Giáo án Toán Lớp 5 - Học kì 2

Tiết 91: Diện tích hình thang

  1. YÊUCẦU CẦN ĐẠT.

- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan.

- HS làm bài 1, 2, 3

- Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Giáo viên: Bảng phụ, giấy mầu cắt hình thang.

- Học sinh: Vở, SGK, bộ đồ dùng học toán

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC

docx 188 trang Cô Giang 27/10/2024 560
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Toán Lớp 5 - Học kì 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Toán Lớp 5 - Học kì 2

Giáo án Toán Lớp 5 - Học kì 2
TUẦN 19
TOÁN
Tiết 91: Diện tích hình thang
YÊUCẦU CẦN ĐẠT.
- Biết tính diện tích hình thang, biết vận dụng vào giải các bài tập liên quan. 
- HS làm bài 1, 2, 3
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, giấy mầu cắt hình thang.
- Học sinh: Vở, SGK, bộ đồ dùng học toán
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Khởi động
 - Cho HS thi đua:
+ Nêu công thức diện tích tam giác.
+ Nêu các đặc điểm của hình thang.
+ Hình như thế nào gọi là hình thang vuông?
- Gv nhận xét 
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đua
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Khám phá
*Xây dựng công thức tính diện tích hình thang
*Cắt ghép hình: HS thao tác cá nhân
- Yêu cầu HS xác định trung điểm M của cạnh BC.
- Yêu cầu HS vẽ
- Yêu cầu HS suy nghĩ và xếp hình
- GV thao tác lại, gắn hình ghép lên bảng
*So sánh đối chiếu các yếu tố hình học giữa hình thang ABCD và hình tam giác ADK.
- Hãy so sánh diện tích hình thang ABCD và diện tích tam giác ADK
- GV viết bảng 
 SABCD = SADK
- Nêu cách tính diện tích tam giác ADK
- GV viết bảng:
 SABCD= SADK= DK x AH : 2 
- Hãy so sánh chiều cao của hình thang ABCD và chiều cao của tam giác ADK
- Hãy so sánh độ dài đáy DK của tam giác ADK và tổng độ dài 2 đáy AB và CD của hình thang ABCD?
- GV viết bảng:
SABC D = SAD K = DK x AH : 2
 = (DC + AB) x AH : 2 (1)
(AB, CD : độ dài 2 đáy hình thang
 AH : Chiều cao) 
- Để tính diện tích hình thang ta làm như thế nào?
Quy tắc:
- GV giới thiệu công thức: 
 - Gọi HS nêu quy tắc và công thức tính

- HS xác định trung điểm M của BC.
- HS dùng thước vẽ
- HS xếp hình và đặt tên cho hình
- HS quan sát và so sánh
- Diện tích hình thang bằng diện tích tam giác ADK
- Diện tích tam giác ADK độ dài đáy DK nhân với chiều cao AH chia 2.
- Bằng nhau (đều bằng AH)
- DK = AB + CD
- Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2 
- 2 HS nêu.

3. Luyện tập, thực hành
Bài 1a: Cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Yêu cầu HS chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS viết quy tắc tính diện tích hình thang 
- Yêu cầu HS làm bài vào vở, chia sẻ
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV quan sát giúp đỡ nếu cần thiết.

- Tính diện tích hình thang biết :
 a. a = 12cm; b = 8cm; h = 5cm.
- 1 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào vở.
Bài giải
a. Diện tích hình thang là:
 (12 + 8) x 5 : 2 = 50 (cm2)
 Đáp số : 50 cm2
b. Diện tích hình thang là:
 (94,4 + 6,6) x 10,5 : 2 = 84 (cm2)
 Đáp số : 84 cm2
- HS đọc yêu cầu
- HS viết ra vở nháp.
- 1 HS chia sẻ trước lớp
a) S = (9 + 4) x 5 : 2 = 32,5 (cm2)
b) S = (3 + 7) x 4 : 2 = 20 (cm2)
- HS làm bài cá nhân, báo cáo kết quả
 Bài giải
Chiều cao của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) : 2 = 100,1(m)
Diện tích của thửa ruộng hình thang là:
(110 + 90,2) x 100,1 : 2 = 10020,01(m2)
 Đáp số: 10020,01m2
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS tính diện tích hình thang có độ dài hai cạnh đáy là 24m và 18m, chiều cao là 15m. 
- Về nhà tìm thêm các bài tập tương tự để làm.
- HS tính:
S = (24 + 18) x 15 : 2 = 315(m2)
- HS nghe và thực hiện
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
TOÁN
Tiết 92: Luyện tập
YÊUCẦU CẦN ĐẠT.
- Biết tính diện tích hình thang.
- HS làm bài 1, 2, 3
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ.
- Học sinh: Sách giáo khoa.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Cho HS thi đua:
+ Nêu quy tắc tính diện tích hình thang
+ Viết công thức tính diện tích
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi đua nêu
- HS nghe
- HS ghi bảng
2. Luyện tập thực hành:
Bài 1: HĐ Cá nhân
- Yêu cầu HS đọc đề bài 
- Nhận xét các đơn vị đo của các số đo. 
- Hãy nhắc lại quy tắc tính diện tích hình thang 
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân.
- GV hướng dẫn, sửa sai
Bài 3: HĐ nhóm
- Yêu cầu HS đọc đề bài
- GV treo bảng phụ có hình vẽ kèm 2 nhận định 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và làm bài
- Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận. Giải thích.
- GV nhận xét chữa bài

