Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2023-2024

- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020” để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tiếng Việt - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: Văn nghị luận xã hội.

- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-Tiếng Việt- Tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được:

+ Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng phản ánh vấn đề hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc.

+ Hệ thống hóa những hiểu biết cơ bản về văn bản nghị luận : đặc điểm, nội dung, hình thức, các thức tạo lâp, cách tóm tắt.

+ Hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí.

+ Nắm được yêu cầu, bố cục cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

+ Biết trình bày bài văn nghị luận về một về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí.

- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo, sử dụng thành thạo các câu văn, từ ngữ liên kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản khi tạo nên phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc.

- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.

docx 212 trang Cô Giang 28/10/2024 490
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2023-2024", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2023-2024

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 2 - Năm học 2023-2024
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP:
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
PHẦN I: XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ:
A. CƠ SỞ LỰA CHỌN CHỦ ĐỀ.
- Căn cứ vào “Công văn 3280/BGD ĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT, ngày 27 tháng 8 năm 2020” để xây dựng chủ đề tích hợp văn bản – tiếng Việt - làm văn trong học kì I để xây dựng nên chủ đề: Văn nghị luận xã hội.
- Qua việc xây dựng chủ đề, góp phần giúp học sinh hình thành mối quan hệ gắn kết gữa các phần văn bản-Tiếng Việt- Tập làm văn, giúp cho các em học tốt môn Ngữ văn, qua đó cũng giúp các em học sinh hiểu được:
 + Hiểu và cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số văn bản nhật dụng phản ánh vấn đề hội nhập và bản sắc văn hóa dân tộc.
 + Hệ thống hóa những hiểu biết cơ bản về văn bản nghị luận : đặc điểm, nội dung, hình thức, các thức tạo lâp, cách tóm tắt.
 + Hiểu thế nào là một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí. 
 + Nắm được yêu cầu, bố cục cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
 + Biết trình bày bài văn nghị luận về một về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí. 
- Hình thành cho học sinh các kĩ năng: nghe – nói – đọc - viết thành thạo, sử dụng thành thạo các câu văn, từ ngữ liên kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh, văn bản khi tạo nên phải có bố cục rõ ràng, mạch lạc. 
- Tích hợp kiến thức liên môn tạo hứng thú học tập cho học sinh. Các em có cái nhìn hoàn chỉnh và thấy được mối liên hệ giữa các môn học. Từ đó có ý thức tìm tòi, học hỏi và vận dụng kiến thức đã học vào đòi sống sinh động.
B. THỜI GIAN DỰ KIẾN:
Tuần

Tiết
Bài dạy
Ghi chú
19
91
Bàn về đọc sách

92
Bàn về đọc sách
93
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
94
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (tt)
95
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
20
96
Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống (tt)
97
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
98
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tt)
99
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

100
Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (tt)

21
101
Luyện tập, đánh giá chủ đề

102
Luyện tập, đánh giá chủ đề (tt)

C. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ
I. MỤC TIÊU CHUNG
- Dạy học theo vấn đề hay chủ đề tích hợp là khai thác sự liên quan, gần gũi ở nội dung  kiến thức và khả năng bổ sung cho nhau giữa các bài học cho mục tiêu giáo dục chung. Các tiết học chủ đề giáo viên không tổ chức thiết kế kiến thức, thông tin đơn lẻ, mà phải hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm, quản lý, tổ chức sử dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa.
-Thông qua dạy học tích hợp, học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập, có thể vận dụng để giải quyết những tình huống có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày;
- Tìm hiểu thế giới tự nhiên bằng việc vận dụng kiến thức đã học giúp các em ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính mình, với gia đình, nhà trường.
- Phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, sáng tạo để vượt qua khó khăn, tạo hứng thú trong học tập.
- Thiết lập các mối quan hệ theo một logic nhất định những kiến thức, kỹ năng khác nhau để thực hiện một hoạt động phức hợp.
- Lựa chọn những thông tin, kiến thức, kỹ năng cần cho học sinh thực hiện được các hoạt động thiết thực trong các tình huống học tập, đời sống hàng ngày, làm cho học sinh hòa nhập vào thế giới cuộc sống.
II. MỤC TIÊU CỤ THỂ CHỦ ĐỀ
1. Kiến thức/ năng lực/phẩm chất: 
1.1 Đọc hiểu: 
1.1.1. Đọc hiểu nội dung:
- Qua chủ đề “ Văn nghị luận xã hội” học sinh nắm được một số đặc điểm của văn bản nghịa luận và các bước làm một bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lí được thể hiện qua các văn bản: Bàn về đọc sách, Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
 Thấy được tầm quan trọng của việc đọc sách trong cuộc sống và tác dụng của việc đọc sách là để nâng cao học vấn. việc đọc sách cần phải có phương pháp thì mới có hiệu quả, học sinh cần biết lựa chọn sách đọc sao cho có ích và phù hợp nhất.
Đọc hiểu hình thức: 
- Thấy được phương pháp lập luận chặt chẽ, sâu sắc, giàu tính thuyết phục của Chu Quang Tiềm. 
- Đặc điểm yêu cầu của kiểu thành phần bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời 
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đặc điểm, yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
Đọc mở rộng: Tự tìm hiểu một số đoạn nghị luận hay về Nghị luận một sự việc, hiện tượng đời sống, Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; tìm đọc một số quyển sách hay phù hợp lứa tuổi phục vụ cho việc học tập; giới thiệu một số sách đã đọc.
Viết:
- Rèn luyện thêm các...Chu Quang Tiềm?
- Trình bày những hiểu biết cuả em về nhà văn Chu Quang Tiềm và tác phẩm?
-Tên VB “Bàn về đọc sách” cho thấy kiểu văn bản của bài này là gì?
- Vấn đề nghị luận của bài viết này là gì?
- Mở đầu luận điểm tác giả đã nêu lên vai trò của việc đọc sách đối với học vấn của mỗi con người là gì?
-Theo nhà văn “học vấn” được hiểu như thế nào?
- Đọc sách có dễ không? Tại sao cần lựa chọn sách khi muốn đọc?
- Tác giả có ý kiến ntn về cách đọc sách? 
- Văn bản cho những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách?
- Tìm các dẫn chứng khẳng định cho lập luận của t/g: “Trên đời không có học vấn nào là cô lập, tách rời các học vấn khác”, “Không biết rộng thì không thể chuyên, không thông thái thì không thể nắm gọn”.
- Tác giả có ý kiến như thế nào về cách đọc sách? Suy nghĩ của em về các ý kiến ấy?
- Trong phần này, tác giả đã làm sáng tỏ các lý lẽ bằng khả năng phân tích như thế nào?
- Em hãy tìm những yếu tố cơ bản tạo nên nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của văn bản ?
- Văn bản cho những lời khuyên bổ ích nào về sách và việc đọc sách? Qua lời bàn về đọc sách em hiểu gì về tác giả? 
-Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về việc lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi học sinh để đọc.
-Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về em về hiện tượng hút thuốc lá của một bộ phận HS cá biệt trong trường.
- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.

- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sách đối với bản thân.
- Viết đoạn văn nghị luận ngắn trình bày quan điểm trước một vấn đề .
- Viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí.
- Viết hoàn chỉnh bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
E. CHUẨN BỊ
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC,
1. Giáo viên:
- Giáo án, bài giảng điện tử.
- Phiếu học tập, tranh, ảnh, vi deo.
2. Học sinh
- Đọc bài, soạn bài.
- Sưu tầm những tài liệu có liên quan đến chủ đề.
- Thực hiện các hướng dẫ khác theo yêu cầu của giáo viên.
II. PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp, kĩ thuật dạy học.
- Phương pháp: gợi mở, thảo luận nhóm, thảo luận theo cặp đôi, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, bình giảng, thuyết trình.
- Kĩ thuật: động não, tia chớp, trình bày 1 phút, kĩ thuật khăn trải bàn, kĩ thuật hỏi chuyên gia, đọc tích cực, viết tích cực, 
2. Phương tiện dạy học.
- Sgk, máy tính có kết nối tivi.
- Bài giảng điện tử
- Phiếu học tập.
PHẦN II: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
Tuần: 19
Tiết: 91, 92
 BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
 (Chu Quang Tiềm) 
NS: 11/01/2024	
ND: 16/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức : 
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Năng lực:
a Năng lực chung: Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, giao tiếp, hợp tác, nhận thức.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học.
3. Phẩm chất:
- Học sinh có ý thức vận dụng những kiến thức trong bài viết vào quá trình chọn và đọc sách.
- Siêng năng đọc sách.
4. Tích hợp liên môn:
-Môn GDCD: Sự siêng năng kiên trì
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
1. Giáo viên: 
- Ti vi, máy tính, bảng phụ, giáo án powerpoint.
- Một số nhận định, đánh giá về sách và vai trò, tầm quan trọng của sách.
- Chân dung Chu Quang Tiềm (nếu có).
2. Học sinh:
- Tự đọc và tóm tắt tác phẩm ở nhà.
- Tự truy cập các thông tin trên mạng về tác giả, tác phẩm.
- Soạn và trả lời các câu hỏi phần Đọc- hiểu văn bản ra vở bài tập.
- Trả lời các câu hỏi và làm các bài tập trong sách BT trắc nhiệm.
 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm.
 - Nêu và giải quyết vấn đề
 - Trình bày 1 phút.
 IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
 1. Ổn định lớp: (1p)
 Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng của học sinh
 2. Kiểm tra bài cũ: (1p) Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 3. Bài mới:
Tiết 91
3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Gv cho HS quan sát một quyển sách.
- Em nhận ra đó là gì không? Theo em sách quan trọng như thế nào đối với con đường học vấn của mỗi người?
GV theo dõi.
GV chốt ý: Đọc sách là quá trình tích lũy kiến thức, nâng cao hiểu biết. Giáo sư, tiến sĩ Chu Quang Tiềm nhà mĩ học và lí luận văn học Trung Quốc đã nhiều lần bàn về vấn đề đọc sách, phương pháp đọc sách. Ông muốn truyền lại cho thế hệ con cháu những suy nghĩ sâu sắc và kinh nghiệm phong phú của bản thân. Để hiểu được điều này chúng ta cùng tìm hiểu văn bản dịch của nhà văn để thấy được giá trị khoa học, thực tiễn của nó.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nêu suy nghĩ của cá nhân.
 HS lắng nghe và ghi tên bài học.
- Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.
- Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu chung v... lắng nghe, ghi bài.

