Giáo án Tập đọc 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn.
- Thuộc lòng đoạn Sau 80 năm…công học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK).
- Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- Yêu quý Bác Hồ.
- Năng lực:
+Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
+Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
- Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng dạy học
- GV: + Tranh minh hoạ (SGK)
+ Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc
- Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết...
2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Tập đọc 5 - Học kì 1 - Năm học 2022-2023 - Trường Tiểu học Vật Lại
TUẦN 1 Thứ hai ngày 5 Tháng 9 năm 2022 Tập đọc THƯ GỬI CÁC HỌC SINH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu các từ ngữ trong bài. - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). - Đọc đúng, đọc trôi chảy; biết nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ. - Học sinh đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. - Yêu quý Bác Hồ. - Năng lực: +Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. +Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Biết ơn, kính trọng Bác Hồ, quyết tâm học tốt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng dạy học - GV: + Tranh minh hoạ (SGK) + Bảng phụ viết đoạn thư HS học thuộc - Học sinh: Sách giáo khoa, vở viết... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS hát bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS ghi vở 2. Hoạt động luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài - Giao nhiệm vụ cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm luyện đọc các từ khó và tìm hiểu nghĩa của các từ chú giải sau đó báo cáo với giáo viên. - GV nhận xét, đánh giá - 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, vừa đủ nghe thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi VN. - 1HS đọc toàn bài. - HS đọc nối tiếp đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó trong nhóm - HS đọc nối tiếp đoạn lần 2 + giải nghĩa từ khó SGK trong nhóm - HS nghe - HS đọc - HS nghe 3. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: - Hiểu ND bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. * Cách tiến hành:HĐ nhóm 4 - GV giao nhiệm vụ: Đọc nội dung bài rồi trả lời các câu hỏi trong SGK sau đó báo cáo, chia sẻ trước lớp: + Ngày khai trường tháng 8 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày Khai trường khác? + Nêu ý 1 ? + Sau CM-8 nhiệm vụ của toàn dân là gì? + HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước? +Nêu ý 2: + Nêu ý chính của bài ? - GVKL: Bác Hồ khuyên HS chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. - HS nghe và thực hiện nhiệm vụ - Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VN dân chủ cộng hòa sau 80 năm bị TDP đô hộ. Từ đây các em được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN - Nét khác biệt của ngày khai giảng tháng 9- 1945 với các ngày khai giảng trước đó. -XD lại cơ đồ mà Tổ tiên đã để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu -Siêng năng học tập, ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên XD đất nước. - Nhiệm vụ của toàn dân tộc trong công cuộc kiến thiết đất nước - HS nêu *Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn - Thuộc lòng đoạn Sau 80 nămcông học tập của các em (trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK). * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài và nêu giọng đọc của bài. - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm - Luyện đọc theo cặp - Thi đọc diễn cảm - Cho HS luyện học thuộc lòng - Thi học thuộc lòng - 1 HS đọc toàn bài nêu giọng đọc của bài. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn Sau 80 năm giời...rất nhiều - HS luyện đọc nhóm đôi. - HS thi đọc diễn cảm. - HS luyện đọc thuộc lòng - HS thi đọc thuộc lòng. 4. Hoạt động vận dụng: (4phút) - Em biết gì về cuộc đời và sự nhiệp của Bác Hồ ? -HS nêu - Sưu tầm các bài hát, bài thơ ca ngợi Bác Hồ. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày 7 tháng 9 năm 2022 Tập đọc QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp ( Trả lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong sgk). - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của cảnh vật. - Riêng học sinh HTT đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ ngữ chỉ màu vàng. - Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục Hs bảo vệ môi trường, yêu đất nước, yêu quê hương. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ SGK Sưu tầm thêm về tranh quê hương - HS: Vở, SGK,... 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng đoạn văn trong “Thư gửi các HS” và TLCH trong SGK. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc - HS nghe, ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng...em hiểu điều gì về truyền thống văn hóa VN? - Nêu ý chính đoạn 2 - Nêu ý chính của bài. - HS thực hiện yêu cầu. Nhóm trưởng điều khiển. + Từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Các triều vua VN đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ. - VN có truyền thống khoa cử lâu đời - Nhóm trưởng điều khiển. + Triều đại Lê: 104 khoa + Triều đại Lê: 1780 tiến sĩ. + VN là một đất nước có nền văn hiến lâu đời + Chứng tích về một nền văn hiến lâu đời ở VN - HS nêu ý chính của bài: VN có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời. 3. Luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Giúp HS đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê. * Cách tiến hành: - GV gọi HS đọc toàn bài - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm trong nhóm - Đọc theo cặp - Thi đọc - 1HS đọc toàn bài phát hiện giọng đọc của bài. - HS nối tiếp đọc đoạn phát hiện giọng đọc đoạn. - HS luyện đọc diễn cảm đoạn có bảng thống kê, chú ý ngắt nghỉ giữa các cụm từ Triều đại/ Lý / Số khoa thi /6/ Số tiến sĩ/ 11 / Số trạng nguyên / 0... - HS luyện đọc nhóm đôi - HS thi đọc diễn cảm. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3 phút) - Liên hệ thực tế: Để noi gương cha ông các em cần phải làm gì ? - HS trả lời - Nếu em được đi thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám, em thích nhất được thăm khu nào trong di tích này ? Vì sao ? - HS trả lời Thứ tư ngày 16 tháng 9 năm 2022 Tập đọc SẮC MÀU EM YÊU I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ :Tình yêu quê hương đất nướcvới những sắc màu, những con người và sự vật đáng yêu của bạn nhỏ.(Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc lòng những khổ thơ em thích). - Đọc diễn cảm bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tha thiết. HS(M3,4) học thuộc toàn bộ bài thơ. - Đọc đúng và trôi chảy được toàn bài, ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm ; biết đọc bài với giọng phù hợp. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước cho HS. * GDBVMT: Khai thác gián tiếp nội dung bài: Qua khổ thơ: Em yêu màu xanhNắng trời rực rỡ. Từ đó, giáo dục các em ý thức yêu quý những vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên đất nước: Trăm nghìn cảnh đẹp,...Sắc màu Việt Nam. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu mến màu sắc thân thuộc xung quanh; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, người thân, bàn bè. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS tổ chức thi đọc bằng trò chơi "Hộp quà bí mật" với nội dung là đọc 1 đoạn và TLCH trong bài Nghìn năm văn hiến. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới 2.1. Luyện đọc: (12phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài (Lưu ý tốc độ đọc của nhóm HS (M1,2)) * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài - Giao nhiệm vụ cho HS: + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 1. + Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm lần 2. - Đọc theo cặp - Gọi 1 HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu cả bài, giọng nhẹ nhàng, tình cảm,; trải dài tha thiết ở khổ thơ cuối. - HS M3,4 đọc bài - HS nối tiếp đọc lần 1, kết hợp luyện đọc những từ khó: lá cờ, nét mực, bát ngát... - HS nối tiếp đọc lần 2 , kết hợp giải nghĩa từ khó trong bài (chú giải). - HS luyện đọc theo cặp TUẦN 3 Thứ hai ngày 19 tháng 9 năm 2022 Tập đọc LÒNG DÂN (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3) - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. - Chú ý kiến thức về nhân vật trong văn bản kịch và lời thoại - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: Sách giáo khoa, tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa, bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: Sách giáo khoa 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm. - Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Cho học sinh tổ chức thi đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi ...g cháu kêu bằng ba, chú hổng phải tía. - Dì vờ hỏi chú cán bộ để giấy tờ chỗ nào, rồi nói tên, tuổi của chồng, tên bố chồng để chú cán bộ biết mà nói theo. - Vì vở kịch thể hiện tấm lòng của người dân với cách mạng. Người dân tin yêu cách mạng sẵn sàng xả thân bảo vệ cán bộ cách mạng trong lòng dân là chỗ dựa vững chắc nhất của cách mạng. - HS nghe. 3. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. *Cách tiến hành: - Giáo viên hướng dẫn 1 tốp học sinh đọc diễn cảm 1 đoạn kịch theo cách phân vai. - Giáo viên tổ chức cho từng tốp học sinh đọc phân vai. - Giáo viên và cả lớp nhận xét - HS thực hiện theo yêu cầu của GV - 2 cặp HS thi đọc . - HS nhận xét, bìn chọn 4. HĐ vậndụng, trải nghiệm: (4 phút) - Nhắc lại nội dung vở kịch. - HS nhắc lại - Sau bài học, em có cảm nghĩ gì về tình cảm của những người dân dành cho cách mạng ? - HS nêu TUẦN 4 Thứ hai ngày 26 tháng 9 năm 2022 Tập đọc NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. - Lồng ghép kiến thức về chủ đề, kết thúc câu chuyện, chuyện có thật và chuyện tưởng tượng, chi tiết, thời gian, địa điểm trong câu chuyện - Dạy lồng ghép trong phần vận dụng của bài đọc hiểu: hãy tưởng tượng em sang thăm nước Nhật và sẽ đến trước tượng đài Xa-xa-cô. Em muốn nói gì vưới Xa-xa-cô để tỏ tình đoàn kết của trẻ em khắp năm châu và khát vọng thế giới được cuộc sống hòa bình? Hãy ghi lại những điều em muốn nói. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục HS Yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, bảng phụ viết sẵn đoạn 3 cần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - HS: Đọc trước bài, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , thảo luận nhóm - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. HĐ mở đầu: (3 phút) - Cho học sinh thi đọc phân vai cả 2 phần vở kịch. - Giáo viên nhận xét, đánh giá. - Giới thiệu bài - Ghi bảng - 2 nhóm HS thi đọc bài và trả lời câu hỏi - HS nghe - HS ghi vở 2. HĐ hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (12 phút) *Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ - Rèn đọc đúng câu, từ, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. *Cách tiến hành: - Gọi HS đọc bài, chia đoạn - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm( nhóm trưởng điều khiển) - Yêu cầu học sinh đọc chú giải. - Yêu cầu HS đọc theo cặp. - Cho HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc mẫu - Học sinh( M3,4) đọc bài, chia đoạn: + Đ1: từ đầu...Nhật Bản. + Đ2: Tiếp đến .. nguyên tử + Đ3: tiếp đến ..644 con. + Đ4: còn lại. - HS nối tiếp đọc bài lần 1 kết hợp đọc từ khó trong nhóm - HS nối tiếp đọc bài lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó - 1 HS đọc - 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - Cả lớp theo dõi. - HS theo dõi 2.2. HĐ Tìm hiểu bài: (8 phút) *Mục tiêu: Hiểu ý chính bài văn tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) *Cách tiến hành: - Yêu cầu HS đọc câu hỏi, đọc lướt bài, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi, sau đó báo cáo giáo viên rồi chia sẻ trước lớp: + Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ khi nào? + Bạn hiểu phóng xạ là gì? + Bom nguyên tử là gì? + Cô bé kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào? + Các bạn nhỏ làm gì để tỏ nguyện vọng hoà bình? + Nội dung chính của bài là gì ? - GV nhận xét, KL: - Học sinh đọc thầm bài thảo luận nhóm 4 tìm câu trả lời. - Từ khi Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. - Học sinh nêu - Học sinh nêu - Ngày ngày gấp sếu vì em tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh. - Xa-da-cô chết, các bạn quyên tiền xây tượng đài nhớ các nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại; khắc chữ vào chân tượng đài: “Mong muốn cho thế giới này mãi mãi hoà bình”. - Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới. - HS nghe 3. HĐ Đọc diễn cảm: (8 phút) *Mục tiêu: - HS đọc đúng, ngắt nghỉ đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ cần thiết. - Bước đầu đọc diễn cảm được bài văn. *Cách tiến hành: - Cho HS đọc nối tiếp bài trong nhóm, tìm giọng đọc. - GV và HS nhận xét giọng đọc - GV treo bảng đoạn 3. - Giáo viên đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm. - GV nhận xét, tuyên dương HS đọc tốt. - Học sinh đọc nối tiếp bài (nhóm 4) - Lớp lắng nghe - Đoạn 1: đọc to rõ ràng; - Đoạn 2: trầm buồn. - Đoạn 3: thông cảm, chậm rãi, xúc động. - Đoạn 4: trầm, chạm rãi. - HS nhận xét - HS quan sát - Học sinh lắng nghe - Luyện đọc theo cặp - 3- 5...i ca về trái đất" và trả lời câu hỏi - GV đánh giá - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS đọc và trả lời câu hỏi - Lớp nhận xét - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (15 phút) * Mục tiêu:Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc toàn bài, chia đoạn - Yêu cầu HS đọc nối tiếp trong nhóm - Lưu ý ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay vừa to/vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay dầu mỡ của tôi lắc mạnh và nói. - Yêu cầu HS đọc chú thích. - Luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu toàn bài. + Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, đắm thắm + Đoạn đối thoại thân mật, hồ hởi. - 1 HS M3,4 đọc bài. - Nhóm trưởng điều khiển: + HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó. - HS đọc nối tiếp đoạn văn lần 2 kết hợp luyện đọc câu khó. - 1 học sinh đọc. - Học sinh luyện đọc theo cặp - 1 học sinh đọc toàn bài - Lớp theo dõi. 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (7 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung : Tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, đọc bài, trả lời câu hỏi sau đó chia sẻ trước lớp + Anh Thuỷ gặp anh A-lêch-xây ở đâu? + Dáng vẻ của A-lêch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý? + Dáng vẻ của A-lêch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ gì? + Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất? Vì sao? + Bài tập đọc nêu nên điều gì? - GVKL: - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận trả lời câu hỏi rồi chia sẻ trước lớp - Ở công trường xây dựng - Vóc dáng cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân khuôn mặt to chất phát. - Cuộc gặp gỡ giữa 2 người đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, nhìn nhau bằng bằng bàn tay đầy dầu mỡ. - Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm. - Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam qua đó thể hiện tình cảm hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. - Học sinh nêu lại nội dung bài. 3. Hoạt động đọc diễn cảm:(7 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn. * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp bài. - Chọn đoạn 4 luyện đọc - GV đọc mẫu : + Thế là /A-lếch-xây... vừa to/ vừa chắc đưa ra/ nắm lấy..... tôi + Lời A-lếch-xây thân mật cởi mở. - Luyện đọc theo cặp - Tổ chức cho HS đọc diễn cảm thi. - GV nhận xét, đánh giá - 4 HS nối tiếp đọc hết bài - Dựa vào nội dung từng đoạn nêu giọng đọc cho phù hợp - Học sinh nghe phát hiện chỗ ngắt giọng và nhấn giọng - HS luyện đọc theo cặp - 3 Học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 4. - HS nghe 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (4 phút) - Câu chuyện giữa anh Thuỷ và A-lếch-xây gợi cho em cảm nghĩ gì ? - Học sinh trả lời. - Sưu tầm những tư liệu nói về tình hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày 5 tháng 10 năm 2022 Tập đọc Ê- MI- LI- CON I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4; thuộc 1 một khổ thơ trong bài ). - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học; đoc diễn cảm được bài thơ. - HSHTT thuộc được khổ thơ 3 và 4; biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng xúc động , trầm lắng. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Yêu hòa bình, ghét chiến tranh, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn thơ hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu: (5 phút) - Cho HS tổ chức thi đọc bài “Một chuyên gia máy xúc” và trả lời câu hỏi - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS thi đọc và TLCH - HS nghe - HS ghi vở 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10 phút) * Mục tiêu: - Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp. - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học * Cách tiến hành: - Học sinh đọc toàn bài và xuất xứ bài thơ. - Đọc tiếp nối từng đoạn trong nhóm + Giáo viên giới thiệu tranh minh hoạ và ghi lên bảng các tên riêng Ê-mi-li, Mo-ri-xơn, - Đọc theo cặp - 1 học sinh đọc toàn bài thơ. - Giáo viên đọc mẫu bài thơ. - Cả lớp theo dõi - HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó. - HS đọc lần 2 + Giải nghĩa từ - HS nghe và quan sát - Học sinh luyện đọc theo cặp. - HS đọc - HS theo dõi 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút) * Mục tiêu: Ca ngợi hành động dũng cảm của một công dân Mĩ tự thiêu để phản đối c... trưởng điều khiển nhóm trả lời câu hỏi rồi báo cáo kết quả: + Một nước ở châu Phi. Đất nước có nhiều vàng, kim cương, nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. + ...công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương thấp sống chữa bệnh làm việc khu riêng không được hưởng tự do, dân chủ. + Đứng lên đòi quyền bình đẳng cuộc đấu tranh được nhiều người ủng hộ và giành được chiến thắng. + Vì họ không chấp nhận chính sách phân biệt chủng tộc dã man tàn bạo này - Vì người dân nào cũng có quyền bình đẳng như nhau cho dù khác nhau ngôn ngữ, màu da. - Vì đây là chế độ phân biệt xấu xa nhất cần xoá bỏ. - Học sinh nêu. - Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi. - HS nghe 3. hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiến hành: - Gọi HS đọc nối tiếp. - Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 3. + GV đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. + Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. + GV nhận xét, tuyên dương - 3 học sinh đọc nối tiếp bài. - 1 học sinh nêu giọng đọc cả bài - Học sinh theo dõi giáo viên đọc. - Luyện đọc theo cặp. - 3 em đọc thi. Lớp theo dõi chọn giọng hay. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài tập đọc này ? - HS nêu Thứ tư ngày 12 tháng 10 năm 2022 Tập đọc TÁC PHẨM CỦA SI - LE VÀ TÊN PHÁT XÍT I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ). - Đọc đúng các tên người nước ngoài trong bài(Si-le, Pa-ri, );bước đầu đọc diễn cảm được bài văn phù hợp với nội dung câu chuyện và tính cách nhân vật. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Cảm phục, biết ơn những con người dũng cảm chống lại kẻ xâm lược. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. + Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn văn hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm. - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho học sinh tổ chức thi đọc bài “Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai” và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS thi đọc và TLCH. - HS theo dõi - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc:(10 phút) * Mục tiêu: : -Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp. - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học * Cách tiến hành: - Giáo viên giới thiệu về Si- le và ảnh của ông. - Cho HS đọc bài, chia đoạn - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Đọc theo cặp - Đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. - Học sinh quan sát tranh SGK. - HS đọc bài, chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầuchào ngài. + Đoạn 2: tiếpđiềm đạm trả lời. + Đoạn 3: còn lại. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài: + Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lần 1 + luyện đọc từ khó - Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 đoạn lần 2+ giải nghĩa từ - HS đọc theo cặp - Hs đọc toàn bài - HS nghe 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút) * Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ). * Cách tiến hành: - Cho HS đọc bài, thảo luận nhóm TLCH, chia sẻ trước lớp 1. Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp. 2. Nhà văn Đức Si- le được ông cụ người Pháp đánh giá như thế nào? 3. Em hiểu thái độ của ông cụ đối với người Đức và tiếng Đức như thế nào? 4. Lời đáp của ông cụ ở cuối truyện ngụ ý gì? - Giáo viên tiểu kết rút ra nội dung bài. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc bài, TLCH rồi cử đại diện chia sẻ trước lớp. - Vì ông đáp lại lời hắn 1 cách lạnh lùng. Hắn càng bực tức khi tiếng Đức thành thạo đến mức đọc được truyện của nhà văn Đức. - Cụ già đánh giá Si- le là 1 nhà văn quốc tế. - Ông cụ thông thạo tiếng Đức, ngưỡng mộ nhà văn Đức Si- le nhưng căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược. Ôn cụ không ghét người Đức và tiếng Đức mà chỉ căm ghét những tên phát xít Đức xâm lược. - Si- le xem các người là kẻ cướp. Các người là bọn cướp. Các người không xứng đáng với Si- le. - Học sinh đọc lại phần nội dung. - Học sinh đọc lại 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm được đoạn từ “Nhận thấy .... đến hết bài” * Cánh tiến hành: - Giáo viên chọn đoạn từ “Nhận thấy .... đến hết bài” - Cho HS luyện đọc theo cặp - Chú ý đọc đúng lời ông cụ. - 4 học sinh đọc diễn cảm. - HS theo dõi - HS đọc theo cặp - Học sinh thi đọc diễn cảm. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: 3 phút) - Em học tập được điều gì từ cụ già trong bài tập đọc trên ? - HS nêu TUẦN 7 Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2022 Tập đọc NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT I. YÊU CẦU C... GV: Ảnh về nhà máy thuỷ điện Hoà Bình. - HS: SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , quan sát, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi thi đọc truyện “Những người bạn tốt” và trả lời câu hỏi. - GV nhận xét - Giới thiệu bài- Ghi bảng - HS thi đọc - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thúc mới: 2.1. Luyện đọc:(10 phút) * Mục tiêu: : - Đọc đúng từ, câu đoạn, bài thơ. - Đọc ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, nhấn giọng phù hợp. - Đọc đúng tên nước ngoài trong bài học * Cách tiến hành: - Gọi 1 HS khá đọc toàn bài - Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - Giáo viên giải nghĩa thêm 1 số từ chưa có trong phần chú thích: cao nguyên, trăng chơi với. - Luyện đọc theo cặp - 1 HS đọc toàn bài - Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ. - Cả lớp theo dõi - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trong nhóm đọc: + Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 1 kết hợp luyện đọc từ khó, câu khó. + Học sinh đọc nối tiếp nhau đọc bài lần 2 kết hợp giải nghĩa từ chú giải - HS nghe - Học sinh luyện đọc theo cặp. - HS nghe - HS nghe 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài:(10 phút) * Mục tiêu: Hiểu nội dung và ý nghĩa : Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành.( Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 khổ thơ). * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm, TLCH sau đó báo cáo kết quả trước lớp: 1. Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh 1 đêm trăng vừa tĩnh mịch, vừa sinh động trên sông Đà? 2. Tìm 1 hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà. 3. Những câu thơ nào trong bài sử dụng phép nhân hoá? - Giáo viên tóm tắt nội dung bài. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc bài, thảo luận TLCH, sau đó báo cáo kết quả: - Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp khoan nằm nghỉ. - Đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa sinh động vì có tiếng đàn cô gái Nga có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng. - Câu thơ: Chỉ có tiếng đàn ngân nga. Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà gợi lên 1 hình ảnh đẹp, thể hiện sự gắn bó, hoà quyện giữa con người với thiên nhiên giữa ánh trăng với dòng sông. - Cả công trường say ngủ. Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. - Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghỉ đi muôn ngả. - HS nêu ND bài: Cảnh đẹp kì vĩ của công trường thuỷ điện sông Đà cùng với tiếng đàn ba-la-lai-ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành. 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm và học thuộc lòng: (10 phút) * Mục tiêu: Học thuộc lòng 2 khổ thơ * Cánh tiến hành: - Giáo viên chọn khổ thơ cuối để đọc diễn cảm. - Chú ý nhấn giọng các từ ngữ: nối liền, nằm bỡ ngỡ, chia, muôn ngả, lớn, đầu tiên. - Luyện học thuộc lòng. - Thi đọc. - Học sinh đọc diễn cảm khổ thơ cuối. - Học sinh đọc thuộc lòng từng khổ thơ và cả bài thơ. - Thi đọc thuộc lòng. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Em hãy nêu tên những công trình do chuyên gia Liên Xô giúp chúng ta xây dựng ? - HS nêu: Nhà máy công cụ số 1(Hà Nội) Bệnh viện Hữu nghị, Công viên Lê - nin... TUẦN 8 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2022 Tập đọc KÌ DIỆU RỪNG XANH I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2 ,4). - Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Biết yêu vẻ đep của thiên nhiên, thêm yêu quý và có ý thức. BVMT. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài đọc. - HS: Đọc trước bài, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:( 5 phút) - Cho HS chơi trò chơi"Truyền điện", mỗi em đọc nối tiếp 1 câu thơ trong bài “Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà”, bạn nào đọc sai thì thua cuộc. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài - Ghi bảng -HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi bảng 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10 phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài và các số liệu thống kê trong bài. * Cách tiến hành: - Cho HS đọc toàn bài - Cho HS đọc nối tiếp 3 đoạn trong nhóm - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài - HS đọc, chia đoạn + Đ1: Loang quanh trong rừnglúp xúp dưới chân. + Đ2: Nắng trưa đã rọithế giới thần bí. + Đ3: Còn lại. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn đọc nối tiếp đoạn trong nhóm + HS đọc...