 - Tính diện tích hình thang có độ dài 2 đáy lần lượt là a và b, chiều cao là h:
- Các số đo cùng đơn vị đo 
 S = (a + b) x h : 2 
- HS làm vở sau đó chia sẻ
a) a =14cm; b = 6cm; h = 7cm.
b) a = m ; b = m ; h = m
c) a = 2,8m ; b = 1,8m; h = 0,5m
- HS làm bài, 1 HS trình bày bảng
 Bài giải
Độ dài đáy bé của thửa tuộng hình thang là:
 120 x 2 ...V: Compa dùng cho GV
 - HS: Compa dùng cho HS, thước kẻ.
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
 - Vấn đáp, quan sát, thảo luận nhóm, thực hành 
 - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi.
 - Kĩ thuật trình bày một phút. kĩ thuật động não...
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Hoạt động khởi động:(5 phút)
- Cho HS hát
- Gọi 2 HS lên bảng viết công thức tính diện tích hình tam giác và hình thang.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- HS hát
- HS viết
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Hoạt động hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Nhận biết được về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn.
*Cách tiến hành:
*Nhận biết hình tròn và đường tròn
- GV đưa cho HS xem các mảnh bìa đã chuẩn bị và khẳng định: Đây là hình tròn.
- Người ta thường dùng dụng cụ gì để vẽ hình tròn ?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị com- pa của HS, sau đó yêu cầu các em sử dụng com-pa để vẽ hình tròn tâm O vào giấy nháp. 
- GV vẽ hình tròn trên bảng lớp.
- Đọc tên hình vừa vẽ được.
- GV chỉ vào hình tròn của mình trên bảng và hình tròn HS vẽ trên giấy và nêu kết luận 1 của bài : Đầu chì của com pa vạch trên tờ giấy một đường tròn.
- GV có thể hỏi lại HS : Đường tròn là gì ?
*Giới thiệu đặc điểm bán kính, đường kính của hình tròn.
- GV yêu cầu HS vẽ bán kính OA của hình tròn tâm O.
- GV yêu cầu HS nêu cách vẽ, sau đó nhận xét chỉnh sửa lại cho chính xác:
+ Chấm 1 điểm A trên đường tròn.
+ Nối O với A ta được bán kính OA.
- GV yêu cầu HS cả lớp vẽ bán kính OB, OC của hình tròn tâm O.
- GV nhận xét hình của HS, sau đó yêu cầu HS so sánh độ dài của bán kính OA, OB, OC của hình tròn tâm O.
- GV kết luận.
+ Nối tâm O với 1 điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
+ Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau : OA = OB = OC.
- GV yêu cầu HS vẽ đường kính MN của hình tròn tâm O ?
- GV cho HS nêu cách vẽ đường kính MN, sau đó chỉnh lại cho chính xác.
- GV yêu cầu HS so sánh độ dài của đường kính MN với các bán kính đã vẽ của hình tròn tâm O.
- GV kết luận :
- GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ đã vẽ trong bài học và nêu rõ tâm, các bán kính, đường kính của hình tròn.
- HS quan sát và nêu câu trả lời.
- Người ta dùng com-pa để vẽ hình tròn.
- HS dùng com pa để vẽ hình tròn sau đó chấm điểm O.
- HS : Hình tròn tâm O.
-1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS nêu lại cách vẽ
- 1 HS lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS dùng thước thẳng kiểm tra độ dài của bán kính và nêu kết quả kiểm tra trước lớp.
- 1 HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ vào giấy nháp.
- HS vừa vẽ hình trên bảng nêu, sau đó HS khác nhận xét bổ sung và thống nhất cách vẽ.
- HS so sánh và nêu: đường kính gấp hai lần bán kính.
+ Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính của hình tròn.
+ Trong một hình tròn đường kính gấp hai lần bán kính.
- HS nêu : 
+ Hình tròn tâm O.
+ Các bán kính đã vẽ là OA, OB, OC (OM, ON)
 + Đường kính MN
3. HĐ thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: - Biết sử dụng compa để vẽ hình tròn.
 - HS làm bài 1, bài 2.
*Cách tiến hành:
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài 
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét chữa bài:
+ Yêu cầu HS xác định khẩu độ compa ở ý (a)? Vẽ chính xác 
+ Khẩu độ compa ở ý (b) là bao nhiêu?
+ Tại sao không phải là 5cm?
- GV theo dõi một số HS chưa cẩn thận để yêu cầu vẽ đúng số đo.
- Nhận xét, kiểm tra bài của HS 
- Khi vẽ hình tròn với kích thước cho sẵn, ta phải lưu ý điều gì ?
- Yêu cầu HS nêu lại cách vẽ hình tròn khi biết bán kính 
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc đề bài 
- Yêu cầu HS xác định đúng yêu cầu của các hình cần vẽ 
- Vẽ hình tròn khi đã biễt tâm cần lưu ý điều gì?
- Khẩu độ compa bằng bao nhiêu ?
- Yêu cầu HS làm vào vở. 
- Nhận xét một số bài của HS.
Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS vẽ theo mẫu.
- GV quan sát, uốn nắn HS.

 oo
- HS làm bài vào vở
+ 3cm
+ 2,5cm (đường kính chia 2)
+Vì khẩu độ compa là bán kính hình tròn, đề bài cho đường kính bằng 5 cm. Vậy bán kính là 2,5cm.
- Phải xem đề bài cho kích thước là bán kính hay đường kính. 
 - HS nêu lại 4 thao tác như trên 
- Cho đoạn thẳng AB = 4cm. Hãy vẽ hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính là 2 cm
- Tâm A bán kính 2cm và tâm B bán kính 2cm
- Đặt mũi nhọn compa đúng vị trí tâm.
- 2cm
 2cm
 A
 2cm
 B 
- HS thực hành vẽ
4. Hoạt động ứng dụng:(2 phút)
- Vẽ hình tròn có đường kính là 7cm 
- HS thực hiện
5. Hoạt động sáng tạo:(1 phút)
- Về nhà dùng compa để vẽ các hình tròn với các kích cỡ khác nhau rồi tô màu theo sở thích vào mỗi hình.
- HS nghe và thực hiện
ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
----------------------------...nh chu vi của hình tròn
Bài 2: HĐ cặp đôi
- Cho HS thảo luận cặp đôi theo câu hỏi:
+ BT yêu cầu chúng ta làm gì ?
+ Hãy viết công thức tính chu vi hình tròn biết đường kính của hình tròn đó.
+ Dựa vào cách tính công thức suy ra cách tính đường kính của hình tròn 
- Cho HS báo cáo
- GV nhận xét, kết luận 
- Tương tự: Khi đã biết chu vi có thể tìm được bán kính không? Bằng cách nào?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm vào vở, chia sẻ 
- Nhận xét bài làm của HS, chốt kết quả đúng.
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS tự trả lời câu hỏi để làm bài:
+ Bài toán cho biết gì?
+ Bài toán hỏi gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài
- GV kết luận
Bài 4: HĐ cá nhân
- GV yêu cầu HS làm bài cá nhân
- Mời 1 HS nêu kết quả, giải thích cách làm 
- GV nhận xét
 
