- Biết sự thay đổi cơ cấu dân số và xu hướng thay 
đổi cơ cấu dân số của nước ta. Nguyên nhân sự 
thay đổi. 
b. Tìm hiểu địa lí : - Phân tích biểu đồ, bảng số liệu để nêu lên đặc 
điểm dân số và gia tăng dân số nước ta. 
c.Vận dụng kiến thức- 
kĩ năng đã học . 
Thiết lập mối quan hệ nhân quả giữa gia tăng dân 
số với phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường 
2. Năng lực chung 
Tự chủ - tự học + Tự tổ chức , quản lí các hoạt động học tập của cá 
nhân và các thành viên trong nhóm học tập. 
Giao tiếp- hợp tác -Chủ động trình bày ý kiến, giải pháp trong quá 
trình hợp tác nhóm 
3.Phẩm chất 
Chăm chỉ : Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập 
Trách nhiệm Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình 
hợp lí,chấp hành các chính sách vè dân số và môi 
trường của nhà nước. 
II. Chuẩn bị: 
1.GV:- Lược đồ dân số Việt Nam. 
- Tranh ảnh về một số hậu quả của dân số tới môi trường, chất lượng cuộc sống. 
2.HS: Ôn lại kiến thức về dân số(lớp 7), Át lát địa lí VN 
III. Phương pháp: 
Trực quan, nêu vấn đề, hợp tác 
IV> Tiến trình dạy học 
1. Hoạt dộng : Khởi động: Gv cho hs quan sát hình ảnh khẩu hiệu về dân số 
 7 
Theo ý kiến em, tại sao lại đưa ra những khẩu hiệu này? 
Gv dẫn dắt: Việt Nam là nước có số dân đông, dân số trẻ. Nhờ thực hiện tốt 
chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình nên tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có xu 
hướng giảm và cơ cấu dân số đang có sự thay đổi => Chúng ta cùng tìm hiểu 
các vấn đề trên trong bài học hôm nay 
2. Hoạt động : Hình thành kiến thức mới 
Hoạt động của GV và HS Nội dung kiến thức 
HĐ1: cặp / cá nhân 
Gv giới thiệu đoạn thông tin về dân số nước ta 
qua tư liệu sưu tầm 
“Tổng số dân của Việt Nam là 96.208.984 
người, trong đó, dân số nam là 47.881.061 
người, chiếm 49,8% và dân số nữ là 48.327.923 
người, chiếm 50,2%. Việt Nam là quốc gia đông 
dân thứ ba trong khu vực Đông Nam Á (sau In-
đô-nê-xi-a và Phi-li-pin) và thứ 15 trên thế giới 
. Sau 10 năm, quy mô dân số Việt Nam tăng 
thêm 10,4 triệu người. Tỷ lệ tăng dân số bình 
quân năm giai đoạn 2009 - 2019 là 1,14%/năm, 
giảm nhẹ so với giai đoạn 1999 - 2009 
(1,18%/năm)” 
( Trích thông cáo báo chí về điều tra dân số và 
nhà ở năm 2019) 
Gv giao nhiệm vụ : 
? khai thác đoạn thông tin trên, em hãy ghi 
lại những đặc điểm về dân số nước ta? 
Hs thảo luận cặp ( 2 p ) và trình bày kết quả. 
.HS: So với Tg: S: thứ 58,dân số: 15 
So với ĐNA: S thứ 5,dân số: thứ 3 sau In- đô và 
Phi líp pin 
 S nhỏ nhưng dân số đông 
I. Số dân 
- Năm 2019, Việt Nam có 
96,2 triệu người ( đứng thứ 
3 của ĐNA và thứ 15 trên 
tg) 
 8 
HĐ2:Hợp tác nhóm 
Hs thảo luận nhóm: 
Nhóm chẵn: + Phân tích biểu đồ H2.1, rút ra 
nhận xét về tình hình gia tăng dân số của nước 
ta từ năm 1954 đến năm 2003 ? 
Nhóm lẻ: - Phân tích biểu đồ H2.1 kết hợp 
khai thác đoạn thông tin ở mục 1, rút ra 
nhận xét tỉ lệ gia tăng tự nhiên dân số nước 
ta từ năm 1954 đến năm 2003 ? giải thích 
nguyên nhân? 
(Gv:Theo dõi, bao quát hoạt động của các 
nhóm, hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn, động 
viên các hs yếu cùng tham gia với các bạn) 
? Số dân đông và tăng nhanh có thuận lợi và 
khó khăn gì cho phát triển KTXH? 
Hs: thảo luận bàn,trình bày trước lớp: 
+ Thuận lợi: nguồn lao động dồi dào, thị trường 
tiêu thụ lớn 
+ khó khăn: gây sức ép lớn lên tài nguyên môi 
trường và phát triển KTXH 
? Vì sao từ năm 1989 đến nay, tỉ lệ GTTN 
của dân số nước ta giảm nhưng dân số nước 
ta vẫn tăng nhanh? 
HS: Do nước ta có cơ cấu dân số trẻ, số người 
trong độ tuổi sinh đẻ vẫn nhiều 
?Lợi ích của việc giảm tỉ lệ GTTN của dân 
số? 
Hs: giảm quy mô dân số giúp kinh tế xã hội 
phát triển 
Chất lượng cuộc sống được nâng cao 
Tài nguyên môi trường được quan tâm bảo vệ 
?Qsát bảng 2.1,nhận xét về sự khác biệt 
trong tỉ lệ GTTN giữa các khu vực trong cả 
nước? 
?Tại sao có sự khác nhau đó? 
Hs: Do sự phát triển kinh tế khác nhau 
-Sự phân bố các dân tộc 
-Trình độ dân trí,phong tục tập quán 
-Hiệu quả của các chính sách dân số. 
HĐ3: thảo luận nhóm 
Nhóm 1+ 2: đọc bảng 2.2:Em hãy nhận xét 
cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu dân số theo tuổi 
II. Gia tăng dân số 
-Dân số nước ta tăng nhanh 
+ bùng nổ dân số ở nước ta 
diễn ra từ cuối những năm 
50 đến cuối thế kỉ 20. 
- Nhờ thực hiện tốt chính 
sách dân số và kế hoạch 
hoá gia đình nên tỉ lệ gia 
tăng dân số tự nhiên có xu 
hướng giảm. 
- Tỉ lệ gia tăng dân số tự 
nhiên còn khác nhau giữa 
các vùng: 
- Tỉ lệ gia tăng ở nông thôn 
cao hơn thành thị, ở đồng 
bằng cao hơn miền núi. 
III. Cơ cấu dân số 
- Cơ cấu dân số theo độ 
tuổi: 
+ Nước ta đang có sự thay 
đổi: Tỉ lệ trẻ em giảm 
xuống, tỉ lệ người trong độ 
tuổi lao động và trên độ 
tuổi lao động tăng lên. 
 9 
của nước ta 
HS: Cơ cấu dân số trẻ: tỉ lệ trên 60 tuổi dưới 
10% 
-Sự thay đổi: nhóm 0-14: giảm 
Nhóm trên 15 và trên 60: tăng 
Nhóm 3+ 4: Em hãy nhận xét cơ cấu dân số 
theo giới tính ở nước ta? 
HS: trước đây: đang dần tiến tới cân bằng ...hiện nhiệm vụ, sau đó 
thảo luận cặp đôi thống nhất kết quả 
- Báo cáo- thảo luận 
-Gv mời đại diện 1 cặp đôi báo cáo kết quả, cả lớp 
lắng nghe, bổ sung 
Dự kiến sản phẩm: 
MĐ DS nước ta năm 2019: 291,5 người/km2, mức 
TB của TG : 53 người /km2, nước ta gấp gần 6 lần-
> Mật độ dân số cao 
-Đánh giá- kết luận: 
Gv kết luận 
Nhiệm vụ 2: 
-Giao nhiệm vụ: 
?Qsát lược đồ phân bố dân cư và At lat ( trang 
dân cư),em hãy : 
+xác định những nơi có mật độ dân số cao, thấp? 
