Giáo án Ngữ văn 9 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
I. Mục tiêu bài học.
1.Kiến thức
- Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc.
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể
2. Kĩ năng:
- Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống.
3. Thái độ:
- Giáo dục: ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức.
4. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- GV : GA, tài liệu
-Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch
-Chân dung Bác Hồ .
-Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ"
* Học sinh:
- HS : Bài soạn, vở, dụng cụ học tập, tranh ảnh ngày khai trường.
III. Tiến trình tiết học
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK…)
3. Bài mới:
HĐ1: Khởi động
* Mục tiêu : Giới thiệu vấn đề tạo tình huống, tâm thế gây hứng thú cho HS.
- Kiến thức: Giúp HS hiểu được việc làm to lớn của Bác với dân tộc VN
- Kỹ năng: Nghe, hiểu, động não, suy nghĩ.
- Thái độ: HS kính yêu Bác và Phải học tập làm sao xứng đáng với công lao của Bác cho dân tộc VN
- Năng lực: Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề.
* Các bước thực hiện hoạt động
B1: HS Xem một đoạn clip về cuộc đời hoạt động của Bác đi tìm đường cứu nước?
? Những hình ảnh trong clip trên gợi cho em liên tưởng đến ai? Đó là một cuộc sống ntn?
B2: HS suy nghĩ, trao đổi
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 9 (Theo CV3280) - Chương trình cả năm - Năm học 2020-2021
Tuần 1 Ngày soạn: Tiết 1-2 Văn bản : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH I. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức - Một số biểu hiện trong phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận qua một đoạn văn cụ thể 2. Kĩ năng: - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc. - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa lối sống. 3. Thái độ: - Giáo dục: ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức. 4. Năng lực: Năng lực tự học;Năng lực giao tiếp; Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề. II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh - GV : GA, tài liệu -Tranh ảnh về nơi ở của Bác trong khuôn viên Phủ Chủ tịch -Chân dung Bác Hồ . -Truyện "Chuyện kể về Bác Hồ" * Học sinh: - HS : Bài soạn, vở, dụng cụ học tập, tranh ảnh ngày khai trường. III. Tiến trình tiết học 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (SGK) 3. Bài mới: HĐ1: Khởi động * Mục tiêu : Giới thiệu vấn đề tạo tình huống, tâm thế gây hứng thú cho HS. - Kiến thức: Giúp HS hiểu được việc làm to lớn của Bác với dân tộc VN - Kỹ năng: Nghe, hiểu, động não, suy nghĩ. - Thái độ: HS kính yêu Bác và Phải học tập làm sao xứng đáng với công lao của Bác cho dân tộc VN - Năng lực: Năng lực tư duy; Năng lực hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề. * Các bước thực hiện hoạt động B1: HS Xem một đoạn clip về cuộc đời hoạt động của Bác đi tìm đường cứu nước? ? Những hình ảnh trong clip trên gợi cho em liên tưởng đến ai? Đó là một cuộc sống ntn? B2: HS suy nghĩ, trao đổi B3: HS trình bày B4: GV chốt kiến thức, dẫn vào bài mới. HĐ 2: Hình thành kiến thức. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ1 : Giới thiệu VB Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân. * Mục tiêu:HS nhận biết về tác giả, tác phẩm, thể loại, xuất xứ, bố cục của văn bản; * Các bước thực hiện hoạt động B1: GV giao nhiệm vụ ? Nêu hiểu biết của mình về tác giả ? Đọc văn bản PCHCM? ? Giải thích các từ: Phong cách ? Siêu phàm? Hiền triết ? Danh nho ? Văn bản thuộc kiểu văn bản nào? ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản. ? Văn bản có thể chia làm mấy phần? Nêu ý chính của mỗi phần. ? Em thấy tác giả có vai trò gì trong văn bản này? B2: HS suy nghĩ, trao đổi B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá B4: GV chốt kiến thức HĐ tìm hiểu văn bản Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, trao đổi theo cặp đôi * Mục tiêu: HS hiểu được con đường hình thành phong cách văn hóa HCM. * Các bước thực hiện hoạt động: - B1: GV giao nhiệm vụ. - B2: HS thực hiện nhiệm vụ. - B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá. - B4: GV chốt kiến thức ? Theo dõi đoạn văn và tìm trong đó những câu văn tác giả sử dụng khái quát phong cách văn hóa HCM. GV:Phong cách đó không phải là trời cho, không phải tự nhiên mà có được .Nó có được là do sự học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt cuộc đời hoạt động CM đầy gian truân của Người Vốn tri thức văn hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức sâu rộng: ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hóa thế giới sâu sắc như Bác Hồ. Cách viết so sánh bao quát để khẳng định giá trị của nhận định. ? Làm thế nào Người có được vốn văn hóa ấy? Người đã học tập và rèn luyện ntn? Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp bậc nhất để tìm hiểu &giao lưu văn hoá với các dân tộc trên thế giới . G:Nhưng đi nhiều, tiếp xúc nhiều, biết nhiều ngoại ngữ đó mới chỉ là ĐK cần song chưa đủ để mở mang hiểu biết, thu lượm tri thức ?Vậy HCM đã tận dụng những ĐK của mình ntn để có được vốn văn hoá ấy? ? Em hiểu " những ảnh hưởng quốc tế"và" cái gốc văn hoá dân tộc "ở Bác ntn? -Bác tiếp thu những giá trị văn hoá của nhân loại -Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà ? Cách tiếp xúc văn hóa như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh? ?Em hiểu ntn về" sự nhào nặn " của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác ? Đó là sự đan xen, kết hợp, bổ sung, sáng tạo hài hoà hai nguồn văn hoá nhân loại và dân tộc ,truyền thống và hiện đại phương Đông và phương Tây trong tri thức văn hoá HCM.Văn hoá của Bác mang đậm bản sắc dân tộc . ? Tác giả đã bình luận gì về những biểu hiện văn hóa đó của Bác? Nhưng điều kỳ lạ là hiện đại. ? Theo em điều kỳ lạ nhất trong phong cách Hồ Chí Minh là gì? GV:Trong thực tế ,các yếu tố dân tộc và nhân loại truyền thống và hiện đại thường có xu hướng loại trừ nhau .Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia .Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả : đó là bản lĩnh, ý chí của một chiến sĩ cộng sản, là tình cảm CM được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung . ? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hóa Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? ? Các phương pháp thuyết minh này đem lại hiệu quả... hoa vừa phê phán cái tiêu cực... -Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế (tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ) - Có nhu cầu cao về văn hóa. - Có năng lực văn hóa. - Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận văn hóa. - Có quan điểm rõ ràng về văn hóa,biết kế thừa và phát huy các giá trị văn hoá . =>Đó là kiểu mẫu của tư tưởng tiếp nhận văn hoá ở HCM * Những phương pháp thuyết minh So sánh -Liệt kê =>Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày - Khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào , tin tưởng. - Kết hợp, đan xen giữa những lời kể là lời bình luận “Có thể nói Hồ Chí Minh. Quả như trong cổ tích. => Đó là nhờ thiên tài, nhờ Bác đã dày công học tập và rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm, suốt đời hoạt động cách mạng đầy gian truân. 2. Vẻ đẹp trong phong cách sống và làm việc của Bác. - Nơi ở và nơi làm việc: ngôi nhà sàn nhỏ bằng gỗ, chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ.đồ đạc mộc mạc, đơn sơ. -Trang phục :hết sức giản dị-quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp -Tư trang: ít ỏi- chiếc va va li con với bộ quần áo, vài vật kỷ niệm ”. -ăn uống: đạm bạc. - Cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.(Nhữngmón ăn bình dị, quen thuộc gần gũi với mọi người dân Việt Nam, những món ăn giản dị thân thương, đậm hương sắc quê nhà -> Cuộc sống bỡnh dị trong sỏng => Ngôn ngữ giản dị, , cách nói dân dã với những từ chỉ số lượng ít ỏi,từ ngữ câu văn gợi hình xen kẽ lời nhận xét,so sánh ý nhị cùng với phép liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống của Bác,tác giả đã dẫn dắt người đọc vào thăm nơi ăn ,chốn ở của HCM như vào một bảo tàng vừa bình dị ,vừa thiêng liêng =>Phong cách sống bình dị, trong sángvà vô cùng cao đẹp ,lối sống rất dân tộc,rất Việt Nam trong phong cách HCM - " Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị Màu quê hương bền bỉ, đậm đà" - Nhớ ông cụ mắt sáng ngời áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường - Bác để tình thương cho chúng con Một đời thanh bạch chẳng vàng son Mong manh áo vải hồn muôn trượng Hơn tượng đồng phơi những lối mòn. - Còn đôi dép cũ mòn quai gót Bác vẫn thường đi giữa thế gian -So sánh, liên tưởng: - Cách sống của lãnh tụ Hồ Chí Minh với lãnh tụ của các nước khác:"Tôi dám chắc... như vậy" - Cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa:"Ta nghĩ đến Nguyễn Trãi...tắm ao" => Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác, thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết. 3. Ý nghĩa phong cách Hồ Chí Minh. - Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm - Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người ,hơn mọi người - Đạm bạc chứ không phải khắc khổ," đạm" đi với "thanh" .Sự bình dị gắn với thanh cao ,trong sạch .Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính , vụ lợi => Tâm hồn được thanh cao, hạnh phúc. - Sống thanh bạch, giản dị, thể xác không phải gánh chịu ham muốn, bệnh tật => thể xác được thanh cao, hạnh phúc. Cách sống giản dị,đạm bạc của Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng thanh cao, sang trọng. - Là vẻ đẹp vốn có, tự nhiên, gần gũi, không xa lạ với mọi người, mọi người đều có thể học tập. - Đâythực sự là một cách sống có văn hóa, đã trở thành một quan niệm thẩm mỹ: Cái đẹp là sự giản dị, tự nhiên. Vốn văn hoá sâu sắc,kết hợp dân tộc với hiện đại , cách sống bình dị trong sáng, đó là những nội dung trong phong cách Hồ Chí Minh.Phong cách ấy vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ,vừa mang vẻ đẹp của đạo đức. III.Tổng kết: * NT: - Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích, bình luận. - Chọn lọc những chi tiết tiêu biểu. - So sánh với các bậc danh nho xưa, đối lập giữa các phẩm chất, khái niệm:Vĩ nhân mà giản dị gần gũi,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc, hết sức VNam. - Dẫn chứng thơ cổ, dùng từ Hán Việt. * Nội dung: (Ghi nhớ – SGK). Hoạt động 4: Vận dụng Hình thức tổ chức HĐ cá nhân, trao đổi theo cặp đôi * Mục tiêu: HS học tập được những phẩm chất gì qua văn bản PCHCM * Các bước thực hiện hoạt động: - B1: GV giao nhiệm vụ. - B2: HS thực hiện nhiệm vụ. - B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá. - B4: GV chốt kiến thức. ? Em rút ra bài học gì cho bản thân sau khi học xong văn bản ? Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng Hình thức tổ chức: HĐ cá nhân, trao đổi theo cặp đôi * Mục tiêu : HS bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình về Bác HCM * Các bước thực hiện hoạt động: - B1: GV giao nhiệm vụ. - B2: HS thực hiện nhiệm vụ. - B3: HS trình bày, nhận xét, đánh giá. - B4: GV chốt kiến thức. ? Sáng tác hoặc sưu tầm những sáng tác thơ, bản nhạc về HCM ? * Dặn dò : - Học bài, làm bài 1, 2 SGK - Soạn bài « Mẹ tôi ». * Rút kinh nghiệm : Tiết 3: CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI Ngày soạn: I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Giúp HS. - Hiểu được nội dung, ý nghĩa các phương châm về lượng và phương châm về chất. - Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. - Biết cách vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng ...hương châm này trong giao tiếp. * Các bước thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Các câu sau không tuân thủ phương châm hội thoại nào? a. Cô giáo nhìn em bằng đôi mắt. b. Tôi nhìn thấy một con lợn to bằng con trâu c. Bạn ấy đá bóng chỉ bằng chân. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày kết quả- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý *Hướng dẫn: + Học thuộc phần ghi nhớ, làm bài tập 3. + Chuẩn bị bài: Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. *Rút kinh nghiệm: . Tiết 4 : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (Tiếp) Ngày soạn: 12- 08- 2020 I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh: - Nắm được nội dung phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự; - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng sử dụng các phương châm hội thoại để đạt hiệu quả trong giao tiếp. - Rèn kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng giao tiếp. - Rèn tư duy lô gích cho hs. 3. Thái độ: Có thái độ sử dụng các phương châm hội thoại hiệu quả, văn minh. 4. Định hướng năng lực : - Năng lực giao tiếp : Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực hợp tác, năng lực tự học. II. Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. - Giáo cụ : Bảng phụ, giá đỡ. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài, trả lời các câu hỏi. III. Tiến trình lên lớp : 1. Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra: - Thế nào là phương châm về lượng ? Phương châm về chất ? - Làm BT 4, 5. Chuẩn bị : Bảng phụ 3. Bài mới: Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: khởi động Mục tiêu: GV tạo sự chú ý và hứng khởi cho HS bằng cách đưa ra ví dụ để HS phát hiện và dẫn vào bài mới về các phương châm hội thoại trong bài học. Bước 1: GV giao nhiệm vụ Hãy nêu cách hiểu của em về các câu sau: Cô ấy nói chuyện nửa úp nửa mở. Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau Bước 2, 3: HS suy nghĩ, trả lời, nhận xét Bước 4: GV nhận xét và chốt ý * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: HS hiểu được phương châm quan hệ để từ đó vận dụng vào trong giao tiếp hàng ngày để đạt hiệu quả cao. HS đọc ví dụ SGK Bước 1: GV giao nhiệm vụ ? Thành ngữ" Ông nói gà, bà nói vịt"dùng để chỉ tình huống hội thoại như thế nào? ? Thử tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy. ? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp. Bước 2,3: HS suy nghĩ, trình bày, hận xét Bước 4: GV nhận xét, chốt ý (Học sinh đọc ghi nhớ.) - Mục tiêu: HS hiểu được phương châm cách thức, từ đó vận dụng vào giao tiếp hàng ngày cũng như việc viết văn đạt hiệu quả cao. Bước 1: HS đọc ví dụ SGK GV giao nhiệm vụ ? Hai thành ngữ trên dùng để chỉ những cách nói như thế nào? ? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp? Hậu quả của những cách nói đó ? ? Qua đó, emcó thể rút ra bài học gì trong giao tiếp? Bước 2,3: HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét Bước 4: GV chốt ý VD2: Tôi đồng ý với những nhận địnhvề truyện ngắn của ông ấy. ? Có thể hiểu câu "Tôi đồng ý ... ông ấy" theo mấy cách (2 cách). C1: Nếu "ông ấy" bổ nghĩa cho "nhận định" thì hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn. C2: Nếu "ông ấy" bổ nghĩa cho "truyện ngắn" thì hiểu là: Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy (do ông ấy sáng tác). ? Để người nghe không hiểu lầm phải nói như thế nào? ? Trong giao tiếp cần phải tuân thủ điều gì. ? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì để đáp ứng phương châm cách thức. (Học sinh đọc ghi nhớ - SGK.) - Mục tiêu: HS hiểu được phương châm lịch sự và có sự khéo léo, tế nhị và có văn hóa trong giao tiếp. - Học sinh đọc truyện"Người ăn xin" Bước 1: GV giao nhiệm vụ ? Vì sao người ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó? Cả hai tuy đều không có của cải, tiền bạc gì nhưng đều nhận được tình cảm mà người kia dành cho mình, đặc biệt là tình cảm của cậu bé đối với ông lão ăn xin. Đối với một người ở hoàn cảnh bần cùng, cậu không hề tỏ ra khinh miệt, xa lánh mà vẫn có thái độ và lời nói hết sức chân thành, thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đến người khác. ? Có thể rút ra bài học gì từ truyện này? ? Khi giao tiếp cần chú ý điều gì ? Bước 2,3: HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét Bước 4: GV chốt ý ( Học sinh đọc ghi nhớ.) I. Phương châm về quan hệ 1. Ví dụ: - Thành ngữ: Ông nói gà, bà nói vịt. 2. Nhận xét: - Đó là tình huống hội thoại mà mỗi người nói về một đề tài khác nhau. - Hậu quả: Người nói và người nghe không hiểu nhau. => Khi giao tiếp phải nói đúng đề tài đang hội thoại. 3. Kết luận: * Ghi nhớ: SGK. II. Phương châm về cách thức 1. Ví dụ: Thành ngữ: + Dây cà ra dây muống. + Lúng búng như ngậm hột thị. 2. Nhận xét: - TN 1: nói năng dài dòng, rườm rà. - TN 2: nói năng ấp úng, không rành mạch, không thoát ý. =>Người nghe không hiểu hoặc hiểu sai lạc ý của người nói .Người nghe bị ức chế ,không có thiện cảm với người nói...ọc văn bản thuyết minh, song để bài văn thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp nghệ thuật. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh thông qua giờ học. Hoạt động 1 : Khởi động * Hình thức tổ chức: cá nhân * Mục tiêu: Ôn tập, củng cố hệ thống hoá các kiến thức về văn bản thuyết minh và các phương pháp thuyết minh. * Các bước thực hiện - B1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - GV cho hs gợi lại, ôn lại kiến thức đã học lớp 8. ? Hãy kể tên các văn bản thuyết minh đã học. - HS liệt kê. ? Cho biết thế nào là văn bản thuyết minh. ? Văn bản thuyết minh được viết ra nhằm mục đích gì. ? Trong chương trình lớp 8 các em đã được các phương pháp, biện pháp thuyết minh nào. - HS liệt kê. B 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. B 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. B 4: Giáo viên chốt ý Hoạt động của thày và trò Nội dung Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động: Tìm hiểu việc sử dụng 1 số BPNT trong VBTM * Hình thức tổ chức: cá nhân * Mục tiêu: Nắm được một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh và vai trò của các biện pháp đó : làm cho văn bản thuyết minh thêm sinh động hấp dẫn. Rèn kĩ năng nhận diện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. * Các bước thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. - HS đọc văn bản . ? Văn bản trên thuyết minh về đối tượng nào. ? Thuyết minh những đặc điểm nào của đối tượng. ? Văn bản có cung cấp được tri thức khách quan về đối tượng không. ? Để bài thuyết minh thêm sinh động tác giả bài viết còn sử dụng các biện pháp, phương pháp thuyết minh nào. - HS trao đổi thảo luận. - Đại diện nhóm trình bầy và nhận xét lẫn nhau. ? Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động người ta có thể làm gì. ? Các biện pháp nghệ thuật đó cần được sử dụng như thế nào. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý. ? HS đọc Ghi nhớ SGK. Hoạt động 3: Luyện tập * Hình thức tổ chức: thảo luận nhóm * Mục tiêu: - Vận dụng vào việc tạo lập các văn bản thuyết minh trong đó có sử dụng một số biện pháp. - Rèn kĩ năng nhận diện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các văn bản thuyết minh. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. - Rèn tư duy lô gíc cho học sinh khi viết bài văn thuyết minh * Các bước thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Nhóm 1- 2: ? Đọc văn bản: Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh. ? Xác định yêu cầu của bài tập. ? Văn bản trên có phải là văn bản thuyết minh không ? vì sao. ? Hãy tìm các phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng . ? Hãy phân tích cụ thể các phương pháp thuyết minh trên. ? Văn bản này có nét gì đặc biệt. ? Các BPNT có tác dụng gì. Nhóm 1- 2: Bài tập 2 ? HS đọc và xác định yêu cầu. ? Nội dung của đoạn văn. ? Các BPNT ? Hãy tìm các phương pháp thuyết minh mà tác giả sử dụng. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý. I. Tìm hiểu việc sử dụng 1 số BPNT trong vb thuyết minh : 1. Ôn tập văn bản thuyết minh: - Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống nhằm cung cấp những kiến thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân của các hiện tượng, sự vật trong đời sống xã hội bằng phương thức: giới thiệu, trình bầy, giải thích. - Mục đích : Cung cấp những hiểu biết khách quan về những sự vật, hiện tượng được chọn làm đối tượng thuyết minh. - Các phương pháp thuyết minh đã học: định nghĩa, ví dụ, liệt kê, số liệu, phân loại, so sánh. 2. Văn bản thuyết minh có sử dụng 1 số BPNT. a. Tìm hiểu vb “ Hạ Long - Đá và nước”: - Đối tượng: Vịnh Hạ Long - Đặc điểm: Vẻ đẹp kì thú, hấp dẫn do sự kết hợp tài tình của đá và nước. - Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng: Rất nhiều đá -> Đặc điểm này có nhiều bài giới thiệu về Vịnh Hạ Long bằng những số liệu chính xác - Cách thuyết minh: Tưởng tượng và liên tưởng + Tưởng tượng những cuộc dạo chơi (8 lần dùng “ có thể”) + Khơi gợi những cảm giác có thể có (đột nhiên) + Dùng phép nhân hoá khi tả các hòn đá. - Câu văn “ Chính nước làm cho đá sống động...” b. Kết luận: - Muốn cho bài văn thuyết minh được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca. - Các biện pháp nghệ thuật đó cần được sử dụng thích hợp góp phần làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc. II. Luyện tập : 1. Bài 1: “ Ngọc Hoàng xử tội ruồi xanh” a, VB có tính chất thuyết minh: - Biểu hiện: Giải thích loài ruồi có hệ thống: họ, giống, loài, tập tính sinh sống, sinh đẻ, đặc điểm cơ thể... - Văn bản thuyết minh vì đã cung cấp cho người đọc những kiến thức khách quan về loài ruồi. - Các phương pháp thuyết minh : + Định nghĩa. + Phân loại. + Số liệu. ... Nội dung, yêu cầu cần đạt Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức Hoạt động tìm hiểu tác giả, tác phẩm. - Hình thức: tổ chức hoạt động cá nhân - Mục tiêu: Học sinh nắm được một số nét cơ bản về tác giả và tác phẩm, hoàn cảnh ra đời tác phẩm. Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho học sinh ? Dựa vào phần chú thích em hãy giới thiệu vài nét chính về tác giả, tác phẩm ? Bước 2: HS suy nghĩ, trả lời và nhận xét. Bước 4: GV chốt ý Hoạt động đọc hiểu văn bản. * Hình thức : Cá nhân, thảo luận nhóm. * Mục tiêu : Rèn kĩ năng đọc, tiếp cận văn bản, phát hiện kiểu văn bản và chia bố cục của văn bản. - G/v hướng dẫn học sinh: Văn bản đề cập đến nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, KH địa chất, với nhiều thuật ngữ, tên gọi các loại vũ khí nên khi đọc cần chú ý đọc chính xác, rõ ràng với giọng dứt khoát, đanh thép. Chú ý các từ phiên âm,các từ viết tắt, các con số, các thuật ngữ làm rõ từng luận cứ của tác giả. - G/v đọc : Từ đầu đến "sống tốt đẹp hơn" và gọi hai học sinh đọc tiếp. - G/v cho học sinh giải nghĩa các từ: Dịch hạch, FAO, kỉ địa chất, thanh gươm Đa-mô-clét + Chú ý thêm các từ: hạt nhân, nguyên tử. - Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm để học sinh thảo luận thời gian thảo luận 5 phút, sau đó đại diện từng nhóm lên trả lời. Nhóm 1: Văn bản này thuộc kiểu văn bản nào ? Nhóm 2: Cho biết văn bản có thể chia làm mấy phần? Nhóm 3: Luận điểm chủ chốt mà tác giả nêu và tìm cách giải quyết trong VB này là gì? Nhóm 4 : Để triển khai luận điểm tác giả đã đưa ra các luận cứ nào ? Nêu nhận xét về cách trình bày luận cứ của tác giả ? - Bước 2: HS suy nghĩ, thảo luận theo cặp, trả lời và nhận xét. - Bước 4: GV chốt ý Hoạt động tìm hiểu văn bản * Hình thức : cá nhân, thảo luận nhóm * Mục tiêu : Học sinh hiểu được những nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa sự sống trên Trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém đã làm mất đi khả năng sống tốt đẹp của con người, nó phản lại sự tiến hóa của con người. Vì thế con người phải đoàn kết đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hòa bình. HS chú ý đoạn 1 ? Mở đầu bài viết tác giả đã giới thiệu vấn đề bằng cách nào ? ? Nhận xét về cách mở đầu của tác giả? GV: Và trong câu trả lời của mình t/g đã chỉ rõ nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất . ? Điều đó được tác giả chỉ ra cụ thể bằng cách lập luận ntn? Thông qua những lí lẽ và dẫn chứng nào? ? Những lí lẽ này có ý nghĩa gì? ? Chứng cớ nào làm em ngạc nhiên nhất? ? Những chứng cớ t/g đưa ra có ý nghĩa ntn với người đọc ,người nghe ? ? Theo em, cách đưa lí lẽ và chứng cớ trong đoạn văn bản này có gì đặc biệt? ? Cùng với lí lẽ và chứng cớ, để lập luận, t/g còn sử dụng NT so sánh nhằm gây ấn tượng mạnh. Hãy chỉ rõ ?(cái chết và sự huỷ hoại có thể xảy ra bất cứ lúc nào ) ? Em hiểu ntn về" Thanh gươm Đa-mô-clét "và "dịch hạch"? ? Như vậy, em có nhận xét gì về lí lẽ , chứng cớ cũng như cách lập luận của tác giả ? ý nghĩa của nó trong đoạn mở đầu này? (? Những điều đó khiến đoạn văn mở đầu có sức tác động như thế nào đến người đọc, người nghe?) ? Qua các phương tiện thông tin đại chúng (đài, báo), em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe dọa cuộc sống trái đất. - Thử bom nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, tên lửa đạn đạo trên thế giới, Tiết 2. * Kiểm tra bài cũ: Trình bày hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ VB "Đấu tranh cho một thế giới hoà bình"?Nêu luận điểm và hệ thống luận cứ của VB? * Bài mới: GV : Để làm rõ luận cứ này tác giả đã đưa ra những dẫn chứng thuộc các lĩnh vực : xã hội, y tế, tiếp tế thực phẩm, giáo dục. Bước 1 : GV tổ chức chia lớp thành 4 nhóm cho HS thảo luận trong thời gian 5 phút đại diện từng nhóm lên trình bày (mỗi nhóm một bảng phụ) ? Dựa vào các chứng cứ trong đoạn văn em hãy lập bảng so sánh các lĩnh vực đời sống với chi phí chuẩn bị chiến tranh hạt nhân. Nhóm 1 : Lĩnh vực y tế Nhóm 2 : Lĩnh vực giáo dục Nhóm 3 : Vấn đề thực phẩm Nhóm 4 : Theo dõi bảng so sánh, em hãy nhận xét và rút ra kết luận về cách đưa dẫn chứng và so sánh của t/g ? Cách lập luận này tác dụng gì ? Bước 2, 3: HS suy nghĩ thảo luận và tình bày, nhận xét Bước 4: GV chốt ý ? Đoạn văn này gợi cho em cảm nghĩ gì về chiến tranh hạt nhân. ? Em có biết nhân loại đã tìm cách nào để hạn chế chạy đua chiến tranh hạt nhân? - Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân. - Hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân ? Tìm hiểu chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí (Học sinh đọc đoạn :"Một nhà tiểu thuyết...