Kế hoạch bài dạy Địa lí 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A

VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

Học xong bài này, học sinh:

- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:

+ Trên bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.

+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.

- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam; Khoảng 330.000 km2.

- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ)

*HS HT: -Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.

-Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam,với đường bờ biển cong hình chữ S.

- Năng lực:

+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.

+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn

- Phẩm chất: Tự hào về Tổ quốc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV:

+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.

+ Quả địa cầu.

- HS: SGK, vở viết

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...

docx 99 trang Cô Giang 13/11/2024 290
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Địa lí 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Địa lí 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A

Kế hoạch bài dạy Địa lí 5 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Quang A
TUẦN 1
Địa lí
VIỆT NAM- ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Học xong bài này, học sinh:
 - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:
 + Trên bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền, vừa có biển, đảo và quần đảo.
 + Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
 - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam; Khoảng 330.000 km2.
 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ)
*HS HT: -Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
 	 -Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam,với đường bờ biển cong hình chữ S.
- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- Phẩm chất: Tự hào về Tổ quốc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV:
+ Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
+ Quả địa cầu.
- HS: SGK, vở viết
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở của học sinh.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chuẩn bị đồ dùng để cho GV kiểm tra.
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: 
 - Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:
 - Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam; Khoảng 330.000 km2.
 - Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ)
* Cách tiến hành:
 * HĐ 1: Vị trí địa lý và giới hạn.(Làm việc cá nhân)
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 SGK, rồi trả lời các câu hỏi sau:
 +  Đất nước VN gồm có những bộ phận nào ?
+ Chỉ vị trí và đất liền của nước ta trên lược đồ 
 +  Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào ? 
+  Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta ? Tên biển là gì ?
+  Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
 - Một số HS lên bảng chỉ vị trí địa lí của nước ta trên quả Địa cầu.
+ Vị trí của nước ta có thuận lợi gì trong việc giao lưu với các nước khác ?
* Kết luận :
* HĐ 2: Hình dạng và diện tích.
(làm việc theo nhóm đôi)
- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 2 , bảng số liệu, rồi TL theo các câu hỏi.
+ Phần đất liền của nước ta có đặc điểm gì?
+ Từ Bắc Nam theo đường thẳng phần đất liền nước ta dài bao nhiêu?
+ Nơi hẹp nhất là bao nhiêu?
+ DT phần đất liền nước ta là bao nhiêu?
+ So sánh DT nước ta với các nước khác trong bàng số liệu?
- Kết luận: Nước ta hẹp ngang, chạy dài theo hướng Bắc Nam, cong hình chữ S ... 
* HĐ3: (hoạt động cả lớp)
- Chơi trò chơi tiếp sức. GV treo 2 lược đồ trống.
 
- HS quan sát hình 1, đọc thầm phần 1 SGK,TLCH, kết hợp chỉ bản đồ. 
+ Đất liền, biển, đảo và quần đảo.
+ Học sinh chỉ
+ Trung Quốc, Lào, Căm- pu- chia.
+ Phía đông, phía nam, tây nam. Tên biển là Biển Đông
+ Đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa... 
+ 2 học sinh lên chỉ.
+ Giao lưu bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- HS thảo luận nhóm đôi, sau đó cử đại diện trình bày kết quả.
+ Hẹp ngang, chạy dài theo hướng Bắc Nam, cong hình chữ S 
+ Dài 1650 km. 
+ Chưa đầy 50 km
+ Diện tích: 330000 km2
+ Đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Nhật Bản
- HS tham gia chơi lên dán tấm bìa vào lược đồ. Tuyên dương đội dán đúng, nhanh.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Một HS chỉ bản đồ nêu tóm tắt vị trí, giới hạn nước ta.
- Nêu thuận lợi, khó khăn do vị trí địa lí của nước ta đem lại ?
- HS nêu
- Về nhà vẽ bản đồ của nước ta theo trí tưởng tượng của em.
-HS nghe và thực hiện

TUẦN 2
ĐỊA LÍ
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 	- Nêu được đặc điểm chính của địa hình: phần đất liền của Việt Nam 3/4 diện tích là đồi núi và 1/4 diện tích là đồng bằng. 
 	*HS HTT biết khu vực có núi và một số dãy núi có hướng núi tây bắc - đông nam, cánh cung.
- Nêu tên một số loại khoáng sản chính của Việt nam: Than, sắt, A-pa-tít, dầu mỏ, khí tự nhiên,
- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ (lược đồ): Dãy Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn; đồng bằng Bắc bộ, đồng bằng Nam bộ, đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Chỉ được một số khoáng sản chính trên bản đồ (lược đồ): than ở Quảng Ninh, sắt ở Thái Nguyên, A-pa-tít ở Lào Cai, dầu mỏ, khí tự nhiên ở vùng biển phía Nam.
 	* Than, dầu mỏ, khí tự nhiên- là nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước.
- Sơ lược một số nét về tình hình khai thác than, dầu mỏ, khí tự nhiên của nước ta hiện nay.
- Ảnh hưởng của việc khai thác than, dầu mỏ đối với môi trường.
- Khai thác và sử dụng một cách hợp lí khoáng sản nói chung, trong đó có than, dầu mỏ, khí đốt.
- Biết bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ ...ta ?
+ Nước ta nằm ở khu vực nào ?
+ Nêu tên một vài dãy núi, đồng bằng chính?
+ Kể tên một số khoáng sản ở nước ta?
- Nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi trong SGK.
* Cách tiến hành:
* HĐ1: Nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Chỉ vị trí nước Việt Nam trên quả địa cầu rồi nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa? 
- Hoàn thành bảng:
Thời gian
giómùa thổi
 Hướng gió chính
Tháng1
.
Tháng 7
.

* HĐ 2: Khí hậu giữa các miền khác nhau .
- Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Bắc như thế nào?
- Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động? Ảnh hưởng của hướng gió đến khí hậu miền Nam ra sao?
* HĐ 3: Ảnh hưởng của khí hậu
- Vào mùa mưa khí hậu ở nước ta xảy ra hiện tượng gì? Mùa khô kéo dài gây hại gì?

