Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023

LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG

- PHAN BỘI CHÂU -

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ.

2. Kĩ năng:

Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.

Tích hợp: Kĩ năng sống

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Phan Bội Châu

- Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn đường luật

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn

- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

II. Chuẩn bị của GV và HS.

1. Chuẩn bị của GV:

-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Phan Bội Châu.

2. Chuẩn bị của HS:

- Tìm hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu; xem lại bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

- Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài

doc 267 trang Cô Liên 22/10/2024 241
Bạn đang xem 30 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023

Giáo án Ngữ văn 11 Sách Kết nối tri thức - Học kì 2 - Năm học 2022-2023
Ngày soạn: 9/1/2023 Tuần: 19
Ngày dạy: 16/1/2023 Tiết: 73,74
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
- PHAN BỘI CHÂU -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
Cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ.
2. Kĩ năng:
Đọc – hiểu thơ thất ngôn Đường luật theo đặc trưng thể loại.
Tích hợp: Kĩ năng sống
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, tự cường dân tộc.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Phan Bội Châu
- Năng lực đọc – hiểu thơ thất ngôn đường luật
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà văn
- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: 
-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; Tài liệu tham khảo; Sưu tầm tranh, ảnh về Phan Bội Châu.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Tìm hiểu thêm về thơ văn Phan Bội Châu; xem lại bài Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
- Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài
III. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan
* Hình thức tổ chức hoạt động: Giải ô chữ:
Câu 1: Loại cây có sức sống bền bỉ dẻo dai? Cây tre
Câu 2: Biệt hiệu của PBC? Sào Nam
Câu 3: Từ thể hiện PBC là người có tài năng, chí khí? Hào kiệt
Câu 4: Tên nhà tù mà PBC bị giam? Quảng Đông
Câu 5: Từ chỉ dáng vẻ lịch sự phong thái ung dung đàng hoàng của PBC? Phong lưu
Câu 6: Từ thể hiện rõ nhất tinh thần lạc quan của PBC trong nhà tù Quảng Đông? Cười tan
Câu 7: Tên tập thơ có tác phẩm" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" ? Ngục trung thư
Từ khóa: Yêu nước
GV giới thiệu vào bài mới: “Chúng ta có thể nói rằng trtong lịch sử giải phóng dân tộc Việt Nam , trước Chủ tịch Hồ Chí Minh , Phan Bội Châu là một nhân vật vĩ đại” (Tôn Thất Phiệt). Phan Bội Châu là linh hồn của phong trào giải phóng Tổ quốc khoảng 25 năm đầu thế kỉ XX. Tên tuổi ông gắn liền với các tổ chức yêu nước như Duy Tân hội, Phong trào Đông Du.Năm 1904, ông sáng lập ra Duy Tân hội – một tổ chức yêu nước. Năm 1905, ông dấy lên phong trào Đông du. Trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông đã viết bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương”. Bài thơ là một mốc son chói lọi của nhà chí sĩ Phan Bội Châu.

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của chí sĩ cách mạng trong buổi đầu ra đi tìm đường cứu nước với giọng thơ tâm huyết, sôi sục đầy lôi cuốn, hình ảnh hoành tráng, kì vĩ.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn tìm hiểu tiểu dẫn 
GV yêu cầu HS đọc hiểu phần tiểu dẫn và đưa ra câu hỏi HS trả lời.
- Hãy nêu vài nét về tác giả?
(HS trả lời, GV nhận xét)
- Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
Tình hình xã hội của nước ta đầu thế kỉ XX?
(HS trả lời, GV bổ sung chốt ý)

I. Tiểu dẫn
1. Tác giả Phan Bội Châu 
- (1867 - 1940)
- Quê: Đan Nhiễm – Nam Đàn – Nghệ An.
- Là một người yêu nước và cách mạng “vị anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập”
- Là nhà thơ, nhà văn, là người khơi nguồn cho loại văn chương trữ tình.
2. Tác phẩm
- Hoàn cảnh ra đời: Viết trong buổi chia tay với bạn bè lên đường sang Nhật Bản.
- Hoàn cảnh lịch sử: Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại, ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản từ nước ngoài tràn vào.
2. GV hướng dẫn đọc văn bản: 
giọng điệu mạnh mẽ, say sưa, hào hùng, chú ý ngữ điệu của các câu khẳng định, câu hỏi tu từ, câu cảm thán.
HS đọc kĩ phần phiên âm ở nhà để cảm nhận được “khẩu khí” dâng lên cuồn cuộn trong lời thơ.
GV đọc phần phiên âm, 1 HS đọc dịch nghĩa, 1 HS đọc phần dịch thơ.
HS thảo luận cặp đôi: 
- Căn cứ vào bản dịch nghĩa, anh/chị thấy những điều gì dịch giả đã chuyển tải thành công và chưa thành công trong bản dịch thơ?
HS đối chiếu, đánh giá.
II. Đọc–hiểu
 1. Đọc văn bản
- Tác giả đã thể hiện thành công bài thưo: giọng thơ, khẩu khí, ngữ điệu cảm thán, khẳng định, nghi vấn, các hình ảnh  trong bài thơ.
- Tuy nhiên, có những câu, những hình ảnh thơ cần lưu ý căn cứ vào bản dịch nghĩa để tìm hiểu như:
+ Câu thứ 3 trong phiên âm là “ngã” – ta (dịch thơ “tớ”).
+ Câu thứ 6 dịch nghĩa “đọc cũng ngu thôi” (dịch thơ “học cũng hoài”).
+ Câu cuố...i học từ chương, sách vở, học sinh bày tỏ suy nghĩ của bản thân về chí làm trai đối với tuổi trẻ hôm nay. Đó là sống có lí tưởng, ước mơ, gắn trách nhiệm giữa cá nhân với Tổ quốc, đất nước...Phê phán một bộ phận thanh niên sống không có lí tưởng, xa rời thực tế, thờ ơ với vận mệnh dân tộc.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài “Nghĩa của câu”
Đọc văn bản trả lời câu hỏi, bài tập 
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
 Ngày soạn: 10/1/2023 Tuần: 19
 Ngày dạy: Tiết: 75
NGHĨA CỦA CÂU 
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- K/n nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
- Tạo câu thể hiện hai thành phần nghĩa thích hợp.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
Tích hợp: Kĩ năng sống
3.Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin về thành phần nghĩa của câu. 
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận 
- Năng lực phân tích, so sánh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. 
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: 
- SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc văn bản; Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài
III. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi: Khỉ qua sông (trình chiếu ppt) 
HS đặt câu với các từ cho sẵn. Mỗi câu trả lời đúng sẽ giúp chú khỉ qua sông 
Đi học; Trời mưa; Đọc sách; Nấu cơm; Tỉa cây; Cắt cỏ; Múa hát; Tập bơi ; Vui chơi 
Gió lớn 
GV định hướng bài mới : Mỗi câu đều có một nghĩa gắn với sự việc được nói đến trong câu được gọi là nghĩa sự việc của câu. Để hiểu rõ hơn về nghĩa sự việc, chúng ta cùng đi vào tìm hiểu bài học hôm nay “ Nghĩa của câu ( tiết 1 - Phần I, II)

