Giáo án Vật lí 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết

PHẦN I. ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC

CHƯƠNG 1. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG

TIẾT 1. ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CULONG

I. MỤC TIÊU

1, Kiến thức, kĩ năng, thái độ

a. Kiến thức

- Nêu được khái niệm điện tích điểm.

- Phát biểu được định luật Culong, viết được biểu thức của định luật và nêu rõ các đại lượng có trong biểu thức.

- Nêu được điện môi là gì, ý nghĩa của hằng số điện môi.

b. Kĩ năng

- Biểu diễn được phương chiều của của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không.

- Vận dụng định luật Culong để giải một số bài toán về tương tác điện giữa hai hoặc ba điện tích điểm.

c. Thái độ

- Có hứng thú học tập.

- Có tác phong của nhà khoa học.

2. Định hướng các năng lực được hình thành

- K1: Trình bày được kiến thức về điện tích, điện tích điểm, tương tác điện tích, định luật Cu-lông, hệ số tỉ lệ k, hằng số điện môi.

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa hằng số điện môi và lực tĩnh điện. Viết được biểu thức định luật Cu-lông.

- K3: Giải được bài tập liên quan đến định luật Cu-lông

- K4: Chỉ ra được cách kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không

- P1: Đặt ra những câu hỏi về sự kiện vật lí

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.

- P5: Lựa chọn và sử dụng công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí

- X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí vào các cách diễn tả đặc thù (trao đổi kiến thức để mô tả tương tác giữa hai điện tích…)

- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cân xoắn Cu-lông

- X5: Ghia chép các kết quả từ các hoạt động học tập (nghe giảng, ghi chép, tìm kiếm thông tin…)

- C2. Lập được kế hoạch, có sự cố gắng thực hiện kế hoạch ở nhà

- C3. Nhờ biết được ý nghĩa của lực tĩnh điện người ta đã ứng dụng chúng trong công nghệ sơn tĩnh điện, máy hút bụi

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Thiết bị dạy học: phấn màu, thước kẻ, SGK, xem lại SGK Vật lí 7, 9 để biết học sinh đã được học kiến thức nhiễm điện gì

- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình, giảng giải

- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút…

2. Học sinh

- Ôn tập lại kiến thức về nhiễm điện đã học ở THCS

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

Các bước Hoạt động Tên hoạt động Thời gian dự kiến
Khởi động Hoạt động 1 Ôn tập kiến thức cũ về điện tích 5 phút
Hình thành kiến thức Hoạt động 2 Định luật Cu-lông 20 phút
Luyện tập Hoạt động 3 Hệ thống kiến thức 5 phút
Vận dụng, tìm tòi, mở rộng Hoạt động 4 Bài tập về định luật Cu-lông 15 phút

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ về điện tích

  1. Mục tiêu hoạt động:
  • Nêu được khái niệm điện tích điểm
  • Viết được kí hiệu, đơn vị của điện tích
  • Nêu được tương tác giữa hai điện tích
  1. Tổ chức hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK trang 6, 7, và nhớ lại kiến thức đã học về điện tích để hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

  1. Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
  2. Thế nào là điện tích, kí hiệu và đơn vị đo? Điện tích điểm là gì?
  3. Có mấy loại điện tích. Là những loại điện tích nào? Kí hiệu của chúng như thế nào?
  4. Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?
  5. Sản phẩm hoạt động: đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày các câu trả lời trên bảng.

Dự kiến câu trả lời của học sinh:

  1. Đưa vật cần kiểm tra lại gần các mẩu giấy nhỏ, nếu nó hút các mẩu giấy thì chứng tỏ vật đó bị nhiễm điện.
  2. Điện tích là số đo độ lớn thuộc tính điện của vật. Điện tích có kí hiệu là q, đơn vị là Cu-lông (C). Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét
  3. Có hai loại điện tích, là điện tích dương và điện tích âm.
  4. Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau

Gv nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, từ đó khéo léo chuyển giao sang hoạt động 2. Học sinh ghi chép nội dung vào vở.

Hoạt động 2. Định luật Cu-lông

  1. Mục tiêu hoạt động
  • Phát biểu nội dung định luật Cu-lông
  • Viết được biểu thức của định luật Cu-lông, nêu rõ các đại lượng có mặt trong biểu thức.
  • Nêu ý nghĩa hằng số điện môi.
  1. Tổ chức hoạt động:

Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK trang 7, 8, 9, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.

docx 89 trang Cô Liên 23/10/2024 870
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Vật lí 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Vật lí 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết

Giáo án Vật lí 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 1 - Trường THPT Đoàn Kết
Tuần 1.
Ngày soạn
Ngày dạy	
PHẦN I. ĐIỆN HỌC – ĐIỆN TỪ HỌC
CHƯƠNG 1. ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
TIẾT 1. ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CULONG
I. MỤC TIÊU
1, Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a. Kiến thức
- Nêu được khái niệm điện tích điểm.
- Phát biểu được định luật Culong, viết được biểu thức của định luật và nêu rõ các đại lượng có trong biểu thức.
- Nêu được điện môi là gì, ý nghĩa của hằng số điện môi.
b. Kĩ năng
- Biểu diễn được phương chiều của của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không.
- Vận dụng định luật Culong để giải một số bài toán về tương tác điện giữa hai hoặc ba điện tích điểm.
c. Thái độ
	- Có hứng thú học tập.
	- Có tác phong của nhà khoa học.
2. Định hướng các năng lực được hình thành
	- K1: Trình bày được kiến thức về điện tích, điện tích điểm, tương tác điện tích, định luật Cu-lông, hệ số tỉ lệ k, hằng số điện môi.
- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa hằng số điện môi và lực tĩnh điện. Viết được biểu thức định luật Cu-lông.
- K3: Giải được bài tập liên quan đến định luật Cu-lông
- K4: Chỉ ra được cách kiểm tra xem một vật có nhiễm điện hay không
- P1: Đặt ra những câu hỏi về sự kiện vật lí
- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lí.
- P5: Lựa chọn và sử dụng công cụ toán học phù hợp trong học tập vật lí
- X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lí bằng ngôn ngữ vật lí vào các cách diễn tả đặc thù (trao đổi kiến thức để mô tả tương tác giữa hai điện tích)
- X4: mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của cân xoắn Cu-lông
- X5: Ghia chép các kết quả từ các hoạt động học tập (nghe giảng, ghi chép, tìm kiếm thông tin) 
- C2. Lập được kế hoạch, có sự cố gắng thực hiện kế hoạch ở nhà
	- C3. Nhờ biết được ý nghĩa của lực tĩnh điện người ta đã ứng dụng chúng trong công nghệ sơn tĩnh điện, máy hút bụi
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	- Thiết bị dạy học: phấn màu, thước kẻ, SGK, xem lại SGK Vật lí 7, 9 để biết học sinh đã được học kiến thức nhiễm điện gì
	- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình, giảng giải
	- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút
2. Học sinh
	- Ôn tập lại kiến thức về nhiễm điện đã học ở THCS
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Ôn tập kiến thức cũ về điện tích 
5 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Định luật Cu-lông
20 phút
Luyện tập
Hoạt động 3
Hệ thống kiến thức
5 phút
Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hoạt động 4
Bài tập về định luật Cu-lông
15 phút