- Quan sát quả địa cầu, hình 1 SGK
- Thảo luận nhóm 4 để hoàn thành bản, lập sơ đồ như đã nêu 
- Kết luận: nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ cao, gió mưa thay đổi theo mùa
- Dựa vào bản số liệu trang 72 SGK. Thảo luận nhóm 2 để trả lời câu hỏi.Trình bày trước lớp.Nhận xét bổ sung 
+ MB: có mùa động lạnh, mưa phùn.
+ MN: nắng nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
- Hoạt động cả lớp với SGK
- Trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi rồi trình bày trước lớp
- Trả lời : thường hay có bão lớn, mưa lớn gây ra lũ lụt, có năm lại xảy ra hạn hán.
4. HĐ vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)
- Khí hậu nước ta có thuận lợi, khó khăn gì đối với việc phát triển nông nghiệp ? 
- HS nêu 

- Sau này lớn lên, em sẽ làm gì để khắc phục những hậu quả do thiên tai mang đến ?
- HS nêu

TUẦN 4
Địa li
SÔNG NGÒI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi VN: mạng lưới sông ngòi dày đặc; sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa (mùa mưa thường có lũ lớn) và có nhiều phù sa; sông ngòi có vai trò quan trọng trong sản xuất và đời sống: bồi đắp phù sa, cung cấp nước, tôm cá, nguồn thuỷ điện.
- Xác lập được mối quan hệ địa lí đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi: nước sông lên, xuống theo mùa; mùa mưa thường có lũ lớn; mùa khô nước sông hạ thấp. 
-Chỉ được vị trí một số con sông: Hồng, Thái Bình, Tiền, Hậu, Đồng Nai, Mã, Cả trên bản đồ (lược đồ).
- Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
* GD sử dụng NLTK&HQ : 
 - Sông ngòi nước ta là nguồn thuỷ điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất điện của một số nhà máy thuỷ điện ở nước ta : nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, Y- a- li, Trị An.
 - HS HTT: 
 + Giải thích được vì sao sông ở miền Trung ngắn và dốc .
 + Biết những ảnh hưởng do nước sông lên, xuống theo mùa ảnh hưởng tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta .
 	- Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 
- Bồi dưỡng kiến thức về sông ngòi.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: Bản đồ địa lý Việt Nam, tranh ảnh về sông mùa lũ và mùa cạn.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. HĐ mở đầu: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" với các câu hỏi:
+ Nước ta thuộc đới khí hậu nào ?
+ Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
+ Khí hậu MB và MN khác nhau như thế nào?
- Giáo viên nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
* Mục tiêu: Nắm được nội dung của bài và trả lời được câu hỏi trong SGK.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
- Giáo viên treo lược đồ sông ngòi Việt Nam, giao nhiệm vụ cho HS quan sát, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi: 
+ Đây là lược đồ gì ? Lược đồ này dùng để làm gì ?
+ Nước ta có nhiều hay ít sông? Phân bố ở đâu? Em có nhận xét gì về hệ thống sông ngòi ở Việt Nam?
- Kết luận: nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc, phân bố ở khắp đất nước.
+ Kể tên và chỉ tên trên lược đồ vị trí của các con sông?
- Giáo viên lưu ý học sinh dùng que chỉ các con sông theo dòng chảy từ nguồn tới biển (không chỉ vào 1 điểm)
+ Sông ngòi miền Trung có đặc điểm gì?
+ Vì sao sông ngòi miền Trung lại có đặc điểm đó?
- Địa phương em có dòng sông nào?
- Em có nhận xét gì về sông ngòi Việt Nam?
- Giáo viên tóm tắt nội dung, kết luận
*Hoạt động 2: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi...sống và sản xuất của nhân dân.
- Tác động của biển đối với khí hậu
- Biển cung cấp cho ta tài nguyên nào?
 - Các loại tài nguyên này có đóng góp gì vào đời sống sản xuất của nhân dân?
- Biển mang lại thuận lợi gì cho giao thông?
- Bờ biển dài, nhiều bãi tắm đẹp góp phần phát triển ngành kinh tế nào?
- GV sửa chữa, bổ sung câu trả lời.
- Rút ra kết luận về vai trò của biển

- Học sinh quan sát.
- Lược đồ khu vực biển Đông. Giúp ta biết đặc điểm của biển Đông, giới hạn, các nước có chung biển Đông.
- Học sinh nghe
- Phía Đông, phía Nam và Tây Nam.
- 2 Học sinh chỉ cho nhau thấy vùng biển của nước ta trên lược đồ SGK.
- 2 HS chỉ trên lược đồ trên bảng.
- Học sinh đọc SGK theo cặp ghi ra đặc điểm của biển:
- Nước không bao giờ đóng băng
- Miền Bắc và miền Trung hay có bão.
- Hàng ngày, nước biển có lúc dâng lên, có lúc hạ xuống.
- Biển không đóng băng nên thuận lợi cho giao thông và đánh bắt thuỷ hải sản...
- Bão biển gây thiệt hại lớn cho tàu thuyền nhà cửa, dân những vùng ven biển
- Nhân dân lợi dụng thuỷ triều đề làm muối.
- Học sinh thảo luận, tìm câu trả lời, viết ra giấy, báo cáo.
- Biển giúp điều hoà khí hậu.
- Dầu mỏ, khí tự nhiện làm nguyên liệu cho công nghiệp, cung cấp muối, hải sản cho đời sống và ngành sản xuất chế biến hải sản.
- Biển là đường giao thông quan trọng.
- Là nơi du lịch, nghỉ mát, góp phần đáng kể để phát triển ngành du lịch.
 - Học sinh đọc.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5 phút)

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Tập làm hướng dẫn viên du lịch
- Chọn 3 học sinh tham gia.
- Nhận xét bình chọn bạn giới thiệu hay
- Về nhà vẽ một bức tranh về cảnh biển mà em thích.
- HS nghe và thực hiện