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: kn nghĩa sự việc, những nội dung sự việc và hình thức biểu hiện thông thường trong câu.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu hai thành phần nghĩa của câu
HS đọc mục 1 SGK và trả lời câu hỏi. a1: Hình như có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
a2: Có một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ 
GV định hướng và chuẩn xác kiến thức.
- So sánh các cặp câu ? 
- Hai thành phần ngữ nghĩa của phát ngôn là gì?
- Từ việc phân tích hai ví dụ trên hãy cho biết: Nghĩa của phát ngôn là gì? 
- Thế nào là nghĩa sự việc và nghĩa tình thái?
 - Hai thành phần đó có mối quan hệ với nhau như thế nào?Có trường hợp nào chỉ có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái không và ngược lại?
Thông thường hai thành phần ngữ nghĩa trên thường hòa quyện với nhau; không thể có nghĩa sự việc mà không có nghĩa tình thái và ngược lại.
I. Hai thành phần nghĩa của câu
 1. Tìm hiểu ngữ liệu:
+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn.
 Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
+ cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. 
Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.
 2. Kết luận
- Nghĩa của phát ngôn chính là nội dung mà phát ngôn biểu thị.
- Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Nghĩa sự việc và Nghĩa tình thái 
+ Nghĩa sự việc ( nghĩa biểu thị thông tin) : là nghĩa đề cập đến một sự việc ( hay nhiều sự việc).
+ Nghĩa tình thái ( nghĩa biểu thị tình cảm) : là sự bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó 

2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa sự việc 
Chỉ rõ hai thành phần nghĩa trong câu sau: “Dạ bẩm, thế ra văn võ đều có tài cả. Chà chà!”
Nghĩa sự việc: y văn võ đều có tài.
Nghĩa tình thái: 
 + Thái độ ngạc nhiên: thế ra.
 + Thái độ kính cẩn: Dạ bẩm.
 + Thái độ thán phục: Chà chà.
Em hiểu thế nào là nghĩa sự việc của câu? 
Chia lớp thành 4 nhóm: Trò chơi "Ai nhanh hơn"? Trong thời gian 3 phút 
Yêu cầu: Hãy kể tên một số câu biểu hiện nghĩa sự việc? Cho ví dụ minh họa?
Định hướng trả lời: 
 - Câu biểu hiện hành động:
 Ví dụ: Mẹ dắt tôi đi học.
- Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm: 
Ví dụ: Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
- Câu biểu hiện quá trình:
 Ví dụ: Sóng biếc theo làn hơi gợn tí.
 - Câu biểu hiện tư thế:
Ví dụ: Lom khom dưới núi tiều vài chú.
...đổi, thảo luận 
- Năng lực phân tích, so sánh.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, tạo lập văn bản. 
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: 
-SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng Ngữ văn 11; Định hướng tìm hiểu nội dung bài học qua hệ thống câu hỏi bài tập; 
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc văn bản
- Trả lời các câu hỏi trong phần hướng dẫn chuẩn bị bài
III. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Đọc các câu sau đây và thực hiện nhiệm vụ nêu ở dưới.
- Kể ra nếu đem những chương giảng dẫn như thế vào một cuốn sách phê bình văn chương, thì cũng vô lí thật[]. (Đinh Gia Trinh – Hoài vọng của lí trí).
- Trường hợp ngược lại, nếu đam mê được chọn trước tiên bằng tình, đam mê ấy có nguy cơ sa lầy. (Bửu Ý – Đam mê)
- Giá các nhà thơ mới cứ viết những câu như hai câu vừa trích trên này thì tiện cho ta biết mấy. (Hoài Thanh - Một thời đại trong thi ca)
- Giá cứ như thế này thì thích nhỉ? (Nam Cao – Chí Phèo)
- Giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết. (Nam Cao – Chí Phèo)
- Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? (Bửu Ý – Đam mê)
a/ Các từ ngữ in đậm diễn đạt lọai nghĩa tình thái gì?
b/ Thay nếu trong hai câu đầu bằng giá thì câu văn có chấp nhận được không? Tại sao?
c/ Thay giá trong hai câu giữa bằng nếu thì nghĩa của câu có khác biệt ra sao?
d/ Thay giá thử/giá như trong hai câu cuối bằng nếu thì nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?
Định hướng trả lời:
a/ Các từ ngữ in đậm đều chỉ giả thiết hay điều kiện, nên đều thuộc lọai nghĩa tình thái chưa xảy ra.
b/ Nếu chỉ là điều kiện đơn thuần trong khi giá chỉ điều kiện trái ngược với sự việc đã xãy ra; cho nên không thể nói với một người đã thi đỗ rằng Giá anh thi đỗ, vì chắc chắn sẽ bị phản đối chẳng hạn : Tôi có hỏng thi đâu! , Mặt khác, giá thể hiện sự ao ước; vì thế trong hai câu đầu, thay nếu bằng giá sẽ là chuyện không chấp nhận được vì mâu thuẩn với nội dung câu văn : không ai lại ao ước xảy ra việc đưa những chương giảng dẫn vô lý trong một cuốn sách phê bình văn chương, hay chọn lựa đam mê thế nào để đam mê ấy có nguy cơ sa lầy.
c/ Chính vì thế ở hai câu giữa, thay giá bằng nếu thi tuy chấp nhận được, nhưng nghĩa sẽ khác biệt: mất đi cái hàm ý “trái ngược với sự việc đã xảy ra + ao ước”. 
d/ Giá thử / giá như nêu một giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra nhưng khác với giá ở chổ không có hàm ý ao ước. Như thế, câu của Nam Cao giá thử đêm qua không có thị thì hắn đã chết hàm ý đêm qua Chí Phèo ốm thì thị Nở có mặt; 
câu của Bửu Ý: Giá như, do một trớ trêu nào đó của hoàn cảnh, tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm thì giờ đây tôi ra sao? Hàm ý truyện “tôi đam mê cờ bạc bốn mươi năm” là không có thực. Nói tóm lại , thay giá thử và giá như bằng nếu là đã khiến cho câu văn mất đi cái hàm ý giả thuyết trái ngược với sự việc đã xảy ra . 
GV giới thiệu vào bài mới:

