Giáo án Sinh học 9 (Theo CV5512) - Năm học 2022-2023

1. Kiến thức:

  • Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ minh hoạ về hiện tượng di truyền và biến dị; hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị.
  • Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
  • Trình bày được những nội dung cơ bản trong phương pháp “phân tích các thế hệ lai” của Menđen, qua đó giải thích được tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học.
  • Giải thích và lấy được ví dụ minh hoạ cho một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của Di truyền học.

2. Năng lực:

a. Năng lực chung

  • Tự chủ và tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
  • Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận;

b. Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ minh hoạ về hiện tượng di truyền và biến dị; Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. Trình bày được những nội dung cơ bản trong phương pháp “phân tích các thế hệ lai” của Menđen, qua đó giải thích được tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích và lấy được ví dụ minh hoạ cho một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
    • Cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học theo SGK, SGV và chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Sinh học 9 do Bộ GDĐT ban hành; tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy những nội dung của bài học như: Bài giảng sinh học 9 (PGS – TS Trịnh Nguyên Giao), Phát triển năng lực trong môn Sinh học 9 (TS Lê Đình Trung).
  • Tìm hiểu tự nhiên: hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị.

3. Phẩm chất:

  • Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
  • Trung thực: Trung thực trong thực hiện hoạt động thực hành và báo cáo kết quả hoạt động
  • Chăm chỉ: Tích cực tham gia hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

  • Chuẩn bị sẵn tranh phóng to hình 1.2 SGK; tranh ảnh về chân dung và nơi làm việc của Menđen; phiếu học tập cho lệnh  trong phần I SGK; phiếu học tập cho phần tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của Di truyền học.
  • Tư liệu về tiểu sử tóm tắt của Menđen.

2. Học sinh

  • Cần nghiên cứu trước nội dung của bài theo SGK
  • Tự giác đọc và tìm hiểu thêm những nội dung có liên quan tới bài học trong các tài liệu tham khảo, internet ...
docx 349 trang Cô Giang 13/11/2024 400
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Sinh học 9 (Theo CV5512) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Sinh học 9 (Theo CV5512) - Năm học 2022-2023

Giáo án Sinh học 9 (Theo CV5512) - Năm học 2022-2023
Ngày dạy: 
PHẦN I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
CHƯƠNG I: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MEN ĐEN
BÀI 1: MEN ĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Môn học: Sinh học; Lớp 9
(Thời gian thực hiện: 1 tiết – Tiết 1) 
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ minh hoạ về hiện tượng di truyền và biến dị; hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị.
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
Trình bày được những nội dung cơ bản trong phương pháp “phân tích các thế hệ lai” của Menđen, qua đó giải thích được tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học.
Giải thích và lấy được ví dụ minh hoạ cho một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận; 
b. Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ minh hoạ về hiện tượng di truyền và biến dị; Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học. Trình bày được những nội dung cơ bản trong phương pháp “phân tích các thế hệ lai” của Menđen, qua đó giải thích được tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học.
Tìm hiểu tự nhiên: hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị.
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích và lấy được ví dụ minh hoạ cho một số thuật ngữ, kí hiệu cơ bản của Di truyền học.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có ý thức vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
Trung thực: Trung thực trong thực hiện hoạt động thực hành và báo cáo kết quả hoạt động
Chăm chỉ: Tích cực tham gia hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Giáo viên
Cần nghiên cứu kĩ nội dung của bài học theo SGK, SGV và chuẩn kiến thức – kĩ năng môn Sinh học 9 do Bộ GDĐT ban hành; tham khảo thêm các tài liệu có liên quan đến nội dung và phương pháp giảng dạy những nội dung của bài học như: Bài giảng sinh học 9 (PGS – TS Trịnh Nguyên Giao), Phát triển năng lực trong môn Sinh học 9 (TS Lê Đình Trung).
Chuẩn bị sẵn tranh phóng to hình 1.2 SGK; tranh ảnh về chân dung và nơi làm việc của Menđen; phiếu học tập cho lệnh 6 trong phần I SGK; phiếu học tập cho phần tìm hiểu về các khái niệm cơ bản của Di truyền học.
Tư liệu về tiểu sử tóm tắt của Menđen.
2. Học sinh
Cần nghiên cứu trước nội dung của bài theo SGK
Tự giác đọc và tìm hiểu thêm những nội dung có liên quan tới bài học trong các tài liệu tham khảo, internet ...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Tạo tình huống khơi gợi tinh thần cho học sinh
b. Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi: Hãy điền cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong mỗi câu sau: Cây lúa sinh ra...... Mèo sinh ra........ Người sinh ra.....
c. Sản phẩm: Từ yêu cầu HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
d. Tổ chức thực hiện:
 * Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để thực hiện NV học tập sau: Hãy điền cụm từ thích hợp vào dấu “...” trong mỗi câu sau: Cây lúa sinh ra...... Mèo sinh ra........ Người sinh ra.....
* Thực hiện nhiệm vụ: 
Thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ học tập, tìm được các từ khóa cần điền: (cây lúa, mèo, người)
* Báo cáo, thảo luận: 
Chỉ định 1 - 2 HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. HS khác nhận xét, bổ sung.
* Kết luận, nhận định: 
GV đánh giá kết quả của HS, chốt từ khóa cần điền vào dấu “....” (cây lúa, mèo, người)
Đặt vấn đề: Như vậy, các em đều biết mỗi loài sinh vật khi thực hiện hoạt động sinh sản sẽ sinh ra những thế hệ sau mang đầy đủ những đặc điểm đặc trưng của loài. Thế nhưng vấn đề đặt ra là: Tại sao con người chỉ sinh ra con người hay cây lúa chỉ sinh ra cây lúa? Ai là người đầu tiên đã tìm được câu trả lời thỏa đáng cho những câu hỏi này để từ đó hình thành và phát triển một ngành khoa học có tên gọi là Di truyền học? => Để trả lời được những câu hỏi này thầy trò chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu Bài 1. Menđen và di truyền học
 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về di truyền học.
a. Mục tiêu: 
Nêu được khái niệm và lấy được ví dụ minh hoạ về hiện tượng di truyền và biến dị; hiểu và giải thích được mối quan hệ giữa hiện tượng di truyền và biến dị.
Nêu được mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của Di truyền học.
b. Nội dung: HS hoạt động cặp đôi, trả lời câu hỏi.
STT
Các đặc điểm
Bố
Mẹ
Giống
Khác
Giống
Khác
1
Hình dạng tai




2
Màu sắc mắt




3
Hình dạng mũi




4
Màu sắc tóc




5
Hình dạng tóc




6
Màu sắc da




...





