Giáo án Tiếng Việt 5 (Luyện từ và câu) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. .Năng lực:
- Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn vào không hoàn toàn .
- Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước. Đặt câu để phân biệt từ đồng nghĩa.
- HS vận dụng biết dùng từ đồng nghĩa trong giao tiếp và viết văn.
* GD BVMT: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi em ở.
2.Phẩm chất: Có khả năng sử dụng đúng từ đồng nghĩa khi nói, viết .
II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC
- GV : Phấn mầu , bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 .
- HS : Vở bài tập TV .
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 (Luyện từ và câu) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 5 (Luyện từ và câu) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu
TUẦN 1 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 1: Từ đồng nghĩa (tích hợp BVMT) I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1. .Năng lực: - Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn vào không hoàn toàn . - Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho trước. Đặt câu để phân biệt từ đồng nghĩa. - HS vận dụng biết dùng từ đồng nghĩa trong giao tiếp và viết văn. * GD BVMT: Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên nơi em ở. 2.Phẩm chất: Có khả năng sử dụng đúng từ đồng nghĩa khi nói, viết . II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC - GV : Phấn mầu , bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1 . - HS : Vở bài tập TV . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1- Khởi động. Giới thiệu bài. 2- Khám phá: Bài tập 1 : - Tìm các từ in đậm trong bài?. - Nêu nghĩa của mỗi từ in đậm ? - Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ in đậm trong đoạn văn trên? - Giáo viên kiết luận: Những từ có nghĩa giống nhau gọi là từ đồng nghĩa. * THBVMT: Muốn cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp , em cần làm gì ? - Học sinh lắng nghe . - Học sinh đọc - lớp đọc thầm. - Học sinh nêu, giải nghĩa từ. - Xây dựng và kiến thiết: cùng chỉ một hoạt động là tạo ra một hay nhiều công trình. - Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm: cùng chỉ màu vàng nhưng sắc thái màu vàng khác nhau. - Học sinh lắng nghe . Trồng cây, bảo vệ cây... Bài tập 2: - So sánh nghĩa của câu văn trong đoạn văn trước và sau khi thay vị trí các từ đồng nghĩa. àKết luận: Từ đồng nghĩa hoàn toàn. Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. - Học sinh đọc bài. - Học sinh: đổi vị trí các từ đồng nghĩa. Nhận xét so sánh nghĩa của các câu trước và sau khi đổi vị trí từ đồng nghĩa. - Học sinh phát biểu, nêu nhận xét của mình. * Ghi nhớ: - Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm tìm từ đồng nghĩa, đồng nghĩa hoàn toàn và đồng nghĩa không hoàn toàn . - 2 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK. - Học sinh tìm từ. 3. Luyện tập, thực hành : Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc các từ in đâm trong đoạn văn. Giáo viên nhận xét Bài 2: 4- Vận dụng, trải nghiệm: - Vì sao phải cân nhắc khi sử dụng từ đồng nghĩa không hoàn toàn? - Nhận xét giờ học. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập, đọc các từ in đâm trong đoạn văn. - Lớp nhận xét. - Học sinh đọc yêu cầu, làm bài vào vở. 5 đến 7 hoc sinh nối tiếp nêu câu mình đặt ra . - Học sinh nêu . Chuẩn bị : Luyện tập về từ đồng nghĩa . IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG _______________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 2: Luyện tập về từ đồng nghĩa I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT: 1.Năng lực: - Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho. - Cảm nhận được sự khác nhau giữa những từ đồng nghĩa không hoàn toàn từ đó biết cân nhắc lựa chọn từ thích hợp với ngữ cảnh cụ thể . - HS biết vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa làm đúng các BT thực hành, đặt câu được với một cặp từ đồng nghĩa và áp dụng được kiến thức vào cuộc sống. 2. Phẩm chất: Yêu thiên nhiên tươi đẹp. II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC : 1- Giáo viên: Giấy khổ to, bút dạ, từ điển học sinh . 2- Học sinh: SGK+ Vở bài tập . III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1- Khởi động. Giới thiệu bài. 2- Luyện tập, thực hành: Bài 1: - HD HS làm bài tập. - Học sinh lắng nghe . - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. - Học sinh tìm từ đồng nghĩa, với các từ chỉ màu sắc đã cho ghi vào phiếu. - Trình bày kết quả. - Giáo viên kết luận. - Lớp nhận xét tính điểm Bài 2: - Hỏi : Đề bài yêu cầu gì ? - Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò tiếp sức. - Giáo viên nhận xét, tuyên dương . Bài 3: - Yêu cầu HS đọc đề bài và đoạn văn - HD HS làm bài. - Tổ chức cho học sinh giải thích tại sao dùng: điên cuồng, nhô lên, sáng rực, gầm vang, hối hả. 3- Vận dụng, trải nghiệm: -Thế nào là từ đồng nghĩa ? Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, không hoàn toàn . - Nhấn mạnh nội dung bài . - Giáo viên nhận xét giờ học. - Hoàn thành bài tập trong vở bài tập . - Bài sau : "Mở rộng vốn từ Tổ quốc" - Học sinh đọc yêu cầu bài tập, suy nghĩ. - Mỗi em đặt ít nhất 1 câu. - Học sinh nối tiếp nhau đặt câu mình đã chuẩn bị với từ cùng nghĩa tìm được. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập. - Lớp đọc thầm đoạn văn. - Chọn từ điền vào đoạn văn cho thích hợp. - HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. - Nhận xét. - HS chữa bài vào vở. Đọc lại đoạn văn. - Nêu từ về chủ đề: Tổ quốc. - Nêu trường hợp trong thực tế dùng từ đồng nghia phải lựa chọn cho phù hợp: - Chú bộ đội đã anh dũng hi sinh. - Bác Hồ đã đi xa. Chuẩn bị : "Mở rộng vốn từ Tổ quốc" IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TUẦN 2 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 3: Mở rộng vốn từ: Tổ Quốc. I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1.Năng lực: Tìm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc trong bài tập đọc hoặc chính tả đã học( Bài tập 1); tìm thêm được một số từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc ( Bài tập 2), tìm được một số từ chứa tiếng quốc ( Bài tập 3). + Đặt câu được với một trong những từ ngữ nói về Tổ quốc, quê hương(BT4). -HS biết vận dụng các từ ngữ thuộc chủ đề Tổ Quốc của bài vào cuộc sống. 2. Phẩm chất:HS cẩn thận, chăm chỉ khi học bài.Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV: Phiếu BT, SGK + HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt độn...ề MRVT: Nhân dân để nói, viết trong cuộc sống .Vận dụng được kiến thức vào làm các bài tập theo yêu cầu. 2. Phẩm chất: Yêu thích từ ngữ T.Việt.Thích tìm hiểu về các từ ngữ thuộc chủ điểm. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV: SGK, phiếu bt, bảng phụ + HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. khởi động - Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho viết lại hoàn chỉnh. - GV nhận xét b.Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS nối tiếp nhau đọc - HS nghe - HS ghi vở 2.Luyện tập, thực hành Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập. - Giáo viên giải nghĩa từ: Tiểu thương. (Người buôn bán nhỏ) - Chủ tiệm là những người như thế nào? - Tại sao thợ điện, thợ cơ khí xếp vào nhóm công nhân? - Tại sao thợ cày, thợ cấy xếp vào nhóm nông dân? GV HD giải nghĩa - Trí thức là những người như thế nào? Doanh nhân là gì? - Giáo viên nhận xét Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu 1. Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào? 2. Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng. - Giáo viên yêu cầu HS làm 3. Đặt câu với mỗi từ tìm được. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Đại diện HS trình bày bài. a) C. nhân: thợ điện - thợ cơ khí. b) Nông dân: thợ cấy - thợ cày. c) Doanh nhân: tiểu thương, chủ tiệm. d) Quân nhân: đại uý, trung sĩ. e) Trí thức:G. viên, bác sĩ, kỹ sư. g) HS: HS tiểu học, HS trung học Học sinh đọc - trình bày một câu . học sinh đọc và trả lời câu hỏi: - 1 học sinh đọc nội dung bài tập - Người Việt Nam ta gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. HS nối tiếp nhau làm bài tập phần 3 HS làm bài 3. Vận dụng, trải nghiệm - Đọc thêm các câu thành ngữ, tục ngữ.... - Đọc thuộc các câu thành ngữ, tục ngữ ở BT 2. - HS nêu - Sưu tầm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. - Lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU GIỜ HỌC ( NẾU CÓ ) : .......................................................................................................................................................................................................................................................................... ___________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 6: Luyện tập về từ đồng nghĩa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 1. Năng lực. + Biết sử dụng đúng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1). Hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2). + Dựa theo ý 1 khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa (BT3) -HS biết vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1, 2 từ đồng nghĩa, biết vận dụng từ đồng nghĩa vào cuộc sống. 2. Phẩm chất: Thích tìm nhiều từ đồng nghĩa, yêu thích học tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV: SGK, phiếuBT, bảng phụ. + HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Gọi học sinh làm lại bài 2, 4 - Giới thiệu bài. - HS nối tiếp nhau nói HS ghi bài 2.Luyện tập, thực hành Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu làm việc theo cặp, giáo viên đánh số thứ tự vào các ô trống. - Giáo viên nhận xét lời giải đúng - Các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác cùng có nghĩa chung là gì? - Tại sao không nói: Bạn Lệ vác trên vai chiếc ba lô con cóc? Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu. - Chia nhóm 4 học sinh thảo luận và làm bài. ( “cội” là “gốc” ) - Gọi nhóm trình bày. - Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu tục ngữ. - Giáo viên nhận xét. Bài 3: Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ “Sắc màu em yêu”. - Em chọn khổ thơ nào để miêu tả khổ thơ có màu sắc và sự vật nào? - Tìm từ đồng nghĩa của màu xanh? - Chọn các sự vật ứng với mỗi màu sắc để viết một đoạn văn miêu tả? - Yêu cầu học sinh viết bài. - Trình bày kết quả - Giáo viên nhận xét, sửa chữa lỗi câu từ. - HS đọc, thảo luận nhóm làm bài. - 2 học sinh đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh - Mang một vật nào đó đến nơi khác (vị trí khác). - Vì: đeo là mang một vật nào đó kiểu dễ tháo cởi, vác nghĩa là chuyển vật nặng hoặc cồng kềnh bằng cách đặt lên vai. Chiếc ba lô con cóc nhẹ nên dùng từ đeo là phù hợp. - Cả lớp theo dõi- HS chọn 1 ý giải thích nghĩa chung của 3 câu tục ngữ. - Nghĩa chung: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập - Em thích khổ 2. Ở đây có rất nhiều sự vật màu xanh: cánh đồng, rừng núi, nước biển, bầu trời. - Xanh mượt, xanh non, xanh rì, xanh mát, xanh thẫm. - HS viết vào vở - Thiên nhiên có muôn màu, muôn sắc nhưng em thích nhất là màu xanh. Bởi màu xanh là màu của hoà bình, màu của sự sống. Cánh đồng lúa đang thì con gái xanh mượt, luống rau mẹ trồng xanh non trông thật ngon mắt. Con mương dẫn dòng nước xanh mát vào tưới cho đồng ruộng. Lũy tre xanh rì bao bọc lấy làng xóm quê hương. Xa xa, dãy núi xanh thẫm. Cảnh vật quê hương thật thanh bình. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Nhận xét giờ học. - Viết lại đoạn văn bài tập 3. - Lắng nghe và thực hiện - Vận dụng kiến thức về từ đồng nghĩa để nói và viết cho phù hợp. - Lắng nghe ...hà viết một đoạn văn ngắn tả cảnh chiều tối có sử dụng các cặp từ trái nghĩa. - Lắng nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ____________________________ TUẦN 5 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 9: Mở rộng vốn từ: Hòa bình I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Hiểu nghĩa của từ “hoà bình”(BT1): tìm được từ đồng nghĩa với từ hòa bình (BT2). - Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của một miền quê hoặc thành phố (BT3). - HS biết vận dụngkiến thức, hiểu biết về ý nghĩa của “hòa bình” để yêu hòa bình, sống đoàn kết, thương yêu mọi người xung quanh. 