TUẦN 6
Địa lí
ĐẤT VÀ RỪNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết các loại đất chính ở nước ta: đất phù sa và đất phe-ra-lít .
	- Nêu được mốt số đặc điểm của đất phù sa và đất phe-ra-lít:
 + Đất phù sa: được hình thành do sông ngòi bồi đắp, rất màu mỡ; phân bố ở đồng bằng.
 + Đất phe-ra-lít: Có màu đỏ hoặc đỏ vàng, thường nghèo mùn, phân bố ở vùng đồi núi. 
 - Phân biệt được rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn.
 +Rừng rậm nhiệt đới: cây cối rậm, nhiều tầng.
 + Rừng ngập mặn: có bộ rễ nâng khỏi mặt đất.
 - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
 - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác đất, rừng một cách hợp lý.
 - Một số biện pháp bảo vệ rừng: Không chặt phá, đốt rừng, 
 - Nêu được vai trò thiên nhiên đối với con người. Trình bày một số vấn đề về môi trường. Đề xuất biện pháp xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: 
 	+ Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. 
 	+ Lược đồ phân bố rừng Việt Nam các hình minh hoạ SGK. 
 	+ Sưu tầm thông tin về rừng Việt Nam.
- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho học sinh tổ chức trò chơi "Gọi thuyền" với các câu hỏi sau:
+ Nêu vị trí và đặc điểm của vùng biển nước ta?
+ Biển có vai trò như thế nào đối với đời sống và sản xuất của con người?
+ Kể tên và chỉ trên bản đồ một số bãi tắm khu du lịch biển nổi tiếng nước ta?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
- Học sinh chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nhận biết nơi phân bố của đất phù sa, đất phe-ra-lít của rừng rậm nhiệt đới và rừng ngập mặn trên bản đồ (lược đồ): đất phe-ra-lít và rừng rậm nhiệt đới phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi; đất phù sa phân bố chủ yếu ở vùng đồng bằng; rừng ngập mặn phân bố chủ yếu ở vùng đất thấp ven biển.
 - Biết một số tác dụng của rừng đối với đời sống sản xuất của nhân dân ta: điều hoà khí hậu, cung cấp nhiều sản vật, đặc biệt là gỗ .
* Cách tiến hành:
*Hoạt động1: Các loại đất chính ở nước ta.
- Yêu cầu HS đọc SGK hoàn thành sơ đồ về các loại đất chính ở nước ta.
- Trình bày kết quả
- HĐ cá nhân
- Học sinh đọc SGK và làm bài
- Một số HS trình bày kết quả làm việc.

- Giáo viên nhận xét, sửa chữa.
 - GV nêu: Đất là nguồn tài nguyên quí nhưng chỉ có hạn; việc sử dụng đất phải đi đôi với bảo vệ cải tạo.
- Nêu một vài... là loại khoáng sản có nhiều nhất .
Khí hậu
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.
Khí hậu có sự khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn; miền Nam nóng quanh năm có hai mùa mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
Sông ngòi
Nước ta có mạng lưới sông ngòi dạy đặc những ít sông lớn.
Sông có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa.
Đất
Nước ta có hai loại đất chính: Phe-ra-lít màu đỏ hoặc đỏ vàng tập trung ở vùng núi.Đất phù sa màu mỡ tập trung ở ĐB.
Rừng
Nước ta có nhiều loại rừng nhưng chủ yếu có hai loại chính:
Rừng rậm nhiệt đới tập trung ở vùng nhiệt đới.
Rừng ngập mặn ở các vùng ven biển.

3. Hoạt động vậndụng, trải nghiệm:(2 phút)
- Em phải làm gì để bảo vệ, giữ gìn, phát triển các đảo và quần đảo ở nước ta, trân trọng chủ quyền biển đảo của quốc gia ?

- HS nêu

TUẦN 8
Địa lí
DÂN SỐ NƯỚC TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
 	+ Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới .
 	+ Dân số nước ta tăng nhanh.
	- Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành , chăm sóc y tế .
	-Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân sốvà sự gia tăng dân số .
	- HSHTT :Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự tăng dân số ở địa phương .
 - Tuyên truyền về dân số, sự gia tăng dân số và hậu quả tăng dân số.
 - Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: + Biểu đồ gia tăng dân số Việt Nam (phóng to).
 	+ Sưu tầm thông tin, tranh ảnh thể hiện hậu quả của gia tăng dân số.
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp, trò chơi
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)

- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Cho HS tổ chức mời 2 bạn lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS hát
- 2 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Chỉ và nêu vị trí, giới hạn của nước ta trên bản đồ.
+ Nêu vai trò của đất, rừng đối với đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (30 phút)
* Mục tiêu: - Biết sơ lược về dân số, sự gia tăng dân số của Việt Nam:
 + Việt Nam thuộc hàng các nước đông dân trên thế giới .
 + Dân số nước ta tăng nhanh.
 - Biết tác động của dân số đông và tăng nhanh: gây nhiều khó khăn đối với việc đảm bảo các nhu cầu học hành, chăm sóc y tế của người dân về ăn, mặc, ở, học hành , chăm sóc y tế .
 - Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết một số đặc điểm về dân sốvà sự gia tăng dân số .
 - HS( M3,4) :Nêu một số ví dụ cụ thể về hậu quả của sự tăng dân số ở địa phương . 
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Dân số, so sánh dân số Việt Nam với dân số các nước Đông Nam Á
- GV treo bảng số liệu số dân các nước Đông Nam Á như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc bảng số liệu.
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, xử lý các số liệu và trả lời các câu hỏi sau 
+ Năm 2004, dân số nước ta là bao nhiêu người?
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ mấy trong các nước Đông Nam Á?
- Từ kết quả nhận xét trên, em rút ra đặc điểm gì về dân số Việt Nam? (Việt Nam là nước đông dân hay ít dân?)
- GV gọi HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, bổ sung 
Hoạt động 2: Gia tăng dân số ở Việt Nam
- GV treo Biểu đồ dân số Việt Nam qua các năm như SGK lên bảng và yêu cầu HS đọc.
- GV hỏi để hướng dẫn HS cách làm việc với biểu đồ:
+ Từ năm 1979 đến năm 1989 dân số nước ta tăng bao nhiêu người?
+ Từ năm 1989 đến năm 1999 dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu người?
+ Từ năm 1979 đến năm 1999, tức là sau 20 năm, ước tính dân số nước ta tăng thêm bao nhiêu lần?
+ Em rút ra điều gì về tốc độ gia tăng dân số của nước ta?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc trước lớp
Hoạt động 3: Hậu quả của dân số tăng nhanh
- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS làm việc theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập có nội dung về hậu quả của sự gia tăng dân số.
- GV theo dõi các nhóm làm việc, giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả làm việc của nhóm mình trước lớp.
 