Hoạt động 1. Ôn tập kiến thức cũ về điện tích
Mục tiêu hoạt động: 
Nêu được khái niệm điện tích điểm
Viết được kí hiệu, đơn vị của điện tích
Nêu được tương tác giữa hai điện tích
Tổ chức hoạt động: Chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK trang 6, 7, và nhớ lại kiến thức đã học về điện tích để hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Làm thế nào để biết một vật bị nhiễm điện?
Thế nào là điện tích, kí hiệu và đơn vị đo? Điện tích điểm là gì?
Có mấy loại điện tích. Là những loại điện tích nào? Kí hiệu của chúng như thế nào?
Các điện tích tương tác với nhau như thế nào?
Sản phẩm hoạt động: đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày các câu trả lời trên bảng.
Dự kiến câu trả lời của học sinh: 
Đưa vật cần kiểm tra lại gần các mẩu giấy nhỏ, nếu nó hút các mẩu giấy thì chứng tỏ vật đó bị nhiễm điện.
Điện tích là số đo độ lớn thuộc tính điện của vật. Điện tích có kí hiệu là q, đơn vị là Cu-lông (C). Điện tích điểm là một vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách mà ta xét
Có hai loại điện tích, là điện tích dương và điện tích âm.
Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, hai điện tích trái dấu thì hút nhau
Gv nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, từ đó khéo léo chuyển giao sang hoạt động 2. Học sinh ghi chép nội dung vào vở.
Hoạt động 2. Định luật Cu-lông
Mục tiêu hoạt động
Phát biểu nội dung định luật Cu-lông
Viết được biểu thức của định luật Cu-lông, nêu rõ các đại lượng có mặt trong biểu thức.
Nêu ý nghĩa hằng số điện môi.
Tổ chức hoạt động: 
Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK trang 7, 8, 9, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Phát biểu nội dung định luật Cu-lông.
Biểu diễn lực đẩy giữa hai điện tích dương đặt cách nhau 2cm.
Biểu diễn lực hút giữa một điện tích dương và một điện tích âm đặt cách nhau 3cm.
Viết biểu thức định luật Cu-lông. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức.
Cho hai quả cầu nhỏ mang điện tích q1 = 2.10-8 C, q2 = 4.10-8 C, đặt cách nhau 2cm trong chân không. Tính độ lớn lực tĩnh điện giữa chúng.
Điện môi là gì? Viết biểu thức của định luật Cu-lông khi các điện tích được đặt trong môi trường điện môi. Nêu ý nghĩa của hằng số điện môi.
Sản phẩm hoạt động: đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày các câu trả lời trên bảng.
Dự kiến câu trả lời của học sinh: 
Nội dung định luật Cu-lông: lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối ha...HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Các bước
Hoạt động
Tên hoạt động
Thời gian dự kiến
Khởi động
Hoạt động 1
Khởi động 
3 phút
Hình thành kiến thức
Hoạt động 2
Thuyết electron
10 phút
Hoạt động 3
Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện
12 phút
Hoạt động 4
Định luật bảo toàn điện tích
2 phút
Luyện tập
Hoạt động 5
Hệ thống kiến thức
5 phút
Vận dụng, tìm tòi, mở rộng
Hoạt động 6
Bài tập về thuyết e và định luật bảo toàn điện tích
13 phút