Thế nào là di truyền? Thế nào là biến dị? Hai hiện tượng này có mối quan hệ với nhau như thế nào?
Di truyền học nghiên cứu những vấn đề gì ? Những vấn đề mà Di truyền học nghiên...c 1 số cặp tính trạng thuần chủng tương phản rồi theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê để phân tích số liệu thu được. Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền học.
a. Mục tiêu: biết được một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của di truyền
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV
Thuật ngữ
Khái niệm
Ví dụ
Tính trạng


Cặp tính trạng tương phản


Nhân tố di truyền


Giống hay dòng thuần chủng


c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm (bàn) để hoàn thành phiểu học tập theo mẫu bảng sau (kẻ mẫu lên bảng):
- Sau khi HS hoàn thành, cùng HS thảo luận để làm rõ khái niệm và ví dụ cho các thuật ngữ.
- Giới thiệu, giải thích rõ các kí hiệu cơ bản của Di truyền học. Có thể đề cập thêm cách sử dụng các kí hiệu để biểu diễn một phép lai trong sinh học.
III. Một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của Di truyền học
1. Một số thuật ngữ
- Tính trạng
- Cặp tính trạng tương phản:
- Nhân tố di truyền:
- Giống hay dòng thuần chủng:
2. Một số kí hiệu
- P, PTC: Cặp bố mẹ xuất phát.
- x: Biểu thị sự lai giống
- F: Thế hệ con (F1, F2, Fa)
- G: Giao tử (GP, GF1)
- ♂: Đực
- ♀: Cái
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi
Đặc điểm độc đáo nhất trong phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen là gì?
Tại sao Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Đặc điểm độc đáo nhất: 
Tách ra từng cặp tính trạng để nghiên cứu
Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
Sử dụng toán thống kể để sử lí kết quả thu được
Menđen được coi là người đặt nền móng cho Di truyền học là bởi vì ông là người đầu tiên phát hiện ra quy luật di truyền các tính trạng bằng phương pháp phân tích các thế hệ lai trên đối tượng chính nghiên cứu chính là đậu Hà Lan.
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu HS làm bài tập vào vở
HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu về cấu tạo nguyên tử để làm bài tập
Gọi đại diện 1 vài HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập 
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi
Hãy điền kí hiệu P, F1, F2 vào sơ đồ lai sau
Phép lai
Điền kí hiệu
 Bố (xanh) x Mẹ (trắng)
 Xanh x Xanh
3 xanh : 1 trắng
.........................................................................................
.........................................................................................
.........................................................................................
........................................................................................
.........................................................................................
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Hãy điền kí hiệu P, F1, F2 vào sơ đồ lai sau
Phép lai
Điền kí hiệu
 Bố (xanh) x Mẹ (trắng)
 Xanh x Xanh
3 xanh : 1 trắng
P: ♂ (xanh) x ♀ (trắng) 
 F1 Xanh x Xanh
F2 3 xanh : 1 trắng
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS làm việc theo cặp đôi, yêu cầu HS làm bài tập vào vở
HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu về di truyền học để làm bài tập
Gọi đại diện 1 vài HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
Hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành phần vận dụng.
Học bài và trả lời đầy đủ vào vở bài tập các câu hỏi 1, 2, 3 trong SGK trang 7 (câu 4 không cần phải trả lời do đã được giảm tải).
Nghiên cứu trước bài học số 2. Lai một cặp tính trạng =>Trả lời các yêu cầu ở lệnh học tập in nghiêng kí hiệu bằng hình tam giác ngược màu xanh trong bài vào vở bài tập.
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Môn học: Sinh học; Lớp 9
(Thời gian thực hiện: 2 tiết – Tiết 2, 3) 
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ. 
1. Kiến thức: 
Trình bày và giải thích được thí nghiệm của Menđen về kết quả lai một cặp tính trạng từ P đến F2 ở đậu Hà Lan.
Nêu được khái niệm kiểu hình, kiểu hình trội, kiểu hình lặn, kiểu gen, alen trội, alen lặn, thể đồng hợp, thể dị hợp, cho các ví dụ minh họa cho các khái niệm.
Phát biểu được nội dung quy luật phân li.
Nêu được khái niệm phép lai phân tích.
Nêu được ý nghĩa của quy luật phân li đối với lĩnh vực sản xuất. Xác định được ý nghĩa của tương quan trội - lặn trong thực tiễn đời sống và sản xuất.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ nă...Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: 
- GV chốt lại cách giải thích kết quả là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P .