- HS đọc bảng số liệu.
- HS làm việc cá nhân và ghi câu trả lời ra phiếu học tập của mình.
+ Năm 2004, dân số nước ta là 82,0 triệu người.
+ Nước ta có dân số đứng hàng thứ 3 trong các nước Đông Nam Á sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Nước ta có dân số đông.
- 1 HS lên bảng trình bày ý kiến về.....
+ Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên là: Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Xơ-đăng, Tà-ôi,...
+ Các dân tộc Việt Nam là anh em một nhà.
- Một vài HS nêu theo ý hiểu của mình.
- HS nghe giảng và tính:
- Bảng số liệu cho biết mật độ dân số của một số nước châu Á.
+ Mật độ dân số nước ta lớn hơn gần 6 lần mật độ dân số thế giới, lớn hơn 3 lần mật độ dân số của Can-pu-chia, lớn hơn 10 lần mật độ dân số Lào, lớn hơn 2 lần mật độ dân số của Trung Quốc.
+ Mật độ dân số của Việt Nam rất cao.
- HS thảo luận theo cặp
+ Chỉ và nêu: Nơi có mật độ dân số lớn hơn 1000 người /km2 là các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,Thành Phố Hồ Chí Minh và một số thành phố khác ven biển.
+ Chỉ và nêu: một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ. một số nơi ở đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Chỉ và nêu: Vùng trung du Bắc Bộ, một số nơi ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng ven biển Miền Trung, cao nguyên Đắk Lắk, một số nơi ở miền Trung.
+ Chỉ và nêu: Vùng núi có mật độ dân số dưới 100 người/km2.
3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm :(3 phút)
- Nêu hậu quả của sự phân bố dân cư không đều giữa vùng đồng bằng,ven biển và vùng núi: nơi quá đông dân, thừa lao động; nơi ít dân, thiếu lao động ?
- Ở đồng bằng đất chật người đông, ở vùng núi đất rộng người thưa, thếu sức lao động cho nê đời sống kinh tế phát triển không đồng đều.

TUẦN 10
Địa lí
NÔNG NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
	- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta:
 + Trồng trọt là ngành chính của nông nghiệp.
 + Lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, cây công nghiệp được trồng nhiều ở miền núi và cao nguyên.
 + Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng; trâu, bò, dê được nuôi nhiều ở miền núi và cao nguyên.
	- Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
	- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn).
	- Sử dụng lược đồ để nhận biết về cơ cấu của nông nghiệp: Lúa gạo ở đồng bằng; cây công nghiệp ở vùng núi, cao nguyên; trâu, bò, ở vùng núi, gia cầm ở đồng bằng.
	- HS HTT: 
 + Giải thích vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng: do đảm bảo nguồn thức ăn.
 + Giải thích vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng: vì khí hậu nóng ẩm.
- Tích cực thảo luận nhóm.
	* GD BVMT: Liên hệ việc làm ô nhiễm không khí nguồn nước do một sô hoạt động nông nghiệp gây ra làm tổn hại đến môi trường.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- Lược đồ nông nghiệp Việt Nam.
 	- Các hình minh hoạ trong SGK.
 	- Phiếu học tập của HS.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp	
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(3 phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Hỏi nhanh- Đáp đúng" : 1 bạn nêu tên 1 dân tộc của Việt Nam, 1 bạn sẽ đáp nhanh nơi sinh sống chủ yếu của dân tộc đó.
- GV nhận xét, tuyên dương
 - Giới thiệu bài - Ghi bảng
- 2 HS lần lượt hỏi đáp .
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(30 phút)
* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta ( lúa gạo, cà phê, cao su, chè, trâu, bò, lợn).
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Vai trò của ngành trồng trọt
- GV treo lược đồ nông nghiệp Việt Nam và yêu cầu HS nêu tên, tác dụng của lược đồ.
- GV hỏi:
+ Nhìn trên lược đồ em thấy số kí hiệu của cây trồng chiếm nhiều hơn hay số kí hiệu con vật chiếm nhiều hơn?
- Từ đó em rút ra điều gì về vai trò của ngành trồng trọt trong sản xuất nông nghiệp?
* Hoạt động 2: Các loại cây và đặc điểm chính của cây trồng việt nam
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu thảo luận dưới đây
- GV theo dõi và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
- GV mời đại diện HS báo cáo kết quả.
- GV chỉnh sửa câu trả lời cho HS nếu cần.
* Hoạt động 3: Sự phân bố cây trồng ở nước ta
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, quan sát lược đồ nông nghiệp Việt Nam và tập trình bày sự phân bố các loại cây trồng của Việt Nam.
- GV tổ chức cho HS thi trình bày về sự phân bố các loại cây trồng ở nước ta (có thể yêu cầu HS trình bày các loại cây chính hoặc chỉ nêu về một cây).
- GV tổng kết cuộc thi, tuyên dương HS được cả lớp bình chọn. Khen ngợi cả 3 HS đã tham gia cuộc thi.
* Hoạt động 4: Ngành chăn nuôi ở nước ta
- GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp để giải quyết các câu... trên biểu đồ thể hiện điều gì?
+ Các cột màu xanh trên biểu đồ thể hiện điều gì?
- GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành phiếu học tập:
+Kể tên các hoạt động chính của ngành thuỷ sản ?
+Em hãy kể tên một số loài thuỷ sản mà em biết? 
+Nước ta có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển ngành thuỷ sản? 
+Ngành thuỷ sản phân bố chủ yếu ở đâu?
- GV nhận xét, KL