điểm xuất phát của nó" ) ? Phần văn bản này có 3 đoạn văn, mỗi đoạn đều nói đến 2 chữ trái đất. Em đọc được cảm nghĩ của tác giả khi liên tục nhắc lại danh từ trái đất trong phần này. ? Theo tác giả, trái đất chỉ là một cái làng nhỏ trong vũ trụ, nhưng lại là nơi độc nhất có phép màu của sự sống trong hệ mặt trời. Em hiểu như thế nào về ý nghĩ ấy? GV: Trong vũ trụ, trái đất chỉ là một hành tinh nhỏ, nhưng là hành tinh duy nhất có sự sống. - Khoa học vũ trụ chưa khám phá được sự sống ở nơi nào khác, ngoài trái đất. - Đó là sự...ẫn chứng toàn diện, cụ thể, đáng tin cậy trên nhiều lĩnh vực(y tế,lương thực, giáo dục) bằng những con số biết nói - Dùng so sánh đối lập: Một bên chi phí nhằm tạo ra sức mạnh hủy diệt tương đương với một bên dùng chi phí đó để cứu hàng trăm triệu trẻ em nghèo khổ, hàng tỷ người được phòng bệnh, hàng trăm triệu người thiếu dinh dưỡng. - Nghệ thuật lập luận của tác giả ở đoạn này thật đơn giản mà có sức thuyết phục cao- Người đọc ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà rất phi lí. -> Làm nổi bật sự tốn kém ghê gớm của cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân, nêu bật sự vô nhân đạo đó, đồng thời gợi cảm xúc mỉa mai, châm biếm ở người đọc. => Cuộc chạy đua chiến tranh hạt nhân là cực kỳ vô lí vì tốn kém nhất, đắt đỏ nhất, vô nhân đạo nhất. Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân đã và đang cướp đi của thế giới nhiều điều kiện để cải thiện cuộc sống của con người, nhất là ở các nước nghèo. - Cần loại bỏ chiến tranh hạt nhân vì cuộc sống hòa bình hạnh phúc trên thế giới này. 3. Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí: - Trái đất là thứ thiêng liêng cao quý hơn cả, đáng được chúng ta yêu quý trân trọng. Không được xâm phạm, hủy hoại trái đất. -380 triệu năm con bướm mới bay được - 180 triệu năm bông hồng mới nở -Trải qua bốn kỉ địa chất con người mới hát được - Phải lâu dài lắm mới có được sự sống trên trái đất này. Mọi vẻ đẹp trên thế giới này không phải một sớm một chiều mà có được. - Đưa ra những chứng cứ từ khoa học địa chất và cổ sinh học về nguồn gốc và sự tiến hóa trên trái đất. - Kết hợp lối biện luận tương phản với các hình ảnh sinh động. - Chiến tranh hạt nhân là hành động cực kì phi lí, ngu ngốc, man rợ, đáng xấu hổ, là đi ngược lại lí trí. 4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân :(Thông điệp của tác giả) - Đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh. - Là tiếng nói yêu chuộng hòa bình trên trái đất của nhân dân thế giới. =>Kêu gọi mọi người đoàn kết, xiết chặt đội ngũ đấu tranh vì một TG hoà bình, phản đối, ngăn chặn chạy đua vũ trang, tàng tích vũ khí hạt nhân - Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất. - Thông điệp về những kẻ đã xóa bỏ cuộc sống trên trái đất bằng vũ khí hạt nhân. =>Thức tỉnh lương tri con người ,cảnh tỉnh,lên án những kẻ hiếu chiến - Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến đẩy nhân loại vào thảm họa hạt nhân. IV.Tổng kết: * Ghi nhớ: SGK - Luận điểm đúng đắn, hệ thống luận chứng rành mạch, đầy sức thuyết phục, cách so sánh bằng nhiều dẫn chứng toàn diện và tập trung, lời văn đầy nhiệt tình. Hoạt động3,4,5:Luyện tập,vận dụng,mở rộng. Mục tiêu:Từ tìm hiểu bài học HS hiểu được sự nguy hiểm và hậu quả khôn lường của việc chạy đua vũ trang và có thái độ phê phán đẩy lùi việc chạy đua vũ trang giữa các nước trong bối cảnh hiện nay. * Các bước thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. ? Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học VB. ? Em hãy trình bày những hiểu biết của em về vấn đề chạy đua vũ khí hạt nhân vũ khí hạt nhân trong thực tế hiện nay ? Em có thái độ như thế nào về vấn đề này ? ? Em hãy sưu tầm những bài hát nói về tình yêu hòa bình, tình hữu nghị ? Bước 2,3 : HS suy nghĩ, trình bày, nhận xét. Đáp án : - Chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Triều Tiên – Mĩ, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ...... - Những bài hát : Em như chim bồ câu trắng, Trái Đất này là của chúng mình... Bước 4 : GV chốt – nhận xét * Dặn dò: Học bài và làm bài phần luyện tập Soạn bài: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. *Rút kinh nghiệm. . Tiết 8 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH Ngày soạn: 22- 08- 2020 Ngày dạy: I.Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: - Tác dụng của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh: Làm cho đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc làm nổi bật, gây ấn tượng. - Vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh: Phụ trợ cho việc giới thiệu nhằm gợi lên hình ảnh cụ thể của đối tượng cần thuyết minh 2. Kỹ năng: - Sử dụng có hiệu quả các yêu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 3. Thái độ: - Biết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. Học sinh có ý thức tích cực quan sát các sự vật hiện tượng để miêu tả. 4. Định hướng năng lực: - Năng lực giao tiếp : Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực hợp tác, năng lực tự học. - Năng lực thẩm mĩ II. Chuẩn bị: - GV: Nghiên cứu bài dạy - HS: Soạn bài III. Tiến trình lờn lớp 1.Ổn định tổ chức: - Ổn định trật tự - Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: ? Sử dụng các yếu tố nghệ thuật trong văn bản thuyết minh như thế nào ? 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động Mục tiêu: Để tạo sự hứng thú và sự tìm tòi hiểu biết của học sinh về hình ảnh cây chuối Việt Nam Bước 1: GV nêu nhiệm vụ ? Em hãy đọc một bài thơ hay một câu ca dao nói về cây chuối? Bước 2,3: HS suy nghĩ – trình bày Cây chuối nhà em Sau vườn nhà em Có cây chuối già Chỉ mới ra hoa Nhưng mầm đã mọc Chuối ơi, chuối...p án: - Tách là loại chén uống nước của Tây, nó có tai. - Chén của ta không có tai - Khi mời... mà uống rất nóng. Bước 4:GV nhận xét. Bài tập 3(về nhà) * Hoạt động 4,5 : Vận dụng, mở rộng Bài tập về nhà :Hãy viết một đoạn văn ngắn thuyết minh một trò chơi dân gian trong đó có sử dụng yếu miêu tả. * Dặn dò: Học bài và hoàn thiện các bài tập Soạn bài : Luyện tập sử dụng một số BPNT và yếu tố miêu tả trong văn bản TM * Rút kinh nghiệm : ................................................................................................................................... ................................................................................................................................... Tiết 9: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MIMH Ngày soạn: 22- 08- 2020 I. Mục tiêu bài học 1. Kiên thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh và thấy được vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh 2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn, bài văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả. 3.Thái độ: Hs có thái độ tích cực học hỏi, lĩnh hội kiến thức. 4.