Giáo án Tiếng Việt 5 (Kể chuyện) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu
1- Khởi động. Giới thiệu bài. 2. GV kể chuyện: - Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó trong chuyện. - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh. |
3. Luyện tập, thực hành. -Hướng dẫn học sinh kể chuyện. -trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tìm 1-2 câu thuyết minh cho tranh? - Yêu cầu học sinh kể chuyện. |
- Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện. - Giáo viên đánh giá - khen ngợi. - Vì sao người cai ngục lại gọi anh là "ông nhỏ"? - Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? 4- Vận dụng, trải nghiệm: - Gọi 1 HS kể lại toàn truyện . - Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ? - Noi gương anh LTT các em cần phải làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . |
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tiếng Việt 5 (Kể chuyện) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tiếng Việt 5 (Kể chuyện) - Chương trình cả năm - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Minh Châu
TUẦN 1 KỂ CHUYỆN Tiết 1: Lý Tự Trọng I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT : 1. Năng lực: - Hiểu ý nghĩa chuyện "Ca ngợi Lý Tự Trọng yêu nước, dũng cảm, hiên ngang trước kẻ thù. - Kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. - HS vận dụng rèn luyện bản thân trở thành người mạnh dạn tự tin, yêu nước. 2.Phẩm chất: Tự hào về anh hùng dân tộc Lý Tự Trọng. II- ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC: - GV: Tranh minh họa câu chuyện trong SGK. - HS: SGK. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC : Hoạt động dạy Hoạt động học 1- Khởi động. Giới thiệu bài. 2.GV kể chuyện: - Giáo viên kể chuyện lần 1 kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó trong chuyện. - GV kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh. - Học sinh lắng nghe. - HS nghe, theo dõi. 3. Luyện tập, thực hành. -Hướng dẫn học sinh kể chuyện. -trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Tìm 1-2 câu thuyết minh cho tranh? - Yêu cầu học sinh kể chuyện. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1. - Học sinh trả lời. - Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2. - Học sinh tập kể chuyện. - Kể nối tiếp đoạn trước lớp. - Kể toàn truyện trước lớp. - Tổ chức cho học sinh thi kể chuyện. - Giáo viên đánh giá - khen ngợi. - Vì sao người cai ngục lại gọi anh là "ông nhỏ"? - Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? 4- Vận dụng, trải nghiệm: - Gọi 1 HS kể lại toàn truyện . - Câu chuyện giúp em hiểu gì về con người VN ? - Noi gương anh LTT các em cần phải làm gì? - Nhận xét giờ học. - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe . - 3 học sinh thi kể trước lớp. - Lớp bình xét chọn bạn kể hay nhất. - Họ khâm phục anh vì tuổi nhỏ nhưng chí lớn, dũng cảm, thông minh. - Ca ngợi anh Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm. - Con người Việt Nam yêu nước, dũng cảm.... - HS trả lời, liên hệ thực tế .. Chuẩn bị :Kể chuyện đã nghe, đã đọc . IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG TUẦN 2 KỂ CHUYỆN Tiết 2: Kể chuyện đã nghe đã đọc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Một truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng đủ ý. - HS vận dụng được nội dung, ý nghĩa của câu truyện vào cuộc số 2.phẩm chất: HS yêu thích các câu chuyện về các anh hùng, danh nhân của nước ta. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC + GV: SGK, Tranh minh họa. + HS: SGK, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. khởi động : Cho HS tổ chức thi kể câu chuyện Lý Tự Trọng. Nêu ý nghĩa câu chuyện. b. Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá. * Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học: - Gọi HS đọc đề bài - Đề bài yêu cầu làm gì? - GV gạch chân những từ đã nghe, đã đọc, danh nhân, anh hùng, nước ta. - GV giải nghĩa từ danh nhân - Cho HS đọc gợi ý SGK - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS nối tiếp nêu những câu chuyện sẽ kể - HS đọc đề bài - HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện: - Y/c HS luyện kể - Thi kể trước lớp - Cho HS bình chọn người kể hay nhất - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Nhận xét. - HS luyện kể - Thi kể chuyện trước lớp - Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất, bạn có câu chuyện hay nhất. - Trao đổi và nói ý nghĩa câu chuyện. 3. Vận dụng, trải nghiệm - Em học tập được điều gì từ nhân vật trong câu chuyện em vừa kể ? - HS nêu - Về nhà kể lại chuyện cho bố mẹ nghe lại câu chuyện của em vừa kể. IV. ĐIỀU CHỈNH BỔ SUNG ( nếu có ). ................