Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Năm học 2022-2023 - Chúc Thị Liên

BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 1)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

1. Năng lực:

- Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định.

- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...

2. Phẩm chất:

- Có ý thức học tấp, rèn luyện.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đồ dùng

- GV: Giấy trắng, bút màu

- HS: VBT, vở viết,...

2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học

- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não

docx 67 trang Cô Giang 13/11/2024 60
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Năm học 2022-2023 - Chúc Thị Liên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Năm học 2022-2023 - Chúc Thị Liên

Kế hoạch bài dạy Đạo đức 5 - Năm học 2022-2023 - Chúc Thị Liên
TUẦN 1
 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Học sinh lớp 5 là học sinh lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
1. Năng lực:
- Kĩ năng tự nhận thức; kĩ năng xác định giá trị; kĩ năng ra quyết định.
- Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề,...
2. Phẩm chất:
- Có ý thức học tấp, rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
- GV: Giấy trắng, bút màu
- HS: VBT, vở viết,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài Em yêu trường em Nhạc và lời Hoàng Vân
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở 
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới:(26phút)
* Mục tiêu: HS thấy được vị thế mới của HS lớp 5, thấy vui và tự hào vì đã là HS lớp 5.
(Giúp đỡ HS nhóm M1,2 nắm được nội dung bài học)
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận
- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau: 
+ Tranh vẽ gì?
+ HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp lớn nhất trường Vì vậy HS lớp 5 cần gương mẫu về mọi mặt để các em HS các khối khác học tập.
* Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
- GV nêu yêu cầu bài tập: 
- GV nhận xét kết luận 
 * Hoạt động 3 : Tự liên hệ (bài tập 2)
- GV nêu yêu cầu tự liên hệ
- Yêu cầu HS trả lời 
- GV nhận xét và kết luận: các em cần cố gắng phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
 * Hoạt động 5: Trò chơi phóng viên
- Yêu cầu HS thay phiên nhau đóng vai phóng viên để phỏng vấn các HS khác về một số nội dung có liên quan đến chủ đề bài học. VD: 
+ Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình "Rèn luyện đội viên"?
+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5?
+ Hãy nêu những điểm mà bạn cần cố gắng hơn để xững đáng là HS lớp 5
+ Bạn hãy hát hoặc đọc thơ về chủ đề trường em?
- GV nhận xét kết luận
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK
 
- HS quan sát và thảo luận
- Tranh vẽ HS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng.
- Các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học. 
- Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen.
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường. 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập.
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS suy nghĩ thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp
- Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a, b, c, d, e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS tự liên hệ trước lớp.
- HS thảo luận và đóng vai phóng viên.
Nhận xét
- HS nghe
- Học sinh đọc
3.Hoạt động vận đụng sáng tạo:(2 phút)
- Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này:
+ Mục tiêu phấn đấu.
+ Những thuận lợi đã có.
+ những khó khăn có thể gặp.
+ Biện pháp khắc phục khó khăn.
+ Những người có thể hỗ trợ, giúp đỡ em khắc phục khó khăn.
- HS nghe và thực hiện

- Về sưu tầm các bài thơ bài hát nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề Trường em.
- Vẽ tranh về chủ đề trường em.
- HS nghe và thực hiện

Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------------------------------------- 
TUẦN 2
 BÀI 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
 + Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
+ Có ý thức học tập, rèn luyện. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện. 
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
3. Phẩm chất: Vui và tự hào là học sinh lớp 5. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- GV: Truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
 - HS: Bài hát, thơ, tranh vẽ về chủ đề: Trường em
2. Phương pháp, Kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)

- Cho HS hát bài "Em yêu trường em"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá: (15 phút)
* Mục tiêu: 
+ Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học....................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------
TUẦN 4
 BÀI 2: CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
2.Năng lực: Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
 Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3.Phẩm chất: Không tán thành với những hành vi trốn tránh trách nhiệm, đỗ lỗi cho người khác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: Một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc hoặc dũng cảm nhận lỗi và sửa lỗi.
- Học sinh: SBT, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. HĐ khởi động: (5 phút)
- Cho HS tổ chức chia sẻ theo câu hỏi:
+ Vì sao chúng ta cần sống có trách nhiệm về việc làm của mình?
+ Bạn đã làm gì để thực hiện nếp sống có trách nhiệm về việc làm của mình? 
- Giới thiệu bài học. Ghi bài lên bảng.
- HS chia sẻ câu hỏi
- HS ghi vở
2. HĐ thực hành: (27 phút)
*Mục tiêu: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 HĐ 1: Xử lí tình huống (Bài tập 3)
* Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
* Cách tiến hành: 
- GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm xử lí một tình huống trong bài tập 3.
- Cả lớp trao đổi bổ sung.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
HĐ 2: Tự liên hệ bản thân.
* Mục tiêu: Mỗi HS có thể tự liên hệ, kể một việc làm của mình và tự rút ra bài học. 
* Cách tiến hành:
- Gợi ý để mỗi hs nhớ lại một việc làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm:
+ Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
- Yêu cầu một số HS trình bày trước lớp.
- Sau mỗi phần trình bày của HS, GV gợi ý để HS tự rút ra bài học
- GV kết luận:
+ Khi giải quyết công việc hay xử lý tình huống một cách có trách nhiệm, chúng ta thấy vui, thanh thản và ngược lại.
 + Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận nhằm mục đích tốt đẹp; khi làm hỏng việc hoặc có lỗi họ dám nhận trách nhiệm.

