Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
1.Kiến thức: Giúp HS nắm
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đặc điểm của một kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Năng lực:
a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức.
b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt và giao tiếp , đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ.
3. Phẩm chất:
- Lòng kính yêu, tự hào về Bác.
- HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
4. Lồng ghép ANQP:
- Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên:
-Giáo án , sgk, phiếu bài tập, câu hỏi thảo luận, bảng phụ.
- Tranh Bác Hồ làm việc tại phủ Chủ Tịch, tập truyện " Kể chuyện về Bác Hồ"
- Bảng phân công nhiệm cho HS ở nhà, ở lớp .
2. Học sinh:
- Đọc bài, soạn bài.
- Sưu tầm môt số tranh ảnh, bài hát, thơ, câu chuyện về Bác Hồ. Những quan sát, nhận xét về lối sống văn hóa hiện nay của giới trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 - Học kì 1 - Năm học 2023-2024
Tuần 1 Tiết 1-2 Văn bản: PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Lê Anh Trà) NS: 3/9/2023 ND: 5/9/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1.Kiến thức: Giúp HS nắm - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - Đặc điểm của một kiểu bài văn nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực nhận thức. b. Năng lực chuyên biệt: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt và giao tiếp , đọc hiểu văn bản, cảm thụ văn học, cảm thụ thẩm mỹ. 3. Phẩm chất: - Lòng kính yêu, tự hào về Bác. - HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác. 4. Lồng ghép ANQP: - Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh. II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Giáo viên: -Giáo án , sgk, phiếu bài tập, câu hỏi thảo luận, bảng phụ. - Tranh Bác Hồ làm việc tại phủ Chủ Tịch, tập truyện " Kể chuyện về Bác Hồ" - Bảng phân công nhiệm cho HS ở nhà, ở lớp . 2. Học sinh: - Đọc bài, soạn bài. - Sưu tầm môt số tranh ảnh, bài hát, thơ, câu chuyện về Bác Hồ. Những quan sát, nhận xét về lối sống văn hóa hiện nay của giới trẻ. III. PHƯƠNG PHÁP , KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Vấn đáp, tái hiện. - Thảo luận nhóm - Nêu và giải quyết vấn đề - Trình bày 1 phút, động não III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1p) 2. Kiểm tra bài cũ: (1p) Kiểm tra phần soạn bài và sưu tầm tranh ảnh về Bác Hồ 3. Bài mới : 3.1 Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt - GV giao nhiệm vụ: + Trình chiếu một số hình ảnh liên quan đến cuộc sống của Bác lúc sinh thời (lồng ghép ANQP), hình ảnh của Nữ thần tự do, tháp Ap-pen - GV: Em có nhận ra các hình ảnh trên là - HS thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi thông tin - Hình thức khởi động hợp lí, sáng tạo, gây hứng thú cho HS. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt gì không? Đọc tên cụ thể? Các hình ảnh này có ý nghĩa gì không?... - GV: Theo dõi, hỗ trợ. - GV nhận xét và dẫn vào bài mới - GV ghi tên bài học. - HS trao đổi, hợp tác để tìm hiểu và trả lời. - HS báo cáo kết quả - HS lắng nghe và ghi tên bài học. - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 60 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Đọc-Tìm hiểu chung văn bản - Chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản - GV đọc mẫu một đoạn - Gọi HS đọc lần lượt hết văn bản - GV theo dõi, hỗ trợ, nhận xét cách đọc. - GV thuyết trình: Đây là kiểu văn bản nhật dụng mà các em đã học ở các lớp dưới.Văn bản này đề cập đến vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Như đã học ở môn Công Dân, em hiểu thế nào là bản sắc văn hóa dân tộc ? Đọc và soạn bài, hãy nêu xuất xứ, xác định kiểu văn mà tác giả sử dụng để truyền tải nội dung? Em hãy xác định bố cục của bài ? Nêu ý chính của mỗi đoạn? * GV nhận xét, đánh giá, định hướng nội dung của HĐ1 Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản. Nội dung 1: . Quá trình hình thành phong cách văn hóa Hồ Chí Minh - GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Hoàn cảnh tiếp thu văn hóa của Hồ Chí Minh được giới thiệu như thế nào? Cách tiếp thu văn hóa thế giới của Hồ Chí Minh được tác giả giới thiệu như thế nào? Cách tiếp thu ấy của Bác có gì đặc biệt? Em có thể minh họa bằng một số ví dụ về sự tiếp thu ấy của HCM? Từ đó em nhận xét như thế nào về vốn tri thức văn hóa nhân loại của HCM? - GV: Theo dõi, hỗ trợ HS Nhận xét, đánh giá, bổ sung, định hướng và chốt ý: VD. Người làm thơ bằng chữ Hán “NKTT”. Viết báo bằng Tiếng Pháp “ Người cùng khổ”, dịch sách của Lê Nin từ Tiếng Nga sang Tiếng Việt “ Vấn đề DT và thuộc địa" - GV: Giao nhiệm vụ tiếp cho HS phát phiếu học tập để thảo luận nhóm: N1. Cách tiếp xúc văn hoá như thế cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách HCM? - N2. Em thấy tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác? N3.Để làm rõ đặc điểm trong phong cách văn hoá của HCM tác giả đã dùng những phương pháp thuyết minh nào? N4 Theo em các phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho phần đầu của bài viết này? - GV: Nhận xét, bổ sung, chốt ý chính và ghi bảng. Nội dung 2: Những nét đẹp trong phong cách sống HCM - GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV: Trình chiếu một số ảnh tư liệu về nhà Bác ở làng Sen, một số hình ảnh về nơi ở, làm việc, bữa ănở Phủ Chủ tịch, ở Việt Bắc (lồng ghép ANQP) và hỏi : -Vẻ đẹp phong cách sống của HCM thể hiện trong khía cạnh nào qua các hình ảnh trên? Em có nhận xét gì về cách sống ấy của Bác? Cách sống ấy gợi ta nhớ lại cách sống của những vị hiền triết ngày xưa, đó là ai?Em hiểu thế nào là " siêu phàm, tiết chế, hiền triết"? Phương pháp TM bằng so sánh đã mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn? GV: Định hướng :So sánh cách sống của lãnh tụ HCM với lãnh tụ các nước khác. “Tôi dám chắc” ... “và tiết chế như vậy”. So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa “Ta nghĩ đến Nguyễn Tr...t đoạn văn ngắn 5 câu nêu ý kiến của em về lối sống có văn hóa trong cuộc sống hằng ngày? GV: Theo dõi, hỗ trợ cho các đối tượng HS . GV: Sau đó cho HS xung phong trình bày kết quả của mình →GV nhận xét, tuyên dương. HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS làm việc độc lập. - HS trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. - HS lắng nghe, học hỏi. - HS vận dụng kiến thức để viết đoạn đúng yêu cầu. 3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Từ văn bản, liên hệ cuộc sống, em có nhận xét gì về tình hình hội nhập của nước ta hiện nay trong một số lĩnh vực đời sống? Nêu ý kiến của em về vấn đề mốt trong giới trẻ? Qua phân công ở tiết trước, em nào, nhóm nào trình bày sản phẩm đã tìm được như bài thơ, đoạn thơ, những câu chuyện ngắn viết về Bác Hồ kính yêu? - GV: Yêu cầu HS trình bày sản phẩm. → GV: Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS trình bày sản phẩm của cá nhân, của nhóm. - Lớp nhận xét, cổ vũ - HS biết tìm tòi, mở rộng sự hiểu biết của mình về phong cách văn hóa, cách sống của chủ tịch Hồ Chí Minh . - Biết quan sát, liên hệ, nhận xét về vấn đề hội nhập, về cách sống của giới trẻ hiện nay. 4. Hướng dẫn tự học : (3 phút) - Học bài nắm được các nội dung đã tìm hiểu . - Soạn bài" Đấu tranh cho một TG hòa bình": Đọc văn bản, rả lời các câu hỏi phần đọc- hiểu văn bản. - GV giao nhiệm vụ học tập:Tìm hiểu trước bài Các phương châm hội thoại. Tuần 1 Tiết 3 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI NS: 3/9/2023 ND: 6/9/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lượng và phương châm về chất. - Củng cố kiến thức về hội thoại đã học ở lớp 8. Năng lực: a. Năng lực chung: Hợp tác, sáng tạo, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy. b. Năng lực chuyên biệt: Sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, 4. Phẩm chất: - Tự tin, biết sử dụng linh hoạt những phương châm này trong giao tiếp. III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Bảng phụ, nam châm, phiếu bài tập, vận dụng, tìm tòi mở rộng. 2. Học sinh: Đọc trước bài, soạn bài, tìm tư liệu theo phân công của GV: Mỗi nhóm tìm một mẫu chuyện ngắn có các tình huống giao tiếp . III. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận nhóm, phân tích ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, vấn đáp. - KT động não, chia nhóm,trình bày 1 phút. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: (1p) 2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ( 2 phút) 3.Các hoạt động dạy học: 3.1 Hoạt động 1: Khởi động ( 3 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV: Giao nhiệm vụ học tập - GV nêu và hỏi: Tục ngữ ta có câu: " Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" Em hiểu thế nào về câu tục ngữ trên? →GV: Chốt ý và dẫn dắt vào bài. HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe c - HS trao đổi trong bàn với nhau. - HS báo cáo kết quả - HS lắng nghe và ghi tiêu đề vào vở HS ghi tên bài học vào vở. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức ( 15 phút) Hoạt động 1: HDHS hình thành khái niệm PPVL. - GV: Giao nhiệm vụ học tập cho HS - GV: Yêu cầu HS kể câu chuyện sgk/8 Khi An hỏi " học bơi ở đâu?" mà Ba trả lời " ở dưới nước" thì câu trả lời có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Câu trả lời phải như thế nào? Từ đây, em rút ra được bài học gì khi giao tiếp? - Gọi HS đọc truyện cười " Lợn cưới áo mới"/sgk và yêu cầu các em thảo luận nhóm 2: Vì sao truyện lại gây cười? Lẽ ra anh lợn cưới và anh áo mới phải nói như thế nào?Cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong giao tiếp? Từ BT1 và BT2 em rút ra được điều gì cần tuân thủ khi giao tiếp? Vậy thế nào là phương châm về lượng? → GV: Chốt ý và yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk. - HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS kể chuyện. -HS trao đổi, thảo luận để nêu ý kiến của mình trong quá trình tìm hiểu bài. - HS đọc câu chuyện sgk. - HS thảo luận. - HS báo cáo kết quả cá nhân. HS khác nhận xét bổ sung. - HS đọc ghi nhớ sgk. I- Phương châm về lượng: - Cần nói nội dung đúng với yêu cầu giao tiếp. - Không nên nói nhiều hơn những gì cần nói. - Ghi nhớ SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu PCVC - GV: Giao nhiệm vụ cho HS: - Yêu cầu HS đọc truyện cười ở trang 9 "Quả bí khổng lồ" và hỏi: Truyện cười này phê phán điều gì? Vậy tư câu chuyện các em học được điều gì trong giao tiếp hằng ngày?Phải chú ý những gì để đảm bảo phương châm về chất? →GV chốt ý và yêu cầu HS đọc ghi nhớ. GV đưa tình huống: Một bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo hỏi bác sĩ về tình hình bệnh tật của mình. Bác sĩ nói: Anh cứ yên tâm điều trị, bệnh của anh không nặng, rồi sẽ khỏi. Bác sĩ vi phạm PCHT nào? Vậy tại sao bác sĩ lại vi phạm phương châm này? Có chấp nhận được không? *Lưu ý: Đôi khi có trường hợp vi phạm PCHT nhưng nhằm mục đích có lợi cho đối tượng giao tiếp -> vẫn phải vi phạm. HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS đọc truyện cười. - HS suy nghĩ và trả lời cá nhân, lớp bổ sung. -HS đọc ghi nhớ II. Phương châm về chất: - Đừng nói những điều mà mình không tin là đúng ....Hướng dẫn HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau: Văn bản trên thuyết minh vần đề gì? Văn bản có cung cấp tri thức khách quan về đối tượng không, chứng minh? Với đối tượng TM như vậy ta có dễ dàng TM bằng cách đo đếm, liệt kê không? - GV: Theo dõi, hỗ trợ, nhất là đối với các nhóm có HS yếu, để các em tự tin, mạnh dạng hơn. - GV: Bổ sung: Không thể chỉ dùng đo đếm liệt kê vì nếu đo đếm, liệt kê người đọc chỉ có thể nắm được một số tri thức, đặc điểm như: vịnh rộng bao nhiêu, có bao nhiêu đảo lớn nhỏ, bao nhiêu động đá, một số hang động có hình thù kỳ lạ ntn, hang nào đẹp...mà sẽ không thấy được hết sự kỳ lạ vô tận của Hạ Long Sau đó hỏi tiếp: Vậy sự kỳ lạ của Hạ Long là vô tận được TM bằng cách nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa, tưởng tượng, liên tưởng ntn để giới thiệu sự kỳ lạ của Hạ Long? Hãy so sánh: Nếu không có biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, nhân hoá, miêu tả mà chỉ có liệt kê, đo đếm, phân loại phân tích người đọc có cảm nhận được hết vẻ đẹp của Hạ Long không? Việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì? Trong văn bản trên có rất nhiều b.pháp NT được sử dụng, nhưng vì sao em vẫn nhận ra đây là văn bản TM mà không phải là loại văn bản khác? Vậy trong văn bản TM khi sử dụng một số hình thức nghệ thuật khác phải lưu ý gì? - GV: Theo dõi, hỗ trợ, chú ý các đối tượng HSG. →GV: Định hướng ( Nếu cần) , chốt ý chính và yêu cầu HS đọc ghi nhớ sgk. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS tái hiện lại kiến thức, trao đổi. - HS xung phong tr¶ lêi c¸ nh©n. - HS thực hiện nhiệm vụ: - Mét HS ®äc v¨n b¶n. - HS th¶o luËn nhãm. - HS báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ sung, góp ý. - HS lắng nghe. - HS tiếp tục trao đổi, phát hiện chi tiết, so sánh, lí giải. -HS báo cáo kết quả. I- Tìm hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh: 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: - Khái niệm - Tính chất: - Phương pháp: 2. Văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật: -Miêu tả , liên tưởng, tưởng tượng, nhân hóa sinh động - Dẫn chứng rõ ràng, hấp dẫn. - Tác dụng: Đối tượng hiện lên sinh động, hấp dẫn, dễ nắm bắt. - Ghi nhớ sgk/13. - Lưu ý: + Các biện pháp nghệ thuật chỉ đóng vai trò phj trợ. + Không quá lạm dụng. 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập ( 10 phút) GV: Giao nhiệm vụ học tập: - GV: Yêu cầu HS đọc văn bản " Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh" - GV phát phiếu học tập đã ghi sẵn các câu hỏi cho mỗi tổ: Tổ 1. Văn bản có tính chất thuyết minh không? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào? Tổ 2: Bài thuyết minh này có gì đặc biệt? Những phương pháp nào đã được sử dụng? Tổ 3: Tác giả sử dụng nét nghệ thuật nào? Tổ 4: Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì? - GV: Theo dõi, hỗ trợ ( nếu cần) →GV: Nhận xét, bổ sung , chốt ý và tuyên dương những tổ làm tốt - GV: Giao bài tập 2 cho HS thực hiện ở nhà. HS thực hiện nhiệm vụ : - HS thảo luận nhóm cử đại diện trả lời. - HS nhóm khác nhận xét bổ sung. II- Luyện tập: 1. Bài tập 1: - Đây là một VBTM. - Yếu tố thuyết minh và yếu tố nghệ thuật kết hợp chặt chẽ. - Tính chất thuyết minh thể hiện ở chỗ: Nêu được đặc điểm, tập tính, sinh đẻ,về loài ruồi. - Các phương pháp: Định nghĩa, phân loại, liệt kê, số liệu. - Các biện pháp nghệ thuật: nhân hoá, kể chuyện. - Tác dụng: + Gây hứng thú cho người đọc + Tăng cường ý thức về vệ sinh môi trường và việc phòng chống các bệnh lây truyền từ loài ruồi. 3.4 Hoạt động 3: Vận dung, tìm tòi mở rộng ( 8 phút) - GV: Giao nhiệm vụ học tập: GV đưa bài tập tình huống: * Tình huống 1: Nếu phải thuyết minh cho em bé học lớp 1 về 3 chữ O, Ô, Ơ, em sẽ thuyết minh, giới thiệu ntn? Có cách nào nói để em bé dễ hiểu, dễ nhớ không? - O tròn như... thêm râu. * Tình huống 2: Khi giới thiệu về sự hình thành và phát triển của cây lúa để sinh động em có thể dùng hình thức nào? - GV: Theo dõi, gợi mở, hỗ trợ. →GV: Bổ sung, khẳng định, tuyên dương. HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS lắng nghe. - HS vận dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn cuộc sống trong gia đình, trong đời sống của người nông dân bằng cách tìm hiểu về cây lúa. - HS giải quyết các tình huống bằng kiến thức đã học và bằng sự tìm tòi, mở rộng. - HS hiểu về hình thức vè, diễn ca. - Bổ sung kiến thức về NN. 4. Hướng dẫn tự học: ( 2phút) - Học lý thuyết và sưu tầm một số VBTM có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật và một số tình huống trong cuộc sống có sử dụng BPNT để TM. - Soạn bài: Luyện tập: Phân công chuẩn bị bài Lập dàn bài và viết phầm mở bài như sau: + Tổ 1: Cái quạt + Tổ 2: Cái bút bi + Tổ 3: Chiếc nón lá. Tuần 1 Tiết: 5 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH NS: 3/9/2023 ND: 8/9/2023 I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 1. Kiến thức: - Giúp học sinh biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh về một thứ đồ dùng. - Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong VBTM 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Hợp tác, tự học, sáng tạo, tự nhận thức, giải quyết vấn đề, tư duy, tái hiện. b. Năng lực chuyên biệt: NL sử dụ...soạn bài theo nội dung câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận, Tìm tòi, Vấn đáp, Đối thoại, Thảo luận nhóm. - KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (4ph) - Phong cách của Bác được thể hiện như thế nào qua văn bản Phong cách Hồ Chí mình? Em học tập được điều gì ở phong cách của Bác? - Để làm nổi bật lối sống giản dị của Bác tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào? 3. Bài mới: (84 ph) 3.1 Hoạt động 1: Khởi động (4 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Trình chiếu những thông tin và hình ảnh về chiến tranh do GV và HS sưu tầm (CT thế giới 1, CT thế giới 2, nạn nhân của các vụ ném bom nguyên tử, ảnh hưởng của chất phóng xạ, trẻ con bị cuốn vào các cuộc chiến); yêu cầu HS tìm từ ngữ chủ đề, nêu suy nghĩ về những thông tin và hình ảnh trên. Giáo dục QPAN: Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, của bom nguyên tử.- Theo dõi, hỗ trợ. - Nhận xét và dẫn vào bài mới HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Xem thông tin và hình ảnh - Trao đổi, hợp tác để trả lời. - Báo cáo kết quả - Lắng nghe, ghi chép - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (65ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hướng dẫn tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm - Gọi HS đọc phần tác giả, tác phẩm SGK. - GV giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. - GV hướng dẫn học sinh cách đọc- GV đọc mẫu, gọi HS đọc văn bản – GV nhận xét cách đọc của HS . H/dẫn xác định loại vb, chủ đề, phương thức b/đ, bố cục Hãy cho biết VB thuộc loại gì ? VB có phương thức biểu đạt như thế nào ? VB này nhằm thể hiện một tư tưởng nổi bật, đó là tư tưởng nào? Hãy xác định bố cục của VB . Trình bày nội dung và giới hạn của từng đoạn ? - Bố cục : 4 phần. a / Từ đầu . . . “vận mệnh thế giới”. ->Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng toàn trái đất b / Tiếp theo . . . “toàn thế giới”. ->Chạy đua vũ trang là cực kì tốn kém, làm mất đi khả năng sống tốt đẹp của con người. c/Tiếp theo... “điểm xuất phát của nó”. ->Chiến tranh hạt nhân là phi lí, đi ngược lí trí, phản tiến hóa của tự nhiên. c / Còn lại ->Những nhiệm vụ của chúng ta và đề nghị khiêm tốn của tác giả . *Hướng dẫn đọc và phân tích nội dung 1 -Hãy nhận xét cách mở đầu của tác giả. Thời điểm và con số cụ thể được nêu ra có tác dụng gì? Tác giả mở đầu bằng một câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại rất cụ thể với những con số cụ thể, với những cách tính toán cụ thể và đợn giản: 50.000 đầu đạn hạt nhân tương đương 4 tấn thuốc nỗ/người. -12 lần . . . hệ mặt trời . -Tác giả mốn chứng minh cho người đọc thấy rõ và gây ấn tượng mạnh về nguy cơ khủng khiếp, hiểm hoạ kinh khủng của việc tàng trữ kho vũ khí hạt nhân trên thế giới ở thời điểm hiện tại năm 1986 . - So sánh nào đáng chú ý ở đoạn này ? Em có nhận xét gì về cách lập luận vào đề trực tiếp như vậy của tác giả ? -GV nhận xét, chốt ý HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS đọc -HS theo dõi -HS đọc vb -HS trả lời -HS xác định luận điểm cơ bản -HS trả lời cá nhân -HS trả lời, nhận xét, bổ sung I-Đọc-Tìm hiểuchung 1)Tác giả: G.G- Mac -Két (Nhà văn Cô Lôm Bia (Nam Mĩ ). 