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 3 KỂ CHUYỆN Tiết 3: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực - Biết kể một câu chuyện đã chứng kién hoặc tham gia để góp phần xây dựng quê hương đất nước . - Biết cách kể chuyện có đủ các phần , rõ ràng , hấp dẫn người nghe -HS vận dụng kể chuyện trước lớp. 2. Phẩm chất : Yêu quê hương , đất nước , biết thể hiện tình yêu bằng việc làm cụ thể , yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:- SGK 2. Học sinh:- SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Cho HS thi kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đã học về các vị anh hùng, danh nhân - Nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS kể lại một câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về các anh hùng, danh nhân - HS bình chọn bạn kể hay nhất. - HS ghi vở 2. Khám phá. (tìm hiểu, lựa chọn chuyện) - Gọi HS đọc đề bài - Gạch chân từ quan trọng - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK - Gọi HS nêu đề tài mình chọn - Y/c HS viết ra nháp dàn ý - Kể chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc - 1 HS đọc đề bài - 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý ở SGK - Một số HS giới thiệu đề tài mình chọn 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện: - Tổ chức cho HS thi kể - Nêu suy nghĩ của bản thân về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức bình chọn HS kể hay nhất - Tuyên dương - HS viết ra giấy nháp dàn ý - HS kể theo cặp - Thi kể trước lớp - Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện hỏi bạn hoặc trả...- Ý nghĩa câu chuyện ? - HS nêu. - HS nêu. - Về nhà kể cho người thân nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________ TUẦN 6 KỂ CHUYỆN Tiết 6: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Biết kể một câu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước hoặc nói về một nước được biết qua truyền hình, phim ảnh. - Biết cách kể chuyện có đủ các phần, rõ ràng, hấp dẫn người nghe -HS vận dụng kể chuyện trước lớp. * Phẩm chất: Yêu quê hương, đất nước, biết thể hiện tình yêu bằng việc làm cụ thể, yêu thích môn học. * THQPAN: Trong công cuộc đổi mới hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến việc thực hiện chính sách đối ngoại với các nước trong khu vực và trên thế giới.Đây là những cơ hội, đồng thời cũng là những thách thức đối với Việt Nam. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:- SGK 2. Học sinh:- SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. HĐ khởi động: - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể lại câu chuyện - Lắng nghe - HS ghi vở 2. Khám phá. (tìm hiểu, lựa chọn chuyện) - Gọi HS đọc đề - GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. Đề bài:Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước. - Nói về một nước mà em được biết qua truyền hình, phim ảnh, ... - GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK - 1 HS đọc đề bài - 3 HS nối tiếp đọc gợi ý ở SGK - Một số HS giới thiệu câu chuyện mình chọn 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện: - Tổ chức cho HS thi kể - Nêu suy nghĩ của bản thân về nội dung, ý nghĩa câu chuyện - Tổ chức bình chọn HS kể hay nhất - Tuyên dương - HS kể theo cặp- Thi kể trước lớp - Mỗi em kể xong tự nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện hỏi bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hay nhất. 4. Vận dụng, trải nghiệm. - Em hãy nêu suy nghĩ của bản thân khi nghe câu chuyện trên? - HS nêu. - Về nhà kể cho người thân nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY (nếu có) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _________________________________ TUẦN 7 KỂ CHUYỆN Tiết 7:Cây cỏ nước Nam (THBVMT) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện . - Dựa vào tranh minh hoạ ( SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể toàn bộ câu chuyện. -Vận dụng vào cuộc sống: Nghe kể và biết kể lại câu chuyện, biết bảo vệ thiên nhiên * Phẩm chất: HS yêu quý và biết bảo vệ thiên nhiên. * THBVMT: Phải bảo vệ môi trường như là bảo vệ cuộc sống của mình. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên:- SGK, tranh trong SGK 2. Học sinh:- SGK, vở ghi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS lên thi kể lại câu chuyện tuần trước - Nhận xét. - Giới thiệu bài - HS thi kể lại câu chuyện tuần trước - HS lắng nghe - HS ghi vở 2. Khám phá : - Giáo viên kể lần 1: Chậm, từ tốn. + GV hướng dẫn HS giải nghĩa 1 số từ chú giải. - Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ - HS lắng nghe - HS lắng nghe. 3. Luyện tập - thực hành kể chuyện: - Cho3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập + Nội dung tranh 1: + Nội dung tranh 2: + Nội dung tranh 3: + Nội dung tranh 4: + Nội dung tranh 5: + Nội dung tranh 6: - Yêu cầu HS kể - Thi kể theo tranh - Thi kể trước lớp - 3 học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2, 3 SGK + Tuệ Tĩnh giản giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. + Quân dân nhà Trần, tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên. + Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta. + Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu. + Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. + Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. - Học sinh kể - Thi kể chuyện trước lớp theo tranh. - Thi kể toàn bộ câu chuyện. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Cho HS tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét. - HS nêu ý nghĩa câu chuyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết ...................................................................................................................................................................................................... TUẦN 10 KỂ CHUYỆN Tiết 10: Ôn tập giữa học kỳ I ( tiết 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1).Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. - HS vận dụng để sử dụng các từ ngữ phù hợp với hòan cảnh giao tiếp. * Phẩm chất: Giáo dục lòng say mê học tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, bảng phụ. - HS : SGK, vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Bắn tên" với các câu hỏi: - Thế nào là danh từ ? Cho VD ? - Thế nào là động từ ? Cho VD ? - Thế nào là tính từ ? Cho VD ? - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi - HS nghe - HS ghi vở 2 Luyện tập, thực hành. Bài tập 1: HĐ cá nhân - HS đọc yêu cầu - Bài yêu cầu lập bảng từ ngữ về các chủ điểm nào? Thuộc các từ loại nào? - Yêu cầu HS làm bài cá nhân. - GV -- -Nhận xét chữa bài, - Đặt câu với một số từ ngữ, giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ ? - GV nhận xét chung. Bài tập 2: HĐ cá nhân - Gọi HS đọc yêu cầu. - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? - Trình bày kết quả. - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét chữa bài - HS lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau. - Chủ điểm : Việt Nam Tổ quốc em ; Cánh chim hoà bình ; Con người với thiên nhiên - HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu và làm bài. - HS nối tiếp nhau đặt câu - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau. - HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung. - HS điền vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 3.Vận dụng, trải nghiệm - Hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì ? - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ TUẦN 11 KỂ CHUYỆN Tiết 11: Người đi săn và con nai (THBVMT) I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT - HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh minh hoạ và lời gợi ý, tưởng tượng và nêu được kết thúc câu chuyện một cách hợp lí (BT2) . - Phát triển năng lực bảo vệ các các loài động vật . - Hình thành ý thức bảo vệ môi trường. Tuyên truyền để mọi người cùng bảo vệ các động vật và môi trường thiên nhiên . * GDBVMT: GD ý thức bảo vệ môi trường, không săn bắt các loài động vật, góp phần bảo vệ giữ gìn vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Tranh minh hoạ trong SGK. - HS: SGK, vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - Thi kể chuyện một lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương. - Giáo viên nhận xét chung. - Giới thiệu bài - Ghi đầu bài lên bảng. - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá *GV kể chuyện. ( 2 lần ) - Giáo viên kể 4 đoạn ứng với 4 tranh minh hoạ trong SGK - GV kể lần 1: Chậm, từ tốn. + HD giải nghĩa 1 số từ chú giải. - Gv kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ. - GV hướng dẫn kể: Giọng chậm rãi, diễn tả rõ lời nói của từng nhân vật, bộc lộ cảm xúc ở những đoạn tả cảnh thiên nhiên, tả vẻ đẹp của con nai, tâm trạng người đi săn. - HS theo dõi - HS nghe 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện. a. Kể từng đoạn câu chuyện. - Cho3 HS nối tiếp nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3 của bài tập Nội dung tranh : +tranh 1 + tranh 2 + tranh 3 + tranh 4 -Nhận xét. *Yêu cầu HS kể - Thi kể theo tranh, * Đoán xem câu chuyện kết thúc như thế nào và kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán - Tổ chức cho HS đoán thử: - Thấy con nai đẹp quá, người đi săn có bắn nó không? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? - Tổ chức cho HS kể cá nhân. -HS nêu nội dung từng tranh -Nhận xét - HS kể nối tiếp theo 4 tranh - Kể trước lớp. - HS trả lời phỏng đoán - Kể trước lớp. b. Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: * Kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Yêu cầu HS kể lại toàn bộ câu chuyện. - Ý nghĩa câu chuyện? - 2 học sinh kể toàn câu chuyện. - Học sinh suy nghĩ và trả lời. - Hãy yêu quí và bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ các loài vật quý, Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên. 4. Vận dụng, trải nghiệm. - Về nhà kể lại câu chuyện “Người đi săn và con nai” cho mọi người nghe - HS nghe và thực hiện - Em sẽ làm gì để bảo vệ các loài thú hoang dã ? - HS nêu IV. ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________ TUẦN 14 KỂ CHUYỆN Tiết 14: Pa-xtơ và em bé I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, kể lại được từng đoạn ,kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện. Biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện . - HS biết yêu thương tôn trọng tính mạng con người. -Yêu quý, tôn trọng tính mạng của con người. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Tranh minh hoạ trong SGK phóng to. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động: - Cho HS thi kể lại một việc làm tốt hoặc một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường mà em đã làm hoặc chứng kiến. - Nhận xét. - Giới thiệu bài - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá. *HĐ nghe kể . - Giáo viên kể lần 1. - GV viết lên bảng các tên riêng từ mượn nước ngoài, ngày tháng đáng nhớ; Lu-i-Pa-xtơ, cậu bé Giơ-dép thuốc vắc- xin, 6/7/1885 (ngày Giơ- dép được đưa đến viện gặp bác sĩ Pa-xtơ), 7/7/1885 (ngày những giọt vắc- xin chống bệnh dại đầu tiên được thử nghiệm trên cơ thể con người) - GV giới thiệu ảnh Pa-xtơ (1822 - 1895) - Giáo viên kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ SGK. - Giáo viên kể lần 3(nếu cần) - HS nghe - HS theo dõi - HS nghe và quan sát - HS nghe - HS nghe 3.Luyện tập, thực hành kể chuyện. a. HS kể chuyện. - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập - GV nhắc HS kết hợp kể chuyện với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS kể theo cặp - Thi kể trước lớp - GV nhận xét - GV và HS bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn hiểu câu chuyện nhất. - 1 Học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập. - HS nghe - Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo nhóm đôi. Sau đó kể lại toàn bộ câu chuyện, cùng trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh thi kể trước lớp từng đoạn câu chuyện theo tranh - 2 HS kể toàn bộ câu chuyện) . - Lớp nhận xét - HS nghe - Hs bình chọn b..Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - GV hỏi để giúp HS hiểu ý nghĩa truyện: + Vì sao Pa-xtơ phải suy nghĩ day dứt rất nhiều trước khi tiêm vắc xin cho Giô-dép? + Câu chuyện muốn nói điều gì? - GV: Để cứu em bé bị chó dại cắn Pa - xtơ đã đi đến một quyết định táo bạo: Dùng thuốc chống bệnh dại mới thí nghiệm ở động vật để tiêm cho em bé. Ông đã thực hiện việc này một cách thận trọng, tỉnh táo, có tính toán, cân nhắc ông đã dồn tất cả tâm trí và sức lực để theo dõi tiến triển của quá trình điều trị. - Nhận xét, khen HS kể tốt, nói đúng ý nghĩa truyện. - HS nêu ý kiến. + Pa-xtơ muốn em bé khỏi bệnh nhưng không dám lấy em làm vật thí nghiệm vì loại vắc xin này chưa thử nghiệm trên cơ thể người. + Ca ngợi tấm lòng nhân hậu, yêu thương con người hết mực của bác sĩ Pa-xtơ. - HS nghe 4.Vận dụng, trải nghiệm - Chi tiết nào trong truyện làm em nhớ nhất ? - HS nêu - Dặn HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - HS nghe và thực hiện IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: .................................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________________________ ________ TUẦN 15 KỂ CHUYỆN Tiết 15: Kể chuyện đã nghe đã đọc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Học sinh kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân theo gợi ý của SGK. HS khá kể được câu chuyện ngoài SGK . - HS vận dụng trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện, biết nghe và nhận xét lời kể của bạn . -Giáo dục tinh thần quan tâm đến nhân dân của Bác. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Một số truyện có nội dung nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo,lạc hậu,vì hạnh phúc của nhân dân. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Khởi động - Cho HS thi kể lại một đoạn câu chuyện “Pa-xtơ và em bé”. - GV nhận xét, tuyên dương. - Giới thiệu bài- ghi bài - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2.Khám phá * Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu đề. - Gọi HS đọc đề bài - Đề yêu cầu làm gì? - Yêu cầu HS đọc gợi ý SGK - Giới thiệu câu chuyện mình chọn? Đó là truyện gì? Em đọc truyện đó trong sách, báo nào? Hoặc em nghe truyện ấy ở đâu? - HS đọc đề Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại cái đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân. - HS tiếp nối nhau đọc gợi ý SGK - HS tiếp nối nhau giới thiệu 3.Luyện tập, thực hành - Y/c HS luyện kể theo nhóm đôi - Thi kể trước lớp - Cho HS bì...ếu có ) ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................______________________________________________ TUẦN 18 KỂ CHUYỆN Tiết 18: Kiểm tra cuối học kì I (Đọc hiểu – Luyện từ và câu) (Đề do tổ chuyên môn và nhà trường thống nhất) ______________________________________ TUẦN 19 KỂ CHUYỆN Tiết 19: Chiếc đồng hồ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -HS biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện . - Kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh minh họa trong SGK; kể đúng và đầy đủ nội dung câu chuyện. - HS hiểu được mỗi người lao động trong xã hội đều gắn bó với một công việc, công việc nào cũng quan trọng cũng đáng quý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, bảng phụ,tranh minh họa. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Khởi động - Cho HS hát - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS thực hiện. - HS ghi vở Khám phá Giáo viên kể chuyện “Chiếc đồng hồ” - Giáo viên kể lần 1. - Giáo viên kể lần 2 + Kết hợp tranh minh hoạ. - Giáo viên kể lần 3 (nếu cần) + Giáo viên giải nghĩa từ: Tiếp quản, đồng hồ quả quýt. - Học sinh nghe. - Học sinh nghe. + Tiếp quản: thu nhận và quản lí những thứ đối phương giao lại. + Đồng hồ quả quýt: đồng hồ bỏ túi nhỏ, hình tròn, to hơn đồng hồ bình thường. 3. Luyện tập thực hành kể chuyện Hướng dẫn học sinh kể chuyện. a) Kể theo cặp. - Yêu cầu HS nêu nội dung chính của từng tranh. - Yêu cầu từng HS kể từng đoạn trong nhóm theo tranh. b) Thi kể trước lớp. - Học sinh thi kể từng đoạn trước lớp - Kể toàn bộ câu chuyện - Yêu cầu HS nhận xét, tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu câu chuyện nhất. - Cho HS trao đổi với nhau để tìm ý nghĩa của câu chuyện. - Cho HS chia sẻ trước lớp - GV nhận xét, kết luận - HS nêu - HS kể theo cặp - 4 HS tiếp nối nhau kể từng đoạn - 1 đến 2 học sinh kể toàn bộ câu chuyện. - HS nhận xét - HS trao đổi cặp đôi tìm ý nghĩa câu chuyện. - HS chia sẻ trước lớp - Ý nghĩa: Qua câu chuyện Chiếc đồng hồ, Bác Hồ muốn khuyên cán bộ: Nhiệm vụ nào của cách mạng cũng cần thiết, quan trọng, do đó cần làm tốt việc được phân công, không nên suy bì, chỉ nghĩ đến việc riêng của mình. 4.Vận dụng, trải nghiệm - GDHS:Trong xã hội mỗi người 1 công việc, cần làm tốt công việc phân công, không phân bì, không chỉ nghĩ cho riêng mình. - HS về kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe - HS nghe và thực hiện IV: ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY NẾU CÓ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________ TUẦN 20 KỂ CHUYỆN Tiết 20: Kể chuyện đã nghe, đã đọc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -HS biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - HS kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. - HS biết tôn trọng những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, bảng phụ, một số sách báo, truyện đọc, viết về các tấm gương sống làm vịệc theo pháp luật theo nếp sống văn minh. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết, các câu chuyện,... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS thi kể lại câu chuyện “Chiếc đồng hồ” và nêu ý nghĩa câu chuyện. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS kể - HS nghe - HS ghi vở 2. Khám phá - Giáo viên chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu làm gì? -Thế nào là sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh? Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật , theo nếp sống văn minh. - HS nêu +Là người sống, làm việc theo đúng quy định của pháp luật, nhà nước. + Là người luôn đấu tranh chống các vi phạm pháp luật. 3. Luyện tập, thực hành - Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK. - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể. - Kể trong nhóm- GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS: +Giới thiệu tên câu chuyện. + Mình đọc, nghe truyện khi nào? + Nhân vật chính trong truyện là ai? + Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì? + Tại sao em lại chọn câu chuyện đó để kể? - Học sinh thi kể trước lớp - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý. - Học sinh nối tiếp nhau giới ...cặp và trao đổi với nhau về ý nghĩa câu chuyện. - Học sinh nối tiếp nhau thi kể từng đoạn câu chuyện. - 1, 2 học sinh nối tiếp nhau kể toàn bộ câu chuyện. 3.Vân dụng, trải nghiệm - Biện pháp ông Nguyễn Khoa Đăng dùng để tìm kẻ ăn cắp và trừng trị bọn cướp như thế nào? - HS nêu - Chia sẻ lại ý nghĩa câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ ) ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ________________________________________ TUẦN 23 KỂ CHUYỆN Tiết 23: Kể chuyện đã nghe đã đọc I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh; sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. -Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc. -Yêu thích kể chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, một số sách truyện, bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an,. .. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Khởi động - Cho HS thi kể lại truyện ông Nguyễn Đăng Khoa và nêu ý nghĩa câu chuyện? - Gv nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở 2.Khám phá - Giáo viên chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu làm gì? - Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK. - Bảo vệ trật tự, an ninh gồm những hoạt động gì? - Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh. - HS nêu - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý. + Đảm bảo trật tự, an ninh trong phố phường, lối xóm. + Đảm bảo trật tự giao thông trên các tuyến đường. + Phòng cháy, chữa cháy. + Bắt trộm, cướp, chống các hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội. + Điều tra xét xứ các vụ án. + Hoạt động tình báo trong lòng địch - Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình định kể trước lớp (nêu rõ câu chuyện đó nói về ai) 3.Luyện tập, thực hành kể chuyện: - Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS: + Giới thiệu tên câu chuyện. + Mình đọc, nghe truyện khi nào? + Nhân vật chính trong truyện là ai? + Nội dung chính mà câu chuyện đề cập đến là gì? + Tại sao em chọn câu chuyện đó để kể? - Học sinh thi kể trước lớp - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất ? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất ? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - HS kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. HS thi kể và trao đổi cùng bạn. - HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu. - Lớp bình chọn - HS nghe 3.Vận dụng, trải nghiệm - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. - HS nghe và thực hiện - Tìm thêm những câu chuyện có nội dung tương tự để đọc thêm - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY( NẾU CÓ ) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... TUẦN 24 KỂ CHUYỆN Tiết 24: Luyện tập kể chuyện đã nghe, đã đọc ( Giảm tải thay cho bài kể chuyện được chứng kiến, tham gia- tiếp tuần 23 ) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người bảo vệ trật tự, an ninh - Biết sắp xếp chi tiết tương đối hợp lí, kể rõ ý; biết và biết trao đổi về nội dung câu chuyện. 2. Phẩm chất: - HS tự tin, mạnh dạn. Yêu thích kể chuyện II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: SGK, một số sách truyện, bài báo viết về các chiến sĩ an ninh, công an,. .. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1.Khởi động - Cho HS thi kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS nghe - HS ghi vở Khám phá. - Giáo viên chép đề lên bảng - Đề bài yêu cầu làm gì? - Gọi học sinh đọc gợi ý trong SGK. - Bảo vệ trật tự, an ninh gồm những hoạt động gì ? - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình định kể. Đề bài: Kể một câu chuyện em đã nghe, hoặc đã đọc về những người đã góp sức bảo vệ trật tự an ninh. - HS nêu - Học sinh nối tiếp nhau đọc gợi ý. + Đảm bảo trật tự, an ninh trong phố phường, lối xóm. + Đảm bảo trật tự giao thông trên các tuyến đường. + Phòng cháy, chữa cháy. + Bắt trộm, cướp, chống các hành vi vi phạm, tệ nạn xã hội. + Điều tra xét xứ các vụ án. + Hoạt động tình báo trong lòng địch - HS giới thiệu câu chuyện ...