- HS thảo luận nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
- HS nhớ lại và và kể về việc làm của mình.
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc làm của mình.
- Vài HS nêu lại.
3. HĐ ứng dụng: (3 phút)
- Thực hiện mình là người có trách nhiệm.
 - HS nghe và thực hiện

Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
---------------------------------------------------------------
TUẦN 5
BÀI 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN (tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
1. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
2. Phẩm chất: Cảm phục và noi theo những tấm gương có ý chí vượt lên khó khăn để trở thành những người có ích trong gia đình và xã hội.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. 
* Bổ sung : Phần Lồng ghép GDKNS :
- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý chí trong học tập và trong cuộc sống)
- Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: Một số mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó như Nguyễn Ngọc Kí. Nguyễn Đức Trung...
- Học sinh: SGK, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Hoạt động khởi động: (5 phút)
- Cho HS hát
- Yêu cầu HS nêu ghi nhớ của bài học trước
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động khám phá: (28 phút)
* Mục tiêu: 
- Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí.
- Người có ý chí có thể vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống.
* Cách tiến hành:
* Hoạt động 1: HS tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó của Trần Bảo Đồng.
- Yêu cầu HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng trong SGK
- Y...iện nhóm lên trình bày kết quả.
+ Các bạn đã khắc phục những khó khăn của mình, không ngừng học tập vươn lên.
+ Là biết khắc phục khó khăn, tiếp tục phấn đấu và học tập, không chịu lùi bước để đạt được kết quả tốt.
+ Giúp ta tự tin hơn trong cuộc sống, học tập và được mọi người yêu mến, cảm phục.
- HS trao đổi cả lớp.
- HS tự phân tích những khó khăn của bản thân theo mẫu trong SGK.
- Từng HS trao đổi những khó khăn của mình với nhóm.
- Mỗi nhóm chọn 2- 3 bạn có nhiều khó khăn hơn trình bày trước lớp.
- HS nghe
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Nhắc HS về thực hiện vượt khó trong học tập và cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)

- Sưu tầm những tấm gương vượt khó trong học tập.
- HS nghe và thực hiện

 Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
________________________________________________
TUẦN 7
BÀI 4: NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
1. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
2. Phẩm chất: Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng
 - GV : SGK 
 - HS: vở BT Đạo đức,
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS tổ chức thi kể: Hãy kể những việc mình đã làm thể hiện là người có ý chí: 
- Em đã làm được những việc gì?
- Tại sao em lại làm như vậy
- Việc đó mang lại kết quả gì?
- GV nhận xét đánh giá
- Giới thiệu bài: Ai cũng có tổ tiên dòng họ của mình. vậy để nhớ đến tổ tiên ta cần thể hiện như thế nào. Bài học hôm nay các em sẽ hiểu rõ điều đó.
- HS thi kể 
- Cả lớp theo dõi nhận xét
- HS nghe - ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(25 phút)
* Mục tiêu: - Biết con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
*Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung truyện Thăm mộ
- GV kể chuyện Thăm mộ
- Yêu cầu HS kể :
- Nhân ngày tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 - Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
- Vì sao Việt muốn lau dọn bàn thờ giúp mẹ?
 - Qua câu chuyên trên, các em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của con cháu với tổ tiên, ông bà? vì sao?
- Kết luận: Ai cũng có tổ tiên, gia đình, dòng họ. Mỗi người điều phải biết ơn tổ tiên và biết thể hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể.
 *Hoạt động 2: Làm bài tập 1, trong SGK.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2
- Gọi HS trả lời 
a. Cố gắng học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho gia đình, quê hương, đất nước.
b. Không coi trọng các kỉ vật của gia đình dòng họ.
c. Giữ gìn nền nếp tốt của gia đình.
d. Thăm mộ tổ tiên ông bà.
đ. Dù ở xa nhưng mỗi dịp giỗ, tết đều không quên viết thư về thăm hỏi gia đình, họ hàng.
- GVKL: Chúng ta cần thể hiện lòng biết ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực, cụ thể, phù hợp với khả năng như các việc: a, c, d, đ.
 * Hoạt động 3: Tự liên hệ
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân
- GV gọi HS trả lời
- GV nhận xét, khen ngợi những em đã biết thể hiện lòng biết ơn các tổ tiên bằng việc làm cụ thể và nhắc nhở HS khác học tập theo bạn.
 - Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK

- HS nghe
- 1->2 HS kể lại
- Bố cùng Việt ra thăm mộ ông nội, mang xẻng ra don mộ đắp mộ thắp hương trên mộ ông...
- Bố muốn nhắc việt phải biết ơn tổ tiên và biểu hiện điều đó bằng những việc làm cụ thể đó là học hành thật giỏi để nên người.
- Việt muốn lau dọn bàn thờ để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Em thấy rằng mỗi chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn, tỏ lòng biết ơn với tổ tiên, ông bà, hát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, của dân tộc VN ta.
- HS thảo luận nhóm. 
- Đại diện lên trình bày ý kiến về từng việc làm và giải thích lí do
- Lớp nhận xét 
- HS trao đổi với bạn bên cạnh về việc đã làm và chưa làm được về sự thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- HS trình bày trước lớp
- HS cả lớp nhận xét 
- VD: Cùng bố mẹ đi thăm mộ tổ tiên ông bà
Cố gắng học tập chú ý nghe lời thầy cô
Giữ gìn các di sản của gia đình dòng họ
Góp tiền cho các đền chùa
gìn giữ nền nếp gia đình
Ước mơ trở thành người có ích cho gia đình, đất nước.
- HS đọc ghi nhớ
3. Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Tìm nhữ câu ca dao, tục ngữ nói về các truyền thống tốt đẹp của các gia đình dòng họ
- Giấy rách phải giữ lấy lề.
- Nghèo ...ăng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: SGK
- Học sinh: SBT, vở
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
 - Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết 
 - Giới thiệu bài, ghi đầu bài 
- HS hát
- HS nghe
2. Hoạt động thực hành:(30 phút)
* Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là khi khó khăn hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp 
Cách tiến hành: 
+ Lớp chúng ta có vui như vậy không? 
+ Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không có bạn bè? 
+ Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
Kết luận: Trong cuộc sống mỗi chúng ta ai cũng cần phải có bạn bè và trẻ em cũng cần phải có bạn bè, có quyền tự do kết giao bạn bè. 
 Hoạt động 2: Tìm hiểu câu chuyện "Đôi bạn" 
* Cách tiến hành. 
- GV kể chuyện "Đôi bạn" 
+ Truyện có những nhân vật nào?
- Yêu cầu 3 HS đóng vai theo nội dung. 
- GV nhận xét tuyên dương 
- GV dán băng giấy có 2 câu hỏi (như SGK, 17) cho HS thảo luận 2 câu hỏi trên.
+ Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn chạy thoát thân? 
+ Qua câu chuyện kể trên em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè? 
- Kết luận: Bạn bè cần phải biết yêu thương, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những lúc khó khăn hoạn nạn 
 Hoạt động 3: Làm bài tập SGK 
 Cách tiến hành
 - Yêu cầu HS làm bài tập 2
- HS trao đổi bài làm 
- Cho HS trình bày cách ứng xử trong mỗi tình huống và giải thích lý do và tự liên hệ. 
- GV nhận xét và kết luận về cách ứng xử trong mỗi tình huống, giải thích lý do và tự liên hệ. 
Hoạt động 4: Củng cố 
* Cách tiến hành - GV yêu cầu nêu những biểu hiện của tình bạn đẹp 
- GV kết luận: Các biểu hiện của tình bạn là tôn trọng, chân thành, biết quan tâm, giúp đỡ cùng nhau tiến bộ, biết chia sẻ buồn vui cùng nhau.
- Học sinh liên hệ những tình bạn đẹp trong lớp, trong nhà trường mà em biết. 
- Gv gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
 - Liên hệ: Nêu gương tốt về tình bạn ở trường, ở lớp,...?
 