3) Thể loại: Văn bản nghị luận.
4) Vấn đề nghị luận: Bàn về việc đọc sách.
5) Các luận điểm:
LĐ1: Từ đầu -> phát hiện thế giới mới: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- LĐ: Tiếp -> tự tiêu hao lực lượng: Những thiên hướng sai lệch của việc đọc sách hiện nay.
- LĐ3: Còn lại: Bàn về phương pháp đọc sách.
II. Đọc – tìm hiểu nội dung văn bản.
1.Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
- Luận điểm: Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
- Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại.
Đọc sách sẽ có được thành quả 
nhân loại trong quá khứ...
-Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức.
-Đọc sách là cách để tạo học vấn.
-Lấy thành quả của nhân loại làm điểm xuất phát.
- Tác giả dùng phương pháp phân tích, tổng hợp để thuyết phục người đọc, người nghe
 Tiết 92
2. Lời bàn của tác giả về cách lựa chọn sách khi đọc.
- Phải lựa sách mà đọc vì sách nhiều cũng có những nguy hại của nó :
  + Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, không biết nghiền ngẫm.
  + Sách nhiều khó lựa chọn, người đọc dễ lạc hướng, lãng phí thời gian.
   - Cách chọn lựa sách mà tác giả đưa ra :
+ Không tham đọc nhiều, đọc lung tung, phải đọc kĩ những cuốn thực sự có giá trị.
 + Đọc kĩ về sách, tài liệu thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình.
  + Khi đọc chuyên sâu, không thể xem thường loại sách gần gũi với chuyên môn.
 - Cách viết giàu hình ảnh, dùng lối ví von cụ thể. Lí lẽ, dẫn chứng đưa ra thấu tình đạt lí.
3. Lời bàn của tác giả về phương pháp đọc sách.
   - Không nên đọc lướt mà phải đọc kĩ, vừa đọc vừa suy ngẫm.
   - Không đọc một cách tràn lan kiểu hứng thú mà phải đọc có hệ thống.
→ Đọc sách là học tập tri thức, hơn thế còn là rèn luyện tính cách, học làm người.
=> Phân tích toàn diện, tỉ mỉ, có đối chiếu, so sánh nên dễ hiểu.
4. Tính thuyết phục, hấp dẫn của văn bản:
- Nội dung lời bàn, cách trình bày đạt lý, thấu tình.
- Ý kiến đưa ra xác đáng.
- Cách phân tích cụ thể bằng giọng chuyện trò tâm tình thân ái.
- Bố cục chặt chẽ
- Cách viết giàu hình ảnh, có chỗ dùng cách ví von cụ thể thú vị.
III. Tổng kết:
1 Nội dung:
 -Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
2. Nghệ thuật: 
- Nội dung bài viết và cách trình bày thấu tình đạt lí.
- Các ý kiến nhận xét xác đáng, có lí lẽ.
- Phân tích trình bày cụ thể qua giọng văn tâm tình trò chuyện thân ái chia sẻ kinh nghiệm.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên, hình ảnh so sánh độc đáo sinh động.
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập ( 5 phút)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn KTKN cần đạt
* GV cho HS làm bài tập trắc nghiệm
+ HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét.
1, Bài 1. Trắc nghiệm:
BÀI TẬP CỦNG CỐ.
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng?
H: Văn bản “ Bàn về đọc sách” sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự B. miêu tả
C. Biểu cảm D. nghị luận
H: Ý nào nói đúng nhất sức thuyết phục của văn bản?
A. Lí lẽ sắc sảo, dẫn chứng sinh động.
B. Dẫn chứng phong phú, câu văn giàu hình ảnh.
C. Sử dụng phép so sánh và nhân hoá.
D. Giọng văn biểu cảm, giàu biện pháp tu từ.
3. Ý nào nêu khái quát nhất lời khuyên của tác giả đối với người đọc sách
A. Nên lựa chọn sách mà đọc
B Đọc sách phải kĩ
C Cần có phương pháp đọc sách
D Không nên đọc sách chỉ để trang trí như kẻ trọc phú
H. Nêu cảm nghĩ của em về những điều em cảm nhận được khi em tìm hiểu VB?
+ HS tự do bộc lộ
2, Bài 2.
H. Em hiểu thêm gì về tác giả qua việc tìm hiểu văn bản?
+ HS trả lời , bộc lộ suy nghĩ cá nhân.
- Là người yêu quí sách; Có học vấn cao nhờ biết cách đọc sách có thái độ khen chê rõ ràng. Là nhà khoa học có khả năng hướng dẫn việc đọc sách cho mọi người.
3, Bài 3. 
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Em học tập được gì trong cách viết văn nghị luận của Chu Quang Tiềm ?
GV định hướng: Thái độ khen, chê rõ ràng. Lí lẽ được phân tích cụ thể, liên hệ, so sánh gần gũi nên dễ thuyết phục.
GV nhận xét,bổ sung.
- Dựa vào những kinh nghiệm vừa học được từ cách viết văn nghị luận của tác giả, em hãy viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về việc lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi học sinh để đọc.
( Gv có thể hướng dẫn cho HS về nhà viết nếu hết thời gian và kiểm tra vào tiết sau.)
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
HS suy nghĩ trả lời
HS viết đoạn văn.
-Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về việc lựa chọn sách phù hợp với lứa tuổi học sinh để đọc.

3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng ( 8 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập :
- Hãy sưu tầm một số câu nói hay về sách.
- Hãy giới thiệu cho bạn mình những quyển sách, truyện hay, bổ ích mà mình đã đọc để bạn mình cùng tìm đọc.
( Các nhóm chuẩn bị từ trước ở nhà).
GV có thể giới thiệu thêm cho HS một số câu nói hay...ạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy nêu các sự việc, hiện tượng tốt đáng biểu dương của các bạn trong nhà trường, ngoài XH...?
GV ghi tất cả các sự việc, hiện tượng lên bảng.
- Trong tất cả sự việc hiện tượng đó. Hiện tượng sự việc nào là vấn đề xã hội quan trọng đáng để chúng ta quan tâm, cần bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối ?
- Những hiện tượng nào đáng để viết bài nghị luận XH?
GV nhận xét, bổ sung,chốt lại vấn đề cần được biểu dương,vấn đề cần phê phán.
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2
- Em hãy cho biết đây có phải là hiện tượng đáng viết một bài nghị luận không.Vì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của BT
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
HS: Ghi vào vở .
Suy nghĩ trả lời
Trả lời.
Lắng nghe.
Đọc bài tập 2
Trả lời.
IV.LUYỆN TẬP
Bài tập 1:
- Các hiện tượng tốt:
+ Giúp bạn học tập tốt.
+ Bảo vệ cây xanh, môi trường...
+ Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ...
+ Trả lại của rơi cho người bị mất.
+ Góp ý phê bình bạn khi bạn có khuyết điểm.
=> Có 3 sự việc, hiện tượng đầu tiên có thể viết thành bài nghị luận XH.
 Bài tập 2:
- Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của việc hút thuốc đáng để viết một bài nghị luận vì:
+ Nó liên quan đến vấn đề sức khoẻ của mỗi cá nhân.
+ Liên quan đến bảo vệ môi trường.
+ Tốn kém tiền bạc...
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng ( 24 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Dựa vào những ý đã nêu ở bài tập 2 hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về hiện tượng hút thuốc lá của một bộ phận HS cá biệt trong trường.
- ( Gv có thể hướng dẫn cho HS về nhà viết nếu hết thời gian và kiểm tra vào tiết sau.)
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu
-Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về em về hiện tượng hút thuốc lá của một bộ phận HS cá biệt trong trường.
3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (4 phút)
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Sưu tầm một bài nghị luận về một hiện tượng đời sống (phổ biến ở lứa tuổi học sinh) mà xã hội đang quan tâm hiện nay.
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 HS tư duy, tìm tòi
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập
HS vận dụng kiến thức để tìm tòi các tư liệu liên quan
4. Hướng dẫn tự học (2 phút)
 - Nắm lại nội dung bài hoc.
 - Viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề đề xả rác nơi công cộng của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
- Soạn bài “Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống”.
Tuần: 19
Tiết: 95

CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN
VỀ MỘT SỰ VẬT, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