II. Men đen giải thích kết quả thí nghiệm
- Menđen giải thích kết quả thí nghiệm :
+ Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định.
+ Trong quá trình phát sinh gtử có sự phân li của cặp nhân tố di trưyền .
+ Các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh
Qui ước: 
NTDT A: hoa đỏ. 	 NTDT a: Hoa trắng
Cây đậu Hà lan hoa đỏ thuần chủng có cặp NTDT: AA
Cây đậu Hà lan hoa trắng có cặp NTDT: aa
Sơ đồ lai: 
P: AA ×	 aa
G: A	 	 a
F1: 	 Aa
 KH: 100% hoa đỏ
Cho F1 tự thụ phấn: 
F1: 	Aa × Aa
G: ½ A : ½ a ½ A : ½ a
F2: TLKG: 1AA : 2Aa : 1aa 
* Nội dung quy luật phân li.
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu về phép lai phân tích
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm phép lai phân tích.
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- Các em đã biết tính trạng trội hoa đỏ có hai cặp nhân tố di truyền qui định là AA hoặc Aa. Vậy Menđen đã làm thế nào để biết được cây mang tính trạng hoa đỏ là thuần chủng AA hay không thuần chủng Aa?
+ Nêu tỷ lệ các loại hợp tử ở F2 trong thí nghiệm của Menđen ? 
- Từ kết quả trên GV phân tích các khái niệm ð Thế nào là kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp?
Yêu cầu HS xác định kết quả của các phép lai:
+ P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng 
 AA aa 
+ P: Hoa đỏ ´ Hoa trắng
 Aa aa
- Tính trạng trội hoa đỏ có hai kiểu gen AA và Aa → Vậy làm thế nào để xác định kiểu gen của cơ thể mang tính trạng trội?
Vậy phép lai phân tích là gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
III. Phép lai phân tích
* Một số khái niệm :
- Kiểu gen: Là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào cơ thể.
- Thể đồng hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau. (AA; bb, )
- Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau (Aa; Bb, )
* Lai phân tích 
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp.
+ Nếu kết quả phép lai phân tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen dị hợp.
Hoạt động 2.4. Tìm hiểu ý nghĩa của tương quan trội lặn
a. Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của tương quan trội- lặn
b. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 
+ Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
+ Làm thế nào để xác định được tương quan trội – lặn?
+ Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất?
+ Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ?
 * Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
*Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
IV. Ý nghĩa của tương quan trội- lặn
- Trong tự nhiên tương quan trội lặn là phổ biến. Tính trạng trội thường là tính trạng tốt ® cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen trội quý vào một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế 
- Trong sản xuất, để tránh có sự phân li tính trạng (xuất hiện tính trạng xấu), người ta phải tiến hành lai phân tích để kiểm tra độ thuần chủng của giống.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập về phép lai một cặp tính trạng.
b. Nội dung: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi và bài tập sau:
Câu 1: Cho các kiểu gen sau đây: DD, dd, DDCC, Dd, Cc, DdCc, EE, Ee, ee, DdCcEe. Hãy chọn ra những thể đồng hợp, dị hợp, thuần chủng, không thuần chủng?
Câu 2: Phép lai dưới đây được coi là lai phân tích?
A. P: AA x AA B. P: Aa x Aa C. P: AA x Aa D. P: Aa x aa.
Câu 3: Cho các phép lai sau: I. Aa × aa; II. Aa × Aa; III. AA × aa; IV. AA × Aa; V. AaBb × aabb; VI. Aabb × aaBb. 
Trong số các phép lai trên, có bao nhiêu phép lai phân tích? 
A. 1. 	 	 B. 2. 	 C. 4. D. 3
Câu 4: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với ... 2 cặp tính trạng của Menđen?
- Xét riêng từng cặp tt ở F2
 ¾ vàng : ¼ xanh (1)
 ¾ trơn : ¼ nhăn (2)
+ các em hãy nhân 2 kết quả lai 1 cặp tt : (1) x (2) và đối chiếu với kết quả lai 2 cặp tt?
 + Khi nhân 2 kết quả lai 1 cặp tt ta thu được kết quả bằng đúng kết quả lai 2 cặp tt, điều đó giúp ta có thể rút ra kết luận gì ?
+ Căn cứ vào đâu Menđen cho rằng các tính trạng màu sắc và tính trạng hình dạng hạt đậu di truyền độc lập với nhau ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  
* Báo cáo, thảo luận:
- HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: 
- GV: chốt lại kiến thức
I. Thí nghiệm của Menđen.
1. Thí nghiệm
Kiểu hình F2
Số hạt
Tỉ lệ kiểu hình ở F2
Tỉ lệ từng cặp tính trạng ở F2
vàng, trơn
vàng, nhăn
xanh, nhăn
xanh, nhăn
315
101
108
32
9
3
3
1
 