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 22 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ K/n nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ biến trong câu.
+ Quan hệ giữa hai thành phần nghĩa trong câu.
+ Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu.
+ Phát hiện và sửa lỗi về nội dung ý nghĩa của câu.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu về nghĩa tình thái
HS thảo luận nhóm theo bàn
Xác định từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu sau: 
a. Nói của đáng tội, thằng bé hay ăn chóng lớn lắm
 b. Cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù có thể còn gay go, quyết liệt hơn nữa.
 c. Nó mua chiếc máy này những hai trăm ngàn đồng đấy. 
d. Anh đã hẹn đến dự sinh nhật kia mà! 
nghĩa tình thái là gì? 
Cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh hơn 
Đặt câu với các từ: Chưa biết chừng; là cùng; Ít ra; Nghe nói ; Chả lẽ; Hóa ra
- Từ những ví dụ đã tìm hiểu, em hãy cho biết các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái? 
III. Nghĩa tình thái 
1. Tìm hiểu ngữ liệu:
Các từ ngữ thể hiện nghĩa tình thái trong các câu :
- Nói của đáng tội ( thừa nhận việc khen này không nên làm với đứa bé).
- Có thể ( nêu khả năng).
- Những (đánh giá mức giá cả là cao).
- Kia mà ( nhắc nhở để trách móc)
2. Khái niệm:
- Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc hoặc đối với người nghe.
3. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái
 a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu
- Khẳng định tính chân thực của sự việc
- Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.
- Đánh giá về mức độ hay số lượng đối v...iến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Nắmđược những nét cơ bản về tác giả tác phẩm, thấy được ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung
HS đọc SGK, trình bày những nét cơ bản về tác giả? 
(bút danh, phong cách, vị trí) 
	“Trời sinh ra bác Tản Đà
 Quê hương thời có, cửa nhà thời không
 Nửa đời nam, bắc, tây, đông
 Bạn bè sum họp vợ chồng biệt li
 Túi thơ đeo khắp ba kì
 Lạ chi rừng biển, thiếu gì gió trăng”
- Xuất xứ tác phẩm? 
- HS đọc văn bản
GV hướng dẫn HS đọc bài thơ: giọng vui, hào hứng ở đoạn đầu và chậm rãi, ngậm ngùi ở đoạn sau.
- Bài thơ mang tính chất tự sự. Em hãy tóm tắt câu chuyện được kể trong bài thơ?
 HS tóm tắt, nhận xét, bổ sung 
 GV nhận xét, định hướng tóm tắt.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: 
- Tên thật Nguyễn Khắc Hiếu (bút danh gắn với quê hương)
- Sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, là con người mang dấu ấn của hai thế kỉ về cả học vấn, lối sống, sự nghiệp văn chương.
- Phong cách: Điệu tâm hồn mới mẻ, cái tôi lãng mạn vừa phóng khoáng ngông nghênh, vừa cảm thương ưu ái. 
- Vị trí: Thơ văn của ông như một gạch nối giữa hai thời đại văn học: trung đại và hiện đại
2. Tác phẩm: 
- In trong tập Còn chơi, xb năm 1921.
- Đọc văn bản
- Tóm tắt câu chuyện
2. Hướng dẫn HS đọc hiểu văn bản
- Em có nhận xét gì về cách giới thiệu chuyện của nhà thơ ở bốn câu thơ đầu?
(cách dùng từ, biện pháp tu từ, ngắt nhịp)
- Trong buổi đọc thơ thi sĩ Tản Đà đã đọc thơ với thái độ như thế nào? 
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu 
- Đương cơn đắc ý đọc đã thích
- Văn dài hơi tốt ran cung mây
- Văn đã giàu thay lại lắm lối.
- Nghe tác giả đọc thơ chư tiên và trời có thái độ như thế nào?
HS: Làm việc cá nhân, phát biểu
- Chư tiên nghe rất xúc động, tán thưởng và hâm mộ.
- Trời khen rất nhiệt thành: văn thật tuyệt, chắc có ít, đẹp như sao băng...
H: Qua việc đọc thơ cho trời và chư tiên nghe, em thấy được điều gì về tính cách và tâm hồn của thi sĩ Tản Đà?
II. Đọc hiểu văn bản
1. 4 câu thơ đầu: Giới thiệu câu chuyện
- Đêm qua chẳng biết có hay không
+ Nhớ lại cảm xúc đã qua - cảm xúc rất thật
+ gây cho người đọc mối nghi vấn, sự tò mò
- Chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng
Thật hồn! Thật phách! Thật thân thể!
Thật được lên tiên - sướng lạ lùng.
 + cách dùng từ "chẳng phải"
+ Điệp từ "thật"
+ Nhịp thơ 2/2/3
+ câu cảm thán
-> những lời khẳng định thật chắc chắn, nhắc đi, nhắc lại để củng cố niềm tin.
-> nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng
=> Cách vào đề gây được một mối nghi vấn, gợi trí tò mò của người đọc → làm cho câu chuyện trở nên có sức hấp dẫn.
2. Thi nhân đọc thơ cho trời và chư tiên nghe
- Buổi đọc thơ diễn ra trong không khí rất sôi nổi.
* Thái độ của thi sĩ:
- Rất cao hứng và tự khen mình
- Giọng thơ: hào sảng, lai láng tràn trề. Đa dạng, hóm hỉnh và có phần ngông nghênh, tự đắc.
* Thái độ của chư tiên và trời:
- Chư Tiên: xúc động, tán thưởng và rất hâm mộ
- Trời: khen rất nhiệt thành.
* Nhận xét:
- Tản Đà ý thức được về tài năng thơ ca của mình, là người táo bạo, dám đường hoàng bộc lộ cái tôi rất cá thể của một Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.
- Ông rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng của mình.
- Đó cũng là niềm khao khát chân thành trong tâm hồn của thi sĩ.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn
Phát phiếu học tập
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Trời lại phê cho: “ Văn thật tuyệt !
Văn trần được thế chắc có ít !
Nhời văn chuốt đẹp như sao băng !
Khí văn hùng mạnh như mây chuyển !
Êm như gió thoảng, tinh như sương !
Đầm như mưa sa, lạnh như tuyết !
1/ Nêu ý chính của văn bản? 
2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản trên ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?
3/ Xét về câu chia theo mục đích phát ngôn, các câu thơ trong văn bản được dùng loại câu gì ? Nêu ý nghĩa nghệ thuật của việc dùng loại câu đó. 
Trả lời:
1/ Văn bản có ý chính: Trời nghe thi sĩ đọc văn đã không tiếc lời khen tặng và những lời khen đó chứng tỏ Trời có khả năng thẩm văn, thẩm thơ tinh tế.
2/ Biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản: so sánh 
- như sao băng ; như mây chuyển; như gió thoảng; như sương ; như mưa sa; như tuyết 
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh : Trong 4 dòng thơ, tác giả sử dụng 6 lần- mật độ dày đặc phép tu từ so sánh. Vế được so sánh với những vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên: như sao băng, như mây chuyển, như gió thoảng, như sương, như mưa sa, như tuyết... Tưởng chừng tinh hoa của núi Tản sông Đà đã được thu cả vào hồn thơ thi sĩ. ...gì của thi nhân? Qua đó thể hiện khát khao gì của thi nhân?
- GV nhận xét, chốt ý, liên hệ cái ngông, hoàn cảnh xã hội cũ, liên hệ giáo dục.
- Sau khi nghe lời tự xưng của thi nhân, Trời đã khẳng định điều gì về thi nhân?
- Qua việc khéo léo để Trời khẳng định mình là tiên và xuống trần để truyền bá thiên lương, em thấy gì trách nhiệm và khát khao của thi nhân với đời?
- Giáo viên nhận xét, chốt ý, liên hệ thiên lương trong văn học, liên hệ giáo dục.
- Thi nhân đã kể về hoàn cảnh sống và nghiệp viết văn dưới hạ giới của mình như thế nào?
- Nhận xét về các biện pháp nghệ thuật trong đoạn thơ? Nhận xét về cảm hứng trong đoạn thơ?
- Qua việc giãi bày về hoàn cảnh, văn nghiệp, em hãy nhận xét cuộc đời của người nghệ sĩ (thi nhân, nhà thơ, nhà văn khác)? 
- Từ đó em thấy thi nhân mong muốn và khao khát điều gì về nghề nghiệp (Văn chương rẻ như bèo)?
HS thảo luận nhóm theo bàn
- Qua cảnh hầu Trời, hầu thơ và hầu chuyện, em hãy nêu nhận xét ngắn gọn về con người thi nhân?
- Em hãy chỉ ra dấu hiệu đổi mới thơ ca về mặt nghệ thuật?
 II. Đọc hiểu văn bản
3. Lời bộc bạch của thi nhân
- Thi nhân tự xưng: 
 + Tên, họ: “Khắc Hiếu, Nguyễn.”
 + Quê quán, bút danh: quê quán, bút danh “Á Châu, Địa cầu, Sông Đà, núi Tản.”
 + Xưng tài: tài học vấn, tài văn chương “năm xưa học ít nhiều, Vốn liếng còn một bụng văn”
 * Nghệ thuật: liệt kê, giọng kể hóm hỉnh, ngông nghênh, tự đắc bằng sự phóng đại.
 ® Một “cái tôi ngông” đầy tự tin, bản lĩnh, mạnh dạn khẳng định tài năng của mình và một “cái tôi lãng mạn” với niềm khát khao mãnh liệt tìm tri âm đồng điệu biết trân trọng tài năng, giá trị mình.
- Trời khẳng định:
 + Thi nhân là tiên bị đày xuống hạ giới vì tội “ngông” “Đày xuống hạ giới vì tội ngông”
 + Thi nhân xuống trần với nhiệm vụ cao cả truyền bá “thiên lương” “Là việc thiêng lương của nhân loại”
® Ý thức, trách nhiệm với đời, khao khát được gánh vác việc đời.
- Thi nhân kể hoàn cảnh, văn nghiệp:
 + Không tấc đất cắm dùi “cảnh con thực nghèo khó, thướt đất cũng không có”
 + Thuê mướn cửa hàng, giấy mực “Giấy người mực người thuê người in, Mướn cửa hàng.”
 + Bị rẻ rúng “Văn chương hạ giới rẻ như bèo”.
 + Làm chẳng đủ ăn “Kiếm được đồng lãi thực rất khó, tiêu nhiều, chẳng đủ tiêu, lo ăn lo mặc.”
 + Tuổi cao, sức yếu “sức yếu, tuổi cao”
 + Bị o ép nhiều chiều“ngoài chen rắp, một cây che chống bốn năm chiều.”
 * Nghệ thuật: liệt kê, điệp từ, so sánh, đối
 ® Cuộc đời người nghệ sĩ trong xã hội cũ cơ cực, tủi hổ và niềm khao khát nghề nghiệp được thừa nhận và trân trọng.
 => Một người có thực tài, bản lĩnh và nhân cách thanh cao.
 4. Đặc sắc nghệ thuật:
- Thể thơ thất ngôn trường thiên: khá tự do, không bị ràng buộc bởi khuôn mẫu nào, nguồn cảm xúc được bộc lộ thoải mái, tự nhiên, phóng túng.
- Ngôn ngữ thơ: chọn lọc, tinh tế, gợi cảm và rất gần với đời, không cách điệu, ước lệ.
- Cảm hứng: lãng mạn và hiện thực.
- Cách kể chuyện: hóm hỉnh, có duyên, lôi cuốn.
- Giọng điệu: thoải mái, tự nhiên.
- Hư cấu nghệ thuật: cảnh cõi tiên, các nhân vật Trời, chư tiên 
- Tác giả hiện diện trong bài thơ: 
 + Người kể cũng là nhân vật chính.
 + Cách biểu hiện cảm xúc: phóng túng, tự do, không gò bó.
® Dấu hiệu đổi mới thơ ca Việt Nam theo hướng hiện đại.
2. Hướng dân HS tổng kết bài học.
* Giáo viên chuyển ý, cho học sinh tổng kết bài học.
- Em hãy khái quát những nội dung đã học về bài thơ Hầu Trời?
- Em hãy khái quát những đặc sắc nghệ thuật đã học về bài thơ Hầu Trời?