- HS nêu: lâm nghiệp có hai hoạt động chính, đó là trồng và bảo vệ rừng; khai thác gỗ và lâm sản khác.
- Các việc của hoạt động trồng và bảo vệ rừng là: Ươm cây giống, chăm sóc cây rừng, ngăn chặn các hoạt động phá hoại rừng,...
- Việc khai thác gỗ và các lâm sản khác phải hợp lí, tiết kiệm không khai thác bừa bãi, phá hoại rừng.
- HS làm việc theo cặp, dựa vào các câu hỏi của GV để phân tích bảng số liệu và rút ra sự thay đổi diện tích của rừng nước ta trong vòng 25 năm, từ năm 1980 đến năm 2004.
+ Từ năm 1980 đến năm 1995, diện tích rừng nước ta mất đi 1,3 triệu ha. Nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác rừng bừa bãi, việc trồng rừng, bảo vệ rừng lại chưa được chú ý đúng mức.
+ Từ năm 195 đến năm 2004, diện tích rừng nước ta tăng thêm được 2,9 triệu ha. Trong 10 năm này diện tích rừng tăng lên đáng kể là do công tác trồng rừng, bảo vệ rừng được Nhà nước và nhân dân và nhân dân thực hiện tốt.
- Mỗi HS trả lời 1 câu hỏi, HS cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung ý kiến.
- HS thảo luận cặp đôi đọc tên biểu đồ và nêu:
+ Biểu đồ biểu diễn sản lượng thuỷ sản của nước ta qua các năm.
+ Trục ngang thể hiện thời gian, tính theo năm.
+ Trục dọc của biều đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản, tính theo đơn vị là nghìn tấn.
+ Các cột màu đỏ thể hiện sản lượng thuỷ sản khai thác được.
+ Các cột màu xanh thể hiện sản lượng thuỷ sản nuôi trồng được.
- Mỗi nhóm 4 HS cùng xem, phân tích lược đồ và làm các bài tập, chia sẻ kết quả.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Địa phương em nuôi trồng loại thủy sản nào ? Vì sao ?
- HS nêu
- Em sẽ làm gì để bảo vệ rừng và biển của tổ quốc ?
- HS nêu

TUẦN 12
Địa lí
CÔNG NGHIỆP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 
- Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp
+ Khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí,...
+Làm gốm, chạm khắc gỗ, làm hàng cói,...
- Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
*HSHTT:
+ Nêu đặc điểm của nghề thủ công truyền thống của nước ta: nhiều nghề, nhiều thợ khéo tay, nguồn nguyên liệu sẵn có
+ Nêu những ngành công nghiệp và nghề thủ công ở địa phương ( nếu có).
+ Xác định trên bản đồ những địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
- Rèn kĩ năng sử bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp. 
-Bảo vệ môi trường
*GDBVMT: Nêu được cách xử lí chất thải công nghiệp để bảo vệ môi trường
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm của một số ngành công nghiệp ở nước ta.
+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả sản phẩm của các ngành công nghiệp đặc biệt: than, dầu mỏ, điện, 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam.	
	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát 
- Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Kể nhanh các sản phẩm của ngành Lâm nghiệp và thủy sản.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS chơi
- Hs nghe
- Hs ghi đầu bài vào vở, mở SGK
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(25 phút)
*Mục tiêu: 
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Nêu tên một số sản phẩm của các ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.
 - Sử dụng bảng thông tin để bước đầu nhận xét về cơ cấu của công nghiệp.
*Cách tiến hành: 
 * Hoạt động 1: Một số ngành công nghiệp và sản phẩm của chúng
- GV tổ chức cho HS cả lớp báo cáo kết quả sưu tầm về các tranh ảnh chụp hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc sản phẩm của ngành công nghiệp.
- GV nhận xét kết quả sưu tầm của HS, tuyên dương các em tích cực sưu tầm để tìm được nhiều ngành sản xuất, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp.
*Hoạt động 2: Trò chơi "đối đáp vòng tròn?"
- GV chia lớp thành 4 nhóm, chọn mỗi nhóm 1 HS làm giám khảo.
- GV nêu cách chơi: Lần lượt mội đội đưa câu hỏi cho đội bạn trả lời, theo vòng tròn, đội 1 đố đội 2, đội 2 đố đội 3, đội 3 đố đội 4, đội 4 đố đội 1. Chơi như vậy 3 vòng. Các câu hỏi phải hỏi về các ngành sản xuất công nghiệp, hoặc các sản phẩm của ngành này. Mỗi câu hỏi đúng tính 10 điểm, mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm. Nếu đặt câu hỏi sai bị trừ 2 ...g nghiệp và sự phân bố của các ngành công nghiệp đó.
- 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Công nghiệp khai thác than : Quảng Ninh.
+ Công nghiệp khai thác dầu mỏ: Biển Đông.
+ Công nghiệp khai thác A- pa- tít: Cam Đường (Lào Cai).
- HS làm việc theo nhóm
PHIẾU HỌC TẬP
Bài: Công nghiệp (Tiếp theo)
Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập sau:
1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau:
Các trung tâm công nghiệp của nước ta
Trung tâm rất lớn
Trung tâm lớn
Trung tâm vừa




2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta.
- GV gọi 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình lên bảng và trình bày kết quả làm việc của nhóm
- GV sửa chữa câu trả lời cho HS
- GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 nhóm báo cáo kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(5 phút)
- Ở địa phương em có những ngành công nghiệp nào ? 
- HS nêu

- Tìm hiểu sự phát triển các ngành công nghiệp ở địa phương em ?
- HS nghe và thực hiện