2. Phẩm chất: Yêu hòa bình, yêu tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - SGK, bài giảng ĐT 2. Học sinh - SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: -Cho HS chơi trò chơi "truyền điện":- -- Đặt câu với cặp từ trái nghĩa mà em biết? - GV đánh giá -Giới thiệu bài - Chúng ta đang học chủ điểm nào? - Giờ học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của từ loại hoà bình, tìm từ đồng nghĩa với từ hoà bình và thực hành viết đoạn văn. - Học sinh thi đặt câu. - HS nghe - Học sinh lắng nghe - Chủ điểm: Cánh chim hoà bình. 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh tự làm bài. - Gợi ý: Dùng bút chì khoanh vào chữ cái trước dòng nêu đúng nghĩa của từ “hoà bình” - Vì sao em chọn ý b mà không phải ý a? - GV kết luận: Trạng thái hiền hoà yên ả là trạng thái của cảnh vật hoặc tính nết của con người. Bài 2: HĐ cá nhân. - Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức cho HS làm bài - GV nhận xét chữa bài - Nêu nghĩa của từng từ, đặt câu với từ đó Bài 3: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu học sinh tự làm và chữa bài. - Trình bày kết quả - GV nhận xét, sửa chữa. - HS đọc - HS làm bài - Đáp án: + ý b : trạng thái không có chiến tranh - Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái, không biểu lộ bối rối. Đây là từ chỉ trạng thái tinh thần của con người. - Học sinh đọc yêu cầu của bài - học sinh làm bài : - 1 học sinh nêu ý kiến học sinh khác bổ sung. - Từ đồng nghĩa với từ "hoà bình" là "bình yên, thanh bình, thái bình." - HS nêu nghĩa của từng từ và đặt câu - Ai cũng mong muốn sống trong cảnh bình yên. - Tất cả lặng yên, bồi hồi nhớ lại. - Khung cảnh nơi đây thật hiền hoà. - Cuộc sống nơi đây thật thanh bình. - Đất nước thái bình. - Học sinh đọc yêu cầu. - 1 HS làm bảng nhóm, cả lớp làm vào vở. - 3-5 HS đọc đoạn văn của mình. 3. Vận dụng, trải nghiệm. - Từ hoà bình giúp en liên tưởng đến điều gì ? - Từ hoà bình giúp en liên tưởng đến: ấm no, an toàn, yên vui, vui chơi IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ........................................................................................................................................................................................................................................................................ __________________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 10: Từ đồng âm I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Biết tìm những từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu. - Biết đặt câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được. 2. Phẩm chất - Thích tìm từ trái nghĩa để giải nghĩa một số từ cần thiết. - Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên - Bài giảng ĐT, SGK 2. Học sinh - SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động : a. - Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả vẻ thanh bình của nông thôn đã làm ở tiết trước. - GV nhận xét b. Giới thiệu bài: nêu mục đích yêu cầu của tiết học - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2.Khám phá : Bài 1: HĐ cả lớp Viết bảng câu: Ông ngồi câu cá Đoạn văn này có 5 câu. - Em có nhận xét gì về hai câu văn trên? - Nghĩa của từng câu trên là gì? Em hãy chọn lời giải thích đúng ở bài tập 2 - Hãy nêu nhận xét của em về nghĩa và cách phát âm các từ câu trên - KL: Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau được gọi là từ đồng âm. + Ghi nhớ - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc câu văn + Hai câu văn trên đều là 2 câu kể. mỗi câu có 1 từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau + Từ câu trong Ông ngồi câu cá là bắt cá tôm bằng móc sắt nhỏ buộc ở 2 đầu dây. + Từ câu trong Đoạn văn này có 5 câu là đơn vị của lời nói diễn đạt một ý trọn vẹn, trên văn bản được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu. + Hai từ câu có phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. - 2 HS đọc ghi nhớ 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức HS làm việc cá nhân. - Nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi... - Đậu 2: Danh từ chỉ 1 món ăn. - Bò 1: Động từ chỉ hành động. - Bò 2: Danh từ chỉ con bò. b) - Chín 1: Là tính từ là tinh thông. - Chín 2: là số 9. c) - Bác 1: Đại từ l;à từ xưng hồ. - Bác 2: Là chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. - Tôi 2: Động từ là đổ nước vào cho tan. d) - Đá 1 - Đá 4: Động từ chỉ hành động đưa chân. - Đá 2 - Đá 3: Danh từ chỉ chất rắn. - HS đọc yêu cầu, làm bài vào vở - Bé lại bò, còn con bò lại đi. - Em học lớp chín là đã biết nấu chín thức ăn. 3. Vận dụng, trải nghiệm - Đặt câu với các từ đồng âm sau: lợi, mắt, mũi... - HS đặt câu IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ___________________________________ TUẦN 7 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 13:Từ nhiều nghĩa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nắm được kiến thức sơ giản về từ nhiều nghĩa ( ND ghi nhớ). - Nhận biết được từ mang nghĩa gốc, từ mang nghĩa chuyển trong các câu văn có dùng từ nhiều nghĩa( BT1, mục III); tìm được ví dụ về sự chuyển nghĩa của 3 trong số 5 từ chỉ bộ phận cơ thể người và động vật (BT2). - HS vận dụng từ đồng nghĩa vào lời nói và viết văn. * Phẩm chất: Biết yêu vàgiữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: SGK, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện" về từ đồng nghĩa - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS chơi trò chơi: lớp trưởng nêu 1 từ, truyền cho HS khác nêu 1 từ đồng nghĩa với từ vừa nêu, sau đó lại truyền cho người khác, cứ như vậy cho đến khi trò chơi kết thúc. - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài - Nhận xét kết luận bài làm đúng - Gọi HS nhắc lại nghĩa của từng từ Bài 2: HĐ cá nhân. - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - Gọi HS phát biểu. + Thế nào là từ nhiều nghĩa? + Thế nào là nghĩa gốc? + Thế nào là nghĩa chuyển? - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS lấy VD về từ nhiều nghĩa - HS đọc yêu cầu - HS làm bài vào vở , báo cáo kết quả - Kết quả bài làm đúng: Răng - b; mũi - c; tai- a. - HS nhắc lại - HS đọc - HS trình bày. + Là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. + Nghĩa gốc là nghĩa chính của từ. + Nghĩa chuyển là nghĩa của từ được suy ra từ nghĩa gốc. - HS đọc SGK - HS lấy ví dụ 3. Luyện tập, thực hành: Bài 1: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét, kết luận Bài 2: HĐ cá nhân . - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài - GV nhận xét chữa bài - Gọi HS giải thích một số từ. - HS đọc- làm vào vở, chia sẻ kết quả - Đôi mắt em bé mở to - Quả na mở mắt - Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - Bé đau chân - Khi viết em đừng ngoẹo đầu - Nước suối đầu nguồn rất trong - HS đọc đề. - Gợi ý: - Lưỡi: lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao,... - Miệng: miệng bát, miệng hũ, miệng hố,... - Cổ: cổ chai, cổ lọ, cổ tay,... - Tay: tay áo, tay nghề, tay tre,... 4. Vận dụng, trải nghiệm. - Thay thế từ ăn trong các câu sau bằng từ thích hợp: a) Tàu ăn hàng ở cảng. b) Cậu làm thế dễ ăn đòn lắm. c) Da bạn ăn phấn lắm. d) Hồ dán không ăn giấy. - HS làm bài và lần lượt trình bày: - Từ thích hợp: Bốc, xếp hàng. - Từ thích hợp: Bị đòn - Từ thích hợp: Bắt phấn - Từ thích hợp: Không dính IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 14: Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được nghĩa chung và nghĩa khác nhau của từ chạy (BT1, BT2) ; - Hiểu nghĩa gốc của từ ăn và hiểu được mối quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các câu ở BT3 .Đặt được câu để phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa là động từ BT4 - Biết vận dụng từ ngữ vào cuộc sống * Phẩm chất: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên : SGK, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Hỏi nhanh, đáp đúng": Từ đi trong các câu sau, câu nào mang nghĩa gốc, câu nào mang nghĩa chuyển? a) Ca nô đi nhanh hơn thuyền. b) Anh đi ô tô, còn tôi đi xe đạp. c) Bà cụ ốm nặng đã đi từ hôm qua. ....... - Giới thiệu bài - Quản trò nêu cách chơi, sau đó ..., trải nghiệm. - Tìm các từ tượng thanh chỉ tiếng nước chảy? - Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thiên nhiên? - Em bảo vệ cảnh đẹp , môi trường thiên nhiên ở quê em bằng cách nào? - HS nêu: róc rách, tí tách, ào ào,... IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................__________________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 16: Luyện tập về từ nhiều nghĩa (GT bài 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết phân biệt được những từ đồng âm ,từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1 .. Biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3),biết đặt câu phân biệt các nghĩa của mỗi tính từ nêu ở BT3. - Phát triển năng lực nói và viết phù hợp với ngữ cảnh trong cuộc sống và học tập. - Bồi dưỡng cho HS ý thức chăm chỉ, có trách nhiệm, yêu thích môn học. * Phẩm chất: Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên : SGK, bảng phụ 2. Học sinh: SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức thi lấy ví dụ về từ đồng âm và đặt câu. - GV nhận xét, hỏi thêm: + Thế nào là từ đồng âm? + Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi lấy ví dụ - HS trả lời - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành Bài 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS làm bài theo cá nhân - HS đọc - HS làm bài ( nối ) - Trình bày kết quả a. Chín - Lúa ngoài đồng đã chín vàng (1) - Tổ em có chín học sinh (1)- Nghĩ cho chín chắn rồi hãy nói (3) b. Đường - Bát chè này nhiều đường nên rất ngọt (1) - Các chú công nhân đang chữa đường dây điện thoại (2) - Ngoài đường mọi người đã đi lại nhộn nhịp (3) c. Vạt - Vạt nương (1) - Vạt nhọn đầu gậy tre (2) - Vạt áo choàng (3) - GV nhận xét kết luận bài đúng Bài 3: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - GV nhận xét chữa bài - HStrả lời a) Chín 1: hoa quả hạt phát triển đến mức thu hoạch được - Chín 3: suy nghĩ kĩ càng- Chín 2: số 9 - Chín 1 và chín 3 là từ nhiều nghĩa, đồng âm với chín 2 b) Đường 1: chất kết tinh vị ngọt - Đường 2: vật nối liền 2 đầu - Đường 3: chỉ lối đi lại. - Từ đường 2 và đường 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ đường 1 c) vạt 1: mảnh đất trồng trọt trải dài trên đồi núi - vạt 2: xiên đẽo - vạt 3: thân áo - Vạt 1 và 3 là từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt 2 - HS nêu yêu cầu, làm vở, chia sẻ kq + Bạn Nga cao nhất lớp tôi. Mẹ tôi thường mua hàng VN chất lượng cao. + Bố tôi nặng nhất nhà. Bà nội ốm rất nặng. + Cam đầu mùa rất ngọt. Cô ấy ăn nói ngọt ngào dễ nghe. Tiếng đàn thật ngọt. 3. Vận dụng, trải nghiệm - Đặt câu để phân biệt các nghĩa của từ cao với nghĩa sau: a) Có chiều cao lớn hơn mức bình thường b) Có số lượng hoặc chất lượng hơn hẳn mức bình thường - HS đặt câu a) Cây cột cờ cao chót vót. b) Bột giặt ô-mô là hàng Việt Nam chất lượng cao. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 9 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 17: Mở rộng vốn từ : Thiên nhiên (THBVMT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hoá trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1,BT2) .Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả.(BT3) - Phát triển năng lực dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả về thiên nhiên. - Bồi dưỡng cho HS ý thức yêu và biết bảo vệ thiên nhiên . - GD BVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: Cung cấp một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh ảnh về thiên nhiên - HS : SGK, vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS tổ chức chơi trò chơi: 3 dãy thi đặt câu phân biệt nghĩa của 1 từ nhiều nghĩa mà mình biết. Dãy nào đặt được nhiều câu và đúng thì dãy đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng 2. Luyện tập -thực hành. Bài 1: HĐ cá nhân - Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm bài: Bầu trời mùa thu Bài 2: HĐ cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu -HS làm bài - Goi hs đọc bài - GV kết luận đáp án đúng - HS thi đặt câu - HS nghe - HS ghi vở Hs đọc mẩu chuyện: Bầu trời mùa thu (nối tiếp hai lượt) - Học sinh đọc yêu cầu - Nêu kế...