2)Tác phẩm: -Loại văn bản nhật dụng ->Chủ đề: chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình -Phương thức biểu đạt chính: N/luận XH. - Luận điểm cơ bản: Nguy cơ khủng kiếp của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ thế giới. Đấu tranh chống lại và xoá bỏ nguy cơ này vì một thế giới hoà bình là nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại - Bố cục : 4 phần (hệ thống 4 luận cứ) II- Đọc- hiểu văn vản: 1)Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đè nặng toàn Trái đất: - Cách vào đề trực tiếp và bằng chứng xác thực đã thu hút người đọc và gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề. Tiết 2 ND: 13/9/2022 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hướng dẫn HS đọc và phân tích nội dung 2: Các chi phí cho cuộc chạy đua vũ trang được đưa ra bằng hàng loạt DC so sánh với các lĩnh vực cụ thể ntn ? -HS lần lượt nêu, GV tập hợp treo bảng phụ: - 100 Tỉ U.S.D để giải quyết những vấn đề cấp bách, cứư trợ y tế, giáo dục cho 500 triệu trẻ em nghèo trên thế giới -->Gần bằng cho 100 máy bay ném bom chiến lược B1B và 7000 tên lửa vượt đại châu (chứa đầu đạn hạt nhân ) . - Kinh phí của chương trình phòng bệnh 14 năm và phòng chống sốt rét cho 1tỉ người và cứu 14 triệu trẻ em châu phi .-->Bằng giá 10chiếc tàu sân bay Ni mít mang vũ khí hạt nhân của Mĩ dự định S/Xtừ 1986-2000. - Năm 1985 (theo tính toán của FAO ) 575 triệu người thiếu dinh dưỡng . ->Gần bằng kinh phí SX 149 tên lửa MX. - Tiền nông cụ cần thiết cho các nước nghèo trong 4 năm . ->Bằng tiền 27 tên lửa MX . -Xoá nạn mù chữ cho toàn thế giới. ->Bằng tiền đóng 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân . Em có nhận xét gì về cách lập luận ở phần này? -GV nhận xét, chốt ...ống hội thoại trong cuộc sống có liên quan đến nội dung tìm hiểu để cùng nhau vận dụng KT giải quyết. Nhóm nào có khả năng có thể dàn dựng một tiểu phẩm nhỏ để trình bày tình huống giao tiếp. Tuần: 2 Tiết : 8 CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (tt ) NS: 8/9/2023 ND: 13/9/2023 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: Nắm được những cốt yếu về 3 phương châm hội thoại: quan hệ, cách thức, lịch sự. - Vận dụng tốt các phương châm quan hệ trong giao tiếp. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Giúp HS phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Vận dụng được 3 phương châm hội thoại này trong giao tiếp. 3. Phẩm chất: Tự tin, sử dụng linh hoạt những PC này trong giao tiếp. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. GV: SGK, SGV, tài liệu chuẩn KTKN, những mẩu chuyện cười có liên quan, bảng nhóm. 2. HS: Soạn bài theo hướng dẫn SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận, tìm tòi, vấn đáp, đối thoại, thảo luận nhóm - KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) - Thế nào là phương châm về lượng? PC về chất?Hãy kể một câu chuyện về hai phương châm đã học. 3. Bài mới: (40 ph) 3.1 Hoạt động 1: Khởi động (3ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt - Chuyển giao nhiệm vụ HT (Bảng phụ) Cho HS đọc câu chuyện vui:“Trong giờ học Ngữ văn, thầy giáo hỏi một học sinh đang thả hồn ra ngoài khung cửa lớp: - Hưng, hãy cho thầy biết, ai đánh cắp nỏ thần của An Dương Vương? Hưng đứng dậy, trả lời lí nhí: - Dạdạ.. thưa thầy, là làlà bạn nào chứ không phải em. Em em không phải là người đánh cắp chiếc nỏ thần ạ!” Hãy trao đổi về những câu hỏi sau: + Hưng có thể hiện sự tôn trọng của mình đối với thầy giáo không? + Hưng có hiểu và trả lời đúng ý thầy giáo hỏi không? + Câu trả lời của Hưng thể hiện sự tự tin hay rụt rè? Vì sao như vậy? - Nhận xét và dẫn vào bài mới - Thực hiện nhiệm vụ HT. - Đọc - Trao đổi, hợp tác và báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm bạn - Lắng nghe, ghi chép - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (17 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1)Hướng dẫn tìm hiểu phương châm quan hệ Thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt ” dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào ? Thử tưởng tượng điều gì xảy ra nếu xuất hiện những ttình huống hội thoại như vậy -Hậu quả người nói và người nghe không hiểu nhau. (Con người không thể giao tiếp với nhau được và những hoạt động của XH sẽ trở nên rối loạn ). Qua đó em rút ra bài học gì ? -GV nhận xét, chốt ý 2)Hướng dẫn tìm hiểu phương châm cách thức - Cho HS đọc các câu thành ngữ SGK Các thành ngữ: Dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị dùng để chỉ những cách nói như thế nào? Những cách nói đó ảnh hưởng đến giao tiếp ra sao ? - Cách nói đó làm cho người nghe khó tiếp nhận, hoặc tiếp nhận không đúng nội dung được truyền đạt rõ rang, điều đó làm cho giao tiếp không đạt kết quả như mong muốn. - Đọc câu : Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy. Có thể hiểu câu đó theo mấy cách ? Để người nghe không hiểu lầm, phải nói như thế nào? Có hai cách hiểu : C1. Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy . C2. Tôi đồng ý với những truyện ngắn của ông ấy . - Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. Như vậy trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì ? -GV nhận xét, chốt ý 3)Hướng dẫn tìm hiểu phương châm lịch sự - Cho HS đọc truyện -Cho HS thảo luận Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó ? - Cả người ăn xin và chú bé đều cảm nhận được sự chân thành và tôn trọng của nhau. Có thể rút ra được bài học gì từ câu chuyện đó? -GV nhận xét, chốt ý HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Đó là tình huống hội thoại mà mỗi người nói một đề tài khác nhau. -HS trả lời trên cơ sở ghi nhớ -Dây cà ra dây muống: Cách nói dài dòng, rườm rà. -Lúng búng như ngậm hột thị : Cách nói ấp úng, không thành lời. không rành mạch. -HS thảo luận nhóm, trình bày -HS đọc ghi nhớ SGK . - HS đọc truyện -HS thảo luận, trả lời -HS rút ra bài học 1)Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp phải nói đúng vào đề tài đang hội thoại, tránh nói lạc đề . (Ghi nhớ-SGK) 2)Phương châm cách thức: -Khi giao tiếp cần chú ý nói nói ngắn gọn, rành mạch - Không nói mơ hồ. (Ghi nhớ2-SGK) 3) Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tôn trọng người đối thoại, không phân biệt sang – hèn, giàu –nghèo 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (10ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập BT1 - Ông cha ta khuyên dạy điều gì? BT2: Phép từ vựng nào liên quan đến phương châm lịch sự ? BT3: Chọn từ ngữ thích hợp BT4: HS thảo luận, GV gọi cá nhân trả lời các câu hỏi a,b,c BT5: Gọi 2...