ề bài Đề bài: Hãy kể lại một câu chuyện em đã nghe hoặc đã học nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam. - HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện: - Kể trong nhóm - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Gợi ý HS trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: +Chi tiết nào trong truyện làm bạn nhớ nhất? + Hành động nào của nhân vật làm bạn nhớ nhất? + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? + Bạn hiểu điều gì qua câu chuyện? - Học sinh thi kể trước lớp - GV tổ chức cho HS bình chọn. + Bạn có câu chuyện hay nhất? + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất? - Giáo viên nhận xét và đánh giá. - HS kể trong nhóm HS nêu - Học sinh thi kể trước lớp và trao đổi cùng bạn. - HS khác nhận xét bạn kể chuyện theo các tiêu chí đã nêu. - Lớp bình chọn 4. Vận dụng, trải nghiệm - Chia sẻ với mọi người về các tấm gương hiếu học mà em biết - HS nghe và thực hiện - Về nhà kể lại câu chuyện cho mọi người trong gia đình cùng nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ ) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... _____________________________________ TUẦN 27 KỂ CHUYỆN Tiết 27: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo. - Vận dụng trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện. - Giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo cho HS. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giáo viên: Sách, báo, Một số tranh ảnh về tình thầy trò. - Học sinh: Sách giáo khoa,vở viết... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động Giáo viên Hoạt động Học sinh 1. Khởi động - Cho HS chơi trò chơi "Hộp quà bí mật" Kể một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở Khám phá. Tìm hiểu, lựa chọn câu chuyện phù hợp với yêu cầu tiết học * Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài. - Giáo viên chép đề lên bảng. - Gọi HS đọc yêu cầu của đề. - Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề và gạch chân những từ ngữ quan trọng. - Gọi HS đọc gợi ý trong SGK - Yêu cầu HS giới thiệu câu chuyện mình kể. - 2 học sinh nối tiếp nhau đọc đề bài. Đề 1: Kể một câu chuyện mà em biết trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam. Đề 2: Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiện lòng biết ơn của em với thầy cô. - 5 học sinh nối tiếp nhau đọc - Học sinh nối tiếp nhau giới thiệu câu chuyện mình chọn. 3. thực hành kể chuyện:(23 phút) *Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Kể chuyện theo nhóm. - GV đi giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn bằng các câu hỏi gợi ý. - Thi kể chuyện trước lớp. - Gọi HS nhận xét bạn kể chuyện - GV nhận xét đánh giá - Học sinh kể theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm. - Các nhóm cử đại diện thi kể, đối thoại về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất. 4. Vận dụng, trải nghiệm - Nhận xét tiết học. - Tìm đọc thêm các câu chuyện khác có nội dung nêu trên - HS nghe - HS nghe và thực hiện - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - HS nghe và thực hiện IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY ( NẾU CÓ ) ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ______________________________________________ TUẦN 28 KỂ CHUYỆN Tiết 28: Kiểm tra định kỳ (Đọc hiểu - LTVC) Đề nhà trường thống nhất ______________________________________ TUẦN 29 KỂ CHUYỆN Tiết 29: Lớp trưởng lớp tôi I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - HS vận dụng kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vật. - Giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu quý bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: GV: Tranh minh họa HS: sách vở, đồ dùng học tập III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Khởi động - Cho HS hát - Giới thiệu bài - HS hát - HS ghi vở 2.Khám phá * Nghe kể chuyện - Giáo viên kể chuyện (2 hoặc 3 lần). + Giáo viên kể lần 1. - Sau lần kể 1. + GVgiới thiệu tên các nhân vật trong câu chuyện giải nghĩa một số từ khó Cũng có thể vừa kể lần 2 vừa kết hợp giải nghĩa từ. + Giáo viên kể lần 2 vừa kể vừa chỉ vào tranh minh ho...