+ Nhận xét chung về sự phân bố dân cư? 
+ giải thích tại sao dân cư nước ta phân bố không 
đồng đều? 
-Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs làm việc theo bàn thực hiện nhiệm vụ: 
-Báo cáo- thảo luận: 
Gv mời 1 hs trình bày sự phân bố dân cư trên bản 
đồ 
 Cả lớp theo dõi, nhận xét 
Dự kiến sản phẩm: 
-Các khu vực động dân: đồng bằng, duyên hải, các 
thành phố lớn 
Nguyên nhân: do điều kiện tự nhiên thuận lợi, kinh 
tế phát triển, lịch sử khai thác lâu đời 
-Các khu vực thưa dân: vùng núi ( Tây Nguyên, 
Tây bắc), hải đảo, do địa hình hiểm trở, nhiều thiên 
tai, kinh tế chưa phát triển 
-Phần lớn dân cư sống ở nôgn thôn do trình độ đô 
thị hóa chưa cao 
-Đánh giá- Kết luận: 
Cả lớp đánh giá nội dung trình bày của học sinh: 
+ nội dung trình bày 
+ kĩ năng xác định trên bản đồ 
+ Lời nói lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu 
Gv chốt kt 
Gv nêu câu hỏi mở rộng 
? Dân cư phân bố không đều dẫn tới những hậu 
1)Mật độ dân số. 
- Nước ta có mật độ dân 
số cao và tăng nhanh năm 
. Năm 2019: 291 
người/km2 
2) Phân bố dân cư. 
- Dân cư nước ta phân bố 
không đều giữa các vùng. 
+ Dân cư tập trung đông ở 
đồng bằng, ven biển,các 
đô thị 
+Dân cư thưa thớt ở vùng 
núi,cao nguyên. 
- phân bố không đồng đều 
giữa các địa phương trong 
1 vùng 
- Phần lớn dân cư sống ở 
nông thôn:66,9% 
 13 
quả gì?giải pháp khắc phục? 
HS: Ở ĐB: đất chật người đông=>Thiếu việc làm, 
chỗ ở 
Miền núi: Ít dân => thiếu lao động 
HS: Chuyển cư từ ĐB về miền núi 
Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát 
triển KT miền núi. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu các loại hình quần cư 
A, Mục tiêu: 
-- Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn, 
quần cư thành thị theo chức năng và hình thái quần 
cư 
b.Tổ chức thực hiện: 
-Giao nhiệm vụ: 
Đọc thông tin mục II sgk, hoàn thành phiếu học tập 
sau: 
 Quần cư nông 
thôn 
Quần cư thành 
thị 
Tên gọi 
Mức độ tập 
trung dân 
cư 
Chức năng 
kinh tế chủ 
yếu 
- Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận cặp đôi thực hiện nhiệm vụ 
-Báo cáo- thảo luận: 
Gv mời 1 hs trình bày kết quả, cả lớp lắng nghe, 
nhận xét, bổ sung 
-Đánh giá- kết luận 
Gv chốt nd kiến thức 
Gv nêu câu hỏi liên hệ: 
 Nơi em đang sinh sống thuộc loại hình quần cư 
nào? Trong những năm qua quê hương em đã thay 
đổi ra sao? 
HĐ3: Tìm hiểu quá trình đô thị hóa: 
a.Mục tiêu: 
- Nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta 
b. Tổ chức thực hiện: 
Bước1: 
HS QS bảng 3.1: 
- Nhận xét về dân số và tỉ lệ dân số thành thị ở 
II. Các loại hình quần 
cư 
1. Quần cư nông thôn 
-đặc điểm : + Có nhiều 
quy mô ,tên gọi khác 
nhau. 
+Dân cư phân bố trải rộng 
trên lãnh thổ. 
+HĐKT chủ yếu là nông 
nghiệp. 
2. Quần cư thành thị 
- Đặc điểm:+ MĐ dân số, 
nhà cửa đông đúc 
+ Hoạt đông kinh tế chủ 
yếu: CN,dịch vụ 
- Chức năng: Là trung tâm 
kinh tế - chính trị, khoa 
học, giáo dục. 
III. Đô thị hoá 
- Số dân thành thị và tỉ lệ 
dân thành thị liên tục tăng 
lên => quá trình đô thị 
hoá phát triển 
- Các đô thị nước ta phần 
lớn có quy mô vừa và 
nhỏ, chủ yếu tập trung ở 
đồng bằng, ven biển. 
 14 
nước ta? 
? Xác định trên bản đồ các đô thị đặc biệt, các 
đô thị có quy mô trên 1 triệu dân? 
Nhận xét sự phân bố đô thị ở nước ta? 
?Nêu một số biện pháp để tiến hành đô thị hóa 
hiệu quả ở nước ta? 
HS: Biện pháp: 
+ mở rộng các đô thị một cách có quy hoạch đi đôi 
với nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng đô thị 
+Nâng cao mức sống nông thôn,phổ biến lối sống 
thành thị về nông thôn một cách tích cực 
+Chuyển cư từ thành thị về miền núi,nông thôn 
+Hình thành các đô thị vệ tinh 
Liên hệ thực tế em hãy nêu một số biểu hiện đô 
thị hóa ở địa phương mình? 
Hs: tỉ lệ người làm nông nghiệp giảm,hoạt động 
công nghiệp dịch vụ gia tăng, mức độ tập trung dân 
cư ngày càng cao. 
3. Hoạt động: Luyện tập 
Sử dụng atlat : 
 Khu vực có mật độ dân số rất cao ở nước ta là: 
A. Thành phố lớn B. Thị xã, thị trấn C. Các cao nguyên D. Vùng núi cao 
 Vùng có MDDS cao nhất nước ta là: 
A.Bắc Trung Bộ B. Tây Nguyên C. ĐBSH D. Đông Nam Bộ 
 Các đô thị nước ta tập trung chủ yếu ở: 
A.trung du, miền núi B.vùng đồi núi thấp 
C. đồng bằng, ven biển D, các bán bình nguyên 
 Đặc điểm nổi bật của quá trình đô thị hóa ở nước ta là: 
A. Quy mô đô thị ngày càng lớn, trình độ cao 
B. Tốc độ ngày càng cao nhưng trình độ còn thấp 
C. Tốc độ chậm chưa tương xứng với sự phát triển của nền kinh tế 
D. Mức độ đô thị hóa cao, đồng đều khắp các vùng 
 Nội dung nào sau đây không thể hiện quá trình đô thị hóa ...
gắt ở nước ta? 
?Vấn đề giải quyết việc làm ở nước ta còn những 
trở ngại gì? Giải pháp khắc phục? 
HS: chất lượng lđ thấp chưa đáp ứng yêu cầu của 
một số ngành nghề công nghệ cao. 
HS: Nâng cao chất lượng nguồn lao động 
+Mở rộng các ngành nghề kinh doanh-sản xuất 
+Xuất khẩu lao động 
+ Phân bố lại dân cư 
+Giảm gia tăng dân số. 
? là một người lao động trong tương lai, em 
đang và sẽ làm gì để tự giải quyết việc làm cho 
bản thân? 
HĐ4: Tìm hiểu vấn đề chất lượng cuộc sống 
2. Sử dụng lao động 
* Việc sử dụng lao động 
nước ta đang có sự thay đổi 
ngày càng hợp lí: 
- Số lao động được sử dụng 
trong các ngành kinh tế 
tăng nhanh.( 2014:52,7 
triệu người) 
- Tỉ lệ lao động nông 
nghiệp giảm, tỉ lệ lao động 
công nghiệp, xây dựng và 
dịch vụ tăng . 