- HS nêu.
+ Buồn tẻ và chán, cô đơn. 
+ Trẻ em có quyền tự do kết bạn. Em biết điều đó từ bố mẹ, sách báo, trên truyền hình.
- 1HS kể lại truyện.
+Có ba nhân vật: Hai người bạn và con gấu. 
- 3 HS lên bảng: Các em tự phân vai và diễn.
- HS thảo luận nhóm 2
- HS trình bày ý kiến trước lớp.
+ Hành động đó là một người bạn không tốt, không có tinh thần đoàn kết, một người bạn không biết giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. 
+ Khi đã là bạn bè, chúng ta cần phải yêu thương đùm bọc lẫn nhau; giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ trong học tập, giúp đỡ bạn mình vượt qua khó khăn hoạn nạn. 
- HS làm vào vở 
- Nhóm 2. 
- Học sinh trình bày trước lớp 
- Lớp nhận xét, bổ sung 
- HS tiếp nối nêu.
- 2 - 3 em đọc.
- HS nghe
- HS nêu
- HS đọc ghi nhớ
- HS nêu
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Sưu tầm truyện, ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hátvề chủ đề tình bạn 
- HS nghe và thực hiện

Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 10
BÀI 5. TÌNH BẠN (tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
- Đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: SGK, Phiếu bài tập dành cho HS.
- Học sinh: SBT
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS hát bài “Chào người bạn mới đến”
- Cần đối xử với bạn bè như thế nào?
- GV nhận xét chung, đánh giá
- Giơi thiệu bài - ghi bảng
 - HS hát
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Mục tiêu: - Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Đóng vai BT1/18
* Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận đánh vần
- Những việc làm sai trái: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ ...g não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, khăn trải bàn, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát
+ Vì sao chúng ta phải coi trọng tình bạn?
- Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
- HS hát
- HS nêu
- HS nghe
2. Hoạt động khám phá:(25 phút)
* Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
* Cách tiến hành: 
*HĐ 1: Tìm hiểu truyện Sau đêm mưa.
- GV đọc truyện: Sau đêm mưa.
- Y/c HS thảo luận theo nhóm theo các câu hỏi sau:
+ Các bạn trong truyện đã làm gì khi gặp cụ già và em nhỏ?
+ Vì sao bà cụ cảm ơn các bạn?
+ Bạn có suy nghĩ gì về việc làm của các bạn?
- GV kết luận: 
+ Cần tôn trọng người già, em nhỏ và giúp đỡ họ bằng những việc làm phù hợp với khả năng.
+ Tôn trọng người già, giúp đỡ em nhỏ là biểu hiện của tình cảm tốt đẹp giữa con người với con người, là biểu hiện của người văn minh, lịch sự.
- Gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK.
* HĐ 2: Làm bài tập 1 - SGK
- GV giao việc cho HS. 
- Gọi một số HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận: 
+ Các hành vi a, b, c là những hành vi thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ.
+ Hành vi d chưa thể hiện sự quan tâm, yêu thương, chăm sóc em nhỏ.
 