- Trong thí nghiệm của Menđen, tỉ lệ của các tính trạng có mối tương quan với tỉ lệ kiểu hình ở F2: tỉ lệ mỗi loại KH ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó ð Các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
- GV nói thêm phần suy luận ngược: Nếu F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình bằng tích tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng thì các cặp tt di truyền độc lập với nhau.
- Lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
P: vàng, trơn ´ xanh nhăn
F1 vàng, trơn
Cho F1 tự thụ phấn 
F2 : 9 vàng, trơn 
 3 vàng, nhăn
 3 xanh, trơn
 1 xanh, nhăn 
2, Kết luận : Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai cặp tính trạng thuần chủng tương phản di truyền độc lập với nhau, thì F2 có tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu về biến dị tổ hợp
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm biến dị tổ hợp.
b. Nội dung: HS tìm hiểu nội dung kiến thức SGK theo yêu cầu của GV.
c. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ:GV
- GV yêu cầu HS nghiên cứu lại kết quả thí nghiệm ở F2 → Kiểu hình nào ở F2 khác bố mẹ ? các KH mới này được hình thành ntn ?
- Những kiểu hình như vậy gọi là biến dị tổ hợp → vậy biến dị tổ hợp là gì ?
+ Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  
* Báo cáo, thảo luận:
+ HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và gọi 1 học sinh nhắc lại kiến thức
- GV nhấn mạnh: chính sự phân li độc lập và tổ hợp lại các cặp tính trạng làm xuất hiện các kiểu hình khác P. 
II. Biến dị tổ hợp.
- Biến dị tổ hợp là những kiểu hình khác P do sự tổ hợp lại tính trạng của P theo cách khác nhau.
- BDTH xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: 
+ Trình bày thí nghiệm của Menđen về phép lai hai cặp tính trạng qua đó giải thích vì sao nói rằng các cặp tính trạng di truyền độc lập với nhau ?
+ Biến dị tổ hợp là gì ? Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu HS làm bài tập vào vở
HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn để làm bài tập
Gọi đại diện 1 vài HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: 
+ Khi lai hai giống đậu Hà Lan thuần chủng hoa đỏ, hạt vàng với hoa trắng, hạt lục thu được F1 đồng loạt hoa đỏ, hạt lục. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có tỉ lệ KH 9 hoa đỏ, hạt lục : 3 hoa đỏ, hạt vàng : 3 hoa trắng, hạt lục : 1 hoa trắng, hạt vàng.
a, Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình của mỗi tính trạng.
b, Làm thế nào để biết được các cây hoa đỏ, hạt lục ở F2 là thuần chủng hay không thuần chủng về cả 2 tính trạng hoặc 1 trong 2 tt.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi vận dụng 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Hướng dẫn về nhà.
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr.16
Tìm hiểu Menđen giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng.
Ngày dạy: 
BÀI 5: LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP THEO)
Môn học: Sinh học; Lớp 9
(Thời gian thực hiện: 1 tiết – Tiết 5) 
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: 
Giải thích được cơ sở di truyền của phép lai hai cặp tính trạng 
Hiểu và phát biểu được nội dung quy luật .... Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử ?
+ Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú?
+ Qui luật phân li độc lập có ý nghĩa gì trong chọn giống và tiến hóa ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
- Giao tử của Aa = A:a; Bb = B:b
=> các loại giao tử: (A:a)(B:b) = AB, Ab, aB, ab
+ Cơ thể Aa cho 2 loại giao tử, cơ thể AaBb cho 4 loại giao tử. Vậy cơ thể AaBbCc cho mấy loại giao tử ?
→ Tại sao các loài sinh sản giao phối, biến dị tổ hợp lại phong phú?
- Qui luật phân li độc lập có ý nghĩa gì trong chọn giống và tiến hóa ?
* Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.  
* Báo cáo, thảo luận:
- HS: Lắng nghe, ghi chú, một HS phát biểu lại các tính chất.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
* Kết luận, nhận định: 
- GV đưa ra công thức tổ hợp 
n: số cặp gen dị hợp (PLĐL)
+ Số loại giao tử: 2n
+Số loại hợp tử: 4n
+Số loại kiểu gen: 3n
+ Số loại kiểu hình: 2n
+ Tỉ lệ phân li KG: (1 : 2 : 1)n
+ Tỉ lệ phân li KH: (3 : 1)n
- GV: chốt lại kiến thức
IV. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập
- Qui luật phân li độc lập giải thích được nguyên nhân làm xuất hiện biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài sinh sản giao phối. Đó là sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen.
- Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hóa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố, luyện tập kiến thức vừa học.
b. Nội dung: 
Câu 1: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: vỏ trơn, b: vỏ nhăn. Hai cặp gen này di truyền phân ly độc lập với nhau. Tiến hành lai giữa 2 cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, vỏ trơn và hạt xanh, vỏ nhăn thu được F1, cho F1 tự thụ phấn, ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:
A. 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn
B. 3 vàng, trơn : 3 vàng, nhắn: 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
C. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn
 D. 9 vàng, nhăn : 3 vàng, trơn : 3 xanh, nhăn: 1 xanh, trơn
Câu 2: Những loại giao tử có thể tạo ra được từ kiểu gen AaBb là:
A. AB, Ab, aB, ab. B. AB, Ab. 	C. Ab, aB, ab D. AB, Ab, aB. 
Câu 3: Biến dị tổ hợp là loài biến dị được hình thành do sự tổ hợp lại các tính trạng có sẵn ở bố mẹ. Cơ chế nào tạo nên các biến dị tổ hợp ?
A. Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong phát sinh giao tử và thụ tinh.
B. Sự phân ly và tổ hợp của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
C. Sự phân ly độc lập của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử. 
D. Sự tổ hợp tự do của các cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử.
Câu 4: Trong trường hợp một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ
A. 3 : 1 	B. 1 : 1 : 1 : 1 	C. 9 : 3 : 3 : 1 	D. 1 : 1
Câu 6: Ở cà chua, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen b quy định quả vàng. Những phép lai nào sau đây cho thế hệ con lai đồng loạt thân cao, quả đỏ ?
	(1) P: AABB x Aabb.	(2) P: AABb x aaBB. 
	(3) P: AaBb x aabb.	(4) P: AaBB x aaBb. 
	A. (1), (2).	B. (2), (3).	C. (1), (3).	D. (2), (4). 
Câu 7: Cho đậu Hà lan hạt vàng, vỏ trơn lai với đậu hạt vàng, vỏ trơn đời con lai thu được 100% hạt vàng, vỏ trơn. Thế hệ P có kiểu gen 
A. AaBb x Aabb. 	B. AaBb x AABB. 	 C. AaBB x aaBb. D. AaBb x AABb
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu HS làm bài tập vào vở
HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn để làm bài tập
Gọi đại diện 1 vài HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn.
b. Nội dung: - Theo em thì thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen được nghiệm đúng (cho kết quả chính xác) trong điều kiện nào ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- P phải thuần chủng về các cặp tính trạng đem lai
- Số cá thể đem phân tích đủ lớn
- Tính trạng trội là trội hoàn toàn.
- Mỗi gen qui định một tính trạng. các cặp gen phải phân li độc lập (mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng).
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi vận dụng 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Hướng dẫn về nhà.
Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK trang 19 (Hướng dẫn làm bài tập 4 SGK trang 19: Đáp án d. Vì bố tóc...ại kiến thức
- GV : Có thể xác định nhanh kiểu hình của F1, F2 trong các trường hợp sau:
a. P thuần chủng và khác nhau bởi 1 cặp tính trạng tương phản, 1 bên trội hoàn toàn thì chắc chắn F1 đồng tính về tính trạng trội, F2 phân li theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn.
b. Nếu ở P một bên bố mẹ có kiểu gen dị hợp, bên còn lại có kiểu gen đồng hợp lặn thì F1 có tỉ lệ 1:1
- Yêu cầu HS làm bài tập 1 SGK tr.22
- GV đưa ra dạng bài toán nghịch trong phép lai 1 cặp tính trạng, hướng dẫn cách giải. 
- GV đưa ra các ví dụ 2, yêu cầu HS hoàn thành bài tập : Lai hai cơ thể thuần chủng cà chua quả đỏ với cà chua quả vàng, thu được F1 là 100% quả đỏ. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai nếu F2 cho tỉ lệ cà chua quả đỏ : quả vàng = 3 : 1.
- Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK tr.23
Thực hiện nhiệm vụ:
 + HS: Suy nghĩ, tham khảo sgk trả lời câu hỏi
+ GV: quan sát và trợ giúp các nhóm  
* Báo cáo, thảo luận:
+ Yêu cầu đại diện của 1 - 2 nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần 
* Kết luận, nhận định: GV chính xác hóa và chốt kiến thức.

I. Bài tập về lai một cặp tính trạng 
1. Bài toán thuận. Biết tính trội lặn, KH của P ® Xác định kiểu gen và kiểu hình ở đời con
 PP giải: 
- Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, lặn.
- Bước 2: Từ KH của P, biện luận để xác định kiểu gen P.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả của KG, KH ở đời con.
Ví dụ 1:
- Quy ước : 
gen A qui định lông đen
gen a qui định lông trắng
Chuột lông đen thuần chủng có kiểu gen : AA 
Chuột lông trắng có kiểu gen: aa
Sơ đồ lai : 
PT/C: lông đen × lông trắng
 AA	 aa
G: A	 a
F1: TLKG: Aa
 TLKH: 100% lông đen
* Bài 1 SGK tr.22: P thuần chủng, lông ngắn là tt trội so với lông dài ® F1 đồng tính về tính trạng trội (lông ngắn). Vậy đáp án a đúng.
2. Bài toán nghịch: Biết số lượng hay tỉ lệ kiểu hình ở đời con ® xác định kiểu gen, kiểu hình của P.
PP giải : 
* Trường hợp 1: Nếu đề bài cho biết tỉ lệ phân tính ở đời con 3:1; 1:1. 
- Bước 1: Phân tích kết quả thu được ở đời con để xác định tỉ lệ từng cặp tính trạng tương phản ® quy ước gen
- Bước 2: căn cứ vào tỉ lệ phân tính ở đời con Š KG của P. 
+ F1: (3:1) ® P: Aa x Aa
+ F1: (1:1) ® P: Aa x aa (trội hoàn toàn)
+ F1 đồng tính trội ® ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội ® P: AA x AA hoặc P: AA x aa
+ F1 đồng tính lặn ® cả 2 cơ thể P đều đồng hợp lặn ® P: aa x aa
- Bước 3: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả.
* Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho biết tỉ lệ phân tính ở đời con, cần căn cứ vào KG của F để suy ra giao tử mà F có thể nhận từ bố và mẹ. sau đó lập sơ đồ lai kiểm nghiệm
Ví dụ 2: 
- Pt/c về 1 cặp tính trạng, F1 đồng tính về tính trạng quả đỏ ® quả đỏ là tt trội hoàn toàn so với quả vàng.
Quy ước: 
gen A: quả đỏ. Gen a: quả vàng. 
F2 = 3 : 1 ® F1 dị hợp 1 cặp gen ® Pt/c : AA × aa
Sơ đồ lai: 
PT/C: quả đỏ × quả vàng
 AA	 aa
G: A	 a
F1: TLKG: Aa
 TLKH: 100% quả đỏ
F1 x F1 : quả đỏ x quả đỏ 
 Aa Aa 
G: A; a A; a
F2: TLKG: 1AA : 2Aa : 1 aa
TLKH: 3 quả đỏ : 1 quả vàng
* Bài tập 4 SGK tr. 23
- Con có mắt xanh, KG aa → người con này nhận 1 gen a từ bố và 1 gen a từ mẹ.
- Con mắt đen, KG (A-) → bố hoặc mẹ cho 1 giao tử A ® P: Aa (Mắt đen) x Aa (Mắt đen)
 hoặc Aa (Mắt đen) x aa (Mắt xanh) 
® Đáp án b, c đúng
Hoạt động 2.2. bài tập về lai hai cặp tính trạng
a. Mục tiêu: Trình bày được phương pháp giải một số bài tập trong lai hai cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn và di truyền độc lập. vận dụng để lí thuyết giải bài tập lai 2 cặp tính tạng theo di truyền Menđen
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, làm bài tập lai hai cặp tính trạng
c. Sản phẩm: HS ghi lại những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích lí do. HS rút ra kết luận 
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV đưa ra dạng bài toán lai 2 cặp tính trạng, hướng dẫn cách giải 
- GV đưa ra các ví dụ 1, yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Ở chuột 2 cặp tính trạng màu lông và chiều dài đuôi do 2 cặp gen nằm trên NST thường phân li độc lập và không có tính trạng trung gian. Biết lông đen là tính trạng trội hoàn toàn so với lông nâu và đuôi ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với đuôi dài. Cho giao phối 2 giống chuột thuần chủng lông đen, đuôi ngắn với chuột lông nâu, đuôi dài thu được F1, tiếp tục cho F1 tạp giao với nhau thu được F2.
Xác định kiểu gen, kiểu hình từ P đến F2 và lập sơ đồ lai.
- Yêu cầu đại diện của 1 - 2 nhóm HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập, HS khác nhận xét, bổ sung nếu cần => chốt kiến thức.
- Có thể xác định nhanh: Nếu bài cho các cặp gen quy định cặp tính trạng di truyền độc lập => căn cứ vào tỉ lệ từng cặp tính trạng để tính tỉ lệ kiểu hình: (3:1)(3:1) = 9: 3: 3:1
(3:1)(1:1) = 3: 3:1:1
- GV đưa ra dạng bài toán nghịch trong phép lai 1 cặp tính trạng, hướng dẫn cách giải. 
- GV đưa ra các ví dụ 2, yêu cầu HS hoàn thành bài tập: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với ...iễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân và chức năng của NST.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận; 
b. Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật. Mô tả được cấu trúc điển hình của nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân và chức năng của NST.
Tìm hiểu tự nhiên: Quan sát các hình ảnh về NST, mô tả được cấu trúc hiển vi của NST. 
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: giải thích các hiện tượng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có trách nhiệm tìm hiểu nội dung, tham gia thảo luận để hoàn thành nội dung học tập
Trung thực: Trung thực trong thực hiện hoạt động thực hành và báo cáo kết quả hoạt động
Chăm chỉ: Tích cực tham gia hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Giáo viên
Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
2. Học sinh
Học bài cũ, đọc trước bài 8: Nhiễm sắc thể.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Giúp HS huy động vốn kinh nghiệm hoặc quan sát hình ảnh, quan sát thực tế để tìm hiểu nội dung được học, nhằm kích thích sự tò mò, mong tìm hiểu nội dung mới.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi : Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai đậu hoa đỏ với đậu hoa trắng ntn?
c. Sản phẩm: Menđen giải thích kết quả thí nghiệm lai cây đậu Hoa đỏ với cây đậu hoa trắng: là sự phân li mỗi nhân tố di truyền về một giao tử và giữ nguyên bản chất như cơ thể thuần chủng P .
d. Tổ chức thực hiện
 * Chuyển giao nhiệm vụ: GV nêu câu hỏi, yêu cầu HS trả lời: Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai đậu hoa đỏ với đậu hoa trắng ntn?
* Thực hiện nhiệm vụ: HS liên hệ lại thí nghiệm lai một cặp tính trạng, trả lời câu hỏi
* Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
 * Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Như vậy sự di truyền các tính trạng có liên quan tới các nhân tố di truyền. Ngày nay người ta đã chứng minh được rằng, nhân tố di truyền chính là gen trên nhiễm sắc thể có trong nhân tế bào. Vậy NST là gì ? Cấu trúc như thế nào ? các em sẽ được tìm hiểu trong bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu tính đặc trưng của bộ NST
a. Mục tiêu: Trình bày được tính đặc trưng bộ nhiễm sắc thể ở mỗi loài sinh vật.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm đôi, trả lời câu hỏi
+ Thế nào là cặp NST tương đồng ?
+ Thế nào là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?