II. Vấn đề việc làm 
- Nguồn lao động dồi dào 
trong điều kiện nền kinh tế 
chưa phát triển tạo ra sức 
ép lớn đối với giải quyết 
việc làm. 
+Năm 2014: tỉ lệ thất 
nghiệp tb: 2,1 %, tỉ lệ thiếu 
việc làm : 2,4 % 
+tỉ lệ thiếu việc làm ở 
nông thôn:2,9%, tỉ lệ thất 
nghiệp ở thành thị: 3,2% 
- Giải pháp: 
+ Giảm tỉ lệ gia tăng dân số 
+ Mở rộng đào tạo, nâng 
cao chất lượng nguồn lao 
động. 
-+ Đa dạng hoá các hoạt 
động kinh tế, tạo việc làm, 
nâng cao chất lượng cuộc 
sống. 
+Xuất khẩu lao động 
 18 
a.Mục tiêu: Trình bày được hiện trạng chất lượng 
cuộc sống ở nước ta. 
b.Tổ chức thực hiện 
?Những thành tựu trong việc nâng cao chất 
lượng cs của nhân dân ta? 
?Nhờ đâu chúng ta đạt được thành tựu đó? 
HS: Sự tiến bộ của nền KH-KT 
Sự quan tâm của Đảng và nhà nước 
?Liên hệ thực tế những thay đổi về chất lượng 
cuộc sống ở địa phương? 
III. Chất lượng cuộc sống 
-Chất lượng cuộc sống 
đang được cải thiện rõ rệt 
- Chất lượng cuộc sống của 
người dân giữa các vùng, 
miền; các tầng lớp cư dân 
có sự chênh lệch. 
3.Hoạt động : Luyện tập: 
Giáo viên sơ kết, khắc sâu các kiến thức cơ bản của bài học: 
- Đặc điểm và việc sử dụng lao động nước ta . 
- thực trạng vấn đề việc làm nước ta hiện nay. 
- Những thành tựu và hạn chế trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của 
nhân dân ta thời gian qua. 
* Trở ngại lớn của lao động nước ta là: 
A.Có tính sáng tạo cao B nhiều kinh nghiệm 
C.thích ứng với thị trường D. kỉ luật và trình độ chuyên môn 
* Việc sử dụng lao động ở nước ta có nhiều thay đổi tích cực, thể hiện ở: 
A.lao động khu vực dịch vụ giảm B. lao động khu vực nông nghiệp tăng 
C.số lao động có việc làm ngày càng tăng D.tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn 
còn cao 
Lao động nước ta có nhiều kinh nghiệm sản xuất trong ngành 
A.Khai thác khoáng sản B.thủ công nghiệp 
C. cơ khí- điện tử D. chế biến thực phẩm 
Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn chủ yếu có nguyên nhân do: 
A. khôi phục các làng nghề truyền thống B. phổ biến rộng rãi lối sống thành 
thị 
C.đẩy mạnh phát triển tiểu thủ cn D. sản xuất nông nghiệp có tính mùa 
vụ 
Chất lượng cuộc sống được nâng cao không biểu hiện ở: 
A. Thu nhập bình quân đầu người tăng 
B. Các dịch vụ xã hội ngày càng tốt hơn 
C. Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em giảm 
D. Nhóm tuối dưới 15 ngày càng giảm 
Nhiệm vụ quan trong hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của thời kí 
CNH- H ĐH đất nước là: 
A.sử dụng hợp lí nguồn lao động B. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số 
C.nâng cao chất lượng cuộc sống D. tăng tuổi thọ trung bình 
4. Hoạt động: Vận dụng 
- Bài tập vận dụng: Có nhiều ý kiến cho rằng: để có được việc làm tốt thì cần 
phải tốt nghiệp các trường đại học danh tiếng. Em hãy nêu quan điểm về vấn đề 
 19 
này? Theo em, những yếu tố quan trọng nào giúp chúng ta trở thành người lao 
động giỏi? 
- Chuẩn bị bài 5: Phân tích những thuận lợi, khó khăn do cơ cấu dân số nước ta 
mang lại? 
Ngày soạn 
Ngày dạy: 
Tiết 5 Bài 5 
THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ 
NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 
I. Mục tiêu bài học 
Phẩm chất- Năng lực 
hướng tới 
Yêu cầu cần đạt 
1. Năng lực địa lí 
a. Nhận thức khoa học 
địa lí 
+ Nhận thức thế giới theo 
quan điểm không gian 
+ Giải thích các hiện 
tượng và quá trình địa lí. 
Hiểu, trình bày được sự thay đổi và xu hướng 
thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước 
ta.Thuận lợi,khó khăn và những giải pháp. 
b. Tìm hiểu địa lí : Biết phân tích, so sánh tháp dân số nước ta các 
năm 1989 và 1999 để thấy rõ đặc điểm,cơ cấu 
dân số theo tuổi và theo giới tính ở nước ta 
- Xác lập được mqh giữa GTDS với cơ cấu 
dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển 
kinh tế - xã hội của đất nước. 
c.Vận dụng kiến thức- kĩ 
năng đã học . 
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học trong giải 
quyết nhiệm vụ đề ra của bài thực hành 
2. Năng lực chung 
Tự chủ - tự học + Tự tổ chức , quản lí các hoạt động học tập của 
cá nhân và các thành viên trong nhóm học tập. 
Giao tiếp- hợp tác -Chủ động trình bày ý kiến, giải pháp trong quá 
trình hợp tác nhóm 
3.Phẩm chất 
Chăm chỉ : Chủ động thực hiện các nhiệm vụ học tập 
Trách nhiệm Chấp hành tốt chính sách dân số của nhà nước, 
tích cực học tập trở th... 
2. HS: Đọc trước bài. 
III.Phương pháp: 
Trực quan, thảo luận, hợp tác 
IV. Tiến trình dạy học 
1. Hoạt động: Khởi động 
Gv cho Hs quan sát một số hình ảnh nước ta trước và sau thời kì đổi mới-> trình 
bày những thay đổi của nền kinh tế nước ta sau thời kì đổi mới, viết nhanh 
những cảm nhận của em về sự khác biệt trong hai bức ảnh?Nguyên nhân của sự 
thay đổi đó? 
-Hs làm việc cặp đôi ( hoặc cá nhân) , viết nhanh trong khoảng 2 phút 
-Gv mời 1-2 hs trình bày ý kiến. Sau đó dẫn dắt vào bài 
2. Hoạt động: Hình thành kiến thức 
Hoạt động dạy học Nội dung bài 
HĐ1: Cá nhân/Cả lớp 
Hs tham khảo sgk theo dàn ý: 
-đặc điểm nền kt nước ta trước thời kì 
đổi mới. 
-Tại sao nối đổi mới là yêu cầu sống 
còn của đất nước? 
HĐ2: Tìm hiểu nền kinh tế nước ta 
trong thời kì đổi mới: 
a. Mục tiêu: 
- HIểu được chuyển dịch cơ cấu kinh 
tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi 
mới. 
I. Nền kinh tế nước ta trước 
thời kì đổi mới 
Tham khảo sgk 
II. Nền kinh tế nước ta trong 
thời kì Đổi mới. 
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
a)Chuyển dịch cơ cấu ngành: 
 23 
b. Tổ chức thực hiện 
GV: Gt Đại hội Đảng 6(tháng 12 năm 
1986) 
hs: Đọc bảng tra cứu thuật 
ngữ:”Chuyển dịch cơ cấu kinh tế” 
Nhiệm vụ 1: 
Bước 1: 
?Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể 
hiện ở những mặt nào? 
? đọc biểu đồ 6.1,phân tích xu hướng 
chuyển dịch cơ cấu ngành KT?Giải 
thích về sự chuyển dịch đó? 