Hoạt động 1. Khởi động
Mục tiêu hoạt động: 
Mô tả được hiện tượng trong các bức tranh, từ đó đưa ra được câu hỏi tại sao?
Tổ chức hoạt động: Gv yêu cầu hs quan sát và mô tả các bức tranh, đưa ra được hiện tượng vật lí?
Sản phẩm hoạt động: cá nhân học sinh xung phong trả lời
Dự kiến câu trả lời của học sinh: hình số 1 là hiện tượng sét, hình số 2 là dây xích nối từ bình xăng xuống mặt đường để giảm sự cháy nổ, hình 3 là cột thu lôi trên mái nhà
Gv đặt câu hỏi tại sao lại có sét, dựa vào kiến thức nào để giải thích khi treo dây sắt như trên hình lại giảm được sự cháy nổ của bồn chứa xăng, người ta lắp đặt các cột thu lôi dể làm gì?
Để giải thích các hiện tượng trên, người ta dựa vào một thuyết vật lí, đó là thuyết gì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2. Thuyết electron
Mục tiêu hoạt động: 
- Nêu được cấu tạo nguyên tử
- Nêu được điện tích và khối lượng của các hạt e, p, n
- Nêu được khái niệm điện tích nguyên tố
- Phát biểu nội dung chính của thuyết e về sự nhiễm điện
Tổ chức hoạt động: 
Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc SGK trang 11, 12 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Nêu cấu tạo nguyên tử, các thông số về điện tích và khối lượng của các hạt electron, proton, notron?
Thế nào là điện tích nguyên tố?
Thuyết e là gì? 
Nêu nội dung chính của thuyết e trong phạm vi giải thích sự nhiễm điện?
Có thể nói “một nguyên tử bị mất bớt một số proton thì nó trở thành ion âm, nhận thêm một số proton thì trở thành ion dương” được không?
Sản phẩm hoạt động: đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày các câu trả lời trên bảng (câu 2 và 3 chung một nhóm, các câu còn lại độc lập).
Dự kiến câu trả lời của học sinh: 
Cấu tạo nguyên tử: trung tâm là 1 hạt nhân mang điện tích dương, xung quanh là các e mang điện tích âm chuyển động. Hạt nhân bao gồm propton và notron
Điện tích nguyên tố là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được, đó là điệnt ích của e và p
Thuyết e là thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của e để giải thích các hiện tượng nhiễm điện.
Nội dung chính trong phạm vi giải thích sự nhiễm điện: 
+ Các e có thể di chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác
+ ion dương là nguyên tử bị mất bớt e
+ ion âm là nguyên tử nhận thêm e
+ vật nhiễm điện dương là vật thiế e
+ vật nhiễm điện âm là vật thừa e 
Không thể nói như vậy vì chỉ có e mới di chuyển được còn proton không di chuyển được.
*Gv nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. Học sinh ghi nhận và ghi chép nội dung vào vở.
Hoạt động 3. Giải thích ba hiện tượng nhiễm điện
Mục tiêu của hoạt động: Học sinh vận dụng được thuyết e để giải thích ba hiện tượng nhiễm điện
Tổ chức hoạt động: Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc mục III SGK trang 12, 13 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Thế nào là chất dẫn điện, chất cách điện. Lấy ví dụ?
2. Cho thanh thủy tinh cọ xát vào mảnh lụa, sau khi cọ xát thì thanh thủy tinh nhiễm điện dương, mảnh lụa nhiễm điện âm. Vì sao?
3. Cho thanh kim loại tiếp xúc với quả cầu A mang điện tích âm thì thanh kim loại có nhiễm điện không? Nhiễm điện gì? Vì sao?
4. Cho đầu M của thanh kim loại MN lại gần quả cầu B nhiễm điện dương thì đầu M của thanh kim loại mang điện tích âm, đầu N mang điệnt ích dương. Vì sao? Tổng điện tích trong thanh MN có thay đổi không? Khi đưa thanh MN ra xa thì có hiện tượng gì?
Sản phẩm hoạt động: đại diện nhóm học sinh lên bảng trình bày kết quả của nhóm.
* Dự kiến sản phẩm:
1. Chất dẫn điện là chất có nhiều điện tích tự do. Ví dụ: kim loại, nước, gỗ tươi, dung dịch axit, dung dịch bazo, dung dịch muối...
Chất cách điện là chất không có hoặc có rất ít các điện tích tự do. Ví dụ: giấy, mica, gỗ khô, nước cất, cao su, thủy tinh...
2. Khi thanh thủy tinh cọ xát với mảnh lụa thì số điểm tiếp xúc giữa chúng lớn, số e di chuyển từ thanh thủy tinh sang mảnh lụa tăng lên, do đó thanh thủy tinh bị mất e nên nhiễm điện dương, mảnh lụa nhận thêm e từ thanh thủy tinh nên nhiễm điện âm.
3. Thanh kim loại nhiễm điện âm. Do một phần các e thừa ở quả cầu A di chuyển sang thanh kim loại, nên thanh kim loại cũng thừa e, do đó thanh kim loại nhiễm điện âm.
4. Thanh kim loại MN trung hòa về điện đặt gần quả cầu B nhiễm điện dương thì các e tự do trong thanh kim loại bị hút lại gần quả cầu, do đó đầu M thừa e nên nhiễm điện âm, đầu N thieus e nên nhiễm điện dương. Thực chất nhiễm điện do hưởng ưng chỉ là sự phân bố lại điện tích trong thanh kim loại, tổng điện tích trong thanh không đổi. Khi đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì các điện tích lại phân bố về như cũ.
* Giáo ...nhau. Tại sao hai điện tích điểm lại tương tác được với nhau?
Sản phẩm hoạt động: cá nhân học sinh phát biểu. Giáo viên khéo léo dẫn vào hoạt động 2
Hoạt động 2. Điện trường
Mục tiêu hoạt động: 
Nêu được điện trường là gì? Tác dụng của điện trường
Tổ chức hoạt động: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục I GSK trang 15, sau đó cho biết thế nào là điện trường, tác dụng của điện trường
Sản phẩm hoạt động: cá nhân học sinh xung phong trả lời.
Dự kiến câu trả lời của học sinh: 
Điện trường là một dạng vật chất (môi trường) bao quanh điện tích, gắn liền với điện tích.
Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích đặt trong nó
Gv nhận xét và chuẩn hóa kiến thức, từ đó khéo léo chuyển giao sang hoạt động 3. Học sinh ghi chép nội dung vào vở.
Hoạt động 3. Cường độ điện trường
Mục tiêu hoạt động
Khái niệm, định nghĩa, véc tơ, đơn vị cường độ điện trường
Cường độ điện trường của điện tích điểm.
Nguyên lí chồng chất điện trường.
Tổ chức hoạt động: 
Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu học sinh đọc mục II SGK trang 16, 17, 18 thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
 Nêu khái niệm cường độ điện trường.
Nêu định nghĩa cường độ điện trường.
Tại sao cường độ điện trường là đại lượng véc tơ? Nêu đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường.
Viết đơn vị đo cường độ điện trường.
Viết công thức tính cường độ điện trường của một điện tích điểm trong chân không, nêu rõ các đại lượng có trong công thức
Phát biểu nguyên lí chồng chất điện trường. Vẽ hình minh họa.
Sản phẩm hoạt động: đại diện mỗi nhóm học sinh trình bày các câu trả lời trên bảng.
Dự kiến câu trả lời của học sinh: 
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó.
Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện F tác dụng lên một điện tích thử (q dương) đặt tại điểm đó va độ lớn của q.
E=Fq
Vì lực F là đại lượng véc tơ, còn điện tích q là đại lượng vô hướng, nên cường độ điện trường là đại lượng véc tơ.
Đặc điểm của véc tơ cường độ điện trường:
+ Phương và chiều trùng với phuương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương
+ Chiều dài biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ lệ xích nào đó
Đơn vị đo cường độ điện trường là N/C hoặc V/m.
Cường độ điện trường của điện tích điểm Q: E=kQr2 
E là cường độ điện trường
k = 9.109 Nm2/C2.
Q độ lớn điện tích
r khoảng cách từ điện tích Q đến điểm ta xét
Nguyên lí chồng chất điện trường: các điện trường E1, E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau thì điện tích q chịu tác dụng của điện trường tổng hợp E=E1+E2
*Gv nhận xét, chuẩn hóa kiến thức. Học sinh ghi nhận và ghi chép nội dung vào vở.
Hoạt động 4. Đường sức điện
Mục tiêu hoạt động: nêu được định nghĩa đường sức điện, đặc điểm của đường sức điện.
Tổ chức hoạt động: Gv yêu cầu học sinh đọc mục III SGK trang 18, 19, cá nhân hoàn thành phiếu học tập số 2.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
1. Thế nào là đường sức điện
2. Nêu đặc điểm của đường sức điện
3. Thế nào là điện trường đều
Sản phẩm hoạt động: cá nhân học sinh xung phong trình bày câu trả lời. Giáo viên nhận xét và chuẩn hóa kiến thức. Học sinh tự ghi chép vào vở.
* Dự kiến câu trả lời của học sinh:
	1. Đường sức điện trường là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác đường sức điện trường là đường mà lực điện tác dụng dọc theo nó.
	2. Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó.
	3. Điện trường đều là điện trường mà véc tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương chiều và độ lớn.
 Đường sức điện trường đều là những đường thẳng song song cách đều.
Hoạt động 5. Hệ thống kiến thức:
Mục tiêu của hoạt động: Học sinh vẽ được sơ đồ tư duy của nội dung kiến thức trong bài học.
Tổ chức hoạt động: Gv hệ thống kiến thức bài học theo sơ đồ tư duy
Hoạt động 6. Bài tập về điện trường, cường độ điện trường
Mục tiêu hoạt động: học sinh biết cách làm một số bài tập cơ bản về điện trường, cường độ điện trường
Tổ chức hoạt động: học sinh làm bài tập tại lớp phiếu học tập số 3
Gv giao bài tập về nhà cho học sinh : bài 9 đến 13 trang 21 SGK 
Sản phẩm hoạt động:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 1. Tìm phát biểu sai về điện trường
A. Điện trường tồn tại xung quanh điện tích
B. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó
C. Điện trường của điện tích Q ở các điểm càng xa Q càng yếu
D. Xung quanh một hệ hai điện tích điểm đặt gần nhau chỉ có điện trường do một điện tích gây ra.
Câu 2. Các hình vẽ 3.1 bi...in ( Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản hồi tích cực trong giờ học. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp, biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người. Lắng nghe, tìm kiếm thông tin trong SGK. Ghi chép được nội dung kiến thức bài học.)
- NL cá thể (Xác định đươc nhiệm vụ học tập, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh sai sót cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình học tập)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: 
- Vẽ trên giấy khổ lớn hình 4.2 sgk và hình ảnh hỗ trợ trường hợp di chuyển điện tích theo một đường cong từ M đến N.
- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình 
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút
2. Học sinh: 
- Ôn lại cách tính công của trọng lực và đặc điểm công trọng lực.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Viết biểu thức tính công cơ học
3. Hình thành kiến thức mới
Hoạt động1. Tình huống xuất phát
- Đặt một điện tích trong điện trường thì điện trường tác dụng lên nó một lực điện, lực điện này làm điện tích di chuyển.Nghĩa là điện trường đã thực hiện một công.Công của lực điện có đặc điểm gì? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay
Hoạt động 2.Hình thành kiến thức mới
Thao tác 1.Tìm hiểu công của lực điện.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành
* Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều
- Đặt điện tích q>0 tại một điểm trong điện trường đều gây bởi hai bản kim loại tích điện trái dấu đặt song song. 
Vẽ hình 4.1 lên bảng.
- Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q
* Công của lực điện trong điện trường đều
- Vẽ hình 4.2 lên bảng.
- Yêu cầu hs viết công thức tính công của lực điện tác dụng lên điện tích q là điện tích dịch chuyển từ M đến N theo các con đườngthẳng và đường gấp khúc
- Cho học sinh nhận xét.
- Đưa ra kết luận.
- Giới thiệu đặc điểm công của lực diện khi điện tích di chuyển trong điện trường bất kì.
- Yêu cầu hs hoàn thành C1.
- Yêu cầu hs hoàn thành C2.