+ Thế nào là bộ NST đơn bội?
+ Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội phản ánh trình độ tiến hoá ở mỗi loài không ?
+ Số lượng NST của ruồi giấm ?
+ Mô tả hình dạng bộ nhiễm sắc thể?
+ Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật được thể hiện ở những điểm nào?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho học sinh quan sát hình 8.1, hỏi:
+ Em có nhận xét gì về kích thước và hình dạng của cặp NST này?
- Cặp NST như vậy được gọi là cặp NST tương đồng.
→ Thế nào là cặp NST tương đồng ?
- Trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ " các gen trên NST cũng tồn tại thành từng cặp tương ứng
 + Thế nào là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?
+ Thế nào là bộ NST đơn bội?
+ Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội phản ánh trình độ tiến hoá ở mỗi loài không ?
- Đây là hình ảnh bộ NST của ruồi giấm. các em hãy quan sát và cho biết: 
+ Số lượng NST của ruồi giấm ?
+ Mô tả hình dạng bộ nhiễm sắc thể?
- GV có thể phân tích thêm cặp nhiễm sắc thể giới tính có thể tương đồng (XX), không tương đồng (XY) hoặc chỉ có một chiếc (XO)
 + Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật được thể hiện ở những điểm nào?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
- Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Gọi ngẫu nhiên một vài cặp đôi báo các kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, chốt nội dung kiến thức.
I. Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể
- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- Cặp NST tương đồng: cặp NST gồm 2 NST đơn giống nhau về hình thái và kích thước. Trong đó một có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.
- Bộ NST lưỡng bội (2n) : bộ NST chứa các cặp NST tương đồng 
- Bộ NST đơn bội (n) là bộ NST chứa 1 NST của mỗi cặp tương đồng 
- Ở loài đơn tính có sự khác nhau giữa cá thể đực và ...ận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Vận dụng các kiến thức vừa học quyết các vấn đề học tập và thực tiễn
b. Nội dung: Tinh tinh có bộ NST lưỡng bội 2n = 48. Em hãy cho biết, một tế bào sinh dưỡng của tinh tinh ở kì giữa của quá trình phân bào nguyên phân : 
a, có bao nhiêu crômatit ? vì sao?
b, Có bao nhiêu tâm động nối các crômatit trong các NST kép ?
c. Sản phẩm: Kết quả thực hiện nhiệm vụ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên yêu cầu HS vận dụng kiến thức của bài học, trả lời các câu hỏi và bài tập 
* Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu của giáo viên.
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Tùy điều kiện, GV có thể kiểm tra ngay trong tiết học hoặc cho HS về nhà làm rồi kiểm tra trong tiết học sau
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS.
Hướng dẫn học ở nhà
 Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK tr.26
 Đọc trước bài 9, Kẻ bảng 9.1, 9.2 vào vở bài tập
Ngày dạy: 
CHỦ ĐỀ: PHÂN BÀO
Môn học: Sinh học; Lớp 9
(Thời gian thực hiện: 2 tiết – Tiết 9, 10) 
I. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ. 
1. Kiến thức: 
Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình phân bào.
Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống.
Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức.
Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng
2. Năng lực:
a. Năng lực chung
Tự chủ và tự học: Xác định nhiệm vụ học tập, tìm kiếm thông tin trả lời các câu hỏi, thực hiện được các nhiệm vụ học tập.
Giao tiếp và hợp tác: Xác định nội dung hợp tác nhóm, phân công nhiệm vụ, trao đổi thông tin cùng giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành kĩ năng làm việc nhóm.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phân tích và giải quyết được tình huống học tập; tình huống khi thảo luận; 
b. Năng lực riêng:
Nhận thức khoa học tự nhiên: Trình bày được những diễn biến cơ bản của NST qua các kì của quá trình phân bào.
Tìm hiểu tự nhiên: Phân tích được ý nghĩa của nguyên phân đối với sự sinh sản và sinh trưởng của cơ thể. Ý nghĩa của giảm phân với sự sinh sản và tiến hóa, chọn giống. Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức. Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng
Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: giải thích các hiện tượng thực tiễn.
3. Phẩm chất:
Trách nhiệm: Có trách nhiệm tìm hiểu nội dung, tham gia thảo luận để hoàn thành nội dung học tập
Trung thực: Trung thực trong thực hiện hoạt động thực hành và báo cáo kết quả hoạt động
Chăm chỉ: Tích cực tham gia hoàn thành tốt các nội dung thảo luận trong môn học.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU	
1. Giáo viên
Máy chiếu prorecter; hệ thống tranh ảnh minh họa
Biên tập hệ thống bài tập và câu hỏi phù hợp từng mức độ
Các clip sưu tầm liên quan đến chủ đề
Địa chỉ các tài liệu liên quan để thực hiện nhiệm vụ
Mẫu phiếu hướng dẫn thực hiện
2. Học sinh
Sách giáo khoa, sách tham khảo, các địa chỉ tài liệu liên quan, cách khai thác, phương tiện khai thác, sử dụng
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG.
a. Mục tiêu: Khơi gợi và gây hứng thú tìm tòi cho HS, có thể qua một số hiện tượng trong thực tiễn.
b. Nội dung: GV treo tranh/ chiếu hình ảnh quá trình phân chia tế bào ở sinh vật cho HS quan sát
+ Cơ thể sinh vật lớn lên là do đâu ?
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS : Cơ thể sinh vật lớn lên do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào trong cơ thể
d. Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV treo tranh/ chiếu hình ảnh quá trình phân chia tế bào ở sinh vật, yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động cá nhân theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: Phân bào là hình thức phân chia của tế bào. Căn cứ vào bộ NST của tế bào con so với tế bào mẹ người ta chia thành phân bào nguyên nhiễm (nguyên phân) và phân bào giảm nhiễm (giảm phân). Vậy hai quá trình phân bào này có đặc điểm gì giống và khác nhau, quá trình phân chia diễn ra như thế nào ? chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này cho trong chủ đề phân bào
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân
a. Mục tiêu: Nêu được những diễn biến cơ bản của NST trong nguyên phân.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập
c. Sản phẩm: 
Các kì
Hình vẽ
(HS gắn hình)
Những diễn biến cơ bản của NST
(HS gắn mảnh bìa ghi sắn diễn biến của NST)
Kì trung gian