ợp tác và báo cáo kết quả, nhận xét đánh giá câu trả lời của nhóm bạn - Lắng nghe, ghi bài - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (36ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hướng dẫn tìm hiểu yếu tố miêu tả trong VBTM. -Gọi HS đọc VB Cây chuối trong đời sống Việt Nam. Nhan đề của VB có ý nghĩa gì ? Nhan đề của VB muốn nhấn mạnh : - Vai trò của cây chuối đối với đời sống vật chất và tinh thần của người VN từ xưa đến nay . - Thái độ đúng đắn của con người trong việc nuôi trồng chăm sóc và sử dụng có hiệu quả các giá trị của cây chuối . Hãy tìm các câu trong bài TM về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? (GVghi bảng phụ các câu nói về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối ). Hầu như ở nông thôn, nhà nào cũng có cây chuối . . . . Ngày lễ tết thường thờ chuối xanh, chuối già, còn ngày rằm hoặc giỗ kị có thể thờ chuối chín . Hãy chỉ ra những câu văn có yếu tố miêu tả về cây chuối và cho biết tác dụng của các yếu tố miêu tả đó? (GV ghi bảng phụ các câu văn có yếu tố miêu tả) - Đi khắp Việt Nam . . . núi rừng . -Chuối xanh có vị chát . . . món tái hay món gỏi . * Tác dụng : Làm nổi bật hình ảnh cây chuối và công dụng của cây chuối Theo yêu cầu chung của bài thuyết minh, bài này có thể bổ sung những gì ? - GV nhận xét phần trả lời của HS. Có thể bổ sung ( theo yêu cầu SGK ) . - Thuyết minh phân loại : chuối tây (thân cao ) màu trắng, quả ngắn . - Chuối hột ( thân cao ) màu tím sẫm quả ngắn, trong ruột có hột . - Chuối tiêu ( thân thấp ) màu sẫm, quả dài . - Chuối ngự ( thân cao ) màu sẫm, quả nhỏ . - Chuối rừng ( thân to ) mùa sẫm, quả to - Thân gồm nhiều lớp bọc,có thể dễ dàng bóc ra phơi khô, tước lấy sợi . -Lá (tầu ) gồm có cuống lá (cọng ) và lá . -Nõm chuối (bắp chuối ) màu hồng có nhiều lớp bọc . - Gốc có cũ và rễ . * Yếu tố miêu tả : Thân tròn, mát rượi, mọng nước . Tầu lá xanh rờn, bay xào xạc trong gió vẫy óng ả dưới ánh trăng . Củ chuối có thể gọt vỏ để thấy một màu trắng mỡ màng như màu cũ đậu đã bóc vỏ . * Công dụng : Thân chuối non (chuối tây, chuối hột) có thể thái ghém làm rau sống, ăn mát, có tác dụng giả nhiệt Thân cây chuối tươi dung làm “phao” tập bơi. Nếu kết nhiều thân chuối lại với nhau có thể dùng làm bè vượt sông. Sợi tơ bẹ chuối khô có thể dùng làm dây cá nhỏ, tết lại thành dây đeo đồ trang sức. Hoa chuối ( chuối tây ) có thể thái thành sợi nhỏ để ăn sống, xào luộc, nộm rất khoái khẩu (hiện món này đang là của hiếm ở các nhà hàng khách sạn . . .) . Qủa chuối tiêu xanh có thể bẻ đôi lấy nhựa làm thuốc chữa bệnh ngoài da (hắc lào). Qủa chuối hột xanh thái lát mỏng, phơi khô xào vàng, hạ thổ tán thành bột là vị thuốc quí trong Đông y. Qủa chuối tây chín có thể thái lát tẩm bột rán ăn rất ngon . Nõn chuối tây ( lá non còn trong cuốn, có thể ăn sống rất mát ? Vậy để làm cho bài thuyết minh được sinh động thì cần kết hợp yếu tố gì? Tác dụng của yếu tố đó trong bài thuyết minh. -GV chốt ý HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS đọc -HS thảo luận theo nhóm và trả lời các câu hỏi SGK. -HS thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi . -HS đọc ghi nhớ I) Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam . (Ghi nhớ- SGK) 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (30ph) Tiết 10 ND: 15/9/2022 Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv: Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong sgk theo yêu cầu. Bài 1- GV Hướng dẫn HS làm bài tập bổ sung . (nhóm 1- ý 1,2; nhóm 2 –ý 3,4; nhóm 3- ý 5,6). -GV nhận xét, đánh giá Bài 2: -Yêu cầu HS chỉ ra yếu tố MT Bài 3: -Yêu cầu HS chỉ ra những câu, ý có MT HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS thảo luận nhóm -HS tình bày, nhận xét, bổ sung -HS chỉ ra yếu tố MT II)Luyện tập Bài 1: Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh. - Thân chuối có hình dáng thẳng, tròn như một cái cột trụ mọng nước gợi ta cảm giác mát mẻ, dễ chịu. - Lá chuối tươi xanh rờn ưỡn cong cong dưới ánh trăng, thỉnh thoảng lại vẫy lên phần phật như mời gọi ai đó trong đêm khuya thanh vắng. - Lá chuối khô lót ổ nằm vừa mềm mại vừa thoang thoảng mùi thơm dân dã cứ ám ảnh tâm trí những kẻ tha phương. - Nõn chuối màu xanh non cuốn tròn như một bức thư còn phong kín đang đợi gió mở ra. - Bắp chuối màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều nom giống như một búp lửa của thiên nhiên kì diệu. - Quả chuối chín vàng vừa bắt mắt, vừa dậy lên một mùi thơm ngọt ngào quyền rũ. Bài 2: Chỉ ra yếu tố miêu tả: - Tách nó có tai, chén không có tai. - Khi mời ai uống trà thì nâng hai tay...uống nóng Bài 3: Những câu, ý có miêu tả: R rộn ràng tiếng trống....... Qua sông hồng ......mượt mà. 3.4 Hoạt động 4: Vận dụng (7ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cho HS tập viết đoạn văn thuyết minh về hoa sen, trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả. -GV nhận xét, đánh giá HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS viết đo...âu là đầu cơ nghiệp . - Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà . Cả ba thứ ấy thực là gian nan . Vấn đề cần trình bày có những ý gì ? 2- Tìm ý : - Con trâu là sức kéo chủ yếu. - Con trâu là tài sản lớn nhất. - Con trâu trong lễ hội đìng đám truyền thống . - Con trâu đối với tuổi thơ . - Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mĩ nghệ . - Cho HS thảo luận theo cặp (2’) lập dàn ý . Mở bài nêu điều gì ? Thân bài gồm những ý gì ? Kết bài nêu điều gì ? 3-Lập dàn ý: Gv thể hiện trên bảng Mở bài:Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng VN. Thân bài: Con trâu trong nghề làm ruộng: là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa . . . + Con trâu trong lễ hội đình đám . + Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng để làm đồ mĩ nghệ . + Con trâu là tài sản lớn của người nông dân VN . + Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu . Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân . -GV nhận xét, chốt ý HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS đọc - HS thảo luận nhóm theo cặp và nêu các dàn bài -HS chú ý dàn bài I) Chuẩn bị: Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam . 1- Tìm hiểu đề : 2- Tìm ý : 3-Lập dàn ý: 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập, vận dụng (15ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Chia bốn nhóm (5’), yêu cầu mỗi nhóm viết đoạn văn về: + Nhóm 1,2: Con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. + Nhóm 3: Con trâu trong một số lễ hội. + Nhóm 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. - Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày phần viết của nhóm mình. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. -GV nhận xét, đánh giá HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS viết đoạn văn -HS đại diện trình bày -HS nhận xét chéo III) Luyện tập Viết đoạn văn 3.4 Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (5 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Gv: gợi ý và đưa ra một số đoạn văn mẫu có sử dụng những câu tục ngữ, ca dao về trâu để Hs tham khảo. 1.Mở bài: - VD: "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.Vì thế, con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: « Trâu ơi .. ai mà quản công ... » 2. Thân bài: VD : - Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm ngừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn" nhai trầu "bỏm bẻm Khi ấy, cái dáng đi khoan thai chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt Nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi ! - Không có ai sinh ra và lớn lên ở các làng quê Việt Nam mà lại không có tuổi thơ gắn bó với con trâu. Thuở nhỏ đưa cơm cho cha đi cày, mải mê ngắm nhìn con trâu được thả lỏng đang say sưa gặm cỏ một cách ngon lành. Lớn lên một chút, nghễu nghện cười trên lưng trâu trong những buổi chiều đi chăn trâu trở về. Cưỡi trâu ra đồng, cưỡi trâu lội xuống sông, cưỡi trâu thả diều ...Thú vị biết bao! Con trâu hiền lành, ngoan ngoãn đã để lại trong kí ức tuổi thơ của mỗi con người bao nhiêu kỉ niệm ngọt ngào! 3. Kết bài: Con trâu là hình ảnh của đồng quê VN từ ngàn đời nay. Từ ngày nông thôn được hiện đại hóa, công nghiệp hóa người nông dân đã có thêm một bạn mới là con “trâu sắt”. HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS theo dõi -Tìm một số đoạn văn mẫu 4. Dặn dò: (1ph) - Xem lại bài và hoàn chỉnh bài văn. - Soạn bài “Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em”. Tuần: 3 Tiết: 12+13 TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM NS: 15/9/2023 ND: 19,20/9/2023 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Thấy được tầm quan trọng của vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em và trách nhiệm của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. - Thực trạng cuộc sống trẻ em hiện nay, những thách thức, cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta. - Những thể hiện của quan điểm về vấn đề quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em ở Việt Nam. - Thấy được đặc điểm hình thức của văn bản. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Giúp HS phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân b. Năng lực chuyên biệt: - Năng lực đọc - hiểu một văn bản nhật dụng. - Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập văn bản nhật dụng. 3. Phẩm chất: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tự chủ, trách nhiệm. - Biết yêu thương và có trách nhiệm, quan tâm tới trẻ em. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. GV: SGV Tài liệu chuẩn KTKN đọc và nghiên cứu nội dung văn bản. 2. HS: Đọc văn bản nghiên cứu soạn bài theo nội dung câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận, Tìm tòi, Vấn đáp, Đối thoại, Thảo luận nhóm - KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút Tiết 1 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) - Mối nguy cơ mang tính chất toàn cầu hiện nay là gì ? - Sự gần gũi...g có những điều kiện thiết ỵếu để tồn tại như thiếu thực phẩm, nước uống, thiếu thuốc chữa bệnh... ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệtnhững nước kém phát triển nhất ở châu Phi, trẻ em đang phải chịu tác động nặng nề của nợ nước ngoài, của tình hình kinh tế không giữ được mức độ tăng trường đều đặn hoặc không có khả năng tăng trưởng. HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS viết đoạn văn - HS xem đoạn văn tham khảo -Vận dụng nội dung bài học viết đoạn văn theo yêu cầu 3.4 Hoạt động 4: Tìm tòi, mở rộng (5 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Cho HS tìm những câu thơ, ca dao, tục ngữ viết về trẻ em. GV nhận xét, đánh giá HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS tìm tòi * Ví dụ: 1. Trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ học hành là ngoan 2. Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai 3. Uốn cây từ thuở còn non. Dạy con từ thuở con còn ngây thơ 4. Con ơi con ơi, con ngủ ngủ đi con Để mẹ đi mẹ gánh .. nước non cho đầy Con ơi con ơi, con ngủ ngủ cho say Để mẹ đi gọi gió .. kéo mây cho đầy 4. Dặn dò: (1ph) - Học bài. - Đọc và soạn tiếp phần còn lại của bài học. Tiết 2 IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) Phân tích ngắn gọn phần “Sự thách thức”. 3. Bài mới: (41ph) 3.1 Hoạt động 1: Khởi động (2ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung,yêu cầu cần đạt Giới thiệu bài: Trẻ em VN, trẻ em trên toàn thế giới, hiện nay đang đứng trước những thuận lợi to lớn về sự chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Nhưng đồng thời cũng đang gặp những khó khăn thách thức, những cản trở không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em . VB chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ tiếp tục là câu trả lời. - HS nghe - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hướng dẫn HS đọc và phân tích 1)Phần ‘Cơ hội” Qua phần “cơ hội ” em thấy việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì ? - Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề trẻ em. - Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lí, tạo cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng. - Những cải thiện của bầu chính trị thế giới. - Cho HS thảo luận nhóm ( 2’theo cặp): Em hãy liên hệ điều kiện đất nước ta hiện nay đối với vấn đề trẻ em. - Đất nước độc lập chủ quyền, sự quan tâm của Đảng, nhà nước VN được thể hiện trong một số chính sách việc làm như : Giáo dục, y tế, VHXH . - Trẻ em được chăm sóc và tôn vinh (lớp mầm non, Tiểu học, bệnh viện nhi, chiến dịch tiêm phòng...) - Hợp tác quốc tế ngày càng mở rộng. -GV nhận xét, chốt ý 3)Phần “Nhiệm vụ” Gồm 2 nội dung: - Nêu nhiệm vụ cụ thể (mục 10-> 15). - Nêu b/pháp thực hiện nhiệm vụ(mục 16, 17). Bản tuyên bố đã xác định những nhiệm vụ cấp thiết nào của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia? - Tăng cường sức khoẻ và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em và trẻ em sơ sinh. Đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu. - Quan tâm hơn nữa những trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống đặc biệt (trẻ em mồ côi ). - Đảm bảo bình đẳng nam nữ trong trẻ em. - Xoá mù chữ ở trẻ em. - Bảo vệ các bà mẹ mang thai,sinh đẻ,vấn đề dânsố KHHGĐ. - Phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và XH trong việc giáo dục trẻ em . Em có nhận xét gì về lời văn ở phần này? Mục 16,17 đã nêu ra những biện pháp nào để thực hiện nhiệm vụ nêu trên? Liên hệ: trẻ em VNđã hưởng những quyền lợi gìtừ những nổ lực của Đảng và Nhà nước? -GV nhận xét, chốt ý *Hướng dẫn tổng kết: Hãy trình bày những nét nghệ thuật sử dụng trong VB (?) Nội dung ý nghĩa của văn bản nêu vấn đề gì ? -GV nhận xét, chốt ý HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS đọc và dựa vào sgk nêu -HS thảo luận và nêu -HS ghi bài -HS trả lời - Dứt khoát, rõ ràng. -HS: quyền được học tập, được chữa bệnh, được vui chơi... -HS liên hệ -HS nêu II-Đọc- hiểu văn bản 2) Phần “Cơ hội” Điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em: - Liên kết các nước, sự đoàn kết và hợp tác quốc tế có hiệu quả. - Giải trừ quân bị chuyển sang kinh tế,phúc lợi. 3)Phần “Nhiệm vụ” a) Nhiệm vụ: - Tăng cường sức khỏe và dinh dưỡng. - Quan tâm trẻ khuyết tật, khó khăn. - Đảm bảo học hết bậc GD cơ sở. - Đảm bảo bà mẹ sinh đẻ. b) Giải pháp : - Tăng cường và phát triển đều về kinh tế. - Nỗ lực và phối hợp liên tục. III- Tổng kết: 1)Nghệ thuật: - Trình bày bố cục rõ ràng, hợp lí. Giữa các phần có sự liên kết chặt chẽ. - Sử dụng phương pháp nêu số liệu, ph/ tích kh / học. 2) Ý nghĩa văn bản: Nêu lên nhận thức đúng đắn và hành động phải làm về quyền sống, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em. 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (5ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Hãy nêu suy nghĩ của bản thân về sự quan tâm chăm sóc của chính quyền địa phương, ...c VD đã phân tích về các PC hội thoại đã học. Hãy cho biết trong những tình huống đã học, PC hội thoại nào không được tuân thủ? Chỉ có 2 tình huống trong phần học về PC lịch sự là tuân thủ PC hội thoại, các tình huống còn lại là không tuân thủ . -Cho HS đọc đoạn đối thoại (SGK ). Câu trả lời của Ba có đáp ứng nhu cầu thông tin đúng như An mong muốn hay không? Có phương châm nào không được tuân thủ? Vì sao Ba không tuân thủ PC hội thoại ấy? - Vì Ba không biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo năm nào. (Để tuân thủ PC về chất (không nói điều mà mình không có bằng chứng ) nên Ba đã trả lời như vậy ) . Khi Bác sĩ nói với người bệnh nan y về tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân đó thì PC hội thoại nào đã không được thực hiện? Vì sao Bác sĩ làm như vậy? Bác sĩ không nên nói thật à không tuân thủ PC về chất . (Nói điều mình tin là không đúng ) . - Vì nó có lợi cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân lạc quan trong c/sống -->Nhânđạo. Hãy tìm những tình huống giao tiếp khác mà PC đó cũng không được tuân thủ. -Gv bổ sung thêm: - Khi nhận định về tuổi về hình thức của người đối thoại . Trong bất kì tình huống nào, nếu yêu cầu nào đó quan trọng hơn, cao hơn thì một PCHT nào đó có thể không được tuân thủ Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc” thì có phải người nói không tuân thủ PC về lượng hay không ?Vậy phải hiểu ý nghĩa câu này như thế nào? -Xét về nghĩa tường minh (hiển ngôn) thì không tuân thủ PC về lượng . Bởi nó dường như không cho người nghe một thông tin nào. - Xét về hàm ý (hàm ngôn) thì câu chuyện có nội dung của nó. Nghĩa là vẫn tuân thủ PC về lượng (vốn sống, quan hệ tri thức . . .). * Tiền bạc chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Ngoài tiền bạc ra còn có mối q/hệ thiêng liêng khác trong đời sống t /thần . VD tương tự : -Nó vẫn là nó - Nó là con của bố nó mà. Muốn người nghe hiểu theo nghĩa hàm ý thì có thể không tuân thủ một PCHT nào đó. HS thực hiện nhiệm vụ học tập -Chàng rể đã tuân thủ phương châm lịch sự. Vì chàng rể thể hiện sự quan tâm đến người khác. -HS đọc và dựa vào sgk nêu -HS đọc ghi nhớ -HS ghi bài -HS đọc - Câu trả lời của Ba không đáp ứng nhu cầu thông tin Phương châm về lượng không được tuân thủ (không cung cấp đủ thông tin như An muốn biết ) . -HS trả lời Hs nêu - Khi đánh giá về học lực hoặc năng khiếu bạn bè . - Người c/sĩ khi bị lọt vào tay giặc không thể khai báo hết sự thật về đơn vị mình I- Tìm hiểu bài 1)Quan hệ giữa các phương châm hội thoại với các tình huống giao tiếp Vận dụng phương châm hội thoại phải phù hợp với đặc điểm tình huống: -Nói với ai?, -Nói khi nào?, -Nói ở đâu ?, - Nói nhằm mục đích gì?... -Ghinhớ1-SGK 2) Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại - Người vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. - Ưu tiên cho PCHT khác hoặc yêu cầu cao hơn. - Nói theo một hàm ý nào đó. (Ghi nhớ2-SGK) 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (5ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cho HS thảo luận nhóm theo cặp (2’) ? Câu trả lời của người bố không tuân thủ phương châm hội thoại nào ? - PC cách thức ? Hãy phân tích để làm sáng tỏ? - đứa bé 5 tuổi không biết đọc, không tìm được “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”. ? GV cho hs làm BT2, gọi hs trả lời, chữa bài tập. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc và nêu yêu cầu của BT1. -HS thảo luận theo cặp -HS đọc và thực hiện yêu cầu của BT2 II) Luyện tập: 1. BT1: - Ông bố vi phạm PC cách thức.Vì đứa bé 5 tuổi không biết đọc, không tìm được “ Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao”. 