Hs: Nông-lâm –ngư :Liên tục giảm: do 
nứớc ta đang chuyển từ một nước nông 
nghiệp sang một nước công nghiệp 
+CN-xây dựng: tăng đều,do những kết 
quả của qúa trình cn hoá 
+Dịch vụ:Tăng không ổn định.giai 
đoạn sau 1994 giảm nhẹ tỉ trọng do ảnh 
hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khu 
vực năm 1997=>hoạt động kinh tế đối 
ngoại tăng chậm 
Gv phân tích thêm về sự thay đổi cơ 
cấu trong nội bộ từng ngành: Vd trong 
nông nghiệp: tang tỉ trọng chăn nuôi, 
giảm tỉ trọng trồng trọt 
?Qsát h6.2,kể tên, xác định vị trí các 
vùng kinh tế trên lượcđồ? 
Kể tên các vùng giáp biển và không 
giáp biển? Các vùng kinh tế giáp 
biển có thuận lợi gì cho phát triển 
kt? 
?Dựa vào lược đồ, cho ví dụ về một 
số vùng chuyên canh nông nghiệp, 
các lãnh thổ tập trung công nghiệp? 
?Thế nào là vùng KT trọng điểm? 
Xác định trên BĐ các vùng kinh tế 
trọng điểm và nêu vai trò của chúng? 
HS: Thúc đẩy sự phát triển KT các 
vùng lân cận. 
?Qsát bảng 6.1,kể tên , so sánh tỉ 
trọng các thành phần kinh tế? 
HĐ3: nhóm ( khăn trải bàn) 
Gv cho HS đọc SGK. 
- Giảm tỉ trọng khu vực N - L - N 
nghiệp; tăng dần tỉ trọng khu vực 
công nghiệp - xây dựng trong cơ 
cấu GDP. Khu vực dịch vụ đóng 
vai trò quan trọng, nhưng còn 
biến động. 
- Trong từng ngành kinh tế cũng 
có sự thay đổi tỉ trọng mạnh mẽ 
giữa các phân ngành 
b)Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: 
-Hình thành 7 vùng kinh tế với 
các thế mạnh các nhau 
- Hình thành các vùng chuyên 
canh trong NN, các lãnh thổ tập 
trung công nghiệp 
- Hình thành 3vùng kinh tế trọng 
điểm Phía Bắc – Miền Trung – 
phía Nam. 
c)Chuyển dịch cơ cấu thành phần 
kinh tế 
-Xây dựng nền kinh tế nhiều 
thành phần giúp phát huy tối đa 
nguồn lực trong dân cư 
2. Những thành tựu và thách thức 
* Thành tựu: 
- Kinh tế có bước tăng trưởng 
vững chắc. 
 24 
? Trình bày những thành tựu và 
thách thức của công cuộc đổi mới? 
Em hãy liên hệ những thành tựu, 
thách thức trên tại địa phương nói 
em đang sống? 
HS : trình bày tranh ảnh, tư liệu đã sưu 
tầm 
Biện pháp khắc phục những thách thức 
đó? 
HS: Đẩy nhanh cn hoá,chuyển dịch cơ 
cấu kt 
+Bảo vệ tn môi trường 
_Nâng cao hiệu quả sx,tận dụng cơ hội 
hợp tác 
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo 
hướng CNH, hình thành một số 
ngành cn trọng điểm 
- Bước đầu xây dựng được nền 
kinh tế hàng hoá, hội nhập vào 
nền kinh tế khu vực và thế giới. 
* Thách thức: 
- Sự chênh lệch phát triển kinh tế 
giữa các vùng, miền,phân hoá 
giàu nghèo. 
- Các vấn đề về tài nguyên - môi 
trường, xã hội nảy sinh. 
- Những khó khăn trong quá trình 
hội nhập () 
3.Hoạt động: Luyện tập 
Hs làm bài tập: 
2.Sắp xếp 7 vùng kt theo thứ tự từ Bắc vào Nam: ĐB sông Hồng, ĐB sông Cửu 
Long, Đông Nam Bộ, Duyên hải Nam trung bộ, Bắc trung bộ, Trung du miền 
núi Bắc bộ, Tây nguyên. 
Kết quả công cuộc đổi mới đã tác động ntn đến nền kinh tế nước ta? 
A. Phát triển chậm, thiếu ổn định 
B. Thu hút đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động 
C. Phụ thuộc chặt chẽ vào nước ngoài 
D. Thoát khỏi khủng hoảng,từng bước ổn định và phát triển 
* ý nào sau đây không phải biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước 
ta 
A. Chuyển dịch cơ cấu ngành B. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ 
C.Chuyển dịch cơ cấu thành phần 
kinh tế 
D. Chuyển dịch cơ cấu theo tuổi 
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng sự chuyển dịch của ngành dịch vụ 
nước ta 
A. Chiểm tỉ trọng cao nhưng còn biến động 
B. Chiếm tỉ trọng thấp nhất và đang giảm 
C. Thấp hơn tỉ trọng nông- lâm- ngư nghiệp 
D. Chiếm tỉ trọng cao nhất và tăng nhanh 
Một trong những nguyên...ý 
nghĩa gì với sự phát triển và phân bố nông 
nghiệp? 
Hs: tăng giá trị,tăng khả năng cạnh tranh 
Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên 
canh,nâng cao hiệu quả sản xuất. 
Liên hệ: em hãy nêu một số thuận lợi khó 
khăn về điều kiện kinh tế xã hội đối với 
sản xuất nông nghiệp của địa phương? 
nước ngầm phong phú=> cung 
cấp nước tưới cho trồng trọt; 
nuôi trồng thuỷ sản. 
-Lũ lụt trong mùa mưa,hạn hán 
mùa khô => cần đảm bảo tốt 
công tác thuỷ lợi. 
4. Tài nguyên sinh vật 
- sinh vật phong phú, đa dạng là 
cơ sở để thuần dưỡng,lai tạo 
giống . 
II. Các nhân tố kinh tế- xã hội 
1.Dân cư, lao động 
Lao động nông nghiệp đông ( 
46,3 % : 2014), giàu kinh 
nghiệm 
2..Cơ sở vật chất kĩ thuật 
-Cơ sở vật chất kĩ thuật dần 
được hoàn thiện, mở rộng.Cn 
chế biến nông sản phát triển=> 
đảm bảo ổn định cho các vùng 
chuyên canh. 
3.Chính sách phát triển nông 
nghiệp 
Nhà nước có nhiều chính sách 
đóng vai trò định hướng đúng 
đắn (Phát triển kinh tế hộ 
gđ,trang trại,phát triển nền nông 
nghiệp hướng ra xuất khẩu...) 
4.thị trường 
Thị trường tiêu thụ nông sản 
ngày càng mở rộng 
3.Hoạt động: Luyện tập: 
 28 
a. Mục tiêu: 
- Hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài tập 
b.Tổ chức thực hiện 
hs làm bài tập trắc nghiệm: 
Câu 1: Tài nguyên sinh vật có ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp vì: 
A. Cây trồng và vật nuôi là đối tượng hoạt đọng của nông nghiệp. 
B. Sinh vật là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của nông nghiệp. 
C. Đây là nguồn cung cấp hữu cơ để tăng độ phì cho đất. 
D.Thực vật là nguồn thức ăn quan trọng phục vụ chăn nuôi. 
Câu 2: Tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp là: 
A. Đất đai B.Khí hậu C. Nước D.Sinh vật 
Câu 3: Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là: 
A. Yếu tố thị trường B. Sự phát triển công nghiệp 
C. nhân tố kinh tế – xã hội D. Tất cả các yếu tố trên. 
Câu 4: Loại đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là: 
A. Phù sa B. Mùn núi cao C. Feralit D. Đất cát ven biển. 
Câu 5: Biện pháp quan trọng hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp nước ta là: 
A. Chọn lọc lai tạo giống B. Sử dụng phân bón thích hợp 
C. Tăng cường thuỷ lợi D. Cải tạo đất, mở rộng diện tích. 
Câu 6: Nước ta có thể trồng từ 2 đến 3 vụ lúa và rau trong môt năm là nhờ: 
A.Có nhiều diện tích đất phù sa. B.Có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. 