- Vẽ hình 4.1
- Vẽ lực điện tác dụng lên điện tích q 
- Vẽ hình 4.2.
- Tính công khi điện tích q di chuyển theo đường thẳng từ M đến N.
- Tính công khi điện tích di chuyển theo đường gấp khúc MPN.
- Nhận xét.
- Ghi nhận đặc điểm công của lực điện trong điện trường đều
- Ghi nhận đặc điểm công của lực diện khi điện tích di chuyển trong điện trường bất kì.
- Hoàn thành C1.
- Hoàn thành C2.
I. Công của lực điện
1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều
 = q
 Lực là lực không đổi
2. Công của lực điện trong điện trường đều
AMN = qEd
 Với d là hình chiếu đường đi trên một đường sức điện.
 Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ M đến N là AMN = qEd, không phụ thuộc vào hình dạng của đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của điểm đầu M và điểm cuối N của đường đi.
3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì
 Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi.
 Lực tĩnh điện là lực thế, trường tĩnh điện là trường thế.
- K1: Nêu được đặc điểm lực tác dụng lên điện tích khi chúng được đặt trong điện trường đều.
Nêu được định nghĩa công của lực điện di chuyển điện tích trong điện trường đều.
- K2: Viết được biểu thức xác định công của lực điện làm di chuyển điện tích trong điện trường. Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và trường thế
- K3: Biết cách xác định hình chiếu của quãng đường đi trên đường sức điện để tính được công của lực điện.
- P1: Đặt ra được những câu hỏi liên quan đến công của lực điện

Thao tác 2: Tìm hiểu thế năng của một điện tích trong điện trường.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành
- Ta biết điện trường có khả năng thực hiện công, nghĩa là nó mang năng lượng. Vậy năng lượng đó thuộc dạng nào, có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu mục II
- Yêu cầu hs đọc mục II.1 SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Điện tích đặt trong điện trường thì nó dự trữ năng lượng dưới dạng nào?
+ Thế năng của điện tích trong điện trường đều, điện trường bất kì có đặc điểm gì?
- Thế năng của điện tích đặt trong điện trường phụ thuộc như thế nào vào độ lớn điện tích.
- Giới thiệu biểu thức xác định thế năng của điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường
- Ở trên chúng ta đã rút ra đặc điểm chung giữa công của lực điện và công của trọng lực. Mà công của trọng lực được biểu diễn qua hiệu thế năng, vậy công của lực điện có được biểu diễn qua hiệu của thế năng hay không? Chúng ta tìm hiểu mục III.3
- Cho điện tích q di chuyển trong điện trường từ điểm M đến N rồi ra ¥. Yêu cầu học sinh tính công.
- Yêu cầu hs rút ra kết luận.
- Yêu cầu hshoàn thành C3. 

- Đọc SGK và trả lời
- Thế năng của điện tích đặt trong điệnt trường tỉ l...VN = 
2. Đo hiệu điện thế
 Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế.
3. Hệ thức liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
E = 
- K1: Nêu được khái niệm hiệu điện thế
- K2: Viết được biểu thức tính hiệu điện thế giữa hai điểm
Nêu được mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường
- K3: Biết cách tính hiệu điện thế giữa hai điểm...
- P1: Đặt ra được những câu hỏi liên quan đến hiệu điện thế.
- X4: Mô tả được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của tĩnh điện kế

Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Định hướng các năng lực cần phát triển cho học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập 5, 6, 7, 8, 9 trang 29 sgk và 5.8, 5.9 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
- P5: Biết cách đổi đơn vị để xác định điện thế, hiệu điện thế.

Trực Ninh, ngày , tháng , năm
Tuần 5.
Ngày soạn
Ngày dạy
TIẾT 9, 10. TỤ ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Trình bày được cấu tạo của tụ điện, cách tích điện cho tụ.
- Nêu rõ ý nghĩa, biểu thức, đơn vị của điện dung.
- Viết được biểu thức tính năng lượng điện trường của tụ điện và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức
2. Kĩ năng
- Nhận ra một số loại tụ điện trong thực tế.
- Giải bài tập tụ điện.
3. Định hướng năng lực được hình thành
- NL sử dụng kiến thức
- NL phương pháp
- NL trao đổi thông tin ( Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản hồi tích cực trong giờ học. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp, biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người)
- NL cá thể (Xác định đươc nhiệm vụ học tập, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh sai sót cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình học tập)
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đồ dùng dạy học: phấn, thước, SGK
- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật chia nhóm 
2. Học sinh
- Đọc trước bài Tụ điện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát
- Chúng ta đã biết, trong các thiết bị điện như quạt điện, nồi cơm điện, quạt điện có chứa linh kiện là tụ điện. Vậy tụ điện có cấu tạo như thế nào? Được dùng trong các mạch điện nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Thao tác 1.Tìm hiểu định nghĩa tụ điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành

 Giới thiệu mạch có chứa tụ điện.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Tụ điện là gì?
Kí hiệu của tụ điện?
Tụ điện dùng để làm gì?
Tụ điện thường được dùng ở đâu?
Loại tụ điện phổ biến là loại tụ nào? Nêu cấu tạo của loại tụ điện đó?
Làm thế nào tích điện cho tụ điện?
Điện tích của tụ điện do điện tích của bản nào quyết định?
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.

 Ghi nhận khái niệm.
 Quan sát, mô tả tụ điện phẳng.
 Ghi nhận kí hiệu.
 Nêu cách tích điện cho tụ điện.
 Thực hiện C1.
I. Tụ điện
1. Tụ điện là gì ?
 Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Mỗi vật dẫn đó gọi là một bản của tụ điện.
 Tụ điện dùng để chứa điện tích.
 Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
 Kí hiệu tụ điện 
2. Cách tích điện cho tụ điện
 Nối hai bản của tụ điện với hai cực của nguồn điện.
 Độ lớn điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi đã tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
- K1: Nêu được định nghĩa tụ điện.
 Nêu được cách tích điện cho tụ điện.
Nêu được công dụng của tụ điện.
- K2: Vẽ được kí hiệu tụ điện
- P1: Đặt ra được những câu hỏi liên quan đến tụ điện. Ví dụ: Tụ điện là gì? Tụ điện dùng để làm gì? Tụ điện thường được dùng ở đâu?...

Thao tác 2.Tìm hiểu điện dung của tụ điện, các loại tụ và năng lượng điện trường trong tụ điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành

 Giới thiệu điện dung của tụ điện.
 Giới thiệu đơn vị điện dung và các ước của nó.
 Giới thiệu các loại tụ.
 Giới thiệu hiệu điện thế giới hạn của tụ điện.
 Giới thiệu tụ xoay.
 Giới thiệu năng lượng điện trường của tụ điện đã tích điện.