III. Tổng kết: 
- Qua bài Hầu trời, Tản Đà đã mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân – một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng và giá trị đích thực của mình và khát khao được khẳng định giữa cuộc đời. 
- Bài thơ có nhiều sáng tạo trong hình thức nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị, sống động, hóm hỉnh.
c. Hoạt động 3: Thực hành. ( 5 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học 
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, 
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS thảo luận nhóm theo bàn
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó
Biết làm có được mà dám theo”.
1/ Nêu ý chính của văn bản? 
2/ Xác định biện pháp tu từ (về từ) trong câu thơ Văn chương hạ giới rẻ như bèo ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó ?
3/ Cảm hứng chính trong văn bản trên là cảm hứng lãng mạn hay cảm hứng hiện thực ? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng cảm hứng đó của nhà thơ ?
Trả lời:
1/ Văn bản có ý chính: Thi sĩ Tản Đà trả lời Trời để bộc lộ quan điểm về nghề văn và cuộc sống nhà văn nơi hạ giới.
2/ Biện pháp tu từ (về từ): so sánh 
Hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ so sánh: Tản Đà đã vẽ ra một bức tranh hiện thực trần trụi, nghiệt ngã về nghề văn bằng ngôn ngữ đời thường, thể hiện thân phận bọt bèo, rẻ mạt của nhà văn trong xã hội giao thời. Câu thơ đã gián tiếp lên án xã hội bất công đã đẩy người có tài,...e video Xuân Diệu - Ngọc Sang diễn ngâm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 3 phút, thực hiện kỹ thuật “Chúng em biết 3”, nội dung: chia bố cục bài thơ và nêu nội dung cơ bản?
HS thảo luận, trình bày.
GV chuẩn xác (slide).
- Cảm xúc của tác giả đã thay đổi như thế nào qua các đoạn thơ trên? Theo anh/chị điều gì đã chi phối sự biến đổi, vận động của các sắc thái cảm xúc ấy?
HS suy nghĩ, trình bày 1 phút.