C.Có mạng lưới sông ngòi, ao,hồ dày đặc. D. Có nguồn sinh vật phong 
phú. 
Câu 7: Khu vực có diện tích đất phù sa lớn nhất nước ta là 
A.Các vùng trung du và miền núi B. Vùng Đồng bằng Sông Hồng 
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long. D. Các đồng bằng ở duyên hải miền 
trung. 
Câu 8: Tài nguyên nước ở nước ta có một nhược điểm lớn là 
A. Chủ yếu là nước trên mặt, nguồn nước ngầm không có. 
B. Phân bố không đều giữa các vùng lãnh thổ. 
C. Phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. 
D. Khó khai thác để phục vụ nông nghiệp vì hệ thóng đê ven sông. 
Câu 9: Thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta 
vì: 
A. Nông nghiệp nước ta mang tính chất mùa vụ. 
B. Nguồn nước phân bố không đồng đều trong năm. 
C. Nông nghiệp nước ta chủ yếu là trồng lúa. 
D. Tài nguyên nước của nước ta hạn chế, không đủ cho sản xuất. 
Câu 10: Nông nghiệp nước ta mang tính mùa vụ vì 
A. Tài nguyên đất nước ta phong phú, có cả đất phù sa lẫn đất feralit. 
B. Nước ta có thể trồng được từ các loại cây nhiệt đới cho đến một số cây cận 
nhiệt và ôn đới. 
C. Khí hậu cận nhiệt đới ẩm gió mùa có sự phân hóa theo mùa. 
D. Lượng mưa phân bố không đều trong năm . 
 29 
Câu 11: Mặt không thuận lợi của khí hậu nhiệt đới ẩm là : 
A. Lượng mưa phân bố không đều trong năm gây lũ lụt và hạn hán. 
B. Tạo ra sự phân hóa sâu sắc giữa các vùng miền của đất nước. 
C. Tình trạng khô hạn thường xuyên diễn ra vào các mùa khô nóng 
D. Nguồn nhiệt ẩm dồi dào làm cho sâu , dịch bệnh phát triển. 
Đáp án: 
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 
Đáp 
án 
A A C C C B C C B C D 
4.Hoạt động : Vận dụng: 
-a.Mục tiêu: 
Hs vận dụng kiến thúc bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong tình huống 
học tập mới 
b.Tổ chức thực hiện: 
-vẽ sơ đồ tư duy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển – phân bố 
nông nghiệp 
Bảng kiểm đánh giá kĩ năng vẽ sơ đồ tư duy 
1. Vẽ hoàn thiện chủ đề chính : Các nhân tố ảnh hưởng đến sự 
phát triển – phân bố nông nghiệp có 2 nhánh chính: các nhân 
tố tự nhie, các nhân tố KT- XH 
2.vẽ hoàn thiện các nhánh con của hai nhánh chính: 
+ các nhân tố tự nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật 
+ Các nhân tố kinh tế -xã hội: dân cư- lao động, chính sách, cơ sở vật 
chất kĩ thuật, thị trường 
3.Mỗi nhân tố có 2 nhánh triển khai ý: thuận lợi, khó khăn 
4.Từ khóa ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu 
5. Sử dụng màu sắc khác nhau để phân biệt giữa hai nhánh lớn, giữa 
các nhánh con với nhau 
6.Tổng thể hài hòa, cân đối, đảm bảo thẩm mĩ 
7.Sử dụng hình ảnh gợi mở 
8.Hoàn thành đúng thời hạn 
______________________________________________ 
Ngà...ôi thực hiện nhiệm vụ 1-2 
Thảo luận nhóm khăn trải bàn thực hiện nhiệm vụ 
3 
Gv hướng dẫn hs sử dụng At lat để thực hiện 
nhiệm vụ 
Bước 3: Báo cáo kết quả thảo luận 
- hs báo cáo kết quả thảo luận. Cả lớp theo dõi, 
nhận xét, bổ sung. 
Bước 4: Kết luận, nhận định, đánh giá: 
Gv đánh giá hoạt động của hs, chốt kt , ghi bảng. 
bằng sông Cửu Long. 
II. Ngành chăn nuôi 
1. Chăn nuôi trâu bò 
-Năm 2014, nước ta có hơn 5 
tr bò, 2,5 tr trâu. 
- Phân bố: Trâu: TD MN 
Bắc Bộ,Bắc trung Bộ 
+Bò: Duyên hải Nam trung 
bộ 
+Bò sữa: ở ven các thành 
phố lớn 
2. Chăn nuôi lợn 
- Năm 2014, nước ta có 26 
triệu con lợn, được phân bố 
chủ yếu ở ĐBSH và ĐBSCL. 
3. Chăn nuôi gia cầm 
-.Năm 2014 nước ta có hơn 
327 triệu gia cầm,phát triển 
mạnh ở các đồng bằng 
3.Hoạt động : Luyện tập: 
a. Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong 
bài tập 
b.Tổ chức thực hiện: 
Hs làm bài tập trắc nghiệm 
Câu 1: Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê hàng đầu nước ta là vì: 
A. Có nhiều diệt tích đất phù sa phù hợp với cây cà phê. 
B. Có nguồn nước ẩm rất phong phú. 
C. Có độ cao lớn nên khí hậu mát mẻ. 
D. Có nhiều diện tích đất feralit rất thích hợp với cây cà phê. 
 33 
Câu 2: Hiện nay nhà nước đang khuyến khích. 
A. Khai hoang chuyển đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. 
B. Phát triển một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. 
C. Đưa nông dân vào làm ăn trong các hợp tác xã nông nghiệp. 
D.Tăng cường độc canh cây lúa nước để đẩy mạnh xuất khẩu gạo. 
Câu 3: Yếu tố tự nhiên nào sau đây có ảnh hưởng thường xuyên tới hoạt động 
sản xuất lương thực ở nước ta trên diện rộng : 
A. Động đất B. Sương muối , giá rét 
C. Bão lũ, hạn hán, sâu bệnh . D. lũ quét. 
Câu 4: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng sâu sắc đến thời vụ là: 
A. Đất trồng B. Nguồn nước tưới 
C. Khí hậu D. Giống cây trồng. 
Câu 5: Cơ cấu nông nghiệp nước ta đang thay đổi theo hướng 
A. Tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt. 
B.Tăng tỉ trọng cây cây lương thực, giảm tỉ trọng cây công nghiệp. 
C. Tăng tỉ trọng cây công nghiệp hàng năm, giảm tỉ trọng cây công nghiệp lâu 
năm. 