Định hướng năng lực - Năng lực giao tiếp : Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ. - Năng lực hợp tác, năng lực tự học. - Năng lực thẩm mĩ II. Chuẩn bị: - GV: Sưu tầm một số hình ảnh và tài liệu viết về con trâu ở làng quê Việt Nam - HS: Chuẩn bị đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam. III. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định tổ chức: - Ổn định trật tự: -Kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ: - Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh có tác dụng gì ? - Làm BT 4 - Sách BT 3. Bài mới: * Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: HS tích cực, chủ động và tìm hiểu về mối quan hệ gắn bó thân thiết và vai trò của con trâu trong đời sống người Việt. - Các bước thực hiện: Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: ? Em hãy đọc một số câu ca dao có hình ảnh con trâu Bước 2,3: HS suy nghĩ – trình bày – nhận xét Bước 4: GV chốt và vào bài mới. * Hoạt động 2: Hình thành kiến thức Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt *Mục tiêu: Trước một đề bài HS biết cách tìm hiểu đề, tìm ý , lập dàn ý và viết một số đoạn văn trên cơ sở dàn ý. - Các bước thực hiện: Bước 1: GV nêu nhiệm vụ: ? Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? ? Với vấn đề trên, cần trình bày những ý gì? ? Phần mở bài như thế nào? ? Phần thân bài cần phát triển những ý nào? ? Phần kết bài có nội dung như thế nào? Bước 2,3: HS suy nghĩ – trả lời – nhận xét Bước 4: GV nhận xét * Giáo viên : Xây dựng đoạn mở bài vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả con trâu ở làng quê Việt Nam. ? Nội dung cần thuyết minh trong mở bài là gì? ? Yếu tố miêu tả cần sử dụng là gì? *G/v: Thuyết minh trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa. (Học sinh viết, giáo viên gọi trình bày, sửa chữa, bổ sung.) * G/v: cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ là một hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam. Hình ảnh những con trâu cần cù gặm cỏ. (Học sinh viết, giáo viên gọi trình bày, sửa chữa, bổ sung.) ? Cần miêu tả hình ảnh gì? ? Kết thúc cần nêu ý gì? (Học sinh viết, giáo viên gọi trình bày, sửa chữa, bổ sung.) Đề bài : Con trâu ở làng quê Việt Nam 1. Tìm hiểu đề: - Giới thiệu (thuyết minh) về con trâu ở làng quê Việt Nam. - Vai trò và vị trí của con trâu trong đời sống của người nông dân Việt Nam. 2. Tìm ý: - Con trâu là sức kéo chủ yếu. - Con trâu là tài sản lớn nhất. - Con trâu trong lễ hội, đình đám truyền thống. - Con trâu đối với tuổi thơ. - Con trâu đối với việc cung cấp thực phẩm và chế biến đồ mỹ nghệ. 3. Lập dàn ý: a, Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam. b, Thân bài: - Con trâu trong nghề làm ruộng: Là sức kéo để cày, bừa, kéo xe, trục lúa, ... - Con trâu trong lễ hội, đình đám: lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên, lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn - Con trâu: nguồn cung cấp thịt, da để thuộc, sừng trâu dùng làm đồ mỹ nghệ. - Con trâu là tài sản lớn nhất của người nông dân Việt Nam. - Con trâu đối với tuổi thơ. c, Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân Việt Nam 4. Viết bài a. Viết đoạn mở bài: - VD: "Con trâu là đầu cơ nghiệp". Bao đời nay, hình ảnh con trâu lầm lũi kéo cày trên đồng ruộng là hình ảnh rất quen thuộc, gần gũi đối với người nông dân Việt Nam.Vì thế,con trâu đã trở thành người bạn tâm tình của người nông dân: Trâu ơi ta bảo trâu này Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta Cấy cày vốn nghiệp nông gia Ta đây, trâu đấy ai mà quản công ..... b. Viết đoạn thân bài: - Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng - Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn. VD : Chiều chiều, khi một ngày lao động đã tạm ngừng, con trâu được tháo cày và đủng đỉnh bước trên đường làng, miệng luôn" nhai trầu "bỏm bẻm .Khi ấy, cái dáng đi khoan thai chậm rãi của con trâu khiến cho người ta có cảm giác không khí của làng quê Việt nam sao mà thanh bình và thân quen quá đỗi! -Con trâu không chỉ kéo cày, kéo xe, trục lúa...mà còn là một trong những vật tế thần trong lễ h...cô giáo ở trường, trước mặt các bạn. - Xưng hô với em họ, cháu họ nhiều tuổi. Vậy trong tình huống giao tiếp với mỗi mối quan hệ cần lựa chọn cách xưng hô cho phù hợp. * Ghi nhớ: - H/s đọc ghi nhớ trang 39. 2.Ngữ liệu ( SGK). * NX - Đoạn trích a: Dế choắt nhờ Dế mèn đào ngách, thoát, hộ nhưng DM kiêu căng - Đoạn trích b: DM hối hận vì tội ngông của mình còn DC đang hấp hối. a, Em - anh (DC với DM) Ta - chú mày (DM với DC) b, Tôi - anh (DM với DC và DC với DM. Đoạn a: Là cách xưng hô bình đẳng DM không còn ngạo mạn, hách dịch vì đã nhận ra "tội ác" của mình, còn DC thì hết mặc cảm hèn kém mà nói với DM theo tư cách 1 người bạn. - Cách xưng hô: - Cháu - ông - Tôi - ông - Bà - mày 3. Ghi nhớ: SGK Hoạt động 3: Luyện tập Mục tiêu: Từ việc tìm hiểu lý thuyết HS áp dụng vào làm bài tập để củng cố và hiểu sâu hơn về việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong giao tiếp. Phương pháp chung: HS đọc bài, làm bài, trình bày bài của mình. Hình thức hoạt động: Cá nhân, nhóm ? HS đọc bài tập Bài tập 1 : - Nhầm chúng ta với chúng em ( chúng tôi ). - Chúng ta gồm cả người nói và người nghe. - Chúng em, chúng tôi : không bao gồm người nghe. Bài tập 2 : Khi một người xưng là " chúng tôi ", chứ không phải xưng là " tôi " là để thể hiện tính khách quan va sự khiêm tốn. Bài tập 3 : - Cách xưng hô của Thánh Gióng với mẹ là bình thường. - Cách xưng hô của Thánh Gióng với xứ giả : Ta - Ông chứng tỏ Thánh Gióng là một đứa trẻ khác thường, mang màu sắc của truyền thuyết. Bài tập 4 : Học sinh thảo luận nhóm, trình bày. - Vị tướng là người tôn sư trọng đạo nên vẫn xưng hô với thầy giáo cũ là gọi thầy xưng con. - Người thầy giáo cũ tôn trọng cương vị hiện tại của trò nên gọi vị tướng là ngài. - Qua cách xưng hô của hai người, ta thấy cả hai người đối nhân xử thế rất thấu tình đạt lí. Bài tập 5 : - Trước năm 1945 nước ta là một nước phong kiến : Vua xưng " Trẫm " bọn thần dân là " quan lớn ", gọi nhân dân là " khố rách áo ôm ", vua gọi quan là " khanh ", nhân dân là " lệ dân, con dân, bách tính ".....