- HS đọc
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi.
+ Các bạn trong chuyện đã đứng tránh sang một bên để nhường đường cho cụ già và em bé. Bạn Sâm dắt em nhỏ giúp bà cụ. Bạn Hương nhắc bà cụ đi lên lề cỏ cho khỏi trơn.
+ Bà cụ cảm ơn các bạn vì các bạn đã biết giúp đỡ người già và em nhỏ.
+ Các bạn đã làm một việc làm tốt. các bạn đã thực hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta đó là kính già, yêu trẻ, các bạn đã quan tâm, giúp đỡ người già và trẻ nhỏ.
- 2- 3 HS đọc.
- HS làm việc cá nhân. 
- HS tiếp nối trình bày ý kiến của mình.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
3.Hoạt động ứng dụng:(3 phút)
- Em đã làm được những gì thể hiện thái độ kính già, yêu trẻ ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (2 phút)
- Tìm hiểu các phong tục, tập quán thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của địa phương, của dân tộc ta.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________________
TUẦN 13
 BÀI 6. KÍNH GIÀ, YÊU TRẺ (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
- Nêu được những hành vi, việc làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự kính trọng người già, yêu thương em nhỏ.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3.Thái độ: 
 - Có thái độ và hành vi thể hiện sự kính trọng, lễ phép với người già, nhường nhịn em nhỏ.
 - Biết nhắc nhở bạn bè thực hiện kính trọng người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng:
	- Giáo viên: SGK
- Học sinh: VBT
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học:
	- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành.
	- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Vì sao chúng ta cần phải biết kính trọng và giúp đỡ người già?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài- Ghi bảng
 - HS hát
 - HS nêu
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động thực hành:(25 phút)
* Mục tiêu: HS biết vì sao cần phải kính trọng, lễ phép với người già, yêu thương, nhường nhịn em nhỏ.
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Đóng vai (BT2, SGK)
 - GV chia nhóm và phân công đóng vai xử lí các tình huống trong bài tập 2.
*GV kết luận:
+ Tình huống a: Em dừng lại, dỗ em bé và hỏi tên, địa chỉ. Sau đó em có thể dẫn em bé đến đồn công an gần nhất để nhờ tìm gia đình của em. Nếu nhà em ở gần, em có thể dẫn em bé về nhà, nhờ bố mẹ giúp đỡ.
+ Tình huống b: Hướng dẫn các em chơi chung hoặc lần lượt thay phiên nhau chơi.
+ Tình huống c: Nếu biết đường, em hướng dẫn đường đi cho cụ già. Nếu không biết em trả lời cụ một cách lễ phép.
Hoạt động 2: Làm BT3- 4, SGK
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm làm bài tập 3- 4.
* GV kết luận: 
- Ngày dành cho người cao tuổi là ngày 1 tháng 10 hằng năm.
- Ngày dành cho trẻ em là ngày Quốc tế Thiếu nhi 1 tháng 6.
- Tổ chức dành cho người cao tuổi là Hội Người cao tuổi.
- Các tổ chức dành cho trẻ em là: Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Sao Nhi đồng.
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống "Kính già, yêu trẻ" của địa phương, của dân tộc ta.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Tìm các phong tục, tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam.
- Gv kết luận:
+ Người già luôn đượ... - Kĩ năng ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới phụ nữ.
 - Kĩ năng giao tiếp, ứng xử với bà mẹ, chị em gái,cô giáo, các bạn gái và những người phụ nữ khác ngoài xã hội.
3.Phẩm chất: Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và những người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, bảng phụ....	
 - HS : SGK, bảng con, vở...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại, thuyết trình tranh luận,...
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
 - Cho HS trả lời câu hỏi:
+ Tại sao người phụ nữ là những người đáng tông trọng?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 
- HS trả lời
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Hoạt động thực hành:(27phút)
* Mục tiêu: 
 - HS nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 - Biết được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
* Cách tiến hành:
HĐ1: Xử lí tình huống (bài tập 3)
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận.
- GV theo dõi HD. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- GV kết luận:
a, Chọn trưởng nhóm phụ trách sao cần phải xem khả năng tổ chức công việc và khả năng hợp tác với bạn khác trong công việc. Nếu Tiến có khả năng thì có thể chọn bạn. Không nên chọn Tiến chỉ vì bạn đó là con trai.
b, Mỗi người đều có quyền bày tỏ ý kiến của mình. Bạn Tuấn nên lắng nghe các bạn nữ phát biểu.
Hoạt động 2: Làm bài tập 4 (sgk)
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm.
- GV kết luận: 
+ Ngày 8 tháng 3 là ngày Quốc tế phụ nữ.
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày Phụ nữ Việt Nam.
+ Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là các tổ chức xã hội dành riêng cho phụ nữ.
Hoạt động 3: Ca ngợi phụ nữ Việt Nam (bài tập 5) 
- GV tổ chức cho HS hát, múa, đọc thơ hoặc kể chuyện về một người phụ nữ mà em yêu mến, kính trọng.
- GV theo dõi, tuyên dương.
 
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
- HS làm việc theo nhóm đôi.
- Đại diện các nhóm báo cáo.
- HS chuẩn bị theo nhóm 6.
- Các nhóm lên trình bày.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em làm gì để thể hiện sự tôn trọng đối với những người phụ nữ trong gia đình mình ?
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- Cùng các bạn trong lớp lập kế hoạch tổ chức Ngày Quốc tế Phụ nữ.
- HS nghe và thực hiện.
Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
__________________________________________________________
TUẦN 16
Bài 8: HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
 - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
 - Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất: Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
 - Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1. Đồ dùng 
 - GV: SGK.
 - HS: SGK, vở
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Vì sao cần phải biết tôn trọng phụ nữ?
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
 - HS hát
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(27phút)
* Mục tiêu: 
 - HS biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
 - HS nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi.
 - Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
* Cách tiến hành: 
 Hoạt động 1: Tìm hiểu tranh tình huống (trang 25- SGK)
- GV y/c HS quan sát 2 tranh ở trang 25 và thảo luận các câu hỏi được nêu ở dưới tranh.
- GV kết luận: Các bạn ở tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung: người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây,... Để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau.........................................................................................................................................................
_____________________________________________________
TUẦN 18
THỰC HÀNH CUỐI HỌC KÌ I
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
 Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
3. Phẩm chất: Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô giáo và mọi người trong công việc của lớp, của trường,của gia đình và của cộng đồng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: Phiếu học tập cho hoạt động 1
 - Học sinh: Sách, vở
2. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập, thuyết trình tranh luận,...
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
 - HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28phút)
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức các bài từ bài 1 đến bài 5, biết áp dụng trong thực tế những kiến thức đã học. 
* Cách tiến hành:
 Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm
*Bài tập 1: 
Hãy ghi những việc làm của HS lớp 5 nên làm và những việc không nên làm theo hai cột dưới đây:
 Nên làm
 Không nên làm
 .........
 .........