D. Tăng tỉ trọng cây lúa, giảm tỉ trọng cây hoa màu. 
Câu 6: Gạo là mặt hàng nông sản xuất khẩu mà nước ta đang 
A. Dẫn đầu thế giới. B. Xếp thứ hai thế giới. 
C. Xếp thứ tư thế giới. D. Xếp thứ năm thế giới. 
Câu 7: Đây là một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công 
nghiệp 
A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp 
B. Đã đảm bảo được nguồn lương thực cung cấp cho người dân 
C. Phá được chế độ độc canh trong nông nghiệp. 
D. Diện tích rừng bị thu hẹp. 
Câu 8: Tây Nguyên đang dẫn đầu cả nước về diện tích 
A. Cây điều B. Cây hồ tiêu C. Đậu tương D. Cà phê 
Câu 9: Ở nước ta chăn nuôi chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp nguyên nhân 
chủ yếu là 
A. Nước ta đất hẹp người đông nên chăn nuôi khó phát triển. 
B. Không có nhiều đồng cỏ, nguồn thức ăn còn thiếu. 
C. Giống gia súc, gia cầm có chất lượng thấp. 
D. Cơ sở vật chất cho chăn nuôi còn yếu kém 
Câu 6: Vùng chăn nuôi lợn thường gắn chủ yếu với 
A. Các đồng cỏ tươi tốt. 
B. Vùng trồng cây hoa màu. 
C. Vùng trồng cây công nghiệp. 
D. Vùng trồng cây lương thực. 
Câu 7: Một trong những tác động của việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp 
A. Diện tích đất trồng bị thu hẹp. 
B. Công nghiệp chế biến trở thành ngành trọng điểm. 
C. Đã đảm bảo được lương thực thực phẩm. 
 34 
D. Diện tích rừng nước ta bị thu hẹp. 
Câu 8: Tỉ trọng cây lương thực trong cơ cấu giá trị ngành trồng trọt đang giảm 
điều đó cho thấy 
A. Nông nghiệp đang được đa dạng hóa. 
B. Nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước. 
C. Nông nghiệp không còn giữ vai trò quan trọng trong kinh tế. 
D. Cơ cấu bữa ăn đã thay đổi theo hướng tăng thực phẩm, giảm lương thực. 
Câu 9: Trong thời gian qua diện tích trồng lúa không tăng nhiều nhưng sản 
lượng lúa tăng nhanh điều đó chứng tỏ 
A. Tình trạng độc canh cây lúa nước ngày càng tăng. 
B. Đã thoát khỏi tình trạng độc canh cây lúa nước. 
C. Nước ta đang đẩy mạnh thâm canh cây lúa nước. 
D. Thâm canh tăng năng suất được chú trọng hơn mở rộng diện tích. 
Câu 10: Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì 
A. Gần nguồn (các trạm) thức ăn chế biến. 
B. Gần thị trường tiêu thụ. 
C. Gần các trạm thú y. 
D. Đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại. 
4.Hoạt động : Vận dụng: 
a.Mục tiêu: 
Hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong tình huống 
học tập thực tiễn 
b.Tổ chức thực hiện: 
1. Em hiểu thế nào là nền nông nghiệp xanh? Trình bày ý nghĩa của việc phát 
triển nền nông nghiệp xanh? 
2. Em hãy tìm kiếm thông tin , viết báo cáo ngắn về một ( hoặc một số) mô hình 
sản xuất nông nghiệp hiệu quả 
Bảng kiểm đánh giá sản phẩm 
1.Kĩ năng 
thu thập- xử 
lí thông tin 
1.xác định vấn đề cần tìm kiếm thông tin: mô hình sản xuất 
nông nghiệp hiệu quả 
Có/không 
2.xác định nguồn cung cấp thông tin: sách, báo, internet.... 
3.Phương pháp thu thập thông ...on) 4127,9 5234,3 
Lợn ( nghìn con) 20193,8 26761,4 
Gia cầm( triệu con) 196,1 327,7 
Bảng số liệu quy mô và cơ cấu cây trồng nước ta năm 2005 và 2016 
- 
 38 
Ngày soạn 
Ngày dạy 
Tiết 11+ 12 Bài 9 
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN 
I. Mục tiêu bài học 
1.Kiến thức: 
- Trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp của nước ta, vai trò 
của từng loại rừng 
2. Năng lực 
a. Năng lực chung: 
-Giải quyết vấn đề - sáng tạo: Phát hiện được mối quan hệ giữa tự nhiên với 
hoạt động kinh tế của con người 
b. Năng lực địa lí 
Phân tích bản đồ,lược đồ lâm nghiệp thủy sản hoặc Atlat địa lí VN để thấy rõ sự 
phân bố của các loại rừng 
-Phân tích các bảng số liệu, biểu đồ để hiểu và trình bày sự phát triển của Lâm 
nghiệp 
3.Phẩm chất : 
-Chăm chỉ:tự giác thực hiện các nhiệm vụ học tập 
-Trách nhiệm: 
Thấy được ý nghĩa to lớn của rừng, có ý thức bảo vệ và trồng rừng 
II. Chuẩn bị: 
1. GV: Bản đồ nông nghiệp-lâm nghiệp - thuỷ sản VN 
2. HS: đọc` trước bài, atlat địa lí VN 
III.Phương pháp: 
Trực quan, hợp tác, khám phá 
IV.Tiến trình dạy học 
1.Hoạt động: khởi động 
* Khởi động: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy nêu những hiểu biết của 
mình về đặc điểm và ý nghĩa của tài nguyên rừng nước ta? 
Hs trình bày nhanh khoảng 2 phút, gv tổng kết và giới thiệu bài: 
Nước ta có 3/4 diện tích là đồi núi 
Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển lâm nghiệp, ngành này đã đóng góp to 
lớn cho nền kinh tế đất nước. 
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới 
Hoạt động dạy học Nội dung bài 
H Đ 1: Tìm hiểu về tài nguyên rừng 
a.Mục tiêu: - Trình bày được cơ cấu ,vai trò của 
các loại rừng, thực trạng tài nguyên rừng nước ta 
b. Tổ chức thực hiện : 
Bước 1: giao nhiệm vụ: 
Nhiệm vụ 1: Hs thu thập thông tin, chuẩn bị phần 
I. Lâm nghiệp 
1. Tài nguyên rừng 
- Rừng có vai trò to lớn đối 
với đời sống, sản xuất và 
môi trừơng. 
 39 
trình bày theo 3 nội dung: 
Nd 1: vai trò của tài nguyên rừng? 
Nd 2: Thực trạng của tài nguyên rừng nước ta 
hiện nay? Nguyên nhân của thực trạng đó 
Nd 3: Hậu quả của tình trạng suy giảm diện 
tích rừng 
Nhiệm vụ 2: 
? Đọc bảng 9.1 và nd sgk mục 1, nêu cơ cấu và 
chức năng các loại rừng ở nước ta? 
?Xác định trrên bản đồ sự phân bố từng loại 
rừng? 
Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ: 
1. Hs làm việc theo nhóm thực hiện nhiệm vụ 1 
2. Hs thảo luận theo bàn thực hiện nhiệm vụ 2 
Bước 3: Báo cáo , thảo luận 
- Các nhóm báo cáo sản phẩm 
- Các nhóm đánh giá, nhận xét, bổ sung 
- Cá nhân hs trình bày trên bản đồ về chức 
năng ,sự phân bố các loại rừng 
Bước 4: kết luận, nhận định 
Gv nhận định, ghi bảng . 
H Đ 2: cá nhân: 
tìm hiểu về ngành lâm nghiệp 
Ngành lâm nghiệp bao gồm những hoạt động 
nào? 
Trình bày thực trạng và sự phân bố hoạt động 
khai thác gỗ và chế biến lâm sản nước ta? 
( năm 2014: độ che phủ khoảng 40,4% 
? TRình bày về hoạt động trồng và bảo vệ 
rừng của nước ta? 
? Mô tả nd ảnh 9.1,phân tích ý nghĩa của mô 
hình nông lâm kết hợp ? 
Tại sao phải kết hợp khai thác với trồng và 
bảo vệ rừng? 
Hs; Trồng rừng giúp bảo vệ môi trường sinh thái, 
sử dụng hợp lý đất đai, ổn định việc làm, nâng 
cao đời sống nhân dân vùng núi. 
-trồng và bảo vệ rừng nhằm đảm bảo độ 
che phủ, cân bằng môi trường sinh thái. 
? nêu vài nét về hoạt động của ngành lâm 
nghiệp của địa phương? 
-Hiện nay,tài nguyên rừng 
đang bị cạn kiệt ở nhiều 
nơi, độ che phủ thấp: 
40,4%( 2014) 
- Năm 2014 tổng diện tích 
rừng nước ta là 13,8triệu 
ha, gồm rừng sản xuất; 
rừng phòng hộ và rừng đặc 
dụng.. 