- Tính tính chu vi hình tròn có bán kính r
- HS cả lớp làm bài vào vở, chia sẻ
 Giải
a. Chu vi hình tròn là
 9 x 2 x 3,14 = 56,52 (m)
b. Chu vi hình tròn là
 4,4 x 2 x 3,14 = 27,632 (dm)
c. Chu vi hình tròn là 
 2 x 2 x 3,14 = 15,7 (cm)
 Đáp số: a. 56,52 m
 b. 27,632dm
 c. 15,7cm 
- HS thảo luận
- Biết chu vi, tính đường kính (hoặc bán kính)
 C = d x 3,14
Suy ra:
 d = C : 3,14
 C = r x 2 x 3,14
Suy ra:
 r = C : 3,14 : 2
 Bài giải
a. Đường kính của hình tròn là 
 15,7 : 3,14 = 5 (m)
b. Bán kính của hình tròn là 
 18,84 : 3,14 : 2 = 3(dm)
 Đáp số : a. 5dm
 b. 3dm
- HS tự tìm hiểu đề bài
- Đường kính của bánh xe là 0,65m
Bài giải
 a. Chu vi bánh xe là: 
 0,65 x 3,14 = 2,041 (m)
 b. Nếu bánh xe lăn được 10 vòng thì người đó đi được là:
 2,041 x 10 = 20,41 (m)
 Nếu bánh xe lăn được 100 vòng thì người đó đi được là:
 2,041 x 100 = 204,1 (m)
 Đáp số a) 2,041m
 b) 20,41 m
 c) 204,1 m
- HS làm bài
- HS suy nghĩ tìm kết quả đúng.
*Kết quả:
 - Khoanh vào D
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Tìm bán kính hình tròn biết chu vi là 9,42cm
- Vận dụng các kiên thức đã học vào thực tế.
- HS tính: 
9,42 : 2: 3,14 = 1,5(cm)
- HS nghe và thực hiện

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
TOÁN
Tiết 97: Diện tích hình tròn
YÊUCẦU CẦN ĐẠT.
- Biết quy tắc tính diện tích hình tròn.
- HS làm bài 1, 2, 3
- Cẩn thận, tỉ mỉ khi tính toán
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: chuẩn bị hình tròn bán kính 10cm và băng giấy mô tả quá trình cắt, dán các phần của hình tròn.
- HS: Mỗi HS đều có một hình tròn bằng bìa mỏng, bán kính 5cm. Chuẩn bị sẵn kéo cắt giấy, hồ dán và thước kẻ thẳng.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Khởi động
- Cho HS tổ chức thi hỏi đáp:
+ Nêu quy tắc và công thức tính đường kính của hình tròn khi biết chu vi?
+ Nêu quy tắc và công thức tính bán kính của hình tròn khi biết chu vi?
- Nhận xét
- Giới thiệu bài. GV nêu mục tiêu tiết học.
- HS nêu
+ d = C : 3,14
+ r = C : 2 : 3,14
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
*Giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
- Cho HS thảo luận nhóm tìm ra quy tắc tính diện tích hình tròn rồi báo cáo.
- GV giới thiệu quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính như SGK.
+ Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14.
+ Ta có công thức :
S = r x r x 3,14
Trong đó :
S là diện tích của hình tròn
r là bán kính của hình tròn.
- GV yêu cầu: Dựa vào quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn em hãy tính diện tích của hình tròn có bán kính là 2dm.
- GV nhận xét và nêu lại kết quả của bài
- GVcho HS đọc lại quy tắc và công thức tính diện tích hình tròn 
- HS báo cáo.
- HS làm bài vào giấy nháp, sau đó HS đọc kết quả trước lớp.
Diện tích của hình tròn là :
2 x 2 x 3,14 = 12,56 (dm2)
- Lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với số 3,14
- HS ghi vào vở:
 Stròn= r x r x 3,14
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS nêu cách tính diện tích hình tròn.
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV nhận xét chung, chữa bài.
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS làm bài 
- GV nhận xét kết luận

- Cả lớp theo dõi
- HS nêu
- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải
a, Diện tích của hình tròn là:
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là:
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c, Diện tích của hình tròn là:
 x x 3,14 = 1,1304 (m2)
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả 
Bài giải
a, Bán kính của hình tròn là :
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tich của hình tròn là :
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Bán kính của hình tròn là :
 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
 Diện tích của hình tròn là :
 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c, Bán kính của hình tròn là :
 : 2 = 0,4 (m)
 Diện tích của hình tròn là :
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
- Tính S của mặt bàn hình tròn biết 
r = 45cm 
- Cả l... GV nhận xét, chữa bài.
Bài 4: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài, làm bài cá nhân
- GV quan sát, giúp đỡ HS.
 
- Cả lớp theo dõi và quan sát hình.
- Sợi dây thép được uốn thành 2 hình tròn 
- Ta tính chu vi của hai hình tròn và cộng lại.
- HS làm bài vào vở, sau đó chia sẻ
Bài giải
Chu vi hình tròn nhỏ là:
 7 x 2 x 3,14 = 43,96(cm)
Chu vi hình tròn lớn là:
 10 x 2 x 3,14 = 62,8(cm)
Độ dài sợi dây là :
 43,96 + 62,8 = 106,76(cm)
 Đápsố :106,76(cm)
- HS đọc
- HS làm vào vở, chia sẻ kết quả
Bài giải
 Chu vi hình tròn lớn là:
 (15 + 60) x 2 x 3,14 = 471(cm)
Chu vi hình tròn nhỏ là:
 60 x 2 x 3,14 = 376,8(cm)
Chu vi hình tròn lớn dài hơn chu vi hình tròn nhỏ là :
 471 - 376,8 = 94,2(cm)
 Đáp số: 94,2(cm)
- HS quan sát hình 
- HS nêu 
 - HS làm vào vở, chữa bài
Bài giải
Chiều dài của hình chữ nhật là:
 7 x 2 = 14(cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
 10 x 14 = 140(cm2)
Diện tích của hai nửa hình tròn là:
 7 x 7 x 3,14 = 153,86(cm2)
Diện tích thành giếng là :
 140 + 153,86 = 293,86(cm2)
 Đáp số: 293,86(cm2)
- HS làm bài cá nhân
- HS báo cáo kết quả:
Diện tích phần đã tô màu là hiệu của diện tích hình vuông và diện tích của hình tròn có đường kính là 8cm.
Khoanh vào A
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Cho HS làm bài theo tóm tắt sau 
Tóm tắt:
 Bán kính bánh xe: 0,325m
 Lăn 1000 vòng : .......m?
- Vận dụng kiến thức để áp dụng tính toán trong thực tế.
- HS làm bài
 Giải
1 vòng bánh xe chính là chu vi nên chu vi bánh xe là:
 0,325 x 2 x 3,14 =2,041 (m)
Bánh xe lăn trên mặt đất 1000 vòng thì đi được số mét là:
 2,041x 1000 = 2041 (m)
 Đáp số : 2041 m
- HS nghe và thực hiện

IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................______________________________________
TOÁN
Tiết 100: Giới thiệu biểu đồ hình tròn
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Bước đầu biết đọc, phân tích và xử lí số liệu ở mức độ đơn giản trên biểu đồ hình quạt.
- HS làm bài tập 1, 2
- Cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Hình vẽ một biểu đồ tranh (hoặc biểu đồ cột ở lớp 4)
 - Phóng to biểu đồ hình quạt ở ví dụ 1 trong SGK (để treo lên bảng) hoặc vẽ sẵn biểu đồ đó vào bảng phụ.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1. Khởi động
- Cho HS hát
- Hãy nêu tên các dạng biểu đồ đã biết?
- GV kết luận 
- Giới thiệu bài - Ghi vở
- Hát tập thể 
- Biểu đồ dạng tranh
- Biểu đồ dạng cột 
- HS khác nhận xét 
- HS ghi vở
2.Khám phá
* Ví dụ 1:
- GV treo tranh ví dụ 1 lên bảng và giới thiệu: Đây là biểu đồ hình quạt, cho biết tỉ số phần trăm của các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
- Yêu cầu HS quan sát tranh trên bảng 
+ Biểu đồ có dạng hình gì? Gồm những phần nào?
- Hướng dẫn HS tập đọc biểu đồ 
+ Biểu đồ biểu thị gì?
- GV xác nhận: Biểu đồ hình quạt đã cho biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách trong thư viện của một trường tiểu học.
+ Số sách trong thư viện được chia ra làm mấy loại và là những loại nào?
- Yêu cầu HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại 
- GV xác nhận: Đó chính là các nội dung biểu thị các giá trị được hiển thị. 
+ Hình tròn tương ứng với bao nhiêu phần trăm?
+ Nhìn vào biểu đồ. Hãy quan sát về số lượng của từng loại sách; so sánh với tổng số sách còn có trong thư viện
+ Số lượng truyện thiếu nhi so với từng loại sách còn lại như thế nào?
- Kết luận :
+ Các phần biểu diễn có dạng hình quạt gọi là biểu đồ hình quạt 
- GV kết luận, yêu cầu HS nhắc lại.
* Ví dụ 2
- Gọi 1 HS đọc đề bài
-Yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự làm vào vở
- Có thể hỏi nhau theo câu hỏi:
+ Biểu đồ nói về điều gì?
+ Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn bơi?
+ Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
+ Tính số HS tham gia môn bơi?
- HS thảo luận, trả lời câu hỏi
- Biểu đồ có dạng hình tròn được chia thành nhiều phần. Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng.
- Biểu đồ biểu thị tỉ số phần trăm các loại sách có trong thư viện của một trường tiểu học.
- Được chia ra làm 3 loại: truyện thiếu nhi, sách giáo khoa và các loại sách khác. 
- Truyện thiếu nhi chiếm 50%, sách giáo khoa chiếm 25%,các loại sách khác chiếm 25%.
- Hình tròn tương ứng với 100% và là tổng số sách có trong thư viện.
- Số lượng truyện thiếu nhi nhiều nhất, chiếm nửa số sách có trong thư viện,số lượng SGK bằng số lượng các loại sách khác, chiếm nửa số sách có trong thư viện 
- Gấp đôi hay từng loại sách còn lại bằng 1/2 số truyện thiếu nhi 
- HS đọc 
- HS tự quan sát, làm bài
- HS trả lời câu hỏi
 Số HS tham gia môn bơi là:
 32 12,5 : 100 = 4 (học sinh)
 Đáp số: 4 học sinh
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- HS xác định dạng bài
- HS làm bài, chia sẻ
...heo ta phải làm gì?
+ Ta cần đo đạc những khoảng cách nào?
- Yêu cầu HS thực hiện tính
- Yêu cầu HS nhận xét.
- GV nhận xét.

- HS quan sát
- Chia mảnh đất thành các hình cơ bản. 
- Chia mảnh đất thành hình thang và hình tam giác
- Nối điểm A với điểm D ta có: Hình thang ABCD và hình tam giác ADE 
- Phải tiến hành đo đạc 
- Muốn tính được diện tích hình thang ta phải biết được chiều cao, độ dài hai cạnh đáy. Nên phải tiến hành đo chiều cao và hai cạnh đáy của hình thang tương tự, phải đo được chiều cao và đáy của tam giác
- Tính diện tích hình thang ABCD và hình tam giác ADE: Từ đó tính diện tích mảnh đất 
- HS nhận xét

3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
 - HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài
B
- GV nhận xét, kết luận
C
D
A
G
Bài 2(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- GV hướng dẫn nếu cần thiết.
- GV nhận xét