ào vở, chia sẻ - Nhận xét bài của bạn - HS đọc yêu cầu - HS làm cá nhân, chia sẻ kết quả. - Nhận xét 4. Vận dụng, trải nghiệm - Cho HS vận dụng kiến thức làm bài tập sau: Tìm đại từ được dùng trong câu ca dao sau: Mình về có nhớ ta chăng Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười. - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 10 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 19: Ôn tập giữa học kỳ I ( tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghã để thay thế theo yêu cầu BT1, 2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e). Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4) - HS khá, giỏi thực hiện được toàn bộ BT2. -HS vận dụng kiến thức để sử dụng vốn từ phù hợp khi giao tiếp trong cuộc sống. * Phẩm chất: HS có ý thức sử dụng từ chính xác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: Đọc trước bài, SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe 2. Kiểm tra đọc - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - HS nhận xét 3. Luyện tập, thực hành. Bài 2: HĐ cả lớp => cá nhân - Trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả? - HS nêu yêu cầu - GV hướng dẫn HS làm bài: + Chọn một bài văn mà em thích + Đọc kĩ bài văn đã chọn + Chọn chi tiết mà mình thích - Cho HS làm bài - Gọi HS trình bày bài của mình đã làm - Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và có cách trình bày hay, gọn, rõ ràng... - HSkhá giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn(BT2). - Nhận xét tuyên dương những HS có nhiều cố gắng; làm việc nghiêm túc và có cách trình bày gọn, rõ. + Quang cảnh làng mạc ngày mùa + Một chuyên gia máy xúc + Kì diệu rừng xanh + Đất cà Mau - HS đọc yêu cầu bài tập - HS làm bài vào vở - HS trình bày VD: Trong bài văn tả “Quang cảnh làng mạc ngày mùa” em thích nhất chi tiết: những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống như những chuỗi bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa tả màu sắc vừa tả vị ngọt của quả xoan chín mọng; còn hình ảnh tả chùm quả xoan với chuỗi bồ đề thật gợi tả hoặc: “nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy”. Đấy là hình ảnh đẹp và sinh động gợi hình ảnh cô gái duyên dáng trong tà áo lộng lẫy, cách dùng từ vạt áo nắng, đuôi áo nắng rất mới mẻ 4.Vận dụng, trải nghiệm - Về nhà viết lại đoạn văn cho hay hơn. - Về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ _________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 20: Kiểm tra giữa học kỳ I (Đề chung của trường) __________________________________ TUẦN 11 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 21: Đại từ xưng hô I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS biết được khái niệm đại từ xưng hô. Nhận biết được đại từ xưng hô trong đoạn văn chọn được đại từ xưng hô thích hợp để điền vào chỗ trống (BT2). - Phát triển năng lực vận dụng đại từ xưng hô một cách hợp lí trong học tập và giao tiếp. *Phẩm chất: Thể hiện đúng thái độ tình cảm khi dùng một đại từ xưng hô. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Máy tính, bảng phụ. - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - HD tổ chức trò chơi: Truyền điện - Nội dung: Kể nhanh các đại từ thường dùng hằng ngày. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới - Ghi đầu bài lên bảng: Đại từ xưng hô - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh mở sách giáo khoa, vở ghi đầu bài 2.Khám phá. Bài 1: cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Đoạn văn có những nhân vật nào - Các nhân vật làm gì? - Những từ nào được in đậm trong câu văn trên? - Những từ đó dùng để làm gì? - Những từ nào chỉ người nghe? - Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới? - Thế nào là đại từ xưng hô? Bài 2: HĐ cả lớp - Yêu cầu HS đọc lại lời của Hơ Bia và cơm - Theo em, cách xưng hô của mỗi nhân vật ở trong đoạn văn trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào? Bài 3:HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài - Nhận xét các cách xưng hô đúng. - KL: Để lời nói đảm bảo tính lịch sự cần lựa chọn từ xưng hô phù hợp với thứ bậc, tuổi tác, giới tính, thể hiện đúng mối quan hệ giữa mình với người nghe và người.................................................................................... TUẦN 12 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 23 : MRVT: Bảo vệ môi trường ( Giảm BT 2- THBVMT ) YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS hiểu được nghĩa của 1 số từ ngữ về môi trường. Biết ghép tiếng bảo( gốc Hán) với những tiếng thích hợp tạo thành từ phức. Tìm được từ đồng nghĩa với từ cho - Phát triển năng lực sử dụng từ ngữ , năng lực bảo vệ môi trường nơi mình sống. - HScó ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường. *GDBVMT:Giáo dục lòng yêu quý, ý thức bảo vệ môi trường, có hành vi đúng đắn với môi trường xung quanh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bảng phụ, SGK,... - HS: Vở viết, SGK III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Trò chơi: Truyền điện - Nội dung: Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của. - Giáo viên tổng kết trò chơi, nhận xét, tuyên dương học sinh. - Giới thiệu bài mới - Học sinh tham gia chơi. - Lắng nghe. - Học sinh ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: a) Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập - Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm - Đại diện HS lên trả lời. b) Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng - Nhận xét kết luận lời giải đúng Bài 3: - Yêu cầu HS làm bài tập : tìm từ đồng nghĩa với từ bảo vệ sao cho nghĩa của câu không thay đổi. - Gọi HS trả lời - HS đặt câu - GV nhận xét chữa bài ) - HS đọc yêu cầu bài tập - HS hoạt động nhóm + Khu dân cư: khu vực làm việc của nhà máy, xí nghiệp - HS lên bảng làm, lớp làm vào vở HS - Nhận xét - HS nêu yêu cầu - HS nghe - Bảo vệ: gìn giữ, giữ gìn + Chúng em giữ gìn môi trường sạch đẹp. + Chúng em gìn giữ môi trường sạch đẹp. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Hỏi lại những điều cần nhớ. - Đặt câu với các từ: môi trường, môi sinh, sinh thái. - 1, 2 học sinh nhắc lại. - HS đặt câu - Em cần phải làm những gì để bảo vệ môi trường ? - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG .................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................ ___________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 24: Luyện tập về quan hệ từ (THBVMT ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT. - Tìm được quan hệ từ và biết chúng biểu thị quan hệ gì trong câu. Biết cách đặt câu với quan hệ từ đã cho. - Phát triển năng lực sử dụng quan hệ từ trong học tập và giao tiếp. - Bồi dưỡng cho HS ý thức dùng quan hệ từ chính xác khi nói và viết * GDBVMT: BT 3 có các ngữ liệu nói về vẻ đẹp của thiên nhiên có tác dụng giáo dục bảo vệ môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC. - Giáo viên : SGK,bảng phụ. - Học sinh : SGK, vở.... III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS chia thành 2 đội chơi thi đặt câu có sử dụng quan hệ từ. Đội nào đặt được nhiều câu và đúng hơn thì đội đó thắng. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: đọc yêu cầu bài tập - HS tự làm bài - GV nhận xét kết luận lời giải đúng A Cháng đeo cày. Cái cày của người H mông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài tập - Gọi HS chia sẻ - Nhận xét lời giải đúng a) Nhưng: biểu thị quan hệ tương phản b) Mà: Biểu thị quan hệ tương phản c) Nếu...... thì: biểu thị quan hệ điều kiện, giải thiết - kết quả Bài 3: GVchốt đáp án đúng: a) Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. b) Một vầng trăng tròn, to và đỏ hồng hiện lên ở chân trời , sau rặng tre đen của một làng xa. c) Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa d) Tôi đã đi nhiều nơi , đóng quân ở nhiều chỗ đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và thương yêu tôi hết mực , nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt , day dứt bằng mảnh đất cộc cằn này. -- Cảnh thiên nhiên đẹp như vậy , chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường thiên nhiên? Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu - Tổ chức HS hoạt động cá nhân - GV nhận xét chữa bài - HS đọc - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp HS nhận xét bài của bạn - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - HS tiếp nối nhau chia sẻ - HS làm bài cá nhân, chia sẻ trước lớp - HS tự làm bài -Hs liên hệ BVMT - HS đọc yêu cầu, làm bài. + Tôi dặn mãi mà nó không nhớ. + Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng. + Cái lược này làm bằng sừng... 3. Vận dụng, trải nghiệm. - Đặt câu với các quan hệ từ sau: với, và, hoặc, mà. - HS đặt câu. - Ghi nhớ các quan hệ từ và cặp từ quan hệ và ý nghĩa của chúng. Tìm hiểu thêm một số quan hệ từ khác. - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG TUẦN 13 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 25: Mở rộng vốn từ:... a hay hơn đoạn b. Vì các quan hệ từ và cặp quan hệ từ thêm vào các câu 6, 7, 8 ở đoạn b làm cho câu văn thêm rườm rà. + Khi sử dụng quan hệ từ cần chú ý cho đúng chỗ, đúng mục đích. 3. Vận dụng, trải nghiệm: - Chuyển thành câu ghép có sử dụng cặp quan hệ từ: + Rùa biết mình chậm chạp. Nó cố gắng chạy thật nhanh. - HS nêu +Vì Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh. - Viết một đoạn văn tả bà trong đó có sử dụng quan hệ từ và cặp quan hệ từ. - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH , BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 14 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 27: Ôn tập về từ loại I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Nhận biết được danh từ chung, danh từ riêng, trong đoạn văn ở bài tập 1. Nêu được quy tắc viết hoa danh từ riêng đã học (BT2) .Tìm được đại từ xưng hô theo yêu cầu của BT3 .Thực hiện được yêu cầu của BT4 (a,b,c) . - HS vận dụng từ loại một cách hợp lí trong học tập và giao tiếp. - Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, Bảng phụs - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi " Truyền điện" đặt nhanh câu có sử dụng cặp quan hệ từ Vì....nên. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài tập 1: Cả lớp - Đọc yêu cầu và nội dung bài tập - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi HS lên bảng chữa bài - GV nhận xét Bài tập2: Cả lớp - HS đọc yêu cầu bài - HS nhắc lại quy tắc viết hoa DTR - Đọc cho HS viết các danh từ riêng VD: Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Trường Sơn.... - GV nhận xét các danh từ riêng HS viết trên bảng. Bài tập 3: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - HS nhắc lại kiến thức ghi nhớ về đại từ - GV nhận xét bài Bài tập 4a,b,c: Cá nhân - HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài - Gọi HS lên chia sẻ kết quả - Nhận xét bài trên bảng - HS đọc - HS nêu - HS viết vở. - HS nêu yêu cầu - HS nhắc lại -hS làm bài. - Đáp án: Chị, em, tôi, chúng tôi. - HS đọc - HS làm bài - HS lên chia sẻ kết quả - HS tự làm bài vào vở, báo cáo GV d) DT tham gia bộ phận làm vị ngữ trong kiểu câu “Ai là gì ?” + Chị là chị(DT)gái của em nhé ! + Chị sẽ là chị(DT) của em mãi mãi 3. Vận dụng, trải nghiệm - Tên riêng người, tên riêng địa lí Việt Nam được viết hoa theo quy tắc nào? - Về nhà tập đặt câu có chủ ngữ, vị ngữ là danh từ hoặc cụm danh từ. - Khi viết tên riêng người , tên riêng địa lí Việt Nam cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên riêng đó. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 28: Ôn tập về tự loại I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Xếp đúng các từ in đậm trong đoạn văn vào bảng phân loại theo yêu cầu của BT1. Dựa vào ý khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta, viết được đoạn văn theo yêu cầu (BT2) . -HS vận dụng để biết phân loại từ trong học tập và giao tiếp. -GD HS Dùng từ loại chính xác khi nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách giáo khoa, máy tính viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét - Học sinh: Vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện": Tìm nhanh các động từ chỉ hoạt động của các bạn học sinh trong giờ ra chơi. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài tập 1: HĐ Cả lớp - Gọi HS đọc yêu cầu bài - HS lần lượt trả lời các câu hỏi - GV nhận xét - Yêu cầu HS tự phân loại các từ in đậm trong đoạn văn thành động từ, tính từ, quan hệ từ - GV nhận xét kết luận - HS nêu - HS trả lời câu hỏi - HS đọc - HS tự làm bài vào vở, chia sẻ kết quả Động từ Tính từ Quan hệ từ trả lời, nhịn, vịn, hắt, thấy, lăn, trào, đón, bỏ xa, vời vợi, lớn qua, ở, với Bài tập 2: Cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS đọc lại khổ thơ 2 trong bài Hạt gạo làng ta. - Yêu cầu HS tự làm bài - HS đọc bài - GV nhận xét HS - HS đọc yêu cầu - HS đọc khổ thơ 2 - HS tự làm - đọc bài làm của mình. Hạt gạo được làm ra từ biết bao công sức của mọi người. Những trưa tháng sáu trời nắng như đổ lửa. Nước ở ruộng như được ai đó mang lên đun sôi rồi đổ xuống. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh, lũ cua ngoi lên bờ tìm chỗ mát để ẩn náu. Vậy mà mẹ em vẫn đội nón đi cấy. Động từ Tính từ Quan hệ từ Làm, đổ, mang lên, chết, nổi, ngoi, ẩn náu, đội nón, đi cấy, lăn dài, thu nắng, lềnh bềnh, mát, đỏ bừng vậy, mà, ở, như,...an hệ gia đình + Chị ngã em nâng + Anh em như thể chân tay... b) Tục ngữ nói về quan hệ thầy trò + Không thầy đố mày làm nên + Muốn sang thì bắc cầu kiều.. c) Tục ngữ thành ngữ nói về quan hệ bạn bè + Học thầy không tày học bạn + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.... - HS đọc- thảo luận nhóm, chia sẻ Ví dụ: - Miêu tả mái tóc: đen nhánh, đen mượt, hoa râm, muối tiêu, óng ả, như rễ tre - Miêu tả đôi mắt: một mí, bồ câu, đen láy, lanh lợi, gian sảo, soi mói, mờ đục, lờ đờ.. - Miêu tả khuôn mặt: trái xoan, thanh tú, nhẹ nhõm, vuông vức, phúc hậu, bầu bĩnh... - Miêu tả làn da: trắng trẻo, nõn nà, ngăm ngăm, mịn màng,... - HS nêu yêu cầu - HS làm bài vào vở - 3 HS đọc - HS nghe 3. Vận dụng, trải nghiệm - Tìm thêm các câu thành ngữ, tục ngữ thuộc các chủ đề trên? - Về nhà viết một đoạn văn ngắn khoảng 4-5 câu tả hình dánh người thân trong gia đình em ? - HS nêu - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG .................................................................................................................................................................................................................................................................. TUẦN 16 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 31: Tổng kết vốn từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.( BT1)Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người ( BT2). .- HS vận dụng tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và tìm từ miêu tả tính cách nhân vật, sự vật. -Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: SGK, bảng phụ - HS: SGK, vở III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS thi đọc đoạn văn miêu tả hình dáng của 1 người. - Nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với 1 trong các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù - Yêu cầu 4 nhóm đọc các từ nhóm mình vừa tìm được, các nhóm khác nhận xét - GV hận xét kết luận các từ đúng. - HS nêu yêu cầu - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - Đại diện nhóm chia sẻ. Từ Đồng nghĩa Trái nghĩa nhân hậu nhân ái, nhân nghĩa, nhân đức, phúc hậu, thương người.. bất nhân, bất nghĩa, độc ác, tàn nhẫn, tàn bạo, bạo tàn, hung bạo trung thực thành thực, thành thật, thật thà, thực thà, thẳng thắn, chân thật dối trá, gian dối, gian manh, gian giảo, giả dối, lừa dối, lừa đảo, lừa lọc dũng cảm anh dũng, mạnh dạn, bạo dạn, dám nghĩ dám làm, gan dạ hèn nhát, nhút nhát, hèn yếu, bạc nhược, nhu nhược cần cù chăm chỉ, chuyên càn, chịu khó, siêng năng , tần tảo, chịu thương chịu khó lười biếng, lười nhác, đại lãn Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài tập có những yêu cầu gì? + Cô Chấm có tính cách gì? - Tổ chức cho HS thi tìm các chi tiết và từ minh hoạ cho từng tính cách của cô Chấm - GV nhận xét, kết luận - HS đọc yêu cầu + Bài tập yêu cầu nêu tính cách của cô Chấm, tìm những chi tiết, từ ngữ để minh hoạ cho nhận xét của mình. + Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động - HS thi - Trung thực, thẳng thắn: Đôi mắt Chấm định nhìn ai thì dám nhìn thẳng. - Nghĩ thế nào, Chấm dám nói thế.... - Chăm chỉ: - Chấm cần cơm và lao động để sống. - Chấm hay làm, đó là một nhu cầu của sự sống, không làm chân tay nó bứt rứt.... - Giản dị: - Chấm không đua đòi may mặc. Mùa hè một áo cánh nâu. Mùa đông hai áo cánh nâu. Chấm mộc mạc như hòn đất. - Giàu tình cảm, dễ xúc động: - Chấm hay nghĩ ngợi, dễ cảm thương. Cảnh ngộ trong phim có khi làm Chấm khóc gần suốt buổi. Đêm ngủ, trong giấc mơ, Chấm lại khóc hết bao nhiêu nước mắt. 3. Vận dụng, trải nghiệm + Em có nhận xét gì về cách miêu tả tính cách cô Chấm của nhà văn Đào Vũ ? - Nhận xét tiết học - Dặn HS về nhà học bài, đọc kĩ bài văn, học cách miêu tả của nhà văn. + Nhà văn không cần nói lên những tính cách của cô Chấm mà chỉ bằng những chi tiết, từ ngữ đã khắc hoạ rõ nét tính cách của nhân vật. - HS nghe - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................. LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 30: Tổng kết vốn từ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1). Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3. -HS vận dụng từ ngữ trong học tập và giao tiếp. - Dùng từ loại chính xác khi nói và viết. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách giáo khoa, bảng phụ viết sẵn các câu văn ở phần nhận xét - Học sinh: Vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho 4 HS thi đặt câu với 1 từ đồng nghĩa, 1 từ trái nghĩa với mỗi từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù. - Nhận xét đánh ...ng, trải nghiệm - Tạo từ láy từ các từ sau: xanh, trắng, xinh - Nhận xét tiết học - Về nhà viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng một số từ láy vừa tìm được. - HS nêu: xanh xanh, xanh xao, trăng trắng, trắng trẻo, xinh xinh, xinh xắn - HS nghe - HS nghe và thực hiện. IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có ) .................................................................................................................................................................................................................................................................. _______________________________________________________________ LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 34: Ôn tập về câu I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được một câu hỏi, 1 câu kể, 1 câu cảm, một câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu câu đó.(BT1) .Phân loại được các kiểu câu kể (Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu theo yêu cầu của BT2 . - HS vận dụng kiến thức về cấu tạo câu để nói, viết cho đúng trong học tập và giao tiếp. - HS có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, - HS: Đọc trước bài, SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS đặt câu với các yêu cầu: + Câu có từ đồng nghĩa + Câu có từ đồng âm + Câu có từ nhiều nghĩa - Nhận xét đánh giá - Giới thiệu bài - HS đặt câu - HS nhận xét bài của bạn - HS nghe - HS ghi vở 2. Luyện tập, thực hành: Bài tập 1: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu + Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng dấu hiệu gì? + Câu kể dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu kể bằng dấu hiệu gì? + Câu cầu khiến dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu cầu khiến bằng dấu hiệu gì? + Câu cảm dùng để làm gì? - Nêu ghi nhớ. Yêu cầu HS đọc - Yêu cầu HS tự làm bài bài tập - GV nhận xét chữa bài - Đọc mẩu chuyện vui sau và thực hiện nhiệm vụ nêu ở bên dưới: - Dùng để hỏi về điều chưa biết. Nhận biết bằng dấu chấm hỏi - Dùng để kể, tả, giới thiệu, bày tỏ ý kiến, tâm tư, tình cảm. Nhận biết bằng dấu chấm - Dùng để nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn. Nhận biết bằng dấu chấm than, dấu chấm. - Dùng để bộc lộ cảm xúc. Nhận biết bằng dấu chấm than. - HS đọc Kiểu câu Ví dụ Dấu hiệu Câu hỏi + Nhưng vì sao cô biết cháu cóp bài của bạn ạ? + Nhưng cũng có thể là bạn cháu cóp bài của cháu? - Câu dùng để hỏi điều chưa biết. - Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi Câu kể + Cô giáo phàn nàn với mẹ của một HS: - Cháu nhà chị hôm nay cóp bài kiểm tra của bạn. + Thưa chị bài của cháu và bạn ngồi cạnh cháu có những lỗi giống hệt nhau + Bà mẹ thắc mắc: + Bạn cháu trả lời: + Em không biết+ Còn cháu thì viết:+ Em cũng không biết - Câu dùng để kể sự việc - Cuối câu có dấu chấm hoặc dấu hai chấm Câu cảm + Thế thì đáng buồn cười quá! + Không đâu! - Câu bộc lộ cảm xúc - có các từ quá, đâu - Cuối câu có dấu chấm than Câu khiến + Em hãy cho biết đại từ là gì? - Câu nêu yêu cầu, đề nghị.Trong câu có từ hãy Bài 2: Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu + Có những kiểu câu kể nào? Chủ ngữ, vị ngữ trong câu kiểu đó trả lời câu hỏi nào? - Yêu cầu HS tự làm bài tập - Gọi HS lên chia sẻ - GV nhận xét kết luận - HS nêu - HS lần lượt trả lời: Ai làm gì? Ai là gì? Ai thế nào? - HS làm bài - Vài HS lên chia sẻ 3. Vận dụng, trải nghiệm - Nhận xét tiết học - Cho HS đặt câu kể theo các mẫu câu: Ai là gì ? Ai làm gì ? Ai thế nào? - HS nghe - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( nếu có ) .. TUẦN 18 LUYỆN TỪ VÀ CÂU Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Lập được bảng thống kê các bài tập đọc trong chủ điểm Vì hạnh phúc con người theo yêu cầu cảu BT2 . - Biết trình bày cảm nhận về cái hay của một số câu thơ theo yêu cầu của BT3. -Hình thành phẩm chất: Biết giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: + Phiếu viết tên các bài tập đọc, học thuộc lòng đã học + Bảng nhóm kẻ theo mẫu SGK - HS: Đọc trước bài, SGK III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS hát - GV nêu mục đích yêu cầu tiết học. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe - HS ghi vở 2. Kiểm tra đọc - Tổ chức cho HS lên bốc thăm bài tập đọc hoặc học thuộc lòng. - Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi nội dung bài theo yêu cầu trong phiếu. - GV đánh giá + HS lên bốc thăm bài đọc. + HS đọc và trả lời câu hỏi theo phiếu trước lớp. 3. Luyện tập, thực hành: Bài 2: HĐ Nhóm - HS đọc yêu cầu : - Cho HS lập bảng: + Thống kê các bài tập đọc như thế nào? + Cần lập bảng gồm mấy cột? +Cần lập bảng gồm mấy dòng ngang... - Tổ chức cho học sinh làm bài theo nhóm STT Tên bài Tác giả Thể loại 1 Chuỗi ngọc lam ... 2 ... - Đại diện các nhóm trình bày và tranh luận với các nhóm khác. + GV theo dõi, nhận xét và đánh giá kết luận chung. Bài 3: HĐ nhóm - Gọi học sinh nêu tên hai bài thơ đã học thuộc lòng thuộc chủ điểm - Gọi học sinh đọc thuộc lòng bài thơ và nêu những câu thơ em thích. - Cho HS thảo luận nhóm + T
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_5_luyen_tu_va_cau_chuong_trinh_ca_nam_nam.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.doc
- Tuần 4.doc
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.doc
- Tuần 10.doc
- Tuần 11.doc
- Tuần 12.doc
- Tuần 13.doc
- Tuần 14.doc
- Tuần 15.doc
- Tuần 16.doc
- Tuần 17.doc
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.doc
- Tuần 23.doc
- Tuần 24.doc
- Tuần 25.doc
- Tuần 26.doc
- Tuần 27.docx
- Tuần 28.doc
- Tuần 29.doc
- Tuần 30.doc
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.doc
- Tuần 33.doc
- Tuần 34.doc
- Tuần 35.doc