2. BT2: - Chân, Tay, Tai, Mắt,vi phạm phương châm lịch sự → do hiểu nhầm→ không chính đáng vì chưa biết đúng sai thế nào đã vội kết luận. 3.4 Hoạt động 4: Vận dụng (5 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV đọc một đoạn thơ trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt và nêu bài tập: Nhà bà và cháu bị giặc đốt cháy tàn cháy rụi mà bà bảo cháu “Mày có viết thư chớ kể này kể nọ- Cứ bảo nhà vẫn được bình yên” . Căn cứ nội dung bài học để phân tích việc sử dụng các phương châm hội thoại. -GV nhận xét, đánh giá HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc độc lập. - HS trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. - HS lắng nghe, học hỏi. -Vận dụng bài học để phân tích PCHT 3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (5ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Cho HS tìm các VD về một số trường hợp có thể không tuân thủ phương châm hội thoại. - GV: Nhận xét, tuyên dương HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trình bày sản phẩm của cá nhân. - Lớp nhận xét -Tìm ví dụ về tình huống không tuân thủ PCHT 4. Dặn dò: (1ph) - Xem lại nội dung bài học, giải các bài tập ở SGK . - Chuẩn bị bài mới: VB: Chuyện người con gái Nam Xương Tuần: 3 Tiết: 15 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích “Truyền kì mạn lục”- Nguyễn Dữ) NS: 15/9/2023 ND: 22/9/2023 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì. - C... mạn lục. + Viết bằng chữ Hán, thể truyền kì, tái tạo từ chuyện dân gian “Vợ chàng Trương”. 3) Đọc, giải thích từ khó 4) Bố cục, PTBĐ -Bố cục:3 đoạn -Phương thức biểu đạt chính: tự sự 5) Đại ý: - Số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, có đức hạnh dưới chế độ PK - Ước mơ ngàn đời của nhân dân:người tốt bao giờ cũng được đền bù xứng đáng. II- Đọc- hiểu văn bản: 1) Phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương: a / Trước khi lấy chồng : Người con gái thuỳ mị , nết na , tư dung tốt đẹp. b/Khi vừa lấy chồng: Giữ gìn khuôn phép,không từng để lúc nào vợ chồng phải thất hoà . c/Khi tiễn chồng: Lời dặn chồng đằm thắm thiết tha, nghiã tình. d / Lúc chồng xa nhà : - Người vợ đảm đang chung thuỷ - Người mẹ hiền yêu con tha thiết . - Nàng dâu hiếu thảo. đ / Khi bị chồng nghi oan : - Khóc, phân trần để chồng hiểu lòng mình . - Đau đớn thất vọng . -Tự vẫn để bảo toàn danh dự. e) Sau khi Vũ Nương tự vẫn: Là người bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình. =>Vũ Nương đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữVN: -Xinh đẹp, nết na, hiền thục, đảm đang tháo vát, hiếu thảo, chung thuỷ. - Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình(phần có yếu tố kì ảo). 3.3 Hoạt động 3: Luyện tập (5ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Hãy kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương” theo cách của em? - GV: Nhận xét, đánh giá, tuyên dương. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS kể bằng miệng, lớp bổ sung. HS kể được câu chuyên theo cách của mình. 3.4 Hoạt động 4: Vận dụng (5 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của bản thân về phẩm chất của Vũ Nương. -GV: Theo dõi, hỗ trợ -GV: Sau đó cho HS xung phong trình bày kết quả của mình →GV nhận xét, tuyên dương. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc độc lập. - HS trình bày kết quả. -Lớp nhận xét. - HS lắng nghe, học hỏi. -Vận dụng nội dung bài học viết được đoạn văn theo yêu cầu 3.5 Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (2 ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -Cho HS đọc thêm “Lại bài viếng Vũ Thị” SGK HS thực hiện nhiệm vụ học tập - H đọc và lắng nghe. 4. Dặn dò: (1ph) - Học bài. - Đọc và soạn tiếp phần còn lại của bài học. - Bài tập : Viết đoạn văn phân tích phẩm chất của Vũ Nương theo cách tổng-phân-hợp Tuần: 4 Tiết: 16+17 CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG (Trích “Truyền kì mạn lục”- Nguyễn Dữ) NS: 22/9/2023 ND: 26/9/2023 I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Bước đầu làm quen với thể loại truyền kì. - Cảm nhận được giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Dữ trong tác phẩm. - Cốt truyện, nhân vật, sự kiện trong một tác phẩm truyện truyền kì. - Hiện thực về số phận của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ cũ và vẻ đẹp truyền thống của họ. - Sự thành công của tác giả về nghệ thuật kể chuyện. - Mối liên hệ giữa tác phẩm và truyện Vợ chàng Trương. 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Giúp HS phát triển năng lực sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực tìm kiếm thông tin, năng lực hợp tác, năng lực tự quản bản thân. b. Năng lực chuyên biệt: - Vận dụng kiến thức đã học để đọc- hiểu tác phẩm viết theo loại truyền kì. - Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm tự sự có nguồn gốc từ dân gian. - Kể lại được truyện. 3. Phẩm chất: - Có ý thức học tập nghiêm túc, tự chủ, trách nhiệm, chăm học, say mê các tác phẩm văn học. - Cảm thông trước số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ cũ. - Phê phán, lên án chế độ xã hội nam quyền, gia trưởng. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. GV: Nghiên cứu nội dung bài giảng, chuẩn bị tranh ảnh. 2. HS: Chuẩn bị nội dung bài mới (sưu tầm TP truyện Truyền kì mạn lục - Bản dịch của Ngô Văn Triện (Kho tàng cổ tích VN). III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT DẠY HỌC: - Thảo luận, Tìm tòi, Vấn đáp, Đối thoại, Thảo luận nhóm - KT đặt câu hỏi, KT trình bày một phút Tiết 2: IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định: (1ph) 2. Kiểm tra bài cũ: (3ph) - Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”. - Phân tích phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương. - Kiểm tra bài tập ở nhà. 3. Bài mới: (41ph) 3.1 Hoạt động 1: Khởi động (2ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập -GV giới thiệu bài: XHPK với những bất công. Người PN với thân phận khổ đau bị XH vùi dập. Những bất công của XHPK đã đẩy con người, nhất là người phụ nữ vào bế tắc không lối thoát. Vũ Nương người phụ nữ bất hạnh là điển hình của XH bất công với chế độ nam quyền . Bài học hôm nay tiếp tục là lời tố cáo XH đó. HS thực hiện nhiệm vụ học tập -HS lắng nghe - Định hướng được nội dung, chủ đề bài học. 3.2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (27ph) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung, yêu cầu cần đạt GV chuyển giao nhiệm vụ học tập *Hướng dẫn đọc-hiểu văn bản (tt) 2)Hướng dẫn phân tích nỗi oan của Vũ Nư
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_hoc_ki_1_nam_hoc_2023_2024.docx
- Tuần 1.docx
- Tuần 2.docx
- Tuần 3, Tiết 11.docx
- Tuần 3, Tiết 12+13.docx
- Tuần 3, Tiết 14.docx
- Tuần 3, Tiết 15.docx
- Tuần 4.docx
- Tuần 5, Tiết 21-23.docx
- Tuần 5, Tiết 24+25.docx
- Tuần 6.docx
- Tuần 7, Tiết 31-33.docx
- Tuần 7, Tiết 34+35.docx
- Tuần 8.doc
- Tuần 9.docx
- Tuần 10.doc
- Tuần 11.docx
- Tuần 12.docx
- Tuần 13.docx
- Tuần 14.docx
- Tuần 15.docx
- Tuần 16.docx
- Tuần 17.docx
- Tuần 18.docx