- Cả lớp theo dõi
- HS nêu
- HS làm vào vở, chia sẻ trước lớp
Bài giải
a, Diện tích của hình tròn là:
 5 x 5 x 3,14 = 78,5 (cm2)
b, Diện tích của hình tròn là:
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (dm2)
c, Diện tích của hình tròn là:
 x x 3,14 = 1,1304 (m2)
- Cả lớp theo dõi
- Cả lớp làm vào vở, báo cáo kết quả 
Bài giải
a, Bán kính của hình tròn là :
12 : 2 = 6 (cm)
Diện tich của hình tròn là :
6 x 6 x 3,14 = 113,04 (cm2)
b, Bán kính của hình tròn là :
 7,2 : 2 = 3,6 (dm)
 Diện tích của hình tròn là :
 3,6 x 3,6 x 3,14 = 40,6944 (dm2)
c, Bán kính của hình tròn là :
 : 2 = 0,4 (m)
 Diện tích của hình tròn là :
 0,4 x 0,4 x 3,14 = 0,5024 (m2)
- Tính S của mặt bàn hình tròn biết 
r = 45cm 
- Cả lớp làm vào vở, chia sẻ kết quả 
Bài giải
Diện tích của mặt bàn hình tròn là :
 45 x 45 x 3,14 = 6358,5 (cm2)
 Đáp số: 6358,5cm
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ kiến thức về tính diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học với mọi người. 
- Vận dụng vào thực tế để tính diện tích các hình được cấu tạo từ các hình đã học.
- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
 IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
TOÁN
Tiết 103: Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tìm một số yếu tố chưa biết của các hình đã học.
- Ôn tập về các công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học.
- HS có ý thức tích cực học tập.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ
 - Học sinh: Sách giáo khoa, vở.
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS thi viết công thức tính diện tích các hình đã học.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS thi viết
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Khám phá
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét, kết luận
- GV hỏi thêm HS:
+ Khi biết diện tích hình tam giác và chiều cao của hình đó. Muốn tìm độ dài đáy ta làm thế nào?
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS thảo luận cặp đôi tìm cách làm
- Hướng dẫn học sinh nhận biết độ dài sợi dây chính là tổng độ dài của 2 nửa đường tròn cộng với 2 lần khoảng cách giữa 2 trục.
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên gọi học sinh lên chia sẻ
- Giáo viên nhận xét chữa bài.
 - HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
- Ta lấy diện tích của hình nhân 2 rồi chia cho chiều cao.
Bài giải
Độ dài cạnh đáy của hình tam giác:
 (m)
 Đáp số: m
- HS đọc yêu cầu
- HS thảo luận
- Độ dài sợi dây chính là chu vi của hình tròn (có đường kính 0,35m) cộng với 2 lần khoảng cách 3,1m giữa hai trục.
- Học sinh giải vào vở.
- Học sinh chữa bài- học sinh khác nhận xét.
Bài giải
Chu vi của hình tròn có đường kính:
0,35 m là: 0,35 x 3,14 = 1,099 (m)
 Độ dài sợi dây là:
1,099 + 3,1 x 2 = 7,299 (m)
 Đáp số: 7,299 m
3. Luyện tập, thực hành
- Nêu mối quan hệ giữa cách tính diện tích hình thang và cách tính diện tích hình tam giác.
- HS nêu: Người ta xây dựng cách tính diện tích hình thang từ các tính diện tích hình tam giác.
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Áp dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- HS nghe và thực hiện
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................______________________________________
TOÁN
Tiết 104: Hình hộp chữ nhật, hình lập phương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Có biểu tượng về hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Biết các đặc điểm của các yếu tố của hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Giáo dục ...K
- Cho HS tự tìm hiểu biểu tượng về hình hộp chữ nhật sau đó chia sẻ kết quả
- 6 mặt.
- HS quan sát.
- Hình chữ nhật
- HS lắng nghe
- Mặt 1 bằng mặt 2; mặt 4 bằng mặt 6; mặt 3 băng mặt 5.
- Nêu tên 12 cạnh: AB, BC, AM, MN, NP, PQ, QM
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại 
- HS thực hiện rồi rút ra cách tính S xung quanh và S toàn phần của hình hộp chữ nhật.
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở 
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
 Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS tự làm bài vào vở.
- Cho HS chia sẻ kết quả trước lớp
- GV nhận xét, kết luận

- HS đọc 
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp
Giải
Diện tích xung quanh hình hộp chữ nhật là
 (5+ 4) x 2 x 3 = 54(dm)
Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật là 
 54 +2 x (4 x5) = 949(dm)
 Đáp số: Sxq: 54m
 Stp :949m
- HS tự làm bài vào vở
- HS chia sẻ kết quả
 Bài giải
Diện tích xung quanh của hình tôn là:
 (6 + 4) x2 x 9 = 180(dm2)
Diện tích đáy của thùng tôn là:
 6 x 4 = 24(dm2)
Thùng tôn không có nắp nên diện tích tôn để làm thùng là:
 180 + 24 = 204(dm2) 
 Đáp số: 204 dm2
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
- Về nhà tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của một đồ vật hình hộp chữ nhật.

- HS nghe và thực hiện
- HS nghe và thực hiện
IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
__________________________________
TUẦN 22
TOÁN
Tiết 106: Luyện tập 
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- HS nắm chắc cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, làm đúng các bài tập theo yêu cầu.
- Vận dụng kiến thức để giải một số bài toán đơn giản trong thực tế.
- HS chăm chỉ làm bài, ham học hỏi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Nhắc lại công thức diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- GV nhận xét nhấn mạnh các kích thước phải cùng đơn vị đo.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS nêu
- HS nhận xét
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập, thực hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Lưu ý: Các số đo có đơn vị đo thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài:
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS nêu cách làm
- Yêu cầu tự làm bài vào vở
- GV nhận xét chữa bài
- Khi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta cần lưu ý điều gì?
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài vào vở.
- GV quan sát, uốn nắn