ề bài của tiết kể chuyện, các gợi ý 3,4. - HS : Các câu chuyện đã chuẩn bị III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS thi kể lại câu chuyện em đã nghe về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS lên bảng kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đọc về một phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài. + HS khác nhận xét. - HS ghi vở 2.Khám phá - Gọi HS đọc đề - GV gạch chân những từ trọng tâm ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh. - GV nhắc HS một số câu chuyện các em đã học về đề tài này và khuyến khích HS tìm những câu chuyện ngoài SGK - Gọi HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể - Kể về một việc làm tốt của bạn em. - 4 HS tiếp nối nhau đọc - HS nêu - HS nối tiếp nhau nói nhân vật và việc làm tốt của nhân vật trong câu chuyện của mình 3. Luyện tập, thực hành kể chuyện: - HS kể theo nhóm - Thi kể chuyện trước lớp - Cả lớp theo dõi, nhận xét - Bình chọn câu chuyện hay nhất, người kể chuyện hay nhất. -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về việc làm tốt của nhân vật trong truyện, về nội dung ý nghĩa câu chuyện. Theo câu hỏi gợi ý * Câu hỏi gợi ý + Bạn có suy nghĩ gì khi chứng kiến việc làm đó? + Việc làm của bạn ấy có gì đáng khâm phục? + Tính cách của bạn ấy có gì đáng yêu? + Nếu là bạn bạn sẽ làm gì khi đó? - Đại diện nhóm kể. - 5 đến 7 HS thi kể và trao đổi với các bạn về việc làm tốt của bạn. - HS cả lớp theo dõi, bình chọn 4. Vận dụng, trải nghiệm - Qua bài học, em biết được điều gì? - GV nhận xét tiết học. Khen ngợi những HS học tốt, học tiến bộ. - Chuẩn bị tiết sau - HS nghe - HS nghe và thực hiện IV.ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY:(Nếu có) ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................________________________________________ TUẦN 32 KỂ CHUYỆN Tiết 31: Nhà vô địch I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Kể lại được từng đoạn câu chuyện bằng lời người kể và bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện bằng lời nhân vật Tôm Chíp. - Biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Tôn trọng và yêu quý bạn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Tranh minh hoạ chuyện trong SGK. - HS : Chuẩn bị câu chuyện III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động - Cho HS thi kể chuyện về một ban nam hoặc một bạn nữ được mọi người yêu quý. - GV nhận xét, đánh giá - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi kể - HS ghe - HS ghi vở 2. Khám phá a. HĐ nghe kể - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ - GV kể lần 1, yêu cầu HS nghe và ghi lại tên các nhân vật trong truyện. - GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ vào tranh minh họa. + Nêu nội dung chính của mỗi tranh? 3. Luyện tâp, thực hành a. Kể trong nhóm - GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm 4, 5 HS). * Thi kể trước lớp - Gọi HS thi kể nối tiếp - Gọi HS kể toàn bộ truyện. + Chi tiết nào của chuyện khiến em thích nhất. Giải thích vì sao em thích ? + Nêu nguyên nhân dẫn đến thành tích bất ngờ của Tôm Chíp - HS quan sát tranh - Các nhân vật: Hà, Hưng Tồ, Dũng Béo, Tuấn Sứt, Tôm Chíp. - HS lần lượt nêu nội dung từng tranh. Tranh 2 : Các bạn đang thi nhảy xa . Tranh 2 : Tôm Chíp rụt rè , bối rối khi đứng vào vị trí. Tranh 3 : Tôm chíp lao đến rất nhanh để cứu em bé sắp rơi xuống nước . Tranh 4 : Các bạn thán phục gọi Tôm chíp là “nhà vô địch”. - Làm việc nhóm. - Mỗi HS trong nhóm kể từng đoạn chuyện, tiếp nối nhau kể hết chuyện dựa theo lời kể của thầy (cô) và tranh minh hoạ. - Một vài HS nhận vai mình là Tôm Chíp, kể toàn bộ câu chuyện. HS trong nhóm giúp bạn sửa lỗi. - 2 nhóm HS mỗi nhóm 4 em thi kể. Mỗi HS kể nội dung một tranh. - 2 HS kể. Lớp theo dõi nhận xét. - Tình huống bất ngờ sảy ra khiến Tôm Chíp mất đi tính rụt rè thường ngày, phản ứng rất nhanh, thông minh b. HĐ tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện: - Nêu ý nghĩa câu chuyện? - Khen ngợi Tôm Chíp dũng cảm, quên mình cứu người bị nạn; trong tình huống nguy hiểm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý. 4. Vận dụng - GV chốt lại ý nghĩa của câu chuyện - HS nghe - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân; đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC đã nghe, đã đọc tuần 33 để tìm được câu chuyện nói về việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em; hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội. - HS nghe - HS nghe và thực hiện IV.ĐIỀU CHỈNH - BỔ SUNG: ......................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_tieng_viet_5_ke_chuyen_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_2.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3.doc
- Tuần 4.doc
- Tuần 5.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7.docx
- Tuần 8.docx
- Tuần 9.doc
- Tuần 10.doc
- Tuần 11.doc
- Tuần 12.doc
- Tuần 13.doc
- Tuần 14.doc
- Tuần 15.doc
- Tuần 16.doc
- Tuần 17.doc
- Tuần 18.docx
- Tuần 19.docx
- Tuần 20.docx
- Tuần 21.docx
- Tuần 22.doc
- Tuần 23.doc
- Tuần 24.doc
- Tuần 25.doc
- Tuần 26.doc
- Tuần 27.doc
- Tuần 28.doc
- Tuần 29.doc
- Tuần 30.doc
- Tuần 31.docx
- Tuần 32.doc
- Tuần 33.doc
- Tuần 34.doc
- Tuần 35.doc