 Ghi nhận khái niệm.
 Ghi nhận đơn vị điện dung và các ước của nó.
 Ghi nhận công thức tính. Nắm vững các đại lượng trong đó.
 Quan sát, mô tả.
 Hiểu được các số liệu ghi trên vỏ của tụ điện.
 Quan sát, mô tả.
 Nắm vững công thức tính năng lượng điện trường của tụ điện đã được tích diện.

II. Điện dung của tụ điện
1. Định nghĩa
 Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. 
C = 
 Đơn vị điện dung là fara (F).
2. Các loại tụ điện
 Thường lấy tên của lớp điện môi để đặt tên cho tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mi ca, tụ sứ, tụ gốm, 
 Trên vỏ tụ ...C=E1+E2
Vì AC vuông góc với BC nên E1 vuông góc với E2, do đó :
EC = E12=9.2.105V/m
b) Tại D có ED=E1+E2=0
suy ra E1=-E2
Do đó hai véc tơ E1; E2 cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn. Vì vậy D phải nằm trên AB và nằm ngoài đoạn AB về phía A
Có E1 = E2 Suy ra DA = 15cm
Ngoài ra con phải kể đến các điểm nằm rất xa hai điện tích nữa
Thao tác 4. Giải bài tập I.14
- Yêu cầu HS đọc và tóm tắt bài tập
- Gợi ý:
+ Nếu đặt e trong điện trường đều của hai bản tự điện thì e chịu tác dụng của lực điện có phương chiều như thế nào? Muốn tăng tốc e thì ta bắn e cùng chiều hay ngược chiều với chiều của lực điện?
+ Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện được xác định bởi công thức nào? Đại lượng nào trong công thức đã biết, chưa biết, xác định đại lượng chưa biết bằng cách nào?
+ Cường độ điện trường được xác định bằng công thức nào?
- Đọc và tóm tắt bài tập
- Giải bài tập
Lời giải :
a) Muốn tăng tốc thì e phải được bắn từ bản âm sang bản dương của tụ điện
b) Công của lực điện bằng độ tăng động năng của e :
A=Wđ-Wđ0=40.10-20J
Mặt khác
A=eU-+→U-+=-2,5V
U+ -=2,5V
c) E=U/d=250V

Trực Ninh, ngày	, tháng	, năm	
Tuần 7. 
Ngày soạn
Ngày dạy
TIẾT 13, 14. NGUỒN ĐIỆN MỘT CHIỀU
I. Mục tiêu
2. Năng lực được hình thành
- Năng lực tự học: Vận dụng kiến thức của bài học giải thích được hiện tượng thực tế, trong nghiên cứu khoa học để thiết kế được một số nguồn điện từ nhiên liệu sạch phục vụ sinh hoạt hoặc sản xuất.
- Năng lực ICT: tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin từ các dạng khác nhau (hình ảnh, bảng biểu, đồ thị,) để rút ra kết luận về tầm quan trọng của năng lượng điện, các hình thức và lĩnh vực sử dụng năng lượng điện, các nguồn năng lượng điện, sự cạn kiệt các nguồn năng lượng hóa thạch, vấn đề môi trường sinh thái liên quan đến sản xuất và sử dụng năng lượng điện, sử dụng năng lượng điện tiết kiệm và hiệu quả,
- Năng lực hợp tác: Học sinh được rèn luyện kĩ năng làm việc theo nhóm, thuyết trình, trình bày và bảo vệ sản phẩm nghiên cứu khoa học trước tập thể.
3. Thái độ: 
Sau khi học chủ đề “Nguồn điện một chiều”, học sinh:
- Luôn có ý thức và trách nhiệm thực hiện và tuyên truyền vấn đề bảo vệ môi trường, sử dụng an toàn và tiết kiệm năng lượng điện. 
- Khi tìm hiểu những ứng dụng to lớn của vật lý trong đời sống, khoa học, kỹ thuật, từ đó thêm yêu thích các môn học nói chung và môn vật lí nói riêng.
- Yêu thích, say mê sáng tạo và nghiên cứu khoa học.
II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC, DỰ KIẾN ĐÁNH GIÁ HỌC SINH
Tổ chức dạy học theo trạm 6 hoạt động sau:
- Hoạt động 1: Tìm hiểu về dòng điện một chiều
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về chức năng của nguồn điện, suất điện động của nguồn điện;
- Hoạt động 3: Tìm hiểu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của pin và ắc – quy;
- Hoạt động 4: Tìm hiểu lịch sử chế tạo pin và ắc quy;
- Hoạt động 5: Tìm hiểu hiện trạng của nhiên liệu để sản xuất điện năng hiện nay, về vấn đề ô nhiễm môi trường từ việc sử dụng nguồn điện; giải pháp khắc phục.
- Hoạt động 6: Thiết kế tờ rơi, trang web tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện năng.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
Bước 1: Thông báo chủ đề học tập tới học sinh, các nhóm học sinh thảo luận, thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao về nhà.
Bước 2: Tổ chức hoạt động theo trạm (2 tiết), nội dung: tìm hiểu về nguồn điện, chức năng của nguồn điện, cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của một số nguồn điện một chiều.
- Học sinh, chia nhóm lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, các bước thực hiện để đạt được mục tiêu của nhiệm vụ:
Tìm hiểu sơ lược về nhiệm vụ chung của nhóm;
Hoạt động nhóm để đưa ra sơ đồ tư duy các ý tưởng của dự án (có biên bản họp nhóm).
Phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện;
Tổ chức tập huấn về công nghệ thông tin (các phần mềm word, power point, exel online, onenote, facebook, survey exel, straw poll, sway, phần mềm làm video)
BƯỚC 1
Hoạt động cá nhân: Sử dụng sách, báo, tài liệu trên mạng Internet và các nguồn khác (phỏng vấn, đi thực tế, trải nghiệm sáng tạo) tìm hiểu và khai thác thông tin.
Hoạt động nhóm: Chia sẻ thông tin, các khó khăn của mỗi cá nhân và tìm phương án khắc phục, tìm sự trợ giúp từ giáo viên (có biên bản họp nhóm).
BƯỚC 2
Hoạt động nhóm: Xử lí thông tin và thiết kế sản phẩm (có biên bản họp nhóm).
BƯỚC 3
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ (1 tuần)
Hoạt động của học sinh
Trợ giúp của các giáo viên
Nội dung
- Thảo luận nhằm phát triển ý tưởng cho nhiệm vụ của nhóm; lập kế hoạch thực hiện; phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm; thu thập, xử lý thông tin, viết báo cáo, thiết kế sản phẩm.
- Trao đổi với GV về những khó khăn trong quá trình thực hiện (trao đổi trực tiếp, qua điện thoại, email (qua điện thoại, email, facebook).
- Bổ sung, hoàn thiện sản phẩm.
- Các thành viên trong nhóm đánh giá việc thực hi...ược đo bằng 
	A. Nhiệt kế	B. Vôn kế	C. Ampe kế	D. Lực kế
Câu 8. Đơn vị của cường độ dòng điện là
	A. Vôn (V)	B. ampe (A)	C. niutơn (N) 	D. fara (F)
Câu 9. Chọn câu sai
	A. Đo cường độ dòng điện bằng ampe kế.
	B. Ampe kế mắc nối tiếp vào mạch điện cần đo cường độ dòng điện chạy qua
	C. Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt dương (+) và đi ra từ (-).
	D.Dòng điện chạy qua ampe kế có chiều đi vào chốt âm (-) và đi ra từ chốt (+).
Câu 10. Điều kiện để có dòng điện là chỉ cần
	A. có các vật dẫn điện nối liền nhau thành mạch điện kínC. có hiệu điện thế.
	B. duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.	D. nguồn điện.
Câu 11. Đơn vị của điện lượng (q) là
	A. ampe (A)	B. cu – lông (C)	C. vôn (V)	D. jun (J)
Câu 12. Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là tác dụng.
A. hóa học	B. từ	C. nhiệt	D. sinh lý
Câu 13. Ngoài đơn vị là ampe (A), cường độ dòng điện có thể có đơn vị là
	A. jun (J)	B. cu – lông (C)	C. Vôn (V)	D. Cu – lông trên giây (C/s)
Câu 14. Trong 4s có một điện lượng 1,5C di chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc một bóng đèn. Cường độ dòng điện qua đèn là
	A. 0,375 (A)	B. 2,66(A)	C. 6(A)	D. 3,75 (A)
Câu 15. Dòng diện chạy qua một dây dẫn kim loại có cường độ 2A. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây dẫn này trong khoảng thời gian 2s là
	A. 2,5.1018 (e/s)	B. 2,5.1019(e/s)	C. 0,4.10-19(e/s)	D. 4.10-19 (e/s)
Câu 16. Cường độ dòng điện chạy qua tiết diện thẳng của dây dẫn là 1,5A trong khoảng thời gian 3s. Khi đó điện lượng dịch chuyển qua tiết diện dây là
	A. 0,5 (C)	B. 2 (C)	C. 4,5 (C)	D. 4 (C)
Câu 17. Số electron dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong khoảng thời gian là 2s là 6,25.1018 (e/s). Khi đó dòng điện qua dây dẫn đó có cường độ là
	A. 1(A)	B. 2 (A)	C. 0,512.10-37 (A)	D. 0,5 (A)
Câu 18. Dòng điện chạy qua bóng đèn hình của một tivi thường dùng có cường độ 60mA. Số electron tới đập vào màn hình của ti vi trong mỗi giây là
	A. 3,75.1014(e/s)	B. 7,35.1014(e/s)	C. 2,66.10-14 (e/s)	D. 0,266.10-4(e/s)
Câu 19. Chọn câu sai
	A. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, không đổi.
	B. Mỗi nguồn điện có một suất điện động nhất định, thay đổi được
	C. Suất điện động là một đại lượng luôn luôn dương.
	D. Đơn vị của suất điện động là vôn (V).
Câu 20. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng
	A. sinh công của mạch điện.	B. thực hiện công của nguồn điện.
	C. tác dụng lực của nguồn điện.	D. dự trữ điện tích của nguồn điện.
Trực Ninh, ngày , tháng , năm
Tuần 9.
Ngày soạn
Ngày dạy
TIẾT 17, 18. ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công ấy.
- Chỉ ra được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện bên trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong mạch kín
2. Kĩ năng
- Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
- Tính được công và công suất của nguồn điện theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
3. Định hướng năng lực được hình thành
- NL sử dụng kiến thức
- NL phương pháp
- NL trao đổi thông tin ( Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản hồi tích cực trong giờ học. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp, biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người)
- NL cá thể (Xác định đươc nhiệm vụ học tập, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh sai sót cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình học tập)
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đồ dùng dạy học: SGK, SBT, phấn màu, thước kẻ
- Phương pháp dạy học: vấn đáp, giảng giải
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật động não, kĩ thuật trình bày một phút
2. Học sinh
- Ôn tập lí thuyết về công của dòng điện, điện năng và công suất điện đã được học
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
	Yêu cầu HS nêu cấu tạo chung của pin điện hóa, sự khác nhau giữa pin điện hóa và acquy
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát
- Chúng ta đã biết, bên trong nguồn điện có một dạng năng lượng nào đó (hóa năng, cơ năng, nội năng) chuyển hóa thành điện năng. Ở bên ngoài nguồn điện, điện năng lại chuyển hóa thành năng lượng tương đương khác như cơ năng, hóa năng, quang năng, nhiệt năng  Sự chuyển hóa năng lượng qua lại này có mối quan hệ gì đến nhau không, nếu có thì mối quan hệ đó được biểu hiện như nào, bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Thao tác 1. Tìm hiểu điện năng tiêu thụ và công suất điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành
 