NS: 11/01/2024	
ND: 19/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được
 - Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể khi làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực tiếp nhận, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng.
- Năng lực tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định, suy nghĩ, sáng tạo. (KNS) 
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
3. Phẩm chất:
- Hứng thú học tập, biết quan sát các hiện tượng của đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Giáo án, ghi sẵn các đề lên bảng phụ ( đề sgk trang 22 )
2. HS: Sgk, chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm.
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
- Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội?
- Nêu yêu cầu về nội dung và hình thức của một bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống?
3. Bài mới:
3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 4 ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ học tập
GV nêu vấn đề: 
-Em hãy nêu một vài sự việc, hiện tượng mà em thường gặp trong cuộc sống?
- Trong các hiện tượng vừa nêu, hiện tượng nào cần biểu dương ca ngợi, hiện tượng nào cần phê phán, nhắc nhở.
GV theo dõi, hỗ trợ
GV nhận xét, chốt lại vấn đề và giới thiệu bài mới
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS theo dõi thông tin, trao đổi, hợp tác và trả lời.
Xác đinh và trả lời.
HS lắng nghe và ghi tên bài
Hình thức khởi động hợp lí, gây hứng thú
Hs định hướng được nội dung bài học
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 18 ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
GV giao nhiệm vụ học tập
GV treo bảng phụ có ghi các đề bài ở SGK/ 22
- Yêu cầu HS đọc các đề bài
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra? 
- Em thử nghĩ ra một để bài tương tự.
- Ghi một số đề hs nêu lên bảng, phân tích đúng, sai.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một sự việ...nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống,
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực tiếp nhận, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng.
- Năng lực tự nhận thức, kĩ năng ra quyết định, suy nghĩ, sáng tạo. (KNS) 
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, năng lực tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất:
- Hứng thú học tập, biết quan sát các hiện tượng của đời sống, biết phê phán .
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Giáo án, ghi sẵn các đề lên bảng phụ ( đề sgk trang 22 )
2. HS: Sgk, chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
 - Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm.
 - Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
- Nêu các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Bài mới:
3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 2 ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ học tập
GV nêu vấn đề: 
- GV nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống đã được học trong tiết trước, vận dụng vào tiết này để viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh.
GV nhận xét, chốt lại vấn đề và nêu yêu cầu của tiết học.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS theo dõi thông.
HS lắng nghe và ghi tên bài

Hs định hướng được nội dung bài học
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 15 ph)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Nội dung 3: Hướng dẫn HS viết bài
Chuyển giao nhiệm vụ HT
GV yêu cầu HS trình bày dàn ý đã được xây dựng trong tiết học trước.
GV: Trình chiếu dàn ý hoàn chỉnh đã được chỉnh sửa ở tiết trước.
- Hướng dẫn hs viết MB, KB và ý 1 ở TB (ý nghĩa việc làm của Phạm Văn Nghĩa).
GV: Hướng dẫn viết phần Mở bài bằng nhiều cách (từ chung đến riêng, bằng phép đối lập, hoặc đi thẳng vào vấn đề).
GV: Hướng dẫn viết 1 ý phần Thân bài:
+ 
Gv sửa chữa, bổ sung
- Việc đọc, kiểm tra lại bài làm có cần thiết không? Vì sao?
- Vậy muốn làm tốt một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống cần tiến hành theo những bước nào?
- Hãy lập dàn ý chung cho một bài viết.
GV nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh dàn bài
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Thực hành viết từng phần.
Lắng nghe.
Thực hành viết.
- 3 HS trình bày trước lớp.
Trả lời
Trả lời 
Thảo luận rút ra dàn bài chung.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Ghi vào vở.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
3. Viết bài
a.Viết phần Mở bài
b. Viết phần Thân bài
c. Viết phần Kết bài.
4. Đọc lại bài viết và sửa chữa.
*Lưu ý:
+ Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, phân tích sự việc, hiện tượng đó để tìm ý, lập dàn ý, viết bài và sửa chữa sau khi viết.
*Dài bài chung
Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên
* Ghi nhớ: sgk/24
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Yêu cầu HS đọc lại đề 4 ở mục I
- Hướng dẫn HS lập dàn bài.
- GV theo dõi, hỗ trợ.
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Đọc đề, tìm ý, lập dàn bài trên bảng phụ nhóm.
- Viết và đọc trước lớp.
- Hoàn thành dàn ý vào vở BT.
IV. LUYỆN TẬP
1. Lập dàn bài cho đề 4
1. Mở bài: Giới thiệu chung về Nguyễn Hiền 
2. Thân bài:
- Hoàn cảnh của Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh..).
- Tinh thần ham học.
- Ý thức tự trọng của bản thân trước kẻ quyền thế.
- Kết quả, sự thành đạt của ông.
3. Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng ( 6 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS thực hành lần lượt viết các phần của dàn bài.
GV theo dõi, hỗ trợ.
Gv chấm bài một số HS
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
GV hướng dẫn HS về nhà tiếp tục viết bài văn hoàn chỉnh.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Thực hành viết phần MB, TB, KB.
- Viết và đọc trước lớp.