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Xuân Diệu (1916-1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, bút danh: Trảo Nha.
- Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bình Định, lớn lên ở Quy Nhơn. Xa gia đình từ nhỏ và sống ở nhiều nơi.
Mỗi miền đất có ảnh hưởng nhất định đến hồn thơ ông.
- Trước cách mạng, Xuân Diệu là một nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Sau cách mạng, Xuân Diệu hoà nhập, gắn bó với đất nước, nhân dân và nền văn học dân tộc.
- Phong cách thơ:
+ Thơ XD mang một nguồn cảm xúc mới, quan niệm sống mới mẻ, những cách tân nghệ thuật sáng tạo
+ Thơ Xuân Diệu thể hiện một hồn thơ khao khát giao cảm với đời.
+ Là nhà thơ của tình yêu, tuổi trẻ, với giọng thơ sôi nổi đắm say. 
- Xuân Diệu là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, mãnh liệt, bền bỉ, có đóng góp lớn cho nền văn học VN hiện đại
2. Tác phẩm:
* Xuất xứ:
- “Vội vàng” được in trong tập Thơ Thơ, xuất bản 1938.
- Đây là một trong những bài thơ tiêu biểu thể hiện cho sự bùng nổ mãnh liệt của cái tôi trong thơ mới nói chung, thơ Xuân Diệu nói rêng, đồng thời in dấu khá đậm hồn thơ Xuân Diệu (“Thiết tha, rạo rực, băn khoăn”- Hoài Thanh), tiêu biểu cho sự cách tân táo bạo, độc đáo trong nghệ thuật thơ ông.
* bố cục:
+ Đoạn 1: 13 câu đầu: 
->Tình yêu cuộc sống trần thế “tha thiết”.
+ Đoạn 2: 16 câu tiếp theo: Nỗi lo âu về sự chảy trôi của thời gian.
+ Đoạn 3: còn lại: Sự đắm say đến cuồng nhiệt khi tận hưởng hạnh phúc của tuổi trẻ, tình yêu nơi trần thế.
→ Từ sự sung sướng, vui tươi trước khu vườn xuân, giọng thơ chuyển sang băn khoăn, tranh biện, lo âu, thảng thốt, tiếc nuối, để rồi ngọn lửa sóng bùng cháy mãnh liệt, sôi nổi trong phần kết của bài thơ.
=> Lối cấu tứ đan xen hòa kết nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí. 
2. Hướng dẫn đọc hiểu văn bản
- Mở đầu bài thơ, tác giả thể hiện một khát vọng kì là đên ngông cuồng. Đó là khát vọng gì? Từ ngữ nào thể hiện điều này? 
- Taijsao tg lại có những khát vọng kì lạ thế? 
Sở dĩ Xuân Diệu có khát vọng kì lạ đó bởi dưới con mắt của thi sĩ mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sự quyến rũ.
- Vậy bức tranh mùa xuân hiện ra như thế nào? Chi tiết nào thể hiện điều này?
- Để miêu tả bức tranh thiên nhiên đầy xuân tình, tác giả sử dụng những nghệ thuật gì? Có gì mới trong cách sử dụng nghệ thuật của tác giả?
- Nghệ thuật đó có tác dụng gì?
- Hãy cho biết tâm trạng của tác giả qua đoạn thơ trên? 
HS trình bày, GV chuẩn xác.
Mở rộng: “Xuân Diệu đã đốt cảnh bồng lai để xua ai nấy về hạ giới”. (Hoài Thanh)
- GV bình: Đến đây ta có thể hiểu vì sao tác giả lại muốn tắt nắng, buộc gió. Theo anh/chị, đó là ước muốn của người khổng lồ bước ra từ thần thoại, cổ tích hay khát vọng của một thi nhân?
HS suy nghĩ, trình bày 1 phút.
GV chuẩn xác.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Tình yêu cuộc sống tha thiết:
- Khát vọng kì lạ đến ngông cuồng:
 “ Tắt nắng ; buộc gió” + điệp ngữ “tôi muốn” : khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời, can dự vào những qui luật muôn đời của tạo hoá.
- Mục đích “cho màu đừng nhạt”, “cho hương đừng bay” → ước muốn bất tử hoá cái đẹp, giữ cho cái đẹp toả lên hương sắc với cuộc đời.
→ ước muốn của một tâm hồn thi sĩ.
à Cái tôi cá nhân đầy khao khát đồng thời cũng là tuyên ngôn hành động với thời gian.
→ Thi nhân biến thành tình nhân.
- Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vườn tràn ngập hương sắc thần tiên, như một cõi xa lạ:
 + Bướm ong dập dìu.
 + Chim chóc ca hót.
 + Lá non phơ phất trên cành.
 + Hoa nở trên đồng nội.
à Vạn vật đều căng đầy sức sống, giao hòa sung sướng. Cảnh vật quen thuộc của cuộc sống, thiên nhiên qua con mắt yêu đời của nhà thơ đã bày ra một khu địa đàng ngay giữa trần gian - “một thiên đàng trần thế”.
- Điệp ngữ “này đây” kết hợp với:
+ Hình ảnh: ong bướm – tuần tháng mật, hoa – đồng nội, lá – cành tơ, ánh sáng – hàng mi.
+ Âm thanh: yến anh – khúc tình si.
→ Vạn vật đều đang lên sắc, lên hương, đều có cặp, có đôi tình tự.
- So sánh: tháng giêng ngon nhứ cặp môi gần: táo bạo.
→ Xuân thành giai nhân với tấm lòng rộng mở “sẵn sàng ân ái với cuộc đời” – của người tình nhân thi sĩ.
→ Cái nhìn đã trẻ hoá thế giới cũ kĩ, già nua, làm cho nó mới mẻ, đầy bất ngờ, ngạc nhiên.
- Tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất: Sung sướng >< vội vàng một nửa.
→ Mạch lập luận của đoạn thơ: thiên đường trần thế ngọt ngào đương độ thời tươi là lí do để tác giả mở đầu bằng ước muốn can dự vào những qui luật muôn đời c...ng dẫn học bài.
+ những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
+ Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian
III. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về hiện tượng một bộ phận giới trẻ có lối sống gấp, sống ích kỉ trong cuộc sống hôm nay.