- GV phát phiếu học tập, cho HS thảo luận nhóm 4.
- Mời đại diện một số nhóm chia sẻ.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng
Hoạt động 2: Làm việc cá nhân
*Bài tập 2: Hãy ghi lại một việc làm có trách nhiệm của em?
- HS làm bài ra nháp.
- Mời một số HS trình bày, chia sẻ
- Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
*Bài tập 3: Hãy ghi lại một thành công trong học tập, lao động do sự cố gắng, quyết tâm của bản thân?
- GV cho HS ghi lại rồi trao đổi với bạn.
- Mời một số HS chia sẻ
- Cả lớp và GV nhận xét.
 
- HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- HS làm bài ra nháp.
- HS chia sẻ
- HS khác nhận xét.
- HS làm rồi trao đổi với bạn.
- HS chia sẻ trước lớp.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Em cần phải làm gì để trở thành người có trách nhiệm ? 
- HS nêu
4. Hoạt động sáng tạo: (1 phút)
- GV nhận xét giờ học, dặn HS về tích cực thực hành các nội dung đã học. 
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
______________________________________________________
TUẦN 19
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - SGK.
 - Phiếu học tập cá nhân 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,..
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
1. Hoạt động khởi động:(3 phút)
- Cho HS hát bài"Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá:(30 phút)
* Mục tiêu: Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương. Yêu mến tự, hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương. Biết được vì sao cần phải yêu quê hương và tham gia góp phần xây dựng quê hương.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Cây đa làng em, sgk.
- GV kể chuyện.
- YC HS thảo luận theo nhóm 4.
+Cây đa mang lại lợi ích gì cho dân làng?
+Tại sao bạn Hà góp tiền để cứu cây đa?
+Trẻ em có quyền tham gia vào những công việc xây dựng quê hương không?
+Noi theo bạn Ha, chúng ta cần làm gì cho quê hương ?
+ Quê hương em ở đâu?
+ Có điều gì khiến em luôn nhớ về quê hương?
+ Nêu một số biểu hiện tình yêu quê hương?
- Gv kết luận
Hoạt động 2: Thảo luận, xử lí tình huống(bt1, sgk) 
- Phân nhóm, y/c HS thảo luận xủ lý tình huống
- Gọi nhóm trình bày
- Nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
A, b, c, d, e – là thể hiện tình yêu quê hương.
Gv nhận xét chung ...: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - SGK, VBT.
 - Phiếu học tập cá nhân 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát
- Giới thiệu bài - Ghi bảng 
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uỷ ban nhân dân ( UBND) xã (phường) đối với cộng đồng.
 - Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).
 - Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
* Cách tiến hành:
HĐ 1: Tìm hiểu truyện “ Đến uỷ ban nhân dân phường” 
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm gì?
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm những việc gì?
3. Theo em, UBND phường, xã có vai trò như thế nào? vì sao? ( GV gợi ý nếu HS không trả lời được: công việc của UBND phường, xã mang lại lợi ích gì cho cuộc sống người dân)
4. Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND phường, xã.
- GV giới thiệu sơ qua về UBND xã nơi HS cư trú
HĐ 2 : Tìm hiểu về hoạt động của UBND qua BT số 1 
- GV đọc các ý trong bài tập để HS bày tỏ ý kiến. Tổ chức cho HS góp ý, bổ sung để đạt câu trả lời chính xác.
HĐ 3 : Thế nào là tôn trọng UBND phường, xã 
- Gọi HS đọc các hành động, việc làm có thể có của người dân khi đến UBND xã, phường.
1. Nói chuyện to trong phòng làm việc.
2. Chào hỏi khi gặp cán bộ phường , xã.
3. Đòi hỏi phải được giải quyết công việc ngay lập tức.
4. Biết đợi đến lượt của mình để trình bày yêu cầu.
5. Mang đầy đủ giấy tờ khi được yêu cầu.
6. Không muốn đến UBND phường giải quyết công việc vì sợ rắc rối, tốn thời gian.
7. Tuân theo hướng dẫn trình tự thực hiện công việc.
8. Chào hỏi xin phép bảo vệ khi được yêu cầu.
9. Xếp hàng theo thứ tự khi giải quyết công việc.
10. Không cộng tác với cán bộ của UBND để giải quyết công việc.
- HS đọc cho cả lớp nghe, cả lớp đọc thầm và theo dõi bạn đọc.
- HS thảo luận trả lời các câu hỏi :
1. Bố dẫn Nga đến UBND phường để làm giấy khai sinh.
2. Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND phường, xã còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lý việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em.
3. UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND phường, xã là cơ quan chính quyền, đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi của người dân địa phương.
4. Mọi người cần có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện, và giúp đỡ để UBND phường, xã hoàn thành nhiệm vụ.
- HS đọc BT1
- HS lắng nghe, giơ các thẻ: mặt cười nếu đồng ý đó là việc cần đến UBND phường, xã để giải quyết. Mặt mếu nếu là việc không cần phải đến UBND để giải quyết, các HS góp ý kiến trao đổi để đi đến kết quả.
- HS nhắc lại các ý : b, c , d, đ, e, h, i.
- Đọc phần ghi nhớ
- HS làm việc cặp đôi, thảo luận và sắp xếp các hành động, việc làm sau thành 2 nhóm: hành vi phù hợp và hành vi không phù hợp.
Phù hợp
Không phù hợp
Các câu 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10
Các câu 1, 3, 6.