- HS đọc đề bài đổi đơn vị (nếu chưa cùng đơn vị), làm bài, chia sẻ kết quả
a) 1,5m = 15dm
Diện tích xung quanh HHCN đó là:
(25 + 15) x 2 x18 = 1440 (dm2)
Diện tích toàn phần HCN đó là:
1440 + 25 x 15 x 2 = 2190 (dm)
b) Diện tích xung quanh của HHCN là:
(
Diện tích toàn phần là
Đáp số: a) Sxq: 1440dm2
Stp: 2190dm2
b) Sxq: m2
Stp: m2
- Diện tích quét sơn chính là Stp trừ đi diện tích cái nắp, mà diện tích cái nắp là diện tích mặt đáy.
Bài giải
Ta có: 8dm = 0,8m
Diện tích quét sơn ở mặt ngoài bằng S xung quanh của cái thùng.
Diện tích xung quanh thùng là:
(1,5 + 0,6) 2 x 0,8 = 3,36 (m2)
Vì thùng không có nắp nên diện tích được quét sơn là:
3,36 + 1,5 x 0,6 = 4,26 (m2)
Đáp số : 4,26m2
- HS đọc bài
- Tính nhẩm để điền Đ, S
a) Đ b) S
c) S d) Đ
3.Vận dụng, trải nghiệm:
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà vẽ nột hình hộp chữ nhật sau đó đo độ dài của chiều dài, chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật đó rồi tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
......................................................................................................................................................................................................................................................___________________________________
TOÁN
Tiết 107: Diện tích xung quanh và diện tích toàn phần
hình lập phương
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.Tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương.
- Biết vận dụng công thức, quy tắc để làm tốt các bài tập 1,2.
- HS rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ, SGK, một số hình lập...ặt của hình lập phương A là :
10 x 10 = 100 (cm2)
S một mặt của hình lập phương B là :
5 x 5 = 25 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương A gấp diện tích một mặt của hình lập phương B số lần là:
100 : 25 = 4 (lần)
Vậy dtxq (toàn phần) của hình A gấp 4 lần dtxq (toàn phần) của hình B
3.Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình lập phương trong thực tế
- HS nghe và thực hiện
- Vận dụng cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần hình lập phương trong cuộc sống hàng ngày.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
TOÁN
Tiết 109: Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
-Nắm chắc công thức, quy tắc tính diện tích xung quanh và diện tích toàn
phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, làm bài 1, bài 3.
- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến các hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, yêu môn học
II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- HS nhắc lại các quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- Hát
- HS nêu cách tính
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
-Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và làm bài
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài
-Nhận xét
Bài 3: HĐ cặp đôi
- Gọi HS đọc đề bài
- HS thảo luận theo cặp và làm bài
- GV nhận xét chữa bài
- HS đọc, tự làm chia sẻ kết quả
Giải
a) S xqcủa hình hộp chữ nhật là: (2,5 + 1,1) x 2 x 0,5 = 3,6(m2)
Stp của hình hộp chữ nhật đó là:
3,6 + 2,5 x 1,1 x 2 = 9,1(m2)
b) Sxq của hình hộp chữ nhật đó là:
(3 + 1,5) x 2 x 0,9 = 8,1(m2)
Stp của hình hộp chữ nhật đó là:
8,1 + 3 x 1,5 x 2 = 17,1(m2)
Đáp số: a) Sxq = 3,6m2
Stp = 9,1m2
b) Sxq = 8,1 m2
Stp = 17,1 m2
-HS đọc bài và tự làm bài
Nêu miệng kết quả
HS đọc, làm bài, chia sẻ
Cạnh của hình lập phương mới dài
4 x 3 = 12 (cm)
S một mặt của hình lập phương mới là
12 x 12 = 144 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu là: 4 x 4 = 16 (cm2)
Diện tích một mặt của hình lập phương mới so với diện tích một mặt của hình lập phương lúc đầu thì gấp:
144 : 16 = 9 (lần)
Đáp số: 9 lần
3.vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật với người thân, bạn bè.
- HS nghe và thực hiện
- Áp dụng tốt cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần hình lập phương, hình hộp chữ nhật trong cuộc sống.
- HS nghe và thực hiện

IV.ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
___________________________________
TOÁN
Tiết 110: Thể tích của một hình
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Có biểu tượng về thể tích của một hình. Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản. - HS làm bài 1, bài 2.
- Biết vận dụng để nhận biết thể tích của một hình trong thực tế.
- Chăm chỉ học tập, yêu thích môn học.
II. ĐỒ ĐÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: + Các hình minh hoạ trong SGK
+ Các hình lập phương kích thước 1cm x 1cm x 1cm
+ Một hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn hình lập phương 1cm x 1cm x 1cm
- Học sinh: Vở, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động:
- Cho HS tổ chức trò chơi bằng cách:
Nêu cách tính Sxq và Stp của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Gv nhận xét.
- Giới thiệu bài- ghi đề bài
- HS thi nêu
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Khám phá
a) Ví dụ 1
- GV đưa ra hình chữ nhật sau đó thả hình lập phương1cm x 1cm x1cm vào bên trong hình hộp chữ nhật
- GV nêu: Trong hình bên hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật. Ta nói: Thể tích hình lập phương bé hơn thể tích hình hộp chữ nhật, hay thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương
b) Ví dụ 2
- GV dùng các hình lập phương 1cm x1cm x1cm để xếp thành các hình như hình C và hình D trong SGK
+ Hình C gồm mấy hình lập phương như nhau ghép lại?
+ Hình D gồm mấy hình lập phương như thế ghép lại?
- GV...HS làm bài sau:
 1,23 dm3=..... cm3 
 500cm3=.... dm3
 0,25 dm 3=.....cm3	
 12500 cm3=.... dm3
- HS làm bài và báo cáo kết quả.
- Chia sẻ về mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề- xi -mét khối
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(NẾU CÓ) 
......................................................................................................................................................................................................................................................
_______________________________________
TOÁN
Tiết 112: MÉT KHỐI (giảm tải bài 2a)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu, “ độ lớn” của đơn vị thể tích: mét khối. Biết mối quan hệ giữa mét khối, đề- xi- mét khối, xăng -ti - mét khối. Biết đổi đúng các đơn vị đo giữa mét khối, đề-xi- mét khối và xăng-ti- mét khối.
- HS vận dụng làm bài 1, bài 2b, bài 3. (Không làm bài 2a)
-Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Giáo viên: SGK, bảng phụ
Học sinh: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên"
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
- HS chơi trò chơi
- HS theo dõi
- HS ghi vở 
2. Khám phá
 * Mét khối: 
- GV giới thiệu các mô hình về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đề-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối. 
- Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị mét khối.
- Cho hs quan sát mô hình trực quan. (một hình lập phương có các cạnh là 1 m), nêu: Đây là 1 m3
- Vậy mét khối là gì?
- GV nêu: Hình lập phương cạnh 1m gồm 1000 hình lập phương cạnh 1dm.
Ta có : 1m3 = 1000dm3
1m3 = 1000000 cm3(=100 x 100 x100)
- Cho vài hs nhắc lại.
* Bảng đơn vị đo thể tích 
- GV treo bảng phụ đã chuẩn bị lên bảng – Hướng dẫn HS hoàn thành bảng về mối quan hệ đo giữa các đơn vị thể tích trên.
- GV gọi vài HS nhắc lại :
- Mỗi đơn vị đo thể tích gấp mấy lần đơn vị bé hơn tiếp liền?
 