- NST ở dạng sợi dài mảnh, duỗi xoắn.
- Cuối kì mỗi NST tự nhân đôi thành NST kép
Kì đầu 

- Các NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, có hình thái rõ rệt và đ...o nhóm, nhận đồ dùng học tập
- HS quan sát video, nghiên cứu SGK, ghi lại những diễn biến cơ bản của NST ở các kì 
- Trao đổi thống nhất trong nhóm, hoàn thành nội dung vào bảng 10, gắn các mảnh bì vào tờ giấy A0
* Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ : 
+ các nhóm báo cáo kết quả học tập. 
+ Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:  
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm
- GV: chốt kiến thức. GV hướng dẫn HS trên hình vẽ và giải thích lại một số điểm HS còn chưa rõ
- GV nhấn mạnh sự PLĐL của các cặp NST kép tương đồng khi đi về 2 cực tế bào bằng chữ: A ~ a, B ~ b.
- Kì giữa I : NST ở thể kép: (AA) (aa), (BB)(bb)
- Kì cuối I : có 2 khả năng: 1, AABB và aabb
2, AAbb và aaBB
+ Kết quả của quá trình giảm phân ?
II. Giảm phân
1. Những diễn biến cơ bản của NST trong quá trình giảm phân 
Kết quả : Từ một tế bào mẹ (2n NST) qua 2 lần phân bào liên tiếp tạo ra 4 tế bào con mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n NST)
Hoạt động 2.3. Tìm hiểu ý nghĩa của quá trình giảm phân
a. Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của quá trình giảm phân
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi
	+ Vì sao giảm phân các tế bào con lại có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa ?
 + Ý nghĩa của quá trình phân bào giảm phân đối với cơ thể sinh vật ?
c. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS
- NST chỉ nhân đôi 1 lần, 2 lần phân chia 
- Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST
Hoạt động của GV - HS
Sản phẩm dự kiến
*Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Vì sao giảm phân các tế bào con lại có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa ?
+ Ý nghĩa của quá trình phân bào giảm phân đối với cơ thể sinh vật ?
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
- HS tự đọc thông tin mục III SGK, trả lời câu hỏi
* Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh trình bày ý kiến của mình, các học sinh còn lại nhận xét.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của HS, chốt lại kiến thức.
- Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST kép tương đồng ® đây là cơ chế tạo ra các giao tử có tổ hợp NST khác nhau về nguồn gốc
II. Giảm phân
2. Ý nghĩa của giảm phân.
- Tạo ra các tế bào con có bộ NST đơn bội khác nhau về nguồn gốc NST.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Phân tích được những sự kiện quan trọng có liên quan tới các cặp NST tương đồng trong quá trình phân bào. Chỉ ra được những điểm giống và khác nhau trong các kì của quá trình phân bào quá đó khắc sâu kiến thức. 
b. Nội dung: 
Bài tập 1: HÃY ĐIỀN VÀO Ô TRỐNG CÁC KÌ CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
3
5
4
2
1
Bài tập 2: Hãy xác định các tế bào sau đang ở kì nào của quá trình giảm phân:
Bài tập 3: Hoàn thành bảng sau
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra tế bào sinh dưỡng và tế bào mẹ giao tử
- 
- Tạo ra . tế bào con có bộ nhiễm sắc thể .. (2n NST)
- Kì trung gian giữa 2 lần phân bào có .. . của NST
- Kì đầu : không tiếp hợp và bắt chéo 
- Kì giữa: các NST kép xếp thành .................... trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
- Kì sau : sự phân li đồng đều của mỗi NST đơn
- 
- Gồm hai lần phân bào liên tiếp 
- Tạo ra .. tế bào con có bộ nhiễm sắc thể . (n NST)
- Kì trung gian giữa lần phân bào I và lần phân bào II của giảm phân không có sự nhân đôi của NST
- Kì đầu I: .................................................. giữa các NST trong cặp NST tương đồng
- Kì giữa I: Các NST kép xếp thành ........................ trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc
- Kì sau I: Có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các NST kép trong cặp tương đồng
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
Bài tập 1: 1- Kì sau; 2 – Kì cuối; 3 – kì trung gian;	4 – Kì giữa;	5 – Kì đầu.
Bài tập 2: 1- Kì sau I ; 2 – Kì sau II ; 3 – Kì đầu I; 4 – Kì giữa I ; 5 – Kì giữa II; 6 – kì cuối I; 7 – kì đầu II; 8 – kì cuối II
d. Tổ chức thực hiện:
GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi, giao cho HS các bài tập (từng câu) và yêu cầu HS làm bài tập vào vở
HS tiếp nhận nhiệm vụ, vận dụng kiến thức vừa tìm hiểu về cấu tạo bảng tuần hoàn để làm bài tập
Gọi đại diện 1 vài HS lên bảng làm. HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét, đánh giá và cho điểm
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG .
a. Mục tiêu: Phát triển năng lực tự học và năng lực vận dụng kiến thức tìm hiểu các nguyên tố hóa học gần gũi trong đời sống. 
b. Nội dung: GV cho HS trả lời các câu hỏi ở nhà và nộp bài qua zalo cho giáo viên
Câu 1: 
 a) Hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau trong giảm phân I có gì khác với trong nguyên phân ?
 b) Kết quả của giảm phân I có điểm nào khác căn bản so với kết quả của giảm phân II ? Trong hai lần phân bào của giảm phân, lần nào được coi là phân bào nguyên nhiễm, lần nào được coi là phân bào giảm nhiễm ?
Câu 2: Ở gà, bộ NST lưỡng bội 2n = 78. Một tế bào sinh dưỡng của gà đang ở kì sau của quá trình nguyên phân. Hỏi
Có bao nhiêu NST đơn trong tế bào
Có bao nhiêu tâm động trong tế bào?
Nếu tế bào đó nguyên phân 3 lần liên tiép sẽ tạo được mấy tế bào con ?
c...Đặc điểm so sánh
Phát sinh giao tử cái
Phát sinh giao tử đực
Giống nhau
- Các tế bào mầm (noãn nguyên bào, tinh nguyên  bào) đều nguyên phân liên tiếp nhiều lần.
- Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I  đều giảm phân để hình thành giao tử.
Khác nhau
- Noãn bào bậc I  qua giảm phân I cho thể cực thứ nhất có kích thước nhỏ và noãn bào bậc II có kích thước lớn.
- Tinh bào bậc I qua giảm phân I cho 2 tinh bào bậc II.
- Noãn bào bậc II qua giảm phân II cho 1 thể cực thứ hai có kích thước bé và 1 tế bào trứng có kích thước lớn.
- Mỗi tinh bào bậc II qua giảm phân cho hai tinh tử , các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
- Từ mỗi noãn bào bậc I qua giảm phân cho 3 thể cực(n)  và 1 tế bào trứng (n), trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.
- Từ mỗi tinh bào  bậc I  qua giảm phân cho 4 tinh trùng (n) đều có khả năng thụ tinh như nhau.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục I, quan sát H 11 SGK và trả lời câu hỏi:
Trình bày quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Nêu sự giống và khác nhau cơ bản của 2 quá trình phát sinh giao tử đực và cái?
Sự khác nhau về kích thước và số lượng của trứng và tinh trùng có ý nghĩa gì?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
- Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Gọi ngẫu nhiên một vài cặp đôi báo các kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, chốt nội dung kiến thức.
I. Sự phát sinh giao tử
- Quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái: SGK
Hoạt động 2.2. Tìm hiểu quá trình thụ tinh.
a. Mục tiêu: Nêu được khái niệm thụ tinh và bản chất của quá trình thụ tinh
b. Nội dung: 
+ Nêu khái niệm thụ tinh ?
+ Bản chất của quá trình thụ tinh ?
+ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc?
c. Sản phẩm:
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử
- Bản chất là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử .
- 4 tinh trùng chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội khác nhau về nguồn gốc ® hợp tử có các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II, và trả lời câu hỏi:
+ Nêu khái niệm thụ tinh ?
+ Bản chất của quá trình thụ tinh ?
+ Tại sao sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực và giao tử cái lại tạo được các hợp tử chứa các tổ hợp nhiễm sắc thể khác nhau về nguồn gốc?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
- Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Gọi ngẫu nhiên một vài cặp đôi báo các kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, chốt nội dung kiến thức.
II. Thụ tinh.
- Thụ tinh là sự kết hợp ngẫu nhiên giữa một giao tử đực và một giao tử cái tạo thành hợp tử
- Bản chất là sự kết hợp của hai bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử .

Hoạt động 2.3. Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh
a. Mục tiêu: Phân tích được ý nghĩa của quá trình giảm phân và thụ tinh về mặt di truyền và biến dị
b. Nội dung: 
+ Nhờ cơ chế nào mà bộ NST của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ?
+ Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính là do những cơ chế nào xảy ra trong giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh ?
+ Nêu ý nghĩa của giảm phân và thụ tinh về các mặt di truyền, biến dị và thực tiễn ?
c. Sản phẩm:
+ Về mặt di truyền: Giảm phân: Tạo bộ nhiễm sắc thể đơn bội . Thụ tinh: khôi phục bộ NST lưỡng bội .
+ Về mặt biến dị: Tạo ra những hợp tử mang bộ nhiễm sắc thể khác nhau (biến dị tổ hợp )
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS
Sản phẩm dự kiến
* Chuyển giao nhiệm vụ: 
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục III SGK Sinh học 9, và trả lời câu hỏi:
+ Nhờ cơ chế nào mà bộ NST của các loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ?
+ Biến dị tổ hợp xuất hiện phong phú ở những loài sinh sản hữu tính là do những cơ chế nào xảy ra trong giảm phân, phát sinh giao tử và thụ tinh ?
* Thực hiện nhiệm vụ: 
- Học sinh hoạt động nhóm đôi, tìm hiểu thông tin SGK, trả lời câu hỏi
- Học sinh tìm tòi, thảo luận và đi đến thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi theo yêu cầu giáo viên 
* Báo cáo kết quả, thảo luận: 
- Gọi ngẫu nhiên một vài cặp đôi báo các kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. 
* Đánh giá kết quả thảo luận: 
- GV nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm, chốt 

File đính kèm:

  • docxgiao_an_sinh_hoc_9_theo_cv5512_nam_hoc_2022_2023.docx