TUẦN 14
Địa lí
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta:
 + Nhiều loại đường và phương tiện giao thông.
 + Tuyến đường sắt Bắc- Nam và quốc lộ 1A là tuyến đường sắt và đường bộ dài nhất của đất nước.
- Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
- Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải .
- HS HTT :
 +Nêu được một vài điểm phân bố mạng lưới giao thông của nước ta: Toả khắp 
 nước; tuyến đường chính chạy theo hướng Bắc - Nam.
 + Giải thích tại sao nhiều tuyến giao thông chính của nướcc ta chạy theo chiều
 Bắc- Nam: do hình dáng đất nước theo hướng Bắc- Nam . 
- Xác định được trên Bản đồ Giao thông VN một số tuyến đường giao thông, sân bay quốc tế và cảng biển lớn
- Có ý thức bảo vệ các đường giao thông và chấp hành Luật Giao thông khi đi đường- Tuyên truyền cho mọi người đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô xe máy và vận động người dân đi xe công cộng hoặc xe đạp để hạn chế ô nhiễm MT.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- GV: Bản đồ Giao thông Việt Nam
 	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi"Truyền điện" kể nhanh xem các ngành công nghiệp khai thác dầu, than, a-pa-tít có ở những đâu?
- GV nhận xét, tuyên dương
- Giới thiệu bài - ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(27phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được một số đặc điểm nổi bật về giao thông nước ta.
 - Chỉ một số tuyến đường chính trên bản đồ đường sắt Thống nhất, quốc lộ 1A.
 - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét về sự phân bố của giao thông vận tải .
* Cách tiến hành: 
 Hoạt động 1: Các loại hình và phương tiện giao thông vận tải
- GV tổ chức cho HS thi kể các loại hình các phương tiện giao thông vận tải.
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 10 em, đứng xếp thành 2 hàng dọc ở hai bên bảng.
+ Yêu cầu mỗi em chỉ viết tên của một loại hình hoặc một phương tiện giao thông.
+ HS thứ nhất viết xong thì chạy nhanh về đội đưa phấn cho bạn thứ hai lên viết, chơi như thế nào cho đến khi hết thời gian (2 phút), nếu bạn cuối cùng viết xong mà vẫn còn thời gian thì lại quay về bạn đầu tiên.
- GV tổ chức cho HS 2 đội chơi.
- GV nhận xét và tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV hướng dẫn HS khai thác kết quả của trò chơi:
+ Các bạn đã kể được các loại hình giao thông nào?
+ Chia các phương tiện giao thông có trong trò chơi thành các nhóm, mỗi nhóm là các phương tiện hoạt động trên cùng một loại hình.
 Hoạt động 2: Tình hình vận chuyển của các loại hình giao thông
- GV treo Biểu đồ khối lượng hàng hoá phân theo loại hình vận tải năm 2003 và hỏi HS:
+ Biểu đồ biểu diễn cái gì?
+ Biểu đồ biểu diễn khối lượng hàng hoá vận chuyển được của các loại hình giao thông nào?
+ Khối lượng hàng hoá được biểu diễn theo đơn vị nào?
+ Năm 2003, mỗi loại hình giao thông vận chuyển được bao nhiêu triệu tấn hàng hoá
+ Qua khối lượng hàng hoá vận chuyển được mỗi loại hình, em thấy loại hình nào giữ vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá ở Việt Nam?
 Hoạt động 3: Phân bố một số loại hình giao thông ở nước ta
- GV treo lược đồ giao thông vận tải và hỏi đây là lược đồ gì, cho biết tác dụng của nó.
- Chúng ...n các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
- GV mời đại diện 1 nhóm phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, chỉnh sửa câu trả lời cho HS, sau đó vẽ sơ đồ các điều kiện để phát triển ngành du lịch của nước ta lên bảng để HS ghi nhớ nội dung này.
- 5 HS lần lượt nêu ý kiến, mỗi HS nêu về 1 khái niệm, HS cả lớp theo dõi nhận xét.
- HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm 4 HS cùng đọc SGK, trao đổi và đi đến kết luận:
+ Hoạt động thương mại có ở khắp nơi trên đất nước ta trong các chợ, các trung tâm thương mại, các siêu thị, trên phố,...
+ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có hoạt động thương mại lớn nhất cả nước.
+ Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến được tay người tiêu dùng. Người tiêu dùng có sản phẩm để sử dụng. Các nhà máy, xí nghiệp,...bán được hàng có điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.
+ Nước ta xuất khẩu các khoáng sản (than đá, dầu mỏ,...); hàng công nghiệp nhẹ (giầy da, quần áo, bánh kẹo,...); các mặt hàng thủ công (bàn ghế, đồ gỗ các loại, đồ gốm sứ, hàng mây tre đan, tranh thêu,...; các nông sản (gạo, sản phẩm cây công nghiệp, hoa quả,...); hàng thuỷ sản
 (cá tôm đông lạnh, cá hộp,...).
+ Việt Nam thường nhập khẩu máy móc, thiết bị, nhiên liệu, nguyên liệu,... để sản xuất, xây dựng.
- Đại diện cho các nhóm trình, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
- HS làm việc theo nhóm bàn, cùng trao đổi và ghi vào phiếu các điều kiện mà nhóm mình tìm được.
- 1 nhóm trình bày kết quả trước lớp, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Nước ta có nhiều phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử nổi tiếng.
+ Lượng khách du lịch đến nước ta tăng lên vì: 
- Nước ta có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử.
- Nhiều lễ hội truyền thống.
- Các loại dịch vụ du lịch ngày càng được cải thiện.
- Có nhiều di sản văn hoá được công nhận.
- Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao.
- Nước ta có hệ thống an ninh nghiêm ngặt tạo cảm giác an toàn cho khách du lịch.
- Người Việt Nam có tấm lòng hào hiệp và mến khách.
+ Bãi biển Vũng Tàu, Bãi Cháy, Đền Hùng, Sa Pa
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(4 phút)
- Đia phương em có ngành du lịch nào ? Hãy giới thiệu về ngành du lịch đó ?
- HS nêu
- Nếu em là một lãnh đạo của địa phương thì em có thể làm gì để phát triển ngành du lịch của địa phương mình ?
- HS nêu