Luyện viết bài văn

3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Tìm hiểu một sự việc, hiện tượng của đời sống ở địa phương và trình bày ngắn gọn ý kiến của bản thân về sự việc, hiện tượng ấy.
GV theo dõi, hỗ trợ
- Nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Suy nghĩ, trao đổi với bạn.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
HS biết tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết của mình về những sự việc, hiện tượng đời sống ở địa phương.
4. Hướng dẫn tự học: (2 phút)
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết bài văn hoàn chình cho đề 4.
- Chuẩn bị bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
Tuần 20
Tiết: 97+ 98
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ
TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
NS: 18/01/2024	
ND: 23&24/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp HS nắm được
- Đặc điểm, yêu cầu của...viết.
b. Hình thức : 
-Phải có bố cục 3 phần.
- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ.
- Lời văn chính xác, sinh động.
*Ghi nhớ : (SGK)
Tiết 98 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập ( 27 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Yêu cầu HS đọc văn bản: Thời gian là vàng.
- Văn bản trên thuộc loại nghị luận nào?
- Văn bản nghị luận vấn đề gì?
- Chỉ ra các luận điểm chính
- Phép lập luận chủ yếu là gì? cách lập luận có sức thuyết phục ntn?
Gv nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu của BT
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung
HS: Hoàn thành BT vào vở .
III.LUYỆN TẬP
II.Luyện tập:
1a. Văn bản thuộc loại nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
b. Bàn về giá trị của thời gian.
c. Các luận điểm chính:
- Thời gian là sự sống.
- Thời gian là thắng lợi.
- Thời gian là tiền.
- Thời gian là tri thức.
d. Phép lập luận chủ yếu: Phân tích và chứng minh.
- Các luận điểm được triển khai theo lối phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng, sau mỗi luận điểm là một dẫn chứng chứng minh cho luận điểm
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng ( 10 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- Hãy viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề “Tôn sư, trọng đạo” trong trường học hiện nay.
- ( Gv có thể hướng dẫn cho HS về nhà viết nếu hết thời gian và kiểm tra vào tiết sau.)
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
Thực hành viết đoạn văn theo yêu cầu
-Học sinh viết đoạn văn nghị luận trình những suy nghĩ của bản thân về em về vấn đề “Tôn sư, trọng đạo” trong trường học hiện nay.
3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (6 ph)
	Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Sưu tầm một bài hoặc đoạn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí mà em cho rằng rất thuyết phục.
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
 HS tư duy, tìm tòi
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập
HS vận dụng kiến thức để tìm tòi các tư liệu liên quan
4. Hướng dẫn tự học: (2 ph)
- Nắm lại nội dung bài hoc.
 - Viết đoạn văn nghị luận trình bày ý kiến cá nhân về một vấn đề tư tưởng, đạo lí mà em tâm đắc.
- Soạn bài “Cách làm bài nghị luận về tư tưởng, đạo lí”.
Tuần 20
Tiết: 99 + 100
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ.
NS: 18/01/2024	
ND: 24&26/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thứ : Giúp HS nắm được
- Biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Năng lực:
a Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực tiếp nhận, năng lực vận dụng.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn, sử dụng tiếng Việt ngữ để trình bày các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học, tạo lập văn bản.
3. Phẩm chất :
          - Hứng thú học tập, biết quan sát đánh giá những tư tưởng đạo lí của đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
1. GV: Giáo án, ghi sẵn các đề lên bảng phụ  ( đề sgk trang 22 )
2. HS: Sgk, chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
- Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm.
- Nêu và giải quyết vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4p) 
         - Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng , đạo lí?
        - Nêu những yêu cầu về nội dung và hình thức đối với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?
3. Bài mới: 
TIẾT 99
3.1 Hoạt động 1: Khởi động  (4 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ học tập
GV nêu vấn đề: 
- Trong xã hội hiện nay, điều gì làm cho em cảm thấy ấm lòng và yêu mến cuộc sống này hơn.
GV theo dõi, hỗ trợ
GV nhận xét, chốt lại vấn đề và giới thiệu bài mới
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Suy nghĩ, trao đổi, hợp tác và trả lời.
HS lắng nghe và ghi tên bài
Hình thức khởi động hợp lí, gây hứng thú
Hs định hướng được nội dung bài học
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 47 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
GV giao nhiệm vụ học tập
GV treo bảng phụ có ghi các đề bài ở SGK/ 22
- Yêu cầu HS đọc các đề bài
- Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Hãy chỉ ra sự giống nhau đó? 
- Dựa vào các đề mẫu trên, hãy thử ra một vài đề tương tự?
- Vậy, muốn làm tốt một bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lý ... thì cần chú ý những điều gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..  
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Giới thiệu đề bài đã nêu ở sgk.
- Muốn làm một bài văn nghị luận nói chung cần phải trải qua những bước nào?
Nội dung 1: Hướng dẫn hs tìm hiểu đề và tìm ý.
- Cho h/s đọc đề bài.
- Đề thuộc loại đề nào?
- Đề yêu cầu về vấn đề gì?
- “Nước” và “nguồn” trong câu tục ngữ này được hiểu ntn?
- Nội dung câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí của người VN?
GV nhận xét ,bổ sung, chốt lại các vấn đề HS vừa n...ết đoạn văn nghị luận về vấn đề đó.
GV theo dõi, hỗ trợ
- Nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Suy nghĩ, trao đổi với bạn.
- HS trình bày ý kiến cá nhân.
- Lớp nhận xét, bổ sung thêm.
HS biết tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết của mình về một tư tưởng, đạo lí cần có trong đời sống xã hội hiện nay.

 4. Hướng dẫn tự học: (: (2p)
- Học thuộc ghi nhớ
- Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề 7 “Tinh thần tự học”
- Chuẩn bị bài: “Luyện tập, đánh giá chủ đề”
Tuần: 21
Tiết: 101 + 102
CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (TT)
LUYỆN TẬP – ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ
NS: 25/01/2024	
ND: 30/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức :
- Luyện tập củng cố, nâng cao kiến thức về chủ đề. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, giao tiếp, năng lực sáng tạo.
b. Năng lực chuyên biệt: Giao tiếp, trình bày, giới thiệu.
3. Phẩm chất: HS tự hào về truyền thống dân tộc, trân trọng di tích lịch sử.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1.Chuẩn bị của giáo viên: 
- SGK, SGV, tài liệu chuẩn, bài tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Soạn bài ở nhà theo hướng dẫn GV
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC: 
- Vấn đáp, tái hiện, nêu và giải quyết vấn đề
- Động não, trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 
1. Ổn định: (1ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (3ph)
 - Các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí?
3. Bài mới: (85 ph)
3.1 Hoạt động 1: Khởi động (5 ph) Tiết 101
Hoạt động của GV
Nội dung, yêu cầu cần đạt
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Hãy khái quát những nội dung đã được học trong chủ dề : Văn nghị luận xã hội.
- HS: Trả lời -> dẫn dắt giới thiệu yêu cầu của tiết học,
- Định hướng được nội dung bài học
3.2 Hoạt động 2: Luyện tập, vận dụng (70 ph)
I. Sách trong đời sống con người. 
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS: Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi:
1. Theo em, sách có vai trò như thế trong đời sống của con người.
HS: Đại diện nhóm trả lời.
HS: Nhóm khác bổ sung.
GV: Bổ sung, chốt lại những vai trò của sách đối với đời sống con người.
GV: Chiếu cho hs xem clip: Vì sao cần phải đọc sách? Những lợi ích của việc đọc sách mà bạn nên biết.
https://www.youtube.com/watch?v=imNbIwVJ1lA
GV: Sau khi cho HS xem xong clip, giáo viên cho HS trình bày suy nghĩ của cá nhân về nội dung chua clip.
HS: Trao đổi, suy nghĩ, trình bày cá nhân.
HS: 2, 3 HS trình bày.
HS: Nhận xét câu trả lời của bạn
GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại nội dung đã học.