2. Sự phát triển và phân 
bố ngành lâm nghiệp 
- Hoạt động lâm nghiệp bao 
gồm: 
+ khai thác gỗ, lâm sản ở 
vùng rừng sản xuất( đồi núi 
, trung du): sản lượng 7,7 
triệu m3 / năm ( 2014).Công 
nghiệp chế biến gỗ và lâm 
sản gắn với các vùng 
nguyên liệu 
+ Hoạt động trồng và bảo 
vệ rừng phát triển theo mô 
hình nông- lâm kết hợp.. 
Nước ta phấn đấu đến năm 
2020, độ che phủ đạt 45% 
3. Hoạt động :Luyện tập: 
a.Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong 
bài tập 
 40 
b.Tổ chức thực hiện : 
Gv sơ kết các kiến thức cơ bản của bài học: 
- Những điều kiện để phát triển ngành lâm nghiệp, 
- Những thành tựu phát triển của ngành lâm nghiệp, 
HS: làm bài tập 
- Học sinh làm bài tập 1: xác định trên bản đồ ( hoặc atslat) các vùng phân 
bố rừng chủ yếu. 
:*Chọn đáp án đúng nhất: 
Loại rừng nào dưới đây thuộc rừng sản xuất 
A. Các dải rừng ngập mặn ven biển B. .Khu dự trữ thiên nhiên 
C. Rừng nguyên liệu giấy D. Rừng chắn cát ven biển 
Rừng phòng hộ nước ta không bao gồm 
A. Rừng đầu nguồn các con sông B. .Dải rừng ngập mặn ven biển 
C. Rừng chắn cát ven biển D. Rừng nguyên liệu giấy 
Việc trồng rừng nguyên liệu giấy ở nước ta có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội là 
A. Cung cấp nguyên liệu cho công 
nghiệp 
B. Tạo việc làm và thu nhập cho người 
lao động 
C. Sử dụng hợp lí tài nguyên đất đồi núi D. Ngăn xói mòn bảo vệ môi trường 
Gỗ chỉ được khai thác ở vùng 
A. Rừng đặc d...h theo 
hàng ngang để thấy sự chuyển dịch cơ cấu 
Bước 3:báo cáo kết quả 
Đại diện 1-2 nhóm bào cáo kết quả, các nhóm khác 
nhận xét, bổ sung 
Bước 4: kết luận, nhận định: 
Gv nhận xét, kết luận 
Gv liên hệ thực tế : Những năm qua, dù gặp rất nhiều 
khó khăn vất vả thậm chí cả nguy hiểm nhưng ngư 
dân Việt Nam vẫn kiên trì bám biển vươn khơi để 
bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nướcVd: 
3.Hoạt động: Luyện tập: 
a.Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong 
bài tập 
b.Tổ chức thực hiện: 
HS: làm bài tập 
* Xác định trên bản đồ,các tỉnh dẫn đầu về sản xuất thuỷ sản?giải thích sự phân 
bố đó 
Khó khăn chủ yếu đối với ngành thủy sản nước ta hiện nay là: 
A.nhiều vũng vịnh, đầm phá B.môi trường bị suy thoái 
C.có các ngư trường trọng điểm D.nhiều sông suối, ao hồ 
Nghề nuôi thủy sản nước mặn không phát triển thuận lợi ở: 
A.các khu rừng ngập mặn ven biển B.hệ thống sông suối ao hồ 
C.các bãi triều cửa sông D.vùng biển ven các đảo quần đảo 
Hoạt động của ngành thủy sản nước ta phát triển sôi động nhờ: 
A.nhá nước đầu tư vốn B.sự phát triển của cn chế biến 
 44 
C.mở rộng thị trường D.áp dụng công nghệ khai thác hiện đại 
Hoạt động đánh bắt thủy sản phát triển nhất ở 
A .DHNTB B.TD & Mn Bắc Bộ C.Đông Nam Bộ D.ĐBSH 
Vùng nuôi trồng thủy sản lớn nhất nước ta là 
A .DHNTB B.ĐBSCL C.Đông Nam Bộ D.ĐBSH 
Câu 2: cho đoạn thông tin sau 
“Trên bờ biển Quảng Đông, Vũng Chùa có đến hàng trăm cá thể cá mú loại từ 
40 – 50 kg trôi dạt vào bờ và chết. Đến ngày 25 tháng 4, tỉnh Hà Tĩnh có 10 tấn, 
Quảng Trị 30 tấn, đến ngày 29 tháng 4 Quảng Bình hơn 100 tấn cá biển bất 
ngờ chết dạt bờ. Thảm họa này gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt 
của ngư dân, đến những hộ nuôi thủy sản ven bờ, ảnh hưởng đến du lịch biển và 
cuộc sống của cư dân miền Trung. Chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có 18 xã chuyên 
làm nghề biển với hơn 14.000 hộ và 24.000 lao động nghề biển. VnExpress dẫn 
thông tin từ cơ quan du lịch quốc gia trong tháng 11 cho biết ô nhiễm chất thải 
từ công ty Formosa dọc theo bờ biển miền Trung hồi tháng 4 đã gần như hoàn 
toàn phá hủy ngành du lịch của khu vực khi doanh thu từ du lịch giảm tới 90%.” 
?Em hãy cho biết đoạn thông tin trên nói đến sự cố môi trường nào ở nước ta 
xảy ra năm 2016? Nguyên nhân sự cố trên do đâu? 
b. Dựa vào đoạn thông tin, em hãy chỉ ra những hậu quả to lớn do tình trạng ô 
nhiễm môi trường biển gây ra đối với ngành thủy sản nước ta? 
4.Hoạt động :Vận dụng 
a.Mục tiêu: hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong 
tình huống học tập mới 
b.Tổ chức thực hiện 
Hoàn thiện bài tập 3:Vẽ biểu đồ cột: Cột nhóm,mỗi năm 3 cột( Hoặc cột chồng: 
mỗi năm một cột) 
* Chuẩn bị bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN 
VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP 
 Vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố 
công nghiệp? 
 Phân tích ảnh hưởng của từng nhân tố? 
_____________________________________________________ 
Ngày soạn : 
Ngày dạy: 
Tiết 13 + 14 Bài 11+ 12 
CHỦ ĐỀ : NGÀNH CÔNG NGHIỆP 
I. Mục tiêu chủ đề 
1.Kiến thức: HS cần: 
- Phân tích các nhân tố tự nhiên , kinh tế xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và 
phân bố công nghiệp 
- Hiểu việc lựa chọn cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ công nghiệp phù hợp phải 
xuất phát từ việc đánh giá đúng tác động của các nhân tố này. 
 45 
- Trình bày được tình hình phát triển và một số thành tựu của sản xuất công 
nghiệp 
-Biết sự phân bố của một số ngành cn trọng điểm 
2.Năng lực 
a. Năng lực chung: 
- Tự chủ- tự học : Tự tổ chức , quản lí các hoạt động học tập của cá nhân và 
các thành viên trong nhóm học tập. 
- Giao tiếp- hợp tác: -Chủ động trình bày ý kiến, giải pháp trong quá trình hợp 
tác nhóm 
b. Năng lực địa lí 
- đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên. 
- sơ đồ hóa các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và sự phân bố công nghiệp. 
- Phân tích được mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố tự nhiên với sản xuất công 
nghiệp 
- Đọc, phân tích được biểu đồ để thấy nước ta có cơ cấu ngành CN đa dạng. 