 Giới thiệu công của lực điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
 Giới thiệu công suất điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C4.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C1.
 Thực hiện C2.
 Thực hiện C3.
 Ghi nhận khái niệm.
 Thực hiện C4.
I. Điện năng tiêu thụ...o tác 2. Tìm hiểu định luật Ôm đối với toàn mạch
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành
 
 Xử lí số liệu để rút ra kết quả.
 Yêu cầu thực hiện C1.
 Nêu kết quả thí nghiệm.
 Yêu cầu thực hiện C2.
 Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
 Từ hệ thức (9.3) cho học sinh rút ra biểu thức định luật.
 Yêu cầu học sinh phát biểu định luật .
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

 Ghi nhận kết quả.
 Thực hiện C1.
 Ghi nhận kết quả.
 Thực hiện C2.
 Rút ra kết luận.
 Biến đổi để tìm ra biểu thức (9.5).
 Phát biểu định luật.
 Thực hiện C3.
II. Định luật Ôm đối với toàn mạch
 Thí nghiệm cho thấy :
UN = U0 – aI = E - aI (9.1)
 Với UN = UAB = IRN (9.2)
 gọi là độ giảm thế mạch ngoài.
 Thí nghiệm cho thấy a = r là điện trở trong của nguồn điện. Do đó :
E = I(RN + r) = IRN + Ir (9.3)
 Vậy: Suất điện động có giá trị bằng tổng các độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
 Từ hệ thức (9.3) suy ra : 
UN = IRN = E – It (9.4)
 và I = (9.5)
 Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
- K1: Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch
- K2: Viết biểu thức của định luật Ôm đối với toàn mạch, ghi rõ các đại lượng và đơn vị có trong biểu thức

Thao tác 3. Tìm hiểu hiện tượng đoản mạch, mối liên hệ giữa định luật Ôm với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, hiệu suất của nguồn điện
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng các năng lực được hình thành
 
 Giới thiệu hiện tượng đoản mạch.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C4.
 Lập luận để cho thấy có sự phù hợp giưac định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
 Giới thiệu hiệu suất nguồn điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C5.