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được niềm khát khao giao cảm với đời và quan niệm nhân sinh, thẩm mĩ mới mẻ của Xuân Diệu.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn tìm hiểu những cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
Thời gian tự nhiên vẫn thế nhưng quan niệm, cảm nhận về thời gian ở mỗi con người, thời đại lại khác nhau.
- Quan niệm về thời gian của người xưa và Xuân Diệu có gì khác?
àNgười xưa, các nhà thơ trung đại(HXH).
 “Xuân vẫn tuần hoàn” à Thời gian qua đi rồi trở lại, thời gian vĩnh cửu à quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian.
→ Vì vậy, con người luôn an nhiên tự tại, không có gì phải lo lắng. 
- Từ quan niệm thời gian là tuyến tính, nhà thơ đã cảm nhận được điều gì? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
- Quan niệm sống của Xuân Diệu là gì qua đoạn thơ đó? 
HS suy nghĩ, trình bày 1 phút, nhận xét, đánh giá, bổ sung cho nhau.
GV chuẩn xác bằng các slide.
2. Cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
- Dùng lối nói định nghĩa để chỉ ra thật cụ thể sự thật hiển nhiên không thể phủ nhận:
+ Xuân Diệu lại cho rằng:
 Xuân đương tới – đương qua
 Xuân còn non - sẽ già, hết.
à thời gian như một dòng chảy, thời gian trôi đi tuổi trẻ cũng sẽ mất (Thời gian tuyến tính)
 à Xuân Diệu thể hiện cái nhìn biện chứng về vũ trụ, thời gian qua giọng “tranh luận” để bảo vệ quan niệm của mình.
+ Xuân Diệu cảm nhận sự mất mát ngay chính sinh mệnh mình.
+ Tôi: cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còng tôi mãi.	
à Mùa xuân, tuổi trẻ không tồn tại mãi, nó ngắn ngủi vô cùng.
à Lấy sinh mệnh cá nhân, cụ thể là lấy tuổi trẻ - khoảng ngắn ngủi nhất của đời người làm thước đo thời gian.
à Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt đối lập mạnh mẽ: non >< chẳng hai lần thắm lại để cảm nhận sâu sắc, thấm thía.
- Cách cảm nhận về thời gian:
+ Thời gian như ngọn gió, bay nhanh, lướt qua tất cả.
+ Thời gian có mùi, có vị chia phôi.
+ Hình ảnh sự vật: 	
Cơn gió xinh  phải bay đi Chim rộn ràng  đứt tiếng reo.
 → lúc tạo vật ở độ căng mọng nhất cũng là khi đối diện với ám ảnh tàn phai, héo úa, chia phôi,tiễn biệt.
+ Cả đất trời sông núi dâng lên một âm thanh duy nhất: âm thanh của sự chia li.
àVan vật thở than, ngậm ngùi đưa tiễn phần đời của chinhs nó tạo thành dòng chảy không ngừng phôi pha, 
mất mát, chia lìa.
è Sự thức dậy sâu xa về giá trị của sự sống cá thể đã đưa đến một cảm nhận đầy ám ảnh về thời gian trong lòng tạo vật ở nhà thơ Xuân Diệu.
2. Hướng dẫn tìm hiểu Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt 
- Cảm nhận được sự trôi chảy của thời gian, Xuân Diệu đã làm gì để níu giữ thời gian?
+ Phần đầu, xưng “tôi” để bộc bạch, phơi trải, giãi tỏ với mọi người, với cuộc đời, Giờ lại xưng “ta” có ý nghĩ gì?
+ Hãy nhận xét về đặc điểm của hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu trong đoạn thơ mới?
HS trình bày.
GV chuẩn xác.
Mở rộng: Xuân Diệu là một “nguồn sống dạt dào chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh).
HS suy nghĩ, trình bày 1 phút.
GV chuẩn xác.
3. Lời giục giã sống vội vàng, cuống quýt
- Mau: gấp gáp, vội vàng, cuống quýt, hưởng thụ.
à Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn.
è sự trân trọng và ý thức về giá trị của sự sống, cuộc sống, biết quí đời mình (đây cũng là cơ sở sâu xa của thái độ sống vội vàng).
- Xưng “ta” như muốn đối diện với toàn bộ sự sống trên trần gian.
- Sử dụng ngôn từ đặc biệt.
- Nghệ thuật điệp cú theo lối tăng tiến: 
Ta muốn 	ôm
	riết
	say
	thâu
	cắn
à cao trào của cảm xúc mãnh liệt.
- Điệp
+ Liên từ: và  và.
+ Giới từ + trạng thái: 
Cho chếnh choáng
đã đầy
no nê
- Tính từ chỉ xuân sắc: mơn mởn, thời tươi.
- Danh từ
à Những biện pháp trên thể hiện cái “tôi” đắm say mãnh liệt, táo bạo, cái “tôi” điển hình cho thời đại mới, một cái “tôi” tài năng thiết tha giao cảm với đời.
àNhip điệu của đoạn thơ dồn dập, hối hả, sôi nổi, cuồng nhiệt.
à Quan niệm mới, tích cực thấm đượm tinh thần nhân văn: thi sĩ đã phát hiện thấy cách “chiến thắng” thời gian bằng cường độ sống, khát vọng sống tận hưởng và tận hiến bằng tất cả các giác quan, sống mãnh liệt.
è sự trân trọng và ý thứ...i thơ là sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc về thiên nhiên vũ trụ và cảm xúc về lao động, người lao động.
2. Bài thơ có bốn từ “Hát”. ( Đọc những câu có từ "hát") 
Câu hát căng buồm cùng gió khơi. 
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng, 
Ta hát bài ca gọi cá vào, 
Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao, 
Câu hát căng buồm với gió khơi, 
GV nhận xét, chuyển bài mới : Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” mang tâm trạng  còn trước CMT8, Trong tập thơ “Lửa thiêng” nhà thơ Huy Cận có làn tự họa chân dung tâm hồn minh:
“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”
Nỗi sầu ấy có bao trùn cả tập “Lửa thiêng” và hội tụ ở bài “Tràng giang”- một trong những bài thơ tiêu biểu của hồn thơ Huy Cận trước cách mạng Tháng Tám.