+ HS nhắc lại các câu ở cột phù hợp.
+ HS nhắc lại các câu ở cột không phù hợp. Nêu lí do, chẳng hạn: cản trở công việc, hoạt động của UBND phường, xã.
3.Hoạt động ứng dụng- sáng tạo:(2 phút)
- HS về nhà tìm hiểu và ghi chép lại kết quả các việc sau:
1. Gia đình em đã từng đến UBND phường, xã để làm gì? Để làm việc đó cần đến gặp ai?
2. Liệt kê các hoạt động mà UBND phường, xã đã làm cho trẻ em.
- Nhận xét giờ học,giao bài về nhà.
- HS nghe và thực hiện
Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 22
Bài 10: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với cộng đồng.
- Kể được một số công việc của Ủy ban nhân dân xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.
- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường)
- Có ý thức tôn trọng Ủy ban nhân dân xã (phường)
-Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Ủy ban nhân xã (phường) tổ chức.
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
- GV: SGK, bảng phụ
- HS:
 + SGK, VBT.
 + Phiếu học tập cá nhân 
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
H... nào do xã, phường tổ chức ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: Biết Tổ quốc của em là Việt Nam, Tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1 : Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK)
* Cách tiến hành.
-GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm nghiên cứu, chuẩn bị giới thiệu một nội dung của thông tin trong SGK.
- GV kết luận : Việt Nam có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào. Việt Nam đang phát triển và thay đổi từng ngày.
Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm.
* Tiến hành :
- GV chia nhóm HS và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau :
+ Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam ?
+ Em nghĩ gì về đất nước, con người Việt Nam ?
+Nước ta còn có những khó khăn gì?
+ Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước ?
- GV kết luận: Tổ quốc chúng ta là Việt Nam, chúng ta rất yêu quý và tự hào về Tổ quốc mình, tự hào mình là người Việt Nam.
- GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 3 : Làm bài tập 2, SGK.
* Tiến hành :
- GV nêu yêu cầu của bài tập 2.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV kết luận.
- Các nhóm chuẩn bị giới thiệu nội dung: Lễ hội Đền Gióng (Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội), Vịnh Hạ Long.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày.Ví dụ : Vịnh Hạ Long là một cảnh đẹp nổi tiếng của nước ta, ở đó khí hậu mát mẻ, biển mênh mông, có nhiều hòn đảo và hang động đẹp, con người ở đó rất bình dị, thật thà
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-HS thảo luận theo nhóm, trả lời các câu hỏi:
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp.
+ Việt Nam có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều lễ hội truyền thống rất đáng tự hào.
+ Việt Nam là đất nước tươi đẹp và có truyền thống văn hóa lâuđời.Việt Nam đang thay đổi, phát triển từng ngày, con người VN rất thật thà, cần cù chịu khó và có lòng yêu nước
+ Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, nhiều người dân chưa có việc làm, trình độ văn hóa chưa cao.
- Chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.
- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.
- Một số HS trình bày trước lớp (giới thiệu về Quốc kì Việt Nam, về Bác Hồ, về Văn Miếu, về áo dài Việt Nam).
+ Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
+ Bác Hồ là vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới.
+ Văn miếu nằm ở thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên của nước ta.
+ Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta.
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Cho hs sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam.
- HS sưu tầm các bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, sự kiện lịch sử, ... có liên quan đến chủ đề Em yêu Tổ quốc Việt Nam, nối tiếp nhau nêu trước lớp.
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.
- Vẽ tranh về đất nước, con người Việt Nam.

Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 24
Bài 11: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM ( Tiết 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
-Tự hào về truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan tâm đến sự phát triển của đất nước.
-Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - Giáo viên: SGK đạo đức 5, VBT, Tranh ảnh về đất nước, con người Việt Nam và một số nước khác
 - Học sinh: Vở, SGK
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài "Quê hương tươi đẹp"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát 
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28phút)
* Mục tiêu: 
- Biết Tổ quốc em là Việt Nam: Tổ quốc em thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hoá và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.
- Có ý thức học tập, rốn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.
- Yêu Tổ quốc Việt Nam.
* Cách tiến hành:
 HĐ1: Hướng dẫn làm BT1/ SGK.
- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm.
- GV nhận xét, kết luận.
HĐ2: Hướng...u tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em.
-Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
-Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, 
 - HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não,...
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình" 
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Hoạt động khám phá kiến thức mới:(28phút)
* Mục tiêu: 
 - Nêu được những điều tốt đẹp mà hòa bình mang lại cho trẻ em.
 - Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
* Cách tiến hành:
HĐ1:Tìm hiểu thông tin(sgk trang 37):
- HS quan sát tranh ảnh về cuộc sống của nhân dân và trẻ em ở những vùng có chiến tranh về sự tàn phá của chiến tranh và hỏi:
- Em thấy những gì trong các tranh ảnh đó?
- HS đọc sgk trang 37,38 và thảo luận nhóm theo 3 câu hỏi trong sgk.
- Các nhóm thảo luận.--> Đại diện nhóm trả lời.
- GV kết luận: Chiến tranh chỉ gây ra đổ nát ,đau thương, chết chóc, đói nghèoVì vậy chúng ta phải cùng nhau bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
HĐ2:Bày tỏ thái độ(BT1,sgk)
- Cho HS thảo luận nhóm:
- Nhóm trưởng lần lượt đọc từng ý kiến trong bài tập.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ tay.
- Mời HS giải thích lí do.
- GV kết luận: Các ý kiến a, d là đúng.Các ý kiến b,c là sai.Trẻ em có quyền được sống trong hoà bình và có trách nhiệm tham gia bảo vệ hoà bình.
HĐ3:Làm bài tập 2:
- HS làm BT 2 cá nhân.
- HS trao đổi với bạn 
- Cho HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận.
HĐ4:Làm bài tập 3
- HS làm việc theo nhóm à Đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận, khuyến khích HS tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình.
Ghi nhớ: HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 
- HS hoạt động theo nhóm và trả lời.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện
- HS giơ tay bày tỏ thái độ.
- Một số HS giải thích lí do.
- HS làm bài.
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trả lời
- HS lắng nghe.
- HS trình bày
- 2 HS đọc
3.Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Sưu tầm tranh,ảnh, bài báo, băng hình về các hoạt động bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và thế giới; sưu tầm các bài thơ, bài hát, truyện về chủ đề Em yêu hoà bình.
- HS nghe và thực hiện
4. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Mỗi em vẽ một bức tranh về chủ đề Em yêu hoà bình.
- HS nghe và thực hiện

Điều chỉnh sau bài dạy........................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________________
TUẦN 27
Bài 12: EM YÊU HÒA BÌNH ( TIẾT 2)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
-Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
-Yêu HB, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Đồ dùng 
 - GV: SGK, Tranh ảnh, bài báo về chủ đề hoà bình, giấy khổ to , bút màu.
 - HS: Phiếu học tập cá nhân , VBT
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:
 - Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành, đàm thoại
 - Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, động não, thảo luận, quan sát, đàm thoại.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hoạt động khởi động:(5phút)
- Cho HS hát bài hát "Em yêu hòa bình"
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS hát
- HS ghi vở
2. Hoạt động thực hành:(28phút)
* Mục tiêu: Nêu được những điều tốt đẹp do HB đem lại cho trẻ em; Nêu được các biểu hiện của HB trong cuộc sống hàng ngày; Yêu HB, tích cực tham gia các HĐ bảo vệ HB phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức. 
* Cách tiến hành:
 * Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm (BT4 SGK)
- Cho HS hoạt động nhóm
- Cho HS giới thiệu trước lớp các tranh ảnh đã sưu tầm về hoạt động bảo vệ hoà bình.
- GV nhận xét và KL: Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
* Hoạt động 2:Vẽ cây hoà bình
 - GV cho HS làm việc theo 4 nhóm.
- GV hướng dẫn HS vẽ, và phát cho HS những phiếu nhỏ để HS ghi ý kiến.
- GV cho HS trình bày
* Hoạt động3: Triển lãm về chủ đề “ Em yêu hoà bình”
- GV cho HS trưng bày sản phẩm
- GV cho HS giới t

File đính kèm:

  • docxke_hoach_bai_day_dao_duc_5_nam_hoc_2022_2023_chuc_thi_lien.docx