 Ghi nhận hiện tượng đoản mạch.
 Thực hiện C4.
 Ghi nhận sự phù hợp giưac định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
 Ghi nhận hiệu suất nguồn điện.
 Thực hiện C5.
III. Nhận xét
1. Hiện tượng đoản mạch
 Cường độ dòng điện trong mạch kín đạt giá trị lớn nhất khi RN = 0. Khi đó ta nói rằng nguồn điện bị đoản mạch và
I = (9.6)
2. Định luật Ôm đối với toàn mạch và định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
 Công của nguồn điện sản ra trong thời gian t : 
A = E It (9.7)
 Nhiệt lượng toả ra trên toàn mạch :
Q = (RN + r)I2t (9.8)
 Theo định luật bảo toàn năng lượng thì A = Q, do đó từ (9.7) và (9.8) ta suy ra 
I = 
 Như vậy định luật Ôm đối với toàn mạch hoàn toàn phù hợp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
3. Hiệu suất nguồn điện
H = 
- P6: Chỉ ra được điều kiện để có hiện tượn đoản mạch
- K4: Nêu được ảnh hưởng của hiện tượng đoản mạch trong một số trường hợp thực tiễn
- K2: Nêu được mối liên hệ giữa định luật Ôm đới với toàn mạch và định luật bảo toàn năng lượng
Viết được các biểu thức tính hiệu suất của nguồn điện

Hoạt động 3. Luyện tập
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Định hướng năng lực cần phát triển cho học sinh
 Cho học sinh tóm tắt những kiến thức cơ bản đã học trong bài.
 Yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập từ 4 đến 7 trang 54 sgk và 9.3, 9.4 sbt.
 Tóm tắt những kiến thức cơ bản.
 Ghi các bài tập về nhà.
- P5: Biết cách đổi đơn vị để giải các bài tập có liên quan đến định luật Ôm đối với toàn mạch

Trực Ninh, ngày , tháng , năm
Tuần
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 21. ĐOẠN MẠCH CHỨA NGUỒN. GHÉP NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
	- Nêu được dòng điện chạy trong đoạn mạch chứa nguồn
b) Kĩ năng
	- Nhận biết được bộ nguồn ghép nối tiếp, ghép song song, ghép hỗn hợp đối xứng
	- Viết được công thức tính suất điện động, điện trở trong của từng cách ghép nguồn
c) Thái độ
	- Có tác phong của nhà khoa học
	- Có hứng thú trong học tập
2. Định hướng năng lực được hình thành
	- NL sử dụng kiến thức
	- NL phương pháp
	- NL trao đổi thông tin ( Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản hồi tích cực trong giờ học. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp, biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người. Lắng nghe, tìm kiếm thông tin trong SGK. Ghi chép được nội dung kiến thức bài học.)
 NL cá thể (Xác định đươc nhiệm vụ học tập, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh sai sót cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình học tập)
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Đồ dùng dạy học: thước kẻ, phấn, SGK
- Phương pháp dạy học: vấn đáp, thuyết trình
- Kĩ thuật dạy học: kĩ thuật đọc hợp tác, kĩ thuật trình bày một phút
2. Học sinh
	- Ôn tập định luật Ôm đối với toàn mạch
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Phát biểu, viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch, viết biểu thức tính hiệu điện thế mạch ngoài, công suất tiêu thụ trong mạch ngoài và trên toàn mạch
3. Bài mới
Hoạt động 1. Tình huống xuất phát
Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới
Thao tác 1. Tìm hiểu đoạn mạch có chứa nguồn đ...+ Áp dụng định luật Ôm cho toàn mạch để tìm các ẩn số theo yêu cầu của đề ra
+ Các công thức cần sử dụng :
 I = ; E = I(RN + r) ; 
 U = IRN = E – Ir ; Ang = EIt ; Png = EI ;
 A = UIt ; P = UI

Thao tác 2. Giải các bài tập ví dụ.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
Định hướng năng lực được hình thành cho hs
 
 Vẽ lại đoạn mạch.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.
 Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
 Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế mạch ngoài.
 Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế giữa hai đầu R1.
 Yêu cầu học sinh trả lờ C4.
 Yêu cầu học sinh tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn.
 Yêu cầu học sinh tính điện trở mạch ngoài.
 Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
 Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy qua từng bóng đèn.
 Yêu cầu học sinh so sánh cường độ dòng điện thức với cường độ dòng điện định mức qua từng bóng đèn và rút ra kết luận.
 Yêu cầu học sinh tính công suất và hiệu suất của nguồn.
 Yêu cầu học sinh vẽ mạch điện.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C8.
 Yêu cầu học sinh tính điện trở của bóng đèn.
 Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính và công suất của bóng đèn khi đó.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C9.
 Thực hiện C3.
 Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
 Tính hiệu điện thế mạch ngoài.
 Tính hiệu điện thế giữa hai đầu R1.
 Thực hiện C4.
 Tính điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn.
 Tính điện trở mạch ngoài.
 Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
 Tính cường độ dòng điện chạy qua từng bóng đèn.
 So sánh cường độ dòng điện thức với cường độ dòng điện định mức qua từng bóng đèn và rút ra kết luận.
 Tính công suất và hiệu suất của nguồn.
 Vẽ mạch điện.
 Thực hiện C8.
 Tính điện trở của bóng đèn.
 Tính cường độ dòng điện chạy trong mạch chính.
 Tính công suất của bóng đèn.
 Thực hiện C9.

II. Bài tập ví dụ
Bài tập 1
a) Điện trở mạch ngoài
 RN = R1 + R2 + R3 = 5 + 10 + 3 = 18W
b) Cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện (chạy trong mạch chính)
 I = = 0,3(A)
 Hiệu điện thế mạch ngoài
 U = IRN = 0,3.18 = 5,4(V)
c) Hiệu điện thế giữa hai đầu R1
 U1 = IR1 = 0,3.5 = 1,5(V)
Bài tập 2
 Điện trở và cường độ dòng điện định mức của các bóng đèn
 RD1 = = 24(W)
 RD2 = = 8(W)
 Idm1 = = 0,5(A)
 Idm2 = = 0,75(A)
 Điện trở mạch ngoài
 RN = 
 = 9,6(W)
 Cường độ dòng điện trong mạch chính
 I = = 1,25(A)
 Cường độ dòng điện chạy qua các bóng 
 ID1 = = 0,5(A)
 ID1 = 
 = 0,75(A)
a) ID1 = Idm1 ; ID2 = Idm2 nên các bóng đèn Đ1 và Đ2 sáng bình thường
b) Công suất và hiệu suất của nguồn
 Png = EI = 12,5.1,12 = 15,625 (W)
 H = = 0,96 = 96%
Bài tập 3
a) Suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn
 Eb = 4e = 6 (V) ; rb = = 2r = 2(W)
 Điện trở của bóng đèn
 RĐ = = 6(W) = RN
b) Cường độ dòng điện chạy qua đèn
 I = = 0,75(A)
 Công suất của bóng đèn khi đó
 PĐ = I2RĐ = 0,752.6 = 3,375(W)
c) Công suất của bộ nguồn, công suất của mỗi nguồn và giữa hai cực mỗi nguồn
 Pb = EbI = 6.0,75 = 4,5(W)
 Pi = = = 0,5625(W)
 Ui = e - = 1,125 (V)