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Giúp HS cảm nhận được Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
Cho HS xem video "Huy Cận trong tim tôi"
Dựa vào SGK, HS tự chốt những kiến thức cơ bản (chú ý về đặc điểm, phong cách, vị trí) 
- Trình bày xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác?
Theo chính lời nhà thơ Huy Cận thủa sinh thời từng kể với bạn thơ, thì hồi đó vào năm 1939, khi Huy Cận đang học năm thứ 2 trường Cao đẳng Nông lâm tại Hà Nội và "luôn luôn bị một mối sầu lớn vò xé tâm hồn" (Huy Cận). Thời bấy giờ, Hà Nội còn mênh mông, rậm rạp cây cối, hồ nước thì nhiều mà thưa thớt người ở nên thường gợi cho người ta cảm giác mông quạnh, cô liêu.
Mỗi lần thấy trống vắng trong lòng, chàng sinh viên Huy Cận thường đạp xe lên đường đê Nhật Tân, con đê nằm giữa sông Hồng và Hồ Tây. Gặp mùa nước lũ, sông Hồng đỏ ngầu lên, lòng sông mở rộng ra mênh mông. Huy Cận lặng người đứng ngắm dòng sông mẹ hùng vĩ mà hoang vắng đến rợn người ấy. Những dải bèo, những đám rác rêu, tre gỗ, củi mục... trôi bồng bềnh trên dòng nước lũ. Phía xa xa là một làn sương mờ dâng lên mơ hồ trên mặt nước. Chỉ có nước lũ, khắp dòng sông không một bóng người. Chỉ có đôi ba cánh chim chấp chới giữa một vòm trời về chiều nhạt nhòa, u ám. Theo lời Huy Cận kể lại, khung cảnh thiên nhiên ấy đã tác động mạnh mẽ đến ông...
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
- Thơ Huy Cận luôn thấm đẫm một nỗi buồn, mang một sắc thái riêng đó là " Cái buồn tỏa ra từ đáy hồn một người cơ hồ không biết tới ngoại cảnh" (Hoài Thanh). Thơ Huy Cận thường khắc họa những cảnh lụi tàn, bơ vơ, hoang vắng, chia lìa dường như nhà thơ " lượm lặt những chút buồn rải rác để sáng tạo nên hững vần thơ ảo não" - Hoài Thanh. 
2. Tác phẩm: 
- Bài thơ viết mùa thu 1939, được in trong tập “Lửa thiêng” tập thơ tiêu biểu và nổi tiếng của ông trước cách mạng tháng tám 1945. 
- Hoàn cảnh sáng tác: Một buổi chiều mùa thu 1939, HC đứng ở bờ nam bến Chèm, nhìn sang dòng sông Hồng mênh mang và nghĩ về những kiếp người vô định, trôi nổi → sáng tác bài thơ.
- Cảm xúc của bài thơ được gợi từ cảnh sóng nước mênh mang của sông Hồng.
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu nhan đề và lời đề từ
Hướng dẫn đọc văn bản
- GV hướng dẫn đọc: giọng đọc nhẹ nhàng, trầm buồn, da diết.
GV yêu cầu HS trao đổi thảo luận 
- Bài thơ có nhan đề là Tràng giang. Hãy giải thích ý nghĩa của từng từ và của cả nhan đề? 
- Tại sao nhà thơ không đặt là Trường giang mà lại đặt là Tràng giang?
HS suy nghĩ trình bày.
GV chuẩn xác.
Tích hợp GD bảo về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, năng lượng
Anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài? Đề từ đó có mối liên hệ gì với bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
Câu thơ định hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ nỗi buồn sầu lan tỏa, nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh trời rộng sông dài ( tràng giang), đồng thời tạo nên vẻ đẹp hài hòa, vừa cổ điển (của sông nước mây trời) vừa hiện đại ( của nỗi buồn nhớ bâng khuâng) của chàng thanh niên thời thơ mới.
HS cảm nhận, trình bày; 
GV chuẩn xác.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Nhan đề và lời đề từ
a. Nhan đề
 + Tràng (cách đọc biến âm của “trường”): dài.
 + Giang: sông.
- Từ Hán Việt Tràng giang (trường giang): sông dài à gợi không khí cổ kính.
- Hiệp vần “ang”: tạo dư âm vang xa, trầm lắng, mênh mang, gợi hình ảnh một con sông rộng.
→Tràng giang là cách diễn đạt mới trong khi Trường giang dễ bị nhầm lẫn với tên một con sông ở Trung Quốc.
à Gợi không khí cổ kính, khái quátà nỗi buồn mênh mang, rợn ngợp.
b. Lời đề từ
- Là cảm xúc (bâng khuâng, nhớ) trước khung cảnh thiên nhiên rộng lớn (trời rộng, sông dài).
- Một nỗi buồn phảng phất được gợi lên bởi sự xa cách, chia li giữa trời và sông (“trời rộng nhớ sông dài”).
3. Hướng dẫn HS tìm hiểu kh...sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
 Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về việc tìm ra ý nghĩa cuộc đời của tuổi trẻ hôm nay.
- Hình thức : đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
- Nội dung: Từ sự bế tắc không tìm ra ý nghĩa cuộc đời của thế hệ thanh niên trước Cách mạng tháng Tám, thí sinh liên hệ đến tuổi trẻ hôm nay. Hoàn cảnh đất nước đã thay đổi. Thế hệ trẻ hôm nay đã tìm thấy ý nghĩa cuộc đời, cần phải xác định được lí tưởng sống cao đẹp, sống có ích, có ý nghĩa, biết cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước. Phê phán một bộ phận giới trẻ sống không có mục đích, lí tưởng. Từ đó, rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị Tiết 2 Tràng giang: 
+ Thủ pháp nghệ thuật tương phản
+ Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng, thống thiết trước thiên nhiên
+ Phân tích điểm khác nhau về nỗi nhớ trong thơ xưa và trong thơ HC (GV giới thiệu bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)
Ngày soạn: 6/2/2023 Tuần: 22
Ngày dạy: 13/2/2023 Tiết: 83
TRÀNG GIANG
- Huy Cận -
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí
- Tích hợp GD bảo về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, năng lượng
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại;
- Phân tich một bài thơ mới.
- Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Huy Cận
- Năng lực đọc – hiểu Thơ mới
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ
- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: 
 - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 
 - Tư liệu tham khảo: Huy Cận thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn).
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); 
- Đọc văn bản, chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
+ Thủ pháp nghệ thuật tương phản
+ Vì sao trong ba khổ thơ đầu nhà thơ bày tỏ nỗi buồn sâu lắng, thống thiết trước thiên nhiên
+ Phân tích điểm khác nhau về nỗi nhớ trong thơ xưa và trong thơ HC (GV giới thiệu bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu)
III. Tiến trình giờ học.
1. Kiểm tra bài cũ: (kiểm tra kết hợp trong phần khởi động) 
2. Bài mới:
a. Hoạt động 1: Khởi động ( 5 phút)
* Mục tiêu; Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: Thuyết trình, trình bày một phút
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Câu 1: Hình ảnh nào mang dáng vẻ hiện đại của Thơ mới trong khổ một bài thơ “Tràng giang”?
A. Củi một cành khô
B.Sóng gợn tràng giang
C. Con thuyền xuôi mái
D. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả
Câu 2: Cùng với các nhà thơ trong phong trào Thơ mới, Huy Cận đã bộc lộ tình yêu quê hương, đất nước bằng cách nào?
A. Bày tỏ một cách gián tiếp, kín đáo, bóng gió
B. Không bày tỏ tình yêu quê hương, đất nước, chỉ bộc lộ nỗi sầu nhân thế
C. Thể hiện trực tiếp, sôi nổi, thiết tha
D. Mượn chuyện sinh hoạt đời thường, chuyện tình yêu đôi lứa, tâm tư của loài vật để thể hiện tình yêu quê hương đất nước.

b. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức. ( 32 phút)
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: 
+ Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
+ Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, Công não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu khổ thơ thứ 2 
- Cảnh sông được miêu tả như thế nào?
- Từ “đâu” gợi ta có cảm giác gì về dấu hiệu sự sống?
- Suy nghĩ của anh/chị về âm thanh được nói đến trong câu này?
- Nhận xét về hình ảnh “trời sâu chót vót”?
Sâu: thăm thẳm, hun hút
chót vót: chiÒu cao vô cùng vô tận
Sâu chót vót: cách viÕt sáng tạo mới mẻ - Xuất phát từ thực tế: điểm nhìn của tg đứng trên đê cao nhìn lên trời, nhìn xuống mặt sông, ánh nắng chiều từ phương tây rọi lại và gợi ra cảm giác này.
- Thủ pháp nghệ thuật tương phản phát huy tác dụng gì?
- Tâm trạng của tác giả biểu... chiều cao dường như vô tận. Càng rộng, càng sâu, càng cao thì cảnh vật càng thêm vắng lặng. 
  4/ Qua đoạn thơ, nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng buồn cô đơn, trống vắng, một niềm khao khát tìm đến cõi nhân thế để giao hoà với con người.

d. Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng ( 2 phút )
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đạt những yêu cầu về kĩ năng đọc hiểu văn bản, nắm được nội dung của bài, có sự vận dụng và mở rộng kiến thức 
- Phương pháp/kĩ thuật: Đọc sáng tạo, kĩ năng trình bày, năng lực tự học.
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS làm ở nhà, nộp sản phẩm vào tiết sau:
 - Sưu tầm bài viết về Huy Cận và bài thơ Tràng giang
- Dựa vào cảnh và tình trong bài thơ Tràng giang 
Có thể viết một bài thuyết trình (khoảng 8-10 câu) về sông Hồng cho du khách nước ngoài (bằng tiếng Anh) hoặc vẽ bức tranh họa cảnh Tràng giang ở khổ thơ mà em thích nhất

3. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: ( 1 phút ) 
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ tư duy hoặc grap
- Chuẩn bị bài 
 DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO
Ngày soạn: 6/2/2023 Tuần: 22
Ngày dạy: 18/2/2023 Tiết: 84
ÔN LUYỆN TRÀNG GIANG
- Huy Cận -
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh củng cố và nâng cao kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập nhằm đạt được:
1. Kiến thức: 
- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên tràng giang và tâm trạng của nhà thơ.
- Đôi nét phong cách nghệ thuật thơ Huy Cận: sự kết hợp giữa hai yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy tưởng, triết lí
- Tích hợp GD bảo về môi trường, bảo tồn thiên nhiên, năng lượng
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại;
- Phân tich một bài thơ mới.
- Tạo lập được văn bản nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
3.Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước và lòng đồng cảm với nhà thơ.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác giả, tác phẩm của Huy Cận
- Năng lực đọc – hiểu Thơ mới
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác giả, tác phẩm;
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng góp nổi bật của nhà thơ
- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV: 
 - SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 2); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Bài soạn; 
 - Tư liệu tham khảo: Huy Cận thơ và đời (NXB Văn học); Thi nhân Việt Nam (NXB Hội nhà văn).
 2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 11(tập 2); Tìm hiểu về Huy Cận; Xem lại bài "Đoàn thuyền đánh cá"; Đọc chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS 
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 5p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS trình bày sản phẩm đã chuẩn bị.
Hoạt động 2 - Hoạt động thực hành: 40p
* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học. 
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học  nêu vấn đề, thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động: 
1. Hướng dẫn tổng kết kiến thức cơ bản
HS thảo luận nhóm theo bàn
Tóm tắt kiến thức cơ bản: tác giả; tcs phẩm (xuất xứ, nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản) 
I. Kiến thức cơ bản: 
1. Tác giả: 
- Huy Cận là nhà thơ lớn, một trong những đại biểu xuất sắc của phong trào Thơ mới với hồn thơ ảo não.
- Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.
2. Bài thơ
- Xuất xứ: Rút từ tập Lửa thiêng (1939).
- Nhan đề: so sánh tên gọi tràng giang với trường giang.
* Nội dung: 
- Khổ 1:
+ Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển, vẽ lên hình ảnh con thuyền nhỏ nhoi lênh đênh, trôi dạt trên dòng sông rộng lớn, mênh mông gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa vắng, chia lìa;
+ Câu thứ 4 mang nét hiện đại với hình ảnh rất đời thường: cành củi khô trôi nổi gợi lên cảm nhận về thân phận của những kiếp người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
- Khổ 2:
Bức tranh tràng giang được hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới: cồn nhỏ, gói đìu hiu, cây cối lơ thơ, chợ chiều đã vãn, làng xa, trời sâu chót vót, bến cô liêu, nhưng không làm cho cảnh vật sống động hơn, mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng, cô đơn, hiu quạnh.
- Khổ 3: 
Tiếp tục hoàn thiện bức tranh tràng giang với hình ảnh những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông và nhửng bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng buồn hơn, chia lìa hơn.
- Khổ 4:
+ Hai câu thơ đầu là bức tranh phong cảnh kì vĩ, nên thơ. Cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây trắng, cảnh chim chiều; đồng thời mang dấu ấn tâm trạng của tác giả.
+ Hai câu sau trực tiếp bộc lộ tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết của Huy Cận (so sánh với hai câu thơ của Thôi Hiệu trong Hoàng Hạc lâu).
* Nghệ thuật: 
- Sự kết hợp hài hòa giữ

File đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_sach_ket_noi_tri_thuc_hoc_ki_2_nam_hoc_20.doc