TUẦN 16
 Địa lí
ÔN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản. 
- Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Chỉ trên bản đồ một số thành phố, trung tâm công nghiệp, cảng biển lớn của nước ta.
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, ham tìm hiểu địa lí 
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	 - GV: Bản đồ hành chính Việt Nam nhưng không có tên các tỉnh, thành phố.
 	 - HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5 phút)
- Cho HS chơi trò chơi "Truyền điện" nêu nhanh các sản phẩm xuất khẩu của nước ta.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Giới thiệu bài, ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(27 phút)
* Mục tiêu: 
 - Biết một số đặc điểm về dân cư, các ngành kinh tế ở nước ta ở mức độ đơn giản. 
 - Biết một số đặc điểm về địa lí tự nhiên Việt Nam ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
 - Nêu tên và chỉ được vị trí một số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
* Cách tiến hành:
*Hoạt động 1: Bài tập tổng hợp
- GV chia HS thành các nhóm yêu cầu các em thảo luận để hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV theo dõi giúp đỡ.
- GV mời HS báo cáo kết quả làm bài trước lớp.
- GV nhận xét, sửa chữa câu trả lời cho HS.
- GV yêu cầu HS giải thích vì sao các ý a, e trong bài tập 2 là sai.
*Hoạt động 2: Trò chơi: ô chữ kì diệu
- GV chuẩn bị: Bản đồ hành chính; các thẻ từ ghi tên các tỉnh.
- Tổ chức chơi
+ Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 HS, phát cho mỗi đội 1 lá cờ (hoặc thẻ).
+ GV lần lượt đọc từng câu hỏi về một tỉnh, HS hai đội giành quyền trả lời bằng phất cờ hoặc giơ thẻ.
+ Đội trả lời đúng được nhận ô chữ ghi tên tỉnh đó và gắn lên lược đồ của mình
+ Trò chơi kết thúc khi GV nêu hết các câu hỏi
- GV tuyên dương đội chơi tốt.
 
- HS làm việc theo nhóm thảo luận, xem lại các lược đồ từ bài 8 - 15 để hoàn thành phiếu.
- 2 nhóm HS cử đại diện báo cáo kết quả của nhóm mình trư...á Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 	- GV: Bản đồ tự nhiên châu Á, các hình minh hoạ của SGK.
 	- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- GV tổng kết môn Địa lí học kì I
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Biết tên các châu lục và đại dương trên thế giới.
 - Nêu được vị trí giới hạn của châu Á.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Các châu lục và các đại dương thế giới, châu Á là một trong 6 châu lục của thế giới.(Cá nhân)
- Hãy kể tên các châu lục, các đại dương trên thế giới mà em biết.
- Khi HS trả lời, GV ghi nhanh lên bảng thành 2 cột, 1 cột ghi tên các châu lục, 1 cột ghi tên các đại dương.
Hoạt động 2: Vị trí địa lí và giới hạn của châu Á(Cặp đôi)
- GV treo bảng phụ viết sẵn các câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về vị trí địa lí châu Á (hoặc viết vào phiếu giao cho HS).
- GV tổ chức HS làm việc theo cặp:
+ Nêu yêu cầu: Hãy cùng quan sát hình 1 và trả lời các câu hỏi .
- Trình bày kết quả
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS, sau đó nêu kết luận: Châu Á nằm ở bán cầu Bắc, có 3 phía giáp biển và đại dương. 
Hoạt động 3: Diện tích và dân số châu Á (Cá nhân)
- GV yêu cầu HS đọc bảng số liệu. 
- Em hiểu chú ý 1 và 2 trong bảng số liệu như thế nào?
- GV kết luận: Trong 6 châu lục thì châu Á có diện tích lớn nhất. 
Hoạt động 4: Các khu vực của châu Á và nét đặc trưng về tự nhiên của mỗi khu vực(Cặp đôi)
- GV treo lược đồ các khu vực châu Á.
- Hãy nêu tên lược đồ và cho biết lược đồ thể hiện những nội dung gì?
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện phiếu học tập 
- GV mời 1 nhóm lên trình bày, yêu cầu các nhóm khác theo dõi.
 
+ Các châu lục trên thế giới:
	1. Châu Mĩ.
	2. Châu Âu
	3. Châu Phi
	4. Châu Á
	5. Châu đại dương
	6. Châu Nam cực
+ Các đại dương trên thế giới:
	1. Thái Bình Dương
	2. Đại Tây Dương
	3. Ấn Độ Dương
	4. Bắc Băng Dương
- Đọc thầm các câu hỏi.
- Làm việc theo cặp, cùng xem lược đồ, trao đổi, trả lời từng câu hỏi.
- Đại diện 1 số em trình bày
- Bảng số liệu thống kê về diện tích và dân số của các châu lục, dựa vào bảng số liệu ta có thể so sánh diện tích và dân số của các châu lục với nhau.
- HS đọc lược đồ, đọc phần chú giải
- Lược đồ các khu vực châu Á, lược đồ biểu diễn:
+ Địa hình châu Á.
+ Các khu vực và giới hạn từng khu vực của châu Á.
- HS làm việc theo nhóm đôi
- Một nhóm HS trình bày trước lớp. HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Nước ta nằm ở châu lục nào ?
- HS nêu: Châu Á
- Về nhà tìm hiểu về một số nước ở khu vực châu Á.
- HS nghe và thực hiện