TIẾT 24. BÀI TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
b) Kĩ năng
c) Thái độ
	- Có hứng thú trong học tập
	- Có tác phong của nhà khoa học
2. Định hướng năng lực được hình thành
- NL sử dụng kiến thức
	- NL phương pháp
	- NL trao đổi thông tin ( Chủ động trong giao tiếp, tôn trọng, lắng nghe có phản hồi tích cực trong giờ học. Lựa chọn nội dung, ngôn ngữ phù hợp, biết kiềm chế, tự tin khi nói trước nhiều người. Lắng nghe, tìm kiếm thông tin trong SGK. Ghi chép được nội dung kiến thức bài học.)
 NL cá thể (Xác định đươc nhiệm vụ học tập, từ đó xây dựng kế hoạch học tập và thực hiện kế hoạch học tập. Tự nhận ra và điều chỉnh sai sót cũng như hạn chế của bản thân trong quá trình học tập)
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
	- Xem, giải các bài tập sgk và sách bài tập.
	- Chuẩn bị thêm nột số câu hỏi trắc nghiệm và bài tập khác. 
2. Học sinh
- Xem lại những kiến thức về đoạn mạch có các điện trở ghép với nhau đã học ở THCS.
- Giải các câu hỏi trắc nghiệm và bài tập thầy cô đã ra về nhà.
- Chuẩn bị sẵn các vấn đề mà mình còn vướng mắc cần phải hỏi thầy cô.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra bài cũ và tóm tắt những kiến thức liên quan đến các bài tập cần giải :
+ Viết các công thức xác định suất điện động và điện trở trong của các loại bộ nguồn ghép đã học.
+ Viết các công thức xác định cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở tương đương của đoạn mạch gồm các điện trở ghép nối tiếp và đoạn mạch gồm các điện trở ghép song song.
3. Bài tập
Hoạt động 1 : Giải các bài tập tự luận.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản

 Yêu cầu học sinh tính điện trở của bóng đèn.
 Yêu cầu học sinh tính cường độ dòng điện chạy trong mạch
 Yêu cầu học sinh tính hiệu điện thế giữa hai cực acquy.
 Yêu cầu học sinh tính suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
 Yêu cầu học sinh tín...ở trong của một pin điện hoá.
2. Sử dụng các đồng hồ đo điện đa năng hiện số để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong các mạch điện.
Thao tác 2. Tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 
 Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.

 Ghi nhận các dụng cụ thí nghiệm.
II. Dụng cụ thí nghiệm
1. Pin điện hoá.
2. Biến trở núm xoay R.
3. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
5. Điện trở bảo vệ R0.
6. Bộ dây dẫn nối mạch.
7. Khoá đóng – ngát điện K.
Thao tác 3. Tìm hiểu cơ sở lí thuyết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 
 Vẽ hình 12.2
 Yêu cầu học sinh thực hiện C1.
 Vẽ hình 12.3.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch có chứa nguồn.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C2.
 Yêu cầu học sinh viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch.
 Xem hình 12.2.
 Thực hiện C1.
 Xem hình 12.3.
 Viết biểu thức định luật Ôm cho đoạn mạch MN.
 Thực hiện C2.
 Viết biểu thức định luật Ôm cho toàn mạch trong mạch điện mắc làm thí nghiệm.
III. Cơ sở lí thuyết
+ Khi mạch ngoài để hở hiệu điện thế gữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nguồn điện.
 Đo UMN khi K ngắt : UMN = E
+ Định luật Ôm cho đoạn mạch MN có chứa nguồn : UMN = U = E – I(R0 - r)
 Đo UMN và I khi K đóng, Biết E và R0 ta tính được r.
+ Định luật Ôm đối với toàn mạch :
I = 
 Tính toán và so sánh với kết quả đo.
Thao tác 4. Giới thiệu dụng cụ đo.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cơ bản
 
 Giới thiệu đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B.
 Nêu những điểm cần chú ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
 Yêu cầu học sinh thực hiện C3.

 Ghi nhận các chức năng của đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B.
 Ghi nhận những điểm cần chú ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
 Thực hiện C3.
IV. Giới thiệu dụng cụ đo
1. Đồng hồ đo điện đa năng hiện số
 Đồng hồ đo điện đa năng hiện số DT-830B có nhiều thang đo ứng với các chức năng khác nhau như : đo điện áp, đo cường độ dòng điện 1 chiều, xoay chiều, đo điện trở,  .
2. Những điểm cần chú ý khi thực hiện
+ Vặn núm xoay của nó đến vị trí tương ứng với chức năng và thang đo cần chọn. Sau đó nối các cực của đồng hồ vào mạch rồi gạt nút bật – tắt sang vị trí “ON”.
+ Nếu chưa biết rỏ giá trị giới hạn của đại lượng cần đo, ta phải chọn thang đo có giá trị lớn nhất phù hợp với chức năng đã chọn.
+ Không do cường độ dòng điện và hiệu điện thế vượt quá thang đo đã chọn.
+ Không chuyển đổi chức năng thang đo khi đang có dòng điện chạy qua nó.
+ Không dùng nhầm thang đo cường độ dòng điện để đo hiệu điện thế.
+ Khi sử dụng xong các phép đo phải gạt nút bật – tắt về vị trí “OFF”
+ Phải thay pin 9V bên trong nó khi pin yếu (góc phải hiễn thị kí hiệu )
+ Phải tháo pin ra khỏi đồng hồ khi không sử dụng trong thời gian dài.
Thao tác 5. Tiến hành thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Chú ý học sinh về an toàn trong thí nghiệm.
 Theo dõi học sinh.	
 Hướng dẫn từng nhóm.
 Lắp mạch theo sơ đồ.
 Kiểm tra mạch điện và thang đo đồng hồ.
 Báo cáo giáo viên hướng dẫn.
 Tiến hành đóng mạch và đo các giá trị cần thiết.
 Ghi chép số liệu.
 Hoàn thành thí ngiệm, thu dọn thiết bị.
Thao tác 6. Xử lí kết quả, báo cáo thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 Hướng dẫn học sinh hoàn thành báo cáo.
 Tính toán, nhận xét  để hoàn thành báo cáo.
 Nộp báo cáo.

TIẾT 26. KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU
- Đánh giá được kết quả của học tập của học sinh sau khi học chương 1, 2.
II. ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG 2 VẬT LÍ 11 CƠ BẢN
Câu 1. (2đ) Phát biểu nội dung và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch, nêu rõ tên và đơn vị của các đại lượng có trong biểu thức
Câu 2. (2đ) Trong 3s lượng điện tích dịch chuyển qua tiết diện thẳng của đoạn dây dẫn là 4,5C. Tính cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó. Tính số electron chạy qua tiết diện dây trong khoảng thời gian 1 phút.
Câu 3.(2đ) Mạng điện trong một ngôi nhà có 8 bóng đèn loại 220V – 100W. Mỗi ngày các bóng đèn được sử dụng thắp sáng trung bình 8 giờ. Đèn sáng bình thường.
Tính điện năng tiêu thụ của nhà đó trong một tháng 30 ngày. 
E,r
R1
R2
R3
Tính số tiền điện nhà đó phải trả trong một tháng trên. Biết giá 1kWh là 1200 đồng.
Câu 4. (4đ) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ: 
E = 6V, r = 1, R1 = 0,8, R2 = 2, R3 = 3.
a) Tính điện trở tương đương
b) Tính hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện 
và cường độ dòng điện chạy qua các điện trở.
c) Tính công suất tiêu thụ của mạch ngoài, và công suất tiêu thụ trên điện trở R1 
d) Nếu thay điện trở mạch ngoài bằng một biến trở RX . Tìm RX để công suất mạch ngoài là lớn nhất? Tính công suất đó?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 27, 28. DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
a) Kiến thức
b) Kĩ năng
c) Thái độ
	- Có hứng thú trong học tập
	- Có tác phong của nhà khoa học
2. Định hướng năng lực được hình thành
- NL sử dụng kiến thức
	- NL phương pháp
	- NL trao đổi thông tin ( Chủ động tron

File đính kèm:

  • docxgiao_an_vat_li_11_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_1_truong_thpt.docx