-> Thể hiện thái độ phân biệt ngôi thứ rõ rệt, thái độ miệt thị. - Cách xưng hô của Bác Hồ gần gũi, thân mật, thể hiện sự thay đổi về chất trong mối quan hệ giữa lãnh tụ cách mạng và quần chúng cách mạng. Bài 6 : - Cai lệ là kẻ có quyền nên xưng hô trịch thượng, hống hách. - Chị Dậu là người thấp cổ bé họng nên phải xưng hô một cách nhún nhường. Sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu phản ánh những sự thay đổi trong hành vi ứng xử của nhân vật. Nó thể hiện sự phản kháng quyết liệt của một con người bị dồn đến bước đường cùng. * Hoạt động 4,5: Vận dụng, mở rộng. Mục tiêu: Từ những kiến thức đã được học trong bài, HS được củng cố, tìm tòi và nâng cao, mở rộng thêm kiến thức về bài học. B1: GV giao nhiệm vụ: Cho tình huống ? Trường em có một đoàn khách đến thăm. Em đã được gặp một vị khách trong đoàn. Vị khách đó muốn tìm hiểu về trường của em, em sx xưng hô và tỏ thái độ như thế nào để thể hiện mình là HS trường THCS Ninh Thành văn minh, thanh lịch. ? Chú ruột của em đồng thời cũng là thầy giáo của em. Vậy khi ở trên lớp, em muốn hỏi chú về cách làm một bài toán khó, em sẽ nói như thế nào? Còn khi ở nhà em sẽ hỏi như thế nào? ?HS viết một doạn văn hội thoại trao đổi với bạn về phương pháp học môn toán. * Dặn dò: Học bài và làm các bài tập trên. Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em *Rút kinh nghiệm: . BGH ký duyệt TUẦN 3 Ngày soạn: 28- 08- 2020 Dạy tuần : Tiết 11-12 : Văn bản: TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰ SỐNG CÒN, QUYỀN ĐƯỢC SÔNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM ( Trích hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ) I.Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. - Hiểu nghệ thuật nghị luận chính trị xã hội trong văn bản nhật dụng. - Vận dụng kiến thức về quyền trẻ em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng nghị luận - chính trị- xã hội . 3. Thái độ: - Giáo dục lòng nhân ái, tình cảm biết ơn, niền tin về cuộc sống tốt đẹp 4. Định hướng năng lực : - Năng lực giao tiếp : Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực thảo luận nhóm II.Chuẩn bị. Gv: - Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. Hs: - Học bài cũ : Nắm được nội dung, ý nghĩa văn bản : Đấu tranh cho một thế giới hòa bình. - Đọc bài mới, trả lời các câu hỏi. III.Tiến trình bài học. 1.Ổn định tổ chức: -Ổn định trật tự -Kiểm tra sĩ số: 2.Kiểm tra bài cũ(2’) ? Phân tích luận điểm 1, 2 của VB ‘‘Đấu tranh cho một thế giới hoà bình’’ 3.Dạy bài mới Hoạt động 1: Khởi động(5’) *Mục tiêu:tạo tâm thế hào hứng phấn khởi vào tiết học Bước 1:Cho học sinh nghe bài hát: Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai ?Trẻ em hiện nay có vai trò như thế nào đối với đất n...ghị luận chính trị xã hội trong văn bản nhật dụng. - Vận dụng kiến thức về quyền trẻ em để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong đời sống hằng ngày. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích văn bản nhật dụng nghị luận - chính trị- xã hội . 3. Thái độ: - Giáo dục lòng nhân ái, tình cảm biết ơn, niền tin về cuộc sống tốt đẹp 4. Định hướng năng lực : - Năng lực giao tiếp : Nghe, nói, đọc, viết. - Năng lực thẩm mĩ - Năng lực hợp tác, năng lực tự học, năng lực thảo luận nhóm II. Thiết bị, tài liệu dạy - học : 1. Chuẩn bị của thày : - Đọc tài liệu, nghiên cứu soạn bài. 2. Chuẩn bị của trò: - Học bài cũ : Nắm được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của văn bản : Tuyên bố thế giới về sự . của trẻ em. Hiểu được nội dung của phần 1 - Chuẩn bị tiếp phần còn lại của văn bản.. III. Tiến trình dạy - học : 1.Ổn định tổ chức : 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động 1 : Khởi động( Kiểm tra bài cũ) (5’) * Mục tiêu: - Giúp học sinh : Nắm được xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của văn bản : Tuyên bố thế giới về sự . của trẻ em. Hiểu được nội dung của phần 1 * Các bước thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. ? Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh ra đời và các phần của bản tuyên bố. ? Cộng đồng quốc tế đã nhận thức như thế nào về quyền trẻ em. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý, dẫn vào bài mới Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai. Trẻ em có quyền được sống trong vui tương, thanh bình và được vui chơi, học hành, phát triển. Thế nhưng trong thực tế ở nhiều nơi trên thế giới, trẻ em phải chịu bất hạnh. Những bất hạnh đó là gì và giải pháp để thực hiện ra sao? Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp. Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt HĐ 2: Hình thành kiến thức(34’) * Mục tiêu: - Thấy được phần nào thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. 2. Thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới: * Các bước thực hiện - B 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. ? HS đọc lại phần 2 ? Phần văn bản này nói lên vấn đề gì? Em hiểu như thế nào về đề mục “ Sự thử thách” ? Phần văn bản nêu lên những nỗi bất hạnh gì mà trẻ em phải chịu đựng GV : Liên hệ nạn buôn bán trẻ em, động đất, sóng thần, bão lụt... ? Theo em những bất hạnh nào là lớn nhất. ? Những bất hạnh đó có thể giải thoát bằng cách nào. HS thảo luận nhóm ? Tại sao đó là thách thức mà những nhà lãnh đạo phải đáp ứng. ? Em hiểu điều này như thế nào. ? Từ đó em hiểu tổ chức liên hiệp quốc đã có thái độ như thế nào với quyền trẻ em. - B 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - B3: Gọi học sinh trình bày, nhận xét, đánh giá - B 4: Giáo viên chốt ý. ? HS đọc phần “ Cơ hội” B1: Gv giao nhiệm vụ ? Bản tuyên bố đưa ra những cơ hội nào có thể thực hiện được cam kết về trẻ em. GV : HS cho biết Đảng và nhà nước ta đã và đang có sự quan tâm như thế nào đối với trẻ em ? ? Những cơ hội ấy ở Việt Nam như thế nào. Cảm nghĩ của em về những cơ hội này. HS thảo luận nhóm - B 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - B3: Gọi học sinh trình bày, nhận xét, đánh giá - B 4: Giáo viên chốt KT ? HS tìm hiểu về các giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em. B1: GV giao nhiệm vụ ? HS đọc phần “ Nhiệm vụ” ? VB đã nêu những nhiệm vụ cụ thể nào. ? Trong đó nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Vì sao. HS thảo luận nhóm ? Bản tuyên bố đã nêu những biện pháp cụ thể nào. ? Trong đó, trẻ em VN được hưởng những quyền lợi gì từ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước. - Hs thảo luận - VD: Luật giáo dục tiểu học - B 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - B3: Gọi học sinh trình bày, nhận xét, đánh giá - B 4: Giáo viên chốt KT ? HS tổng kết noi dung bài học B1: GV giao nhiệm vụ ? Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề chăm sóc, bảo về, giáo dục trẻ em. ? Để xứng đáng với sự quan tâm của cộng đồng quốc tế, của Đảng và nhà nước em tự nhận thấy phải làm gì. - B 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ - B3: Gọi học sinh trình bày, nhận xét, đánh giá - B 4: Giáo viên chốt KT ? HS đọc ghi nhớ trang 35 - Học sinh tự bộc lộ 2. Thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em trên thế giới: * Những bất hạnh của trẻ em - Là nạn nhân của chiến tranh, phân biệt chủng tộc, sự chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài. - Là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư. - Là nạn nhân của dịch bệnh, mù chữ, suy dinh dưỡng chết chóc. * Đó là thách thức mà những nhà lãnh đạo chính trị phải đáp ứng. -> Liên hiệp quốc tế nhận thức rõ thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em, quyết tâm giúp các em vượt qua những nỗi bất hạnh này. 3. Khả năng của cộng đồng quốc tế có thể thực hiện được: * Cơ hội của cộng đồng quốc tế: - Các nước phải có đủ phương tiện và kiến thức - Công ước về quyền của trẻ em tạo ra cơ hội để trẻ em được quan tâm. - Bầu không khí chính trị được cải thiện : hợp tác, đoàn kết quốc tế . ... một tình huống cụ thể ) ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng những dấu gì ? ? Có thể đảo vị trí của phần in đậm lên phía trước được không ? Khi đảo hai bộ phận sẽ được ngăn cách bằng dấu gì ? ? Em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý HS tìm hiểu cách dẫn gián tiếp Học sinh đọc ví dụ a, b ở mục II. * Mục tiêu: HS hiểu được Cách dẫn gián tiếp trong giao tiếp? Nhận diện được cách dẫn TT trong văn bản. HS lấy ví dụ - Hình thức : HĐ cá nhân HS lấy ví dụ - Hình thức : HĐ cá nhân B1 : GV giao nhiệm vụ ? Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói hay ý nghĩ ? ? Phần in đậm ở ví dụ b là lời nói hay là ý nghĩ ? ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì ? ? Có thể thay từ "rằng" bằng từ gì ? ? Em hiểu thế nào là cách dẫn gián tiếp. Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý HS tìm hiểu chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn gián tiếp. * Mục tiêu: HS hiểu được Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp? HS lấy ví dụ. - Hình thức : HĐ cá nhân B1 : GV giao nhiệm vụ Giáo viên chiếu ví dụ lên máy chiếu : a. Hôm qua, nó quả quyết với tôi rằng : " Ngày mai tôi sẽ đến nhà anh chơi ". b. Hôm qua nó quả quyết với tôi rằnghôm nay nó đến nhà tôi chơi. ? Hãy xác định lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp trong các ví dụ trên. ? Em có nhận xét gì về 2 cách diễn đạt trên ? ? Từ đó em rút ra kết luận gì khi chuyển lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn trực tiếp ? Học sinh phát biểu, giáo viên kết luận Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ được giao. Bước 3: Gọi học sinh trình bày- Học sinh khác nhận xét. Bước 4: Giáo viên chốt ý I. Cách dẫn trực tiếp * Ví dụ a : - Cháu nói : " Đấy, bác.........là gì!" -> Đây là lời nói vì trước đó có từ " nói " trong phần lời của người dẫn. -> Nó được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. * Ví dụ b : - Hoạ sĩ nghĩ thầm : " Khách ..... chẳng hạn ".-> Đây là ý nghĩ vì trước đó có từ " nghĩ ". - Dấu hiệu tách hai phần câu cũng là dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. -> Có thể đảo được. Khi đảo cần thêm dấu gạch ngang để ngăn cách hai phần. => Cách dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. II. Cách dẫn gián tiếp : * Ví dụ : a, Phần in đậm ở ví dụ a là lời nói. b, Phần in đậm ở ví dụ b là ý nghĩ. - Nó được ngăn cách với bộ phận trước bởi từ " rằng " ở ví dụ B. Chuẩn bị của thầy trò: - Có thể thay từ " rằng " bằng từ " là ". => Dẫn gián tiếp là nhắc lại lời hay ý của người hoặc nhân vật theo kiểu thuật lại, không giữ nguyên văn. * Ghi nhớ : SGK. III. Chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp sang lời dẫn gián tiếp. * Ví dụ : a. Đây là lời dẫn trực tiếp. b. Đây là lời dẫn gián tiếp. - Xét về nội dung 2 cách diễn đạt trên giống nhau, nhưng khác về cấu trúc ngữ pháp, từ ngữ có sự thay đổi.( ở ví dụ b) * Kết luận : Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp, cần chú ý các bước sau : - Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép . - Chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang ngôi thích hợp ( đại từ ngôi thứ 3 - Thay đổi các từ định vị thời gian cho thích hợp. Hoạt động 3 : Luyện tập(23’) *Mục tiêu:Hs củng cố, khắc sâu kiến thức, dựa vào cách dẫn TT và cách dẫn GT để vào làm bài tập. Hình thức: HĐ cá nhân, HĐ nhóm * Các bước thực hiện - Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập. Bài tập 1 : Yêu cầu học sinh nhận diện cách dẫn và lời dẫn. - Cách dẫn trong các câu ở a, b đều là dẫn trực tiếp. - Câu a : Lời dẫn bắt đầu từ " A! lão già....". Đó là ý nghĩ mà nhân vật gán cho con chó. - Câu b : Lời dẫn bắt đầu từ " Cái vườn là ...". Đó là ý nghĩ của nhân vật ( lão tự bảo rằng ) Bài tập2 : Yêu cầu học sinh thực hành tạo câu có chứa lời dẫn theo mẫu gợi ý đẫ cho. ( Học sinh làm theo 3 nhóm)(7’) Hs cử nhóm trưởng. HS làm việc cá nhân. HS tổng hợp kết quả cho nhóm trưởng Câu a : - Dẫn trực tiếp : Trong " Báo cáo chính trị.... của Đảng ", Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ : " Chúng ta phải....." - Dẫn gián tiếp : Trong " Báo cáo chíng trị .....của Đảng " Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải .... Câu b : - Dẫn trực tiếp Trong cuốn sách " Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa....thời đại", đồng chí Phạm Văn Đồng viết " Giản dị trong đời sống .....làm được ". - Dẫn gián tiếp : Trong cuốn sách " Chủ tich Hồ Chí Minh ....thời đại " đồng chí Phạm Văn Đồng khẳng định rằng Hồ Chủ Tịch là một con người giản dị....làm được. Câu c : - Dẫn trực tiếp : Trong cuốn sách " Tiếng Việt..... dân tộc " ông Đặng Thai Mai khẳng định : " Người Việt nam ngày nay....... của mình" - Dẫn gián tiếp : Trong cuốn sách " Tiếng Việt ......dân tộc " ông Đặng Thai Mai khẳng điịnh rằng người Việt Nam.....của mình. Bài tập 3 : Giáo viên hướng dẫn cho học sinh : - Yêu cầu : Chuyển lời dẫn trực t
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_9_theo_cv3280_chuong_trinh_ca_nam_nam_hoc_20.docx