TUẦN 20
Địa lí
CHÂU Á (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á:
 + Có số dân đông nhất.
 + Phần lớn dân cư châu Á là người da vàng.
- Nêu một số đặc điểm về hoạt động sản xuất của cư dân châu Á:
 + Chủ yếu người dân làm nông nghiệp là chính, một số nước có công nghiệp phát triển. 
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á: 
 + Chủ yếu có khí hậu gió mùa nóng ẩm.
 + Sản xuất nhiều loại nông sản và khai thác khoáng sản.
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
* HS HTT:
 + Dựa vào lược đồ xác định được vị trí của khu vực Đông Nam Á.
 + Giải thích được vì sao dân cư châu Á lại tập trung đông đúc tại đồng bằng châu thổ: do đất đai màu mỡ, đa số cư dân làm nông nghiệp.
 + Giải thích được vì sao Đông Nam Á lại sản xuất được nhiều lúa gạo: đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm.
- Bảo vệ môi trường sống.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
- GV:
 	+ Bản đồ các nước châu Á.
 	+ Bản đồ tự nhiên châu Á.
- HS: SGK, vở
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
- Cho HS hát
- Cho HS nêu đặc điểm tự nhiên của châu Á.
- HS nghe
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Nêu được một số đặc điểm về dân cư của châu Á
- Nêu một số đặc điểm của khu vực Đông Nam Á. 
- Sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ để nhận biết một số đặc điểm của dân cư và hoạt động sản xuất của người dân Châu Á.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Làm việc cả ...c TQ?
- Kể tên các sản phẩm TQ?
- Em biết gì về Vạn Lí Trường Thành?
- Yêu cầu HS trình bày kết quả
- GV theo dõi bổ sung
- GVkết luận: 
 Hoạt động 4: Thi kể về các nước láng giềng của Việt Nam
- GV chia lớp thành 3 nhóm dựa vào tranh ảnh thông tin mà các em đã sưu tầm được
+ Nhóm Lào: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Lào
+ Nhóm Cam -pu – chia: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Cam- pu - chia
+ Nhóm Trung Quốc: Sưu tầm tranh ảnh thông tin về nước Trung Quốc 
- Cho HS thi kể về các nước 

- HS thảo luận nhóm 3
- Cam pu chia nằm trên bán đảo Đông Dương, trong khu vực ĐNA, phía bắc giáp Lào, Thái Lan, phía Đông giáp với VN, phía Nam giáp với biển và phía Tây giáp với Thái Lan
- Thủ đô Cam- pu- chia là Phnôm Pênh
- Địa hình Cam- pu –chia tương đối bằng phẳng, đồng bằng chiếm đa số diện tích, chỉ có một phần nhỏ là đồi núi thấp có độ cao từ 200 dến 500m
- Tham gia sản xuất nông nghiệp là chính. Các sản phẩm chính của ngành nông nghiệp là lúa gạo, hồ tiêu, đánh bắt nhiều cá nước ngọt.
- Vì giữa Cam –pu- chia là Biển Hồ, đây là hồ chứa nước ngọt lớn như biển có lượng cá tôm nước ngọt rất lớn
- Dân Cam-pu –chia chủ yếu là theo đạo phật, Có rất nhiều đền chùa đẹp, tạo nên phong cảnh đẹp hấp dẫn khách du lịch
- HS trình bày kết quả thảo luận
- Thực hiện tương tự như hoạt động 1
- Lào nằm trên bán đảo Đông dương, trong khu vực ĐNA phía Bắc giáp TQ, phía Đông và Đông Bắc giáp với VN. phía Nam giáp Căm- pu- chia , phía Tây giáp với Thái Lan , phía Tây Bắc giáp với Mi- an-ma, nước Lào không giáp biển 
- Thủ đô Lào là Viêng Chăn 
- Địa hình chủ yếu là đồi núi và cao nguyên
- Các sản phẩm chính của Lào là quế, cánh kiến, gỗ quý và lúa gạo 
- Người dân Lào chủ yếu theo đạo phật
- TQ nằm trong khu vực ĐNA. TQ có chung biên giới với nhiều nước: Mông Cổ, Triều Tiên, Liên Bang Nga, VN. Lào, Mi –a –ma, Ấn Độ
- Thủ đô TQ là Bắc Kinh.
- TQ có diện tích lớn, dân số đông nhất thế giới.
- Từ xưa đất nước Trung Hoa đã nổi tiếng với chè, gốm sứ. tơ lụa. Ngày nay, kinh tế Trung Quốc rất phát triển. Các sản phẩm như máy móc, thiết bị, ô tô, đồ chơi điện tử, hàng may mặccủa Trung Quốc đã xuất khẩu sang nhiều nước
- Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được xây dựng bắt đầu từ thời Tần Thuỷ Hoàng( trên hai ngàn năm) 
- HS trình bày tranh ảnh thông tin mà nhóm mình sưu tầm được
- HS thi kể
3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút)
- Các nước láng giềng của Việt Nam có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của nước ta ?
- HS nêu
- Tìm hiểu các danh lam thắng cảnh nổi tiếng của các nước láng giềng nói trên.
- HS nghe và thực hiện
TUẦN 23
Địa lí
CHÂU ÂU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu: Nằm ở phía tây châu Á, có ba phía giáp biển và đại dương. 
- Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu:
 + 2/3 diện tích là đồng bằng, 1/3 diện tích là đồi núi.
 + Châu Âu có khí hậu ôn hòa.
 + Dân cư chủ yếu là người da trắng.
 + Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
- Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Âu trên bản đồ ( lược đồ ).
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Âu.
- Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Âu.
- Yêu thích môn học, thích tìm hiểu thế giới.
	- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn.
- Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam. GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 	- GV: Lược đồ các châu lục và châu Âu
 	- HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 	- Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi
 	- Kĩ thuật trình bày 1 phút
 	- PP: quan sát, thảo luận, vấn đáp
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động mở đầu:(5phút)
 - Gọi HS tổ chức trò chơi "Bắn tên" với câu hỏi: 
+ Nêu vị trí địa lí của Cam- pu - chia?
+ Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam – pu - chia?
+ Nêu một vài di tích lịch sử, khu du lịch nổi tiếng của Cam- pu - chia.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: - Mô tả sơ lược được vị trí và giới hạn lãnh thổ châu Âu 
 - Nêu được một số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Âu.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Vị trí địa lí và giới hạn 
- GV đưa ra quả cầu cho HS quan sát theo nhóm
+ Xem lược đồ trang 102, tìm và nêu vị trí của châu Âu?
+ Các phía Tây, Bắc, Nam, Đông giáp với những nước nào?
+ Xem bảng thống kê diện tích và dân số các châu lục trang 103 so sánh diện tích của châu Âu với các châu lục khác?
+ Châu Âu 

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dia_li_5_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc.docx