ững cảnh vật được miêu tả, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao? 4. Điều gì đã khiến cảnh rừng sương gió ấy như ấm lên! - Giáo viên nhận xét bổ xung. - Nội dung bài: Giáo viên ghi bảng. - Nhóm trưởng điều khiển các bạn trả lời câu hỏi, chia sẻ trước lớp - Học sinh đọc khổ thơ 1 và trả lời. + Gọi nơi đây là cổng trời vì đó là đèo cao giữa 2 vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả 1 khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời. - Học sinh đọc khổ thơ 2 đến 3 và trả lời: Màn sương khói huyền ảo, những cánh rừng ngút ngàn cây trái, muôn sắc màu cỏ hoa, khoảng trời bồng bềnh mây trôi - Thích hình ảnh đứng ở cổng trời, ngửa đầu nhìn lên thấy khoảng không có gió thoảng mây trôi, tưởng như đó là cổng đi lên trời, đi vào thế giới chuyện cổ tích. - Cảnh rừng sương gió như ấm lên bởi có hình ảnh con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: gặt lúa, trồng rau, tìm măng, hái nấm - HS nghe - Học sinh đọc lại :Ca ngợi vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên vùng núi cao và cuộc sống thanh bình trong lao động của đồng bào các dân tộc. 3. HOạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu:- Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước ta. - Thuộc lòng những câu thơ em thích. - HS (M3,4) có thể học thuộc cả bài thơ * Cách tiến hành: - Hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn thơ. - Chọn đoạn 2 làm đoạn đọc diễn cảm và đoạn học thuộc lòng. - Giáo viên theo dõi, nhận xét. - Luyện đọc thuộc lòng - HS (M3,4) học thuộc lòng bài thơ - Giáo viên nhận xét - Học sinh luyện đọc theo cặp. - Học sinh thi luyện đọc diễn cảm trước lớp. - Học sinh nhẩm thuộc lòng đoạn 2 tại lớp. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Em có cảm nhận gì trước vẻ đẹp hùng vĩ của đát nước ta ? - HS nêu TUẦN 9 Thứ hai ngày 31 tháng 10 năm 2022 Tập đọc CÁI GÌ QUÝ NHẤT ? I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) - Đọc diễn cảm toàn bài văn; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Bồi dưỡng đọc diễn cảm, yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh hoạ bài đọc, Bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc - HS: Đọc trước bài, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp , thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5 phút) - Cho HS tổ chức chơi trò chơi "Truyền điện"đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em thích trong bài thơ: Trước cổng trời. - GV nhận xét, tuyên dương - Giới thiệu bài: GV nêu mục đích yêu cầu bài - HS chơi trò chơi - HS nghe - HS ghi vở 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: 2.1. Luyện đọc: (10 phút) * Mục tiêu: - Rèn đọc đúng từ , đọc đúng câu, đoạn. - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới. - Đọc đúng các từ khó trong bài. * Cách tiến hành: - Yêu cầu 1 HS đọc toàn bài - Cho HS chia đoạn - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm - GV chú ý sửa lỗi phát âm - Luyện đọc theo cặp - Gọi HS đọc toàn bài - GV đọc mẫu toàn bài - 1 HS đọc, HS cả lớp nghe. - HS chia đoạn: 3 đoạn + Đoạn 1: Một hôm... được không ? + Đoạn 2: Quý và Nam... phân giải + Đoạn 3: Còn lại - Nhóm trưởng điều khiển nhóm đọc - 3 HS đọc nối tiếp lần 1 + luyện đọc từ khó, câu khó - 3 HS đọc nối tiếp lần 2+ giải nghĩa từ - 2 HS đọc cho nhau nghe - 1 HS đọc - HS nghe 2.2. Hoạt động tìm hiểu bài: (10 phút) * Mục tiêu: Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ) * Cách tiến hành: - Cho HS thảo luận nhóm đọc bài và TLCH, báo cáo kết quả - Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời? - Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình? - Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? - GV khẳng định cái đúng của 3 HS : lúa gạo vàng bạc thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một cách vô vị vì vậy người lao động là quý nhất - Chọn tên khác cho bài văn? - Nội dung của bài là gì? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận TLCH sau đó báo cáo + Hùng cho rằng lúa gạo quý nhất, Quý cho rằng vàng bạc quý nhất, Nam cho rằng thì giờ quý nhất. + Hùng: lúa gạo nuôi sống con người + Quý: có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo + Nam: có thì giờ mới làm được ra lúa gạo vàng bạc + HS nêu lí lẽ của thầy giáo “Lúa gạo quý vì ta phải đổ bao mồ hôi mới làm ra được. Vàng cũng quý...” + HS nghe - HS nêu: Cuộc tranh luận thú vị, Ai có lí, Người lao động là quý nhất.... - Người lao động là đáng quý nhất . 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Đọc diễn cảm bài văn * Cách tiế...huật được sử dụng trong bài. * GDKNS: Tìm kiếm và xử lí thông tin. Hợp tác. Thể hiện sự tự tin. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu ghi sẵn các tên bài tập đọc + Phiếu kẻ bảng ở bài tập - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Nhắc lại các bài tập đọc đã học - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nhắc lại - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu. - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút) * Mục tiêu: Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK . * Cách tiến hành: Bài 2: HĐ cả lớp=> Cá nhân - Gọi HS nêu yêu cầu bài tập - Em đã được học những chủ điểm nào? - Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ? - Yêu cầu HS tự làm bài - GV nhận xét kết luận lời giải đúng - HS đọc + Việt Nam - Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên + Sắc màu em yêu của Phạm Hổ + Bài ca về trái đất của Định Hải + Ê-mi-li, con... của Tố Hữu + Tiếng đàn ba- la-lai-ca trên sông Đà của Quang Huy + Trước cổng trời của Nguyễn Đình Ánh - HS làm bài, chia sẻ, lớp nhận xét Chủ điểm Tên bài Tác giả Nội un Việt am Tổ quốc Sắc màu em yêu Phạm Đình Ân Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vât, con người trên đất nước Việt Nam. Cánh chim hoà bình Bài ca về trái đất Định Hải Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ cần giữ gìn cho trái đất bình yên, không có chiến tranh. Ê-mi-li, con Tố Hữu Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước Bộ Quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam. Con người với thiên nhiên Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà Quang Huy Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công rường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp. Trước cổng trời Nguyễn Đình Ánh Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của "Cổng trời" ở vùng núi nước ta. 3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Về nhà đọc các bài tập đọc trên cho mọi người cùng nghe. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày 9 tháng 11 năm 2022 Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . - Nghe- viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. * GD BVMT: Khai thác trực tiếp nội dung bài: Lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu ghi tên các bài tập đọc và học thuộc lòng - HS: SGK, vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS hát - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (10 phút) * Mục tiêu: Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét 3.Hoạt động viết chính tả:( 6phút) 3.1. Chuẩn bị *Mục tiêu: - HS nắm được nội dung đoạn viết và biết cách viết các từ khó. - HS có tâm thế tốt để viết bài. *Cách tiến hành: Tìm hiểu nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc bài và phần chú giải. - Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man là sách? - Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng? - Bài văn cho em biết điều gì? Hướng dẫn viết từ khó. - Yêu cầu học sinh tìm từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết. - Trong bài văn có chữ nào phải viết hoa? - 2 học sinh đọc thành tiếng, lớp nghe. - Vì sách được làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng. - Vì rừng cầm trịch cho mực nước sồng Hồng, sông Đà. - Bài căn thể hiện hiện nỗi niềm trăn trở ... - HS ghi vở 2. Hoạt động thực hành:(30 phút) * Mục tiêu: - Lập được bảng từ ngữ ( DT, ĐT, TT, thành ngữ tục ngữ) về chủ điểm đã học (BT1). - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa theo yêu cầu của BT2. * Cách tiến hành: Bài tập 1: HĐ nhóm - HS đọc yêu cầu, thảo luận nhóm - Bài yêu cầu lập bảng từ ngữ về các chủ điểm nào? Thuộc các từ loại nào? - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm.Nhóm trưởng điều khiển các bạn thảo luận làm bài - GV nhận xét chữa bài, chọn ra nhóm tìm được nhiều từ nhất, đúng chủ đề, đúng từ loại. - Đặt câu với một số từ ngữ, giải nghĩa một số câu thành ngữ, tục ngữ ? - GV nhận xét chung. Bài tập 2: HĐ nhóm - Gọi HS đọc yêu cầu. - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa? - Trình bày kết quả. - GV theo dõi, giúp đỡ. - GV nhận xét chữa bài - Trao đổi trong nhóm để lập bảng từ ngữ về các chủ điểm đã học theo mẫu sau. - Chủ điểm : Việt Nam Tổ quốc em ; Cánh chim hoà bình ; Con người với thiên nhiên - HS đọc yêu cầu, quan sát mẫu và làm bài theo nhóm. - HS nối tiếp nhau đặt câu - Tìm từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa với mỗi từ trong bảng sau. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thảo luận - HS trả lời; HS khác nhận xét, bổ sung. - Các nhóm thảo luận, điền vào bảng nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. 3.Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(2 phút) - Hôm nay chúng ta ôn tập những nội dung gì ? - HS nêu Tiếng Việt ÔN TẬP: TIẾT 5 I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . - Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HSHTT đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. - Giáo dục ý thức tự giác luyện đọc, khâm phục tấm lòng yêu nước của dì Năm và bé An - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: + Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL. + Một số trang phục đơn giản để diễn vở kịch Lòng dân. - HS : SGK, vở viết 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi, đóng vai - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(5phút) - Cho HS hát - Nhắc lại tên các bài tập đọc đã học - Giới thiệu bài - Ghi bảng - HS hát - HS nhắc lại - HS nghe 2. Hoạt động kiểm tra đọc: (20 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn . * Cách tiến hành: - Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài - GV nhận xét - HS lần lượt lên bốc thăm và thực hiện yêu cầu. - HS nghe 3. Hoạt động luyện tập, thực hành: (10 phút) * Mục tiêu:- Nêu được một số điểm nổi bật về tính cách nhân vật trong vở kịch Lòng dân và bước đầu có giọng đọc phù hợp. - HS( M3,4) đọc thể hiện được tính cách của các nhân vật trong vở kịch. * Cách tiến hành: Bài tập 2: HĐ cả lớp=> Nhóm - HS đọc yêu cầu - Bài tập có mấy yêu cầu? + Tổ chức cho HS thực hiện yêu cầu 1. - GV nhận xét chốt ý đúng. + Yêu cầu 2:Phân vai để diễn kịch . - Chia nhóm 5. - Trình bày trước lớp - GV cùng cả lớp tham gia bình chọn nhóm diễn hay nhất, diễn viên xuất sắc nhất. - Nêu tính cách của một số nhân vật trong vở kịch Lòng dân của tác giả Nguyễn Văn Xe. Phân vai trong nhóm để tập diễn một trong hai đoạn kịch. - HS nêu rõ 2 yêu cầu - HS đọc thầm, phát biểu ý kiến về tính cách từng nhân vật. NV Tính cách Dì Năm Bình tĩnh, nhanh trí, khôn khéo, dũng cảm, bảo vệ cán bộ. An Thông minh, nhanh trí, biết làm cho kẻ địch không nghi ngờ. Chú CB Bình tĩnh, tin tưởng vào lòng dân. Lính Hống hách. Cai Xảo quyệt, vòi vĩnh. - Các nhóm chọn diễn một đoạn kịch. - Đại diện các nhóm lên diễn kịch trước lớp. - Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn diễn giỏi nhất. 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3phút) - Em thích nhân vật nào nhất trong vở kịch Lòng dân ? Vì sao ? - HS nêu Tiếng Việt ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 6) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghã để thay thế theo yêu cầu BT1, 2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e) - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4) * HSHTT thực hiện được toàn bộ BT2. - HS có ý thức sử dụng từ chính xác. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Nghiêm túc, cẩn thận, tỉ mỉ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Bài tập 1 viết sẵn trên bảng lớp - HS: Đọc trước bài, SGK 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bà... gì? - Nhóm trưởng điều khiển nhóm TLCH sau đó chia sẻ trước lớp. + Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công + Cây quỳnh lá dày, giữ được nước. Cây hoa ti- gôn thò những cái râu theo gió ngọ nguậy như những vòi voi bé xíu. Cây đa Ấn Độ bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những cái lá nâu rõ to, ở trong lại hiện ra những búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng. + Thu chưa vui vì bạn Hằng ở nhà dưới bảo ban công nhà Thu không phải là vườn. + Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn + Đất lành chim đậu có nghĩa là nơi tốt đẹp thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có con người đến sinh sống làm ăn + Hai ông cháu rất yêu thiên nhiên cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài cây rất tỉ mỉ. + Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh mình. 3. Hoạt động luyện đọc diễn cảm:(8 phút) * Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm bài văn: giọng bé Thu hồn nhiên nhí nhảnh, giọng ông hiền từ, chậm rãi. * Cách tiến hành: - Gọi 3 HS đọc nối tiếp - Tổ chức HS đọc diễn cảm đoạn 3 + Treo bảng phụ có đoạn 3 + GV đọc mẫu + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - HS thi đọc - GV nhận xét bình chọn . - 3 HS đọc nối tiếp - HS đọc diễn cảm - HS đọc theo cặp - Tổ chức HS thi đọc - HS nghe 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (5phút) - Em thích nhân vật nào nhất? Vì sao? - Em có muốn mình có một khu vườn như vậy không ? - Liên hệ thực tiễn, giáo dục học sinh: Cần chăm sóc cây cối, trồng cây và hoa để làm đẹp cho cuộc sống. - Học sinh trả lời. - Phát biểu theo suy nghĩ của bản thân. - Lắng nghe. - Về nhà trồng cây, hoa trang trí cho ngôi nhà thêm đẹp. - HS nghe và thực hiện Thứ tư ngày 16 tháng 11 năm 2022 Tập đọc ÔN TẬP ( Thay cho bài Tiếng vọng) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung chính, ý nghĩa của các bài văn, bài thơ đã học trong tuần 8,9. -Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học trong tuần 8 và 9; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ. - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên; biết giữ gìn, bảo vệ và cải tạo thiên nhiên, môi trường. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - GV: Tranh minh họa SGK của 4 bài đọc: Kì diệu rừng xanh; Trước cổng trời; Cái gì quý nhất?; Đất Cà Mau. - HS: SGK,vở 2. Phương pháp và kĩ thuật dạy học - Vấn đáp, thảo luận nhóm, trò chơi - Kĩ thuật đặt và trả lời câu hỏi. - Kĩ thuật trình bày một phút III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU Hoạt động GV Hoạt động HS 1. Hoạt động mở đầu:(3 phút) - Cho HS tổ chức thi đọc tiếp nối từng đoạn bài Chuyện một khu vườn nhỏ và trả lời câu hỏi về nội dung bài - Nhận xét. - Giới thiệu bài, ghi đề - Treo tranh minh họa bài tập đọc, yêu cầu hs nhắc lại tên các bài tập đọc đã học ở tuần 8, 9. - Lần lượt 3 HS lên bảng đọc bài, trả lời các câu hỏi. - Lắng nghe. - HS ghi vở - Nhắc lại tên các bài đã học. 2.Hoạt động hình thành kiến thức mới: Luyện đọc và tìm hiểu bài:(15 phút) *Mục tiêu: Hiểu nội dung chính, ý nghĩa của các bài văn, bài thơ đã học trong tuần 8,9. *Cách tiến hành: Cá nhân=> Cả lớp - Yêu cầu HS lên bảng bốc thăm bài đọc. - Yêu cầu hs đọc bài và trả lời 1, 2 câu hỏi về nội dung bài. - GV kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS. Nhận xét, ghi điểm hs đọc tốt, trả lời đúng. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - GV nhận xét - 5 hs lên bốc thăm. - Đọc và trả lời nội dung bài. - Lắng nghe. - Luyện đọc theo cặp. - HS nghe 3. HĐ luyện đọc diễn cảm: (15 phút) *Mục tiêu:Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học trong tuần 8 và 9; tốc độ đọc khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ. *Cách tiến hành:Cá nhân=> Cả lớp - Luyện đọc diễn cảm các bài. - Nêu giọng đọc chủ đạo của từng bài? - Tổ chức thi đọc diễn cảm các bài. - Nhận xét, kết luận - 4 HS nối tiếp đọc diễn cảm 4 bài. Luyện đọc diễn cảm theo cặp. - HS trả lời - 4 HS thi đọc diễn cảm. HS lớp nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất. - HS nghe 4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:(3 phút) - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiết sau “Mùa thảo quả”. - HS nghe và thực hiện - Chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn môi trường luôn xanh -sạch - đẹp ? - HS nêu TUẦN 12 Thứ hai ngày 21 tháng 11 năm 2022 Tập đọc MÙA THẢO QUẢ I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT - Hiểu nội dung: Vẻ đẹp và sự sinh sôi của rừng thảo quả .(Trả lời được các câu hỏi trong SGK) - HS HTT nêu được tác dụng của cách dùng từ, đặt câu để miêu tả sự vật sinh động. - Biết đọc diễn cảm bài văn, nhấn mạnh những từ ngữ tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị của rừng thảo quả . - Năng lực: + Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. + Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ. - Phẩm chất: GD hs biết yêu quý chăm sóc cây cối. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đồ dùng - Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài học
File đính kèm:
- giao_an_tap_doc_5_hoc_ki_1_nam_hoc_2022_2023_truong_tieu_hoc.docx