Sách và vai trò của việc đọc sách trong đời sống con người.
Sách là gì?
- Sách là món ăn tinh thần, mang lại sự thư thái, thoải mái, tạo cảm hứng cho người đọc, giúp họ cảm thấy thoải mái sau những áp lực của cuộc sống.
- Sách có thể coi là một dạng tài liệu, một hình thức tự học đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, giúp chúng ta có cơ hội tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực trong cuộc sống.
- Sách là nơi chứa đựng những kiến ​​thức về nhiều ngành nghề, kinh nghiệm sống, các vấn đề xã hội hay cảm xúc của tác giả muốn gửi gắm đến người đọc.
- Sách là nơi tích lũy kiến ​​thức của các nền văn minh trên thế giới, là nơi lưu giữ những thành tựu, di sản tinh thần của nhân loại.
b. Vai trò của việc đọc sách:
- Giúp ta hoàn thiện nhân cách.
- Trau dồi kiến ​​thức.
- Kích thích trí não.
- Nâng cao khả năng tập trung.
- Củng cố vốn từ vựng và phong cách viết.
- Tăng khả năng tư duy, phân tích, sáng tạo.
- Giúp giảm stress.

II. Nghị luận xã hội qua lăng kính cuộc sống.
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV: Chiếu cho HS quan sát 1 số hình ảnh và yêu cầu HS nêu vấn đề xã hội mà bức tranh thể hiện.
HS: Quan sát tranh, suy nghĩ, trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Từ những vấn đề xã hội mà học sinh vừa nêu, GV yêu cầu hs lập dàn ý và viết bài văn nghị luận cho vấn đề nghiện mạng xã hội Face book của giới trẻ hiện nay.
HS: Thảo luận theo nhóm để lập dàn ý cho đề bài trên giấy Ao.
HS: Trình bày sản phẩm thảo luận lên bảng đen.
HS: Các nhóm nhận xét, bổ sung lẫn nhau.
GV: Nhận xét, chỉnh sửa hoàn chỉnh dàn ý của mỗi nhóm.
HS: Viết bài văn nghị luận hoàn chỉnh theo 1 trong các dàn ý đã được chỉnh sửa.
GV: Theo dõi, nhắc nhở, hỗ trợ.
HS: Trình bày bài làm trước lớp.
GV: Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

1. Những vấn đề xã hội đáng quan tâm hiện nay: 
- Ô nhiễm môi trường.
- Vứt rác bừa bãi.
- Tai nạn giao thông.
- Bạo lực học đường.
- Nghiện mạng xã hội và game.
 Tiết 102
2. Viết bài văn nghị luận xã hội.
Đề: Có nhiều người cho rằng, bên cạnh việc mang lại những lợi ích to lớn, internet đang làm cho giới trẻ hiện nay càng ngày càng đắm chìm vào mạng xã hội nhất là face book.
 Em có đồng ý với quan điểm trên không? Hãy viết bai văn nêu suy nghĩ của mình về quan điểm đó. 
* Dàn ý: 
I. MỞ BÀI
Dẫn dắt, nêu thực trạng nghiện Facebook trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định cá nhân về vấn đề này.
II. THÂN BÀI:
a. Thực trạng
Ngày nay, mạng xã hội Facebook vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng Facebook, người người sử dụng Facebook.
Mỗi người đều c...uẩn bị bài: Khởi ngữ.
Tuần 21
Tiết: 103
KHỞI NGỮ
NS: 25/01/2024	
ND: 31/01/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức : Giúp HS 
- Nhận biết khởi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
- Nhận biết công dụng của khởi ngữ .
2. Năng lực :
a. Năng lực chung: Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, năng lực tiếp nhận.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ để trình bày các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.
3. Phẩm chất :
- Hứng thú học tập và tích cực ứng dụng khởi ngữ khi nói và viết.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. GV: Giáo án, bảng phụ , SGK, bài tập,
2. HS: Sgk,chuẩn bị bài ở nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Phân tích, thảo luận nhóm, phát hiện, nêu vấn đề, động não. 
- Đối chiếu, so sánh
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (1p) Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.
3. Bài mới :
3.1 Hoạt động 1: Khởi động (3 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ học tập
Gv ghi lên bảng hai câu sau:
Nó làm bài tập rất cẩn thận.
Bài tập nó làm rất cẩn thận.
- Hãy nhận xét sự khác nhau của hai câu trên?
GV theo dõi, hỗ trợ
GV nhận xét và giới thiệu bài mới
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
-HS theo dõi thông tin, trao đổi, hợp tác và đưa ra nhận xét.
HS lắng nghe và ghi tên bài
Hình thức khởi động hợp lí, gây hứng thú
Hs định hướng được nội dung bài học
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (15p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
GV giao nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu
GV treo bảng phụ có ghi những ví dụ ở phần I.1
GV yêu cầu hs đọc.
- Hãy xác định chủ ngữ ở những câu có từ in đậm?
- Hãy phân biệt chủ ngữ và các từ in đậm trong những câu trên (về vị trí, quan hệ với)? 
- Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ?- Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?
GV theo dõi, hỗ trợ.
GV nhận xét, bổ sung,chốt lại vấn đề. 
- Cho HS đọc ghi nhớ
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Quan sát.
Đọc ví dụ.
 Lên bảng xác định.
 + Vị trí: Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
+ Về quan hệ với vị ngữ: Các từ ngữ in đậm không có quan hệ với chủ-vị ngữ. 
- Về , đối với
- Suy nghĩ trả lời.
- Lắng nghe và ghi bài.
- Đọc ghi nhớ.

I.Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu: 1. Bài tập 1:
* Xác định CN trong câu chứa từ ngữ in đậm:
a)... Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp [...].
 * Phân biệt các từ ngữ in đậm với CN:
- Về vị trí: Các từ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với VN: Không có quan hệ C – V với VN.
 =>Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
 2. Bài tập 2: 
- Có thể thêm các quan hệ từ: Về, đối với.
=>Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ : Về, đối, với
* Ghi nhớ: SGK
3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (10 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Treo bảng phụ ghi Bài tập 1.
- Gọi HS đọc bài tập 1
- Yêu cầu HS lên bảng xác định khởi ngữ có trong các phần trích.
- GV nhận xét, sửa chữa.
Bài tập 2:
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
- Ghi lên bảng các câu ở bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để làm bài tập.
- Nhận xét, sửa chữa, bổ sung.

HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc bài tập 1.
- HS lên bảng xác định.
- Trả lời cá nhân.
- Đọc bài tập 2
- Thảo luận theo nhóm để thực hiện bài tập.
- Trình bày sản phẩm của nhóm.
- Hoàn thành bài tập vào vở.

II. Luyện tập:
1.Tìm khởi ngữ trong các phần trích
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. Bài tập 2:
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
-> Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b)Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
-> Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Viết một đoạn văn (3-5 câu) trong đó có sử dụng ít nhất một khởi ngữ.
GV theo dõi, hỗ trợ cho các đối tượng HS
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc độc lập viết đoạn văn
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập 
HS vận dụng kiến thức để viết đúng yêu cầu
 3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (8 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm một đoạn thơ, đoạn văn mà người viết có ý sử dụng thuật ngữ của lĩnh vực, bộ môn khoa học để dùng trong lĩnh vực và bộ môn khác.
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tư duy, tìm tòi
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập
HS vận dụng kiến thức để tìm tòi các tư liệu liên quan

4. 4. Hướng dẫn tự học và dặn ... văn bản Bàn về đọc sách.
Nhóm 3,4:
- Tác giả đã phân tích lí do phải chọn đọc sách để đọc như thế nào?
Nhóm 5,6:
- Tác giả đã phân tích tầm quan trọng của việc đọc sách như thế nào?
GV theo dõi, hỗ trợ.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Tuyên dương nhóm làm nhanh, đúng.
Bài tập 4:
- Từ việc hoàn thành các bài tập 1,2,3, em hiểu phân tích có vai trò như thế nào trong lập luận?
GV theo dõi, hỗ trợ
Gv nhận xét, bổ sung.
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc bài tập 1,2,3.
HS thảo luận theo nhóm để thực hiện yêu cầu của các bài tập và viết vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Suy nghĩ, trao đổi để tìm vai trò của phép phân tích trong lập luận.
- Trả lời cá nhân.
Lắng nghe
- Hoàn thành vào vở.
II. Luyện tập
1. Bài tập 1:
Cách phân tích trong văn bản Bàn về đọc sách.
- Học vấn là của nhân loại.
- Học vấn của nhân loại do sách lưu truyền lại.
- Sách là kho tàng của học vấn.
- Muốn có học vấn không thể không đọc sách.
Þ Phân tích bằng tích chất bắc cầu mối quan hệ qua lại giữa 3 yếu tố: Sách- nhân loại- học vấn.
- Phân tích đối chiếu: Nếu không đọc... nếu xoá bỏ... lạc hậu 
Þ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đọc sách với việc nâng cao học vấn.
2. Bài tập 2:
 * Phân tích những lý do phải chọn sách đọc:
- Sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
- Sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
- Sách có loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức. 
3. Bài tập 3:
Tầm quan trọng của cách đọc sách:
- Không đọc thì không có điểm xuất phát cao.
- Đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.
- Đọc ít mà kỹ hơn đọc nhiều mà qua loa.
 4. Bài tập 4:
- Phương pháp phân tích rất cần thiết trong lập luận vì có qua sự phân tích lợi hại, đúng sai thì các kết luận rút ra mới có sức thuyết phục.
3.4 Hoạt động 4: Vận dụng (5p)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
 Viết một đoạn nghị luận ( 5-7 câu, đề tài tự chọn) trong đó có sử dụng phép phân tích và phép tổng hợp. 
GV theo dõi, hỗ trợ cho các đối tượng HS
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương

HS làm việc độc lập viết vào vở nháp.
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập 
HS vận dụng kiến thức để viết đoạn văn theo đúng yêu cầu
3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng (5 ph)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung cần đạt
Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Tìm một bài văn, đoạn văn nghị luận mà người viết có sử dụng phép phân tích và tổng hợp
Cho HS xung phong trình bày đoạn văn của mình
GV nhận xét, tuyên dương
Gv giới thiệu một đoạn văn có sử dụng phép phân tích và tổng hợp: 
 “Người ta vẫn quen nhìn thời gian như một định luật đưa tới già nua, tàn tạ, hủy diệt, nhưng không mấy ai nghĩ rằng chính nhờ có thời gian nên mới có tác động, hiện hữu, nảy sinh. Nếu không có thời gian, thì sẽ không bao giờ có sự sống. Không có sự hình thành của trái đất, không có sự kết hợp của các phân tử thành các cơ thể đơn bào, rồi đa bào, không có sự xuất hiện của các loài cỏ cây, cầm thú , không có sự tiến hóa liên tục cho tới loài người, với bộ óc tinh vi, sáng tạo. Đó là những thành quả của sự tiến hóa không ngừng của vạn vật, tức là những thành quả của thời gian”
HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tư duy, tìm tòi, sưu tầm
HS trình bày kết quả
Lớp nhận xét
HS lắng nghe, học tập
- Quan sát.
- Rút ra nhận xét

HS vận dụng kiến thức để tìm tòi các tư liệu liên quan

 4. Hướng dẫn tự học và dặn dò (3 ph)
- Hệ thống lại kiến thức bài học và nắm được nội dung của bài.
- Biết thực hiện phép phân tích và tổng hợp trong những văn cảnh cụ thể.
- Soạn bài: Luyện tập phân tích và tổng hợp.
Tuần 21
Tiết: 105
LUYỆN TẬP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP 
NS: 25/01/2024	
ND: 02/02/2024