- HS quan sát nhận xét.
- HS nêu
- Vài hs nhắc lại
- HS TL
 
3. Luyện tập, thực hành
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài. Rèn kỹ năng đọc, viết đúng các số đo thể tích có đơn vị đo là mét khối
- GV nhận xét chữa bài
 Bài 2b: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Cho HS làm việc cá nhân
- Yêu cầu HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3. HĐ cá nhân
Điền số thích hợp vào chỗ chấm

- HS đọc đề
- HS nêu cách đọc, viết các số đo thể tích.
- HS đọc và làm bài
- HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thể tích.
- HS chia sẻ kết quả
- HS làm bài, báo cáo giáo viên

4. Vận dụng, trải nghiệm
- Một mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
- Một mét khối bằng bao nhiêu xăng-ti-mét khối? 
- Một xăng–ti-mét khối bằng bao nhiêu đề-xi-mét khối?
- HS nêu

- Chia sẻ với mọi người về bảng đơn vị đo thể tích.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(NẾU CÓ) 
......................................................................................................................................................................................................................................................
	 ____________________________________________
TOÁN
Tiết 113: Luyện tập
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
 - Biết đọc,viết các đơn vị đo mét khối, đề- xi- mét khối, xăng - ti- mét khối và mối quan hệ giữa chúng.
 - HS vận dụng làm bài 1(a,b dòng 1, 2, 3); bài 2; bài 3(a,b).
- Giáo dục học sinh có ý thức tự giác học tập, biết áp dụng bài học vào cuộc sống thực tế.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Giáo viên: Bảng phụ, SGK.
- Học sinh: Vở, SGK
III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi váo các câu hỏi:
+ Nêu tên các đơn vị đo thể tích đã học?
+ Hai đơn vị đo thể tích liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần?
- Nhận xét, đánh giá
- Giới thiệu bài: Luyện tập – ghi bảng.
- HS chơi trò chơi
- Mét khối, đề-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối
- Hai đơn vị thể tích liền kề hơn kém nhau 1000 lần.
- HS nghe
- HS ghi vở
2.Luyện tập, thực hành
Bài 1(a,b dòng 1, 2, 3)
- HS đọc yêu cầu 
- Cho HS làm bài cá nhân
- Giáo viên đi đến chỗ học sinh kiểm tra đọc, viết các số đo:
- GV nhận xét, kết luận
Bài 2: HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu 
- Yêu cầu HS làm bài
- Giáo viên kiểm tra HS
Bài 3(a,b): HĐ cặp đôi
- HS đọc yêu cầu 
- Giáo viên cho học sinh thảo luận và làm bài cặp đôi
- Giáo viên nhận xét. Yêu cầu HS giải thích cách làm
Bài 4(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
Một khối sắt có thể tích 3dm3 cân nặng 23,4kg. Hỏi một thỏi sắt có thể tích 200cm3 cân nặng bao nhiêu ki - lô - gam ?

 - HS đọc cá nhân
a) Đọc các số đo:
- 5m3 (Năm mét khối)
- 2010cm3 (hai nghìn không trăm mười xăng -ti- mét khối) 
- 2005dm3 (hai nghìn không trăm linh năm đề-xi-mét khối)
 b) Viết các số đo thể tích: 
- Một nghìn chín trăm năm mươi hai xăng ti-mét khối : 1952cm3
- Hai nghìn không trăm mười lăm mét khối: 2015m3
- Ba phần tám đề-xi-mét khối: dm3 
- Không phẩy chín trăm mười c...êu cầu HS đọc quy tắc, cả lớp đọc theo.
- GV treo tranh hình lập phương. Hình lập phương có cạnh a, hãy viết công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV xác nhận kết quả.
-Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc thức tính thể tích hình lập phương
- Để tính thể tích hình lập phương trên bằng cm3, ta có thể làm như thế nào?
* Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm thế nào?
 - Gọi V là thể tích hình hộp chữ nhật, a là độ dài cạnh hình lập phương hãy nêu công thức tính thể tích hình lập phương

- HS đọc ví dụ SGK.
- HS tính
- HS nhận xét
- HS quan sát
- HS nêu
- HS đọc
- HS viết:
- HS trả lời
- HS nêu
3. Luyện tập, thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Vận dụng trực tiếp công thức tính thể tích hình lập phương để làm bài
- GV nhận xét chữa bài. Yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính thể tích hình lập phương.
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét, kết luận
Bài 3: HĐ cá nhân
- Cho HS làm bài cá nhân
- GV quan sát, uốn nắn học sinh

- Viết số đo thích hợp vào ô trống
- HS làm bài vào vở, đổi vở để kiểm tra chéo
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài cá nhân, chia sẻ kết quả
- HS làm bài cá nhân
- HS chia sẻ
4. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cách tính thể tích hình lập phương. 
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tính thể tích của một đồ vật hình lập phương của gia đình em.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY(NẾU CÓ) 
......................................................................................................................................................................................................................................................
	________________________________________
TUẦN 24
TOÁN
Tiết 116: Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực
- Nắm được các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Biết vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích các hình đã học để giải các bài toán liên quan có yêu cầu tổng hợp.
- Vận dụng làm được các bài tập có liên quan.
2. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
 1.Giáo viên 
 - Bảng phụ, SGK, 6 hình lập phương có cạnh 1cm
2. Học sinh
- Vở, SGK, Bộ đồ dùng Toán 5
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức chơi trò chơi khởi động với câu hỏi:
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật.
+ HS nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương.
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài 
 - HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở
2. Luyện tập, thực hành
 Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc đề bài
- Yêu cầu HS nêu lại cách tính diện tích một mặt, diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương
- Yêu cầu HS làm bài cá nhân
- GV kết luận, chốt đáp án đúng
Bài 2: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu của bài
- Ô trống cần điền là gì ? 
- Yêu cầu HS làm bài
- GV kết luận

- HS đọc
- HS nêu
- Cả lớp làm bài
- HS chữa bài rồi chia sẻ
- HS đọc đề bài
- HS nêu
- HS làm bài.
- HS chia sẻ kết quả
Hình hộp chữ nhật

Chiều dài
11 cm
Chiều rộng
10 cm
Chiều cao
6 cm
Diện tích mặt đáy

Diện tích xung quanh

Thể tích


Bài 3(Bài tập chờ): HĐ cá nhân
- Cho HS đọc bài và tự làm bài
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh
- HS đọc bài và tự làm bài, báo cáo kết quả cho GV
 Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
 9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích của khối gỗ hình lập phương cắt đi là:
 4 x 4 x 4 = 64(cm3)
Thể tích gỗ còn lại là :
 270 - 64 = 206 (cm3)
 Đáp số: 206 cm3
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương, hình hộp chữ nhật với mọi người
- HS nghe và thực hiện
- Về nhà tìm cách tính thể của một viên gạch hoặc một viên đá.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
_______________________________________
TOÁN
Tiết 117: Luyện tập chung
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Nắm được cách tính tỉ số phần trăm của một số và các tính thể tích hình lập phương. Biết tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán. Biết tính thể tích một hình lập phương trong mối quan hệ với thể tích của một hình lập phương khác.
- Vận dụng làm được các bài tập có liên quan.
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
1. Giáo viên 
- Bảng phụ, SGK, 18 hình lập phương có cạnh 1cm.
2. Học sinh
- Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS tổ chức trò chơi với các câu hỏi sau:
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật ?
+ Nêu quy tắc và công thức tính thể tích hình lập phương ?
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài 