- phân tích các lược đồ, bản đồ Cn Vn hoặc Atlat địa lí để thấy rõ sự phân bố 
của một số ngành cn trọng điểm, các trung tâm cn ở nước ta 
-Xác định trên bản đồ hai khu vực tập trung cn lớn là ĐBSH và ĐNB , hai trung 
tâm cn lớn là HN và TP HCM 
-GDMT: Biết việc phát triển không hợp lí một số ngành CN đã và sẽ tạo ra sự 
cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm mt->có ý thức về việc phát triển nền công nghiệp 
xanh bền vững 
3.Phẩm chất: 
Trách nhiệm: thấy được cần phải khai thác và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các 
nguồn tài nguyên; không đồng tình với hành vi khai thác sử dụng trái phép, bừa 
bãi tài nguyên trong cn 
II. Chuẩn bị: 
1.Gv: - Bản đồ địa chất, khoáng sản Việt Nam.BĐ CN Vn 
2. Hs: At lat địa lí VN, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của gv 
III. Phương pháp: 
Hợp tác,nêu vấn đề, sử dụng phương tiện trực quan 
IV.Tiến trình dạy học 
1.Hoạt động : Mở đầu: 
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú, tò mò, kết...ạnh phát triển của các ngành : 
Chế biến LT_TP, khai thác nhiên liệu, cơ khí, 
luyện kim? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs làm việc cá nhân, khai thác sơ đồ , biểu đồ 
theo gợi ý 
Bước 3: báo cáo, thảo luận 
-hs trả lời các câu hỏi của gv 
Bước 4: Kết luận, nhận định 
HĐ2: Tìm hiểu các ngành công nghiệp 
trọng điểm 
a.Mục tiêu: Trình bày được tình hình phát 
triển, phân bố 4 ngành công nghiệp trọng 
điểm 
b. Tổ chức thực hiện : 
Bước 1: Giao nhiệm vụ : 
Sử dụng At lat Địa lí Vn kết hợp sgk trang 
44,45,46, em hãy trình bày tình hình phát 
triển, phân bố một số ngành công nghiệp 
trọng điểm ở nước ta? 
Nhóm 1: ngành cn khai thác nhiên liệu 
Nhóm 2: Ngành cn điện 
Nhóm 3: ngành cnCBLTTP 
Nhóm 4: Ngành cn dệt may 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: 
Hs thảo luận trọng các nhóm thực hiện nhiệm 
vụ 
Gv hướng dẫn hs khai thác Atlat để trình bày 
Bước 3: báo cáo, thảo luận 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo 
luận 
- các nhóm đánh giá chéo lẫn nhau 
Bước 4: Đánh giá, kết luận, nhận định 
Gv nêu câu hỏi mở rộng : 
? tình trạng thiếu điện hiện nay là do đâu?Giải 
pháp nào giúp tiếp tục tăng sản lượng điện 
một cách bền vững? 
-Đã hình thành một số ngành 
công nghiệp trọng điểm ( 7 
ngành ) 
II. Các ngành công nghiệp 
trọng điểm 
1. Công nghiệp khai thác nhiên 
liệu 
- Khai thác than: sản lượng 
khoảng 40 triệu tấn (năm 
2007), tập trung ở Quảng Ninh. 
- Khai thác dầu khí phát triển 
mạnh, tập trung ở thềm lục địa 
phía Nam. Đây là nguồn hàng 
xuất khẩu quan trọng. 
2. Công nghiệp điện 
- năm 2007 sản xuất hơn 64 tỉ 
kwh , gồm nhiệt điện và thuỷ 
điện. 
+ Nhiệt điện: tập trung ở Quảng 
Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu( VD) 
+ Thuỷ điện: Phân bố trên các 
sông có trữ năng thuỷ điện lớn( 
VD) 
3 Công nghiệp chế biến lương 
thực, thực phẩm 
- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ 
cấu giá trị sản xuất CN, cơ cấu 
ngành đa dạng, có vai trò to lớn 
đối với đời sống. 
- Các phân ngành chính : chế 
biến các sản phẩm trồng trọt, 
 49 
Việc phát triển không hợp lí một số ngành 
công nghiệp đã và sẽ gây ra vấn đề nghiêm 
trọng đến như thế nào tới môi trường? Biện 
pháp khắc phục? 
Hs; Khai thác các nguồn năng lượng vô tận: 
mặt trời, gió, thủy triều.. 
HĐ3: Tìm hiểu sự phân bố các trung tâm 
cn 
a.Mục tiêu: trình bày được sự phân bố công 
nghiệp của nước ta 
B. Tổ chức thực hiện : 
Bước 1: Giao nhiệm vụ: 
Sử dụng at lát tang 21: 
1.Xác định hai khu vực tập trung công nghiệp 
lớn nhất cả nước. 
- Kể tên một số trung tâm công nghiệp tiêu 
biểu cho hai khu vực. 
2.Em hãy so sánh quy mô, cơ cấu công nghiệp 
của hai trung tâm: Hà Nội và Thành phố Hồ 
Chí Minh? 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: hs khai thác at 
lat, bản đồ và trả lời câu hỏi 
Bước 3: hs trình bày và xác định các trung 
tâm, vùng cn trên bản đồ 
Bước 4: Gv kết luận, nhận định 
chế biến sp chăn nuôi, thuỷ 
sản 
- Phân bố: rộng khắp, đặc biệt 
tập trung ở các thành phố lớn. 
4. Công nghiệp dệt may 
- CN dệt may là ngành sản xuất 
hàng tiêu dùng quan trọng. 
- Phân bố:: TP HCM, Hà Nội, 
Đà Nẵng 
5. Các ngành CN nặng khác: 
SGK 
III. Các trung tâm công 
nghiệp lớn 
- Đông Nam Bộ và ĐBSH là 2 
khu vực tập trung công nghiệp 
lớn nhất cả nước. 
- Các trung tâm công nghiệp 
lớn: TP HCM, Hà Nội, Vũng 
Tàu, Biên Hoà 
3.Hoạt động : Luyện tập : 
a.Mục tiêu 
Hs vận dụng kiến thức bài học để giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong bài tập 
1.Đặc điểm nào của tài nguyên khoáng sản là cơ sở để nước ta phát triển một 
số ngành cn trọng điểm 
A.Phân bố rộng khắp B.Chủng loại đa dạng 
A. C.Chất lượng tốt B. D.Trữ lượng lớn 
2.Vùng nào ở nước ta có thế mạnh nổi bật về cn khai khoáng và năng lượng 
A.Tây Nguyên B. DHNTB 
C. C.Đông Nam Bộ D. D.TD và MNBB 
3.Thế mạnh chính của lao động nước ta tạo thuận lợi cho phát triển cn là : 
A. Số lượng đông,khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh 
B. Giá nhân công rẻ, phẩm chất cần cù thông minh 
C. Đội ngũ thợ lành nghề, trình độ chuyên môn cao 
D. Tính kỉ luật cao, tác phong cn chuyên nghiệp 
4.Ngành cn nước ta không có đặc điểm nào sau đây? 
A. Trình độ công nghệ nhìn chung còn thấp 
 50 
B. Hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao 
C. Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ 
D. Phân bố hợp lí khắp các vùng lãnh thổ 
5.Cơ cấu ngành cn nước ta trở nên đa dạng và linh hoạt hơn là do 
A. A.Chính sách của Nhà nước B. B.Giải quyết việc làm 
C. C.Sức ép của thị trường D.tác động của công nghệ 
6.Ngành cn trọng điểm nước ta không có đặc điểm nào sau đây. 
A. Đòi hỏi nguồn lao động có trình độ kĩ thuật rất cao 
B. Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp 
C. Phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên và nguồn lao động 
D. Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
7.Nhà máy thủy điện lớn nhất ở nước ta hiện nay là 
A. A.Hòa Bình B. B.Sơn La C. C.Yaly D. D.Thác Bà 
8.Tổ hợp nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí lớn nhất ở nước ta hiện nay là 
A. A.Phả Lại B. B.Uông Bí C. C.Cà Mau D. D.Phú Mỹ 
9.Ngành công nghiệp chiế

File đính kèm:

  • pdfke_hoach_bai_day_dia_li_lop_9_chuong_trinh_ca_nam.pdf