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Qua thực hành các bài tập HS nắm chắc hơn mục đích, đặc điểm, tác dụng của việc sử dụng phép phân tích và tổng hợp trong lập luận khi làm văn nghị luận.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức, năng lực logic.
b.Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt, sử dụng phép lập luận phân tích và tổng hợp thuần thục hơn khi đọc – hiểu và tạo lập văn bản nghị luận.
3. Phẩm chất:
- Tích cực, tự giác học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 
 1.Giáo viên: Giáo án, sgk, hệ thống hóa kiến thức.
 2. Học sinh: Sgk, ôn lại phép phân tích và tổng hợp.
 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:
- Vấn đáp, tái hiện, thảo luận nhóm, thực hành.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Trình bày 1 phút.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 phút)
-Thế nào là phép phân tích và tổng hợp trong văn nghị luận?
3. Bài mới:
3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt...lớp: (1p)
2. Kiểm tra bài cũ: (4P) 
- Phân tích lời bàn về phương pháp đọc sách của Chu Quang Tiềm?
3. Bài mới: ( Tiết 106)
3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 4 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho hs nghe ca khúc “Người thầy” của nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy.
- Em cảm nhận được gì sau khi nghe bài hát?
GV giới thiệu cho HS nắm ca khúc vừa lắng được xem là một tác phẩm văn nghệ. Văn nghệ mang đến những rung động, có khả năng lôi cuốn, cảm hóa người đọc người nghe.. 
GV: Chốt ý, dẫn vào bài.
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Lắng nghe bài hát..
- Ca khúc ca ngợi sự nỗ lực cố gắng của thầy cô âm thầm lặng lẽ cống hiến cho đời, để giúp cho biết bao thế hệ học trò có thể đến được với bến bờ mơ ước, chắp cánh cho những ước mơ được bay cao, bay xa.
- HS lắng nghe và ghi tên bài học.
- Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS.
- Định hướng được nội dung, chủ đề bài học.
3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (60p)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu chung văn bản 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Cho học sinh đọc phần chú thích *.
- GV giới thiệu chân dung tác giả.
-Trình bày những hiểu biết cuả em về nhà văn Nguyễn Đình Thi?
- Tác phẩm được viết vào thời gian nào?
- Bổ sung, chốt ý.
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản: Đọc chậm, rõ ràng các ý, đảm bảo tính hệ thống của lập luận trong bài viết.
- GV đọc mẫu một đoạn
 - Gọi HS đọc lần lượt các đoạn còn lại
GV: Cho HS tìm hiểu các chú thích từ khó.
- Nội dung văn bản này là nghị luận về vấn đề gì?
- Tác giả trình bày nội dung này bằng những luận điểm nào? Hãy tóm tắt hệ thống luận điểm đó?
- Em có nhận xét gì về bố cục của bài nghị luận?
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- hiểu văn bản
Nội dung 1: Tìm hiểu nội dung của tiếng nói văn nghệ.
GV chuyển giao nhiệm vụ
- Nội dung p/ánh, thể hiện của văn nghệ là gì? Chất liệu văn nghệ được lấy từ đâu?
- Nội dung của văn nghệ có vai trò ntn trong đời sống?
- Để làm rõ nội dung tiếng nói của văn nghệ, tác giả đưa ra một hệ thống luận cứ. Em hãy phân tích hệ thống luận cứ ấy để làm sáng tỏ luận điểm trên?
GV theo dõi,hỗ trợ.
GV nhận xét, bổ sung, chốt 
Hết tiết 106 chuyển sang tiết 107
Nội dung 2: Tìm hiểu sự cần thiết của văn nghệ đối với con người
GV chuyển giao nhiệm vụ HT
GV: Gọi HS đọc lại từ: “Lời gởi của nghệ thuật....... không rời trang giấy”
GV: Văn nghệ đã đem lại những lợi ích gì
 cho con người ? Tìm những chi tiết, hình ảnh làm sáng tỏ tác dụng trên ?
GV: Nếu không có văn nghệ đời sống con người ra sao ?
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Nội dung 3: Tìm hiểu con đường văn nghệ đến với người đọc
- Vì sao văn nghệ lại đến nhanh với quần chúng như vậy và đi bằng con đường nào?
- Tác phẩm nghệ thuật tác động đến người đọc qua con đường tình cảm, vì sao có thể nói như vậy ?
- Những tác phẩm nào đã học đến với ta bằng con đường tình cảm ?
Theo dõi, hỗ trợ
GV nhận xét, bổ sung, chốt ý.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết
GV chuyển giao nhiệm vụ học tập.
- Sau khi học văn bản, em cảm nhận được gì?
- Nêu nhận xét về lập luận của văn bản? Bố cục, dẫn chứng ra sao ?
- HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc.
- Suy nghĩ, kết hợp thông tin SGK trả lời
Lắng nghe
Ghi bài
- Xác định, nêu tóm tắt hệ thống luận điểm
Dựa vào văn bản nêu nhận xét về bố cục.
Thực hiện nhiệm vụ HT
Thảo luận
Trình bày
Trả lời
Suy nghĩ
Trả lời
Lắng nghe.
Thực hiện nhiệm vụ HT
Đọc lại đoạn văn bản.
HS thảo luận và trình bày.
Trả lời.
Trả lời
Trả lời 
Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà..
Thực hiện nhiệm vụ HT
Trả lời 1 phút.
Trình bày.
I. Đọc – tìm hiểu chung:
 1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả:
 Nguyễn Đình Thi (1924 – 2003) quê ở Hà Nội. Tham gia cách mạng rất sớm (1943) là người nghệ sĩ đa tài.
 b. Tác phẩm:
- Viết năm 1948 in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” xuất bản năm 1956.
2. Đọc – tìm hiểu chú thích:
3. Tóm tắt hệ thống luận điểm:
- Văn nghệ không chỉ phản ánh thực tại khách quan mà còn là nhận thức mới mẻ, là tư tưởng, tình cảm của cá nhân nghệ sĩ.
- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết với đời sống của con người, nhất là trong hoàn cảnh những năm đầu kháng chiến.
- Văn nghệ có khả năng cảm hoá, có sức lôi cuốn thật kỳ diệu bởi đó là tiếng nói của tình cảm tác động đến con người qua những rung cảm sâu xa.
=> Bố cục khá chặt chẽ qua hệ thống luận điểm lô gíc, mạch lạc... Các luận điểm tiếp nối tự nhiên và bổ sung nhau.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1.Nội dung của tiếng nói văn nghệ.
- Tác phẩm văn nghệ lấy chất liệu ở thực tại đời sống khách quan, nhưng không phải là sự sao chép nguyên xi thực tại ấy.
 - Người nghệ sĩ gửi vào đó một cách nhìn, một lời nhắn nhủ của riêng mình.
- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời lý thuyết khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của người nghệ sĩ.
=> Là rung cảm nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_2_nam_hoc_2023_2024.docx
  • docxTuần 19.docx
  • docxTuần 20.docx
  • docxTuần 21.docx
  • docxTuần 22, Tiết 106-108.docx
  • docxTuần 22, Tiết 109+110.docx
  • docxTuần 23.docx
  • docxTuần 24.docx
  • docxTuần 25.docx
  • docxTuần 26.docx
  • docxTuần 27.docx
  • docxTuần 28.docx
  • docxTuần 29.docx
  • docxTuần 30.docx
  • docxTuần 31.docx
  • docxTuần 32.docx
  • docxTuần 33.docx
  • docxTuần 34+35.docx