- HS chơi trò chơi
- HS nêu
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Luyện tập thực hành
Bài 1: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu
- GV hướng dẫn HS tự tính nhẩm15% của 120 theo cách tính nhẩm của bạn Dung.
- ...nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
.................................................................................................................................................................. __________________________________
TOÁN
Tiết 120: Luyện tập chung (tr 128)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng làm được các bài tập. 
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
 Giáo viên 
- Các hình minh họa trong SGK
 Học sinh
- Vở, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Khởi động
- Cho HS phát biểu:
+ Muốn tính diện tích hình thang ta làm thế nào?
- Giới thiệu bài 
- HS hát
- HS trả lời
- HS mở sách, vở
2. Luyện tập, thực hành
 Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- GV cho HS thảo luận để tìm ra cách giải
- Yêu cầu HS làm bài
- GV cùng cả lớp nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- GV mời 1 HS đọc đề bài toán
- GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình lập phương
- Yêu cầu HS làm bài
- GV nhận xét 
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS làm bài cá nhân
- GV nhận xét bài làm của học sinh
- GV kết luận: Diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N. 
- Thể tích của hình M gấp 27 lần thể tích của hình N.

- HS đọc yêu cầu của bài
- HS thảo luận nhóm
- HS làm bài
- Đại diện HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp
- HS đọc yêu cầu của bài
- HS nêu quy tắc
- Cả lớp làm vào vở
- HS lên làm bài, chia sẻ trước lớp
- HS làm bài, báo cáo giáo viên
	
3. Vận dụng, trải nghiệm
- Chia sẻ với mọi người về cách tính diện tích, thể tích thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- HS nghe và thực hiện
- Vận dụng kiến thức tính nguyên vật liệu làm các đồ vật có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- HS nghe và thực hiện

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (NẾU CÓ)
 _____________________________________
TUẦN 25
TOÁN
	Tiết 121: Kiểm tra định kỳ (Giữa học kỳ II)
 (Đề chung nhà trường)
 __________________________________________
TOÁN
Tiết 122 : Bảng đơn vị đo thời gian
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết tên gọi, kí hiệu của các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Biết một năm nào đó thuộc thế kỉ nào.Biết đổi đơn vị đo thời gian.
- Vận dụng kiến thức làm được các bài tập
- Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên 
 - SGK, phiếu bt
2. Học sinh
- SGK, vở ghi.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động GV
Hoạt động HS
 1. Khởi động
- Cho HS chơi trò chơi "Bắn tên" 
- GV nhận xét 
- Giới thiệu bài 
- HS chơi trò chơi
- HS nghe
- HS ghi vở 
2. Khám phá
* Các đơn vị đo thời gian
- Cho HS thảo luận nhóm theo câu hỏi:
+ Kể tên các đơn vị đo thời gian mà em đã học ?
+ Điền vào chỗ trống
- GV nhận xét HS
- Biết năm 2000 là năm nhuận vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Kể 3 năm nhuận tiếp theo của năm 2004?
+ Kể tên các tháng trong năm? Nêu số ngày của các tháng?
- GV giảng thêm cho HS về cách nhớ số ngày của các tháng
- Gọi HS đọc lại bảng đơn vị đo thời gian.
* Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gia
- GV chia sẻ màn hình có sẵn ND bài tập đổi đơn vị đo thời gian, cho HS làm bài cá nhân rồi chia sẻ kết quả
1,5 năm = tháng ; 0,5 giờ =phút
216 phút =.. giờ.. phút = .. giờ
- HS làm và giải thích cách đổi trong từng trường hợp trên
- GV nhận xét, kết luận

- HS nối tiếp nhau kể
- HS làm việc theo nhóm rồi chia sẻ trước lớp
- HS khác nhận xét
- HS nêu
- HS nghe
- HS đọc
- HS làm vở rồi chia sẻ kết quả
- HS nêu cách đổi của từng trường hợp.
- HS nghe
3. Luyện tập, thực hành
 Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài.
- HS tự làm bài. Nhắc HS dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ
- GV nhận xét và chữa bài
Bài 2: HĐ cặp đôi 
- HS đọc yêu cầu bài.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự làm bài, chia sẻ cặp đôi
- GV nhận xét và chốt cho HS về cách đổi số đo thời gian
Bài 3: HĐ cá nhân
- HS đọc yêu cầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS trình bày bài làm.
- GV nhận xét, đánh giá

- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả
- Mỗi HS nêu một sự kiện, kèm theo nêu số năm và thế kỉ.
 VD: Kính viễn vọng - năm 1671- Thế kỉ XVII.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm
- Đổi các đơn vị đo thời gian
- HS làm vào vở
- HS đọc và làm bài, chia sẻ kết quả
- HS làm bài báo kết quả cho giáo viên

4. Vận dụng, trải nghiệm
- Tàu thủy hơi nước có buồm được sáng chế vào năm 1850, năm đó thuộc thế kỉ nào?
- Vô tuyến truyền hình được công bố phát minh vào năm 1926, năm đó thuộc thế kỉ nào ? 
- HS trả lời
- Chia sẻ với mọi người về mối liên hệ giữa các đơn vị đo thời gian.
- HS nghe và thực hiện
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DAY (NẾU CÓ)
______________________________________
TOÁN
Tiết 123: Cộng số đo thời gian
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Biết thực hiện phép cộng số đo thời gian.
- Vận dụn

File đính kèm:

  • docxgiao_an_toan_lop_5_hoc_ki_2.docx
  • docTuần 19.doc
  • docTuần 20.doc
  • docTuần 21.doc
  • docTuần 22.doc
  • docTuần 23.doc
  • docTuần 24.doc
  • docTuần 25.doc
  • docTuần 26.doc
  • docTuần 27.doc
  • docTuần 28.doc
  • docTuần 29.doc
  • docTuần 30.doc
  • docTuần 31.doc
  • docTuần 32.doc
  • docTuần 33.doc
  • docTuần 34.doc
  • docTuần 35.doc